Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Gepard-3.9

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Gepard-3.9. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gepard-3.9. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

>> Các chiến hạm tiêu biểu ở Đông Nam Á



Thời gian gần đây, các nước Đông Nam Á có những đầu tư đáng kể cho hải quân, nhằm tăng cường sức mạnh trên biển.

Khinh hạm La Fayette
Tuy không có số lượng tàu chiến đông đảo như các nước khác, nhưng Singapore lại sở hữu 6 kinh hạm tàng hình lớp La Fayette do Pháp chế tạo, thuộc loại hiện đại bậc nhất khu vực.






Khinh hạm lớp La Fayette của hải quân Singapore.

Thông số cơ bản: Dài 125m, rộng 15,4m, mớn nước 4,1m, tải trọng 3600 tấn đầy tải, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm Harpoon tầm bắn 70km, pháo hạm Oto Melara 76 mm, 16 tên lửa phòng không Aster 15 tầm bắn từ 1,7-13km, 2 pháo bắn nhanh 20mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần Sylver, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng S-70B.

Tàu hộ tống Nakhoda Ragam
Là quốc gia có diện tích nhỏ bé trong khu vực, song Brunei sở hữu đội tàu chiến khá hiện đại, trong tiêu biểu là 3 tàu hộ tống tên lửa lớp Nakhoda Ragam do BAE System của Anh chế tạo, được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến, vũ khí uy lực mạnh.


Hộ tống hạm Nakhoda Ragam.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm hạm Exocet MM40 Block II tầm bắn 70km, pháo hạm đa năng Oto Melara 76mm, hệ thống tên lửa đối không Sea wolf tầm bắn 6km, hai pháo phòng không 30mm, ống phóng ngư lôi 324mm, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng chống ngầm S-70B Seahawk.

Thông số cơ bản: Dài 89,9m, rộng 12,8m, mớn nước 3,6m, tải trọng 1.940 tấn, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.

Khu trục hạm Giang Hồ-III (Type-053H2)
Giang Hồ-III hay Type-053H2 theo cách gọi của Trung Quốc, là biến thể xuất khẩu cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Hiện nay, Thái Lan sở hữu 4 chiếc tàu thuộc loại này. Giang Hồ-III được các công ty công nghiệp tàu thủy Trung Quốc đóng.


Khinh hạm Giang Hồ-III.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống tàu YJ-82 C-802 tầm bắn 120km, hai pháo hạm nòng kép Type 79A 100mm, một ở phía trước mũi tàu và một ở sau đuôi tàu, 4 pháo phòng không AAA-37mm Type-76, hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-81, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng Z-9C.

Thông số cơ bản: Dài 103m, rộng 11,3m, mớn nước 3,19m, tải trọng 1960 tấn, tốc độ tối đa 26,5 hải lý/giờ.

Khinh hạm Gepard 3.9
Được sản xuất tại Nga, thuộc Project 1166.1E, thiết kế theo công nghệ hiện đại và có khả năng tàng hình nhẹ.

Sự xuất hiện của Gepard 3.9 tại Đông Nam Á phá vỡ thế độc tôn sở hữu kinh hạm tàng hình của Singapone.


Khinh hạm Gepard 3.9.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E, tầm bắn 130km, pháo hạm đa năng AK-176M 76,2mm, hệ thống pháo tích hợp tên lửa phòng không Palma-SU, hai pháo bắn nhanh AK-630M, ống phóng ngư lôi kép 533mm, hệ thống phóng mồi bẩy PK-10, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-27, Ka-28 hoặc Ka-31.

Thông số cơ bản: Dài 102,2m, rộng 13,2m, mớn nước 5,3m, tải trọng 2.100 tấn đầy tải, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ.

Tàu khu trục lớp Leiku
Được sản xuất bởi BAE System của Anh, đây là chiếc tàu khu trục hiện đại nhất trong biên chế của hải quân Malaysia.

Hiện tại hải quân Malaysia đang sở hữu 2 tàu khu trục loại này. Nước này còn đàm phán với Anh để mua giấy phép đóng trong nước.


Chiến hạm hiện đại lớp Leiku.

Vũ khí chính: 8 tên lửa chống tàu Exocet Block II tầm bắn 70km, pháo hạm đa năng 57mm, hai pháo bắn nhanh DS30 30mm, 16 tên lửa đối không Seawolf, hai ống phóng ngư lôi 324mm, đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng Lynx 300.

Thông số cơ bản: Dài 106m, rộng 12,75m, mớn nước 3,08m, tải trọng 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải ly/giờ, tầm hoạt động 5000 hải lý.

(bdv news)

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

>> Việt Nam sẽ là một trong những khách hàng vũ khí lớn nhất của Nga



Nười đứng đầu hãng Rosoboronexport là Anatoly Isaikin cho biết, Việt Nam sẽ là một trong những đối tác lớn nhất mua vũ khí của Nga trong những năm tới.

Sự hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa hai nước bắt đầu từ năm 1953. Cho đến tận khi Liên Xô sụp đổ, các thiết bị quân sự của Nga chủ yếu là hàng viện trợ cho Việt Nam. Từ năm 1992, hợp tác quân sự-kỹ thuật Nga Việt được thực hiện trên cơ sở thương mại.

“Việt Nam rất nhanh chóng lọt Top 10 các quốc gia mà Nga có quan hệ tích cực nhất trong lĩnh vực này", Thiếu tướng Anatoly Pozdeyev, năm 1970 tham gia chiến tranh Việt Nam, cho biết.



Người đứng đầu hãng Rosoboronexport cho biết, Việt Nam sẽ là một trong những khách hàng vũ khí lớn nhất của Nga.

Theo RUVR, danh sách vũ khí của Nga mà Việt Nam đặt mua khá rộng rãi.

Gepard-3.9 dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển.

Khi cần thiết, Gepard-3.9 có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

Các tàu Gepard-3.9 đời mới được đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorky có thiết kế tiên tiến, áp dụng công nghệ tàng hình, nhiều trang thiết bị trên boong được đưa vào trong tàu và được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28. Hệ thống bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn 103 người được cải tiến đáng kể, lắp đặt hệ thống điều hòa không khí mới.

(RUVR, BBC news)

>> Hải quân Việt Nam nhận tàu chiến Nga?



Nhà máy đóng tàu Gorky của Nga vừa hoàn tất hợp đồng cung cấp hai tàu chiến Gepard cho Việt Nam, BBC dẫn tin từ hãng thông tấn Nga Ria Novosti.

Ria Novosti đưa tin từ Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan của Nga, nhà máy đóng tàu Gorky vừa giao hàng chiếc thứ hai trong hợp đồng hai chiếc tàu chiến hạng Gepard-3.9.



Đây là thế hệ Gepard đời mới nhất của nhà máy Zelenodolsk, mất tới hai năm rưỡi để chế tạo từ mẫu đang hoạt động thuộc lớp Project 11661.

Hợp đồng cung cấp tàu Gepard 3.9 được ký từ cuối năm 2006 qua công ty Rosoboronexport, nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga.

Trước đó, một công ty Nga khác là RET Kronshtadt cũng được lựa chọn để cung cấp hệ thống huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu chiến này. Công việc huấn luyện được thực hiện ngay trong năm nay.

Cũng theo BBC, công ty RET Kronshtadt tham gia huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu ngầm hạng Kilo mà Việt Nam ký hợp đồng mua của Nga hồi cuối năm ngoái. Công ty này chuyên huấn luyện hoa tiêu cho tàu ngầm.

Ngoài ra, Nga thông báo sẽ xây căn cứ tàu ngầm bao gồm cả cơ sở sửa chữa và huấn luyện cho hải quân Việt Nam, tuy không nói rõ là ở địa điểm nào.

Gepard-3.9 (một số nguồn gọi Gepard-3.9 là tàu hộ tống), dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển. Khi cần thiết, Gepard-3.9 có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

Các tàu Gepard-3.9 đời mới được đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorky có thiết kế tiên tiến, áp dụng công nghệ tàng hình, nhiều trang thiết bị trên boong được đưa vào trong tàu và được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28. Hệ thống bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn 103 người được cải tiến đáng kể, lắp đặt hệ thống điều hòa không khí mới.


Mô hình tàu khu trục Gepard 3.9 lớp 1166.1

Gepard-3.9 có lượng giãn nước 2.100 tấn; chiều dài 102,2 m; chiều rộng 13,1 m và mớn nước 3,8 m. Hệ thống động lực kết hợp diesel-turbine khí có tổng công suất 20.000 mã lực, cho phép tàu đạt tốc độ 28 hải lý một giờ (52 km một giờ), khả năng hoạt động độc lập 20 ngày đêm, cự ly hành trình gần 5.000 hải lý với tốc độ 10 hải lý một giờ. Ở đuôi tàu có sân đỗ cho một trực thăng Ка-27 (hoặc Ka-28, Ка-31). Nhiệm vụ chính của các loại trực thăng này là chống ngầm.


Trực thăng chống ngầm Ka-27 được trang bị cho Gepard 3.9


Vũ khí hiện đại, uy lực mạnh
Gepard-3.9 được trang bị tổ hợp vũ khí hiện đại gồm: hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm bốn bệ phóng x 4 ống phóng với 16 tên lửa chống hạm Kh-35E, một khẩu pháo 76,2 mm АК-176М ở mũi tàu dùng để tác chiến chống mục tiêu mặt nước, mặt đất và máy bay bay thấp, có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km; ba hệ thống tên lửa-pháo phòng không cao tốc Palma và hai súng máy 14,5 mm; hai hệ thống phóng lôi x hai ống phóng 533 mm và một bệ phóng có 12 ống phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000.

Vũ khí đáng sợ nhất của Gepard-3.9 là 3M24 (Kh-35) Uran, NATO gọi là SS-N-25 Switchblade (biến thể xuất khẩu là 3M24E (Kh-35E) Uran-E), loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối.


Tên lửa chống hạm Kh-35 Uran là vũ khí chủ lực của Gepard 3.9


Uran có hình dáng và tính năng tương tự loại tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ là AGM-84 Harpoon. Tên lửa Uran có chiều dài 4,2 m; đường kính 0,42 m, trọng lượng 630 kg, đầu đạn 145 kg, tầm bắn 5-130 km, tốc độ tối đa 0,9M. Ngoài biến thể 3M24 Uran SS-N-25 Switchblade trang bị cho tàu chiến, Nga còn chế tạo các biến thể phòng thủ bờ biển 3K60 (3M24M) Bal/Bal-E (SSC-6 Stooge) và biến thể lắp trên máy bay Kh-35U (AS-20 Kayak).

Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Palma có thể tác chiến chống máy bay và trực thăng, bom, tên lửa hành trình chống hạm, tàu nhỏ và mục tiêu nhỏ trên bờ. Palma gồm hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên hai cụm ống phóng 3R-99E).

Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 s. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.

Hệ thống tên lửa Sosna có tầm bắn mục tiêu bay hiệu quả ở độ cao 2.000 - 3.500 m và cự ly 1.300 - 8.000 m. Hệ thống điều khiển hỏa lực của Palma gồm camera truyền hình 3V-89 và camera hồng ngoại, máy đo xa laser, hệ thống dẫn tên lửa bằng tia laser và radar bắt mục tiêu 3Ts-99.

(bbc news)

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

>> Gepard-3.9 chuẩn bị vào biên chế chiến đấu của Hải quân Việt Nam


- (VietnamDefence)Sau khi hoàn tất các thử nghiệm toàn diện tại các trường thử ở khu vực Baltyisk, 2 tàu Gepard-3.9 của Hải quân Việt nam sẽ lên đường về địa bàn hoạt động ở Đông Nam Á, ven bờ biển Việt Nam

2 frigate Gepard-3.9 của Hải quân Nhân dân Việt nam do ZPKB thiết kế và Nhà máy A.M Gorky ở Zelenodolsk đóng đang chạy thử nghiệm trên biển Baltic.

Frigate lớp Gepard-3.9 của ZPKB là bước phát triển tiếp theo của lớp tàu tuần tiễu Projekt 11661 vốn đang được đóng cho Hải quân Nga. Bệ mang cơ sở này còn là cơ sở để chế tạo một loạt thiết kế tàu frigate và tàu tuần tra ngoài khơi (OPV), hợp thành họ tàu Gepard.

Gepard-3.9 ở Kronshtadt trước khi ra khơi thử nghiệm

Frigate Gepard-3.9 dùng để tác chiến chống mục tiêu trên biển, trên bờ và trên không, trong đó có các mục tiêu bay thấp.

Thời bình, đây là phương tiện hữu hiệu bảo vệ biên giới trên biển và vùng đặc quyền kinh tế.

Cuối tháng 8.2010, chiếc Gepard-3.9 thứ hai đóng cho Hải quân Việt Nam rời Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky lên đuờng tới biển Baltic.

Hai tàu Gepard đang thử nghiệm toàn diện tại đây.

Kết cấu của Gepard được thiết kế theo công nghệ Stealth, bảo đảm độ bộc lộ thấp.

Các tàu chiến Gepard-3.9 có lượng giãn nước gần 2.100 tấn, chiều dài 102,2 m, chiều rộng 13,1 m, mớn nước 3,8 m.

Hệ thống vũ khí của Gepard-3.9:

Vũ khí tiến công gồm có:
- 2 bệ phóng x 4 tên lửa chống hạm Uran-E, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly đến 130 km.

- 1 ụ pháo vạn năng 76,2 mm АК-176М với hệ thống điều khiển Laska đã thể hiện hiệu quả cao khi bắn các mục tiêu mặt nước, trên không và trên bờ.

Vũ khí phòng không tầm gần:
- 1 hệ thống pháo phòng không Palma và 2 hệ thống pháo phòng không АК-630М.

Vũ khí chống ngầm:
- 2 ống phóng lôi DTA-53 với các ngư lôi chống ngầm.

- Ở đuôi tàu, có 1 sân cất/hạ cánh cho 1 trực thăng Ка-28 hoặc Ка-31.

Hệ thống động lực kết hợp diesel-turbine khí lắp theo sơ đồ CODAG, có tổng công suất 20.000 mã lực, cho phép đạt tốc độ toàn phần 28 hải lý/h khi dùng động cơ turbine khí, và khi dùng các động cơ diesel với tốc độ tiết kiệm 10 hải lý/h có thể hành trình 5.000 hải lý. Thời gian hoạt động độc lập 20 ngày đêm.

Thân tàu gồm 10 khoang không ngấm nước, làm bằng thép hợp kim thấp. Khi ngập 2 khoang liền nhau смежных, tàu vẫn duy trì khả năng nổi, hành trình và khả năng chiến đấu. Các khối thượng tầng làm bằng hợp kim nhôm-magiê bền vững với môi trường biển.

Tàu được trang bị hệ thống điều hòa không khí để duy trì điều kiện công tác thuận lợi trong tất cả các phòng, cabin khi nhiệt độ không khí bên ngoài từ -5 đến +33°С và nhiệt độ nước biển từ +14 đến +25°С.

Tàu có trường radar thứ cấp và trường nhiệt ở mức thấp. Tàu áp dụng những biện pháp giảm mức từ trường và điện từ trường, được trang bị các phương tiện chống cháy và bảo đảm sinh hoạt hiện đại.

Sân cất/hạ cánh và vị trí trú ẩn độc đáo tạo điều kiện triển khai thường xuyên 1 trực thăng trên tàu.

Tàu được trang bị các vũ khí và thiết bị hiện đại nhất của Nga. Vũ khí tiến công chủ yếu của tàu là hệ thống tên lửa chống hạm dưới âm Uran-E với 8 tên lửa Kh-35E bố trí trên 2 bệ phóng x 4 ống phóng.

Ở mũi tàu lắp 1 pháo tự động vạn năng АК-176М. Bảo đảm phòng không cho tàu là 1 hệ thống pháo phòng không Palma và 2 ụ pháo cao tốc 6 nòng 30 mm АК-630М.

Hai Con Báo trước khi ra khơi

Khi Gepard-3.9 tại triển lãm Euronaval 2010, Tổng giám đốc ZPKB Leonid Sharapov nhấn mạnh cách bố trí trực thăng độc đáo trên tàu. Ngoài sân cất/hạ cánh, trên tàu còn có nơi trú ẩn cho trực thăng.

Tên lửa phòng không có điều khiển Umkhonto (bên trái) - một phương án trang bị cho Gepard-3.9.

Trực thăng được đẩy và khoảng trống giữa các vách ở phần đuôi phần thượng tầng và khi cần có thể che chắn bằng vải bạt. Nghĩa là không cần phải có 1 hăng-ga cồng kềnh.

Trang bị điện tử trên tàu rất đa dạng, gồm hệ thống thông tin-điều khiển Sigma-E, radar 3 tọa độ phát hiện mục tiêu và dẫn vũ khí Pozitiv-ME1, radar đạo hàng Gorizont-25E, trạm thủy âm MGK-335ЕМ-03 và các hệ thống, tổ hợp khác.

Tàu có khả năng tàng hình tốt nhờ có dáng thấp, thiết kế các phần thượng tầng và thân tàu gọn gàng theo yêu cầu của công nghệ Stealth.

Gepard-3.9 là bệ mang linh hoạt. Ví dụ, thay cho 2 pháo tự động АК-630М, tàu có thể lắp 1 hệ thống pháo phòng không Palma hay 1 hệ thống pháo-tên lửa phòng không Palma với các tên lửa phòng không Sosna-R.

Viện thiết kế ZPKB đã nghiên cứu thử phương án tàu trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1 với các tên lửa bố trí trong các bệ phóng thẳng đứng.

Ngoài ra, còn có biến thể Gepard-3.9 trang bị hệ thống tên lửa Kalibr-NKE/Club-N (tên lửa cũng bố trí trong các bệ phóng thẳng đứng) và trang bị điện tử của hãng Thales (Pháp).

Tàu cũng có thể trang bị các vũ khí tấn công và phòng thủ của nước ngoài. Ví dụ, để phòng không tầm gần và chống tên lửa cho Gepard-3.9, hãng Denel Dynamics (Nam Phi) đang mời chào tên lửa phòng không Umkhonto (Chiếc lao) dẫn bằng hồng ngoại hay radar, có tầm bắn đến 12 km.

Các tên lửa này có trong trang bị của Hải quân Nam Phi và Phần Lan và đã thể hiện tính năng chiến đấu rất cao.

Hải quân Thụy Điển chuẩn bị mua tên lửa Umkhonto để trang bị cho các tàu corvette tàng hình lớp Visby.

Theo yêu cầu của khách hàng, vũ khí chống ngầm của tàu cũng có thể được tăng cường. Biến thể Gepard-5.3 cho phép bố trí 1 trực thăng trong hăng-ga cố định.

Tính vạn năng và đa phương án trang bị vũ khí thu hút sự chú ý của khách hàng nước ngoài đối với họ tàu chiến Gepard.

Tại Euronaval 2010, Tổng giám đốc Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky Renat Mistakhov cho biết, họ đang đàm phán tích cực với các khách hàng tiềm năng và chắc chắn sẽ thành công.

Sau khi được thử nghiệm toàn diện tại các trường thử ở khu vực Baltyisk, 2 Con Báo đầu tiên sẽ khởi hành về địa bàn hoạt động tại Đông Nam Á, ven bờ biển Việt Nam.

Biến thể Gepard-3.9 trang bị hệ thống tên lửa Kalibr-NKE và thiết bị điện tử của hãng Thales (Pháp)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang