Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 29 tháng 5 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

>> Biển Đông cuộn sóng

Sóng Biển Đông đang gầm gào thét gọi, lay động những tâm hồn Việt Nam chẳng thể nào ngủ yên vì những hành vi xâm phạm chủ quyền đất nước. Đây không là hành vi của bọn cướp biển Xômali của một quốc gia đang chao đảo, mà là hành vi của các lực lượng cưỡi trên những con tàu “hải giám” được trang bị đến tận răng và được hỗ trợ bởi nào là máy bay tàng hình, nào là hàng không mẫu hạm hòa tấu với sự ngụy biện bằng những lời đường mật mỹ miều cũ kỹ cố tân trang song càng tân trang lại càng tương phản.

Ở cạnh một nước láng giềng với mong muốn “tối lửa tắt đèn có nhau”, chúng ta cứ ao ước được “bên ni biên giới là mình, bên kia biên giới cũng tình anh em”. Và trong trái tim nhân dân của hai nước Việt-Trung bao đời, những người dân hiền lành, lương thiện, luôn dành chỗ cho tình hữu nghị anh em từng cưu mang cứu giúp lẫn nhau trong cơn hoạn nạn.

Không phải ngẫu nhiên mà căn cứ địa thần thánh của cách mạng và kháng chiến của ta trong thế kỷ XX được xây dựng kề sát biên giới Việt Trung, và những chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã ghi tạc vào lòng sự đùm bọc của bà con người Hoa bên kia biên giới trong những ngày đen tối của xiềng xích thực dân, đế quốc, phát xít. Cũng chính nơi đây, sau 30 năm bôn ba bốn biển năm châu tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã dừng lại tại cột mốc biên giới để xúc động cúi hôn nắm đất quê hương.



Hải quân Việt Nam đang từng bước xây dựng chính quy,hiện đại, bảo vệ vững chắc vùng biển của Tổ quốc (Ảnh: Hoàng Long)

Rồi đến hôm nay, đúng một trăm năm ngày Bác ra đi tìm đường, những cột mốc nằm suốt dải biên giới Việt - Trung đã được xác định và gia cố vững chắc để khẳng định trên thực địa tính tôn nghiêm của quyền lãnh thổ bất khả xâm phạm của một quốc gia. Thế nhưng cùng với việc thỏa thuận cột mốc biên giới trên bộ, thì “chiếc lưỡi bò” với toan tính lấn chiếm lại thè ra muốn liếm trọn Biển Đông để thỏa cơn khát năng lượng của một cường quốc đang công nghiệp hóa và hiện đại hóa bằng bất cứ giá nào.

Việc làm này của Trung Quốc đi ngược lại với nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc anh em vốn muốn sống hòa hiếu, muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, cũng đi ngược lại với thiện chí của nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc từng có những hành động và ý nguyện thiết thực xây đắp mối quan hệ Việt – Trung thực sự tốt đẹp.

Theo các số liệu do Bloomberg tổng hợp thì nguồn dự trữ dầu của Trung Quốc đã sụt giảm gần 40% kể từ năm 2001. Để thỏa mãn nhu cầu về năng lượng thì Biển Đông với diện tích khoảng 3.500.000 km2, chứa đựng hơn 50 tỉ tấn dầu thô và hơn 20 nghìn tỉ mét khối khí (con số này gấp khoảng 25 lần trữ lượng dầu và 8 lần trữ lượng khí của Trung Quốc đã được ghi nhận) quả thật là “vịnh Ba tư thứ hai” theo cách nói của tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ra ngày 19-4-2011, là kho dự trữ lý tưởng mà cơn khát năng lượng của nước này nhằm vào.

Cho nên, cùng với sự kiên quyết bảo vệ chủ quyền, cần phải làm cho nhân dân Trung Quốc biết về những hành động của một bộ phận lãnh đạo của họ đối với nước láng giềng Việt Nam. Trong khi cố gắng hàn gắn và củng cố mối quan hệ song phương với Trung Quốc thì đồng thời chúng ta phải làm cho cộng đồng quốc tế biết về thiện chí của ta và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông để thế giới hiểu thêm về Trung Quốc mà họ vốn rất cảnh giác trong quan hệ.

Điều quan trọng nhất là trong khi mở ra một mặt trận đối ngoại để tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế, phải ra sức cải thiện hình ảnh Việt Nam trong lòng bè bạn. Để có được cái đó thì xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh làm chỗ dựa vững chắc cho mọi giải pháp cần phải có nhằm bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Để làm được việc này cũng cần phê phán luận điệu đang được tung lên nhằm kích động chủ nghĩa dân tộc Đại Hán, đành phải dẫn ra đây để mỗi người Việt Nam có lòng tự trọng dân tộc tỏ tường hành động của Trung Quốc: “Một nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói một câu, trẻ con không nghe lời phải đét đít.

Sau đó 10 vạn đại quân điều tới biên cương. Còn bây giờ thì sao? Trẻ con không những không nghe lời mà còn hoàn toàn không thèm để mắt tới người lớn. Ngang nhiên nói, tiến hành bầu cử quốc dân trên các đảo bãi xâm chiếm phi pháp tại Biển Đông, còn gào thét đó là công việc nội bộ của quốc gia, nói là, phải dùng vũ lực bảo vệ chủ quyền thần thánh không thể xâm phạm của đất nước mình. Điều đó chẳng phải là chống lại trời thì là cái gì. Liệu không thể đét đít chăng? Không cho bài học, từ nay trở đi liệu có ổn không? Không đánh bây giờ thì đợi đến khi nào?”. Đây là lời trích trong bài “Liệu khi Trần Tổng Tham mưu trưởng trở về [tức là Trần Bỉnh Quốc vừa có chuyến công du đến Mỹ] có là lúc dạy cho An Nam bài học?”.

Việc ngang nhiên cho tàu “hải giám” [thực chất là tàu quân sự] xâm nhập vùng biển của ta để cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh là một bước leo thang nhằm thực hiện ý đồ nói trên. Cần hiểu rằng, đây chỉ là khúc nhạc dạo đầu để thăm dò thái độ của Việt Nam mà thôi. Và nếu như không có một thái độ thật cứng rắn thì từ khúc nhạc dạo đầu đó nó sẽ là một bản “hòa tấu” quen thuộc của những lời có cánh đi liền với những hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Đúng như sự nhận định của thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an ngày 31-5-2011: “Chủ quyền quốc gia là tối thượng của một dân tộc, là vĩnh cửu, là trường tồn. Không ai có quyền được mặc cả độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình cả... Phải nói rõ việc làm của Trung Quốc đã vi phạm gì, vi phạm đến đâu sự độc lập của chúng ta, để cho thế giới biết chúng ta không kích động chủ nghĩa dân tộc mà là tinh thần tự tôn dân tộc”.

Lòng yêu nước gắn làm một với tinh thần tự tôn dân tộc là điểm nhạy cảm nhất trong tâm thế Việt Nam, chạm đúng vào điểm nhạy cảm ấy là một sức mạnh vô bờ được bật dậy “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ” như Bác Hồ đã từng phân tích. Đây chính là lúc phải biết tiếp tục phát huy truyền thống Việt Nam quật cường bất khuất không bao giờ chịu hèn yếu cúi đầu khuất phục cho dù kẻ thù có hung bạo đến đâu.

Kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy, chỉ giữ được hòa hiếu nếu chúng ta có đủ thực lực. Khi Nguyễn Trãi nhằm “sửa hòa hiếu cho hai nước, tắt muôn đời chiến tranh” đã “nghĩ kế lâu dài đất nước, tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh” [Bình Ngô đại cáo]. Mà làm được vậy vì thực lực của cuộc kháng chiến ở thế kỷ XV buổi ấy vốn đã từng “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn; voi uống nước, nước sông phải cạn, Đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông”.[Bình ngô đại cáo]

Cũng vì vậy, đúng một năm trước ngày Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, Hồ Chí Minh từng căn dặn : “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn”. Để có đủ thời gian gây dựng thực lực, Hồ Chí Minh đã từng khai thác bất cứ khả năng nào có thể, cho dù là nhỏ nhất, để nhân nhượng nhằm kéo dài thời kỳ hoà bình mong manh. Thế nhưng, “Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa..Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ”. Đó chính là bản lĩnh của Hồ Chí Minh.

Có được bản lĩnh ấy vì Hồ Chí Minh tin chắc vào sức mạnh của dân tộc mình, biết cách khởi động và đẩy tới đỉnh cao sức mạnh đó bằng đường lối đại đoàn kết dân tộc. “Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên”. Nội hàm của khái niệm “đồng bào” của Hồ Chí Minh rất rộng lớn và dứt khoát : “bất kỳ đàn ông đàn bà, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Vũ khí vạn năng của “người Việt Nam” là lòng yêu nước và ý chí quật cường lưu truyền trong huyết quản. Chính cái đó là chất xi măng gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng của dân chủ và tự do được nghiêm chỉnh thực hiện. Bởi lẽ, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”.

Đã đúng một trăm năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước để có một đất nước như hôm nay. Đúng vào dịp này, tiếng sóng biển vỗ dưới thân tàu “đưa tiễn Bác” thuở nao nay lại đang sục sôi gầm thét về hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam, khúc dạo đầu cho toan tính liếm trọn Biển Đông để thỏa cơn khát năng lượng.

Chúng ta khát khao hòa hiếu và hữu nghị với các nước láng giềng. Tuy nhiên, hòa bình và hòa hiếu không thể bằng sự nhân nhượng mà có được. Bởi vậy, phải thường trực nuôi dưỡng và phát huy ý chí quật cường bất khuất mà ông cha ta bao đời nuôi dưỡng để biến thành vũ khí mầu nhiệm bảo vệ chủ quyền. Kỷ niệm một trăm năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước đúng vào lúc mà Biển Đông đang nổi sóng. Đây không còn là “sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương” của trăm năm trước khi đất nước còn trong xiềng xích của thực dân, đế quốc, phát xít mà là tiếng sóng phẫn nộ của một đất nước độc lập, thống nhất đang đối diện với hành động và mưu toan lấn chiếm chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia từng hiên ngang đứng bên bờ Thái Bình Dương đầy thử thách. Biển Đông đang cuộn sóng.

Biết cách khởi động sức mạnh toàn dân để bảo vệ chủ quyền là việc cần kíp hôm nay. Đó
là chính cách thiết thực kỷ niệm và học tập bản lĩnh Hồ Chí Minh.
(Nguồn :: Vitinfo)

>> Hồ sơ tranh chấp trên quần đảo Falkland (P1)



Xung đột giữa Anh và Argentina trên quần đảo Falkdland năm 1982 cảnh báo xu hướng các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước trên thế giới.

Hồ sơ về quần đảo này để lại cho thế giới bài học lớn về cách hành xử giữa các cuộc gia, sự thiệt hại không đáng có nếu giải quyết tranh chấp bằng vũ lực.

Vị trí chiến lược của quần đảo Falkland

Quần đảo Falkland, có tên tiếng Tây Ban Nha là Malvinas, nằm ở phía Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Nam Mỹ khoảng 460 km. Quần đảo Falkland gồm hai đảo chính của Đông Falkland và Tây Falkland, cùng với hơn 776 hòn đảo nhỏ hơn. Hiện tại, Falkland là lãnh thổ tự trị của Anh với thủ phủ Stanley, Đông Falkland. Tổng diện tích của quần đảo là 12.173 km2. Cho đến nay, dân số đạt khoảng 2.379 người, phần lớn tập trung tại thủ đô Stanley.

Falkland có lịch sử khá phức tạp. Những nhà thám hiểm người Anh phát hiện ra hòn đảo vào năm 1592, nhưng nước này chưa tuyên bố chủ quyền với quần đảo. Mãi đến năm 1690, nơi đây được đặt tên theo một đô đốc Anh đầu tiên đặt chân tới đây.

Tuy nhiên, đến thế kỷ 18, một nhóm người Pháp tới đây khai hoang và cư ngụ tại đây trong một thời gian ngắn, tiếp sau là Tây Ban Nha với việc tuyên bố chủ quyền với hòn đảo.



Nằm ở gần Nam Mỹ, Falkland có vai trò chiến lược với Anh trong việc thực hiện nhiệm vụ ở Nam Cực và kiểm soát khu vực Nam Mỹ, cũng như khai thác nguồn lợi từ dầu mỏ tại đây.


Điểm nhấn chính là việc Argentina, lấy tư cách là người thừa kế của Tây Ban Nha để chiếm quyền sở hữu trên hòn đảo, nhưng quân đội Anh đã giành lại nó vào năm 1833.

Kể từ đó, người Anh định cư lâu dài ở đây với nghề nghiệp chính là sản xuất lông cừu. Mãi đến năm 1982, cuộc chiến Falkland nổ ra giữa Anh và Argentina trong vòng 2 tháng, rốt cuộc, Anh tiếp tục làm chủ quần đảo.

Vị trí chiến lược của quần đảo Falkland gần gũi với khu vực phía nam của Nam Mỹ và Nam Cực. Nó là bàn đạp cho bất kỳ lực lượng nào muốn tiến hành các nhiệm vụ quân sự và dân sự ở Nam Cực. Với riêng nước Anh, vị trí này rất quan trọng trong việc tăng cường kiểm soát ở khu vực Nam Mỹ.

Vai trò của Falkland được minh chứng trong chiến thắng của Quân đội Anh đối với Hạm đội châu Á của Đức năm 1914, trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đến năm 1939, quần đảo trở thành nơi đóng quân của Hải quân Hoàng gia Anh tham gia trận chiến River Plate.

Vai trò về giao thông và kinh tế cũng khẳng định tầm quan trọng của quần đảo Falkland. Ngoài những hoạt động truyền thống về khai thác than, đánh bắt cá và cảng biển, những giếng dầu phong phú trong vùng lãnh hải của quần đảo là nhân tố giúp phát triển kinh tế cho bản thân người dân ở Falkland và Anh. Theo tính toán, trữ lượng của khu vực lên tới 60 triệu thùng (tương đương 9,5 tỷ mét khối).

Du lịch cũng dần trở thành thế mạnh của quần đảo này. Hàng năm, hàng chục nghìn du khách đến thăm quần đảo trên những chiếc tàu du lịch, hấp dẫn với hệ động/thực vật đa dạng cùng các cơ sở nghỉ dưỡng được đầu tư hiện đại.

Cuộc chiến Falkland năm 1982

Khơi mào chiến tranh:

Không phải ngẫu nhiên, Argentina khơi mào cuộc chiến và xung đột tại quần đảo Falkland. Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi bộ máy cầm quyền của nước này.

Đầu năm 1982, sau cuộc đảo chính, Tổng thống Leopoldo Galtieri lên nắm quyền, là người đứng đầu nhóm sĩ quân quân sự cai trị đất nước Argentina. Ông này đã thông qua kế hoạch tấn công quần đảo Falkland.

Điều này sẽ gia tăng những giá trị quốc gia và có thể giành lại hòn đảo mà họ tuyên bố chủ quyền nắm giữ từ trước đó.



Bằng việc công khai đổ bộ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Falkland, Argentina đã khơi mào cuộc chiến với Anh.


Đầu tiên, Argentina đưa 60 công nhân được đưa lên hòn đảo Nam Georgia (thuộc quần đảo Falkland) ngày 19/3/1982. Họ tháo dỡ một trại săn cá voi bỏ hoang, sau đó dựng ngọn quốc kỳ của Argentina, chính thức thách thức chủ quyền với Anh.

Nhà cầm quyền Anh đã tuyên bố về sự chiếm đóng phi pháp của Argentina và yêu cầu rút lui. Thủ tướng Anh, Magaret Thatcher công kích mạnh mẽ trên kênh ngoại giao.

Việc tuyên bố chủ quyền từ hành động nhỏ đã nổ ra cuộc chiến khốc liệt giữa quân đội Anh - Argentina trong vòng 2 tháng, cướp đi sinh mạng hàng trăm người. Mỗi bên tiêu tốn hàng tỷ USD. Cuộc chiến cũng đánh dấu những bước chuyển về kỹ thuật tác chiến quân sự, sử dụng vũ khí.

Cuộc chiến bắt đầu:

Đây là cuộc chiến lớn đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới 2 trên biển và trên không giữa hai lực lượng quân sự được trang bị hiện đại.

Trong khi Anh có lợi thế hơn về kinh nghiệm chiến đấu, còn Argentina có lợi thế về vị trí địa lý do ở gần quần đảo Falkland.

Về trang bị quân sự:

Anh: Hải quân hoàng gia Anh tham chiến 2 tàu sân bay là HMS Invincible và Hermes (tàu chỉ huy); 2 tàu đốc đổ bộ trực thăng (LPD) là HMS Fearless và Intrepid; các tàu khu trục HMS Bristol, Sheffield, Glasgow, Conventry…; tàu ngầm lớp Churchill như HMS Conqueror, Courageous; tàu phá băng Endurance…cùng hàng loạt tàu hỗ trợ khác.

Vũ khí trang bị chủ yếu là tên lửa đối không Sea Slug, Sea Cat, Sea Wolf; tên lửa đối hạm Exocet MM38, tên lửa diệt tàu ngầm Ikara; pháo Mark, Oelikon…; ngư lôi Mark 24 Tigerfish và Mark 8.

Lực lượng máy bay của Anh chủ yếu gồm máy bay chiến đấu Sea Harrier, Sea King, Wessex; Lynx; trực thăng Chinook; máy bay phản lực Phantom; máy bay ném bom chiến lược Vulcan, Victor; máy bay vận tải Hercules…

Ngoài ra, Anh đưa vào chiến trường 3 lữ đoàn biệt kích và 5 lữ đoàn bộ binh với trang bị vũ khí khá hiện đại như súng L1A1 SLR, súng phóng lựu M79…

Argentina:

Hải quân Argentina không có sức mạnh hùng hậu như Anh, chỉ có tàu sân bay duy nhất là Veinticinco de Mayo. Ngoài ra, là lực lượng tàu nhỏ hơn: 2 tàu khu trục Comodoro Py, Segui; tàu đổ bộ USS De Soto; tàu hộ tống Guerrico; nhiều tàu tuần tra; tàu ngầm Type 209

Sức mạnh chủ yếu của Argentina là lực lượng máy bay chiến đấu có khả năng tác chiến cao, gây ra thiệt hại đáng kể cho hạm đội tàu của Anh.

Một số máy bay chủ lực tham chiến của Argentina là máy bay chiến đấu Mirage IIIEA, IAI Dagger (do Israel cung cấp), Douglas A-4 Skyhawk; máy bay trinh sát Boeing 707; máy bay vận tải C-130 Hercules; máy bay dân dụng Fokker F28…

Hỏa lực của Argentina bao gồm: tên lửa không đối không Sidewinder tầm ngắn (trang bị cho Skyhawk); Shafrir 2(trang bị cho IAI Dagger); Matra R550/R530 (trang bị cho Mirage); tên lửa không đối hạm Exocet 39; rocket MB339 và Pucaras…

Lực lượng tác chiến trên bộ của Argentina gồm 2 lữ đoàn bộ binh cơ giới chủ đạo với đội pháo binh; ngoài ra còn lực lượng quân đội hỗn tạp; lính thủy đánh bộ và hiến binh.

[BDV news]


>> Kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ thất bại?



Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc đăng bài phân tích đánh giá chiến lược của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.




Kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ thất bại?

Dưới đây là nội dung bài viết này:

Trong thời gian gần đây, Mỹ - Nhật tăng cường bố trí quân tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Một báo cáo của Mỹ cho biết, Không quân Trung Quốc hoàn toàn có khả năng cải tiến máy bay J-7 thành máy bay không người lái để giành quyền chủ động trên chiến trường.

Đồng thời báo Hong Kong Asia Sentinel cũng chỉ ra cho dù Mỹ liên minh với Nhật và bán vũ khí cho Đài Loan cũng không thể phá vỡ được chiến lược “chuỗi đảo thứ nhất” của Trung Quốc. Có hai lý do dẫn tới điều này:

Sức mạnh Mỹ ở Tây Thái Bình Dương là có hạn

Ưu thế của Không quân và Hải quân Mỹ trên biển Thái Bình Dương là có hạn. Theo báo cáo của Mỹ, tươn quan lực lượng Trung Quốc và Không quân Mỹ trong vấn đề Đài Loan cho thấy: Dù Mỹ ở vị trí chi phối, nhưng không thể đảm bảo thắng lợi.

Ông Andrew Davis, Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia cho biết: Chiến tích (kinh nghiệm chiến tranh được tích lũy) 1của máy bay chiến đấu của Mỹ cùng Trung Quốc có tỉ lệ là 6:1, Không quân Trung Quốc có đủ lực lượng đối phó với các máy bay tiếp nhiên liệu của Mỹ.

Ông Davis nhấn mạnh, cất cánh từ đảo Guam và Okinawa, các máy bay chiến đấu Mỹ sẽ có nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế nhất là tầm tác chiến quá xa. Do đó, số lượng các cuộc tấn công lực lượng không quân Trung Quốc sẽ được tổ chức nhiều hơn, thắng lợi chỉ còn là vấn đề thời gian.

Đối với các mẫu hạm của Mỹ, Davis đã nhấn mạnh: "Vấn đề là khi các tàu sân bay Mỹ tham gia trận chiến thực sự có dám vào gần đối phương?" Trước đó, Robert Willard, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã thông báo tên lửa DF-21D của Trung Quốc đã có những tiến triển bước đầu.

Theo một báo cáo của Aviation Week, ở Kosovo và Iraq, Mỹ triển khai rất nhiều các loại vũ khí công nghệ cao để tiến hành một cuộc tấn công mạnh mẽ nhưng các mô hình tác chiến này đối với trung Quốc không hẳn có hiệu quả.

Davis nói, nền tảng của “viên đạn bạc" này (vũ khí dẫn đường chính xác, máy bay chiến đấu tiên tiến) không phát huy được hết tác dụng của nó. Davis suy đoán rằng, "Trung Quốc có hàng ngàn chiếc máy bay chiến đấu MiG -21 (gồm cả biến thể nội địa J-7), liệu rằng Không quân Mỹ có khả năng tiêu diệt được tất cả các máy bay này?”.

Dù các học giả phương Tây và các chuyên gia quân sự luôn cho rằng sức mạnh quân sự Trung Quốc không đúng như những gì đã “quảng cáo”, nhưng cần nhận thức rằng, các chiến hạm hoặc các máy bay chiến đấu tiên tiến đang ngày càng gia tăng thực lực cho Quân đội trung Quốc.

Tàu ngầm Trung Quốc trở nên nguy hiểm

Sau khi xảy ra sự việc chìm tàu Cheonan, tàu sân bay Mỹ nhiều lần tiến hành tập trận chống ngầm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản cũng bắt đầu tăng cường khả năng giám sát trên không và biển, và rõ ràng là hướng vào Trung Quốc.

Các nhà phân tích thế giới cho rằng Mỹ và Nhật Bản đang cố gắng để bao vây Hải quân Trung Quốc nhằm phá vỡ chiến lược “chuỗi đảo đầu tiên”.

Nhưng báo Asia Sentinel cho rằng tàu ngầm của Hải quâu Trung Quốc có đủ khả năng phá vỡ sự phong tỏa của Mỹ và Nhật Bản.

Theo báo cáo, Quân đội Trung Quốc hiện nay đã có đủ khả năng để kiểm soát vùng biển rộng 500 hải lý, có nghĩa là chỉ có sự cho phép của Trung Quốc, thì mẫu hạm của Mỹ mới có thể tiến đến gần bờ biển Trung Quốc.

Quan trọng hơn, các vùng biển xung quanh Đài Loan, đã trở thành khu vực an toàn của Hải quân Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Tháng 2/2009, một tàu ngầm của Trung Quốc từ eo biển Đài Loan vượt qua vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngay cả các “đôi mắt thần” của máy bay trinh sát P-3C của Nhật Bản cũng rất khó khăn để “bắt” tàu ngầm của Trung Quốc. Mỹ cũng đã gửi một loại thiết bị giám sát các hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc nhưng không có hiệu quả Do đó, có thể nói Mỹ và Nhật Bản đã mất khả năng theo dõi các tàu ngầm này.

Là một phần trọng yếu trong chiến lược “chuỗi đảo đầu tiên" nhưng khả năng của tàu ngầm Đài Loan là rất yếu. Gần đây, Quân đội Đài Loan đã tiết lộ kế hoạch mua 12 máy bay chống tàu ngầm P-3C, nhưng các nhà phân tính nghi ngờ về hiệu quả của nó.

Báo Asia Sentinel đánh giá sức mạnh tàu ngầm của Hải quân Đài Loan mạnh hơn Hải quân Israel, nhưng khả năng chống tàu ngầm của Hải quân Đài Loan lại rất thấp.

Tạp chí Tin tức quốc phòng của Mỹ cũng thừa nhận rằng, tất cả dự án bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan chỉ là tượng trưng. Quân đội nhân dân Trung Quốc hoàn toàn có thể phá vỡ được thế bao vây của Mỹ.
[BDV news]


>> Chia để trị - Chiến lược mới của Trung Quốc ở Đông Nam Á



Trong chiến lược hướng ra biển lớn của Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á có một vai trò cực kỳ quan trọng.


Có thể nói các nước Đông Nam Á đang nắm trong tay chiếc chìa khóa hướng ra biển lớn của Trung Quốc. Giải quyết mối quan hệ với các quốc Đông Nam Á đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của quốc gia này.




Chia nhỏ các tranh chấp trong khu vực

Đông Nam Á án ngữ biển Đông (phía Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa hay Nam Hải), nơi có 21/39 tuyến hàng hải quốc tế từ Trung Quốc đi qua khu vực này. Đông Nam Á cũng là khu vực có các quốc gia có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo trên biển Đông.

Từ lâu Trung Quốc luôn tìm mọi cách để phản đối sự đa phương hóa các vấn đề tranh chấp trong khu vực. Đa phương hóa các vấn đề tranh chấp trong khu vực là cơ hội để Mỹ can thiệp vào khu vực này. Họ luôn muốn giải quyết các tranh chấp theo phương thức đàm phán song phương. Lúc đó với sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự đang có họ sẽ có được kết quả có lợi nhất cho mình. Đồng thời, Bắc Kinh luôn phản đối sự hợp tác của các quốc gia Đông Nam Á với nước ngoài trong các dự án khai thác tài nguyên trên biển Đông.

Bên cạnh đó, các nước trong khối ASEAN chưa đạt được sự thống nhất cao trong cách giải quyết các tranh chấp, đây là cơ hội tốt để Trung Quốc chia nhỏ ASEAN.

Duy trì tranh chấp trong chiến lược "nước chảy đá mòn"

Từ lâu các nước Đông Nam Á muốn có được một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) để các tranh chấp trong khu vực không lâm vào ngõ cụt, tránh các nguy cơ xung đột. Song Trung Quốc năm lần bảy lượt trì hoãn vấn đề này. Họ chỉ đáp ứng các yêu cầu của các nước Đông Nam Á một cách nhỏ giọt.

Mãi đến năm 2002, Tuyên bố về cách ứng xử trên biển Đông (DOC) mới được ký kết, và cả hai bên Trung Quốc và ASEAN mới chỉ thống nhất nâng cấp DOC thành một Bộ Quy tắc ứng xử COC có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Nhưng 9 năm trôi qua, Trung Quốc vẫn “án binh bất động”, bên cạnh đó các nước ASEAN cũng không thực đạt được sự nhất quán trong vấn đề này.

Đầu năm 2011, ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết: “Các bên đã mất quá nhiều thời gian để xem xét các nguyên tắc chỉ đạo. Nếu chúng ta tiếp tục để tình hình im lìm và bất động, nó có thể tạo ra những phức tạp không cần thiết”. Đó là cơ hội trời cho với Trung Quốc, trong lúc ASEAN chưa tìm được lối ra cho chính mình, Bắc Kinh có thêm nhiều thời gian để cũng cố yêu sách của mình trên biển Đông.

Trong thời gian qua họ liên tục tổ chức, quảng cáo các chuyến du lịch trên biển Đông, gia tăng các hoạt động khai thác tài nguyên trên các vùng biển tranh chấp. Nếu ASEAN không nhanh, dần dần thế giới chỉ biết đến biển Đông như là một phần của Trung Quốc.

Trung Quốc đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc tấm bản đồ với đường “lưỡi bò”chiếm đến 80% diện tích biển Đông. Họ đưa ra những tuyên bố hết sức vô lý bất chấp sự phản đối của ASEAN. Bắc Kinh hiểu rõ tuyên bố này vi phạm công ước về Luật biển 1982, trái với tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử trên biển Đông (DOC), đồng thời, cũng biết chắc các nước ASEAN, đặc biệt là các nước có tranh chấp với Trung Quốc về lãnh hải sẽ phản đối tới cùng yêu sách này. Điều đó có nghĩa họ không muốn kết thúc các vấn đề tranh chấp này.

Duy trì sự tranh chấp là cơ hội củng cố các yêu sách của mình. Một bên tiếp tục đưa ra yêu sách, một bên tiếp tục phản đối. Đồng nghĩa với các tranh chấp không có lối ra.

"Chia để trị"

Trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục cũng cố và nâng tầm đối tác chiến lược với một số nước Đông Nam Á không có tranh chấp chủ quyền biển đảo với họ, đặc biệt là các nước có nền kinh tế yếu trong ASEAN.

Tháng 12/2010, trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, hai bên đã nhất trí nâng mối quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào Campuchia. Trung Quốc cũng đã nâng mối quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược với Lào. Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào các quốc gia này, nhằm trói buộc các nền kinh tế non yếu này. Trung Quốc cũng có những động thái tích cực để đẩy mạnh quan hệ song phương với Myanmar.

Theo Tạp chí Kanwa, thời gian qua Trung Quốc liên tục gia tăng bán vũ khí cho các quốc gia ĐNA, đặc biệt là các quốc gia không có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc về chủ quyền biển, đảo.

Hiện tại, Thái Lan là khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực. Ngoài hợp đồng bán 2 tàu tuần tra Type-053H3, Thái Lan cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mua tên lửa chống hạm C-802A tầm bắn 180km. Hai bên đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất pháo phản lực bắn loạt WS-1B. Đây là dự án hợp tác phát triển công nghệ tên lửa lớn nhất của quân đội Thái Lan. Một bạn hàng quan trọng khác của Trung Quốc ở khu vực là Myanmar, nước này có truyền thống hợp tác quân sự lâu đời với Trung Quốc. Nhiều vũ khí trong Quân đội Myanmar có nguồn gốc từ Trung Quốc như xe tăng MBT-2000, Type-69II, Type-59D, máy bay K-8, J-7, Q-5, Y-8... Với Campuchia, phần lớn các tàu chiến trong biên chế của Hải quân nước này có xuất xứ từ Trung Quốc.

Trong các cuộc mua bán, “giá cả phải chăng” là điểm mạnh để vũ khí Trung Quốc len lỏi vào Đông Nam Á, qua đó gây ảnh hưởng tới các quốc gia mua.

Hiện tại, trong khu vực, chỉ có Việt Nam, Philippines và Brunei là 3 quốc gia duy nhất Trung Quốc không xúc tiến các hợp đồng bán vũ khí lớn.

Đã đến lúc ASEAN cần phải đoàn kết hơn, thống nhất trong cách giải quyết các tranh chấp trong khu vực. Một ASEAN đoàn kết sẽ là đối trọng để giải quyết các tranh chấp trong khu vực với Trung Quốc.

Một chuyên gia nghiên cứu về biển Đông từng nói rằng “Chia nhỏ miếng bánh để mọi người cùng hưởng, còn hơn là cố giành lấy về mình để rồi mất trắng”.
[BDV news]


>> ASEAN nóng vì Biển Đông



Kể từ sau khi Hà Nội bác bỏ quan điểm của Bắc Kinh trong vụ tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, báo chí các nước trong khu vực nóng lên từng ngày với các bài đưa tin và bình luận.

The Nation, Thái Lan

Sau 15 năm ngoại giao lặng lẽ và kiên nhẫn trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, các nước Asean và Trung Quốc dường như đã mệt mỏi bởi không đạt tiến triển cũng như một cơ chế phát triển chung. Số lượng các vụ va chạm hoặc xâm nhập tăng lên trong hai năm gần đây. Philippines và Trung Quốc vừa có một tranh cãi ngoại giao lớn hồi tháng ba khi tàu Trung Quốc đụng độ tàu Philippines.



Hải quân trên đảo Trường Sa Đông đang canh giữ vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Tuyên bố về quy tắc ứng xử trên biển Đông ký giữa Asean và Trung Quốc năm 2002 đã có đóng góp phần nào duy trì ổn định trên Biển Đông trong những năm qua, nhưng việc thiếu một cơ chế ràng buộc khiến cho tình hình trong tương lai trở nên khó đoán. Các nước trong Asean đang mong muốn sớm có bộ quy tắc ứng xử làm cơ sở cho việc giải quyết trong hòa bình.

Cuộc tranh chấp mang tính khu vực suốt 15 năm qua đã có bước chuyển quan trọng vào tháng 7 năm ngoái khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nêu ra vấn đề an ninh và tự do hàng hải ở Biển Đông, tỏ ra ủng hộ mạnh mẽ hơn đối với quan điểm của Asean. Đi xa hơn, Mỹ còn đề nghị trợ giúp các bên tìm giải pháp ngoại giao.

Điều này chắc chắn đã khiến Ngoại trưởng Dương Khiết Trì của Trung Quốc không bằng lòng. Trong những năm gần đây Bắc Kinh dường như có xu hướng muốn giải quyết tay đôi với từng bên trong tranh chấp ở Biển Đông, trong khi Asean nghiêng về một tiếng nói chung.

Daily Inquirer, Philippines

Nhật báo hàng đầu của quốc đảo này cho biết các quan chức quốc phòng và giới quân sự cấp cao đang họp bàn cách tăng cường lực lượng quân sự trước những hành động mới đây của Trung Quốc trên biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói, ông muốn Asean có sự tham gia nhiều hơn nữa trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. "Chúng tôi muốn nói chung một tiếng nói của Asean".

Gazmin cũng khẳng định Philippines lựa chọn các giải pháp ngoại giao chứ không đối đầu quân sự.

Manila Standard, Philippines

Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã cảnh báo Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt trong chuyến thăm gần đây của ông này tới Manila rằng, bất cứ hành động khiêu khích nào trong khu vực tranh chấp tại Biển Đông có thể kích động cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

Ông Aquino hy vọng sẽ nêu vấn đề Biển Đông trong cuộc gặp gỡ với Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah tuần này. "Chúng ta có rắc rối chung đó là vấn đề Biển Đông", Aquino nói.

"Chúng ta cần có một sự thống nhất trong nội bộ ASEAN. Đó sẽ là cách thức chúng ta giải quyết vấn đề ở Biển Đông".

The Edge, Malaysia

Báo này hôm 31/5 dẫn lời của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi cho hay, Mỹ muốn làm rõ với các nước Đông Nam Á rằng sự hiện diện của Mỹ chỉ nhằm duy trì sự ổn định trong khu vực giàu tài nguyên này.

"Họ muốn đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên cần được chia sẻ và sử dụng cho sự phát triển của các nước liên quan", ông nói sau khi tiếp Tư lệnh hạm đội Thái Bình dương của Mỹ, Đô đốc Robert Williard.

Ahmad Zahid bình luận rằng việc đối thoại giữa các bên liên quan là nhằm ngăn chặn xung đột có thể xảy ra giữa các nước đang cùng tuyên bố chủ quyền các vùng tranh chấp ở Biển Đông.

Bangkok Post, Thái Lan

Bài bình luận của báo này có tiêu đề "Vấn đề cũ, mối đe dọa mới", cho rằng Biển Đông là một trong những khu vực biển nguy hiểm nhất thế giới, bởi ngoài thiên tai còn tồn tại tranh chấp quốc tế.

Sau một thời gian yên tĩnh, những cơn gió mới lại đang quét qua chính trị Biển Đông.

Cần có sự hợp tác xuyên biên giới, và cả may mắn nữa, để tránh xảy ra xung đột.

Japan Times, Nhật Bản

Báo tiếng Anh hàng đầu của Nhật đăng bài bình luận của Michael Richardson, nghiên cứu viên cấp cao của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á với tựa đề "Trung Quốc tăng cường khai thác và hăm dọa".

Richardson viết: "Trung Quốc vừa khánh thành một giàn khoan dầu khí khổng lồ nhằm củng cố cho những tuyên bố về cái gọi là chủ quyền của họ đối với các đảo, vùng nước, đáy biển ở chính vùng biển là trái tim của Đông Nam Á.

Trung Quốc đòi kiểm soát tới 80% biển Đông, xa về phía nam đến tận ngoài khơi các đảo Natuna của Indonesia và bang Sarawak của Malaysia. Nhưng cho đến nay các hoạt động khai thác dầu khí của Trung Quốc chủ yếu ở phía bắc của Biển Đông. Nay, với sức mạnh quân sự tăng lên cũng như cơn khát nhiên liệu cho nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh, họ ngày càng ngang nhiên trong việc khẳng định và thực thi các tuyên bố về chủ quyền trên Biển Đông để tìm cách khai thác tài ngyên.

Giàn khoan dầu khí khổng lồ nói trên ra mắt cuối tháng 5 với sự phô trương thanh thế trên báo chí Trung Quốc. Giàn cho phép Tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc khoan khai thác ở độ sâu tới 3.000 mét, gấp 6 lần độ sâu của các giàn khoan của các nước láng giêng. Đây là chiếc đầu tiên trong một loạt giàn khoan lớn mà Trung Quốc có kế hoạch xây dựng.

Với độ cao ngang một tòa nhà 45 tầng, giàn khoan khổng lồ này nếu vừa khoan vừa chế biến xăng dầu, nó có thể gây thảm họa môi trường. Người có nguy cơ gánh chịu thảm họa ấy là các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với nhau và với Trung Quốc, ở phía nam Biển Đông. Bản thân Trung Quốc sẽ không sao, bởi nó ở quá xa so với vị trí của giàn khoan nên nếu có tràn thì dầu cũng không tới bờ Trung Quốc.
[Vnexpress news]


Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

>> Trung Quốc đang đẩy ASEAN vào vòng tay Mỹ



Sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc đang khiến các bên tranh chấp Biển Đông hết sức lo ngại. Tập hợp liên minh ASEAN, tìm đối trọng cân bằng sức mạnh sẽ là một trong những chính sách mà các quốc gia tranh chấp với Trung Quốc lựa chọn.



Trung Quốc đang đẩy ASEAN vào vòng tay Mỹ

Hà Nội đưa ra tuyên bố kháng nghị mạnh mẽ đối với Bắc Kinh về vụ các tàu tuần tra của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam tại vùng Biển Đông. Theo thông báo ngày 30/5 của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, tàu hải giám Trung Quốc đã tiến sát gần tàu nghiên cứu của Việt Nam đang tiến hành công tác khảo sát tình trạng địa chấn trên bề mặt đáy biển. Các binh sĩ Trung Quốc đã phá những thiết bị nghiên cứu, cắt đứt dây cáp nối tàu Việt Nam với các thiết bị khảo sát đáy biển.

Vấn đề các đảo tranh chấp ở Biển Đông luôn là yếu tố gây bất ổn nghiêm trọng trong khu vực. Cách đây chưa lâu, Philíppin và sau đó là Việt Nam đã gửi Liên hợp quốc công hàm chính thức, khẳng định chủ quyền của nước mình đối với quần đảo Trường Sa. Đó là phản ứng trước việc Bắc Kinh công bố vùng lợi ích của họ bao trùm gần như toàn bộ lãnh thổ vùng biển Đông có trữ lượng dầu khí dồi dào và tài nguyên sinh vật biển rất phong phú. Manila có động thái trên sau khi các tàu hải quân Trung Quốc uy hiếp tàu của Philippin đang tiến hành thăm dò dầu khí trong khu vực tranh chấp.

Bắc Kinh không tỏ thái độ gì trước phản đối chính thức của Philíppin và mấy ngày sau công bố lệnh cấm đánh cá tại một số khu vực vùng biển có những quần đảo tranh chấp. Hà Nội không chấp nhận lệnh cấm này và xem văn bản như là sự vi phạm trắng trợn tới toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và chủ quyền của quốc gia trên các quần đảo và đặc khu kinh tế biển độc quyền xung quanh.

Các nước trong khu vực đang cố gắng giảm độ gay gắt của vấn đề. Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử trong vùng biển Đông, theo đó quy định về sự sẵn sàng từ bỏ đối đầu và giải quyết vấn đề quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuần túy bằng con đường ngoại giao. Văn kiện ghi nhận sự cần thiết hoạch định một cơ chế giải quyết tranh chấp lãnh thổ, để quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như các vùng biển xung quanh trở thành “khu vực của hòa bình và hợp tác”.

Ông Vasily Mikheev, Phó Giám đốc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế, cho rằng cuộc tranh chấp xung quanh các quần đảo trên Biển Đông cần và có thể giải quyết bằng nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Ông Mikheev nói: “Trung Quốc và ASEAN đã có thỏa thuận cơ bản về cùng chung sử dụng các quần đảo này, về việc tại đây là khu vực phi hạt nhân, khu vực hòa bình... Đó là Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông. Nhưng thỏa thuận này mang tính chất văn kiện khung, chỉ xác định những nguyên tắc quan hệ cơ bản. Nhiệm vụ giờ đây là phải làm thế nào để biến thỏa thuận này thành cơ chế hành động thực tiễn, không chia rẽ mà liên kết các quốc gia lại với nhau. Xét trên những tác động tiêu cực thể hiện qua tất cả các động thái ngoại giao thời gian gần đây, tôi cho rằng rằng ban lãnh đạo các nước tuyên bố tham vọng chủ quyền với các quần đảo này cần suy nghĩ kỹ lưỡng, có thái độ tiếp cận nghiêm túc hơn với vấn đề, để biến thỏa thuận khung thành những bước đi thực tế”.

Tuy nhiên, hiện Trung Quốc tỏ ra không vội gì tuân thủ tinh thần và văn bản của Tuyên bố. Các tàu hải giám Trung Quốc tiến hành tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa, chiếm tàu đánh cá của Việt Nam và lấy đi các thiết bị đánh bắt hải sản của ngư dân Việt Nam. Bằng hành động cứng rắn ngang nhiên của mình, Trung Quốc thực sự đang buộc các nước láng giềng phải tìm kiếm một đối trọng để cân bằng với thế lực ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực. Trong cuộc tìm kiếm đó, các nước ASEAN đang thể hiện mong muốn Mỹ không chỉ duy trì mà còn tăng thêm sự hiện diện tại khu vực. Nguyện vọng đó hiển nhiên được Oasinhtơn hoan nghênh. Năm ngoái, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nói nước Mỹ có “lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải và sự tôn trọng pháp quyền quốc tế tại khu vực Biển Đông”.

ASEAN hy vọng rằng đến năm 2012, mốc đánh dấu 45 năm thành lập tổ chức - sẽ ký kết được Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Luật phải mang tính bắt buộc đối với tất cả các quốc gia trong khu vực. Nếu mục tiêu này trở thành hiện thực, thì Biển Đông sẽ có thể trở thành một khu vực của hòa bình và hợp tác.
[Đài Tiếng nói nước Nga]


>> “Vũ khí mạng” : Không thể thiếu trong kho vũ khí Anh



Theo nguồn tin từ các bộ trưởng Anh, chính phủ nước này đang phát triển các loại “vũ khí mạng” để chống lại các mối đe dọa từ Internet đối với an ninh quốc gia.



Trung tâm an ninh mạng (CSOC) thuộc Tổng hành dinh Truyền thông tổng hợp GCHQ (Anh)

“Hộp công cụ” – các khả năng có thể xảy ra đe dọa an ninh mạng đang được lắp ráp, lồng ghép nhằm chống lại các hacker có ý định nhắm vào các cơ sở quân sự, cơ sở dữ liệu và các phòng ban quan trọng của Anh.

Trong một cuộc phỏng vấn của Guardian, Nick Harvey, Bộ trưởng quốc phòng Anh thừa nhận sự tồn tại của chương trình vũ khí này và rằng đây là “phần không thể thiếu” trong kho vũ khí Anh.

Các thông tin về loại vũ khí này chưa được tiết lộ, nhưng theo Bộ trưởng quốc phòng Anh, loại vũ khí này do chính phủ quản lý và sẽ được áp dụng, triển khai ở các cơ sở quân sự. Văn phòng nội các và Trung tâm an ninh mạng (CSOC) thuộc Tổng hành dinh Truyền thông tổng hợp GCHQ (Anh) đứng đầu chương trình vũ khí mạng này.

Bộ trưởng quốc phòng Anh cho biết mạng lưới kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng thống như hệ thống vận tải, thông tin và liên lạc. Sự phụ thuộc của hệ thống này vào mạng lưới kỹ thuật số dễ làm nảy sinh cuộc chiến tranh không gian mạng. Và hậu quả của một cuộc tấn công được chuẩn bị kĩ càng để phá hệ thống mạng sẽ gây ra thảm họa.

Tuần trước, hệ thống mạng của Lockheed Martin (Mỹ) - nhà thầu quân sự chính của Mỹ chứa đựng các dữ liệu nhạy cảm về các loại võ khí cũng như các kỹ thuật mà lực lượng Hoa Kỳ sử dụng đã bị tấn công. Đội ngũ an ninh mạng của hãng đã nhanh chóng phát hiện các mối đe dọa và bảo vệ các chương trình của họ tránh bị tổn hại.

Tháng trước, Sony cũng đưa ra công bố về hàng triệu thông tin cá nhân của người sử dụng - bao gồm cả các chi tiết thẻ tín dụng của họ - có nguy cơ bị đánh cắp sau khi hệ thống PlayStation Network bị các hacker tấn công.
[BDV news]


>> Hải quân Malaysia



Là một quần đảo giáp với Biển Đông, eo biển Malacca, Ấn Độ Dương, biển Andaman, biển Sulu và biển Sulawesi, có thể nói lợi ích địa chính trị chiến lược của Malaysia đều nằm trên biển. Do vậy, Malaysia đã tập trung đầu tư cho Lực lượng Hải quân của mình. Lực lượng hải quân Malaysia được đánh giá là lực lượng hải quân có tiềm lực mạnh tại khu vực.

Hải quân Hoàng gia Malaysia được chia thành 5 hải đoàn: 1 hải đoàn tàu ngầm; 2 hải đoàn tàu hộ tống số 22, 24; 2 hải đoàn tàu khu trục số 21 và 23; tổng quân số của lực lượng hải quân khoảng 8.000 người.

Trong trang bị của Hải quân Hoàng gia Malaysia có 2 chiếc tàu ngầm Scorpene mới mua của Pháp năm 2009 theo một hợp đồng đã được ký năm 2002. Theo hợp đồng này, Malaysia mua tổng cộng 6 tàu, chiếc cuối cùng sẽ được bàn giao năm 2020.

Tàu ngầm Scorpene có động cơ chạy bằng diesel, có lượng choán nước 1.740 tấn, dài 67,7m, độ lặn sâu tối đa là 350m, vận tốc 20,5 hải lý, có thể hoạt động độc lập trong 45 ngày với ekip 31 người. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ nòng 533mm, và 30 tên lửa chống tàu.





Hải quân Hoàng gia Malaysia có 2 chiếc tàu ngầm Scorpene mới mua của Pháp năm 2009

Năm 2000, Malaysia đã ký hợp đồng với Đức để đóng mới 6 chiếc tàu tuần tra thế hệ mới lớp Kedah được sản xuất dựa trên mẫu MEKO A-100. Tàu tuần tra lớp Kedah có chiều dài 91,1m, rộng 12m, lượng choán nước 1650 tấn, vận tốc di chuyển tối đa là 22 hải lý/giờ. Kedah được trang bị pháo Otobreda 76mm, tên lửa phòng không RIM-116, tên lửa chống hạm Exocet.






Tàu tuần tra thế hệ mới lớp Kedah


Malaysia hiện cũng đang sở hữu 2 tàu khu trục lớp Leiku mua của Anh. Đây là lớp tàu được coi là nhanh và hiện đại nhất trong lực lượng hải quân Malaysia. Tàu dài 97,5m, rộng 12,8m, cao 3,6m, lượng choán nước 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 5.000 dặm.

Tàu được trang bị tên lửa chống hạm Axocet, tên lửa phòng không Seawolf, pháo Bofors 57mm, pháo phòng không MSI 30mm, 3 ống phóng ngư lôi Whitehead B515 324mm và các trang thiết bị tác chiến điện tử hiện đại khác.

Malaysia có kế hoạch mua thêm 2 chiếc tàu loại này nhưng thông tin mới nhất từ phía BAE System (Anh) cho biết, kế hoạch này có thể bị hủy bỏ do thiếu kinh phí.





Malaysia cũng sở hữu 2 tàu khu trục lớp Leiku mua của Anh

Về thế hệ tàu cũ, Malaysia còn đang sở hữu 4 tàu hộ tống lớp Laksamana mua của Italia. Đây là lớp tàu có chiều dài 62,3m, rộng 9,3m, lượng choán nước 675 tấn, tốc độ tối đa 36 hải lý/giờ, tầm hoạt động tối đa là 2.300 hải lý. Tàu được trang bị 1 pháo Oto DP 76mm và 1 pháo Oto Melara, 4 hệ thống phóng tên lửa phòng không Albatros (12 tên lửa), 6 tên lửa chống hạm Otomat II, 6 ống phóng ngư lôi 324mm.





Tàu hộ tống lớp Laksamana mua của Italia

Ngoài ra, trong biên chế của Hải quân Hoàng gia Malaysia còn có 4 tàu phá mình, 2 tàu đổ bộ và 17 máy bay trực thăng.
[Bee news]


>> Hải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền



Chăm chỉ tập luyện, huấn luyện để làm chủ vũ khí hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc là hình ảnh của HQND Việt Nam.

Dưới đây là một số hình ảnh của Hải quân Việt Nam tập luyện sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền biển đảo.



Tập luyện ở Vùng 4 Hải quân.



Biên đội tàu tên lửa Molniya Việt Nam. Thời gian gần đây, có được giấy phép sản xuất, Việt Nam đã cho đóng hàng loạt loại tàu này. (>> chi tiết)



Biên đội tàu tên lửa Tarantul.


Bộ đội tên lửa Hải quân luyện tập sẵn sàng chiến đấu. Trong ảnh là hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion đầy uy lực.







Hải quân đánh bộ tập luyện đổ bộ đường biển.



Tàu tên lửa tập luyện bắn đạn thật trên biển.



Nhiệm vụ quan trọng của chiến sĩ Hải quân là huấn luyện làm chủ trang bị hiện đại.




Thủy thủ kiểm tra tàu trước khi làm nhiệm vụ.



Chiến sĩ đảo Trường Sa chắc tay súng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.




Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 2011




Không Quân Nhân Dân Việt Nam 2011



Hải Quân Nhân Dân Việt Nam 2011


[BDV news]


>> Mỹ phát triển phương tiện vận tải hạng nặng



Mỹ tích cực phát triển xe vận tải hạng nặng nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cấp khả năng vận chuyển, hỗ trợ các hoạt động tác chiến Lục quân và Thủy quân lục chiến.

Nhằm tăng cường khả năng vận tải cho các hoạt động tác chiến trong nước và nước ngoài, Quân đội Mỹ mà cụ thể là Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đã đặt hàng Tập đoàn Oshkosh phát triển hàng loạt phương tiện vận tải hạng nặng, kế hoạch nhận chuyển giao và biên chế trong các năm 2012 và 2013.

Theo đó, Thủy quân lục chiến Mỹ đã ký 1 hợp đồng trị giá 125 triệu USD với Oshkosh để sản xuất 200 xe kéo và 70 xe cứu hộ theo chương trình Thay thế hệ thống xe hậu cần LVSR đã được Mỹ phát triển nhằm chuyển đổi các xe sắp hết hạn sử dụng.



Xe kéo vận tải LVSR do Tập đoàn Oshkosh sản xuất.


Hợp đồng này sẽ được Oshkosh triển khai với tốc độ tối đa trong giai đoạn từ tháng 1/12/2012 để Thủy quân lục chiến Mỹ nhanh chóng đưa vào biên chế số xe trên.

Tuyên bố của Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc các chương trình của Thủy quân lục chiến Mỹ John Bryant cho biết, đây là các loại xe có chức năng vận tải các trang bị hạng nặng qua hầu hết địa hình địa vật, kết hợp chặt chẽ các công nghệ cung cấp thông tin chẩn đoán tinh vi trên khoang cũng như vỏ thép bảo vệ cao cấp.

Xe kéo LVSR được thiết kế nhằm kéo mạnh các phương tiện chiến đấu, các toa móc và những trang bị khác. Xe có khả năng tải được 25,3 tấn hàng theo phương thẳng đứng và có khả năng chịu lực 30 tấn.

Xe cứu hộ LVSR được thiết kế với khả năng kéo nặng 55 tấn và nhấc kéo 48 tấn, sẽ hỗ trợ đắc lực các phương tiện bị sa lầy trong địa hình sa mạc và đồi núi như bùn, cát và tuyết.

Bên cạnh đó, ngoài hợp đồng đã ký, Bộ Tư lệnh quản lý xe chiến thuật Lục quân Mỹ còn ký kết với Tập đoàn Oshkosh sản xuất và chuyển giao cho Lục quân 400 xe tải và xe moóc chiến thuật hạng trung FMTV cũng như 270 xe vận tải hạng nặng HET A1 trong năm 2012 và 2013.



Xe vận tải quân sự hạng trung FMTV.


Hợp đồng sản xuất xe tải hạng nặng HET A1 có trị giá hơn 119 triệu USD, sẽ được hoàn thiện chuyển giao và biên chế trong tháng 9/2012. Xe được thiết kế nhằm vận tải nhanh chóng các xe tăng, thiết giáp, phương tiện chiến đấu, trang bị công trình cũng như binh lính đến những nơi cần triển khai nhanh.

Cấu hình mới nhất của HET A1 đã được Tập đoàn Oshkosh tăng cường chức năng bảo vệ, mã lực, khả năng giảm xóc cao ở phía trước, điều hòa không khí và các chức năng khác, với chiếc đầu tiên đã được thử nghiệm vào tháng 12/2010.

HET A1 sẽ được Lục quân ghép với xe moóc hạng nặng M1000 nhằm chuyên chở xe tăng M1A1/ M1A2 Abrams.

Hợp đồng sản xuất 400 xe tải hạng trung FMTV có trị giá 71 triệu USD, sẽ được hoàn thiện trong tháng 2/2013. Đây là hợp đồng được Lục quân ký với Tập đoàn Oshkosh nhằm đưa vào biên chế các xe chiến thuật cỡ trung phục vụ vận tải cũng như huấn luyện qua năm 2014.

Xe FMTV sẽ hỗ trợ các đơn vị của Lục quân và Lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ trong các hoạt động tác chiến, cứu trợ thảm họa, cung ứng hậu cần cho đơn vị phía trước cũng như các chức năng ngoài lề khác. Đây là loại xe bao gồm 17 mẫu, nặng từ 2,5 tấn đến 10 tấn.


[BDV news]


>> Ấn Độ cam kết trợ giúp Afghanistan



Ấn Độ sẽ trợ giúp Afghanistan tăng cường lực lượng an ninh sau khi Mỹ rút khỏi quốc gia này.

Cam kết này đã được thông qua sau một cuộc gặp giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony cho biết: “Chính phủ Ấn Độ sẳn sàng làm việc với chính phủ Afghanistan trong việc xây dựng khả năng của lực lượng an ninh nước này”.

Đầu tháng 5/2011, Ấn Độ đã cam kết một khoản viện trợ trị giá 500 triệu USD cho Afghanistan, nâng mức viện trợ của New Delhi lên mức 2 tỷ USD, chủ yếu dành cho các dự án phát triển.

Viện trợ quân sự của Ấn Độ chủ yếu giới hạn trong các hoạt động đào tạo nhân viên an ninh và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ. Hiện tại Ấn Độ chưa thể gia tăng các hoạt động viện trợ quốc phòng lớn cho Kabul, bởi điều này có thể làm gia tăng những căng thẳng với quốc gia láng giềng Pakistan.



Bộ trưởng BQP Afghanistan và người đồng nhiệm Ấn Độ trong chuyến thăm của ông đến New Delhi hồi đầu tháng 5/2011.


Chính quyền của Tổng thống Hamid Karzai đang tăng cường các hoạt động đào tạo nhân viên an ninh và quân đội, để theo kịp lộ trình rút quân của NATO vào năm 2014. Lực lượng quân đội Mỹ sẽ bàn giao lại quyền kiểm soát đất nước cho quân đội Afghanistan bắt đầu từ tháng 7/2011.

Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan Abdul Rahim Wardak cho biết: “Chúng tôi sẽ chào đón bất kỳ sự giúp đỡ quốc tế nào trong lĩnh vực đào tạo và giúp đỡ lực lượng an ninh để đảm bảo an ninh quốc gia. Chúng tôi cũng rất quan tâm đến việc tăng cường mối quan hệ giữa Ấn Độ và Afghanistan trong tất cả các lĩnh vực kể cả lĩnh vực quốc phòng”.

Ông Abdul Rahim Wardak đã có chuyến thăm chính thức đến Ấn Độ kể từ khi trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt. New Delhi đã tích tực tăng cường quan hệ với chính quyền của Tổng thống Hamid Karzai, sau khí Mỹ lật đổ chế độ Taliban vào năm 2001.

Trước đó, trong suốt hơn 2 thập kỷ Ấn Độ đã không có bất cứ quan hệ nào với Kabul dưới thời Taliban, lực lượng mà Ấn Độ cho là có mối quan hệ thân thiết với Pakistan.

Theo lộ trình đã được đề ra, NATO sẽ rút khỏi Afghanistan từ năm 2014, trong khi đó lực lượng an ninh và quân đội nước này vẫn chưa sẵn sàng để đảm đương nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

Đặc biệt, sau khi bin Laden bị tiêu diệt, Taliban và Al Qaeda đã có những tuyên bố cứng rắn thề trả thù cho bin Laden làm cho tình hình an ninh tại Afghanistan trở nên phức tạp hơn.

Chính quyền của Tổng thống Karzai cần sự trợ giúp từ nước ngoài để đảm bảo an ninh quốc gia và đây là cơ hội để Ấn Độ tăng cường quan hệ với Afghanistan.
[BDV news]


Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

>> 'Sẽ trả đũa quân sự nếu bị tấn công mạng'



Theo chiến lược mới của Lầu Năm Góc, tấn công máy tính nhằm vào Mỹ được coi là một hành động chiến tranh.

Lầu Năm Góc đang thảo ra một chiến lược chính thức nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công máy tính nhằm vào Mỹ.

Theo chiến lược mới của Lầu Năm Góc, cuộc tấn công máy tính từ một quốc gia khác nhằm vào Mỹ được coi là một hành động chiến tranh và có thể sẽ hứng chịu những hành động trả đũa bằng quân sự của Mỹ.

Từ năm 2009, nhiều hình thức trả đũa những cuộc chiến tranh mạng đã được chính phủ Mỹ tuyên bố công khai như lệnh trừng phạt kinh tế, cuộc tấn công số trả đũa và kể cả dùng tới quân đội.

Chiến lược mới về chiến tranh mạng của Mỹ mô phỏng lại mô hình đã từng được nước này áp dụng thành công những năm 1950 trong nỗ lực của Washington nhằm răn đe những cuộc tấn công hạt nhân.

Điều này càng làm nổi bật hơn quan điểm của Lầu Năm Góc trong việc coi những cuộc chiến trang mạng là một hành động chiến tranh truyền thống.

Lầu Năm Góc tuyên bố bất kỳ cuộc tấn công máy tính nào có khả năng lan rộng và đe dọa đến tính mạng người dân Mỹ như cắt đứt nguồn cung cấp năng lượng cho bệnh viên hay các cơ quan cứu hộ khẩn cấp đều được coi là hành động xâm lược nước Mỹ.



Chính phủ Mỹ có thể dùng đến quân sự để đáp trả các hành động tấn công máy tính nước này.

Tuy nhiên, trả lời tờ Wall Street Journal, nhiều quan chức chính phủ cũng như giới quân sự Mỹ đều tỏ ra nhập nhằng trong việc khẳng định tính đe dọa của chiến lược mới này.

Một quan chức chính phủ mô tả sự mơ hồ trong tình đe dọa của chiến lược mới là một yếu tố của chiến lược và cho biết chiến lược chỉ hoạt động khi có nhiều yếu tố đáng tin cậy hơn.

Bổ sung thêm về những hạn chế trong chiến lược ứng phó chiến tranh mạng của Mỹ, một quan chức quân sự Mỹ cho biết: "Chính sách mới không đề cập đến cách Mỹ phản ứng với những cuộc tấn công đến từ những nhóm khủng bố. Ngoài ra, chính sách mới về chiến tranh mạng cũng không nêu rõ chiến trang mạng leo thang đến mức độ nào thì chính phủ Mỹ sẽ sử dụng đến sức mạnh quân sự".

Tháng 5/2009, 4 tháng sau khi Tổng thống Obama nhận chức, người đứng đầu Bộ Tư lệnh chiến lược Quân đội Mỹ, tướng Kevin P. Chilton trả lời phỏng vấn của tờ Stars and Stripes cho biết: "Các luật về sử dụng vũ trang đối phó với chiến trang mạng sẽ sớm được áp dụng".

Tướng Kevin cũng đưa ra cảnh báo: "Tại sao chúng ta phải hạn chế bản thân chúng ta?".

Trong cuộc chiến tranh lạnh, chiến lược đe dọa của Mỹ làm việc rất hiệu quả vì Lầu Năm Góc thể nhanh chóng xác định nguồn gốc các cuộc tấn công và phản công chính xác từng địa điểm cụ thể.

Tuy nhiên, trong một cuộc chiến tranh mạng, nguồn gốc của các cuộc tấn công hầu như không rõ ràng. Trường hợp điển hình có thể kể đến những cuộc tấn công nhằm vào Google năm 2010. Trong khi, Google kết luận những cuộc tấn công đến từ Trung Quốc thì chính phủ Mỹ chưa bao giờ công khai xác định nguồn gốc của những cuộc tấn công này.



Chính phủ Mỹ chưa bao giờ công khai thừa nhận Trung Quốc tấn công Google.

"Một trong những câu hỏi là làm cách nào để biết chúng ta đang có chiến tranh và cách để phân biệt giữa tin tặc và Quân đội Trung Quốc?", Một cựu quan chức Lầu Năm Góc cho biết.

Một quan chức chính phủ Mỹ từng tham gia những cuộc thảo luận về chiến tranh mạng trong nội bộ chính phủ nói thêm: "Hầu như tất cả kinh nghiệm chúng tôi học được trong thời kỳ căng thẳng hạt nhân với Liên Xô trong những thập niên 1960, 1970 và 1980 đều không áp dụng được với những cuộc chiến tranh mạng".

Nhà Trắng cho biết phương pháp sử dụng quân đội để đáp trả lại những cuộc chiến tranh mạng đều được coi là giải pháp cuối cùng sau khi những giải pháp ngăn chặn và đe dọa đều thất bại.

Chính phủ Mỹ vừa đưa ra chiến lược quốc tế về chiến tranh mạng kêu gọi hợp tác quốc tế để ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng, nâng cao bảo mật mức máy tính.

Chiến lược mới của Lầu Năm Góc được đưa ra khi các cơ quan liên bang Mỹ như cơ quan An ninh Quốc gia, cơ quan Tình báo Trung ương và Bộ An ninh Nội địa chi hàng tỷ USD vào các vấn đề liên quan đến bảo mật mạng máy tính.

Hầu hết những khoản chi này đều để điều chỉnh phù hợp với chiến lược chống chiến trang mạng quốc tế được chính phủ Mỹ đưa ra hồi tháng 5/2011.
[BDV news]


>> Venezuela nhận lô vũ khí lớn từ Nga



35 chiếc tăng chiến đấu chủ lực T-72B1 cùng hàng loạt trang bị vũ khí hạng nặng khác đã được chuyển giao cho Venezuela.


Theo đó, ngày 25/5/2011, một chiếc tàu hàng lớn của Nga đã hoàn thành việc bàn giao lô vũ khí lớn cho Venezuela tại cảng Puerto Cabello. Sau đó toàn bộ lô vũ khí này đã được chuyển đến khu vực Fuerte Paramakay.

Trong lô hàng vũ khí lớn này đáng chú ý có 35 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B1, phiên bản xuất khẩu của T-72B.



Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B1 (Ảnh minh họa)


T-72B1 được trang bị pháo chính 125mm nòng trơn loại 2A46, súng máy đồng trục PKT 7,62mm, súng phòng không NSVT 12,7mm.

Tuy nhiên, T-72B1 xuất khẩu cho Venezuela không có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo.

T-72B1 được trang bị giáp composite, chủ yếu ở phần nóc xe, phía trước và 2 bên hông tháp pháo. Ngoài ra có thể gắn thêm giáp phản ứng nổ ERA để tăng độ bảo vệ cho xe.

Ngoài 35 chiếc T-72B1, Venezuela còn nhận từ Nga các loại vũ khí bộ binh hạng nặng sau:

-16 xe chiến đấu bộ binh BMP-3, được trang bị pháo 100mm loại 2A70, pháo đồng trục 30mm 2A72, cùng 3 súng máy 7,62mm, nhiều khả năng BMP-3 của Venezuela không được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Arena.



Xe chiến đấu bộ binh BMP-3.


- 32 chiếc xe chiến đấu bộ binh BTR-80A, loại bánh hơi 8*8, được trang bị pháo 30mm loại 2A72, súng máy đồng trục PKT 7.62mm.

- 21 hệ thống pháo phản lực bắn loại 9K51 BM-21 Grad, biến thể này có khả năng đạt tầm bắn 40km.

- xe chỉ huy và quan trắc chiến trường cho các đơn vị pháo binh 1V152, được đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BTR-80A.

- 13 lựu pháo tự hành 2S23 120mm, được đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BTR-80. Tầm bắn tối đa đạt 12,8km,

2S23 có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau, bắn đạn xuyên giáp với khả năng thâm nhập từ 600-650mm thép tấm ở cự ly 1000 mét. Bắn đạn có điều khiển bằng laser, tầm bắn 9km với xác xuất trúng đích từ 80-90%.



Lựu pháo tự hành 2S23 120mm. Ảnh: Military Today?


- 24 cối tự hành 2S12 Sani 120mm, được trang bị trên khung gầm xe GAZ-66, có tầm bắn tối thiểu là 500m, tối đa là 7,1km.

- Pháo phòng không tự hành ZSU-23-2 23mm, có trang bị radar dẫn hướng, tầm bắn hiệu quả khoảng 5km.

Bên cạnh các hệ thống vũ khí còn có một số xe tải 4,5 tấn loại Ural 43206, xe tải 6 tấn loại Ural 4320.

Tổng giá trị đơn hàng vũ khí này có giá trị lên đến 2,2 tỷ USD, hợp đồng mua bán này được thực hiện bằng một khoản vay ưu đãi mà Nga dành cho Venezuela.
[BDV news]


>> Quân đội Mỹ 'khoe' một loạt siêu vũ khí



Hải quân Mỹ sẽ trang bị đại bác laser có thể làm chảy thép trong vài giây, tàu tuần tra dưới nước hoạt động liên tục 60-70 ngày, tàu ngầm và trực thăng chiến đấu không người lái.



Đô đốc Hải quân Mỹ Gary Roughead cho biết, các nhà khoa học công tác tại Phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ nghiên cứu sâu về công nghệ Laser để chế tạo ra súng đại bác bắn đạn năng lượng điện từ với tốc độ nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh (trong không khí khô ở nhiệt độ 20 độ C, vận tốc âm thanh là 343,2 m/giây, tương đương 1.236 km/giờ), làm nóng chảy lớp thép dày trong vòng vài giây.

Các nhà khoa học nói rằng, đến năm 2020, tàu chiến Mỹ có thể được trang bị đại bác laser có năng lượng ở mức kilowatt, thậm chí megawatt.

Theo ông Gary Roughead, việc phát triển đại bác laser cho tàu chiến, đặc biệt là hàng không mẫu hạm trị giá hàng tỷ USD, rất hữu ích vì tàu có thể đến gần bờ biển hoặc tàu đối phương mà không bị tên lửa đối phương bắn hạ. Đại bác Laser chỉ cần gắn vào máy phát điện của tàu, không phải nạp đạn nên dễ dàng đánh chặn tên lửa đang bay tới.


Quân đội Mỹ đang tích cực nghiên cứu chế tạo đại bác Laser.


Song song với việc phát triển công nghệ vũ khí laser, Quân đội Mỹ tiếp tục tăng cường phát triển sức mạnh hải quân bằng việc nghiên cưu chế tạo loại tàu có khả năng hoạt động dưới nước trong vòng 60-70 ngày, được phóng đi từ tàu chiến đấu ven biển hoặc tàu khu trục, có khả năng hoạt động xa khoảng 13.000km mà không phải quay lại tàu mẹ.

Loại tàu ngầm không người lái này được lắp nhiều loại vũ khí hoặc bộ cảm biến, có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, rà phá thủy lôi, tấn công tàu có người lái của đối phương…

Tàu ngầm không người lái của Hải quân Mỹ hiện nay chủ yếu được dùng để gỡ thủy lôi và hoạt động trong cự ly ngắn tối đa 222km.

Đặc biệt Hải quân Mỹ coi trọng nhất loại máy bay chiến đấu X47B bay thử hồi tháng 2/2011 và có thể được sử dụng rộng rãi từ năm 2018. X47B có thể hạ cánh, cất cánh từ tàu sân bay. Ngoài ra, BAMS - một loại máy bay giám sát tầm xa, sẽ phục vụ Hải quân Mỹ từ năm 2015.

Fire Scout, loại trực thăng không người lái tương tự của Mỹ, có nhiều bộ cảm biến cũng như camera đã được sử dụng để theo dõi những kẻ buôn lậu ma túy ở châu Mỹ Latinh và mới đây hoạt động trên chiến trường Afghanistan.
[BDV news]


>> Việt Nam sắp có máy bay trinh sát, tuần tra biển



Tuần tra hàng hải đường không có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh tình hình biển Đông ngày càng diễn biến theo chiều hướng phức tạp.


Tuần tra hàng hải đường không là một bộ phận không thể thiếu đối với đảm bảo an ninh hàng hải và khả năng tác chiến của hải quân các nước trên thế giới.

Đối với các nước lớn trên thế giới, từ lâu tuần tra hàng hải đường không có vai trò mang tầm chiến lược. Các nước như Nga, Mỹ liên tục phát triển những năng lực mới cho các loại máy bay tuần tra hàng hải.

Theo đó, các máy bay này có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, chống cướp biển, buôn lậu, phát hiện và xử lý sớm các tàu thuyền lạ xâm nhập lãnh hải.

Các máy bay trinh sát thực hiện phát hiện, định vị và tiêu diệt tàu chiến của đối phương điển hình có máy bay tuần tra hàng hải P-8 Poseidon, P-3 Orion của Mỹ, IL-38, Tu-142F của Nga.

Đây là các loại máy bay có tầm hoạt động xa, khả năng bao phủ một vùng rộng lớn từ trên cao, nhanh chóng có mặt tại các điểm nóng, đối phó hiệu quả với các tình huống bất ngờ.

Hiểu rõ được vai trò của tuần tra hàng hải đường không trong tình hình biển Đông đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Quân đội Nhân dân Việt Nam đang từng bước phát triển lực lượng tuần tra hàng hải đường không.

Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam ký kết một hợp đồng mua bán máy bay với các nước phương Tây. Hợp đồng mua bán 6 máy bay thủy phi cơ lưỡng dụng DHC-6 Twin Otter series 400 đã được ký kết với Tập đoàn Viking Air Canada.



DCH-6 có khả năng hoạt động linh hoạt cả trên biển lẫn trên đất liền. Việc trang bị loại máy bay này sẽ mở ra năng lực mới cho đảm bảo an ninh hàng hải của nước ta.


Dự kiến, công việc giao hàng sẽ được bắt đầu trong giai đoạn từ 2012-2014, phía Tập đoàn Viking Air Canada sẽ hỗ trợ công tác đào tạo phi công tại Canada. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký một hợp đồng mua 3 chiếc máy bay trinh sát hàng hải CASA C-212 từ Tây Ban Nha.

Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình thành lập lực lượng Không quân Hải quân Quân đội Nhân Dân Việt Nam nói riêng và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung, không chỉ thể hiện Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có trang bị kỹ thuật đa dạng mà còn mở ra một hướng xây dựng lực lượng tác chiến đa dạng, đảm bảo an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh quốc tế ngày một phức tạp.

Đặc điểm kỹ thuật DHC-6

DHC-6 một loại thủy phi cơ lưỡng dụng linh hoạt cao, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, theo dõi thời tiết, chụp ảnh hiện trường, đánh dấu vị trí trên biển, cứu hộ cứu nạn trên biển, vận tải hàng hóa và hành khách.

Máy bay này có khả năng cất hạ cánh trên đường băng rất ngắn, có thể cất hạ cánh trên biển và trên đất liền. Đặc biệt hữu ích trong các tình huống cứu hộ hay chi viện lực lượng cho các đảo, nơi có đường băng thường rất ngắn.

Thủy phi cơ lưỡng dụng DCH-6 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, tích hợp radar thời tiết hiển thị đa màu sắc, radar đo độ cao, máy ảnh tích hợp, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống điều khiển và liên lạc vô tuyến hàng hải Loran-C và hệ thống thả phao đánh dấu vị trí trên biển.



Buồng lái của DCH-6 được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại.


Ngoài thiết bị điện tử tích hợp sẵn, thủy phi cơ DCH-6 có thể mang theo các thiết bị phụ trợ bên ngoài, hoặc bên trong khoang theo yêu cầu của phía khách hàng.

Thủy phi cơ DCH-6 series 400 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt PT-6A35 hiệu suất cao, tốc độ trung bình khoảng 300km/giờ. Hệ thống điều áp của máy bay được thiết kế với khả năng hoạt động tại độ cao 4,2km mà không cần oxy hỗ trợ.

Máy bay có khả năng hoạt động tại độ cao tối đa là 8,5 km, tầm hoạt động 1.248km với thùng nhiên liệu phụ trợ, 896km với lượng nhiên liệu tiêu chuẩn. Khi được nạp đầy vào bình nhiên liệu, DCH-6 có khả năng hoạt động liên tục trong 6 giờ.

Phi hành đoàn của DCH-6 gồm có 2 người, khoang máy bay có thể chứa 18-20 hành khách hoặc hàng hóa tùy theo yêu cầu nhiệm vụ

Thông số cơ bản: Dài 15,77 mét, sải cánh 19,81 mét, cao 5,94 mét, trọng lượng rỗng 3365 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 5670kg, tải trọng hàng hóa 1135kg.
[BDV news]


>> 'Quân đội Trung Quốc chưa xứng làm đối thủ của Mỹ'



Bắc Kinh không thể đe dọa quân đội Washington trong tương lai gần, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu khẳng định.


Phát biểu tại Hội nghị quốc tế lần thứ 17 về tương lai châu Á diễn ra tại Tokyo, ông Lý cho rằng, việc Trung Quốc tập trung đầu tư cho quốc phòng là quyết định hoàn toàn dễ hiểu.

“Vì vậy, chúng ta phải chấp nhận khao khát của Trung Quốc về việc xây dựng lực lượng lục quân, hải quân và không quân hùng mạnh sao cho xứng tầm với tiềm lực kinh tế. Đó là điều không thể tránh khỏi”, Thủ tướng đầu tiên của Singapore nhấn mạnh.


Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển như vũ bão, chắc chắn giới chức quân sự trong nước sẽ không hài lòng khi Chính phủ Trung Quốc chỉ đầu tư cho lĩnh vực dân sinh.


Tuy nhiên, ông Lý nhận định, dù có đầu tư phát triển thì tiềm lực quân sự và công nghệ của Trung Quốc vẫn khó có thể sánh với Mỹ trong thời gian tới.

Ông Lý Quang Diệu được coi là “cha đẻ” của Singapore hiện đại. Mới đây, ông tuyên bố rút khỏi nội các Singapore nhưng vẫn là thành viên nghị viện.
[BDV news]


>>Tuyên bố Jakarta: Đường lưỡi bò không phù hợp



Hội thảo quốc tế "Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông" tại Jakarta (Indonesia) kết thúc chiều 31/5 đã ra Tuyên bố Jakarta.

Tuyên bố Jakarta nhấn mạnh các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là cần thiết cho toàn bộ khu vực, vì lợi ích chung của các nước ven biển và các nước liên quan.

Các đại biểu nhất trí Biển Đông là vấn đề đa phương, từ việc duy trì hòa bình, ổn định cho đến đảm bảo tự do đi lại trên biển và triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc ký tháng 10/2002.

Tuyên bố khẳng định việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải với "Đường 9 điểm" trên bản đồ (đường lưỡi bò) chiếm tới 80% diện tích Biển Đông là không phù hợp và đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích.

Tuyên bố cho rằng các bên liên quan cần duy trì cam kết giải quyết tranh chấp lãnh thổ và pháp lý ở Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm và hướng tới ký kết Bộ Quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC).

Tuyên bố cho rằng việc hướng tới ký COC là nỗ lực chung của cả ASEAN và Trung Quốc, thể hiện bước tiến tích cực hướng tới hòa bình và ổn định trong khu vực. Không chỉ các nước trong khu vực mà cả các cường quốc bên ngoài khu vực như Mỹ, Australia, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có vai trò hữu ích trong việc duy trì tình trạng hiện nay, cần tiếp tục ủng hộ DOC.

ASEAN và Trung Quốc cần tiếp tục triển khai các bước tích cực trong vấn đề DOC, đẩy nhanh nỗ lực hướng tới COC và Ban Thư ký ASEAN có thể có quyền hạn lớn hơn trong thực thi quá trình hòa bình để giải quyết các xung đột, ASEAN cần trung thành với nguyên tắc thống nhất, đoàn kết và nhất trí trong việc phối hợp và phát triển vị thế chung của khối trong đối thoại với các đối tác liên quan đến các vấn đề Biển Đông và bắt đầu thảo luận về COC.

Cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các nước đối tác (ADMM +) cần được xem là diễn đàn quan trọng thúc đẩy cam kết mang tính xây dựng giữa ASEAN và các đối tác trong các vấn đề chiến lược, quốc phòng và an ninh tác động đến khu vực.

Tại hội thảo, các học giả, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đến từ Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Philippines, Việt Nam, Australia,... đã trình bày 13 tham luận nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến Biển Đông được dư luận các nước trong khu vực và quốc tế quan tâm. Các diễn giả cũng trao đổi ý kiến, giải thích rõ hơn và trả lời các câu hỏi của các đại biểu.

Bế mạc hội thảo, ông A.B Mahapatra, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ, khẳng định việc giải quyết các tranh chấp, xây dựng lòng tin trong bối cảnh có những sự phụ thuộc toàn cầu và xung đột phức tạp hiện nay là đòi hỏi cấp thiết; theo tinh thần đó, việc xây dựng năng lực và lòng tin ở Biển Đông, cũng như thể chế hóa đối thoại về những vấn đề có khả năng gây bất đồng là sự hỗ trợ bổ sung cần thiết cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Mahapatra cũng nhấn mạnh hai vấn đề quan tâm hàng đầu tại Biển Đông là xu hướng hiện đại hóa lực lượng vũ trang thông thường có thể làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này. Ông cho rằng cần xây dựng một cơ chế chung cho việc khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông và việc sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề là rất nguy hiểm.

Hội thảo do Trung tâm Habibie của Indonesia và Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ phối hợp tổ chức với sự tham dự của hơn 150 đại biểu.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang