Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

>> Các nước châu Á tăng sức mạnh hải quân chống TQ?

Các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm tới 20% tổng chi các dự án phát triển hải quân trong vòng 20 năm tới.

Châu Á - Thái Bình Dương tập trung mạnh cho hải quân

Châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm tới 26% (tương đương với gần 200 tỷ USD) tổng chi cho các dự án hải quân trong vòng 20 năm tới nhằm đối phó với thách thức trong khu vực và đặc biệt là sự đe dọa từ Trung Quốc.

Theo Phó chủ tịch Tổ chức phân tích hải quân AMI International Bob Nugent cho hay, các dự án mới trong khu vực này sẽ gồm: 6 tàu sân bay, 2 tàu tuần dương, 42 tàu khu trục, 115 khinh hạm, 82 tàu tuần tra ven biển, 34 tàu quét mìn, 128 tàu đổ bộ, 21 tàu hậu cần, 255 tàu tuần tra và 116 tàu ngầm.

Cũng theo ông Bob Nugent, thị trường tàu tuần tra ven biển (OPV) sẽ rất sôi động, giai đoạn 2013-2030 có thể đạt mức doanh thu 4,6 tỷ USD.

“Mặc dù các tàu OPV không thể thay thế khu trục trong các hạm đội, nhưng OPV có lượng giãn nước 1.500 tấn trở lên có thể đảm nhận nhiệm vụ của tàu hộ tống và khinh hạm khi thực thi pháp luật trên biển”, ông này nói.

Hiện, các loại tàu OPV rất thịnh hành tại một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, nhưng đối với Đông Bắc Á thì ngược lại.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các nước Đông Bắc Á như Nhật, Hàn tập trung phát triển tàu chiến Aegis. Ảnh minh họa

Theo chuyên viên nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh Hàng hải (Đại học Công nghệ Nanyang Singapore) Sam Bateman thì, khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) nhắm tới chế tạo tàu khu trục Aegis, tàu đổ bộ cỡ lớn, tàu ngầm tấn công phi hạt nhân… nhằm đối phó với Hải quân Trung Quốc.

Còn theo ông Nugents quyết định về những chương trình này đã được đưa ra trước khi Hải quân Trung Quốc trở thành mối đe dọa chính. Trước đó, Nhật đã có Nga là mối đe dọa cũng như Hàn Quốc có mối đe dọa từ Triều Tiên.

Chuyên gia tới từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng Singapore Sam Batman nhận định, sự thật là tất cả các tàu chiến đấu mặt nước đều dễ bị không kích khi đi vào tầm hoạt động của các căn cứ máy bay chiến đấu.

“Câu hỏi đặt ra là có nên bỏ nhiều tiền vào lực lượng tác chiến mặt nước, nhưng điều này dường như không được các quốc gia trong khu vực châu Á quan tâm”, ông Bateman nói.

Các nhà phân tích đến từ Washington cho rằng, cuộc chạy đua trang bị hải quân ở châu Á xuất phát từ mối đe dọa ngày càng lớn từ Trung Quốc. Nhưng ông Batman cho rằng, qua xem xét tình hình một số quốc gia như Nhật Bản, Philippines thì vấn đề còn phức tạp hơn nhiều.

“Ngoài mối đe dọa từ Trung Quốc, còn có một số nguyên nhân khác bảo gồm yêu cầu hiện đại hóa quân đội, nhu cầu về tài nguyên biển để phát triển kinh tế (an ninh năng lượng) là những lý do chính khiến các quốc gia tăng cường hải quân”, ông Batman nói.

Nhật Bản quyết bảo vệ tuyến đường biển

Nhật Bản sẽ tăng cường bảo vệ các tuyến đường biển, cùng với việc ngăn chặn mối đe dọa của Trung Quốc trong tương lai đối với quần đảo Nansei kéo tài từ phía Nam Kyushu tới Đài Loan.

Trong ngân sách quốc phòng 2013-2014, Bộ Quốc phòng Nhật Bản chú trọng vào việc bảo vệ quần đảo Nanseil và các vùng biển thuộc lãnh thổ nước này.

Chuyên gia hải quân ở Đại học King’s College London Alessio Patalano nhận định: “Nhật Bản là một quốc gia biển nên việc bảo đảm an ninh hàng hải là yếu tố then chốt đối với sự ổn định của nước này”.

Theo một số nguồn tin, Nhật đã chi khoảng 720 triệu USD để đóng một tàu khu trục đa năng có lượng giãn nước 5.000 tấn nhằm cải thiện khả năng chống tàu ngầm. Loại tàu này có thể là nhằm đối phó với tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 093 của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Nhật nỗ lực duy trì, đảm bảo đủ số lượng tàu khu trục. Với ngân sách hạn chế hơn một thập kỷ, nước này đã cố kéo dài tuổi thọ 14 tàu trong bốn lớp khác nhau.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Nhật đang chế tạo thêm 2 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay. Ảnh minh họa

Ngoài ra, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) đã chi 540 triệu USD trong năm nay để chế tạo một tàu ngầm tấn công phi hạt nhân thế hệ mới. Đồng thời, họ cũng nỗ lực kéo dài tuổi thọ hạm đội tàu ngầm và tăng số lượng từ 16 lên 22 chiếc.

“Đây là một trong những tài sản quan trọng nhất của JMSDF, vì nó không chỉ cung cấp khả năng trinh sát trong nhiệm vụ tuần tra, mà còn là vũ khí “tàng hình” trong cuộc chiến thông thường”, ông Patalano nói.

Cùng với đội tàu khu trục đa năng, Nhật Bản cũng đang tích cực triển khai đóng thêm 2 tàu khu trục chở trực thăng có lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn. Có những nguồn tin cho rằng, loại tàu này có thể chuyển đổi để thích ứng với việc cất hạ cánh của máy bay tiêm kích tàng hình F-35B.

Quốc gia biển AESAN mua sắm tàu chiến, máy bay

Nhằm bảo vệ vùng biển, đảo rộng lớn, mặc dù gặp không ít khó khăn về ngân sách nhưng nhiều quốc gia biển ở Đông Nam Á cũng nỗ lực phát triển không quân, hải quân.

Năm 2011, Philippines đã thông qua một chiến lược quốc phòng mới, trong đó nhấn mạnh hợp tác an ninh trên biển với quân đội Australia.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đối phó với Trung Quốc, Philippines nỗ lực mua sắm thêm tàu chiến, máy bay. Ảnh minh họa

Nước này cũng đang đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân vốn dĩ đã rất lạc hậu. Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã quyết định chi ngân sách lên tới 60 triệu USD để mua thêm 1 tàu tuần tra và 6 trực thăng để phục vụ bảo vệ các dự án dầu khí ở Malampaya.

Năm 2012, Manila bổ sung một chương trình hiện đại hóa quân sự trị giá 900 triệu USD nhằm tân trang các khinh hạm, máy bay C-130 và trực thăng.

Philippines đang tiến gần với một hợp đồng mua tiêm kích hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc. Đây có thể là những chiến đấu cơ phản lực đầu tiên của không quân nước này sau gần 10 năm không có máy bay chiến đấu trong biên chế.

Malaysia đã ký thỏa thuận mua 6 tàu tuần tra ven biển hiện đại lớp Gowind của hãng DCNS Pháp, nhằm tăng cường lực lượng bảo vệ biển.

Singapore thì đang có toan tính mua tiêm kích tàng hình F-35 tối tân từ Mỹ để tiếp tục nâng cao sức mạnh không quân hiện đại nhất khu vực này.

Việt Nam cũng không ngừng cải thiện khả năng chiến đấu của lực lượng hải quân và không quân nhằm bảo vệ Biển Đông và các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 6 tàu ngầm phi hạt nhân tối tân Kilo Project 636. Loại tàu này được đánh giá là có độ ồn khi hoạt động rất thấp và trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Klub-S có khả năng đánh chìm tàu sân bay. Dự kiến, chiếc đầu tiên sẽ được chuyển cho Hải quân Nhân dân Việt Nam trong năm 2013.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam sẽ nhận tàu ngầm tấn công phi hạt nhân Kilo 636 trong năm nay.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký thỏa thuận với Nga mua thêm 2 khinh hạm Gepard 3.9 với một số cải tiến.

Đối với lực lượng không quân, năm 2012, phía Nga đã chuyển giao 4 tiêm kích đa năng Su-30MK2 cho Việt Nam. Với 4 chiếc này, Việt Nam đã có trong biên chế 24 tiêm kích Su-30MK2. Những chiếc máy bay có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ trên không, trên mặt đất và đặc biệt là mang được vũ khí chống tàu siêu thanh Kh-31A.

Gần đây, đại diện Tập đoàn Lockheed Martin thông tin rằng, Việt Nam có thể mua các máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3 Orion từ Mỹ.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

>> Thất bại của 054A: Sự sỉ nhục công nghiệp đóng tàu Trung Quốc

Bắc Kinh tự tin mang sang Bangkok “niềm tự hào” của họ là tàu hộ vệ tên lửa lớp 054A mà họ vỗ ngực tự phong là một trong những tàu hộ vệ tiên tiến nhất hiện nay. Thế nhưng, nó đã thất bại thảm hại, đồng thời bóc mẽ cái vẻ ngoài hào nhoáng của các chiến hạm “hàng đầu thế giới” của Trung Quốc.

>> Tham vọng về tàu khu trục của Hải Quân Trung Quốc>> Khu trục Type-54A của Trung Quốc sẽ được xuất ngoại ?

Chất lượng vũ khí trang bị không cao

Người Trung Quốc mang sang chào bán với Thái Lan tàu hộ vệ tên lửa thế hệ mới nhất thuộc lớp 054A. Loại tàu hộ vệ này có chiều dài 134m, rộng 16m, mớn nước 5m, lượng giãn nước 4300 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/h, phạm vi hoạt động 3800 hải lý, với thủy thủ đoàn 190 người.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa 569 Ngọc Lâm thuộc lớp 054A của Trung Quốc

Hệ thống trang bị, vũ khí chính trên tàu bao gồm: 1 bệ pháo 100 mm, 4 hệ thống pháo bắn nhanh tầm gần Type AK-630, 2 hệ thống tên lửa chống hạm YJ-83 (C-802), hệ thống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng với 32 ống phóng loại HHQ-16 (phiên bản hải quân của loại tên lửa phòng không tầm thấp, cận trung HQ-16), 1 máy bay trực thăng chống ngầm Z-9C, 1 hệ thống sonar MGK-335…

Về cơ bản, 054A có đầy đủ tiêu chí của 1 tàu hộ vệ hiện đại thế, nhưng sao nó lại bị loại “từ vòng gửi xe”?

Nguyên nhân đầu tiên làm 054A thất bại là do hệ thống tên lửa chống hạm quá yếu kém. 054A trang bị hệ thống tên lửa chống hạm YJ-83, được chế tạo trên cơ sở công nghệ thập niên 70 thế kỷ trước của Nga. Loại tên lửa này có chiều dài 6,392m, đường kính 0,36m, trọng lượng 715 kg, tầm bắn tối đa chỉ đạt 120km, với vận tốc hành trình hạ âm, 30 km cuối bay với vận tốc 1,3 – 1,5Mach.
Mặc dù YJ-83 có trọng lượng không phải là nhẹ nhưng riêng tầng đẩy đã nặng tới 530kg, đầu nổ vẻn vẹn 165kg, sức công phá rất thấp, trong khi các loại tên lửa chống hạm hiện đại có đầu nổ thông thường ít nhất là 200kg, thậm chí có loại đầu nổ tới 450kg. Tốc độ bay chậm, tầm bắn ngắn, sức công phá kém là nguyên nhân chính khiến YJ-83 không được chào đón.

Nguyên nhân thứ 2 xuất phát từ hệ thống tên lửa phòng không HHQ-16 (Hải Hồng Kỳ-16), đây là phiên bản trên hạm của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung lục quân HQ-16 (Hồng Kỳ-16). Nó có chiều dài 2,9m, đường kính thân 0,232m, trọng lượng 165kg, đầu nổ 17kg, vận tốc 2,8Mach (Khoảng trên 3000km/h).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa 570 Hoàng Sơn thuộc lớp 054A đang phóng tên lửa

Tuy được mệnh danh là loại tên lửa tầm trung nhưng trên thực tế độ cao đánh chặn của HHQ-16 chỉ có hiệu quả từ 6km trở xuống, tầm bắn hiệu quả 30km, xét thực tế thì nó thuộc dạng tên lửa phòng không tầm gần, cận trung, tính năng chỉ tiệm cận loại tên lửa phòng không hạm cũ kỹ RIM-7 chứ không thể so được với loại RIM-116 do Mỹ chế tạo hiện đang lắp đặt trên các tàu hộ vệ Hàn Quốc.

Không tương thích với các hệ thống chỉ huy và điều khiển hiện đại

Nguyên nhân thứ 3 là các hệ thống vũ khí theo chuẩn Trung Quốc không tương thích với hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin và máy tính theo chuẩn Mỹ và NATO, do yêu cầu bảo mật riêng của mình nên Mỹ và NATO không cho phép các hệ thống vũ khí Trung Quốc được kết nối được với các hệ thống của mình.

Trước đó, cuối tháng 1 vừa qua, tại cuộc đấu thầu hệ thống tên lửa phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ trị giá 4 tỷ USD, Trung Quốc đã chào giá bán hệ thống phòng không HQ-9 với giá chưa tới 3 tỷ USD, tức là rẻ gần một nửa, thế nhưng Bắc Kinh cũng không thể thắng thầu.

Nguyên nhân do rất nhiều chuyên gia quân sự phương Tây đã đưa ra lời khuyên với Thổ Nhĩ Kỳ là hệ thống phòng không HQ-9 và S-300 của Trung Quốc và Nga không tương thích với hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa theo chuẩn Mỹ và NATO, hơn nữa, do yêu cầu bảo mật riêng của mình nên những hệ thống này sẽ khó mà kết nối được với các hệ thống Patriot.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 Trung Quốc bán giá quá “bèo” nhưng vẫn không thắng thầu

Chỉ cần 1 trong 2 hệ thống của Trung Quốc hoặc của Nga thắng thầu, NATO sẽ phải điều chỉnh lại một số tham số bảo mật kết nối mạng chia sẻ thông tin của Patriot và cũng phải cung cấp các tham số cho Nga hoặc Trung Quốc để cho phép S-300 và HQ-9 tham gia vào hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ, dẫn đến NATO không thể bảo mật các thông tin của mình, đe dọa trực tiếp đến khả năng che chắn của lá chắn phòng thủ tên lửa họ triển khai ở châu Âu.

Cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan sử dụng chủ yếu là vũ khí Mỹ, hệ thống chỉ huy, thông tin và điều khiển đều rập khuôn theo mô hình Mỹ, hàng năm 2 bên thường tổ chức các cuộc diễn tập chỉ huy và hiệp đồng trong mạng thông tin liên hợp nên Mỹ và các nước này đều hiểu là không thể để vũ khí của Trung Quốc “lạc loài” vào, tạo ra các lỗ hổng bảo mật. Vì vậy, các nước đã sử dụng nhiều vũ khí Mỹ chắc chắn sẽ không mua vũ khí Trung Quốc cho dù có rẻ đến mấy.

Sự sỉ nhục nền công nghiệp đóng tàu Trung Quốc

Trong đợt đấu thầu lần này, Thái Lan đưa ra một điều kiện bắt buộc là yêu cầu công ty trúng thầu phải chế tạo một Hệ thống quản lý chiến đấu (CMS) có khả năng liên kết với các hệ thống đã được trang bị trên các khinh hạm HTMS Naresuan và HTMS Taksin.

Mới nhìn qua, đây là một điều kiện lý tưởng để 054A của Trung Quốc thắng thầu vì 2 tàu hộ vệ này chính là các phiên bản 053H2 (Lớp Giang Hồ III) Trung Quốc xuất khẩu sang Thái Lan. Chiếc HTMS Naresuan được bàn giao tháng 12/1994 và chiếc HTMS Taksin hoàn thành giữa năm 1995.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh hệ thống phóng thẳng đứng trên tàu hộ vệ lớp 054A

Năm 1990, Thái Lan ký hợp đồng với Trung Quốc mua 04 tàu hộ vệ lớp 053H2 với giá cực rẻ là 2 tỷ baht, so với 8 tỷ baht mua của phương Tây (tương đương 69,7 triệu USD/278,7 triệu USD) nhưng ngay khi tiếp nhận 2 chiếc đầu tiên họ đã lên tiếng phàn nàn về chất lượng quá kém.

Hệ thống điện lực của 053H2 thiết kế phi khoa học đã dẫn đến rất nhiều sự cố, hệ thống động lực thiếu tin cậy, hệ thống kiểm soát rủi ro trên tàu cũng có nhiều hạn chế, thiết kế vỏ tàu không chắc chắn, rất dễ gặp sự cố thủng thân tàu hoặc rò rỉ nước.

Chính vì thế, Trung Quốc đã phải cải tạo lại và hải quân Thái Lan cũng mất nhiều công sửa chữa để 2 chiếc tàu này đảm bảo yêu cầu chất lượng, sau đó Trung Quốc tiếp tục bàn giao 2 chiếc tiếp theo là HTMS Naresuan và HTMS Taksin vào các năm 1994 và 1995.

Thế nhưng, mới qua 15 năm sử dụng, hải quân Thái Lan nhận thấy chất lượng tàu không còn bảo đảm, hệ thống vũ khí và chỉ huy, điều khiển trên tàu lạc hậu, không bắt kịp yêu cầu tác chiến hiệp đồng trong các cuộc diễn tập với quân đội Mỹ, nên họ đã quyết định nâng cấp lớn 2 tàu này vào năm 2010-2011, gói thầu cải tạo triệt để do công ty Saab tiến hành.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa HTMS Naresuan chỉ còn mỗi cái vỏ của 053H2

Về vũ khí, 2 khinh hạm này sử dụng pháo hạm 127mm Mk-45 Mod2, 2 súng máy MSI-DSL DS30MR, 8 quả tên lửa phòng không RIM-162 ESSM sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng (nguyên bản 053H2 là phóng nghiêng kiểu cổ điển), 8 quả tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon SSM, 2 hệ thống phóng ngư lôi 324mm Mk-32 Mod5, 1 trực thăng hạm Lynx 300.

Ngoài ra, tất cả các thiết bị điện tử, cảm biến, radar, hệ thống thông tin chỉ huy, kiểm soát, điều khiển hỏa lực… đều chuyển sang dùng loại của châu Âu và Mỹ (chủ yếu của hãng Thales - Pháp và Raytheon - Mỹ). Như vậy, sau khi “đại giải phẫu” nó chẳng còn gì xuất xứ từ Trung Quốc ngoại trừ cái vỏ.

Đố với các nước khác, nâng cấp vũ khí thường do chính công ty sản xuất ra nó tiến hành, nhưng trong gói thầu cải tạo, nâng cấp lớn năm 2010, người Thái Lan đã không thèm nhờ “chính chủ” nâng cấp các tàu của mình và xóa sổ toàn bộ các thiết bị của Trung Quốc đã chứng tỏ một điều, sự tín nhiệm của Bangkok dành cho Bắc Kinh đã hết, đây quả thực là nỗi hổ thẹn đối với nền công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc.

Hiện nay, trên danh mục tàu 053H2 xuất khẩu, ngoài các tàu xuất sang Myanmar vẫn còn tên 2 tàu này của Thái Lan nhưng trên thực tế nó chẳng còn gì thuộc công nghệ Trung Quốc. Vì vậy, sự thất bại của tàu hộ vệ lớp 054A trong gói thầu lần này cũng là điều dễ hiểu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa HTMS Taksin được thay thế toàn bộ trang bị, vũ khí Mỹ và châu Âu

Sự thất bại của nó chứng tỏ một điều, ngoài Myanmar cũng đang dần thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh, các nước Đông nam Á còn lại cũng chẳng còn ai mặn mà với “hàng hiệu Trung Quốc”. Hiện ở châu Á cũng chỉ duy nhất có Pakistan quan tâm đến tàu hộ vệ lớp 054A, nhưng đang chê đắt vì hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không quá kém, đồng thời cũng đòi sử dụng trực thăng của Mỹ chứ không dùng Z-9.

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

>> Nga sẽ hối tiếc khi bán tàu ngầm Amur cho Trung Quốc

Giúp Bắc Kinh bằng các tàu ngầm thông thường hiện đại, liệu Moskva có hối tiếc không?

>> Trung Quốc sẽ có tàu ngầm thế hệ 4 từ Nga
>> Tìm hiểu vua tàu ngầm KILO-AMUR của Nga


Trung Quốc đang cố gắng trở thành nước xuất khẩu tàu ngầm thông thường hiện đại. Muốn vậy, Trung Quốc cần có các công nghệ tàu ngầm mới nhất mà ngay hiện nay họ đang rất cần mua được. Nhưng nếu như Trung Quốc thực sự tiến ra thị trường đóng tàu ngầm thế giới với tư cách nhà sản xuất thì chẳng ai thích thú cả. Dù đó là Pháp, Thụy Điển, chứ chưa nói đến các quốc gia dẫn đầu trên thị trường tàu ngầm thông thường hiện nay là Đức và Nga.

Tại gian trưng bày của tổng công ty đóng tàu quốc tế Trung Quốc CSOC (China Shipbuilding and Offshore International Corporation) tại triển lãm quốc tế LIMA 2013 diễn ra ở đảo Langkawi, Malaysia từ ngày 26-30/3/2013, lại xuất hiện maket tàu ngầm S-20. Lần đầu tiên, maket này “nổi lên” trước mắt chúng ta vào tháng 2/2013 tại triển lãm hải quân NAVDEX 2013 ở Abu Dhabi (Các tiểu vương quốc Arab thống nhất). Bên giá trưng bày, một đại diện Trung Quốc xem ra không giống với một chuyên gia trong lĩnh vực đóng tàu, cho hay mẫu tàu ngầm này không phải dành cho nhu cầu nội địa mà có những kế hoạch xuất khẩu xa xăm.

Trò chơi trốn tìm

Ý đồ xuất khẩu xem ra là đúng bởi lẽ thiết kế của thân tàu, phần mũi với 6 ống phóng lôi, đài chỉ huy và đuôi tàu S-20 là biến thể thu nhỏ đôi chút của tàu ngầm thông thường lớp 041 Nguyên (Yuan) mà Trung Quốc phát triển cho Hải quân Trung Quốc trên cơ sở các công nghệ của Nga và châu Âu và hội tụ trong mình nhiều đặc điểm của các tàu ngầm Nga lớp Projekt 877/636 Varshavyanka mà Trung Q 8 tàu Projekt 636 hiện đại hơn). Những khách hàng tiềm năng đầu tiên của S-20, theo các chuyên gia hải quân, có thể là Pakistan và Bangladesh.

Người ta lần đầu tiên biết đến sự ra đời của tàu ngầm thông thường lớp Nguyên ở Trung Quốc vào năm 2004. Các phương tiện trinh sát vũ trụ của Mỹ ngày 27/2 đã phát hiện một tàu ngầm thông thường lớp Nguyên tại xưởng đóng tàu của nhà máy Wuhan Shipyard ở Vũ Hán. Từ đó, 7-8 tàu ngầm lớp này đã được khởi đóng cho hải quân Trung Quốc. Năm 2010, Bộ Quốc phòng Mỹ đã dự báo Trung Quốc sẽ đóng đến 15 tàu ngầm này.

Năm 2005-2006, tình báo vũ trụ Mỹ đã không thấy dấu hiệu nào của tàu ngầm thông thường lớp Nguyên nào. Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì theo chiến lược đóng tàu ngầm của Trung Quốc, tàu đầu tiên thường phải trải qua hàng loạt thử nghiệm trong một thời gian dài. Trên các bức ảnh vệ tinh chụp ngày 21/9/2007, một tàu ngầm lớp Nguyên lại xuất hiện chính ở xưởng đóng đó. Các chuyên gia cho rằng, đây là tàu ngầm thứ hai của lớp Nguyên (tàu đóng hàng loạt đầu tiên).

Ngày 27/11/2007, 2 tàu ngầm loại này lại bị phát hiện tại khu vực nhà máy, trên cơ sở đó, các chuyên gia cho rằng, đây là tàu ngầm thứ hai và thứ ba của lớp 041. Các tàu này sau đó đã ra khơi thử nghiệm thời gian dài bởi lẽ trên các bức ảnh vũ trụ chụp năm 2009, lại không hề phát hiện thấy một tàu ngầm nào ở xưởng đóng tàu Vũ Hán.

Ngày 7/12/2010, các vệ tinh đã phát hiện 3 tàu ngầm thông thường tại xưởng đóng tàu Vũ Hán, còn ngày 26/4/2012, việc phân tích dữ liệu vệ tinh đã cho thấy: việc đóng một tàu ngầm lớp Nguyên đã hoàn thành, tàu ngầm này đã rời khỏi xưởng đóng tàu. Theo các nhà phân tích, tàu ngầm này đã rời đi Thượng Hải.

Trên các bức ảnh chụp ngày 2/11/2012, không hề thấy bóng dáng các tàu ngầm mới nào thuộc lớp Nguyên ở xưởng đóng tàu. Nhưng trước đó, ngày 14/3, một tàu ngầm đã bị phát hiện trong ụ tàu của xưởng đóng tàu Changxingdao ở Thượng Hải. Dự đoán đây là tàu ngầm được chuẩn bị trong năm 2011 để lắp đặt thiết bị. Sự có mặt của tàu ngầm thông thường lớp 041 tại 2 xưởng đóng tàu khiến các chuyên gia có cơ sở để cho rằng, việc đóng các tàu ngầm thông thường lớp Nguyên đang được hai hãng đóng tàu tiến hành.

Theo thông tin báo chí, việc tích hợp thiết bị lên các tàu ngầm lớp Nguyên, ngoài hãng đóng tàu Vũ Hán, một phần còn được tiến hành ở Thượng Hải tại nhà máy đóng tàu Shanghai Jiangnan Shipyard. Điều này xem ra hơi lạ lùng bởi vì nhà máy đóng tàu Vũ Hán thuộc tổng công ty đóng tàu quốc gia Trung Quốc có trụ sở ở miền bắc Trung Quốc, trong khi hãng đóng tàu Jiangnan lại nằm trong tập đoàn công nghiệp đóng tàu Nam Hải cạnh tranh với tổng công ty đóng tàu quốc doanh ở miền bắc. Theo tạp chí Kanwa, trong tương lai, hai tổng công ty đóng tàu này có thể hợp nhất.

Như vậy, trên cơ sở các bức ảnh vệ tinh, có thể dự đoán rằng, kể từ tháng 9/2004, Trung Quốc đã đóng xong 7 hoặc 8 tàu ngầm lớp Nguyên. Tàu ngầm đầu tiên lớp 041 (Số hiệu 330) có lẽ đã được đưa vào biên chế chiến đấu của hải quân Trung Quốc vào năm 2006. Tính đến đầu năm 2012, đã có 4 tàu ngầm lớp này (Số hiệu 330 đến 333) trong biên chế, còn một tàu khác đang được đóng và 3 tàu khác dự định đóng.

Gia tăng lực lượng tàu ngầm thông thường

Theo thông tin hiện có, biến thể xuất khẩu của S-20 sẽ khác với mẫu cơ sở lớp 041. Các đặc tính kỹ-chiến thuật chính là: chiều dài 66, chiều rộng 8, chiều cao 8,2 m, lượng giãn nước khi nổi 1.850 tấn, lượng giãn nước khi lặn 2.300 tấn, tốc độ tối đa 18 hải lý/h, cự ly hành trình 8.000 hải lý ở tốc độ 16 hải lý/h hay 60 ngày đêm với thủy thủ đoàn 38 người.

Tàu có cấu trúc 2 vỏ quen thuộc đối với tàu ngầm thông thường của Nga với vỏ nhẹ có các đường viền xuyên dòng tốt vốn đặc trưng cho các tàu ngầm một trục hiện đại. Điều đó cho phép tàu lặn sâu đến 300 m. So với mẫu cơ sở, vỏ tháp tàu có kích thước được thu nhỏ, sử dụng các cánh lái mũi nằm ngang gắn trên tháp và cánh đứng đuôi có thêm phần trên. Mặc dù biến thể xuất khẩu không trù tính có khoang chứa động cơ không cần không khí (AIP), các đại diện của CSOC nói rằng, khoang đó có thể được bố trí, mặc dù không nói rõ họ mời chào công nghệ động cơ AIP nào. Họ có thể xuất khẩu turbine hơi nước chu trình kín, động cơ Stirling chu trình kín hoặc là máy phát điện hóa.

Theo các thông cáo báo chí, các hệ thống điện tử của tàu ngầm thông thường có kích thước như thế bao gồm một bộ tiêu chuẩn dành cho các tàu ngầm loại này, bao gồm một trạm thủy âm với các anten mạng. Các chuyên gia Trung Quốc khẳng định rằng, họ cũng đã phát triển được một trạm thủy âm kéo nhỏ. Thông tin về thành phần vũ khí còn ít hơn nữa. Rõ ràng là tàu sẽ có các ống phóng lôi, hệ thống điều khiển thủy lôi, các tên lửa chống hạm và các phương tiện khác, trong đó có thể có tên lửa ngư lôi, ngư lôi chống ngư lôi mà CSOC sẵn sàng mời chào cho khách hàng tiềm năng.

Phân tích các thông tin có được về cơ cấu lực lượng tàu ngầm thông thường của hải quân Trung Quốc, chúng ta có các số liệu sau đây. Tính tới đầu năm 2013, lực lượng này có 41 tàu ngầm tương đối hiện đại, trong đó có 12 tàu ngầm Nga lớp Kilo là hiện đại hơn cả và 4-5 tàu ngầm nội địa lớp Nguyên. Lực lượng tàu ngầm thông thường Trung Quốc có sự gia tăng về số lượng mạnh nhất vào năm 2004-2006, khi có 18 tàu ngầm, trong đó có 8 tàu Projekt 636 và 8 tàu nội địa lớp Tống được đưa vào biên chế hải quân, cũng như vào năm 2011-2012, khi có 8 tàu lớp Nguyên và 1 tàu lớp Thanh được nhận vào trang bị hoặc chuẩn bị nhận vào trang bị. Trong giai đoạn 1995-2012, hải quân Trung Quốc đã đưa vào biên chế 51 tàu ngầm thông thường với nhịp độ 2,8 tàu/năm. Nếu nhịp độ đó sẽ vẫn được duy trì thì sắp tới, lực lượng tàu ngầm Trung Quốc sẽ có từ 57-85 tàu ngầm thông thường với tuổi thọ trung bình 20-30 năm.

Không tính 12 tàu ngầm do Nga đóng, tổng số tàu ngầm thông thường do Trung Quốc tự đóng được đưa vào biên chế chiến đấu của hải quân Trung Quốc trong những năm 1995-2012 là 39. Điều đó tương ứng với nhịp độ đưa tàu ngầm tự đóng vào biên chế chiến đấu ở mức 2,2 chiếc/năm. Với nhịp độ đóng tàu ngầm thông thường tại các xưởng đóng tàu nội địa như thế, số lượng tàu ngầm sẽ là 43-65 tàu với tuổi thọ trung bình 20-30 năm.

Chương trình mua sắm tàu ngầm thông thường mà hải quân Trung Quốc đang tiến hành cho thấy rằng, quân đội nước này dự định mua số lượng tàu ngầm ít hơn, nhưng có tính năng cao hơn, trong đó có các tàu ngầm thông thường với động cơ AIP, và sẽ đưa số lượng tàu ngầm thông thường lên đến 75 chiếc. Do hải quân Trung Quốc cực kỳ thèm khát các tàu ngầm hiện đại với khả năng chiến đấu cao, nên họ cần tiếp cận được các công nghệ tàu ngầm mới mà công nghiệp đóng tàu Trung Quốc hiện rất thiếu.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Từ trên xuống dưới, các lớp tàu ngầm Projekt 636, Amur-1650, Amur-950. Nga đã bắt đầu tích cực xúc tiến biến thể xuất khẩu Projekt 677 ra thị trường thế giới, nhưng đến nay, chưa có nước nào nhập khẩu tàu ngầm này

Nguy cơ sao chép

Gần đây, các quan chức Trung Quốc đã tích cực phủ nhận các thông tin thỉnh thoảng xuất hiện trên báo chí nói rằng, Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua 4 tàu ngầm thông thường mới. Bởi lẽ, trong danh mục xuất khẩu của hãng xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronoexport hiện có tàu ngầm thông thường lớp Amur-950 và Amur-1650 do Viện thiết kế kỹ thuật hàng hải trung ương TsKB MT Rubin thiết kế và là các biến thể xuất khẩu của tàu ngầm lớp Projekt 677 Lada, nên có thể cho rằng, loại tàu ngầm được nói đến đó chính là các tàu ngầm lớp Amur. Nhưng còn khi nào các đồng chí Trung Quốc bắt đầu hăng hái phủ nhận cái gì đó thì điều đó chỉ có nghĩa là: các cuộc đàm phán đó quả thực đang được tiến hành và mối quan tâm của phía Trung Quốc đến các công nghệ tàu ngâm quả thực là có.

Các chuyên gia của Cục Nghiên cứu Quốc hội Mỹ cũng có ý kiến tương tự khi họ trình bày các quan điểm của mình về sự phát triển và hiện đại hóa hải quân Trung Quốc trong báo cáo mới “Hiện đại hóa hải quân Trung Quốc” (China Naval Modernization). Họ cho rằng, sự quan tâm của Bắc Kinh đối với sản phẩm xuất khẩu mới của TsKB MT Rubin có liên quan đến các kế hoạch của các chuyên gia Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu các công nghệ đóng tàu ngầm đẳng cấp thế giới và ứng dụng chúng vào các tàu ngầm nội địa. Liên quan đến vấn đề chế áp tiếng ồn cho các tàu ngầm của hải quân Trung Quốc, thì bất chấp những khẳng định của báo chí internet Trung Quốc rằng, đối với tàu ngầm lớp Nguyên, các công nghệ này liên tục được hoàn thiện, nhưng trên thực ra, một thực tế mà ai cũng biết là: việc kiểm soát mức ồn trên các tàu ngầm Trung Quốc hiện chưa thể đạt được tiêu chuẩn của NATO.

Tàu ngầm thông thường Amur-1650 có các ưu thế sau đây trước các tàu ngầm đã biết trên thế giới: khả năng tấn công hàng loạt bằng tên lửa từ tất cả các ống phóng lôi vào các mục tiêu trên biển và mục tiêu mặt đất, tầm phát hiện mục tiêu lớn hơn so với các phương tiện thủy âm hiện có nhờ có hệ thống thủy âm độc đáo, mức ồn thấp hơn. Nga đã bắt đầu tích cực xúc tiến biến thể xuất khẩu của lớp Projekt 677 ra thị trường vũ khí trang bị hải quân thế giới, nhưng đến nay, chưa nước nào nhập khẩu tàu ngầm này của Nga. Vì thế, nếu dự đoán rằng, hải quân Trung Quốc thực sự quan tâm đến các tàu ngầm thông thường của Nga thì mong muốn của quân đội Trung Quốc hiện đại hóa các tàu ngầm trên cơ sở thiết kế lớp Projekt 636 hiện có trong trang bị của họ xem ra sẽ logic hơn là ý định mua sắm các tàu ngầm dựa trên thiết kế Projekt 677 mà đến nay vẫn chưa đưa vào đóng hàng loạt cho Hải quân Nga.

Có thể cho rằng, hệ thống tên lửa đa năng trang bị cho tàu ngầm Club-S, cũng như hàng loạt công nghệ tàu ngầm giảm độ bộc lộ của Nga, trong đó có các phương pháp giảm các trường vật lý, là sự hấp dẫn lớn đối với Bắc Kinh. Có thể tiếp cận các công nghệ đó, nếu như trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung, họ cố tìm cách không phải là mua một cách đơn giản mấy tàu ngầm Amur-1650 đóng tại các xưởng đóng tàu ở Nga mà là hợp tác thieets kế hoặc đóng theo giấy phép tàu ngầm thông thường trên cơ sở thiết kế Projekt 677 ở Trung Quốc. Nhưng nếu quyết định đó được đưa ra, liệu nó có lợi cho Nga hay không?

“Trong quá khứ, Trung Quốc đã mua một lô lớn tàu ngầm lớp Projekt 877EKM/636, bởi vậy không nên loại trừ khả năng trong tương lai, Trung Quốc sẽ muốn mua các tàu ngầm hiện đại hơn”, Tổng giám đốc TsKB MT Rubin, ông Igor Vilnit cho biết tại Langkawi, Malaysia. Đồng thời, tại Rubin, người ta cũng không loại trừ nguy cơ Trung Quốc sao chép tàu ngầm tối tân Amur một khi nó được bán cho Trung Quốc. Về vấn đề này, ông Igor Vilnit cho biết thêm rằng, vấn đề bán tàu ngầm Amur sẽ được giải quyết ở cấp độ chính trị. Vị Tổng giám đốc Rubin cũng cho biết, hiện nay, đối với các tàu ngầm Amur “đã có những yêu cầu từ các nước, các khu vực, các lục địa khác nhau đang ở giai đoạn bàn bạc thống nhất các tính năng thực tế”.

Liệu công nghiệp đóng tàu quân sự Trung Quốc có thể lặp lại điều mà công nghiệp hàng không của họ đã làm được là sao chép các tiêm kích Su-27 (J-11В) và tiêm kích trên hạm Su-33 (J-15) hay không? Ngoài ra, các chuyên gia của hai công ty chế tạo máy bay cạnh tranh nhau Thành Đô và Thẩm Dương đã chế tạo được các mẫu chế thử tiêm kích thế hệ mới là J-20 và J-31 có ứng dụng công nghệ tàng hình (Stealth). Trung Quốc đã mở rộng chủng loại tên lửa hàng không, phát triển thiết bị hiện đại, trong đó có radar anten mạng pha chủ động và hệ thống sục sạo-ngắm bắn hồng ngoại cho các máy bay mới này.

Con rồng ảo

Phân tích sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, các chuyên gia Mỹ cho rằng, một trong những yếu tố cơ bản làm nên sự phát triển đó là hoạt động gián điệp điều khiển học (gián điệp mạng) hiệu quả và có mục đích của Trung Quốc nhằm vào các ngành công nghiệp của các nước phương Tây hàng đầu. Mỹ đã phản ứng với mối đe dọa này của Trung Quốc và cấm hàng loạt cơ quan liên bang Mỹ mua sắm các hệ thống máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin sản xuất bởi các công ty có liên quan nào đó với chính phủ Trung Quốc.

Theo các quan chức Mỹ, biện pháp nhằm đấu tranh với hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc này đã được đưa vào nghị quyết về cấp kinh phí tạm thời cho chính phủ mà Tổng thống Barack Obama đã ký. Theo văn kiện này, lệnh cấm được áp dụng đói với một số cơ quan liên bang, trong đó có các bộ Thương mại và Tư pháp, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA, Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ và hàng loạt các tổ chức khác, và sẽ có hiệu lực đến cuối tài khóa hiện nay vốn sẽ kết thúc vào ngày 30/9.

Sắc lệnh này cấm mua các bộ ngành nói trên mua các hệ thống công nghệ thông tin được sản xuất bởi bất kỳ xí nghiệp nào thuộc sở hữu, được điều hành hay được tài tợ bởi chính phủ Trung Quốc. Các cơ quan nhà nước vẫn có thể được phép mua các công nghệ nào đó với điều kiện chúng đáp ứng các lợi ích quốc gia của Mỹ. Đồng thời, việc mua sắm đó phải được Cục Điều tra liên bang Mỹ FBI phê chuẩn để bảo đảm chắc chắn là không có nguy cơ gián điệp mạng hay phá hoại có liên quan đến việc mua sắm cáchệ thống do Trung Quốc sản xuất.

Tháng 2/2013, công ty tư nhân Mandiant đã công bố một báo cáo về hoạt động của Trung Quốc nhằm đánh cắp các bí mật thương mại và tài sản trí tuệ của Mỹ bằng công nghệ máy tính. Nghiên cứu các vụ tấn công điều khiển học nhằm vào hơn 140 công ty Mỹ, các chuyên gia về an ninh đi đến kết luận rằng, các cuộc tấn công xuất phát từ đơn vị bí mật 61398 của quân đội Trung Quốc đóng tại Thượng Hải. Chính phủ Trung Quốc dĩ nhiên là bác bỏ những cáo buộc này.

Thời gian sẽ cho chúng ta thấy, người ta sẽ đưa ra quyết định thế nào về khả năng xuất khẩu các công nghệ tàu ngầm tối tân nhất của Nga sang Trung Quốc. Nhưng rất mong là kết quả của quyết định này hoàn toàn phù hợp với cái cảnh được chứng kiến tại gian triển lãm của Rosoboronoexport tại LIMA 2013. Khi nói chuyện với ông Viktor Komardin, trưởng đoàn Rosoboronoexport, thì ông Andrei Chang, Tổng biên tập tạp chí kỹ thuật quân sự chuyên ngành Kanwa, với gương mặt méo xệch vì tuyệt vọng gần như hét lên: “Vì sao các ông lại muốn bán Amur cho Trung Quốc? Sau này, các ông sẽ khóc với những giọt nước mắt to thế này này!”. Những giọt nước mắt mà ông Chang vẽ ra quả thực rất to.


(Nguồn : vietnamdefence)

>> TQ sở hữu tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới?

Sau nhiều năm tháng chờ đợi, Trung Quốc đã được sở hữu tàu đổ bộ đệm khí “khủng” nhất thế giới hiện nay.

>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng
>> Tàu đổ bộ trực thăng Angthong của Thái Lan

Ngày 12/4, Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Ukrspecexport (Ukraine) đã tổ chức buổi lễ bàn giao tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon cho Trung Quốc tại nhà máy Feodosiya.

Việc bàn giao chiếc tàu đổ bộ đệm khí này là một phần trong hợp đồng trị giá 350 triệu USD mua 4 tàu Project 958 giữa Ukraine và Trung Quốc được ký kết vào năm 2009. Theo các điều khoản, 2 tàu sẽ được đóng tại Ukraine và còn lại sẽ được đóng tại Trung Quốc dưới sự chuyển giao công nghệ và giám sát từ các chuyên gia của Ukraine.

Về nguồn gốc của tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon còn tồn tại khá nhiều tranh cãi. Trong khi phía Nga cho rằng thực chất Project 958 Bizon chính là tàu đổ bộ đệm khí Project 12322 Zubr của nước này (chế tạo dưới thời Liên Xô). Về phần, Ukraine thì khăng khăng khẳng định Project 958 Bizon là thiết kế mới hoàn toàn.

Vậy thực hư việc này thế nào?

Không có Nga, còn Ukraine

Nhằm tăng cường lực lượng đổ bộ đường biển cho hải quân, những năm 1990 Trung Quốc đã ngỏ ý với Nga mua tàu bổ độ đệm khí Project 12322 Zubr. Đây được xem là loại tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới.

Họ đã đàm phán với Nga hơn 10 năm trời để mua Project 12322 Zubr cùng công nghệ, song vô hiệu. Một trong những nguyên nhân đàm phán đổ vỡ là do “cha đẻ” - Viện thiết kế TsMKB Almaz (Nga) chỉ chấp nhận chuyển giao tài liệu kỹ thuật sau khi nước này mua 10-15 tàu do họ đóng (đơn giá mỗi chiếc khoảng 65 triệu USD).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu đổ bộ đệm khí Project 12322 Zubr của Nga.

Trong khi đó, Trung Quốc lại muốn chơi “chiêu bài cũ” mua một vài chiếc về để sử dụng và đánh giá sau đó sẽ mua tiếp. Thực ra đây là cách mà họ đã sử dụng để ăn cắp bản quyền thiết kế vũ khí Nga, mua một vài chiếc về mổ xẻ nghiên cứu sau đó cho ra đời một sản phẩm y chang gắn mác “made in China”.

Mặc khác, Nga chắc chắn không muốn chia sẻ bản quyền công nghệ loại tàu nhạy cảm này. Nó có thể làm thay đổi cán cân quân sự ở vùng Viễn Đông, cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng nó để chống lại nước Nga.

Bị Nga từ chối, Trung Quốc tìm tới “nhờ vả” Ukraine. Mặc dù tàu đổ bộ Project 12322 Zubr được thiết kế tại Nga dưới thời Liên Xô, nhưng sau 1991 một vài chiếc đã được chia cho Ukraine. Vì thế, nước này cũng nắm những công nghệ chế tạo cùng những tài liệu kỹ thuật quan trọng liên quan tới loại tàu này.

“Vận may” lúc đó đã mỉm cười vời người Trung Quốc, phía Ukraine nhanh chóng gật đầu sẵn sàng chế tạo loại tàu đệm khí này. Đặc biệt, họ sẵn sàng cấp giấy phép sản xuất cho Trung Quốc chế tạo trong nước.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Người "anh em sinh đôi" Project 12322 Zubr mang tên Project 958 Bizon.

Việc mất hợp đồng lẫn công nghệ tàu Project 12322 Zubr làm cho Viện TsKMB Almaz của Nga, cơ quan thiết kế tàu Zubr, rất tức giận và gây ra tranh cãi về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ với phía Ukraine.

Bất chấp những cảnh báo từ phía Nga, Ukraine vẫn thực hiện hợp đồng này cho phía Trung Quốc và bắt tay đóng mới 2 tàu đổ bộ đệm khí được gọi là Project 958 Bizon nhằm tạo một tên gọi khác so với Project 12322 của Nga. Ukraine luôn khẳng định đây là thiết kế hoàn toàn mới, nhưng lập luận nước này đưa ra không thuyết phục. Thực sự, Project 958 Bizon như là “anh em sinh đôi” với Project 12322.

Tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới

Tuy Ukraine không công bố chi tiết thông số kỹ thuật của Project 958 Bizon nhưng căn cứ vào tàu Project 12322 Zubr có thể lờ mờ ước đoán được thông tin về tàu đổ bộ Trung Quốc mới nhận.

Tàu có lượng giãn nước 555 tấn, dài 57,3 m, rộng 25,6 m, chiều cao tối đa trên đệm khí 21,9 m. Với kích thước này, nó được xem là tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay. Và đương nhiên Project 958 Bizon được chia sẻ một phần danh hiệu này.

Tàu được trang bị 5 động cơ tuốc bin khí công suất 10.000 mã lực, cự ly hành trình hơn 300 hải lý ở tốc độ 108 km/h và 1.000 hải lý ở tốc độ 99km/h, thời gian hoạt động độc lập 5 ngày, thủy thủ đoàn 27 người.

Project 12322 Zubr thiết kế để chở 3 xe tăng chiến đấu chủ lực (tổng trọng lượng 150 tấn) hoặc 10 xe bọc thép chở quân (tổng trọng lượng 131 tấn) cùng 140 lính đổ bộ. Hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh (tổng trọng lượng 115 tấn) hoặc 8 xe tăng lội nước hạng nhẹ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Loại tàu này có thể chở hàng trăm binh lính và phương tiện cơ giới chiến đấu. Ảnh minh họa

Tàu có 4 khoang chở lính đổ bộ đủ chỗ cho 140 người. Khoang chở binh khí kỹ thuật có thể chứa thêm 366 lính (tổng cộng gần 500 lính).

Vũ khí gồm hệ thống pháo phản lực phóng loạt A-22 Ogon dùng để yểm trợ hỏa lực quân đổ bộ. Hệ thống thiết kế với 2 bệ MS-227 22 nòng cỡ 140mm (cơ số 66 quả) với tầm bắn 800-4.500m. Tuy nhiên, không rõ biến thể Zubr do Ukraine sản xuất có được trang bị hệ thống rocket phóng loạt này hay không?

Ngoài ra, tàu còn có 2 pháo phòng không cao tốc АK-630 (cơ số đạn 3.000 viên) và 8 tên lửa đối không Igla-S. Đặc biệt, tàu còn có thiết bị rải thủy lôi 20-80 quả tùy theo chủng loại.

Việc Trung Quốc tiếp nhận loại tàu đổ bộ đệm khí khủng này khiến dư luận các nước trong khu vực tiếp tục đặt dấu hỏi về sự phát triển của Hải quân Trung Quốc. Trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn thường xuyên tuyên bố “sự trỗi dậy hòa bình” của họ. Nhưng rõ ràng đây là loại tàu được sử dụng cho mục đích chủ động tấn công.


(Tổng hợp)

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

>> Tham vọng về tàu khu trục của Hải Quân Trung Quốc

Trung Quốc đã vay mượn, mua lại các mẫu vũ khí, trang thiết bị điện tử, nhập khẩu các công nghệ thiết kế và đóng tầu hiện đại, thuê mướn và mời các chuyên gia đóng tầu từ khắp nơi trên thế giới.

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1)
>> Cụm tàu sân bay TQ cần 4 tàu khu trục loại 052D


Kết quả là người Trung Quốc đã có được những thiết kế phiên bản made in China cho các chiến hạm. Trước khi chúng ta bắt đầu xem xét các nhóm các tầu khu trục hiện đại của hải quân Trung Quốc, cần phải xem xét một dự án đóng tầu, là đứa con đầu lòng của ngành đóng tầu quân sự hiện đại Trung Quốc, là cơ sở căn bản và cũng là nền tảng cho các dự án khu trục hạm hiện đại sau này.

Vào những năm 1990-x các loại tầu khu trục của Trung Quốc tiếp tục phát triển theo phương án tầu khu trục lớp Luhai mã hiệu của NATO là DDG “Luhai-class” dự án 051B, các tầu được thiết kế với các nguyên tắc và giải pháp nhằm thực hiện các nội hàm của lớp tầu này. Khởi đầu của seria lớp Luhai không rõ ràng, nhưng đến năm 1999, chỉ có một tầu "Thâm Quyến" (số trên thân tầu.№ 167) được đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân PLA.

Theo một số các nguồn thông tin, trên dự án tầu Thẩm Quyến, các kỹ sư đóng tầu dự kiến lắp các ống phóng tên lửa thẳng đứng và hệ thống điều khiển đa hàm đa nhiệm, nhưng rõ ràng những yêu cầu kỹ thuật mới này, thiết kế của dự án 051 không đáp ứng được. Hệ thống vũ khí và trang thiết bị chỉ được dùng cho các khu trục hạm thuộc dự án 052. ( Xem sơ đồ và ảnh của các tầu khu trục thuộc dự án 051 và 052).

Tầu khu trục dự án 052 ( tàu chỉ huy đầu tiên mang tên "Cáp Nhĩ Tân.") 


Tầu được đóng tại nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải. Lượng giãn nước tiêu chuẩn là 4800 tấn, đủ tải trọng là 5700 tấn. tầu có chiều dài 148m, rộng 16, mớn nước là 4,3m. Công suất động lực trạm nguồn của động cơ tuốc bin diesel là 72200 sức ngựa, tốc độ hải trình là 31,5 knots. Vũ khí trang bị bao gồm 8 ống phóng tên lửa SAM HQ-7 (Trung Quốc sao chép bản SAM "Nawal Crotal"), 8 ống phóng tên lửa chống tầu C-802 , 1 ụ pháo hạm 100 mm và 4 ụ súng 37-mm, 2 bệ 3 ống phóng ngư lôi324-mm chống ngầm, được biên chế 2 máy bay trực thăng Z-9. Trong 1993-1996. 

Đã đóng được 2 tầu : "Cáp Nhĩ Tân" và "Thanh Đảo").


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

1 - 1х2 100-mm pháo hạm «type 79»;
2 - 1х8 ống phóng tên lửa phòng không SAM «HQ-7»;
3 – Đài radar phát hiện các mục tiêu mặt nước và trên không «type 360»;
4 – Hệ thống điều khiển hỏa lực «type 347G»;
5 – Bệ phóng ngư lôi chống ngầm 1х3 324-mm;
6 – Đài sonar chống ngầm ;
7 - 4х4 dàn phóng tên lửa chống tầu «YJ-82»;
8 – Radar phát hiện mục tiêu trên không và trên biển;
9 –Radar cảnh báo sớm và phát hiện mục tiêu tầm xa «type 517»;
10 - 2х37-mm súng phòng không «type 76А»


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tầu khu trục tên lửa dự án 051.

Lượng giãn nước:

Tiêu chuẩn : 6100 tấn
Đủ tải trọng: 6600 tấn
Chiều dài: 153 m
Rộng: 16,5 m
Mức ngấn nước: 6 m
Động lực trạm nguồn (Loại х công suất): 2 động cơ tuốc bin diesel х 24300 mã lực. + 2 động cơ phát điện. MTU 12V1163TB83 x 4420 mã lực.
Tốc độ hải trình
max: 29 knots
Tầm hải hành xa nhất (với tốc độ): 14000 hải lý (15 knots)
Thủy thủ đoàn (sĩ quan hải quân): 250 (42) người.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Vũ khí trang bị:

Công kích: 4х4 Tên lửa chống tầu C-803/J-8-3
Tên lửa phòng không: 1x8 Tên lửa phòng không HQ-7 (32)
Pháo hạm: Một ụ pháo 2 nòng 1x2 100 mm type 79A; 4 ụ pháo phòng không 2 nòng 37mm Type 76A
Ngư lôi chống tầu: 2 bệ phóng ngư lôi 3 ống phóng 324 mm ТА (Mk46 Mod.1 / YU-7)
Máy bay trực thăng: 2 KA-28
Trang thiết bị điện tử truyền thông
Các đài radars: Radar TYPE 517H-1 (Trinh sát trên không); Radar TYPE 360S / DRBV-15 SEA TIGER (Quan sát phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển); Radar TYPE 381A (Trinh sát các mục tiêu trên không, trên biển)
Hệ thống điều khiển vũ khí: 2 Radars TYPE 347G (37mm pháo phòng không); Radar TYPE 343G (Pháo hạm và tên lửa chống tầu); Radars TYPE 345 / CASTOR II (Tên lửa phòng không); 2 Hệ thống thiết bị điều khiển tích hợp thông tin OFD-630
Hệ thống trinh sát và tác chiến điện tử: 2 dàn phóng х15 ống phóng đạn gây nhiễu TYPE 946; SIGNAAL RAPIDS SRW210A; RAMSES
Các đài phát sonars: DUBV-23; DUBV-43 (trinh sát bọt nước lằn tầu)
Hệ thống thông tin điều hành tác chiến : TAVITAC; SATCOM

Những kết quả đạt được theo thân tầu được sử dụng trong các thiết kế sau này, và kết quả là trong biên chế của lực lượng Hải quân Trung Quốc xuất hiện các khu trục hạm dự án 052C, Tầu đã trở thành định hướng thiết kế các tầu khu trục tên lửa hiện đại vào giữa những năm 1960-x, hình thành những liên đội tầu khu trục và tầu hộ vệ tên lửa, được trang bị các tên lửa phòng không tầm trung, tương tự như các tầu của Pháp "Suffren" và Mỹ "Farragat".

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Hai tầu khu trục "Thẩm Dương", mã số chiến thuật 115, và "Thạch Gia Trang”, 116 được biên chế vào lực lượng từ năm 2006 – 2007, có lượng giãn nước 7000/8630 tấn, theo các thông số về kích thước, cấu trúc thiết kế, động lực trạm nguồn tương tự như tầu Thẩm Quyến, nhưng đã được hoàn thiện hơn, có chất lượng kỹ chiến thuật cao hơn do đã áp dụng hệ thống phòng không 8 ống phóng thẳng đứng “ S-300F”, mẫu xuất khẩu là "Rif-M" và ụ súng phòng không loại AK 730, các loại vũ khí này đã tăng cường rất cao khả năng tác chiến phòng không.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tầu khu trục "Thạch Gia Trang" ("tầu thứ hai", dự án 051C), đi vào hoạt động trong năm 2007.

Có thể thấy được rõ ràng: Hệ thống tên lửa phòng không SAM "Reef-M" (ăng-ten được lắp đặt"phân tán") trên cấu trúc thượng tầng boong phía sau, 6 ống phóng SAM "Rif-M" ( mũi tầu - hai ống phóng, và đuôi tầu có bốn ống phóng tên lửa).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Rất tiếc là, để giải quyết vấn đề lắp đặt tên lửa S-300 tăng cường khả năng phòng không, Tầu khu trục đã mất đi khả năng chuyên chở máy bay trực thăng, mặc dù sân bay cất hạ cánh có, nhưng máy bay trực thăng không có hầm chứa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tầu khu trục "Thạch Gia Trang" ("tầu thứ hai", dự án 051C), đi vào hoạt động trong năm 2007.

Một trong những hướng phát triển của ngành đóng tầu quân sự Trung Quốc đang hướng tới là những tầu khu trục thuộc dự án 052В và 052С – mã hiệu NATO là DDG “Luyang class” và “Luyang-II class” . Được thiết kế cùng một mẫu thân tầu và động lực trạm nguồn, các khu trục hạm được trang bị các loại vũ khí khác nhau ( mặc dù dự án vẫn là 052, như tầu khu trục Lyuyhu, mã hiệu của NATO là DDG “Luhu-class” các tầu gần như không giống nhau, thông thường là lớn hơn.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các tầu khu trục dự án 052 B (hình trên) và 052C – các thông số chung và riêng bao gồm:

1 – Pháo hạm 1х1 100-mm pháo «Creusot-Loire T100C»; 2–1 ống phóng tên lửa phòng không х1Shtil-M” . 3 – 6 Ống phóng tên lửa х 6 đạn “HQ-9”; 4 – Pháo tự động АК “type 730”; 5 – 2 bệ х18 ống phóng đạn gây nhiễu; 6 – 1 bệ phóng ngư lôi х3 ống phóng 324-mm ; 7 – Radar phòng không "Frigate-ME” ; 8 – Radar mảng pha; 9 – 4 bệ phóng tên lửa chống tầu х4 ống phóng «YJ-83»: 10 – 2 bệ phóng tên lửa chống tầu х 4 ống phóng “YJ-62”; 11 – Đài radar tầm xa và cảnh báo sớm “type 517”.

Cũng là các tầu khu trục đã nêu:

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
DDG "Quảng Châu", loại 052B

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Lượng giãn nước 6500/7500 tấn.; Chiều dài/rộng/ngấn nước 164/17,2/9,5m; Động lực trạm nguồn 2 động cơ tuốc bin diesel х36300 mã lực + 2 động cơ diese phát điện х 4900 mã lực.; Vận tốc trung bình là 32 knots; Trang bị 4 bệ phóng х 4 ống phóng tên lửa chống tầu J-8-3; 2 bệ phóng tên lửa х1 tên lửa SHTIL 1 (48); pháo hạm 100-mm tự động; 2 bệ súng tự động x 7 nòng súng 30-mm; 2 bệ phóng х3 ống phóng ngư lôi chống ngầm; 2 bệ phóng đạn gây nhiễu х12 ống phóng đạn gây nhiễu; Máy bay trực thăng KA-28.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Các tầu khu trục PLA được trang bị hệ thống xử lý thông tin, điều hành tác chiến ZKJ-7, Hệ thống đường truyền số hóa tự động truyền dữ liệu HN-900 (tương tự như thiết bị Link-11), Hệ thống liên lạc vê tinh SNTI-240, Radar tọa độ 3-D phát hiện các mục tiêu trên không "Fregat-M2EM" (Top Plate, E band: tầm xa phát hiện mục tiêu – 230 km, phát hiện tên lửa chống tầu là – 50 km), 4 radar điều khiển hỏa lực của tên lửa phòng không МР-90 (Front Dome), 2 radars điều khiển hỏa lực pháo binh phòng không Type 347G (EFR-1), radars điều khiển hỏa lực tên lửa chống tầu và hỏa lực pháo binh Type 344 (Band Stand, I/J band).

Trong seria này, người Trung Quốc đã đóng hai tàu khu trục: "Quảng Châu" mã số chiến thuật 168, và "Vũ Hán", mã số 169 (được bắt đầu vào năm 2000-2004).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Dự án đóng các tầu này được trang bị vũ khí và trang thiết bị cho phép các tầu có năng lực tác chiến tương đương, cũng như khả năng phòng không và khả năng chống ngầm. Nếu so với các lực lượng hải quân nước ngoài, có thể nói là dự án khá thành công, các tầu khu trục này tương đương với các tầu khu trục Ấn Độ lớp "Delhi".

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tầu khu trục DDG "Lan Châu" loại 052C.

Lượng giãn nước là 7000 tấn; dài/rộng/ngấn nước 155/17/6 м.; Động cơ tuốc bin diesel x 48600 mã lực. + động cơ diesel trạm nguồn.x 8840 mã lực; tốc độ hải hành 29 knots.; dự trữ hải trình 4500 hải lý. ( tốc độ tiết kiệm 15 knots.); thủy thủ đoàn 280 (40 sĩ quan) người; 2 bệ phóng x4 ống phóng tên lửa chống tầu YJ12; 8 bệ phóng x 6 ống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng ЗРК HQ-9 hoặc RIF-M; 1 pháo hạm 100-mm; 2 ụ súng tự động х 7 nòng 30-mm АК; 2 bệ phóng х 3 ống phóng ngư lôi chống ngầm; trực thăng KA-28.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Các khu trục hạm được trang bị hệ thống thông tin điều hành tác chiến H/ZBJ-1, hệ thống truyền số liệu HN-900 (tương tự như Link-11), thiết bị truyền thông liên lạc vệ tinh SNTI-240, Radar Type 438 (S-band, tầm xa phát hiện mục tiêu – 450 км) với 4 antena mảng pha, được phát triển bởi Viện nghiên cứu điện tử Nam Kinh(Nanjing Research Institute of Electronic Technology) (trước đây là viên nghiên cứu 14), 2 radar xác định tọa độ mục tiêu trên không Type 571Н-1 Knife Rest, radar điều khiển hỏa lực của các tổ hợp tên lửa chống tầu và tổ hợp pháo binh МР-331 "Mineral-ME" (Nga), Radar điều khiển hỏa lực hệ thống súng máy phòng không 7 nòng 30mm Type 347G Rice Lamp (EFR-1), thiết bị phát hiện tầu ngầm sonar thả SJD8/9 ( thiết bị hoàn thiện từ DUBV-23) thiết bị sonar chống ngầm kéo theo tầu ESS-1 (hoàn thiện của DUBV-43).

Các thiết bị quan sát quang học – điện tử OFC-3 optronic directors.

Thiết bị gây nhiễu mục tiêu : 4 giá x18-ống phóng Type 726-4 decoy RL.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Các tầu khu trục của dự án có khả năng phòng không mạnh, do được trang bị các tên lửa hải đối không hiện đại, trên tầu lắp đặt 8 ống phóng tên lửa phòng không ( 6 ống ở phía mũi tầu và 2 ống ở phía đuôi) loại 6 đạn của tổ hợp phòng không HQ-9, Trung Quốc đã mua giấy phép và bản công nghệ nâng cấp loại tên lửa SAM "Rif-M" có khả năng phòng thủ được khu vực vùng biển (đây cũng là một nghi vấn rất lớn về HQ-9) và 2 ụ súng tự động siêu tốc 30mm xoay 7 nòng (Type 730).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Khả năng chống ngầm của các tầu khu trục lớp 052C tương đương với các tầu khu trục dự án 052B, nhưng năng lực công kích trên biển đã giảm xuống tới hai lần, chỉ có 8 tên lửa chống tầu “YJ-62” nhưng có khả năng công kích mạnh hơn do tầm bắn xa hơn và đầu đạn có sức công phá lớn hơn, như “YJ-82”.

Trong seria tầu khu trục này có 2 tầu "Lan Châu", mã số chiến thuật trên thân là 170, đưa vào hoạt động năm 2004, và "Haikou", 171, đưa vào biên chế năm 2005.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Trong lịch sử phát triển các tầu khu trục PLA có một số lượng lớn những công nghệ vay mượn từ nước ngoài. Khi các chuyên gia Trung Quốc được giao nhiệm vụ đặc biệt: chế tạo ra những khu trục hạm có khả năng phòng không cao, đã xuất hiện ý tưởng muốn chế tạo một hệ thống kiểu "Aegis made in China". Đồng thời với ý tưởng đó là những thông tin tư liệu về radars mảng pha. Để có được những thông tin khoa học công nghệ về radars, đầu tiên người Trung Quốc đã mua các tài liệu cho hệ thống "Mars-Passat", sau khi nghiên cứu kỹ càng, họ hiểu rằng không thể áp dụng hệ thống này vào các mẫu thiết kế theo dự án.

>> Khu trục hiện đại nhất hải quân Trung Quốc

Song song với việc mua công nghệ, các chuyên gia tình báo công nghiệp Trung Quốc đã sao chép thông tin từ những nhà chế tạo (thông thường thì bắt đầu từ con số không, lần lượt người Trung Quốc đã từng bước tìm kiếm, phát hiện ra những thông tin cần thiết, theo cách gọi của các phương tiện thông tin đại chúng là “China gate”, nhưng rõ ràng những chuyên gia Trung Quốc không thể tự mình tìm hiểu được những giải pháp công nghệ, do đó họ buộc phải mời các chuyên gia, các nhà khoa học từ tập đoàn Kvant của liên bang Nga. Kết quả là, hệ thống phát hiện mục tiêu và cảnh báo sớm tương tự như Aegis đã được thực hiện với những giải pháp kỹ thuật tối ưu nhất. Đã chế tạo thành công Radar type 348, có khả năng phát hiện được mục tiêu trên khoảng cách đến 450 km. Cũng thật thú vị nếu đem so sánh với các loại Aegis đang lắp đặt trên các tầu chiến Mỹ, và cũng thật sự thấy được quyết tâm vươn ra đại dương của người Trung Quốc trong trường hợp này.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Một hướng phát triển mới các Hải quân PLA là các tầu khu trục hạm do các nhà đóng tầu Nga thực hiện theo đơn đặt hàng theo dự án 956 E ("Dương Châu" 136 và "Fu Zhou" 137, đưa vào phục vụ trong lực lượng Hải quân năm 2000 và 2001.). Dự án 956EM ("Taizhou" 138 và Ningbo "139, đưa vào phục vụ năm 2005 và 2006).

Những chiếc khu trục hạm đầu tiên hoàn toàn không khác khu trục hạm loại “Sovremennui” của Hải quân Liên bang Nga, trên hai khu trục hạm được lắp pháo 130 mm ở phần đuôi tầu, nhưng theo những tính toán của Hải quân PLA, để tăng cường khả năng phòng không của khu trục hạm, đã thay thế 4 tổ hợp “АК-630М” bằng các tổ hợp phòng không loại “Kastan”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Các tầu khu trục hạm trong các liên đội tầu dự án 956E (hình trên) và 956EM – biên chế chung và đặc thù : 1-130-2x1 mm pháo hạm AK-130: 2 - 1x1 – tên lửa phòng không SAM" Shtil "(24 tên lửa), 3 - 2x4 ống phóng tên lửa chống tầu " 3M-80E ";4 - radar phát hiện mục tiêu trên không“Mineral-E “, 5 - A radar "Frigate - ME", 6 - 30 mm pháo phòng không "AK-630", 7 – tổ hợp pháo, tên lửa phòng không "Kastan ".

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Trong giai đoạn hiện này, loại tầu khu trục dự án 956E hình thành một lực lương riêng biệt của kiểu “Nga” của Hải quân Trung quốc, một lực lượng công kích chủ lực và cụm tầu có tiềm năng tác chiến mạnh, được trang bị tới 32 tên lửa chống tầu và 192 tên lửa phòng không, có khả năng tác chiến độc lập trên các vùng nước xa bờ.

Một đoạn trích dẫn trên trang web "Atrina":

...Những chiếc khu trục hạm được đóng trên nhà máy đóng tầu Biển Bắc theo dự án 956-E đã chứng minh được năng lực tác chiến của khu trục hạm, chính vì vậy chính phủ Trung Quốc quyết định tiếp tục đóng các lớp tầu này. Nhưng hai chiếc khu trục hạm sau này được quyết định đóng theo phiên bản nâng cấp của dự án 965-EM, phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu thiết kế của nhà máy đóng tầu biển Bắc do kỹ sư trưởng V.P. Mishin. Phát triển dự án 956-EM (xuất khẩu – nâng cấp) được bắt đầu vào đầu năm 2001.

Theo ý kiến chung, tầu phải hoàn toàn khác hơn so với những tầu đã được đóng. Trên thiết kế dự án, dự kiến sẽ lắp đặt vũ khí trang thiết bị mới, hệ thống dẫn đường hàng hải, trang thiết bị radar, trang thiết bị điều khiển động lực – trạm nguồn. Những hoạt động thực hiện dự án được thúc đẩy mạnh mẽ bởi Hợp đồng ký năm 1997 về việc giao cho Hải quân PLA hai tầu khu trục theo dự án 956-E.

Sau khi tiến hành các cuộc thương thảo, tập đoàn doanh nghiệp nhà nước một thành viên"Rosoboronexport" đã ký với Bộ quốc phòng Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa một hợp đồng đóng tầu khu trục 956-E. Tổng giá trị của hợp đồng xuất khẩu chiến hạm theo đánh giá chung cỡ khoảng từ 1 đến 1,4 tỷ dollars. Tầu được giao vào khoảng giữa năm 2006.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Lúc đó, Phó thủ tướng Liên bang Nga ông I.I. Klebanov ngay sau khi ký hợp đồng đã tuyên bố, đóng tầu khu trục, đây là một dự án rất quan trong, do đó sẽ triển khai đấu thầu cấp nhà nước. Nhưng Cơ quan quản lý công nghiệp đóng tầu hoàn toàn chưa sẵn sàng cho một dự án quá lớn như vậy. Cuối cùng, cuộc đấu thầu cạnh tranh dành vị trí nhà thầu của Trung Quốc được công bố, và rất nhanh chóng, hội đồng đã nhận được hồ sơ dự thầu của Nhà máy đóng tầu Baltic, Tổ hợp công nghiệp đóng tầu “ Biển Bắc” và nhà máy đóng tầu Yantar thuộc Kaliningrad. Ngày 19 tháng 1 năm 2002, trong cuộc họp chọn thầu của Ủy ban đấu thầu quốc gia, lợi thế đã nghiêng về phía của nhà máy đóng tầu Baltic. Do những yêu cầu về giá thành và chất lượng cũng như giải pháp kỹ thuật của nhà máy hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh khác.

Nhưng câu chuyện không kết thúc ở đó. Đến tháng 3 kết quả đấu thầu lại được đưa ra xem xét ại, quyết định của chính phủ Liên bang Nga là chuyển đơn đặt hàng các tầu khu trục Trung Quốc cho tổ hợp đóng tầu Biển Bắc, nhà máy đóng tầu Baltic chỉ cung cấp các trang thiết bị và các bộ phận thân tầu. Nhà máy đóng tầu Baltic đúng là nhà máy chuyên cung cấp các đường ống dẫn, chân vịt và các bộ phận truyền động trục chân vịt cho dự án 956-EM và cung cấp các trang thiết bị đó cho các tầu khu trục thuộc hợp đồng đóng các tầu 956-E cho Trung Quốc mà tổ hợp đóng tầu Biển Bắc thực hiện. Trong khuôn khổ của Hợp đồng tầm quốc gia này, Baltic đã cung cấp toàn bộ hệ thống động lực, trạm nguồn, các bộ phận phụ trợ, và các phụ kiện bên ngoài. Vào tháng 8 năm 2003, nhà máy đóng tầu Baltic đã chuyển giao cho Biển Bắc các nồi hơi dành cho các tầu khu trục thuộc dự án 956-EM.

Theo những thông tin nhận được, các tầu khu trục thuộc dự án 956- EM có những điểm khác biệt so với các thế hệ tầu trước đây: tầm xa của tên lửa chống tầu được tăng lên đi kèm với hệ thống phòng không hoàn thiện hơn nhiều lần. Các tên lửa thế hệ mới "Mosquito -ME" được lắp đặt trên tầu có khả năng tấn công ở tầm xa đến 200 km. Hệ phóng phòng không được tăng cường do lắp đặt 2 module tên lửa – pháo phòng không tầm thấp “Kastan” model xuất khẩu là hệ thống có tên là “ Kortik” thay vì 4 ụ pháo phòng không 30mm AK- 630. Trên mỗi một module có súng máy tự động 6 nòng quay 30mm, hai dàn phóng với 4 tên lửa mỗi dàn kết hợp với radar dẫn bắn và hệ thống điều khiển. Để phát hiện mục tiêu trên không và chỉ thị mục tiêu trên boong phía sau của tầu có lắp đặt radar 3R86E1 (phiên bản xuất khẩu của đài radar "Positive") được đặt trong một chụp bảo vệ cho phép các sóng radio xuyên thấu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trước khi chuyển giao cho Trung Quốc vào ngày 28 tháng 9 năm 2006.

Như đã biết, một trong những điểm yếu cơ bản của các tầu dự án 956 và 956-E à không có hầm cho máy bay trực thăng đỗ, chỉ có một hầm kéo ra thu vào cơ động. Nhưng trên tầu khu trục mới, điểm yếu đó được loại trừ do đã bỏ đi khẩu pháo hạm 130mm đuôi tầu và chỉ còn lại một pháo hạm 130 mm trước mũi, ở vị trí đó được thay thế bằng hệ thống tên lửa phòng không Shtic, trong khoang boong tầu phía sau dưới cột chính của tầu đã bố trí khoang chứa máy bay trực thăng KA-28 và vũ khí trang bị cho máy bay.

Chiều dài của tầu cũng lớn hơn đồng thời lượng giãn nước của khu trục hạm cũng lớn, nhưng hệ thống vũ khí chống ngầm của tầu khu trục không thay đổi so với thế hệ trước. Các tầu khu trục dự án 956-EM được đưa lên đà tầu từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2002 tại Tập đoàn đóng tầu Biển Bắc tại St.Petersburg. Tháng 12 năm 2005, tầu khu trục với mã số trên thân tầu à 693 được đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc tiếp nhận và chuyển giao cho Hải Quân của PLA, biên chế vào lực lượng Hải quân, tầu mang tên là Thái Châu với số hiệu thân tầu là 138. Chiếc khu trục hạm thứ 2 được long trọng hạ thủy vào ngày 23 tháng 6 năm 2004, được đưa vào ụ tầu cạnh bờ và tiếp tục hoàn thiện trên mặt nước.

Một số các phương án biên chế vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh cho các tầu khu trục Trung Quốc

Vũ khí tiến công chủ lực của các tầu khu trục Trung Quốc là các tên lửa chống tầu "Mosquito"với vận tốc siêu âm đến 3M và có thể cơ động với tải trọng hơn 10g, trở thành một mục tiêu rất khó tiêu diệt ngay cả đối với các tầu chiến được trang bị hệ thống "Aegis" và tên lửa SM-3 (mặc dù tổ hợp Aegis hiện này là tổ hợp có khả năng tiêu diệt tên lửa chống tầu cao nhất hiện nay). Khả năng đánh chặn được tên lửa của tổ hợp "Sea Sparrow" là một vấn đề còn nhiều nghi vấn.

Ngoài ra, người Trung Quốc còn cho xuất xưởng một thế hệ tên lửa chống tầu mới YJ-82 (C-802) - YJ-83, có tầng tăng tốc với tốc độ siêu âm giai đoạn cuối đạt đến 1,5M.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Chúng ta có thể nói thêm một chút về tên lửa chống tầu YJ-62. Tên lửa được phát triển bởi tổ hợp đóng tầu Trung Quốc China Aerospace Science and Industry Corporation (Viện hàn lâm khoa học vũ trụ số 3). Tên lửa được đưa vào biên chế cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2004. Như các chuyên gia đã nhận định, khi phát triển tên lửa chống tầu YJ-62 có sử dụng những thành phần công nghệ của tên lửa Tomahawk, người Trung Quốc thu được từ Afganixtan và Iraq, đồng thời cũng thêm vào đó các thành tố công nghệ tên lửa X-55 Liên bang Xô Viết mà Trung Quốc mua lại được từ Ucraina.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Thông số kỹ chiến thuật:

Tầm bắn, km 40 - 400 (280 đối với C-602, phiên bản xuất khẩu);

Tốc độ bay, М 0.6-0.9
Tầm cao bay trên mặt biển, m 7-10
Tầm cao bay trên đất liền, m 30
Kích thước:
- Dài (không có động cơ tăng tốc) m 6.1;
- Dài (với động cơ tăng tốc) m 7.0;
- Đường kính, m 0.54
- Sải cánh, m 2.9

Khối lượng cất cánh, kg 1350
Khối lượng động cơ tăng tốc, kg 210
Khối lượng đầu nổ, kg 300

Hệ thống phòng không được thực hiện bằng các tên lửa phòng không ống phóng thẳng đứng tầm xa như Rif-M; HQ-9, các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1 và tổ hợp tên lửa phòng không Trung quốc sản xuất "Nawal Krotal" HQ-7 tầm gần. Một hệ thống đươc xác định là hiện đại hơn cả là tổ hợp Kastan, và tổ hợp súng tự động AK-630 hoặc type 730.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao Lực lượng Hải quân PLA, đưa vào biên chế các tầu khu trục dự án 052C với hệ thống phòng không tầm xa, các hệ thống radars mảng pha tương tự Aegis, lại biên chế các hệ thống tên lửa nhập khẩu từ Nga Rif-M.

Có thể thấy rằng, các tầu khu trục của Hải quân PLA trong giai đoạn thập kỷ đầu thế kỷ 21 chỉ là các cụm tầu với seria chế tạo số lượng nhỏ, được tính là các mẫu nghiên cứu để phát triển các giải pháp công nghệ và chiến thuật sử dụng chiến hạm trên biển trong tương lai, khi hình thành các hạm đội tầu lớn, có khả năng tác chiến biển xa (các mẫu hạm đội). Cho đến ngày nay, các hạm đội tầu Trung quốc đã tương đối đầy đủ lực lượng và hạ tầng khoa học công nghệ, khi tăng cường thêm tầu sân bay (mẫu tầu Liêu Ninh hoặc Kiev), lực lượng hải quân PLA hoàn toàn có đủ lực lượng để biên chế tổ chức các cụm quân lực chủ công với đầy đủ vũ khí tấn công, phòng không và chống ngầm.

Hải quân PLA cũng đã đặt ra những hướng phát triển mới cho các lớp tầu của Trung Quốc, trong tương lai gần sẽ hiện đại hóa các tầu khu trục theo dự án 52 đã lỗi thời ( NATO là Luhu-class).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

1 – 1 pháo hạm х1- 100-mm «Creusot-Loire T100C» (pháo do Trung Quốc sản xuất "tương đương"); 2 – 2 dàn phóng tên lửa phòng không х 16 ống phóng thẳng dứng (Có thể sử dụng tên lửa Trung Quốc HQ-16); 3 – Súng phòng không tự động siêu tốc "type 730"; 4 – Trạm radar"Mineral - E" ; 5 - radar "Frigate-ME” »; 6 – Đài radars tầm xa phát hiện và cảnh báo sớm "Type517"; 7 – 2 dàn phòng х 4 ống phóng tên lửa “YJ-62” (có thể sử dụng tên lửa chống tầu loại JY-83, 2 hoặc 4 х 4 dàn phóng), 8 – 2 dàn phóng đạn gây nhiễu х 18 ống phóng đạn gây nhiễu.

Phương án nâng cấp và lắp đặt vũ khí trang bị tương đối tốt so với một tầu khu trục thế hệ 052, tiềm lực hỏa lực của các khu trục hạm vẫn chưa tương đương với các khu trục hạm trong khu vực như Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, hỏa lực phòng không còn hạn chế, mặc dù tầu khu trục được sản xuất vào những năm 90 – x.

Một trong những phương án đóng tầu được quan tâm chú ý của Hải quân Trung Quốc, đó là hoàn thiện và nâng cấp loại tầu khu trục dự án 052B với thay đổi hệ thống tên lửa phòng không Shtil1 với các ống phóng tên lửa revolve bằng các tên lửa HQ-16 với ống phóng thẳng đứng, Các tên lửa HQ-16 được lắp đặt theo quy chuẩn trên các tầu hộ tống tên lửa theo dự án 054A. Những kế hoạch phát triển loại tầu frigate hạng nhẹ đang được Hải quân Trung Quốc phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu tác chiến khu vực các vùng nước gần Trung Quốc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Giai đoạn gần đây nhất, xuất hiện xu hướng trang bị hệ thống "Aegis made in china" – các tầu khu trục tên lửa loại 052D với dự kiến cân bằng lực lượng với các khu trục hạm Nhật Bản và Hàn Quốc.

Song hành cùng với phát triển vũ khí trang bị, Trung Quốc cũng có tham vọng nâng cao công suất của động cơ trạm nguồn nhằm tăng cường tốc độ cơ động, dự trữ hải trình và những vấn đề liên quan đến nguồn năng lượng phục vụ thân tầu khi lắp đặt các hệ thống tên lửa, hệ thống radars chống tên lửa. Đồng thời thay thế các hệ thống tên lửa dùng thùng phóng đạn như S-300 F thay cho các ống phóng tên lửa dạng revolver, và phóng đạn đặc chủng không đa đạn. Trong tương lai gần, sẽ sử dụng các tên lửa được phát triển từ các mẫu tên lửa S-300F như RAM -116.

Với khát vọng vươn ra đại dương, giành những cái gọi là quyền lợi của chủ nghĩa dân tộc, các chiến hạm của Trung Quốc với phương án thiết kế chế tạo sao chép công nghệ, mua chuyên gia và tự mình nghiên cứu chế tạo, các lớp tầu khu trục tên lửa, tầu hộ tống đang dần cân bằng tiềm năng kỹ chiến thuật đối với các lực lượng Hải quân của các cường quốc biển. Trung Quốc hy vọng với những chiến hạm hiện đại tự nghiên cứu thiết kế, sẽ trở thành các kỳ hạm của hạm đội mà sức mạnh của nó có thể sánh ngang được với những kỳ hạm của Nga hoặc Mỹ.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

>> Trung Quốc sẽ có tàu ngầm thế hệ 4 từ Nga ?

Trung Quốc để mắt đến tàu ngầm thế hệ 4 Amur-1650 của Nga.

>> Tìm hiểu vua tàu ngầm KILO-AMUR của Nga
>>Tàu ngầm lớp Amur, 'vua' tàu ngầm động cơ diesel của Nga


Trung Quốc đang quan tâm đến tàu ngầm thông thường thế hệ 4 tối tân nhất của Nga Projekt 1650 Amur. Hãng Rosoboronoexport đã ký hợp đồng khung với phía Trung Quốc để cùng thiết kế và đóng 4 tàu ngầm như vậy cho hải quân Trung Quốc.

Dự kiến, hợp đồng cứng trị giá 2 tỷ USD sẽ được ký không sớm hơn năm 2015, có nghĩa là Trung Quốc có thể vượt trước Ấn Độ và Venezuela, hai nước trước đó cũng quan tâm đến Amur-1650.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com


Việc Rosoboronoexport đang thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc đóng tàu ngầm Projekt Amur-1650 do một nguồn tin gần gũi với hãng xuất khẩu vũ khí Nga này tiết lộ. Theo nguồn tin này, cuối tháng 8/2012, hai bên đã ký hợp đồng khung về việc hợp tác thiết kế và đóng 4 tàu ngầm Amur-1650 theo cơ chế 2/2 (2 chiếc sẽ đóng tại Nga, 2 chiếc ở Trung Quốc).

“Việc xuất khẩu công nghệ không phải là việc duy nhất với cuộc thầu dự kiến của Ấn Độ (mua 6 tàu ngầm thông thường). Dự đoán, linh kiện do Trung Quốc sản xuất sẽ chiếm không quá 30% trong sản phẩm cuối cùng. Việc ký hợp đồng dự kiến không sớm hơn năm 2015 года”, nguồn tin nói.

Một nguồn thạo tin khác cho biết thêm rằng, hợp đồng tàu ngầm là cực kỳ quan trọng đối với Nga và đứng đầu trong danh sách các dự án với Trung Quốc mà Tổng thống Nga xác định. Một hợp đồng bổ sung về việc tiến hành giai đoạn 1 có thể được ký trước cuối năm nay. Hiện thời, nhà sản xuất ở phía Nga tham gia dự án chưa được xác định.

Tại Rosoboronoexport người ta không bình luận về hợp đồng tàu ngầm với Trung Quốc. Tuy nhiên, vào giữa tháng 11/2012, Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga (FSVTS) Konstantin Biryulin đã nói rằng, Trung Quốc là đối tác chiến lược của Nga, trong năm 2011-2012, hai bên đã trao đổi các đoàn và làm quen với cơ sở sản xuất và năng lực của các hãng đóng tàu, sửa chữa tàu của Nga và Trung Quốc.

Tàu ngầm điện-diesel lớp Projekt 677 Lada do Viện thiết kế TsKB Rubin ở St. Petersburg thiết kế. Vào cuối thập niên 1990, Nga đã khởi đóng 2 tàu tại hãng Admiralteiskye verfi (và thêm 2 tàu nữa vào năm 2005-2006).

Tàu ngầm có chiều dài 66,8 m, đường kính thân chính 7,1 m, lượng giãn nước khi nổi 1.765 tấn (2.650 tấn khi lặn), độ sâu lặn tối đa 300 m, tốc độ chạy ngầm 21 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm, thời gian lặn đến 25 ngày đêm (với hệ thống động lực không cần không khí AIP). Tàu được trang bị tên lửa hành trình Club-S, ngư lôi và thủy lôi (cơ số 18 đơn vị vũ khí), thủy thủ đoàn 35 người.

Tàu đầu tiên của lớp Lada là St. Petersburg được Hải quân Nga đưa vào sử dụng thử vào tháng 5/2010 và đang được khai thác cường độ cao. Mùa xuân 2012, dự án này suýt bị đóng cửa khi cựu Tư lệnh Hải quân Nga Vladimir Vysotsky nói rằng, Hải quân Nga không cần tàu ngầm Lada ở dạng hiện tại. Sau đó, ông Vysotsky giải thích là ông nói đến hệ thống động lực của tàu St. Petersburg không đáp ứng các thông số nêu ra.

Nhưng tháng 5/2012, theo quyết định của tân Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov, Admiralteiskye verfi tiếp tục đóng 2 tàu ngầm sản xuất loạt là Kronshtadt và Sevastopol nhưng theo thiết kế kỹ thuật cải tiến. Ngoài ra, Nga đang chế tạo mẫu động cơ AI). Theo đánh giá của ông Vysotsky, tàu ngầm Nga đầu tiên với động cơ AIP sẽ được chế tạo vào năm 2014.

Các tàu ngầm Amur-1650 dành cho Trung Quốc sẽ được trang bị động cơ AIP do nước ngoài sản xuất, một nguồn tin nắm được quá trình đàm phán cho hay.
“Theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài (Trung Quốc”, động cơ sẽ là của họ được chế tạo dựa trên động cơ AIP dạng Stirling”, nguồn tin nói nhưng không tiết lộ nước sản xuất động cơ.

[Theo nguồn VietnamDefence thì có lẽ là Thụy Điển, quốc gia nắm công nghệ AIP Stirling và đang hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc ở lĩnh vực này]

Động cơ Stirling có độ độc hại của sản phẩm cháy thấp và độ ồn nhỏ. Nhờ các ưu điểm này, các nhà đóng tàu Thụy Điển đã sử dụng động cơ này trên tàu ngầm lớp Gotland (do hãng đóng tàu Thụy Điển Kockums thiết kế năm 1985-1990, có thể lặn liên tục đến 20 ngày đêm).

Hiện nay, toàn bộ các tàu ngầm của Hải quân Thụy Điển đều được trang bị động cơ Stirling. Các động cơ này cũng được lắp cho các tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.

Các nguồn tin trấn an rằng, Trung Quốc sẽ không thể sao chép tàu ngầm Nga vì các hạn chế trong hợp đồng sẽ không cho phép việc đó. Nga và Trung Quốc cũng đang chuẩn bị ký kết hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Việc này đã được Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin công khai thông báo ngày 6/12/2012. “Phía Trung Quốc đang phát tín hiệu nói rằng, họ hoàn toàn chấp nhận tín hiệu của chúng tôi về việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các nhà sản xuất Nga. Hiệp định này sẽ được chuẩn bị và sẽ được ký kết trong thời gian sắp tới”, ông Rogozin nói.

Như vậy, Trung Quốc có thể vượt trước Ấn Độ, nước cho đến nay vẫn được coi là ứng viên chính mua Amur-1650, để trở thành khách hàng đầu tiên mua Amur-1650. Cuối năm ngoái, được biết Ấn Độ có kế hoạch mở thầu mua và đóng theo giấy phép 6 tàu ngầm thông thường trị giá 10,7 tỷ USD. Rosoboronoexport chào bá Amur-1650 cho phía Ấn Độ, thậm chí đã giới thiệu cả bản vẽ. Một trong những điều kiện của cuộc đấu thầu là tàu ngầm phải có động cơ AIP. Đến nay, cuộc đấu thầu này chưa được chính thức mở. Trước đó, Venezuela cũng quan tâm tới Amur-1650.

Tình hình trầm trong thêm khi gần đây Ấn Độ và Trung Quốc đã ở bên bờ xung đột vì yêu sách của Trung Quốc đối với các mỏ dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông, đang do Công ty nhà nước Oil and Natural Gas Corp (ONGC) của Ấn Độ thăm dò. Để bảo vệ lợi ích của mình, Delhi đe dọa phái tàu chiến đến khu vực tranh chấp. Chính quyền Trung Quốc đang định từ ngày 1/1/2013 cưỡng chế khám xét các tàu nước ngoài tại khu vực này зоне.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ Nga (TsAST) Konstantin Makienko, nền tảng của hạm đội tàu ngầm Trung Quốc hiện được cấu thành bởi các tàu ngầm Nga lớp Projekt 877 và 636.

“Thời kỳ Liên Xô, hải quân Trung Quốc đã nhận vào trang bị 12 tàu ngầm này (Trung Quốc có tổng cộng 50 tàu ngầm). Ngoài ra, Trung Quốc còn có các tàu ngầm nội địa mà bề ngoài gần giống với tàu ngầm Projekt 636 của Nga. Nhưng xem ra, chúng khá ồn và không thật thỏa mãn giới quân sự Trung Quốc mà chỉ dấu tốt nhất cho điều đó là hợp đồng mua tàu ngầm Amur”, ông Makienko nói. Theo ông Makienko, hợp đồng bán Amur-1650 cho Trung Quốc, tính cả chuyển giao công nghệ có thể mang lại cho Nga đến 2 tỷ USD.
Trong khi đó, hạm đội tàu ngầm Ấn Độ lại khá khiêm tốn và chỉ gồm 10 tàu ngầm Nga lớp Projekt 636М Kilo, 4 tàu ngầm Đức do HDW đóng và 1 tàu ngầm hạt nhân Akula-2 (Projekt 971) thuê của Nga với chi phí 1 tỷ USD.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang