Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: tên lửa

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Buk-M2E có thực sự là chỗ dựa của Syria khi đối đầu với Tomahawk

Với khả năng bắt mục tiêu bay thấp rất tốt, độ chính xác cao, tấn công đồng thời nhiều mục tiêu… Buk-M2E được xem là "át chủ bài" của Syria chống Tomahawk.

>> Tìm hiểu "Ba ngón tay Thần chết"


Tomahawk đã rất thành công trong vai trò kẻ lĩnh ấn tiên phong trong các cuộc chiến gần đây do Mỹ và đồng minh phát động. Tuy nhiên, nếu được dùng tại Syria thì loại tên lửa hành trình khét tiếng của Mỹ sẽ phải đối mặt với một hậu duệ xuất sắc của hệ thống phòng không "3 ngón tay thần chết" do Liên Xô/ Nga phát triển.

Nga đã chuyển gia số lượng lớn hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2E cho Syria trong giai đoạn 2010-2012 (có nguồn tin cho là khoảng 48 hệ thống) và sau đó lần đầu xuất hiện trong cuộc tập trận của Quân đội Syria vào năm 2012.

Hậu duệ của "3 ngón tay thần chết"

Hệ thống tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E là biến thể mới nhất trong "gia đình" họ tên lửa Buk (cây sồi). Hệ tên lửa tự hành này có khả năng tiêu diệt rất nhiều loại mục tiêu bay như máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình, đạn pháo phản lực, các loại bom...và cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước có phản xạ sóng radar.

Buk được Liên Xô chế tạo vào đầu những năm 1970 như là một sự phát triển kế thừa của tên lửa 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6 Gainful) hay còn được mệnh danh là “3ngón tay thần chết” từ sau những chiến tích lừng lẫy tại Trung Đông. Biến thể đầu tiên của hệ thống Buk là 9K37 (NATO định danh là SA-11). Đến 9K-317 “Buk-M2” là kết quả của rất nhiều lần cải tiến, nâng cấp, nó được phương Tây định danh là SA-17 Grizzly. Biến thể xuất khẩu của Buk-M2 chính là 9K-317E Buk-M2E hay còn được gọi là Ural – được bán cho Syria.


Hệ thống phòng không Buk - www.tiquansu.net
Hệ thống phòng không Buk là sự phát triển mang tính kế thừa từ 2K12 Kub (trong ảnh).

So với các hệ thống Buk trước kia, Buk-M2E đã mạnh hơn nhiều, đặc biệt về radar và tên lửa. Điều đó càng làm tăng tính “sát thủ” cho một trong những tổ hợp phòng không tầm trung hàng đầu thế giới. Việc sở hữu được nhiều tổ hợp này đã tăng cường đáng kể sức mạnh của lực lượng phòng không Syria. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện tại, khi Damascus phải đang đối diện với nguy cơ từ một cuộc tấn công đến từ Mỹ và các đồng minh Nato.

Nếu chiến tranh Syria bùng nổ thì gần như có thể chắc chắn, Mỹ sẽ lại khai hỏa tên lửa hành trình Tomahawk bên cạnh chiến thuật chế áp phòng không đối phương (SEAD) để mở màn. Trong hoàn cảnh đó, Buk-M2E có thể là vũ khí lợi hại để đánh bại Tomahawk và chiến thuật SEAD. Để trả lời câu hỏi, tại sao Buk-M2E lại có khả năng như vậy thì chúng ta cần phải tìm hiểu rõ hơn về tổ hợp này.

“Mổ xẻ” thành phần Buk-M2E

Cấu trúc đầy đủ của tổ hợp Buk-M2E gồm 2 phần: phần chiến đấu và hỗ trợ đảm bảo chiến đấu.

- Phần chiến đấu tiêu chuẩn gồm: xe chỉ huy 9S510E; một xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1-3E; một xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E; 6 xe phóng tự hành 9A317E; 6 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E và 48 đạn tên lửa 9M317.

- Phần đảm bảo chiến đầu gồm: xe trở đạn Ural-5323; xe cẩu nạp đạn 9T31M1; bảo dưỡng kỹ thuật 9V36; xe sửa chữa 9V937, 9V938, 9V894 M1-3E; xe hỗ trợ AG3-M1....


Xe chỉ huy 9S510E - www.tinquansu.net
Xe chỉ huy 9S510E.

Trong phần chiến đấu của tổ hợp, xe chỉ huy 9S510E giữ vai trò trung tâm điều phối hoạt động và liên kết các thành phần khác. 9S510E có nhiệm vụ tự động thu thập, xử lý, đánh giá và hiển thị tình báo đường không trong vùng trời trực ban cũng như trạng thái sẵn sàng chiến đấu của tổ hợp, trên cơ sở đó tổ chức quản lý chặt chẽ các mục tiêu bay để phân công và chỉ huy các xe chiến đấu trong tổ hợp tiêu diệt.

>> Kỷ nguyên 'Dân chủ Tomahawk'

Xe chỉ huy 9S510E thu thập tình báo đường không từ mạng tình báo xa và mạng tình báo nội bộ gồm xe radar trinh sát nhìn vòng 9S18M1-3E, xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa chống mục tiêu bay thấp 9S36E và các radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa trên 6 xe phóng 9A316E. Việc phân công và chỉ huy xạ kích tốp mục tiêu cho các xe phóng có thể được xe 9S510E thực hiện theo 2 phương pháp bằng tay và tự động. Xe chỉ huy cũng đóng vai trò theo dõi, đánh gia và phân tích kết quả sau khi tên lửa được khai hỏa.


Radar trinh sát mục tiêu 9S18M1E - www.tinquansu.net
Xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1E.

Xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1E là tổ hợp radar tự hành sử dụng băng sóng cm để phát hiện và chỉ thị mục tiêu cho xe chỉ huy 9S510E qua tín hiệu vô tuyến. Ăng ten của xe được thiết kế dưới dạng mảng phát xạ cưỡng bức khe phẳng, có chế độ quét không phận kết hợp giữa quét chùm điện tử và quét cơ khí. 9S18M1E có thể phát hiện các mục tiêu cách nó 160km. Radar làm việc theo chế độ quét thường xuyên hoặc luân phiên tùy vào yêu cầu nhiệm vụ.

Xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E sử dụng băng sóng cm có công dụng chính để tìm kiếm, phát hiện, bám đuổi, chiếu xạ các mục tiêu bay thấp hoặc cực thấp cho tên lửa trang bị đầu dẫn radar bán chủ động bám sát mục tiêu ở giai đoạn cuối và điều khiển tên lửa bằng lệnh hiệu chỉnh vô tuyến ở giai đoạn hành trình.

Khối ăng ten của xe được thiết kế dưới dạng mảng phát xạ cưỡng bức pha gắn trên cần nâng dài 21m, có chế độ quét chùm điện tử trên hai mặt phẳng kết hợp với việc điều chỉnh phương vị quét cơ khí.


Xe radar chiếu xạ mục tiêu 9S36E - www.tinquansu.net
Xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E.

Radar có thể cùng lúc phát hiện được 10 mục tiêu, bám sát và điều khiển tên lửa diệt 4 mục tiêu, với cự ly phát hiện 120km đối ở độ cao 3km, từ 30km tới 35km ở độ cao từ 10m tới 15m. Xe radar 9S36E vận hành theo chỉ lệnh của xe chỉ huy 9S510E qua tín hiệu vô tuyến, cự ly tối đa giữa 2 xe này là 10km.

Xe phóng tự hành 9A317E giữ vai trò cung cấp hỏa lực chính cho cả hệ thống 9K-317E. Xe được trang bị radar đa năng, thiết bị quang truyền hình, ảnh nhiệt bên cạnh thiết bị liên lạc vô tuyến để kết nối với các thành phần trong hệ thống. Bệ phóng có 2 cần phóng, mỗi cần phóng có 2 ray phóng để gắn 2 tên lửa, có thể quay để chỉnh hướng tên lửa về phía mục tiêu theo chỉ lệnh của xe chỉ huy.

Đài radar đa năng thực hiện các chức năng tìm kiếm, phát hiện, nhận diện mục tiêu, tính toán đường bắn, hiệu chỉnh tên lửa sau khi phóng, chiếu xạ hỗ trợ tên lửa bắt mục tiêu ở giai đoạn cuối. Radar đa năng trên xe phóng tự hành 9A317E sử dụng an-ten mảng cưỡng bức pha lái chùm điện tử.


9A317E - www.tinquansu.net
Xe phóng tự hành 9A317E.

Nó có khả năng phát hiện các mục tiêu có tiết diện phản xạ hiệu dụng từ 1-2m2 và bay ở độ cao 3km là trên 20km và bay ở độ cao 15m là từ 18-20 km. Radar có thể phát hiện, bắt bám đồng thời 10 mục tiêu và điều khiển tên lửa tấn công 4 mục tiêu. Kính ngắm 2 kênh ảnh nhiệt và quang truyền hình cho phép xe phóng có thể độc lập chiến đấu phòng không trong điều kiện đêm tối, khí tượng phức tạp và bị đối phương chế áp điện tử mạnh.

Thiết bị liên lạc vô tuyến dùng để nhận lệnh từ xe chỉ huy 9S510E, phát tín hiệu phòng không cũng như điều kiển trực tiếp 1-2 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E. Cự ly tối đa khi bố trí trận địa giữa xe phóng tự hành 9A317E với xe chỉ huy 9S510E là 10 km, giữa xe phóng tự hành 9A317E với xe phóng chấp hành 9A316E là 500m.

9A316E - www.tinquansu.net
Xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E.

Xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E, là xe chấp hành của xe phóng chính 9A317E, có kết cấu bệ phóng tương tự như xe chính. Ngoài 4 tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng, xe phóng chấp hành 9A316E còn mang theo 4 tên lửa dự trữ trên khay giữ ngay dưới bệ phóng để có thể tiếp đạn cho xe phóng chính ngay trong lúc tác chiến. Cự ly tối đa khi bố trí trận địa giữa xe phóng chấp hành 9A316E với xe phóng tự hành 9A317E là 500 m.

Đạn tên lửa phòng không có điều khiển 9M317E có khả năng tiêu diệt các dạng mục tiêu bay hiện đại như tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay cường kích, tiêm kích, máy bay ném bom chiến lược, trực thăng vũ trang và các loại mục tiêu phản xạ vô tuyến điện từ trên mặt đất, mặt nước.

So với đạn tên lửa của các thế hệ Buk trước, 9M317E vẫn giữ nguyên kiểu thiết kế cánh hình chữ thập, cánh lái nhỏ sau cánh nâng nhưng cánh nâng của đạn mới ngắn hơn. Đạn có chiều dài và buồng đốt lớn hơn, khối lượng 715kg, chiều dài 5,55m, đường kính thân 0,4m, sải cánh 0,86m, tốc độ tối đa của mục tiêu bị xạ kích 1.200 m/s, mức độ quá tải tối đa 24G.

Tên lửa 9M317E - www.tinquansu.net
Đạn tên lửa tầm trung 9M317E trên bệ phóng.

Đạn tên lửa 9M317E lắp khối chiến đấu nặng 70kg với bán kính diệt mục tiêu 17m. Đạn lắp đầu tự dẫn đa chế độ gồm: tự lái quán tính có hiệu chỉnh vô tuyến pha giữa và radar bán chủ động pha cuối). Đạn có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 3-50km, độ cao từ 25m tới 25km.

Trong chiến đấu, thời gian phản ứng của Buk-M2E từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 8-10 giây. Thời gian chết giữa 2 lần xạ kích liên tục là 12 giây. Cho phép tấn công các mục tiêu có vận tốc tối đa 1.100 m/giây (theo chiều bay tới), có độ quá tải lên đến 12g, số lượng mục tiêu tối đa có thể tấn công cùng một lúc là 24 mục tiêu.Tổ hợp này có thể tiêu diệt các mục tiêu bay trong pham vi từ độ cao 15m-24km, xa 45km.

Như vậy, qua một số thông số kỹ thuật, tính năng chiến của Buk-M2E, có thể thấy tên lửa Tomahawk nằm trong loại mục tiêu “yêu thích”.

Tác chiến chống Tomahawk

Nếu Tomahawk bay vào vùng hoạt động của Buk-M2E thì nó sẽ bị phát hiện muộn nhất khi cách tổ hợp này vài cục km. Vì cho dù bay thấp, tiết diện phản xạ sóng radar không lớn và sử dụng vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến nhưng nó lại phải đối mặt với hệ thống radar mạnh 9S18M1E và 9S36E chuyên dùng để phát hiện các mục tiêu bay thấp và cực thấp.

Một khi đã bị phát hiện thì rất ít cơ hội cho Tomahawk có thể tự thoát thân bằng tốc độ cận âm hoặc trần bay “sát đất” của nó. Tomahawk chỉ có thể trông chờ vào việc Buk-M2E bắn trượt hoặc hết đạn tên lửa. Nhưng xác suất tiêu diệt các loại tên lửa chỉ bằng một quả đạn duy nhất của Buk-M2E luôn trên 50%.

Tên lửa Tomahawk - www.tinquansu.net
Với Buk-M2E, nếu người Syria có chiến thuật phù hợp, tinh thần vững, kỹ năng vận hành tốt thì việc bắn hạ Tomahawk không còn là "thách thức khó nhằn".

Trong khi một tổ hợp Buk-M2E có một số lượng đạn tên lửa không hề ít. Phần chiến đấu đầy đủ có thể có tối đa 72 quả đạn tên lửa (24 quả ở các xe phóng tự hành 9A317E ) với 12 bệ phóng luôn sẵn sàng và nó có thể tấn công đồng thời nhiều tên lửa Tomahawk.

Các tổ hợp Buk đầu tiên đã được thiết kế với khả năng “hit and run” (đánh và chạy) tương tự như hệ thống S-300V cùng thời đó. Tổ hợp Buk-M2E chỉ mất vỏn vẹn 5 phút để triển khai tác chiến và rút khỏi trận địa. Ở biến thể bánh xích nó có thể di chuyển với vận tốc tối đa 65 km/h. Điều này khiến gây khó khăn cực lớn cho các vũ khí đối kháng và gần như không thể xảy ra khả năng Buk-M2E bị tấn công ngược bởi Tomahawk, một loại tên lửa chủ yếu tấn công các mục tiêu cố định (biến thể Block IV của Tomahawk có khả năng tấn công mục tiêu di động rất hạn chế).

Tổ hợp hoạt động được bất kể ngày hay đêm, trong thời tiết có nhiệt độ có thể từ -50 đến 50 độ C, độ ẩm 98 %, tốc độ gió 30m/s và ở độ cao tối đa 3.000m so với mực nước biển. Do vậy nó có thể tác chiến tốt khi các tên lửa Tomahawk được phóng chủ yếu vào ban đêm như Mỹ thường làm. Buk-M2E cũng không gặp quá nhiều khó trong việc chốt giữ và triển khai chiến đấu ở những khu vực khắc nghiệt, khó khăn nhờ khả năng “chịu khổ” cực tốt này.

Buk-M2E của Syria - www.tinquansu.net
Buk-M2E của Syria trong cuộc tập trận năm 2012.

Buk-M2E được tạo ra để chiến đấu trong điều kiện bị đối phương chế át mạnh về điện tử và hỏa lực. Vì vậy, nó sẽ vẫn lợi hại khi bị đối phương áp dụng chiến thuật SEAD.

Buk-M2E rõ ràng không chỉ là một vũ khí lợi hại chống Tomahawk mà còn góp phần tạo ra một hệ thống phòng thủ đường không mạnh mẽ cho Syria. Chúng rất nhanh gọn, khả năng chiến đấu có thể kết hợp với các hệ thống phòng không di động khác linh hoạt, bù lấp, hỗ trợ kịp thời vào các khoảng trống của hệ thống phòng không khi bị chọc thủng cũng như bảo vệ các tổ hợp phòng không chiến lược của Syria, vốn là các hệ thống cố định như S-75, S-125, S-200 (và ngay cả khi Syria có S-300 và HQ-9 thì chúng cũng cần được bảo vệ khi bị tấn công tầm thấp và dồn dập).

Tổ hợp phòng không này có thời gian khai thác nên tới 20 năm. Tên lửa 9M317E được lắp ráp nguyên khối từ nhà máy và bảo quản trong tình trạng sẵn sàng đưa vào khai thác bên trong thùng chứa tên lửa trong suốt vòng đời khai thác 10 năm mà không cần can thiệp kiểm tra kỹ thuật từ bên ngoài. Đó là sức bền quý giá với các nước có khả năng bảo dưỡng vũ khí hiện đại hạn chế như Syria.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Tên lửa Trident - "vũ khí của thần biển"

Tên lửa được phóng từ tàu ngầm D5 Trident II của hải quân Mỹ là sản phẩm mới nhất của chuỗi các tên lửa loại này và được đánh giá có sức mạnh như cây đinh ba của thần biển cả Poseidon.

>> Khám phá siêu tên lửa thế hệ 5 của Nga


Tên lửa Trident II - www.tinquansu.net
Tên lửa Trident II được phóng đi từ tàu ngầm
Trong bộ ba hạt nhân của Mỹ, lực lượng tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân chiến lược đóng vai trò như lực lượng tấn công phủ đầu trong cuộc chiến hạt nhân toàn diện. Chính vì sự quan trọng này, quân đội Mỹ đã rất quan tâm và đầu từ phát triển các dòng tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm (SLBM). Tính tới thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tức là khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ đã cho ra mắt tới 6 thế hệ SLBM với “sản phẩm” mới nhất là SLBM D5 Trident II kế thừa công nghệ từ dòng SLBM trước đó với một số cách tân.

Điểm nhấn của Trident II là khả năng mang đa đầu đạn và sai số trượt mục tiêu (CEP) thấp để đảm bảo tấn công phủ đầu chính xác các mục tiêu thông thường, cũng như kiên cố (được thiết kế để chống lại các vụ nổ hạt nhân). Dòng SLBM này cũng được biết đến với độ tin cậy cao (kể từ năm 1989, đã có 143 vụ phóng thử Trident II được ghi nhận là thành công). Với nhiều ưu điểm, Trident II không chỉ nằm trong biên chế lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược Mỹ, mà còn cả trong lực lượng tên lửa chiến lược Anh.

Phiên bản phóng to của SLBM C4 với nhiều cải tiến

Xuất phát từ yêu cầu răn đe hạt nhân hải quân với Liên Xô, ngay từ năm 1956, Mỹ đã bắt tay vào phát triển vũ khí tiến công chiến lược hải quân (FBM) với sự ra mắt của các dòng SLBM Polaris (A1), Polaris (A2), Polaris (A3), Poseidon (C3) và Trident I (C4). Từ yêu cầu đáp ứng chiến lược với SLBM Sineva, hải quân Mỹ từ đầu những năm 1990 đã bắt đầu tái trang bị bằng SLBM thế hệ 6 D5 Trident II hay UGM-133 với nhiều yêu cầu kỹ-chiến thuật tiên tiến.

Trong thực tế, SLBM Trident II là phiên bản nâng cấp mang tính cách mạng của Trident I với việc nâng tầm bắn lên tới 7.360 km, nhưng lại có sức mạnh vượt trội (tương đương với SLBM Poseidon). Ngoài ra, những cải tiến mạnh về kết cấu động cơ phóng, trong đó có việc trang bị hệ thống thay đổi véc-tơ lực đẩy cho phép cải thiện đáng kể hiệu suất động cơ và cải thiện CEP khi tận dụng khả năng hồi đáp với hệ thống dẫn đường quán tính trang bị trên tên lửa.

Điểm khác biệt nữa là Trident II áp dụng sâu công nghệ vật liệu composite (graphite/epoxy) trong chế tạo. Việc này tuy làm đội giá thành, nhưng lại giúp giảm trọng lượng tên lửa. Ngoài ra, việc tăng kích thước tên lửa của D5 cũng giúp dòng SLBM này có thể mang theo các dòng đầu đạn tự dẫn thế hệ mới (MRV) MK5 có khả năng sống sót cao hơn trước lá chắn tên lửa của đối phương.



Tên lửa Trident II - www.tinquansu.net
Thành phần của 1 tên lửa Trident II
Cơ chế dẫn hướng tên lửa và giải phóng MRV khác biệt giúp SLBM D5 khắc phục được nhiều thiếu sót trên tên lửa C4 thế hệ trước.

Sức mạnh của “vũ khí trong tay thần Poseidon”

Chính thức được phát triển từ năm 1983 và bắt đầu phóng thử nghiệm từ tháng 1-1987, SLBM D5 đã vượt qua 15 vụ phóng thử (tới tháng 9-1988) với 12 lần phóng được ghi nhận là thành công. Sau khi được thiết kế để sửa đổi các thiếu sót, D5 chính thức được trang bị trên tàu ngầm hạt nhân USS Tennessee (SSBN 734) lớp Ohio từ năm 1990.

Tương tự như SLBM C4, D5 cũng có kết cấu 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn và hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp đạo hàng hình sao có hiệu chỉnh FBM. Có thông tin về việc D5 còn có thể được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS, nhưng không được kiểm chứng. Sai số CEP công khai của D5 được xác định là 90-120 m rất phù hợp để tấn công phủ đầu “phẫu thuật” vào các mục tiêu kiên cố.

Tầm bắn của D5 cũng được cải thiện nhờ kết cấu ống phụt động cơ mới đem lại hiệu năng hoạt động tăng 50% so với SLBM C4. Tầm bắn của D5 vào khoảng 4.600 hải lý, tương đương hơn 7.000 km. Đây cũng là con số hợp lý đối với các SLBM do thực tế hoạt động của tàu ngầm cơ động hơn nhiều so với bệ phóng cố định hay di động. Tàu ngầm chiến lược hoàn toàn có thể chọn vị trí phóng hợp lý nhất trên các đại dương nên không cần các dòng SLBM có tầm bắn quá lớn làm hạn chế về kích thước và trọng lượng tên lửa triển khai trên tàu.

Những cải tiến về vật liệu và thiết kế cho SLBM D5 nhẹ hơn, cấu trúc bền vững hơn để có thể mang nhiều đầu đạn hơn. Ở thiết kế cơ bản, D5 có thể mang được tới 12 đầu đạn W88 có sức công phá 475 Kiloton hoặc W76 (100 Kiloton), nhưng do yêu cầu của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START-1) với Nga, số lượng đầu đạn của D5 được giới hạn là 8. Theo Hiệp ước START Mới, số lượng này tiếp tục cắt xuống còn 4-5 đầu đạn.

Ở điều kiện tác chiến, D5 dài 13,41m, đường kính thân là 1,85m và trọng lượng khoảng 58,5 tấn. Tuy nhiên, hạn chế của D5 so với đối thủ cùng lớp SLBM Bulava của Nga là việc vẫn sử dụng ống phóng dạng thẳng đứng nên khi phóng, tàu ngầm vận chuyển phải đứng im ở độ sâu phù hợp (thường là 50m). Khi phóng, hệ thống đẩy thủy lực trong ống phóng giúp đẩy tên lửa lên mặt nước rồi mới kích hoạt động cơ chính. Nguyên tắc hoạt động của D5 cũng tương tự như các dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), SBLM nhiên liệu rắn, nhưng có cải tiến ở việc điều chỉnh được mức độ cháy của thỏi nhiên liệu giúp tên lửa hiệu chỉnh hướng tốt hơn.



Giếng phóng tên lửa SLMB D5 trên tàu ngầm hạt nhân Ohio

Hiện tại, D5 đang được trang bị trên 14 tàu ngầm nguyên tử lớp Ohio của hải quân Mỹ và 4 tàu ngầm lớp Vanguard của hải quân Anh. Do chưa có kế hoạch thay thế, Mỹ và Anh đang hợp tác kéo dài niên hạn sử dụng D5 tới năm 2042 với chương trình D5LE.

Đầu đạn hạt nhân nhiệt hạch là gì?

Phản ứng nhiệt hạch lợi dụng đặc tính ở nhiệt độ cao ở các hạt nhân của đồng vị deuterium cũng như tritium có thể dễ dàng hợp nhất thành đồng vị hydrogen và giải phóng một lượng lớn năng lượng trong quá trình này. Loại vũ khí sử dụng nguyên lý này được gọi là bom nhiệt hạch hay bom H.

Về bản chất, deuterium và tritium là hai loại khí và rất khó lưu giữ ở dạng tinh chất. Ngoài ra, chúng còn rất hiếm và không ổn định. Để phản ứng nhiệt hạch xảy ra cần cung cấp một lượng nhiệt rất lớn.

Trong thực tế, nhiên liệu của bom H là hợp chất lithium deuteride (thể rắn, trơ ở nhiệt độ thường). Bên trong một quả bom nhiệt hạch gồm một lõi phân hạch nhỏ dùng U-238 để tạo nhiệt lượng mồi phản ứng cho các khối nhiên liệu lithium deuteride . Khi được kích hoạt, khối lõi sẽ phản ứng phân hạch cung cấp nhiệt lượng để lithium phân hạch thành tritium và đồng thời phản ứng phân hạch này cũng tạo điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa deuterium và tritium giải phóng nhiệt lượng tương đương với bề mặt của mặt trời.

Với nguyên lý này, con người có thể chế tạo ra những qua bom có sức công phá hơn lớn hàng trăm nghìn Kiloton, thậm chí là tới cả trăm Megaton (triệu tấn thuốc nổ TNT). Trong thực thế, Nga đã từng cho nổ thử bom nhiệt hạch Tsas với sức công phá dự kiến là 100 Megaton, nhưng sau giảm xuống còn 50 Megaton đã tạo ra sóng chấn động chạy xung quanh trái đất 14 vòng, tạo ra nhiệt độ nung chảy mọi vật trong tầm ảnh hưởng.

Hầu hết các dòng vũ khí hạt nhân chiến lược hiện nay trên thế giới đều sử dụng cơ cấu đầu đạn nhiệt hạch.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

>> "Tên lửa Topol-M - Nỗi khiếp sợ đến từ xứ sở Bạch Dương"

Ngay từ khi ra đời, Topol-M đã khiến giới chức quân sự cấp cao Hoa Kỳ lo lắng đến mức "mất ăn mất ngủ" vì những tính năng vô cùng siêu việt của nó.

>> Khám phá siêu tên lửa thế hệ 5 của Nga

Được thiết kế bởi Viện kỹ thuật nhiệt học Moscow từ những năm 1990, ngay sau khi liên bang Xô Viết tan rã, Topol đã được đươc vào sản xuất và trang bị cho lực lượng tên lửa chiến lược, thuộc quân đội liên bang Nga.

Với tên gốc RT-2UTTKh và tên mật là Topol-M, nó được NATO định danh là SS-27 “Sickle B”. SS-27 là hậu duệ của các tên lửa đạn đạo Xô Viết trước đó như RS-24 và RT-21 với các phiên bản khác nhau là: RS-12M1, RS-12M2 và RT-2PM2.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Topol-M đi qua thành phố Minsk (Belarus). Ảnh: Ria Novosti.

RT-2UTTKh là tên gọi trong tiếng Anh của Topol-M. Trong tiếng Nga nó là РТ-2УТТХ - Тополь-М. Trong tiếng Nga, “PT” là viết tắt của “ракета твердотопливная” nghĩa là tên lửa đẩy nhiên liệu rắn. Còn УТТХ là viết tắt của “улучшенные тактико-технические характеристики” nghĩa là thế hệ cải tiến mới. Topol trong tiếng Nga nghĩa là cây bạch dương trắng. Tuy nhiên NATO thường gọi Topol-M là “Sát thủ bạch dương” để nói về độ nguy hiểm cũng như khả năng vượt trội của Topol-M.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Topol-M rời bệ phóng. Ảnh: RIA Novosti

Tính năng kỹ thuật và chiến thuật:

Topol-M là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sử dụng bệ phóng thẳng đứng, bao gồm 3 giai đoạn phóng, sử dụng nhiên liệu rắn. Nó có thể được phóng từ các xe chở tên lửa, đây chính là điều làm nên tính cơ động của Topol-M. Trọng lượng khi phóng là 47.2 tấn, bao gồm cả tải trọng 1.2 tấn.

Topol-M có khả năng mang cả đầu đạn thông thường lẫn đầu đạn hạt nhân, với đầu đạn thông thường là đầu nổ 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 800 kiloton. Bên cạnh đó, hiện nay Topol-M được mang cả đầu đạn kép MIRV, có khả tăng tấn công đa mục tiêu. Theo công trình sư Yuri Solomonov, Topol-M có khả năng mang 4 cho tới 6 đầu đạn hạt nhân và kèm theo đó là mồi nhử tên lửa đánh chặn. Tầm bắn của Topol-M là từ 2.500km cho đến 10.500km, sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS hoặc hệ thống dẫn đường quán tính.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh xe chở tên lửa Topol-M

Với khả năng đánh trúng mục tiêu khá cao, độ sai lệch chỉ là 200m, Topol-M khi ra đời đã khiến cho giới chức quân sự cấp cao Hoa Kỳ lo lắng đến mức “mất ăn mất ngủ” vì những tính năng phải gọi là siêu việt của nó, như khả năng lẩn tránh radar và các mồi nhử tên lửa đánh chặn. Vì thế, vào những năm cuối thế kỷ trước, Hoa Kỳ đã xúc tiến các hệ thống phòng thủ tên lửa tại các nước Đông Âu và các đồng minh thân cận tại Châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc và cho đến nay người Mỹ vẫn lo sợ “Sát thủ bạch dương” này của người Nga.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe chở Topol-M trong một đợt diễu binh ở thủ đô Moscow

Topol-M có khả năng phóng từ các hầm chứa, mà theo báo cáo tình báo của NATO thì các bệ phóng này có khả năng chịu được cả đòn tấn công hạt nhân. Topol-M còn có thể phóng từ các xe lưu động từ bất cứ vị trí nào trên lãnh thổ nước Nga, nó có thể lẩn trốn các vệ tinh quân sự của Hoa Kỳ.

Có nhiều đồn đoán xung quanh Topol-M ngay từ khi ra đời và một trong số đó là những câu chuyện về các điệp viên Hoa Kỳ xâm nhập vào các cơ quan quân sự Nga để lấy được các tài liệu về Topol-M.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đuôi kích nổ và tầng nhiên liệu đầu tiên của Topol-M

Giai đầu tiên của Topol-M được phát triển bởi Trung tâm liên bang Soyuz và sử dụng công nghệ động cơ kép. Điều này giúp cho các tên lửa có khả năng tăng tốc nhanh hơn so với các loại ICBM khác. Vận tốc của Topol-M lúc tăng tốc tối đa là 7.320m/s với một quỹ đạo cao và khoảng cách đến mục tiêu trước khi phát nổ là 10.000m. Việc thiết kế với nhiêu liệu rắn giúp việc bảo trì tên lửa hiệu quả hơn và thời gian chuẩn bị mỗi lần phóng được giảm xuống đáng kể.

Topol-M được giới chuyên môn cho rằng có khả năng hạ gục mọi bức tường phòng thủ của Hoa Kỳ. Nó có khả năng làm nên tính bất ngờ và có khả năng lẩn tránh radar của mọi hệ thống phòng thủ Hoa Kỳ. Topol-M được bảo vệ để tránh khỏi sự tấn công của các loại phóng xạ, EMP (bom xung điện từ). Một trong những điều đáng chú ý là thời gian khởi động của buồng đốt, với thời gian chỉ bằng 1/3 so với các loại tên lửa ICBM của Hoa Kỳ như MinuteMan (phóng từ mặt đất) hay Trident.

RT-2UTTKh Topol - M

Phân loại: Tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM

Nguồn gốc: Liên bang Nga

Hoạt động: 1997 – nay

Các bên sử dụng: Lực lượng tên lửa chiến lược – Quân đội liên bang Nga

Thiết kế bởi: Viện kỹ thuật nhiệt học Moscow – Công trình sư Yuri Solomonov

Sản xuất bởi: Tập đaàn vũ khí tên lửa chiến lược Votkinsk

Đặc tính kỹ thuật

Trọng lượng: 47.2 tấn

Chiều dài: 22.7 mét

Đường kình (dày nhất): 1.9 mét

Đầu đạn:

+Đơn: Đơn 800 kiloton

+Kép: MIRV 4 – 7 đầu đạn

Động cơ: 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn

Tầm bắn: 11000km

Tốc độ (tối đa): 7320m/s

Hệ thống dẫn đường:

+Dẫn đường vệ tinh GLONASS

+Dẫn đường quán tính

Độ sai lệch: 200m

Hệ thống phóng: Hầm chứa hoặc xe chở chuyên dụng

>> Bàn về sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 Việt Nam (P2)

Hiện nay, tất cả các tên lửa S-300 của Việt Nam đều có tốc độ Mach 8.5 và có thể tiêu diệt gọn gàng Su-30MKK của Trung Quốc.

>> Bàn về sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 Việt Nam (P1)

Gần đây, giới quân sự thế giới cho rằng đang có một cuộc chiến âm thầm bên trong các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là các quốc gia có đường biên giới biển chung với Trung Quốc. Nhưng ở Việt Nam, những con người nhỏ bé và yêu hòa binh họ không hề “chạy đua” vũ trang mà chỉ dùng nó làm biện pháp răn đe "người anh em" xấu tính của mình mà thôi.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
S-300 vào vị trí sẵn sàng tác chiến.

Hiện nay, S-300 được sử dụng khá nhiều tại các nước đồng minh của Liên bang Xô Viết cũ, bên cạnh đó là những đồng minh chiến lược của Nga trong thế kỷ XXI như Việt Nam, Ấn Độ, Algeria và còn có cả… Trung Quốc.

Nga bán khá nhiều vũ khí cho Trung Quốc chỉ vì cuối thế kỷ XX, tình hình của Nga rơi và khủng hoảng nghiêm trọng nên họ bắt buộc phải bán cho Trung Quốc để bù các khoản thâm hụt tài chính. Trên thực tế, người Nga chẳng ưa gì Trung Quốc, nhất là khi họ đã gây ra cuộc chiến biên giới với Liên bang Xô Viết năm 1969.

Trung Quốc mua khá nhiều các phiên bản S-300PMU-1 và S-300PMU-2, sau đó còn mua luôn cả giấy phép sản xuất tổ hợp phòng không này và đổi tên lại thành Hongqi-10 (Hồng Kỳ– HQ-10). Họ liên tục khoe khoang rằng HQ-10 và biến thể HQ-18 vượt trội hơn S-300 của Lực lượng phòng không Liên bang Nga. Thế nhưng, thực chất là tất cả hệ thống radar và thiết bị cảnh báo sớm đều được Trung Quốc sao chép copy lại từ S-300 mà thôi. Ngoài ra, còn một điểm thiếu hụt rất lớn cho Hồng Kỳ của Trung Quốc là hệ thống radar Tomb Stone mới, mà chỉ có Việt Nam, Ấn Độ và một vài quốc gia khác có mà thôi.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe quân dụng chở hệ thống radar 64N6 BIG BIRD.

Gần đây, Việt Nam cũng đã mua về 2 tiểu đoàn S-300PMU-1 với 12 phương tiện phóng và các xe chở đầu đạn, xe hậu cần. Thương vụ này tốn khoảng 300 triệu USD. Có rất nhiều tranh cãi về tổ hợp được bán cho Việt Nam bởi một số thành phần điện tử mới rất tinh vi và hiện đại, vượt trội hơn S-300PMU-1 của Trung Quốc rất nhiều. Các quan chức Bộ quốc phòng Trung Quốc vô cùng thèm muốn hệ thống này nhưng câu trả lời của công ty Almaz vẫn là “Không”.

Trong năm 2011, Việt Nam đã đề nghị mua thêm tổ hợp S-400. Hiện nay, S-400 được gọi là “bất khả chiến bại”, với khả năng phát hiện các mối đe dọa từ 400 km và có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào ở độ cao 40 và 50 km. Điều này đồng nghĩa với việc các máy bay do thám như U2 và “Black bird” nếu được sử dụng thì cũng trở thành miếng mồi cho S-400. Thương vụ S-400 của Việt Nam và Nga diễn ra khá suôn sẻ, nếu không có thay đổi gì nhiều 2 bên sẽ tiến hành hợp đồng này vào 2014. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng muốn có thêm S-300PMU-2 với những loại tên lửa mới, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tốt hơn nhiều S-300PMU-1.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Radar 64N6E BIG BIRD giăng bẫy những kẻ xâm phạm không phận Việt Nam.

Được đánh giá là hệ thống phòng không mạnh nhất hiện nay nhưng S-300 chưa một lần xuất trận. Trái ngược hoàn toàn với người đồng cấp Patriot của Hoa Kỳ. Thế nhưng, theo nhận định từ các chiến lược gia quân sự thì S-300 là kẻ “bất khả chiến bại” trong tất cả các hệ thống SAM (Surface to Air Missile) đa năng hiện nay.

Vào tháng 4-2005, NATO đã tổ chức tập trận SEAD nhằm đánh giá đúng khả năng của các loại tiêm kích và máy bay cảnh báo sớm của họ, cũng như khả năng đánh chặn của các hệ thống SAM đến từ Hoa Kỳ và Châu Âu. Điều đáng ngạc nhiên là Slovakia đã mang theo hệ thống S-300 của mình được thừa hưởng từ Tiệp Khắc dù nó khá cũ và được sản xuất từ những năm 1980. Thế nhưng, trong tất cả các phi vụ tập trận tại Đức và Pháp thì tất cả các loại tiêm kích từ F-3 “Tornado” đến Dassault Rafale hay Euro Typhoon đều bị nó tóm gọn và không thể trốn tránh được hệ thống này.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Một tổ hợp gồm xe chở ống phóng và xe chở radar 64N6 BIG BIRD cơ bản

Trước đó, Iran cũng đã mua về khá nhiều tổ hợp S-300PMU-1 với hơn 300 tên lửa từ Belarus. Về sau, Iran mua thêm 1 số tổ hợp khác từ S-300PMU-2. Các nhà lãnh đạo Iran luôn lo sợ về cuộc không kích nhằm vào Tehran và những tổ hợp S-300 đã khiến cho Israel, cũng như Hoa Kỳ mất ăn mất ngủ về những tính năng siêu vượt của nó.

Như đã nói, hệ thống radar mới của S-300 là Tomb Stone có thể bắt gọn bất kì chiếc tiêm kích tàng hình nào với công nghệ radar quét pha bị động. Gần đây nhất là rộ tin đồn Nga bán S-300PMU-1/2 cho cả Sirya khiến cho các quan chức quân sự NATO lại thêm một lần nữa mất ăn mất ngủ. Hoa Kỳ đang cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học để đàn áp các cuộc biểu tình và phe chống đôi tại Syria nhưng nếu Syria nắm được S-300PMU1/2 thì một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Syria của Liên quân Liên hợp quốc sẽ là một cuộc tấn công tự sát trước S-300 hiện đại.

Hệ thống dẫn đường trên S-300 có tên 30N6 FLAP LID sử dụng trên bộ, trên các phương tiện phóng hải quân là 3R41 Volna (TOP DOME), sử dụng hệ thống dẫn đường điều khiển với các radar dẫn đường bán chủ động trong giai đoạn cuối. Các phiên bản mới nhất sử dụng 30N6 FLAP LID B hay TOMB STONE dẫn đường cho các tên lửa qua hệ thống điều khiển mặt đất chỉ huy dẫn đường và hệ thống tìm kiếm mục tiêu hỗ trợ (SAAG).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe hậu cần lo công tác lắp đặt ống phóng và tên lửa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống radar FLAP LID cũ trước đây.

SAAG là một hệ thống dẫn đường gần giống như thiết bị TVM của Patriot thế nhưng nó lại thể hiện sự vượt trội hơn rất nhiều so với Patriot. Các phiên bản 30N6 FLAP LID A được bán cho Trung Quốc là loại có thể dẫn đường cùng lúc 4 tên lửa và tấn công 4 mục tiêu. Thế nhưng, phía S-300 Việt Nam mua lại được trang bị 30N6 FLAP LID B, có thể dẫn đường cùng lúc cho 12 tên lửa và tấn công 12 mục tiêu. Lại một điểm trừ cho hệ thống của Trung Quốc.

Hiện nay, tất cả các tên lửa S-300 của Việt Nam đều có tốc độ Mach 8.5 và có thể tiêu diệt gọn gàng Su-30MKK của Trung Quốc. Trong khi Su30MKK bay với vận tốc Mach 2.0 thì các tên lửa đã áp sát và hạ gục 1 cách nhanh chóng. Các tên lửa của S-300PMU-1 của Việt Nam mua về thuộc vào các loại 5V55KD, 5V55RM, 9M96E1/2 và 48N6E2, tất cả đều có vận tốc bay kinh hoàng là 1.700m/s, thậm chí 48N6E2 đạt tốc độ 2000m/s. Với vận tốc như thế này thì khó có một mục tiêu nào có thể bỏ chạy được như "chim két" SR-71 Black Bird của Mỹ trước kia.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đầu não và là trung tâm xử lý của S-300.

Đầu đạn phiên bản 48N6E2 nặng đến 100kg, các đầu đạn khác có trọng lượng từ 133kg đến 143kg, tùy thuộc vào mục đích đánh chặn máy bay hoặc đánh chặn tên lửa đạn đạo. Tất cả cá loại tên lửa đều được trang bị kíp nổ tiếp cận và kíp nổ tiếp xúc, tức là nó có thể nổ ngay khi và chạm với mục tiêu hoặc nổ khi cách mục tiêu một khoảng cách rất nhỏ chỉ chừng vài cm. Điều này giúp giảm thiểu tối đa khả năng bắn trượt mục tiêu và có thể khiến mục tiêu bị đổi hướng (với tên lửa đạn đạo) hoặc khiến mục tiêu bị hư hại khá nhiều hệ thống máy móc (với máy bay tiêm kích).

Các tên lửa khi nạp vào ống phóng sẽ được giữ ở trạng thái ổn định và phương thẳng đứng. Sau đó các tên lửa được hệ thống đẩy của ống phỏng đẩy ra bên ngoài, các động cơ sử dụng nhiêu liệu rắn của tên lửa lúc này lập tức được kích hoạt và vận tốc tăng tốc của nó có thể đạt tới 100G nghĩa là 1km/s2, một vận tốc kinh hoàng với bất kì mục tiêu nào bị nó tóm.

Một điểm mạnh của hệ thống phóng là không cần ngắm trước khi khai hỏa, các tên lửa được điều khiển hướng bằn cánh đuôi và bộ phun khí chỉnh hướng, tương tự như công việc đi bộ ngoài không gian của các phi hành gia sử dụng một bộ phun khí nén áp suất cao để đẩy mình đi. Trong giai đoạn bay cuối, hệ thống dẫn đường và radar sẽ cung cấp các thông số kĩ thuật và thông số của mục tiêu và dẫn đường 1 cách chính xác để nó tấn công hạ gục mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
TIN SHIELD, sự bổ sung hoàn hảo cho BIG BIRD.

Radar cũng là một thiết bị khá tối tân hiện đại của S-300, nó có những tính năng ưu việt hơn nhiều so với hệ thống dẫn đường và radar TVM của phía Hoa Kỳ và NATO. Ở các phiên bản gốc, nó sử dụng một tổ hợp radar thu và phát sóng doppler liên tục loại 76N6 CLAM SHELL để thám sát mục tiêu và sao đó truyền các thông tin đến radar thám sát trên không và tiếp chiến mạng sử dụng số qua băng tần I/J30N6 FLAP LID A.

Cả 2 thiết bị này đều nằm trên các xe tải và được kết nối trực tiếp với nhau, thời gian để triển khai là 2 phút. Bên cạnh đó, các phiên bản mới bítcòn có một trung tâm điều khiển và chỉ huy hai hệ thống radar thám sát và radar dẫn đường, và cuối cùng là được kết nối đến xe phóng chở các bệ phóng.

Hiện nay, các phiên bản mới nhất đều sử dụng loại radar băng tầm E/F 64N6 BIG BIRD, bổ sung rất nhiều thiếu sót từ các phiên bản cũ cho hệ thống S-300. Đây là một hệ thống có thể phát hiện ra các tên lửa đạn đạo ở cách xa 1.000km và bay tới tốc độ 10.000km/h, nghĩa là một thiết bị radar BIG BIRD đặt tại miền Bắc của Việt Nam có thể phát hiện ra được 1 tên lửa đạn đạo được phóng đi từ quân khu Chengdu của Trung Quốc và ngay khi nó bay qua không phận của Việt Nam, các tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo loại 9M96E1/2 sẽ bay đi và tấn công tiêu diệt ngay lập tức. Bên cạnh đó, nó cũng có thể phát hiện các tên lửa hành trình ở khoảng cách 300 km. Hệ thống BIG BIRD sử dụng chùm tia điện tử lái và thực hiện việc quét mỗi pha là 24 giây và mỗi vòng bán kính của nó là 12 giây.

Hiện nay còn có thêm một lựa chọn khác thay thế cho radar FLAP LID là 36D6 TIN SHIELD , có thể giúp thám sát được các mục tiêu sớm hơn nhiều so với loại FLAP LID. Theo các chuyên gia từ Almaz – Antey thì TIN SHIELD sẽ là sự hỗ trợ mạnh mẽ cho BIG BIRD làm nên 1 hệ thống phòng thủ là nỗi kinh hoàng trước bất kỳ kẻ thù nào.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

>> Giải pháp tăng sức mạnh cho lưới lửa phòng không Việt Nam

Không phận Việt Nam có an toàn trước cuộc tập kích đường không của đối phương hay không phần lớn phụ thuộc vào sức mạnh của các hệ thống phòng không tầm trung.

>> Tìm hiểu "Ba ngón tay Thần chết"

Hạn chế của phòng không tầm trung Việt Nam

Khi vũ khí công nghệ cao phổ biến hơn, các cuộc tập kích đường không ngày càng trở nên ác liệt. Lịch sử các cuộc chiến tranh gần đây cho thấy, đa phần các cuộc tập kích đường không đều tập trung ở khu vực phòng không tầm trung đến tầm thấp.

Mặc dù trên thế giới có khá nhiều hệ thống phòng thủ cũng như tấn công tầm xa, nhưng đa phần những vũ khí này đóng vai trò ngăn chặn và tấn công dạng điểm nhiều hơn là đại trà.

Sự thắng - thua giữa bên tập kích và bên phòng thủ thường quyết định ở khu vực phòng không tầm trung có bán kính chiến đấu dưới 100 km.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mặc dù đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn mới hiện đại hơn nhưng tên lửa phòng không tầm trung SA-3 của Việt Nam vẫn mắc phải điểm yếu là thiếu khả năng cơ động.

Đối với các nước có đường lối quốc phòng lấy phòng ngự làm đầu như Việt Nam thì vai trò của phòng không tầm trung là cực kỳ quan trọng. Trong biên chế lực lượng phòng không Việt Nam hiện nay, gánh nặng phòng không tầm trung phụ thuộc vào 2 hệ thống tên lửa chủ đạo là SA-2 và SA-3.

Mặc dù đã trải qua những gói nâng cấp nhằm duy trì và tăng cường sức mạnh chiến đấu nhưng thực tế những hệ thống này khó lòng đáp ứng được yêu cầu của chống tập kích đường không hiện đại.

Các gói nâng cấp SA-2, SA-3 mà Việt Nam đã thực hiện chủ yếu tập trung vào nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực, cải thiện khả năng cơ động và độ chính xác của tên lửa. Tuy nhiên, có một điểm rất hạn chế của SA-2, SA-3 vẫn chưa khắc phục được là khả năng cơ động.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
SA-2, SA-3 gặp bất lợi khi phải đối mặt với những tên lửa hành trình tấn công mặt đất như Tomahawk trong khi đó đây lại là loại vũ khí được sử dụng đầu tiên.

Buk-M2E - lời giải cho bài toán

Mặc dù chúng ta đã có trong biên chế 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không di động tầm xa S-300PMU1. Tuy nhiên, 2 tiểu đoàn S-300 vẫn chưa đủ để đảm bảo sự toàn vẹn của không phận Việt Nam.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sự có mặt của hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2E sẽ khắc phục hầu hết các điểm yếu của phòng không tầm trung Việt Nam.

Để bảo toàn lực lượng chiến đấu qua đó bảo vệ sự an toàn cho lực lượng phòng không Việt Nam thì khả năng cơ động có vai trò rất quan trọng. Trước đây, phía Nga đã giới thiệu gói nâng cấp S-125 Pechora 2M được trang bị trên khung gầm xe tải MZKT-8022 tương đối tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp mang tính tạm thời chứ không hoàn toàn khắc phục được hết các điểm yếu và hạn chế của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung SA-3.

Mặc dù, SA-3 có khả năng tác chiến chống máy bay tương đối tốt nhưng hệ thống này vẫn chưa thực sự hiệu quả trong việc đánh chặn các loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo. Trong khi đó, đây chính là những vũ khí được sử dụng đầu tiên để đánh đòn phủ đầu.

Việc tiêu diệt thành công đòn đánh phủ đầu của đối phương vừa bảo vệ được lực lượng chiến đấu vừa khiến đối phương phải nhụt chí, tạo tâm lý tốt cho những trận chiến tiếp theo. Các chiến trường Iraq, Libya đã cho thấy một điều nếu không thể chống lại đòn đánh phủ đầu bằng tên lửa hành trình thì gần như lực lượng chiến đấu đều bị tê liệt.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Buk-M2E được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu trong phạm vi tác chiến của hệ thống.

Một thực tế là những quốc gia này đều thiếu các hệ thống phòng không tầm trung hiện đại. Đối với phòng không tầm trung Việt Nam giải pháp hiệu quả nhất chính là đầu tư mua sắm hệ thống phòng không tầm trung hiện đại mới.

Hệ thống phòng không tầm trung duy nhất trên thế giới hiện nay có thể đáp ứng được các yêu cầu tác chiến phù hợp với chiến trường Việt Nam là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung di động 9K317E Buk-M2E, NATO định danh SA-17 Grizzly. Đây là biến thể xuất khẩu của hệ thống Buk-M2 của Nga, điểm khác biệt so với biến thể của Nga là hệ thống được trang bị trên xe bánh lốp MZTK-6922 6x6 bánh.

Buk-M2E được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không trong phạm vi tác chiến như (máy bay cánh cố định, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, trực thăng, UAV, tên lửa chống radar...).

Ngoài ra Buk-M2E còn có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất, tàu khu trục hoạt động gần bờ biển. Điểm nổi bật của Buk-M2E là thời gian triển khai và thu hồi đội hình chiến đấu cực nhanh. Chỉ mất 5 phút để chuyển từ trạng thái hành quân sang sẳn sàng chiến đấu.

Trong tác chiến phòng không hiện đại, tiêu chí “ai nhanh hơn thì thắng” luôn được đặt lên hàng đầu, đó chính là điểm mạnh của Buk-M2E. Radar điều khiển hỏa lực cùng 4 tên lửa sẳn sàng phóng đều nằm chung trên khung gầm xe, điều này tạo nên sự khác biệt của Buk-M2E so với những hệ thống khác.

Radar tìm kiếm mục tiêu và radar điều khiển hỏa lực đều được trang bị an-ten mạng pha hoạt động theo từng giai đoạn, bộ vi xử lý, máy tính điều khiển kỹ thuật số giúp Buk-M2E có hiệu suất chiến đấu rất cao. Cụ thể, xác suất tiêu diệt tiêm kích F-15 từ 90-95%, tên lửa hành trình tấn công mặt đất từ 70-80%, tên lửa đạn đạo từ 60-70%, trực thăng, UAV từ 70-80%.

Buk-M2E cung cấp chiếc ô bảo vệ không phận với bán kính 50 km, tầm cao 25 km. Sự có mặt của Buk-M2E sẽ khắc phục được hầu hết các điểm yếu của phòng không tầm trung Việt Nam. Mặc khác hệ thống này hoàn toàn tương thích với nền tảng cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, chỉ huy sẵn có mà không cần đầu tư thêm các hệ thống riêng biệt.

Buk-M2E triển khai xen kẻ cùng với SA-2, SA-3 vừa bảo vệ được đội hình chiến đấu vừa tạo lưới lửa phòng không đa dạng tiêu diệt hiệu quả mọi mục tiêu. Mỗi tiểu đoàn Buk-M2E tiêu chuẩn bao gồm: 1 xe chỉ huy, 1 xe radar tìm kiếm và chị thị mục tiêu, 6 xe phóng tích hợp radar điều khiển hỏa lực với 24 tên lửa sẳn sàng phóng, 3 xe tiếp đạn. Đơn giá cho mỗi tiểu đoàn Buk-M2E khoảng 125 triệu USD.


(Theo Infonet)

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

>> Khám phá sức mạnh tên lửa hàng đầu thế giới của Nhật

Hiện nay với khoa học kĩ thuật phát triển, ở châu Á Nhật Bản đang là nước sở hữu những hệ thống tên lửa hàng đầu thế giới.

>> Nhật khiến TQ 'rụng rời tay chân', Châu Á lo ngại
>> Tìm hiểu kho vũ khí khủng của Quân đội Nhật Bản


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ông Misa Sakurabayashi chuyên gia phân tích quốc phòng và an ninh Nhật Bản cho biết, công nghệ tên lửa của Nhật Bản có thể xếp vào loại hàng đầu thế giới, ngay cả chuyên gia quân sự Mỹ cũng phải thừa nhận điều đó.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đầu tiên phải đề cập đến là loại tên lửa bờ đối hạm SSM-1. Nó không chỉ đơn thuần có tính năng chống hạm mà còn có thể tấn công đối đất, kể cả mục tiêu ở khu vực sơn địa và bán sơn địa. Bất kể là tấn công những hòn đảo có địa hình rừng núi phức tạp, cho đến những mục tiêu trên biển, nó đều có khả năng hành trình hết sức linh hoạt.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đối với các mục tiêu cố định, nếu thiết lập vị trí mục tiêu chính xác và chi tiết, nó còn có khả năng vòng tránh cả chướng ngại vật và tấn công mục tiêu cực kỳ chính xác. Ngoài ra, nó còn có khả năng khóa và tấn công nhiều mục tiêu phân tán ở vị trí khác nhau.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
SSM-1 có chiều dài 5m, đường kính thân 0,35m, trọng lượng 660 kg (đầu đạn 270kg), bay ở độ cao trung bình 5-6m với vận tốc 1150km/h. Nó gồm 2 động cơ, bao gồm 1 động cơ đẩy nhiên liệu rắn và 1 động cơ Turbojet, điều khiển theo 2 phương thức là dẫn đường bằng quán tính và radar chủ động.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa bờ đối hạm SSM-1 có tầm bắn gần 200km, trong khi đó khoảng cách từ quần đảo Senkaku đến đảo Miyako và đảo Ishigaki chỉ vẻn vẹn gần 170km nên loại tên lửa này có vai trò rất quan trọng và phát huy tác dụng rất tốt trong chiến lược phòng thủ biển đảo của Nhật Bản. (Trong ảnh: Hệ thống ra đa điều khiển của SSM-1)

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hiện Nhật đang tiếp tục phát triển loại tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới Type 12, được phát triển trên cơ sở khung gầm của loại tên lửa đất đối không Type 03, có tầm bắn và uy lực lớn hơn rất nhiều. Tên lửa đất đối không tầm trung Type 03 của Nhật có khả năng phòng thủ chống lại sự xuyên phá của bất cứ loại tên lửa hàng đầu thế giới nào. (Trong ảnh: Hệ thống tên lửa Type 03)

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đây là sản phẩm tập trung những tinh hoa công nghệ và trí tuệ của nhiều tập đoàn công nghiệp hàng đầu Nhật Bản mà tập trung là 2 công ty thành viên Mitsubishi Heavy Industries và Mitsubishi Electric, trực thuộc gã khổng lồ công nghiệp Mitsubishi.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Type 03 được đưa vào thử nghiệm năm 2001 tại bãi thử White Sands ở bang New Mexico, Mỹ và triển khai năm 2002. Đến năm 2005, tổ hợp tên lửa phòng không Type 03 được đưa vào trang bị cho Cục Phòng vệ Nhật Bản. Thành phần của tổ hợp gồm bệ phóng, xe vận chuyển - nạp, trạm điều khiển hỏa lực, trạm radar đa năng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tất cả các phương tiện chiến đấu của tổ hợp tên lửa phòng không Type 03 được bố trí trên khung gầm xe ô tô có khả năng vượt địa hình cao (8x8). Trạm radar đa năng trang bị anten mạng pha chủ động, bảo đảm sục sạo và theo dõi đồng thời đến 100 mục tiêu trên không và cho phép đánh giá mức độ nguy hiểm.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Thông tin về tình hình trên không, thực trạng kỹ thuật của các thành phần tổ hợp và khả năng sẵn sàng phóng tên lửa được hiển thị trên màn hình bố trí tại trạm điều khiển hỏa lực.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Phần mềm hiện đại của tổ hợp bảo đảm cho tổ hợp tăng cường khả năng bắn, cho phép dự đoán vị trí của mục tiêu, bao gồm cả những thông tin đo vẽ địa hình sơ bộ về địa hình chiến trường và dẫn tên lửa đến điểm chạm dự tính. Tổ hợp được trang bị thiết bị kết nối liên lạc với các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm, cũng như các tàu có trang bị hệ thống vũ khí đa năng Aegis.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

>> Vũ khí đánh chặn tên lửa hành trình của Việt Nam

Theo học thuyết tác chiến hiện đại, nhiều khả năng tên lửa hành trình sẽ là vũ khí đầu tiên được bên tấn công sử dụng. Vậy Việt Nam có những vũ khí nào có thể “điều trị” chúng?

>> Hệ thống phòng không tầm thấp của Việt Nam trong tương lai

Ngày nay, tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ tàu chiến, bệ phóng di động trên đất liền, tên lửa chiến dịch-chiến thuật đã trở thành vũ khí chủ lực trong các chiến dịch quân sự của bên tấn công. Tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh, khả năng tấn công phủ đầu từ xa, tên lửa hành trình là vũ khí tiêu biểu cho chiến thuật áp chế phòng không đối phương SEAD.

Tên lửa hành trình thực sự là một vũ khí rất khó “nhai” đối với bất kỳ lực lượng phòng không nào, nó có khả năng bay men theo địa hình nên việc phát hiện từ xa rất khó khăn. Nói như vậy không có nghĩa là tên lửa hành trình không có điểm yếu. Tốc độ chậm, dễ bị gây nhiễu chính là 2 điểm yếu chí tử của nó.

Ngoài việc gây nhiễu hệ thống dẫn đường bằng GPS làm cho tên lửa bị lệch mục tiêu, bắn hạ tên lửa bằng vũ khí phòng không cũng là một phương pháp rất hiệu quả để vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của nó. Vấn đề đang được quan tâm là Việt Nam có những vũ khí nào có thể “điều trị” chúng.

ZSU-23-4

Một trong những vũ khí có khả năng “đặc trị” tên lửa hành trình trong biên chế phòng không Việt Nam là pháo phòng không tự hành tầm thấp ZSU-23-4. ZSU viết tắt của cụm từ Zenitnaya Samokhodnaya Ustanovka (phiên âm tiếng Nga) có nghĩa là (phòng không tự hành gắn kết), 23 là chỉ đường kính nòng pháo 23mm, 4 có nghĩa là số lượng pháo được gắn kết trên hệ thống.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 của Việt Nam khai hỏa tiêu diệt mục tiêu.

Đây là loại pháo phòng không tự hành được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp, ZSU-23-4 thường được triển khai xen kẽ để bảo vệ đội hình tăng-thiết giáp trước máy bay đối phương. ZSU-23-4 có tốc độ bắn từ 800-1000 phát/phút, tầm bắn 2.500 mét.
Hệ thống tích hợp sẵn radar điều khiển hỏa lực và thiết bị ngắm bắn quang học trên khung gầm xe bánh xích TM-575. Biến thể nâng cấp gần đây tích hợp thêm từ 4-6 tên lửa phòng không tầm thấp 9K38 Igla hoặc 9K310 Igla-1 cùng hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp, máy tính đường đạn thế hệ mới.

Sức mạnh chiến đấu của hệ thống được tăng lên từ 2-2,5 lần so với trước, việc bổ sung thêm tên lửa giúp hệ thống đối phó hiệu quả với những mục tiêu khó xơi như tên lửa hành trình.

Hệ thống phòng không tích hợp Palma

Đây là hệ thống phòng không tích hợp có khả năng “đặc trị” tên lửa hành trình mạnh nhất của Việt Nam. Hệ thống Palma được trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ.

Palma bao gồm 2 pháo bắn siêu nhanh AO-18KD 6 nòng x30mm mỗi khẩu, loại pháo này có tốc độ bắn lên đến 6000-10.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 mét. Khi bắn hệ thống tạo nên một màn đạn dày đặc đủ sức tiêu diệt bất kỳ loại tên lửa hành trình nào.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh hệ thống phòng không tích hợp Palma trên tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 của Hải quân Việt Nam.

Ngoài ra, hệ thống còn được tích hợp 8 tên lửa siêu thanh dẫn bằng laser Sosna-R. Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m. Palma được trang bị hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu quang-điện EOC kết hợp với radar trên tàu và hệ thống kiểm soát tự động SRSCU.

Palma được lập trình để tự động bám bắt và tiêu diệt mục tiêu. Bên cạnh đó hệ thống có thể được điều khiển thông qua hệ thống 10-P5 trên tàu chiến trong trường hợp chế độ tự động hoạt động không hiệu quả.

"Lá chắn cuối cùng" AK-630

Một vũ khí khác cũng cực kỳ lợi hại trong việc tiêu diệt tên lửa hành trình là hệ thống phòng thủ tầm cực gần AK-630. Hệ thống này được trang bị trên tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 , tàu tên lửa cao tốc Tarantul và Molnyia , BPS-500, tàu tuần tra lớp Svetlyak, tàu pháo TT-400TP.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chốt chặn cuối cùng AK-630 trang bị trên tàu tên lửa cao tốc lớp Tarantul của Hải quân Việt Nam.

AK-630 bao gồm một pháo AO-18 6 nòng nhân 30mm với tốc độ bắn lên đến 6.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 mét. Hệ thống được điều khiển thông qua radar Vympel MR-123. AK-630 được xem là chốt chặn cuối cùng trên các tàu chiến Việt Nam trước tên lửa hành trình của đối phương.


(Soha)

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

>> Tên lửa Sapsan - Ứng viên “đáng giá” thay thế tên lửa Scud của Việt Nam

Sapsan là loại tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật đa năng thế hệ mới, một “hậu duệ” lý tưởng cho tên lửa Scud có trong biên chế của quân đội Việt Nam.
Tên lửa ngày càng cho thấy giá trị chiến lược của nó trong việc tạo nên thế trận răn đe hiệu quả và đảm bảo an ninh quốc gia. Thực tế những quốc gia sở hữu kho tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa liên lục địa luôn tạo được thế áp đảo về sức mạnh quân sự.

Từng là một phần của tổ hợp công nghiệp quốc phòng đồ sộ trước đây của Liên Xô, Ukraine nắm giữ nhiều công nghệ quan trọng để cho ra đời các hệ thống vũ khí đẳng cấp. Trong đó Viện thiết kế (KB) Yuzhnoie đã nhiều lần đề xuất chế tạo các hệ thống vũ khí chính xác cao có chức năng khác nhau là dự án Borisfen và hệ thống Grom.

Đặc biệt trong năm 2013 này dự án phát triển tên lửa đạn đạo chiến dịch-chiến thuật đa năng Sapsan đã bước vào giai đoạn thực hiện. Hiện nay đã hoàn thành giai đoạn công việc đặc biệt quan trọng nhằm chế tạo hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Sapsan như: Đã đưa ra bản vẽ phác thảo, xác định diện mạo kỹ thuật của các hệ thống, hình thành cơ cấu hợp tác, tính toán các tính năng của hệ thống, thông qua chương trình cấp nhà nước, thời hạn và quy mô tài trợ kinh phí.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa chiến dịch - chiến thuật Sapsan là ứng viên lý tưởng để thay thể tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud của Việt Nam.

Bộ Quốc phòng Ukraine dự định mua gần 100 hệ thống Sapsan để thay thế các hệ thống Tochka-U đã lạc hậu. Sapsan dự kiến được trang bị cho quân đội Ukraine vào năm 2016. Mặc dù thiếu kinh phí trong năm 2009-2012, KB Yuzhnoe đã phát triển các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các tính năng kỹ thuật của Sapsan chủ yếu cho biến thể xuất khẩu.

Tên lửa Sapsan có chiều dài 7,2 mét, đường kính ống phóng 1 mét, đường kính tên lửa 80cm, trọng lượng tổng thể gồm tên lửa, ống phóng, xe mang ống phóng nặng 21 tấn, trọng lượng phóng 3,5 tấn, trọng lượng tên lửa 2,5 tấn.

Đầu đạn của tên lửa nặng 480kg, tầm bắn hiệu quả từ 50-280km, tên lửa Sapsan có độ chính xác khá cao, bán kính lệch mục tiêu của tên lửa dao động từ 2-200 mét tùy vào điều kiện cụ thể của mục tiêu. Thời gian sẵn sàng phóng chỉ từ 2-20 phút, tốc độ của tên lửa đạt tới 1.300 mét/giây. Hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải KRAZ 8×8 bánh nên có khả năng cơ động cao.

Dự kiến tên lửa Sapsan đang được xúc tiến xuất khẩu ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ phục vụ cho quá trình phát triển và hoàn thiện tên lửa. Mặc dù tên lửa vẫn đang trong quá trình phát triển nhưng với nền tảng công nghệ vững chắc của Ukraine chắc chắn đây sẽ là một hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật đẳng cấp hoàn toàn có thể so sánh được với hệ thống 9K720 Iskander của Nga.
Trong bối cảnh hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Ukraine đang phát triển tốt đẹp, phía bạn lại đang cần hợp đồng để hoàn thiện hệ thống. Việt Nam hoàn toàn có thể tính đến khả năng nhập khẩu hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật này để bổ sung và thay thế cho loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Scud đã có phần lạc hậu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Dự án Sapsan đang được xúc tiến cho xuất khẩu đây là cơ hội tốt để Việt Nam có thể sớm sở hữu loại tên lửa này.

Cũng không loại trừ khả năng thông qua sự hợp tác mua bán hệ thống tên lửa Sapsan từ Ukraine sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phát triển công nghệ tên lửa của Việt Nam. Trong bối cảnh nền khoa học kỹ thuật và tiềm lực tài chính của đất nước chưa đủ khả năng để tự phát triển các hệ thống tên lửa riêng thì việc nhập khẩu từ nước ngoài và cải tiến chúng là một giải pháp khả thi để đảm bảo an ninh quốc gia.

Việt Nam từng nhập khẩu tên lửa Scud từ Liên Xô và nâng tầm bắn cho tên lửa thì việc làm tương tự đối với hệ thống Sapsan hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng ta sẽ không bao giờ tạo được thế trận răn đe hiệu quả nếu không có các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật đủ mạnh.

>> Su24MK của Nga sẽ trang bị tên lửa có độ chính xác 1m

Không quân chiến thuật Nga sẽ được trang bị tên lửa dẫn bằng hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GLONASS từ năm 2014.

>> Bí mật siêu tên lửa Nga lọt vào tay ai?


Tháng 7/2013, Không quân Nga sẽ thử nghiệm các tên lửa mới dẫn bằng GLONASS, dùng để trang bị cho các máy bay ném bom chiến thuật Su-24 và Su-34, máy bay cường kích Su-25 và trực thăng vận tải-chiến đấu Mi-24.

Một nguồn tin tại Bộ tư lệnh Không quân Nga cho hay, nếu thử nghiệm thành công, các tên lửa chính xác cao này sẽ được trang bị hàng loạt cho quân đội Nga từ năm 2014. Như vậy, máy bay chiến thuật và trực thăng Nga sẽ hoàn toàn chuyển sang sử dụng vũ khí chính xác cao.

Các tên lửa mới sẽ được trang bị đầu tự dẫn và đai ốp lắp các cánh lái, cho phép các máy bay và trực thăng Nga tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác đến 1 m.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Theo nguồn tin tại Bộ Quốc phòng Nga, các hệ thống dẫn cho các tên lửa mới sẽ được các kỹ thuật viên lắp đặt ngay tại đơn vị.

Hiện nay, các tên lửa không điều khiển (rocket) S-24 và S-25 vẫn là vũ khí cơ bản của máy bay cường kích và ném bom của Nga mặc dù chúng được đưa vào trang bị từ thập niên 1970-1980. Theo các chuyên gia, trong tương lai gần vẫn chưa có vũ khí thay thế cho chúng, hơn nữa trong quá trình sử dụng, chúng vẫn tỏ ra là vũ khí tin cậy.

Tuy nhiên, các rocket là vũ khí đánh diện, còn trong điều kiện hiện đại thì đó là sự tốn kém và không hiệu quả. Các đầu tự dẫn GLONASS sẽ biến S-24 và S-25 thành vũ khí chính xác cao, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu nhỏ với độ chính xác đến 1 m.
Các tính năng chiến đấu này hoàn toàn có thể sánh ngang các mẫu của phương Tây. Độ chính xác công bố chính thức của bom JDAM dẫn bằng GPS của Mỹ là 11 m, còn dẫn bằng tia laser là gần 1 m. Mặc dù laser giúp bom có độ chính xác cao hơn, nhưng chiếu xạ mục tiêu cho chúng khá phức tạp, nhất là khi máy bay liên tục cơ động với quá tải lớn.

Các tên lửa có điều khiển mới dự kiến được dùng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước. Các hệ dẫn mới cho phép sử dụng S-24 và S-25 ở 2 chế độ: laser và hỗn hợp. Ở chế độ hỗn hợp, chúng được phóng và dẫn đến mục tiêu theo hệ thống vệ tinh định vị GLONASS.

Nguồn tin tại Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các tên lửa sẽ được phóng thử nghiệm từ các máy bay ném bom chiến thuật Su-24 và Su-34 của Trung tâm huấn luyện tác chiến không quân Lipetsk, kể cả trong điều kiện thời tiết xấu. Các cường kích Su-25 và trực thăng Mi-24 cũng sẽ được huy động tham gia thử nghiệm.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Trước đó, có tin các tên lửa dẫn bằng GLONASS dự kiến sẽ trang bị cho các cường kích cải tiến Su-25.

Chuyên gia độc lập về xung đột vũ trang hiện đại Vyacheslav Tseluiko cho rằng, các tên lửa hoán cải sẽ có hiệu quả cao trong tác chiến chống nổi dậy.

Còn chuyên gia không quân Anton Lavrov thì nói rằng, các tên lửa với các hệ dẫn mới sẽ là vũ khí tầm ngắn hiệu quả. Lượng dự trữ S-24 và S-25 trong kho từ thời Liên Xô còn nhiều và đa số máy bay, trực thăng Nga có thể sử dụng chúng. Việc trang bị ồ ạt vũ khí chính xác cao sẽ làm Không quân Nga thay đổi về chất.

Trên cơ sở S-25, trong những năm 1980, Liê Xô đã chế tạo tên lửa dẫn bằng laser S-25L. Tên lửa này đã thể hiện hiệu quả tốt ở Afghanistan, nhưng nay đã lạc hậu.

Hiện nay, hệ dẫn GLONASS còn được trang bị cho các tên lửa không đối đất mới Kh-38 (trang bị tháng 12/2012), cũng như bom KAB-E.

Các đầu tự dẫn GLONASS hiện vẫn được giữ bí mật nên các nguồn tin trong Bộ Quốc phòng và công nghiệp quốc phòng Nga không tiết lộ hãng sản xuất chúng.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

>> Sức mạnh tên lửa đạn đạo Scud của Việt Nam

Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á trang bị tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

>> Tên lửa đạn đạo tầm gần Scud-B của Việt Nam

Theo tài liệu “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005” (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng cùng số lượng nhỏ tên lửa Scud biên chế đủ cho một lữ đoàn.

Còn theo cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1981 Việt Nam nhận được 4 bệ phóng di động cùng 25 quả đạn Scud. Các năm tiếp đó không có số liệu.

Lưu ý về cái tên Scud, đây là định danh của NATO dành cho hai dòng tên lửa đạn đạo R-11 và R-17 của Liên Xô (R-11 được NATO định danh là Scud A còn R-17 được gọi là Scud B). Trong đó, loại R-11 ra đời vào đầu những năm 1950, còn R-17 là thế hệ cải tiến thay thế R-11 ra đời năm 1958.

Loại tên lửa đạn đạo mà Việt Nam nhận viện trợ là loại R-17 (Scud B). Nhưng R-17 chỉ là một thành phần trong cả hệ thống tên lửa mà nước ta nhận. Tên đầy đủ của hệ thống này là “hệ thống tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật 9K72 Elbrus”. Đây là tên rất ít khi được biết đến trên các phương tiện truyền thông phương Tây, hầu như người ta chỉ gọi chung nó là Scud.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo R-17 (Scud B) trên bệ phóng di động 9P117 của Lữ đoàn 490 (Binh chủng Pháo binh). Nguồn: Quân đội Nhân dân

Tên lửa R-17 (Scud B) có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn. Tên lửa trang bị động cơ nhiên liệu lỏng Isayev RD-21 (thành phần nhiên liệu gồm chất cháy TM-185, chất oxy hóa AK-27I và nhiên liệu phóng TG-02).

Hệ thống dẫn đường sử dụng 3 con quay hồi chuyển cho phép đạt độ chính xác tương đối, bán kính lệch mục tiêu 450m (phương Tây cho rằng con số vào khoảng 900m).

>> Huyền thoại họ tên lửa SCUD (Kỳ 1)

R-17 thiết kế mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 5-70 kiloton, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m.

Tên lửa có khả năng đạt tầm bắn tới 270km. Các biến thể cải tiến sau này có thể tăng tầm lên 300km hoặc 500-600km.

Dù loại tên lửa dùng động cơ nhiên liệu lỏng nhưng qua cải tiến, việc bảo quản nhiên liệu trong điều kiện chiến trường kéo dài tới 6 tháng, ở điều kiện bình thường tới 19 năm.

Đạn tên lửa R-17 (Scud B) được đặt trên bệ phóng di động 9P117 Uragan dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải hạng nặng MAZ-543. Khi phóng, tên lửa sẽ được khung nâng đạn dựng thẳng đứng và bắn đi (trước đó tên lửa cần khoảng thời gian để nạp nhiên liệu phóng, nạp thông số mục tiêu).

Hiện nay, theo một số hình ảnh của báo Quân đội Nhân dân, R-17 (Scud B) cùng xe phóng được biên chế trong Lữ đoàn 490 (Binh chủng Pháo binh). Mặc dù đã qua hàng chục năm sử dụng, nhưng tên lửa vẫn được bảo quản tốt, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

>> Tên lửa Club: 'Sát thủ giấu mặt' kinh hoàng của tàu chiến mặt nước

Đa năng, mạnh mẽ, độc đáo và thiên biến vạn hóa, Club-M và Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại và làm rung chuyển các nền tảng của thương mại quốc tế

>> Việt Nam sẽ mua hệ thống tên lửa Club-K
>> Xem tên lửa Club-M khai hỏa
>> Tìm hiểu sức mạnh của tên lửa Iskander


Một hệ thống tên lửa bờ biển cơ động siêu hiện đại nữa của Nga là Kalibr-M (ký hiệu xuất khẩu là Club-M). Hệ thống dùng để phòng thủ chống hạm và tăng cường bảo vệ các mục tiêu ven biển, tiêu diệt các loại mục tiêu tĩnh và ít cơ động trên mặt đất bất kể ngày đêm và thời tiết.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M mang 4-6 ống phóng chứa tên lửa


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-M (Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M)

Kalibr-M (Club-M) được hãng Morinformsystema-Agat chế tạo trên cơ sở hệ thống tên lửa Kalibr (Club) do Công ty OKB Novator phát triển vào đầu thập niên 1990.

Ngoài các biến thể đầu tiên là Kalibr-NKE (Club-N) trang bị cho tàu nổi và Kalibr-PLE (Club-S) trang bị cho tàu ngầm các loại và Kalibr-A (Club-A) trang bị cho máy bay, Morinformsystema-Agat tiếp tục phát triển thêm các biến thể Club-U (thiết kế module) dành cho tàu nổi, Club-K bố trí trong container triển khai trên trận địa bờ biển, tàu hỏa, xe tải hay tàu biển.

Mới đây, các công ty Morinformsystema-Agat, NPP radar-MMS và Ilyushin đã ký hợp đồng chế tạo biến thể Club lắp trên máy bay vận tải Il-76, có thể phóng các tên lửa của Club-K và dự kiến phóng thử lần đầu vào cuối năm 2011-năm 2012.

Hệ thống tên lửa bờ biển đa năng Kalibr-M/Club-M bao gồm: 1 xe bệ phóng; 3 xe tiếp đạn; các tên lửa hành trình 3M-54E, 3M-54E1 và 3M-14 trong các ống phóng; 1 xe bảo đảm kỹ thuật; 1 xe thông tin và điều khiển; các thiết bị bảo đảm và cất giữ tên lửa.

Được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm, bay bám mặt biển 3M-54E, tầm bắn 220 km, tên lửa chống hạm dưới âm, bay bám mặt biển 3M-54E1, tầm bắn 300 km (có khả năng làm tê liệt, thậm chí đánh chìm tàu sân bay) và tên lửa hành trình dưới âm, tấn công mặt đất chính xác cao 3M-14E, tầm bắn 275 km; với 1 hệ thống điều khiển duy nhất nên Kalibr-M (Club-M) có tính linh hoạt, hiệu quả cực kỳ cao và tính vạn năng trong sử dụng, kể cả ở chiến trường hoàn toàn trên bộ.

Vì thế, Kalibr-M (Club-M) cho phép xây dựng hệ thống phòng thủ vạn năng, đồng thời có thể sử dụng như hệ thống tấn công mặt đất ở chiến trường trên bộ thuần tuý.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M-54E (trên) và 3M-54E1 Club (okb-novator.ru)

3M-54E (SS-N-27 Sizzler) mang phần chiến đấu 200 kg, dùng để tiêu diệt tàu nổi các loại (tàu tuần dương, khu trục, đổ bộ, vận tải, tàu tên lửa cỡ nhỏ…) đơn lẻ hay trong đội hình tốp. Phần lớn đường bay, tên lửa bay với tốc độ dưới âm, khi cách mục tiêu 20 km, tên lửa đột ngột tăng tốc lên tốc độ khủng khiếp 2,9M khiến phòng không tàu địch cực kỳ khó chặn đánh. Biến thể 3М54E1 có phần chiến đấu nặng gấp đôi (400 kg) và tầm bắn xa hơn (300 km).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E (army-news)

Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E bay bám địa hình, sử dụng hệ dẫn vệ tinh GLONASS hay GPS chính xác cao và đầu tự dẫn radar chủ động, dùng để tiêu diệt các mục tiêu quân sự, hành chính, kinh tế cố định như hạ tầng công nghiệp, trung tâm phát thanh-truyền hình, các sở chỉ huy, sân bay... trên lãnh thổ đối phương.

Vũ khí chiến lược rẻ tiền Club-K

Một bước phát triển có tính cách mạng trong lĩnh vực tên lửa đối hạm và của họ tên lửa Club là hệ thống tên lửa Club-K với các tên lửa được bố trí trong một container tiêu chuẩn và cơ chế tự hoạt phóng tên lửa. Điều đó làm thay đổi tận gốc chiến thuật và chiến lược sử dụng tên lửa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên tàu chở container (army-news)

Club-K do Tập đoàn Morinformsystema-Agat phát triển, là hệ thống tên lửa lắp trong containter tàu biển và dùng để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu mặt nước và mặt đất. Club-K có thể bố trí trên bờ, tàu biển, tàu hỏa và ô tô tải.

Club-K bề ngoài trông giống như một container chở hàng tàu biển tiêu chuẩn loại 20 ft (6 m) hay 40 ft (12 m). Nhờ cách ngụy trang đó, nên hầu như không thể phát hiện Club-K cho đến khi nó được kích hoạt. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất và đặc sắc của Club-K.

Club-K gồm một bệ phóng nâng với 4 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35UE (hoặc các tên lửa Club là 3M-54KE, 3M-54KE1 và 3М-14KE) giấu kín trong container chở hàng tiêu chuẩn với kíp chiến đấu 2 người điều khiển hệ thống làm nhiệm vụ liên lạc vệ tinh và dẫn tên lửa vào mục tiêu.

Tùy chủng loại, tên lửa có tầm bắn từ 12,5-300 km, độ cao bay tiếp cận mục tiêu từ 5-10 m, trọng lượng phần chiến đấu 200-450 kg.

Hệ thống Club-K bao gồm: module phóng vạn năng USM, module điều khiển chiến đấu MBU và module cấp nguồn và bảo đảm sinh hoạt MEZh. Mỗi module được bố trí gọn trong một container tàu biển tiêu chuẩn.

Module USM chứa 4 tên lửa hành trình, trước khi phóng tên lửa được dựng thẳng đứng.

Club-K có thể phối hợp hoạt động với hệ thống định vị vệ tinh GPS và GLONASS, sau này có thể tương thích với hệ thống Beidou-2 của Trung Quốc và Galileo của châu Âu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Module chỉ huy chiến đấu MBU của Club-K (army-news)

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)

Club-K là vũ khí dùng để trang bị cho các tàu dân sự được động viên trong thời kỳ nguy cơ.

Khi xảy ra xâm lược, quốc gia duyên hải có thể nhanh chóng có được một hạm đội nhỏ để chiến đấu chống lực lượng tấn công đường biển của kẻ thù tiềm tàng.

Các container này được bố trí trên bờ biển và bảo vệ bờ biển chống các tàu đổ bộ đang lại gần, có nghĩa đây là vũ khí phòng thủ rất hiệu quả, hơn nữa giá lại rất rẻ - chỉ gần 15 triệu USD cho một hệ thống cơ bản (3 container, 4 tên lửa).

Số tiền đó nhỏ hơn hàng chục lần giá một khinh hạm hay corvette thường dùng để phòng thủ đường bờ biển.

Vì thế, các nhà thiết kế Nga gọi Club-K là “vũ khí chiến lược rẻ tiền”.

Club-K có khả năng thay thế cả các tàu chiến lẫn máy bay hải quân. Đối với những nước không giàu có với đường bờ biển dài thì đây là giải pháp lý tưởng thay thế cho việc mua sắm các vũ khí đắt tiền.

Ác mộng ám ảnh

Sự phổ biến của các tên lửa chống hạm Club, Yakhont, BrahMos, DF-21 và ngư lôi Shkval làm cho Mỹ và phương Tây rất đau đầu nghĩ kế đối phó. Theo các chuyên gia Mỹ, tên lửa Club, Yakhont, BrahMos đang làm thay đổi tư duy trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa cho hạm tàu.

Các tên lửa chống hạm SS-N-27 Sizzler (Club) khiến họ sợ hãi bởi vũ khí khủng khiếp này có tầm bắn xa, tốc độ siêu âm, thủ đoạn cơ động và tấn công tinh quái. Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria hiện đã có tên lửa Club, còn Việt Nam, Syria, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Iran cũng đã mua hoặc muốn mua các tên lửa này.

Các chuyên gia quân sự Mỹ không tin chắc các tàu chiến Mỹ có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm Club. Phó đô đốc Hải quân Mỹ Tim Keating từng tuyên bố, Mỹ không có khả năng đối phó với các tên lửa như vậy. Vì vậy, trong nhiều năm nay, hạm đội Mỹ ráo riết chuẩn bị đối phó với tên lửa Club. Mỹ đã phát triển và mua sắm bia bay siêu âm, bay bám mặt biển GQM-163A Coyote SSST để kiểm tra khả năng chống tên lửa siêu âm Club của các hệ thống phòng không hạm tàu Mỹ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K trà trộn trong hàng ngàn container tàu biển

Hệ thống tên lửa trong container Club-K cũng khiến giới quân sự phương Tây thực sự kinh hoàng. Họ cho rằng, Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại và làm rung chuyển các nền tảng của thương mại quốc tế. Họ đặt biệt danh cho Club-K là “chiếc hộp Pandora”, “sát thủ tàu sân bay” vì mối nguy hiểm chết người trong vẻ ngoài vô hại của nó.

Đặc điểm chủ yếu và đặc sắc nhất ở đây là toàn hệ thống có dạng 3 container tàu biển tiêu chuẩn 20 hay 40 ft, có thể bố trí trên mặt đất, xe tải, toa xe hỏa, các tàu biển, được ngụy trang tuyệt vời, có thể bất thần tấn công mà không hề có dấu hiệu báo trước nào. Vì thế, các tàu chiến đối phương chỉ còn biết trông cậy vào hệ thống phòng không của bản thân.

Bất cứ hệ thống trinh sát đường không và trinh sát kỹ thuật dù tinh vi đến đâu cũng bó tay, không thể phát hiện ra Cub-K trong hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn container rải khắp các hải cảng, nhà ga hay chuyên chở trên vô số tàu biển, tàu hỏa, xe tải chở container.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đối hạm Kh35E (trên, ktrv)và Kh-35UE tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)

Đối phương sẽ phải trinh sát kỹ càng hơn khi lên kế hoạch tấn công. Theo quy luật, khi tấn công, đối phương trước hết chế áp các phương tiện phòng không, sau đó mới đánh tan tành hệ thống phòng thủ bờ biển. Nhưng ở đây bên tấn công chẳng thể làm gì được khi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn và thậm chí hàng chục ngàn mục tiêu giả (các container bình thường vốn được coi là “hồng cầu của thương mại thế giới”).

Điều đó sẽ buộc các tàu sân bay phải giữ mình xa bờ hơn, nên hạn chế được tầm hoạt động của máy bay từ tàu sân bay, hoặc khi chiến dịch đổ bộ xảy ra thì một phần các container có thể mở nắp và tiễn đưa các tàu đổ bộ xuống đáy biển cùng với binh lính cùng vũ khí trang bị, tổn thất sẽ vô cùng lớn. Ba là nó cho phép giữ ở gần bờ hơn các phương tiện sát thương quan trọng nhất và lực lượng dự bị. Bởi lẽ các tàu sân bay đã đuổi ra xa thì khả năng tác động đối với bờ biển sẽ giảm mạnh.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)

Thậm chí có ý kiến khẳng định rằng, nếu như vào năm 2003, Iraq có các Club-K thì Mỹ không thể tiến vào vịnh Persique được vì bất kỳ tàu hàng dân sự nào trong vùng vịnh cũng tiềm ẩn mối đe dọa đối với các tàu quân sự và hàng hóa.

Chính vì vậy, “sát thủ giấu mặt” Club-K có thể tạo ra tiềm lực nguy hiểm cho hải quân các quốc gia đối địch với phương Tây và cơ hội phổ biến tên lửa hành trình chưa từng có. Các chuyên gia Lầu Năm góc rất lo sợ khi Nga công khai chào bán hệ thống Club-K cho tất cả các nước đang có nguy cơ bị Mỹ tấn công. Họ cho rằng, Club-K có thể gây mất ổn định tình hình trên thế giới nếu được trang bị cho Venezuela và Iran.

Sự phổ biến của các vũ khí như Club-K cũng có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột quân sự bất ngờ trên các vùng biển tranh chấp.

Một vài hình ảnh trong Clip giới thiệu về hệ thống tên lửa Club của Nga :

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Club-K thiên biến vạn hóa
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang