Với những điểm ưu việt của tổ hợp S-300F của Nga, tại sao cho đến thời điểm này Việt Nam vẫn chưa sở hữu bất kỳ tổ hợp S-300F nào? Chúng ta thử tìm hiểu xem những trở ngại nào đối với Việt Nam trong vấn đề này. >> Tuần dương hạm lớp Kirov, gã khổng lồ trên biển Giới thiệu sức mạnh của tổ hợp phòng không trên chiến hạm S-300F Hệ thống phòng không trên chiến hạm có là một lựa chọn hợp lý cho Việt Nam ở biển Đông? S-300F Fort (tiếng Nga C-300Ф Форт, định danh SA-N-6, hậu tố F cho Flot, tiếng Nga có nghĩa hạm đội) được giới thiệu năm 1984 là phiên bản đầu tiên trang bị trên tàu thuỷ của hệ thống S-300P do Altair phát triển với loại tên lửa 5V55RM. Tầm xa chiến đấu của tổ hợp là 7–90 km, độ cao chiến đấu 25,000 m và tốc độ tối đa của mục tiêu lên tới Mach 4. Đầu chiến đấu có khối lượng 133 kg, động cơ nhiên liệu rắn. Ban đầu S-300F được trang bị cho ba tàu tuần dương tên lửa năng lượng hạt nhân Project 1144 Orlan (tên NATO: lớp Kirov) và bốn tàu tàu tuần dương thông thường Project 1164 Atlant 116 (tên NATO: lớp Slava). Tàu tuần dương thứ tư lớp Slava không được hoàn thành và vẫn ở Ukraine. Bắt đầu từ năm 1977, hệ thống đã được thử nghiệm trên tàu Azov, chiếc tàu tuần dương duy nhất của tàu lớp Project 1134BE Berkut (tên NATO: lớp Kara). Tên lửa được giữ trong tám (đối với tàu lớp Slava) hay mười hai (đối với tàu lớp Kirov) cụm bệ phóng dưới boong tàu, mỗi cụm bệ phóng có 8 ống phóng. Phiên bản xuất khẩu của hệ thống này được gọi là S-300F Rif. Hiện nay, chỉ có hai tàu lớp Kirov được trang bị hệ thống S-300F, còn lại chiếc thứ 3 mang tên Petr Veliky được trang bị biến thể nâng cấp S-300FM Fort-M S-300F sử dụng các đài radar kiểu TOP SAIL hay TOP STEER, TOP PAIR và 3R41 Volna (TOP DOME) và dẫn đường điều khiển với một phương thức dẫn đường radar bán chủ động (SARH) giai đoạn cuối. Cận cảnh hệ thống S-300FM S-300FM Fort-M (tiếng Nga C-300ФМ, định danh NATO: SA-N-20) là phiên bản hải quân khác của hệ thống S-300F, chỉ được lắp đặt trên tàu tuần tiễu lớp Kirov RFS Pyotr Velikiy và sử dụng loại tên lửa 48N6 mới. S-300FM Fort-M được giới thiệu năm 1990 và tăng tốc độ tên lửa lên xấp xỉ Mach 6 với tốc độ tiếp chiến mục tiêu tối đa lên tới Mach 8.5, tăng kích thước đầu đạn lên 150 kg và tăng tầm tiếp chiến một lần nữa lên 5–150 km, cũng như độ cao tác chiến 10m-27 km. Các tên lửa mới cũng sử dụng biện pháp dẫn đường tối tân và có khả năng ngăn chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn. S-300FM Fort-M sử dụng radar kiểu TOMB STONE MOD thay cho radar TOP DOME, có khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 600 km. Hệ thống sử dụng một máy tính điện tử, có khả năng theo dõi sáu mục tiêu cùng lúc và hướng dẫn hai tên lửa cho mỗi mục tiêu cùng một lúc. Khai hỏa tổ hợp S-300FM trên tuần dương hạm lớp Kirov của Nga Phiên bản xuất khẩu được gọi là Rif-M. Hai hệ thống Rif-M đã được Trung Quốc mua năm 2002 và lắp đặt trên các tàu khu trục tên lửa phòng không có điều khiển Type 051C mang số hiệu 115 và 116. Mỗi tàu này được trang bị 48 tên lửa của hệ thống S-300FM Rif-M. Cả hai phiên bản hải quân đều được cho là còn có một máy dò tìm hồng ngoại giai đoạn cuối thứ hai để giảm khả năng bị ảnh hưởng của hệ thống do bão hoà, tương tự như hệ thống tên lửa Standard mới của Mỹ. Điều này cũng giúp tên lửa có khả năng tiếp chiến các mục tiêu dưới đường chân trời của radar, như các tàu chiến hay các tên lửa chống tàu bay lướt trên mặt biển. Những lý do có thể thấy ngay TẠI SAO KHÔNG hoặc CHƯA THỂ VÀO LÚC NÀY ? Chi phí khổng lồ Việc sở hữu tổ hợp S-300F hoặc các biển thể của nó khiến Việt Nam phải chi trả một khoản chi phí rất lớn. Ngoài việc sở hữu tên lửa và các thiết bị phóng cũng như hệ thống điều khiển, trinh sát đi kèm thì tổ hợp này cần phải được một tàu có lượng giãn nước lớn chuyên chở. Tàu chiến lớn nhất Việt Nam hiện nay là 2 tàu lớp Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có chiều dài 102 m, rộng 13,7 m, trọng tải lên đến 2100 tấn, mức mớn nước 5,3 m, thủy thủ đoàn 98 người. Hai chiến hạm lớn nhất của Việt Nam mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có lượng giãn nước 2.100 tấn Còn các tàu trang bị S-300F của Nga là lớp Slava Project 1164 Atlant có dài 186,4m, rộng 20,8m, mớn nước 8,4m, tải trọng tiêu chuẩn 10.000 tấn, đầy tải 12.500 tấn, thủy thủ đoàn từ 476-529 người. Tàu chiến lớp Kirov dài 252m (tương đương tàu sân bay hạng nhẹ và tàu đổ bộ tấn công hiện đại), rộng 28,5m, mớn nước 9,1m, lượng giãn nước khổng lồ lên tới 28.000 tấn. Trong khi đó, tàu Type 051C của Trung Quốc có chiều dài 155 m, chiều rộng 17 m, mớn nước 6 m, lượng giãn nước 7.100 tấn, thủy thủ đoàn 290 người. Giá trị hợp đồng 2 tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ mà phía Việt Nam phải thanh toán cho phía Nga là 350 triệu USD, nhỏ hơn nhiều nếu so với loại tàu nhỏ nhất mang S-300F là Type 051C của Trung Quốc với chi phí sản xuất lên đến 800 triệu USD mỗi tàu. Không chỉ chi phí chế tạo ban đầu mà chi phí bảo dưỡng, sữa chữa và duy trì hoạt động thường xuyên của các loại tàu này cũng cực kỳ lớn. Hiện tại do thiếu chi phí, Nga chỉ duy trì hoạt động của 2 tàu lớp Kirov là Admiral Nakhimov (đang bảo dưỡng cho tới năm sau) và Pyotr Velikhiy (soái hạm của hạm đội biển Bắc). Còn 1 chiếc đã bị rã ra lấy phụ tùng thay thế cho 3 chiếc còn lại. Số lượng tuần dương hạm lớp Slava trong biên chế Hải quân Nga cũng chỉ có 3 chiếc: chiếc tuần dương hạm Moskva hiện tại là soái hạm của Hạm đội Biển Đen; tuần dương hạm Varyag là soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, chiếc tuần dương hạm còn lại mang tên Marshal Ustinov hoạt động trong Hạm đội Biển Bắc. Tàu lớn nhất được trang bị S-300F là tuần dương hạm lớp Kirov của Nga với lượng giãn nước khổng lồ 28.000 tấn Tàu nhỏ nhất được trang bị S-300F là Type 051C của Trung Quốc với lượng giãn nước 7.100 tấn. Phía Trung Quốc đã có 2 tàu (Thẩm Dương-115 và Thạch Gia Trang-116) được đưa vào sử dụng và đều biên chế trong Hạm đội Bắc Hải. Với Trung Quốc thì vấn đề chi phí có thể được đặt sau các yếu tố khác bởi tham vọng của Trung Quốc là rất lớn đối với chiến lược biển xanh. Đòi hỏi số lượng lớn con người có trình độ cao Việc sở hữu một tàu lớn đòi hỏi một đội ngũ kỹ thuật lớn có trình độ cao mới có thể duy trì và phát huy hết uy lực của tổ hợp. Chỉ tính riêng thủy thủ đoàn trên tàu cho thấy cần phải có một đội ngũ rất đông mới duy trì được hoạt động của những chiến hạm này. Hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có thủy thủ đoàn 98 người ít hơn nhiều so với tàu lớp Slava Project 1164 Atlant có thủy thủ đoàn từ 476-529 người, tàu chiến lớp Kirov thủy thủ đoàn 710 người, tàu Type 051C của Trung Quốc có thủy thủ đoàn 290 người. Để đào tạo và duy trì được đội ngũ đông đảo như vậy cần rất nhiều thời gian và chi phí. Ngoài ra vấn đề bảo đảm hậu cần cho việc tuần tra trên biển cũng hết sức phức tạp. Đấy là chưa kể đội ngũ rất lớn các nhân viên kỹ thuật cần thiết ở các căn cứ để bảo dưỡng, bảo trì các chiến hạm khổng lồ này. Cơ sở bảo dưỡng, sữa chữa tàu chiến lớn nhất của Việt Nam là Hải Minh (X51) Hạn chế về tác chiến chống ngầm Trở ngại tiếp theo đó là vấn đề chống ngầm cho các tàu trên, khi mà các đòn đánh trên cao không phát huy hiệu quả, đối phương sẽ tính đến phương án sử dụng đòn đánh từ dưới mặt nước. Là các tàu thiết kế chuyên cho nhiệm vụ phòng không tầm xa và tầm trung nên khả năng chống ngầm của các tàu này sẽ phần nào hạn chế. Nhiệm vụ chống ngầm sẽ được đảm nhiệm bởi các tàu ngầm, máy bay săn ngầm, vũ khí chống ngầm trên các tàu mặt nước đi kèm. Do vậy nếu sở hữu tàu này, Việt Nam cần trang bị và nâng cao khả năng tác chiến chống ngầm của các tàu chiến, tàu ngầm tạo ra một hành lang an toàn cho tổ hợp. Việc này sẽ kéo theo hàng loạt dự án khổng lồ. Lực lượng tàu chống ngầm của Việt Nam là các tàu lớp Petya II/III (project 159A/159AE) được sử dụng khoảng 50 năm Phòng không trên biển Đông theo cách Việt Nam Với phương châm mua sắm vũ khí chỉ phòng vệ và bảo vệ chủ quyền đất nước, không phải để đi bành trướng nên Việt Nam tránh lao vào một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém. Việt Nam chọn hướng đi riêng để hoàn thiện hệ thống phòng không của mình không chỉ trên biển Đông mà còn nhiều vùng trên đất nước chưa được bao phủ bởi các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa. Với kinh nghiệm trong cuộc chiến Điện Biên Phủ trên không và chiến thuật sáng tạo, bí mật, bất ngờ, nghệ thuật quân sự lấy ít đánh nhiều của mình, Việt Nam có thể đảm nhận nhiệm vụ phòng không trên biển Đông một cách xuất sắc. (Tổng hợp) |
Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013
>> Bao phủ biển Đông bằng hệ thống tên lửa S-300F - "điều không tưởng"
>> F-35 không có cửa khi "cận chiến" với Su-35 ?
Là máy bay chiến đấu có khả năng tàng hình tốt nhất của Mỹ nhưng F-35 vẫn là con mồi dễ dàng cho Su-35. Nhiều người tin rằng đây là tuyên bố hoàn toàn đúng, indrus.in ngày 26 tháng 6 cho biết. Trong tháng 7 năm 2008, một trận chiến giả định trên không đã được thực hiện, mô phỏng chiến đấu cơ siêu cơ động thế hệ 4 ++ Su-35 của Nga chống lại một phi đội hỗn hợp bao gồm các máy bay chiến đấu của Mỹ là F-22, F/A-18 Super Hornet và F-35. Kết quả là phi đội chiến đấu cơ của Mỹ đã bị đánh cho te tua, hệt như "một đứa trẻ bị ăn đòn roi" vậy. Cuộc chiến mô phỏng được thực hiện tại căn cứ không quân Hickam của Mỹ ở Hawaii, trước sự chứng kiến của ít nhất bốn thành viên thuộc lực lượng không quân và tình báo quân sự Australia. Nghị sĩ quốc hội Australia Dennis Jensen với những hiểu biết của mình cho rằng, F-35 đã bị Su-35 “đánh bại một cách không thương tiếc". Sukhoi Su-35 là một máy bay chiến đấu của 4 + + nhưng còn được trang bị các công nghệ tiên tiến áp dụng cho máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 như khả năng tàng hình. Khả năng để bắn hạ máy bay tàng hình được quyết định chủ yếu bởi khả năng cơ động. Hệ thống khí động học của Su-35 cho phép nó có thể thực hiện tất cả các thao tác bay phức tạp, trong đó có thuật bay rắn hổ mang Pugachev và thuật bay quay tròn mà chưa từng có loại máy bay nào làm được (thuật bay này gọi là Pancake – tức là máy bay có thể cua 360 độ trên không mà không mất tốc độ). Thuật bay rắn hổ mang của Su-35. Các nhà quân sự phương Tây không coi trọng khả năng cơ động của máy bay, mà theo họ trong thực tế khả năng tàng hình mới là số một. Người đứng đầu chương trình F-35 của công ty Northrop Grumman Pete Bartos cho rằng tàng hình là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển của F-35, do đó nó không cần có khả năng cơ động cao. Su-35 tại triển lãm Paris Air Show 2013. Tuy nhiên, Daily Mail dẫn một nguồn tin quân sự tin cậy từ ngành công nghiệp quốc phòng cho biết rằng "tàng hình là rất hữu ích, nhưng nó không phải là áo tàng hình của Harry Potter". Thật vậy, Không quân Hoa Kỳ luôn chú trọng đến tàng hình, trong khi lý thuyết chiến đấu trên không thì liên tục được phát triển. "Trong những năm 1940-1950 yêu cầu của máy bay chiến đấu đầu tiên đó là độ cao, sau đó là tốc độ, rồi mới đến tính cơ động và hỏa lực. Còn đối với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và thứ tư thì ưu tiên tốc độ hơn, sau đó mới là cơ động, và cuối cùng là siêu cơ động. Nó giống như con dao trong túi của người lính”, Anh hùng phi công Nga Sergey Bogdan cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Aviation Week. Chuyên gia hàng không Bill Sweetman nói rằng máy bay chiến đấu bay với quỹ đạo bay không thể đoán trước sẽ làm “hỏng” thuật bay của tên lửa đối phương, đồng thời nó có thể phóng tên lửa tầm ngắn với độc chính xác cực cao để tiêu diệt mục tiêu. Máy bay tàng hình F-35. F-35 thì hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tàng hình và không thích hợp khi tham gia các cuộc chiến tầm gần và do đó nó dễ bị tiêu diệt khi cận chiến với Su-35. Máy bay chiến đấu Nga sở hữu một kho vũ khí chết người, với tầm bắn xa và tất nhiên là có khả năng cơ động tuyệt vời, thậm chí trở thành thương hiệu của gia đình Su-27. Sergei Bogdan nhớ lại rằng vào năm 1989, Su-27 đã thực hiện thành công thuật bay "rắn hổ mang": thay đổi vận tốc một cách nhanh chóng có thể thoát khỏi sự đeo bám của radar Doppler điều khiển hỏa lực của máy bay chiến đấu đối phương. “Tính cơ động thậm chí còn hiệu quả hơn ở Su-35, bởi vì khi đó phi công có thể điều khiển máy bay theo bất kỳ hướng nào" - Sergei Bogdan nói. Bill Sweetman nói rằng lợi thế chiến thuật của "Rắn hổ mang" đó chính là việc máy bay bay với quỹ đạo khó lường và có thể thay đổi tốc độ một cánh đột ngột, mà không bị mất khả năng kiểm soát khiến cho tên lửa đối phương rất khó khăn trong việc tiêu diệt máy bay. Để tiêu diệt được Su-35, F-35 cần phải đến gần hơn, do đó nó tự đặt mình vào nguy cơ bị phát hiện (hệ thống radar mạnh mẽ của Su-35 hoàn toàn có thể thực hiện việc này, hơn nữa máy bay có kho vũ khí gồm các tên lửa không chiến tầm xa họ Vympel với tầm bắn 400 km - là một kỷ lục thế giới). Các chuyên gia cũng nói rằng các chiến thuật không chiến của không quân Mỹ được rút xuống còn ba nguyên tắc - "tìm kiếm, bắn và tiêu diệt". Với sự ra đời của Su-35, chiến thuật này nhiều khả năng là phải được sửa đổi. F-35 có thể phát hiện ra Su-35 đầu tiên, nhưng để sử dụng tên lửa nó phải di chuyển lại gần, và tại thời điểm đó cả hai sẽ nhìn thấy nhau. "Trong trường hợp này, lợi thế tàng hình sẽ giảm đáng kể" Sweetman nói. Trong cận chiến, Su-35 có khả năng huyền diệu là bay tốc độ thấp và đồng thời tăng tốc độ lên đến siêu âm, biến thành một chàng thợ săn. Tốc độ tối đa của máy bay là 2,5 M, tầm hoạt động 3.600 km có thể mang 12 tên lửa tầm trung Vympel (chẳng hạn như các biến thể sửa đổi khác nhau của R-77). Máy bay chiến đấu F-35 mang được ít tên lửa hơn và phạm vi hoạt động chỉ đạt 2.222 km còn tốc độ tối đa của nó là 1,6 M. Trong thực tế, F-35 không có những "tính năng kỳ lạ" mà phần lớn lực lượng không quân của thế giới đang rất cần. Ngược lại, Su-35S cung cấp hiệu suất ngang bằng với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thậm chí nó còn đáng sợ hơn đối với các lực lượng phương Tây bởi vì thực tế rằng F-35 đã mắc rất nhiều khiếm khuyết khi chưa đi vào hoạt động và vào năm 2020 sẽ có sự xuất hiện của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ năm Sukhoi PAK FA. (Tổng hợp) |
>> Những "sát thủ" tàu chiến ngang cơ với Kilo Việt Nam trên biển Đông
Tàu ngầm lớp Scorpène được đánh giá là không thua kém gì tàu ngầm Kilo 636MV mà Việt Nam sắp nhận và tàu ngầm lớp Archer của Hải quân Singapore. Cùng với Kilo 636MV và Archer, Scorpène sẽ là một trong những trở ngại lớn của Hải quân Trung Quốc. >> Tàu ngầm Kilo - "Mãnh hổ rình mồi" ở Biển Đông Chiếc KD Tunku Abdul Rahman của Hải quân Hoàng gia Malaysia đang chuẩn bị cho một chuyến tuần tra “Rắn độc” Scorpène Hiện nay, Hải quân Trung Quốc (PLAN) ngày càng hung hăng và liên tục làm phức tạp thêm tình hình trên biển Đông. Malaysia cũng không nằm ngoài cuộc chiến này khi mới đây nhất, một hải đoàn của Trung Quốc gồm một tàu đổ bộ và hai chiếc khu trục hộ tống đã tiến đến khu vực bãi cạn James Shoal (cách thị trấn Bintulu, Malaysia khoảng 80km) rồi lớn tiếng tuyên bố: "James Shoal là điểm cực nam của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa". Những tuyên bố lộng quyền và vô căn cứ này đã khiến cho dư luận ASEAN và cộng đồng quốc tế vô cùng bức xúc, dù gần đây nhất, tại Hội nghi Shangri-La 201, Trung Quốc khẳng định sẽ không làm phức tạp tình hình và giải quyết các xung đột về tranh chấp chủ quyền một cách hòa bình nhất. Việc Trung Quốc tiến sát bãi cạn James Shoal đã khiến dư luận Malaysia vô cùng phẫn nộ. Trong một bài phát biểu của mình, Bộ trưởng bộ Quốc phòng Malaysia, ông Hishammuddin Hussein đã lên tiếng chỉ trích những hành động vô căn cứ, “nói một đằng, là một nẻo” của Trung Quốc. Điều nực cười là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với bãi cạn James Shoal khi nơi đây cách đất liền của Trung Quốc tới 2.500km. Cấu tạo của tàu ngầm lớp Scorpène Trước mối đe dọa từ “gã khổng lồ xấu tính” Trung Quốc, Malaysia cũng như các quốc gia khác trong khối ASEAN đang tích cực mua sắm vũ khí để phòng vệ. Malaysia đang sở hữu một đội tàu chiến khá hiện đại và được vũ trang rất mạnh. Hiện có 8 chiếc tàu khu trục cỡ trung và cỡ nhỏ trang bị các tên lửa đối hạm Harpoon của Hoa Kỳ hoặc Exocet của Pháp phục vụ trong Hải quân Malaysia. Tuy nhiên, vũ khí lợi hại nhất của hải quân nước này chính là chiếc tàu ngầm lớp Scorpène với biệt danh “rắn độc”. Sở dĩ Scorpène được mệnh danh là “rắn độc” chính là nhờ khả năng rình rập và tấn công đối thủ bằng những đòn tấn công mạnh mẽ, khiến cho bất kỳ kẻ thù nào cũng phải hoảng sợ. "Ngang tài ngang sức" với Kilo 636MV Tàu ngầm lớp Scorpène được đánh giá là không thua kém gì tàu ngầm Kilo 636MV mà Việt Nam sắp nhận và tàu ngầm Archer của Hải quân Singapore. Scorpène là một trong những lớp tàu ngầm do Pháp nghiên cứu và chế tạo. Đây là loại tàu ngầm chạy bằng diesel-điện, hoạt động vô cùng êm ái và có thể qua mặt được các hệ thống sonar định vị thủy âm hiện nay. Scorpène ban đầu được phát triển bởi tập đoàn công nghiệp hàng hải và kỹ thuật hải quân DCNS của Pháp. Sau đó, từ năm 2005 Scorpène là sản phẩm hợp tác của DCNS và tập đoàn Navantia của Tây Ban Nha. Hiện nay, DCNS phát triển hệ thống máy và khung sườn, còn Navantia nghiên cứu phát triển hệ thống radar kiểm soát hỏa lực và hệ thống tiềm vọng laser cho Scorpène. Scorpène được các chuyên gia quân sự đánh giá là “ngang tài ngang sức” với “hố đen” Kilo 636MV nhờ khả năng hấp thụ sonar và có thể vô hình với bất cứ hệ thống sonar định vị thủy âm nào hiện nay. Scorpène của Malaysia hiện đang được trang bị những hệ thống và công nghệ mới nhất. Độ ồn của Scorpène được giới chuyên môn đánh giá nhận định là ngang bằng với “hố đen” Kilo. Chiếc KD Tun Razak trong một chuyến tuần tra biển Lớp khung được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan nên khung sườn của Scorpène có khả năng đàn hồi rất cao trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, phần thân của Scorpène có khả năng chịu được áp lực cao. Theo nhà sản xuất DCNS, Scorpène có khả năng lặn sâu đến hơn 380m. Trong một cuộc thử nghiệm gần đây, Scorpène thậm chí lặn sâu đến 430m và có thể hoạt động được liên tục trong vòng 4 giờ đồng hồ. Scorpène được trang bị một lớp vỏ có khả năng hấp thụ sóng sonar cao và lớp vỏ này còn hạn chế được độ ồn bên trong tàu. Lớp vỏ của Scorpène được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan gồm 3 lớp, mỗi lớp dày 2.5cm và cách nhau 3.0 cm, ngăn cách với nhau bởi một lớp khí Heli nhằm giảm thiểu tối đa độ ồn từ bên trong phát ra bên ngoài. Lớp khung được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan nên khung sườn của Scorpène có khả năng đàn hồi rất cao trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, phần thân của Scorpène có khả năng chịu được áp lực cao. Theo nhà sản xuất DCNS, Scorpène có khả năng lặn sâu đến hơn 380m. Trong một cuộc thử nghiệm gần đây, Scorpène thậm chí lặn sâu đến 430m và có thể hoạt động được liên tục trong vòng 4 giờ đồng hồ. Scorpène được trang bị một lớp vỏ có khả năng hấp thụ sóng sonar cao và lớp vỏ này còn hạn chế được độ ồn bên trong tàu. Lớp vỏ của Scorpène được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan gồm 3 lớp, mỗi lớp dày 2.5cm và cách nhau 3.0 cm, ngăn cách với nhau bởi một lớp khí Heli nhằm giảm thiểu tối đa độ ồn từ bên trong phát ra bên ngoài. Hệ thống MESMA vượt trội AIP của Kilo Scorpène còn có một điểm cộng sáng giá khác là hệ thống AIP (hệ thống động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập) do chính Pháp và Thụy Điển hợp tác phát triển. Hệ thống AIP này của Pháp có tên là MESMA. MESMA được đánh giá rất cao nhờ khả năng hoạt động vô cùng hiệu quả. MESMA và được đánh giá vượt trội hơn cả AIP do Nga và Thụy Điển phát triển. MESMA là một hệ thống độc lập được lắp đặt trong khoang máy của Scorpène, với cấu trúc tương tự như AIP của Kilo. Tuy nhiên, MESMA được phát triển và trang bị những công nghệ mới nhất hiện nay. Cùng với Kilo 636MV và Archer, Scorpène sẽ là một trong những trở ngại của Hải quân Trung Quốc. Nhờ hệ thống MESMA, Scorpène có thể hoạt động liên tục 71 ngày mà không cần nổi lên để nạp lại hệ thống. MESMA giúp Scorpène nhỉnh hơn cả Kilo 636MV của Việt Nam và Archer của Singapore khi 636MV chỉ hoạt động được liên tục trong 45 ngày và tàu ngầm Archer là 35 ngày. Điểm cộng sáng giá nhất của Scorpène là có khả năng hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết và là chìa khóa giúp Scorpène trở nên vô hình trên hệ thống định vị sonar của bất kỳ kẻ săn ngầm nào. Đây chính là điều khiến cho Scorpène, Kilo 636MV và Archer vượt trội hơn hoàn toàn so với bất kỳ loại tàu ngầm nào của Hải quân Trung Quốc. Đặc biệt, tất cả đều có khả năng hoạt động vô cùng êm ái, trong khi tàu ngầm Trung Quốc bị chê là “khua chiêng gõ mõ” với độ ồn vượt quá mức tiêu chuẩn hiện nay. “Nọc độc” của Scorpène Scorpène được trang bị hệ thống radar quét mảng pha bị động song song, tích hợp dẫn đường DR3000 do hãng Thales phát triển và hệ thống sonar TSM2233M và TSM2253. Điểm đặc biệt của hệ thống sonar này là được tích hợp công nghệ quét mảng đa chiều S-Cube, một hệ thống tích hợp khá hiện đại và được đánh giá rất cao hiện nay. Scorpène còn có một hệ thống kiểm soát và tác chiến tối tân do chính DCNS phát triển có tên là DCNS SUBTICS. Hệ thống này chính là đầu não của tất cả các hệ thống radar, định vị sonar và radar kiểm soát hỏa lực. SUBTICS có khả năng tấn công và điều khiển một lúc 6 ngư lôi WASS “Black Shark” có đầu dẫn thông mình hoặc 8 tên lửa đối hạm Exocet SM39. Chiếc KD Tunku Abdul Rahman phóng tên lửa diệt hạm Exocet SM39 Scorpène có cái tên “rắn độc” cũng chính là nhờ 2 vũ khí có khả năng hủy diệt khủng khiếp là ngư lôi WASS “Black Shark” và tên lửa đối hạm Exocet SM39. WASS “Black Shark" là một trong số nhiều loại ngư lôi hạng nặng do Tập đoàn WhiteHead Div và Alenia Difesa của Italy và Hà Lan hợp tác nghiên cứu. WASS “Black Shark” là một trong số những loại ngư lôi có điều khiển thông qua đầu dẫn thông minh với tốc độ liên đến 127km/h, tương đương với Mk48 của Hoa Kỳ. “Black Shark” có khả năng mang được đầu đạn nổ hạng nặng STANAG 4439 hoặc đầu đạn hạt nhân. Đây là một trong 2 loại vũ khí có sức hủy diệt mạnh mẽ. “Black Shark” tuy không được đánh giá cao như Shkval 2E của Kilo 636MV nhưng “Black Shark” là một trong nhiều loại ngư lôi có đầu dẫn thông mình hoạt động hiệu quả nhất hiện nay. Scorpène được trang bị 6 ống phóng trên mũi tàu và có thể điều khiển một lúc 6 ngư lôi dẫn đường thông qua hệ thống DCNS SUBTICS. Vũ khí thứ 2 làm nên tên tuổi của Scorpène là tên lửa diệt hạm Exocet. Exocet là một trong số nhiều loại tên lửa đối hạm mạnh nhất hiện nay. Ngoài Scorpène, loại tên lửa này còn được trang bị trên một số khu trục hạm của Malaysia. Tên lửa Exocet được lắp đặt trên tàu ngầm lớp Scorpène là biến thể SM39. Scorpène của Malaysia được trang bị loại SM39 mới nhất thuộc loại MM39 và MM40 Block 2. Tầm hoạt động lên đến 180km và được trang bị công nghệ Sea-skiming, có thể qua mặt được nhiều hệ thống radar đánh chặn và hệ thống phòng thủ tầm gần. (Tổng hợp) |
Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013
>> "Tên lửa Topol-M - Nỗi khiếp sợ đến từ xứ sở Bạch Dương"
Ngay từ khi ra đời, Topol-M đã khiến giới chức quân sự cấp cao Hoa Kỳ lo lắng đến mức "mất ăn mất ngủ" vì những tính năng vô cùng siêu việt của nó. >> Khám phá siêu tên lửa thế hệ 5 của Nga Được thiết kế bởi Viện kỹ thuật nhiệt học Moscow từ những năm 1990, ngay sau khi liên bang Xô Viết tan rã, Topol đã được đươc vào sản xuất và trang bị cho lực lượng tên lửa chiến lược, thuộc quân đội liên bang Nga. Với tên gốc RT-2UTTKh và tên mật là Topol-M, nó được NATO định danh là SS-27 “Sickle B”. SS-27 là hậu duệ của các tên lửa đạn đạo Xô Viết trước đó như RS-24 và RT-21 với các phiên bản khác nhau là: RS-12M1, RS-12M2 và RT-2PM2. Topol-M đi qua thành phố Minsk (Belarus). Ảnh: Ria Novosti. RT-2UTTKh là tên gọi trong tiếng Anh của Topol-M. Trong tiếng Nga nó là РТ-2УТТХ - Тополь-М. Trong tiếng Nga, “PT” là viết tắt của “ракета твердотопливная” nghĩa là tên lửa đẩy nhiên liệu rắn. Còn УТТХ là viết tắt của “улучшенные тактико-технические характеристики” nghĩa là thế hệ cải tiến mới. Topol trong tiếng Nga nghĩa là cây bạch dương trắng. Tuy nhiên NATO thường gọi Topol-M là “Sát thủ bạch dương” để nói về độ nguy hiểm cũng như khả năng vượt trội của Topol-M. Topol-M rời bệ phóng. Ảnh: RIA Novosti Tính năng kỹ thuật và chiến thuật: Topol-M là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sử dụng bệ phóng thẳng đứng, bao gồm 3 giai đoạn phóng, sử dụng nhiên liệu rắn. Nó có thể được phóng từ các xe chở tên lửa, đây chính là điều làm nên tính cơ động của Topol-M. Trọng lượng khi phóng là 47.2 tấn, bao gồm cả tải trọng 1.2 tấn. Topol-M có khả năng mang cả đầu đạn thông thường lẫn đầu đạn hạt nhân, với đầu đạn thông thường là đầu nổ 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 800 kiloton. Bên cạnh đó, hiện nay Topol-M được mang cả đầu đạn kép MIRV, có khả tăng tấn công đa mục tiêu. Theo công trình sư Yuri Solomonov, Topol-M có khả năng mang 4 cho tới 6 đầu đạn hạt nhân và kèm theo đó là mồi nhử tên lửa đánh chặn. Tầm bắn của Topol-M là từ 2.500km cho đến 10.500km, sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS hoặc hệ thống dẫn đường quán tính. Cận cảnh xe chở tên lửa Topol-M Với khả năng đánh trúng mục tiêu khá cao, độ sai lệch chỉ là 200m, Topol-M khi ra đời đã khiến cho giới chức quân sự cấp cao Hoa Kỳ lo lắng đến mức “mất ăn mất ngủ” vì những tính năng phải gọi là siêu việt của nó, như khả năng lẩn tránh radar và các mồi nhử tên lửa đánh chặn. Vì thế, vào những năm cuối thế kỷ trước, Hoa Kỳ đã xúc tiến các hệ thống phòng thủ tên lửa tại các nước Đông Âu và các đồng minh thân cận tại Châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc và cho đến nay người Mỹ vẫn lo sợ “Sát thủ bạch dương” này của người Nga. Xe chở Topol-M trong một đợt diễu binh ở thủ đô Moscow Topol-M có khả năng phóng từ các hầm chứa, mà theo báo cáo tình báo của NATO thì các bệ phóng này có khả năng chịu được cả đòn tấn công hạt nhân. Topol-M còn có thể phóng từ các xe lưu động từ bất cứ vị trí nào trên lãnh thổ nước Nga, nó có thể lẩn trốn các vệ tinh quân sự của Hoa Kỳ. Có nhiều đồn đoán xung quanh Topol-M ngay từ khi ra đời và một trong số đó là những câu chuyện về các điệp viên Hoa Kỳ xâm nhập vào các cơ quan quân sự Nga để lấy được các tài liệu về Topol-M. Đuôi kích nổ và tầng nhiên liệu đầu tiên của Topol-M Giai đầu tiên của Topol-M được phát triển bởi Trung tâm liên bang Soyuz và sử dụng công nghệ động cơ kép. Điều này giúp cho các tên lửa có khả năng tăng tốc nhanh hơn so với các loại ICBM khác. Vận tốc của Topol-M lúc tăng tốc tối đa là 7.320m/s với một quỹ đạo cao và khoảng cách đến mục tiêu trước khi phát nổ là 10.000m. Việc thiết kế với nhiêu liệu rắn giúp việc bảo trì tên lửa hiệu quả hơn và thời gian chuẩn bị mỗi lần phóng được giảm xuống đáng kể. Topol-M được giới chuyên môn cho rằng có khả năng hạ gục mọi bức tường phòng thủ của Hoa Kỳ. Nó có khả năng làm nên tính bất ngờ và có khả năng lẩn tránh radar của mọi hệ thống phòng thủ Hoa Kỳ. Topol-M được bảo vệ để tránh khỏi sự tấn công của các loại phóng xạ, EMP (bom xung điện từ). Một trong những điều đáng chú ý là thời gian khởi động của buồng đốt, với thời gian chỉ bằng 1/3 so với các loại tên lửa ICBM của Hoa Kỳ như MinuteMan (phóng từ mặt đất) hay Trident. RT-2UTTKh Topol - M Phân loại: Tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM Nguồn gốc: Liên bang Nga Hoạt động: 1997 – nay Các bên sử dụng: Lực lượng tên lửa chiến lược – Quân đội liên bang Nga Thiết kế bởi: Viện kỹ thuật nhiệt học Moscow – Công trình sư Yuri Solomonov Sản xuất bởi: Tập đaàn vũ khí tên lửa chiến lược Votkinsk Đặc tính kỹ thuật Trọng lượng: 47.2 tấn Chiều dài: 22.7 mét Đường kình (dày nhất): 1.9 mét Đầu đạn: +Đơn: Đơn 800 kiloton +Kép: MIRV 4 – 7 đầu đạn Động cơ: 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn Tầm bắn: 11000km Tốc độ (tối đa): 7320m/s Hệ thống dẫn đường: +Dẫn đường vệ tinh GLONASS +Dẫn đường quán tính Độ sai lệch: 200m Hệ thống phóng: Hầm chứa hoặc xe chở chuyên dụng |
Nhãn:
ICBM,
RT-2UTTKh,
Siêu tên lửa,
tên lửa,
tên lửa đạn đạo,
Tên lửa Topol-M
>> Xu hướng mới của Hải quân Thế giới : Tàu đổ bộ kiêm tàu sân bay nhỏ
Các tàu đổ bộ kiêm tàu sân bay có sàn đáp trực thăng là giải pháp cho các lực lượng hải quân muốn nhanh chóng đạt được năng lực tác chiến vừa đủ mạnh. >> Tàu tấn công đổ bộ Type 081 của Trung Quốc "gia nhập" sân chơi Biển Đông Nhiều quốc gia với tiềm lực quân sự khác nhau đang đầu tư cho tàu đổ bộ kiêm tàu sân bay bởi những ưu điểm của loại vũ khí này. Philippines "gây bão" Thị trường vũ khí khu vực Đông Nam Á vừa trải qua một "cơn áp thấp" khi có tin Philippines có kế hoạch mua tàu sân bay Príncipe de Asturias, vốn đã bị rút hẳn khỏi hạm đội Tây Ban Nha hồi tháng 2.2013, và đang trong quá trình phân định dỡ bỏ hoặc rao bán cho các nước có nhu cầu mua tàu sân bay “second hand”. Príncipe de Asturias Về sức mạnh hỏa lực, nếu không tính đến sức mạnh của không-hải quân, Príncipe de Asturias bị đánh giá là khá yếu với chỉ 4 tháp pháo Meroka 20mm. Và đó cũng sẽ là những gì hải quân Philippines có được nếu sở hữu tàu sân bay này, bởi không-hải quân Philippines gần như là con số không tròn trĩnh. Thế nhưng, cần xem xét một cách nghiêm túc rằng, ngoài các máy bay cánh cố định có khả năng cất cánh đường băng ngắn, hạ cánh thẳng đứng (như Harrier, F-35B, Yak-141…) thì tàu sân bay còn có thể khai thác sức mạnh của các máy bay trực thăng. Và phương tiện này thì Philippines cũng đang có ý định “đầu tư mạnh” cũng bằng những động thái úp mở tương tự. Chưa rõ, các trực thăng mà Philippines muốn trang bị cho hải quân sẽ là loại săn tàu ngầm, tuần tiễu, cứu nạn hay chỉ đơn thuần là loại vận tải? Theo tiến sĩ Gareth Evans - một chính khách Úc, thế kỷ 21 sẽ đánh dấu sự chuyển biến về tính chất hải quân hiện đại. Các thách thức an ninh phi truyền thống đòi hỏi các hoạt động quân sự thường trực thay vì chiến tranh. Trong đó, một xu hướng ngày càng rõ ràng là sự liên quan của hải quân trong hoạt động bảo vệ biên giới, phát hiện hoạt động cướp biển hoặc các hoạt động chống khủng bố tầm xa… Nhu cầu này đòi hỏi “gói giải pháp tổng lực” gồm các chiến lược thông vận trên biển, cung cấp vũ khí, hậu cần hay khả năng đổ bộ, trên không, trên biển từ một tàu lớn. "Tàu mẹ" này còn phải có khả năng hoạt động trong nhiều giai đoạn ổn định trên biển và trải qua nhiều dạng nhiệm vụ. Đặc điểm này còn phù hợp với xu hướng tinh gọn hải quân, thậm chí cả với những nước có ngân sách dồi dào. Mô hình New Zealand - Úc HMNZS Canterbury Các nước trên thế giới đã lần lượt tìm kiếm và đưa ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu trên. Hải quân New Zealand có quân số không lớn, chỉ khoảng 2.100 người, tổ chức trong một hạm đội duy nhất, đóng ở Căn cứ hải quân Auckland (thành phố Auckland, New Zealand). Lực lượng ít, số lượng vũ khí, phương tiện chiến đấu trong biên chế không nhiều nhưng bù lại, các tàu chiến của hải quân nước này rất hiện đại mà tiêu biểu là chiến hạm HMNZS Canterbury. Trong khi các tàu chiến của hải quân nhiều nước phát triển theo hướng “chuyên môn hóa” thì HMNZS Canterbury được thiết kế để đảm đương nhiều nhiệm vụ như đổ bộ, hậu cần, chi viện… Điều đáng nói, sức mạnh của HMNZS Canterbury không phải là các vũ khí gắn trên tàu, mà nằm ở những vũ khí tàu có thể mang theo. Dokdo của Hàn Quốc Bên cạnh đó, hải quân New Zealand cũng trang bị tàu tuần tiễu HMNZS Otago. Đây là lớp tàu có lượng choán nước 1.900 tấn, dài 85m, tầm hoạt động 6.000 hải lý. Và giống như HMNZS Canterbury, sức mạnh của HMNZS Otago nằm ở lực lượng không quân hải quân, chủ yếu là các trực thăng săn ngầm SH-2G. Là quốc gia láng giềng với New Zealand, Úc cũng có chiến lược phát triển lực lượng hải quân tương tự. Hiện Australia đang biên chế tàu đổ bộ mang trực thăng HMAS Canberra do Hãng Navantia (Tây Ban Nha) đóng và được hạ thủy hồi giữa tháng 2-2011. Đây có thể coi là tàu sân bay cỡ nhỏ với những vũ khí trang bị được gọi là “siêu phẩm” của nước này. Ngoài ra, cũng theo hợp đồng đã ký với hãng này, hải quân Australia dự kiến sẽ nhận thêm một tàu đổ bộ HMAS Adelaide vào năm 2015. Tàu được thiết kế với chiều rộng 32m, chiều cao 7,18m và có lượng choán nước đạt 27.900 tấn. Adelaide có thể di chuyển với vận tốc lên tới 20,8 hải lý/giờ với tầm hoạt động khoảng 13.000km. Loại chiến hạm này có thể được trang bị 4 pháo cỡ nòng 25mm, hệ thống điều khiển chiến đấu Saab 9LV và hệ thống radar Giraffe AMB. Ngoài ra, HMAS Adelaide có thể chở được 24 trực thăng đa nhiệm MH-60R Seahawk hay “sát thủ diệt ngầm” NH90. Cường quốc hải quân cũng không chối từ HMAS Canberra Quay trở lại với nhận định của tiến sĩ Gareth Evans, ngay cả các quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh cũng để mắt tới lực lượng tàu đổ bộ kiêm tàu sân bay. Các trường hợp của Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc là những ví dụ tiêu biểu. Là quốc gia có truyền thống phát triển lực lượng hải quân lâu đời và cũng đang sở hữu tàu sân bay (thực chất là tàu tuần dương hạng nặng mang máy bay chiến đấu), Nga đang đầu tư một cách nghiêm túc cho lực lượng tàu đổ bộ kiêm tàu sân bay cỡ nhỏ, cụ thể hóa bằng thương vụ mua 4 tàu Mistral của Pháp. Mistral kết hợp các tính năng của tàu sân bay trực thăng, tàu chỉ huy, kiểm soát và bệnh viện nổi. Những nhà máy đóng tàu của Nga chưa thể tự hoàn thành một con tàu hiện đại như vậy một cách nhanh chóng trong thời điểm hiện tại. Đó là lý do Nga quyết định chi tiền mua tàu của Pháp. Có tranh chấp với Nga nhưng tiềm lực quân sự của Nhật Bản bị hạn chế bởi Hiến pháp hòa bình. Theo đó, Nhật Bản không chủ trương đóng tàu sân bay cỡ lớn, bởi đây bị tính là vũ khí tấn công. Hải quân Nhật Bản hiện duy trì hoạt động của các tàu sân bay cỡ nhỏ (có sàn đáp trực thăng). Tiêu biểu là tàu chở trực thăng lớp Hyuga. Tàu lớp Hyuga Điều đáng nói, cả Nhật cũng đang trong quá trình thương lượng mua các chiến đấu cơ F-35B của Mỹ. Đây là các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, có khả năng cất cánh đường băng ngắn, hạ cánh thẳng đứng. Một khi các chiến đấu cơ này được biên chế, các tàu sân bay của Nhật Bản đều dễ dàng cởi bỏ danh nghĩa “cỡ nhỏ”. Bởi F-35B sẽ kéo năng lực tác chiến của cả biên đội tàu, vốn là tàu sân bay chở trực thăng trở thành các tàu sân bay tiến công chiến đấu thực thụ. Giống trường hợp của Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang chờ thời cơ để đưa tàu đổ bộ kiêm tàu sân bay trực thăng của mình trở thành tàu sân bay tiến công. Trong biên chế của Hải quân Hàn Quốc, tàu hiện đại và mạnh nhất là tàu đổ bộ Dokdo. Đây là chiến hạm lớn nhất của Hải quân Hàn Quốc và là kết quả đầu tiên của dự án LPX do Hải quân Hàn Quốc triển khai. Tàu đổ bộ tốc độ cao “Dokdo” được xây dựng dựa trên khái niệm “tấn công từ chân trời”. Mistral của Pháp Với tham vọng trở thành một cường quốc hải quân, Trung Quốc không quên đầu tư cho lực lượng tàu đổ bộ mặc dù đã có kế hoạch biên chế tàu sân bay cỡ lớn. Nòng cốt chính của lực lượng này trong Hải quân Trung Quốc là tàu đổ bộ lớp Type-071 Ngọc Chiêu. Được trang bị hỏa lực mạnh nhưng sự nguy hiểm của lớp tàu này nằm ở lực lượng tàu đổ bộ đệm khí. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã nhập mua tàu độ bộ đệm khí lớp Zubr từ Ukraine, biến sự nguy hiểm của tàu từ tiềm tàng trở thành thực tế. Zurb có lượng giãn nước lên hơn 550 tấn, có khả năng chở theo 3 xe tăng chiến đấu chủ lực, hoặc 10 xe thiết giáp, 140 lính. Zubr được trang bị hỏa lực tận răng với hai dàn phóng tên lửa tự động MS-227 cỡ 140mm, hai khẩu pháo cận chiến tự động AK-630 cỡ 30mm, hệ thống phòng không Igla-1M và khả năng rải thủy lôi (từ 20 - 80 quả). |
>> Đọ sức Lan Châu 170 của Hải quân Trung Quốc và Su-30KM2 của Việt Nam trên biển Đông
Trong những năm vừa qua, Việt Nam liên tục đưa vào trang bị các loại máy bay hiện đại Su-30MK2, Su-30MK2V để nâng cao sức mạnh trên bầu trời biển Đông. Hãy xem Trung Quốc dùng quân bài nào với lực lượng Không quân Việt Nam và chúng ta dùng cách nào để đối phó lại. >> Khu trục hạm Type 052C của Hải quân Trung Quốc Trong những năm vừa qua, Việt Nam liên tục đưa vào trang bị các loại máy bay hiện đại Su-30MK2, Su-30MK2V để nâng cao sức mạnh bảo vệ chủ quyền đất nước. Trung Quốc thì liên tục quấy phá, gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, xâm phạm vùng biển đảo Việt Nam. Hãy xem Trung Quốc dùng gì để đối phó với lực lượng Không quân Việt Nam và chúng ta dùng cách nào để đối chọi lại. Lan Châu 170 - 'Át chủ bài' của phòng không Trung Quốc trên biển Đông Để bảo vệ đội hình tàu chiến của Hạm đội Nam Hải khỏi những đòn đánh trên không của các tiêm cường kích Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam khi tiến hành xâm chiếm Biển Đông, phía Trung Quốc đã đưa vào trang bị cho hạm đội Nam Hải tàu Lan Châu 170 thuộc lớp Type 052C Lữ Dương II. Tàu Lan Châu (170) thuộc lớp Type 052C Lữ Dương II tham gia tâp trận ở khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương. Lan Châu 170 có lượng giãn nước 7.000 tấn, dài 155m, trang bị hệ thống pháo – tên lửa tầm xa, sức công phá mạnh, có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền. Vũ khí chính tạo nên sức mạnh phòng không "khủng" của Lan Châu 170 là hệ thống tên lửa tầm cao HHQ-9 (48 quả trong bệ phóng thẳng đứng) đạt tầm bắn 200km độ cao tối đa 30km. Theo công bố, đạn tên lửa HHQ-9 cũng có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở tầm xa 30km. Hệ thống vũ khí trên tàu Lan Châu 170 Các ống phóng chứa tên lửa phòng không trên tàu Theo công bố hệ thống có thể tiêu diệt đồng thời nhiều mục tiêu trên nhiều hướng khác nhau Lớp tàu Type 052C Lữ Dương II, được coi là "chiến hạm Aegis của Trung Quốc" với năng lực phòng không tầm xa, tầm cao. Sở dĩ con tàu được gọi là “chiến hạm Aegis” một phần vì kiểu thiết kế hệ thống anten radar mạng pha đa chức năng được lắp ở tháp điều khiển. Tất cả các tàu chiến Aegis của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có nét thiết kế này. Tất nhiên, Type 052C chỉ có đặc điểm giống về hình thức, còn xét “bản chất” thì con tàu không được trang bị hệ thống chiến đấu nào tương đương với Aegis của Mỹ. Dù vậy, Type 052C vẫn được đánh giá là một trong những chiến hạm tiên tiến trên thế giới với hệ thống hỏa lực mạnh có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền. Mục đích thiết kế ban đầu của Type 052C là dành cho nhiệm vụ phòng không tầm xa để hộ tống tàu sân bay, tàu chiến trong hạm đội. Đạn tên lửa HHQ-9 được đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (6 cụm, 48 ống) nằm ở boong tàu phía trước. Tên lửa sẽ bắn theo nguyên tắc “phóng lạnh”, tức là quả đạn sẽ được đẩy ra khỏi ống phóng rồi động cơ mới kích hoạt ở độ cao thấp. Phương pháp phóng đạn này giúp giảm thiểu thiệt hại cho cấu trúc thân tàu khi động cơ rocket khởi động. Với hệ thống HHQ-9, Type 052C Lữ Dương II được xem là chiến hạm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc có khả năng phòng không tầm cao, tầm xa. Trước đó, hầu hết các chiến hạm của Trung Quốc đều chỉ có năng lực phòng không tầm thấp, tầm trung. Trong tác chiến chống tàu mặt nước, Type 052C được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 (8 ống phóng đặt ở giữa thân tàu). YJ-62 đạt tầm bắn xa tới 280km, trong pha cuối tiếp cận mục tiêu, quả đạn chỉ bay cách mặt biển 7-10m gây khó khăn cho vũ khí đánh chặn của đối phương. Lan Châu 170 khai hỏa hệ thống phòng không Theo một số nguồn tin không chính thức, YJ-62 được cho là có khả năng tấn công mục tiêu trên đất liền ở tầm bắn tương tự. Ngoài 2 hệ thống vũ khí chính trên, Type 052C còn trang bị pháo hạm 100mm dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa) và mặt biển, tốc độ bắn 90 viên/phút. Type 052C cũng trang bị 2 hệ thống pháo phòng không tầm gần Type 730 có tốc độ bắn 4.600-5.800 viên/phút, tầm bắn 3.000m. Đây được xem là “lá chắn” cuối cùng chống mục tiêu tên lửa (hoặc máy bay) của đối phương nếu HHQ-9 thất bại trong đánh chặn. Cuối cùng, hỏa lực săn tàu ngầm của Type 052C trang bị 6 máy phóng ngư lôi và một trực thăng săn ngầm Ka-27 hoặc Z-9C đậu ở đuôi tàu. Trong tương lai, Hạm đội Nam Hải còn được tiếp nhận tàu khu trục tên lửa Type 052D tiên tiến hơn. Hiện Trung Quốc vẫn trong quá trình hoàn thiện con tàu đầu tiên. Như vậy có thể thấy rằng phía Trung Quốc cũng đã chuẩn bị những vũ khí đối trọng với Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam khi chiến sự nổ ra ở Biển Đông. Vỏ quýt dày thì móng tay phải nhọn Giả sử các thông số kỹ thuật của Type 052C phía Trung Quốc công bố đều là thật thì phía Việt Nam cũng không phải quá lo lắng. Thực tế chiến tranh đã chứng minh cách sử dụng vũ khí mới là yếu tố quyết định nhất. Việt Nam có thể sử dụng lực lượng Không quân bố trí dọc bờ biển, bí mật bất ngờ lao ra đánh phủ đầu lực lượng tàu chiến của địch, đặc biệt là tiêu diệt lực lượng tàu phòng không tầm xa. Không quân Việt Nam cũng có thể tiến hành bay với quỹ đạo sát mặt biển, khi đó hệ thống radar phát hiện mục tiêu trên tàu sẽ rất khó phát hiện do bị nhiễu bởi tín hiệu phản xạ từ mặt biển. Khi đến cự ly tác chiến hiệu quả sẽ tiến hành phóng các tên lửa chống hạm tiêu diệt các tàu này. Yếu tố bí mật bất ngờ đã giúp Không quân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với Mỹ trong trận Điện Biên Phủ trên không. Mà so với Trung Quốc, lực lượng Không quân Mỹ hiện đại và có trình độ tác chiến cao hơn nhiều. Su-30MK2 của Không quân Việt Nam xuất kích tuần tra trên biển Bên cạnh đó, Không quân Việt Nam cũng cần được trang bị những loại vũ khí chống hạm tầm xa như Yakhont/BrahMos tầm bắn 300 km, Kh-35UE tầm bắn 260 km, Moskit P-270 3M80 tầm bắn 250 km… Khi có những vũ khí này, các loại máy bay như Su-30MK2 có thể đứng ngoài vùng hỏa lực phòng không đối phương rồi tung đòn tiêu diệt, làm tê liệt hệ thống phòng không của hạm đội tàu địch, sau đó sẽ lần lượt tiêu diệt các tàu còn lại. Như vậy, chúng ta thấy, phía Trung Quốc đã tính đến phương án đối phó với các loại máy bay Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam. Và chúng ta chắc chắn cũng đã đề ra cách thức để chống lại việc xâm chiếm trên biển Đông. Vũ khí là yếu tố quan trọng nhưng con người và cách thức sử dụng vũ khí mới là điều quyết định đến kết quả cuộc chiến. Thực tiễn các cuộc chiến tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam đã minh chứng hùng hồn cho chân lý ấy. (Tổng hợp nguồn Quân Sự Soha, BVO, GDQP) |
>> Bàn về sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 Việt Nam (P2)
Hiện nay, tất cả các tên lửa S-300 của Việt Nam đều có tốc độ Mach 8.5 và có thể tiêu diệt gọn gàng Su-30MKK của Trung Quốc. >> Bàn về sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 Việt Nam (P1) Gần đây, giới quân sự thế giới cho rằng đang có một cuộc chiến âm thầm bên trong các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là các quốc gia có đường biên giới biển chung với Trung Quốc. Nhưng ở Việt Nam, những con người nhỏ bé và yêu hòa binh họ không hề “chạy đua” vũ trang mà chỉ dùng nó làm biện pháp răn đe "người anh em" xấu tính của mình mà thôi. S-300 vào vị trí sẵn sàng tác chiến. Hiện nay, S-300 được sử dụng khá nhiều tại các nước đồng minh của Liên bang Xô Viết cũ, bên cạnh đó là những đồng minh chiến lược của Nga trong thế kỷ XXI như Việt Nam, Ấn Độ, Algeria và còn có cả… Trung Quốc. Nga bán khá nhiều vũ khí cho Trung Quốc chỉ vì cuối thế kỷ XX, tình hình của Nga rơi và khủng hoảng nghiêm trọng nên họ bắt buộc phải bán cho Trung Quốc để bù các khoản thâm hụt tài chính. Trên thực tế, người Nga chẳng ưa gì Trung Quốc, nhất là khi họ đã gây ra cuộc chiến biên giới với Liên bang Xô Viết năm 1969. Trung Quốc mua khá nhiều các phiên bản S-300PMU-1 và S-300PMU-2, sau đó còn mua luôn cả giấy phép sản xuất tổ hợp phòng không này và đổi tên lại thành Hongqi-10 (Hồng Kỳ– HQ-10). Họ liên tục khoe khoang rằng HQ-10 và biến thể HQ-18 vượt trội hơn S-300 của Lực lượng phòng không Liên bang Nga. Thế nhưng, thực chất là tất cả hệ thống radar và thiết bị cảnh báo sớm đều được Trung Quốc sao chép copy lại từ S-300 mà thôi. Ngoài ra, còn một điểm thiếu hụt rất lớn cho Hồng Kỳ của Trung Quốc là hệ thống radar Tomb Stone mới, mà chỉ có Việt Nam, Ấn Độ và một vài quốc gia khác có mà thôi. Xe quân dụng chở hệ thống radar 64N6 BIG BIRD. Gần đây, Việt Nam cũng đã mua về 2 tiểu đoàn S-300PMU-1 với 12 phương tiện phóng và các xe chở đầu đạn, xe hậu cần. Thương vụ này tốn khoảng 300 triệu USD. Có rất nhiều tranh cãi về tổ hợp được bán cho Việt Nam bởi một số thành phần điện tử mới rất tinh vi và hiện đại, vượt trội hơn S-300PMU-1 của Trung Quốc rất nhiều. Các quan chức Bộ quốc phòng Trung Quốc vô cùng thèm muốn hệ thống này nhưng câu trả lời của công ty Almaz vẫn là “Không”. Trong năm 2011, Việt Nam đã đề nghị mua thêm tổ hợp S-400. Hiện nay, S-400 được gọi là “bất khả chiến bại”, với khả năng phát hiện các mối đe dọa từ 400 km và có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào ở độ cao 40 và 50 km. Điều này đồng nghĩa với việc các máy bay do thám như U2 và “Black bird” nếu được sử dụng thì cũng trở thành miếng mồi cho S-400. Thương vụ S-400 của Việt Nam và Nga diễn ra khá suôn sẻ, nếu không có thay đổi gì nhiều 2 bên sẽ tiến hành hợp đồng này vào 2014. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng muốn có thêm S-300PMU-2 với những loại tên lửa mới, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tốt hơn nhiều S-300PMU-1. Radar 64N6E BIG BIRD giăng bẫy những kẻ xâm phạm không phận Việt Nam. Được đánh giá là hệ thống phòng không mạnh nhất hiện nay nhưng S-300 chưa một lần xuất trận. Trái ngược hoàn toàn với người đồng cấp Patriot của Hoa Kỳ. Thế nhưng, theo nhận định từ các chiến lược gia quân sự thì S-300 là kẻ “bất khả chiến bại” trong tất cả các hệ thống SAM (Surface to Air Missile) đa năng hiện nay. Vào tháng 4-2005, NATO đã tổ chức tập trận SEAD nhằm đánh giá đúng khả năng của các loại tiêm kích và máy bay cảnh báo sớm của họ, cũng như khả năng đánh chặn của các hệ thống SAM đến từ Hoa Kỳ và Châu Âu. Điều đáng ngạc nhiên là Slovakia đã mang theo hệ thống S-300 của mình được thừa hưởng từ Tiệp Khắc dù nó khá cũ và được sản xuất từ những năm 1980. Thế nhưng, trong tất cả các phi vụ tập trận tại Đức và Pháp thì tất cả các loại tiêm kích từ F-3 “Tornado” đến Dassault Rafale hay Euro Typhoon đều bị nó tóm gọn và không thể trốn tránh được hệ thống này. Một tổ hợp gồm xe chở ống phóng và xe chở radar 64N6 BIG BIRD cơ bản Trước đó, Iran cũng đã mua về khá nhiều tổ hợp S-300PMU-1 với hơn 300 tên lửa từ Belarus. Về sau, Iran mua thêm 1 số tổ hợp khác từ S-300PMU-2. Các nhà lãnh đạo Iran luôn lo sợ về cuộc không kích nhằm vào Tehran và những tổ hợp S-300 đã khiến cho Israel, cũng như Hoa Kỳ mất ăn mất ngủ về những tính năng siêu vượt của nó. Như đã nói, hệ thống radar mới của S-300 là Tomb Stone có thể bắt gọn bất kì chiếc tiêm kích tàng hình nào với công nghệ radar quét pha bị động. Gần đây nhất là rộ tin đồn Nga bán S-300PMU-1/2 cho cả Sirya khiến cho các quan chức quân sự NATO lại thêm một lần nữa mất ăn mất ngủ. Hoa Kỳ đang cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học để đàn áp các cuộc biểu tình và phe chống đôi tại Syria nhưng nếu Syria nắm được S-300PMU1/2 thì một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Syria của Liên quân Liên hợp quốc sẽ là một cuộc tấn công tự sát trước S-300 hiện đại. Hệ thống dẫn đường trên S-300 có tên 30N6 FLAP LID sử dụng trên bộ, trên các phương tiện phóng hải quân là 3R41 Volna (TOP DOME), sử dụng hệ thống dẫn đường điều khiển với các radar dẫn đường bán chủ động trong giai đoạn cuối. Các phiên bản mới nhất sử dụng 30N6 FLAP LID B hay TOMB STONE dẫn đường cho các tên lửa qua hệ thống điều khiển mặt đất chỉ huy dẫn đường và hệ thống tìm kiếm mục tiêu hỗ trợ (SAAG). Xe hậu cần lo công tác lắp đặt ống phóng và tên lửa. Hệ thống radar FLAP LID cũ trước đây. SAAG là một hệ thống dẫn đường gần giống như thiết bị TVM của Patriot thế nhưng nó lại thể hiện sự vượt trội hơn rất nhiều so với Patriot. Các phiên bản 30N6 FLAP LID A được bán cho Trung Quốc là loại có thể dẫn đường cùng lúc 4 tên lửa và tấn công 4 mục tiêu. Thế nhưng, phía S-300 Việt Nam mua lại được trang bị 30N6 FLAP LID B, có thể dẫn đường cùng lúc cho 12 tên lửa và tấn công 12 mục tiêu. Lại một điểm trừ cho hệ thống của Trung Quốc. Hiện nay, tất cả các tên lửa S-300 của Việt Nam đều có tốc độ Mach 8.5 và có thể tiêu diệt gọn gàng Su-30MKK của Trung Quốc. Trong khi Su30MKK bay với vận tốc Mach 2.0 thì các tên lửa đã áp sát và hạ gục 1 cách nhanh chóng. Các tên lửa của S-300PMU-1 của Việt Nam mua về thuộc vào các loại 5V55KD, 5V55RM, 9M96E1/2 và 48N6E2, tất cả đều có vận tốc bay kinh hoàng là 1.700m/s, thậm chí 48N6E2 đạt tốc độ 2000m/s. Với vận tốc như thế này thì khó có một mục tiêu nào có thể bỏ chạy được như "chim két" SR-71 Black Bird của Mỹ trước kia. Đầu não và là trung tâm xử lý của S-300. Đầu đạn phiên bản 48N6E2 nặng đến 100kg, các đầu đạn khác có trọng lượng từ 133kg đến 143kg, tùy thuộc vào mục đích đánh chặn máy bay hoặc đánh chặn tên lửa đạn đạo. Tất cả cá loại tên lửa đều được trang bị kíp nổ tiếp cận và kíp nổ tiếp xúc, tức là nó có thể nổ ngay khi và chạm với mục tiêu hoặc nổ khi cách mục tiêu một khoảng cách rất nhỏ chỉ chừng vài cm. Điều này giúp giảm thiểu tối đa khả năng bắn trượt mục tiêu và có thể khiến mục tiêu bị đổi hướng (với tên lửa đạn đạo) hoặc khiến mục tiêu bị hư hại khá nhiều hệ thống máy móc (với máy bay tiêm kích). Các tên lửa khi nạp vào ống phóng sẽ được giữ ở trạng thái ổn định và phương thẳng đứng. Sau đó các tên lửa được hệ thống đẩy của ống phỏng đẩy ra bên ngoài, các động cơ sử dụng nhiêu liệu rắn của tên lửa lúc này lập tức được kích hoạt và vận tốc tăng tốc của nó có thể đạt tới 100G nghĩa là 1km/s2, một vận tốc kinh hoàng với bất kì mục tiêu nào bị nó tóm. Một điểm mạnh của hệ thống phóng là không cần ngắm trước khi khai hỏa, các tên lửa được điều khiển hướng bằn cánh đuôi và bộ phun khí chỉnh hướng, tương tự như công việc đi bộ ngoài không gian của các phi hành gia sử dụng một bộ phun khí nén áp suất cao để đẩy mình đi. Trong giai đoạn bay cuối, hệ thống dẫn đường và radar sẽ cung cấp các thông số kĩ thuật và thông số của mục tiêu và dẫn đường 1 cách chính xác để nó tấn công hạ gục mục tiêu. TIN SHIELD, sự bổ sung hoàn hảo cho BIG BIRD. Radar cũng là một thiết bị khá tối tân hiện đại của S-300, nó có những tính năng ưu việt hơn nhiều so với hệ thống dẫn đường và radar TVM của phía Hoa Kỳ và NATO. Ở các phiên bản gốc, nó sử dụng một tổ hợp radar thu và phát sóng doppler liên tục loại 76N6 CLAM SHELL để thám sát mục tiêu và sao đó truyền các thông tin đến radar thám sát trên không và tiếp chiến mạng sử dụng số qua băng tần I/J30N6 FLAP LID A. Cả 2 thiết bị này đều nằm trên các xe tải và được kết nối trực tiếp với nhau, thời gian để triển khai là 2 phút. Bên cạnh đó, các phiên bản mới bítcòn có một trung tâm điều khiển và chỉ huy hai hệ thống radar thám sát và radar dẫn đường, và cuối cùng là được kết nối đến xe phóng chở các bệ phóng. Hiện nay, các phiên bản mới nhất đều sử dụng loại radar băng tầm E/F 64N6 BIG BIRD, bổ sung rất nhiều thiếu sót từ các phiên bản cũ cho hệ thống S-300. Đây là một hệ thống có thể phát hiện ra các tên lửa đạn đạo ở cách xa 1.000km và bay tới tốc độ 10.000km/h, nghĩa là một thiết bị radar BIG BIRD đặt tại miền Bắc của Việt Nam có thể phát hiện ra được 1 tên lửa đạn đạo được phóng đi từ quân khu Chengdu của Trung Quốc và ngay khi nó bay qua không phận của Việt Nam, các tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo loại 9M96E1/2 sẽ bay đi và tấn công tiêu diệt ngay lập tức. Bên cạnh đó, nó cũng có thể phát hiện các tên lửa hành trình ở khoảng cách 300 km. Hệ thống BIG BIRD sử dụng chùm tia điện tử lái và thực hiện việc quét mỗi pha là 24 giây và mỗi vòng bán kính của nó là 12 giây. Hiện nay còn có thêm một lựa chọn khác thay thế cho radar FLAP LID là 36D6 TIN SHIELD , có thể giúp thám sát được các mục tiêu sớm hơn nhiều so với loại FLAP LID. Theo các chuyên gia từ Almaz – Antey thì TIN SHIELD sẽ là sự hỗ trợ mạnh mẽ cho BIG BIRD làm nên 1 hệ thống phòng thủ là nỗi kinh hoàng trước bất kỳ kẻ thù nào. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)