Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Xung đột biển Đông

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Xung đột biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xung đột biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

>> Biển Đông – ‘Tử địa’ của các cường quốc hải quân

Có lẽ hải quân Hoàng gia Anh chưa thể quên bài học về việc tham chiến trên Biển Đông hồi chiến tranh thế giới thứ 2. Ngày 10/12/1941, thiết giáp hạm HMS Prince of Wales cùng với tuần dương hạm HMS Repulse của hải quân Anh vừa lần đầu tham chiến tại khu vực Đông Nam Á đã bị không quân Nhật Bản xuất phát từ một căn cứ trên đất liền đánh chìm ngay ngoài khơi bờ biển Malaysia.

>> Sức mạnh 'lá chắn thép' Bastion trấn giữ biển Đông
>> Bí mật tác chiến tàu ngầm Kilo trên biển Đông



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Thiết giáp hạm HMS Prince of Wales của hải quân Anh đã bị không quân Nhật đánh chìm trên Biển Đông năm 1941

Thất bại này cùng với hàng loạt tiền lệ khác kể từ chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay cho thấy việc tham chiến và tăng cường quốc phòng trong các vùng biển hẹp như Biển Đông có những đặc điểm hết sức riêng biệt.

Theo chuyên gia về an ninh hàng hải Ristian Atriandi Supriyanto (Học viện nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam), chính địa hình dài và hẹp của Biển Đông đang giúp các quốc gia có tiềm lực hải quân hạn chế ở Đông Nam Á có thể tự tin hơn nhiều khi đối đầu với các lực lượng hải quân mạnh như Trung Quốc, Mỹ… với điều kiện họ phải cải thiện khả năng khống chế biển từ bờ và khống chế bầu trời trên vùng biển của mình.

Theo dự đoán của công ty tư vấn hải quân AMI International có trụ sở tại Mỹ, các quốc gia Đông Nam Á sẽ chi tới 25 tỷ USD cho các trang thiết bị hải quân cho đến năm 2030. Nhưng khác với thông thường, Đông Nam Á sẽ chú trọng mua sắm các hệ thống tên lửa bờ biển, tiêm kích và tàu chiến gần bờ và tàu ngầm.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa bờ biển Bastion –P K300R của Việt Nam có thể bắn trúng tàu chiến cách bờ biển 300km

Theo ý kiến của chuyên gia Milan Vego thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, sự thiếu khoảng không vật lý và gần kề các vùng đất sẽ là trở ngại rất lớn cho các lực lượng hải quân của các nước lớn vốn chỉ quen hoạt động trên các đại dương.
Cho dù được hậu thuẫn bởi các tàu chiến cỡ lớn hay thậm chí là tàu sân bay, Biển Đông sẽ là “tử địa” của các cường quốc hải quân bởi chúng vẫn nằm trong tầm khống chế của các vũ khí từ trên bộ đồng thời nằm trong tầm hoạt động của máy bay chiến đấu trên đất liền.

Chính vì thế, một quốc gia ven Biển Đông có tiềm lực hải quân yếu thế hơn cũng có thể thách thức các siêu cường hải quân bằng cách sử dụng khả năng “không tương xứng” như thủy lôi, các khẩu đội tên lửa bờ biển và tàu ngầm.

Bằng chiến thuật này, các nước Đông Nam Á có thể dễ dàng tạo ra thách thức quyền kiểm soát biển và tiến hành các hoạt động chống xâm nhập trên biển mà không cần tăng cường nhiều trang thiết bị chiến đấu trên biển cho hải quân.

Giới chuyên gia quân sự quốc tế nhận định, trong lúc vấn đề an ninh và chủ quyền trên Biển Đông ngày càng nóng lên cùng với sự ráo riết tăng cường lực lượng hải quân của Trung Quốc, các nước duyên hải dường như đã nhận ra nguy cơ và chuẩn bị để đối mặt với thách thức này.

Các tàu ngầm đã được đưa vào biên chế của Indonesia, Singapore và Malaysia hay đã nằm trong danh sách mua sắm (chuẩn bị tiếp nhận) của hải quân Việt Nam trong khi Thái Lan và Philippines cũng đang suy ngẫm để trang bị.

Bên cạnh đó, để tận dụng ưu thế về địa hình gần bờ, không quân hải quân các nước như Indonesia, Malaysia, đặc biệt là Việt Nam đã trang bị một đội ngũ khá hùng hậu các loại tiêm kích hiện đại trong đó có cả Sukhoi Su-30. Philippines cũng bắt đầu tìm kiếm máy bay chiến đấu trong một phần kế hoạch củng cố khả năng giám sát trên không yếu kém của mình.

Để bảo vệ chủ quyền biển của mình, Việt Nam đã trang bị 2 hệ thống tên lửa bờ biển Bastion –P K300R của Nga có thể bắn trúng tàu chiến cách xa bờ biển 300km. Một số nguồn tin từ Nga cho biết, Việt Nam đang tiến hành đàm phán để mua thêm hệ thống tên lửa Bastion thứ 3 đồng thời sẽ phối hợp với Nga để phát triển một loại tên lửa hành trình mới.

Cũng có tin cho rằng, Việt Nam đang đàm phán về việc triển khai sản xuất tên lửa Yakhont tại Việt Nam song song với việc đàm phán mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ và Extra của Israel. Nếu những dự án trên được thực hiện hiệu quả, Việt Nam sẽ sở hữu tiềm lực tên lửa chống hạm hùng mạnh nhất khu vực và là nền tảng để chế tạo các loại tên lửa đối đất tầm xa, có ý nghĩa chiến lược.

Hiện BrahMos chỉ có trong trang bị của quân đội Ấn Độ với các biến thể đã có và đang phát triển trang bị cho tàu nổi, bệ phóng mặt đất, tàu ngầm, máy bay, dùng để tấn công mục tiêu mặt nước và mặt đất. Ấn Độ đang có tham vọng mua sắm và xuất khẩu hàng ngàn quả BrahMos.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam đã mua 24 tiêm kích đa năng hiện đại Sukhoi SU-30 của Nga để tăng cường năng lực phòng thủ.

Đối với Indonesia, chiến tranh thủy lôi đã được vạch ra như một yếu tố sống còn trong chiến lược hải quân của họ. Quan trọng hơn, các quốc gia ven Biển Đông cũng có thể sử dụng các hòn đảo trong khu vực này bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng để tăng cường kiểm soát đối với các vùng nước xung quanh. Việc quản lý các trạm kiểm soát và tuyến giao thông trên biển cũng là vấn đề quan trọng khi chúng đảm bảo việc tiếp cận cho các cường quốc hải quân khi di chuyển trong các vùng biển hẹp của khu vực.

Để phần nào hạn chế yếu điểm của mình, các cường quốc hải quân cần có một đội ngũ tàu hộ tống, tàu khu trục nhỏ và tàu chiến ven biển. Nếu không có sự hộ tống đầy đủ, hải quân các nước này sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi triển khai tàu tấn công đổ bộ hay tàu sân bay tại Biển Đông.

“Nhưng dù với điều kiện nào, các cường quốc hải quân cũng nên rất cẩn thận với những tham vọng của mình tại Biển Đông nếu không muốn trở thành mục tiêu tập bắn của các lực lượng hải – lục – không quân của cá quốc gia ven biển”, chuyên gia Milan Vego thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ kết luận.


(Sohoa)

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

>> Đại chiến Trung - Nhật : "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa"

Chuyên gia Nga dự báo kết quả xung đột quân sự Trung-Nhật có thể xảy ra.

>> Tiềm lực quân đội Nhật Bản


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tình hình xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

Các chiến lược gia đánh giá cơ hội của Trung Quốc và Nhật Bản trong một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn.

Tình hình xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật bản và Trung Quốc đang tranh chấp nhau đang ngày một thêm căng thẳng. Hiện thời, các bên vẫn tránh những tuyên bố gay gắt hiếu chiến.

Các chiến lược gia quân sự đánh giá về tiềm lực quân sự của hai bên và dự báo ra sao về một cuộc xung đột quân sự giữa hai đại cường châu Á này?

Sức mạnh của các bên

Theo chuyên gia Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ (Nga), Tổng biên tập tạp chí Moscow Defence Brief, ông Vasily Kashin, hiện thời Trung Quốc chưa có ưu thế áp đảo về số lượng, còn về chất lượng, hạm đội Trung Quốc thua xa Hải quân Nhật Bản.

“Trung Quốc bắt đầu đóng các hạm tàu kha khá đâu đó từ năm 2007. Tất cả những gì đóng được trước đó chẳng có tác dụng gì. Họ có những tàu ngầm khá nguy hiểm đối với Nhật. Nhưng hạm đội Nhật đã được xây dựng với trọng tâm là tác chiến chống ngầm, hơn nữa là nhằm chống hạm đội Liên Xô. Tôi từng nghe thấy các chuyên gia Mỹ về chiến tranh hải quân đánh giá rằng, về mặt chiến tranh chống tàu ngầm – kinh nghiệm, trang thiết bị, phương thức thủ đoạn – hạm đội Nhật thậm chí còn trên tài Hải quân Mỹ. Cường độ huấn luyện chiến đấu trên biển cho binh sĩ tàu ngầm Trung Quốc cũng rất không ổn”, ông Kashin cho biết.

“Tình thế hiện nay của Trung Quốc cũng giống như tình cảnh của Liên Xô hồi cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Họ đang bắt đầu xây dựng một hạm đội viễn dương lớn, nhưng một là, trong quá trình đó, họ đang phải vượt qua vô số những khó khăn kỹ thuật nhỏ, hai là, họ phải thực hiện cú nhảy vọt về huấn luyện chiến đấu, chiến thuật và tổ chức. Hạm đội Liên Xô đương thời đã bắt đầu từ vị thế một hạm đội ven bờ, không có khả năng độc lập hành động ở xa bờ biển của mình, và trong suốt nhiều thập kỷ mới vươn lên thành hạm đội đại dương, còn Trung Quốc hiện nay mới chỉ ở đầu con đường này. Ngay trong những năm 1980, hạm đội Trung Quốc vẫn còn được xây dựng theo khái niệm phòng thủ gần: đó là hạm đội ven bờ với số lượng tàu chiến lớn tối thiểu, chủ yếu cấu thành từ các tàu xuồng nhỏ và một số lượng lớn pháo bờ biển. Sự phát triển hiện nay của hải quân Trung Quốc chỉ mới bắt đầu vào giữa thập niên 1990, còn những kết quả chất lượng thì điều đó mới bắt đầu mang lại chỉ vài năm trước. Sau lưng họ đơn thuần là không hề có kinh nghiệm hay trường phái cho phép họ cảm thấy tự tin”, ông Kashin nhận xét.

Phó Chủ tịch thứ nhất Học viện Các vấn đề địa-chính trị (Nga), Đại tá hải quân Konstantin Sivkov đánh giá cao hơn về khả năng của hạm đội và không quân Trung Quốc: “Về số lượng, các lực lượng quân sự Trung Quốc có ưu thế gấp hàng chục lần Nhật Bản. Quân đội Trung Quốc thời bình có quân số 2,5 triệu người, còn Nhật chỉ có khoảng 250 ngàn người. Nhưng cuộc chiến tranh giành quần đảo này (Senkaku) sẽ chủ yếu được tiến hành bằng các lực lượng của hạm đội và không quân.

Để tiến hành các nhiệm vụ tác chiến giành quần đảo này, Trung Quốc có thể huy động đến 400-500 máy bay chiến đấu, không dưới 20 tàu ngầm điện-diesel, có lẽ có đến 3 tàu ngầm nguyên tử có thể được huy động do quần đảo Senkaku ở xa biên giới Trung Quốc, một số lượng lớn tàu tên lửa nhỏ và tàu khu trục tên lửa. Nhật Bản có thể huy động chống Trung Quốc đến 150 máy bay tiêm kích chiến thuật, khoảng 10 tàu ngầm điện-diesel không hơn, khoảng 5-10 tàu khu trục và hộ vệ. Biên chế chiến đấu của hạm đội Nhật sẽ được điều động bảo vệ quần đảo này sẽ thua kém khoảng 3 lần so với lực lượng của Trung Quốc”, ông Sivkov nói.

“Lực lượng không quân chủ lực của Trung Quốc là các loại máy bay lạc hậu. Nhật Bản sẽ có ưu thế áp đảo về chất lượng. Trung Quốc không có máy bay chỉ huy/báo động sớm, Nhật Bản lại có các máy bay đó để bảo đảm khả năng kiểm soát không gian và chỉ huy không chiến, điều đó mang lại ưu thế lớn cho không quân tiêm kích Nhật Bản. Nhìn chung, có thể nói rằng, trong môi trường không gian, khả năng của Nhật và Trung Quốc sẽ là gần tương đương mặc dù Trung Quốc có ưu thế về số lượng.

Liên quan đến các lực lượng hải quân, các tàu ngầm Trung Quốc xét về tính năng chiến-kỹ thuật và công nghệ sản xuất gần tương đương trình độ thời đầu thập kỷ 1970, chúng khá ồn. Người Nhật có các tàu ngầm tiên tiến hơn và ít ồn hơn, chúng sẽ có khả năng tác chiến hiệu quả chống tàu ngầm Trung Quốc. Nhưng biên chế lực lượng tàu nổi Trung Quốc hiển nhiên sẽ vượt trội so với Nhật Bản, mặc dù họ ngang nhau về số lượng vũ khí tên lửa và tầm hoạt động”, Đại tá Sivkov đánh giá.

Dự báo thắng bại

Ông Kashin nhận định: “Chắc chắn, một cuộc xung đột quân sự tranh giành quần đảo sẽ kết thúc bằng một thất bại nhục nhã đối với họ (Trung Quốc). Nếu như xảy ra sự đụng độ của hai lực lượng ngang nhau, thì Trung Quốc sẽ hứng chịu tổn thất nặng nề và khó lòng gây ra tổn thất tương đương cho Nhật Bản. Ở thời điểm hiện tại, Nhật Bản có ưu thế nổi trội về trang bị kỹ thuật và ưu thế lớn về huấn luyện binh sĩ. Tất cả các hệ thống mới của Trung Quốc đều chưa được kiểm nghiệm, trình độ huấn luyện, chuẩn bị của các thủy thủ đoàn đặt ra những câu hỏi lớn. Hơn nữa, vũ khí của Trung Quốc thua kém tất cả những gì Nhật Bản đang có, họ cũng sẽ không thể phát huy hết tiềm năng của chúng. Chắc chắn, sẽ việc sẽ kết thúc bằng thất bại nhục nhã đối với họ, và đói với họ, điều đó sẽ rất đau đớn”.

“Hạm đội Nhật Bản là lực lượng rất đáng gờm. Nên mặc dù Trung Quốc đang có những thành tựu lớn, nhưng đến tiến đến cùng một trình độ như thế, trước hết về chiến thuật và đào tạo binh sĩ, họ sẽ phải mất nhiều năm nữa”.

>> Senkaku - Mồi lửa thổi bùng cuộc chiến Trung - Nhật

Đại tá Konstantin Sivkov không tán thành với dự báo đó. Theo ông, tổn thất của Trung Quốc quả thực sẽ lớn, nhưng đơn độc Nhật Bản sẽ không ngăn được Trung Quốc.

“Một khi xảy ra xung đột, Trung Quốc phần nhiều sẽ áp dụng chiến lược tấn công, trong khi Nhật Bản định hướng vào phòng ngự, và một khi xảy ra đụng độ trực tiếp, Trung Quốc có nhiều cơ hội giành chiến thắng hơn.

Trung Quốc với ưu thế lớn về lực lượng tàu tên lửa nhỏ và tàu khu trục tên lửa sẽ có thể làm được nhiệm vụ đánh bại các cụm tàu Nhật Bản và thực hành đổ bộ. Tính tới ưu thế lớn về số lượng của Trung Quốc về không quân và lực lượng dự bị lớn, không quân Trung Quốc về tổng thể vượt trội hàng chục lần so với không quân Nhật, và Nhật Bản tất nhiên sẽ không thể kham nổi”, ông Sivkov dự báo.

Ông Sivkov cũng cho rằng, “Công tác huấn luyện binh sĩ của Trung Quốc không thua kém Nhật, thậm chí về mặt nào đó còn hơn. Khác với Nhật Bản, Trung Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận rất ráo riết, thường xuyên, và liên tục chi nhiều kinh phí cho việc này. Bởi vậy, với trình độ huấn luyện như nhau, Trung Quốc sẽ làm được nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng không quân Nhật trên lãnh thổ nước này, cho dù là cái giá phải trả là những tổn thất lớn, nhưng sẽ làm được nhiệm vụ giành ưu thế trên không tại khu vực tiến hành đổ bộ lên quần đảo này (Senkaku)”.

Lực lượng thứ ba

Mặc dù quân số Lực lượng phòng vệ của Nhật ít hơn gần 10 lần so với quân đội Trung Quốc, Nhật còn có một ưu thế khác đó là đồng minh Mỹ mà theo hiệp ước, Mỹ phải can thiệp vào cuộc xung đột một khi Nhật Bản bị xâm lược. Và các chuyên gia đều thống nhất với nhau trong các dự báo của mình về kết cục đối đấu giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Mỹ.

Theo ông Sivkov, yếu tố Mỹ bản thân nó loại trừ hoàn toàn khả năng của Trung Quốc mở chiến dịch quân sự tại khu vực quần đảo Senkaku. “Trong một cuộc đụng độ trực diện giữa hạm đội Trung Quốc và hạm đội Nhật-Mỹ, dù cho không quân Trung Quốc có số lượng đông đảo, thì không quân trên hạm của hạm đội Mỹ cùng với lực lượng không quân chiến thuật triển khai ở đảo Okinawa về mặt số lượng biên chế chiến đấu sẽ có khả năng giải quyết nhiệm vụ ngăn chặn cuộc tấn công và gây ra những tổn thất không thể chấp nhận được cho lực lượng máy bay tấn công của Trung Quốc. Đương nhiên, các sân bay Trung Quốc sẽ bị tên lửa hành trình Tomahawk tấn công, một phần lớn không quân Trung Quốc sẽ bị tiêu diệt, hạ tầng sẽ bị phá hủy và trong vòng 1-2 tuần có sự tham gia của Mỹ, không quân Trung Quốc cơ bản bị hủy diệt. Hạm đội Trung Quốc, hiển nhiên, sẽ bị đánh tan vì các tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles của Mỹ sẽ tham gia và chúng sẽ xử lý dễ dàng các lực lượng Trung Quốc.

Vũ khí hạm tàu của Trung Quốc khá mạnh, nhưng khả năng chống tàu ngầm của họ lại yếu, bởi vậy, các tàu Trung Quốc sẽ dễ dàng bị tên lửa hành trình tiêu diệt ở cự ly nằm ngoài tầm bắn của tên lửa Trung Quốc. Bởi vậy, nếu như cảm xúc kích động tiếp tục leo thang và sự việc đi đến xung đột quân sự thì tất cả sẽ chỉ dừng ở những đụng độ nhỏ trên biển và trên không, sau đó Mỹ đe dọa nhảy vào và Trung Quốc chắc chắn sẽ phải ngừng chiến dịch quân sự, nhưng thay vào đó họ sẽ áp dụng đòn trả đũa kinh tế mạnh mẽ”.

“Không có sự hậu thuẫn của Mỹ, các lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ không thể giữ được quần đảo này một khi lãnh đạo Trung Quốc quyết định đánh chiếm quần đảo bằng mọi giá. Đồng thời, không quân Trung Quốc sẽ chịu tổn thất lớn, đến 150 máy bay. Không quân phòng vệ Nhật Bản sẽ tổn thất vài chục máy bay. Nhưng nếu như Mỹ toàn lực nhảy vào cuộc xung đột như dự định, thì các lực lượng Trung Quốc sẽ bị đánh bại”, Đại tá Sivkov bổ sung.

Ông Vasily Kashin nhận định: “Mỹ không đứng về bên nào về vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng nếu xảy ra điều gì đó được diễn giải như cuộc tấn công chống Nhật Bản, thì họ sẽ nhảy vào can thiệp. Mỹ duy trì trong khu vực một lực lượng bao gồm tàu sân bay George Washington, lực lượng Thủy quân lục chiến ở Okinawa, không quân, quân đội ở Hàn Quốc. Nghĩa là ở ngay sát quần đảo tranh chấp, Mỹ có các lực lượng khá lớn, trong đó có một cụm tàu sân bay tiến công, mà trong trường hợp có nguy cơ xung đột, có khả năng trong vài giờ là có mặt khu vực chiến sự và tham chiến. Tương quan lực lượng bất lợi đối với Trung Quốc đến mức không thể nói đến chuyện Trung Quốc muốn tiến hành một cuộc xâm lược. Trung Quốc sẽ còn phải đi một chặng đường dài để có khả năng thực sự đe dọa Nhật Bản”.

Quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư từng do người Trung Quốc phát hiện, cuối thế kỷ XIX đã bị cắt cho Nhật Bản sau chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất. Nhưng sau khi thất trận trong Thế chiến II, Tokyo đã mất quyền đối với tất cả các lãnh thổ chiếm được, quần đảo chuyển sang do Mỹ quản lý. Trong thập kỷ 1970, Mỹ trả lại Nhật đảo Okinawa cùng với quần đảo Senkaku. Hiện tại, chính phủ Nhật chính thức chỉ sở hữu một hòn đảo của quần đảo, các đảo còn lại họ thuê lại của các chủ sở hữu tư nhân và cho đến gần đây vẫn không chịu mua lại các đảo này.

Nghiên cứu viên cao cấp Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Tiến sĩ Khoa học chính trị, Giáo sư Đại học tổng hợp Takusyoku (Tokyo), ông Vasily Molodyakov cho rằng, chính phủ Nhật quyết định mua lại các hòn đảo không phải vì lý do ái quốc mà do mục đích trục lợi thuần túy. “Tất cả đều hiểu rằng, câu chuyện không liên quan đến các vách đá nhô lên từ mặt biển không có dân cư trên đó. Con người không sống ở đó, nên tất nhiên, vấn đề chủ yếu đó là thềm lục địa liền kề”, ông Molodyakov nói.

Nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Viktor Pavlyatenko cho rằng, từ giác độ kinh tế, đến nay vẫn chưa có ai đánh giá tầm quan trọng của quần đảo Senkaku. “Tất cả những dự đoán được xây dựng trên những khả năng tiềm tàng của khu vực này. Thềm lục địa liền kề, kể cả ở phía Trung Quốc, có thể có dầu và khí đốt. Từ đó, người ta phỏng đoán là nó có giá trị nhất định nào đó”, chuyên gia này giải thích.


Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

>> Tàu ngầm Kilo của Việt Nam mạnh nhất ở DNA ?

Để định nghĩa một chiếc tàu ngầm hiện đại cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: thời gian chế tạo, công nghệ ứng dụng, vũ khí trang bị và đặc tính kỹ chiến thuật..

>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể
>> Tìm hiểu tàu ngầm tấn công lớp Kilo


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo của Việt Nam được đánh giá hiện đại nhất Đông Nam Á.

Gần đây xuất hiện một số bài viết trên báo nước ngoài và được một số báo trong nước dẫn nguồn lại cho rằng Việt Nam có hạm đội tàu ngầm mạnh nhất Đông Nam Á. Điều này thật đáng mừng bởi vị thế của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Hải quân nói riêng được đánh giá cao. Tuy nhiên, cũng cần có cái nhìn tỉnh táo để tránh được sự lạc quan thái quá.

Việc so sánh tính năng kỹ chiến thuật của các hệ thống vũ khí trong đó có tàu ngầm đã trở thành một thông lệ quen thuộc.Tuy nhiên, để đánh giá một chiếc tàu ngầm hiện đại cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

Trước hết là niên đại chế tạo. Tàu ngầm hiện đại có khoảng thời gian chế tạo từ khoảng 1995-đến nay, khoảng thời gian này không có nhiều đột phá về công nghệ, nếu có chắn chắn không nằm trong những sản phẩm được xuất khẩu.

Thứ nữa phải tính đến các công nghệ ứng dụng gồm: công nghệ điện tử, động cơ thế hệ thứ 3, trong đó hệ thống đẩy không khi độc lập AIP được đánh giá cao hơn cả. Tuy nhiên, tàu ngầm Kilo chưa được trang bị công nghệ này.

>> Tìm hiểu công nghệ AIP

Bên cạnh đó là vũ khí trang bị trên tàu ngầm gồm: ngư lôi thế hệ 3 như loại 53-65 của Nga, Mark 48 của Mỹ… Về tên lửa phóng từ tàu ngầm có thể kể đến như UGM-84 Harpoon của Mỹ, Exocet của Pháp, Club của Nga. Theo nhiều nguồn tin, tàu ngầm Kilo xuất khẩu cho Việt Nam sẽ trang bị tên lửa Club, đây sẽ là móng vuốt sắc nhọn của lực lượng tàu ngầm Việt Nam trong tương lai.

Độ ồn khi hoạt động được xem là nhân tố quyết định tới "chất lượng" tàu ngầm. Một tàu ngầm hiện đại phải là loại có độ ồn khi hoạt động rất thấp, con số chính xác về độ ồn của các tàu ngầm thường được bảo mật khá chặt chẽ bởi đây là yếu tố nhạy cảm.

Độ ồn khi hoạt động của các tàu ngầm chủ yếu dựa vào các biện pháp triệt tiêu âm thanh của chân vịt, động cơ nhờ vào các hệ thống che chắn như ngói chống âm... Những tàu ngầm điện diesel theo tiêu chí nói trên gồm có: Kilo của Nga, Archer của Thụy Điển, Type-212/214 của Đức, Scorpene của Pháp, Oyashio của Nhật Bản, trong đó 4 loại được xuất khẩu nhiều nhất là Kilo, Archer, Type-212/214, Scorpene.

Tàu ngầm điện-diesel nào chạy êm nhất thế giới vẫn là một khái niệm mơ hồ và rất khó để có con số chính xác nhất điều đó phụ thuộc nhiều vào hệ thống sonar được sử dụng để phát hiện ra tàu ngầm. Tuy nhiên, điểm đáng nói, tàu ngầm Kilo được chính Hải quân Mỹ đặt cho danh hiệu "hố đen" bởi sự yên lặng của nó trong quá trình hoạt động.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Scorpene của Hải quân Hoàng gia Malaysia cũng là tàu ngầm hiện đại còn có nhất ĐNA hay không thì còn phải bàn.

Để phát huy sức mạnh tàu ngầm, đặc tính kỹ chiến thuật của tàu chỉ là yếu tố cần chứ chưa đủ, quan trọng là chiến lược sử dụng tàu ngầm cũng như sự phối hợp giữa nhiều lực lượng liên quan để tạo nên sức mạnh tổng thể.

Nên nhớ rằng trong chiến tranh thế giới thứ 2, Hải quân Đức có hạm đội tàu ngầm đông đảo và hiện đại nhất thời đó nhưng do thiếu chiến lược tổng thể hợp lý nên hạm đội tàu ngầm này vẫn bị đánh bại một cách thảm hại.

Quan trọng hơn cả là mục đích sử dụng để tạo nên sức mạnh tổng thể, một chiếc tàu ngầm cho dù là hiện đại nhất thế giới nhưng nếu đặt nó vào trong một chiến lược không phù hợp thì chẳng mang lại nhiều ý nghĩa, không phải cứ hiện đại nhất thì sẽ có sức mạnh cao nhất.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

>> Báo Trung Quốc : "Mỹ hãy cư xử công bằng trên biển Đông"

Căng thẳng Biển Đông
"Tàu chiến Hải quân Trung Quốc đang hạn chế tự do hàng hải ở biển Đông, gây cản trở cho hoạt động thu thập tin tức tình báo của Mỹ".

>> Căng thẳng Biển Đông 'làm nóng' thế giới
>> TQ sẽ bị hủy diệt nếu tấn công tàu sân bay Mỹ bằng tên lửa


Tờ “Hoàn Cầu” dẫn các nguồn tin cho biết, mặc dù Mỹ nhiều lần tuyên bố duy trì sự trung lập trong vấn đề biển Đông, nhưng vào tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ lại công khai ra tuyên bố chỉ trích Trung Quốc làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng ở biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội tàu chiến của một Chi đội tàu đổ bộ, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.

Báo Trung Quốc dẫn nguồn tin (chưa xác định) từ Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie Mỹ tuyên truyền cho rằng: “Mỹ chỉ phê phán Trung Quốc, không quan tâm đến việc Việt Nam và Philippines khai thác dầu mỏ ở biển Đông là nguyên nhân làm tăng thái độ bất mãn của Trung Quốc và làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng ở biển Đông”.

Theo báo Trung Quốc, Quỹ Carnegie vừa có bài viết cho rằng, tranh cãi xung quanh vấn đề biển Đông giữa Trung Quốc, các nước láng giềng Đông Á và Mỹ ngày càng kịch liệt. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ thậm chí đã ra tuyên bố cảnh cáo Trung Quốc đơn phương thiết lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” tại khu vực tranh chấp biển Đông, đã làm cho truyền thông Trung Quốc phản ứng kịch liệt và tiếp tục làm gia tăng thái độ bất mãn của người dân Trung Quốc.

Theo bài viết, nhiệm vụ làm dịu tình hình căng thẳng và giải quyết tranh chấp lãnh thổ sẽ ngày càng trở nên khó khăn. Nhưng mặc dù trong vài năm tới chưa thể hoàn toàn giải quyết tranh chấp, tình hình căng thẳng ở biển Đông sẽ không mất kiểm soát.

Tuy nhiên, bài viết cho rằng, Chính phủ Mỹ hoàn toàn không có ý định để cho tình hình phát triển theo hướng xấu đi. Mỹ không hứng thú trong việc can dự tranh chấp biển Đông, nhưng “kiên trì bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông và giải quyết hòa bình tranh chấp theo luật pháp quốc tế”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến của một Chi đội tàu đổ bộ, Hạm đội Nam Hải diễn tập hiệp đồng trên biển.

Bài viết còn vô cớ, xuyên tạc rằng: “Philippines, Việt Nam rất muốn Mỹ can thiệp tranh chấp biển Đông, giúp đỡ vô điều kiện cho họ đối đầu với Trung Quốc”. Bài viết còn lên tiếng doạ dẫm: Vì vậy, Mỹ cần thận trọng xem xét trước khi hành động. Chính sách châu Á của Mỹ, mục đích tuy là muốn ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng đồng thời lại muốn bảo đảm lợi ích của Mỹ ở châu Á, cho nên Mỹ phải nhận rõ môi trường hiện thực không ngừng thay đổi.

Bài viết cho rằng, trong quá trình Mỹ thuyết phục Trung Quốc chấp nhận “nguyên tắc và luật pháp quốc tế”, quan hệ Trung-Mỹ chắc chắn sẽ đối mặt với không ít thách thức.

Trước khi công khai phê phán Trung Quốc vài tuần, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hội kiến với Tổng thống Philippines Aquino tại Nhà Trắng. Khi đó, Aquino cho biết, Philippines muốn Mỹ có sự chi viện nhiều hơn cho nước này trong vấn đề biển Đông.

Đối với vấn đề này, Obama cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện “Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines”, nhưng hoàn toàn sẽ không can thiệp vấn đề biển Đông. Ông còn nói, Mỹ sẽ hỗ trợ các bên liên quan tiến hành đối thoại, giải quyết hòa bình tranh chấp.

Nhưng, báo Trung Quốc cho rằng, hiện nay, Mỹ chỉ nhằm vào Trung Quốc mà chỉ trích, nên các nhà quan sát Trung Quốc nhận thấy lập trường của Mỹ là đối lập với Trung Quốc. Báo Trung Quốc coi đây là thái độ “thiên vị”, thậm chí nghi ngờ Mỹ muốn sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp biển Đông.

Báo Trung Quốc nhấn mạnh một vấn đề đáng chú ý, đó là: “Mỹ hoàn toàn không có lợi ích trực tiếp gì ở biển Đông, hoàn toàn không liên quan gì tới tranh chấp chủ quyền, hơn nữa lợi ích của người dân và doanh nghiệp Mỹ cũng không bị đe dọa”.


http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội hỗn hợp Hạm đội Nam Hải tiến hành cơ động tầm xa và huấn luyện tác chiến.

Tuy nhiên, “tự do hàng hải” ở biển Đông rất quan trọng đối với Mỹ, trong khi đó tàu chiến của Hải quân Trung Quốc lại hạn chế tự do hàng hải trên phạm vi hầu hết biển Đông, do đó, công việc thu thập tình báo của Mỹ bị hạn chế. Trong khi đó, lãnh đạo hai nước này cũng luôn tích cực ngăn chặn quan hệ Trung-Mỹ xảy ra xung đột vì vấn đề tự do hàng hải ở biển Đông.

Cuối cùng, bài viết chỉ ra, xét tới sự trỗi dậy của Trung Quốc và ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra từ sự phản ứng của các nước láng giềng, việc giải quyết hòa bình vấn đề biển Đông thực sự rất quan trọng đối với Mỹ. Ngoài ra, việc tiếp tục thúc đẩy áp dụng luật pháp quốc tế cũng có lợi cho Mỹ, bởi vì điều này sẽ giúp làm giảm chi phí duy trì sự ổn định và quản lý của Mỹ.

Báo Trung Quốc tuyên truyền với luận điệu hết sức lực cười, đòi hỏi "công bằng" cho rằng: "trong tình hình đó, Mỹ tuyệt đối có thể dùng nguyên tắc nhất quán, sử dụng phương pháp công bằng nhất cho các nước tranh chấp để giải quyết vấn đề. Muốn đạt được mục tiêu này, Chính phủ Mỹ phải duy trì lập trường không thiên vị, không nên tiếp tục phạm sai lầm như việc ra tuyên bố về biển Đông của Bộ Ngoại giao Mỹ"!.

http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải diễn tập vượt biển đổ bộ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu cần vụ và tàu ngầm của Hạm đội Nam Hải diễn tập hiệp đồng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Hải Khẩu tập trận.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

>> Căng thẳng Biển Đông 'làm nóng' thế giới

Tình hình căng thẳng tại Biển Đông đang có dấu hiệu ngày càng nóng hơn bởi những hành động khiêu khích liên tiếp của Trung Quốc, khiến chính giới và báo chí quốc tế quan ngại.

>> TQ sẽ bị hủy diệt nếu tấn công tàu sân bay Mỹ bằng tên lửa


Dư luận quốc tế “lo ngại” Trung Quốc

Sức nóng của vấn đề Biển Đông đang lan tỏa trên thế giới, thu hút sự quan tâm của không chỉ các nước trong khu vực mà của giới chức và dân chúng nhiều nước trên khắp thế giới. Dư luận quốc tế tỏ ra quan ngại và lên án mạnh mẽ những hành động có dấu hiệu leo thang, làm gia tăng căng thẳng của Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Lo ngại trước những “hành động khiêu khích thái quá” của Trung Quốc, Mỹ cảnh báo Trung Quốc “chớ có những hành động đơn phương trên Biển Đông”. Tuyên bố này được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đưa ra trong cuộc họp báo hôm 24/7, ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập một đơn vị hành chính gọi là “thành phố Tam Sa” quanh các vùng biển đang tranh chấp. Bà Victoria Nuland nhấn mạnh: “Chúng tôi vẫn quan ngại về khả năng có bất kỳ hành động đơn phương nào như vậy”.

Đồng thời, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong chuyến công du châu Á gần đây “thường bày tỏ quan ngại trước mọi tình trạng ép buộc về kinh tế hay quân sự” liên quan tới những tranh chấp giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á, thông qua những tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb nói Trung Quốc vi phạm luật quốc tế. Ảnh: AP.

Trong một phát biểu gần đây, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho rằng: “Quyết định của Quân ủy Quân sự Trung ương Trung Quốc triển khai binh sỹ tới các đảo tại khu vực Biển Đông là một quyết định khiêu khích không cần thiết. Tương tự như vậy, việc Trung Quốc bổ nhiệm các nhà lập pháp để quản lý tất cả các đảo và vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền tại khu vực Biển Đông chỉ một lần nữa khẳng định tại sao rất nhiều nước châu Á đang ngày càng lo ngại về việc mở rộng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Các tuyên bố của Trung Quốc theo luật pháp quốc tế là không có cơ sở”.

Ông John McCain khẳng định, các hành động của Trung Quốc “gây thất vọng và không xứng đáng là một cường quốc lớn có trách nhiệm”. Chính vì thế, Mỹ sẽ thúc giục tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông nhanh chóng tìm kiếm giải pháp hòa bình và đa phương để giải quyết tình hình.

Trong một động thái tương tự, trong tuần này, Thượng nghị sỹ Mỹ John Kerry, Chủ tịch Ủy Ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cùng các Thượng nghị sỹ Jim Webb, Lugar, James Inhofe và Lieberman đã giới thiệu Nghị quyết S.Res 524 ra Thượng viện Mỹ, tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với bản tuyên bố DOC về vấn đề Biển Đông giữa các quốc gia thuộc khối ASEAN và Trung Quốc được ký kết năm 2002. Nghị quyết này cũng thúc giục Trung Quốc và ASEAN hoàn tất việc soạn thảo COC dùng để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông trước khi căng thẳng tiếp tục leo thang.

Ngày 25/7, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb, chủ tịch tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, nhận định rằng những hành động đơn phương khẳng định chủ quyền trên biển Đông của Trung Quốc là vi phạm luật quốc tế. Phát biểu tại Thượng viện, ông Webb thúc giục Bộ Ngoại giao Mỹ làm rõ tình hình với Trung Quốc và báo cáo lại Quốc hội.

Ông Webb cũng chính là thượng nghị sĩ đã bảo trợ cho cho một nghị quyết được Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua vào tháng 6/2011, trong đó lên án việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc ở biển Đông, đồng thời kêu gọi giải pháp hòa bình, đa phương cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển ở Đông Nam Á.

Trong khi đó, ngày 25/7, tờ Philippines Daily Inquirer cho hay, hôm 24/7, Philippines đã lên tiếng phản đối về kế hoạch đồn trú quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao Philippines cũng đã triệu hồi Đại sứ Trung Quốc tại nước này để trao công hàm ngoại giao phản đối việc hạm đội tàu cá Trung Quốc đánh bắt cá ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Không chỉ quan chức các nước lên tiếng bày tỏ quan ngại, nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG) cũng có những phân tích về tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Trong một báo cáo mang tên “Khuấy động Biển Đông: Các phản ứng trong khu vực” được ICG công bố ngày 24/7, các chuyên gia nghiên cứu khủng hoảng quốc tế đều cho rằng, tranh chấp trên Biển Đông đang phức tạp vì những động thái căng thẳng từ phía Trung Quốc. Báo cáo cũng nhấn mạnh: “Sự thiếu đoàn kết giữa các nước đang có tranh chấp với Trung Quốc, cộng với những điểm yếu trong cơ chế đa phương của khu vực đang gây khó khăn cho việc tìm kiếm một giải pháp”. Từ đó, các chuyên gia của ICG đưa ra quan điểm: mọi động thái căng thẳng có thể sẽ phá hỏng giải pháp lâu dài, bền vững cho vấn đề Biển Đông; và đưa ra giải pháp “các nước đang có tranh chấp với Trung Quốc phải đoàn kết, tìm kiếm một giải pháp với Trung Quốc”.

Những kẻ “đổ thêm dầu vào lửa”

Trong khi một số nước liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông và nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế để giải quyết căng thẳng, phía Trung Quốc vẫn liên tục đưa ra các phát ngôn và hành động mang nặng tính “khiêu khích”.

Hãng tin Reuters ngày 26/7 nhận định: Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các tranh chấp trên Biển Đông. Điều này được thể hiện qua việc các quan chức trong giới quân sự và giới học giả, bình luận nước này liên tục kêu gọi Bắc Kinh “mạnh tay” hơn, “kiên quyết” hơn với các quốc gia láng giềng. Các phát ngôn “kích động chiến tranh”, mang tính dọa nạt của một số tướng lĩnh “diều hâu” Trung Quốc như La Viện, Bành Quang Khiêm, Kiều Lương… xuất hiện nhiều trong các bài viết và trả lời phỏng vấn trên báo mạng, truyền hình như “đổ thêm dầu vào lửa”.

Sau khi ra quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” để quản lý gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, ngày 19/7, Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ngày 21/7 Trung Quốc tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Tiếp đó, ngày 23/7, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế, Trung Quốc đã tiến hành kỳ họp lần thứ nhất Hội đồng Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa” tại đảo Phú Lâm, để thông qua các chương trình công tác liên quan và bầu ban lãnh đạo chính thức của đơn vị hành chính này.

Cùng ngày 23/7, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã chính thức thông qua quyết định bố trí đơn vị quân sự đồn trú tại cái gọi là “Thành phố Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố và gửi công hàm phản đối tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc về các sự việc trên.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến Trung Quốc di chuyển tới Biển Đông. Ảnh cắt từ clip của CCTV.

Trong một động thái leo thang căng thẳng mới đây nhất, báo giới Trung Quốc đưa tin, hạm đội tàu chiến của quân đội Trung Quốc đang gấp rút đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam để chờ lệnh bắn đạn thật. Đây được xem như một hành động “thể hiện thực lực của hải quân Trung Quốc”" với các nước láng giềng.

Trong khi đó, lợi dụng lúc Bắc Kinh liên tục leo thang gây căng thẳng, Đài Loan cũng tranh thủ củng cố lực lượng chiếm đóng trái phép trên đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Theo thông tin trên báo Giáo dục Việt Nam, tờ Liên Hợp xuất bản tại Singapore ngày 25/7 dẫn nguồn tin Thông tấn xã Đài Loan cho hay, Bộ Quốc phòng và Cục Tuần tra biển của Đài Loan vừa xác nhận, thông tin tăng cường pháo cao xạ 40 mm và pháo truy kích 120 mm cho lực lượng đồn trú (chiếm đóng trái phép) trên đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là có thật. Phía Đài Loan lên kế hoạch cuối tháng 8 sẽ vận chuyển số hỏa lực mạnh này ra đảo Ba Bình bằng tàu đổ bộ chở tăng thiết giáp lớp Trung Hòa và đội tàu tuần tra biển Vĩ Tinh của Cục Tuần tra biển.

Ngoài ra, theo kế hoạch của Cục Tuần tra biển Đài Loan, lực lượng này sẽ triển khai hoạt động diễn tập bắn đạn thật (trái phép) ngay trên đảo Ba Bình với sự tham gia của 20 súng máy và 40 khẩu lựu pháo. Thậm chí cơ quan này đang đợi phê duyệt của Viện Lập pháp Đài Loan, có thể sẽ công khai hóa hoạt động diễn tập này.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

>> Đối thủ đáng gờm của Hải quân Trung Quốc

Có đội tàu khu trục mạnh thứ hai thế giới và các hệ thống chỉ huy kiểm soát tiên tiến, Hải quân Nhật Bản quả là một đối thủ đáng gờm hơn nhiều so với các đối thủ khác của Trung Quốc ở Biển Đông.

>> Truyền thống hải quân Nhật


Trong một bài đăng trên Asia Times Online ngày 7/8, nhà báo Nhật Bản Kosuke Takahashi viết: Hai gã khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản đang chơi “một canh bạc nguy hiểm”, khi mỗi bên đều ngụ ý đang chuẩn bị sử dụng vũ lực để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền.

“Canh bạc nguy hiểm”

Trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng bành trướng ở Biển Đông, Nhật Bản đã trở nên quyết đoán hơn trong việc bảo vệ chủ quyền của nước này.


http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản không dễ bị bắt nạt ở biển Hoa Đông. Ảnh marinebuzz.com

Ngày 26/7, Thủ tướng Yoshihiko Noda tuyên bố trước Quốc hội Nhật Bản (Diet) rằng nếu cần thiết Các lực lượng phòng vệ (SDF) có thể được huy động để bảo vệ quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản, nhưng lại bị Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan tuyên bố chủ quyền.

Ngày hôm sau, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto cũng tuyên bố rằng “hành động của SDF được pháp luật đảm bảo, trong trường Lực lượng tuần duyên Nhật Bản hoặc cảnh sát biển không thể đáp ứng” và rằng việc gửi các lực lượng của SDF đến các hòn đảo không có người ở sẽ là “một biện pháp hợp lý” theo pháp luật Nhật Bản.

Hơn thế nữa, Sách Trắng quốc phòng năm 2012 của Nhật Bản, được công bố ngày 31/7, đã bày tỏ mối quan ngại ngày càng gia tăng về việc Trung Quốc gia tăng binh lực, đặc biệt là tăng cường sức mạnh hải quân.

Cùng ngày, Đại tá Cảnh Nhạn Sinh - phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc - nhanh chóng bác bỏ và nói rằng "các nhà chức trách Nhật Bản mới đây đã thực hiện một loạt những tuyên bố vô trách nhiệm liên quan đến quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) ... Bảo vệ chủ quyền của quốc gia và những lợi ích hàng hải là trách nhiệm chung của tất cả các cơ quan nhà nước bao gồm cả quân đội. Chúng tôi (quân đội Trung Quốc) sẽ làm việc chặt chẽ với các cơ quan hữu quan khác và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao”.

Những diễn biến trên là một xa rời rất lớn – và rất nghiêm trọng – nguyên tắc trước đây mà cả hai chính phủ Trung Quốc và Nhật Bản từng chia sẻ. Đó là hai bên cần hạn chế việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong vấn đề bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.

Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara cho biết chính quyền thủ đô Nhật Bản sẽ mua lại 3/5 hòn đảo của quần đảo Senkaku từ một chủ đất tư nhân. Sau đó, Thủ tướng Nhật Bản Noda cũng công bố một kế hoạch quốc hữu hóa ba hòn đảo nói trên.

>> Tranh chấp đảo với Nhật, Trung Quốc quyết tâm dùng vũ lực ?

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 7/ 7 đã tuyên bố kế hoạch quốc hữu hóa các đảo nói trên của Nhật Bản là “bất hợp pháp và không hợp lệ”. Bộ này nói rằng "chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền đối với quần đảo này (Điếu Ngư/Senkaku)”.

Đây không phải là lời nói suông. Bắc Kinh đã biến lời nói thành hành động và cử ba tàu Ngư chính đến vùng biển ngoài khơi quần đảo Senkaku mà chính phủ Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Hành động này đã khiến Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba bày tỏ sự phản đối "mạnh mẽ" với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Cách hành xử ngang ngược của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, đặc biệt với Việt Nam và Philippines, cũng khiến cho Nhật Bản phải cảnh giác.

Cuối tháng 7/2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê duyệt việc triển khai một đơn vị quân đội cấp sư đoàn đồn trú tại cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm, một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam. Không những thế, thẩm quyền của cái gọi là “thành phố Tam Sa” lại bao gồm toàn bộ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hải quân Nhật Bản hiện đại hơn

Một quan chức quân sự của Trung Quốc gần đây nói tờ Global Times - một phụ trương tiếng Anh trực thuộc “Nhân dân nhật báo”, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - rằng Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF - Hải quân Nhật Bản) mạnh hơn Hải quân Trung Quốc (PLAN). Ông này cũng cáo buộc Nhật Bản làm rùm beng về các mối đe dọa của Trung Quốc, trong khi hiện đại hóa quân đội dưới sự bảo trợ của Mỹ.

JMSDF được coi là có đội tàu khu trục mạnh thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, và có tới 6 tàu khu trục Aegis và hai tàu sân bay dùng cho máy bay trực thăng tiên tiến nhất thế giới.

Do thiếu tàu chiến được trang bị hệ thống C4I (Command, Control, Communications, Computers and Integration System), Hải quân Trung Quốc (PLAN) sẽ phải chật vật đối phó với Hải quân Nhật Bản (JMSDF). Điều này có nghĩa là nhiều khả năng, trong những năm tới, Trung Quốc sẽ mạnh bạo hơn trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, so với ở biển Hoa Đông.

Khi tranh chấp lãnh thổ châm ngòi cho chủ nghĩa dân tộc, giới chính khách và các tướng lĩnh quân đội thường lợi dụng điều này để tăng cường vị thế và chạy đua vũ trang.

Theo nhà báo Kosuke Takahashi, Nhật Bản và Trung Quốc cần tránh sa vào vòng xoáy nghi kị lẫn nhau hiện nay. Nếu không, tình hình sẽ ngày càng trở nên xấu đi và giáng một đòn nặng nề vào những cơ hội để châu Á trở thành trung tâm tăng trưởng của thế giới trong thế kỷ 21.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

>> “Hạm đội trắng” của Trung Quốc

Ẩn dưới lớp sơn màu trắng, lực lượng tàu tuần tra có trang bị vũ khí được Trung Quốc triển khai phục vụ mưu đồ chiếm đoạt biển Đông.

>> 'Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc'

Sáng nay, các đoàn tàu nằm trong số hơn 23.000 tàu cá Trung Quốc sẽ tiếp tục tràn vào biển Đông để tận lực khai thác tại khu vực này. Giới quan sát tin rằng lực lượng tàu tuần tra núp bóng dân sự của Trung Quốc sẽ tháp tùng hàng chục ngàn tàu cá trên.

Đó là vì tàu tuần tra “dân sự” đang đóng vai trò quan trọng đối với việc Bắc Kinh sử dụng tàu cá để tiến hành âm mưu xâm phạm rầm rộ trên biển Đông.

Những biến thể của hải quân

Mới đây, tạp chí Jane’s Defence Weekly vừa đăng phân tích có tựa China’s other Navies (tạm dịch là Những lực lượng hải quân khác của Trung Quốc). Theo đó, Trung Quốc hiện phát triển 5 nhóm tàu tuần tra “dân sự” để hình thành nên “hạm đội trắng” bên cạnh những hạm đội của hải quân nước này. Đó là: hải giám, ngư chính, hải cảnh, hải tuần, hải quan.

Hải giám nằm dưới quyền của Cơ quan quản lý đại dương (CMS) thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên Trung Quốc. Nhóm tàu này chủ yếu tập trung giám sát các hoạt động liên quan đến tài nguyên biển, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt. Hiện tại, CMS đang có khoảng 300 tàu, với 30 chiếc trên 1.000 tấn, cùng 10 máy bay và 4 trực thăng.

Hồi tháng 5, tờ China Daily đưa tin Trung Quốc sẽ trang bị thêm 36 tàu hải giám, với hơn 20 chiếc trên 1.000 tấn, vào năm 2013. Đến năm 2015, Bắc Kinh sẽ bàn giao thêm 16 máy bay cho CMS. Ngoài ra, cơ quan này sắp nhận thêm 54 tàu cao tốc.



http://nghiadx.blogspot.com
Hình được cho là chụp tàu Ngư chính 44601 của Trung Quốc - Ảnh: Zzofa.cn

Ngư chính trực thuộc Cục Ngư chính của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc. Theo Học viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia Nhật Bản (NIDS), Bắc Kinh hiện có khoảng 140 tàu ngư chính với 8 chiếc trên 1.000 tấn và đang từng bước trang bị vũ khí cho nhóm này.

Sắp tới, Trung Quốc sẽ bổ sung thêm nhiều tàu ngư chính rất lớn khác, ví dụ như chiếc Ngư chính 88 trọng tải đến 15.000 tấn và được trang bị vũ khí.

Hải cảnh nằm dưới quyền kiểm soát của Bộ Công an Trung Quốc và khá bí mật về các thông tin như ngân sách, trang thiết bị. Theo Jane’s Defence Weekly, Hải cảnh Trung Quốc hiện có khoảng 10.000 nhân sự cùng 500 tàu. Như các lực lượng khác, hải cảnh cũng đang được Bắc Kinh tăng cường mạnh mẽ khí tài.

Gần đây, Trung Quốc đã chuyển giao 2 tàu khu trục của hải quân để biên chế vào hải cảnh. Ngoài ra, nước này còn đang có nhiều dự án đóng mới và bổ sung tàu chiến cho lực lượng này.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Ngư chính 44601 của Trung Quốc - Ảnh: gov.cn

Hải tuần được kiểm soát bởi Cơ quan quản lý an toàn hàng hải (MSA) của Bộ Giao thông Trung Quốc. Cuối tuần trước, Tân Hoa xã đưa tin Trung Quốc vừa hạ thủy “tàu tuần tra lớn nhất” là chiếc Hải tuần 01 trọng tải 5.400 tấn.

Hiện tại, MSA đang có khoảng 200 tàu với hơn 20.000 nhân sự. Dưới bóng MSA, đội tàu hải tuần cũng được Trung Quốc sử dụng để tuần tra và kiểm tra những tàu di chuyển trên vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.

Hải quan trực thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc và cũng được xem là một lực lượng bán vũ trang. Lực lượng này hiện sở hữu khoảng 200 tàu và trong đó có một số chiếc được trang bị vũ khí.

Âm mưu lâu dài

Theo tạp chí Jane’s Defence Weekly, Trung Quốc đang ngày càng tăng cường khả năng hoạt động xa bờ cho “hạm đội trắng”. Điển hình như lực lượng tàu hải quan vốn dĩ hoạt động gần bờ nay cũng đang được bổ sung các tàu tầm xa.

Sau khi tàu ngư chính, hải giám và hải tuần “bành trướng” trên biển Đông, lực lượng hải quan được cho là sẽ sớm ra khơi, núp bóng dưới chiêu bài “tuần tra ở vùng biển chủ quyền”. Xa hơn, Bắc Kinh có thể sáp nhập các nhóm tàu trên nằm dưới quyền quản lý của một cơ quan mới.

Gần đây, thiếu tướng La Viện, Phó tổng thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc, tuyên bố Bắc Kinh có thể sớm thành lập Bộ Đại dương phụ trách kiểm soát hoạt động tại các vùng biển.

Theo đó, bộ này được lập ra trên cơ sở thống nhất 9 đơn vị hiện dưới quyền các cơ quan khác nhau như Bộ Nông nghiệp và Bộ Công an. Asahi Shimbun từng dẫn lời tướng La nói bên lề Hội nghị Chính hiệp Trung Quốc hồi tháng 3 rằng: “Liên kết nhiều cơ quan để tạo ảnh hưởng mạnh hơn và có nhiều tàu lớn hơn”.

Giới quan sát nhận định cơ quan mới sẽ đóng vai trò then chốt trong việc “bảo hộ” những hoạt động đánh bắt, khai thác nguồn lợi trên biển tại những khu vực Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Tất nhiên, biển Đông nằm trong số các khu vực này.
Vì thế, bài phân tích trên Jane’s Defence Weekly nhận định vụ căng thẳng giữa Trung Quốc với Philippines quanh bãi cạn Scarborough gần đây là cách để Bắc Kinh kiểm nghiệm khả năng ứng phó của “hạm đội trắng”. Theo đó, khi các tàu cá hay tàu dân sự của Trung Quốc “gặp khó”, Bắc Kinh sẽ sẵn sàng leo thang căng thẳng bằng cách từng bước điều động tàu được vũ trang từ thấp đến cao của “hạm đội trắng”.

Bằng cách này, Trung Quốc có thể tránh tiếng là không “quân sự hóa” dù sức mạnh đe dọa chẳng kém gì việc triển khai tàu chiến. Về lâu dài, “hạm đội trắng” có thể thay thế hải quân thực hiện mưu đồ của Bắc Kinh trong việc bành trướng ở các vùng biển.

Tàu dân sự có vũ khí hạng nặng và trực thăng tấn công

Lâu nay, Trung Quốc vẫn nhiều lần tuyên bố các lực lượng tàu tuần tra như hải giám, ngư chính đơn thuần chỉ là “dân sự”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nước này đang từng bước quân sự hóa các lực lượng tàu trên. Hồi năm ngoái, Bắc Kinh thông qua kế hoạch chi hàng trăm triệu USD để sớm trang bị thêm 13 tàu bán vũ trang cho 5 nhóm tàu thuộc “hạm đội trắng”.

Gần đây, nhiều diễn đàn mạng của nước này trưng ra nhiều hình ảnh được cho là chụp lại những tàu ngư chính có trang bị súng cỡ nòng lớn. Điển hình như các tàu: Ngư chính 310, Ngư chính 311, Ngư chính 44601, Ngư chính 44602, Ngư chính 9102… và tàu hải giám.

Theo chuyên trang quốc phòng Sinodefence.com, một trong những tàu ngư chính lớn nhất của Bắc Kinh là Ngư chính 311 vốn được chuyển đổi từ tàu hải quân lớp Dalang. Trung Quốc còn phát triển các tàu ngư chính theo hướng sẵn sàng đáp ứng thêm nhiều khả năng tác chiến. Bằng chứng là tàu Ngư chính 310 và 311 có bãi đáp trực thăng cỡ lớn kèm kho chứa 2 trực thăng Z-9, theo trang Sinodefence.com.

Trong đó, Z-9B của dòng Z-9 là loại trực thăng tấn công đa nhiệm đạt tốc độ lên đến 300 km/giờ, có tầm bay tối đa là 1.000 km và mang theo pháo cỡ nòng 23 li, ngư lôi, tên lửa đối không, tên lửa chống xe tăng… Ngoài ra, Bắc Kinh còn đang phát triển phiên bản trực thăng tấn công tàng hình WZ-19 từ dòng Z-9. Vì thế, khi các tàu ngư chính mang theo những loại trực thăng tấn công trên thì chúng sẽ có khả năng tác chiến như tàu chiến đích thực.

Bên cạnh đó, dù là lực lượng bán vũ trang nhưng Hải cảnh Trung Quốc cũng đang được bổ sung bằng những loại tàu chiến vũ trang hạng nặng. Theo một nghiên cứu của Trường Chiến tranh hải quân Mỹ, Trung Quốc đang tăng cường thêm lớp tàu 718 có vũ khí dành riêng cho lực lượng hải cảnh của nước này. Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn phát triển thêm kiểu tàu lớp 218 được xem là phương tiện đặc chủng của hải cảnh với ưu điểm là tốc độ cao, tác chiến linh hoạt.


(Nguồn :: Internet)

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

>> Màn kịch đơn phương hiếu chiến của Trung Quốc đã bị lột trần !

Cựu đại sứ Ấn Độ tại Iraq R S Kalha cho rằng, hiện vẫn còn chưa quá muộn để Trung Quốc nhận ra “sự điên rồ của họ”, rút khỏi các đảo không có người ở và tìm kiếm một giải pháp hòa bình phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

>> HQ Trung Quốc xưng bá ở Thái Bình Dương đâu có dễ ?


Giương cao ngọn cờ chính nghĩa

Đăng tải tại Chinhphu.vn, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ cho rằng, vấn đề tranh chấp Biển Đông là một tồn tại lịch sử khách quan, chúng ta không thể né tránh, mà phải đối diện và tìm phương cách để từng bước giải quyết vấn đề này.

Đại sứ khẳng định: Một mặt chúng ta luôn chú trọng xây dựng phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với nước bạn Trung Quốc, song cũng kiên quyết bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử để khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Đồng thời, chúng ta cũng luôn nhất quán là các tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

“Tôi hi vọng rằng những tiếng nói tiêu cực, không có lợi cho quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, kích động hận thù dân tộc trên một số báo và trang mạng của Trung Quốc không phải là tiếng nói chính thống của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc”, Đại sứ Nguyễn Văn Thơ nói.

Cũng theo Chinhphu.vn, Đại sứ Nguyễn Văn Thơ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn hai bên có nhiều tiếng nói hữu nghị hơn, tích cực hơn, góp phần giải quyết những tranh chấp, bất đồng bằng thương lượng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, góp phần đưa quan hệ hai nước phát triển ổn định và lành mạnh.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngư chính 310 - Hải quân TQ

Theo Đại sứ, “trong lúc này, chúng ta lại cần phải giương cao hơn nữa ngọn cờ chính nghĩa, hòa bình và hợp tác, vì đây là xu hướng lớn của khu vực và thế giới mà không ai có thể đi ngược lại xu hướng đó. Việc này chúng ta phải kiên trì, cái gì đúng phải bảo vệ đến cùng. Bằng những bài viết khách quan, trung thực, có lý có tình, báo chí cũng là một kênh thông tin rất quan trọng để bảo vệ cái đúng, bảo vệ lẽ phải”.

Còn chưa quá muộn để Trung Quốc làm lại

Báo Công an nhân dân trích dẫn, cựu đại sứ Ấn Độ tại Iraq R S Kalha cho rằng, hiện vẫn còn chưa quá muộn để Trung Quốc nhận ra “sự điên rồ của họ”, rút khỏi các đảo không có người ở và tìm kiếm một giải pháp hòa bình phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Trước đó, ngày 2/8, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin thông báo, tàu cá Trung Quốc đã giăng dây thừng tại khu vực ra vào bãi cạn đang có tranh chấp Scarborough/Hoàng Nham để ngăn tàu cá nước khác vào đây.

>> Trung Quốc sẽ mãi chỉ là hổ giấy ?

Tờ Philippine Daily Inquirer dẫn lời Bộ trưởng Voltaire Gazmin cho biết, lực lượng tuần duyên Philippines đã báo cáo với ông về việc tàu cá Trung Quốc để lại một dây thừng dài có phao giữ xung quanh các khu vực ra vào Scarborough/Hoàng Nham. Bộ trưởng Voltaire Gazmin thông báo, lực lượng tuần duyên chưa quyết định tháo bỏ dây thừng nói trên và đã điều máy bay đến khu vực này để giám sát tình hình.

Cũng trong ngày 2/8, Thư ký thông tin văn phòng Tổng thống Philippines, ông Ricky Carandang cho biết, thiếu Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, bất kỳ quốc gia tuyên bố chủ quyền nào tại vùng này đều không thể thăm dò tài nguyên ở những khu vực tranh chấp. Theo ông Ricky Carandang, các chuyên gia pháp lý và ngoại giao có thể tìm ra cách để khai thác chung, nhưng sẽ thất bại nếu thiếu Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin diễn ra đúng thời điểm giới truyền thông đưa tin: nhiều báo và hãng tin lớn của Trung Quốc như Thời báo Hoàn Cầu, Tân Hoa xã, China News, Sina… vừa đồng loạt chỉ trích những quốc gia hữu quan trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Trong khi đó, dư luận và giới chuyên môn bày tỏ mối quan tâm tới bài viết của cựu Đại sứ Ấn Độ tại Iraq K S Kalha khi cho rằng, chính sách lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc là lợi bất cập hại. Theo cựu đại sứ R S Kalha, có thể bị sa vào một cuộc tranh chấp nội bộ sau vụ cách chức Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, nên ban lãnh đạo Trung Quốc hiện không muốn bị cho là nhu nhược.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng muốn gửi một thông điệp tới tất cả các nước khác đang có tranh chấp tại Biển Đông rằng, trong khi muốn có một giải pháp ngoại giao, Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để bảo vệ vị thế của mình ở vùng biển này. Nhưng hành động này khó thực hiện bởi Trung Quốc sẽ vô cùng khó khăn để duy trì an ninh cho đơn vị đồn trú tại cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Ngoài ra, hành động lấn át của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ khiến cho các nước hữu quan xích lại gần nhau hơn và đoàn kết để chống lại những đòi hỏi chủ quyền quá đáng và phi lý của Bắc Kinh.

Cựu đại sứ R S Kalha cho rằng, hiện vẫn còn chưa quá muộn để Trung Quốc nhận ra “sự điên rồ của họ”, rút khỏi các đảo không có người ở và tìm kiếm một giải pháp hòa bình phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Trên trang mạng của Viện phân tích và nghiên cứu quốc phòng, chuyên gia Abanti Bhattacharya thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ) cũng vạch rõ chiêu bài đa phương và đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông. Theo ông Abanti Bhattacharya, trở ngại lớn nhất để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là việc Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ bất cứ giải pháp đa phương nào với các bên cùng tuyên bố chủ quyền.

Trong khi luôn khẳng định, đa phương là trọng tâm trong chính sách ngoại giao của mình thì Trung Quốc lại hành động ngược lại và vi phạm chủ quyền của nước khác. Điển hình là việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và quyết định đưa quân đội đến đồn trú ở đây. Theo ông Abanti Bhattacharya, đa phương hóa chỉ là công cụ chiến lược được Trung Quốc sử dụng khi cần phản đối chính sách của Mỹ và giúp Bắc Kinh cải thiện hình ảnh đầy đe dọa trong mắt các nước ASEAN. Nhưng các hành động hiếu chiến đơn phương gần đây đã bóc trần màn kịch đa phương của Bắc Kinh.

Dư luận cũng đang chú ý tới việc hãng ABS-CBN News dẫn lời ông Robert Scher, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 1/8 khi cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ cân nhắc việc bổ sung máy bay ném bom và tàu ngầm tấn công đến khu vực Thái Bình Dương, để đối phó với những thách thức an ninh ngày càng tăng ở khu vực này.

Giới chuyên môn đều cho rằng, Trung Quốc đang quyết tâm hiện thực chiến lược độc bá Biển Đông để vừa khai thác dầu khí, vừa kiểm soát tuyến đường biển quan trọng tại khu vực này. Điều này được chuyên gia Stephanie Kleine - Ahlbrandt thuộc Tổ chức khủng hoảng quốc tế (ICG) chỉ rõ. Theo đó, việc Trung Quốc mở rộng hoạt động khai thác dầu khí trên Biển Đông là bước thứ ba trong chiến lược độc bá Biển Đông.

Âm mưu lâu dài

Báo Thanh niên đăng tải bài viết về lực lượng tàu tuần tra có trang bị vũ khí được Trung Quốc triển khai phục vụ mưu đồ chiếm đoạt biển Đông. Báo này trích dẫn từ tạp chí Jane’s Defence Weekly, Trung Quốc đang ngày càng tăng cường khả năng hoạt động xa bờ cho “hạm đội trắng”. Điển hình như lực lượng tàu hải quan vốn dĩ hoạt động gần bờ nay cũng đang được bổ sung các tàu tầm xa. Sau khi tàu ngư chính, hải giám và hải tuần “bành trướng” trên biển Đông, lực lượng hải quan được cho là sẽ sớm ra khơi, núp bóng dưới chiêu bài “tuần tra ở vùng biển chủ quyền”. Xa hơn, Bắc Kinh có thể sáp nhập các nhóm tàu trên nằm dưới quyền quản lý của một cơ quan mới. Gần đây, thiếu tướng La Viện, Phó tổng thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc, tuyên bố Bắc Kinh có thể sớm thành lập Bộ Đại dương phụ trách kiểm soát hoạt động tại các vùng biển.

Theo đó, bộ này được lập ra trên cơ sở thống nhất 9 đơn vị hiện dưới quyền các cơ quan khác nhau như Bộ Nông nghiệp và Bộ Công an. Asahi Shimbun từng dẫn lời tướng La nói bên lề Hội nghị Chính hiệp Trung Quốc hồi tháng 3 rằng: “Liên kết nhiều cơ quan để tạo ảnh hưởng mạnh hơn và có nhiều tàu lớn hơn”. Giới quan sát nhận định cơ quan mới sẽ đóng vai trò then chốt trong việc “bảo hộ” những hoạt động đánh bắt, khai thác nguồn lợi trên biển tại những khu vực Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Tất nhiên, biển Đông nằm trong số các khu vực này.

Vì thế, bài phân tích trên Jane’s Defence Weekly nhận định vụ căng thẳng giữa Trung Quốc với Philippines quanh bãi cạn Scarborough gần đây là cách để Bắc Kinh kiểm nghiệm khả năng ứng phó của “hạm đội trắng”. Theo đó, khi các tàu cá hay tàu dân sự của Trung Quốc “gặp khó”, Bắc Kinh sẽ sẵn sàng leo thang căng thẳng bằng cách từng bước điều động tàu được vũ trang từ thấp đến cao của “hạm đội trắng”. Bằng cách này, Trung Quốc có thể tránh tiếng là không “quân sự hóa” dù sức mạnh đe dọa chẳng kém gì việc triển khai tàu chiến. Về lâu dài, “hạm đội trắng” có thể thay thế hải quân thực hiện mưu đồ của Bắc Kinh trong việc bành trướng ở các vùng biển.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

>> Trung Quốc sẽ mãi chỉ là hổ giấy ?

Trung Quốc muốn khẳng định vị thế của một nước lớn nhưng lại đang thiếu đi những sức mạnh quan trọng để “trưởng thành”, vậy nên khi đã ở “bước đường cùng” thì Bắc Kinh đang cố gắng vượt qua những bất cập này trong thời gian sớm nhất...

>> Tại sao 'siêu phẩm' F-22 'mất điểm'?


Quá nhiều điểm yếu

Theo các chuyên gia quân sự hàng đầu thế giới nhận định về xu hướng phát triển hải quân Trung Quốc đã cho biết: Hiện Bắc Kinh đang làm hết sức mình để trở thành một phần tất yếu của thế giới. Nhưng để làm được điều đó Trung Quốc cần phải vươn xa và con đường tiến ra biển là cách hữu hiệu nhất để phát triển...

Một loạt các sự kiên liên quan đến tranh chấp trên biển Đông, nắn gân Mỹ, chọc ghẹo Nga, Ấn Độ, áp chế Nhật Bản đã cho thấy Trung Quốc đang cố gắng làm nổi bật tầm quan trọng của sức mạnh biển tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thế nhưng theo nhiều nhà phân tích một nước muốn trở thành cường quốc biển phải hội tụ 8 điều thiết yếu, đó là: nước lớn, dân đông, chiếm vị trí địa lý kiểm soát đường giao thương trên biển, có tối thiểu hai mặt giáp biển, có công nghệ – khoa học, có truyền thống đi biển, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới và chính phủ có ý chí chính trị khai thác sức mạnh biển cho lợi ích quốc gia.



http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh trên biển để sớm thành cường quốc...

Tuy nhiên, hiện Trung Quốc không đủ 3 trong 8 điều thiết yếu để trở thành cường quốc biển. Chính vì thế, Bắc Kinh đang cố gắng vượt qua những bất cập này.

Trước hết, về lịch sử, Trung Quốc không phải là quốc gia đi biển nhưng đang nhanh chóng học hỏi và cử các đội tàu, kể cả tàu chiến, đến các vùng biển quốc tế. Thứ hai, mặc dù các đường hàng hải thương mại thế giới đi qua Trung Quốc nhưng quốc gia này không thể kiểm soát hoàn toàn các tuyến đường này do sự có mặt của các nước ven biển khác.

>> HQ Trung Quốc xưng bá ở Thái Bình Dương đâu có dễ

Điểm thứ ba, cũng là điểm quan trọng nhất khi bờ biển hướng Đông ra Thái Bình Dương “có thể bị chặn” bởi Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines hướng ra phía Nam để đến Ấn Độ Dương qua sát Việt Nam sau đó phải qua eo Singapore -Malacca, Sunda và Lombok. 90% dầu nhập khẩu của Trung Quốc từ Trung Á và Angola đi qua khu vực này.

Dùng chiến lược uy hiếp để đạt mục đích

Để khẳng định sức mạnh trên biển không còn cách nào khác là Trung Quốc phải đi tắt đón đầu trong khoa học quân sự. Việc thử nghiệm kết hợp công nghệ và sáng tạo để phát hiện và tiêu diệt tầu chiến “địch” trên biển bằng các loại tên lửa đạn đạo tầm xa như Đông Phong là một sách lược phù hợp.

Bên cạnh đó chiêu bài tầu sân bay cùng với máy bay tiêm kích tàng hình, các loại vũ khí tầu chiến hiện đại cũng là “cây gậy” Trung Quốc hướng tới nước nhỏ và là “điểm tựa” cho Bắc Kinh “gồng mình” chống các quốc gia có nội lực.

Để hiện thực hóa ý đồ biến Biển Đông và Biển Hoa Đông thành vùng lãnh hải riêng của mình nhằm kiểm soát hoạt động thương mại quốc tế qua khu vực này trong khi tự do khai thác các nguồn khoáng sản, dầu và cá...

Trung Quốc đã đơn phương xâm phạm trái phép lãnh hải của các quốc gia Đông Nam Á trên Biển Đông và đưa tầu đánh cá tới tận diệt nguồn lợi thủy sản tại đây, ngang nhiên thành lập thành phố trên đảo chiếm đóng trái phép.

http://nghiadx.blogspot.com
Ảo vọng bá chủ của Trung Quốc sẽ không đạt được kết quả gì nếu như vấp phải sự phản đối quyết liệt từ cộng đồng thế giới...

Trung Quốc còn công bố chương trình du lịch đến một số đảo không người và đang có tranh chấp ở Biển Đông, mời gọi thăm dò dầu khí trên vùng biển không thuộc lãnh hải của mình... Không những vậy Trung Quốc còn đẩy mạnh tranh chấp với Nhật Bản, Đài Loan cùng nhiều quốc gia khác trong khu vực.

Một mặt Trung Quốc ủng hộ tài chính, quốc phòng và công nghệ cho hai nước có vũ khí hạt nhân trong khu vực (Pakistan và Bắc Triều Tiên) để hoạt động thay Trung Quốc “đánh lạc hướng và can dự” Mỹ, Ấn Độ, Nhật và Hàn Quốc.

Cùng với đó, Trung Quốc đang ra sức đầu tư vào các nước ven bờ ở Nam Á, Châu Phi nhằm bảo đảm đường hàng hải của mình và tránh để tầu chở dầu của họ đi qua các eo biển hẹp.

Trung Quốc không những đã trao tặng và xây dựng cảng cho Pakistan mà còn xây thêm các cảng tại 3 nước láng giềng của Ấn Độ như tại Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar...

Rõ ràng “thâm ý” của Bắc Kinh đã rõ, nhưng từ việc tính toán đến thực tiễn cũng vẫn còn một khoảng cách khá xa để đạt được mục tiêu của mình Trung Quốc vẫn cần phải dựa vào nội lực, truyền thống của mình.

Thế nhưng vốn không mạnh về biển nên nếu cưỡng bức phải tăng gia tốc quá nhanh, thay vì thành công, Trung Quốc sẽ tự chuốc sự thất bại cùng một ảo vọng điên cuồng là điều dễ thấy trong tương lai.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN)

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

>> Trung Quốc - Việt Nam: cuộc chiến vì thềm lục địa đang được chuẩn bị

Nếu như Trung Quốc toan báo thù thì họ sẽ vấp phải phản ứng của Mỹ và Nga.

>>Khả năng xảy ra chiến tranh ở biển Đông thấp hơn biên giới Trung-Ấn?



http://nghiadx.blogspot.com
Giàn khoan Hải Dương 981 - Ảnh: Nhân Dân nhật báo


Từ đầu tháng này, EU đã ngừng nhập khẩu dầu mỏ Iran và này chỉ còn Trung Quốc và Ấn Độ là khách hàng lớn nhất dầu mỏ Iran.

Do tình hình ở Trung Á căng thẳng, chính quyền Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực tìm các nguồn cung cấp hydrocarbon thay thế.

Trung Quốc đang đưa ra trắng trợn hơn yêu sách đối với vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, nơi các công ty dầu khí Gazprom của Nga và Exxon của Mỹ đang hoạt động.

Cuối tháng 6, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo mời các công ty nước ngoài thầu 9 lô dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông.

Vấn đề là ở chỗ các hãng dầu khí Gazprom của Nga và Exxon của Mỹ đang tiến hành thăm dò địa chất, hơn nữa lại rất thành công ở các lô này. Các công ty này đã được Chính phủ Việt Nam, quốc gia đang kiểm soát các lô này trên thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông, cấp giấy phép thăm dò địa chất.

Chính phủ Việt Nam và Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) Đỗ Văn Hậu đã yêu cầu Trung Quốc phải lập tức hủy bỏ việc mời thầu này vì nó vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Các lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu “nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Namа”, vì thế nó “vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền” của Việt Nam, ông Đỗ Văn Hậu nói.

Sau đó, có những tin tức nói rằng, các tàu chiến Trung Quốc và Việt Nam đang tập trung tại khu vực này.

Hồi đầu năm, Mỹ đã thông báo thay đổi các ưu tiên đối ngoại. Nay khu vực châu Á-Thái Bình Dương chứ không phải khu vực Cận Đông trở thành khu vực lợi ích chủ yếu của người Mỹ. Vì thế, chỉ cần Trung Quốc mưu toan chiếm giữ các mỏ dầu mà Exxon đang làm việc và hạm đội Mỹ nhảy vào bảo vệ, điều đó có thể gây ra một cuộc xung đột quân sự lớn.

Một vấn đề quan trọng là Nga sẽ có lập trường thế nào trong cuộc xung đột này. Một mặt, Nga và Trung Quốc là các đối tác trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, mùa xuân năm nay, hai nước đã tổ chức tập trận chung.

Nhưng mặt khác, Trung Quốc đang đưa ra yêu sách phi pháp đối với các mỏ dầu mà Gazprom đang hoạt động.

Đáng chú ý là hiện nay các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đang tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ mà Trung Quốc thì không được mời tham dự.

Ngoài ra, mấy năm nay, Việt Nam tăng cường rất mạnh việc mua sắm vũ khí của Nga. Nga đang bán cho Việt Nam các máy bay tiêm kích Su-30MK2, các tàu tên lửa, các frigate lớp Gepard, tàu ngầm, các hệ thống tên lửa bờ biển cực mạnh Bastion trang bị tên lửa hành trình chống hạm Yakhont… Kết quả là Việt Nam đã giành vị trí thứ hai trong số các khách hàng mua vũ khí Nga, chỉ đứng sau Ấn Độ. Trước đó, Trung Quốc từng giữ vị trí này.

Nếu đánh giá danh mục vũ khí Nga được bán cho Việt Nam thì thấy rằng, vũ khí dùng để chống xâm lược từ hướng biển, kể cả bảo vệ các mỏ dầu trên thềm lục địa của Việt Nam chiếm một phần quan trọng.

Tình hình chính trị nội bộ của Trung Quốc có thể là cú hích dẫn đến xung đột quân sự với Việt Nam. Mùa thu tới sẽ diễn ra việc thay đổi ban lãnh đạo Trung Quốc, điều này đã làm cuộc đấu tranh nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc căng thẳng đột biến. Cụ thể là ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc Bạc Hy Lai đã bị bắt.

Một thời gian sau, trên báo chí xuất hiện những thông tin nói rằng, thân nhân của nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc Tập Cận Bình đang sở hữu cổ phần trong các công ty ước trị giá 376 triệu USD. Ngoài ra, họ còn sở hữu một phần công ty khai thác đất hiếm có giá trị khoảng 1,73 tỷ USD.

Chính quyền Trung Quốc đang muốn hướng dư luận khỏi những thông tin khó chịu này nên một cuộc chiến tranh ngắn thắng lợi sẽ có thể rất hữu ích. Cần lưu ý rằng, lần gần đây nhất Trung Quốc tấn công Việt Nam là vào năm 1979 và đã thất bại thảm hại, điều mà Trung Quốc đến nay vẫn coi là nỗi nhục quốc gia. Và nếu như Trung Quốc toan báo thù thì họ sẽ vấp phải phản ứng của Mỹ và Nga, những quốc gia có các công ty đang hoạt động trên thềm lục địa của Việt Nam.

(Nguồn :: VIETNAMDEFENCE)

>> Khi Việt Nam rút "kiếm khỏi vỏ" ?

Bình tĩnh, sáng suốt, để làm chủ tình hình. Kiên quyết, khôn khéo, không khoan nhượng, dù phải hy sinh nhiều của, nhiều người khi bảo vệ quyền lợi tối thượng: Chủ quyền và toàn vẹn lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc trước bất kỳ kẻ thù nào.

>> Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của CS Biển Việt Nam



http://nghiadx.blogspot.com
Đội tàu cá theo kiểu liên hoành ngang ngược của Trung Quốc


Hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông có thể nói rất ngang ngược và nguy hiểm, thách thức đến an ninh chủ quyền toàn vẹn lãnh hải của các quốc gia ven biển ĐNA nói chung và Việt Nam nói riêng.

Ngang ngược, bởi Trung Quốc bất chấp tất cả luật lệ quốc tế, cậy thế nước lớn đe dọa sử dụng vũ lực…nhằm thực hiện âm mưu bành trướng của mình.

Nguy hiểm, bởi hành động của Trung Quốc là hành động thực dân, xâm phạm đến chủ quyền, lãnh hải – điều thiêng liêng của bất kỳ quốc gia nào, nguyên nhân trực tiếp gây nên xung đột quân sự, chiến tranh tàn khốc, ảnh hưởng đến hòa bình khu vực.

Chúng ta không như Trung Quốc trong vụ tranh chấp Philipines khi cho rằng Philipines “bắt nạt” và cũng không như Philipines hô to lên rằng quân khu này, hạm đội kia sẵn sàng đợi lệnh. Và hiện nay khi biết 30 tàu cá Trung Quốc ra Trường Sa, Philipines cũng hô lên “Hải quân sẵn sàng đợi lệnh”…

Việt Nam không như vậy.

Trước một tình thế hiểm nghèo, ông cha ta đã dạy “Khoan vội rút kiếm ra khỏi vỏ mà trước tiên phải biết kẻ thù là ai, từ đâu tới, chúng muốn gì và bằng cách nào”?

Đó chính là bản lĩnh dày dạn của Việt Nam được tôi luyện qua các cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc ác liệt nhất, trước những đối thủ hùng mạnh nhất như Nguyên Mông rồi Pháp và sau đó là Mỹ…Đó chính là sự bình tĩnh, sáng suốt, khôn khéo của cái đầu lạnh để làm chủ tình hình, làm chủ tình huống, với một trái tim nóng sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Kẻ thù là ai? Chúng từ đâu đến? Không nói, ngay một người dân Việt Nam bình thường cũng đã xác định. Âm mưu chiến lược của kẻ thù có thể biết dễ dàng, nhưng sách lược, thủ đoạn, tính chất, mức độ các giai đoạn thực hiện, biết được là rất khó.

Bởi thế, “biết được chúng muốn gì và bằng cách nào” là coi như ta làm chủ được tình hình. Khi làm chủ được tình hình thì không sợ, không bất ngờ trước bất kỳ tình huống nào xảy ra.

Biển Đông, Trung Quốc đã khuấy động, đưa Việt Nam, Philipines vào một tình thế nguy hiểm, cấp bách khiến dư luận và những người yêu chuộng hòa bình hết sức lo ngại.

Dấn tiếp bước nữa là Trung Quốc coi như đã dồn Việt Nam, Philipines vào chân tường. Xung đột quân sự, chiến tranh sẽ chắc chắn nổ ra. Liệu Trung Quốc có dám mạo hiểm tiến hành một cuộc chiến tranh trên biển với Việt Nam lúc này không?

Quan sát, theo dõi kỹ tình hình, diễn biến gần đây chúng ta thấy có vẻ như sự nguy hiểm đang ở mức hành vi. Hàng hải Biển Đông vẫn an toàn…

Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và hô hào quân sự hóa Tam Sa; “Mời thầu quốc tế 09 lô dầu khí” trong EEZ của Việt Nam…tuy tính chất thì rất nghiêm trọng, nhưng mức độ cũng mới chỉ lời nói.

Nếu như Trung Quốc phản ứng trước hành động của Nhật khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Sekaku rằng, “Cho Nhật bản muốn nói gì thì nói, quần đảo này cũng thuộc Trung Quốc” thì Việt Nam cũng vậy thôi.

Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam và vi phạm UNCLOS. Trung Quốc nói gì thì nói, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam như điều 1 Luật biển Việt Nam và thềm lục địa, EEZ 200 hải lý thuộc Việt Nam như UNCLOS quy định.

Trung Quốc hùng hổ tổ chức 30 tàu cá tiến ra khai thác ở Trường Sa…Rõ ràng, mục đích của họ là không phải đánh cá mà chủ yếu là khẳng định và hợp lý hóa chủ quyền (bành trướng) trong yêu sách đường “lưỡi bò”.

Có một thực tế mà chúng ta nên hiểu và bình tĩnh, tránh quá khích, rằng, chúng ta có thể coi các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa thuộc dạng không có “kinh tế riêng…” nên chỉ có lãnh hải mà không có EEZ.

Như vậy, quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn có khu vực không thuộc EEZ của Việt Nam và lãnh hải của Trường Sa và do vậy, 30 hay 100 tàu đánh cá của họ có quyền đánh bắt tự do mà chúng ta không quan tâm.

Một thực tế nữa là Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, do vậy, đương nhiên, bất cứ hành động nào của Trung Quốc liên quan đến nó là vi phạm chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam.

Chúng ta đòi lại bằng biện pháp hòa bình, cho nên không thể ngày một ngày hai là công cuộc hoàn thành, bởi vậy, trước mắt, chúng ta phải chấp nhận thực trạng này.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng, mấu chốt ở đây là Việt Nam, cũng như Philipines phải theo dõi chặt chẽ khu vực đánh cá của 30 tàu này ở đâu?(Báo chí đăng tin đầy nhưng chưa rõ khu vực thuộc EEZ của Việt Nam hay Philipines).

Nếu trong khu EEZ của Việt Nam thì kiên quyết, không khoan nhượng, dùng Cảnh sát biển và các cơ quan chức năng trên biển khác như biên phòng, kiểm ngư nhắc nhở, đuổi ra khỏi khu vực và khi cần thiết phải trấn áp bằng bạo lực như Nga đã từng làm mới đây với tàu cá Trung Quốc.

Nếu ngoài EEZ của ta nhưng trong vùng đảo Chữ Thập thì chúng ta vẫn phản đối và theo dõi chặt chẽ, nhưng phải chấp nhận thực trạng trên, không và chưa cần thiết làm tăng thêm căng thẳng trên Biển Đông trước phản ứng của nước lớn với Luật biển Việt Nam.

Đó là sự lựa chọn khôn ngoan, hiểu mình, hiểu người mà đôi bên cùng chấp nhận được.

Việc Trung Quốc có hung hăng cho tàu cá tràn vào EEZ của Việt Nam, khiêu khích, tạo cớ gây xung đột hay gì đi nữa hay không là cách gây hấn của họ.

Việc Trung Quốc ngang ngược, bất chấp, cho dàn khoan tiến về 09 lô dầu khí trong EEZ của Việt Nam khai thác hay không là cách làm của họ.

Chỉ biết rằng, vì những thứ đó-chủ quyền, toàn vẹn lãnh hải, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc mà dân tộc Việt Nam không tiếc một thứ gì, không sợ bất cứ ai và đã rất nhiều lần dạy cho quân xâm lược những bài học đích đáng.

Tượng người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã có ở Trường Sa. Mắt Người hiên ngang nhìn thẳng ra biển khơi, tay cầm sách và một tay hờ lên đốc kiếm nhắc nhở cháu con rằng; “Phải bình tĩnh, sáng suốt, nhìn xa trông rộng để làm chủ tình hình”, nhưng tay Người vẫn chỉ để hờ trên đốc kiếm bởi Việt Nam không phải là kẻ hiếu chiến, ưa dùng dao kiếm mà chỉ “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn”.

Việt Nam quý trọng hòa bình hữu nghị hơn ai hết và chỉ rút kiếm khi phải bảo vệ biên cương Tổ quốc bị xâm lăng.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN)

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

>> Quân khu Hải Nam có soái mới

Truyền thông đang loan truyền về những động thái ráo riết của Trung Quốc về việc thay đổi nhân sự tại Quân khu Hải Nam. Nhiều ý kiến cho rằng việc bổ nhiệm một loạt cán bộ quân sự chủ chốt mới cho quân khu này và Hạm đổi Nam Hải cho thấy Trung Quốc sẽ cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông.

>> Khu trục Type-54A của Trung Quốc sẽ được xuất ngoại ?
>> Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa ?


http://nghiadx.blogspot.com
Tân Chính ủy Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc, tướng Vương Đăng Bình


Mạng Tin tức Trung Quốc ngày 11/7 dẫn nguồn chính quyền tỉnh Hải Nam cho biết tỉnh này vừa công bố quyết định của Quân ủy Trung ương Trung Quốc bổ nhiệm một loạt cán bộ quân sự chủ chốt tại Quân khu Hải Nam, từ Chính ủy Quân khu cho tới các chức vụ Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy và Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Hải Nam.

Trước đó, quân đội Trung Quốc đã điều động tướng Vương Đăng Bình từ Hạm đội Bắc Hải về làm Phó Chính ủy Đại Quân khu Quảng Châu, kiêm Chính ủy Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.
Tướng Vương Đăng Bình vốn được đánh giá là nhân vật thuộc phe “diều hâu” trong quân đội Trung Quốc.

Các động thái liên tiếp của Trung Quốc diễn ra đúng thời điểm nhạy cảm khi những căng thẳng trên Biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu. Trong khi đó, đây cũng là chủ đề quan trọng được đưa ra bàn thảo tại tuần lễ hoạt động cấp cao của ASEAN đang diễn ra tại Campuchia.

Trung tướng Từ Phấn Lâm, Tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu tại lễ công bố các quyết định bổ nhiệm trên đã nhấn mạnh tỉnh Hải Nam có vị trí rất quan trọng trong chiến lược an ninh cũng như phát triển toàn cục của Trung Quốc. Cùng với diễn biến và thay đổi của tình hình, vị trí vai trò quan trọng kể trên ngày càng nổi bật.

Liên quan tới việc thành lập đơn vị hành chính cấp thành phố mà Trung Quốc gọi là Tam Sa, "Global Times" cùng ngày đăng bài viết của tác giả Trình Cương cho biết Trung Quốc đang tập trung đẩy nhanh việc xây dựng và kiện toàn hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu như trụ sở làm việc, bệnh viện, bưu điện, ngân hàng…trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam và gọi là đảo Vĩnh Hưng).

Không những thế, Trung Quốc cũng cho khởi công xây một trại tạm giam chuyên để giam giữ ngư dân cùng tàu thuyền các nước bị Trung Quốc bắt giữ.



http://nghiadx.blogspot.com
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép

Các động thái ngông cuồng và bất chấp công luận cũng như luật pháp quốc tế của Trung Quốc diễn ra khi mà ASEAN kêu gọi Bắc Kinh tham gia đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).

Ngay trước thềm Hội nghị ASEAN-Trung Quốc diễn ra ngày 11/7 tại Campuchia, các nước ASEAN đã đạt được đồng thuận về COC.

Nội dung COC hiện chưa được công bố, song giới chức ngoại giao của ASEAN tiết lộ thì tinh thần chung của bộ quy tắc này là giải quyết các tranh chấp theo luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc tại Campuchia ngày 11/7

Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông mà ASEAN đã đồng thuận còn đề cập việc quyết giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp ước Hòa bình và hữu nghị (TAC) do ASEAN tạo lập từ năm 1976 mà Trung Quốc đã ký tham gia. TAC nghiêm cấm việc dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, tới giờ Trung Quốc vẫn chưa chịu “gật đầu” để ngồi vào đàm phán chính thức về bộ quy tắc sẽ mang tính pháp lý bắt buộc này.

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

>> Sự dối trá mang tên Hoàn Cầu !

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đã cố tình cắt xén ý kiến chuyên gia nhằm ngụy tạo các ý kiến ủng hộ cho các hành động ngang ngược của nước này trong tranh chấp.

>> Báo Hoàn Cầu : Trung Quốc đang bị bao vây



http://nghiadx.blogspot.com
Ông Robert C Beckmand.

Thời báo Hoàn Cầu đã có buổi phỏng vấn với ông Robert C Beckmand, Giám đốc Trung tâm Luật pháp quốc tế CIL, ĐH Quốc gia Singapore về một số vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Bài viết có tiêu đề: “Trung Quốc từng bước di chuyển vào biển Nam Trung Hoa (biển Đông)".

Tuy nhiên, sau khi thực hiện buổi phỏng vấn này, Thời báo Hoàn Cầu đã cố tính bóp méo câu trả lời của ông Robert C Beckmand bằng cách sửa lại hoặc đăng không đầy đủ câu trả lời của ông Robert C Beckmand. Trong đó có đoạn, ông Robert C Beckmand khẳng định: "Luật biển Việt Nam vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua là một việc làm hoàn toàn phù hợp với quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển UNCLOS năm 1982".

Trong bài phỏng vấn ông Beckmand cũng cho rằng, việc Tổng công ty CNOOC (Trung Quốc) công bố mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trên vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoàn toàn trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Trả lời báo Đất Việt, ông Beckman khẳng định, Thời báo Hoàn Cầu đã chỉnh sửa hầu hết các câu trả lời của ông. Đồng thời, ông Beckman hoan nghênh việc viết một bài báo dựa trên các câu trả lời của ông.


http://nghiadx.blogspot.com
Trích thư trả lời Báo Đất Việt của ông Robert C Beckmand: ..."However, the Global Times edited out most of my responses to their questions. You are welcome to do an article based my responses to their questions, which are set out below". 

Để giúp độc giả thấy rõ sự can thiệp của Thời báo Hoàn Cầu đối với ý kiến chuyên gia quốc tế, Đất Việt xin đăng tải lại phần trả lời nguyên bản của ông Robert C Beckmand.

Dưới đây là nội dung các câu trả lời của ông Robert C Beckmand (với phần in nghiêng bị chỉnh sửa hoặc cắt bỏ):

- Thời báo Hoàn Cầu: Ông có xem các báo cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc như là một dấu hiệu mạnh mẽ và quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ “chủ quyền” hàng hải đối với các hành động khiêu khích từ các nước láng giềng, đặc biệt sau khi Việt Nam thông qua luật tuyên bố quyền tài phán đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa? (cách Trung Quốc gọi tên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - ĐV)

- Ông Robert C Beckmand: Tôi thấy Trung Quốc đang hành động ngày càng quyết đoán hơn đối với tuyên bố của mình ở biển Đông. Theo quan điểm của tôi có một số hiểu lầm liên quan đến pháp luật về biển gần đây được thông qua bởi Quốc hội Việt Nam. Mục tiêu chính của bộ luật này, theo tôi hiểu, là xây dựng luật pháp quốc gia phù hợp với quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Thực tế các quy định trong bộ luật mới này gồm việc khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không phải là một điều bất ngờ và đó không phải là một sự phát triển mới. Việt Nam đã chính thức tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này trong nhiều năm trong các ghi chú ngoại giao chính thức đã ký với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, cũng có tuyên bố chủ quyền khác của Trung Quốc và Phillippines quy định trong pháp luật của họ đối với các quần đảo và đảo trên biển Đông.

- Thời báo Hoàn Cầu: Bên cạnh việc thành lập Tam Sa và các báo cáo của Bộ Quốc phòng, Tổng công ty CNOOC công bố mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trên biển Nam Trung Hoa (cách Trung Quốc gọi tên biển Đông - ĐV). Có ý kiến cho rằng, Trung Quốc sử dụng nó như công cụ để giải quyết các tranh chấp, quan điểm của ông về vấn đề này là gì?
- Ông Robert C Beckmand: Việc thành lập Tam Sa và tuyên bố mời thầu quốc tế của CNOOC cho thấy Trung Quốc đang làm phức tạp thêm các tranh chấp trong khu vực.

(Trong khi đó, bài viết của báo Hoàn Cầu lại nói rằng, “ông Beckman coi hành động của Trung Quốc là một bước ngoặt, là một bước đi để khẳng định những tuyên bố của mình”. Thời báo Hoàn Cầu cũng không quên cắt bỏ đoạn ông Beckman nói rằng, đường lưỡi bò gồm 9 đoạn của Trung Quốc là quá xa so với bất kỳ hòn đảo nào của nước này và không dựa vào bất kỳ cơ sở pháp lý nào - ĐV).

- Thời báo Hoàn Cầu: Chính phủ Việt Nam đã phản đối thành lập Tam Sa và tuyên bố của CNOOC. Ông có cho rằng Việt Nam có khả năng để khởi động các biện pháp đối phó nhiều hơn nữa với các bước đi của Trung Quốc.

- Ông Robert C Beckmand: Họ (Việt Nam) chắc chắn sẽ thách thức tính hợp pháp đối với các tuyên bố của Trung Quốc như một hành vi xâm phạm chủ quyền của họ đối với tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Tuyên bố của Việt Nam là phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

(Phần trả lời khẳng định sự phi lý của việc CNOOC công bố mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tiếp tục bị biên tập viên của báo Hoàn Cầu loại ra khỏi bài viết - ĐV).

Trong khi đó, Thời báo Hoàn Cầu chỉ đăng một phần cầu trả lời với nội dung như sau: “Tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động thăm dò dầu khí, các tranh chấp trong khu vực không làm tăng nguy cơ xung đột vũ trang”.

Sự việc báo Hoàn Cầu bóp méo các câu trả lời của chuyên gia quốc tế về biển Đông nhằm cố tình đánh lừa độc giả rằng, Luật Biển Việt Nam, tuyên bố phản đối việc mời thầu của CNOOC là những hành động mang tính khiêu khích chứ không phải là một việc làm hoàn toàn hợp pháp và chính đáng theo Công ước Luật biển Quốc tế UNCLOS.

Đối với báo chí, việc bóp méo câu trả lời của chuyên gia quốc tế được coi là một hành vi thiếu tôn trọng người được phỏng vấn, đi ngược với phương châm của người làm báo là cung cấp thông tin cho độc giả một cách chính xác và trung thực. Điều này một lần nữa cho thấy sự phi lý và ngang ngược của Trung Quốc đối với các hành động của họ trên biển Đông.

Ông Robert C Beckmand còn là người đứng đầu chương trình Luật và chính sách hải dương và đứng đầu dự án nghiên cứu của CIL về cáp ngầm, luật biển và tội phạm hàng hải quốc tế tại châu Á.

(Nguồn :: Báo Đất Việt)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang