Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 08 tháng 9 2013

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Buk-M2E có thực sự là chỗ dựa của Syria khi đối đầu với Tomahawk

Với khả năng bắt mục tiêu bay thấp rất tốt, độ chính xác cao, tấn công đồng thời nhiều mục tiêu… Buk-M2E được xem là "át chủ bài" của Syria chống Tomahawk.

>> Tìm hiểu "Ba ngón tay Thần chết"


Tomahawk đã rất thành công trong vai trò kẻ lĩnh ấn tiên phong trong các cuộc chiến gần đây do Mỹ và đồng minh phát động. Tuy nhiên, nếu được dùng tại Syria thì loại tên lửa hành trình khét tiếng của Mỹ sẽ phải đối mặt với một hậu duệ xuất sắc của hệ thống phòng không "3 ngón tay thần chết" do Liên Xô/ Nga phát triển.

Nga đã chuyển gia số lượng lớn hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2E cho Syria trong giai đoạn 2010-2012 (có nguồn tin cho là khoảng 48 hệ thống) và sau đó lần đầu xuất hiện trong cuộc tập trận của Quân đội Syria vào năm 2012.

Hậu duệ của "3 ngón tay thần chết"

Hệ thống tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E là biến thể mới nhất trong "gia đình" họ tên lửa Buk (cây sồi). Hệ tên lửa tự hành này có khả năng tiêu diệt rất nhiều loại mục tiêu bay như máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình, đạn pháo phản lực, các loại bom...và cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước có phản xạ sóng radar.

Buk được Liên Xô chế tạo vào đầu những năm 1970 như là một sự phát triển kế thừa của tên lửa 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6 Gainful) hay còn được mệnh danh là “3ngón tay thần chết” từ sau những chiến tích lừng lẫy tại Trung Đông. Biến thể đầu tiên của hệ thống Buk là 9K37 (NATO định danh là SA-11). Đến 9K-317 “Buk-M2” là kết quả của rất nhiều lần cải tiến, nâng cấp, nó được phương Tây định danh là SA-17 Grizzly. Biến thể xuất khẩu của Buk-M2 chính là 9K-317E Buk-M2E hay còn được gọi là Ural – được bán cho Syria.


Hệ thống phòng không Buk - www.tiquansu.net
Hệ thống phòng không Buk là sự phát triển mang tính kế thừa từ 2K12 Kub (trong ảnh).

So với các hệ thống Buk trước kia, Buk-M2E đã mạnh hơn nhiều, đặc biệt về radar và tên lửa. Điều đó càng làm tăng tính “sát thủ” cho một trong những tổ hợp phòng không tầm trung hàng đầu thế giới. Việc sở hữu được nhiều tổ hợp này đã tăng cường đáng kể sức mạnh của lực lượng phòng không Syria. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện tại, khi Damascus phải đang đối diện với nguy cơ từ một cuộc tấn công đến từ Mỹ và các đồng minh Nato.

Nếu chiến tranh Syria bùng nổ thì gần như có thể chắc chắn, Mỹ sẽ lại khai hỏa tên lửa hành trình Tomahawk bên cạnh chiến thuật chế áp phòng không đối phương (SEAD) để mở màn. Trong hoàn cảnh đó, Buk-M2E có thể là vũ khí lợi hại để đánh bại Tomahawk và chiến thuật SEAD. Để trả lời câu hỏi, tại sao Buk-M2E lại có khả năng như vậy thì chúng ta cần phải tìm hiểu rõ hơn về tổ hợp này.

“Mổ xẻ” thành phần Buk-M2E

Cấu trúc đầy đủ của tổ hợp Buk-M2E gồm 2 phần: phần chiến đấu và hỗ trợ đảm bảo chiến đấu.

- Phần chiến đấu tiêu chuẩn gồm: xe chỉ huy 9S510E; một xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1-3E; một xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E; 6 xe phóng tự hành 9A317E; 6 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E và 48 đạn tên lửa 9M317.

- Phần đảm bảo chiến đầu gồm: xe trở đạn Ural-5323; xe cẩu nạp đạn 9T31M1; bảo dưỡng kỹ thuật 9V36; xe sửa chữa 9V937, 9V938, 9V894 M1-3E; xe hỗ trợ AG3-M1....


Xe chỉ huy 9S510E - www.tinquansu.net
Xe chỉ huy 9S510E.

Trong phần chiến đấu của tổ hợp, xe chỉ huy 9S510E giữ vai trò trung tâm điều phối hoạt động và liên kết các thành phần khác. 9S510E có nhiệm vụ tự động thu thập, xử lý, đánh giá và hiển thị tình báo đường không trong vùng trời trực ban cũng như trạng thái sẵn sàng chiến đấu của tổ hợp, trên cơ sở đó tổ chức quản lý chặt chẽ các mục tiêu bay để phân công và chỉ huy các xe chiến đấu trong tổ hợp tiêu diệt.

>> Kỷ nguyên 'Dân chủ Tomahawk'

Xe chỉ huy 9S510E thu thập tình báo đường không từ mạng tình báo xa và mạng tình báo nội bộ gồm xe radar trinh sát nhìn vòng 9S18M1-3E, xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa chống mục tiêu bay thấp 9S36E và các radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa trên 6 xe phóng 9A316E. Việc phân công và chỉ huy xạ kích tốp mục tiêu cho các xe phóng có thể được xe 9S510E thực hiện theo 2 phương pháp bằng tay và tự động. Xe chỉ huy cũng đóng vai trò theo dõi, đánh gia và phân tích kết quả sau khi tên lửa được khai hỏa.


Radar trinh sát mục tiêu 9S18M1E - www.tinquansu.net
Xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1E.

Xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1E là tổ hợp radar tự hành sử dụng băng sóng cm để phát hiện và chỉ thị mục tiêu cho xe chỉ huy 9S510E qua tín hiệu vô tuyến. Ăng ten của xe được thiết kế dưới dạng mảng phát xạ cưỡng bức khe phẳng, có chế độ quét không phận kết hợp giữa quét chùm điện tử và quét cơ khí. 9S18M1E có thể phát hiện các mục tiêu cách nó 160km. Radar làm việc theo chế độ quét thường xuyên hoặc luân phiên tùy vào yêu cầu nhiệm vụ.

Xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E sử dụng băng sóng cm có công dụng chính để tìm kiếm, phát hiện, bám đuổi, chiếu xạ các mục tiêu bay thấp hoặc cực thấp cho tên lửa trang bị đầu dẫn radar bán chủ động bám sát mục tiêu ở giai đoạn cuối và điều khiển tên lửa bằng lệnh hiệu chỉnh vô tuyến ở giai đoạn hành trình.

Khối ăng ten của xe được thiết kế dưới dạng mảng phát xạ cưỡng bức pha gắn trên cần nâng dài 21m, có chế độ quét chùm điện tử trên hai mặt phẳng kết hợp với việc điều chỉnh phương vị quét cơ khí.


Xe radar chiếu xạ mục tiêu 9S36E - www.tinquansu.net
Xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E.

Radar có thể cùng lúc phát hiện được 10 mục tiêu, bám sát và điều khiển tên lửa diệt 4 mục tiêu, với cự ly phát hiện 120km đối ở độ cao 3km, từ 30km tới 35km ở độ cao từ 10m tới 15m. Xe radar 9S36E vận hành theo chỉ lệnh của xe chỉ huy 9S510E qua tín hiệu vô tuyến, cự ly tối đa giữa 2 xe này là 10km.

Xe phóng tự hành 9A317E giữ vai trò cung cấp hỏa lực chính cho cả hệ thống 9K-317E. Xe được trang bị radar đa năng, thiết bị quang truyền hình, ảnh nhiệt bên cạnh thiết bị liên lạc vô tuyến để kết nối với các thành phần trong hệ thống. Bệ phóng có 2 cần phóng, mỗi cần phóng có 2 ray phóng để gắn 2 tên lửa, có thể quay để chỉnh hướng tên lửa về phía mục tiêu theo chỉ lệnh của xe chỉ huy.

Đài radar đa năng thực hiện các chức năng tìm kiếm, phát hiện, nhận diện mục tiêu, tính toán đường bắn, hiệu chỉnh tên lửa sau khi phóng, chiếu xạ hỗ trợ tên lửa bắt mục tiêu ở giai đoạn cuối. Radar đa năng trên xe phóng tự hành 9A317E sử dụng an-ten mảng cưỡng bức pha lái chùm điện tử.


9A317E - www.tinquansu.net
Xe phóng tự hành 9A317E.

Nó có khả năng phát hiện các mục tiêu có tiết diện phản xạ hiệu dụng từ 1-2m2 và bay ở độ cao 3km là trên 20km và bay ở độ cao 15m là từ 18-20 km. Radar có thể phát hiện, bắt bám đồng thời 10 mục tiêu và điều khiển tên lửa tấn công 4 mục tiêu. Kính ngắm 2 kênh ảnh nhiệt và quang truyền hình cho phép xe phóng có thể độc lập chiến đấu phòng không trong điều kiện đêm tối, khí tượng phức tạp và bị đối phương chế áp điện tử mạnh.

Thiết bị liên lạc vô tuyến dùng để nhận lệnh từ xe chỉ huy 9S510E, phát tín hiệu phòng không cũng như điều kiển trực tiếp 1-2 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E. Cự ly tối đa khi bố trí trận địa giữa xe phóng tự hành 9A317E với xe chỉ huy 9S510E là 10 km, giữa xe phóng tự hành 9A317E với xe phóng chấp hành 9A316E là 500m.

9A316E - www.tinquansu.net
Xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E.

Xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E, là xe chấp hành của xe phóng chính 9A317E, có kết cấu bệ phóng tương tự như xe chính. Ngoài 4 tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng, xe phóng chấp hành 9A316E còn mang theo 4 tên lửa dự trữ trên khay giữ ngay dưới bệ phóng để có thể tiếp đạn cho xe phóng chính ngay trong lúc tác chiến. Cự ly tối đa khi bố trí trận địa giữa xe phóng chấp hành 9A316E với xe phóng tự hành 9A317E là 500 m.

Đạn tên lửa phòng không có điều khiển 9M317E có khả năng tiêu diệt các dạng mục tiêu bay hiện đại như tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay cường kích, tiêm kích, máy bay ném bom chiến lược, trực thăng vũ trang và các loại mục tiêu phản xạ vô tuyến điện từ trên mặt đất, mặt nước.

So với đạn tên lửa của các thế hệ Buk trước, 9M317E vẫn giữ nguyên kiểu thiết kế cánh hình chữ thập, cánh lái nhỏ sau cánh nâng nhưng cánh nâng của đạn mới ngắn hơn. Đạn có chiều dài và buồng đốt lớn hơn, khối lượng 715kg, chiều dài 5,55m, đường kính thân 0,4m, sải cánh 0,86m, tốc độ tối đa của mục tiêu bị xạ kích 1.200 m/s, mức độ quá tải tối đa 24G.

Tên lửa 9M317E - www.tinquansu.net
Đạn tên lửa tầm trung 9M317E trên bệ phóng.

Đạn tên lửa 9M317E lắp khối chiến đấu nặng 70kg với bán kính diệt mục tiêu 17m. Đạn lắp đầu tự dẫn đa chế độ gồm: tự lái quán tính có hiệu chỉnh vô tuyến pha giữa và radar bán chủ động pha cuối). Đạn có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 3-50km, độ cao từ 25m tới 25km.

Trong chiến đấu, thời gian phản ứng của Buk-M2E từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 8-10 giây. Thời gian chết giữa 2 lần xạ kích liên tục là 12 giây. Cho phép tấn công các mục tiêu có vận tốc tối đa 1.100 m/giây (theo chiều bay tới), có độ quá tải lên đến 12g, số lượng mục tiêu tối đa có thể tấn công cùng một lúc là 24 mục tiêu.Tổ hợp này có thể tiêu diệt các mục tiêu bay trong pham vi từ độ cao 15m-24km, xa 45km.

Như vậy, qua một số thông số kỹ thuật, tính năng chiến của Buk-M2E, có thể thấy tên lửa Tomahawk nằm trong loại mục tiêu “yêu thích”.

Tác chiến chống Tomahawk

Nếu Tomahawk bay vào vùng hoạt động của Buk-M2E thì nó sẽ bị phát hiện muộn nhất khi cách tổ hợp này vài cục km. Vì cho dù bay thấp, tiết diện phản xạ sóng radar không lớn và sử dụng vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến nhưng nó lại phải đối mặt với hệ thống radar mạnh 9S18M1E và 9S36E chuyên dùng để phát hiện các mục tiêu bay thấp và cực thấp.

Một khi đã bị phát hiện thì rất ít cơ hội cho Tomahawk có thể tự thoát thân bằng tốc độ cận âm hoặc trần bay “sát đất” của nó. Tomahawk chỉ có thể trông chờ vào việc Buk-M2E bắn trượt hoặc hết đạn tên lửa. Nhưng xác suất tiêu diệt các loại tên lửa chỉ bằng một quả đạn duy nhất của Buk-M2E luôn trên 50%.

Tên lửa Tomahawk - www.tinquansu.net
Với Buk-M2E, nếu người Syria có chiến thuật phù hợp, tinh thần vững, kỹ năng vận hành tốt thì việc bắn hạ Tomahawk không còn là "thách thức khó nhằn".

Trong khi một tổ hợp Buk-M2E có một số lượng đạn tên lửa không hề ít. Phần chiến đấu đầy đủ có thể có tối đa 72 quả đạn tên lửa (24 quả ở các xe phóng tự hành 9A317E ) với 12 bệ phóng luôn sẵn sàng và nó có thể tấn công đồng thời nhiều tên lửa Tomahawk.

Các tổ hợp Buk đầu tiên đã được thiết kế với khả năng “hit and run” (đánh và chạy) tương tự như hệ thống S-300V cùng thời đó. Tổ hợp Buk-M2E chỉ mất vỏn vẹn 5 phút để triển khai tác chiến và rút khỏi trận địa. Ở biến thể bánh xích nó có thể di chuyển với vận tốc tối đa 65 km/h. Điều này khiến gây khó khăn cực lớn cho các vũ khí đối kháng và gần như không thể xảy ra khả năng Buk-M2E bị tấn công ngược bởi Tomahawk, một loại tên lửa chủ yếu tấn công các mục tiêu cố định (biến thể Block IV của Tomahawk có khả năng tấn công mục tiêu di động rất hạn chế).

Tổ hợp hoạt động được bất kể ngày hay đêm, trong thời tiết có nhiệt độ có thể từ -50 đến 50 độ C, độ ẩm 98 %, tốc độ gió 30m/s và ở độ cao tối đa 3.000m so với mực nước biển. Do vậy nó có thể tác chiến tốt khi các tên lửa Tomahawk được phóng chủ yếu vào ban đêm như Mỹ thường làm. Buk-M2E cũng không gặp quá nhiều khó trong việc chốt giữ và triển khai chiến đấu ở những khu vực khắc nghiệt, khó khăn nhờ khả năng “chịu khổ” cực tốt này.

Buk-M2E của Syria - www.tinquansu.net
Buk-M2E của Syria trong cuộc tập trận năm 2012.

Buk-M2E được tạo ra để chiến đấu trong điều kiện bị đối phương chế át mạnh về điện tử và hỏa lực. Vì vậy, nó sẽ vẫn lợi hại khi bị đối phương áp dụng chiến thuật SEAD.

Buk-M2E rõ ràng không chỉ là một vũ khí lợi hại chống Tomahawk mà còn góp phần tạo ra một hệ thống phòng thủ đường không mạnh mẽ cho Syria. Chúng rất nhanh gọn, khả năng chiến đấu có thể kết hợp với các hệ thống phòng không di động khác linh hoạt, bù lấp, hỗ trợ kịp thời vào các khoảng trống của hệ thống phòng không khi bị chọc thủng cũng như bảo vệ các tổ hợp phòng không chiến lược của Syria, vốn là các hệ thống cố định như S-75, S-125, S-200 (và ngay cả khi Syria có S-300 và HQ-9 thì chúng cũng cần được bảo vệ khi bị tấn công tầm thấp và dồn dập).

Tổ hợp phòng không này có thời gian khai thác nên tới 20 năm. Tên lửa 9M317E được lắp ráp nguyên khối từ nhà máy và bảo quản trong tình trạng sẵn sàng đưa vào khai thác bên trong thùng chứa tên lửa trong suốt vòng đời khai thác 10 năm mà không cần can thiệp kiểm tra kỹ thuật từ bên ngoài. Đó là sức bền quý giá với các nước có khả năng bảo dưỡng vũ khí hiện đại hạn chế như Syria.

2 máy bay Su-24 của Syria xuất kích bị Typhoon của Không quân Anh chặn đầu

Các chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh tại khu vực Địa Trung Hải đã nhận lệnh xuất kích khẩn cấp để chặn 2 chiếc máy bay được cho là của Syria.

>> Su24MK của Nga sẽ trang bị tên lửa có độ chính xác 1m


Sự việc diễn ra hôm 2/9 nhưng tới hôm qua (8/9), phía Anh mới cung cấp thông tin chi tiết về vụ việc này. Mục tiêu được xác nhận là 2 máy bay ném bom siêu thanh Su-24 của không quân Syria, đang trên đường bay đến đảo Síp. Mục đích của phía Syria có thể chủ yếu là để thử hệ thống phòng không của Mỹ và đồng minh trong khu vực. Khi hệ thống này được kích hoạt, máy bay của Syria có thể thu thập thông tin về tần số, vị trí, chủng loại…


Những chiếc Typhoon này nằm trong số 6 chiếc của Phi đoàn số 9 được triển khai đến sân bay quân sự Akrotiri trên đảo Síp. Chúng được hỗ trợ bởi 2 máy bay cảnh báo sớm E-3D AWACS. Nhiệm vụ của chúng là lực lượng phản ứng nhanh, hỗ trợ việc bảo vệ vùng trời bên trên Địa Trung Hải cho các lực lượng đồng minh.

Hai chiếc Su-24 của Không quân Syria dường như thuộc Phi đoàn 819 đóng tại sân bay quân sự Tiyas. Với vận tốc hành trình khoảng 950km/h, những chiếc Su-24 có thể đến đảo Síp trong vòng 15 phút sau khi cất cánh.

Cường kích siêu thanh Su-24 - www.tinquansu.net
Máy bay cường kích siêu thanh Su-24

Tuy nhiên, khi còn đang trong không phận quốc tế, Su-24 bị máy bay cảnh báo sớm E-3D phát hiện. Sau khi đài chỉ huy ở sân bay Akrotiri tìm cách liên lạc với mục tiêu nhiều lần nhưng thất bại, các chiến đấu cơ Typhoon được lệnh xuất kích. Ngay khi phát hiện ra Typhoon trên radar của mình, 2 chiếc Su-24 đã quay trở lại.



Trong toàn bộ thời gian xảy ra sự việc, Su-24 vẫn còn đang trong không phận quốc tế, vì vậy máy bay của Anh không được quyền can thiệp và đã quay về mà không truy đuổi máy bay của Syria.


Trong quá trình xuất kích, những chiếc Typhoon cũng đã bay ngang qua phần đảo Síp đang bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng. Vì chưa thể xác định được nguồn gốc của những máy bay này, không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi 2 chiếc F-16 từ sân bay quân sự Incirlik đến để điều tra. Tuy nhiên, khi F-16 đến khu vực thì những chiếc Typhoon đã trở về sân bay.


Máy bay trinh sát Atlantique II - www.tinquansu.net
Máy bay trinh sát Atlantique II


Akrotiri hiện là một trong những điểm tập kết chính cho quân lực Mỹ và đồng minh trong khu vực. Tại đây ngoài Typhoon và E-3D của Anh, còn có 2 máy bay trinh sát điện tử Atlantique II của hải quân Pháp, 2 máy bay do thám U-2 của Mỹ. Ngoài ra còn có các máy bay MC-130 và CV-22 phiên bản dành cho các chiến dịch đặc biệt, có thể sẽ được dùng cho các nhiệm vụ giải cứu các phi công bị bắn rơi trong lãnh thổ đối phương.

Máy bay cường kích siêu thanh Su-24 là một trong những vũ khí đáng sợ nhất của Liên Xô trong Chiến tranh lạnh. Được trang bị radar bám địa hình, nó có thể bay rất thấp ở tốc độ cao, và do đó rất khó bị radar mặt đất phát hiện. Tuy nhiên, trong tình huống này, với sự có mặt của AWACS, việc bay thấp không còn có tác dụng.

Tiêm kích Typhoon - www.tinquansu.net
Một chiếc Typhoon cất cánh từ sân bay Akrotiri

Typhoon có thể được xem là nằm trong top 4 chiến đấu cơ tốt nhất hiện nay cho không chiến, bên cạnh F-22, Su-30 và F-15. Đây là một mẫu máy bay rất mạnh về khả năng cơ động và vận động trên không. Sau F-22, nó là loại máy bay duy nhất có khả năng duy trì tốc độ siêu âm trong thời gian dài mà không cần phải đốt hậu.

Nó cũng có thể thực hiện những động tác vận động ở vận tốc siêu âm mà những máy bay khác chỉ có thể thực hiện ở tốc độ hạ âm. Radar của Typhoon tuy vẫn là loại quét cơ thay vì quét điện tử, nhưng vẫn nằm trong số những radar mạnh nhất hiện nay, với tầm hoạt động tối đa 370km.

(Theo nguồn Soha)

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Mỹ - Nga đã chán nhau như thế nào

Vài ngày trước khi Putin nhậm chức tổng thống, Tổng thống Mỹ Obama gửi sứ giả của mình đến Moscow. Quan hệ giữa ông và Medvedev đang ấm áp, nên Obama muốn duy trì hơi ấm ấy.

>> Quan hệ Nga - Mỹ căng như dây đàn ?



Gương mặt của hai tổng thống trong cuộc gặp tại Ireland hồi tháng 6. Ảnh: AP


Trong khu nhà nghỉ của tổng thống Nga ở ngoại ô, tiếp chuyện cố vấn an ninh Mỹ Tom Donilon, ông Putin thay vì nói chuyện hợp tác, đã lạnh lùng mở đầu bằng câu hỏi: "Khi nào các ông bắt đầu ném bom xuống Syria?".

Lúc đó, Obama chưa hề có kế hoạch can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến dữ dội ở trái tim của Trung Đông. Nhưng Putin không tin điều đó. Dưới con mắt Putin, Mỹ chỉ muốn nhúng mũi vào những nơi chẳng can hệ gì đến họ, kích động các cuộc nổi dậy để rồi sau đó lập nên các chính quyền thân với Washington.

Cuộc gặp 16 tháng trước báo hiệu một chương mới đầy căng thẳng trong mối quan hệ Nga - Mỹ. Sự căng thẳng đó được bày ra trước công chúng trong tuần này, khi ông Obama tới St. Petersburg dự thượng đỉnh G20 do Putin làm chủ nhà, nhà báo Peter Barker của The New York Times viết khi nhìn lại một chặng đường khá dài, qua đó mối quan hệ giữa hai siêu cường ngày càng trở nên băng giá.

Mặc dù Obama không có ý định ném bom Syria hồi năm ngoái, ngày 31/8 vừa qua, ông lại tuyên bố ủng hộ hành động quân sự chống lại chính phủ Syria. Cuộc tấn công không phải để hạ bệ chính phủ của Bashar al-Assad, một đồng minh của Nga, mà là trừng phạt việc sử dụng vũ khí hóa học làm chết hàng nghìn dân thường. Putin nhận định đây là một cái cớ "hoàn toàn vô lý" để bào chữa cho sự can thiệp của Mỹ vào Syria.

Nước Nga đã quyết định cho Edwad Snowden - người mà chính phủ Mỹ coi là kẻ tội đồ, là kẻ phản bội - được cư trú ở Nga, và dẫn đến việc Obama hủy cuộc gặp riêng đã lên kế hoạch với Putin. Nhưng nguyên nhân chính dẫn đến sự băng giá không nằm ở đó, mà là ở sự khác biệt hoàn toàn về quan điểm trong vấn đề Syria.

Hăng hái tái khởi động

Câu chuyện về việc "tái khởi động" mối quan hệ với Nga mà chính quyền Obama thực thi chính là minh chứng cho thấy sự hăng hái trong nhiệm kỳ đầu của Obama chuyển thành vỡ mộng trong nhiệm kỳ hai.

Những người chỉ trích nói rằng Obama đã ngây thơ khi nghĩ rằng mình có thể tạo nên một sự nghiệp chung với Moscow. Các phụ tá của ông nói rằng thôi thì cứ thử còn hơn không làm gì, và quả thực họ đã đạt được những kết quả nhất định trong việc kiểm soát vũ khí, thương mại và quân sự.



Vẻ tươi cười của Obama và Medvedev khi gặp nhau. Ảnh: RIA Novosti.


"Đấy là chu kỳ, ban đầu thì nhiệt tình và hy vọng, nhưng sau đó những thứ này phải nhường chỗ cho hiện thực", Robert M. Gates, bộ trưởng Quốc phòng trong nhiệm kỳ đầu của Obama, bình luận.

Tháng 4/2009, Obama đã trông đợi nhiều hơn khi tới London dự cuộc họp của G-20 và có cuộc gặp đầu tiên với Medvedev, tổng thống Nga lúc bấy giờ. Cả hai đều là lãnh đạo thế hệ mới, được đào tạo về luật, không chịu gánh nặng của quá khứ, họ tự thấy mình là những người thực dụng hơn là lý tưởng. Dù ông Putin, khi đó là thủ tướng, vẫn là một nhân vật vô cùng nặng ký, Obama vẫn quyết tâm xây dựng quan hệ với Medvedev với hy vọng cuối cùng ông này sẽ xây dựng quyền lực mạnh mẽ.

Lý thuyết được các phụ tá như Donilon hay Michael McFaul, khi đó là cố vấn của tổng thống Mỹ về Nga, ủng hộ, là: vẫn có những cơ hội hợp tác giữa hai nước trong những lĩnh vực có lợi ích chung, sau sự rạn nứt vì cuộc chiến giữa Nga và Gruzia hồi năm 2008. Điều này không có nghĩa là sẽ không còn những bất đồng, nhưng hai nước đã cố tách bạch để không làm quan hệ toàn cục bị ảnh hưởng. "Đó là một cơ hội để khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn", một quan chức cấp cao của Mỹ nói.

Tuy nhiên, không phải mọi người đều quá lạc quan như vậy. Hillary Rodham Clinton, ngoại trưởng Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của Obama, ủng hộ việc hàn gắn quan hệ, và đích thân bà đã trao cái nút bấm xấu số có chữ "tái khởi động" cho đối tác Nga. Nhưng về cá nhân, bà lại có những quan điểm riêng về ông Putin. Bộ trưởng Quốc phòng Gates cũng tương tự, ông nói rằng "nên cố gắng" nhưng không nên quá lạc quan về triển vọng.

Đã quyết tâm phải xúc tiến mối quan hệ với Nga, nên khi ở London, Obama đã nêu đề xuất hai nước thương lượng về hiệp định kiểm soát vũ khí mới. Khi Obama đến Moscow hồi tháng 7 năm 2009, hai bên đã cùng thảo ra hiệp định khung về cắt giảm kho vũ khí và đạn dược hạt nhân của hai bên tới mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Hai bên cũng ký một hiệp định cho phép Mỹ chuyển quân và vũ khí tới Afghanistan qua lãnh thổ Nga, một phần của Mạng lưới Phân phối phía Bắc được mở rộng, thay thế cho các tuyến đường vận chuyển hậu cần qua Pakistan đang ngày càng bất ổn. Ông Gates nói rằng với một người là cựu chiến binh như ông, việc gửi quân đội Mỹ qua Nga là điều "không bao giờ có trong trí tưởng tượng hoang đường nhất".

Tận dụng lợi thế của mối quan hệ đã có tiến triển với Medvedev, Obama thuyết phục người Nga nên thông qua lệnh trừng phạt cứng rắn của Liên Hợp Quốc đối với Iran và hai bên cần làm mới lại thỏa thuận hợp tác về hạt nhân dân sự đã bị đình hoãn trong chiến tranh ở Gruzia. Cuối cùng, Obama đã thành công ở điểm mà những người tiền nhiệm thất bại, đó là giúp Nga gia nhập WTO sau gần 20 năm đàm phán.



Bộ trưởng Ngoại giao Nga, ông Lavrov và Mỹ, bà Clinton năm 2009. Ảnh: AFP

Thành công đáng chú ý nhất là thỏa thuận mà hai bên gọi là Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới (New START), có nội dung cắt giảm số đầu đạn chiến lược được triển khai xuống còn một phần ba và số dàn phóng tên lửa xuống còn một nửa. Nhưng thực hiện nó vất vả hơn mức Obama và các trợ lý trông đợi. "Chúng tôi nghĩ rằng START sẽ dễ dàng, chúng tôi thực sự nghĩ vậy, nhưng nó lại thành ra rất, rất khó khăn", một cựu quan chức nói.

Căng thẳng dâng cao vào tháng 3/2011, khi Obama quyết định tham gia chiến dịch liên quân không kích Libya. Đây là động thái làm Putin nổi giận, đặc biệt khi cái ban đầu gọi là chiến dịch nhân đạo chuyển thành sự thay đổi chế độ.

"Người Nga cảm thấy họ bị chơi một vố ở Libya. Họ cảm thấy như bị lừa. Lúc đó tôi nói 'thôi xong rồi', không bao giờ có sự hợp tác của họ trong tương lai nữa", cựu bộ trưởng quốc phòng Gates nói.

Mỹ nhìn tàu chiến Nga "bằng nửa con mắt"?

Chuyên gia Nga liệu có quá tự ti khi cho rằng "Hải quân Mỹ chỉ cần khoảng 20 phút để tiêu diệt tàu chiến của Nga đang hiện diện tại khu vực Địa Trung Hải"?

>> Khu trục hạm Sovremenny, "gừng già" của Hải quân Nga

Trước đó, bên lề phiên điều trần của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ về vấn đề Syria, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - Tướng Martin Dempsey tỏ ra khá kiêu ngạo khi tuyên bố: "Nga là siêu cường nếu xét dưới góc độ vũ khí hạt nhân. Còn về lĩnh vực vũ khí thông thường, tôi không xếp họ vào danh sách những nước lớn".

Trong khi đó, ngay chính bản thân Phó viện trưởng Học viện nghiên cứu các vấn đề địa chính trị của Nga, ông Konstantin Sivkov cũng đánh giá thấp tiềm lực của Hải quân Nga hiện nay: "Hải quân Mỹ chỉ cần khoảng 20 phút để tiêu diệt tàu chiến của Nga đang hiện diện tại khu vực Địa Trung Hải!".

Vậy những yếu tố nào khiến năng lực của Hải quân Nga bị đánh giá thấp như vậy?


Tàu chiến Mỹ - Nga - www.tinquansu.net
Sự chênh lệch về chất lượng giữa các tàu khu trục của Mỹ và Nga là điều không thể phủ nhận. Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke ở một đẳng cấp hoàn toàn khác so với tàu chiến Nga.

Sự lão hóa

Có một thực tế là phần lớn các trụ cột cho sức mạnh tác chiến của Hải quân Nga hiện nay đều là những tàu chiến được đóng theo công nghệ đóng tàu những thập niên 70-80. Sự lạc hậu về công nghệ có thể được bù đắp bằng việc cập nhật những hệ thống mới nhưng sự già cỗi về tuổi tác thì không gì có thể bù đắp được.

Các tàu chiến của Hải quân Nga đang đóng quân ở Địa Trung Hải đều là những lão làng của hải quân thế giới. Tàu khu trục Smetlivy được đưa vào sử dụng từ năm 1969, tàu khu trục chống ngầm Admiral Panteleyev (lớp Udaloy) đưa vào hoạt động từ năm 1990, tàu khu trục Nastoychivyy(lớp Sovremenny) đưa vào hoạt động từ năm 1992, tàu đổ bộ Alexander Shabalin hoạt động từ năm 1986, tàu đổ bộ Đô đốc Nevelsky hoạt động từ năm 1975.



Khu trục chống ngầm lớp Udaloy - www.tinquansu.net
Những tàu chiến của Nga được thiết kế thiên về một nhiệm vụ nhất định, khiến nó trở nên yếu thế khi tác chiến độc lập. Trong ảnh là tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy.

Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Moskva được đưa vào sử dụng từ năm 1976. Như vậy có thể thấy ngay rằng gánh nặng tuổi tác đang đè nặng các chiến hạm Nga tại Địa Trung Hải. Trong khi đó, với lực lượng tàu khu trục của Mỹ đang áp sát Syria, chiếc “già nhất” là USS Barry (DDG-52) được đưa vào sử dụng từ năm 1992.

Từ khi Liên Xô sụp đổ đến nay, Nga chưa có một lớp tàu khu trục nào thực sự đẳng cấp, những tàu chiến được đóng mới gần đây đều là những tàu khu trục nhỏ có lượng giãn nước dưới 4.000 tấn, chỉ phù hợp cho các nhiệm vụ phòng thủ ven biển. Xét về khía cạnh hiện đại hóa hải quân, Nga thậm chí còn thua cả Trung Quốc.

Sự chênh lệch về công nghệ

Những tàu chiến của Hải quân Nga đều được đóng theo công nghệ thập niên 70-80, so với những tàu khu trục được đóng theo công nghệ thập niên 90 của Mỹ thì sự tụt hậu về công nghệ là điều không thể tránh khỏi. Mặc khác, hệ thống điện tử luôn là điểm yếu cố hữu của Nga, luôn có một khoảng cách nhất định về độ tinh vi giữa các hệ thống điện tử của Nga và Mỹ.

Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga là những tàu chiến đầu tiên trên thế giới được trang bị loại radar mạng pha 3D AN/PSY-1 với các mảng ăng-ten được bố trí bao quát 360 độ xung quanh tàu.

Đây là một thiết kế đỉnh cao của công nghệ radar trên tàu chiến và trên thế giới không có loại có tính năng tương tự, Trung Quốc cũng đang cố gắng để tạo ra một hệ thống radar tương tự nhưng xem chừng còn rất lâu mới có thể đạt được một phần các tính năng của radar này.

Hệ thống chiến đấu Aegis - www.tinquansu.net
Hệ thống chiến đấu Aegis mang lại cho các tàu khu trục của Mỹ lợi thế tuyệt đối mà các tàu chiến Nga nằm mơ cũng không có được.

 Hệ thống chiến đấu Aegis mang lại cho các tàu khu trục của Mỹ lợi thế tuyệt đối mà các tàu chiến Nga không có được.
Điểm mạnh của radar này là sự tinh vi, nó có thể phát hiện mục tiêu cỡ quả bóng goft từ khoảng cách tới 165km, phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo ở cự ly tối đa 310km.

Tàu khu trục Nastoychivy, tuần dương hạm Moskva, tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Panteleyev cũng được trang bị radar 3D với phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 500km nhưng ăng-ten của các radar này phải quay xung quanh tàu để phát hiện mục tiêu. Như vậy, sẽ có một khoảng trống nhất định khi radar quét đủ một vòng xung quanh tàu, trong khi đó tàu chiến của Mỹ không bị hạn chế về điểm này.

Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga là những tàu chiến duy nhất trên thế giới hiện nay được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân. Aegis là viết tắt của cụm từ Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment (Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất).

Đây là hệ thống chiến đấu công nghệ cao tích hợp được thiết kế để đối với tất cả các loại mục tiêu trên biển, trên không, dưới nước, mang lại khả năng tấn công và phòng thủ toàn diện. Nói chung, Aegis là một khái niệm công nghệ phát hiện, theo dõi, tấn công mục tiêu cực kỳ phức tạp. Đến nay, Aegis vẫn là hệ thống chiến đấu có “1-0-2” trên thế giới.

Chỉ riêng ở khía cạnh này thì không một tàu chiến nào của Nga có thể so sánh được. Aegis sẽ là hệ thống chiến đấu số 1 thế giới, ít nhất là trong nhiều thập kỷ nữa.

Sự đồng bộ hóa trong tác chiến không cao

Có một hạn chế của Hải quân Nga là họ phát triển quá nhiều lớp tàu chiến với nhiệm vụ, vũ khí, hệ thống điện tử tương đối khác nhau. Ví dụ, các tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy quá thiên về nhiệm vụ chống ngầm, tàu khu trục lớp Sovremenny lại quá thiên về nhiệm vụ chống tàu mặt nước, tuần dương hạm tên lửa Moskva lại nhắm đến các tàu sân bay Mỹ.

Chiến hạm Nga - www.tinquansu.net
Mỗi tàu chiến của Nga đều có hệ thống điện tử, vũ khí, hệ thống điều khiển riêng nên khả năng tương tác giữa chúng không cao.

 Mỗi tàu chiến của Nga đều có hệ thống điện tử, vũ khí, hệ thống điều khiển riêng nên khả năng tương tác giữa chúng không cao.
Các tàu chiến Nga tỏ ra yếu thế khi hoạt động đơn lẻ nên cần phải có sự hỗ trợ của những tàu chiến khác. Trong khi đó, năng lực tấn công chủ lực của Hải quân Mỹ chỉ tập trung vào 2 lớp tàu là tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga.

Những tàu này có hệ thống điện tử, vũ khí gần như tương đồng nhau, mỗi tàu có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ cùng lúc. Hệ thống vũ khí trên tàu được thiết kế theo kiểu module, đơn cử như ống phóng MK41 có thể sử dụng để phóng tất cả các loại vũ khí, từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất, tên lửa phòng không, tên lửa chống ngầm. Chỉ có tên lửa chống hạm không thể phóng trong ống phóng thẳng đứng nên phải bố trí riêng mà thôi.

Mỗi tàu khu trục của Mỹ có thể mang theo tới 96 tên lửa các loại, tổng cộng 5 tàu khu trục có thể mang theo tới 480 tên lửa các loại. Trong khi đó, loại tàu chiến lớn nhất của Nga ở Địa Trung Hải là tuần dương hạm lớp Slava chỉ có thể mang theo tối đa 80 tên lửa các loại, những tàu khác chỉ có khả năng mang tối đa 56 tên lửa các loại và không có khả năng tấn công mặt đất.

Các tàu chiến của Mỹ khi hoạt động cùng nhau tạo nên sự tương tác nhiệm vụ rất cao, tạo nên mạng lưới tấn công và phòng thủ có chiều sâu. Trong khi đó khả năng tương tác giữa các tàu chiến Nga không cao do mỗi tàu có hệ thống điện tử và hệ thống điều khiển riêng.

Nếu các tàu chiến Mỹ dồn tên lửa vào một tàu chiến Nga thì khả năng bị đánh chìm gần như 100%, trong khi đó, nếu tàu chiến Nga dồn tên lửa vào một tàu chiến Mỹ thì những tàu khác xung quanh hoàn toàn có thể can thiệp đánh chặn do họ sử dụng chụng một hệ thống điều khiển và vũ khí.

Xét về mặt lực lượng, các tàu chiến Nga đang đồn trú tại Địa Trung Hải hoàn toàn lép vế so với lực lượng tàu khu trục Mỹ, chưa kể đến tàu sân bay và các tàu ngầm tiến công hạt nhân khác ở dưới nước. Tuy nhiên, trên đây chỉ là những so sánh mang tính lý thuyết, dựa trên các thông số kỹ thuật của tàu chiến đôi bên, bởi khi bước vào một cuộc chiến thực tế rất khó để nhận định ai sẽ thắng ai.

(Tổng hợp)

Tên lửa Trident - "vũ khí của thần biển"

Tên lửa được phóng từ tàu ngầm D5 Trident II của hải quân Mỹ là sản phẩm mới nhất của chuỗi các tên lửa loại này và được đánh giá có sức mạnh như cây đinh ba của thần biển cả Poseidon.

>> Khám phá siêu tên lửa thế hệ 5 của Nga


Tên lửa Trident II - www.tinquansu.net
Tên lửa Trident II được phóng đi từ tàu ngầm
Trong bộ ba hạt nhân của Mỹ, lực lượng tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân chiến lược đóng vai trò như lực lượng tấn công phủ đầu trong cuộc chiến hạt nhân toàn diện. Chính vì sự quan trọng này, quân đội Mỹ đã rất quan tâm và đầu từ phát triển các dòng tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm (SLBM). Tính tới thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tức là khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ đã cho ra mắt tới 6 thế hệ SLBM với “sản phẩm” mới nhất là SLBM D5 Trident II kế thừa công nghệ từ dòng SLBM trước đó với một số cách tân.

Điểm nhấn của Trident II là khả năng mang đa đầu đạn và sai số trượt mục tiêu (CEP) thấp để đảm bảo tấn công phủ đầu chính xác các mục tiêu thông thường, cũng như kiên cố (được thiết kế để chống lại các vụ nổ hạt nhân). Dòng SLBM này cũng được biết đến với độ tin cậy cao (kể từ năm 1989, đã có 143 vụ phóng thử Trident II được ghi nhận là thành công). Với nhiều ưu điểm, Trident II không chỉ nằm trong biên chế lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược Mỹ, mà còn cả trong lực lượng tên lửa chiến lược Anh.

Phiên bản phóng to của SLBM C4 với nhiều cải tiến

Xuất phát từ yêu cầu răn đe hạt nhân hải quân với Liên Xô, ngay từ năm 1956, Mỹ đã bắt tay vào phát triển vũ khí tiến công chiến lược hải quân (FBM) với sự ra mắt của các dòng SLBM Polaris (A1), Polaris (A2), Polaris (A3), Poseidon (C3) và Trident I (C4). Từ yêu cầu đáp ứng chiến lược với SLBM Sineva, hải quân Mỹ từ đầu những năm 1990 đã bắt đầu tái trang bị bằng SLBM thế hệ 6 D5 Trident II hay UGM-133 với nhiều yêu cầu kỹ-chiến thuật tiên tiến.

Trong thực tế, SLBM Trident II là phiên bản nâng cấp mang tính cách mạng của Trident I với việc nâng tầm bắn lên tới 7.360 km, nhưng lại có sức mạnh vượt trội (tương đương với SLBM Poseidon). Ngoài ra, những cải tiến mạnh về kết cấu động cơ phóng, trong đó có việc trang bị hệ thống thay đổi véc-tơ lực đẩy cho phép cải thiện đáng kể hiệu suất động cơ và cải thiện CEP khi tận dụng khả năng hồi đáp với hệ thống dẫn đường quán tính trang bị trên tên lửa.

Điểm khác biệt nữa là Trident II áp dụng sâu công nghệ vật liệu composite (graphite/epoxy) trong chế tạo. Việc này tuy làm đội giá thành, nhưng lại giúp giảm trọng lượng tên lửa. Ngoài ra, việc tăng kích thước tên lửa của D5 cũng giúp dòng SLBM này có thể mang theo các dòng đầu đạn tự dẫn thế hệ mới (MRV) MK5 có khả năng sống sót cao hơn trước lá chắn tên lửa của đối phương.



Tên lửa Trident II - www.tinquansu.net
Thành phần của 1 tên lửa Trident II
Cơ chế dẫn hướng tên lửa và giải phóng MRV khác biệt giúp SLBM D5 khắc phục được nhiều thiếu sót trên tên lửa C4 thế hệ trước.

Sức mạnh của “vũ khí trong tay thần Poseidon”

Chính thức được phát triển từ năm 1983 và bắt đầu phóng thử nghiệm từ tháng 1-1987, SLBM D5 đã vượt qua 15 vụ phóng thử (tới tháng 9-1988) với 12 lần phóng được ghi nhận là thành công. Sau khi được thiết kế để sửa đổi các thiếu sót, D5 chính thức được trang bị trên tàu ngầm hạt nhân USS Tennessee (SSBN 734) lớp Ohio từ năm 1990.

Tương tự như SLBM C4, D5 cũng có kết cấu 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn và hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp đạo hàng hình sao có hiệu chỉnh FBM. Có thông tin về việc D5 còn có thể được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS, nhưng không được kiểm chứng. Sai số CEP công khai của D5 được xác định là 90-120 m rất phù hợp để tấn công phủ đầu “phẫu thuật” vào các mục tiêu kiên cố.

Tầm bắn của D5 cũng được cải thiện nhờ kết cấu ống phụt động cơ mới đem lại hiệu năng hoạt động tăng 50% so với SLBM C4. Tầm bắn của D5 vào khoảng 4.600 hải lý, tương đương hơn 7.000 km. Đây cũng là con số hợp lý đối với các SLBM do thực tế hoạt động của tàu ngầm cơ động hơn nhiều so với bệ phóng cố định hay di động. Tàu ngầm chiến lược hoàn toàn có thể chọn vị trí phóng hợp lý nhất trên các đại dương nên không cần các dòng SLBM có tầm bắn quá lớn làm hạn chế về kích thước và trọng lượng tên lửa triển khai trên tàu.

Những cải tiến về vật liệu và thiết kế cho SLBM D5 nhẹ hơn, cấu trúc bền vững hơn để có thể mang nhiều đầu đạn hơn. Ở thiết kế cơ bản, D5 có thể mang được tới 12 đầu đạn W88 có sức công phá 475 Kiloton hoặc W76 (100 Kiloton), nhưng do yêu cầu của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START-1) với Nga, số lượng đầu đạn của D5 được giới hạn là 8. Theo Hiệp ước START Mới, số lượng này tiếp tục cắt xuống còn 4-5 đầu đạn.

Ở điều kiện tác chiến, D5 dài 13,41m, đường kính thân là 1,85m và trọng lượng khoảng 58,5 tấn. Tuy nhiên, hạn chế của D5 so với đối thủ cùng lớp SLBM Bulava của Nga là việc vẫn sử dụng ống phóng dạng thẳng đứng nên khi phóng, tàu ngầm vận chuyển phải đứng im ở độ sâu phù hợp (thường là 50m). Khi phóng, hệ thống đẩy thủy lực trong ống phóng giúp đẩy tên lửa lên mặt nước rồi mới kích hoạt động cơ chính. Nguyên tắc hoạt động của D5 cũng tương tự như các dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), SBLM nhiên liệu rắn, nhưng có cải tiến ở việc điều chỉnh được mức độ cháy của thỏi nhiên liệu giúp tên lửa hiệu chỉnh hướng tốt hơn.



Giếng phóng tên lửa SLMB D5 trên tàu ngầm hạt nhân Ohio

Hiện tại, D5 đang được trang bị trên 14 tàu ngầm nguyên tử lớp Ohio của hải quân Mỹ và 4 tàu ngầm lớp Vanguard của hải quân Anh. Do chưa có kế hoạch thay thế, Mỹ và Anh đang hợp tác kéo dài niên hạn sử dụng D5 tới năm 2042 với chương trình D5LE.

Đầu đạn hạt nhân nhiệt hạch là gì?

Phản ứng nhiệt hạch lợi dụng đặc tính ở nhiệt độ cao ở các hạt nhân của đồng vị deuterium cũng như tritium có thể dễ dàng hợp nhất thành đồng vị hydrogen và giải phóng một lượng lớn năng lượng trong quá trình này. Loại vũ khí sử dụng nguyên lý này được gọi là bom nhiệt hạch hay bom H.

Về bản chất, deuterium và tritium là hai loại khí và rất khó lưu giữ ở dạng tinh chất. Ngoài ra, chúng còn rất hiếm và không ổn định. Để phản ứng nhiệt hạch xảy ra cần cung cấp một lượng nhiệt rất lớn.

Trong thực tế, nhiên liệu của bom H là hợp chất lithium deuteride (thể rắn, trơ ở nhiệt độ thường). Bên trong một quả bom nhiệt hạch gồm một lõi phân hạch nhỏ dùng U-238 để tạo nhiệt lượng mồi phản ứng cho các khối nhiên liệu lithium deuteride . Khi được kích hoạt, khối lõi sẽ phản ứng phân hạch cung cấp nhiệt lượng để lithium phân hạch thành tritium và đồng thời phản ứng phân hạch này cũng tạo điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa deuterium và tritium giải phóng nhiệt lượng tương đương với bề mặt của mặt trời.

Với nguyên lý này, con người có thể chế tạo ra những qua bom có sức công phá hơn lớn hàng trăm nghìn Kiloton, thậm chí là tới cả trăm Megaton (triệu tấn thuốc nổ TNT). Trong thực thế, Nga đã từng cho nổ thử bom nhiệt hạch Tsas với sức công phá dự kiến là 100 Megaton, nhưng sau giảm xuống còn 50 Megaton đã tạo ra sóng chấn động chạy xung quanh trái đất 14 vòng, tạo ra nhiệt độ nung chảy mọi vật trong tầm ảnh hưởng.

Hầu hết các dòng vũ khí hạt nhân chiến lược hiện nay trên thế giới đều sử dụng cơ cấu đầu đạn nhiệt hạch.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang