Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: tên lửa

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

>> Tên lửa S-200 : Rồng lửa canh trời của Triều Tiên

Không quân Mỹ - Hàn có lý do phải e sợ trước “rồng sát thủ” – hệ thống tên lửa đối không tầm xa chiến lược S-200 của Triều Tiên.

>> Uy lực hệ thống tên lửa Pechora-2M Việt Nam mới nâng cấp
>> Lưới lửa phòng không của Nga


Nếu một cuộc xung đột lớn xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, lực lượng Mỹ - Hàn có thể sử dụng ưu thế của mình với sức mạnh không quân hiện đại mở cuộc không kích ồ ạt vào Triều Tiên.

Nhưng họ sẽ không dễ dàng gì đột phá được mạng lưới phòng không đa tầng dày đặc của Triều Tiên. Đặc biệt nhất, không quân ném bom chiến lược mà Mỹ thường xuyên sử dụng trong các cuộc chiến tranh có lý do lo ngại trước S-200 – “át chủ bài” của phòng không Triều Tiên. Đây là loại tên lửa có khả năng bắn hạ máy bay ở tầm xa tới vài trăm km, độ cao hàng chục km.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
"Rồng sát thủ" S-200 rời bệ phóng.

Năm 1987, Triều Tiên đã nhận từ Liên Xô khoảng 4 tiểu đoàn S-200 (NATO định danh là SA-5). S-200 được chính quyền Triều Tiên bố trí gần khu phi quân sự (DMZ) và mở rộng về phía Bắc bao bọc thủ đô Bình Nhưỡng.

Hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-200 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960 được thiết kế nhằm bảo vệ các mục tiêu chiến lược khỏi máy bay ném bom của Mỹ và Phương Tây.

S-200 thường được biên chế theo cấp tiểu đoàn, trong đó có: 6 bệ phóng tên lửa, đài radar điều khiển hỏa lực cùng nhiều thành phần hỗ trợ khác.

Trên trận địa, đài radar điều khiển hỏa lực 5N62 có tầm hoạt động 270km sẽ được đặt ở giữa. Xung quanh bố trí 6 bệ phóng 5P27, mỗi bệ được hỗ trợ một đường ray 5Yu24 để kéo đạn lên bệ phóng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh minh họa trận địa tên lửa S-200.

Hệ thống S-200 được trang bị đạn tên lửa 5V21 có kích cỡ rất lớn, nặng tới 7,1 tấn, dài 10,8m. Quả đạn được thiết kế với 4 động cơ rocket nhiên liệu rắn gắn ở phần đuôi và động cơ chính 5D67 nhiên liệu lỏng.

Khi bắn, 4 động cơ rocket phụ sẽ khởi động trước đưa tên lửa rời khỏi bệ phóng, cháy hết nhiên liệu (từ 3-5,1 giây) nó sẽ tự động tách khỏi thân tên lửa. Sau đó, động cơ chính được kích hoạt đưa tên lửa bay tới mục tiêu (thời gian cháy 51-150 giây).

Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay. Ở pha cuối dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu. Mỗi quả đạn lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 217kg (chứa bên trong 16.000 mảnh nhỏ loại 2g và 21.000 mảnh nhỏ 3,5g) cho bán kính sát thương rất lớn. Thậm chí, biến thể phục vụ trong quân đội Liên Xô còn trang bị đầu đạn hạt nhân 25 kiloton.

Ở các biến thể đời đầu, đạn tên lửa S-200 chỉ đạt tầm bắn 160km, biến thể sau này thì tầm bắn được tăng 250-300km. Tương tự, độ cao tiêu diệt mục tiêu ban đầu chỉ là 20km, sau tăng lên 29-40km. Hiện không rõ phòng không Triều Tiên sở hữu biến thể nào của hệ thống S-200.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đạn tên lửa S-200 trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Triều Tiên.

Theo một số đánh giá, S-200 tồn tại điểm yếu đó là chỉ có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm bắn tối thiểu 60km. Nghĩa là nếu mục tiêu lọt vào tầm nhỏ hơn 60km thì S-200 không có khả năng đánh chặn.

Ngoài ra, tuy có tầm bắn lớn nhưng S-200 chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu không có tính cơ động cao (như máy bay ném bom chiến lược). Hệ thống radar điều khiển của S-200 được thiết kế từ những năm 1960 nên có khả năng kháng nhiễu điện tử thấp.

Tuy nhiên, trong chiến tranh thì không thể nói trước được điều gì. Trong chiến đấu, ngoài yếu tố vũ khí, thì con người mới là quyết định. Nếu Triều Tiên có một chiến thuật, cách đánh phù hợp họ hoàn toàn có thể dùng S-200 bắn hạ máy bay ném bom tối tân nhất của Mỹ.

Ngoài hệ thống S-200 kể trên còn phải nhắc tới những hệ thống tên lửa khác đang được biên chế trong quân đội Triều Tiên, có khả năng bắn hạ máy bay B-52 của Mỹ như hệ thống tên lửa S-75 Dvina, S-125 Pechora, và 2K11 Krug. Dưới đây xin giới thiệu 1 vài hình ảnh của những hệ thống tên lửa kể trên:

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – cao 2K11 Krug (NATO định danh là SA-4)

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2)

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa S-125 Pechora (NATO định danh SA-3)

Mạng lưới phòng không Triều Tiên được bố trí dày đặc, từ tầm thấp tới tầm cao, từ tầm ngắn tới tầm xa. Trang bị chủ yếu các loại tên lửa, pháo đều do Liên Xô cung cấp từ trước những năm 1990. Và một phần nhỏ nước này tự chế tạo sau này.

Trong đó, lớp phòng không tầm cao trang bị: 240 bệ phóng tên lửa S-75 Dvina (tầm bắn 45km), 2K11 Krug (tầm bắn 55km), 24-40 bệ phóng S-200.

Lớp phòng không tầm trung gồm: 128 bệ phóng tên lửa S-125 Pechora (tầm bắn 35km), 2K12 Kub (tầm bắn 24km).

Lớp phòng không tầm thấp gồm: hệ thống tên lửa tầm thấp tự hành 9K35 Strela-10; hệ thống tên lửa vác vai đối không (9K32 Strela 2; 9K34 Strela 3; 9K38 Igla) và khoảng 11.000 pháo – súng máy phòng không đủ các loại cỡ nòng (từ cỡ 14,5mm, 23mm tới cỡ 100/130mm).



Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

>> Tìm hiểu vũ khí chính xác cao độc nhất vô nhị của Nga

Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật của Nga vừa kỷ niệm tròn 10 năm ngày thành lập vào năm 2012. Trong suốt hơn 10 năm qua, Tập đoàn này không những tồn tại được, giữ gìn và tổng kết các kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực chế tạo tên lửa mà còn phát triển rất nhanh. Bí quyết thành công của Tập đoàn là theo đuổi một cách nhất quán chính sách: hiện đại hóa công nghệ tất cả các khâu sản xuất và tích cực đổi mới các hoạt động của mình.

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến


Các sản phẩm của Tập đoàn rất được thị trường cả trong nước và ngoài nước ưa chuộng và điều đó đảm bảo cho Tập đoàn luôn tăng trưởng ổn định doanh thu từ việc bán các sản phẩm của mình.

Nếu như vào năm 2004 tổng lợi nhuận của Tập đoàn chỉ mới ở múc 6,76 tỷ rúp (gần 250 triệu đôla, trong đó có 70 % từ xuất khẩu) thì đến năm 2011 con số trên là 39 tỷ rúp (hơn 1,3 tỷ đôla, gấp 6 lần). Năm 2012 chưa có số liệu thống kê, nhưng nếu so sánh 6 tháng đầu năm 2012 với cùng thời kỳ trên trong năm 2011 thì lãi ròng của Tập đoàn đã tăng hơn nửa tỷ rúp.

Hiện Tập đoàn này có 25 xí nghiệp ở 19 thành phố của Nga và tiềm lực công nghệ, thiết kế ngày càng được tăng cường.

Sản xuất những gì mà khách hàng cần

Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật sản xuất theo đơn đặt hàng nhà nước Nga và các khách hàng nước ngoài rất nhiều loại vũ khí hàng không có điều khiển các lớp không đối không, không đối đất và các lớp tên lửa trang bị cho các tàu chiến lớp tàu chống tàu (hải đối hải), tên lửa bờ chống tàu và nhiều loại vũ khí trang bị khác cho tàu chiến.

Đến thời điểm hiện tại, tập đoàn đang trong giai đoạn kết thúc thử nghiệm và chuẩn bị sản xuất hàng loạt 15 loại vũ khí chính xác cao trang bị cho không quân (có cả cho không quân chiến trường) và hải quân.

Một loạt các loại vũ khí đã được thử nghiệm thành công như: KH-31PD, RVV- MD (tên lửa không đối không tầm ngắn) và RVV-SD (tên lửa không đối không tầm trung). Vào thời điểm hiện tại, Tập đoàn đã bắt đầu sản xuất RVV- BD (tên lửa không đối không tầm xa) và KH-31AD. Các mẫu tên lửa dành cho xuất khẩu tương đương với các mẫu cùng loại tốt nhất trên thế giới và có một loạt các tham số kỹ thuật còn vượt các mẫu đó .


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa thế hệ mới của quân đội Nga KH-31PD

Ví dụ: tên lửa có điều khiển RVV- BD (tên lửa không đối không tầm xa) là loại vũ khí mà hiện chưa có nước nào có mẫu tương tự (kể cả Mỹ). Nó có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào trên không ở cự ly đến 200 km (cự ly tiêu diệt của tên lửa R-33E hiện đang có trong trang bị của Không quân Nga là 120 km).

Tên lửa có thể cơ động với gia tốc quá tải đến 8g (ở R-33E chỉ là 4 g) ở dải độ cao từ 15 m đến 25 km. Không những thế, công suất đầu tác chiến tăng đến 30 % (so với R-33E).

Tập đoàn này cũng phát triển thành công hướng sản xuất các loại vũ khí tên lửa hàng không chính xác cao họ KH031 sử dụng động cơ phản lực luồng phụt thẳng. Trong các thiết kế mới nhất như KH-31PD (chống rada) và KH-31 AD (chống hạm), Tập đoàn đã áp dụng các thành tựu mới nhất trong lĩnh vực chế tạo vũ khí chính xác cao.

Cự ly tối đa của KH-31PD tăng lên tới 180-250 km. Điều đó có nghĩa là nó có thể phóng ở cự ly mà tất cả các phương tiện phòng không hiện có và sẽ có trong tương lai của đối phương không thể với tới. Xin dẫn ra một so sánh: tên lửa phòng không và chống tên lửa nổi tiếng của Mỹ là “Patriot” có cự lý bắn tối đa là 80 km.

Các đòn tấn công từ một khoảng cách phóng an toàn như vậy của KH-31PD có thể tiêu diệt được bất kỳ trạm rada mặt đất nào và như vậy sẽ làm mù hoàn toàn hệ thống phòng không của đối phương. Có thể khẳng định, đến thời điểm hiện tại, loại tên lửa có điều khiển chống ra đa này là một trong những loại tên lửa tốt nhất trên thế giới và rất có thể là tốt nhất.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa thế hệ mới của quân đội Nga KH-31PDTên lửa có điều khiển thế hệ mới KH-35UE của Nga

Để tiêu diệt cả một phân hạm đội, chỉ cần một đòn tấn công bằng tên lửa

Sắp tới, Nga sẽ thay thế các tên lửa chống tàu thế hệ cũ KH-33E bằng các tên lửa có điều khiển thế hệ mới KH-35UE với các tính năng kỹ- chiến thuật tốt hơn nhiều. Hệ thống dẫn đường tổng hợp sử dụng cả giải pháp dẫn đường quán tính, dẫn đường vệ tinh và các đầu tự dẫn chủ đông- thụ động đảm bảo cho KH-35UE độ chính xác và khả năng chống nhiễu cao. Việc sử dụng KH-35 UE sẽ làm tăng đáng kể khả năng tác chiến của các tổ hợp trên tàu kiểu Uran và các tổ hợp tên lửa bờ kiểu Bal.

Tổ hợp tên lửa bờ chống tàu Bal, như đã biết, trong thành phần của nó có trạm điều khiển và liên lạc tự hành, tổ hợp phóng tự hành và các phương tiện kỹ thuật khác được bố trí trên 11 xe chuyên dụng.

Các tên lửa hiện đang trang bị cho các tổ hợp này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 120 km trong bất kỳ thời gian nào trong ngày đêm và trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Thời gian chuẩn bị để đưa tổ hợp vào tác chiến không quá 10 phút.

Dự trữ hành trình -850 km. Tổng số tên lửa-64 quả và có thể bắn dàn một lúc 32 quả. Các tên lửa có điều khiển của Tập đoàn với phương thức bắn dàn như vậy có thể tiêu diệt cả một phân hạm đội đổ bộ hoặc một cụm các tàu của đối phương trước khi các tàu này kịp nhìn thấy bờ biển nước Nga.

KH-35UE không thua kém bất kỳ một phiên bản tên lửa chống tàu có điều khiển mới nhất nào của Mỹ lớp Harpoon AGM-84J, block2 và có các tính năng kỹ- chiến thuật trội hơn so với các tên lửa nổi tiếng trên thế giới khác như Exocet block II và block III của Pháp, tên lửa Gabriel SAS Mk4LR của Israel, RBS15F (M) của Thụy Điển và AGM-119A Penguin Mk3 của Nauy và v.v.

Hiện Tập đoàn đang tiếp tục nghiên cứu phát triển lớp các tên lửa có cánh KH-55 trang bị cho máy bay nhằm mở ra những khả năng tác chiến mới về nguyên tắc cho Không quân tầm xa (Không quân chiến lược Nga), đảm bảo chức năng kiềm chế chiến lược phi hạt nhân cho lực lượng này.

Một loại vũ khí chính xác cao khác đang được tập đoàn quan tâm phát triển là các bom hàng không có điều khiển. Trong rất nhiều trường hợp việc sử dụng bom hàng không có điều khiển có hiệu quả không kém gì sử dụng các tên lửa có cánh.

Hiện nay các bom hàng không được trang bị các hệ thống dẫn đường công nghệ cao khác nhau như – vô tuyến truyền hình- so sánh, lazer- ổn định kiểu con quay và dẫn đường vệ tinh. Sự phát triển tiếp theo của bom hàng không chủ yếu theo hướng tăng độ chính xác và cự ly sử dụng loại bom này.

Ai cũng biết là lớp máy bay không người lái đang phát triển mạnh và nhiệm vụ cấp thiết là chế tạo các bom hàng không có kích thước nhỏ – dưới 100 kg (cho các máy bay đó).

Song song với việc phát triển các phương tiện tiêu diệt đường không, tập đoàn cũng phát triển rất thành công các loại vũ khí dùng cho tàu chiến trên biển. Tập đoàn đang thiết kế một hệ thống vũ khí rất độc đáo phát triển từ mẫu của các tên lửa ngầm tốc độ cao Shkval; -E có thể đạt vận tốc hành trình 100 m/s trong nước. Vũ khí phòng thủ trên biển gồm có tổ hợp kích thước nhỏ chống ngầm Paket-E/NK có thể tiêu diệt không chỉ các tàu ngầm mà còn cả ngư lôi ở cự ly gần.

Mục đích chiến lược của sự phát triển của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật là phát triển cân bằng, năng động và bền vững trên cơ sở duy trì và củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường vũ khí, tạo lập được vị trí hàng đầu trong việc đưa ra các sản phẩm có tính đột phá ra thị trường vũ khí và tạo ra nhu cầu của thị trường đối với loại sản phẩm đó.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

>> Kho tên lửa của Đài Loan có gì ?

Hiện Đài Loan đang sở hữu nhiều loại tên lửa: Hùng Phong 2E, Hùng Phong 3, RIM-7 Sparow, Ray Ting 2000... Sắp tới là hệ thống phòng không Patriot PAC-III.

>> Chiến tranh Trung Quốc - Đài Loan : Đâu dễ xảy ra
>> Tên lửa “Hùng phong-3” của Đài Loan có diệt được tàu sân bay?




Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Nếu thông tin trên là chính xác, thì tên lửa mới này sẽ bổ sung thêm vào kho tên lửa hiện đại của Đài Loan, tạo nên sức mạnh lớn cho lực lượng tên lửa nước này. Hiện Đài Loan đang sở hữu nhiều loại tên lửa hiện đại: Hùng Phong 2E, Hùng Phong 3, RIM-7 Sparow, Ray Ting 2000, và trong tương lai gần là hệ thống phòng không Patriot PAC-III... (Tên lửa Ray Ting 2000)

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hùng Phong-2E có chiều dài 6,25 m, đường kính 0,50 m, trọng lượng khoảng 1.600 kg, và mang đầu đạn 200 kg (có nguồn nói 400-450 kg).
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa có tầm bắn trên 600km đã được triển khai khu vực phía Bắc đảo Đài Loan, hiện nước này đã hoàn tất việc triển khai các hệ thống chỉ huy, điều khiển, kiểm soát và điều phối mục tiêu cho 3 trung đội được trang bị Hùng Phong – 2E.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đài Loan phát triển Hùng Phong-2E để làm phương tiện răn đe Trung Quốc. Một khi xảy ra xung đột vũ trang, bằng các tên lửa này, Đài Loan có thể tấn công các sân bay và căn cứ quân sự ở Đông Nam Trung Quốc, cũng như hàng loạt thành phố lớn, kể cả Thượng Hải và Hong Kong.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đài Loan cho biết, Hùng Phong-2E chỉ là tên lửa chống hạm và bác bỏ khả năng tên lửa này có chức năng tấn công mặt đất, tuy nhiên phía Trung Quốc cho rằng, Hùng Phong-2E có khả năng tấn công các mục tiêu chính trị và quân sự ở khắp Đông Nam Trung Quốc và vì thế, đe dọa nghiêm trọng sự ổn định quan hệ 2 bờ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hùng Phong 3: Biến thể của Hùng phong-3 đã được cho công bố rộng rãi vào năm 2007 trong buổi lễ diễu binh tại Đài Bắc nhân ngày đảo Đài Loan tuyên bố độc lập. Hiện nay, tên lửa loại này đang được biên chế cho các tàu chiến của Hải quân Đài Loan.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hùng Phong - 3 phiên bản mới có tầm bắn tới 400 km, đạt tốc độ Mach 3 (gấp 3 lần tốc độ âm thanh), và có độ chính xác rất cao.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình Hùng Phong - 3, được mệnh danh là “sát thủ Liêu Ninh”, có 3 phiên bản sử dụng trên mặt đất, trên tàu ngầm và tàu mặt nước với tầm bắn lần lượt là 500km, 300km và 130km. Với phiên bản mới này, sức mạnh của các tàu chiến Đài Loan được tăng lên một cách mạnh mẽ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đài Loan sẽ trang bị Hùng phong-3 trên các bệ phóng di động, để tránh bị phát hiện trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công ném bom. Hoặc trang bị cho 8 chiến hạm lớp Chenggong và 7 chiếc ca nô tuần tiễu. Mỗi chiếc tàu này sẽ biên chế 4 tên lửa Hùng phong-3. Ông Chiang Wu-ying – Phó Giám đốc dự án nghiên cứu tên lửa cho biết: “Tốc độ của Hùng Phong III là quá nhanh và quá khó để có thể chống cự lại với nó”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RIM-7 Sparow: RIM-7 Sparrow là loại tên lửa không-đối-không tầm trung dẫn hướng bằng radar bán chủ động được sử dụng bởi Không quân và Hải quân Hoa Kỳ cùng lực lượng của nhiều nước đồng minh khác. Tên lửa Sparrow và các biến thể của nó là công trình phát triển tên lửa không-đối-không truy kích ngoài tầm nhìn (BVR: beyond visual range) chủ yếu của phương Tây từ thập niên 1950 cho đến những năm 1990. Hiện nó vẫn được tiếp tục sử dụng trong quân đội nhiều nước.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tuy nhiên Đài Loan cho biết, quân đội nước này đã chuyển vào kho dự trữ hàng trăm tên lửa không đối không và đất đối không AIM/RIM-7 Sparrow sau nhiều trục trặc trong quá trình thử nghiệp hồi đầu năm 2011.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trong quá trình thử nghiệm hồi tháng 3/2011, 2 trong số 4 tên lửa được phóng đi không tiêu diệt được mục tiêu giả định. Trước đó, vào tháng 1/2011, 3 tên lửa cũng bị trục trặc kỹ thuật, 1 chiếc RIM-7 chỉ phóng lên không được 200 m thì đâm đàu xuống biển, còn 2 chiếc khác trượt mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đài Loan mua tên lửa Sparrow của Mỹ từ nửa đầu thập niên 1990. Tổng cộng, không quân Đài Loan đã được trang bị khoảng 1.100 tên lửa Sparrow, phần lớn đã được cải tiến. Đây là loại tên lửa tầm trung, phóng được trong mọi điều kiện thời tiết.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Ray Ting 2000: Được biết, Ray Ting 2000 được phát triển bởi các nhà khoa học quân sự thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Chung-shan. Nó có thể khởi động 40 tên lửa trong vòng 1 phút ở phạm vi 45 km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ray Ting 2000 có thể gắn trên xe tải và chỉ mất 8 phút để triển khai hoạt động.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hiện Đài Loan có kế hoạch sản xuất 50 hệ thống tên lửa loại này với chi phí 14,5 tỷ Đài tệ (483 triệu USD).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các tên lửa mới có khả năng vô hiệu hóa quân đổ bộ của đối phương từ trước khi tiến được đến bờ. Tên lửa được gắn trên xe tải nhằm tăng tính cơ động. "Sau khi được trang bị các vũ khí mới, khả năng chống lại quân đổ bộ của quân đội Đài Loan sẽ tăng lên nhiều lần", tờ Liberty Times dẫn lời một quan chức quân sự Đài Loan nói.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Patriot PAC-III: Theo cam kết mới nhất được Mỹ đưa ra ngày 8/1, trong năm 2015 nước này sẽ bán cho Đài Loan hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC-III. Nếu cam kết này được thực hiện thì kho tên lửa của Đài Loan được tăng thêm sức mạnh khủng khiếp.
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Patriot PAC-III được nâng cấp từ Patriot PAC-II được trang bị hệ thống dẫn đường mới GEM-T (Guidannce enhanced missile) Tên lửa ERINT sử dụng nhiên liệu rắn một tầng tấn công trực tiếp cơ động cao. Phạm vi tấn công các tên lửa đạn đạo gần 1.000 km. Kích thước nhỏ gọn đáng kể so với các "tiền nhiệm", ERINT có thể được bố trí tới 16 quả cho mỗi bệ phóng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Patriot PAC-III dài 5,2 m, có đường kính 0,4m và sải cánh 0,85m. Đầu nổ của nó mang 90 kg thuốc nổ mạnh sẽ tạo ra một vùng sát thương lớn giúp tiêu diệt mục tiêu dễ dàng. Tên lửa Patriot được trang bị hệ thống dẫn đường TVM, có thể cập nhật liên tục dữ liệu của mục tiêu cho trung tâm chỉ huy mặt đất.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Patriot PAC-III có thể tấn công được các mục tiêu có diện tích phản xạ radar cực nhỏ như tên lửa hành trình. Màn hình radar dẫn đường cho tên lửa Patriot. Nó được dẫn đường bằng radar tìm, phát hiện, theo dõi mục tiêu và điều khiển tên lửa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống radar này được đặt trên xe cơ động, có thể phát hiện mục tiêu bay ở khoảng cách lên đến 100 km trong điều kiện nhiễu mạnh và theo dõi trực tiếp 100 mục tiêu cùng lúc. Tên lửa cũng được đặt trên xe phóng cơ động. Mỗi xe phóng mang 16 tên lửa Patriot PAC-3. Các xe phóng luôn giữ liên lạc với xe chỉ huy loại AN/MSQ-104 khoảng cách giữa các xe có thể lên đến 10 km, giúp Patriot có thể phòng thủ trên diện tích rất rộng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống này là một khi trạm chỉ huy bị phá hủy, thì toàn bộ hệ thống sẽ bị tê liệt hoàn toàn, mất hết khả năng tác chiến.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mặc dù Đài Loan cho biết việc mua sắm và sản xuất tên lửa của mình chỉ mang tính chất phòng thủ, nhưng với kho vũ khí của mình hiện có khiến cho Trung Quốc tỏ ra lo lắng thực sự.


Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

>> Tên lửa DH-10 của Trung Quốc vô dụng ở Đông Nam Á

Cơ chế dẫn đường của tên lửa hành trình đối đất DH-10 kém chính xác và không hiệu quả với địa hình khu vực Đông Nam Á.

>> Sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc


Cuộc hành trình săn lùng công nghệ tên lửa LACM

Chương trình phát triển tên lửa hành trình tấn công mặt đất (LACM) được Trung Quốc khởi xướng từ năm 1990.

Đến năm 1991, trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, 80% tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk của Mỹ đã đánh trúng mục tiêu với CEP (sai số vòng tròn bán kính) chỉ 3m. Thành tích này thúc đẩy Trung Quốc lao vào cuộc tìm kiếm công nghệ tên lửa hành trình bằng mọi giá.

Quá khó khăn để tiếp cận công nghệ của phương Tây, đích hướng cho cuộc săn lùng công nghệ này không ở đâu khác ngoài Nga.

Các báo cáo không chính thức cho biết, sự phát triển của tên lửa hành trình DH-10 có sự giúp đỡ kỹ thuật từ phía Nga và Ukraine. Bên cạnh đó, việc săn lùng các tên lửa Tomahawk bị lạc đường và không phát nổ cũng được ráo riết thực hiện.

Báo cáo của Viện 2049, một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về châu Á có trụ sở tại bang Virginia, Mỹ cho biết: Trong chiến dịch tấn công tiêu diệt Bin Laden ở Afghanistan (1998), Mỹ đã phóng đi 75 tên lửa Tomahawk và một số trong chúng đã rơi xuống mà không phát nổ. Trung Quốc đã không mấy khó khăn để có được những tên lửa “xịt” này để nghiên cứu các công nghệ liên quan.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đã có được tên lửa hành trình tấn công mặt đất DH-10 sau nhiều cuộc "săn lùng" bằng mọi giá Ảnh: Ausairpower

Báo cáo của Global Security cho biết, trong năm 1993, Trung Quốc xây dựng một trung tâm phát triển công nghệ tên lửa hành trình đối đất ở một khu vực lân cận Thượng Hải. Đến năm 1995, một số chuyên gia tên lửa từ Nga đã được tuyển dụng vào làm việc cho trung tâm này.

Báo cáo cũng cho biết, bằng cách nào đó Trung Quốc đã có được một tập tài liệu kỹ thuật liên quan đến một hệ thống tên lửa hành trình của Nga.

Một báo cáo chưa được xác nhận cho biết, trong giai đoạn 1999-2001, Ukraine xuất khẩu khoảng 18 tên lửa hành trình đối đất tầm xa Kh-55 có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân cho Trung Quốc và Iran. Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng Trung Quốc có được thiết kế của tên lửa Kh-65SE (biến thể xuất khẩu tầm ngắn của Kh-55).

Kết quả của những nỗ lực trên, sau một thời gian dài miệt mài tìm kiếm, nghiên cứu, sao chép, chế tạo, Trung Quốc đã có "đứa con lai Nga-Mỹ” là DH-10.

Tuy nhiên, tương tự như sự phát triển của các hệ thống vũ khí khác của Trung Quốc, sự phát triển, tên gọi chính thức của chương trình tên lửa LACM Trung Quốc khá mơ hồ và không rõ ràng.

Sự phát triển của chương trình này đôi khi cũng nhầm lẫn với chương trình phát triển tên lửa hành trình đối đất HN-1.

Những thông số không kiểm chứng

Tên lửa hành trình đối đất DH-10 được cho là đã triển khai hoạt động trong giai đoạn 2004-2005 cùng với việc thành lập lữ đoàn tên lửa hành trình thuộc "lực lượng nhị pháo" (cách gọi lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc) có trụ sở tại Kiến Thủy, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Báo cáo của Global Security cho biết, đến hết năm 2008, Trung Quốc đã triển khai 200-500 tên lửa hành trình đối đất DH-10.

Một biến thể khác của DH-10 là CJ-10 đã được triển khai trên máy bay ném bom chiến lược H-6M.

http://nghiadx.blogspot.com
Khả năng của những loại vũ khí "con lai" kiểu này gần như không thể kiểm chứng từ một bên thứ 3. Ảnh: Sinodefence

Tầm bắn chính xác của DH-10 cũng là con số không được kiểm chứng, ít nhất là đến thời điểm hiện tại.

Tầm bắn của tên lửa DH-10 được dự đoán từ 1.500-4.000km, tuy nhiên, nếu dựa vào kích thước, trọng lượng tên lửa thì tầm bắn của DH-10 khoảng từ 1.500-1.800km là hợp lý. Độ chính xác (tính bằng chỉ số CEP) của DH-10 được dự đoán ở mức 10m.

Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ trong tháng 3/2009 cho biết, một biến thể khác của DH-10 là CH-10 sao chép hoàn toàn từ tên lửa hành trình Kh-55 đã được phát triển. Có khoảng 250 tên lửa cùng với 20-30 bệ phóng đã được triển khai, tầm bắn của biến thể này được cho là từ 1.500-2.000km.

Trong tháng 7/2012, một số bức ảnh đăng tải trên các diễn đàn quân sự Trung Quốc cho thấy, có vẻ tên lửa DH-10 được triển khai hoạt động trên tàu khu trục Type-052C.

>> Khu trục hạm Type 052C của Hải quân Trung Quốc

Vô dụng trong khu vực Đông Nam Á

Một trong những yêu cầu quan trọng đối với tên lửa hành trình đối đất là cơ chế dẫn đường. Đây là nhân tố quyết định của bất kỳ loại vũ khí có điều khiển nào. Đối với Trung Quốc, phát triển cơ chế dẫn đường cho DH-10 là một thách thức lớn.

Để có thể tấn công chính xác các mục tiêu cách xa hàng ngàn kilomet, tên lửa đòi hỏi phải có hệ thống dẫn đường rất tinh vi và kết hợp nhiều cách dẫn đường khác nhau nhằm tăng độ chính xác.

Tên lửa DH-10 được cho là sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp giữa dẫn đường quán tính (INS), dẫn đường men theo địa hình TERCOM và GPS.

Tuy nhiên, để tên lửa có thể hoạt động với hệ thống dẫn đường men theo địa hình TERCOM thì bản đồ khu vực mục tiêu cần được lập sẵn và đưa vào bộ nhớ của tên lửa. Khi đó, radar đo độ cao của tên lửa sẽ ghi nhận các thông số về khu vực đang bay và chuyển vào một bộ nhớ nhỏ trong tên lửa để thực hiện các phép tính.

Các thông số có được sẽ được tổ chức thành một dải các phép đo tương tự như một bản đồ, bản đồ tạm này sẽ được so sánh với bản đồ đã được lưu trữ từ trước để xác đinh vị trí và hướng, những thông tin này sẽ được sử dụng để điều chỉnh đường bay của tên lửa.

http://nghiadx.blogspot.com
Sử dụng DH-10 tại ĐNA là không phù hợp và nguy cơ rất lớn đối với thường dân Ảnh:Ausairpower

Trong khi đó, Trung Quốc rất khó để lập được bản đồ địa hình đối với khu vực có địa lý phức tạp như Đông Nam Á. Trung Quốc không thể sử dụng máy bay do thám xâm nhập sâu vào bên trong không phận các quốc gia có chủ quyền để lập bản đồ mặt đất.

Hơn nữa, theo các báo cáo không chính thức, hệ thống dẫn đường chủ đạo cho tên lửa DH-10 là GPS. Tuy nhiên, việc sử dụng tín hiệu GPS dân sự để dẫn đường cho một tên lửa quân sự chắc chắn không phải là lựa chọn khả thi, vì tín hiệu GPS dân sự rất dễ bị gây nhiễu. Nếu tên lửa DH-10 dựa vào hệ thống dẫn đường này thì khả năng đe dọa của nó là không đáng kể.

Tên lửa DH-10 có thể dựa vào hệ thống dẫn đường quán tính để tìm đến mục tiêu, song đối với giải pháp này, chỉ số CEP sẽ rất lớn.

Một khả năng được đề cập đến, trong trường hợp Mỹ cắt tín hiệu GPS tại khu vực tác chiến, tên lửa DH-10 có thể dựa vào hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga để tấn công mục tiêu. Song hiện nay, tín hiệu dận sự của hệ thống GLONASS chưa được phủ sóng toàn cầu, nên mức độ tin cậy của biện pháp này không khả quan hơn so với sử dụng tín hiệu GPS dân sự.

Một phương pháp khác là sử dụng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu do Trung Quốc phát triển. Tuy nhiên, thời điểm hệ thống này đi vào hoạt động vẫn chưa được xác định, mức độ chính xác của hệ thống định vị vệ tinh này vẫn là một câu hỏi chưa thể giải đáp.

Cần nhớ lại rằng, tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk trở nên kém hiệu quả khi hoạt động tại những khu vực có địa hình hiểm trở.

75 tên lửa đã được Mỹ phóng đi trong năm 1998 nhưng không tiêu diệt được bin Laden. Một lượng lớn các tên lửa trượt mục tiêu, rơi vào các khu vực dân sự gây ra cái chết cho hàng trăm thường dân.

Vì vậy, tên lửa DH-10 hay các loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất khác của Trung Quốc mang lại cho quốc gia này khả năng răn đe quân sự đáng kể... trên lý thuyết.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

>> Trung Quốc nằm trong tầm ngắm của tên lửa Đài Loan

Lần đầu tiên Đài Loan đã bố trí hàng loạt tên lửa Hùng Phong 2 E do chính hòn đảo này sản xuất có tầm bắn lên đến 500 km có khả năng tấn công vào các cơ sở quân sự của Trung Quốc dọc bờ biển phía Đông Nam.

>> Tàu sân bay Trung Quốc có thể bị đánh chìm bởi tàu ngầm Đài Loan
>> 1200 quả tên lửa Trung Quốc đặt Đài Loan trong tầm ngắm


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hùng Phong 2 E của Đài Loan


Theo đó, sau rất nhiều năm bị tên lửa Trung Quốc đe dọa lần đầu tiên Đài Loan đã trang bị hỏa tiễn trả đũa.

Theo tờ Nhật báo Tự do hàng loạt tên lửa hành trình Hùng Phong 2 E đã chính thức đưa vào bệ phóng. Việc này nằm trong kế hoạch bí mật mang tên Diều Hâu trị giá 30 tỉ đô la Đài Loan tương đương 1 tỉ đô la Mỹ.

Theo AFP, các chuyên gia quân sự nhận định nếu xung đột xảy ra, Đài Loan nằm trong tầm tấn công của ít nhất 1.600 tên lửa Trung Quốc.

Với Hùng Phong 2 E, Đài Loan có thể phản công phá hủy các căn cứ quân sự, sân bay, hải cảng của Giải phóng quân Trung Quốc nhất là khu vực duyên hải Đông Nam của Trung Quốc đại lục.

Theo một nguồn tin quân sự Đài Loan cho biết, hiện nay nước này đang bố trí khoảng 100 tên lửa Hùng Phong 2 E ở khu vực này.

Đây là lần đầu tiên Đài Loan thể hiện rõ lập trường hướng tên lửa hàng trình số 1 của mình vào lãnh thổ Trung Quốc, mặc dù ông Mã Anh Cửu, lãnh đạo Đài Loan đang có lập trường hòa dịu với Bắc Kinh.

Tuy báo chí Đài Loan và chuyên gia quốc phòng bình luận rộng rãi về tin này, nhưng Bộ Quốc phòng Đài Loan giữ im lặng.



http://nghiadx.blogspot.com
Theo một nguồn tin quân sự Đài Loan cho biết hiện nay nước này đang bố trí khoảng 100 tên lửa Hùng Phong 2 E hướng về phía Đông Nam Trung Quốc

Cách đây ít lâu tờ China Post cho biết: máy bay chiến đấu tấn công và tên lửa đất-đối-không được triển khai tại một căn cứ không quân mới ở tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc với bán kính hoạt động bao phủ cả Đài Loan và các đảo tranh chấp ở Biển Đông.

Vũ khí đang được triển khai bao gồm các loại máy bay chiến đấu J-10, Sukhoi Su-30, máy bay tấn công không người lái, và tên lửa S-300.

Tuy nhiên, các quan chức tình báo Đài Loan không quá quan tâm, nói rằng dự án có thể nhằm để để tăng cường sẵn sàng chiến đấu của Trung Quốc chống lại các nước có tranh chấp chủ quyền biển với Trung Quốc có thể bùng phát trong vùng Biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ Không quân mới của Trung Quốc mang tên Thủy Môn ở tỉnh Phúc Kiến cách Đài Bắc 246km, đảo Điếu Ngư 380km và mỏ dầu biển Đông Hải 200km

Sân bay mới của Trung Quốc chỉ cách Đài Bắc 246 km về phía đông nam; quần đảo Điếu Ngư (gọi là quần đảo Senkaku ở Nhật Bản) 380 km về phía đông của nó, và các giếng dầu Chunxiao ở nước ngoài, 200 km về phía đông bắc của nó. Tuy nhiên, nó cũng nằm trong phạm vi radar của Đài Loan.

Máy bay cất cánh từ đường băng có thể tiếp cận bầu trời của Đài Bắc trong ít hơn 10 phút.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

>> Cận cảnh chế tạo tên lửa S-300 của Nga

Hiện nay nhu cầu của khách hàng quốc tế với tên lửa S-300 của Nga ngày càng tăng cao. Các nhà máy sản xuất ở Nga phải hoạt động hết công suất.

http://nghiadx.blogspot.com
Thợ ráp nguội Iury Ugrov điều chỉnh tên lửa vào ống chứa vận tải

http://nghiadx.blogspot.com
Hiệu chỉnh hệ thống điều khiển tên lửa

http://nghiadx.blogspot.com
Tổng giám đốc nhà máy Avangard Gennady Kozhin.

http://nghiadx.blogspot.com
Hiệu chỉnh toàn bộ bằng máy

http://nghiadx.blogspot.com
Ống chứa tên lửa S-300

http://nghiadx.blogspot.com
Phân xưởng chọn lọc tên lửa S-300

http://nghiadx.blogspot.com
Kiểm tra kha năng chịu nước của ống chứa tên lửa

http://nghiadx.blogspot.com
Chuẩn bị nắp ống chứa tên lửa trước khi lắp ghép

http://nghiadx.blogspot.com
Trạng thái tên lửa: very good

http://nghiadx.blogspot.com
Biểu tượng của nhà máy tên lửa Avangard

http://nghiadx.blogspot.com
Kiểm tra lần cuối

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đi vào ống chứa

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang