Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

>> Biển Đông dưới góc độ pháp luật quốc tế



Hiển nhiên là Biển Đông có sự đan xen rất chặt chẽ lợi ích của nhiều nước với các mức độ khác nhau. Hòa bình và ổn định ở Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới.



Ngày 23/3, Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, đã phát bài viết “ Tranh chấp Nam Hải dưới góc độ của luật biển quốc tế ” của hai học giả Hạ Giám và Uông Cao, Đại học Tương Đàm, trong đó không những khẳng định cái gọi là “ chủ quyền ” của Trung Quốc mà còn vu cáo Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác, “ bẻ cong ” Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc và “ tranh giành chủ quyền của Trung Quốc ” ở Biển Đông.




Bài viết “Vấn đề Biển Đông dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế” của tác giả Hải Biên, nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam, đăng trên TTXVN, nhằm làm rõ vấn đề Biển Đông dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.

1. Khái quát về Biển Đông

Biển Đông là một biển nửa kín ở khu vực Thái Bình Dương với diện tích hơn 3,5 triệu km2. Có 9 quốc gia ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Bruney, Indonesia, Thái Lan, Campuchia và Singapore. Trữ lượng tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông lớn, đặc biệt là dầu, khí và hải sản. Gần đây, nhiều thông tin cho biết Biển Đông có trữ lượng khá lớn về băng cháy.

Biển Đông là tuyến hàng hải nhộn nhịp thứ hai trên thế giới, sau tuyến Địa Trung Hải. Mỗi ngày có khoảng 150 - 200 tàu trọng tài lớn đi qua Biển Đông. Hàng hóa xuất nhập khẩu thiết yếu đối với các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công phụ thuộc rất nhiều vào tuyến đường biển này. Từ góc độ quân sự, Biển Đông là địa bàn hoạt động của hạm đội hải quân của nhiều nước trong và ngoài khu vực. Tất cả những yếu tố này dẫn đến một hệ quả tất yếu và hiển nhiên là ở Biển Đông có sự đan xen rất chặt chẽ lợi ích của nhiều nước với các mức độ khác nhau. Hòa bình và ổn định ở Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới.

2. Các vùng biển của các quốc gia ven Biển Đông theo luật biển quốc tế

Hội nghị Luật Biển lần thứ III của Liên hợp quốc (1967- 1982) đã thông qua Công ước Luật Biển năm 1982 với 320 điều khoản và 9 Phụ lục. Là thành quả của một cuộc thương lượng lâu dài giữa các nhóm nước khác nhau, Công ước là một giải pháp cả gói công bằng và đỉnh cao trong quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ ngành luật biển quốc tế. Công ước xác lập rõ ràng quy chế pháp lý của các vùng biển khác nhau thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, quy định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khi tiến hành các hoạt động liên quan đến biển và thành lập một loạt cơ chế quốc tế quan trọng liên quan đến thực hiện Công ước và giải quyết tranh chấp biển như Tòa án Luật Biển quốc tế, Hội nghị các quốc gia thành viên của Công ước, Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương và Ủy ban Thềm lục địa. Tính đến nay, đã có 161 quốc gia và tổ chức quốc tế tham gia Công ước Luật Biển năm 1982, trong đó có 7 quốc gia ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Bruney.

Áp dụng Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc vào điều kiện cụ thể của Biển Đông chúng ta thấy mấy điểm cơ bản sau đây.

Một là , các quốc gia ven Biển Đông có chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải 12 hải lý kể từ đường cơ sở của mình. Đáng lưu ý là theo luật biển quốc tế những năm 40 - 50 của thế kỷ trước, vùng lãnh hải của các quốc gia ven Biển Đông chỉ có 3 hải lý và toàn bộ phía ngoài 3 hải lý đó là vùng biển quốc tế. Như vậy, Công ước đã mở rộng phạm vi vùng lãnh hải của các quốc gia ven Biển Đông thêm 9 hải lý.

Hai là, mỗi quốc gia ven Biển Đông có quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa tối thiếu 200 hải lý của mình. Chiều rộng của hai vùng biển này đều được đo từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải. Trong trường hợp thềm lục địa thực tế lớn hơn 200 hải lý thì quốc gia ven Biển Đông có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến 350 hải lý với điều kiện tuân thủ đúng các quy định và thủ tục nêu trong Công ước.

Mỗi quốc gia ven Biển Đông có toàn quyền thăm dò, khai thác các tài nguyên trong các vùng biển của mình, đặc biệt là trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, để phục vụ đời sống nhân dân và phát triển đất nước. Mỗi quốc gia ven Biển Đông có toàn quyền quyết định cho phép hay không cho phép các quốc gia khác khai thác tài nguyên trong các vùng biển của mình. Mỗi quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng các quyền chủ quyền đó của các quốc gia láng giềng khác ven Biển Đông. Đồng thời, phù hợp các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các quốc gia khác được tự do hàng hải, tự do hàng không ở trong vùng đặc quyền kinh tế và ở vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển.

Ba là , xuất phát từ Công ước Luật Biển năm 1982 thì sự kiện Trung Quốc ký hợp đồng với Công ty Creston năm 1992 ở bãi Tư Chính của Việt Nam và chính thức đưa yêu sách “đường lưỡi bò ” ra Liên hợp quốc vào tháng 5 năm 2009 cần được nhìn nhận thế nào? Khu vực bãi Tư Chính hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam và đã được Việt Nam phân lô thăm dò dầu khí. Việc Công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc vào năm 1992 ký với Công ty Creston của Mỹ hợp đồng thăm dò dầu khí tại khu vực bãi Tư Chính trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam (mà họ đặt tên là Vạn An Bắc) là sự vi phạm trắng trợn quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Luật Biển năm 1982.

Còn về yêu sách “đường lưỡi bò” hay “đường 9 đoạn”, thì các học giả Trung Quốc đều biết rõ là tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông ở Hà Nội (2009) và thành phố Hồ Chí Minh (2010) cũng như các Hội thảo quốc tế khác, các học giả Pháp, Bỉ, Mỹ và nhiều học giả quốc tế khác đã nêu rõ yêu sách “đường lưỡi bò” mơ hồ, không có cơ sở và cho rằng Trung Quốc cần giải thích rõ bản chất pháp lý của các vùng biển trong “đường lưỡi bò” đó. Nhưng cho đến nay, cả chính giới lẫn học giả Trung Quốc đều không thể đưa ra các câu trả lời thỏa đáng.

Dùng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia để đối chiếu thì ai cũng thấy rằng yêu sách này hoàn toàn trái với các quy định của Công ước. Không một quy định nào của Công ước có thể biện minh cho yêu sách “đường lưỡi bò” . Đơn giản bởi vì vùng biển mà “đường lưỡi bò” ngoạm vào không thể nào là lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế hoặc là thềm lục địa của Trung Quốc. Đó chính là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam , Philippines, Malaysia, Indonesia và Bruney.

Yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý nói trên đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của 5 nước ASEAN đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Chính vì vậy, mà Việt Nam , Malaysia, Indonesia và Philippines lần lượt gửi công hàm đến Tổng Thư ký Liên hợp quốc bác bỏ yêu sách này.

Việc đưa yêu sách phi lý nói trên ra Liên hợp quốc và tiến hành các việc làm gần đây ở trên thực địa nhằm theo đuổi yêu sách này đang làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp hơn, gây lo ngại thực sự cho cộng đồng thế giới và buộc dư luận phải lên tiếng. Không chỉ các quốc gia liên quan tranh chấp ở Biển Đông mà dư luận của nhiều quốc gia khác cũng đã bày tỏ ý kiến bất bình trước yêu sách này.

3. Các tranh chấp ở Biển Đông hiện nay dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế

Ở Biển Đông có hai loại tranh chấp, gồm tranh chấp về các vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn và tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

a. Do chiều rộng của một số khu vực ở Biển Đông (như Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan) hẹp hơn 400 hải lý, nên một phần vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia láng giềng chồng lấn lên nhau. Từ đó nảy sinh một số tranh chấp giữa các quốc gia ven Biển Đông về ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Liên quan Việt Nam, ở phía Bắc chúng ta có vùng chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và khu vực nhỏ phía ngoài cửa Vịnh, còn ở phía Nam có vùng chồng lấn với Campuchia, Thái Lan, Malaysia trong Vịnh Thái Lan và vùng chồng lấn với Indonesia ở nam Biển Đông. Các nước ven Biển Đông khác cũng có một số vùng chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với nhau, như giữa Malaysia và Thái-Lan, giữa Thái Lan và Campuchia, giữa Indonesia và Malaysia. Các khu vực chồng lấn này đã và đang từng bước được Việt Nam và các nước hữu quan giải quyết thỏa đáng theo các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982.

b. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện nay, hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa liên quan Việt Nam và Trung Quốc, còn tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa liên quan 5 nước, 6 bên là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Bruney (Bruney không yêu sách về chủ quyền các đảo) và Đài Loan (Trung Quốc).

Đối với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ ở trên thế giới. Trong số đó, các vụ kinh điển thường được viện dẫn nhiều là vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan, vụ Minquiers và Ecréhous giữa Anh và Pháp, vụ đảo Clipperton giữa Mexico và Pháp, vụ Greenland giữa Na Uy và Đan Mạch v.v…

Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mọi ngưòi đều thấy rằng Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm nay. Nói chính xác là nhà nước ta đã thực hiện chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện thật sự chủ quyền của mình đối với hai quần đảo một cách liên tục và hòa bình.

Các bằng chứng mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều sách cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848) v.v… đều nói về việc nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác quần đảo này. Hai là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam . Ba là, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để tiến hành khai thác hai quần đảo (mỗi đội Hoàng Sa gồm 70 người, ra Hoàng Sa 6 tháng đánh bắt hải sản như đồi mồi, hải sâm, ốc qúy‎ và thu lượm hàng hóa trên các tàu bị đắm).

Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783), đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia. Năm 2009, gia tộc họ Đặng ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi vừa mới hiến tặng Nhà nước một sắc lệnh trong gia phả của dòng họ khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật, v.v…Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa (Trường Sa, An Bang, Ba Bình, nhóm Song Tử, Loại Ta và Thị Tứ).

Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26 - 7 - 1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.

Vào năm 1951, tại Hội nghị San Francisco có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị Trưởng đoàn quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.

Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho chính quyền Sài Gòn và nhà cầm quyền Sài Gòn đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng.

Từ những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Đó là, lợi dụng việc Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Trung Quốc đã chiếm nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền Sài Gòn kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội của chính quyền Sài Gòn đã đánh trả thắng lợi và bắt 82 “ngư dân” Trung Quốc.

Đối với nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Sài Gòn tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, lợi dụng việc quân đội Sài Gòn phải đối phó với cuộc tiến công của quân cách mạng, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Sài Gòn và Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam đã phản đối. Năm 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Nhà nước Việt Nam tiếp quản các đảo ở Trường Sa và lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa.

Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14 - 3 - 1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong trận chiến không cân sức năm đó, 64 người con yêu quý của Tổ quốc Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Tóm lại, dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự thật lịch sử là Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng nửa phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và đến năm 1974 dùng vũ lực chiếm luôn phần phía Tây của quần đảo này. Còn ngày 14-3-1988 là ngày Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm một số đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa của chúng ta.

4. Giải pháp cho các vấn đề liên quan Biển Đông

a. Các vấn đề liên quan Biển Đông rất phức tạp, hệ trọng và nhạy cảm đối với nhiều quốc gia liên quan. Các nguồn lợi trong các vùng biển ở Biển Đông rất quan trọng đối với kế sinh nhai và đời sống hàng ngày của hàng trăm triệu con người của 9 quốc gia ven Biển Đông. Các tài nguyên thiên nhiên ở đây là một điều kiện cần thiết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của các nước liên quan. Các nước ven Biển Đông đang đẩy mạnh các hoạt động thực hiện chủ quyền biển, đảo của mình. Đồng thời các hoạt động khác liên quan đến Biển Đông cũng hết sức đa dạng, phong phú (tự do, an toàn hàng hải, chống tội phạm trên biển..) và gắn với lợi ích của nhiều quốc gia khác nhau (cả trong và ngoài khu vực).

b. Từ đó, một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên quan Biển Đông là phải tuân thủ luật chơi chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình như được quy định trong Công ước, quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Đó là nghĩa vụ của quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Đó là nghĩa vụ theo Công ước Luật Biển năm 1982. Đó là nghĩa vụ theo Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước.

Sẽ là rất không công bằng và phi lý khi một quốc gia ven Biển Đông tùy tiện vẽ ra một đường yêu sách mơ hồ, trái với Công ước Luật Biển năm 1982, vi phạm các vùng biển của các quốc gia láng giềng, tạo ra “vùng tranh chấp” trong vùng biển của quốc gia láng giềng , để rồi đòi các quốc gia láng giềng bị nạn “gác tranh chấp, cùng khai thác” trên chính thềm lục địa của họ. Tương tự, việc một quốc gia ven Biển Đông tự ý quy định cấm đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia láng giềng khác cũng là việc làm trái với quy định của Công ước Luật Biển năm 1982. Cách hành xử như vậy, rõ ràng là những sự vi phạm cam kết quốc tế của một nước thành viên Liên hợp quốc theo Hiến chương của tổ chức này.

c. Sự tồn tại các tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như tranh chấp về các vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn là một thực tế khách quan. Việc giải quyết các tranh chấp này, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo, là một công việc khó khăn, phức tạp, nhưng không phải là không thể giải quyết được. Như đã nêu trên, giữa Việt Nam và Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia và Cam-pu-chia có các khu vực chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. Thời gian qua, căn cứ vào Công ước Luật Biển năm 1982 và với tinh thần hữu nghị, láng giềng, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, Việt Nam đã phân định ranh giới các vùng biển với Thái Lan, ranh giới các vùng biển với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xia ở phía Nam Biển Đông. Các nước khác ven Biển Đông cũng đã giải quyết được một số tranh chấp trên biển với nhau bằng nỗ lực chung và trên cơ sở pháp luật quốc tế. Gần đây nhất, tranh chấp về chủ quyền đối với một số đảo nhỏ giữa Ma-lai-xia và Xinh-ga-po, giữa In-đô-nê-xia và Ma-lai-xia cũng đã được giải quyết bằng các phán quyết của Tòa án quốc tế La Hay (ICJ).

Kinh nghiệm đó chỉ ra rằng các tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các tranh chấp về các vùng biển chồng lấn giữa các nước ven Biển Đông sẽ được giải quyết ổn thỏa khi pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, được tôn trọng và khi các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc được áp dụng. Đe dọa vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực đã bị pháp luật quốc tế cấm. Đe dọa vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

d . Các tranh chấp liên quan đến Biển Đông dĩ nhiên là phức tạp. Con đường đi đến giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp mà các bên liên quan đều chấp nhận được sẽ không bằng phẳng và còn dài. Thực tế đó đòi hỏi các bên tranh chấp ở Biển Đông tăng cường nhiều nỗ lực hơn nữa. Trong quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài cho các tranh chấp, các bên cần tuân thủ các cam kết đã được nêu trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, đặc biệt là cam kết không có bất cứ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông. Các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc cũng cần tăng cường các nỗ lực, cùng nhau phấn đấu để xây dựng một văn kiện có tính pháp lý cao hơn, có tính ràng buộc cao hơn là Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Về hình thức văn kiện này có thể có thể dưới dạng một Hiệp ước, hoặc một Hiệp định, hoặc một Thỏa thuận, hoặc cũng có thể là một MOU giữa ASEAN và Trung Quốc được các đại diện có thẩm quyền của ASEAN và Trung Quốc ký, sau đó được các cơ quan có thẩm quyền của ASEAN và Trung Quốc phê duyệt.

Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản (các nguyên tắc just cogent) của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông, cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác chính là chìa khóa cho các vấn đề phức tạp ở Biển Đông hiện nay.


[Vietnamdefence news]


>> 'Cảm biến của J-15 tiên tiến hơn Su-33'



Giới quân sự Trung Quốc cho biết tiêm kích trên hạm J-15 đã sẳn sàng để thử nghiệm trên biển trong thời gian tới.



Một số bức ảnh mới nhất về sự phát triển của tiêm kích trên hạm J-15 vừa được công bố trên các trang mạng quốc phòng của Trung Quốc.

Theo các bức ảnh, hình dáng khí động học của J-15 gần như sao chép 100% từ Su-33 mà cụ thể là nguyên mẫu T-10 từ Ukraine.



Rất khó để nhận ra sự khác biệt giữa J-15 và Su-33 của Nga(ảnh cjdby)


Yun Lan, nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho biết: “Tiêm kích trên hạm hạng nặng J-15 sẽ tăng cường khả năng đối không và tấn công của hạm đội tàu chiến Trung Quốc”.

Ông Lan trao đổi thêm với Thời báo Hoàn cầu rằng: “J-15 có thể thực hiện nhiệm vụ không đối không, đối hải, đối đất, bằng tên lửa hay các loại vũ khí khác, và có bán kính chiến đấu rất xa”.

J-15 sẽ là tiêm kích chủ lực cho tàu sân bay Varyag đang được gấp rút hoàn thiện tải cảng Đại Liên. Theo thông tin được tiết lộ bởi Kanwa, tàu sân bay này sẽ có hệ thống điện tử của Canada.

Theo các bức ảnh được công bố hôm 24/4, ít nhất thêm một mẫu thử nghiệm nữa của J-15 xuất hiện bên ngoài sân của nhà máy số 112 thuộc Tổng công ty máy bay Thẩm Dương.


Mẫu J-15 mới xuất hiện bên ngoài nhà máy 112 thuộc Tổng công ty máy bay Thẩm Dương.


J-15 có một màn hình hiển thị HUD được mở rộng hơn giúp quan sát dưới đất tốt hơn. Ngoài ra, máy bay được trang bị hệ thống điện tử sản xuất trong nước, cấu hình vũ khí tương tự như biến thể J-11B. J-15 cũng có một hệ thống tìm bám mục tiêu bằng hồng ngoại IRST.

Ngoài việc khác vệ hệ thống điện tử, tất cả các cấu hình còn lại đều sao chép từ Su-33 như cánh máy bay có thể gập lại bằng điện, móc đuôi, hệ thống càng hạ cánh, cánh mũi, phanh không khí phía sau buồng lái...

Khi được hỏi về khả năng của J-15 so với Su-33, Yun Lan tuyên bố một cách hùng hồn rằng: “Các cảm biến và hệ thống điện tử trên Su-33 đã lỗi thời, trong khi đó J-15 có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn nhiều”. Tuy nhiên, điều lạ lùng là Trung Quốc vẫn đang cố gắng để đàm phán mua Su-33 từ Nga.

Theo lộ trình, J-15 sẽ bắt đầu thử nghiệm trên tàu sân bay Varyag vào năm 2015, trong khi đó tàu sân bay Varyag hay Thi Lang sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2012.


Dựa vào quan sát trong bức ảnh có thế thấy, ít nhất 4 chiếc J-15 đã được chế tạo.


Như vậy trong khoảng 3 năm đầu tiên, chiếc tàu sân bay Thi Lang sẽ không có máy bay để sử dụng.

Đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác nhất về động cơ sẽ được sử dụng cho J-15. Theo một số thông tin trên các trang mạng Trung Quốc, J-15 sẽ được trang bị động cơ WS-10.

Động cho cho tiêm kích trên hạm đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe và cao hơn nhiều so với tiêm kích cất cánh trên mặt đất. Theo đó, động cơ phải có lực đẩy đủ mạnh để máy bay có thể cất cánh trên đường băng chưa đầy 200 mét và không có sự trợ giúp của máy phóng.

Tương tự như các hệ thống vũ khí khác xuất hiện trên các trang mạng của Trung Quốc. Thực hư của các hệ thống vũ khí này vẫn là một ẩn số lớn, trong khi đó, những nhà sản xuất của Trung Quốc lại không đưa ra bất cứ bình luận gì.

[BDV news]


>> 'Siêu tàu sân bay' mang tên Lenin



Hải quân Liên Xô đã gần chạm tay vào chiếc siêu tàu sân bay ngang ngửa với tàu sân bay lớp Nimizt của Hải quân Mỹ.



Là lực lượng hải quân hàng đầu thế giới về năng lực tác chiến, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chiếc Đô đốc Kuznetsov vẫn là chiếc tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga.

Mơ ước sở hữu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân ngang ngửa với các tàu sân bay của Mỹ vẫn chỉ là mơ ước. Dự án đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đã chết yểu ngay trên xưởng đóng tàu, khi nó chưa kịp hoàn thành và chưa một lần được chạy thử.

Cội nguồn tham vọng
Năm 1988, Hải quân Liên Xô như được cởi tấm lòng khi Hội đồng nhà nước Liên Xô quyết định khởi đóng một tàu sân bay mới chạy bằng năng lượng hạt nhân, tương đương với tàu sân bay lớp Nimizt của Mỹ. Tàu sân mới được khởi đóng tại nhà máy đóng tàu Nikolayev ở Ukraine



Bản vẽ thiết kế của "Siêu tàu sân bay" Ulyanovsk.


Đồ án 1143,7 Ulyanovsk (đặt theo tên lãnh tụ cách mạng vô sản thế giới Lenin - V.I Ulyanovsk) mang theo bao kỳ vọng của Hải quân Liên Xô.

Thực chất là bản sửa đổi lại của Đồ án 1153 Orel trước đó đã bị hủy bỏ do chi phí tốn kém. Đây là một thiết kế lai giữa tàu sân bay lớp Nimizt và lớp Kuznetsov, boong tàu được thiết kế với 4 đường băng cho máy bay cất và hạ cánh.

Trong đó, hai đường băng được thiết kế tương tự như cho các máy bay cất cánh bằng máy phóng hơi nước có trên tàu sân bay lớp Nimizt.

Hai đường băng còn lại làm theo kiểu "nhảy cầu" như trên chiếc Đô đốc Kuznetsov.


Siêu tàu sân bay này có 4 đường băng dành cho 2 kiểu cất cánh.Thông số cơ bản: Dài 324,6 mét, rộng 75,5 mét, mớn nước 11 mét, tải trọng tiêu chuẩn 65.000 tấn, 79.000 tấn đầy tải. Thủy thủ đoàn 2.300 người.


Thiết kế mới này đã khắc phục được sự thiếu sót và hạn chế của tàu sân bay lớp Kuznetsov. Nó có khả năng triển khai hoạt động các máy bay cánh cố định tải trọng lớn như các máy bay vận tải quân sự, hay máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không.

Dự kiến, siêu tàu sân bay Ulyanovsk có khả năng mang theo 70 máy các loại, trong đó có 27 chiếc tiêm kích trên hạm Su-33 hoặc MiG-29, 10 chiếc cường kích Su-25, 4 chiếc máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Yak-44 tương đương với E-2 Hawkeyes của Hải quân Mỹ. Ngoài ra, Ulyanovsk có thể chứa 15-20 chiếc trực thăng chống ngầm Ka-27 với nhà chứa máy bay có tới 3 thang máy, 1 ở bên mạn trái, 2 ở bên mạn phải.

Theo thiết kế, Ulyanovsk được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh, đúng trường phái Liên Xô với:

+ 12 tên lửa chống hạm tầm xa P-700 Granit (NATO định danh là SS-N-19 Shipwreck);

+ 24 ống phóng thẳng đứng cho tên lửa đối không đa kênh Shtil,

+ 8 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan,

+ 8 pháo bắn siêu nhanh AK-630.

Đồ án 1143,7 Ulyanovsk được trang bị 4 lò phản ứng hạt nhân KN-3 công suất 300MW, lò phản ứng này hiện đang được sử dụng trên chiếc tuần dương hạm nguyên tử lớp Kirov.

Hệ thống động lực của tàu gồm: 4 động cơ tuabin hơi nước 4 trục công suất 200.000 mã lực. Tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động chỉ giới hạn bởi nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn.

Giấc mơ dang dở
Năm 1991, Liên bang Xô Viết sụp đổ, theo đó, đồ án 1143,7 Ulyanovsk cũng rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Ngay thời điểm Ukraine tuyên bố độc lập, tàu sân bay Ulyanovsk thuộc quyền sở hữu của Ukraine. Một cuộc tranh cãi kịch liệt đã diễn ra giữa Nga và Ukraine về quyền sở hữu con tàu này. Ngày 4/2/1992, Hội đồng Bộ trưởng Ukraine ra quyết định “khai tử" siêu tàu sân bay này, bất chấp những nỗ lực khẩn cấp của Nga để cứu vãn dự án.


Một trong những bức ảnh hiếm hoi về siêu tàu sân bay Ulyanovsk trước khi bị dỡ bỏ.


Siêu tàu sân bay chưa kịp hoàn thành đã bị tháo dỡ và bán sắt vụn, con tàu đã hoàn toàn biến mất vào năm 1994.

Theo một báo cáo được trích dẫn bởi Tạp chí quân sựJane’s, tại thời điểm bị dỡ bỏ, siêu tàu sân bay đã hoàn thành được 70% khối lượng công việc. Trong khi đó, theo nguồn tin từ Hải quân Nga, con tàu mới hoàn thành được 45%, phía Ukraine tuyên bố con tàu mới hoàn thành 20% khối lượng công việc.

Năm 1994, người ta đã tìm thấy một số lượng lớn thép tấm từ con tàu được bán ra thị trường thế giới.

"Chết" cùng siêu tàu sân bay Ulyanovsk, dự án phát triển máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Yak-44 cũng chịu chung số phận.

Giấc mơ dang dở của Đồ án 1143,7 Ulyanovsk chỉ là một phần trong hệ lụy kéo theo từ sự sụp đổ của Liên Xô, đẩy lực lượng hải quân hùng mạnh thứ 2 thế giới chỉ còn là cái bóng của chính mình. Người Nga sẽ còn phải chờ rất lâu nữa mới có thể chứng kiến một siêu tàu sân bay khác xuất hiện trong biên chế của hải quân mình.


[BDV news]


>> Pháp đánh xe tăng Libya bằng bom… bê tông



Pháp đã bắt đầu sử dụng bom tập nhồi bê tông để tấn công các xe tăng của Libya mà không gây ra các vụ nổ lớn có thể gây thương vong cho thường dân ở gần đó.



Phát ngôn viên quân đội Pháp Thierry Burkhard bác bỏ tin đồn cho rằng, việc các “bom tập” cỡ 300 kg (660 bảng) được đưa vào sử dụng không phải là do thiếu bom đạn thật. Ông cho biết, cuộc tấn công đầu tiên sử dụng bom bê tông đã tiêu diệt một xe thiết giáp hôm 26.4.





“Mục đích của bom này… là sử dụng hiệu ứng va chạm và hạn chế rủi ro gây tổn thất phụ. Đó là cuộc tấn công rất chính xác. Không có hoặc có rất mảnh bị văng ra”, ông Burkhard nói.

Bom bê tông tồn tại đã nhiều chục năm (các bom trong ảnh có từ Thế chiến II) và thường được dùng để huấn luyện. Tuy nhiên, một quả bom bê tông 300 kg thả từ độ cao nhiều ngàn bộ có thể có hiệu quả cao chống mục tiêu mềm, tương đối nhỏ.

Tuy là bom bê tông, song chúng vẫn sử dụng công nghệ dẫn hiện đại như GPS hay laser để dẫn vào mục tiêu.

Đây không phải là lần đầu tiên những vũ khí như vậy được sử dụng trong chiến tranh không quân hiện đại. Mỹ đã sử dụng các bom bê tông dẫn bằng laser chống các mục tieu của Iraq vào cuối thập kỷ 1990 với cùng lý do như người Pháp.


[Vietnamdefence news]


>> Thêm một người con của Gaddafi thiệt mạng vì không kích



Ngày 1/5, Chính phủ Libya xác nhận con trai út của Tổng thống Libya Muammar Gaddafi đã thiệt mạng sau một đợt không kích của NATO.



Phát ngôn viên Chính phủ Libya Moussa Ibrahim cho biết: Ngày 30/4, các máy bay của NATO đã ném bom vào dinh thự nơi ông Gaddafi đang trú ẩn cùng vợ, phá hủy hoàn toàn dinh thự này và để lại một hố bom khổng lồ. Ông Gaddafi may mắn thoát chết, tuy nhiên con trai và 3 cháu nội của ông đã thiệt mạng.

Theo ông Ibrahim, dinh thự của Tổng thống Gaddafi nằm trong một khu vực dân cư ở Tripoli, đồng thời nhấn mạnh Saif al-Arab Gaddafi – người con trai bị giết chết – không liên quan nhiều đến chính trị ở Libya. Saif al-Arab Gaddafi, 29 tuổi, chỉ mới quay về Libya gần đây sau một thời gian học ở Đức.

“Các máy bay của NATO đã tấn công bằng tất cả sức mạnh. Đây là một âm mưu ám sát trực tiếp của NATO nhằm vào lãnh tụ Gaddafi”, ông Ibrahim nói, và khẳng định lãnh tụ Gaddafi và vợ “vẫn mạnh khỏe”.




Saif al-Arab Gaddafi


Ngay sau vụ tấn công, Đài truyền hình Libya chiếu cảnh đám đông tụ tập xung quanh khu vực dinh thự, hô vang khẩu hiệu “thánh chiến” và bày tỏ sự ủng hộ với ông Gaddafi.

Phóng viên BBC Christian Fraser, người được đưa đến hiện trường 2 giờ sau đó, xác nhận vụ ném bom đã đánh trúng dinh thự của ông Gaddafi và có dấu hiệu về một cuộc họp mặt gia đình đã diễn ra tại đây.

Tuy nhiên, theo phóng viên Fraser, “sức mạnh hủy diệt của vụ tấn công” lớn đến nỗi rất khó tưởng tượng được ông Gaddafi và vợ có thể thoát chết mà không bị thương tích gì nghiêm trọng, nếu thật sự ông Gaddafi đã có mặt tại đây.

"Luật rừng"
Chính phủ Libya đã bày tỏ sự phẫn nộ trước một hành động mà theo họ là “bất chấp luật pháp quốc tế” và “một tội ác chiến tranh”.

“Chúng tôi yêu cầu thế giới hãy nhìn vào vụ việc này để thấy rằng có những người đang hành xử theo luật rừng – BBC dẫn lời phát ngôn viên Moussa Ibrahim – Việc ném bom này đang bảo vệ thường dân như thế nào? Saif al-Arab chỉ là một sinh viên, một thường dân… Anh ta đang sống cùng cha mẹ, các cháu trai cháu gái và những người quen khác, anh ta phạm phải tội ác gì cho đến khi bị NATO sát hại”.

Vụ tấn công xảy ra chỉ chưa đầy một ngày sau khi Tổng thống Gaddafi xuất hiện trên Đài truyền hình Libya kêu gọi ngừng bắn và đối thoại. Chính phủ Libya tố cáo NATO đã cố gắng áp sát ông Gaddafi bằng cách không kích vào khu vực có đài truyền hình trong thời gian ông Gaddafi phát biểu.

“NATO không quan tâm đến lời kêu gọi đối thoại của chúng tôi, mà chỉ quan tâm đến việc cướp đi tự do và dầu mỏ, cũng như quyền tự quyết tương lai của chúng tôi”, ông Ibrahim nói.

Các quan chức NATO vẫn chưa bình luận về vụ việc. Một quan chức cấp cao của Chính quyền Obama nói Chính phủ Mỹ “có biết” về vụ tấn công, tuy nhiên không xác nhận về số người thiệt mạng và yêu cầu giới truyền thông đặt câu hỏi với NATO về các vấn đề liên quan.

Trong khi đó Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Chuyển tiếp của phe nổi dậy Abdul Hafiz Ghoga bác bỏ thông tin mà Chính phủ Libya đưa ra, cho rằng “đây chỉ là lời nói dối để tìm kiếm sự thông cảm”.

CNN dẫn lời Brian Riedel, lãnh đạo Viện Brookings và từng làm cố vấn cho 3 đời Tổng thống Mỹ, nhận định nếu vụ giết con trai Gaddafi thật sự xảy ra thì các triển vọng về việc ông Gaddafi sẽ rời quyền lực trong hòa bình lại càng thêm mờ mịt.

Năm 1986, Quân đội Mỹ từng tiến hành không kích vào dinh thự của ông Gaddafi, giết chết con gái nuôi Hanna Gaddafi của ông.


[BDV news]


Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Mỹ kiến nghị tăng cường quan hệ với Việt Nam



Lãnh đạo BQP Mỹ cho rằng cần xây dựng quan hệ đối tác với Việt Nam. Đây là một trọng tâm trong xây dựng mối quan hệ chiến lược tại khu vực châu Á.



Ý kiến trên được bà Michèle Flournoy, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, phụ trách các chính sách khu vực Châu Á, phát biểu trong một sự kiện tổ chức tại Arlington, bang Virginia, ngày 28/4.

Bên cạnh đó, bà còn nhắc tới việc một số thế lực ở châu Á đang cũng cố và kiểm soát khu vực, điều này làm suy yếu hình ảnh về khu vực Đông Á hòa bình và thịnh vượng. Do đó, Mỹ cần tăng cường sự hiện diện lâu lài tại châu Á, xây dựng các liên minh không truyền thống, răn đe và đối phó hiệu quả với các mối đe dọa tiềm năng, củng cố khả năng đối phó với mọi kịch bản có thể xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.

“Chúng tôi đang làm mọi việc có thể để hiện đại hóa mối quan hệ của liên minh để đạt được mối quan hệ đối tác trên toàn cầu theo một cách tự nhiên nhất”, bà Michèle Flournoy nói.



Bà Michèle Flournoy, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ.


“Chúng ta phải đảm bảo rằng các đồng minh và các đối tác trong khu vực thực sự tin tưởng vào sức mạnh quân sự của chúng ta, trong việc đối phó và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm năng” bà bà Michèle Flournoy nhấn mạnh thêm.

Với các hoạt động xây dựng lực lượng và các căn cứ trong khu vực, Lầu Năm Góc đã xây dựng cho mình một lực lượng đủ khả năng ngăn chặn sự xâm lược, bảo vệ các đối tác và lợi ích của Mỹ tại châu Á trong thời gian dài.

Bà Flournoy cho biết, Mỹ đang xúc tiến các hoạt động để tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của các đồng minh trong khu vực. Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng, Lầu Năm Góc cũng đã kêu gọi một chương trình phát triển máy bay ném bom mới vào tài khóa 2012.

Trước đó, Lầu Năm Góc đã tăng cường số máy bay không người lái đến hoạt động tại châu Á, thể hiện sự thay đổi về chiến lược tại khu vực.


[BDV news]


>> Mỹ tăng gấp đôi tốc độ đóng tàu ngầm



Chiếc tàu ngầm thứ 2 được đặt hàng trong năm 2011 đánh dấu việc lần đầu tiên trong suốt 20 năm qua, Hải quân Mỹ đặt hàng nhiều hơn 1 tàu ngầm trong vòng 1 năm.



Theo thông tin ban đầu, chiếc tàu ngầm chưa được đặt tên mang số hiệu SSN-87, thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân Virginia và là chiếc thứ 14 của lớp tàu ngầm này.

Kinh phí đóng tàu là 1,2 tỷ USD, chưa bao gồm các khoản chi trả cho các thiết bị sử dụng lâu dài trên tàu ngầm, nhất là lò phản ứng hạt nhân.

Việc đóng thêm tàu ngầm là ưu tiên hàng đầu của Hải quân Mỹ, trong bối cảnh Washington liên tục đưa ra các chính sách thắt lưng buộc bụng nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách.



Tàu ngầm lớp Virginia của Hải quân Mỹ


Bản ngân sách quốc phòng với kế hoạch đóng tàu ngầm thứ 2 vừa được Quốc hội Mỹ đồng ý hồi đầu tháng 4 và chính thức phê chuẩn ngày 15/4.

Theo quy định hiện hành, giới hạn ngân sách dành cho đóng tàu ngầm của Mỹ là 2 tỷ USD, 2 năm/lần. Với 2 tàu ngầm đặt hàng trong năm 2011 và 2012, lẽ ra Hải quân Mỹ đã chạm giới hạn ngân sách nhưng Quốc hội Mỹ đã cho phép "vượt rào".

Sở dĩ Mỹ tăng được số tàu ngầm đóng trong năm là vì Hải quân Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với công ty Electric Boat để tìm cách cắt giảm chi phí đóng tàu ngầm.

Đại diện công ty Electric Boat tuyên bố: Công ty đã cắt giảm được 20% chi phí so với lần đóng tàu ngầm đầu tiên vào năm 1998.

Virginia là lớp tàu ngầm tấn công đa chức năng thế hệ mới chạy bằng năng lượng hạt nhân, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như: chống ngầm, chống tàu nổi, yểm trợ cho lực lượng đặc biệt, giám sát, trinh sát và tác chiến thủy lôi.

Dự kiến chiếc tàu ngầm số hiệu SSN-87 sẽ được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2016.


[BDV news]


>> Indonesia hạ thủy chiến hạm tên lửa nội địa



Quân đội Indonesia vừa hạ thủy chiến hạm mang tên lửa nội địa KRI Clurit, nhằm tăng cường khả tuần tra bảo vệ trên biển của nước này.



Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro đã trực tiếp ra lệnh hạ thủy chiến hạm chế tạo trong nước, KRI Clurit, tại cảng hàng hóa Ampar Batu, Batam, tỉnh Riau Islands, Indonesia.

Chiến hạm KRI Clurit, dài 40m, là chiến hạm mang tên lửa cao tốc, do PT Palindo Marine thiết kế và chế tạo nhằm trợ giúp đảm bảo an ninh vùng biển khu vực phía Tây của Indonesia, hãng thông tấn Antara News cho hay.



Mô hình chiến hạm KRI Clurit.


“Với chiến hạm KRI-Clurit, Indonesia sẽ bảo vệ vùng biển của mình bằng tàu hải quân được đóng trong nước. Chúng ta sẽ không cần nhận viện trợ tàu hải quân từ nước ngoài nữa”, Bộ trưởng Yusgiantoro phát biểu.

Ngoài ra, Bộ trưởng Yusgiantoro cho biết thêm, tàu ngầm và tàu khu trục nội địa cũng sẽ sớm được bổ sung biên chế cho Hải quân Indonesia.

Theo Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Indonesia (TNI), Đô đốc Agus Suhartono, Hải quân Indonesia đã đặt đơn mua hai tàu tên lửa KCR-40 và có thể được biên chế hoạt động ở vùng biển phía Tây.


[BDV news]


>> Pakistan thử tên lửa có tầm bắn 350km



Ngày 29/4, Quân đội Pakistan đã thử nghiệm thành công tên lửa “có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và thông thường với độ tấn công chính xác cao”.



Loại tên lửa hành trình "Hatf-VIII Ra'ad", có tầm bắn 350 km, được phát triển trong nước, được phát triển để phóng đi từ trên không.

Phía Pakistan tuyên bố: Tên lửa Hatf-VIII Ra'ad cho phép nước này đạt được khả năng đối đầu chiến lược lớn hơn trên bộ và trên biển.



Tên lửa Hatf-VIII Ra'ad. Ảnh: AP


“Công nghệ tên lửa hành trình cực kỳ phức tạp và chỉ được phát triển ở một số ít quốc gia trên thế giới. Ra'ad của Pakistan có khả năng tàng hình, có tầm bay thấp, phù hợp với mọi địa hình và có khả năng cơ động cao, có thể tấn công bằng đầu đạn hạt nhân và thông thường với độ chính xác cao”, Quân đội Pakistan cho biết.

Tổng thống và Thủ tướng Pakistan đã đánh giá rất cao sự kiện phóng thành công tên lửa hành trình Hatf-VIII Ra'ad. Còn Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Pakistan đã chúc mừng các nhà khoa học và kỹ sư về thành tích xuất sắc của họ.

Các nhà phân tích cho rằng, Ra'ad có thể phóng từ tất cả các loại máy bay của Không quân Pakistan. Ra'ad trong tiếng Arab nghĩa là “Tiếng sét”.

Trong biên chế quân đội Pakistan đang có tên lửa H-2 (có tầm bắn 60km), H-3 (có tầm bắn 120 km). Do đó, sự xuất hiện của tên lửa Ra'ad sẽ mở rộng thêm tầm bắn cũng như khả năng tấn công ở bất kỳ thời điểm nào, dù ngày hay đêm.


[BDV news]


>> Tàu sân bay Anh đội giá gấp đôi



Chi phí chế tạo hai hàng không mẫu hạm của Anh đã tăng gần gấp đôi, tính từ thời điểm ký hợp đồng vào tháng 7/2008.



Anh đã quyết định thay đổi thiết kế 2 hàng không mẫu hạm mới để phù hợp với khả năng mang máy bay chiến đấu F-35 Lightning II của hãng Lockheed Martin.

Từ đó đến nay, chi phí chế tạo hai tàu sân bay mới bị “đội lên” đáng kể, từ 1,7 tới 3 tỷ USD.

Đây là một con số được coi là “khiêm tốn” vì Chính phủ Anh đã quyết định sử dụng hệ thống hãm, đẩy phù hợp với biến thể F-35 dành cho hải quân thay vì dùng hệ thống cất-hạ cánh theo phương thẳng đứng đắt tiền.




Hai tàu sân bay mới sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh của hải quân hoàng gia Anh.


Theo người phát ngôn của Bộ quốc phòng Anh, việc trang bị những hệ thống cất/hạ cánh mới cho tàu sân bay sẽ tăng cường khả năng phối hợp cùng các đồng minh NATO và giảm thiểu chi phí vận hành.

Một liên minh bao gồm BAE Systems, Babcock International và Thales chịu trách nhiệm chế tạo hai hàng không mẫu hạm mới cho Hải quân Anh.

Ước tính, Anh sẽ phải chi tới 11,7 tỷ USD cho thương vụ này. Đây là một con số khổng lồ nếu so sánh với dự toán 6,5 tỷ USD vào thời điểm hợp đồng được ký vào tháng 7/2008.

Năm 2010, Anh đã buộc phải điều chỉnh chi phí lên 8,7 tỷ USD.


[BDV news]


Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

>> Vũ khí laser ‘làm mù’ phòng không đối phương



Cơ quan chuyên trách về ứng dụng công nghệ laser năng lượng cao đã công bố yêu cầu phát triển trong thời gian ngắn loại vũ khí mới dùng để chế áp phòng không.



Vũ khí mới này “bằng các laser liên tục hay laser xung bảo đảm ngắt các sensor của đối phương”.

Vũ khí laser mới sẽ lắp trên phương tiện bay và không nhất thiết phải tiêu diệt,  các sensor của đối phương mà đơn giản chỉ cần ngắt là đủ.

Các chi tiết của chương trình được bảo mật, song xem ra, quân đội Mỹ muốn có một loại laser mới có khả năng ngắt các phương tiện phát hiện máy bay - các sensor quang-điện tử và radar - của các hệ thống phòng không.

Kinh nghiệm các cuộc xung đột trong những thập niên gần đây cho thấy, quân đội Mỹ đã thành công lớn trong việc vô hiệu hóa các đài radar của đối phương. Sau khi phát hiện, các sensor phòng không bị tiêu diệt nhanh chóng bằng bom, tên lửa chống radar và tên lửa hành trình, nhưng chiến thuật này cũng có những điểm yếu. Trước hết đó là vấn đề chi phí. Chẳng hạn, trong cuộc chiến tranh chống Nam Tư năm 1999, không quân Mỹ đã tốn nhiều triệu USD cho việc oanh kích các mồi bẫy-mục tiêu giả.

Tia laser là phương án thay thế rẻ tiền cho các tên lửa chống radar và tên lửa hành trình đắt tiền.




Pháo laser chế thử YAL-1 đánh chặn tên lửa đường đạn có thể chế áp hiệu quả các khí tài quan sát, phát hiện của phòng không


Theo yêu cầu của Không quân Mỹ, công nghệ laser mới phải sẵn sàng cho tác chiến trên chiến trường trong vòng 5 năm tới. Chắc chắn, Mỹ sẽ sử dụng các kết quả nghiên cứu của Cục Nghiên cứu hải quân Mỹ - đó là các vũ khí laser thể rắn và laser hóa học đang được thử nghiệm hay laser điện tử tự do tiên tiến.

Theo yêu cầu chiến thuật đối với vũ khí mới thì nó phải có bán kính hoạt động rất lớn, tới hàng chục kilômet để máy bay mang không cần phải tiến vào tầm bắn của hỏa lực phòng không. Theo yêu cầu của Không quân Mỹ, tia laser phải phát đi một năng lượng 1 kJ/cm2 khi bắn ở cự ly 10 km.

Đây là công suất rất cao không chỉ đối với vũ khí năng lượng. Chẳng hạn, viên đạn AK 7,62 mm tại mặt cắt đầu nòng có năng lượng gần 2 kJ.

Hiện nay, quân đội Mỹ chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả tác động của các laser công suất lớn đối với các hệ thống phòng không, do đó, phần thứ hai của yêu cầu có bao gồm việc phát triển các hệ thống xách tay, các khái niệm và công nghệ cho phép đánh giá các hư hỏng do laser gây ra và xác định xem sensor của đối phương còn khả năng hoạt động hay không.

Hiện chưa có thông tin gì về phương tiện mang của vũ khí laser mới, tất cả phụ thuộc vào kích thước của thiết bị laser. Có khả năng quân đội Mỹ sẽ tìm cách ứng dụng mẫu chế thử máy bay mang vũ khí laser chống tên lửa đường đạn YAL-1 trang bị laser hóa học công suất cỡ MW mà Mỹ đã chi hàng tỷ USD để phát triển.


[VietnamDefence news]


>> Khám phá 'mắt thần' McNamara ở Việt Nam



Dốc Miếu - Cồn Tiên được mệnh danh là “con mắt thần” và “bất khả xâm phạm” của hàng rào điện tử McNamara, với thách thức: một con chuột cũng không chui lọt!

Dốc Miếu, Cồn Tiên đều thuộc địa phận Gio Linh (Quảng Trị). Năm 1947, Dốc Miếu là nơi Pháp đóng chốt quân sự để án ngữ quốc lộ 1A và được gọi là Ba Dốc.

Bất khả xâm phạm
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời đó đã tự tin khẳng định rằng, căn cứ Dốc Miếu - Cồn Tiên là khu vực bất khả xâm phạm, nên dù là con chuột bé tí cũng không thể chui lọt qua hàng rào điện tử McNamara.

Minh chứng cho điều này, sau năm 1954, đặc biệt từ khi đế quốc Mỹ đổ quân vào miền Nam, địch đã đầu tư 800 triệu USD xây dựng, biến Dốc Miếu thành một căn cứ quân sự quan trọng về pháo binh để đánh vào các mục tiêu của miền Bắc Việt Nam.



Di tích Dốc Miếu. Ảnh tư liệu


Nhằm tạo thế cho tứ giác chiến lược Dốc Miếu - Quán Ngang - Cồn Tiên - Bái Sơn, căn cứ Dốc Miếu - Cồn Tiên được địch xây dựng khá công phu, với những hệ thống lô cốt bê tông, cốt thép vừa di động vừa cố định. Từ trung tâm đến tận mép vĩ tuyến 17 là hàng rào thép gai, chằng chịt hệ thống đường hầm, giao thông hào dày đặc. Lực lượng chốt giữ tại chỗ chủ yếu là các đơn vị quân Mỹ thuộc sư đoàn American, sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ và các lữ đoàn của sư đoàn kị binh bay số 1. Chưa kể, xung quanh căn cứ, còn lắp đặt hệ thống máy móc báo động chống xâm nhập.

Thiết kế chuẩn của lớp ngăn chặn của hàng rào điện tử McNamara ở căn cứ Dốc Miếu - Cồn Tiên có độ sâu 600 mét, đặc biệt có chỗ lên đến 1.000 mét. Cứ sau mỗi lần hàng rào bị pháo ta phá hủy thì ngày hôm sau lính Mỹ làm lại. Một số tài liệu nói có 12 lớp hàng rào mỗi lớp cao 3 mét. Có lẽ gần đúng như vậy nhưng không phải hoàn toàn đúng. Thường chỉ có hàng rào bùng nhùng “ba” thì cao khoảng 2 mét, hàng rào bùng nhùng “năm” cao gần ba mét. Các hàng rào khác như hàng rào mái nhà, hàng rào cũi lợn, hàng rào đơn cũng thấp như bình thường. Có thể các lớp hàng rào được bổ xung liên tục sau thiết kế ban đầu...

Ngoài ra, theo một tài liệu, căn cứ pháo binh Cồn Tiên của lính thủy đánh bộ Mỹ đồ sộ hơn nhiều Dốc Miếu. Ở đây, luôn thường trực khoảng 500 lính thủy đánh bộ Mỹ, với rất nhiều lô cốt, hầm chỉ huy được dựng kiên cố. Nóc hầm và lô cốt đều lót đà sắt và ghi sân bay, bên trên chất bao cát dày đặc, ít nhất cũng khoảng một mét, có chỗ đến hai mét. Nhìn cái lô cốt thấy ngán ngẩm vì muốn đánh sập chắc phải cần đến bom. Ước tính, pháo từ bờ bắc hàng ngày giã vào Cồn Tiên, có ngày lên đến 3.000 quả, còn phía Mỹ đáp trả bờ bắc có ngày lên đên 20.000 quả.

Dần bị vô hiệu hóa
Tuy là một căn cứ hiện đại nhưng hàng rào điện tử này đã bị dần dần vô hiệu hóa bởi những hoạt động của ta. Liền trong hai trận ngày 27/7/1966 và 20/3/1967, quân ta tập kích 1.000 quả đạn pháo 100 ly, 1,5 ly, 1.500 quả đạn kachiusa, 400 quả cối vào căn cứ Dốc miếu, diệt 1.370 lĩnh Mỹ, phá hủy 3 kho xăng, 4 kho đạn, 11 khẩu pháo, 40 xe, 5 máy bay lên thẳng… tiếp đó, hàng rào điện tử liên tục bị đánh tơi tả.

Đến năm 1972, chiến dịch tấn công nổi dậy mạnh mẽ trên chiến trường Quảng Trị - Dốc Miếu - Cồn Tiên, du kích Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn đã vây chặt và bắn hàng trăm quả đạn DKB, A2 và bom phóng vào căn cứ trong suốt 3 ngày, buộc địch phải tháo chạy vào đêm 31/3/1972, kéo theo sự tan rã của căn cứ Quán Ngang.


Cựu chiến binh Hải Phong thăm di tích Cồn Tiên. Ảnh tư liệu


Suốt 5 năm, từ 1967 đến 1972, du kích Gio Linh và bộ đội bắc Quảng Trị bám sát "con mắt thần" của hàng rào điện tử từng ngày. Khi bao vây lỏng, khi khép chặt vòng quay, khi đánh lẫn giữ hành lang, thả cốt vào lon bò sữa, treo trên hàng rào, quấy rối không cho địch ngủ yên, tẩm xăng vào chuột, đốt cháy thành ngọn lửa, thả vào hàng rào địch gây những đám cháy làm rối loạn đối phương. Ngoài ra, lực lượng súng bắn tỉa phục kích, bất cứ lúc nào cũng có thể nhả đạn, biến cuộc sống trên hàng rào điện tử trở nên không bình thường... Cuối cùng, quân địch đã tháo chạy, bỏ lại hàng rào “bất khả xâm phạm” vào lãng quên.

Di tích kêu cứu
Dốc Miếu - Cồn Tiên đã được xếp hạng di tích cách mạng. Giờ đây, dọc hai bên đường quốc lộ san sát nhà cửa, những dải rừng cao su, những vạt đồi bạch đàn, những vườn hồ tiêu bạt ngàn ngút tầm mắt. Địa phương và nhiều công ty du lịch đã khai thác triệt để nơi đây để phục vụ mục tiêu kinh tế. Du khách trong nước và nước ngoài rất thích ghé căn cứ chiến trường xưa này trong chuyến hành trình về thăm các di tích lịch sử của vùng đất Quảng Trị. Hơn nữa, nó còn là điểm đến của sinh viên quốc tế để chụp ảnh, làm tư liệu cho những đề tài nghiên cứu khoa học về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.

Tuy nhiên, một điều đáng buồn hiện nay là hiện trạng và cấu trúc của hệ thống lô cốt ở Cồn Tiên đang bị biến dạng do người dân địa phương vô thức, đem bộc phá nổ lấy cốt thép. Nghiêm trọng hơn, vì không được quản lý và bảo vệ, nhiều lô cốt bị trẻ chăn trâu khắc, vẽ bậy, đốt lửa làm lem nhuốc; rồi kết hợp yếu tố thời gian, thời tiết làm cho di tích lịch sử xuống cấp nhanh chóng.

Vậy, phải làm gì để "cứu" di tích Cồn Tiên? Xin dành câu trả lời cho các cơ quan ban ngành liên quan, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là ý thức của mỗi người dân.


[VietnamDefence news]


>> Xuất hiện tăng Armada thay thế T-95



Năm 2015, Nga sẽ nhận vào trang bị tăng chủ lực mới có tên quy ước Armada, Trung tướng Yuri Kovalenko cho biết.

Trung tướng Yuri Kovalenko là cựu Phó chủ nhiệm thứ nhất Tổng cục Ô tô-tăng thiết giáp, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Theo đó, Armada sẽ là phương tiện chiến đấu chủ lực của Lục quân Nga, trong tương lai gần.




T-90, xe tăng chủ lực trong Lục quân Nga thời điểm hiện tại.


“Từ năm 2015, trong Quân đội Nga sẽ xuất hiện tăng chủ lực mới, với các tính năng kỹ - chiến thuật hoàn toàn mới, máy nạp đạn tự động mới, các loại đạn mới, kíp xe ngồi tách biệt, đạn được đưa ra ngoài”, Trung tướng Kovalenko nói tại hội nghị bàn tròn về tăng chủ lực Т-90.

Ngoài ra, trong máy nạp đạn tự động của Armada sẽ chứa 32 quả đạn pháo có chức năng khác nhau, xe tăng mới sẽ có thể bắn trong khi khành tiến.

Ngoài ra, Armada sẽ ứng dụng các kết quả nghiên cứu của các dự án khác, trong đó có dự án Đại bàng đen, loại tăng từng dự kiến được lắp máy nạp đạn tự động chứa 32 quả đạn ở phía sau tháp.


Thiết kế của "Đại bàng đen".


Tháng 10/2010, tờ Sao đỏ của quân đội Nga đưa tin: Nga đang phát triển “bệ mang hạng nặng chuẩn hóa” có tên Armata (dự án họ xe thiết giáp mới cho Lục quân Nga có tên như vậy) để thay thế dự án phức tạp về kỹ thuật và bất lợi về kinh tế là Objekt 195 (được dự kiến chế tạo ra T-95). Phỏng đoán Armata sẽ đơn giản và rẻ tiền hơn Т-95, nhưng lại kế thừa được nhiều công nghệ của T-95.

Objekt 195 được phát triển để thay thế tăng chủ lực Т-90 của Nga. Theo thiết kế, T-95 có kíp xe được bố trí trong khoang biệt lập, các hệ thống quan sát và điều khiển hỏa lực mới, hệ thống thông tin - chỉ huy, hệ thống phòng vệ tích cực và các động cơ mới.

Bộ Quốc phòng Nga đã ngừng tài trợ cho dự án phát triển Т-95 vào năm 2010 với lý do xe tăng này quá phức tạp và đắt tiền.

Đầu tháng 4/2011, hãng Uralvagonzavod vào tháng 9/2011 sẽ trưng bày biến thể mới của tăng T-90A Vladimir là T-90AM tại triển lãm vũ khí ở Nizhny Tagil.

T-90AM được trang bị máy nạp đạn tự động, các khí tài quan sát, hệ thống bảo vệ và pháo mới. T-90AM sẽ dần thay thế các xe T-90 các đời trước.


[BDV news]


>> SuperJet 100: Kỷ nguyên mới của hàng không Nga



Các máy bay vận tải hành khách của Nga luôn được biết đến là kém tiện nghi và có các chỉ số về an toàn bay tương đối thấp.

Là quốc gia có nền công nghiệp hàng không hàng đầu thế giới trong những năm chiến tranh lạnh, máy bay của Liên Xô (Nga ngày nay) chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong số các phương tiện vận tải hàng không dân dụng thế giới.

Tuy nhiên, các máy bay vận tải hành khách của Nga nhanh chóng tụt hậu. Đặc biệt, sau khi Liên Xô sụp đổ, sự khủng hoảng kinh tế nhanh chóng kéo theo sự xuống cấp của nền công nghiệp hàng không Nga.




SuperJet 100 là niềm hy vọng để lấy lại hình ảnh các máy bay vận tải hành khách của Nga.


Dù các máy bay của Nga thường có các đặc tính bay ưu việt, khả năng hoạt động tốt trên những đường băng không tiêu chuẩn nhưng vẫn thường xuyên bị đánh giá là kém tiện nghi và đặc biệt là có các chỉ số về an toàn bay tương đối thấp theo tiêu chuẩn hiện đại. Tu-134, Tu-154 được liệt vào danh sách những máy bay có tỷ lệ tại nạn hàng không hàng đầu thế giới.

Do đó, máy bay vận tải hành khách Nga nhanh chóng rớt hạng và không thể cạnh tranh được với Airbus và Boeing trên thị trường xuất khẩu.

Danh sách các hãng hàng không dân dụng sử dụng các máy bay của Nga ngày một giảm dần, thậm chí chính phủ Ba Lan còn ra sắc lệnh cấm sử dụng Tu-154 trong các chuyến bay của quan chức chính phủ.

Tìm lại ánh hào quang
Không thể để mất đi hình ảnh của một quốc gia có nền công nghiệp hàng không hàng đầu thế giới. Tập đoàn sản xuất máy bay lớn nhất của Nga Sukhoi đã quyết định đầu tư sản xuất một loại máy bay vận tải hành khách mới mang tên SuperJet 100.

Để khắc phục sự kém tiện nghi và hiện đại của các thế hệ máy bay trước, Tập đoàn Sukhoi đã mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển SuperJet 100.


SuperJet 100 sẽ mở ra kỹ nguyên mới cho hàng không dân dụng của Nga.


Cải thiện độ tiện nghi, tăng cường và nâng cao các chỉ số về an toàn bay là mục tiêu mà SuperJet 100 đang hướng tới. Đây là loại máy bay vận tải hành khách đầu tiên của Nga được thiết kế để đạt tất cả các tiêu chuẩn của hàng không dân dụng phương Tây. Sukhoi đặt mục tiêu thiết kế SuperJet 100 thành loại máy bay vừa hiện đại vừa có chi phí phải chăng.

Thiết kế khí động học của máy bay đạt được khả năng tăng tốc tối ưu với mức tiêu hao nhiên liệu. Động cơ PowerJet SaM146 được thiết kế theo công nghệ hiện đại, hoạt động êm và tiết kiệm nhiên liệu. Động cơ này được sản xuất bởi liên doanh giữa Snecma của Pháp và NPO Saturn của Nga.

Động cơ SaM146 đã được được giấy chứng nhận của ICAO (Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế) về tiếng ồn khi hoạt động và tiêu chuẩn khí thải an toàn cho môi trường.

Buồng lái được thiết kế khá rộng, tạo sự thoải mái, giảm bớt áp lực cho phi công trong các chuyến bay.


Buồng lái SuperJet 100 được trang bị các hệ thống điện tử rất hiện đại (ảnh Ria Novosti).


SuperJet 100 được trang bị hệ thống điện tử rất hiện đại, thiết kế theo dạng mô đun mở, có mức độ tự động hóa cao. Điều này cho phép phi hành đoàn kiểm soát chuyến bay một cách đầy đủ nhất. Đồng thời cũng giảm thời gian và chi phí cho công tác bảo trì hệ thống.

SuperJet 100 được trang bị hệ thống Fly-by-wire hoàn toàn mới, tăng cường khả năng kiểm soát chuyến bay trong mọi tình huống.

Để tăng sự tiện nghi, khoang hành khách được thiết kế rộng rãi hơn, nội thất được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện đại.


Nội thất của SuperJet 100 đạt được tất cả các tiêu chuẩn của phương Tây.


Lối đi giữa hai hàng ghế được mở rộng đến 51cm, ghế ngồi rộng 46,5cm, tạo sự thoải mái cho hành khách, khoang hành lý phía trên cũng được mở rộng hơn. Toàn bộ nội thất, hệ thống oxy của máy bay được cung cấp bởi B/E AEROSPACE của Mỹ.

SuperJet 100 là loại máy bay vận tải hành khách tầm khu vực,với sức chứa 98 hành khách hạng phổ thông, 86 hành khách kết hợp hạng thương gia và hạng phổ thông.

Ngày 21/4/2011, SuperJet 100 đã có chuyến bay thương mại đầu tiên, chuyến bay mang số hiệu SN 95007 của hãng hàng không Armavia mang theo 90 hành khách từ sân bay quốc tế Sheremetyevo, Moscow đến sân bay quốc tế Zvartnots, Armenia.

Chuyến bay này đã mở ra một kỹ nguyên mới cho máy bay vận tải hành khách của Nga. Rất nhiều hãng hàng không trên thế giới đã chào đón nồng nhiệt sự xuất hiện của SuperJet 100, hiện tại, đơn hàng của SuperJet 100 đã đạt đến con số 189 chiếc.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Brazil không đưa ra quyết định cuối cùng về hãng thắng thầu chỉ vì nguyên nhân duy nhất là Bộ Quốc phòng Brazil không có tiền.

Đối với các công ty dự thầu thì cuộc thầu này là một việc cực kỳ tốn kém nên chỉ đáng dự thầu nếu Bộ Quốc phòng Brazik ít nhất trong tuơng lai trung hạn sẽ có tiền thực hiện chương trình, nếu không việc dự thầu có thể tốn kém hơn nữa.


[VietnamDefence news]


>> 4 'sát thủ ngầm' trên biển Đông Nam Á



Thế kỷ 21 mang danh thế kỷ của không quân và hải quân. Tất cả các nước trên thế giới đều coi sự phát triển hai lực lượng này là cốt lõi cho tác chiến hiện đại.

Các nước ở khu vực Đông Nam Á cũng không phải ngoại lệ. Thời gian qua, quân đội nhiều nước trong khu vực đã đầu tư lớn cho hải quân. Ngoài việc chú trọng đầu tư phát triển cho đội tàu chiến mặt nước, nhiều “sát thủ ngầm” cũng xuất hiện trong biên chế hải quân các nước trong khu vực.

Dưới đây là một số "sát thủ" đang và sẽ có mặt trong biên chế hải quân các nước Đông Nam Á.

Tàu ngầm lớp Kilo Project 636
Được Hải quân Mỹ đặt cho biệt danh là “Black Hole” Hố đen, tàu ngầm Kilo nổi tiếng là một trong những tàu ngầm điện - diesel chạy êm nhất thế giới hiện nay.

Vỏ tàu được bọc một lớp ngói Anechoic có khả năng dội lại và làm méo tín hiệu của các sonar âm thanh chuyên sử dụng để dò tìm tàu ngầm. Do đó, làm giảm tối đa khoảng cách bị phát hiện, ngay cả với các sonar âm thanh thụ động.




Sát thủ Kilo, thông số cơ bản: Dài 74m, đường kính 9,9m tải trọng 2.300 tấn khi nỗi, 3.000 tấn khi lặn.


Thân tàu được thiết kế với 6 khoang kín nước riêng biệt, thiết kế này làm tăng khả năng nỗi ngay trong trường hợp bị trúng đạn.

Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm ở đầu mũi tàu với cơ số 18 quả, phiên bản nâng cấp được trang bị thêm tổ hợp tên lửa chống hạm Club-S tầm bắn 220km. Ngoài ra tàu còn được trang bị tên lửa đối không SA-N-8 hoặc SA-N-10.

Tàu có khả năng hoạt động 45 ngày liền trên biển, độ sâu lặn tối đa là 300 mét, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ khi lặn và 12 hải lý/giờ khi nổi, tầm hoạt động 6000 dặm.

Tàu ngầm lớp Scorpene
Được sản xuất bởi Tập đoàn DCNS của Pháp, tàu được trang bị động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập AIP, giúp tàu có khả năng hoạt động êm hơn và tầm hoạt động xa hơn.

Đây cũng là một trong những tàu ngầm hoạt động êm nhất hiện nay, tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm với cơ số 18 quả ngư lôi hoặc tên lửa chống hạm SM-39 Exocet.

Điểm mạnh của tàu là hệ thống dữ liệu chiến đấu SUBTICS, giúp tàu đối phó hiệu quả với các mối đe dọa khác nhau. Tất cả các hoạt động xử lý được thực hiện từ phòng điều khiển.


Tàu ngầm Scorpene, thông số cơ bản: Dài 70 mét, đường kính 6,2 mét, tải trọng 1565 tấn khi nỗi, 2000 tấn khi lặn.


Con tàu này có một mức độ cao về tự động hóa và giám sát, với chế độ điều khiển tự động, hệ thống động cơ và các hệ thống khác được giám sát tập trung và liên tục nhằm phát hiện sớm tất cả các mối nguy hiểm tiềm năng (rò rỉ, hoả hoạn, sự hiện diện của các chất khí) và tình trạng của các hệ thống có ảnh hưởng đến an toàn trong khi ngập nước.

Tàu có khả năng hoạt động liên tục 50 ngày trên biển, độ sâu lặn tối đa là 300 mét, tốc độ tối đa khi lặn là 20 hải lý/ giờ, tốc độ tối đa khi nổi là 12 hải lý/ giờ, tầm hoạt động 6500 dặm.

Tàu ngầm lớp Type-206A
Còn được gọi là tàu ngầm lớp U theo cách gọi của Đức, đây là loại tàu ngầm rất nỗi tiếng trong giai đoạn chiến tranh lạnh, thuộc loại tàu ngầm tấn công khá nhỏ và nhanh nhẹn.

Được thiết kế với độ ồn khi hoạt động khá thấp, rất khó phát hiện tàu. Loại tàu ngầm này hoạt động rất tốt trong các vùng biển nông.


Mặc dù hơi "mi nhon"song đây cũng là một sát thủ đáng sợ, thông số cơ bản:Dài 48,6 mét, đường kính 4,6 mét, tải trọng khi nỗi 450 tấn, tải trọng khi lặn 500 tấn.


Điểm mạnh của tàu là nhờ vào tải trọng thấp (khoảng 500 tấn), có thể tiến hành các hoạt động tấn công lén lút và bỏ trốn trước khi bị phát hiện.

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh của các phương tiện sonar âm thanh thụ động mới. Type-206A mất dần lợi thế của mình, hiện tại Hải quân Đức đã ngưng sử dụng tất cả các tàu ngầm Type-206A thay vào đó là loại Type-212 hiện đại hơn.

Tàu được trang bị tới 8 ống phóng ngư lôi 533mm, với cơ số 8 quả lắp sẳn trong ống phóng, không có dự trữ.

Type-206A có khả năng lặn sâu tối đa là 200 mét, tốc độ tối đa khi lặn là 17 hải lý/giờ, tốc độ tối đa khi nổi là 10 hải lý/giờ.

Hiện tại một biến thể hiện đại hóa của Type-206A đang được giới thiệu để bán cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Theo thông tin được tiết lộ bởi Bangkok Post, chính phủ Thái Lan đã lên kế hoạch mua 6 tàu ngầm loại này.

Tàu ngầm lớp Archer
Đây cũng là một loại tàu ngầm được trang bị động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập AIP được sản xuất bởi Thụy Điển, thân tàu được thiết kế với hai khoang kín nước làm tăng khả năng nổi khi một trong 2 khoang bị trúng đạn.


Tàu ngầm lớp Archer, thông số cơ bản: Dài 60,5 mét, đường kính 6,1 mét, tải trọng khi nỗi là 1400 tấn, tải trọng khi lăn 1700 tấn.


Thân tàu được gắn 28.000 miếng mặt nạ âm thanh giúp làm giảm tối đa tiếng ồn và bóp méo tín hiệu của các loại sonar âm thanh.

Tàu được trang bị hệ thống sonar tiên tiến, giúp phát hiện sớm sự di chuyển của đối phương.

Trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm, tốc độ tối đa của tàu khi lặn là 15 hải lý/giờ, tốc độ tối đa khi nỗi là 9 hải lý/giờ.




[BDV news]


>> Tuần dương hạm Pháp cập cảng Hải Phòng



Chiến hạm Le Vendémiaire hôm qua tới Hải Phòng, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày từ 25 đến 30/4. Khi nhổ neo tàu sẽ mang theo một thuỷ thủ Việt Nam tham gia thực tập trên chiến hạm này.



Đây là lần thứ ba tàu Le Vendémiaire đến thăm Việt Nam và lần thứ hai tới Hải Phòng kể từ lần đầu tiên năm 2001. Năm 2005 tàu này từng ghé thăm cảng miền trung Đà Nẵng. Ngoài ra các chiến hạm Pháp cũng liên tiếp có những chuyến thăm Việt Nam trong 3 năm gần đây.





Tuần dương hạm Le Vendémiaire tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Đình Nguyễn


Thuyền trưởng Le Vendémiaire là Stanislas de Chargeres cho biết, khi tàu nhổ neo rời Hải Phòng sẽ có một thủy thủ của Việt Nam đi theo tham gia chương trình thực tập trên hải trình từ Hải Phòng tới Sihanoukville (Campuchia). Theo ông, cùng với các chuyến thăm của tàu chiến Pháp, việc một thuỷ thủ Việt Nam thực tập trên tàu Le Vendémiare cho thấy những tiến triển lớn trong quan hệ hợp tác giữa hải quân hai nước.

Trong 5 ngày thăm Hải Phòng, chỉ huy và thuỷ thủ tàu Le Vendémiaire đến chào xã giao lãnh đạo thành phố Hải Phòng, Bộ tư lệnh Hải quân, Bộ tư lệnh quân khu III. Thuỷ thủ trên tuần dương hạm cũng thi đấu giao hữu bóng chuyền với thủy thủ quân đội nhân dân Việt Nam. Đại diện quân đội Việt Nam và sinh viên Đại học Hàng hải Hải Phòng cũng sẽ lên thăm tàu Pháp.


Tháp pháo 100 mm tại phần mũi tuần dương hạm Le Vendémiaire.



Trung tá Stanislas de Chargeres, thuyền trưởng tàu Le Vendémiaire.



Nội thất ấm cúng trong phòng khách trên tàu.



Trực thăng trên bãi đáp phía sau tuần dương hạm.



Hệ thống radar dẫn đường và xác định mục tiêu.



Một nữ thuỷ thủ đứng gác bên chiếc trực thăng trên tàu.



Tuần dương hạm Le Vendémiaire neo lại Hải Phòng trong 5 ngày.


Tuần dương hạm Le Vendémiaire nằm trong lô gồm 5 chiếc tương tự của hải quân Pháp được đóng năm 1993, có chức năng đảm bảo chủ quyền của nước này trên các vùng biển khác nhau. Tàu có chiều dài 93 mét, rộng 14 mét và độ mớn nước là 4,5 mét, với thủy thủ đoàn gồm 93 người.

Trên tàu trang bị một máy bay trực thăng, một tháp pháo 100 mm, hai tên lửa hạm đối hạm, hai súng máy F2 20 mm và 4 súng máy 12,7 mm. Le Vendémiaire đóng căn cứ tại New Caledonia (Tân Đảo), cho thấy Pháp là nước châu Âu duy nhất có vùng lãnh thổ và lực lượng hải quân thường trực tại vùng Thái Bình Dương.


[Vnexpress news]


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> Nga bắt đầu thụt lùi trên thị trường tăng-thiết giáp ?



Vị trí của Nga trên thị trường tăng-giáp hạng nặng thế giới xem ra khá mâu thuẫn, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makienko nhận định.

Rõ ràng, Nga đã bắt đầu chầm chậm mất vị trí vì không thể chào bán các sản phẩm hiện đại và có sức cạnh tranh.

Tính mâu thuẫn nằm ở chỗ, một mặt trong giai đoạn 2000-2009, Nga thực tế là nhà cung cấp tăng-giáp lớn nhất ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, sự gia tăng doanh số bán tăng chủ lực Т-90S chủ yếu là nhờ Ấn Độ và Algeria, trong khi ngoài các nước này, xe tăng T-90S của Nga không có sự đột phá lớn. Hơn nữa, xe tăng VT1A của Trung Quốc bắt đầu có tiếng.

Theo ông Makienko, “sự trì trệ về trình độ kỹ thuật của Т-90” đồng thời với giá tăng của T-90 dẫn tới việc VT1A đã vượt qua được Т-90S trong cuộc thầu cung cấp tăng chủ lực cho Maroc.

Ngoài ra, Trung Quốc bắt đầu ráo riết hơn trong việc chào bán các xe tăng rẻ tiền hơn là Type 96 và trong tương lai có thể đưa ra thị trường tăng Type 99. Như vậy, Trung Quốc thực tế sẽ có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở các phân khúc giá và tính năng kỹ thuật khác nhau.

Một tín hiệu đáng báo động nữa, theo ông Makienko là việc Т-90S thất bại trong cuộc thầu mua xe tăng của Malaysia. Trong cuộc thầu này, T-90 đã thua PT-91M của Ba Lan, loại tăng được chế tạo dựa trên Т-72 của Liên Xô. Nguyên nhân khiến Nga dần mất vị thế trên thị trường thế giới là “chủng loại sản phẩm chào bán của Nga quá nghèo nàn”, sự lạc hậu của vũ khí trang bị và “phản ứng kém linh hoạt đối với nhu cầu của thị trường”. Để khôi phục vị thế của Nga, cần phải tạo đột phá về chất lượng.

Chẳng hạn, có thể cải thiện đôi chút tình hình bằng cách nâng cấp các tăng hiện có cho đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại, ví dụ như Т-90АМ. Ông Makienko cho biết, Т-90АМ (Objekt 188М) là biến thể nâng cấp mới của Т-90 do Viện thiết kế chế tạo máy vận tải Ural (UKBTM) phát triển, được trang bị tháp xe mới, máy nạp đạn tự động với một phần cơ số đạn được bố trí ở đuôi xe, các khí tài quan sát, phương tiện bảo vệ và có khả năng lắp pháo mới 125 mm 2А82. Ở cấu hình này, xe có tính năng tương đương những mẫu tăng thế hệ 3 hiện đại nhất của phương Tây. Năm 2009-2010, đã chế tạo một số mẫu thử nghiệm Т-90АМ, song lập trường của Bộ Quốc phòng Nga đối với xe tăng này vẫn không rõ ràng nên chưa biết xe tăng này có được phát triển tiếp hay không.



Т-90S của Lục quân Ấn Độ(armyrecognition.com)


Trong một thời gian dài, loại tăng Objekt 195 ( (Т-95) có cấu tạo hoàn toàn mới cũng gieo hy vọng lớn. Loại tăng chủ lực này có kíp xe được bố trí trong khoang cách ly, pháo được đưa ra ngoài (các pháo 152 mm và 30 mm), các hệ thống quan sát và điều khiển hỏa lực tối tân, hệ thống thông tin-chỉ huy, hệ thống phòng vệ tích cực và động cơ mới tiên tiến. Các mẫu chế thử T-95 đã được thử nghiệm năm 2010. Nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã dừng cấp kinh phí cho dự án T-95 vào năm 2010 với lý do là giá thành xe tăng quá đắt và quá phức tạp về kỹ thuật.

Rõ ràng là vị trí cao của Nga trên thị trường tăng-giáp hạng năng trong vài năm tới vẫn được duy trì, song khi các mẫu trang bị mới được phát triển, doanh số bán tăng Nga có thể sút giảm.

Để duy trì vị thế dẫn đầu của Nga, ông Makienko cho rằng, “phải có bước nhảy vọt về chất trong chế tạo binh khí kỹ thuật tăng-giáp thế hệ mới”.

Tháng 9.2010, được biết, từ năm 2006-2009, Nga đã xuất khẩu 482 xe tăng, tổng trị giá 1,57 tỷ USD. Xét về khối lượng xuất khẩu, Nga đứng thứ nhất, vượt qua Đức (292 xe tăng) và Mỹ (209 xe tăng).

Theo dự báo của Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới, năm 2010-2013, khối lượng xe tăng bán ra thị trường thế giới sẽ là 859 chiếc. Đánh giá này dựa trên các hợp đồng đã ký, cũng như ý định mua sắm của một số nước.


[VietnamDefence news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang