Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Lục quân Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lục quân Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lục quân Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

>> Top 5 hệ thống tên lửa phóng loạt “khủng” nhất thế giới



“Vũ khí Nga” đã bình chọn Top-5 “đại bác phun lửa nhiều nòng” hàng đầu thế giới, trong đó có hai hệ thống MLRS của Nga



Việc bình chọn ra Top 5 hệ thống tên lửa phóng loạt MLRS (Multiple Lauch Rocket System) “khủng” nhất thế giới được “Vũ khí Nga” đánh giá thông qua một ma trận gồm các điểm: tầm bắn, tầm hoạt động, tốc độ, diện tích bao trùm của một loạt bắn, thời gian thực hiện một loạt bắn, thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo, trọng lượng sẵn sàng chiến đấu, khả năng cơ động trên chiến trường,…

Sau đây là Top-5 “đại bác phun lửa nhiều nòng” hàng đầu thế giới theo bình chọn của “Vũ khí Nga”

1. MLRS Tornado (Nga)

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt “Cuồng phong” Tornado được thiết kế để thay thế cho các hệ thống MLRS hiện đang phục vụ trong Lục quân Nga là Uragan, Smerch và Grad.

Tornado có các biến thể G/U/S, được trang bị hệ thống phóng dùng cho đạn các cỡ lần lượt là 122 mm (Grad), 220 mm (Uragan) và 300 mm (Smerch).


http://nghiadx.blogspot.com


Các thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 122 mm

Số lượng ống phóng (hay còn gọi là thiết bị dẫn hướng): 40

Tầm bắn: 100 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 840.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 38 giây

Tầm hoạt động: 650 km

Tốc độ: 60 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 180 giây

Kíp chiến đấu: 3 người

2. MLRS 9K51 Grad (Nga)

Tổ hợp Pháo phản lực 9K51 Grad ( BM-21 nâng cấp), được thiết kế để tiêu diệt binh lực địch (cả trong lẫn ngoài công sự, xe tăng, xe bọc thép, các khẩu đội pháo, cối, máy bay và trực thăng trú đậu trên bãi đáp, trạm chỉ huy và các mục tiêu khác.

9K51 Grad sử dụng khung gầm xe tải quân sự Ural-4320 và Ural-375. BM-21 đã tham gia vào các cuộc xung đột quân sự từ năm 1964 và có trong biên chế của nhiều nước là đồng minh thân cận của Liên Xô trong đó có Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Các thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 122 mm

Số lượng ống phóng: 40

Tầm bắn: 21 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 40.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 20 giây

Tầm hoạt động: 1.400 km

Tốc độ: 85 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 420 giây

Kíp chiến đấu: 4 người

Trọng lượng: 5,5 tấn

3. MLRS HIMARS (Mỹ)

HIMARS (High Mobility Artillery Rocket System) do Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất là một phiên bản thu nhỏ hệ thống pháo hỏa tiễn MLRS, từng được mệnh danh là "Mưa thép" ở Chiến tranh vùng Vịnh 1991.

HIMARS ra đời để đáp ứng yêu cầu về một hệ thống gọn nhẹ, cơ động hơn, vì nó có thể được chuyên chở bởi máy bay vận tải C-130. Nó có thể chở theo 6 tên lửa GMLRS hoặc 1 ATACMS.

Tất nhiên, HIMARS cũng có thể sử dụng tên lửa của bất kỳ hệ thống pháo phản lực phóng loạt nào của Hoa Kỳ.

Dàn phóng này đã được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Afghanistan.

http://nghiadx.blogspot.com


Thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 227 mm

Số lượng ống phóng: 6

Tầm bắn: 85 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 67.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 38 giây

Tầm hoạt động: 600 km

Tốc độ: 80 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 420 giây

Kíp chiến đấu: 3 người

Trọng lượng: 5,5 tấn

4. MLRS WS-1B (Trung Quốc)

Hệ thống WS-1B được thiết kế để vô hiệu các mục tiêu trọng yếu, có thể là căn cứ quân sự, khu vực phóng tên lửa, sân bay, khu công nghiệp và các trung tâm hành chính.

MLRS WeiShi-1B được nâng cấp từ hệ thống pháo phóng loạt WS-1. WeiShi-1B được công ty CPMIEC của Trung Quốc chào bán trên thị trường vũ khí thế giới, được nhiều quốc gia quan tâm. Trung Quốc từng chuyển giao công nghệ sản xuất MLRS WS-1A cho Quân đội hoàng gia Thái Lan và MLRS WS-1 B cho Thổ Nhĩ Kỳ với tên gọi T 300 Kasirga trên khung gầm xe tải MAN- CHLB Đức.

http://nghiadx.blogspot.com


Các thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 320 mm

Số lượng ống phóng: 4

Tầm bắn: 100 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 45.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 15 giây

Tầm hoạt động: 900 km

Tốc độ: 60 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 1200 giây

Kíp chiến đấu: 6 người

Trọng lượng: 5 tấn

5. MLRS Pinaka (Ấn Độ)

Chương trình chế tạo hệ thống tên lửa phóng loạt của Ấn Độ đã được thực hiện từ năm 1981 và các cuộc thử nghiệm mô hình thử nghiệm diễn ra từ năm 1995. Trung đoàn đầu tiên trang bị hệ thống Pinaka đã được thành lập vào năm 2000.

Hệ thống Pinaka được chế tạo dựa trên ô tô chở hàng 8 trục Tatra và có 12 thiết bị dẫn hướng. Loạt bắn tất cả các tên lửa có thể diễn ra trong vòng 44 giây. Tầm xa tối đa tiêu diệt mục tiêu là 40km

Tính đến tháng 9 năm nay, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã kí hợp đồng với các công ty Tata Power và Larsen and Tubro mua 80 hệ thống pháo phản lực phóng loạt này.

http://nghiadx.blogspot.com
Các thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 214 mm

Số lượng ống phóng: 12

Tầm bắn: 40 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 130.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 44 giây

Tầm hoạt động: 850 km

Tốc độ: 80 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 900 giây

Kíp chiến đấu: 4 người

Trọng lượng: 6 tấn

Ngoài Top 5 MLRS kể trên, trong bảng xếp hạng của “Vũ khí Nga” còn có các hệ thống pháo phản lực phóng loạt: Teruel-3 của Tây Ban Nha, LAROM – Israel, LAR-160 – Israel, BM-21A Belgrade – Belarus, Type 90 – Trung Quốc, Lars-2 – Đức, WM-80 – Trung Quốc, WR-40 Langusta – Ba Lan, RM-70 – Séc, T-122 Roketsan – Thổ Nhĩ Kỳ, Type 82 – Trung Quốc, MLRS – Hoa Kỳ, BM 9A52-4 Smerch – Nga, Type 89 – Trung Quốc, Smerch – Nga, BM-21U Grad-M – Ucraina, 9К57 Uragan – Nga, Bataleur – Nam Phi, 9A52-2T Tornado – Nga, A-100 – Nga

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

>> Áo giáp của tank T-90MS



Các nhà thiết kế T-90MS đã tính toán kỹ lưỡng và bảo vệ xe bằng "tầng tầng, lớp lớp" các phương án an toàn nhất.

Bố trí các lớp giáp kiểu mới

Ở phía trước tháp pháo và 2 bên sườn phía sau T-90MS được tăng cường khả năng bảo vệ bằng giáp Relikt thế hệ mới, thay thế giáp phản ứng nổ Kontakt-5, nâng cao đáng kể khả năng bảo vệ cho xe tăng trước đạn chống tăng sử dụng thanh xuyên dưới cỡ và đầu đạn nổ lõm bắn tới từ mọi góc độ.

Hầu hết các vị trí trọng yếu của xe tăng đều được lắp giáp thế hệ mới này. Đặc biệt, vị trí phía trước mũi thân xe, giáp phản ứng nổ được bố trí dày hơn.

Ngoài ra, phía sau tháp pháo và 2 bên sườn sau của thân xe được trang bị giáp lồng thép để nâng cao khả năng phòng thủ trước đạn và tên lửa chống tăng của đối phương.


http://nghiadx.blogspot.com
Giáp Relikt thế hệ mới bố trí 2 bên tháp pháo xe tăng T-90MS.


http://nghiadx.blogspot.com
Giáp Relikt ở phía trước tháp pháo xe tăng T-90MS.


T-90MS còn được trang bị giáp lưới ở giữa lớp giáp lồng và tháp pháo nhằm ngăn cản hiệu quả các mối đe doạ của xe tăng, nhất là đối với đạn chống tăng phản lực trong trường hợp giáp lồng bị phá hủy.

http://nghiadx.blogspot.com
Lớp giáp lồng ở ngoài cùng và một hộp giáp lưới bố trí phía sau tháp pháo để chống lại đạn bắn từ súng chống tăng phản lực.


http://nghiadx.blogspot.com
Bố trí các bộ phận giáp bảo vệ trên T-90MS:


1. Module giáp bảo vệ phần thân xe chính diện phía trước.

2. Module giáp bảo vệ tháp pháo phía trước.

3. Module bảo vệ 2 bên sườn xe.

4. Module bảo vệ 2 bên tháp pháo.

5. Giáp lồng thép để bảo vệ động cơ và phía sau tháp pháo trước vũ khí trống tăng. Tất cả các module giáp bảo vệ trên đều có thể tháo lắp.

Khoang chứa đạn an toàn

Nếu điểm yếu chết người của các dòng xe tăng thế hệ trước như T-72, T-80 và T-90 là kíp xe không được ngăn cách với khoang đạn thì ở T-90MS, các nhà thiết kế đã bố trí lại 1 hộp đạn phụ, gồm 3 ngăn, được bọc thép dày 4-5 mm, bố trí phía sau tháp pháo theo kiểu module, mỗi ngăn chưa các loại đạn khác nhau.

Trong trường hợp hộp đạn phụ không mang theo đạn thì nó sẽ được lấp đầy bằng các chất có khả năng dập lửa.

http://nghiadx.blogspot.com
Bố trí đạn pháo ở hộp đạn phụ bên ngoài của xe tăng T-90MS.


Việc sắp xếp các viên đạn ở trong các ngăn chứa đạn cũng đã được tính toán rất kỹ lưỡng.

10 viên đạn pháo ở ngăn giữa được xếp theo chiều dọc, nằm trong các ống thép theo kiểu tổ ong, 2 ngăn chứa đạn còn lại ở 2 bên, mỗi ngăn sếp được 5 viên đạn với đầu quay ra ngoài tháp pháo.

Việc bố trí này nhằm giảm tối đa thương vong trong trường hợp đạn pháo bị nổ ở ngăn chứa đạn phụ, khi đó, luồng phóng và mảnh đạn với sức ép cực lớn sẽ hướng ra phía ngoài tháp pháo.

http://nghiadx.blogspot.com
Hộp đạn phụ gồm 3 ngăn chứa đạn phía sau tháp pháo của xe tăng T-90MS.


Trong trường hợp xấu nhất, hộp đạn phụ bị tấn công sẽ tự rơi ra nhờ thiết kế module, do đó, không ảnh hưởng tới tháp pháo.

Một điểm khá độc đáo nữa của hộp đạn phụ đó là, nắp của nó sẽ tự động bung ra khi áp suất trong hộp vượt một mức độ cho phép, làm giảm sức công phá của đạn pháo khi đạn bị nổ ở bên trong.

Ngăn giữa chứa được 10 viên đạn đặt thẳng đứng và hai ngăn hai bên, mỗi ngăn chứa được 5 viên đạn đặt nằm ngang.

Bộ Quốc Phòng Nga yêu cầu xe tăng mới sẽ phải mang được cơ số ít nhất là 40 viên đạn pháo, đây cũng là lý do để T-90MS được trang bị thêm hộp đạn phụ.

Tuy nhiên, việc lấy đạn từ từ hộp đạn phụ sẽ được làm thủ công tại các điểm dừng chân trên chiến trường. Cơ số đạn mà T-90MS mang được ít nhất là 42 viên, trong đó 20 viên được bố trí ở hộp đạn phụ và 22 viên đạn sẵn sàng chiến đấu.

Hệ thống bảo vệ chủ động

http://nghiadx.blogspot.com
Hình mô phỏng hệ thống bảo vệ chủ động trên xe tăng T-90MS.


Khả năng bảo vệ chủ động của xe tăng T-90MS tiếp tục được tăng cường đáng kể nhờ việc lắp đặt thiết bị cảm biến xung quanh tháp pháo, cho phép báo động khi xe bị ngắm bắn bởi các loại vũ khí dẫn đường bằng tia laser. Đây là điểm mạnh có ở xe tăng Nga còn các dòng xe tăng chủ lực của phương Tây chưa có.

Cụ thể, 4 cảm biến lắp ngoài xe kiểm soát toàn bộ vùng không gian 360 độ xung quanh, phát hiện và ra lệnh tấn công phá hủy tên lửa hướng về xe tăng.

Trong đó, 2 cảm biến được bố trí ở phía trước 2 bên nòng pháo, kiểm soát vùng không gian 90 độ. Hai cảm biến còn lại bố trí ở giữa 2 bên tháp pháo, mỗi cảm biến kiểm soát cung không gian 135 độ. Các cảm biến này có kích thước nhỏ hơn so với cảm biến được trang bị cho xe tăng T-90 trước đó.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng T-90MS phóng lựu đạn khói.


http://nghiadx.blogspot.com
T-90 thể hiện khả năng đánh chặn tên lửa đối phương.


Ở biến thể tiêu chuẩn T-90, việc gây nhiễu quang - hồng ngoại do tổ hợp Shtora đảm nhận, còn ở T-90MS, thiết bị tương tự chưa được xác định.

Ngoài ra, hệ thống các ống phóng lựu đạn khói truyền thống cũng được lắp đặt ở hai bên tháp pháo của T-90MS, nhằm tạo khói mù bảo vệ xe.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

>> Biến thể nâng cấp BMP-1M



Biến thể BMP-1M với điểm nhấn là module tấn công Squall có thể là gợi ý nâng cấp cho các xe chiến đấu BMP-1 có trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Năm 1994, Nga đã đưa các xe chiến đấu bộ binh BMP-1 tham chiến ở Chechnya, tuy nhiên kết quả cho thấy các xe này bị hạ gục khá dễ dàng và không còn phù hợp trong điều kiện chiến tranh hiện đại.

Để khắc phục điều này, nhiều quốc gia đã đưa ra các gói hiện đại hóa xe BMP-1 cho riêng mình, trong đó có Ukraina.

Mới đây nhất, biến thể hiện đại hóa BMP-1 của Ukraina được mang đến giới thiệu tại triển lãm vũ khí quốc tế Nizhny Tagil 2011 tại Nga từ hôm 8-11/9 với đặc điểm nổi trội của module chiến đấu Squal mới.



http://nghiadx.blogspot.com
BMP - 1M của Ukraina tại triển lãm REA - 2011, Nga.


Theo ông V. Finenko, đại diện nhóm tham gia triển lãm của Ukraina tại Nizhny Tagil cho biết, cấu hình chính của BMP-1M (biến thể nâng cấp của BMP-1) gồm động cơ mới 3DT2 công suất 400 mã lực (động cơ cũ UTD-20 công suất 290-300 mã lực) giúp xe tăng tốc tới 90 km/h, tháp pháo cũ được thay thế hoàn toàn bằng module tháp pháo tấn công Squal và hệ thống điều hòa không khí.

"Những cải tiến trong phiên bản hiện đại hoá của BMP-1M nâng cao các đặc tính kỹ, chiến thuật của nó không hề thua kém các mẫu nâng cấp của BMP-1 trước đó, đồng thời cải thiện hơn về hiệu suất động cơ và hỏa lực mạnh", ông V. Finenko nói.

Tháp vũ khí của BMP-1M cao hơn tháp pháo trước đó, tuy nhiên nó lại có thiết kế hẹp hơn.

Một điểm quan trọng ở phiên bản BMP-1M là module tấn công Squall được lắp đặt với hệ thống vũ khí mới bao gồm một pháo 30 mm (thay thế cho pháo 2A28 73 mm), súng máy đồng trục KT 7,62 mm với 2000 viên đạn, hai tên lửa chống tăng Barrier và 6 ống phóng lựu đạn khói 30 mm.

Tháp pháo của mới có thể quay tròn 360 độ với góc nâng và hạ súng từ -6 tới 75 độ cho phép tấn công cả mục tiêu gần xe và các mục tiêu máy bay trên không.

Hệ thống quan sát tích hợp cả trước và sau xe cho phép quan sát, theo dõi và tấn công mục tiêu đơn giản như điều khiển một đồ chơi.



http://nghiadx.blogspot.com
Module tấn công Squall với pháo chính 30 mm, 2 tên lửa chống tăng Barrier, hệ thống ngắm quan học trước/sau, 6 ống phóng lựu đạn khói 30 mm và súng máy đồng trục 7,62 mm.

Việc thực hiện nâng cấp lên xe BMP-1M, đạt được hiệu quả cải thiện độ tin cậy, an toàn hơn, khả năng chiến đấu cũng như tốc độ cơ động nhanh hơn sẽ là một điểm đáng quan tâm của các quốc gia còn khó khăn về tài chính như Việt Nam khi mà số lượng xe chiến đấu bộ binh BMP-1 phục vụ trong quân đội chiến số lượng lớn (khoảng 300 xe).

Ukraina giới thiệu sản phẩm nâng cấp BMP-1M và được cho là "niềm tự hào" của họ, bởi số lượng lớn các loại xe chiến đấu, xe tăng của nước này được thừa hưởng từ thời Liên Xô cũ, nhưng luôn nâng cấp thành các phiên bản mới hiện đại và hiệu quả hơn!

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

>> Quân đội Nga vẫn nói không với T-90



Dù kết cấu xe tăng T-90S mới có nhiều cải tiến đáng kể và thủ tướng Putin đã vào hẳn tháp pháo trải nghiệm. Nhưng BQP Nga vẫn từ chối việc mua xe tăng này.

"T-90S vẫn là xe tăng kiểu cũ"

Quân nhân chủ chốt của đất nước – Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga Nikolai Makarov giải thích đó là do xe chưa thật hoàn thiện. “Xe còn nhiều cái chưa hoàn chỉnh, cần phải khắc phục”. Tuy nhiên ông từ chối không nói rõ ông không ưa điều gì cụ thể trên chiếc xe này", Ông Nikolai Makarov nói.

Ông này cũng khen ngợi tháp pháo mới mà Thủ tướng Putin đã vào thăm. Tổng tham mưu trưởng nói: “Tháp pháo T–90 làm chúng tôi rất nể trọng, nó không hề thua kém các tháp pháo hàng đầu tương tự trên thế giới, mà nhiều chỉ tiêu còn vượt xa so với nước ngoài”, song ông vẫn không cho biết gì cụ thể hơn.

Hôm 9/9, Thủ tướng Vladimir Putin đã thăm triển lãm Russian Expo Arms 2011 ở Nizhny Tagil, đích thân xem xét phương án cải tiến nâng cấp T–90 được gọi là T–90S.

Như báo Izvestia đã đưa tin, trong tháp pháo mới đạn được để trong khoang riêng có vách bọc thép ngăn với kíp xe và có pháo mạnh hơn. Các cải tiến này là để tăng tính hấp dẫn của T– 90 đối với giới quân sự Nga nhưng đã không đạt được như vậy.

Vì các đòi hỏi đối với T–90 mà nhà sản xuất là Tập đoàn Khoa học – Sản xuất (NPK) Uralvagonzavod (UVZ) thiếu chút nữa đã bất hoà với Bộ Quốc phòng.

Giới quân sự đã nhiều lần "kết tội" UVZ là giá cả không tương xứng với chất lượng xe tăng, cho rằng giá bị nâng lên quá cao, mà chất lượng thì thấp.

Kết quả, Bộ Quốc phòng hoàn toàn từ chối đặt hàng. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tuyên bố là Bộ này chỉ mua xe hoàn toàn mới, và cho đến khi chưa sản xuất ra xe đó sẽ không mua bất cứ xe tăng kiểu cũ nào.


http://nghiadx.blogspot.com
Dù có sự "hậu thuẫn" của Thủ tướng Putin, nhưng Uralvagonzavod vẫn thất bại trong việc bán T-90 cho chính Quân đội Nga.


Triển vọng ở thị trường xuất khẩu

Tuy nhiên, vẫn có tin tốt lành. Tại triển lãm đã có thông tin là T–90S đã nhận được chứng chỉ xuất khẩu – văn bản cho phép bán xe tăng ra nước ngoài.

Theo chuyên gia về xe tăng, Tổng biên tập tạp chí Arsenal, ông Victor Murakhovski thì đã có thoả thuận sơ bộ về bán xe tăng T–90 cho Uganda, Tanzania, Kazakhstan và Azerbaijan. Hãng còn đàm phán với các khách hàng truyền thống mua vũ khí Nga là Algeria, Ấn Độ, Venezuela là những nước có thể đặt mua hàng chục xe.

Murakhovski nhấn mạnh: “Thậm chí Syria và Libya, nơi đang thay đổi chính quyền, cũng có thể mua T– 90S, triển vọng xuất khẩu sang các nước này hoàn toàn sáng sủa”.

Về phần mình chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makiyenko lưu ý, do những tuyên bố thiếu thận trọng của giới quân sự Nga về chất lượng của trang bị kỹ thuật do Nga sản xuất mà Bangladesh và Myamar đã từ chối mua T-90S. Tuy nhiên, ông Makiyenko tin là sẽ không có sự bỏ đi hàng loạt của khách hàng do mâu thuẫn giữa Bộ Quốc phòng Nga và UVZ.

Ông Makiyenko giải thích với từ Izvestia: “Tất cả các nước có trình độ đều tự tính toán và khi lựa chọn vũ khí trang bị họ không theo các tuyên bố của các chính trị gia hoặc giới quân sự mà dựa vào chất lượng của chúng, điều có thể thấy rõ khi thử nghiệm.

Thêm vào đó cần nhớ là các nước có yêu cầu khác nhau đối với trình độ của trang bị vũ khí. Ví dụ đối với Algeria hoặc Ấn Độ thì tính năng của T– 90S đáp ứng hoàn toàn, bởi vì ai cũng biết là ở các nước đó khó tìm các chiến sĩ xe tăng được huấn luyện hơn ở Nga nhiều”.

Một trong những ưu thế xuất khẩu của T–90 vẫn là giá cả. Ngay biến thể đã cải tiến nâng cấp của xe tăng này vẫn rẻ hơn các biến thể mới nhất của xe tăng Mỹ Abrams và xe tăng Đức Leopard.

Trong khí xe tăng Nga đã cải tiến không thua kém các xe này về mức độ bảo vệ và vượt trội về hoả lực vì được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển phóng qua nòng pháo.



Clip demo T-90MS tank



Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

>> Ông Putin quan tâm biến thể T-90 mới



Trong chuyến thăm tới triển lãm vũ khí tại Nizhny Tagil, Thủ tướng Vladimir Putin đặc biệt quan tâm tới loại xe tăng mới của Lục quân Nga, T-90S.


Ngày 9/9, trong khuôn khổ chuyến thăm Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 tại Nizhny Tagil, Thủ tướng Vladimir Putin giành nhiều thời gian quan tâm tới một trong những thành tựu mới nhất của ngành công nghiệp vũ khí Nga – siêu xe tăng T–90S do Công ty Uralvagonzavod sản xuất.

T-90S được trang bị những công nghệ mới về động cơ, giáp, hệ thống phòng vệ điện tử. T-90S được đánh giá là phương tiện chiến đấu chủ lực trên chiến trường trong chiến tranh tương lai.

Trong các giải pháp kỹ thuật mới được áp dụng trên T-90S, lần đầu tiên sử dụng vô lăng để lái xe, hệ thống hộp số tự động với khả năng chuyển sang chế độ số tay. Nhờ vậy T-90S giảm tải cường độ làm việc của lái xe cũng như giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu, nâng cao các thông số gia tốc.

Ngoài ra, T–90S còn được trang bị khí tài nhìn đêm, camera quan sát phía sau, hệ thống liên lạc và đạo hàng hiện đại, điều hòa nhiệt độ, hệ thống quan sát, cũng như các máy đo xa laser và máy ngắm.

Dù đã lộ diện tại cuộc triển lãm, nhưng T–90S vẫn được xếp vào danh mục “bảo mật” của quân đội Nga. Theo kế hoạch, đến năm 2015, T–90S mới chính thức được đưa vào trang bị cho quân đội nước này.

Theo xếp hạng của Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga), hiện Nga vượt xa các đối thủ để đứng đầu về số lượng xe tăng chủ lực dự kiến xuất khẩu giai đoạn 2011-2014 và đứng thứ 2 sau Mỹ về giá trị xuất khẩu xe tăng chủ lực.

Nếu thực hiện đúng tiến độ theo các hợp đồng, chương trình sản xuất theo giấy phép, các biên bản ghi nhớ và các cuộc thầu đang tiến hành hiện nay, khối lượng xe tăng chủ lực xuất khẩu của Nga giai đoạn 2011-2014 sẽ là 688 chiếc trị giá 1,979 tỷ USD, chủ yếu là từ các hợp đồng lớn với Ấn Độ lắp ráp và sản xuất theo giấy phép Т-90S.

Triển lãm Nizhny Tagil 2011 kéo dài từ ngày 8-11/9. Hơn 1.100 thiết bị quân sự, trong đó có 213 mô hình vũ khí đã được phát triển hoàn thiện, của 64 công ty sản xuất vũ khí và 20 công ty quốc phòng nước ngoài được trưng bày tại triển lãm, trong đó có: Pháp, Italia, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Belarus và Kazakhstan.

Sau đây là một số hình ảnh Thủ tướng Putin thăm chiếc T-90S:


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình xe tăng T-90 mới của Nga.



http://nghiadx.blogspot.com
Thủ tướng Putin tiến tới "thành quả" mới của công nghiệp quốc phòng Nga.


http://nghiadx.blogspot.com
Thủ tướng Putin chui vào trong chiếc T-90S.


http://nghiadx.blogspot.com
Ông Putin bên trong khoang lái của chiếc T-90S, khí tài điện tử trong xe khá hiện đại.


Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 2)



Quá trình phát triển của xe tăng Mỹ luôn dựa trên quan điểm ứng dụng công nghệ hiện đại nhất vào thiết kế, tạo ra tiện nghi tối đa cho kíp lái trong vận hành và chiến đấu.

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 1)

Ngày nay, vị thế của xe tăng trên chiến trường không còn như trước, nhưng đây vẫn là lực lượng tiến công quan trọng. Trong loạt bài này, Đất Việt sẽ giới thiệu những cỗ máy từng được mệnh danh là “vua chiến trường”.

Kỳ 2: Xe tăng Mỹ tìm lại danh dự

Ngôi sao xuất hiện từ những thất bại

Từ trước tới nay, Mỹ luôn ưu tiên phát triển không quân và hải quân, do đó, lực lượng tăng – thiết giáp của nước này không được thực sự coi trọng, đặc biệt từ sau tranh thế giới thứ 2, thời điểm các vũ khí chống tăng phát triển mạnh mẽ. Điều này cũng lý giải cho thất bại của xe tăng Mỹ trước các đối thủ Nga suốt một thời gian dài. Trong cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1965, Pakistan mất hơn 100 chiếc M-48. Cuộc chiến tranh 6 ngày giữa Israel với khối Arab (năm 1967), M-48 của Jordan đã bị hạ gục đau đớn bởi những chiếc tăng cổ lỗ M-4 Sherman được nâng cấp pháo 105mm.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà lực lượng xe tăng Mỹ không có “ngôi sao”. Đầu những năm 1960, gặp phải “ác mộng” T-62 của Liên Xô, Mỹ bắt tay với Đức phát triển dự án MBT-70.

Kiểu dáng MBT-70 khá thấp (chiều cao khoảng 1,9m) đi ngược lại thiết kế truyền thống của tăng Mỹ. Điểm mới đáng ngạc nhiên ở MBT-70 là nó được trang bị pháo cỡ 152mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, thiết bị nạp đạn tự động… những kỹ thuật chưa bao giờ xuất hiện trên xe tăng Mỹ.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhiều vấn đề kỹ thuật phức tạp nảy sinh, chi phí dự án tốn nhiều hơn so với dự tính. Cuối cùng, Mỹ và Đức đã “đường ai nấy đi”. Đức tập trung phát triển dự án mới và cho ra đời xe tăng Leopard 2, còn Mỹ điều phối lại chi phí và phát triển dự án XM815. Sau này được đổi tên thành XM1 – mẫu chế thử của xe tăng chiến đấu chủ lực mang tính cách mạng M1 Abrams.

Tiện nghi và an toàn hơn xe tăng Nga

Nếu như xe tăng Nga thiết kế theo tiêu chí rẻ, bền, tốt, kíp lái được huấn luyện để sửa chữa tăng trong điều kiện cần thì xe tăng Mỹ thiết kế tích hợp thiết bị điện tử công nghệ cao, giá cả đắt đỏ, đi kèm luôn có đội hình hậu cần đông đảo. Đặc biệt, trường phái thiết kế xe tăng của Mỹ luôn đề cao khả năng sống sót của tổ lái lên hàng đầu.

M1 Abrams chính thức đi vào phục vụ trong Lục quân Mỹ từ đầu năm 1980, Xe được ứng công nghệ giáp, điện tử tiên tiến trên thế giới. Toàn thân xe và tháp pháo của M1 được bọc loại giáp phức hợp. Biến thể M1A1 sau này còn được trang bị thêm lớp giáp Uranium nghèo để tăng khả năng phòng vệ trước các vũ khí chống tăng.


http://nghiadx.blogspot.com
Bên trong xe tăng M1 Abrams.

Bên trong xe Abrams, khoang chứa đạn đặt sau tháp pháo cách biệt với khoang chiến đấu bằng lớp cửa thép. Khoang chứa đạn có hai tấm ván trên nóc, trong trường hợp đạn phát nổ thì sức nổ sẽ thổi bay các tấm ván trên nóc giải phóng toàn bộ năng lượng ra ngoài xe mà không gây ảnh hưởng cho tổ lái. Đây cũng là một trong những điểm mà các chuyên gia Phương Tây luôn đưa ra để chê xe tăng Nga (các mẫu T-54/55, T-62, T-72, T-80, T-90 thì khoang chứa đạn nằm chung với khoang chiến đấu). Mỹ cũng đưa vào M1 thiết bị phòng vệ AN/VLQ-8A “soft kill” có khả năng gây nhiễu các loại tên lửa chống tăng.

Tất cả các vị trí trên xe đều lắp các thiết bị chuyên dụng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mỗi người: trưởng xe có 6 kính quan sát bao quát 360 độ quanh xe, thiết bị quan sát hồng ngoại độc lập hoạt động cả ngày/đêm, tự động quét khu vực, tự chuyển thông tin về mục tiêu cho pháo thủ; pháo thủ có kính ngắm chính, khí tài ảnh nhiệt; lái xe quan sát qua màn hình hiển thị tình trạng nhiên liệu, điện năng, thiết bị điện tử và kính quan sát hỗ trợ thiết bị hồng ngoại.

Ngoài ra, cũng như các dòng xe tăng hiện đại, M1 Abrams lắp thiết bị đo xa laser và máy tính điều khiển hỏa lực. Loại máy tính đạn đạo trên M1 sẽ tự động tính toán phần tử bắn dựa trên những thông tin thu được từ các sensor.

Có thể nói, M1 Abram được tích hợp nhiều công nghệ điện tử tiên tiến trợ giúp tối đa cho tổ lái trong cuộc chiến tranh hiện đại cần có độ chính xác cao và tốc độ nhanh.

Từ chối mang tên lửa

Sở hữu nhiều tính năng tiên tiến nhưng M1 Abrams cũng từ chối không ít công nghệ hiện đại. Xét về sức mạnh hỏa lực, trong khi Nga luôn tìm cách phát triển vũ khí cho xe tăng thì Mỹ lại có xu hướng rút gọn. Hỏa lực của M1 Abrams là một pháo nòng trơn 120mm M256 có khả năng bắn được hầu hết các loại đạn nhưng các nhà thiết kế kiên quyết từ chối việc phóng tên lửa qua nòng pháo.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo 120mm thể hiện sức mạnh.

M1 cũng không sử dụng máy nạp đạn tự động, do đó tốc độ nạp đạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật và sức khỏe của người nạp đạn, cũng như điều kiện địa hình.

M1 Abrams sử dụng loại động cơ tuốc bin khí đa nhiên liệu cho phép một xe tăng có trọng lượng lên tới gần 70 tấn di chuyển tốc độ 67km/h. Loại động cơ này có một nhược điểm lớn là tiêu tốn quá nhiều nhiên liệu.

“Dòng tăng cuối cùng” của Mỹ?

Người ta thường thấy hình ảnh các loại xe tăng T-80, T-90 của Nga bay lên khỏi mặt đất khi vượt chướng ngại vật. Nhưng đối với M1 Abrams không có chuyện đó, bánh xích vẫn bám sát mặt đường. Tuy nhiên, thao diễn là một chuyện, chiến đấu lại là chuyện khác.

Một trong những cuộc chiến chứng minh hiệu quả của M1 Abrams là cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991. Tại đây, các sư đoàn tăng M1 của Mỹ đối đầu với các xe tăng của Quân đội tăng Iraq trang bị chủ yếu xe tăng do Liên Xô sản xuất (T-54/55, T-62, T-72). Các xe tăng M1 Abrams đã đánh bại hoàn toàn các đơn vị tăng Iraq với con số thiệt hại tối thiểu chưa từng thấy. Theo số liệu do phía Mỹ công bố, tổng kết cuộc chiến tranh vùng Vịnh, chỉ có 18 chiếc M1 Abrams bị phá hủy (9 chiếc có thể khôi phục lại). Đồng thời, cần nhớ rằng T-72 mà Iraq sử dụng chưa hẳn là biến thể tiên tiến của T-72. Vì là biến thể xuất khẩu, T-72 của Iraq vẫn dụng giáp thép truyền thống (không có giáp phản ứng nổ, pháo tăng không có khả năng phóng tên lửa qua nòng, thiết bị ngắm bắn - quan sát có nhiều hạn chế…)

Tuy “tỏa sáng” nhưng M1 Abrams có thể là dòng tăng cuối cùng của Mỹ. Theo đó, Quân đội Mỹ có dự định dừng thiết kế xe tăng mới, chỉ duy trì cải tiến xe tăng M-1 Abrams. Trong chiến tranh hiện đại, vai trò của xe tăng đang có chiều hướng suy giảm. Ngay bản thân nước Nga – quốc gia có truyền thống coi trọng sức mạnh tăng – thiết giáp – số lượng xe tăng bị cắt giảm mạnh mẽ, sau khi Liên bang Xô Viết tan vỡ.

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

>> Tìm hiểu quân phục đa năng Permyachka-M



Tại triển lãm MAKS-2011, lần đầu tiên Nga giới thiệu bộ quân phục Permyachka-M có khả năng bảo vệ người lính khỏi hầu hết các mối nguy hiểm trên chiến trường.


Trong chiến tranh hiện đại, quân phục chiến đấu không những có chức năng ngụy trang, giúp cảm giác thoải mái cho binh sĩ khi chiến đấu trong các điều kiện khắc nghiệt mà nó còn phải bảo vệ được người lính một phần khỏi các loại mảnh đạn văng tốc độ thấp, mìn, lựu đạn, đạn súng bộ binh, va chạm.

Ngoài ra, quân phục chiến đấu phải được thiết kế để có thể tăng cường độ bảo vệ các bộ phận cơ thể quan trọng, các phần dễ bị tổn tương như vai, khuỷu tay, đầu gối.


http://nghiadx.blogspot.com
Bộ quân phục Permyachka-M có khả năng bảo vệ người lính khỏi rất nhiều nguy cơ trên chiến trường.


Để thỏa mãn nhu cầu trên, Permyachka-M, bộ quân phục chiến đấu mới nhất của Nga đã được ra đời.

Ngoài việc đáp ứng chức năng ngụy trang và bảo vệ người lính khỏi các tác động cơ học, Permyachka-M còn được thiết kế để có khả năng mang theo các phương tiện chiến đấu cần thiết của người lính như súng, đạn, bộ đàm... trong mọi điều kiện thời tiết mùa đông hay mùa hè.

Không những thế, bộ quân phục có tính linh hoạt cao, thậm chí người mặc có thể bơi mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết bị liên lạc tích hợp trong mũ bộ Permyachka-M


Với lần ra mắt ấn tượng tại MAKS-2011, quân đội Nga đã chính thức đặt mua 45.000 bộ quân phục Permyachka-M để trang bị trong quân đội.

Về tính năng bảo vệ, Permyachka-M được thiết kế để có thể bảo vệ người lính khỏi hầu hết các mối nguy hiểm trên chiến trường như:

- Ít nhất 90% phần giáp phía trước, phía sau lưng, giáp cổ của Permyachka-M có khả năng chống lại các mảnh văng (được thử nghiệm dưới dạng các viên bi thép có đường kính 6,3 mm) với một nửa số mảnh văng có vận tốc xấp xỉ 550 m/s hoặc hơn.

Đồng thời, phần giáp này cũng có khả năng chống lại mọi vũ khí cận chiến như dao hay lưỡi lê.

- Vải may quân phục có khả năng chống lại các mảnh văng có vận tốc 180 m/giây.

- Kính bảo vệ mắt có thể bảo vệ diện tích mặt lên tới 1,3dm2 và có khả năng chống lại các mảnh văng có vận tốc 350 m/giây.

- Giáp mặt của bộ quân phục có khả năng chống lại các mảnh văng có vận tốc 350 m/giây và đạn 9mm bắn từ súng ngắn PM-Makarov

- Các mảnh giáp cứng bảo vệ cổ tay, khủy tay, hông, đầu gối có khả năng bảo vệ người mặc khỏi mảnh văng có vận tốc 450 m/giây và đạn 9mm bắn từ súng ngắn PM-Makarov

- Mũ bảo hiểm được làm bằng vật liệu composite, có diện tích toàn phần 12dm2, có khả năng chống lại các mảnh văng có vận tốc đến 600m/giây và đạn 9mm bắn từ súng ngắn PM-Makarov ở khoảng cách 5m.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống bao, túi của bộ quân phục Permyachka-M có thể khiến người lính mang theo đến 23 kg trang bị mà vẫn thoải mái.


Phần trước ngực của Permyachka-M có thể bổ sung thêm giáp tấm ngăn cản đạn theo tiêu chuẩn hạng 5a và hạng 6a của Nga.

Với tấm giáp hạng 5a, Permyachka-M có khả năng chống lại đạn của hầu hết các loại súng bộ binh trong điều kiện chiến đấu thông thường như đạn 7N24 với lõi thép xuyên giáp B3 của súng AK-74, đạn M855, M193 của súng M16, đạn súng AKM và đạn 57-N323S với lõi LPS bắn từ súng SVD Dragunov từ khoảng cách 10m.

Với giáp hạng 6a, thậm chí Permyachka-M có khả năng chống lại đầu đạn xuyên giáp B32 của súng bắn tỉa SVD từ khoảng cách 10m.

Vải may quân phục Permyachka-M có khả năng chịu lửa rất cao. Tính năng bảo vệ của bộ quân phục này không hề bị giảm khi bị đốt 15 giây trong ngọn lửa và bộ quần áo có thể bảo vệ người lính trong điều kiện hiệt độ từ -50 đến 50 độ C ngay cả trong điều kiện thời tiết bất lợi như mưa, bão tuyết.

Bộ quân phục này có những khoang trống kín nước với thể tích lên tới 14 lít, giúp binh sĩ được hỗ trợ để bơi dễ dàng, kể cả khi phải mang theo các trang bị nặng.


http://nghiadx.blogspot.com
Các thành phần bộ quân phục Permyachka-M


Các thành phần chính của một bộ Permyachka-M bao gồm:

* Các cấu kiện bảo vệ: Quân phục dã chiến ( bao gồm quần và áo jacket bảo vệ); Mũ (cứng hoặc mềm) với lớp kính bảo vệ mặt, áo đa năng chống mảnh, các tấm giáp bổ sung với chuẩn chống đạn hạng 5a hoặc 6a, kính mắt, mặt nạ bảo vệ với khiên che mặt, găng tay, các tấm bảo vệ vai, đầu gối, khuỷu và hạ bộ.

* Các cấu kiện hỗ trợ: Áo khoác ngoài, ba lô, màn chống muỗi, áo phông thoáng khí, mũ và khăn cho mùa đông, các tấm giữ ấm có thể tháo rời và lớp bọc ngụy trang.


http://nghiadx.blogspot.com
Cùng đợt giới thiệu quân phục Permyachka-M là súng AK-74M3 kết hợp với ống phóng lựu hiện đại nhất của Nga GP-34

Hiện tại, có 4 cấu hình của Permyachka-M có thể trang bị cho quân đội. Cấu hình cơ bản nhất bao gồm quần áo, mũ, áo đa năng chống mảnh đạn, kính có khối lượng 6,3 kg.

Cấu hình thứ hai tương tự như cấu hình thứ nhất nhưng thêm mặt nạ, các tấm bảo vệ gối, khuỷu, vai, kính cứng bảo vệ mặt có khối lượng 8,4 kg.

Hai cấu hình sau có gắn thêm các tấm bảo vệ và có tổng khối lượng tương ứng với hai hạng 5a và 6a là 9,3 và 9,5 kg.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

>> Cornet-EM - Tổ hợp tên lửa đa năng của Nga


Hiện nay, Cornet-EM được coi là một trong những loại loại vũ khí chống tăng tốt nhất và là tổ hợp phòng thủ-đột kích đa năng với hệ thống điều khiển có khả năng chống nhiễu hoàn toàn, cho phép tác chiến hiệu quả chống lại các mục tiêu mặt nước và trên không trong các điều kiện tác chiến khác nhau, kể cả trong thời tiết xấu và khi đối phương tổ chức gây nhiễu vô tuyến điện tử và quang học.



http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp Cornet-EM được lắp đặt trên xe bánh hơi có khả năng vượt
địa hình cao


Theo thông tin từ hàng loạt các phương tiện truyền thông đại chúng, với nhiệm vụ chống tăng, tổ hợp Cornet-EM có khả năng vượt trội so với các tổ hợp tương tự 3-5 lần, đơn giản trong sử dụng, bảo dưỡng và sử dụng các loại đạn có giá thành rẻ hơn gấp 3-4 lần các loại đạn khác, trong khi đó, việc dẫn hướng tên lửa đến mục tiêu được tiến hành bởi hệ thống điều khiển tia lazer tự động có khả năng chống nhiễu cao.

Tổ hợp tên lửa Cornet-EM có khả năng tiêu diệt các loại xe tăng hiện đại, được trang bị hệ thống bảo vệ động học; xe bọc thép hạng nhẹ; lô cốt; công sự; hầm hào cũng như các mục tiêu mặt nước và trên không (máy bay không người lái, trực thăng, máy bay cường kích).


http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ hướng tên lửa Cornet-EM tiếp cận mục tiêu


Để thực hiện nhiệm vụ, tổ hợp được trang bị 16 tên lửa, trong đó 8 tên lửa luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tổ hợp này cũng có thể sử dụng tất cả các loại tên lửa thuộc dòng Cornet-E, bảo đảm tiêu diệt mục tiêu ở cự ly từ 150-10.000m.

Tổ hợp có khả năng tấn công đồng thời 2 mục tiêu, đầu đạn nổ lõm chứa 7kg TNT có khả năng xuyên thép có độ dày đến 1.300mm. Thời gian chuyển từ trạng thái hành quân sang trạng thái chiến đấu là 7s.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp Cornet-EM có thể sử dụng tất cả các loại tên lửa thuộc dòng
Cornet-E

Trong tổ hợp thực hiện nguyên tắc “bắn - quên” nhờ vào việc sử dụng quan sát kỹ thuật tự động theo dõi mục tiêu. Điều này cho phép không cần sử dụng con người trong quá trình dẫn hướng tên lửa, tăng 5 lần độ chính xác bám mục tiêu trong điều kiện chiến đấu thực tế và bảo đảm xác suất tiêu diệt cao trong toàn bộ dải tầm bắn của hệ thống, lớn hơn gấp đôi tầm bắn của thế hệ trước đó Kornet-E.

Ngoài ra, khả năng bắn ở chế độ tự động giúp giảm áp lực tâm lý đối với trắc thủ, yêu cầu về trình độ chuyên môn và thời gian huấn luyện trắc thủ.

Tổ hợp được bố trí 2 bệ phóng tự động bảo đảm bắn loạt đồng thời vào 2 mục tiêu, giúp nâng cao đáng kể vận tốc bắn và sức công phá của hỏa lực. Ngoài ra, Cornet-EM có thể bắn loạt 2 tên lửa vào một mục tiêu, bảo đảm vượt qua các hệ thống bảo vệ chủ động.


http://nghiadx.blogspot.com
Cornet-EM có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và trên không


Hệ thống điều khiển cải tiến, kết cấu động cơ của các tên lửa có điều khiển và khả năng tự động bám mục tiêu giúp nâng cao cự ly bắn (khi sử dụng tên lửa chống tăng với đầu nổ lõm cự ly bắn đạt 8km, tên lửa có điều khiển với đầu đạn nổ mảnh – 10km).

Đồng thời, độ chính xác bắn ở cự ly 10km sẽ cao hơn so với tổ hợp cơ sở Cornet-E ở cự ly 5km.

Cự ly và độ chính xác bắn cao, khả năng theo dõi mục tiêu cơ động với tốc độ nhanh, sử dụng tên lửa có điều khiển với đầu đạn áp nhiệt (đầu nổ tiếp xúc và phi tiếp xúc) bảo đảm khả năng sử dụng tổ hợp Cornet-EM hiệu quả để chống lại trực thăng, máy bay không người lái và máy bay cường kích ở cự ly đến 10km.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp Strela-10 có thể bị Cornet-EM thế chỗ trong thời gian tới


Như vậy, tổ hợp Cornet-EM khi cần có thể sử dụng như là các phương tiện phòng không tầm ngắn và yểm trợ cho đội hình tác chiến của bộ đội ở tiền duyên trước sự tấn công của các máy bay, trực thăng và máy bay không người lái.

Tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet-EM gồm 1 xe chiến đấu với bệ phóng tự động và bàn điều khiển của trắc thủ, tên lửa có điều khiển với các loại đầu đạn khác nhau.

Bệ phóng tự động lắp 4 tên lửa có điều khiển, được trang bị thiết bị ngắm bắn với camera quan sát truyền hình có độ phân giải cao và một thiết bị quan sát nhiệt thế hệ 3, thiết bị đo xa bằng lazer và kênh lazer dẫn hướng tên lửa, cũng như bộ tự động bám mục tiêu với các bộ dẫn động tầm/hướng.

Qua những đặc tính cơ bản trên, nhiều khả năng cho thấy, trong tương lai gần Nga sẽ thay các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa Strela-10 bằng các tổ hợp Cornet-EM.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

>> Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 3)




Được thiết kế để có thể lắp trên nhiều loại thân xe, đường đạn được tính toán bằng máy tính hiện đại để đạt hiệu quả bắn chính xác là nét chính trong các loại pháo cối tự hành thế hệ mới.

Wiesel (Đức)

Sau những thử nghiệm thành công khi lắp đặt pháo cối 120 mm trên thân xe thiết giáp đổ bộ đường không Wiesel-1, Bộ Quốc phòng Đức đã quyết định phát triển các mẫu pháo cối tự hành trên thân xe Wiesel-2. Hai mẫu thử nghiệm của hệ thống này đã được thử nghiệm thành công năm 2004.

Tiếp nối thành công này, năm 2009, quân đội Đức đã quyết định mua 8 hệ thống cối tự hành này với giá 9 triệu USD/xe kết hợp hai xe trinh sát chiến trường điều khiển bắn trị giá 5 triệu USD/xe.

Những chiếc xe này sẽ được bàn giao trong nửa cuối năm 2011 để tiến hành những thử nghiệm thực địa cuối cùng. Sau những thử nghiệm này, quỹ dành cho chương trình phát triển có thể đủ cho việc sản xuất 38 pháo cối tự hành Wiesel-2 cùng 44 xe hỗ trợ khác như xe tiếp đạn, xe trinh sát và điều khiển bắn.

Pháo cối 120 mm của Wiesel-2 có thể thực hiện các thao tác ngắm, nạp đạn và bắn trong cabin được bảo vệ toàn bộ. Hệ thống điều khiển bắn vi tính hóa cho phép khẩu cối này có thể chuyển từ trạng thái hành quân sang trạng thái sẵn sàng bắn trong thời gian nhỏ hơn 60 giây.

Khung xe Wiesel-2 là loại có thể sử dụng khá tiện lợi trên chiến trường. Mặc dù bốn cuộc thử nghiệm thả dù từ máy bay đối với loại thiết giáp này đều thất bại nhưng nó vẫn có thể dễ dàng vận chuyển bằng trực thăng khi một chiếc trực thăng CH-53 Sea Stallion có thể chở theo hai chiếc Wiesel-2 một lần.





Video clip giới thiệu pháo cối tự hành Wiesel-2.


Wiesel-2 có thể chuyển từ trạng thái hành quân sang trạng thái chiến đấu trong thời gian nhỏ hơn 60 giây.




Khung xe Wiesel-2 được thiết kế chuyên biệt để vận chuyển bằng máy bay. Một trực thăng CH-53 có thể mang theo tới hai xe thiết giáp loại này.

SRAMS (Singapore)

Hệ thống Pháo cối tiên tiến bắn nhanh (SRAMS - Super Rapid Advance Mortar System) đã được trang bị cho quân đội Singapore trong thời gian gần đây cùng với các xe thiết giáp bánh xích Bronco.

Hệ thống SRAMS có rất nhiều ưu điểm như hệ thống nạp đạn bán tự động cho phép tốc độ bắn tối đa có thể đạt 18 phát/phút;



Pháo cối SRAMS lắp đặt trên thân xe thiết giáp Bronco.



Pháo cối 120 mm SRAMS được tích hợp hệ thống chống giật và làm mát nòng súng hiện đại khiến tốc độ bắn có thể đạt đến 18 phát/phút.


Hệ thống làm mát nòng pháo cùng bộ phận chống giật thủy lực giúp tăng độ chính xác cùng việc điều chỉnh hướng và góc của nòng pháo cối hoàn toàn tự động hóa dưới sự điều khiển của hệ thống kiểm soát bắn vi tính hóa.
Hệ thống SRAMS cũng có thể sử dụng rất nhiều loại đạn, kể cả các loại đạn cối có hỗ trợ động cơ tên lửa tăng tầm với tầm bắn lên tới 13 km.

Bên cạnh khung xe thiết giáp bánh xích Bronco, SRAMS cũng có thể lắp đặt lên rất nhiều các khung xe khác như xe trinh sát hạng nhẹ Spyder của Singapore, Humvee của Mỹ hay xe RG-31 Mk5 4x4 trong bản SRAMS Singapore bán cho Các tiểu vương quốc Arập thống nhất.

Cho đến thời điểm này, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất là khách hàng nước ngoài duy nhất của SRAMS với bốn hệ thống đã được chuyển giao.



SRAMS lắp đặt trên xe trinh sát hạng nhẹ Spyder của Singapore.


2S9 Nona và 2S31 Vena (Nga)

Bên cạnh pháo cối tự hành 82 mm 2B9 Vesilek và 2S24 trên khung xe MT-LB, Nga cũng có truyền thống khá lâu trong việc phát triển các hệ thống pháo cối tự hành 120 mm có tháp pháo riêng biệt như 2S9 Nona, 2S23 Nona-SVK và mới nhất là 2S31 Vena.

Hệ thống 2S9 Nona được là hệ thống pháo cối 120 mm có tháp pháo được lắp đặt trên thân xe đổ bộ đường không BTR-D. Được tẩng bị pháo cối đa dụng 2A51 120 mm có khả năng bắn cả đạn pháo và đạn cối, 2S9 Nona có cả khả năng bắn đạn cầu vồng hay bắn thẳng.

Tầm bắn của Nona có thể đạt 8,9 km với đạn nổ thông thường và 13 km với đạn có tăng tầm tên lửa. Tuy nhiên, tốc độ bắn của khẩu pháo cối này là một hạn chế, chỉ đạt từ 6 - 8 phát/phút.



Hệ thống 2S9 Nona đang khai hỏa.


Phiên bản 2S23 Nona SVK là một phiên bản cải tiến của 2S9 Nona dựa trên thân xe thiết giáp chở quân BTR-80. Mặc dù sử dụng nòng pháo cối mới 2A60, 2S23 Nona SVK vẫn sử dụng các loại đạn giống như 2S9 Nona.

Một ưu điểm nữa của 2S23 Nona SVK là thân xe có khả năng vận động tốt hơn và ít yêu cầu bảo dưỡng hơn phiên bản trước.

Tổng cộng đã có 1.000 pháo cối tư hành 2S9 Nona và 100 hệ thống 2S23 Nona SVK đã được sản xuất. Trong đó, hệ thống 2S23 Nona SVK được tin rằng đã bị copy bởi Trung Quốc để sản xuất ra pháo cối tự hành PLL-05 của họ.



Pháo cối tự hành 2S23 Nona SVK đã bị Trung Quốc copy để chế tạo phiên bản cối tự hành PLL-05 của họ.


Hệ thóng pháo cối tự hành mới nhất của Nga hiện nay là 2S31 Vena được phát triển từ 15 năm trước dựa trên thân xe chiến đấu bộ binh BMP-3.

Hệ thống này được trang bị pháo cối 2A80 120 mm nòng trơn dài hơn hẳn các hệ thống trước đó. Pháo cối 2A80 cũng có khả năng bắn toàn bộ các loại đạn cối 120 mm cũng như các loại đạn pháo và đạn cối tự dẫn lade Kitolov-2M.

Thậm chí, 2A80 có khả năng bắn các các loại đạn chỉ dành riêng cho pháo nòng xoắn.

Một xe 2S31 Vena có thể mang theo 70 viên đạn với 22 viên nằm sẵn trong hệ thống nạp dạn tự động cho phép bắn nhanh. Pháo có tầm bắn tối đa từ 7,2 km với đạn thường và 13 km đối với đạn tăng tầm hỗ trợ động cơ tên lửa.



2S31 Vena là hệ thống pháo cối tự hành hiện đại nhất của Nga hiện nay.


Hiện tại, hệ thống 2S31 Vena đang nằm trong danh mục có thể xuất khẩu của Nga, tuy nhiên vẫn chưa có bất kỳ một đơn đặt hàng nào khác ngoài quân đội Nga đối với hệ thống này.

>> Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 1)
>> Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 2)

[BDV news]


Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

>> Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 2)



Hệ thống pháo cối tự hành hiện đại không những chỉ được đặt lên xe thiết giáp mà còn trang bị thêm hệ thống giảm giật, máy tính đường đạn, thậm chí là khả năng bắn các loại đạn pháo.

>> Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 1)

Tuy các hệ thống như M-106, M-125, 2S4 Tyulpan đã đưa pháo cối thành phương tiện chiến đấu có tính cơ động cao nhưng chúng vẫn chưa thể xứng đáng với tên gọi “pháo cối tự hành” vì nhiều nguyên nhân:

+ Pháo cối và thân xe vẫn chưa tích hợp với nhau thành một hệ thống đồng nhất;
+ Vẫn cần có một tổ vận hành pháo riêng, việc điều chỉnh, ngắm bắn và bắn pháo vẫn thực hiện bằng sức người nên độ chính xác của pháo chưa cao;
+ Pháo cối khi bắn vẫn thiếu sự che chắn bảo vệ.

Chính vì yêu cầu của chiến trường hiện đại, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu thế hệ pháo cối 120 mm mới, được tích hợp hệ thống chống giật hiện đại. Không những thế, một số loại pháo cối mới còn có thể được sử dụng làm hỏa lực bắn thẳng nhờ sử dụng đạn pháo bên cạnh đạn cối thông thường. Đây là tính năng rất hữu hiệu khi các hệ thống cối tự hành này phải tác chiến trong đô thị.

Ở đó, hệ thống pháo cối hiện đại thường đi kèm với tháp pháo riêng biệt, giúp kíp vận hành luôn ở trong tình trạng được bảo vệ. Ngoài một số hệ thống vẫn nạp đạn bằng tay, một số hệ thống pháo cối tự hành khác cũng đã trang bị hệ thống nạp đạn tự động có khả năng lựa chọn loại đạn khi bắn như loại 2S31 Vena của Nga.

Thêm nữa, các loại pháo cối tự hành hiện đại còn tích hợp thêm các khí tài trinh sát điện tử cùng hệ thống điều khiển bắn vi tính hóa khiến vai trò của chúng trên chiến trường ngày một quan trọng. Dưới đây là những loại pháo cối tự hành thuộc thế hệ này trong quân đội một số nước trên thế giới.

PLL-05 (Trung Quốc)

Pháo cối tư hành PLL-05 là sản phẩm của Tổng công ty công nghiệp Phương Bắc (NORINCO) dựa trên thân xe thiết giáp lội nước WZ-551, vốn là thân xe đã được Trung Quốc sử dụng để tích hợp rất nhiều loại vũ khí. Hệ thống này đã được trang bị tại Sư đoàn bộ binh cơ giới hạng nhẹ số 127, quân đoàn 54 của Trung Quốc từ năm 2008.

PLL-05 được trang bị một pháo cối 120 mm có khả năng bắn cả hai chế độ thẳng và bắn cầu vồng trong một tháp pháo chứa 36 viên đạn, bắn 2 loại đạn nổ phá và đạn HEAT chống tăng bắn ở chế độ bắn thẳng có tầm hiệu quả tới 1.200 mét.

Ở chế độ bắn cầu vồng, pháo có thể bắn 2 loại đạn nổ phá và đạn chùm - mang theo 30 quả đạn con với tầm bắn 8,5 km. Nếu sử dụng đạn pháo 120 mm ở chế độ này, PLL-05 đạt tầm bắn 9,5 km với đạn thường và 12,8 km với đạn có hỗ trợ động cơ tên lửa.



Pháo cối tư hành PLL-05 trong cuộc duyệt binh kỷ niệm quốc khánh lần thứ 60 của Trung Quốc.



Với khả năng nâng nòng pháo lên một góc tới 85 độ, kết hợp với tầm bắn thẳng 1,2 km; PLL-05 cực kỳ hữu hiệu trong việc tiêu diệt các mục tiêu trên các tòa nhà cao tầng trong tác chiến đô thị



PLL-05 cũng được trang bị hệ thống nạp đạn bán tự động, giúp pháo có thể đạt tốc độ bắn 6-8 phát/phút với đạn pháo và 10 phát/phút đối với đạn cối. Hệ thống PLL-05 có tổng khối lượng chiến đấu là 16,5 tấn, có thể đạt tốc độ tối đa 85 km/h trên đường và 8 km/h khi ở chế độ lội nước. Hiện nay, Trung Quốc tiến hành nghiên cứu phát triển loại đạn cối “thông minh” dẫn hướng bằng laser.

TDA 120 2R2M (Pháp)
Công ty TDA Armements (Pháp) đã tham gia vào việc thiết kế, phát triển và sản xuất rất nhiều hệ thống pháo cối cũng như đạn cối trong nhiều năm.

Trong đó, hệ thống pháo cối nòng xoắn 120mm MO 120-RT của công ty đã được sử dụng trong lực lượng của quân đội 25 nước, bao gồm cả lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

Hệ thống pháo cối tự hành 120 2R2M đã được công ty bắt đầu nghiên cứu từ năm 1990 và cho đến năm 1993 thì ý tưởng thiết kế đã hoàn thành. Đến năm 1994, hệ thống 120 2R2M thử nghiệm đầu tiên đã hoàn thành và được tích hợp trên thân xe MOWAG Piranha 8x8 hay thân xe FNSS IFV của Thổ Nhĩ Kỳ.

Lợi thế của hệ thống 120 2R2M là cả hệ thống có khối lượng chỉ nặng 1.500 kg cùng với hệ thống chống giật hiện đại khiến 120 2R2M có thể đặt trên các khung xe thiết giáp cỡ từ 10-15 tấn.

Hệ thống 2R2M được đặt trên đế riêng biệt có thể quay một góc 220 độ cùng một hệ thống nạp đạn bán tự động tích hợp giúp tóc độ bắn của hệ thống đạt từ 6-10 phát/phút.



Biến thể pháo cối tự hành 120mm 2R2M đặt trên thân xe Renault 6x6 xuất khẩu cho Oman.



Biến thể 2R2M đặt trên xe thiết giáp ACV-S của FNSS (Thổ Nhĩ Kỳ) được bán cho Malaysia với giá 2,4 triệu USD/xe.


Tầm bắn của 2R2M biến đổi tùy thuộc vào loại đạn. Tầm bắn tối đa của hệ thống khi sử dụng đạn HE tiêu chuẩn là 8,1 km và 13 km nếu sử dụng loại đạn được tăng lực tên lửa.

Hiện tại, chỉ hệ thống 2R2M với pháo cối nòng trơn mới có thể tích hợp được trên các thân xe tự hành. Tuy nhiên, theo TDA họ sẽ sớm cải tiến để đưa hệ thống MO 120-RT nòng xoắn lên xe thiết giáp vì đây là phiên bản có độ chính xác cao hơn.

Cho đến năm 2010, đã có 120 hệ thống 2R2M đã được xuất khẩu, thêm 30 hệ thống đã được ký hợp đồng nhưng chưa chuyển giao. 120 hệ thống trên đã được chuyển giao cho Oman năm 2008 để lắp đặt trên các xe thiết giáp Renault.

Tại châu Âu, Italy cũng mua 2 hệ thống lắp đặt trên xe Dardo và Freccia 8x8 với mục đích thử nghiệm. Ngoài ra, quân đội Malaysia cũng mua 8 hệ thống 2R2M 120mm kèm xe thiết giáp FNSS của Thổ Nhĩ Kỳ để lắp đặt. Toàn bộ gói hợp đồng này trị giá 19 triệu USD.

Rak (Ba Lan)

Hệ thống pháo cối tự hành 120 mm Rak của Ba Lan được phát triển bởi công ty vũ khí trong nước Huta Stalowa Wola (HSW), vốn đã có nhiều kinh nghiệm phát triển các hệ thống tên lửa và pháo cối.

Hệ thống này có tầm bắn 8 km với đạn thông thường và 12 km với đạn tăng tầm hỗ trợ động cơ tên lửa.

Được trang bị hệ thống nạp đạn tự động hoàn toàn, Rak có thể đạt tốc độ bắn tối đa từ 10 tới 12 phát/phút.



Hệ thống Rak được đặt trên thân xe bọc thép OT-64 Rys cũng do Ba Lan sản xuất.


Biến thể khác của Rak được đặt trên thân xe MT-LB của Nga.


Với cơ số đạn mang theo tới 60 viên, Rak có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ bắn áp chế địch trong thời gian dài. Với hệ thống điều khiển bắn điện tử Topaz, Rak vẫn có khả năng đạt độ chính xác cao ở cự ly bắn xa.

Hiện tại, hệ thống Rak có thể được lắp đặt trên thân xe MT-LB của Nga, AMV của Thụy Điển hoặc OT-64 Rys sản xuất trong nước.

[BDV news]


Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

>> Nga: Trung Quốc sẽ tấn công Nga trong vài năm tới



Sự tăng trưởng về chất lượng sức mạnh quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với Nga trong thập kỷ tới, và khả năng Trung Quốc tấn công nước Nga chỉ còn là vấn đề thời gian...





Trong thập kỷ vừa qua học thuyết quân sự của Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi: từ chiến thuật phòng thủ nay học thuyết quân sự của Trung Quốc đã mang định hướng tấn công bằng các quân đoàn có khả năng cơ động cao hơn trong các cuộc chiến tranh cục bộ. Quá trình trang bị lại của Quân đội Trung Quốc đang được triển khai mạnh mẽ, 80% trang bị là vũ khí của Nga. Mục tiêu chủ yếu của cuộc cải cách quân đội Trung Quốc là nhằm nâng cao khả năng chiến đấu và hiện đại hóa trang bị vũ khí.

So với Quân đội Nga Quân đội Trung Quốc đã có những ưu thế đáng kể: khả năng chiến đấu cao, số lượng đông, và được trang bị tốt hơn bằng chính vũ khí do Nga sản xuất. Điều này đã được các quan chức Nga chính thức thừa nhận, bởi vì Trung Quốc đã mua hầu hết tất cả các loại vũ khí mới nhất của Nga với số tiền, theo số liệu chính thức, là 30 tỷ USD hàng năm; còn theo số liệu không chính thức là 40-45 tỷ USD.

So với các nước láng giềng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc được tăng cường mạnh mẽ đến mức đã làm cho nhiều nước phải lo ngại. Quốc hội Nhật Bản - đối thủ địa chính trị truyền thống của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông - năm ngoái đã sửa đổi Hiến pháp để cho phép tăng cường khả năng xây dựng quốc phòng của Nhật Bản trước mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc.

Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ dọc theo toàn bộ biên giới của mình và thực hiện chính sách bành trướng một cách đa dạng. Nếu đối với Đài Loan về mặt lãnh thổ chính sách của lãnh đạo Trung Quốc không thay đổi trong suốt 40 năm nay (luôn coi Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc), thì đối các khu vực lãnh thổ tranh chấp khác trung Quốc lại sử dụng các chiến thuật khác nhau về cách thức và mức độ gây hấn. Như ở Nepal các nhóm bạo loạn theo chủ nghĩa Mao đã không ít lần đưa đất nước Nepal đến bờ vực của nội chiến. Còn Mông Cổ, tuy không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với Trung Quốc, nhưng đất nước này có thể trở thành bàn đạp để Trung Quốc triển khai các cuộc tấn công vào vùng Đông Siberia và vùng Viễn Đông của Nga.

Sự tăng trưởng về chất lượng sức mạnh quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với Nga trong thập kỷ tới. Sau khi giải quyết xong các vấn đề về lãnh thổ dọc biên giới, việc Trung Quốc tấn công nước Nga chỉ còn là vấn đề thời gian. Trung Quốc sẽ không dừng tấn công ngay cả khi Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, bởi vì nhiều lần quân đội Trung Quốc đã từng xâm nhập chống lại Liên Xô khi Liên Xô đã có vũ khí hạt nhân; hơn nữa hiện nay Trung Quốc cũng đã có một số lượng lớn đầu đạn hạt nhân.

Hơn thế nữa, tham vọng của Trung Quốc đối với vùng Viễn Đông Nga có lý do không đơn giản từ trong quá khứ. Vùng đất gốc rễ của nước Nga này chỉ thật sự trở thành của Nga trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh thuốc phiện thứ hai từ 1856 đến1860, khi đó Anh và Pháp đã đánh bại Trung Quốc, còn nước Nga của Sa hoàng đã khôn khéo tham gia vào việc phân chia thành quả cuộc chiến để có được vùng lãnh thổ Viễn Đông rộng lớn. Ngay năm sau (1861) nước Nga đã xây dựng cảng biển Vladivostok.

Trung Quốc thường xuyên gây ra các cuộc xung đột biên giới gần như với tất cả các nước láng giềng. Năm 1969 giữa Liên Xô và Trung Quốc đã xảy ra xung đột trên đảo Damansky (trên sông Ussuri) và ở vùng Hồ Zhalanashkol thuộc Kazakhstan ngày nay. Vào những năm 70 của thế kỷ trước Trung Quốc đã gây ra các cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ và Việt Nam. Các sự kiện này cho thấy Trung Quốc là nước hiếu chiến và nguy hiểm đối với các nước láng giềng.

Vào năm 2005, cuộc diễn tập quân sự Nga-Trung Quốc tại bán đảo Sơn Đông là lý do tạo ra sự lạc quan trên các phương tiện truyền thông của chính phủ Nga. Mặc dù kịch bản của cuộc diễn tập quân sự mang tính chất chống khủng bố, nhưng rõ ràng về thực chất đối với phía Trung Quốc đó là cuộc diễn tập cho việc chiếm lại đảo Đài Loan. Trung Quốc muốn tìm hiểu sức mạnh và khả năng của vũ khí Nga trước khi mua. Những lời nói rằng Trung Quốc là đối tác và đồng minh của Nga thật là nực cười, bởi vì chỉ có những kẻ thiển cận mới không thấy mối quan hệ này là bất bình đẳng, mới không thấy nước Nga đang đứng trước một nước láng giềng hiếu chiến. Nước Nga chỉ có một vài năm để trang bị lại và huấn luyện quân đội, và nếu chúng ta không làm điều đó thì chỉ sau một vài năm tới có thể mất tới một phần ba lãnh thổ!

Trong lịch sử thế giới có rất nhiều bài học khi cuộc tập trận chung được một bên coi là sự phối hợp giữa các đồng minh, còn một bên lại coi là cơ hội để tìm hiểu và đánh giá đối phương. Một ví dụ kinh điển là cuộc tập trận giữa Liên Xô và nước Đức phát xít trước Cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai đã giúp cho nước Đức biết được vũ khí và khả năng tác chiến của Quân đội Liên Xô.

Lời bình của chuyên gia quân sự Anatoly Tsyganok Dmitrievich - giáo sư, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học quân sự, giám đốc Trung tâm dự báo quân sự trực thuộc Viện Phân tích Chính trị và quân sự:

Sau 15 năm nữa, thậm chí có thể sớm hơn. Trung Quốc sẽ trở thành một đối thủ quân sự nguy hiểm của nước Nga. Trong trường hợp Trung Quốc sụp đổ, giống như Liên Xô trước đây, nhiều vùng của Trung Quốc có thể tuyên bố trở thành các quốc gia độc lập, như từng đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử sóng gió của Trung Quốc, và các quốc gia này sẽ đòi hỏi mở rộng lãnh thổ sang các nước láng giềng.

Tập trận chung với Trung Quốc (lại còn phô diễn khả năng lực lượng máy bay ném bom chiến lược của chúng ta) là đi ngược lại với lợi ích quốc gia và an ninh của nước Nga.

Trung Quốc đã thông qua chương trình bành trướng dần sang lãnh thổ Nga – theo cách của Khổng Tử: nếu không bằng vũ lực, thì bằng sự khôn ngoan và trí thông minh. Điều này chúng ta thấy rõ ở vùng Viễn Đông, nơi hiện nay số lượng dân di cư Trung Quốc đang tăng lên một cách đáng sợ.

Trong cuộc diễn tập năm 2005 tại bán đảo Sơn Đông các chuyên gia quân sự Nga đã ngẫu nhiên nhìn thấy bản đồ tác chiến của phía Trung Quốc. Trên bản đồ màu vàng được phủ kín toàn bộ vùng Siberia, Kazakhstan và Trung Á. Trung Quốc coi các khu vực này bị nước Nga xâm chiếm hơn 300 năm trước đây.
[Vitinfo news]


Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

>> Venezuela nhận lô vũ khí lớn từ Nga



35 chiếc tăng chiến đấu chủ lực T-72B1 cùng hàng loạt trang bị vũ khí hạng nặng khác đã được chuyển giao cho Venezuela.


Theo đó, ngày 25/5/2011, một chiếc tàu hàng lớn của Nga đã hoàn thành việc bàn giao lô vũ khí lớn cho Venezuela tại cảng Puerto Cabello. Sau đó toàn bộ lô vũ khí này đã được chuyển đến khu vực Fuerte Paramakay.

Trong lô hàng vũ khí lớn này đáng chú ý có 35 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B1, phiên bản xuất khẩu của T-72B.



Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B1 (Ảnh minh họa)


T-72B1 được trang bị pháo chính 125mm nòng trơn loại 2A46, súng máy đồng trục PKT 7,62mm, súng phòng không NSVT 12,7mm.

Tuy nhiên, T-72B1 xuất khẩu cho Venezuela không có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo.

T-72B1 được trang bị giáp composite, chủ yếu ở phần nóc xe, phía trước và 2 bên hông tháp pháo. Ngoài ra có thể gắn thêm giáp phản ứng nổ ERA để tăng độ bảo vệ cho xe.

Ngoài 35 chiếc T-72B1, Venezuela còn nhận từ Nga các loại vũ khí bộ binh hạng nặng sau:

-16 xe chiến đấu bộ binh BMP-3, được trang bị pháo 100mm loại 2A70, pháo đồng trục 30mm 2A72, cùng 3 súng máy 7,62mm, nhiều khả năng BMP-3 của Venezuela không được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Arena.



Xe chiến đấu bộ binh BMP-3.


- 32 chiếc xe chiến đấu bộ binh BTR-80A, loại bánh hơi 8*8, được trang bị pháo 30mm loại 2A72, súng máy đồng trục PKT 7.62mm.

- 21 hệ thống pháo phản lực bắn loại 9K51 BM-21 Grad, biến thể này có khả năng đạt tầm bắn 40km.

- xe chỉ huy và quan trắc chiến trường cho các đơn vị pháo binh 1V152, được đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BTR-80A.

- 13 lựu pháo tự hành 2S23 120mm, được đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BTR-80. Tầm bắn tối đa đạt 12,8km,

2S23 có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau, bắn đạn xuyên giáp với khả năng thâm nhập từ 600-650mm thép tấm ở cự ly 1000 mét. Bắn đạn có điều khiển bằng laser, tầm bắn 9km với xác xuất trúng đích từ 80-90%.



Lựu pháo tự hành 2S23 120mm. Ảnh: Military Today?


- 24 cối tự hành 2S12 Sani 120mm, được trang bị trên khung gầm xe GAZ-66, có tầm bắn tối thiểu là 500m, tối đa là 7,1km.

- Pháo phòng không tự hành ZSU-23-2 23mm, có trang bị radar dẫn hướng, tầm bắn hiệu quả khoảng 5km.

Bên cạnh các hệ thống vũ khí còn có một số xe tải 4,5 tấn loại Ural 43206, xe tải 6 tấn loại Ural 4320.

Tổng giá trị đơn hàng vũ khí này có giá trị lên đến 2,2 tỷ USD, hợp đồng mua bán này được thực hiện bằng một khoản vay ưu đãi mà Nga dành cho Venezuela.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang