Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Ấn Độ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

>> Việt Nam mở rộng hợp tác quốc phòng



Mười quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam đã nhất trí mở rộng hợp tác quốc phòng nhằm thúc đẩy sự ổn định và an ninh khu vực trong các hoạt động quân sự.

Dự thảo tuyên bố chung về tăng cường hợp tác quốc phòng giữa các nước thành viên ASEAN sẽ là chương trình nghị sự chính của Hội nghị Nhóm công tác Quan chức Cấp cao Quốc phòng ASEAN (ADSOM WG), tổ chức tại Surabaya, Đông Java, ngày 23/2.




Tổng Tham mưu trưởng Indonesia, Trung tướng Eris Herryanto cho biết, Hội nghị sẽ thảo luận một loạt các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực ASEAN.

Ngoài ra, Hội nghị cũng sẽ thảo luận về các chương trình công tác hàng năm, hợp tác quốc phòng, như phát triển Mạng trung tâm gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các ngành công nghiệp quốc phòng ASEAN, ông Eris Herryanto nói.

“Kết luận của cuộc họp trong 3 ngày sẽ được đưa vào dự thảo Tuyên bố chung về Tăng cường Hợp tác Quốc phòng các nước ASEAN và Cộng đồng Toàn cầu để đối phó với những thách thức mới. Sau đó, dự thảo tuyên bố chung sẽ được đưa ra trước Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, tổ chức ở Jakarta vào tháng 4/2011, để thông qua”, Trung tướng Eris Herryanto cho biết thêm.

Sau cuộc họp giữa các quốc gia thành viên ASEAN, sẽ tiến hành tổ chức hội nghị ADSOM+ với các đối tác đối thoại của ASEAN, như Mỹ, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, và New Zealand.

Hội nghị ADSOM+ WG sẽ thảo luận về dự thảo thành lập một nhóm chuyên gia công tác bao gồm 5 lĩnh vực hợp tác, như hoạt động hàng hải, hoạt động nhân đạo và xử lý thảm họa, các hoạt động gìn giữ hòa bình, đối phó với chủ nghĩa khủng bố, và công tác quân y, ông Eris Herryanto giải thích.

“Kết quả của cuộc họp hy vọng sẽ đặt nền tảng cho hợp tác quốc phòng giữa các nước thành viên ASEAN và các đối tác thoại của khối để xây dựng được chính sách cụ thể”, nguồn tin dẫn lời ông Eris Herryanto.


(Antara News)

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

>> Máy bay săn ngầm P-8I



Máy bay P-8I mà Ấn Độ sắp mua là biến thể của P-8A Poseidon, loại máy bay phát triển dựa trên Boeing 737 được sử dụng rộng rãi, hiện đại nhất thế giới hiện nay.


Máy bay P-8 có sải cánh 37.7m, dài 39.5m, 2 động cơ phản lực với sức đẩy tổng cộng 27.000kg. Trần bay 12,5km, phi hành đoàn 9 người, trọng lượng cất cánh tối đa 90 tấn. Bán kính hoạt động, nếu máy bay dành 4 giờ bay vòng quanh khu vực tuần tra, là 1.200 hải lý.

Máy bay trang bị nhiều loại cảm biến khác nhau, gồm phao sonar thả từ máy bay, cảm biến hình ảnh tầm xa, cảm biến từ trường, radar quét tầm xa và radar độ phân giải cao SAR cho phép 'chụp ảnh' mục tiêu ở khoảch cách xa trong mọi điều kiện thời tiết, các thiết bị trinh sát điện tử.



Bố trí thiết bị, nội thất trên máy bay P-8I.
Bộ cảm biến quang điện tử-hồng ngoại chứa 7 thiết bị khác nhau như hồng ngoại, camera, khuyếch đại hình ảnh, đo khoảng cách và chỉ thị mục tiêu bằng laser. Radar trên máy bay có thể phát hiện tiềm vọng kính của tàu ngầm đưa lên khỏi mặt nước.

P-8 trang bị GPS thế hệ mới có tính năng chống nhiễu và tích hợp khả năng phân biệt bạn thù. Nguyên mẫu P-8A được trang bị một khoang chứa bom và 4 điểm treo vũ khí ở 2 cánh. Nó có thể mang theo rất nhiều loại vũ khí khác nhau, như tên lửa diệt hạm Harpoon, tên lửa hành trình, ngư lôi, bom, rocket, mìn chống tàu ngầm v.v…

Các hệ thống trên P-8 được thiết kế theo cấu trúc mở, cho phép dễ dàng nâng cấp, tích hợp những công nghệ mới trong tương lai.



Lắp đặt radar ở mũi P-8I.
So sánh với máy bay P-3
Dù P-8I phát triển dựa vào thiết kế Boeing 737 có 2 động cơ phản lực nhưng so với máy bay có 4 động cơ lực đẩy cánh quạt P-3 (>> xem thêm), máy bay này lại thể hiện khả năng vượt trội. P-8 có diện tích sàn lớn hơn 23% do đó mang theo nhiều thiết bị hơn. Trong khi đó, thời gian hoạt động giống nhau, khoảng 10 tiếng.

Tốc độ hành trình của P-8 là 910km/h, hơn hẳn tốc độ 590 km/h của P-3. Vận tốc này của P-8 cho phép máy bay này tới khu vực tuần tra nhanh hơn. Đây là lợi thế khi thực hiện săn tàu ngầm dựa trên thông tin ban đầu do dàn thiết bị phát hiện tàu ngầm (sonar) và vệ tinh cung cấp.

P-8 chở theo ít vũ khí hơn P-3, 6 tấn so với 10 tấn, nhưng vũ khí hiện nay hiệu quả hơn nhiều so với trước kia, nên ưu thế về sức mang không đáng kể.


(báo đất việt)

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

>> Ấn Độ mua máy bay săn ngầm P-8 đối phó Trung Quốc



Ấn Độ quyết định mua thêm 4 máy bay trinh sát biển P-8I của Mỹ chủ yếu đối phó với các hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.

Theo đó, máy bay P-8I sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ vào năm 2014. Năm 2008, Ấn Độ đã mua 8 máy bay P-8I trị giá 2,2 tỷ USD.

Quyết định mua máy bay trinh sát của Mỹ của Ấn Độ chỉ mới xuất hiện thời gian gần đây. Trước đó, Không quân Ấn Độ vẫn sử dụng Tu-142M (*) của Nga để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra biển. Năm 2007, Ấn Độ từng nhận 4 máy Tu-142M do Nga sản xuất đưa số lượng máy bay này trong biên chế lên 8 chiếc.



Máy bay ném bom chiến lược Tu-16. Ngày nay, Trung Quốc là quốc gia duy nhất biên chế Tu-16 trong không quân, dưới tên gọi H-6.
Ấn Độ cần các loại máy bay để thực hiện tuần tra vùng biển rộng lớn ở Ấn Độ Dương bao quanh khu vực tiểu lục địa. Nhưng việc nâng cấp các trang thiết bị điện tử lắp đặt trên máy bay Tu-142 có giá thành cao, đồng thời các thiết bị của Nga lại hoạt động kém hiệu quả nên Ấn Độ đã tìm đến đối tác khác.

(*) Máy bay Tu-142 được vào hoạt động vào những năm 1970 là biến thể tuần tra biển của cường kích hạng nặng Tu-95, đưa vào biên chế hơn một nửa thế kỷ qua và dự kiến giữ lại trong biên chế cùng với Tu-142 trong khoảng 3 thập kỷ nữa.

Hơn 500 chiếc Tu-95 được được sản xuất, đây là loại máy bay động cơ cánh quạt lớn nhất và nhanh nhất. Nga vẫn duy trì một lực lượng 60 máy bay Tu-95 nhưng nhiều chiếc trong đó được cất giữ trong kho có thể sửa chữa để đưa vào hoạt động như một máy bay cường kích hoặc Tu-142.

Tu-142 có trọng tải 188 tấn với bộ phận lái máy bay gồm 1 phi công, 1 lái phụ, 1 kỹ sư và 1 kỹ thuật viên vô tuyến. Phạm vi hoạt động không tiếp nhiên liệu là 15.000 km. Vận tốc tối đa là 925 km/h còn vận tốc hành trình là 440km/h.

Thiết kế ban đầu của máy bay là máy bay cường kích hạt nhân, nó có thể chở được tới 10 tấn vũ khí (thủy lôi, mìn, các loại vũ khí săn ngầm, tên lửa chống hạm, phao âm) và nhiều bộ phận cảm biến (radar tìm kiếm hải quân, thiết bị giám sát điện tử).

Máy bay có hai khẩu súng máy hỏa lực nhanh cỡ 23mm đặt ở phía sau máy bay. Phi hành đoàn khi làm nhiệm vụ của máy bay thường có 8 người có nhiệm vụ vận hành radar và các trang thiết bị điện tử khác. Các chuyến bay trinh sát biển của Tu-142 có thể kéo dài 12 tiếng hoặc hơn, đặc biệt, khi được tiếp dầu trên không. Trần bay tối đa của máy bay này là 14.000m, nhưng máy bay thường bay thấp hơn khi săn tàu ngầm.

(Strategy Page, Indian Defence)

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

>> Ấn Độ phát triển tên lửa hành trình thế hệ mới



Cơ quan nghiên cứu phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO đang hoàn thiện một loại tên lửa hành trình mới có tên Nirbhay.

Đây là tên lửa hành trình tầm trung , tốc độ cận âm, tầm bắn 800km, dự kiến tên lửa sẽ được thử nghiệm vào năm 2012. Người đứng đầu chương trình phát triển tên lửa cho biết: “Hệ thống tên lửa đang trong giai đoạn hoàn thiện, các tên lửa đầu tiên sẽ sẳn sàng thử nghiệm vào đầu năm 2012”.

Tên lửa Nirbhay được phát triển để trang bị cho không quân và hải quân, được thiết kế để phóng từ các ống phóng thẳng đứng trên tàu chiến, tàu ngầm hoặc được phóng từ tiêm kích đa năng Su-30MKI, khi đó tầm bắn của tên lửa sẽ đạt đến 1000km .

Tên lửa có cấu hình khí động học của tên lửa hành trình thông thường với một cánh lái có khả năng gập lại giữa thân, 4 cánh ổn định ở đuôi. Hiện vẫn chưa rõ thông tin về động cơ dùng cho tên lửa. Một số nguồn tin cho rằng tên lửa sẽ sử dụng động cơ Saturn 36MT của Nga, theo một thỏa thuận giữa hai bên vào năm 2006.

Ngoài ra, theo một số nguồn tin, sự phát triển của tên lửa Nirbhay có sự trợ giúp kỷ thuật của Israel. Tên lửa sẽ được dẫn hướng kết hợp giữa dẫn đường quán tính và sử dụng thiết bị đầu cuối. Thêm vào đó, tên lửa có khả năng lập bản đồ bay để bay theo chế độ men theo địa hình.




Cùng với Brahmos và Kh-59M, Nirbhay sẽ là bộ ba mũi tên xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa.
Theo một thỏa thuận vào cuối năm 2010, Ấn Độ sẽ được phép truy cập tín hiệu với độ chính xác cao của hệ thống định vị toàn cầu Glonass (Nga). Như vậy, tên lửa sẽ được bổ sung thêm khả năng dẫn đường bằng vệ tinh để tăng cường độ chính xác.

Tên lửa có khả năng trang bị 24 loại đầu đạn khác nhau tùy thuộc nhiệm vụ. Tên lửa có chiều dài 6m, đường kính 0,52m, trọng lượng 1.000kg, tốc độ Mach 0,7.

Phát triển của Nirbhay cùng với sự hoàn thiện của biếnn thể phóng trên không và từ tàu chiến của tên lửa siêu âm BrahMos, tên lửa Kh-59M mua từ Nga, Ấn Độ đang nắm trong tay bộ 3 “mũi tên chiến lược” đủ khả năng xuyên thủng mọi lá chắn phóng thủ tên lửa.

Khi một nhà báo đặt câu hỏi về khả năng phát triển các tên lửa chống vệ tinh của Ấn Độ, một đại diện giấu tên của DRDO cho biết Ấn Độ hoàn toàn đủ khả năng để phát triển các hệ thống vũ khí như vậy. Nhưng do theo đuổi các mục đích hòa bình đối với không gian bên ngoài nên Ấn Độ không phát triển các hệ thống vũ khí này.

“Đất nước chúng tôi không có chính sách tấn công bất cứ ai trong không gian, chúng tôi không tin vào điều đó. Nhưng chúng tôi có tất cả các yếu tố cần thiết để thiết kế và phát triển một hệ thống vũ khí như vậy”, vị quan chức giấu tên kia cho biết.

Sự phát triển của tên lửa hành trình mới là một phần trong chiến lược an ninh quốc gia. Tích hợp các công nghệ và sản phẩm cần thiết để bảo vệ đất nước của Ấn Độ, đáp ứng các thách thức của tương lai. Hiện Ấn Độ phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V, dự kiến sẽ được phóng thử vào cuối năm 2011.


(Aviation Week, Brahmand)

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

>> Ấn Độ chi 4 tỷ USD mua tên lửa BrahMos



Ấn Độ ký kết với Nga hợp đồng trị giá 4 tỷ USD việc cùng nhau hợp tác thành lập công ty BrahMos Aerospace sản xuất tên lửa hành trình vượt âm BrahMos.

Phụ trách công ty, ông Pillay cho biết, trong vòng 5-6 năm tới Ấn Độ sẽ được trang bị một loạt tên lửa mới có tính năng vượt trội so với các tên lửa hiện có. Ngoài ra, Ấn Độ còn thu được khoảng 10 tỷ USD từ các đơn đặt hàng nước ngoài, trong đó có thương vụ tên lửa BrahMos.

Đồng thời ông cũng chỉ ra, để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong tương lai, Ấn Độ và Nga sẽ nâng cao khả năng hoạt động của công ty BrahMos Aerospace. Theo đó, Tên lửa BrahMos trong 2-3 năm tới sẽ trở thành tên lửa được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.

Hiện nay, các động cơ của tên lửa BrahMos được Nga sản xuất, trong tương lai, sẽ chuyển giao cho Ấn Độ sản xuất.

Dự án tên lửa hành trình vượt âm bắt đầu nghiên cứu từ giữa năm 1999, cơ bản là dựa trên hệ thống tên lửa phóng từ tàu ngầm P-800 do Liên Xô chế tạo. Tên lửa BrahMos lần đầu được thử nghiệm thành công vào 12/6/2001 tại bang Orissa/Ấn Độ.




  Tên lửa BrahMos rời bệ phóng.
Tên lửa "BrahMos" có chiều dài 10 m, đường kính 70 cm, trọng lượng khởi động trong khoảng 3,9 tấn (bao gồm cả hộp khởi động), trọng lượng đầu đạn khoảng 300 kg, cự li phóng 290 km, tốc độ bay tối đa 2.9M.

Công ty BrahMos Aerospace đã hoàn thành việc nghiên cứu cải tiến tên lửa Brahmos, trong đó, đã thử nghiệm thành công trên biển và trên mặt đất, tiến tới trang bị cho quân đội Ấn Độ. Ngoài ra, việc nghiên cứu các biến thể của tên lửa này để phóng từ tàu ngầm và trên không cũng đã hoàn thành vào tháng 12/2010.

Tháng 9/2008 Ấn Độ và Nga tuyên bố sẽ nghiên cứu cải tiến tính năng tên lửa này thành tên lủa Brahmos-2. Theo đó BrahMos-2 có uy lực rất cao nhờ tốc độ khủng khiếp của nó (khoảng 5-7 Mach, cao nhất thế giới). Một tên lửa tấn công mục tiêu với tốc độ 6 Mach sẽ có uy lực công phá gấp 36 lần tên lửa cùng trọng lượng tấn công mục tiêu ở tốc độ 1 Mach.

Với động năng cao nhờ tốc độ lớn hơn 6 Mach, BrahMos-2 là vũ khí lý tưởng đế tấn công các mục tiêu ngầm sâu dưới đất như boongke, các cơ sở hạt nhân, hóa - sinh và các mục tiêu kiên cố khác. Với tốc độ này, đối phương sẽ không có thời gian phản ứng đối phó. Theo kế hoạch, trước năm 2013 việc chế tạo tên lửa này sẽ hoàn tất.

Trong vòng 10 năm, Ấn Độ sẽ mua khoảng 1.000 tên lửa BrahMos. Có khoảng 14 khách hàng tìm hiểu loại tên lửa này, tuy nhiên các hợp đồng này phải cùng đạt được sự đồng thuận từ chính phủ Nga và Ấn Độ.

Mỗi năm công ty BrahMos Aerospace có thể sản xuất từ 50-100 tên lửa BrahMos. Cho đến khi nhận được các đơn đặt hàng thì số lượng của tên lửa này sẽ là 2.000 quả.
(tổng hợp)

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

>> Ấn Độ mua ‘ngôi sao’ pháo binh M-777 đối phó Trung Quốc



Lực lượng pháo binh luôn được coi là “anh cả” trong quân đội Ấn Độ.


Lực lượng này có khoảng 170.000 người, vượt qua số lượng binh lính của không quân và hải quân (tổng số khoảng 165.000 người). Chiếm 15,45% tổng đầu tư vào lực lượng Lục quân.

Hiện nay quân đội Trung Quốc tạo ra rất nhiều thử thách cho lực lượng pháo binh của Ấn Độ, đặc biệt là tại khu vực xảy ra tranh chấp giữa 2 nước. Do đó, nâng cao khả năng chiến đấu và trang bị kĩ thuật của lực lượng này được chính phủ Ấn Độ đặc biệt quan tâm.

Nhập khẩu lượng lớn các loại pháo mới

Một quan chức Ấn Độ cho biết, các hạng mục quan trọng nhằm trang bị cho lực lượng pháo binh đã được chính phủ phê duyệt cách đây 2 tuần. Đồng thời, các sư đoàn pháo binh và bộ đội đặc chủng được tăng cường lần này sẽ hợp đồng tác chiến cùng với hai sư đoàn sơn cước được thành lập vào năm 2010.

Theo đó, lực lượng của hai sư đoàn sơn cước này sẽ được huấn luyện đặc biệt và bố trí tại khu vực đông bắc Arunachal Pradesh (khu vực nam Tây Tạng).

Ấn Độ biên chế cho hai sư đoàn này những vũ khí trang bị tiên tiến, và bộ phận pháo binh cũng được trang bị những loại hình pháo hạng nhẹ mới.



Lực lượng pháo dã chiến M-777 trong cuộc tập trận quy mô lớn.
Trong các loại pháo hạng nhẹ tiên tiến của nước ngoài thì pháo dã chiến M-777 của Mỹ đã lọt vào “tầm ngắm” của Ấn Độ.

Đầu tháng 1/2010, cơ quan an ninh quốc phòng Mỹ đã thông báo sẽ xuất khẩu một số loại vũ khí mới trong đó có việc cung cấp pháo M-777 cho Ấn Độ. Cuối năm 2010 và đầu năm 2011, Ấn Độ đã 2 lần thử nghiệm tính năng kĩ chiến thuật của loại pháo này.

Theo thông báo của cục kĩ thuật quân sự Mỹ, pháo M-777 đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm khả năng chiến đấu, trong năm 2011 sẽ xuất sang Ấn Độ một số lượng lớn loại vũ khí này.

Loại pháo M-777 cỡ nòng 155mm này vượt qua tất cả các loại pháo mà Ấn Độ sở hữu, có thể chiến đấu trong mọi điều kiện khí hậu, được trang bị hệ thống định vị laser quang học, tầm bắn lên tới 30 km, sẽ được trang bị cho 5 sư đoàn pháo binh của Ấn Độ.

Ấn Độ sẽ mua 145 khẩu pháo này cùng hệ thống định vị laser quang học và các thiết bị liên quan khác, tổng trị giá hợp đồng là 647 triệu USD.

Tính năng độc đáo của M-777

M-777 là loại pháo đầu tiên trên thế giới được sản xuất bằng titan và hợp kim nhôm, do đó nó có tính cơ động rất cao.

Trong 10 năm trở lại đây, giới quân sự thế giới cho rằng chỉ có loại pháo 105mm mới có thể được vận chuyển bằng trực thăng Cougar và Black Hawk, nhưng M-777 ra đời đã làm thay đổi quan niệm này.

M-777 có một thiết kế độc đáo làm giảm đáng kể trọng lượng của nó, tổng trọng lượng chỉ bằng một nửa pháo M-198 155mm của Mỹ, do vậy nó có thể được vận chuyển bằng các loại máy bay vận chuyển như C-130, C-141, C-5 và C-6, cũng có thể sử dụng trực thăng UH-60L/UH-60M Black Hawk, CH-53E/CH-53D và máy bay MV-22 Osprey để vận chuyển loại pháo này.


Máy bay MV-22 Osprey vận chuyển M-777.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng các xe Hummer có lực kéo từ 2,5 tấn trở lên để di chuyển loại pháo này.

Tầm bắn, tính ổn định, độ chính xác và độ bền của loại pháo này rất cao không bị ảnh hưởng bởi điều kiện bên ngoài. Với đạn pháo M-109 thông thường, tầm bắn xa của M-777 là 24 km.

Với đạn pháo trợ lực ERFB, tầm bắn của M-777 được gia tăng lên đến 30 km. Đặc biệt với loại đạn pháo thông minh EXCALIBUR tự tìm mục tiêu định trước bằng vệ tinh định vị GPS thì pháo dã chiến M-777 có thể bắn xa đến 40 km.

Tính chính xác của M-777 so với các loại pháo hiện nay có rất nhiều cải tiến. Trong một lần tác xạ trắc nghiệm ở Trung Tâm Thử Nghiệm Quân Sự Yuma Proving Ground của Lục Quân Mỹ, 13 trong số 14 quả đạn pháo thông minh M-982 EXCALIBUR được khai hỏa từ xa 24 km rơi vào mục tiêu chỉ định trong vòng 10 m.


Cấu tạo của đạn M-982 EXCALIBUR.
Trong suốt quá trình M-982 EXCALIBUR bay thì loại đạn pháo này sẽ sử dụng hệ thống phanh nhiều lần để điều chỉnh hướng bay và cuối cùng đạt được độ chính xác tuyệt vời.Với các loại pháo thông thường đối với các mục tiêu trong phạm vi 30 km, độ chính xác đạt khoảng 50 m.

Theo báo cáo của Ấn Độ, vì để đối phó với Trung Quốc, chính phủ Ấn Độ đã phê chuẩn rất nhiều hạng mục vũ khí tiên tiến để bố trí tại khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài Pháo M-777 Ấn Độ còn mua thêm 4 máy bay trinh sát mới và biên chế cho mỗi sư đoàn pháo binh 200 khẩu pháo tầm xa.
(tổng hợp)

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

>> Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa từ tàu ngầm



Tên lửa K-15.

Theo mạng Đông Phương, DRDO sẽ thử nghiệm tên lửa K-15 từ tàu ngầm ở bờ biển Vishakhapatnama, vào ngày 30/1.

DRDO là cơ quan nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ.

K-15 là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn hoặc B-05, có chiều dài 10m, nặng 10 tấn bao gồm 500kg trọng lượng đầu đạn và nó có thể mang đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Tầm bắn khoảng 700 km có độ chính xác cao.

Tên lửa K-15 trước đây được gọi là dự án Sagarika, được Ấn Độ thử nghiệm 6 lần, tuy nhiên chỉ có 2 lần là thành công còn lại 4 lần là thất bại. Đến nay, Ấn Độ đã sản xuất hàng loạt loại tên lửa này.

Tên lửa này có thể được so sánh với tên lửa Tomahawk của Mỹ, được phát triển nhằm đối trọng với chương trình tên lửa Babur của Pakistan. Theo các nguồn tin khác, Hải quân Ấn Độ chú trọng phát triển phiên bản loại tên lửa này dành cho tàu ngầm.

Trước đó, việc thử nghiệm tên lửa của Ấn Độ đã phải trì hoãn 2 lần do vấn đề chậm chễ trong việc chuẩn bị trang thiết bị. Theo kế hoạch ban đầu, ngày 16/1 Ấn Độ sẽ thử nghiệm loại tên lửa đạn đạo này nhưng lại hoãn tới ngày 20/1 và cuối cùng là tới ngày 30/1. Nếu diễn ra đúng dự định, đây sẽ là lần thử nghiệm lần đầu của tên lửa từ tàu ngầm.

Nếu thử nghiệm này thành công thì Ấn Độ sẽ trở thành nước thứ 6 trong nhóm các quốc gia đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm gồm: Nga, Mỹ, Pháp, Anh và Trung Quốc.

(vtc news)

>> Ấn Độ thiết lập căn cứ trên đảo Lakshadweep



Tin từ New Delhi cho biết: Hải quân Ấn Độ đã bắt đầu thiết lập một căn cứ tại quần đảo Lakshadweep nhằm tăng cường an ninh bờ biển trong 2 năm tới.

Một quan chức cao cấp giấu tên của Hải quân Ấn Độ tiết lộ, việc thiết lập căn cứ quân sự mới ở đảo Lakshadweep là vô cùng cần thiết, đó cũng là một phần nỗ lực của Hải quân Ấn Độ để tăng cường an ninh bờ biển.

Trong bối cảnh các mối đe dọa và hoạt động cướp biển ngày càng gia tăng trong khu vực, căn cứ mới sẽ không chỉ giúp gia tăng sức mạnh và sự hiện diện của Hải quân Ấn Độ, mà còn nhằm tạo hành lang an ninh để ngăn chặn nạn cướp biển.


Khu vực đảo Lakshadweep của Ấn Độ.

Các quan chức quân sự cho biết, căn cứ này sẽ được dần dần mở rộng.

Từ cuối tháng 11/2010, Chính phủ Ấn Độ đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường an ninh bờ biển bằng cách nâng cao khả năng chiến đấu của Hải quân và lực lượng cảnh sát biển.

Bộ trưởng Quốc phòng AK Antony tháng trước đã bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy các Khu vực An ninh bờ biển ở Kavaratti và một trạm chỉ huy ở Minicoy, cả hai đều thuộc quần đảo Lakshadweep.

Cách đây không lâu, hoạt động của cướp biển gần đảo Lakshadweep đã gia tăng. Toán cướp biển này đã tấn công một tàu buôn của Bangladesh cách đảo Kochi khoảng 90 hải lý và Minicoy khoảng 80 hải lý.

Do sự gia tăng hoạt động cướp biển, hải quân Ấn Độ đã triển khai tàu chiến cùng với tàu cảnh sát biển trong vùng biển Arab và triển khai tàu khu trục trong Vịnh Aden kể từ tháng 11/2008 và duy trì sự hiện diện của nó tại khu vực này.

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

>> Il-78 Midas và A330 MRTT 'đối đầu' ở Ấn Độ



Ấn Độ đang vận hành một phi đội gồm 6 máy bay tiếp nhiên liệu Il-78.

Đơn hàng mua máy bay tiếp nhiên liệu trị giá 2 tỷ USD của không quân Ấn Độ đang đi tới hồi kết với các nhà thầu tới từ Nga và châu Âu.

Theo tạp chí quốc phòng India Strategic, hai mẫu máy bay Il-78 Midas của Nga và A330 MRTT của Airbus là đối thủ cạnh tranh cho hợp đồng đặt mua sáu máy bay tiếp nhiên liệu của không quân Ấn Độ (IAF).

Trước đó, mẫu máy bay mới của Boeing – thế hệ tiếp theo của Boeing 747 cũng được coi là một đối thủ tiềm năng. Tuy nhiên, Boeing đã không kịp nộp hồ sơ thầu vào hạn cuối là ngày 12/1. Theo các chuyên gia, những rắc rối trong hợp đồng chế tạo 179 máy bay tiếp liệu với không quân Mỹ nên Boeing đã bỏ qua vụ thầu trên.

Theo ước tính, hợp đồng mua máy bay của Ấn Độ trị giá 2 tỷ USD.

A330 MRTT được chế tạo dựa trên nguyên mẫu máy bay thương mại A330.

Không quân Ấn Độ đang vận hành một phi đội gồm 6 máy bay tiếp nhiên liệu Il-78 của Nga. Tuy nhiên, phía Ấn Độ tỏ ra không hài lòng với dịch vụ hậu mãi của Nga và gặp nhiều trở ngại trong việc mua phụ tùng thay thế và chi phí bảo dưỡng đắt.

Máy bay A330 MRTT (máy bay vận chuyển nhiên liệu đa nhiệm) được EADS sản xuất dựa trên mẫu máy bay thương mại A330. Trong hợp đồng thắng thầu, EADS sẽ chuyển giao chiếc A330 MRTT đầu tiên sau 3 năm và 5 chiếc còn lại trong vòng 15 tháng sau đó.

(vtc news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang