Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

>> Việt Nam sẽ mua hệ thống tên lửa Club-K

Báo chí Nga đưa tin, nước này đã đàm phán với một nước Đông Nam Á để bán vũ khí chiến lược của người nghèo Club-K. Đó là nước nào? Indonesia, Malaysia, Philippines hay Việt Nam?

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)
>> Xem tên lửa Club-M khai hỏa


Công ty Concern Morinsystema-Agat (Nga) tại triển lãm LIMA-2013 ở Malaysia đã có nhiều cuộc gặp gỡ và đàm phán bán hệ thống tên lửa lắp trong container Club-K.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí chiến lược của người nghèo Club-K

“Sự quan tâm đối với hệ thống là khá lớn,chúng tôi đã tiến hành đàm phán. Hơn nữa, đây không phải là cuộc đàm phán đầu tiên, chúng tôi đang lặng lẽ tiến về phía trước”, Tổng giám đốc, Tổng công trình sư của Concern Morinsystema-Agat, ông Georgy Antsev cho biết.

Ông Antsev cho biết, công ty của ông đang đàm phán với một nước Đông Nam Á, nhưng không nói rõ cụ thể là nước nào. “Chúng tôi đang tiến hành ráo riết chính sách marketing. Chúng tôi dự nhiều triển lãm, đàm phán cùng với công ty Rosoboronoexport. Tôi nghĩ rằng, kết quả sẽ có. Tiến vào thị trường nào cũng không đơn giản”, ông Antsev nói.

Theo ông, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện các đối thủ khá mạnh. Đó là Trung Quốc, Ấn Độ và các nước NATO. “Sau khi đã thực hiện chuyển giao lớn công nghệ cho các nước châu Á-Thái Bình Dương, nay tự chúng tôi phải tiến lên phía trước bằng cách nghiên cứu chế tạo và chào hàng cái gì đó mới mẻ. Hệ thống Club-K chính là cái mới mà hiện người khác chưa có”, ông Antsev nói.

“Điều dễ hiểu là giải pháp được áp dụng ở hệ thống này bản thân nó đã độc đáo, nó đòi hỏi bất kỳ quốc gia nào cũng phải xem xét lại học thuyết của mình, trước hết là học thuyết quân sự. Ta biết là ai cũng có những mối quan tâm riêng, mỗi vị tư lệnh, bộ trưởng quốc phòng cũng có thẩm quyền của mình. Đưa ra quyết định mua cái gì đó hoàn toàn mới, vạn năng và ở đâu đó có thể lấy đi một ít của hạm đội, ở đâu đó của lục quân, ở đâu đó của không quân là không đơn giản. Đó là vấn đề chính trị, nơi mà mỗi quốc gia phải tự mình đưa ra quyết định cho mình”, ông Antsev nói.

Tổng giám đốc Concern Morinsystema-Agat nhấn mạnh, Club-K có các đặc điểm nổi bật là tính cơ động, bí mật và chi phí sử dụng tương đối rẻ.

“Khi quý vị đã có hệ thống logistics (kho vận) ổn thỏa, ưu điểm ở đó thậm chí không phải là ở chỗ hệ thống nằm trong container, có thể giấy ở đâu tùy ý. Điều chủ yếu ở đây là logistics. Trước hết đó là thuận tiện cho vận chuyển, thuận tiện lưu kho, không cần trang thiết bị đặc chủng: tất cả trang thiết bị đều có sẵn trên thị trường, có rất nhiều và rẻ. Tốt nhất là mua dư những quả tên lửa thay cho hạ tầng logistics. Hệ thống này không đòi hỏi khung gầm chuyên dụng đồ sộ như cả chục quả tên lửa. Tốt nhất là mua khung gầm xe thông thường và thêm các quả tên lửa”, ông Antsev nói.

Theo ông Antsev, đây chính là ưu thế nổi trội của hệ thống tên lửa container Club-K.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K sẽ trở thành ác mộng đối với các cường quốc hải quân như Mỹ, Trung Quốc

“Chúng tôi đang ra thị trường với một sản phẩm mới, chúng tôi đang tới các nước nhỏ. Chúng tôi sẽ rất quan tâm đến chính sách giá cả cùng với công ty Rosoboronoexport. Điều đó rất quan trọng. Giới quân sự cần phải thay đổi chút ít cách nhìn của mình đối với các cuộc xung đột quân sự và xem xem cần chi tiền vào đâu, giải quyết nhiệm vụ bảo đảm an ninh bằng những lực lượng và phương tiện nào”.

Trước đó, có tin Concern Morinsystema-Agat đã thử nghiệm phóng thành công hệ thống Club-K vào năm 2012. Chương trình thử nghiệm đã hoàn thành đầy đủ. Các thử nghiệm này một lần nữa cho thấy rằng, Nga đang chào bán cho các khách hàng không phải là mô hình hay maket, mà là một hệ thống vũ khí tên lửa container có thực. Club-K được triển khai trong container đường sắt tiêu chuẩn. Chỉ có thể phát hiện khi hệ thống phóng tên lửa, khi hệ thống được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Những lúc khác, bề ngoài, đó chỉ là một container đường sắt quen thuộc.

Trở lại vấn đề phía Nga đang đàm phán với quốc gia Đông Nam Á nào về việc bán Club-K. Vậy quốc gia Đông Nam Á mà Concern Morinsystema-Agat đã đàm phán bán Club-K là nước nào? Ta hãy phân tích, suy luận dựa trên những thông tin báo chí đã có.

Trước hết, phải thấy rằng, Nga ngay từ đầu đã xác định Đông Nam Á với điểm nóng xung đột chủ quyền biển đảo là một trong những thị trường hàng đầu của Club-K. Các chuyên gia Nga khẳng định, Club-K trước hết dành cho các nước nhỏ có bờ biển dài, không có điều kiện mua các tàu chiến lớn như ở Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Với 4 tên lửa cất giấu trong contenơ đặt trên tàu biển, tàu hỏa hoặc xe tải và có tầm bắn xa 220-275 km, phần chiến đấu 200-450 kg, Club-K là hệ thống vũ khí đối hạm và đối đất rẻ tiền mà Mỹ và các cường quốc khác phải khiếp sợ.

Và những quốc gia Đông Nam Á quan tâm đến loại vũ khí đáng sợ và là một phương tiện phi đối xứng của các nước nhỏ chống lại các hạm đội hùng mạnh, chắc chắn là có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong tầm ngắm, dễ thấy là Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam.

Với đặc điểm lãnh thổ rộng lớn với hàng vạn hòn đảo, cũng như do không có mối đe dọa trực tiếp từ hướng biển vào đất liền, Indonesia sẽ không quan tâm đến Club-K. Họ chú trọng trang bị tên lửa chống hạm cho hải quân, cho tàu chiến mặt nước. Đó là tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont của Nga, các tên lửa chống hạm dưới âm C-802 và mới đây là C-705 của Trung Quốc. Nếu muốn tăng cường khả năng tác chiến chống hạm, Indonesia sẽ tìm cách trang bị các tên lửa chống hạm hiện đại khác như BrahMos cho các tiêm kích Su-30 của họ hơn là mua Club-K.

Nếu tính đến tranh chấp gay gắt giữa Trung Quốc và Philippines ở khu vực quần đảo Trường Sa và bãi Scarborough, cũng như yếu tố địa lý, Club-K nếu được mua sắm sẽ tăng mạnh sức uy hiếp của Philippines đối với hải quân Trung Quốc. Club-K là vũ khí phòng thủ có sức răn đe hữu dụng nhất đối với Philippines. Philippines là đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á và chưa từng mua vũ khí Nga, lại là quốc gia có tiềm lực hải quân và kinh tế yếu kém. Khả năng nước này mua Club-K là rất nhỏ.

Malaysia là quốc gia từng mua sắm vũ khí Nga như máy bay tiêm kích Su-30MKM, MiG-29N…, nhưng họ chủ yếu dùng tên lửa chống hạm Exocet cho tàu chiến và tàu ngầm. Nước này ít có khả năng mua Club-K.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cabin điều khiển Club-K

Hội tụ nhiều yếu tố quan tâm đến Club-K nhất là Việt Nam. Với đặc điểm lãnh thổ, đường bờ biển và tranh chấp biển đảo với nước ngoài, Việt Nam rất cần một loại vũ khí đa năng, tầm xa, cơ động, bí mật, có tính răn đe mạnh cả với mục tiêu trên biển và đất liền và lại vừa túi tiền (15 triệu USD/hệ thống) như Club-K. Nếu được triển khai trên bờ, Club-K cùng với Bastion-P có khả năng bao phủ phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khi được triển khai trên các tàu dân sự hay vận tải quân sự, tầm với của Club-K sẽ vươn xa hơn nữa. Đặc biệt, khi được trang bị cho các tàu hoạt động gần Trường Sa hay bố trí trên các đảo lớn ở quần đảo này, Club-K trở thành vũ khí chống phong tỏa, chống đổ bộ từ xa cực kỳ lợi hại.

Trước đó, có tin trong năm 2012, Nga và Việt Nam bắt đầu phát triển một tên lửa hành trình mớidựa trên hệ thống tên lửa Uran. Nhiều khả năng, Việt Nam sẽ chọn hợp tác sản xuất biến thể mới nhất của Uran là Kh-35UE có tầm bắn 260 km. Hơn nữa, phần lớn các tàu tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam đều đang sử dụng tên lửa hành trình chống tàu Uran làm vũ khí tấn công chủ lực. Vì thế, mua Club-K sẽ là một giải pháp đúng đắn, hợp lý và cần thiết cả về mặt kỹ thuật, hậu cần trang bị và kinh tế đối với Việt Nam vì Kh-35UE chính là một phương án trang bị của Club-K. Hơn nữa, có lẽ các nhà sản xuất vũ khí Nga cũng đã xác định Việt Nam là khách hàng tiềm năng của Club-K nên trong một clip video quảng cáo Club-K xuất hiện các container chở hàng có in dòng chữ "DONGNAMA" (Đông Nam Á).

Xét tất cả những yếu tố trên, Việt Nam là quốc gia có nhiều khả năng nhất quan tâm đến việc mua sắm và trang bị hệ thống tên lửa vạn năng đối hạm/đối đất Club-K. Đây chỉ là những suy đoán, sự thực thế nào, chúng ta còn phải chờ xem.

Xem demo sức mạnh bất ngờ và khủng khiếp của tên lửa Club-K :



Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

>> Tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam sẽ sở hữu tên lửa Klub-S

Các tàu ngầm Kilo 636 của Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Klub-S.

>> Tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh hơn tàu Kilo Trung Quốc
>> Tàu ngầm SMX-26 : Sự bổ sung hoàn hảo cho Kilo 636 Việt Nam


Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 40 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S. Số tên lửa này sẽ được trang bị cho tàu ngầm tấn công Kilo Project 636.

Tuy nhiên, SIPRI không đưa ra thời hạn chuyển giao. Nhiều khả năng, tên lửa được giao trong năm 2013 hoặc 2014 khi Việt Nam bắt đầu nhận tàu ngầm Kilo.

Klub là tên hệ thống tên lửa tấn công đa năng do Cục thiết kế Novator (Nga) nghiên cứu phát triển sử dụng cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt tàu chiến mặt nước (kể cả tàu sân bay), tàu ngầm và mục tiêu mặt đất. Trong đó, Klub-S là biến thể của hệ thống được thiết kế để lắp đặt trên tàu ngầm tấn công.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo Việt Nam đang thử nghiệm tại Nga. Ảnh minh họa

Hệ thống Klub-S có thể sử dụng 5 loại đạn tên lửa tấn công nhiều mục tiêu trên bộ, trên biển. Tuy nhiên, khả năng lớn Việt Nam sẽ chỉ dùng loại đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E.

Kiểu đạn này dùng để tiêu diệt các loại tàu chiến mặt nước (tàu tuần tiễu, tàu khu trục, tàu đổ bộ, tàu hậu cần) hoạt động riêng lẻ cũng như hoạt động theo đội hình tàu trong các điều kiện bị chế áp điện tử.

Đạn 3M-54E dài 8,22m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 2,3 tấn, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg. Tên lửa lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cho hành trình bay tăng tốc – tiếp cận mục tiêu cho phép đạt vận tốc gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 2,9), tầm bắn 200km.

Đạn 3M-54E lắp đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-54 có tầm phát hiện mục tiêu gần 60km. Tức là khi cách mục tiêu tầm 60km, đạn tên lửa sẽ tự động phát hiện, bám bắt và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.

Với vận tốc vượt âm thanh, đạn 3M-54E được xem là một trong những sát thủ chống tàu chiến nguy hiểm nhất thế giới. Không những thế, quả đạn có quỹ đạo bay cực kỳ phức tạp, trong hành trình tiếp cận mục tiêu, cách 15km, quả đạn chỉ bay cách mặt nước 30m gây khó khăn cho biện pháp đánh chặn của tàu đối phương.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E.

Ngoài loại đạn 3M-54E, Klub-S còn có khả năng bắn 4 loại đạn tên lửa khác gồm: đạn chống tàu cận âm 3M-54E (đạt tầm bắn 300km, đầu đạn nặng 400kg); đạn đối đất 3M-14E (tầm bắn 275km, đầu đạn nặng 400kg); đạn chống ngầm 91RE1 (tầm bắn 50km) hoặc 91RE2 (tầm bắn 40km).

Các đạn tên lửa của hệ thống Klub-S được bắn từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm trên tàu ngầm tấn công Kilo.

Theo thông tin mới nhất từ đại diện nhà máy Admiralteyski Verfi, phía Nga sẽ bàn giao chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên cho Việt Nam vào cuối năm 2013. Và chiếc thứ 2 sẽ về vào cuối năm 2014.

Admiralteyski Verfi đang gấp rút thực hiện hợp đồng đóng 6 tàu ngầm Kilo cho Việt Nam theo hợp đồng trị giá 1,8-2 tỷ USD được ký năm 2009. Mới đây, nhà máy này đã khởi đóng chiếc tàu cuối cùng trong đơn đặt hàng. 

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

>> Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Việt Nam (Kỳ 1)

Chuyên gia về hải quân người Nga Yu.V. Vedernikov phân tích về vấn đề hiện đại hóa Hải quân Việt Nam hiện nay.

(*)Yu.V. Vedernikov : chuyên gia về hải quân, người đã từng viết một số cuốn sách về hải quân Trung Quốc đương đại, để quý độc giả tham khảo. Bài viết được đăng trên trang của Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Liên bang Nga.


>> Viễn cảnh mới cho Không quân Việt Nam

>> Cách Việt Nam giữ Trường Sa ?


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Phần 1: Tham vọng và trở ngại

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, nằm ở bờ đông bán đảo Đông Dương và có dân số 90,5 triệu người. Theo số liệu năm 2011, GDP chính thức của Việt Nam là 122,7 tỷ USD, tăng 5,9% năm so với cùng kỳ năm trước. Ngân sách của Việt Nam bị thâm hụt với mức thu 32,8 tỷ USD và mức chi 35,7 tỷ USD. Nợ nhà nước chiếm 57,3% GDP, dự trữ vàng-ngoại tệ là 17,67 tỷ USD [ 1 ] Giữ vai trò đầu tàu của nền kinh tế là các vùng công nghiệp Hà Nội (ở phía bắc) và thành phố Hồ Chí Minh (ở phía nam).

Xuất khẩu các sản phẩm trong nước có vai trò chiến lược trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2011, khối lượng xuất khẩu là 95,32 tỷ USD, bằng 77,7% GDP. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống là tài nguyên thiên nhiên, nông sản và hải sản, quần áo và giày dép, đồ điện tử gia dụng (và không phức tạp). Các quốc gia đối tác hàng đầu là Mỹ - 18%, Trung Quốc - 11% và Nhật Bản - 11%. Bên cạnh đó, nhập khẩu (năm 2011 là 97,83 tỷ USD) cho phép Việt Nam có được sản phẩm chế tạo máy, cấu kiện kim loại, thiết bị công nghiệp nhẹ. Các quốc gia cung cấp chính là: Trung Quốc - 22,0%, Hàn Quốc - 13,2%, Nhật Bản - 10,4%, Đài Loan - 8,6%, Thái Lan - 6,4% và Singapore - 6,4%.

Về mặt truyền thống, Việt Nam không được coi là cường quốc biển.

Tuy nhiên, theo số liệu của Review of Maritime Transport [ 2 ] tại thời điểm đầu năm 2011, Việt Nam có 1.451 tàu với tổng trọng tải [ 3 ] 3.704.000 GT, trong đó trọng tải của 104 tàu dầu là 933.000 GT, của 130 tàu chở hàng rời - 1.079.000 GT, của 949 tàu chở hàng khô - 1.367.000 GT, của 21 tàu chở container - 131.000 GT và của 42 tàu khác - 194.000 GT. So sánh những số liệu này, có thể kết luận rằng, hạm đội thương thuyền Việt Nam có các tàu tương đối nhỏ về kích thước, được dùng chủ yếu cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội địa và khu vực [ 4 ]. Sách tra cứu “World Port Index” có đăng thông tin về 16 cảng và bến cảng của Việt Nam, trong đó lớn nhất là Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh nằm tương ứng ở miền bắc, miền trung và miền nam đất nước. Được biết [ 5 ], năm 2009, lượng container lưu chuyển của các cảng Việt Nam là 4.840.6000 TEU, còn năm 2010 là 5.454.500 TEU, tức là mức tăng trưởng hàng năm là 13,1%, trong khi chỉ số trung bình thế giới là 13,3%.

Về truyền thống, Việt Nam không được coi là cường quốc hải quân.

Và về mặt lịch sử, điều đó là có cơ sở. Thoát hẳn khỏi ách thực dân vào năm 1954, đất nước bị lôi cuốn vào hàng loạt cuộc chiến tranh, trong đó hải quân được dành cho vai trò hạng ba, thực tế là không quan trọng. Hạm đội được trang bị một số lượng nhỏ xuồng (tàu nhỏ) chiến đấu các loại hoạt động ven biển và trên sông. Việc bảo vệ từ hướng biển định kỳ do Hải quân Liên Xô đảm nhiệm, các tàu chiến, tàu ngầm Liên Xô bằng sự hiện diện của mình đã kiềm chế cuộc xâm lược tiềm tàng của Mỹ. Khi các hiện tượng khủng hoảng gia tăng ở Liên Xô, sự yểm trợ bằng sức mạnh quân sự này dần chấm dứt.

Những biển đổi địa-chính trị của thế giới vào đầu thập niên 1990 và cuộc cải cách kinh tế-xã hội theo hướng tự do của Việt Nam vào nửa đầu thập kỷ này đã không đưa vào nghị trình vấn đề hiện đại hóa tận gốc lực lượng hải quân quốc gia. Hạm đội vẫn chỉ là hạm đội ven bờ với nòng cốt là mấy tàu tuần tra và đổ bộ, tàu quét lôi và xuồng tên lửa ở trình độ kỹ thuật những năm 1960 do Liên Xô cung cấp.

Trong khi đó, sự tái cấu trúc chính trị không gian thế giới đã làm gay gắt vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Nói đúng ra, vấn đề phi quân sự hóa vùng biển này đã xuất hiện khá lâu, trong những năm 1950-1960, với sự xuất hiện của các quốc gia có chủ quyền mới ở Đông Nam Á. Trong bối cảnh một thế giới lưỡng cực, nó mang tính khu vực hẹp và “chậm chạp”, và thực tế đã được giải quyết bởi các nước tranh chấp theo nguyên tắc “fait accompli” (sự đã rồi), nghĩa là xác lập chủ quyền bằng sức mạnh khi sử dụng lực lượng hải quân có năng lực như luận cứ chủ yếu.

Thời đại mới đã tạo ra những điều chỉnh đối với vấn đề này khi làm cho “tranh chấp tài nguyên” do trữ lượng tiềm năng hydrocarbon lớn ở khu vực quần đảo Trường Sa [ 6 ] mà ngoài Việt Nam, còn có Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines tuyên bố chủ quyền trở nên bức thiết. Lợi ích của Việt Nam ở vùng biển này là rất lớn. Cần lưu ý là Việt Nam đang nắm giữ 21 trong 44 đảo nhỏ và rạn đá ngầm lớn nhất của quần đảo này.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hai chiến hạm uy lực nhất HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam hiện nay

Một xu hướng mới khác là “sự xâm nhập” vào khu vực này của Đông Nam Á của “các quốc gia ngoài khu vực”. Có liên minh quân sự-chính trị với Đài Loan và Nhật Bản, cũng như sự hiện diện quân sự ở Philippines, Mỹ thường xuyên duy trì tại khu vực này một lực lượng tàu chiến [ 7 ]. Theo đuổi những mục tiêu đối ngoại của mình, năm 2011, Ấn Độ đã bắt đầu hợp tác thăm dò ở thềm lục địa Việt Nam, còn sau đó thì tuyên bố ý định thiết lập sự hiện diện hải quân thường xuyên ở vùng biển này. Tất cả những điều đó đi kèm với sự mở rộng quan hệ ngoại giao và các cuộc tập trận chung hải quân truyền thống [ 8 ], như những thành tố của ngoại giao quân sự. Tuy nhiên, sự thiếu văng, dù là một hạm đội cho dù không lớn nhưng có năng lực hoạt động đang đặt Việt Nam vào thế phụ thuộc vào “ý muốn” của các quốc gia này, làm cho họ phải “trông chừng cộng đồng quốc tế” trong các hành động [ 9 ].

Tất cả những điều đó cộng lại đã làm cho vấn đề hiện đại hóa Hải quân Việt Nam trở nên cấp thiết.

Hải quân Việt Nam đương đại là một quân chủng độc lập của lực lượng vũ trang, về tổ chức chia thành 4 vùng hải quân, 9 lữ đoàn tàu chiến và tàu bổ trợ, 1 lữ đoàn đặc công, 2 lữ đoàn hải quân đánh bộ và 2 lữ đoàn phòng thủ bờ biển. Quân số là 33.800 người [ 10 ].

Theo số liệu Jane’s năm 2008, trong biên chế Hải quân Việt Nam có 2 tàu ngầm mini do Bắc Triều Tiên đóng, 5 tàu tuần tra cũ lớp Projekt 159, 4 corvette tên lửa lớp 1241RE trang bị tên lửa chống hạm P-15, 2 corvette tên lửa lớp Projekt BSP-500 và 2 corvette tên lửa lớp Projekt 1241.8 trang bị tên lửa chống hạm Kh-35, 4 corvette tuần tra lớp Projekt 1041 và các tàu chiến nhỏ cũ gồm: 8 tàu tên lửa lớp Projekt 205 và 2 tàu phóng lôi lớp Projekt 206М và 206Т. Các tàu quét lôi gồm 4 tàu quét lôi căn cứ và 2 tàu quét lôi ven bờ, lực lượng tàu đổ bộ gồm 3 tàu đổ bộ hãng trung do Liên Xô đóng và 3 tàu đổ bộ tăng do Mỹ đóng. Trong biên chế hạm đội còn có một số lượng lớn tàu nhỏ ven bờ và tàu sông các loại.

Báo chí công khai không nêu thông tin về chiến lược hải quân của Việt Nam. Nhưng dựa vào suy nghĩ lành mạnh, chúng tôi giả định các nhiệm vụ sau đây đang đặt ra cho Hải quân Việt Nam (không xác định rõ mức độ ưu tiên của chúng):

- Bảo vệ lợi ích quốc gia ở Biển Đông, bảo đảm sức mạnh quân sự cho các lực lượng đồn trú ở quần đảo Trường Sa, bảo vệ hoạt động giao thông hàng hải, đánh cá và thăm dò trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế, đấu tranh chống cướp biển, buôn lậu ma túy và các mối đe dọa tương tự;

- Kiềm chế một cuộc xâm lược tiềm tàng từ hướng biển một cách độc lập hoặc phối hợp với các quân binh chủng khác của quân đội, khi có liên minh với các nước ngoài hoặc không có sự liên minh đó;

- Tác chiến trên biển độc lập hay phối hợp với Không quân, chi viện cho Lục quân trong phòng thủ đất nước trên các hướng ven biển.

Sự đổi mới thực tế đội tàu chiến của Hải quân Việt Nam bắt đầu vào nửa cuối thập niên 1990 bằng việc mua sắm 4 corvette tên lửa Projekt 1241 của Nga. Về thực chất, có thể nói đến sự đổi mới kỹ thuật: trong biên chế hạm đội Việt Nam đã xuất hiện các tàu tên lửa mới, với dự trữ kỹ thuật và tiềm năng hiện đại hóa lớn, nhưng được trang bị các tên lửa hành trình cũ P-15 (SS-N-2D Styx) [ 11 ].

Trong những năm sau đó, Việt Nam đã mua sắm các corvette tên lửa tương tự, nhưng đã được trang bị tên lửa chống hạm hiện đại Kh-35 Uran-E (SS-N-25). Điều đó tự nó tạo ra xu hướng đổi mới chất lượng mức chiến dịch-chiến thuật Hải quân Việt Nam. Theo số liệu của Jane’s 2008, trong biên chế hạm đội Việt Nam hiện có và sẽ có tổng cộng 12 corvette tên lửa với tổng tiềm lực chiến đấu là 176 tên lửa chống hạm Kh-35. Được biết, năm 2004-2008, Việt Nam đã mua sắm 120 tên lửa này, còn tháng 10/2010 đã ký hiệp định Nga-Việt về việc phát triển tên lửa Uran-EV thích ứng cho nhu cầu của hạm đội Việt Nam [ 12 ].

Không còn nghi ngờ, điểm yếu của các tàu này là tiềm lực phòng không yếu, với sự hiện diện của 2 ụ pháo hiệu quả thấp АК-630 trên mỗi tàu. Tuy vậy, nhược điểm này đã được tính đến từ thời Liên Xô: năm 1986, để thử nghiệm, trên một tàu cùng lớp đã lắp hệ thống tên lửa-pháo phòng không Kortik, cũng như trù tính khả năng cải tạo nhanh để lắp các loại vũ khí trang bị mới [ 13 ].

Việc tiếp nhận 2 frigate lớp Gepard (Projekt 11661E) vào năm 2011 là sự tăng cường chất lượng cho hạm đội Việt Nam. Với lượng giãn nước toàn phần 2.100 tấn, frigate lớp này có cự ly hành trình 3.500 hải lý (ở tốc độ 14 hải lý/h), thời gian hoạt động độc lập đế 20 ngày đêm, được trang bị 8 tên lửa chống hạm Kh-35, 1 hệ thống tên lửa-pháo phòng không Kortik và 2 ụ pháo АК-630, vũ khí chống ngầm và có một sân đỗ để triển khai tạm thời 1 trực thăng.

Các tàu Gepard có tiềm năng hiện đại hóa lớn. Được biết, các tàu lớp này của Hải quân Nga đã tiến hành thành công các đợt bắn thử tên lửa chống hạm 3М54 Club-N, hãng thiết kế đã xem xét khả năng lắp ụ pháo 100 mm tối tân nhất АК-190 cho các tàu này [ 14 ]. Chúng tôi cho rằng, hiện tại, các nước ở khu vực Biển Đông không có các tàu cùng loại có khả năng chiến đấu sánh với các tàu chiến Gepard của Việt Nam [ 15 ].

Biên chế lực lượng tàu tuần tra dự định bổ sung bằng các tàu corvette lớp Projekt 1041.2 Svetlyak mà trong tương lai, số lượng sẽ tăng lên đến 10 chiếc. Các tàu chiến này của Việt Nam là biến thể chống ngầm được phát triển từ lớp tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Projekt 1241 và khác với chúng ở chỗ được trang bị hệ thống động lực chính là các động cơ diesel. Kinh nghiệm của Hải quân Liên Xô đã cho thấy rằng, để thực hiện các nhiệm vụ được giao, các tàu Svetlyak là đắt đỏ cả khi đóng lẫn trong khai thác [ 16 ]. Việc mua sắm các tàu có tiềm năng săn-chống ngầm trực tiếp và thực tế là không có vũ khí tấn công (chống hạm) này, theo chúng tôi, là sự lãng phí tiền bạc [ 17 ].

Ngoài ra, báo chí cũng đưa tin về khả năng Việt Nam mua của Hà Lan 4 frigae lớp SIGMA. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đã bày tỏ sẵn sàng giúp Việt Nam tăng cường sức mạnh hải quân bằng phương thức đóng tàu và đào tạo thủy binh [ 18 ]. Tuy nhiên, hiện tại (tháng 12/2012), việc này chưa được xác nhận [ 19 ].


(Bài viết được tham khảo từ nguồn Vietnamdefence)

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

>> Tàu tên lửa đầu tiên của Hải quân Việt Nam

Ít ai biết rằng, trong kháng chiến chống Mỹ, Hải quân Nhân dân Việt Nam được tiếp nhận một vài tàu trang bị tên lửa có điều khiển – những tàu tên lửa đầu tiên của hải quân.

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P4)


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tên lửa project 183R Komar của Hải quân Nhân dân Việt Nam trên vịnh Hạ Long. Nguồn: Sách ảnh Hải quân Nhân dân Việt Nam (1955-1985).

Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, tháng 12/1972, Việt Nam được tiếp nhận 4 tàu chiến cỡ nhỏ project 183R lớp Komar từ Liên Xô. Toàn bộ tàu được biên chế vào Tiểu đoàn 136, Trung đoàn 172 (sau này là Lữ đoàn 172).

“Nhỏ mà có võ”

Tàu tên lửa project 183R lớp Komar do Liên Xô thiết kế từ đầu những năm 1950 dành cho nhiệm vụ duy nhất tấn công tiêu diệt chiến hạm bằng tên lửa hành trình chống tàu. Đây là tàu tên lửa đầu tiên trên thế giới.

Tàu lớp Komar có lượng giãn nước 66,5 tấn, dài 25,4m, thủy thủ đoàn 17 người, trang bị động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa 44 hải lý/h.

Komar là con tàu dễ chế tạo, với phần vỏ tàu làm bằng gỗ, khung tàu và kết cấu thượng bằng hợp kim nhôm. Tàu trang bị hệ thống điện tử đơn giản: radar điều khiển hỏa lực MR-331, hệ thống phân biệt bạn – thù, thiết bị thông tin liên lạc.

Hỏa lực chính của tàu Komar gồm 2 đạn tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit (NATO định danh SS-N-2A Styx) trong bệ phóng KT-67 và một tháp pháo 2 nòng cỡ 25mm (1.000 viên đạn).

>> Tên lửa chống hạm của Nga qua các thời kỳ (kỳ 1)

Trong đó, P-15 Termit là một trong những công nghệ vũ khí tiên tiến nhất những năm 1950-1960.

Tên lửa có thân hình trụ, mũi hình tròn, giữa thân có 2 cánh tam giác lớn và 3 cánh lái ở đuôi.

Các thiết bị điện tử trong tên lửa dựa trên thiết kế tín hiệu đơn giản với cảm biến radar hình nón.

Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu lỏng với thành phần phóng axit đặc biệt. Nhiên liệu lỏng này có vấn đề với nhiệt độ môi trường, nó không thể phóng khi nhiệt độ vượt ra khỏi giới hạn -15 độ C tới 38 độ C và axit sẽ ăn mòn thân tên lửa nếu để quá lâu. Tên lửa đạt tầm bắn tối đa 40km, tốc độ hành trình cận âm (biến thể sau này tăng tầm tới 80km).

Trước khi phóng, đài radar MR-331 sẽ quét, khóa mục tiêu trước. Theo quy định của Liên Xô, khi phóng tên lửa, tàu Komar phải chạy tốc độ trên 15 hải lý/h và chỉ bắn được trong điều kiện sóng cấp 4.

Ở pha giữa, tên lửa hành trình bay tự động (cách mặt biển 100-300m), pha cuối, cách mục tiêu 11km, cảm biến radar kích hoạt từ tìm mục tiêu tấn công. Với đầu đạn hình phễu nặng gần 500kg, P-15 Termit có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn.

Với hỏa lực như vậy, trong tác chiến, tàu Komar có thể độc lập hoặc đi theo đội hình cùng tấn công mục tiêu lớn với sự yểm trợ không quân, không ở lại trên biển hơn một ngày hoặc lâu hơn tránh thời tiết xấu.

Người Mỹ sợ hãi

Trở lại với câu chuyện tại Việt Nam, ngay trong năm 1972, tình báo Mỹ nhanh chóng đánh hơi việc Liên Xô trang bị loại tàu tên lửa nguy hiểm này cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Quân Mỹ có lý do để lo ngại sự an toàn chiến hạm của mình hoạt động trên vịnh Bắc Bộ trinh sát miền Bắc Việt Nam.

Năm 1967, tàu tên lửa Project 183R Komar của Hải quân Ai Cập đánh chìm tàu chiến Eilat của Hải quân Israel. Sự kiện này gây ra cú sốc trên thế giới khi một tàu chiến dài gần 100m, lượng giãn nước gần 2.000 tấn bị đánh chìm bởi tàu nhỏ hơn nhiều lần.

Chưa hết, năm 1971, trong cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan, 2 tàu tên lửa cỡ nhỏ của Ấn Độ đã phóng 4 quả P-15 Termit đánh chìm một tàu quét mìn và một tàu khu trục lượng giãn nước 3.290 tấn của Hải quân Pakistan.

Với những cuộc “thử nghiệm thành công trên chiến trường”, minh chứng rõ ràng nhất cho sự lo sợ “trở thành nạn nhân tiếp theo” của người Mỹ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Kỹ thuật viên hải quân lắp tên lửa chống hạm P-15 Termit lên bệ phóng tàu Komar. Nguồn: Sách ảnh Hải quân Nhân dân Việt Nam (1955-1985)

Theo tài liệu Hải quân Mỹ, trong năm 1972, khi đang hoạt động ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, hệ thống tác chiến điện tử AN/WLR-1 trên tuần dương hạm USS Sterett (CG-31) phát hiện tín hiệu radar MR-331 trong chế độ khóa mục tiêu liên tục. Sau khi hệ thống radar xác định rõ, các sĩ quan điều khiển USS Sterett cho rằng đó là một tàu Komar của Việt Nam và tên lửa P-15 Termit đang tiến đến.

Ngay lập tức, USS Sterett phóng 2 tên lửa đối không tầm trung RIM-2 Terreir đánh chặn. Ít giây sau, mục tiêu biến mất trên màn hình radar. Lịch sử hoạt động của USS Sterett ghi nhận, tàu này đánh chặn thành công tên lửa P-15.

Tuy nhiên tới năm 1999, Hải quân Mỹ mở cuộc điều tra và xác định không hề có bất kỳ tên lửa P-15 nào được phóng đi vào ngày hôm đó. Đây là sự nhầm lẫn của hệ thống điện tử. Điều đó cho thấy, tên lửa P-15 và chiến hạm lớp Komar thực sự là nỗi ám ảnh của người Mỹ.

Tính tới tháng 4/1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam duy trì hoạt động 3 tàu tên lửa Komar. Trong giai đoạn sau, Komar tích cực tham gia bảo vệ biển đảo Tổ quốc trong tình hình mới.

Những năm 1980, Việt Nam lần lượt cho nghỉ hưu tàu Komar và thay thế bằng tàu tên lửa hiện đại hơn Project 205U Osa II.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

>> Xu hướng phát triển hải quân thế giới (Phần 2)

Các xu hướng phát triển hải quân trên thế giới: tàu đổ bộ và vũ khí hạm tàu.

>> Hải quân Nga và giấc mộng tung hoành đại dương
>> Đối thủ đáng gờm của Hải quân Trung Quốc


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Harpoon

Tàu đổ bộ

Trong 20 năm gần đây, ở các nước châu Âu có sự gia tăng đáng kể số lượng tàu đổ bộ.

Anh đã đóng 1 tàu đổ bộ vạn năng HMS Ocean, 2 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp Albion và 4 tàu đốc vận tải-đổ bộ lớp Bay.

Italia đã đóng nốt loạt tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp San Giorgio (đến 3 chiếc) vốn bắt đầu được đóng 1980, ngoài ra còn tàu sân bay hạng nhẹ Cavour mà về thực chất là tàu đổ bộ vạn năng.

Còn Tây Ban Nha thì đã đóng các tàu đổ bộ vạn năng lớp Juan Carlos và 2 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp Galicia để thay thế các tàu đổ bộ cũ lạc hậu của Mỹ.

Hà Lan, quốc gia trong thời chiến tranh lạnh không hề có các tàu đổ bộ thì trong những năm 2000 đã mua sắm 2 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng Rotterdam và Johan de Witt.

Pháp hiện có 2 tàu đổ bộ vạn năng lớp Mistral và dự kiến sẽ đóng thêm 1 chiếc nữa.

Dự đoán, Đức sẽ đóng 2-3 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng hoặc tàu đổ bộ vạn năng cho hải quân của họ.

Nếu như vào đầu thập niên 1990, cứ hơn 13 tàu hộ tống (tàu tuần dương, tàu khu trục, frigate) mới có 1 tàu đổ bộ cỡ lớn, thì này chỉ là hơn 5 tàu khu trục và frigate một chút.

Các tàu đổ bộ lớn của châu Âu có vũ khí cực yếu, thuần túy có tính tượng trưng và cũng có khả năng bảo vệ kết cấu tượng trưng như vậy.

>> Xu hướng phát triển hải quân thế giới (Phần 1)

Kết hợp với việc giảm số lượng tàu hộ tống, điều đó có nghĩa là người ta dự định sử dụng các tàu đổ bộ không phải trong các chiến dịch quân sự truyền thống mà là trong các chiến dịch cảnh sát-kiến tạo hòa bình, khi mà người ta trù tính là không hề có sự kháng cự thực sự nào của đối phương. Trong trường hợp đó, các tàu đổ bộ không phải đóng vai trò như các tàu “xung kích” mà là các căn cứ nổi (trong đó có căn cứ nổi để nghỉ ngơi) cho các lực lượng mặt đất và các sở chỉ huy tiềm năng cho toàn bộ chiến dịch kiến tạo hòa bình.

Dẫu sao, người ta cũng trù tính lực lượng bảo vệ với một số lượng nhỏ các tàu frigate có thiên hướng phòng không. Đan Mạch đã đưa khái niệm này đến mức hoàn thiện mà minh chứng là tàu HDMS Absalon, một loại tàu lai frigate và tàu đổ bộ.

Sự phát triển của lớp tàu đổ bộ ở Mỹ đi theo khái niệm “xung kích” truyền thống hơn. Tuy nhiên, ranh giới giữa các tàu sân bay và tàu đổ bộ vạn năng đang trở nên mờ nhạt, nhất là trong bối cảnh sự phát triển của máy bay không người lái trên hạm. Các tàu đó rõ ràng là sẽ được bổ trợ bằng các tàu đổ bộ cao tốc dạng hai thân (các tàu này sẽ thay thế cho các tàu đổ bộ tăng trước đây).

Các quốc gia châu Á tất nhiên cũng sẽ đi theo xu hướng này. Các tàu đổ bộ cỡ lớn đang được đóng ở Trung Quốc (4 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp 071), Nhật Bản (3 tàu đốc vận tải đổ bộ lớp Osumi) và Hàn Quốc (4 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp Dokdo). Ấn Độ cũng đã mua từ Mỹ đốc đổ bộ chở trực thăng đầu tiên và hiện là duy nhất của họ.

Vũ khí hạm tàu

Các dạng hệ thống vũ khí hải quân khá khác thường đang xuất hiện ở các nước châu Á. Ví dụ, tên lửa chiến dịch-chiến thuật Dhanush của Ấn Độ vốn là biến thể của tên lửa đường đạn Prithvi II, là tên lửa đường đạn duy nhất trên thế giới phóng từ tàu nổi, hơn nữa lại chỉ là tàu tuần tra. Hoàn toàn có khả năng Ấn Độ sẽ triển khai tên lửa đường đạn có tầm bắn khác nhau (từ tên lửa chiến thuật cho đến tên lửa tầm trung) trên cả các tàu ngầm lẫn tàu mặt nước.

Tên lửa hành trình, như đã nói ở trên, đang là “chủ lưu”. Các tên lửa chống hạm dưới âm truyền thống sẽ ngày càng bị thay thế bởi các tên lửa siêu âm và sau đó là siêu vượt âm, chính các tên lửa này sẽ trở thành khó khăn chủ yếu đối với hệ thống phòng không hạm tàu.

Cũng giống như trường hợp với phòng không mặt đất, một trong những phương án giải quyết nhiệm vụ này có thể là phát triển vũ khí laser.

Do tính không thể thay thế của tàu ngầm, nên cũng không có gì thay thế được ngư lôi, kể cả với tư cách vũ khí chống ngầm, các xu hướng phát triển chính của ngư lôi vẫn sẽ là tăng tốc độ và nâng cao uy lực chiến đấu của đầu đạn.

Pháo sẽ vẫn được duy trì trên tàu chiến với tư cách vũ khí phòng vệ. Nhưng cũng không thể loại trừ khả năng, trong bối cảnh tiếp tục tăng tầm bắn, pháo sẽ lại trở thành vũ khí chủ lực trong hải chiến trong trường hợp tên lửa hành trình phóng từ hạm tàu dùng để tấn công mục tiêu mặt đất sẽ ngày càng đẩy tên lửa chống hạm khỏi trang bị của tàu chiến.

Ngoài ra, ta cũng không được phủ nhận khả năng pháo tàu lại được tăng cỡ nòng. Khi đó, đạn pháo (có thể là có điều khiển) sẽ là vũ khí thay thế rẻ hơn, nhưng rất hiệu quả cho tên lửa chống hạm, mà lại khó bị phòng không đối phương chặn đánh (nếu như không chế tạo vũ khí laser).
Liên quan các hệ thống không người lái thì chúng hiện đã được sử dụng làm phương tiện quét lôi và hiển nhiên là sẽ được hoàn thiện.

Một xu hướng phát triển khác của chúng là phát triển các tàu ngầm tự hoạt để tác chiến chống tàu ngầm. Các phương tiện như thế có khả năng hoạt động nhiều tháng trời và sẽ trở thành phương tiện chống ngầm thực sự hiệu quả trong lịch sử. Tuy nhiên, ở đây, cần giải quyết vấn đề nhận dạng tin cậy tàu ngầm vốn là một vấn đề cực kỳ phức tạp. 


(VietnamDefence)

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

>> Xu hướng phát triển hải quân thế giới (Phần 1)

Các xu hướng phát triển hải quân trên thế giới: tàu ngầm, tàu sân bay, tàu chiến mặt nước.

>> Quân đội Singapore: hiện đại và thách thức


Trận đánh hải quân đích thực cuối cùng, trận hải chiến Philippines, đã diễn ra gần 68 năm trước. Hải quân Mỹ hồi đó đã đánh gục hẳn hạm đội Nhật Bản. Từ đó, các cuộc tấn công từ các tàu chiến hoàn toàn nhằm vào các mục tiêu trên bờ hay thực hiện các cuộc đổ bộ lên bờ biển. Còn từ bờ, các tàu chiến bị giáng trả bằng hỏa lực pháo binh, tên lửa hay các cuộc tập kích đường không như trong cuộc chiến Falklands.

Trên đại dương thế giới mênh mông chỉ xảy ra các cuộc đụng độ nhỏ, không hề ảnh hưởng đến kết cục các cuộc chiến liên quan (có lẽ chỉ ngoại trừ việc đánh đắm tàu tuần dương Tướng Belgrano bởi một tàu ngầm nguyên tử Anh, làm tê liệt hoàn toàn hạm đội Argentina). Hoàn toàn tự nhiên là hải quân các quốc gia hàng đầu thế giới đang bắt đầu được xây dựng theo xu hướng này, dĩ nhiên là mặc dù người ta vẫn tính đến cả khả năng tác chiến trên biển.





Tàu ngầm và tàu sân bay - Hai thành tố chủ yếu

Phương tiện quan trọng nhất để tiến hành chiến tranh trên biển tất nhiên là các tàu ngầm. Bất chấp tiến bộ lớn trong lĩnh vực phòng thủ chống ngầm, tàu ngầm vẫn là lớp tàu chiến độc đáo và không thể thay thế, điều đó được giải thích bởi hai đặc điểm cơ bản của chúng - đó là tính bí mật và khả năng di chuyển trong không gian ba chiều. Ngoài ra, tàu ngầm sẽ luôn phát hiện được tàu nổi trước khi tàu nổi phát hiện ra nó. Còn sự phát triển nhanh chóng của tên lửa hành trình phóng từ biển làm cho tàu ngầm còn trở thành phương tiện tác chiến đối bờ đích thực.


Những khả năng mới của tàu ngầm xuất hiện cùng với việc chế tạo các động cơ không cần không khí, nhờ chúng mà các tàu ngầm thông thường có thể liên tục lặn dưới nước mà không cần nổi lên. Ngoài ra, đóng và khai thác tàu ngầm thông thường lại đơn giản và rẻ tiền hơn, chúng có tính sinh thái tốt hơn và ít ồn hơn, hợp túi tiền hơn với nhiều quốc gia hơn so với các tàu ngầm nguyên tử.

Xu hướng chủ yếu trong phát triển tàu ngầm sẽ là tiếp tục nâng cao tính bí mật. Tuy nhiên, ở đây, người ta hầu như đã đạt đến giới hạn bởi vì không thể giảm độ bộc lộ của các vật thể khá lớn như tàu ngầm xuống đến mức bằng không. Thậm chí nếu như bằng cách nào đó có thể triệt tiêu hoàn toàn độ bộc lộ âm thanh và từ tính của tàu ngầm thì cũng không thể loại bỏ được trường trọng lực và vệt nước của chúng.

Tiềm năng để tăng tốc độ tàu ngầm cũng hầu như đã hết. Quả thực là còn rất lâu mới đạt đến giới hạn độ sâu lặn của tàu ngầm. Mục tiêu cuối cùng có thể là cái mốc 1 km.

Đồng thời, định hướng “đối bờ” của hải quân cũng làm giảm tỷ lệ tàu ngầm trong hải quân và dịch chuyển trọng tâm sang các tàu mặt nước.

Việc Mỹ có trong tay 11 tàu sân bay hạt nhân khiến các quốc gia khác hầu như không thể ganh đua với người Mỹ về mặt đóng “sân bay nổi”. Tuy nhiên, lợi dụng những khó khăn kinh tế của Washington, Trung Quốc sẽ cố tìm cách lao vào cuộc đua này (ít ra là ở Thái Bình Dương). Nếu không có ý định đó thì Trung Quốc đã không tiến hành các thử nghiệm với tàu sân bay Varyag, vốn chẳng phải là một tàu sân bay thực thụ và chỉ có khả năng làm tàu chở máy bay huấn luyện-thử nghiệm cho hải quân Trung Quốc. Nếu như Trung Quốc bỏ công sức ra với nó, nghĩa là sau đó họ sẽ bắt đầu đóng các tàu sân bay thực sự và dĩ nhiên họ sẽ tậu lấy không chỉ 1-2 tàu sân bay.

Việc tiếp tục gia tăng kích thước các tàu sân bay và cải tiến cơ bản chúng khó lòng mà thực hiện được. Rõ ràng là người ta đã đạt được sự hoàn thiện với sự xuất huận của tàu sân bay lớp Nimitz. Từ nay, chỉ có thể có những cải tiến không đáng kể ở những bộ phận đơn lẻ. Liên quan đến các tàu sân bay kiểu Anh, tức là các tàu sân bay nhỏ với các máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng, thì đây có thể là nhánh phát triển bế tắc, hơn nữa các máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng Harrier đang bị loại khỏi trang bị, còn việc thay thế chúng bằng các máy bay F-35В là chưa rõ ràng do những khó khăn lớn của máy bay tiêm kích đa năng này.

Phương án duy nhất để đem lại cho các tàu sân bay một chất lượng mới là chế tạo các máy bay không người lái (UAV) chiến đấu trên hạm. Bởi lẽ, chúng hiển nhiên sẽ có kích thước nhỏ hơn (và không đắt như thế) so với các máy bay có người lái, điều đó sẽ cho phép triển khai trên tàu sân bay nhiều UAV hơn so với các máy bay có người lái hiện nay. Ngoài ra, việc đào tạo nhân viên điều khiển UAV đơn giản và rẻ hơn nhiều đào tạo phi công tàu sân bay. Phương án hiện thực nhất là lập ra các phi đoàn trên hạm hỗn hợp, bao gồm các máy bay (tiêm kích) có người lái và các UAV (trinh sát và tiến công).

Tàu chiến mặt nước - Những lựa chọn của phương Tây và phương Đông

Các tàu mặt nước cỡ lớn - không chỉ là các tàu tuần dương mà cả các tàu khu trục - đã từ “những con ngựa ô” biến hẳn thành “đồ xa xỉ”. Hơn nữa, hiện nay, lớp tàu tuần dương, lặp lại số phận chủ lực hạm, đang kết thúc sự tồn tại của mình. Có thể dự đoán rằng, vào năm 2040, trên thế giới sẽ không còn lấy một tàu tuần dương.

Bên cạnh đó, chính các tàu tuần dương lớp Ticonderoga (kể từ chiếc thứ 6 trong loạt 27 chiếc) của Mỹ được coi là người đặt nền móng cho một xu hướng mới trong phát triển tàu mặt nước phi tàu sân bay. Hệ thống Aegis và các bệ phóng thẳng đứng Mk41 đã đem lại cho chúng những khả năng hoàn toàn mới khi cho phép gần như phóng đồng thời 122 tên lửa thuộc ba loại và nhiều biến thể.

Tiếp sau các tàu Ticonderoga, các tàu khu trục Arleigh Burke mà Mỹ đã đưa vào sử dụng 60 chiếc (tổng cộng sẽ có 65-99 chiếc) đã biến các lớp tàu này từ “các tàu hộ vệ cho các tàu sân bay” trở thành một lực lượng chiến đấu đa năng độc lập cực mạnh. Người Mỹ đang định phát huy xu hướng này bằng các tàu khu trục tương lai lớp Zumwalt vốn định hướng hầu như chỉ để tác chiến đối bờ, nhưng chúng lại quá đắt, vì vậy họ sẽ chỉ đóng 3 tàu, chứ không phải 32 chiếc như dự định ban đầu.

Cũng đi theo con đường của Mỹ là các quốc gia ở Đông Á (và cả Ấn Độ “ở sát đó”), khu vực mà sức mạnh quân sự chủ yếu của Mỹ đang dịch chuyển đến từ không gian châu Âu. Kết quả là tàu mặt nước không phải là tàu sân bay đáng sợ nhất nay hoàn toàn không phải là tuần dương hạm Ticonderoga của Mỹ, cũng như không phải tuần dương hạm Piotr Đại đế của Nga mà là khu trục hạm Sejon Đại đế của Hàn Quốc.

Hàn Quốc trong một khoảng thời gian rất ngắn đã đóng được cho hải quân của họ 12 tàu khu trục tối tân mà mạnh nhất trong đó là 3 tàu lớp KDX-3 (Sejon Đại đế là tàu đầu tiên). Chúng được trang bị hệ thống Aegis, các bệ phóng tên lửa thẳng đứng với 80 tên lửa phòng không có điều khiển Standart, 32 tên lửa hành trình Hyunmoo-3 (có tính năng tương đương Tomahawk, nhưng tầm bắn ngắn hơn) và 16 tên lửa chống tàu ngầm có điều khiển Red Shark, cũng như 4 bệ phóng (mỗi bệ) mang 4 tên lửa hành trình chống hạm Hae Sung.

Cần lưu ý rằng, tất cả những tên lửa này, trừ Standart, đều là tên lửa do Hàn Quốc phát triển (tuy có ảnh hưởng của các loại tên lửa tương tự của Mỹ). Như vậy, trên bệ phóng thẳng đứng vạn năng của tàu bố trí 128 tên lửa cộng với 16 tên lửa chống hạm trong các bệ phóng dạng container.

Nhật Bản sở hữu một đội tàu khu trục lớn (hơn 40 chiếc). Hiện đại nhất trong số đó là 4 tàu lớp Kongo và 2 tàu lớp Asago được trang bị hệ thống Aegis và hệ thống phóng thẳng đứng Мк41, cũng như 9 tàu lớp Murasame và 5 tàu lớp Takanami.

Tuy nhiên, trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ vượt Nhật về số lượng tàu khu trục. Trung Quốc đã hoàn thành các thử nghiệm với các phương án tàu khu trục khác nhau. Hiện nay, Trung Quốc có 25 tàu khu trục thuộc 7 lớp khác nhau và đã chuyển sang đóng ồ ạt các tàu chiến theo thiết kế cải tiến của lớp 052С (có thể nó sẽ được gọi là 052D).

Hiện có ít nhất 6 tàu khu trục lớp này đang nằm trên triền đà, còn sẽ có tổng cộng bao nhiều tàu sẽ đưa vào sử dụng chỉ có thể đoán. Các tàu này được trang bị tên lửa hành trình HN-2 và С-805, tên lửa chống hạm YJ-62, cũng như hệ thống tên lửa phòng không HНQ-9.

Đáng chý ý là 2 tàu khu trục lớp 052С đầu tiên được trang bị hệ thống tên lửa phòng không Fort (S-300F) của Nga có các bệ phóng dạng ổ quay đặc trưng cho các tàu của Hải quân Nga (vì thế, tại mỗi thời điểm, chỉ có 1 trong 8 quả tên lửa phòng không ở mỗi bệ phóng trong 6 bệ phóng ở tư thế sẵn sàng phóng). Tất cả các tàu khu trục sau đó được trang bị hệ thống tên lửa phòng không Trung Quốc với các tên lửa được bố trí trong bệ phóng thẳng đứng thông thường (nghĩa là toàn bộ 48 tên lửa đồng thời ở tư thế sẵn sàng phóng).

Cuối cùng, Ấn Độ cũng đang tăng cường khả năng cho các tàu khu trục của họ, ngoài ra, các tên lửa hành trình Nga-Ấn BrahMos còn được lắp cho cả 5 tàu khu trục cũ lớp Rajput. Các tàu lớp Delhi chỉ được trang bị tên lửa chống hạm Uran, nhưng biến thể cải tiến của các tàu này là các tàu khu trục lớp Calcuta (dự kiến đóng 7-11 chiếc) sẽ được trang bị BrahMos bố trí trong hệ thống phóng thẳng đứng.

Như vậy, 4 quốc gia châu Á này hiện có tổng cộng gần 90 tàu khu trục, đồng thời, số lượng tàu khu trục trong tương lai gần sẽ còn tăng hơn nữa.

Còn châu Âu hiện chỉ còn vẻn vẹn 25 tàu khu trục, hơn nữa 12 chiếc trong số đó sẽ bị loại bỏ. Thay thế cho các tàu đang bị giải nhiệm sẽ chỉ là 3 tàu khu trục.

Nhưng thậm chí trên các tàu khu trục được coi là hiện đại như các tàu khu trục lớp Horizon của Pháp-Italia (Pháp và Italia mỗi nước có 2 chiếc), De Zeven Provinciën của Hà Lan (4 chiếc), Daring của Anh (có 3 chiếc, đang đóng 3 chiếc) thì thấy rất rõ khuynh hướng phòng thủ trong vũ khí trang bị.

Điều đó đặc biệt nổi bật ở các tàu lớp Daring khi chỉ được trang bị tên lửa phòng không mà không có tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm (tuy có dự phòng vị trí lắp đặt chúng). Nghĩa là, hiện tại, các tàu khu trục này có khả năng đánh chặn các cuộc tấn công từ bờ bằng hệ thống tên lửa phòng không, nhưng chẳng có gì để thực hiện đòn đánh trả.

Các tàu frigate đang nổi lên thay thế cho các tàu khu trục ở vai trò “ngựa ô” trong các hạm đội tàu mặt nước của đa số các quốc gia. Cần lưu ý rằng, các tàu khu trục của châu Á (các tàu lớp Giang Khải 054A của Trung Quốc, lớp Incheon tương lai của Hàn Quốc, Talwar và Shivalik của Ấn Độ) đang được đóng như “các tàu khu trục thu nhỏ”, nghĩa là các tàu chiến đa nhiệm dành cho chiến tranh quy mô lớn. Cụ thể là để tác chiến đối bờ bằng tên lửa hành trình (HN-2 trên lớp 054, Hyunmoo trên lớp Incheon, BrahMos trên các tàu của Ấn Độ).

Cũng như khu trục hạm, trên các frigate của châu Âu, người ta ưu tiên cho các phương tiện phòng không. Theo triết lý đó, người ta đã đóng thậm chí những frigate tốt nhất trang bị hệ thống Aegis như các tàu lớp Álvaro de Bazán của Tây Ban Nha và Fridtjof Nansen của Nauy.

Vũ khí tấn công hoàn toàn mới duy nhất của các lực lượng hải quân châu Âu sẽ là tên lửa hành trình SCALP Navale, có thể triển khai trên các frigate lớp Aquitaine và tàu ngầm tấn công lớp Barracuda của Hải quân Pháp.

Ngoài ra, đang trở nên khá phổ biến ở cựu lục địa là việc đóng tàu tuần tra viễn dương (đang tiến hành ở Hà Lan, Đan Mạch, Pháp). Với kích thước và lượng giãn nước như một frigate, chúng chỉ được trang bị mấy khẩu pháo, mà thường là cỡ nòng nhỏ, và khi đóng có ứng dụng nhiều công nghệ dân sự.

Trong thập niên 1960-1980, lớp tàu corvette và xuồng (trước hết là xuồng tên lửa) đã phát triển rất nhanh. Nhưng nay thì rõ ràng là chúng chỉ phù hợp với hải quân các nước nhỏ hoặc các nước có bờ biển rất phức tạp (ví dụ như khu vực Scandinavia hay biển Aegea). Các tàu corvette và xuồng chiến đấu có hệ thống phòng không rất yếu và hầu như không có năng lực chống ngầm, điều này làm giảm giá trị khả năng tấn công của chúng.

Cực kỳ không thành công là cả hai biến thể tàu chiến ven bờ LCS của Mỹ mặc dù Mỹ đang tiếp tục đóng các tàu này.

Các xuồng tên lửa (tàu tên lửa nhỏ) tuyệt đại đa số đã bị các nước châu Âu loại bỏ. Tuy nhiên, xuồng tên lửa vẫn được sử dụng ở các nước có khả năng kinh tế eo hẹp. Sở hữu hạm đội “tàu muỗi” đông đảo nhất vẫn là Trung Quốc. Sau khi loại bỏ một số lượng lớn các xuồng tên lửa cũ, Trung Quốc đang đóng 60-80 xuồng tên lửa 022 dựa trên thiết kế tàu hai thân cao tốc của hãng Austal (Australia).


(VietnamDefence)

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

>> Tàu ngầm Kilo của Việt Nam mạnh nhất ở DNA ?

Để định nghĩa một chiếc tàu ngầm hiện đại cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: thời gian chế tạo, công nghệ ứng dụng, vũ khí trang bị và đặc tính kỹ chiến thuật..

>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể
>> Tìm hiểu tàu ngầm tấn công lớp Kilo


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo của Việt Nam được đánh giá hiện đại nhất Đông Nam Á.

Gần đây xuất hiện một số bài viết trên báo nước ngoài và được một số báo trong nước dẫn nguồn lại cho rằng Việt Nam có hạm đội tàu ngầm mạnh nhất Đông Nam Á. Điều này thật đáng mừng bởi vị thế của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Hải quân nói riêng được đánh giá cao. Tuy nhiên, cũng cần có cái nhìn tỉnh táo để tránh được sự lạc quan thái quá.

Việc so sánh tính năng kỹ chiến thuật của các hệ thống vũ khí trong đó có tàu ngầm đã trở thành một thông lệ quen thuộc.Tuy nhiên, để đánh giá một chiếc tàu ngầm hiện đại cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

Trước hết là niên đại chế tạo. Tàu ngầm hiện đại có khoảng thời gian chế tạo từ khoảng 1995-đến nay, khoảng thời gian này không có nhiều đột phá về công nghệ, nếu có chắn chắn không nằm trong những sản phẩm được xuất khẩu.

Thứ nữa phải tính đến các công nghệ ứng dụng gồm: công nghệ điện tử, động cơ thế hệ thứ 3, trong đó hệ thống đẩy không khi độc lập AIP được đánh giá cao hơn cả. Tuy nhiên, tàu ngầm Kilo chưa được trang bị công nghệ này.

>> Tìm hiểu công nghệ AIP

Bên cạnh đó là vũ khí trang bị trên tàu ngầm gồm: ngư lôi thế hệ 3 như loại 53-65 của Nga, Mark 48 của Mỹ… Về tên lửa phóng từ tàu ngầm có thể kể đến như UGM-84 Harpoon của Mỹ, Exocet của Pháp, Club của Nga. Theo nhiều nguồn tin, tàu ngầm Kilo xuất khẩu cho Việt Nam sẽ trang bị tên lửa Club, đây sẽ là móng vuốt sắc nhọn của lực lượng tàu ngầm Việt Nam trong tương lai.

Độ ồn khi hoạt động được xem là nhân tố quyết định tới "chất lượng" tàu ngầm. Một tàu ngầm hiện đại phải là loại có độ ồn khi hoạt động rất thấp, con số chính xác về độ ồn của các tàu ngầm thường được bảo mật khá chặt chẽ bởi đây là yếu tố nhạy cảm.

Độ ồn khi hoạt động của các tàu ngầm chủ yếu dựa vào các biện pháp triệt tiêu âm thanh của chân vịt, động cơ nhờ vào các hệ thống che chắn như ngói chống âm... Những tàu ngầm điện diesel theo tiêu chí nói trên gồm có: Kilo của Nga, Archer của Thụy Điển, Type-212/214 của Đức, Scorpene của Pháp, Oyashio của Nhật Bản, trong đó 4 loại được xuất khẩu nhiều nhất là Kilo, Archer, Type-212/214, Scorpene.

Tàu ngầm điện-diesel nào chạy êm nhất thế giới vẫn là một khái niệm mơ hồ và rất khó để có con số chính xác nhất điều đó phụ thuộc nhiều vào hệ thống sonar được sử dụng để phát hiện ra tàu ngầm. Tuy nhiên, điểm đáng nói, tàu ngầm Kilo được chính Hải quân Mỹ đặt cho danh hiệu "hố đen" bởi sự yên lặng của nó trong quá trình hoạt động.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Scorpene của Hải quân Hoàng gia Malaysia cũng là tàu ngầm hiện đại còn có nhất ĐNA hay không thì còn phải bàn.

Để phát huy sức mạnh tàu ngầm, đặc tính kỹ chiến thuật của tàu chỉ là yếu tố cần chứ chưa đủ, quan trọng là chiến lược sử dụng tàu ngầm cũng như sự phối hợp giữa nhiều lực lượng liên quan để tạo nên sức mạnh tổng thể.

Nên nhớ rằng trong chiến tranh thế giới thứ 2, Hải quân Đức có hạm đội tàu ngầm đông đảo và hiện đại nhất thời đó nhưng do thiếu chiến lược tổng thể hợp lý nên hạm đội tàu ngầm này vẫn bị đánh bại một cách thảm hại.

Quan trọng hơn cả là mục đích sử dụng để tạo nên sức mạnh tổng thể, một chiếc tàu ngầm cho dù là hiện đại nhất thế giới nhưng nếu đặt nó vào trong một chiến lược không phù hợp thì chẳng mang lại nhiều ý nghĩa, không phải cứ hiện đại nhất thì sẽ có sức mạnh cao nhất.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

>> Căng thẳng Biển Đông 'làm nóng' thế giới

Tình hình căng thẳng tại Biển Đông đang có dấu hiệu ngày càng nóng hơn bởi những hành động khiêu khích liên tiếp của Trung Quốc, khiến chính giới và báo chí quốc tế quan ngại.

>> TQ sẽ bị hủy diệt nếu tấn công tàu sân bay Mỹ bằng tên lửa


Dư luận quốc tế “lo ngại” Trung Quốc

Sức nóng của vấn đề Biển Đông đang lan tỏa trên thế giới, thu hút sự quan tâm của không chỉ các nước trong khu vực mà của giới chức và dân chúng nhiều nước trên khắp thế giới. Dư luận quốc tế tỏ ra quan ngại và lên án mạnh mẽ những hành động có dấu hiệu leo thang, làm gia tăng căng thẳng của Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Lo ngại trước những “hành động khiêu khích thái quá” của Trung Quốc, Mỹ cảnh báo Trung Quốc “chớ có những hành động đơn phương trên Biển Đông”. Tuyên bố này được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đưa ra trong cuộc họp báo hôm 24/7, ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập một đơn vị hành chính gọi là “thành phố Tam Sa” quanh các vùng biển đang tranh chấp. Bà Victoria Nuland nhấn mạnh: “Chúng tôi vẫn quan ngại về khả năng có bất kỳ hành động đơn phương nào như vậy”.

Đồng thời, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong chuyến công du châu Á gần đây “thường bày tỏ quan ngại trước mọi tình trạng ép buộc về kinh tế hay quân sự” liên quan tới những tranh chấp giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á, thông qua những tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb nói Trung Quốc vi phạm luật quốc tế. Ảnh: AP.

Trong một phát biểu gần đây, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho rằng: “Quyết định của Quân ủy Quân sự Trung ương Trung Quốc triển khai binh sỹ tới các đảo tại khu vực Biển Đông là một quyết định khiêu khích không cần thiết. Tương tự như vậy, việc Trung Quốc bổ nhiệm các nhà lập pháp để quản lý tất cả các đảo và vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền tại khu vực Biển Đông chỉ một lần nữa khẳng định tại sao rất nhiều nước châu Á đang ngày càng lo ngại về việc mở rộng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Các tuyên bố của Trung Quốc theo luật pháp quốc tế là không có cơ sở”.

Ông John McCain khẳng định, các hành động của Trung Quốc “gây thất vọng và không xứng đáng là một cường quốc lớn có trách nhiệm”. Chính vì thế, Mỹ sẽ thúc giục tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông nhanh chóng tìm kiếm giải pháp hòa bình và đa phương để giải quyết tình hình.

Trong một động thái tương tự, trong tuần này, Thượng nghị sỹ Mỹ John Kerry, Chủ tịch Ủy Ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cùng các Thượng nghị sỹ Jim Webb, Lugar, James Inhofe và Lieberman đã giới thiệu Nghị quyết S.Res 524 ra Thượng viện Mỹ, tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với bản tuyên bố DOC về vấn đề Biển Đông giữa các quốc gia thuộc khối ASEAN và Trung Quốc được ký kết năm 2002. Nghị quyết này cũng thúc giục Trung Quốc và ASEAN hoàn tất việc soạn thảo COC dùng để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông trước khi căng thẳng tiếp tục leo thang.

Ngày 25/7, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb, chủ tịch tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, nhận định rằng những hành động đơn phương khẳng định chủ quyền trên biển Đông của Trung Quốc là vi phạm luật quốc tế. Phát biểu tại Thượng viện, ông Webb thúc giục Bộ Ngoại giao Mỹ làm rõ tình hình với Trung Quốc và báo cáo lại Quốc hội.

Ông Webb cũng chính là thượng nghị sĩ đã bảo trợ cho cho một nghị quyết được Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua vào tháng 6/2011, trong đó lên án việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc ở biển Đông, đồng thời kêu gọi giải pháp hòa bình, đa phương cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển ở Đông Nam Á.

Trong khi đó, ngày 25/7, tờ Philippines Daily Inquirer cho hay, hôm 24/7, Philippines đã lên tiếng phản đối về kế hoạch đồn trú quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao Philippines cũng đã triệu hồi Đại sứ Trung Quốc tại nước này để trao công hàm ngoại giao phản đối việc hạm đội tàu cá Trung Quốc đánh bắt cá ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Không chỉ quan chức các nước lên tiếng bày tỏ quan ngại, nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG) cũng có những phân tích về tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Trong một báo cáo mang tên “Khuấy động Biển Đông: Các phản ứng trong khu vực” được ICG công bố ngày 24/7, các chuyên gia nghiên cứu khủng hoảng quốc tế đều cho rằng, tranh chấp trên Biển Đông đang phức tạp vì những động thái căng thẳng từ phía Trung Quốc. Báo cáo cũng nhấn mạnh: “Sự thiếu đoàn kết giữa các nước đang có tranh chấp với Trung Quốc, cộng với những điểm yếu trong cơ chế đa phương của khu vực đang gây khó khăn cho việc tìm kiếm một giải pháp”. Từ đó, các chuyên gia của ICG đưa ra quan điểm: mọi động thái căng thẳng có thể sẽ phá hỏng giải pháp lâu dài, bền vững cho vấn đề Biển Đông; và đưa ra giải pháp “các nước đang có tranh chấp với Trung Quốc phải đoàn kết, tìm kiếm một giải pháp với Trung Quốc”.

Những kẻ “đổ thêm dầu vào lửa”

Trong khi một số nước liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông và nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế để giải quyết căng thẳng, phía Trung Quốc vẫn liên tục đưa ra các phát ngôn và hành động mang nặng tính “khiêu khích”.

Hãng tin Reuters ngày 26/7 nhận định: Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các tranh chấp trên Biển Đông. Điều này được thể hiện qua việc các quan chức trong giới quân sự và giới học giả, bình luận nước này liên tục kêu gọi Bắc Kinh “mạnh tay” hơn, “kiên quyết” hơn với các quốc gia láng giềng. Các phát ngôn “kích động chiến tranh”, mang tính dọa nạt của một số tướng lĩnh “diều hâu” Trung Quốc như La Viện, Bành Quang Khiêm, Kiều Lương… xuất hiện nhiều trong các bài viết và trả lời phỏng vấn trên báo mạng, truyền hình như “đổ thêm dầu vào lửa”.

Sau khi ra quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” để quản lý gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, ngày 19/7, Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ngày 21/7 Trung Quốc tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Tiếp đó, ngày 23/7, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế, Trung Quốc đã tiến hành kỳ họp lần thứ nhất Hội đồng Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa” tại đảo Phú Lâm, để thông qua các chương trình công tác liên quan và bầu ban lãnh đạo chính thức của đơn vị hành chính này.

Cùng ngày 23/7, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã chính thức thông qua quyết định bố trí đơn vị quân sự đồn trú tại cái gọi là “Thành phố Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố và gửi công hàm phản đối tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc về các sự việc trên.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến Trung Quốc di chuyển tới Biển Đông. Ảnh cắt từ clip của CCTV.

Trong một động thái leo thang căng thẳng mới đây nhất, báo giới Trung Quốc đưa tin, hạm đội tàu chiến của quân đội Trung Quốc đang gấp rút đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam để chờ lệnh bắn đạn thật. Đây được xem như một hành động “thể hiện thực lực của hải quân Trung Quốc”" với các nước láng giềng.

Trong khi đó, lợi dụng lúc Bắc Kinh liên tục leo thang gây căng thẳng, Đài Loan cũng tranh thủ củng cố lực lượng chiếm đóng trái phép trên đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Theo thông tin trên báo Giáo dục Việt Nam, tờ Liên Hợp xuất bản tại Singapore ngày 25/7 dẫn nguồn tin Thông tấn xã Đài Loan cho hay, Bộ Quốc phòng và Cục Tuần tra biển của Đài Loan vừa xác nhận, thông tin tăng cường pháo cao xạ 40 mm và pháo truy kích 120 mm cho lực lượng đồn trú (chiếm đóng trái phép) trên đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là có thật. Phía Đài Loan lên kế hoạch cuối tháng 8 sẽ vận chuyển số hỏa lực mạnh này ra đảo Ba Bình bằng tàu đổ bộ chở tăng thiết giáp lớp Trung Hòa và đội tàu tuần tra biển Vĩ Tinh của Cục Tuần tra biển.

Ngoài ra, theo kế hoạch của Cục Tuần tra biển Đài Loan, lực lượng này sẽ triển khai hoạt động diễn tập bắn đạn thật (trái phép) ngay trên đảo Ba Bình với sự tham gia của 20 súng máy và 40 khẩu lựu pháo. Thậm chí cơ quan này đang đợi phê duyệt của Viện Lập pháp Đài Loan, có thể sẽ công khai hóa hoạt động diễn tập này.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể

Tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel được xuất khẩu với hai biến thể Project 877EKM và Project 636, trong đó Project 636 được đánh giá là mạnh hơn về về hỏa lực, hệ thống điện tử.

>> Tìm hiểu vua tàu ngầm KILO-AMUR của Nga


Tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel – điện lớp Kilo do Cục thiết kế hàng hải Trung ương Rubin (Nga) nghiên cứu chế tạo, được dành cho vai trò chống ngầm, chống hạm và có thể thực hiện việc tuần tra, trinh sát, rải thủy lôi.

Lớp Kilo là một trong những sản phẩm tàu ngầm xuất khẩu thành công nhất của nước Nga. Có khoảng 37 chiếc được xuất khẩu tới 7 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hai biến thể dành cho xuất khẩu tàu Kilo gồm: Project 877EKM và Project 636. Vậy, Project 877EKM so với Project 636 hơn nhau ở điểm nào?

Project 636 to hơn Project 877EKM

Điểm khác biệt đầu tiên giữa hai biến thể nằm ở kích thước tàu. Trong khi, Project 877EKM có chiều dài 72,9m, lượng giãn nước 2.300 tấn-3.950 tấn (trên – dưới mặt nước). Còn Project 636 có kích thước lớn hơn một chút, dài 73,8m, lượng giãn nước 2.350-4.000 tấn.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo 636

Nhìn chung, hai biến thể đều có thiết kế trong thân tàu gần tương tự nhau để giảm tối đa khả năng bị phát hiện bởi hệ thống sonar đối phương. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin từ Nga, Project 636 hoạt động còn êm hơn Project 877EKM.

Tàu được phủ ngói chống phản xạ âm trên vỏ và các cánh ngầm để hấp thu sóng âm, giảm thiểu và làm méo tín hiệu âm học phản xạ. Những ngói này cũng làm giảm tiếng ồn phát ra từ bên trong tàu ngầm. Do đó, làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar đối phương.

Kilo được được đánh giá là một trong những loại tàu ngầm chạy động cơ diesel – điện êm nhất thế giới hiện nay. Cụ thể, tàu có thể phát hiện ra một tàu ngầm khác ở khoảng cách gấp 3-4 lần trước khi bị phát hiện. Đó là lý do, tàu ngầm Kilo được ví như là sát thủ vô hình dưới biển.

Project 636 hiện đại hơn Project 877EKM

Tàu ngầm Kilo Project 877EKM được trang bị hệ thống chỉ huy chiến đấu gồm máy tính đa nhiệm MVU-110EM cho phép theo dõi đồng thời 5 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống định vị Andoga, chuyển dữ liệu đường đi và tốc độ vào hệ thống dữ liệu chiến đấu.

>> Tìm hiểu tàu ngầm tấn công lớp Kilo

Trong khi đó, Project 636 được trang bị hệ thống C4ISR hiện đại hơn với máy tính tốc độ cao có khả năng xử lý thông tin từ các cảm biến và đưa lên hiển thị trên màn hình phòng điều khiển.

Máy tính của tàu có thể tự động xác định dữ liệu mục tiêu trên và dưới mặt biển và tính toán phần tử bắn. Nó có thể cung cấp thông tin và khuyến nghị về triển khai vũ khí tấn công đối phương.

Hai biến thể đều lắp đặt hệ thống radar chủ động tìm kiếm mục tiêu trên mặt biển MRK-50.

Hệ thống sonar Project 877EKM lắp loại MGK-400 cung cấp cự ly tiếng dội âm thanh từ mục tiêu, phát hiện tín hiệu sonar chủ động và liên lạc dưới nước. Còn Project 636 dùng sonar MKG-400EM có hiệu suất hoạt động cao hơn.

Project 636 cơ động tốt hơn

Hệ thống động lực tàu Kilo gồm hai động cơ diesel mạnh. Chân vịt của Project 877EKM có 6 cánh, còn Project 636 có 7 cánh.


http://nghiadx.blogspot.com
Phòng điều hành trên tàu Kilo Project 877E.

Hai bộ pin nhiên liệu, mỗi bộ chứa 120 pin trong khoang thứ nhất và thứ ba trên tàu cho phép nó có thời gian hoạt động tối đa lên tới 45 ngày.

Xét về tốc độ, Kilo 877EKM có tốc độ khi nổi 10 hải lý/h, khi lặn 17 hải lý/h. Còn tàu Kilo 636 có tốc độ nhanh hơn hơn 12-20 hải lý/h, đặc biệt tầm hoạt động tăng từ 6.000 hải lý lên 7.500 hải lý, lặn sâu tối đa 300m.

Hỏa lực của Project 636 vượt trội

Cả hai biến thể đều thiết kế với 6 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm ở phía trước mũi tàu. Trong tàu có thể mang 18 ngư lôi, gồm 6 quả nạp sẵn trong ống phóng và 12 quả ở cơ cấu nạp. Ngoài ra, Kilo cũng được dùng để rải thủy lôi với cơ số tối đa 24 quả.

Các loại ngư lôi dành cho Kilo gồm: ngư lôi chống ngầm TEST-71MKE (đầu đạn thuốc nổ mạnh 205kg), 53-65KE (đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 40km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m) và ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.

Ngư lôi được sử dụng trên tàu Kilo là loại điều khiển bằng máy tính, có xác suất trúng mục tiêu cao. Kết hợp hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, chỉ mất 2 phút là Kilo có thể phóng lượt thứ nhất và 5 phút phóng lượt thứ hai.

Vượt lên trên Project 877EKM, Project 636 mang được loại vũ khí cực mạnh, tên lửa hành trình đối hạm siêu âm Clus-S.
http://nghiadx.blogspot.com
Đạn tên lửa hành trình đối hạm tầm xa 3M54E1 của hệ thống Club-S.

Tùy biến thể tên lửa được sử dụng, nó có tầm bắn lên tới 200-300km, tốc độ hành trình Mach 2,9.

Với Clus-S, Kilo như “hổ mọc thêm cánh”, không những tiêu diệt được tàu ngầm, mà còn tàu chiến mặt nước ở tầm bắn xa.

Ngoài ra, Kilo cũng trang bị bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắm Strela 3 hoặc Igla. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ được trang bị trên các tàu Kilo của Hải quân Nga, không có mặt trên biến thể xuất khẩu.

Như vậy, với các hệ thống vũ khí trang bị, tàu ngầm Kilo Project 636 có thể làm các nhiệm vụ:

1. Chống hạm bằng tên lửa hành trình Club-S
2. Chống ngầm bằng ngư lôi cỡ 533mm
3. Rải thủy lôi, phong tỏa mục tiêu
4. Bắn hạ các mục tiêu bay tầm thấp với hệ thống phòng không Strela 3 hoặc Igla


Tàu ngầm tấn công Kilo được xuất khẩu cho cho 7 quốc gia trên thế giới gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Lan, Romania, Algerian và Việt Nam.

Trong đó, Trung Quốc biên chế nhiều tàu Kilo nhất gồm cả hai biến thể Project 877EKM (4 chiếc) và Project 636 (8 chiếc). Theo một số nguồn tin, những chiếc Project 877EKM khi đưa vào hoạt động đã gặp phải một loại vấn đề kỹ thuật về động cơ, ắc quy.

Bên cạnh đó, những chiếc Project 636 được Trung Quốc ký mua tháng 7/2002 với tổng trị giá 1,6 tỷ USD, gồm cả việc trang bị thêm hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Club-S (cùng đạn 3M54E có tầm bắn 200km).

Ngoài Trung Quốc, Algeria đã đặt hàng 2 tàu ngầm Kilo Project 636. Các quốc gia còn lại chủ yếu dùng biến thể Project 877EKM.

Năm 2010, Việt Nam ký hợp đồng mua 6 tàu Kilo Project 636. Theo Ria Novosti, tàu ngầm Kilo đầu tiên cho Việt nam được hạ thủy vào tháng 8/2012.

Dự kiến, nó sẽ được chuyển vào cuối năm 2012. Cho đến thời điểm hiện, vẫn chưa rõ cấu hình vũ khí Kilo Project 636 dành cho Hải quân Việt Nam.

Nhiều khả năng, Project 636 Việt Nam nhận được sự nâng cấp, cải tiến mới về hệ thống điện tử cũng như hệ thống vũ khí so với các mẫu Project 636 xuất khẩu cho Trung Quốc.

Về vũ khí, Club-S ngoài loại đạn 3M54E, còn có biến thể chống hạm 3M-54E1 mạnh hơn (nâng tầm bắn 300km, đầu đạn nặng 400kg) hoặc biến thể hành trình đối đất 3M-14E (tầm bắn 275km).

Với Kilo Project 636, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ tăng thêm đáng kể khả năng bảo vệ thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế biển, phòng thủ vững chắc chủ quyền biển đảo.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

>> Việt Nam khôn ngoan khi cân bằng giữa Mỹ - Trung Quốc

Tác giả Carlyle A. Thayer, giảng viên bộ môn Chính trị học tại Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra đã nói về vấn đề này trong 1 bài báo gần đây…

>> Tầm tác chiến của VN đã bao trùm Biển Đông !


Bối cảnh lịch sử này là một lời nhắc nhở cần thiết cho độc giả rằng Việt Nam không ngả theo Mỹ để chống Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Giáo sư Carlyle A. Thayer

Từ năm 1991, Việt Nam đã theo đuổi một chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hoá quan hệ và trở thành một đối tác đáng tin cậy cho tất cả các quốc gia. Đây là 1 chính sách ngoại giao vô cùng khôn ngoan và nó đã đạt được thành công.

Việt Nam được cả châu Á nhất trí là đại diện cho châu lục này để làm thành viện không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và nước này đã trở thành đối tác chiến lược với Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh, và Đức. Việt Nam tìm kiếm một chỗ đứng trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.

>> Su-27 ra Trường Sa

Nói cách khác, Việt Nam tìm cách phát triển quan hệ toàn diện với mỗi nước và điều chỉnh mỗi mối quan hệ song phương quan trọng trong quyền hạn riêng của mình.

Khi đóng vai trò là một trục, Việt Nam mong muốn Trung Quốc và Mỹ chấp nhận Việt Nam là một đối tác đáng tin cậy. Việt Nam muốn hình thành mối quan hệ với cả hai vì vậy Hà Nội không liên minh với nước này chống lại nước kia.

http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam cho phép tất cả các nước đến thăm cảng hải quân, nhưng hạn chế các chuyến thăm chỉ được diễn ra một lần một năm, trong đó có Mỹ. Ví dụ, trong năm 2010, các tàu khu trục USS John S. McCain thăm cảng Đà Nẵng, vài tháng sau đó một trong những tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất của Trung Quốc cũng đến đây.

Năm 2003, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua các thuật ngữ "hợp tác" và "đấu tranh" làm kim chỉ nam trong mối quan hệ của mình với cả Trung Quốc và Mỹ.

Đường lối rõ ràng này đã vượt qua những mâu thuẫn nội tại của mình. Việt Nam quyết định hợp tác với cả hai nhưng phải đấu tranh khi lợi ích cốt lõi của Việt Nam được thử thách.

Hoa Kỳ đã công bố một chính sách tái cân bằng sự hiện diện quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một số nhà phân tích Trung Quốc và khu vực đã kết luận rằng Hoa Kỳ đang cố gắng để kiềm chế Trung Quốc.

Là một phần của chính sách tái cân bằng của nó, Mỹ đã tìm cách nâng cấp quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Việt Nam đã tiếp nhận nhưng có giới hạn. Ví dụ, ba năm qua Việt Nam và Mỹ đã tiến hành các hoạt động hải quân chung, nhưng đây không phải là tập trận quân sự liên quan đến việc trao đổi các kỹ năng chiến đấu.

Cách tốt nhất để xem xét quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt là so sánh chúng với các quan hệ quốc phòng Trung-Việt. Việt Nam trao đổi các chuyến thăm cấp cao với cả hai nước. Việt Nam tiến hành đối thoại chiến lược với cả hai nước và mới đây đã nâng cấp trao đổi quốc phòng với cả hai nước.

Việt Nam cho phép tất cả các nước đến thăm cảng hải quân, nhưng hạn chế các chuyến thăm chỉ được diễn ra một lần một năm, trong đó có Mỹ.

Ví dụ, trong năm 2010, các tàu khu trục USS John S. McCain thăm cảng Đà Nẵng, vài tháng sau đó một trong những tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất của Trung Quốc cũng đến đây.

http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam khôn ngoan khi cân bằng với Mỹ và Trung Quốc

Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn đến Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta làm rõ điều đó trong chuyến thăm gần đây của ông tới Vịnh Cam Ranh. Nhưng Hà Nội không cho phép tàu chiến Mỹ ghé thăm cảng.

Việt Nam đã mở cơ sở sửa chữa thương mại tại Cam Ranh cho tất cả các lực lượng hải quân. Mỹ là nước đầu tiên được chấp nhận khi ba tàu chỉ huy quân sự Sealift đã đến đây sửa chữa. Những con tàu này là tàu hậu cần, không phải tàu chiến và phi hành đoàn là lực lượng dân sự.

Sách trắng quốc phòng Việt Nam năm 2009 phác thảo chính sách duy trì độc lập. Tôi đã đặt tên cho chính sách này là "chính sách ba không": không có căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, không có liên minh quân sự, và không sử dụng một nước thứ ba để chống lại một quốc gia khác.

Mỹ có thể muốn tăng lực lượng hải quân của mình trong vùng biển Việt Nam, nhưng Hà Nội sẽ không cho phép sự hiện diện hải quân Mỹ để bảo vệ nền độc lập của mình.

Trong năm 2009, căng thẳng gia tăng trong vùng biển Đông, Việt Nam phản ứng bằng cách báo hiệu rằng họ ủng hộ một sự hiện diện hải quân Mỹ để đối trọng Trung Quốc. Việt Nam đã chứng minh điều này một cách tượng trưng bằng cách cho sỹ quan ra tàu sân bay Mỹ để quan sát các hoạt động bay.

Nói cách khác, Việt Nam tự mình đã đóng vai trò là một trục. Tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ, nhưng không đi theo Mỹ để đối đầu với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam đóng vai trò then chốt với 2 cường quốc Mỹ và Trung Quốc

Cuối cùng, có một lý do tại sao Việt Nam sẽ áp đặt giới hạn về quan hệ quốc phòng với Mỹ. Một bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu, ngày 11 tháng 7 năm 2012, nắm bắt điểm này một cách độc đáo.

Bài xã luận bình luận rằng Việt Nam đã tạo ra một sự cân bằng giữa các mối quan hệ với bên ngoài.

Không có kết luận về giải pháp cho tình thế của Việt Nam, theo người chủ trương biên tập của Thời báo Hoàn cầu, "phối hợp với Trung Quốc để hạn chế trục Mỹ đến châu Á", nhưng Việt Nam duy trì độc lập của mình bằng cách làm một trục giữa Trung Quốc và Mỹ.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN)

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

>> Tarantul-I sẽ trang bị 8 tên lửa BrahMos

Ấn Độ lên kế hoạch hiện đại hóa các tàu tên lửa cao tốc Project 1241RE (NATO gọi là Tarantul-I) trang bị vũ khí "siêu khủng".

>> Chiến hạm Việt Nam: Tarantul I


Theo Trishul-trident, Hải quân Ấn Độ đang lên kế hoạch hiện đại hóa 5 tàu tên lửa cao tốc Project 1241R bằng cách vũ trang cho lớp tàu này tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos. Khi đó, lớp tàu này sẽ có sức mạnh chiến đấu vượt trội, tăng cường khả năng tiêu diệt đội tàu chiến của đối phương và khả năng sống sót nhờ vào "tốc độ kép" của cả tàu và tên lửa mới.

Các tàu Project 1241RE được thiết kế bởi Văn phòng Thiết kế Trung ương Almaz ở St Petersburg (Nga). Nguyên mẫu đầu tiên của lớp tàu này trang bị tất cả 4 tên lửa hành trình chống hạm cận âm P-15 Termit, nay được coi là lỗi thời. Đó là lý do thúc đẩy Hải quân Ấn Độ lên kế hoạch thay thế loại tên lửa này.

Cùng với việc thay đổi cấu hình vũ khí mới, Project 1241RE sẽ được nâng cấp hệ thống bám bắn mục tiêu. Cụ thể, hệ thống chiến đấu Harpoon-E sẽ được thay thế bằng hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu Sigma-E.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Project 1241RE cũng đang được biên chế trong lực lượng tàu nổi của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Đặt ống phóng nghiêng để phù hợp với Tarantul-I

Tàu tên lửa Project 1241RE thuộc loại tàu chiến cỡ nhỏ, chuyên thực hiện nhiệm vụ chính là chống tàu đối phương.

Thiết kế hiện tại của Tarantul-I không đủ không gian trang bị các ống phóng BrahMos thẳng đứng.

Trước thực tế đó, Hải quân Ấn Độ đề ra giải pháp thiết kế mỗi bên thân tàu đặt 4 ống phóng tên lửa BrahMos kiểu nghiêng, bố trí ở bốn góc hình vuông – giống như việc triển khai các tên lửa Uran-E trên tàu Gepard 3.9 hiện nay.

Việc thay thế hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu bằng hệ thống Sigma-E mới của Nga cũng tăng cường đáng kể khả năng tác chiến cho Project 1241R.

Sigma-E là hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu trang bị cho tàu chiến hiện đại được Nga nghiên cứu và phát triển, có khả năng chống nhiễu cao, bí mật việc trao đổi thông tin theo các kênh vô tuyến dải tần X với tốc độ thông tin 0,95Mb/s; Điều khiển điện tử tia theo góc tà; thu thập, xử lý thông tin để thiết lập trường thông tin thống nhất và cơ sở dữ liệu thống nhất của các nhóm tàu chiến thuật; tổ chức các mạng điện thoại có khả năng chống nhiễu cao cho các nhóm tàu chiến thuật...

Những đặc điểm này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu chiến đấu trong các cuộc chiến tranh hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com
Bệ phóng tên lửa P-15 Termit trên tàu Project 1241RE sẽ được thay thế bằng 4 ống phóng tên lửa BrahMos ở mỗi bên mạn tàu.

Tốc độ chết người

Tàu tên lửa Tarantul-I có sức cơ động rất cao. Tốc độ tối đa của tàu có thể lên tới 43 hải lý/giờ (khoảng 69 km/h). Do đó, Tarantul-I được xếp vào loại tàu tên lửa cao tốc.

Kích thước nhỏ gọn, tốc độ cao, tàu có khả năng tránh màn đạn của đối phương so với nhiều tàu chiến cỡ lớn hiện nay. Ngoài ra, tàu phù hợp với chiến thuật "hit and run" tấn công chớp nhoáng và rúi lui nhanh chóng.

Trong khi đó, Tên lửa hành trình chống tàu siêu âm BrahMos đạt tốc độ tối đa tới Mach 2,9, tầm bắn xa cực đại 290 km.

Như vậy, kích thước nhỏ gọn, sức cơ động của tàu Molnyia với tốc độ và uy lực của BrahMos sẽ tạo nên sức mạnh kép trên mặt biển.

Ngoài ra, khả năng phóng loạt nhiều tên lửa bay ở nhiều quỹ đạo khác nhau vào một mục tiêu hoặc cụm mục tiêu có thể dễ dàng vượt qua được hệ thống phòng thủ đối phương và tiêu diệt mục tiêu từ xa.

Tình hình trang bị

Việc đưa các tên lửa hành trình BrahMos trang bị cho các tàu chiến cũ không còn là điều mới mẻ.

Từ năm 2005, Hải quân Ấn Độ bắt đầu trang bị biến thể đời đầu của BrahMos cho một số tàu chiến tuyến đầu của họ. Trong đó, tàu khu trục 3.950 tấn INS Rajput lớp Kashin mua của Liên Xô đã được trang bị với 4 ống phóng tên lửa BrahMos, mỗi bên mạn tàu bố trí 2 quả.

Sau đó, một tàu cùng lớp khác là INS Ranvir (mua từ thời Liên Xô) tiếp tục được Ấn Độ trang bị 4 bệ phóng tên lửa BrahMos theo kiểu thẳng đứng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa BrahMos trang bị trên tàu chiến INS Rajput của Hải quân Ấn Độ.

Do BrahMos sở hữu nhiều đặc tính “siêu việt” nên Hải quân Ấn Độ đã lên một kế hoạch tham vọng, dự định sẽ trang bị loại tên lửa này cho tất cả các tàu chiến đang đóng và nâng cấp giữa vòng đời.

Thậm chí, ba tàu Project 15A DDG đang đóng trong nước sẽ được trang bị tới 16 tên lửa BrahMos, b tàu khu trục lớp Talwar cũng được trang bị mỗi tàu 8 ống phóng tên lửa thẳng đứng.

Đối với tàu tên lửa Project 1241R, Ấn Độ dự định trang bị tên lửa BrahMos cho 5 tàu như vậy.

Hải quân Nhân dân Việt Nam đang sở hữu một số tàu tên lửa Project 1241RE (giống loại của Ấn Độ) và vẫn trang bị những hệ thống vũ khí cũ của Nga.

Nếu các tàu Tarantul-I đang sử dụng có thể được hiện đại hóa trang bị tên lửa BrahMos, sức mạnh chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể.

Năm 2011, Hải quân Indonesia cũng thử nghiệm lắp đặt hệ thống tên lửa Yakhont (họ hàng của BrahMos) mà nước này nhập khẩu từ Nga trên một thiết kế tàu chiến cũ của Hà Lan đang có trong biên chế. Cuộc thử nghiệm đã đạt kết quả tốt và cho thấy triển vọng của việc triển khai hệ thống tên lửa chống hạm siêu âm này trên các phương tiện mặt nước.

(Nguồn :: BDV )

>> Tầm tác chiến của VN đã bao trùm Biển Đông !

"Việt Nam đã tăng cường rất lớn việc xây dựng hải, không quân, trọng điểm chiến lược hoàn toàn chuyển hướng biển Đông".

>> Chiến hạm Lý Thái Tổ - Gerpard 3.9 thứ 2 của Hải quân Việt Nam



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-30MK của Không quân Việt Nam.

Tân Hoa Xã, Trung Quốc mới đây đã có bài viết về sự thay đổi của Không quân Việt Nam. Để nắm rõ các thủ đoạn khai thác thông tin và chiến lược tuyên truyền của truyền thông Trung Quốc, báo GDVN đăng tải toàn bộ nội dung bài viết xuất bản trên trang mạng THX như sau:

TheoTân Hoa Xã viện dẫn từ tờ “Kanwa Defense Review” của Canada, cho rằng, dưới sự ra sức hỗ trợ quân sự của Nga, trong 5 năm qua, Việt Nam đã tăng cường rất lớn việc xây dựng hải, không quân, trọng điểm chiến lược hoàn toàn chuyển hướng biển Đông.

Trang bị chủ yếu mới kiểu Nga – máy bay chiến đấu Su-30MKV, tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont, tàu hộ vệ tên lửa kiểu mới đều triển khai ở nam trung bộ.

Cùng với việc nhập khẩu trang bị tiên tiến, Quân đội Việt Nam cũng đã gia tăng mức độ xây dựng sân bay, căn cứ quân sự, đã thi công một loạt căn cứ hải quân mới, kho chứa máy bay bảo đảm tuyến một của không quân, tình hình rất giống với Quân đội Trung Quốc nửa sau thập niên 1990.

Theo tờ “Kanwa Defense Review”, ở vịnh Cam Ranh, cùng với việc nhập khẩu tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9, Hải quân Việt Nam đã tiến hành sửa chữa toàn diện đối với căn cứ. Việt Nam trước tiên đã tiếp nhận 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 từ Nga, trong giai đoạn tiếp theo, Việt Nam sẽ tự lắp ráp sản xuất ít nhất 2 tàu hộ vệ lớp này.

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 có lượng giãn nước đầy là 2.100 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, hành trình tác chiến tối đa là 5.000 hải lý. Tàu hộ vệ này có thể trang bị 16 quả tên lửa hạm đối hạm Switchblade. Tên lửa này có tầm phóng tối đa 130 km, tốc độ tối đa 0,9 Mach, áp dụng bay kiểm soát hệ thống quán tính và dẫn đường radar chủ động.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Yakhont, do Nga sản xuất, triển khai ở bờ biển.

Tháng 8/2010, Nga đã bàn giao cho Việt Nam tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont có thể trang bị cho một tiểu đoàn. Gồm 4 xe phóng tên lửa, mỗi xe phóng trang bị 4 quả tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont.

Ngoài ra còn có 4 xe nhồi tên lửa và 2 hệ thống radar phòng thủ bờ biển đồng bộ kiểu mới. Bắt đầu từ năm 2012, Nga sẽ còn thảo luận thỏa thuận mới với Việt Nam, tiếp tục cung cấp cho Việt Nam một tiểu đoàn tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont.

Tên lửa Yakhont triển khai ở Phan Thiết, gần thành phố Hồ Chí Minh, trận địa cách bờ biển chỉ 1,3 km, đã thi công kho tên lửa có nóc nhà màu xanh và xưởng sửa chữa. Radar phòng thủ bờ biển của Việt Nam có khoảng cách dò tìm đạt 450 km, khoảng cách dò đối với các mục tiêu tên lửa đạt 35 km.

Khi tìm kiếm theo mô hình chủ động, nó có thể đồng thời bám theo 30 mục tiêu, còn khi tìm kiếm bằng mô hình bị động, có thể bám theo 50 mục tiêu. Hệ thống xử lý số liệu của nó có thể đồng thời xử lý 200 mục tiêu.

Theo bài báo, tình hình triển khai này đã phản ánh mức độ quan tâm của Hải quân Việt Nam đối với các hòn đảo trên biển Đông. Đa số các hòn đảo cách bờ biển Việt Nam chưa đến 300 km, trong khi đó tầm phóng của tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont trên thực tế hơn 300 km.

http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa chống hạm Yakhont là một trong những tên lửa chống hạm tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó tên lửa Brahmos của Ấn Độ là một phiên bản cải tiến của loại tên lửa này. Việt Nam đã sở hữu tên lửa Yakhont để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
“Không quân coi trọng phía nam hơn phía bắc” - Tân Hoa Xã, Trung Quốc

Bài báo còn cho rằng, việc triển khai máy bay tiên tiến của Không quân Việt Nam đã hoàn thành, thể hiện rất lớn sự coi trọng của Việt Nam đối với biển Đông.

Năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ trang bị tổng cộng 24 máy bay chiến đấu đa dụng Su-30MKV/MK2, 12 máy bay chiến đấu Su-27SK/UBK, nhiều nhất trong số các nước Đông Nam Á trang bị máy bay chiến đấu dòng Su.

Bán kính tác chiến của những máy bay chiến đấu này bao trùm lên tất cả các hòn đảo của Việt Nam (trong khi Trung Quốc cũng đòi hỏi một cách hết sức vô lý, không có chứng cứ lịch sử và pháp lý).

Lực lượng không quân Việt Nam tinh nhuệ nhất là sư đoàn hàng không XX0, trong đó trung đoàn XX5 trực thuộc triển khai Su-30MKV ở căn cứ không quân Biên Hòa nằm ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh.

Bài báo cho rằng, thành phố Hồ Chí Minh cách eo biển Malacca 1.124 km, có thể thấy, bán kính tác chiến của lực lượng Su-30 Không quân Việt Nam bao trùm lên toàn bộ biển Đông.

Còn các trung đoàn XX1, XX7, XX3, XX0 (tên đơn vị đã được thay đổi - PV) ở miền bắc Việt Nam lại chủ yếu triển khai máy bay chiến đấu MiG-21 và Su-22 kiểu cũ.

Không quân Việt Nam còn có một kế hoạch đổi mới trang bị cỡ lớn hơn, vẫn sẽ tiếp tục mua máy bay chiến đấu đa dụng Su-30MK cho trung đoàn thứ ba và máy bay huấn luyện Yak-130. Từ năm 2011, tình hình xây dựng lại căn cứ không quân của Việt Nam có thể thấy, nhiều sân bay hơn đang được hiện đại hóa, dự kiến sẽ triển khai nhiều máy bay chiến đấu kiểu mới, máy bay huấn luyện hơn.

Theo bài báo, căn cứ không quân Phan Rang ở phía nam vốn triển khai Su-22, nhưng những hình ảnh vệ tinh chụp vào tháng 1/8/2011 cho thấy, ở đây cũng đã thi công mới 12 kho chứa máy bay kết hợp, rất có thể trở thành căn cứ cho một lực lượng máy bay chiến đấu dòng Su tiếp theo.
http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tàng hình HQ-012 Lý Công Uẩn, Việt Nam mua của Nga.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-27UBK của Không quân Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng EC-225S của Hải quân Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vận tải An-26 của Không quân Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tấn công Su-22 của Không quân Việt Nam.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang