Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Israel

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Israel. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Israel. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

>> Hồ sơ xuất khẩu vũ khí của Israel (Kỳ 1)

Israel là một nhà nước trẻ (thành lập năm 1948), một nước nhỏ (chỉ có 20.770 km2) và dân số ít (khoảng 7 triệu người) nhưng lại là nước có quân đội mạnh nhất Trung Đông và là một trong những lực lượng quân sự được trang bị và huấn luyện tốt nhất thế giới.

Đồng thời cũng là quân đội tiến hành (hoặc buộc phải tiến hành) nhiều cuộc chiến tranh nhất kể từ khi lập quốc tới nay và luôn bảo vệ vững chắc quốc gia này (các cuộc chiến tranh lớn năm 1948- chỉ một ngày sau khi nước này tuyên bố thành lập; năm 1956; năm 1967; năm 1973 và nhiều cuộc xung đột vũ trang cấp độ khác nhau với nhiều nước thuộc thế giới Arập).

>>Israel xây dựng lưới lửa dày đặc
>>Nếu Israel tấn công Iran: Khó đến mức nào?


Nền công nghiệp quốc phòng Israel là một trong những nhân tố quyết định các chiến thắng của Quân đội Israel trước các đối phương có quân số đông hơn nhiều lần.

Không những thế, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Israel còn là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga (nhưng có một số số liệu so sánh khác đáng quan tâm hơn là vào năm 2012 dân số Mỹ vào khoảng 300 triệu người, kim ngạch xuất khẩu vũ khí là 66,3 tỷ đô la, các con số trên ở Nga là 140 triệu người và 14 tỷ đôla trong khi đó Israel chỉ có khoảng 7 triệu người nhưng thu nhập từ bán vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự và cả công nghệ lên tới 7 tỷ đôla- một con số rất ấn tượng).

Trong phạm vi bài viết này xin đề cập đến một số đặc điểm, mặt hàng sản phẩm quân sự và các khách hàng chủ yếu mua các sản phẩm quân sự của Israel.

Israel hiện chiếm một trong các vị trí hàng đầu trên thị trường vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự và công nghệ quân sự thế giới (gọi chung là các sản phẩm quân sự). Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm quân sự tăng nhanh hàng năm.

Từ mức 2,58 tỷ năm 2001 lên 4,01 tỷ năm 2002, 3 tỷ năm 2003, 5,6 tỷ năm 2007, 7,4 tỷ năm 2010 và năm 2012 ước tính trên 7 tỷ đôla (chưa có số liệu thống kê chính thức của Israel). Về xếp hạng, nếu năm 2006 quốc gia này đứng ở vị trí thứ 6 sau Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Đức thì đến năm 2008 Israel đã vượt qua Pháp, Anh, Đức và đứng ở vị trí thứ 3 chỉ sau Mỹ và Nga.

Khác hẳn phương Tây

Cơ cấu xuất khẩu vũ khí của Israel khác hẳn với các nước phương Tây- nếu các nước này dành phần lớn vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự do mình sản xuất để trang bị cho Lực lượng vũ trang của mình thì Israel lại dành phần lớn cho xuất khẩu.

Trước đây Lực lượng vũ trang Israel cũng từng là khách hàng chủ yếu của các xí nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp quốc phòng nước này- chiếm tỷ lệ từ 80 đến 90% số sản phẩm tiêu thụ nhưng thời gian gần đây ngân sách quốc phòng đã bị cắt giảm mạnh nên Bộ quốc phòng Israel phải chuyển hướng bằng cách hạn chế các đơn đặt hàng nhà nước với các nhà sản xuất trong nước và ngày càng dựa nhiều hơn vào sự giúp đỡ quân sự của Mỹ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu của Không quân Israel

Hiện nay, có khoảng 70 đến 80 % các sản phẩm quân sự do các xí nghiệp quốc phòng Israel sản xuất là dành để xuất khẩu. Tổ hợp công nghiệp quốc phòng quốc gia chủ yếu cung cấp cho quân đội các mẫu vũ khí mà các nước khác không có.

Ngoài ra, một phần lợi nhuận từ xuất khẩu vũ khí lại được tái đầu tư vào tổ hợp công nghiệp quốc phòng, và một phần khác bù đắp cho khoản thiếu hụt ngân sách đầu tư cho quốc phòng. Chính vì vậy mà sự cắt giảm xuất khẩu vũ khí sẽ có tác động tiêu cực đối với không chỉ riêng lực lượng vũ trang mà còn cả đối với toàn bộ hệ thống đảm bảo an ninh của nhà nước Israel nói chung.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống Iron Dome của Israel.

Một đặc điểm khác nữa nếu so sánh với các nhà sản xuất vũ khí khác (Mỹ, Nga..) thì Israel bị nhiều hạn chế khi muốn tăng khối lượng xuất khẩu. Sự phụ thuộc vào Mỹ về kỹ thuật quân sự và quân sự- chính trị đã dẫn tới việc công nghiệp quốc phòng Israel bị hạn chế đưa ra thị trường vũ khí thế giới một số loại sản phẩm quân sự như máy bay chiến đấu, các tổ hợp phòng không, máy bay lên thẳng, tàu nổi, phương tiện kỹ thuật tăng thiết giáp.

Xuất phát từ thực tế trên và cũng do nguồn ngân sách hạn chế nên các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Israel tập trung nguồn lực vào việc chế tạo các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự công nghệ cao và tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học, thiết kế thử nghiệm các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới.

Các sản phẩm quân sự có khả năng cạnh tranh cao

Đến thời điểm hiện tai, Israel có một số sản phẩm quân sự sau đây có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường vũ khí thế giới:

Các thiết bị quang học và vô tuyến điện tử trang bị cho máy bay chiến đấu và máy bay lên thẳng;

Các hệ thống liên lạc, trinh sát và điều khiển;

Các trạm rada;

Vũ khí tên lửa các loại, bao gồm các lớp tên lửa có điều khiển “không đối không”, “không đối đất”, các tên lửa có điều khiển phòng không và chống tăng;

Một số loại máy bay không người lái;

Vệ tính và các phương tiện kỹ thuật vũ trụ;

Các thiết bị huấn luyện dùng cho huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu và máy bay lên thẳng;

Pháo và súng bộ binh;

Một số loại đạn, trong đó có cả các phương tiện tiêu diệt sử dụng trên máy bay;

Vỏ thép bảo vệ cho các xe tác chiến bọc thép;

Các phương tiện bảo vệ cá nhân cho binh sỹ và trang bị;

Các chương trình hiện đại hóa vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự kể cả của Phương Tây và của Nga (Liên Xô).

Hoạt động của Israel trên thị trường vũ khí

Có khả năng tiếp cận công nghệ Mỹ và điều đó giúp nâng cao trình độ công nghệ- công nghiệp của Israel, đồng thời đơn giản hóa việc xâm nhập thị trường vũ khí Mỹ và hiện đại hóa các phương tiện kỹ thuật quân sự đang có trong trang bị không chỉ của chính lực lượng vũ trang Israel mà còn của một loạt các nước thứ 3.

Có khả năng đưa ra nhiều các hệ thống và các chi tiết riêng rẽ để tích hợp vào các mẫu đã có của các nước trong khuôn khổ các chương hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật hoặc các chương trình sản xuất các mẫu mới mà Israel tham gia.

Sẵn sàng chuyển giao cho bên mua vũ khí một số công nghệ riêng biệt, nếu điều đó không gặp sự phản đối của Mỹ. Điều đó nâng cao tính hấp dẫn của các sản phẩm quân sự Israel trên thị trường những nước muốn tự phát triển công nghiệp quốc phòng của mình như Ấn độ, Brazil, Nam Triều tiên. Các nước này bằng hình thức như vậy có thể tiếp cận, dù còn hạn chế, với những thiết kế mới nhất.

Kết hợp linh hoạt các hình thức hợp tác kỹ thuật quân sự khác nhau như: cung cấp các sản phẩm đã hoàn thiện, cung cấp các dịch vụ hiện đại hóa các vũ khí đang có trong trang bị, hợp tác công nghiệp- quốc phòng, đầu tư vào các dự án của các công ty nước khách hàng.

Một trong những đặc điểm quan trọng nữa trong các hợp đồng xuất khẩu là Israel tìm kiếm lợi nhuận từ khả năng của tổ hợp công nghiệp quốc phòng của mình bằng cách thỏa mãn nhu cầu cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế và hiện đại hóa các vũ khí cũ do Liên Xô sản xuất.

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

>> Tiêm kích Mirage: lựa chọn của Israel

Tiêm kích đa năng Kfir của Israel được chế tạo dựa trên khung máy bay Dassault Mirage-5, với hệ thống điện tử hàng không và động cơ phản lực do Israel chế tạo.

>> Đánh giá thực lực quân đội Pháp
>>Ấn Độ nâng cấp Mirage 2000


Thiết kế Mirage-5 của Pháp bị đánh cắp như thế nào?

Giữa thập niên 1960, Israel tăng cường sức mạnh quân sự bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc mua vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại của các nước phương Tây và Mirage của Pháp được nhắm tới.

Cơ hội ngẫu nhiên

Theo yêu cầu của Israel, Hãng Dassault Aviation (Pháp) bắt đầu phát triển Mirage 5, một biến thể tấn công mặt đất.

Theo đề nghị của Israel, hệ thống điện tử hàng không đặt ở sau buồng lái bị loại bỏ, cho phép tăng khả năng mang nhiên liệu và giảm giá thành bảo dưỡng.

Năm 1968, Dassault hoàn thành sản xuất 50 chiếc Mirage-5J cho Israel, nhưng lệnh cấm vận vũ khí do Chính phủ Pháp áp đặt năm 1967 đã ngăn Dassault chuyển giao máy bay.

Tuy vậy, không lâu sau đó, Israel đáp trả bằng việc sản xuất không giấy phép một loạt bản sao gần như nguyên vẹn của Mirage 5. Thành công của chiến dịch này nằm ngoài sức tưởng tượng của chính những người trong cuộc.


http://nghiadx.blogspot.com
Mirage, niềm tự hào của nước Pháp. Ảnh: Giantbomb

Có rất nhiều vụ việc lớn được bắt đầu một cách ngẫu nhiên và điều này xảy ra với nhân vật chính trong câu chuyện là Alfred Frauenknecht, một người Thuỵ Sỹ gốc Đức, kỹ sư trưởng của một chi nhánh thuộc công ty Sulzer Brothers tại Thuỵ Sỹ chuyên sản xuất máy bay tiêm kích phản lực Mirage.

Chính phủ Thuỵ Sỹ lúc đó đã đặt mua những chiếc máy bay của công ty Dassault với điều kiện loại máy bay này sẽ được sản xuất tại Thuỵ Sỹ. Frauenknecht là người giám sát dự án này và anh ta thường phải gặp gỡ các kỹ sư Israel ở Paris. Các kỹ sư này thường đến hãng Dassault để giải quyết các vấn đề về kỹ thuật. Frauenknecht kết bạn với một vài người kỹ sư và thường nói chuyện với những người Israel về các chủ đề quân sự và chính trị.

Sau Cuộc chiến 6 ngày (Cuộc chiến ở vùng Cận Đông xảy ra giữa Israel và các nước Ai cập, Lybia, Iraq, Jordan), các nhà chế tạo máy bay Pháp đã mời các chuyên gia Israel đến Paris để chia sẻ với họ về những kinh nghiệm thực tiễn do chính các phi công và kỹ thuật viên của Israel thực hiện trong thời gian chiến sự thực tế.

Là người Thuỵ Sỹ có cảm tình với đất nước Israel, Frauenknecht cho rằng, toàn bộ châu Âu đã phải chịu ơn người Do Thái về những gì đã xảy ra với họ trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ 2. Các buổi tiếp xúc cá nhân của anh ta với những kỹ sư Israel đã tăng thêm sự tin tưởng này.

Vào thời điểm đó, nước Pháp bắt đầu từ chối cung cấp cho Israel 50 chiếc máy bay tiêm kích Mirage-5J trong khi tiền đã được trả đầy đủ. Một số kỹ sư khi làm việc với Frauenknecht đều biết được thái độ thiện chí của anh ta đối với Israel. Và những người Israel đã tận dụng cơ hội đó, hai đồng nghiệp Israel của Frauenknecht đã đến hỏi thẳng xem anh ta có thể giúp họ có được những bộ phận dự trữ để chế tạo những chiếc máy bay đó và ngay lập tức nhận được câu trả lời. "Tôi có thể làm tất cả những gì trong khả năng của tôi", Frauenknecht nói, "nhưng tôi chưa ký hợp đồng. Tôi cần phải có một công việc. Ngoài ra, tôi có thể sẽ giới thiệu các anh đến gặp trực tiếp chính phủ Thuỵ Sỹ".

Trên thực tế, người Israel luôn muốn Chính phủ Thuỵ Sỹ trả lời họ về việc, liệu chính phủ Thuỵ Sỹ có thể giúp họ có được các phụ tùng của những chiếc máy bay Mirage hay không và họ đã nhận được câu trả lời là không. Một vài phi công Pháp học cùng với phi công Israel cũng tỏ ý sẵn sàng chuyển một số bản vẽ Mirage đến Israel. Nhưng yêu cầu của họ không rõ vì sao không được chấp nhận hoặc vì lý do Israel không muốn gây căng thẳng với Pháp nếu bại lộ.

Quyết định mạo hiểm

Lãnh đạo Mossad quyết định nhờ cậy đến Frauenknecht một lần nữa. Tháng 4/1968, hai nhân viên của Mossad là đại tá Zvi Allon và đại tá Nehemiah Haim đã đến gặp kỹ sư Thuỵ Sỹ này ở khách sạn Ambasador tại Zurich, nhờ giúp đỡ hoặc có thể được tư vấn. Lần này câu trả lời Frauenknecht lịch sự nhưng hơi loanh quanh, anh ta hứa sẽ làm tất cả những gì có thể, nhưng nói không dám vi phạm pháp luật. Allon và Haim trở về Israel ngay sau đó và hoàn toàn không tin tưởng công việc sẽ có kết quả tốt đẹp. Một thời gian sau, Frauenknecht gọi điện đến Đại sứ quán Israel ở Paris đồng ý hợp tác. Allon ngay lập tức đi đến Zurich.

Những người Israel lần này rất ngạc nhiên vì người kỹ sư kia đã đón tiếp họ ở một nơi hẻo lánh, nơi mà không một quan chức nào của chính phủ Thuỵ Sỹ hay những nhà kinh doanh có tiếng tăm nào lại đến nơi này. Frauenknecht nói rằng đây là để tránh những cặp mắt soi mói của họ chĩa vào cuộc gặp của mình với những nhân viên tình báo Israel. Ngồi trong một quán bar biểu diễn thoát y vũ, Frauenknecht lập tức vào việc: "Các anh chỉ mất thời gian vào việc tìm kiếm các bộ phận dự trữ. Tôi không thể giúp các anh có được Mirage".

Đại tá Allon đồng ý với câu trả lời của Frauenknecht và cho rằng, điều này là không thể, bởi vì Mirage của Thuỵ Sỹ được cất giữ trong boong-ke dưới lòng đất ở Alpes. Israel cũng hoàn toàn không muốn mối quan hệ với Chính phủ Thuỵ Sỹ trở nên phức tạp hơn. "Tôi không nói bất cứ điều gì về vụ đánh cắp máy bay", Frauenknecht bác bỏ, "tôi không có ý định trở thành kẻ phản quốc và cũng không có ý định đưa cho các anh các bản vẽ Mirage". Những người Israel nhìn người kỹ sư đó với thái độ hết sức băn khoăn, với thái độ như vậy thì anh ta tiến hành cuộc gặp này để làm gì?

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

>> Thông tin mới nhất về cán cân quân sự Iran - Israel

So sánh giữa sức mạnh các lực lượng của Iran và Israel có thể thấy sự khác biệt lớn cả về trang thiết bị, năng lực và số lượng binh sĩ.


>> Các kịch bản xung đột Iran-Israel (kỳ 1)
>> Tiềm lực quân sự của Iran

Iran có số dân nhiều gấp 10 lần Israel để tham gia vào các lực lượng vũ trang nhưng phần lớn trang thiết bị quân sự của nước này lại ở trong tình trạng mơ hồ, không rõ ràng, do lệnh cấm vận được áp dụng từ năm 1979.

Sự kiện quân sự gần đây nhất mà Iran tham gia là cuộc chiến kéo dài một thập kỷ với Iraq trong những năm 1980, sau đó Iran duy trì “học thuyết không tấn công trước tiên”.

David Roberts, Phó giám đốc Viện RUSI cho biết: “Nói chung, không có phân tích bí mật hay nổi trội nào cho thấy Quân đội Israel được trang bị và đào tạo tốt nhất trong khu vực. Tuy nhiên, một số lĩnh vực đã được kiểm chứng. Vì vậy, các lực lượng thông thường của Iran không phải là mối lo ngại đối với Mỹ và các đồng minh. Lực lượng Vệ binh Cách mạng của nước này được trả lương cao hơn và được tổ chức tốt hơn phần còn lại của Quân đội Iran. Lực lượng Quods và khả năng hải quân của họ chưa được biết đến nhiều”.

Ông cũng cho rằng bất kỳ cuộc đối đầu trực tiếp nào giữa Israel và Iran có thể sẽ liên quan đến loại máy bay tầm xa, các vũ khí phòng không, tàu hải quân loại nhỏ và tên lửa đạn đạo.



http://nghiadx.blogspot.com
Căng thẳng giữa Iran và Israel khó giải quyết?

Ông Kamran Bokhari, Phó Chủ tịch Hội hợp tác Đông Á và Trung Đông, cho rằng: “Cách để mô tả cái nhìn của Iran về quân đội Israel là chú ý tới phần địa lý.

Trên bản đồ, Israel có thể không quá xa với Iran nhưng trên thực tế, đây là hai quốc gia thù nghịch và mâu thuẫn nhưng cách xa nhau. Dù Israel có quân đội được đánh giá mạnh hơn nhưng cũng khó có thể triển khai một chiến dịch lâu dài chống lại Iran.

Người Iran biết điều đó và không mấy lo lắng việc Israel sẽ tấn công mình mà dành nhiều quan ngại cho Mỹ, đất nước triển khai lực lượng quân sự ất gần với biên giới Iran.

Số lượng binh sĩ

Quân đội Israel, từng chiến đấu với một số láng giềng, được cấu thành từ các lực lượng quốc phòng Israel (IDF hay Tzahal), Lực lượng Hải quân (IN) và Không quân Israel (IAF). Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với hầu hết công dân là 18 tuổi.

Israel có 176.500 quân nhân đang phục vụ, trong đó có 107.000 lính nghĩa vụ. Hải quân có 9.500 thủy thủ đang làm nhiệm vụ, 34.000 người phục vụ trong lực lượng không quân và tổng lực lượng quân dự phòng là 565.000 người.

Còn Iran được cho là có 523.000 người đang phục vụ trong quân đội, gồm 350.000 người trong bộ binh, trong đó có 220.000 lính nghĩa vụ. Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, được cho là lực lượng trung thành nhất với hệ thống lãnh đạo, có thêm 125.000 binh lính.

Những người đàn ông Iran trẻ bắt buộc phải phục vụ 18 tháng trong quân đội khi họ 19 tuổi và những người tình nguyện có thể tham gia khi 18 tuổi. Lực lượng tình nguyện bán quân sự, còn gọi là Basij, tuyển thành viên từ 15 tuổi.

Có nhiệm vụ bảo vệ biên giới đất nước và duy trì trật tự trong nước, Quân đội Iran bao gồm các Lực lượng thường trực Cộng hòa Hồi giáo Iran (Artesh), với lục quân, hải quân, không quân và phòng không.

Vệ binh Cách mạng Hồi giáo gồm lục quân, hải quân, không quân và Quods (lực lượng hoạt động đặc biệt). Iran có tổng cộng 18.000 lính hải quân, 30.000 lính không quân, gồm 12.000 người thuộc đội phòng không.

Dữ liệu quân sự

                                                                                       Iran                                        Israel

Tổng dân số                                                          78,9 triệu                                 7,5 triệu

Nam từ 16-49 tuổi                                    23 triệu                                   1,8 triệu

Các lực lượng đang hoạt động            545,000                                  187,000

Lực lượng phòng bị                               650,000                                   565,000

Ngân sách quốc phòng                         9.2 tỷ USD                               13.5 tỷ USD


http://nghiadx.blogspot.com
Bảng so sánh giữa quân đội Iran và Israel.


Xe tăng, tàu chiến và máy bay

Quân đội Israel có hơn 3.000 xe tăng, gồm 441 Merkava MkI,455 Merkava MkII, 454 Merkava MkIII, 175 Merkava MkIV và 206 mẫu Centurion.

Theo Reuters, Quân đội Israel cũng có khoảng 10.484 xe chiến đấu bộ binh chở quân và 5.432 khẩu pháo, gồm 620 khẩu cơ giới hóa và 456 khẩu pháo kéo.

Theo báo cáo, Quân đội Iran có 1.613 xe tăng, gồm 100 xe Zulfiqar sản xuất trong nước, 100 chiếc mẫu Chieftain Mk3 và Mk5 do Anh sản xuất đã lâu, có từ trước cách mạng năm 1979, cùng 150 chiếc M-60A1s của Mỹ và 480 chiếc T-72, 540 T-54/T-55 của Liên Xô.

Tehran cũng có khoảng 640 xe chiến đấu bộ binh, 8.196 khẩu pháo, trong đó 800 khẩu cơ giới hóa và 2.010 khẩu pháo kéo.

Hải quân Israel có ba tàu ngầm Dolphin (theo phiên bản 212 của Đức) được cho là có trang bị vũ khí hạt nhân, giúp Israel có khả năng tấn công xa bờ, cùng với 57 tàu tuần tra và chiến đấu bờ biển và ba tàu hộ tống nhỏ.

Trong khi đó, Iran có một hạm đội tàu hải quân “hoành tráng” hơn rất nhiều, gồm 23 tàu ngầm, trong đó có 15 tàu tấn công tầm ngắn, 3 tàu ngầm tấn công điện-diesel loại 877 lớp Kilo do Nga sản xuất, 12 tàu ngầm nhỏ (Ghadir và Nahang) và 8 phương tiện huyên chở thủy thủ. Iran còn có hơn 100 tàu tuần tra và chiến đấu bờ biển, trong đó có 6 tàu hộ tống nhỏ, 13 tàu tuần tra, 4 thuyền tuần tra, 21 tàu bán lặn và 56 tàu tuần tra đủ loại.

Sức mạnh hải quân

                                                                             Iran                                    Israel

Tổng số tàu hải quân                                     261                                        64

Thương thuyền                                               74                                           10

Cảng chính                                                       3                                               4

Tàu sân bay                                                      0                                              0

Tàu khu trục                                                     3                                              3

Tàu ngầm                                                          19                                            3

Tàu khu trục nhỏ                                             5                                              0

Tàu tuần tra                                                     198                                          42

Tàu tấn công lưỡng cư                                26                                             0

Lực lượng Không quân Israel có được danh tiếng về độ chính xác trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967 nhưng lại bị chỉ trích nặng nề trước cái chết của hàng nghìn dân thường tại Bờ Tây, Gaza và Lebanon trong các thập kỷ sau đó.

Israel sở hữu 460 máy bay chiến đấu với 27 chiếc Boeing F-15A Eagle, 7 chiếc F-15B và 90 chiếc F-16A Falcon. Phi đội cũng bao gồm 227 máy bay tấn công mặt đất và 65 chiến đấu cơ, cùng với 9 máy bay vận chuyển và 77 máy bay khác.

Israel có 81 trực thăng tấn công, gồm 30 chiếc Bell AH-1E/AH-1F Cobra và 30 chiếc Boeing AH-64A Apache cùng 200 trực thăng vận tải. Năng lực phòng không của Israel thể hiện qua 48 hệ thống phòng không, ít hơn so với 279 tên lửa SAM của Iran.

Lực lượng không quân Iran được cho là sở hữu 336 máy bay, gồm 189 máy bay chiến đấu như 20 chiếc F-5B của Mỹ, 60 chiếc F*5E Tiger II và 35 chiếc MiG-29A của Nga.

Iran còn có 108 máy bay tấn công mặt đất cả trong nước và do Nga sản xuất, nhiều chiếc trong số đó có nguồn gốc từ Iraq. 116 máy bay vận chuyển của nước này có xuất xứ từ Trung Quốc, Hà Lan và Mỹ. IRIAF cũng trang bị 30 trực thăng trinh sát hải quân Bell 214C.

Vũ khí lục quân

                                                                                        Iran                                      Israel

Xe tăng                                                                  1,613                                                3,501

Pháo kéo                                                              2,010                                                 456

Súng tự hành                                                       865                                                    620

Hệ thống tên lửa đa năng                                 200                                                    138

Súng cối                                                                5,000                                                 750

Vũ khí chống tăng                                              1,400                                                  900

Vũ khí chống máy bay                                       1,701                                                  200

Các phương tiện hậu cần                                12,000                                                7,684

Sức mạnh tên lửa

Khoảng 1.000 tên lửa chiến lược của Iran, có khả năng tấn công qua vùng Vịnh và xa hơn, đang thuộc quyền kiểm soát của Lực lượng Vệ binh Cách mạng, gồm 300 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trong đó có các tên lửa do Iran sản xuất, Shahab-1 (biến thể Scud-B), Shahab-2 (biến thể Scud-C), và Tondar-69 (biến thể CSS-8).

Tehran cũng tự sản xuất tên lửa đạn đạo chiến lược tầm trung Shahab-3 (IRBM), với tầm bắn lên tới 1.000 km, Ghadr-1 với tầm bắn 1.600 km và Shahab-3 với tầm bắn lên tới 2.400 km, theo báo cáo của Reuters.

Nếu thông tin trên là đúng, Israel và hầu hết khu vực Đông Âu đều nằm trong tầm ngắm của Tehran.

Tháng 1/2009, Iran đã thử nghiệm tên lửa không đối không mới. Sau đó, vào ngày 7/3/2010, Iran cho hay nước này đang sản xuất tên lửa tầm ngắn được miêu tả là chính xác cao và có thể phá hủy các mục tiêu lớn. Lực lượng Vệ binh Cách mạng có 24 hệ thống phóng, trong đó 12-18 hệ thống dành cho tên lửa tầm ngắn Shahab 1-2 và ít nhất 6 hệ thống dành cho Shahab-3, Ghadr-1 và Sajjil-2.

“Tất cả vũ khí trên đều được che dấu và không công khai. Chúng tôi không có nhiều thông tin về việc Iran có thể làm được những gì. Có khả năng tên lửa Iran có thể nhắm chính xác đến các quốc gia Arab nhưng Israel còn ở xa hơn”, ông Bokhari nhận định.

Ông cũng cho rằng sức mạnh của Iran nằm ở “khả năng phá vỡ nền kinh tế toàn cầu” và khiến cho bên kia không thể mở một cuộc tấn công quân sự thông qua việc “đẩy các chi phí lên cao”.

Đầu tháng 1/2012, Iran đã thử nghiệm tên lửa phòng không tầm trung ở vùng Vịnh được sản xuất và thiết kế trong nước. Vụ phóng được thực hiện giữa lúc áp lực quốc tế lên chương trình hạt nhân của nước này đang gia tăng.

Trong khi Iran bác bỏ việc sản xuất vũ khí hạt nhân, Israel lại được cho rằng có tiềm lực hạt nhân, bất chấp chính sách “nhập nhằng hạt nhân”. “Bộ sưu tập” của Israel gồm có tên lửa đạn đạo tầm trang Jericho-2 và tầm ngắn Jericho-1. Báo cáo cho rằng Israel có 200 đầu đạn hạt nhân, có thể đi kèm với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Ngày 2/11/2011, Israel đã bắn thử một tên lửa ICBM được cho là biến thể nâng cấp Jericho-3 với trọng tải 1.000 kg và có thể “xuyên” tới Nam Mỹ. Ngày hôm sau, Israel tổ chức một cuộc tập trận quốc phòng dân sự quy mô lớn, giả tưởng xảy ra tấn công tên lửa ở trung tâm đất nước.

Mặc dù có một số thuận lợi, nhưng ông Roberts, chuyên gia an ninh tại RUSI, vẫn cho rằng Israel không có đủ máy bay và không đủ bom để “lội ngược dòng”.

“Tôi không nghĩ đây là một việc có thể suy đoán bằng cách thông thường. Không nên ảo tưởng rằng Israel có thể đơn phương chấm dứt chương trình hạt nhân của Iran”, ông nhận định.

Kho vũ khí tên lửa

                                                       Iran                                                            Israel

Tầm ngắn                    Shahab-2 (1.280 km)                              Jericho-1 (1.400 km)

Tầm trung                   Ghadr-1 (1.600 km)                                 Jericho-2 (2.800 km)

Tầm xa                        Sajjil-2 (2.400 km)                                    Jericho-3 (5.000 km)


Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

>> Chỉ vì Iran mà Israel bị cả thế giới ghét ?


Theo đuổi chiến lược ngăn chặn hạt nhân, Israel không ngừng kêu gọi tấn công Iran để ngăn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đe dọa sự tồn vong của Nhà nước Do thái. Tuy nhiên, đã đến lúc Israel phải nghĩ đến chuyện sống chung với một nhà nước hạt nhân Iran.



>> Israel có tấn công Iran?
>> Các kịch bản xung đột Iran-Israel (kỳ 1)
>> Chiến tranh Iran - Israel gần kề?
>> Nếu Israel tấn công Iran: Khó đến mức nào?

Tư duy mâu thuẫn

Những năm 1960, Israel chủ trương phát triển khả năng hạt nhân với mục đích cuối cùng là đảm bảo an ninh. Trong trường hợp sự tồn vong của đất nước bị đe dọa, vũ khí hạt nhân sẽ là lựa chọn cuối cùng để Israel chống lại kẻ thù. Chiến lược này được gọi là “Lựa chọn Samson" – chiến lược răn đe bất cứ quốc gia nào có ý định tấn công đe dọa đến sự tồn vong của Nhà nước Do thái sẽ lãnh hậu quả là sự đáp trả quyết liệt bằng tên lửa, hạt nhân từ phía Israel.

"Lựa chọn Samson" được đặt theo tên một anh hùng trong kinh thánh của người Do thái, chấp nhận chết chung với kẻ thù bằng hành động giật sập ngôi đền Philistine.

Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, người Israel bị chi phối bởi niềm tin rằng bất cứ đối thủ nào của họ phát triển vũ khí hạt nhân cũng đều là mối đe dọa đối với sự tồn vong của Nhà nước Do thái và do đó, phải bị ngăn chặn bằng mọi giá. Niềm tin này là cơ sở để hình thành Học thuyết Begin với phát súng mở màn là sự kiện Thủ tướng Israel Menachem Begin quyết dùng vũ lực để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iraq năm 1981.



http://nghiadx.blogspot.com
Israel cho rằng bất cứ đối thủ nào của họ chủ trương phát triển vũ khí hạt nhân đều là mối đe dọa đến sự tồn vong của Nhà nước Do thái nên phải bị ngăn chặn bằng mọi giá. Ảnh minh họa: bikyamasr.


Song một nghịch lý là: "Lựa chọn Samson” chủ trương tìm kiếm và phát triển các lợi thế tiềm năng cơ bản cho Israel để răn đe các kẻ thù sở hữu vũ khí hạt nhân của họ. Trong khi đó, Học thuyết Begin lại chủ trương ngăn chặn bất cứ tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân nào từ các đối thủ của họ.

Cuộc tranh luận mãi vẫn chưa có hồi kết về chương trình hạt nhân của Iran rõ ràng đã làm lộ ra những mâu thuẫn trong tư duy chiến lược của Israel. Có vẻ như, Học thuyết Begin xuất phát từ việc Israel không tin tưởng vào khả năng ngăn chặn hạt nhân của họ.

Mặc dù “Lựa chọn Samson” của Israel ủng hộ cho Học thuyết Hủy diệt lẫn nhau (MAD) để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân giữa các quốc gia, giới lãnh đạo Israel ngày nay lại không tin vào chiến lược này. Họ cho rằng, việc để yên cho kẻ thù phát triển các khả năng hạt nhân chính là hành động “nối dáo cho giặc”, đẩy Israel vào tình thế nguy hiểm.

Cảm giác bất an, nỗi sợ hãi bị tấn công – kết quả của giả định rằng Nhà nước Do thái luôn phải chống chọi với các mối đe dọa sinh tồn – trở thành lý do để Israel tìm kiếm sự bảo đảm an ninh tuyệt đối. Cốt lõi trong chiến lược của người Israel chính là khái niệm rằng họ chỉ có thể tồn tại trong trường hợp họ giành được ưu thế vượt trội hơn kẻ thù về mặt quân sự. Do đó, Israel luôn muốn giữ thế độc quyền hạt nhân trong khu vực.

Điều này giải thích tại sao Israel tiến hành các cuộc không kích vào các cơ sở hạt nhân bí mật của Iraq năm 1981 và vào Syria năm 2007 nhằm bảo đảm thế độc quyền về khả năng hạt nhân của họ.

Trong khi chương trình hạt nhân là một chiến lược để tìm kiếm sự bảo đảm cuối cùng cho kịch bản ngày tận thế trong trường hợp tất cả kẻ thù liên minh lại với nhau và dốc toàn lực tấn công, đe dọa hủy diệt Nhà nước Do thái thì những đối thủ truyền thống của Israel lại chẳng màng đến chiến lược ngăn chặn hạt nhân của nước này.

Bằng chứng là, chiến lược ngăn chặn hạt nhân của Israel không ngăn được việc Syria và Ai Cập tấn công xâm lược Israel năm 1973 và việc Iraq phóng tên lửa vào lãnh thổ nước này năm 1991.

Ngoài ra, một bằng chứng dễ thấy nhất chính là tình trạng bạo lực leo thang liên tục ở dải Gaza dẫn đến việc Israel phải hứng chịu các trận mưa rocket do các nhóm vũ trang Hezbollah hoặc Hamas tiến hành nhằm vào các khu dân cư đông đúc của Nhà nước Do thái trong suốt thập kỷ qua. Đáng nói là, các nhóm vũ trang này tấn công chống lại Israel bất chấp việc nước này luôn là lực lượng chiếm ưu thế trên chiến trường.

Theo sử gia Avner Cohen, chương trình hạt nhân của Israel đã được khởi động mà không có những phân tích cẩn thận về các mục tiêu chiến lược lâu dài, cách thức áp dụng và các vấn đề liên quan khác đến khả năng răn đe của nó.

Càng cố chống Iran, Irael càng bị chán ghét

Thực tế là, ngày nay, phần lớn chiến lược gia của Israel theo đuổi Học thuyết Begin: ngăn chặn các đối thủ sở hữu vũ khí hạt nhân bằng mọi giá.

Tuy nhiên, việc kích động một cuộc chiến chống lại Cộng hòa Hồi giáo nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân chứng tỏ rằng Israel nghi ngờ khả năng ngăn chặn một nhà nước hạt nhân Iran theo như chiến lược hạt nhân của họ. Nói cách khác, họ không có đủ niềm tin vào chiến lược ngăn chặn hạt nhân - “Chọn lựa Samson” dựa trên Học thuyết hủy diệt lẫn nhau (MAD) bằng tên lửa, hạt nhân.

Không ít người mù quáng cho rằng giới lãnh đạo Iran - bị thúc đẩy bởi hệ tư tưởng tôn giáo cứu thế sai lầm – sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để tiêu diệt Israel, bất kể cái giá phải trả là gì.

Những người khác thì lại lập luận thậm chí, trong trường hợp các nhà hoạch định chính sách Iran là những người có lý trí, thì thế giới quan bí ẩn cộng với quan hệ lạnh nhạt với Israel có thể sẽ khiến Tehran, vì một hiểu nhầm nào đó mà có thể khởi động cho sự leo thang hạt nhân mang lại những hậu quả khôn lường.

Một lập luận phổ biến khác chống lại MAD xuất phát từ quan ngại Iran sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến sự phổ biến loại vũ khí hủy diệt trên khắp Trung Đông.

Đáng bận tâm là, giới lãnh đạo Israel ngày nay cũng không ủng hộ MAD – cốt lõi của chiến lược “Chọn lựa Samson” của họ. Giới chức Israel cho rằng, để yên cho kẻ thù phát triển các khả năng hạt nhân chính là hành động “nối dáo cho giặc”, đẩy Israel vào thế nguy hiểm.

http://nghiadx.blogspot.com
Giới lãnh đạo Israel cho rằng để yên cho kẻ thù phát triển vũ khí hạt nhân là hành động "nối giáo cho giặc". Ảnh minh họa: news4u.

Điều này giải thích tại sao Israel tiến hành các cuộc không kích vào các cơ sở hạt nhân bí mật của Iraq năm 1981 và vào Syria năm 2007 nhằm để đảm bảo thế độc quyền về khả năng hạt nhân của họ.

Tuy nhiên, hành động kích động cho một cuộc chiến chống lại Iran hiện nay của Israel cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và chỉ khiến hình ảnh của Nhà nước Do thái trong mắt cộng đồng quốc tế ngày càng xấu xí đi. Thậm chí, nó kích động tình cảm chống Nhà nước Do thái phổ biến rộng rãi hơn trên phạm vi thế giới. Nicky Larkin, một nhà làm phim người Ireland nhấn mạnh: “Chống Israel được coi là một phần bản sắc Ireland của chúng tôi, giống như việc chúng tôi ghét người Anh vậy”.

Thêm vào đó, cách đây không lâu, tờ Economist chạy bài xã luận tiêu đề “Nỗi ám ảnh Auschwitz”, cáo buộc căng thẳng và bất ổn ở Trung Đông mãi không dứt chính là do nỗi sợ hãi bị tấn công mù quáng của người Israel - sinh ra từ sau vụ tàn sát người Do thái thời Đức Quốc xã. Vì sợ hãi, Israel bị ám ảnh về một bóng ma hạt nhân Iran, do đó, biến Iran thành kẻ thù số 1 của họ. Bài xã luận “Nỗi ám ảnh Auschwitz” nhấn mạnh rằng “người Israel về mặt tâm lý đã chuyển căn nguyên gây ra nỗi lo sợ của họ vào một đối tượng không mấy liên quan: Iran”.

Nhưng trong khi một cuộc tấn công Iran sẽ khiến Israel đối mặt với không ít rủi ro, đe dọa đến sự tồn vong của họ, thì thực tế, chính phủ nước này còn phải đối mặt với câu hỏi quan trọng khác. Đó là liệu theo đuổi một cuộc tấn công nhằm vào Cộng hòa Hồi giáo có thể chấm dứt khát vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của họ hay không.

Đây là câu hỏi mà Nhà nước Do thái cần phải trả lời trước khi đưa ra bất cứ hành động liều lĩnh nào. Đã đến lúc, Israel cần cân nhắc một cách nghiêm túc về việc sẽ tiếp tục ngăn chặn một nhà nước hạt nhân Iran hay sống chung với họ. Rõ ràng, nếu Học thuyết Begin thất bại, không còn cách nào khác Israel sẽ phải tính chuyện làm thế nào để sống chung với một nhà nước hạt nhân Iran.

Israel thề sẽ ngăn chặn Cộng hòa Hồi giáo đạt được giấc mơ hạt nhân nhưng có vẻ như họ lại chưa chuẩn bị cho những gì sẽ xảy ra nếu họ thất bại để đạt được mục tiêu này. Cho đến nay, các nhà hoạch định chính sách của Israel vẫn tránh thảo luận công khai để tìm ra chiến lược chung sống với một nhà nước hạt nhân Iran. Lý do là, họ sợ bàn về vấn đề này sẽ tác động tiêu cực đến chiến lược ngăn chặn hạt nhân của họ và gây ra sự lầm tưởng rằng họ chấp thuận để Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, thực tế là, các cuộc tranh luận công khai về vấn đề này có khả năng sẽ làm tăng nhận thức và hiểu biết về việc làm thế nào để Israel có thể thực thi chiến lược ngăn chặn hạt nhân của họ hiệu quả nhất và để tránh bất cứ sự leo thang nguy hiểm nào liên quan đến vấn đề này. Đồng thời, nó giúp điều chỉnh, xóa bỏ các mâu thuẫn trong chiến lược hạt nhân của nước này.

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

>> Bom khoan mới và những toan tính của Israel


Liên tục tăng cường kho bom xuyên boongke, Israel đang thể hiện quyết tâm lớn trong việc chặn đứng chương trình hạt nhân của Iran.

Tăng cường chuẩn bị

Tuần trước, quân đội Israel đã tiến hành thử nghiệm thành công một loại bom xuyên boongke mới do IMI (Israel Military Industries) chế tạo nhằm nâng cao khả năng đối phó với các mục tiêu nằm sâu trong lòng đất của Iran.

Loại bom xuyên boongke mới có tên là MPR-500, nặng 500 pound (250kg). Loại bom mới này có khả năng xuyên thủng lớp bê tông cốt thép hoặc tường đất dày trước khi phát nổ.

Một quan chức Quân đội Israel đánh giá loại bom mới này “rất đáng tin cậy” để chống lại các mối đe dọa hạt nhân từ Iran.


http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh ghi nhận khả năng xuyên của MPR-500 trong thử nghiệm ngày 6/3. Ảnh: IMI


MPR-500 là bom dẫn đường bằng laser có độ chính xác cao, được xem là một thiết kế nâng cấp từ loại bom xuyên boongke Mk-82 của Mỹ đang có trong biên chế của quân đội Israel (IDF). Loại bom này có thể sử dụng bộ dẫn hướng của bom thông minh JDAM hoặc bom Paveway để tiếp cận mục tiêu.

Trong lần thử nghiệm mới nhất vào ngày 6/3/2012, MPR-500 thể hiện khả năng xuyên qua 3 bức tường bê tông cốt thép dày 200mm với khoảng cách giữa các bức tường lên tới 2 mét, bom có thể xuyên qua tường bê tông cốt thép cường lực với độ dày hơn 1 mét.

Đầu đạn của bom được trang bị chất nổ cực mạnh, sức mạnh của vụ nổ chỉ tập trung trong bán kính khoảng 3 mét, bán kính sát thương tối đa là 10 mét, điều này làm tăng khả năng công phá tập trung cho một mục tiêu. Đây là một yêu cầu khá quan trọng cho phép Israel có thể tấn công các mục tiêu quân sự quan trọng của Iran bố trí xen kẽ với các mục tiêu dân sự khác.

MPR-500 được xem là một bổ sung đáng kể cho kho vũ khí các loại bom xuyên boongke của IDF, là bước đệm giữa loại bom hàng không cỡ nhỏ GBU-39 và bom xuyên boongke hạng nặng GBU-28 5000 pound ( 2.268kg) đã được Mỹ đồng ý bán cho Israel trước đó.

http://nghiadx.blogspot.com
Khả năng của MPR-500 là một sự bổ sung đáng tin cậy trong các lựa chọn quân sự của IDF Ảnh: IMI


Thời gian gần đây IDF liên tục tìm cách gia tăng kho vũ khí các loại bom xuyên boongke của mình. Điều này có thể xem là một minh chứng cho đồn đoán rằng Israel đang chuẩn bị tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân của Iran.

Bên cạnh việc liên tục tăng cường các loại bom xuyên boongke, IDF còn có kế hoạch mở rộng phi đội máy bay tiếp nhiên liệu trên không Boeing 707.

Sau khi triển khai mở rộng, phi đội tiếp nhiên liệu trên không của IDF có khả năng đảm bảo cung cấp gần 2 triệu pounds (hơn 900 tấn) nhiên liệu, cho phép hàng trăm máy bay tiêm kích F-15, F-16 mang nhiều vũ khí hơn cho các nhiệm vụ ném bom tầm xa.

Báo Ma'ariv của Israel ngày 8/3 cho biết, Washington đang có kế hoạch hạn chế tăng cường phi đội tiếp nhiên liệu trên không cũng như các loại bom xuyên boongke cho IDF nhằm tránh một hành động quân sự đơn phương của Israel nhắm vào Iran trong năm 2012.

Trong khi đó, nguồn tin an ninh Israel phủ nhận thông tin về “sự đổi chác” trong kế hoạch sắp tới của Israel và sự bổ sung trang thiết bị quân sự từ phía Mỹ.

Một nguồn tin Chính phủ Mỹ xác nhận, loại bom xuyên boongke hạng nặng GBU-28 là chủ đề đám phán song phương giữa Mỹ và Israel.

Nguồn tin nhấn mạnh, hơn 100 quả GBU-28 đã được phê duyệt trong năm 2005, 50 quả khác đã được phê duyệt trong năm 2007, tuy nhiên con số này đã không có trong báo cáo mới lên Quốc hội Mỹ về doanh số bán hàng tiềm năng loại bom này cho Israel.

Trung tướng Benny Gantz, tham mưu trưởng IDF cho biết, ông sẽ thảo luận với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leo Panetta và chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ về tăng cường chất lượng cho IDF vào tuần tới tại Washington.

Có thể đơn phương hành động

Trong khi Washington đang tìm cách ngăn chặn một hành động quân sự đơn phương của Israel nhắm vào Iran, các quan chức an ninh tại quốc gia Do Thái này nhấn mạnh Israel có một “lựa chọn đáng tin cậy” để thực hiện một cuộc tấn công nhắm vào Tehran.

“Nếu chúng ta có hành động quân sự, chúng ta sẽ làm tốt hơn những gì mà Washington mong đợi đặc biệt là với Tehran” các quan chức an ninh Israel nói.

Phát biểu trước nhóm vận động hành lang ủng hộ Israel tại Mỹ (AIAPAC) tại Washington ngày 6/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã khơi dậy cụm từ “Holocaust”, hay còn gọi là “ sự hủy diệt đại quy mô”, ông nói.

“Israel luôn luôn phải có khả năng tự bảo vệ chính mình, tự mình chống lại mối đe dọa”, ông nói thêm.

http://nghiadx.blogspot.com
Israel có thể đơn phương hành động quân sự chống lại Iran mà không cần phải chờ đợi sự đồng ý từ phía Washington.


Trong thông cáo báo chí được phát đi từ Nhà Trắng ngày 6/3 trích dẫn phát biểu của Tổng thống Obama cho biết, các lệnh trừng phạt chống lại Tehran đang có hiệu lực.

Tổng thống Obama nhấn mạnh, “Bằng cách nào đó chúng ta đang có một sự lựa chọn trong một vài tuần tới thậm chí một tháng hoặc 2 tháng tới sẽ không có các hành động bất ngờ”.

Năm 1981, Israel đã tấn công phủ đầu vào lò phản ứng hạt nhân của Iraq, năm 2007 Israel cũng tiến hành tấn công phá hủy một khu vực bị nghi ngờ là cơ sở hạt nhân của Syria.

Trung tướng nghỉ hưu Dan Halutz, cựu chỉ huy lực lượng Không quân Israel, là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về các tranh chấp nhấn mạnh, Thủ tướng Netanyahu nên coi Iran là mối đe dọa cho sự tồn tại của Israel.

Ông cho biết “Iran là một mối đe dọa nghiêm trọng nhưng không phải là một mối đe dọa đang hiện hữu, và người ta không nên sử dụng điều này là cái cớ để tấn công Iran”.

Theo ông Halutz, hành động quân sự là sự lựa chọn cuối cùng và nó phải được dẫn dắt bởi những quốc gia khác, Israel cần phải cân nhắc những lựa chọn của mình trước khi nghĩ đến hành động quân sự.

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

>> Israel choáng vì Hezbollah có RPG-30


Một số nguồn tin cho biết Hezbollah đang sở hữu một số lượng không xác định súng chống tăng RPG-30. Điều này khiến quan chức Israel "đứng ngồi không yên".

Israel Defense cho biết, các quan chức quốc phòng Nhà nước Do Thái đang cố gắng xác minh thông tin trên.RPG-30 Tên lửa của súng chống tăng RPG-30 được cho là có khả năng vô hiệu hóa lớp áo giáo bảo vệ trang bị trên các loại xe tăng hiện đại như Merkava của Lực lượng vũ trang Israel (IDF), gồm hệ thống lá chắn tên lửa chống tăng Windbreaker (áo gió).

RPG-30 là súng chống tăng sử dụng 1 lần, có cấu tạo độc đáo với 2 ống phóng hình trụ. Ống phóng lớn chứa đạn rocket chính PG-30 cỡ 105 mm; ống phóng nhỏ gắn bên dưới ống phóng chính chứa một quả tên lửa nhỏ đóng vai trò mục tiêu giả, dùng để kích hoạt hệ thống phòng thủ chủ động của xe tăng hoạt động, dọn đường cho quả đạn chính tấn công tiêu diệt xe tăng.RPG-30

Đạn PG-30 dùng đầu đạn liều nổ lõm, thiết kế kiểu tandem (2 lượng nổ xếp nối tiếp nhau, có với khả năng xuyên thủng mọi loại vỏ giáp hiện đại.


http://nghiadx.blogspot.com
Nguyên lý hoạt động của hệ thống tên lửa chống tăng RPG-30.


Hệ thống Windbreaker thực chất là một cơ chế phòng thủ chủ động của xe tăng được nhà sản xuất Rafael của Israel phát triển.

Windbreaker có thể bảo vệ xe tăng trong không gian 360 độ cầu, được IDF tuyên bố là có khả năng phát hiện một vụ phóng tên lửa chống tăng và vô hiệu hóa tên lửa trước khi nó chạm mục tiêu.

Ngoài ra một hệ thống APS tương tự có tên là Porcupine Quill, hay còn gọi là Iron Fist cũng do IDF triển khai trên để chống lại các tên lửa chống tăng trong các cuộc xung đột gần đây, kể cả trong chiến tranh với Lebanon lần hai vào năm 2006.

Khả năng Hezbollah đã được chuyển giao các hệ thống chống tăng RPG-30 đã làm cho Israel ngày càng lo ngại, họ tin rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đã ngấm ngầm chuyển giao hệ thống vũ khí "nhạy cảm" cho Hezbollah nếu chính phủ của ông bị lật đổ.

Hôm 1/3 vừa qua, một quan chức quốc phòng cấp cao của IDF cho biết, việc chuyển giao vũ khí sinh hóa từ Syria cho Hezbollah đồng nghĩa với hàn động tuyên chiến. Vị quan chức nói thêm, Israel không chấp nhận một động thái như vậy và sẽ có hành động để ngăn chặn điều đó.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

>> Robot tác chiến độc lập của Israel



Các nhà khoa học Israel đang phát triển hệ thống robot tác chiến độc lập, có khả năng giao tiếp với nhau để hỗ trợ các nhiệm vụ của Quân đội Israel (IDF).

Các chiến binh robot tác chiến độc lập sẽ không còn là hình ản trong phim khoa học viễn tưởng. Những hoạt cảnh như: robot có hình dạng rắn trườn giữa chướng ngại vật trong khi một chiếc xe ủi không người lái quét sạch bom mìn tự chế IED, các phương tiện bay tự động cất cánh làm nhiệm vụ giám sát hay những robot “bướm” với thiết kế phỏng sinh học bay vèo vèo trong không khí….đang được Israel tích cực phát triển và biến nó thành hiện thực.

Một báo cáo Quốc phòng của Israel đánh giá toàn diện và đề cao các phương tiện bay không người lái UAV do nước này chế tạo. Ngoài ra, các phương tiện không người lái trên mặt nước (USV) và trên bộ (UGV) thực hiện các nhiệm vụ của Hải quân và Lục quân cũng được Israel chú trọng phát triển. Một số loại phương tiện không người lái khác cũng tham gia tác chiến đô thị hay bảo vệ biên giới.

Hiện nay, hầu hết các loại robot nội địa của Israel là sản phẩm hợp tác của Quân đội Israel (IDF), Cục quản lý Bộ Quốc Phòng về Phát triển Vũ khí và Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công ty quốc phòng và các học viện nghiên cứu hàng đầu

Dưới đây là một số phương tiện không người lái phổ biến của Israel hiện nay:

Một trong những thiết bị này, UGS Guardium (Hệ thống không người lái trên bộ) một chiếc xe tự hành tham gia hoạt động bảo vệ biên giới, là sản phẩm của Công ty G-nius, cùng thuộc sở hữu của Công nghiệp hàng không Israel (IAI) và Elbit Systems.

Guardium được trang bị cảm biến có khả năng xác định khoảng cách xa /gần và truyền tải hình ảnh mà nó thu được ở dạng 3-D về trung tâm điều khiển.

Trong hoạt động dân sự, Guardium được hoạt động trong Hệ thống an ninh của Sân bay quốc tế Ben Gurion.



http://nghiadx.blogspot.com
UGV Guardium là một trong số các phương tiện không người lái phổ biến trong hoạt động đảm bảo an ninh của Israel.
Gần đây, IDF cũng gửi Guardium làm nhiệm vụ kiểm soát an ninh hàng ngày xung quanh Dải Gaza và các khu vực thuộc Hàng rào An ninh của Israel ở Bờ Tây.

Bên cạnh đó, thiết kế của UGV này còn để mở đường, nằm phục kích, tiến hành giám sát, cung cấp hậu cần và hỗ trợ sơ cứu y tế.

http://nghiadx.blogspot.com
AvantGuard được triển khai tại khu vực biên giới.


Một chiếc xe tự hành khác mà G-nius phát triển là "AvantGuard". UGV này được thiết kế máy ảnh ở phía trước và sau để có tầm quan sát 360 độ.

Một điểm sáng khác là "TALOS" (Phương tiện tuần tra tự động giám sát biên giới mặt đất), đảm bảo an ninh cho biên giới hoặc các khu vực rộng. Hiện nay IAI và Quỹ R&D châu Âu đang hợp tác phát triển và hoàn thiện TALOS.

Một trong số tính năng kỳ vọng của TALOS là có thể nhận diện, định điểm, quét và theo dõi các phương tiện hay người đáng ngờ xâm phạm biên giới.

Robot tác chiến môi trường đô thị

Hai tập đoàn, Elbit Systems và Galileo Motion Instruments của Israel đang phát triển ViPeR, một loại robot có tính cơ động, linh hoạt, thông minh phục vụ hoạt động chiến đấu trong đô thị.

Với trọng lượng 12 kg đảm bảo một người lính cũng có thể mang vác trên chiến trường, VIPeR có thể leo càu thang, vượt qua nhiều dạng chướng ngại vật để có thể thực hiện nhiều dạng nhiệm vụ.

Robot này có thể vận hành liền trong 8 giờ. VIPeR được lắp camera để truyền hình ảnh thời gian thực khi hoạt động. Một điểm tiên tiến ở robot này nó có thể chiến đấu bằng phóng lựu đạn hay tiểu liên.

Elbit cũng đã sản xuất một biến thể nhỏ hơn là Mini Viper với trọng lượng chỉ có 3,5 kg. UGV này có thể được dùng để tác chiến trong đô thị. Thậm chí, nó có thể di chuyển trong các kênh mương, đường hầm với các nhiệm vụ ghi ảnh.

http://nghiadx.blogspot.com
VIPeR là một trong số các robot tác chiến nhiều ưu điểm của Israel trong môi trường đô thị.


Một loại robot khác là Eye-Drive có thể đặt vừa trong áo chiến đấu của người lính. Ban đầu, nó được sử dụng trong quá trình trả đũa của Israel ở Dải Gaza trong tháng 1/2009 (Chiến dịch Cast Lead).

Robot này chỉ nặng 3 kg và được trang bị tới 6 máy ảnh nhằm chụp và sau đó xử lý, cung cấp các bức ảnh toàn cảnh (panorama) cho trung tâm hoặc nhóm chiến đấu.

Eye-Drive còn được trang bị một khẩu súng để kích nổ bom, mìn tự chế IED hoặc đối phó với các đối tượng đáng ngờ.

Tương tự Eye-Drive, một nhà sản xuất robot khác là ODF Optronics phát triển Eye-Ball, là một robot có hình dạng của một quả lựu đạn với trọng lượng 500 gr, có khả năng truyền hình ảnh chất lượng cao.

ODF Optronics đang kết hợp với Công ty Công nghệ Remington (Mỹ) để bán Eye-Ball bên ngoài lãnh thổ Israel.

Bộ Quốc phòng Israel đã thiết lập các quỹ đầu tư cho Khoa Khoa học Máy tính của ĐH Bar-Ilan để phát triển thuật toán nhằm cung cấp cho robot khả năng mang các “gói” dữ liệu để có thể tự động thực hiện việc tuần tra hay cảnh báo kẻ thù xâm nhập.

Các robot được lập trình để phát triển tùy vào khu vực hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người và có thể nhanh chóng phản ứng với bất kỳ cuộc xung đột nào.

Israel cũng tập trung vào phát triển hoạt động robot hoạt động bày đàn có dạng giống côn trùng. Với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn robot xâm nhập vào khu vực nhất định và đưa ra quyết định tập thể.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

>> Khám phá tên lửa Spyder – MR của Irsael



Spyder là hệ thống phòng không cơ động sử dụng các tên lửa đất đối không tầm ngắn và tầm trung hiện đang được rất nhiều nước sử dụng



Hệ thống tên lửa chống máy bay, tầm ngắn Spyder - SR và tầm trung Spyder – MR được công ty thiết bị quốc phòng Rafael của Irsael thiết kế và chế tạo.

Hệ thống được thiết kế để bảo vệ các cơ sở quân sự quan trọng và đối phó với các mối đe dọa từ không trung, chẳng hạn như các cuộc tấn công bằng máy bay tấn công, tên lửa hành trình và UAV… trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết.



http://nghiadx.blogspot.com
Spyder có khả năng quan sát và tiến hành đánh chặn mục tiêu trong khu vực rẻ quạt 360 độ. Sau khi được bắn đi từ bệ phóng, động cơ tên lửa được khởi động trong vòng 2 giây và lao thẳng tới mục tiêu đã được xác định trước nhờ thiết bị dò hồng ngoại.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa Spyder sử dụng các chế độ ngắm bắn mục tiêu LOBL - khóa mục tiêu trước khi phóng và LOAL - khóa mục tiêu sau khi phóng.

Khóa mục tiêu trước khi phóng (LOBL) là chế độ mà đầu dò laser của tên lửa khóa mục tiêu trước khi phóng. Trong trường hợp này, mục tiêu chắc chắn đã bị khóa do đó giảm thiểu rủi ro tên lửa bay lạc.



http://nghiadx.blogspot.com
Khóa mục tiêu sau khi phóng (LOAL) bao gồm khóa mục tiêu sau khi phóng - trực tiếp (LOAL-DIR), khóa mục tiêu sau khi phóng - cao (LOAL-HI) và khóa mục tiêu sau khi phóng - thấp (LOAL-LOW).

Trong chế độ khóa mục tiêu sau khi phóng - trực tiếp (LOAL-DIR), tên lửa bắn đi trước rồi mục tiêu mới được khóa bằng hệ thống chỉ thị laser. Do độ trễ từ hệ thống chỉ thị laser, độ cao bay tối đa của tên lửa có thể sẽ giảm đi.

Với chế độ LOAL-HI, tên lửa được phóng khỏi bệ khi chưa có khóa mục tiêu, bay lên một độ cao lớn hơn rồi lao xuống.

Còn trong chế độ khóa mục tiêu sau khi phóng - thấp (LOAL-LOW) tên lửa phóng đi khi chưa có khóa mục tiêu và bay ở độ cao thấp.

Trong các chế độ này, tên lửa được “bắn và quên”. Tức là hệ thống bệ phóng chỉ việc nhấn nút cho tên lửa bay ra, sau đó tên lửa tự tìm và lao vào mục tiêu. Trong toàn bộ hành trình bay của tên lửa không có bất cứ một mối liên hệ nào với tổ hợp tên lửa.

Khả năng chiến đấu của Spider-MR nằm ở đạn tên lửa tầm trung dẫn đường bằng radar Derby, có chiều dài 3,6m, nặng 121,4kg, và tầm bắn tối đa 65 km. Spider-MR có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao lên tới 16 km. Tên lửa Spider-MR sử dụng chế độ khóa mục tiêu LOAL.

Tên lửa Spider-SR sử dụng đạn tên lửa tầm ngắn Python-5 có chiều dài 3,2m, nặng 105kg, và tầm bắn tối đa 15km.

Nhờ thiết bị quan sát quang điện TOPLITE và radar ba chiều EL/M-2106 ATAR, Spider-SR có thể theo dõi cùng lúc tới hàng chục mục tiêu trong phạm vi hơn 30 km. Spider-SR sử dụng cả 2 chế độ khóa mục tiêu LOBL và LOAL, có thể bắn trúng mục tiêu cao nhất 9.000m và mục tiêu thấp nhất 20m.

http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa Derby được các chuyên gia quân sự đánh giá là có nhiều tính năng vượt trội so với tên lửa Python như khối lượng chất nổ lớn hơn và được trang bị hệ thống điều khiển riêng qua radar.

Mỗi hệ thống Spyder có 4 xe tải chở các ống phóng tên lửa, 1 xe radar và 1 chiếc xe tải mang tên lửa để nạp vào ống phóng. Tổng giá trị của mỗi hệ thống ước tính khoảng 11 triệu đôla.

Ngoài các lực lượng Quốc phòng Israel, các hệ thống Spyder còn được phục vụ trong quân đội Georgia (với SAM Python 4), Singapore (Spyder - MR / SR) và Ấn Độ (Spyder - SR).

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

>> Các kịch bản xung đột Iran-Israel (kỳ 3)


Trước việc Iran có thể sở hữu vũ khí hạt nhân và có lập trường đối đầu với Nhà nước Do Thái, các nhà phân tích đang xem xét đánh giá các kịch bản xung đột giữa 2 nước.

>> Các kịch bản xung đột Iran-Israel (kỳ 2)

Mối quan hệ giữa Israel và thế giới Hồi giáo Trung Đông chưa bao giờ là tốt sau 5 cuộc chiến lớn giữa Israel và các nước Arab cùng rất nhiều cuộc xung đột nhỏ khác.

Bằng sức mạnh quân sự đáng nể, sự hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây kết hợp với chiến lược ngoại giao khôn khéo, Israel đã ký được những thỏa ước hòa bình tạm thời với những người láng giềng như Ai Cập, Lebanon, Syria, Jordan qua đó chung sống hòa bình với các đồng minh Arab của Mỹ như Arab Saudi, Qatar, UAE...

Tuy nhiên, với tiềm lực quân sự ngày càng phát triển mạnh mẽ của Iran, thế cân bằng này đang dần bị lung lay, dự báo trước một đợt bất ổn mới cho khu vực.

Với câu trích dẫn từ giáo chủ Khomeini cho rằng: “Thể chế đang chiếm đóng Jerusalem phải bị loại bỏ”, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã đặt Israel trên đống lửa khi nước này càng ngày càng phát triển mạnh về quân sự cùng với khả năng sở hữu tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.

Về phần Israel, với câu khẩu hiệu nổi tiếng: “Nếu người Hồi giáo Arab từ bỏ vũ khí, sẽ không còn bạo lực - Nếu người Israel từ bỏ vũ khí, sẽ không còn Israel”, chắc chắn nước này sẽ không chịu ngồi yên nhìn Iran từ từ “kề dao vào cổ” mình.


http://nghiadx.blogspot.com
Cuộc chiến tranh giữa Israel và Lebanon năm 2006 cho thấy hòa bình giữa Israel và các nước Arab trong khu vực còn quá mong manh


Năm 2007, diễn biến chính trị khu vực diễn ra tương tự những sự kiện gần đây. Sau khi Syria từ chối hợp tác toàn diện với thanh sát viên IAEA, tổ chức này đã đưa ra một bản báo cáo không chính thức cho rằng Syria đang thực hiện các hoạt động trái phép về năng lượng nguyên tử. (Tháng 4/2011, IAEA đã chính thức xác nhận vị trí này là một cơ sở hạt nhân).

Ngay sau đó, phi đội 69 “Hammer” của Israel với các máy bay F-15I, F-16I đã tấn công phá sập hoàn toàn cơ sở này dưới sự hỗ trợ chỉ điểm mục tiêu của đặc nhiệm không quân Shaldaq và đặc nhiệm lục quân Sayeret Matkal.

Về phía Syria, họ đã không kịp thực hiện bất cứ hành động nào đáp trả vụ tấn công này và kết quả cơ sở này đã bị phá hủy hoàn toàn.

Theo Bloomberg, khoảng 10 nhân viên hạt nhân của Triều Tiên cũng đã bị thiệt mạng trong cuộc không kích.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiến dịch Orchard của Israel nhằm phá hủy một cơ sở hạt nhân của Syria đã thành công trọn vẹn.


Đối với Iran, một đất nước có vị trí địa lý khá xa Israel và có một lực lượng quân đội đông đảo, việc tấn công bằng hải quân hay bộ binh tổng lực là điều bất khả thi. Vì thế, sử dụng đặc nhiệm, không kích và bắn tên lửa là tất cả các khả năng mà Israel có thể tính đến.

Không kích Iran

Đối với một đất nước có tiềm lực quân sự mạnh và quá rộng lớn như Iran (diện tích đến 1,6 triệu km2, gấp gần 80 lần Israel), việc tấn công tổng lực, không kích phá hủy hoàn toàn các cơ sở quân sự của Iran chắc chắn là điều không tưởng. Chính vì thế, nếu lựa chọn phương án không kích, Israel chỉ có thể chọn những mục tiêu giá trị nhất: các cơ sở hạt nhân có khả năng làm giàu uran và chế tạo đầu đạn nguyên tử.

Tuy nhiên, việc không kích Iran lại không hề đơn giản như điều Israel đã từng làm với Syria.

Thứ nhất, về địa hình, Syria giáp biên giới phía Bắc với Israel, việc bay qua đường biên giới, chế áp phòng không Syria và tấn công mục tiêu cần thiết ở khoảng cách chỉ vài trăm km là điều đơn giản. Tuy nhiên, đối với Iran, Israel sẽ phải “mượn” không phận của rất nhiều nước, thậm chí bắt buộc phải tiếp dầu trên không tại không phận những nước Arab này, vốn sẵn có quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” đối với nhà nước Do Thái.

Thêm nữa, khoảng cách từ Israel tới các cơ sở quân sự Iran là quá lớn đối với các máy bay mang bom: Từ Hadera (Haifa, Israel) tới nhà máy làm giàu uranium tại Natanz, đường bay thẳng dài tới 1.400 km, thậm chí tới căn cứ Esfahal , khoảng cách này lên tới 1.538 km.


http://nghiadx.blogspot.com
Các con đường có thể tấn công Iran của Israel đều có cự ly từ 1.500 km - 2.400 km và vi phạm không phận nhiều nước Arab



Trên thực tế, Israel khó có thể bay thẳng tới Iran do các lý do ngoại giao. Để tấn công Iran, Israel chỉ có thể tấn công với ba đường:

Thứ nhất, từ Haifa, bay men theo bờ biển của Lebanon, sau đó bay bám theo biên giới Syria, mượn không phận Thổ Nhĩ Kỳ và tấn công các căn cứ phía Bắc của Iran như thủ đô Tehran, cơ sở làm giàu uranium bí mật tại Qom ở khoảng cách trên 2.000 km. Tuy nhiên, những diễn biến mới gần đây trong quan hệ giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ có thể khiến kịch bản này bất khả thi.


http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ các căn cứ không quân và bố trí máy bay của Israel


Con đường thứ hai, máy bay từ cảng Tel Aviv, bay qua không phận Palestin, Jordan, một phần Iraq, Israel có thể dễ dàng tấn công cơ sở hạt nhân Arak và nhà máy làm giàu urani Natanz.

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất vì Iran đã làm giàu urani lên tới mức 20% ở nhà máy này, một bước tiến rất quan trọng để sau đó làm giàu urani tới 90% phục vụ vũ khí hạt nhân (urani trong nhiên liệu lò phản ứng nước nhẹ chỉ cần làm giàu đến mức 3-4% còn để làm nhiên liệu lò phản ứng hạt nhân nước nặng thì không cần thiết phải làm giàu). Đây cũng là con đường ngắn nhất vì hầu hết các chặng là bay thẳng với khoảng cách đến Natanz dưới 1.500 km.

Tuy vậy, để bay qua được con đường này, Israel cũng phải giải quyết nhiều vấn đề. Thỏa ước hòa bình mong manh của Israel với Jordan, Arab Saudi sẽ khó có thể tồn tại được nếu máy bay chiến đấu Israel bay qua không phận của các nước này, nhất là trong bối cảnh Mỹ, đồng minh có tiếng nói của Arab Saudi tuyên bố không giúp đỡ Israel nếu nhà nước Do Thái đơn phương thực hiện cuộc tấn công.

Con đường thứ ba cho phép máy bay Israel bay xuống biển Đỏ, sau đó lần lượt bay qua không phận Arab Saudi, Iraq và cuối cùng là tấn công nhà máy điện hạt nhân Busher nằm trên bờ vịnh Persian. Khó khăn của Israel khi sử dụng con đường này cũng tương tự như sử dụng con đường thứ hai.


http://nghiadx.blogspot.com
Bom GBU-28 có thể khoan sâu tới 6 m bê tông trước khi phát nổ


Với khoảng cách xa như vậy, chắc chắn Israel sẽ sử dụng các máy bay F-15I (biến thể dành riêng cho Israel) của máy bay tấn công F-15E Strike Eagle có tầm bay xa nhất trong số các máy bay chiến đấu của nước này.

Tuy nhiên, nếu F-15I mang đầy đủ vũ khí (bom khoan hầm, tên lửa không đối không Python) thực hiện chuyến bay dài 1.500 km sẽ phải thực hiện tiếp dầu trên không, nhiều khả năng ở bầu trời Iraq, khi nước này còn nằm trong sự chiếm đóng của Mỹ.

Ngoài ra, để hộ tống F-15I phải cần tới các tiêm kích F-16 tuy không quá hiện đại nhưng rất đông đảo của Israel.

Để tấn công những cơ sở hạt nhân nằm sâu dưới lòng đất của Iran (ví dụ nhà máy làm giàu uranium tại Natanz nằm sâu 8 m dưới đất và bọc trong lớp bê tông cốt thép dày 2,5 m), Israel bắt buộc phải sử dụng những loại bom khoan hầm hạng nặng như loại bom nặng gần hai tấn GBU-28 sử dụng đầu khoan BLU-113 có khả năng khoan sâu 6 m bê tông hoặc 30 m đất.

Thế nhưng, dù Israel có khả năng đàm phán để bay qua không phận các nước Arab, mang được bom khoan hầm đến Iran, vượt qua lực lượng không quân và tên lửa nước này thì việc ném được bom vào các cơ sở hạt nhân Iran vẫn còn rất nhiều khó khăn.


http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ bố trí các hệ thống radar cảnh báo của Iran


Iran có rất nhiều hệ thống radar cảnh báo đặt dọc bờ biển vịnh Persian, biên giới với Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có loại radar Ghadir nội địa có khả năng phát hiện mục tiêu xa tới 1.000 km.

Thậm chí, năm 2010, thiếu tướng Amir-Hamid Arjangi, chỉ huy căn cứ không quân Khatamolanbia còn khẳng định nước này đang sản xuất loại radar mới có tầm phát hiện mục tiêu xa tới 3.000 km, nghĩa là có thể phát hiện được các máy bay Israel khi chúng vừa cất cánh.


http://nghiadx.blogspot.com
Tầm bảo vệ của các loại tên lửa SA-5, Hawk và Hồng Kỳ - 2 của Iran



http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ bố trí hệ thống phòng không tại cơ sở hạt nhân Esfahan




http://nghiadx.blogspot.com
Tại nhà máy điện hạt nhân Busher



http://nghiadx.blogspot.com
Tại cơ sở làm giàu uranium Natanz



http://nghiadx.blogspot.com
Tại lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak


Về vũ khí, Iran sở hữu loại tên lửa phòng không tầm xa SA-5 Gammon có tầm bắn tới 250 km. Dù cho Mỹ và Israel đã quá quen với loại tên lửa này và dễ dàng chế áp (như cách phương Tây đã làm khi tấn công Libya và Iraq) nhưng với năng lực quốc phòng và khả năng cải tiến vũ khí của Iran thì đây cũng là loại tên lửa rất đáng gờm.

Một mũi nhọn phòng không khác của Iran chính là loại tên lửa tầm xa có ngoại hình giống với S-300 mà nước này đã công bố đã tự sản xuất được. Nếu như loại tên lửa này là thật thì mối nguy đối với các máy bay của Israel còn tăng lên gấp bội.

Thêm nữa, với các dàn tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M1, có khả năng phát hiện các mục tiêu với tiết diện phản xạ radar tới 0,1 m2, Iran còn có thể bắn hạ các tên lửa diệt radar hay bom lượn của Israel trước khi chúng kịp chạm đất.

Cũng không thể không kể đến các hệ thống pháo phòng không - tên lửa tầm ngắn dày đặc của Iran xung quanh các cơ sở hạt nhân. Tại những địa điểm này, trận địa phòng không dày đặc, nhiều tầng được xây dựng với nhiều loại vũ khí như pháo phòng không 100 mm Iran tự sản xuất theo pháo KS-19 của Nga có tầm bắn tới 21 km; hệ thống phòng không Skyguard với pháo 35 mm bắn bằng radar tầm bắn 4 km, pháo 23 mm - 2,5 km và súng máy 12,7 mm sẽ trám nốt chỗ trống còn lại. Cùng với các loại tên lửa tầm nhiệt khác như RBS-70, ngay cả việc máy bay hay tên lửa hành trình bay cực thấp cũng khó có thể lọt qua.

Đặc biệt, Iran còn phát triển thêm hệ thống pháo phòng không 23 mm Meshbar gồm 8 nòng pháo, có thể đạt tốc độ bắn tới 4.000 phát/phút, điều khiển bằng hệ thống ngắm quang điện tử và radar, hoàn toàn có thể đóng vai trò như hệ thống C-RAM (Counter Rocket, Artillery, Mortar - Vũ khí đánh chặn đạn rocket, pháo và cối) của Mỹ.

Chính vì những lý do trên, một nguồn tin của Israel đã dự đoán muốn phá hủy được các cơ sở hạt nhân của Iran, ít nhất Israel phải trả giá bằng 1/3 lực lượng không quân của mình.

Với một dân tộc coi trọng sinh mạng binh lính như Israel, chắc chắn đây không phải là một giải pháp được ưa thích.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo 23 mm 8 nòng Meshbar có tốc độ bắn tới 4.000 phát/phút có thể được sử dụng như một vũ khí chống lại các loại bom và tên lửa hành trình



Sử dụng lực lượng đặc nhiệm

Trên thực tế, Iran cũng không phải là một nước ổn định về chính trị. Nhà nước Hồi giáo Shiite của Iran chưa bao giờ làm hài lòng những bộ tộc Hồi giáo Sunni sống ở phía Bắc.

Chính vì thế, năm 2009 đã xảy ra một vụ đánh bom đẫm máu do nhóm vũ trang Hồi giáo Sunny Jundallah gây ra làm 31 người thiệt mạng, trong đó có 2 vị tướng trong Quân đội Iran.

Vì nguyên nhân này, việc cử những lực lượng đặc nhiệm nhỏ, tinh nhuệ đột nhập vào Iran có vẻ đơn giản hơn với Israel. Trên thực tế, đã có khá nhiều vụ đặt bom hay bắn súng giết chết các nhà khoa học hạt nhân Iran bị tình nghi có bàn tay của Israel dính líu. (>> xem thêm)

Hiện cũng có hai cách để các lực lượng đặc nhiệm Israel có thể dùng để đánh phá tiềm lực quân sự của Iran.

Thứ nhất, họ có thể kích động các bộ tộc Hồi giáo Sunni nổi dậy chống lại nhà nước Iran, qua đó giúp sức về nhân lực và vũ khí cho các nhóm này giành lợi thế trước chính quyền tương tự những điều đã diễn ra ở Libya từ tháng 4 -10/2011.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng, bộ phận dân cư theo Hồi giáo Sunni quá ít so với cả dân số Iran và quân đội Iran cũng chuyên nghiệp hơn đội quân của ông Gaddafi rất nhiều.


http://nghiadx.blogspot.com
Một máy bay Mỹ bị bắn cháy trong chiến dịch Eagle Claw


Thứ hai, chắc chắn lực lượng an ninh của Iran đã tính đến khả năng này và đã tăng cường an ninh cho các cơ sở hạt nhân và quân sự đến mức tối đa. Với khoảng cách xa, không có yếu tố bất ngờ, rất khó cho lực lượng Israel có thể tấn công.

Hơn thế nữa, lực lượng an ninh Iran cũng không phải không có kinh nghiệm trong việc chống biệt kích đối phương đột nhập, phá hoại.

Ngày 25/4, trong chiến dịch Eagle Claw, Mỹ đã sử dụng 9 chiếc trực thăng RH-53D và 6 chiếc máy bay vận tải C-130 Hercules nhằm giải cứu 52 con tin là công dân Mỹ đang bị giam giữ trong Đại sứ quán Mỹ tại Tehran. Tuy nhiên, chiến dịch này của Mỹ đã kết thúc với kết quả thảm hại khi họ không giải cứu được các con tin và để mất 6 trực thăng, một máy bay C-130, 8 binh sĩ thiệt mạng, 4 người khác bị thương.


http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng đặc nhiệm Iran cũng là đối thủ khó nhằn đối với biệt kích Israel


Hơn thế nữa, Iran có trong tay khá nhiều cơ sở hạt nhân trải dài trên một diện tích rộng (Cơ sở hạt nhân Arak nằm cách nhà máy điện Busher tới gần 2.000 km) trong khi đặc nhiệm Israel chỉ có trong tay một lực lượng hạn chế, việc phá hoại tất cả những cơ sở này trong thời gian ngắn là không thể thực hiện được.

Chính vì vậy, nếu được sử dụng trong cuộc chiến chống Iran, Israel chỉ có thể đóng vai trò hỗ trợ thông tin, chỉ điểm mục tiêu cho không quân oanh kích hơn là đóng vai trò chủ đạo đột nhập, phá hoại.

Tấn công bằng tên lửa

Đây có thể coi là phương án tấn công đơn giản nhất và ít thiệt hại nhất nếu Israel chọn tấn công phủ đầu. Để vươn tới các cơ sở hạt nhân nằm sâu trong nội địa Iran, Israel có trong tay khoảng 30 tên lửa đạn đạo Jericho-III tầm bắn 6.500 km hoặc các tên lửa hành trình Popeye Turbo phóng từ tàu ngầm Dolphin.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Jericho-III của Israel có thể dễ dàng vươn tới các cơ sở hạt nhân của Iran


Tuy vậy, trên thực tế nếu sử dụng đầu đạn thuốc nổ thông thường, số tên lửa trên khó có thể đánh gục ngay tiềm lực hạt nhân của Iran do hầu hết các cơ sở hạt nhân nước này đều nằm sâu trong các boongke bê tông kiên cố.

Thậm chí, Israel có thể chịu thiệt hại nặng nề khi Iran trả đũa bằng các loại tên lửa có tầm bắn trên 2.000 km của nước này như Shahab-3, Sajjin. Với diện tích và dân số hạn chế, nếu để điều này xảy ra, Israel sẽ có thể bị thiệt hại đến mức không thể khôi phục được.

Nếu sử dụng đầu đạn hạt nhân (thông tin không chính thống dự đoán Israel có trong tay khoảng 200 đầu đạn hạt nhân), Israel chưa thể xóa sổ ngay toàn bộ lực lượng vũ trang Iran, hơn thế, lúc đó Israel sẽ mất đi hoàn toàn sự ủng hộ của cộng đồng thế giới, ngay cả với các đồng minh khi đơn phương tấn công một quốc gia khác bằng vũ khí hạt nhân.

Cùng lúc đó, Israel sẽ hứng chịu sự trả thù khốc liệt hoàn toàn có thể dự báo trước của thế giới Hồi giáo, và đây là kết cục nhà nước Do Thái chắc chắn không mong muốn.

http://nghiadx.blogspot.com
Iran cũng có thể đáp trả bằng tên lửa Shahab-3, dù sẽ khó khăn hơn vì phải vượt qua các hệ thống Arrow của Israel


Tựu chung, Israel gần như không thể tấn công phủ đầu đánh gục tiềm lực hạt nhân của Iran mà không có Mỹ và phương Tây giúp sức trong điều kiện hiện nay. Với khoảng cách địa lý xa và tiềm lực quân sự không hề yếu, Iran quá dễ xoay sở khi đứng vào vai trò phòng thủ và Israel quá khó khăn trong vai trò tấn công.

Chính vì thế, lựa chọn tốt nhất của Israel bây giờ một mặt là dùng lực lượng tình báo hiệu quả cao, ngấm ngầm phá hoại, làm suy yếu khả năng hạt nhân của Iran (ám sát, thả virus tương tự như vụ virus Stuxnet phá hoại các máy tính điều khiển trong cơ sở hạt nhân), một mặt vận động được Mỹ và đồng minh phương Tây tiến hành hợp sức cùng tấn công hoặc chí ít tiếp tục đặt gánh nặng trừng phạt lên Tehran.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay khi Mỹ còn phải đối mặt với nhiều mối quan tâm hơn tại các chiến trường Iraq, Afghanistan, lợi ích ở châu Á - Thái Bình Dương, còn Tây Âu còn vật lộn với khủng hoảng kinh tế, nếu muốn chắc thắng, chắc chắn Israel sẽ tiếp tục phải “nhẫn nhịn” thêm một thời gian nữa.


>> "Chỉ 4 tên lửa hành trình của Iran có thể tiêu diệt Israel"



Mỹ đang có nhiều động thái chiến lược mới, Mỹ và Israel đều đang mạnh mẽ đe dọa Iran, nhưng ngắn hạn chiến tranh chưa xảy ra.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Fateh 110 của Iran (ảnh minh họa)

Iran sẽ không từ bỏ phát triển công nghệ hạt nhân

Ngày 8/11, tại Viên, thủ đô của Áo, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã đưa ra báo cáo nghiên cứu về vấn đề hạt nhân Iran. Báo cáo cho biết, những dấu hiệu “đáng tin cậy” chứng minh, ít nhất là trước năm 2010, Iran có kế hoạch phát triển thiết bị nổ hạt nhân và đã tiến hành thử nghiệm, mà các hoạt động liên quan đến “nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân” hiện rất có thể vẫn đang tiến hành.

Trước đó, Mỹ và Israel đã dồn dập tuyên bố, không ngại sử dụng vũ lực, kiên quyết ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.


http://nghiadx.blogspot.com
Vấn đề hạt nhân Iran đang được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm


Đối mặt với mối đe dọa vũ lực, Iran hoàn toàn không tỏ ra lo sợ. Ahmadinejad nói: “Iran có sức mạnh quân sự mà các nước Trung Đông khác không có, hiện nay có thể đối đầu lại với Israel và phương Tây”.

Ngày 7/11, Ngoại trưởng Nga Lavrov cảnh báo, tấn công Iran là sai lầm vô cùng nghiêm trọng, sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Thủ tướng Nga Vladimir Putin cũng vừa cho biết, Mỹ dùng vũ lực tấn công Iran, Nga sẽ trả đũa.

Tại sao Iran lại cứng rắn như vậy? Chiến tranh Iran liệu có nổ ra? Việc triển khai chiến lược và sức mạnh quân sự của các nước trong tình hình hết sức căng thẳng ra sao? Iran đã trở thành nơi tranh giành phức tạp nhất sau chiến trường Libya.

Ngày 11/11, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Lý Đại Quang cho biết, Mỹ có “giành được Trung Đông hay không” phần lớn quyết định ở Mỹ “làm thế nào với Iran”.

Máy bay chiến đấu của Mỹ đã sớm được triển khai ở vịnh Péc-xích

Hiện nay, một số “nước đương sự” của vấn đề hạt nhân Iran luôn bận rộn nâng cấp, cải tạo vũ khí hạt nhân hiện có và nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân mới, thúc đẩy đổi mới, cải tiến vũ khí hạt nhân, đẩy nhanh nâng cao khả năng tấn công tầm xa thông thường.

Lý Đại Quang cho rằng: “Nga đặc biệt nhấn mạnh, cần có lực lượng hạt nhân hiện đại, cần duy trì cân bằng với Mỹ về công nghệ vũ khí hạt nhân. Anh, Pháp cũng nỗ lực cải tạo hiện đại hóa đối với vũ khí hạt nhân hiện có. Để giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, Anh có kế hoạch độc lập nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân thế hệ mới. Pháp cũng đang bí mật tăng cường khả năng răn đe hạt nhân, tăng cường tính linh hoạt và hiệu quả răn đe hạt nhân”.

Đồng thời, Mỹ đang tăng cường khả năng tác chiến trên biển của họ.

Tháng 5/2010, Bộ trưởng Tác chiến Hải quân, Tư lệnh Lực lượng Hải quân lục chiến và Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ cùng công bố “Ý tưởng tác chiến hải quân 2010” và nhấn mạnh, lực lượng vũ trang trên biển của Mỹ trước tiên cần xây dựng tư tưởng chỉ đạo “lấy biển làm không gian cơ động”, áp dụng phương thức kết hợp giữa “Lực lượng trên biển được tổ chức theo nhiệm vụ và phân bố trên toàn cầu” với “Lực lượng tác chiến tập trung mang tính khu vực”, thực hiện các hành động trên biển trong tương lai.

Lý Đại Quang nói: “Khả năng cơ động là một trong những nhân tố cơ bản quyết định khả năng tác chiến của hải quân, không chỉ yêu cầu có thể tiến hành cơ động cự ly xa nhanh chóng và hiệu quả, mà còn yêu cầu có thể thông qua cơ động giành lấy ưu thế đối đầu trong môi trường biển. Mỹ muốn phát huy đầy đủ ưu thế cơ động, trở thành lực lượng trên biển không phụ thuộc vào cảng biển và sân bay tại các khu vực”.

Lý Đại Quang cho rằng, việc Mỹ triển khai lực lượng trên biển sẽ tiếp tục tăng cường kiểm soát và răn đe đối với châu Á-Thái Bình Dương. Việc nâng cấp lực lượng hạt nhân và tăng cường lực lượng tác chiến trên biển của các nước sẽ hình thành trạng thái căng thẳng ở khu vực vịnh Péc-xích.

Ông cho biết, Mỹ có rất nhiều căn cứ quân sự ở khu vực vịnh Péc-xích, việc bố trí máy bay chiến đấu được phân bố rải rác ở nhiều nước và khu vực như Iraq, Kuwait, Oman và Diego Garcia. Một khi tên lửa của Mỹ bắn trúng các cơ sở quan trọng của Iran, an ninh và chính quyền của Iran sẽ phải hứng chịu sự tấn công nghiêm trọng.


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ có rất nhiều đồng minh thân cận cùng với các căn cứ quân sự ở Trung Đông


Lý Đại Quang nói: “Lực lượng trên biển của Mỹ sẽ tiếp tục duy trì hiện diện tiền duyên tại khu vực có lợi ích rất quan trọng của họ, bao gồm khu vực Tây Thái Bình Dương, khu vực Địa Trung Hải…, đồng thời căn cứ vào nhu cầu, tiến hành xây dựng các căn cứ hạm đội toàn cầu ở các khu vực như vịnh Péc-xích, Đông Nam Á, vịnh Caribe, vịnh Guinea và sừng châu Phi. Thực hiện mục tiêu “bảo vệ lợi ích then chốt của Mỹ, bảo vệ đồng minh, răn đe và ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng””.

Tấn công Iran sẽ gây ra chiến tranh giữa Hồi giáo và phương Tây

Trước đây có phương tiện truyền thông phương Tây bình luận, cách làm tốt nhất để ngăn chặn Iran thực hiện thành công mục tiêu hạt nhân của nước này chính là trừng phạt các công ty Trung Quốc ủng hộ Tehran.

Đối với vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã trả lời báo chí rằng, không thể hiểu được logic của lời bình luận này.

“Mỹ càng nhấn mạnh trừng phạt, càng lộ rõ họ đã đến bước không biết đi tiếp như thế nào trong vấn đề hạt nhân Iran. Ahmadinejad thậm chí nhiều lần tuyên bố “xóa sổ” Israel khỏi bản đồ thế giới. Hỡn nữa, trong thương mại với nước ngoài, Iran dùng ngoại tệ mạnh khác để thay thế cho đồng USD”.

Thực ra, nhiều nước đã không thực hiện lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Ngay từ tháng 10/2007, Putin đã bất chấp sự phản đối của Mỹ, khăng khăng đến thăm Iran, cùng Ahmadinejad đã ký một thỏa thuận bán cho Iran hơn 50 động cơ máy bay RD-33, đồng thời tuyên bố Iran chưa sẵn sàng sản xuất vũ khí hạt nhân.

Tuyên bố chung còn tái khẳng định “không thể lẫn lộn giữa chủ nghĩa khủng bố với một dân tộc, nền văn hóa hay tôn giáo nào đó”.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 10/11/2011, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cảnh báo, nếu Mỹ tấn công quân sự Iran, họ sẽ vấp phải sự đáp trả mạnh mẽ


Theo Lý Đại Quang, cũng trong năm 2007, quân đội Mỹ đã bắt đầu một loạt chương trình triển khai quân sự ở khu vực Trung Đông, trong đó bao gồm điều đến vùng Vịnh cụm chiến đấu tàu sân bay thứ hai và nhiều hơn hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, mục đích chủ yếu là để răn đe Iran.

Lý Đại Quang cho rằng: “Khi đó, lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei phản ứng, nếu Mỹ tấn công Iran hoặc trừng phạt Iran vì vấn đề hạt nhân, vận chuyển dầu mỏ ở khu vực vùng Vịnh sẽ bị cắt đứt. Mỹ không thể gánh nổi tổn thất này”.

Và bây giờ, báo giới lại bắt đầu dự đoán, một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba đang đến gần.

Lý Đại Quang cho rằng: “Trong thế giới ngày nay, còn rất ít người nhắc đến ngôn từ của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đó là Chiến tranh thế giới thứ ba”. Sở dĩ Mỹ còn chưa hạ quyết tâm tấn công Iran, là do họ còn lo ngại về hậu quả của cuộc chiến, đặc biệt là khó chịu nổi những tổn thất kinh tế do nó gây ra. “Đi nước cờ nguy hiểm” tấn công quân sự sẽ tạo nên cục diện cả hai bên đều thiệt hại.

Lý Đại Quang cho biết: “Nếu Iran bố trí nhiều thủy lôi và tàu chiến ở eo biển Hormuz - nút cổ chai Vịnh Péc-xích, tiến hành phá hoại các tàu chở dầu, lúc này có thể làm cho giá dầu thô quốc tế sẽ tăng mạnh. Ngoài ra, điều Mỹ lo lắng nhất còn là, tấn công thực sự sẽ không chỉ gây ra một cuộc xung đột khu vực đơn giản, mà là cuộc chiến giữa thế giới Hồi giáo với các nước phương Tây”.

Lý Đại Quang nói: “Iran có thể sử dụng ảnh hưởng của họ đối với tất cả các tín đồ Hồi giáo dòng Shiite, khuyến khích các chiến binh Shiite phát động làn sóng chống Mỹ, đồng thời lợi dụng các chiến binh Hezbollah ở Lebanon phát động tấn công đối với Israel. Như vậy, Iraq, Israel, Lebanon và các nước khác sẽ đều bị cuốn vào xung đột. Chiến tranh Iran sẽ có thể phát triển thành cuộc chiến tranh kéo dài giữa thế giới Hồi giáo và các nước phương Tây, hậu quả có thể là thảm họa”.

Trong những năm gần đây, các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu luôn chỉ trích chương trình hạt nhân của Iran là đang phát triển vũ khí hạt nhân.

Tháng 9/2005, IAEA cáo buộc Iran vi phạm “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” (NPT), EU đứng đầu là Đức, Pháp và Anh cũng cáo buộc Iran vi phạm nghĩa vụ thực hiện hiệp ước bảo đảm an ninh đã ký với EU.

Ngày 10/1/2006, Iran tuyên bố họ dỡ bỏ niêm phong của IAEA tại nhà máy làm giàu uranium Natanz, vấn đề hạt nhân Iran lại bùng phát một đợt khủng hoảng mới.

Ngày 27/3/2007, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 1747, tăng cường mức độ trừng phạt đối với Iran, làm cho sức ép quốc tế đối với Iran tiếp tục tăng lớn, thu nhỏ thêm không gian cho sự tồn tại của chương trình hạt nhân của họ.

Ngày 25/10 cùng năm, chính phủ Mỹ tuyên bố tiến hành trừng phạt đối với hơn 20 tổ chức chính phủ (gồm cả Bộ Quốc phòng), ngân hàng và cá nhân của Iran, trong đó Bộ Quốc phòng và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran là mục tiêu trừng phạt chủ yếu.

Lý Đại Quang cho biết, Mỹ đã tiến hành rất nhiều công việc thuyết phục các nước tiến hành trừng phạt đối với hoạt động làm giàu uranium của Iran, như thuyết phục các nước có liên quan phối hợp và tham gia hoạt động trừng phạt, tiến hành đánh giá chính xác hậu quả của nội dung và thời gian trừng phạt, đặc biệt là ảnh hưởng của giá dầu đối với kinh tế thế giới.

Lý Đại Quang nói: “Nhưng đối với Iran, duy trì khả năng và quyền lợi làm giàu uranium là giới hạn của họ, sẽ không dễ từ bỏ. Vì vậy, Iran tuyên bố sẽ không từ bỏ quyền lợi sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình, đồng thời sẽ toàn lực đáp trả cuộc xâm lược từ bên ngoài.

Còn đối với Mỹ, họ cũng không hy vọng, Iran sẽ trở thành quốc gia hạt nhân như Ấn Độ và Pakistan (thử nghiệm nổ hạt nhân năm 1998). Bởi vì, thực tế sở hữu vũ khí hạt nhân của Ấn Độ, Pakistan làm cho vị thế chiến lược của hai nước này tăng lên, giúp họ nắm được nhiều con bài mặc cả hơn trên vũ đài quốc tế”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình do Iran tự sản xuất


Sau khi Ahmadinejad được bầu làm Tổng thống Iran, đã có một loạt các lập trường và biện pháp ngoại giao cứng rắn, đã làm gia tăng đối đầu với Mỹ-Âu trong vấn đề hạt nhân, đặc biệt là khởi động lại chương trình nghiên cứu hạt nhân đã đóng cửa có thể được xem như một thách thức trực tiếp với Washington.

Lý Đại Quang cho rằng, sự cứng rắn của Iran là do, về chiến lược, họ muốn trở thành một nước nắm chắc hoàn toàn công nghệ hạt nhân và sở hữu hệ thống công nghiệp hạt nhân hoàn chỉnh, đồng thời liên hệ điều này với niềm tự hào quốc gia và tiêu chí cường quốc khu vực.

Theo Lý Đại Quang: “Có thể nói, với Iran, lợi ích cốt lõi của họ là bảo vệ chế độ Hồi giáo, mà công nghệ hạt nhân liên quan đến an ninh quốc gia, vị thế nước lớn trong khu vực và lòng dân trong nước của Iran, mong muốn Iran từ bỏ phát triển công nghệ hạt nhân gần như là điều không thể.

Iran cũng không có đường lui trong vấn đề hạt nhân, chỉ có thể đưa ra nhượng bộ mang tính sách lược về quy mô và độ minh bạch hạt nhân”.

Mặc dù Israel được cho là có khả năng tấn công hạt nhân với hơn 100 đầu đạn hạt nhân, có thể tiến hành tấn công trên không và tạo ra thương vong cho Iran, nhưng nếu Israel dùng hành động quân sự để phá hủy chương trình hạt nhân của Iran có tỷ lệ thành công không cao.

Giáo sư Ân Canh, nhà nghiên cứu Phòng Tây Á-châu Phi, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, lãnh đạo Iran cũng cho biết, chỉ cần 4 tên lửa hành trình của Iran là có thể tiêu diệt Israel, hơn nữa có thể tiêu diệt 1 triệu người Israel. Lời nói này không phải là hoàn toàn khoác lác. Iran có sức mạnh kinh tế, trang bị công nghệ quân sự đứng đầu Trung Đông, khả năng đáp trả các cuộc tấn công của họ là không thể coi thường.

Lực lượng quân sự của cả Iran và Israel đều rất mạnh

Đánh hay không đánh là vấn đề khó của các nước “đương sự”, cũng là vấn đề được dư luận thế giới quan tâm.

Được biết, lực lượng vũ trang hiện nay của Iran chủ yếu bao gồm Quân đội chính quy và Lực lượng Vệ binh Cách mạng. Quân đội chính quy gồm 3 quân chủng lục, hải, không quân; Lực lượng Vệ binh Cách mạng gồm lực lượng trên bộ, lực lượng trên biển, lực lượng tác chiến trên bộ (lục chiến) và lực lượng trên không.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái Heron II của Israel


Lưu Minh Vọng – nhà nghiên cứu Khoa Lịch sử, Đại học Bắc Kinh kiêm Phó Hội trưởng Hiệp hội nghiên cứu quân sự cho biết, một nước có 2 lực lượng vũ trang là rất hiếm trên thế giới. Trong năm 2011, tàu ngầm, tàu nổi và máy bay của Iran bành trướng ra biển Arabia, mở rộng chiều sâu phòng ngự, tàu nổi thậm chí đi xuyên qua biển Đỏ (Hồng Hải) đến Địa Trung Hải. Nhìn vào thái độ hiện nay, Iran không sợ chiến tranh xảy ra.

Nhưng, lực lượng quân sự của Israel cũng không thể coi thường. Lý Đại Quang cho hay, ngày 21/2/2010, một loại máy bay không người loại mới (UAV) đã được biên chế cho Không quân Israel, sải cánh 26 m, tương đương với máy bay hành khách, thân máy bay dài 15 m, bay ở độ cao có thể đạt 12.000 m, thời gian chạy liên tục có thể vượt 20 tiếng, hành trình có thể từ Israel đến khu vực vùng Vịnh, bao gồm cả Iran.

Mỹ đã chuẩn bị tốt việc “điều binh khiển tướng”?

Ngày 31/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tiết lộ, hiện nay Mỹ đã triển khai tổng cộng khoảng 40.000 binh sĩ ở khu vực vùng Vịnh, trong đó có khoảng 23.000 quân ở Kuwait.

Ngày 2/11, báo giới Mỹ dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, chính phủ Obama đang xem xét, sau khi rút quân khỏi Iraq, sẽ đưa ít nhất 4.000 quân đến đóng tại Kuwait để ứng phó với những biến đổi tình hình an ninh có thể xảy ra ở Iraq và đề phòng mối đe doạ quân sự của Iran.

Ngày 6/11, Bộ trưởng Quốc phòng Kuwait Sheikh Jaber cho biết, vào trước khi kết thúc năm 2011, sau khi rút quân toàn bộ khỏi Iraq, quân Mỹ sẽ không chuyển một phần lực lượng sang đóng ở Kuwait, nhưng Kuwait sẽ không cho phép lãnh thổ của mình được dùng làm căn cứ để tấn công bất cứ nước nào trong khu vực.

Hiện nay hoàn toàn không có kế hoạch Mỹ tăng quân ở Kuwait, bởi vì trong thoả thuận của hai nước đã quy định số quân Mỹ đóng tại Kuwait, Kuwait chỉ là trạm trung chuyển để quân Mỹ rút khỏi Iraq.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ


Lý Đại Quang cho rằng, đối với vấn đề hạt nhân Iran, Mỹ chỉ có ba sự lựa chọn: đàm phán, trừng phạt, chiến tranh. Việc tăng cường trừng phạt đối với Iran hoặc việc triển khai hiện nay là một phương án thoả hiệp trong quá trình tranh cãi giữa 2 quan điểm khác nhau, đó là giải quyết bằng ngoại giao và dùng vũ lực, đồng thời cũng có thể là một sự quá độ trong tình thế cấp bách trước khi Mỹ tiến hành tấn công quân sự Iran.

Lý Đại Quang đánh giá: “Ngăn chặn Irann là một trọng điểm lớn trong chính sách Trung Đông của Mỹ, tiến hành tấn công quân sự để chấm dứt chương trình hạt nhân của Iran vẫn là một sự lựa chọn quan trọng trong tương lai của Mỹ. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, trong ngắn hạn, mâu thuẫn giữa Mỹ và Iran vẫn chưa đến mức mất kiểm soát, khả năng Mỹ phát động một cuộc tấn công quân sự đối với Iran là rất nhỏ”.

Biến số của chiến tranh Iran phải nhìn vào Nga?

Iran sẽ trở thành một Iraq thứ hai? Chuyên gia Lưu Minh Vọng cho rằng, biến số nằm ở Nga và các nước liên minh quân sự chống Mỹ khác, bởi vì Iran là thị trường vũ khí quan trọng và đồng minh khu vực của Nga.

Lưu Minh Vọng cho rằng: “Nga đứng thứ hai trong các cường quốc quân sự thế giới về khả năng vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân, chỉ đứng sau Mỹ. Hơn nữa, Không quân Nga là quân chủng phát triển trọng điểm trong lực lượng vũ trang nước này, điều này được thể hiện trong kế hoạch vũ khí và tỷ lệ phân phối ngân sách quốc phòng tương lai của các nước khác”. Nếu chiến tranh xảy ra, ném bom không quân sẽ là sự lựa chọn hàng đầu.

Vũ khí trang bị trên không được coi là trang bị quan trọng bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, được rất nhiều nước coi trọng. Đặc biệt là máy bay chiến đấu thế hệ mới, máy bay không người lái và khinh khí cầu khổng lồ được phát triển rất nhanh.

Lý Đại Quang cho biết, máy bay không người lái đã bắt đầu tiến hoá từ “kiểu tấn công đối đất, do thám” đa năng sang “kiểu chiến đấu” chuyên dụng, thậm chí có người dự đoán máy bay không người lái kiểu tấn công sẽ thay thế toàn diện máy bay chiến đấu có người lái, trở thành “nhân vật chính” trên chiến trường trong thế kỷ 21.

Lý Đại Quang cho rằng: “Nga đã tiến hành nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược tàng hình thế hệ mới, dự kiến sẽ biên chế cho Không quân Nga vào năm 2025 – 2030. Tính năng công nghệ cất cánh và tác chiến của loại máy bay ném bom này sẽ vượt xa máy bay ném bom tầm xa của Nga hiện nay, và là loại máy bay thay thế sau khi được trang bị cho không quân”.


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ-Nga cạnh tranh trên thị trường vũ khí Trung Đông. Trong hình là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 PAK-FA do Nga-Ấn hợp tác sản xuất


Đầu năm 2010, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 PAK-FA bay thử lần đầu tiên thành công. Thời gian bay liên tục lần này khoảng 47 phút, báo chí Nga coi đó là một sự “thể hiện cực tốt”.

Lý Đại Quang cho rằng: “Máy bay chiến đấu T-50 PAK-FA do Nga và Ấn Độ hợp tác thiết kế và phát triển, nhằm đối phó với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor và máy bay chiến đấu F-35 Lightning của Mỹ.

Loại máy bay mới này có thể bay đường dài liên tục với tốc độ siêu âm, đồng thời tấn công nhiều mục tiêu khác nhau. Máy bay chiến đấu T-50 PAK-FA là một phần của kế hoạch hiện đại hoá vũ khí quốc phòng Nga, từ thập niên 90 của thế kỷ 20 đến nay nằm trong quá trình nghiên cứu phát triển”.

Đồng thời, Iran đã sớm tiến hành nâng cấp trang bị quân sự, các loại vũ khí dẫn đường chính xác thông thường liên tục được thử nghiệm. Ngày 3/2/2010, Iran thử thành công tên lửa đẩy vệ tinh tự chế tạo “Người tìm kiếm 3”, đồng thời còn công bố 3 vệ tinh tự chế tạo và 1 động cơ tên lửa đẩy.

Mỹ tuyên chiến với Iran là để chào hàng vũ khí?

Lưu Minh Vọng cho rằng, nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân chỉ là ngòi nổ gây ra “tuyên chiến”, sau khi Iraq bị chiếm đóng, nguồn dầu mỏ của Iran là nguyên nhân hàng động căn bản nhất. Ngoài ra, cũng không loại trừ có quốc gia muốn mượn tuyên chiến để để chuyển mâu thuẫn từ trong nước do kinh tế suy thoái, và thoả mãn lợi ích của các tập đoàn công nghiệp quân sự Mỹ, đây là nguyên nhân rất quan trọng.

Lý Quang Á cho rằng, kim ngạch bán vũ khí của Mỹ 3 năm liên tục vượt 30 tỷ USD, riêng năm tài khoá 2010 đạt 31,6 tỷ USD. Năm tài khoá 2010, chính phủ Israel mua vũ khí trang bị của Mỹ trị giá 4 tỷ USD, trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Mỹ. Mỹ nóng lòng chào hàng F-35 và châu Á đã trở thành thị trường lớn nhất của F-35.

Trải qua 8 năm đánh giá và đàm phán mang màu sắc chính trị, các quan chức chính phủ Israel chính thức tuyên bố mua máy bay chiến đấu F-35.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-35 của quân đội Mỹ


Ngày 7/10/2010, Israel và Mỹ chính thức ký thoả thuận, mua 20 chiếc máy bay chiến đấu F-35 trị giá 2,75 tỷ USD. Lô máy bay này sẽ bàn giao vào các năm 2015 – 2017.

Theo Lý Đại Quang: “Gần đây, Israel không muốn mua F-35, nhưng Mỹ nhận đơn đặt hàng mua vũ khí 60 tỷ USD của Saudi Arabia, trong đó có máy bay F-15 phiên bản mới nhất, lúc này Israel đứng ngồi không yên. Thế là, đặt hàng với Mỹ mua F-35”. Chính phủ Mỹ kiên trì bán vũ khí với kim ngạch khổng lồ cho các nước Arabia, ngoài việc tạo ra “Thuyết mối đe doạ từ Iran”, còn gây ra cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước Arabia ở vùng Vịnh như Saudi Arabia, các Tiểu vương quốc Arabia thống nhất, Qatar và Kuwait.

Lý Đại Quang đánh giá: “Trung Đông luôn là khu vực được các nhà sản xuất vũ khí thế giới quan tâm, là nơi tập trung nhất vũ khí tiên tiến, là một thị trường bán vũ khí lớn khác cạnh tranh khốc liệt giữa Mỹ và Nga. Mỹ chủ yếu bán vũ khí cho các nước Israel, Saudi Arabia, các Tiểu vương quốc Arabia thống nhất và Qatar, còn Iran, Syria là khách hàng vũ khí chủ yếu của Nga”.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang