Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

>> Quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Châu Á


Mỹ nên chấp nhận thực tế hiển hiện về sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc và cần xây dựng những đồng minh châu Á mới nếu muốn cân bằng và thị uy sức mạnh.

Đó là lời khuyên đến từ ông Zbigniew Brzezinski, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Jimmy Carter từ năm 1977 đến 1981 và hiện là Ủy viên Ủy trị của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington DC.

Dưới đây là nội dung được lược trích từ cuốn sách mới nhất của ông - “Tầm nhìn chiến lược: Nước Mỹ và cuộc khủng hoảng quyền lực toàn cầu”.



http://nghiadx.blogspot.com
Ông Zbig Brzezinski từng Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter.


Với nhiều mâu thuẫn tiềm tàng, đánh dấu bằng sự gia tăng về bất ổn chính trị và chủ nghĩa dân tộc cùng với việc cạnh tranh mạnh mẽ về tài nguyên thiên nhiên, một phần quan trọng trong tính ổn định của châu Á trong thế kỷ 21 sẽ phụ thuộc vào tình trạng của hai tam giác khu vực quan trọng với điểm trùng khít chung là Trung Quốc cũng như phản ứng của Mỹ với hình thái mới này.

Nếu trước đây, Pakistan trở thành điểm then chốt của sự bất đồng và nguồn cội bất ổn, thì kịch bản sau này, 2 miền Triều Tiên hoặc (và cả) Đài Loan sẽ trở thành trọng tâm của vấn đề an ninh.

Dù trong kịch bản nào, Mỹ vẫn giữ vai trò chìa khóa với khả năng thay đổi sự cân bằng và tác động tới kết quả. Vì vậy, Mỹ cần phải làm một việc ngay từ đầu là tránh sự liên quan quân sự trực tiếp với các cuộc xung đột giữa các quyền lực châu Á.

Trước hết, việc Mỹ can thiệp trực tiếp vào lục địa Á châu chắc chắn sẽ gây ra những tổn hại về lợi ích và hậu quả lớn hơn nhiều những gì có thể xảy ra từ kết quả cuộc chiến Pakistan - Ấn Độ hoặc có liên quan tới Trung Quốc. Quả thật, điều này có thể dẫn đến một chuỗi phản ứng rộng hơn về sự bất ổn tôn giáo, sắc tộc ở châu Á một cách cực kỳ nhanh chóng.

Tuy nhiên, Mỹ sẽ không phải quan ngại về những nước đã duy trì hiệp ước hiện có là Hàn Quốc và Nhật Bản với sự triển khai thực tế của Quân đội Mỹ tại đây. Hơn nữa, Mỹ nên sử dụng một cách chắc chắn ảnh hưởng quốc tế của mình để ngăn cản bất kỳ sự bùng nổ chiến tranh cũng như hạn chế một kết cục một mặt bất lợi.

Để làm được điều này, Mỹ cần đòi hỏi sự trợ lực tham gia từ những quốc gia quyền lực khác cũng có nguy cơ tổn tại, tác động từ bất kỳ sự bất ổn khu vực nào ở châu Á.

Tam giác khu vực thứ nhất: Ấn Độ - Pakistan – Trung Quốc

Đây là tam giác đầu tiên liên quan đến sự cạnh tranh cho vị thế đứng đầu châu Á, với hai người chơi chính là Trung Quốc và Ấn Độ.

Ấn Độ là nước đông dân với nền kinh tế đang cất cánh và cấu trúc dân chủ chính thức, có thể thay thế hình mẫu mà Trung Quốc đang nắm giữ. Ở góc tiếp theo, Trung Quốc đang là nền kinh tế thứ hai toàn cầu cùng với việc tăng cường khả năng quân sự để đóng vai trò quyền lực toàn cầu.

Thế nhưng, mối quan hệ Trung - Ấn lại mang tính cạnh tranh và đối kháng, xuất phát từ Pakistan. Cả hai nước đều bị kiềm giữ trong chính cảm giác chủ quan và bối cảnh địa chính trị.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ sẽ phải xử lý hoàn cảnh thế nào trong thế vòng kiềng của 3 nước Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc.


Ấn Độ ghen tị với sự chuyển mình của cơ sở hạ tầng và kinh tế Trung Quốc, trong khi Trung Quốc lại khinh thường Ấn Độ về sự lạc hậu thông qua tỷ lệ biết chữ trong dân số tương ứng giữa hai nước và sự thiếu kỷ luật.

Ấn Độ cũng lo ngại sự thông đồng giữa Trung Quốc và Pakistan. Còn Trung Quốc lo ngại về khả năng tổn thương của mình trước khả năng tiềm tàng của Ấn Độ trong việc can thiệp vào nước này thông qua Ấn Độ Dương tới các thị trường màu mỡ mà Trung Quốc đang khai thác ở Trung Đông, châu Phi và châu Âu.

Vai trò của Mỹ trước sự đối đầu nên cẩn trọng và khách quan.

Một chính sách thận trọng, đặc biệt là liên quan tới một liên minh với Ấn Độ, không nên được giải thích như một sự thờ ơ tới vai trò tiềm năng của nước này trong việc thay thế mô hình chính trị Trung Quốc.

Ấn Độ đang hứa hẹn cho một tương lai với việc kết hợp thành công giữa phát triển bền vững và nền dân chủ rộng rãi.

Thế nên, Mỹ nên “ấm áp” trong mối quan hệ với Ấn Độ là điều hợp lý, nhưng sẽ không gồm việc ủng hộ cho các vấn đề tranh cãi như chủ quyền Kashmir hay ngụ ý việc hợp tác nhằm vào Trung Quốc.

Vòng tròn chính sách về xu hướng trên nhằm tạo ra liên minh Mỹ - Ấn, sẽ chống lại Trung Quốc và thậm chí cả Pakistan, nhưng Mỹ cần cam kết rõ ràng, dù thế nào cũng không được trái với lợi ích quốc gia của mình.

Liên minh này có thể gia tăng sự liên quan của Mỹ với các xung đột dai dẳng ở châu Á, đồng thời khiến Nga được thế "ngư ông đắc lợi" và gia tăng cám dỗ trong việc tận dụng lợi thế Mỹ bị phân tâm để khẳng định quyền lợi của Kremlin một cách vững chắc ở Trung Á và Trung Âu.

Liên minh này còn có thể làm sâu sắc hơn chủ nghĩa khủng bố bài Mỹ trong thế giới Hồi giáo vì cho rằng quan hệ đối tác Mỹ - Ấn ngầm chống Pakistan. Vì vậy, trong tam giác đầu tiên của châu Á, lựa chọn thông minh dành cho Mỹ nên là bỏ phiếu trắng cho bất kỳ liên minh có thể buộc Mỹ phải can thiệp quân sự.

Tam giác khu vực thứ 2: Hàn Quốc - Nhật Bản – Trung Quốc

Mỹ sẽ phải đau đầu hơn nhiều trong tình thế ở tam giác khu vực thứ hai, liên quan đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Đông Nam Á ở mức độ thấp hơn.

Nhìn chung, trong mô hình này, Trung Quốc vẫn giữa vai trò thống trị ở khu vực. Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới là đồng minh chính trị - quân sự chủ chốt của Mỹ ở Viễn Đông dù khả năng quân sự của nước này chịu nhiều hạn chế.

Trong khi đó, Hàn Quốc - cường quốc kinh tế và vẫn là đồng minh thân cận từ lâu với Mỹ, phụ thuộc sự hỗ trợ của Mỹ trong răn đe người láng giềng phía Bắc trước mọi nguy cơ xung đột.

Đông Nam Á có mối liên kết ít chính thức hơn với Mỹ, nhưng có quan hệ đối tác khu vực mạnh mẽ (ASEAN), nhưng cũng lo lắng trước sức mạnh của Trung Quốc.

Quan trọng nhất là, Mỹ và Trung Quốc đã có mối quan hệ kinh tế nhưng có khả năng làm cả 2 dễ bị tổn thương nếu có bất kỳ thái độ thù địch đối ứng, trong khi sự tăng trưởng trong quyền lực chính trị, kinh tế của Trung Quốc đang đặt ra thách thức tiềm năng cho vị thế đứng đầu của Mỹ trên toàn cầu.

Mỹ cần phải nhận ra thực tế về ảnh hưởng và vai trò đang lên của Trung Quốc mà điều chỉnh bản thân thay vì cố gắng “ma quái” hóa thực tế hay tự mơ tưởng về thất bại chưa xảy ra của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ nên thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vị thế của nước Đông Á trong bản đồ khu vực và lục địa thay vì trông chờ vào sự thất bại của nó.
Điều này cũng không phủ nhận, Trung Quốc cũng có thể bị ảnh hưởng do sụt giảm nhu cầu về hàng hóa do Trung Quốc sản xuất hay khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Mỹ cũng cần nhận ra mối nguy hiểm đến từ sự chuyển mình trong đặc tính xã hội – chính trị của Trung Quốc, là kết quả của sự suy giảm ban đầu và dần dần, có thể nhận thấy của tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc hoặc sự gia tăng mạnh của chủ nghĩa dân túy Trung Quốc.

Cho đến nay, khả năng lãnh đạo của giới tinh hoa Trung Quốc từ Cách mạng Văn hóa trở nên thận trọng hơn. Thế hệ hiện tại không còn là những nhà cách mạng hay cải cách mà tập trung hơn vào việc xác định các chính sách quốc gia trong xu thế dài hạn.

Tuy nhiên, đặc tính quan liêu nặng nề trong chính trị, thận trọng và tư lợi vẫn áp đảo sự can đảm và sáng kiến cá nhân. Điều này, trong dài hạn sẽ khiến chính sách nhân sự trở nên vô dụng, biến bộ máy chính trị thành kẻ thù của tài năng và sáng tạo, không đáp ứng nguyện vọng của tinh thần công dân chính trị.

Sự gia tăng trong khao khát về chủ nghĩa dân tộc là một khó khăn khác của Trung Quốc. Bằng chứng có thể thấy rõ ngay cả từ những ấn phẩm do cơ quan nhà nước kiểm soát, rằng chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đang phát triển mạnh.

Dù giới cầm quyền đương nhiệm vẫn duy trì sự thận trọng trong việc định nghĩa mục tiêu vị thế lịch sử của Trung Quốc, nhưng các phương tiện truyền thông của nước này đang ngày càng cuồng tín hơn trong việc tuyên truyền về sự thắng lợi, độc quyền của Trung Quốc và sẽ trở thành lãnh đạo thế giới.

Một chế độ suy yếu và dần dần bị tầm thường hóa khi những cám dỗ như thế gia tăng, cho rằng sự thống nhất chính trị và quyền lực là tất yếu, biến công dân trở nên mất kiên nhẫn và cực đoan về vấn đề dân tộc trong tương lai của Trung Quốc.

Nếu cấp lãnh đạo lo sợ về việc mất quyền lực cũng như giảm sút về tầm nhìn sẽ hỗ trợ cho sự gia tăng của dân tộc chủ nghĩa, kết quả sẽ là sự gián đoán trong sự cân bằng đã được tính toán cẩn thận giữa sự tăng cường khát vọng trong nước và những theo đuổi thận trọng về lợi ích trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Bản thân việc gia tăng quá mạnh chủ nghĩa dân tộc và quân phiệt sẽ tạo ra sự cô lập của Trung Quốc. Nó sẽ làm tiêu tan những ngưỡng mộ toàn cầu về sự hiện đại hóa của Trung Quốc và kích thích quan điểm bài Trung Quốc trên thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Sự thận trọng trong giới chức lãnh đạo của Trung Quốc có thể bị phá hỏng từ việc gia tăng mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt trong giới trẻ hiện đại. Trong ảnh, thanh niên Trung Quốc trong một cuộc biểu tình chống Nhật Bản.


Điều này còn dấy lên áp lực chính trị đối với các liên minh chống Trung Quốc bên cạnh việc các nước châu Á ngày càng sợ hãi trước tham vọng của nước này. Nó sẽ biến đổi mối quan hệ láng giềng địa chính trị của Trung Quốc, từ vị thế “đối tác trong tư thế của một người khổng lồ thành công về kinh tê” sang “sự nài nỉ mạnh mẽ sự bảo đảm từ bên ngoài (ví dụ như Mỹ) chống lại một Trung Quốc với chủ nghĩa dân tộc báo hiệu điềm gở.

Trong bối cảnh đó, việc Bắc Kinh cư xử thế nào với các nước láng giềng và trong khu vực gần nhất sẽ tác động trực tiếp mối quan hệ tổng thể Mỹ - Trung Quốc.

Các mục tiêu địa chính trị và kinh tế của Trung Quốc bao gồm việc giảm các mối nguy hiểm vốn có trong "vòng tròn địa lý" của Trung Quốc và thiết lập cho mình một chỗ đứng tốt trong cộng đồng châu Á đang nổi lên. Hoặc Trung Quốc có thể theo đuổi từng mục tiêu một cách tích cực để làm suy yếu vị thế của Mỹ ở phương Đông.

Về bản chất, mức độ của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc giống như xác định xem mục tiêu của Trung Quốc là chơi chung mô hình hay tìm kiếm mục tiêu để có thể cạnh tranh với Mỹ.

Khả năng trên sẽ phụ thuộc vào hai cân nhắc cơ bản: Mỹ sẽ phản ứng với một Trung Quốc phát triển thế nào và làm thế nào bản thân Trung Quốc sẽ phát triển.

Sự nhạy bén và trưởng thành của cả hai quốc gia có thể được thử nghiệm xác đáng trong quá trình này.

Với Mỹ, nhiệm vụ chính sẽ là thoát khỏi được tham vọng của Trung Quốc và nhận ra đây là mối đe dọa trực tiếp và quan trọng tới lợi ích của Mỹ. Thế nhưng, mục tiêu cuối cùng - nhưng không phải bằng bất cứ giá nào, đó là biến Trung Quốc thành một đối tác mang tính xây dựng và chủ yếu trong các vấn đề thế giới.

Mỹ nên mặc nhiên chấp nhận thức tế về sự thống trị của Trung Quốc ở lục địa châu Á cũng như sự xuất hiện liên tục trong vai trò quyền lực kinh tế hàng đầu.

Tuy nhiên, triển vọng của quan hệ đối tác toàn diện toàn cầu Mỹ - Trung Quốc sẽ thực sự được tăng cường nếu Mỹ đồng thời giữ lại sự hiện diện có ý nghĩa địa chính trị của riêng của mình ở Viễn Đông, dựa trên mối quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Singapore và Indonesia dù Trung Quốc có chấp thuận hay không.

Nói chung, sự hiện diện sẽ khuyến khích các nước láng giềng của Trung Quốc tận dụng lợi thế với sự tham gia của Mỹ trong cấu trúc tài chính và kinh tế của châu Á cũng như sự hiện diện địa chính trị của Mỹ nhằm theo đuổi lợi ích riêng một cách hòa bình trước cái bóng của một Trung Quốc mạnh mẽ.

Về phần mình, Nhật Bản là đồng minh rất quan trọng đối với Mỹ trong nỗ lực phát triển một mối quan hệ hợp tác Mỹ - Trung Quốc ổn định. Nó gắn chặt với nhấn mạnh của riêng Mỹ rằng, nước này là thế lực ở Thái Bình Dương.

Việc tăng cường tiến bộ và hòa giải giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong bối cảnh này cũng là một lợi ích lớn với Mỹ. Sự hiện diện của Mỹ ở Nhật Bản, đặc biệt là liên kết an ninh giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hòa giải, góp phần đào sâu và mở rộng phạm vi hợp tác song phương Mỹ - Trung. Đồng thời, một Nhật Bản với vị thế quốc tế chủ động tích cực với khả năng quân sự sẽ đóng góp tích cực hơn cho sự ổn định toàn cầu.

Hàn Quốc, do luôn gặp khả năng đe dọa từ sự chia cắt 2 miền Triều Tiên, không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục phụ thuộc vào cam kết an ninh của Mỹ.

Dù quan hệ thương mại rộng lớn, nhưng hận thù lịch sử giữa Hàn Quốc và Nhật Bản ngăn chặn bất kỳ sự hợp tác chặt chẽ về quân sự dù cho nó đem lại lợi ích an ninh rõ rệt cho cả hai.

Tuy nhiên, vấn đề thống nhất 2 miền Triều Tiên vẫn kịp thời và khi đó, vai trò của Trung Quốc sẽ rất quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất theo từng bước. Nếu điều đó xảy ra, Hàn Quốc có thể quyết định để đánh giá lại mức độ hợp tác và quan hệ an ninh với Mỹ và Nhật Bản để đạt được thỏa hiệp thống nhất quốc gia dưới sự hỗ trợ của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com

Mỹ cần tiếp tục duy trì quan hệ đồng minh thân cận với Nhật Bản, Hàn Quốc trước tham vọng của Trung Quốc.


Mối quan hệ chính trị và thương mại gần gũi hơn với Indonesia, Singapore, Malaysia, Việt Nam cũng như duy trì liên kết có tính lịch sử với Philippines cũng sẽ tăng cường triển vọng về sự tham gia trực tiếp của Mỹ vào việc hỗ trợ châu Á bằng việc mở rộng hợp tác quốc gia và khu vực. Nó sẽ tạo ra sự hiểu biết lớn hơn rằng, Chiến lược Thái Bình Dương của mỹ không chỉ là kiềm chế Trung Quốc mà còn là mong muốn mở rộng mạng lưới quan hệ hợp tác.

Cuối cùng, vai trò địa chính trị của Mỹ tại châu Á sẽ phải dựa trên hòa giải, cân bằng và không can thiệp quân sự ở châu Á.

Một nước Mỹ hợp tác, tham gia trong cấu trúc đa phương, thận trọng trong hỗ trợ sự phát triển của Ấn Độ, giữ nguyên sự kiên cố gắn liền với Nhật Bản và Hàn Quốc và kiên nhẫn mở rộng hợp tác song phương và toàn cầu với Trung Quốc sẽ là đòn bẩy tốt nhất để duy trì sự ổn định trong sự gia tăng của một phương Đông mới.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

>> Ấn Độ đàm phán bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam


Theo The Asian Age và Deccan Chronicle, Công ty liên doanh Ấn-Nga BrahMos Aerospace, nhà sản xuất tên lửa hành trình BrahMos, đang xem xét khả năng bán tên lửa này cho Việt Nam, quốc gia đối tác chiến lược của Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình BrahMos


Nguồn tin xác nhận, Việt Nam đã được đưa vào danh sách được Hội đồng chung Nga-Ấn thông qua gồm 15 quốc gia có thể mua tên lửa BrahMos. Tuy nhiên, để bán tên lửa, cần phải có sự chấp thuận của chính phủ Ấn Độ.

Nguồn tin giấu tên cho biết, hiện nay phía Ấn Độ đang đàm phán không chính thức với Việt Nam và đề nghị chính thức chưa được đưa ra với Hà Nội. “Đang diễn ra cuộc đàm phán không chính thức nhưng không có bất kỳ đề nghị cụ thể nào được đưa ra,” nguồn tin khẳng định.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình BrahMos phóng từ tàu chiến.


Tên lửa BrahMos là sản phẩm hợp tác giữa công nghiệp quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ, được phát triển dựa trên tên lửa chống hạm Yakhont của Nga. Việt Nam cũng đang sở hữu một số tên lửa Yakhont phóng đi từ hệ thống Bastion.

Việc mua sắm tên lửa BrahMos sẽ nâng cao cơ bản khả năng chiến đấu và có ý nghĩa lớn đối với quân đội Việt Nam. “Các hợp đồng mua tên lửa BrahMos có giá trị to lớn cho Việt Nam và nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu quân đội nước này,” nguồn tin này nói.

Nếu được trang bị thêm tên lửa BrahMos, việc triển khai tên lửa chống hạm của Việt Nam sẽ linh hoạt hơn vì BrahMos có thể được phóng đi từ nhiều phương tiện trên đất liền, trên biển và trên không.

Đến nay, tên lửa hành trình siêu âm BrahMos vẫn chưa được xuất khẩu cho bất kỳ quốc gia thứ ba nào mặc dù có một số nước đã tỏ ý muốn mua tên lửa này.

Theo Deccan Chronicle, sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang nâng cao tầm quan trọng của quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam. Quan hệ song phương Việt-Ấn đang phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự.

Trong một động thái tăng cường mối quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Shashi Kant Sharma đã có chuyến thăm tới Việt Nam và thảo luận vấn đề đào tạo Hải quân Việt Nam và xây dựng cơ sở hạ tầng. Sự kiện này diễn ra chỉ vài tuần sau chuyến thăm của tàu Hải quân Ấn Độ INS Airavat tới Nha Trang, Khánh Hòa.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chống hạm. Tên lửa có khả năng phóng từ nhiều phương tiện: tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và bệ phóng di động trên đất liền. BrahMos mang đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn lên tới 290km, tốc độ Mach 2.8-3.

Lâu nay, giới lãnh đạo và nghiên cứu chiến lược Ấn Độ vẫn suy tính việc tăng cường hợp tác chiến lược với Việt Nam để đối trọng với liên minh Trung Quốc-Pakistan. Trong bài báo “Xin chào Việt Nam” (Good morning, ’Nam) đăng trên Deccan Chronicle ngày 7.7.2011, GS Bharat Karnad thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách, ở New Delhi đã viết rằng, “Chính phủ Ấn Độ nên phản ứng từ lâu trước việc Trung Quốc vũ trang tên lửa hạt nhân cho Pakistan bằng cách trang bị cho Việt Nam các tên lửa đường đạn mang đầu đạn hạt nhân và tên lửa hành trình siêu âm Brahmos mà tôi đã đề xuất trong 15 năm qua”.

>> IDAS : Tên lửa phòng không cho tàu ngầm của Hải quân Đức


Tại triển lãm Singapore Airshow 2012, Công ty Diehl Defense (Đức) đã giới thiệu nhiều hệ thống quốc phòng có ý nghĩa lớn đối với các khách hàng châu Á, đặc biệt đáng quan tâm là hệ thống phòng không bảo vệ tàu ngầm IDAS (Interactive Defence and Attack System for Submarines).


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa IDAS

IDAS là hệ thống phòng không, được trang bị các tên lửa phòng không dưới âm, dùng để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp, tốc độ nhỏ, chủ yếu là trực thăng chống ngầm đang thả phao thủy âm tại khu vực tàu ngầm đang hoạt động. Ở trạng thái đó, các trực thăng thường bay ở độ cao nhỏ với tốc độ thấp và dễ bị tổn thương trước tên lửa tấn công từ bên dưới mặt nước.

4 tên lửa phòng không bố trí trong tàu ngầm được phóng ra từ các ống phóng lôi tiêu chuẩn cỡ 533 mm như các ngư lôi, sau đó bung các cánh lái, khi lên khỏi mặt nước, động cơ tên lửa khởi động và tên lửa lao đến mục tiêu.

Một trong những khó khăn chủ yếu là phát triển động cơ cho tên lửa có khả năng chuyển động dưới mặt nước và trên mặt nước, đạt tốc độ dưới âm trong không trung và có tầm bắn 20 km. Người ta cũng đã giải quyết thành công bài toán chế tạo kênh sợi quang điều khiển tên lửa phòng không. Các nhà thiết kế lo ngại, kênh sợi quang có thể làm việc khác nhau khi ở dưới mặt nước và trong không trung, nhưng những lo ngại đã tan biến trong quá trình thử nghiệm.

Ban đầu, các nhà thiết kế dự định trang bị hệ dẫn ảnh nhiệt cho tên lửa, nhưng sau đó họ đã đi đến ý kiến cho rằng, hệ dẫn kiểu đó là quá phức tạp và thừa đối với một tên lửa phòng không có điều kiện kiểu này với chức năng tiêu diệt các mục tiêu có tốc độ tương đối nhỏ. Kênh dẫn sợi quang được kết hợp với hệ thống thủy âm của tàu ngầm là đủ cho nhiệm vụ đánh chặn trực thăng.

http://nghiadx.blogspot.com
Phóng thử IDAS từ tàu ngầm đang lặn

Ban đầu, IDAS được phát triển để trang bị cho các tàu ngầm lớp Type 212 của Đức, nhưng chương trình đã bị đóng băng do Đức cắt giảm ngân sách quốc phòng. Hệ thống từng được dự định đưa vào trang bị cho Hải quân Đức vào năm 2014, nhưng nay sẽ ít có khả năng đáp ứng thời hạn này. Công ty Diehl cho biết, hải quân nước ngoài rất quan tâm đến hệ thống phòng không này.

Để phát triển IDAS, công ty Diehl đã hợp tác với công ty đóng tàu ngầm HDW, vốn là công ty thành viên của hãng Thyssen-Krupp Marine Systems (TKMS).

Năm 2008, công ty đã thực hiện các vụ phóng thử tên lửa từ tàu ngầm U33 lớp Type 212. Các vụ thử này đã cho phép nghiên cứu hành vi của tên lửa hoạt động ở cả hai môi trường.

Tên lửa rời khỏi mặt nước với các tín hiệu bộc lộ cực nhỏ, sau đó nó chuyển sang chế độ leo cao thẳng đứng cùng với động cơ tên lửa được khởi động. Các vụ thử tiếp sau sẽ cho phép hoàn thành đầy đủ các nhiệm ụ như chỉ thị mục tiêu ổn định và dẫn tên lửa trên suốt đường bay và đánh giá hiệu quả bắn.

>> Anh, Pháp hợp tác sản xuất UAV chiến đấu tàng hình


Khó khăn tài chính buộc Anh và Pháp tăng cường các chương trình hợp tác phát triển vũ khí.



http://nghiadx.blogspot.com
UAV chiến đấu tàng hình thế hệ mới


Theo hãng Reuters ngày 16.2, tại cuộc gặp của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Anh David Cameron ở Paris ngày 17.2 sẽ công bố ý định của hai nước bắt đầu hợp tác phát triển một máy bay không người lái (UAV) tàng hình thế hệ mới (next-generation unmanned stealth aircraft). Theo các nguồn thạo tin, hai bên đã đạt được thỏa thuận trong lĩnh vực này vào năm 2010. Việc phát triển máy bay sẽ do Dassault Aviation (Pháp) và BAE Systems (Anh) đảm nhiệm.

Thông tin đăng trước tiên trên nhật báo Pháp Les Echos và được 5 nguồn giấu tên xác nhận với Reuters cho hay, mẫu chế tạo UAV sẽ xuất hiện vào năm 2020. Kinh phí ban đầu cho dự án hệ thống máy bay chiến đấu không người lái (unmanned combat air system - UCAV) sẽ là “mấy chục triệu euro”.

Hãng DPA cũng dẫn nguồn Les Echos cho hay, dự án này “hiển nhiên là một ví dụ hợp tác song phương trong thời kỳ hậu kỷ nguyên của các tiêm kích Rafale và Eurofighter (post-Rafale and post-Eurofighter (era)".

Văn phòng Tổng thống Sarkozy và Dassault Aviation đều không muốn đưa ra bình luận. Một nguồn tin am hiểu dự án cho biết, “tại cuộc gặp thượng đỉnh sẽ công bố quyết định cụ thể phát động chương trình”.

Đại diện của ВАЕ Systems tuyên bố rằng, trong cuộc gặp thượng đỉnh Pháp-Anh sắp tới (từng dự định tổ chức vào tháng 12.2011), các chính phủ Anh và Pháp sẽ công bố “các bước đi và ý định tiếp theo” về việc phát triển UAV tàng hình và chế tạo mẫu trình diễn công nghệ.

Tháng 11.2010, ông Sarkozy và Cameron đã ký thỏa thuận về quốc phòng và an ninh nhằm đẩy mạnh phối hợp nỗ lực của hai nước nhằm hợp tác của quân đội hai bên và hợp tác phát triển vũ khí trang bị. Cùng năm, công ty ВАЕ cho biết họ đang đàm phán với Dassault Aviation về việc phát triển một UAV trinh sát-tiến công. Đúng như dự đoán, tại cuộc gặp giữa các ông David Cameron và Nicolas Sarkozy ngày 17.2, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực phát triển UAV.

Ông Cameron tuyên bố, quan hệ đối tác chiến lược mới trong lĩnh vực UAV nhằm tạo điều kiện sử dụng hiệu quả tối đa “các khả năng thuộc chủ quyền”, trong đó có phát triển các hệ thống UCAV (unmanned combat air vehicle).

http://nghiadx.blogspot.com
Watchkeeper


Kể từ năm 2011, Dassault và BAE Systems đã hợp tác phát triển các UAV độ cao trung bình, thời gian bay dài MALE. Theo ông Cameron, quan hệ đối tác sẽ sâu sắc thêm nhằm nghiên cứu các rủi ro kỹ thuật của hệ thống. “Chúng tôi đang sốt ruột chờ đợi việc đưa ra các quyết định tiếp theo nhằm giảm rủi ro để các yêu cầu quốc gia tương ứng của chúng tôi được thực hiện bằng cách hiệu quả nhất về kinh tế, ông Cameron nói. Trong năm nay cho đến đầu năm tới, Pháp có thể bắt đầu thử nghiệm UAV Watchkeeper của công ty Thales ở Anh.

Năm 2013, hai nước sẽ xây dựng “một chương trình trình diễn” UAV chiến đấu. Trong năm nay, sẽ hoàn thành việc xác định các yêu cầu thiết kế kỹ thuật do Dassault và BAE Systems đảm nhiệm.

“Công việc này sẽ là chế tạo một bệ mang cơ sở để phát triển các công nghệ chín muồi làm cơ sở cho UAV chiến đấu, có khả năng hoạt động ở các khu vực có đe dọa cao”, ông Cameron nói.

Hai bên cũng sẽ tiếp tục hợp tác nhằm đưa vào khai thác và xây dựng hệ thống bảo đảm vật chất kỹ thuật liên kết cho máy bay vận tải quân sự А400М của công ty Airbus. Năm 2013, các máy bay A400M đầu tiên sẽ được nhận vào trang bị của Không quân Pháp.

Năm 2012, Anh và Pháp sẽ bắt đầu nghiên cứu tiềm năng nâng cấp các tên lửa có điều khiển MBDA Storm Shadow và Scalp.

Theo ông Cameron, Anh và Pháp sắp tới sẽ ký biên bản về việc hợp tác phát triển một loạt tên lửa chống hạm mới.

Tổng giám đốc chi nhánh Thales ở Anh Victor Chavez nói rằng, “trong những năm gần đây, Uav đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các chiến dịch quân sự nên hoàn toàn tự nhiên là các phương tiện này đang ở trung tâm chú ý của các chương trình quốc tế phát triển vũ khí trang bị. Anh và Pháp muốn tiếp tục dẫn đầu trong việc sử dụng các UAV, cũng như sẽ tiến hành hợp tác hoàn thiện UAV trinh sát Watchkeeper nhằm tránh chi phí trùng lặp”.

Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ châu Âu EADS đã bày tỏ bất bình với việc Dassault Aviation và BAE Systems né tránh hợp tác phát triển UAV Talarion mà EADS đang tự lực phát triển mấy năm nay. EADS cũng không bình luận tin về việc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới của Anh-Pháp.

Anh coi việc tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với Pháp như một cách để duy trì khả năng quốc phòng của nước này trước yêu cầu tiết kiệm ngân sách.

Hai tuần trước, Pháp đã giành thắng lợi lớn ở Ấn Độ khi chính phủ Ấn Độ tuyên bố lựa chọn tiêm kích Rafale trong cuộc thầu cung cấp 126 máy bay chiến đấu trị giá 15 tỷ USD. BAE Systems là nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Anh, nhưng lợi nhuận của công ty sút giảm do sự cắt giảm kinh phí của các dự án quốc phòng, nhất là ở Mỹ và Anh.

(Vietnamdefence

>> Tướng Nga: Nếu cần, sau 20 phút là Nhật Bản đi tong


Các máy bay ném bom chiến lược Nga đã làm cho Nhật Bản hoảng hốt. Nhật và Hàn cho hơn 10 F-15, F-16 lên ngăn chặn.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom chiến lược TU-95MS

Một tốp máy bay hùng mạnh của Nga hôm thứ tư đã bay sát không phận Nhật Bản ở khu vực quần đảo Hokkaido và Honshu. Tốp máy bay gồm 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, 2 máy bay trinh sát chiến thuật Su-24 và 1 máy bay báo động sớm А-50. Chúng cất cánh làm nhiệm vụ tuần tra chiến đấu từ căn cứ Ukrainka ở Viễn Đông, Nga. Ở một số đoạn bay nhất định, chúng được các tiêm kích Su-27 hộ tống.

Không quân Nga cho hay, trong chuyến tuần tra này, các tổ lái Tu-95MS tập luyện các kỹ năng bay trên địa hình không có vật chuẩn, tiến hành nhận tiếp dầu trên không từ 2 máy bay tiếp dầu Il-78. Thời gian bay tuần tra là gần 16 giờ. Các máy bay Nga tuân thủ nghiêm quy tắc quốc tế về sử dụng không phận trên vùng biển quốc tế, không vi phạm không phận Nhật Bản.

Nhưng Nhật và Hàn Quốc đã phản ứng với cuộc diễn tập của Không quân Nga rất mạnh. Khoảng 10-13 máy bay tiêm kích F-15 và F-16 đã cất cánh từ các sân bay của hai nước này. Bộ Quốc phòng Nhật cho biết, các máy bay quân sự Nga lần đầu tiên bay gần không phận Nhật với số lượng đông như thế và máy bay A-50 cũng chưa từng bay sát biên giới Nhật đến thế. Chiếc A-50 đã được các máy bay đánh chặn lần đầu tiên chụp ảnh trực tiếp.

Tokyo đã chính thức yêu cầu Moskva tránh thực hiện các chuyến bay như thế.

Điều gì có thể ở sau chiến dịch trên của Không quân Nga và tại sao Nhật lại phản ứng dữ dội thế?

Phi công thử nghiệm công huân, Anh hùng nước Nga, Đại tá về hưu Magomed Tolboyev cho rằng, chẳng có gì khác thường ở những chuyến bay như thế. Không quân chiến lược được gọi là chiến lược là vì thỉnh thoảng vẫn bay trên các vùng lãnh thổ khác nhau trên khắp thế giới. Máy bay chiến lược Nga vẫn đang bay trên Bắc Cực, cả trên Thái Bình Dương. Không hiểu, Nga đã làm phiền gì Nhật Bản. Nga từ lâu đã đến lúc thức tỉnh và thực hiện càng nhiều càng tốt các chuyến bay như vậy. Cần bay dọc theo biên giới trên không của cả Mỹ và cả Anh nữa.

Còn về chuyến bay này chỉ có ý nghĩa thực tiễn hay hàm chứa ý nghĩa chính trị nào hay không thì ông Tolboyev nói rằng, nhiệm vụ chính của chuyến bay thì chỉ có Tổng thống Nga mới biết. Máy bay ném bom chiến lược chỉ cất cánh khi được Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang, tức Tổng thống Nga cho phép. Theo ông Tolboyev, đây là chuyến bay theo kế hoạch, để luyện tập các nhiệm vụ kỹ thuật.

Ngoài Nga, chỉ có Mỹ có không quân chiến lược và họ cũng đang bay bằng B-52 gần không phận các nước trên toàn thế giới. Điều chủ yếu là không bay vào không phận của các nước khác, còn việc Không quân Nga tập luyện ở đâu thì chẳng liên quan đến ai. Còn việc Nhật Bản lo lắng thì luôn vẫn thế. Đó là vì họ sống gần hai nước lớn là Nga và Trung Quốc. Nhật thì dân số vừa quá đông, vừa có sự già hóa dân số. Đất nước này đang suy yếu nên cái gì họ cũng lo.

Phó Chủ tịch Hội đồng chuyên gia quân sự, Thiếu tướng về hưu Aleksandr Vladimirov thì khẳng định, tất cả rất đơn giản. Nước Nga mà ai đó đã chôn cất, bỗng nhiên lại thể hiện là có khả năng làm cái gì đó. Các phi công Nga đã thực hiện các nhiệm vụ chiến lược. Nga đang cho thấy Nga đang tồn tại trong không gian này và có thể kiểm soát nó. Theo ông Vladimirov, Nga không cần để ý đến những la ó, cứ làm việc của mình, thể hiện sự hiện diện của mình ở đâu Nga cho là cần thiết. Nhật Bản đến lúc phải hiểu là không cần khua tay múa chân trước mặt Nga, đòi quần đảo Kurils. Cần bình tĩnh thỏa thuận. Việc người Nhật khiếp sợ như thế là tự nhiên. Họ không thích bất cứ biểu hiện sức mạnh nào của Nga.

Về số lượng, các máy bay Nhật có lợi thế, nhưng so sánh sức mạnh hai tốp máy bay Nga, Nhật ở đây là vô nghĩa. Các máy bay ở các đẳng cấp quá khác nhau. Các máy bay chiến lược Nga bay hoàn toàn không phải để đánh nhau với các máy bay tiêm kích. Nếu cần, chúng sẽ phóng các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân của mình và Nhật Bản sẽ không còn tồn tại sau 20 phút. Điều quan trọng ở đây là Nga lại xuất hiện trên không phận Thái Bình Dương. Nga phải hành động như Mỹ, họ thích thì họ cứ làm.

Ông Vladimirov bình luận, nước Nga có thể hoặc là một đế chế, hoặc chẳng là cái gì. Trước đây, khi Nga còn là một đế chế, người ta tôn trọng và phải tính đến Nga. Sau đó, Nga đã bị “bạn bè” và kẻ thù hợp lực tiêu diệt và Nga biến thành chẳng là cái gì. Còn nay tư “chẳng là gì”, Nga đang cố đứng dạy. Hiện thời thì chưa thật thành công lắm, nhưng phương hướng đã được xác định. Và đó là điều đúng đắn.

>> Việt Nam sẽ sản xuất tên lửa tầm bắn 300km


Trang mạng Đài tiếng nói Nga (Ruvr) cho biết, với sự giúp đỡ của Nga, sắp tới Việt Nam sẽ đưa vào sản xuất biến thể mới của tên lửa hành trình chống tàu Kh-35.

>> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến

Theo đó, tên lửa mới sẽ có tầm xa tấn công mục tiêu lên tới 300 km và mang theo đầu đạn nặng tới 300 kg. Tên lửa được thiết kế để có thể hoạt động trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, có thể chống lại mức độ gây nhiễu cao và cường độ hỏa lực mạnh của đối phương. Như vậy, so với nguyên mẫu, tên lửa Việt - Nga hợp tác sản xuất có tầm bắn được nâng lên gấp đôi.

Ông Igor Korotchenko, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Thị trường Vũ khí Toàn cầu của Nga cho biết: "Đây là loại tên lửa cận âm hiệu quả cao. Nó có thể vượt qua phòng không của bất kỳ lực lượng hải quân nào. Tất nhiên, tên lửa sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, giống như tên lửa BrahMos được liên doanh Nga-Ấn phát triển.

Năm 2011, Việt Nam xếp thứ ba sau Ấn Độ và Algeria trong số các khách hàng nước ngoài mua vũ khí lớn nhất của Nga. Nếu trong năm 2003, thị phần xuất khẩu vũ khí của Nga cho Việt Nam chỉ là 1%, thì tới năm 2011 đã đạt mức10%, ông Igor Korotchenko cho biết:

“Việt Nam đã chiếm vị trí ưu tiên về nhập khẩu vũ khí của Nga trong vài năm qua. Điều này liên quan với các quyết định của lãnh đạo Việt Nam nhằm tăng cường sức mạnh cho quân đội trong tình hình mới. Việt Nam quan tâm đến việc tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang của mình và đặc biệt là hải quân, đủ hùng mạnh để đẩy lùi bất kỳ mối đe dọa quân sự nào có thể xảy ra”, ông Korotchenko nói thêm.




http://nghiadx.blogspot.com
Với sự giúp đỡ của Nga, Việt Nam sẽ sản xuất biến thể mới của tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 và tên lửa Yakhont. Ảnh minh họa: Tên lửa Yakhont.


Việt Nam trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á nhận được hai tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion. Mỗi tổ hợp được trang bị 36 tên lửa hành trình dẫn đường có cánh Yakhont. Với hai hệ thống tên lửa này, Việt Nam có thể bảo vệ 600 km đường bờ biển và giám sát vùng biển trong khu vực đến 200.000 km2. Hiện tại, Việt Nam đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc mua thêm một tổ hợp tên lửa loại này.

Năm 2011, Hải quân Việt Nam cũng đã được bổ sung thêm hai chiếc tàu tuần tra Svetlyak, có thể hoạt động độc lập trong vòng 30 ngày. Tàu tên lửa lớp Molniya đã chứng minh tính hiệu quả của nó, vì vậy mà Việt Nam và Nga ký hợp đồng sản xuất theo giấy phép tại TP HCM thêm 10 tàu như vậy.

Hai tàu khu trục nhỏ mang tên lửa chống tàu Kh-35E và có bãi đáp máy bay trực thăng Gepard được đánh giá cao, với phạm vi hoạt động 9.000 km. Tại Việt Nam, tàu Gepard thứ nhất, tàu HQ-011 được đặt tên vua Đinh Tiên Hoàng và tàu thứ hai đặt tên là HQ-012 Lý Thái Tổ. Dự kiến Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam thêm hai tàu khu trục chống ngầm lớp này.

Hai năm tới, Việt Nam sẽ có hạm đội tàu ngầm riêng. Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đã đăng ký thỏa thuận mua 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 vào hồi tháng 5/2011.

Trong năm 2011 vừa qua, Nga đã hoàn thành việc chuyển giao đến Việt Nam 20 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2V. Ngoài ra, hai nước cũng đang bắt đầu nghiên cứu khả năng mở trung tâm dịch vụ bảo dưỡng máy bay Sukhoi tại Việt Nam.

Trong những năm tới, tỷ lệ phần trăm của Việt Nam trong xuất khẩu vũ khí Nga sẽ tăng lên, các chuyên gia Nga khẳng định.

Nga sẽ tiến hành nâng cấp căn cứ Hải quân Cam Ranh thành căn cứ đóng quân cho các tàu ngầm Kilo, cũng như xây dựng các cơ sở hạ tầng ven biển. Hiện đang chuẩn bị thỏa thuận cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để sản xuất tại Việt Nam tên lửa chống hạm Yakhont.

Theo ông Igor Korotchenko, đến năm 2014, thị phần Việt Nam trong xuất khẩu vũ khí Nga sẽ tăng đến 15%.

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

>> Tại sao Nga 'né' chương trình FX-III ở Hàn Quốc


Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 của Nga rời bỏ cuộc đua trong thương vụ đấu thầu 7,26 tỷ USD ở Hàn Quốc để tránh rò rỉ công nghệ mật.

Ngay sau khi PAK FA từ bỏ cuộc đua ở Hàn Quốc, nhiều chuyên gia đã không khỏi ngạc nhiên và thắc mắc tại sao chiến đấu cơ hiện đại nhất của Không quân Nga lại bỏ gói thầu béo bở này. Mới đây, các chuyên gia quân sự Nga đã chính thức tiết lộ lý do.

Tờ Arms-expo dẫn bình luận của các chuyên gia quân sự Nga cho biết, có ba lý do chính để họ quyết định rút máy bay Sukhoi T-50 ra khỏi chương trình đấu thầu của Không quân Hàn Quốc.

+ Nguyên nhân quan trọng hàng đầu, Nga không muốn chia sẻ các công nghệ phát triển máy bay bí mật của họ với các nước đồng minh của Mỹ, cụ thể là Hàn Quốc.

+ PAK FA T-50 không hy vọng sẽ giành chiến thắng trước đối thủ là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Mỹ, vì đây là "thị trường truyền thống" của Mỹ.

+ Nga chưa muốn sản xuất máy bay Su-T-50 với số lượng lớn.

Ông Alexander Konovalov, chuyên gia phân tích chiến lược về chính trị và quân sự, viện Nghiên Moscow cho biết: "Việc phát triển máy bay Su-T-50 là bí mật và trong khi chúng tôi mới chỉ có 3 nguyên mẫu của máy bay, thậm chí biến thể xuất khẩu còn chưa được tạo ra".

"Ngoài ra, Hàn Quốc lại là một trong những đồng minh thân cận của Mỹ, do đó các máy bay của Nga sẽ không có cơ hội để thắng thầu trước các máy bay của Mỹ", ông Konovalov nói.

Chương trình nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK FA đang trong quá trình phát triển và có nhiều công nghệ mới hứa hẹn như công nghệ tàng hình Plasma và tàng hình ngụy trang điện tử.

Bên cạnh đó, Su-T-50 còn có hệ thống máy tính mạnh, có thể xử lý lưu lượng thông tin "khổng lồ", hệ thống radar tiên tiến và công nghệ động cơ mới giúp máy bay bay hành trình ở tốc độ siêu âm…

Tất cả những công nghệ này được liệt vào hàng “siêu mật” này có thể bị Hàn Quốc khám phá và tiết lộ với đồng minh Mỹ.



http://nghiadx.blogspot.com
Nguyên nhân chính khiến PAK FA T-50 giã từ cuộc đua tại Hàn Quốc đó là sợ mất bí mật công nghệ.


Vị chuyên gia nhấn mạnh thêm, công nghệ tàng hình của Su-T-50 khác so với công nghệ tàng hình trên máy bay F-22 và F-35 của Mỹ, vì thế, không thể để lộ ra ngoài. Cũng theo ông Konovalov, Nga vẫn chưa triển khai xây dựng nhà máy sản xuất máy bay Su-T-50 nào.

Giám đốc Trung tâm Phân tích và buôn bán vũ khí cầu (TSAMTO), ông Igor Korotchenko tin rằng, việc hỗ trợ tài chính trong chương trình FX-III của Hàn Quốc là "không cần thiết". Bởi, "Nga đang chờ đợi cho một hợp đồng cung cấp 250 máy bay thế hệ thứ năm PAK FA cho Không quân Ấn Độ , những kinh nghiệm tham gia đấu thầu tại Hàn Quốc sẽ được áp dụng trong các chương trình đấu thầu máy bay khác".

Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy, gần như Hàn Quốc đã lựa chọn đề xuất máy bay tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Lockheed Martin (Mỹ). Bằng chứng là, Seoul đã trả 1 triệu USD để Lockheed Martin cung cấp chi tiết các tài liệu hướng dẫn đối với ứng viên F-35.

Trong chương trình này, chúng tôi nghi ngờ, đã có có một quyết định mang tính chính trị giữa Chính phủ hai nước Hàn Quốc - Mỹ về đề xuất máy bay F-35 của Lockheed Martin, dù các chuyên gia vẫn tin rằng, vẫn có một cuộc cạnh tranh công bằng giữa các máy bay chiến đấu Mỹ với đề xuất máy bay Eurofighter Typhoon của EADS.

Nga đã từng tham gia đấu thầu chương trình cung cấp máy bay chiến đấu cho Không quân Hàn Quốc vào năm 2011. Tuy nhiên, đề xuất máy bay Su-35 của họ đã bị loại trước người chiến thắng là F-15 của Mỹ.

Tuy nhiên, Quân đội Hàn Quốc vẫn đang sử dụng các xe tăng T-80U và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga được mua từ trước đó.

Hàn Quốc đang thực hiện giai đoạn thứ ba của chương trình FX để có thể mua cho Không quân của mình dự kiến 60 máy bay chiến đấu mới, có áp dụng công nghệ tàng hình. Chương trình mua máy bay này được chính phủ Hàn Quốc thông qua nhằm tăng cường khẳ năng bảo vệ bầu trời trước mối đe dọa quân sự từ phía Triều Tiên, cũng như sự gia tăng sức mạnh quân sự của các nước láng giềng như Trung Quốc và Nhật Bản.

Trị giá của gói thầu FX-III lên tới 7,26 tỷ USD, và đây cũng sẽ là hợp đồng mua bán vũ khí có qui mô lớn chưa từng thấy của nước này.

Theo những thông tin mới nhất, đề xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Lockheed Martin (Mỹ) cũng đang vấp phải những khó khăn đáng kể sau khi cơ quan thu mua quốc phòng Hàn Quốc DAPA đưa ra hai yêu cầu “khó hiểu” là F-35 phải mang được vũ khí bên ngoài và đạt tốc độ bay cực đại Mach 1.6 hoặc lớn hơn.

Tuy có ý phàn nàn đề xuất lạ lùng này, các quan chức Mỹ vẫn khẳng định sẽ thực hiện các yêu cầu này một cách dễ dàng.

Sự kiện năm 1976, khi phi công Viktor Belenko, đã đào ngũ sang Nhật Bản cùng với chiếc MiG-25P Foxbat-A

Mặc dù chiếc MiG-25P này cũng được trao trả lại phía Liên Xô, nhưng trước đó nó đã được tháo ra và nghiên cứu cẩn thận từng chi tiết để phân tích bởi Bộ phận công nghệ tại nước ngoài (giờ là Trung tâm tình báo không trung và không gian quốc gia) của Không quân Hoa Kỳ, tại căn cứ không quân Wright-Patterson gần Dayton, Ohio.

Sau 67 ngày, chiếc máy bay đã được trở về Liên Xô dưới dạng linh kiện rời. Người Mỹ và đồng minh đã nắm được toàn bộ bí mật trên máy bay MiG-25 hiện đại nhất của Không quân Liên Xô thời kỳ đó.

Kết quả, các chuyên gia Mỹ đã cho ra đời loại máy bay F-15 có bề ngoài không khác mấy so với MiG-25P.

>> Tên lửa SLAM-ER, mũi lao của tàu sân bay


Xuất phát là tên lửa đối hạm chủ lực, Harpoon được phát triển trở thành "vũ khí nối dài" của tàu sân bay Mĩ với tên gọi SLAM-ER.


Tên lửa đối hạm chủ lực

Tên lửa cận âm bay thấp GM-84 Harpoon là loại tên lửa đối hải duy nhất của Hải quân Mỹ, nếu không tính đến loại tên lửa đối hải nhỏ hơn nhiều AGM-119B Penguin chuyên dành cho trực thăng và tên lửa chống tăng Hellfire cũng hay được gắn trên các trực thăng H-60. Harpoon có nhiều biến thể và nó cũng được sử dụng trong hải quân rất nhiều quốc gia. Hiện tại gia đình Harpoon có đầy đủ các biến thể phóng từ trên không, trên biển/bộ và phóng từ dưới nước (tàu ngầm).




http://nghiadx.blogspot.com
Harpoon rời bệ phóng

Đối thủ nổi tiếng nhất của Harpoon trên thị trường vũ khí là loại tên lửa MBDA *M38/39/40 Exocet của Pháp, Kh-35 Uran của Nga (bị “mỉa mai” gọi là Harpoonski, vì có thiết kế khá giống Harpoon).

Nếu biến thể trên tàu chiến RGM-84 có động cơ nhiên liệu rắn để đối phó với sức hút lớn vốn sẽ làm giảm tầm bắn tên lửa hay biến thể trên tàu ngầm UGM-84 còn có thêm động cơ rocket đặt trong hộp chứa có chức năng đẩy tên lửa lên mặt nước thì ưu điểm của biến thể phóng từ trên không là không phải chống lại trọng lực lớn và tận dụng lợi thế tốc độ sẵn có của máy bay nên đạt tầm bắn của xa nhất.

http://nghiadx.blogspot.com
Sự khác biệt nằm ở rocket phụ giữa Harpoon tàu chiến và tàu ngầm


Harpoon Bock 2 đang được phát triển để tấn công các mục tiêu ở vùng biển ven bờ có nhiều tàu qua lại, nơi mục tiêu sẽ được bảo vệ bởi các hệ thống trên bờ lẫn tàu chiến xung quanh.

Tên lửa Harpoon Block 2 được dẫn đường bằng vệ tinh (GPS/INS) tới khu vực mục tiêu. Khi đã tới đây, hệ thống tìm kiếm của nó sẽ sử dụng dữ liệu được cung cấp từ trước để tìm diệt mục tiêu. Đây là ưu điểm vượt trội lọa Block 1. Thêm vào đó, Harpoon Block 2 có thể sử dụng chung thiết bị phóng lẫn hệ thống dẫn đường của loại cũ.

Hiện tại biến thể Harpoon phóng từ trên không được trang bị cho các máy bay tuần tra biển P-3 Orion, máy bay chiến đấu F-18, F-16 và B-52.

"Cánh tay nối dài" của tàu sân bay

Trong số đó, biến thể AGM-84K đối đất SLAM-ER là một cải tiến sâu từ Harpoon và cạnh tranh với các loại khác như JASSM của Lockheed, MBDA Storm Shadow và EADS Taurus KEPD 350 của châu Âu.

Được biên chế từ năm 2000, SLAM-ER là tên lửa tấn công mặt đất tầm xa chủ yếu của tiêm kích tàu sân bay F-18, ngoài ra còn được gắn trên F-15K Hàn Quốc và F-16 Thổ Nhĩ Kì.

http://nghiadx.blogspot.com
SLAM-ER là tên lửa đối đất chính của tiêm kích chủ lực tàu sân bay, F-18



http://nghiadx.blogspot.com
SLAM-ER trên F-15K Hàn Quốc


Được trang bị 1 động cơ phản lực, tên lửa SLAM-ER nặng 635kg có thể mang đầu đạn nặng 226kg đi xa 241km với tốc độ cận âm.

Điều thú vị là tên lửa có thể tiếp nhận dữ liệu về vị trí mục tiêu kể cả khi đã được phóng thông qua hệ thống IFFT và kết nối video.

Chỉ khi đến gần khu vực mục tiêu đã được đánh dấu, SLAM-ER mới kích hoạt cảm biến ảnh nhiệt, sử dụng thuật toán so sánh hình ảnh mục tiêu được cung cấp trước khi phóng với hình ảnh thực địa để xác định vị trí hợp lý chờ lệnh chuẩn bị công kích.

Chính lúc này, phi công có quyền thay đổi lệnh công kích nếu cảm thấy "không ổn" hoặc chẳng làm gì để SLAM-ER tự động lao vào mục tiêu.

Ngoài ra, thông tin mục tiêu cũng có thể gửi lại từ SLAM-ER chia sẻ cho các máy bay khác hoặc UAV giúp tăng khả năng gây thiệt hại cho lực lượng đối phương.

http://nghiadx.blogspot.com
SLAM-ER trên F-15K Hàn Quốc


Mô tả khả năng xuyên phá của SLAM-ER, đại diện Hải quân Mĩ cho biết thêm: “Tên lửa được trang bị đầu đạn 226kg là loại đầu đạn của tên lửa hành trình Tomahawk Block 3 phát triển tại Trung tâm Vũ khí Hải quân. Đầu đạn WDU-40/B sử dụng đầu xuyên titan giúp tăng khả năng xuyên và sau đó mới kích nổ, giúp tăng hiệu quả công phá và gây cháy.

Hiện tại trong kho hải quân Mĩ có chừng 700 tên lửa sẽ được nâng cấp lên chuẩn SLAM-ER.

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

>> Xứng danh làm 'vua tăng châu Á' ?


Trung Quốc huênh hoang gọi xe tăng Type-99 của họ là “Ông vua châu Á” và hết lời tâng bốc những phẩm chất của nó. Thực hư ra sao?


Theo cựu nhân viên tình báo quân sự Mỹ, tác giả cuốn sách “Quân đội Trung Quốc hôm nay” Dennis Blasco, Quân đội Trung Quốc hiện sở hữu khoảng 400 xe tăng tối tân Type-99 (còn có ký hiệu ZTZ-99) thuộc các biến thể khác nhau, do nhà máy số 617 của công ty NORINCO sản xuất. (>> chi tiết) Trung Quốc huênh hoang gọi xe tăng này là “vua châu Á” và hết lời tâng bốc những phẩm chất của nó.

Xét tổng thể, quả thực này xe tăng này không phải là quá tồi. Các công trình sư Trung Quốc, theo các chuyên gia nước ngoài, đã cố gắng tập hợp ở nó những phẩm chất của các xe tăng Nga Т-72 và Т-80, xe tăng Mỹ Abrams, xe tăng Đức Leopard và xe tăng Israel Merkava.

Đặc biệt là ở biến thể mới nhất của xe tăng này là Type-99А2. Lái xe điều khiển chiếc xe đồ sộ 60 tấn bằng bánh lái. Tháp và thân xe có vỏ giáp vững chắc. Vỏ giáp gồm giáp đồng nhất dày 500-600 mm, cũng như giáp tích cực 2 lớp, tổng cộng tương đương giáp dày 1.000-1.200 mm.

Các kỹ sư Trung Quốc cho rằng, pháo 120 của xe tăng Abrams của Mỹ có khả năng xuyên giáp dày không quá 810 mm. Pháo 125 mm của Trung Quốc được chế tạo dựa trên các mẫu của Nga mà Trung Quốc “làm chủ công nghệ” nhờ sự giúp sức của các kỹ sư và kỹ thuật viên Ukraine xuyên được giáp dày 850 mm, trong khi vỏ giáp của Abrams chỉ tương đương giáp đồng nhất dày 600-700 mm.

Người ta khẳng định rằng, Trung Quốc đã chế tạo cho Type-99 một loại đạn mới có khả năng xuyên giáp dày 950 mm. Các xe tăng này đã qua các thử nghiệm toàn diện trong các vùng khí hậu khác nhau, kể cả khu vực miền bắc mô phỏng khu vực cận cực.

http://nghiadx.blogspot.com
Type-99.

Theo tạp chí Mỹ Defense News, nhiệm vụ mua sắm các xe thiết giáp mới là nhiệm vụ ưu tiên của quân đội Trung Quốc. Đồng thời, giới quân sự Trung Quốc cũng rất muốn mua thật nhiều Type-99А2. Tuy nhiên, tốc độ trang bị xe tăng này cho các đơn vị quân đội bị chậm so với số lượng và thời hạn dự định.

Một là xe tăng này quá phức tạp khi sản xuất. Hai là, nó rất không rẻ. Mỗi xe tăng sản xuất loạt có giá 16 triệu tệ (2 triệu USD hay 1,6 triệu euro), tức là đắt gần gấp đôi tăng chủ lực Type-96 của Trung Quốc. Chính vì thế mà “những ông vua châu Á” chỉ được trang bị cho các đơn vị tinh nhuệ của Quân đội Trung Quốc.

Tuy nhiên, Type-99 cũng có những nhược điểm khó chữa khác. Trước hết là trọng lượng. Nó quá nặng đối với đa số cầu cống Trung Quốc. Cũng có những hạn chế về vận chuyển xe tăng này bằng đường sắt.

Bắt tay chế tạo xe tăng thế hệ 4

Biến thể mới nhất của Type-99 là Type-99KM còn chưa được đưa vào dây chuyền sản xuất. Xe tăng này được trang bị động cơ diesel 2.100 mã lực, vỏ giáp tích cực module mới và hệ thống đối kháng laser tích hợp JD-3.

Khi nhận được thông tin báo xe tăng bị laser đối phương chiếu xạ, JD-3 tự động quay tháp về phía phát xạ laser và “bắn” ra tia laser mạnh, loại khỏi vòng chiến các khí tài quang hay mắt xạ thủ đối phương.

Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã chế tạo cho Type-99KM loại pháo 152 mm, có khả năng bắn tên lửa có điều khiển và đạn động năng thế hệ mới, trong đó có đạn xuyên động năng, bao gồm một số phần tử xuyên làm bằng hợp kim đặc biệt.

Dĩ nhiên là xe tăng lại nặng và cồng kềnh. Giá của “ông vua siêu hạng” này tất yếu cũng tăng lên.

Điều đó buộc giới lãnh đạo Quân đội Trung Quốc phải tìm kiếm các phương án mới để trang bị xe tăng cho lục quân. Họ đang nghiên cứu chế tạo tăng thế hệ 4.

Theo giám đốc viện nghiên cứu ô tô Hoa Bắc, xe tăng này sẽ nhẹ hơn Type-99А2. Kíp xe gồm 2 người sẽ nhận thông tin cần cho tác chiến từ nhiều sensor (hồng ngoại, ảnh nhiệt…). Chắc chắn vũ khí chính của nó sẽ là pháo tăng 140 mm có khả năng phóng tên lửa mà Trung Quốc khẳng định là “khá chín muồi”. Hệ thống phòng vệ chủ động dùng để tiêu diệt tên lửa chống tăng bay đến.

Theo sự mô tả khá nghèo nàn này, xe tăng tương lai của Trung Quốc về khái niệm khá giống xe tăng mà Nga đã đình chỉ phát triển. Ít ra thì rõ ràng là ý tưởng của loại xe tăng đó có ảnh hưởng đến thiết kế tăng tương lai này của Trung Quốc.

>> Việt Nam mua radar tối tân của phương Tây ?


Việt Nam đang đàm phán với một số nhà cung cấp vũ khí của phương Tây để có thể tiếp cận với các công nghệ quốc phòng hiện đại, Reuters cho biết hôm 10/2. 


http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam có thể mua hệ thống radar giám sát hiện đại của phương Tây. Ảnh minh họa

Reuters dẫn lời các chuyên gia cao cấp trong ngành công nghiệp quốc phòng Pháp cho biết, Việt Nam là một trong số các nước Đông Nam Á đang tìm cách mở rộng khả năng giám sát và tuần tra trên biển. Các hợp đồng vũ khí được dự đoán lên tới hàng trăm triệu USD.

"Việt Nam đang bắt đầu cởi mở hơn đối với các nhà cung cấp vũ khí phương Tây từ 2 - 3 năm trước", bà Marie-Laure Bourgeois, Phó Chủ tịch tập đoàn Thales, chuyên gia phụ trách các dự án mua bán quốc phòng ở Nam và Đông Nam Á của hãng này cho biết.

"Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều muốn có đủ các phương tiện này để biết rõ những gì đang diễn ra ở trên biển và trên không", bà Bourgeois nói thêm.

Theo lời bà Bourgeois, Israel được xem là quốc gia có nhiều triển vọng nhất để ký được hợp đồng cung cấp hệ thống radar tiên tiến cho Việt Nam, dù Tập đoàn Thales của Pháp cũng đang xúc tiến đàm phán với Việt Nam để có thể giành chiến thắng trong gói đấu thầu này. "Cơ hội của Thales vẫn còn ở phía trước", bà Bourgeois nói.

"Việt Nam sẽ không chỉ mua vũ khí của Nga. Chúng tôi đã thực hiện một số cuộc thảo luận với các quan chức Việt Nam về việc cung cấp hệ thống radar và vẫn còn một số cuộc thảo luận", bà Bourgeois nói với các phóng viên Reuters nhân sự kiện chuẩn bị diễn ra Triển lãm hàng không Singapore từ ngày 14-19/2 tới đây.

Israel và Vệt Nam đã tăng cường các cuộc đàm phán song phương vào hồi cuối năm 2011, nhưng vài tháng nữa thỏa thuận mới được ký kết, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Israel nói với Reuters.

Hôm 9/2 vừa qua, Israel đã công bố một hợp đồng cung cấp radar trị giá 150 triệu USD cho một quốc gia giấu tên ở châu Á.

Ông James Hardy, Biên tập viên của tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa ra bình luận, Việt Nam có truyền thống mua vũ khí của Liên Xô (nay là Nga), trong đó có hợp đồng gần đây là mua 6 tàu ngầm Kilo 636, nhưng Hà Nội đang nổi lên là một thị trường vũ khí cho các quốc gia phương Tây.

"Chúng tôi thấy rằng Việt Nam đang tăng cường quan hệ với các nước phương Tây trong vài năm qua, Việt Nam nổi lên là một thị trường tiềm năng cho chúng tôi", ông Hardy nói.

Reuters cũng cho biết rằng, tại triển lãm hàng không Singapore Air Show sắp tới, các nhà cung cấp vũ khí phương Tây sẽ trưng bày các hệ thống phòng thủ và hệ thống giám sát biên giới của họ để mong ký thêm được các hợp đồng với các đối tác Đông Nam Á.

>> Việt - Nga hợp tác phát triển tên lửa hành trình


Dự kiến trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu làm việc để phát triển chung một tên lửa hành trình mới.


RIA Novosti dẫn lời ông Mikhail Dmitriev, Giám đốc Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Nga cho biết, trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu hợp tác để cùng nhau phát triển một tên lửa hành trình mới. "Trong năm nay, Việt Nam sẽ tăng cường năng lực để bắt đầu sản xuất một loại tên lửa hành trình mới, dựa trên tên lửa Uran của Nga", ông Dmitriev nói với các phóng viên.

Theo đó, loại tên lửa mới sẽ "tương tự" như tên lửa hành trình siêu âm BrahMos mà Liên doanh Nga - Ấn phát triển.

Theo ông Dmitriev, Nga và Việt Nam đang đàm phán về một hợp đồng quân sự khác, liên quan đến hợp tên lửa chống tàu Bastion. "Chúng ta đang nói về một hợp đồng mua bán tên lửa khác, hợp đồng sẽ được cấp tín dụng cho vay có thời hạn", ông Dmitriev nói.

http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam sẽ phát triển tên lửa hành trình tiên tiến dựa trên tên lửa Uran của Nga.

Ông này cũng nhắc lại, trong năm 2011, Nga đã hoàn thành hợp đồng đầu tiên trong việc cung cấp hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion cho Việt Nam.

Chi tiết về loại tên lửa hành trình mới không được tiết lộ, tuy nhiên, biến thể tên lửa này sẽ "tương tự" như tên lửa chống tàu siêu âm BrahMos như khả năng bay "siêu âm" ở tốc độ Mach 2,8.

Như vậy, Việt Nam sẽ sớm có một nhà máy chế tạo tên lửa hành trình thuộc hàng "tiên tiến bậc nhất" trên thế giới, với sự giúp đỡ của Nga

Trước đó, Tổng Giám đốc công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV), ông Boris Obonosov cũng đã tiết lộ rằng, công ty này đã bàn giao đầy đủ số tiên lửa chống tàu Kh-35E (hay còn gọi là Uran-E) cho Việt Nam từ năm 2009-2010 trong hợp đồng được ký kết trước đó , với số lượng bàn giao là 31 tên lửa Kh-35E.

Phần lớn các chiến hạm tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam đều đang sử dụng tên lửa hành trình chống tàu Uran làm vũ khí tấn công chủ lực.

Việc cùng hợp tác và phát triển lên một biến thể tên lửa mới sẽ giúp Việt Nam sớm tiếp thu được công nghệ chế tạo tên lửa tiên tiến, dần dần tự sản xuất tên lửa cho các tàu tên lửa như tàu lớp Molniya, Gepard 3.9... cũng như xin giấy phép và mua dây truyền công nghệ.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

>> Khu trục hạm Type 052C của Hải quân Trung Quốc


Tháng 5 năm 2003, tạp chí Jane's Defense Weekly đã giới thiệu tầu khu trục kiểu mới của Trung quốc Type 052C (Luyang-II class), được nhiều thông tin nhắc đến như một sản phẩm mang nhiều bản copy công nghệ không có bản quyền của nước ngoai.


Cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng, Type 052C là sản phẩm thật sự của công nghiệp đóng tầu hiện đại Trung Quốc phát triển với đặc điểm là có hệ thống phòng không rất mạnh. Tầu khu trục được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng và radar anten mạng pha, tên lửa phòng không HQ-9 với tầm bắn rất xa. Hải quân Trung Quốc dự kiến sẽ đóng nhiều tầu có hệ thống phòng không cực mạnh và có lượng giãn nước lớn. Sự xuất hiện của Type 052C đã làm giảm đi đáng kể ưu thế Không Hải của lực lượng quân đội Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương và Vịnh Thái Lan.

Từ cuối những năm 1960, trên thế giới đã có xu hướng phát triển các tên lửa chống tầu có tầm bắn xa, tốc độ cao và trần bay thấp. Điều đó buộc các nhà đóng tầu quân sự phải tiến hành triển khai nghiên cứu thiết kế các chiến hạm có khả năng phòng ngự đánh chặn các đòn tấn công bằng tên lửa chống tầu với số lượng lớn trong đội hình hải chiến.

Từ đó, xuất hiện những tầu chiến được trang bị các ống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng, cho phép trong 1 thời gian ngắn có thể phóng các tên lửa phòng không đánh chặn tên lửa chống tầu có số lượng lớn, đồng thời sử dụng các radar tìm kiếm, bám dính và bắt mục tiêu dạng anten mạng pha, các radar dạng mạng pha có khả năng phát hiệt và theo dõi nhiều mục tiêu trên không cùng một lục, đồng thời có thể đảm bảo tấn công đánh chặn cả máy bay chiến đấu và tên lửa chống tầu. Từ đó, các hệ thống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng đặt dưới sàn và khoang tầu đang làm một cuộc cách mạng trong công nghệ đóng tầu quân sự hiện nay.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm Type 052C


Vào những năm 1980, Liên xô và Mỹ đã chế tạo thành công các hệ thống tên lửa phòng không trên biển. Người Mỹ đã chế tạo hệ thống AEGIS với radar anten mạng pha SPY-1 và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng Мк41. Liên bang Xô viết cũng thiết kế thành công hệ thống tên lửa phòng không Fort-M với hệ thống phóng đạn kiểu ổ xoay sử dụng tên lửa S-300( hệ thống tên lửa có ống phóng đạn kiểu revolve được thế giới biết đến với cái tên russian – revolve. Vào năm 2002, theo thông tin trên mạng Internet Nga, người Trung Quốc đã bỏ 200 triệu USD để có được 2 hệ thống phóng tên lửa Fort-M của Nga nhằm trang bị cho 2 tầu khu trục type -051C.

Vụ mua bán trên không gây ra tiếng vang ở trên thị trường vũ khí trên thế giới cho đến khi, sau một năm xuất hiện các thông tin về tầu khu trục hiện đại mẫu type 052C và giới truyền thông quân sự phương Tây bắt đầu xôn xao. Năm 2004, một trạng mạng của Mỹ thông báo, người Trung quốc đã copy hệ thống tên lửa S-300, và hệ thống điều khiển tên lửa thì copy từ hệ thống điều khiển tên lửa đánh chặn Patriot-2. Đồng thời, một trang web của châu Âu cũng đưa tin, hệ thống radar của Trung Quốc có an ten giống hệt như hệ thống ăn ten của Mỹ SPY-1.Như vậy, Phương Tây đang cố gắng tưởng tượng thiết kế của tầu khu trục type 052C là sản phẩm của quá trình lắp ghép các bản copy công nghệ phi bản quyền của các cường quốc công nghệ quân sự nước ngoài.

Nhưng cùng với những công bố trên mạng và điều tra thực tế, các chuyên gia quân sự châu Âu đã phát hiện ra rằng, cấu tạo thiết kế của hệ thống ống phóng tên lửa Trung Quốc không phải là hệ thống phóng tên lửa revolve của Nga, người Trung Quốc đã lắp các ống chứa đạn tên lửa và đồng thời là ống phóng đạn tên lửa lên tầu. Mỗi thùng chứa là một ống phóng đạn. Hệ thống Fort-M của Nga chỉ có 1 cửa phóng, trống chứa đạn tên lửa quay quanh trục và đưa tên lửa đến ống phóng (tương tự như hệ thống nạp đạn của xe thiết giáp BMP-1. Đồng thời cũng thấy rằng, hệ thống an ten mạng pha của Trung Quốc là hệ thống phát xạ tích cực, chứ không hấp thụ sóng radar thụ động như của Spy-1 của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa


Từ những quan sát và nhận định đã nêu, các chuyên gia quân sự phương Tây đã cho rằng, Trung Quốc với mẫu tầu khu trục Type 052C đã bước lên nhóm nước chế tạo tầu chiến cấp II (Nga, Anh và Đức) ,nhưng còn xa mới đạt được cấp I (Mỹ). Trước khi xuất hiện thế hệ tầu khu trục Type 052C, Trung Quốc đứng ở hàng thứ III, tương đương với Ấn Độ. Trên trang web militaryphotos.net giới thiệu hình ảnh mô phỏng của tầu khu trục Type 052C (Luyang-II class), có rất nhiều điểm tương đồng với tầu khu trục Mỹ Arleigh Burke.

http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình khu trục hạm Type 052C

Hiện nay mới có 2 tầu khu trục lớp 052C được chế tạo, đó là tầu 170 Lanzhou ( Lan Châu), kết thúc vào cuối năm 2002. hạ thủy vào ngày 29.04.2003, được biên chế vào lực lượng Hải quân Trung Quốc vào tháng 7 năm 2004 thuộc hạm đội Nam Hải và tầu 171 Haikou (Hải Khẩu) hạ thủy vào ngày 30.10.2003, biên chế vào lực lượng Hải quân Trung Quốc, thuộc hạm đội Nam Hải vào năm 2005.

Tầu khu trục lớp type 052C được trang bị hệ thống điện toán điều khiển hỏa lực H/ZBJ-1 – hệ thống tương đương với hệ thống Aegis của Mỹ, hệ thống tự đồng số hóa xử lý, liên kết và truyền dữ liệu thông tin HN-900 (tương tự như hệ thống Link-11), hệ thống thiết bị kết nối vệ tinh truyền thông SNTI-240, radar Type 438 (dải băng tần S-band, tầm phát hiện mục tiêu lên đến – 450 km) với 4 dàn anten mạng pha, phát triển bởi Viện nghiên cứu công nghệ điện tử viễn thông Nam Kinh (Nanjing Research Institute of Electronic Technology) trước đây là Viện nghiên cứu 14.

Hai radars phát hiện tọa độ mục tiêu trên không Type 571Н-1 Knife Rest, Radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống tầu và pháo hạm МР-331 (Мinheral-МE) xuất xứ từ Nga , radar điều khiển hỏa lực МЗАК Type 347G Rice Lamp (EFR-1), hệ thống tìm kiếm xác định mục tiêu bằng sonar – thủy âm gắn vào thân tầu ГАС SJD8/9 (nâng cấp của hệ thống DUBV-23) và hệ thống tìm kiếm xác định mục tiêu sonar-thủy âm kéo theo tầu ГАС ESS-1 (hoàn thiện từ hệ thống DUBV-43). Hệ thống thiết bị quang điện tử : OFC-3. Hệ thống thiết bị chế áp quang điện tử: 4x18-ống Type 726-4 decoy RL.

http://nghiadx.blogspot.com
Cắt lớp khu trục hạm Type 052C


Quote:

Tính năng kỹ chiến thuật của tầu khu trục

- Lượng gián nước - 6600 tấn

- Chiều dài – 153,0 m

- Chiều rộng lớn nhất– 16,5 m

- Mức ngấn nước – 6 m

- Động cơ – 2 trục truyền lực, 2 Động cơ tuốc bin DA80/DN80 (Ucraina, 48600 mã lực.), 2 động cơ điesen Shaanxi (bản copy MTU-20V956 TB92, 8840 mã lực.)

- Tốc độ – 29 knots

- Thủy thủ đoàn – 250 người. (bao gồm có. 40 sĩ quan)

Vũ khí trang bị

- 2х4 hệ thống phóng tên lửa hành trình chống tầu YJ-62

- 6х6 (phần mũi tầu) và 2х6 (phần đuôi tầu) Ống phóng tên lửa phòng không HQ-9 (S-300F)

- Pháo hạm 1х1 100-mm

- Pháo phòng không 2х7 30-mm МЗАК Type 730

- Hai bệ phóng ngư lôi 2х3 -324-mm (ngư lôi Yu-7)

- Ống phóng rocket chống ngầm 2х12 240-mm Loại Type 75

Ống phóng rôc két chống ngầm 4х18 РБУ

- Máy bay trực thăng hải quân: 1 Ка-28 hoặc Z-9C trong khoang tầu.

>> Khám phá chiến đấu cơ Su-35S


Hình dáng khí động học ưu việt, hệ thống điện tử hàng không hiện đại, tầm bay, tải trọng vũ khí cực mạnh, Su-35S là máy bay thông thường mạnh nhất hiện nay. 


Su-35S được đánh giá là một “siêu tiêm kích” thế hệ 4++ là một trong những chương trình ưu tiên hàng đầu của Sukhoi trong thời gian tới.

Su-35S là đỉnh cao của thiết kế máy bay chiến đấu thông thường, một sự kết hợp giữa hình dáng khí động học ưu việt và động cơ tiên tiến cùng với hệ thống điện tử hàng không hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com
Buồng lái hiện đại của Su-35S Ảnh: Sukhoi


Su-35S là biến thể hiện đại hóa sâu rộng của Su-27M, trước đây còn gọi là Su-35BM. Trong đó, Su-35S được chỉ định là biến thể trang bị cho Không quân Nga và Su-35BM là biến thể dành cho xuất khẩu.

Su-35S mang một luồng gió mới trong thiết kế máy bay của Nga, máy bay được trang bị một khung máy bay mới với tuổi thọ lên đến 6.000 giờ bay, tương đương với 30 năm, thời gian cần phải đại tu khung máy bay lên đến 1.500 giờ (10 năm).

Su-35S giữ lại các thiết kế khí động học cơ bản của dòng Flanker kết hợp với nhiều cải tiến khí động học quan trọng. Thiết kế của máy bay loại bỏ phanh không khí phía sau buồng lái làm tăng khả năng cơ động, kết hợp với động cơ đẩy vector đa chiều không đối xứng.

Hệ thống điện tử tích hợp hiện đại

Su-35S được trang bị hệ thống fly-by-wire số hoàn toàn với 3 kênh tín hiệu, so với các biến thể Su-27/Su-30, máy bay không có đường kết nối cơ khí nào giữa thanh điều khiển với các cánh nâng bên ngoài.

Hệ thống phần mềm điều khiển bay tích hợp sẽ kiểm soát hoàn toàn các hoạt động, điều chỉnh cánh nâng, động cơ đẩy vector cũng như giới hạn các động tác nhào lộn.

Máy bay được trang bị thanh điều khiển HOSTA hiện đại, hệ thống điện tử hàng không được thiết kế trên cơ sở ứng dụng cho tiêm kích thế hệ 5.

Su-35S được trang bị 2 động cơ 117S, được phát triển từ động cơ AL-31F, có lực đẩy tăng 16%, cung cấp lực đẩy thô 86,3kN, 142,2kN với buồng đốt hai lần.

So với động cơ AL-31F hiệu suất, tuổi thọ của động cơ tăng từ 2-2,7 lần, khoảng thời gian cần sửa chữa từ 500 giờ lên đến 1.000 giờ, thời gian cần đại tu động cơ lên đến 1.500 giờ bay.

Động cơ mới được trang bị hệ thống quạt mới, buồng đốt áp lực cao và áp lực thấp cùng với một hệ thống điều khiển số mới hoàn toàn.

http://nghiadx.blogspot.com
Động cơ đẩy vector đa chiều không đối xứng 117S mang lại cho Su-35S khả năng thao diễn vượt trội.


"Mắt thần" của Su-35S là radar quét mạng pha điện tử Irbis-E, radar có đường kính 900mm. Đây là một radar hiệu năng cao đươc thiết kế riêng cho Su-35S. Irbis-E là sản phẩm của Viện nghiên cứu công nghệ Tikhomirov NIIP.

Irbis-E là một radar quét mạng pha điện tử bị động, radar có khả năng quét góc 60 độ ở cả hai góc phương vị và độ cao, các thiết bị truyền động thủy lực cho phép radar xoay 120 độ. Radar cung cấp khả năng giám sát không đối không, đối đất, đối hải cùng lúc, lập bản đồ mặt đất với chế độ khẩu độ tổng hợp.

http://nghiadx.blogspot.com
Irbis-E là radar trang bị cho máy bay chiến đấu có phạm vi hoạt động lớn nhất hiện nay Ảnh: NIIP


Irbis-E có khả năng phát hiện các máy bay tàng hình, phương tiện bay không người lái, tên lửa có diện tích phản hồi radar RCS 0.01m2 ở cự ly tới 90km.

Radar có khả năng phát hiện và theo dõi 30 mục tiêu trên không có RCS 3m2 ở cự ly tới 400km, tham chiến với 8 mục tiêu cùng lúc.

Không chỉ vậy, radar có khả năng lập bản đồ số độ phân giải cao, theo dõi và tham chiến với 4 mục tiêu mặt đất cùng lúc với phạm vi lên đến 400km mà không cần phải ngưng chế độ giám sát trên không. Radar phía trước được hỗ trợ bởi một radar phía sau để điều khiển các tên lửa đối không SARH, tầm bao quát về phía sau là 50km.

Ngoài ra, radar Irbis-E còn được hỗ trợ bởi hệ thống tìm kiếm, theo dõi mục tiêu bằng hồng ngoại OLS-35.

Hế thống bao gồm, một bộ cảm biến hồng ngoại, máy đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser và cuối cùng là một hệ thống quang-truyền hình.

OLS-35 là một hệ thống có độ chính xác cao, sai số trượt mục tiêu (CEP) của hệ thống chỉ 5 mét, phạm vi hoạt động tối đa là 20km chống lại các mục tiêu trên không, 30km với các mục tiêu mặt đất, tầm phát hiện mục tiêu của hệ thống là 90km.

Su-35S có một buồng lái hiện đại, máy bay được trang bị hai màn hình LCD độ phân giải cao kích thước 230x305mm, màn hình hiển thị HUD đa chức năng, hai kênh thông tin liên lạc mã hóa VHF/UHF, hệ thống chống nghẽn tín hiệu liên lạc giữa các máy bay và trạm chỉ huy mặt đất.

Các hệ thống định vị dựa trên màn hình hiển thị bản đồ kỹ thuật số với khả năng định vị quán tính và định vị toàn cầu GLONASS.

Su-35S được trang bị hệ thống đối phó điện tử ECM tích hợp, có thể tùy chọn hệ thống KNIRTI SAP-14. Hệ thống này được đánh giá tương đương với hệ thống ALQ-99E của Mỹ trang bị cho máy bay tác chiến điện tử EA-18 Growler.

Phương án tương đương cho Su35S là hệ thống KNIRTI SAP-518 ECM, hệ thống chỉ thị mục tiêu quang điện tử gắn ngoài UOMZ Sapsan.

Hệ thống vũ khí đầy uy lực

Su-35S có tới 12 điểm treo vũ khí bên ngoài, tổng tải trọng vũ khí lên đến 8.000kg, các vũ khí ưu việt có thể kể đến như: Tên lửa không đối không tầm ngắn RVV-MD, biến thể nâng cấp của R-73M(AA-11 Archer), tên lửa được trang bị đầu dò hồng ngoại đa màu sắc, tầm bắn tối đa đến 40km, tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn RVV-SD, biến thể nâng cấp của R-77 (AA-12 Adder), tầm bắn tối đa lên đến 160km.

http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh vũ khí một bên cánh của Su-35S.


Tên lửa không đối không tầm trung R-27AE(AA-10 Alamo), tầm bắn tối đa 130km, ngoài ra, Su-35S còn được trang bị tên lửa chống bức xạ Kh-31P, tên lửa chống hạm Kh-31A, tên lửa hành trình Kh-59ME/MK tầm bắn 285km, Kh-29T/L, bom có điều khiển và không có điều khiển. Cuối cùng Su-35S được vũ trang một pháo GSh-30, 30mm với cơ số 150 viên đạn

Tốc độ, tầm bay vượt trội

Trong số các máy bay của phương Tây, ngoại trừ F-15 và F-22 có khả năng thực hiện một cuộc đua tốc độ với Su-35S, các máy bay còn lại, thậm chí cả F-35 điều bị Su-35S cho “hít khói”.

Su-35S đạt tốc độ tối đa Mach-2,25 tại độ cao lớn, Mach-1,4 tại độ cao thấp, thời gian tăng tốc từ 1.100km/h lên 1.300km/h chỉ trong vòng 8 giây, trần bay tối đa là 18km.

Với tối đa nhiên liệu bên trong Su-35S có tầm hoạt động 3.600km, bán kính chiến đấu 1.580km, với hai thùng nhiên liệu gắn ngoài, tầm bay tối đa đạt 4500km, cùng với đó là hệ thống tiếp nhiên liệu trên không để tăng tầm bay.

Các chuyên gia quân sự châu Âu luôn lo ngại rằng, các máy bay chiến đấu hiện đại nhất của họ hiện nay đều không phải là đối thủ của Su-35S ở mọi chỉ số, thậm chí tiêm kích thế hệ 5 F-35 sẽ trở nên yếu thế khi mất đi khả năng tàng hình, gần như chắc chắn F-35 sẽ bị đánh bại trong một cuộc chạm trán với Su-35S.

Su-35S hội đủ tất cả các yếu tố để trở thành một siêu tiêm kích thế hệ 4++, và Singapore Air Show 2012 là cơ hội để các khách hàng nước ngoài được chiêm ngưỡng những đặc tính kỹ thuật ưu việt của tiêm kích này. Trong thập kỷ tới, Su-35S sẽ ngôi sao sáng trên thị trường xuất khẩu thế giới.

>> Nếu Israel tấn công Iran: Khó đến mức nào?


Nếu Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, cuộc tấn công đó có thể là dạng oanh kích phức hợp bao gồm hàng chục máy bay chọc thủng các hàng rào phòng không của nước Cộng hòa Hồi giáo và tấn công một loạt mục tiêu cùng lúc.


http://nghiadx.blogspot.com
Nếu đánh Iran, Israel sẽ phải thực hiện một cuộc không kích cực kỳ phức tạp.


"Đó sẽ là một cuộc tấn công phức tạp hơn bất kỳ cuộc tấn công nào trước kia", Charles Wald, một vị tướng Không lực Mỹ về hưu, người từng dẫn đầu chiến dịch không kích giúp lật đổ Taliban của liên quân ở Afghanistan, nhận xét.

Nếu so sánh, cuộc oanh kích của Israel nhằm vào lò phản ứng hạt nhân Osiraq của Iraq năm 1981 và một cuộc tấn công ở Syria năm 2007 là các chiến dịch đơn giản hơn nhiều, chỉ đòi hỏi Tel Aviv tấn công một mục tiêu đơn lẻ trên mặt đất. Bên cạnh đó, cả Syria và Iraq đều không có các năng lực phòng không tinh vi.

Còn với một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran, sẽ chẳng có gì là dễ dàng, theo ông Wald.

Cũng theo vị tướng về hưu này, người Iran đã học được nhiều từ các cuộc tấn công của Israel ở Syria và Iraq. Các cơ sở hạt nhân của Iran nằm rải rác trên khắp đất nước, một vài trong số đó được gia cố để trụ vững trước các vụ đánh bom - Colin Kahl, một giáo sư của Đại học Georgetown và là cựu quan chức Lầu Năm Góc chuyên theo dõi chính sách Trung Đông - cho biết. Các phi công sẽ phải đối mặt với một mạng lưới radar và các tên lửa phòng không được thiết kế để bảo vệ không phận Iran.

Các nhà phân tích Trung Đông đánh giá, rất khó để dự đoán chính xác một cuộc tấn công sẽ như thế nào.

"Người Israel vô cùng sáng tạo", ông Kahl nói. "Không ai biết chính xác họ sẽ thực hiện việc đó như thế nào".

Dưới đây là những thách thức chủ chốt mà Israel sẽ phải đối mặt nếu thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào Iran:

Tầm bay

Các phi công Israel sẽ gần đạt tới hoặc vượt quá tầm bay tối đa của những chiếc phi cơ F-15 và F-16 do Mỹ chế tạo, phụ thuộc vào hành trình họ sẽ đi theo cùng tốc độ và lượng chất nổ.

Theo cựu tướng Wald, người Israel hoặc phải cần đến nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không hoặc hạ cánh đâu đó trên hành trình để tiếp nhiên liệu. Hiện chưa rõ liệu có nước nào cho phép làm điều này hoặc liệu Israel có thể thiết lập một cơ sở tiếp nhiên liệu bí mật trên sa mạc.

Tiếp nhiên liệu trên không cũng có rất nhiều khó khăn. Không lực Israel có năng lực tiếp nhiên liệu hạn chế, và nếu vận hành bất kỳ một chiếc nào trong 4 chiếc máy bay tiếp dầu KC-130 của mình, họ sẽ phải cử các máy bay chiến đấu đi theo bảo vệ và điều này càng kéo căng thêm các nguồn lực, theo Scott Johnson, một chuyên gia phân tích tại hãng tư vấn quốc phòng IHS Jane's.

Israel hiện có khoảng 350 chiếc F-15 và F-16.

Bay qua bầu trời Iraq là tuyến thẳng nhất đối với các phi công Israel. Vì Mỹ đã rút quân, Iraq không đủ khả năng bảo vệ hiệu quả không phận của mình và thực tế đó có thể cho Israel một con đường tiếp cận Iran trong khi phải duy trì một yếu tố bất ngờ.

Phòng không

Máy bay Israel có thể chọc thủng các hàng rào phòng không Iran. Tuy nhiên, theo giới phân tích, Israel sẽ cần phải điều thêm máy bay để gây nhiễu radar và theo cách khác, phải vô hiệu hóa các hệ thống tên lửa và radar của Iran.

"Họ sẽ không dùng bút chì sáp trên kính", Johnson nói về phòng không Iran. "Họ đã nâng cấp các hàng rào phòng không hiện đại dùng máy tính".

Iran chưa có các hệ thống mới nhất, theo tướng về hưu Wald, một nhà phân tích quân sự thuộc nhóm cố vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng. Năm 2010, Nga đã hủy một hợp đồng dự kiến bán cho Iran các tên lửa đất đối không tinh vi S-300, loại vũ khí có thể nâng cấp đáng kể các hàng rào phòng không của Iran.

Bom

Israel có nhiều bom lớn đủ sức xuyên thủng boongke, nhưng theo một số nhà phân tích, nước này cần các loại bom đạn tinh vi hơn nữa để giúp hạ gục một số cơ sở được bảo vệ tốt của Iran.

Israel có các bom phá boongke GBU-28 do Mỹ chế tạo, các bom nặng 5.000 pound đủ sức công phá các mục tiêu được gia cố. Trong một báo cáo mới đây, Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng ủng hộ Mỹ cung cấp cho Israel các loại bom GBU-31 tinh vi hơn.

Giới phân tích cho rằng, thời gian thực hiện một cuộc tấn công sẽ là yếu tố quyết định, vì một chiến dịch kéo dài sẽ phát sinh khả năng bị Mỹ phản đối và có thể dẫn tới một cuộc xung đột rộng khắp hơn.

"Có thể họ sẽ chỉ thực hiện một cuộc oanh kích", Anthony Cordesman, một nhà phân tích tại Trung tâm Các nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận xét.

Cựu tướng Wald thì cho rằng, chiến dịch đó đòi hỏi nhiều thời gian hơn. "Nếu bạn thực sự muốn làm đúng điều này, có thể bạn phải bàn luận mất vài tuần".

Mỹ nên sẵn sàng cho một cuộc phản công của Iran, ông Wald đánh giá. Colin Kahl thì nhấn mạnh Iran có các tên lửa tầm trung có thể bắn chạm tới Israel.

Có nhiều cách Iran có thể tấn công đáp trả. Hải quân nước này có thể chặn các tàu buôn đi qua Eo biển Hormuz, phá vỡ các hoạt động cung cấp dầu của thế giới. Năm 2009, khoảng 17% tổng lượng dầu lửa trao đổi trên toàn thế giới được chuyên chở qua eo biển nhỏ hẹp này, theo Bộ Năng lượng Mỹ.

Giới phân tích cũng cho rằng, Iran có thể sẽ dùng đến các tổ chức ủng hộ nước này, Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon, để tấn công Israel.

"Bạn phải sẵn sàng cho điều đó", ông Wald nói

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

>> Siêu tăng Sabra của Israel


Xe tăng chiến đấu chủ lực Sabra được hiện đại hóa từ loại M60A3 do Mỹ sản xuất, ban đầu được Israel phát triển theo đơn đặt hàng của Thổ Nhĩ Kỳ





http://nghiadx.blogspot.com
Siêu tăng Sabra

Lịch sử phát triển

Trong nhiều thập kỷ, Israel luôn nhận được sự hỗ trợ quân sự dài hạn từ phía Hoa Kỳ, trong đó có việc cung cấp một số lượng lớn xe tăng M48 và M60 Patton. Dựa trên kinh nghiệm chiến đấu, quân đội Irsael đã cải tiến và thay đổi những xe tăng này cho phù hợp với điều kiện tác chiến.

Một trong những chương trình hiện đại hóa xe tăng mà Irsael đã thực hiện, đó là cho ra lò hàng loạt siêu tăng chiến đấu chủ lực Magach. Ngoài ra, Israel cũng đã giúp đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ nâng cấp các xe tăng M60A3 của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
M60 Patton


Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra quyết định hiện đại hóa một số lượng lớn các xe tăng M60A3 Patton của Mỹ. Biến thể mới của xe tăng chiến đấu chủ lực này mang tên Sabra.

Việc hiện đại hóa các xe tăng này do Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Irsael IMI (Israel Military Industry) thực hiện tại một nhà máy công nghiệp nặng ở Ramat Hasharon.

Do hiện đại hóa sâu, Sabra đã có một hệ thống vũ khí mạnh mẽ và chính xác hơn, động cơ nhanh, mạnh hơn, khả năng bảo vệ của lớp giáp, và khả năng chiến đấu của toàn bộ xe tăng cũng tốt hơn nhiều so với người anh M60 của nó.

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com
Siêu tăng Merkava (trên) và Sabra (dưới) của Israel


Nhìn bên ngoài, Sabra giống siêu tăng Merkava hơn là M60 của Mỹ, với các cạnh nhọn và trông có vẻ đường nét hơn. Các bề mặt có độ dốc lớn hơn giúp cải thiện đáng kể khả năng bảo vệ của xe tăng. Sabra có các biến thể Sabra Mk I, Sabra Mk II, Sabra Mk III.

Chương trình hiện đại hóa 170 xe tăng M60 đã được hai nước Israel và Thổ Nhĩ Kỳ ký kết vào năm 2002. Các mẫu xe tăng nâng cấp đầu tiên được bàn giao vào tháng 10 năm 2005. Trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2009, toàn bộ số xe tăng nâng cấp Sabra MkII (Thổ Nhĩ Kỳ gọi là M60T) đã được Israel bàn giao cho phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Một đề nghị hiện đại hóa M60 dưới cái tên M60-2000 đã được General Dynamics Land Systems (Hoa Kỳ) đưa ra với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, cuối cùng, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định ký hợp đồng với Israel, và “gợi ý” cho General Dynamics Land Systems về việc hiện đại hóa M60 của Ai Cập.

http://nghiadx.blogspot.com


Biến thể Sabra MK I là biến thể hiện đại hóa của xe tăng Magach 7C, Israel. Biến thể này có tháp chỉ huy hình vòm, thấp hơn, được trang bị hệ truyền động Allison truyền CD850-6BX và động cơ diesel Continental AVDS 1790-5A.

Biến thể xe tăng Sabra Mk II được trang bị giáp phản ứng nổ và súng máy M85 cỡ đạn 12,7 mm trên tháp chỉ huy. Sabra Mk II sử dụng động cơ diesel MTU MT 881 908 mã lực do Đức sản xuất và hệ truyền động Renk.

Sabra Mk III được trang bị thêm một súng máy điều khiển từ xa, giáp phản ứng nổ và hệ thống kiểm soát hỏa lực, tương tự như các siêu tăng Merkava Mk4. Các xe tăng này cũng sử dụng động cơ diesel của Đức trang bị trên Sabra Mk II.

http://nghiadx.blogspot.com


Sabra có trọng lượng chiến đấu 55 tấn, chiều dài xe (kể cả nòng súng hướng về phía trước) 9,4 m, chiều rộng khi chưa lắp vỏ giáp 3,63 m, chiều cao 3,05 m.

Cũng như nguyên mẫu Patton, kíp chiến đấu của Sabra bao gồm bốn người: lái xe, chỉ huy trưởng, xạ thủ và người nạp đạn.

Vũ khí

Vũ khí chính của Sabra là pháo 120mm mới (thay cho pháo 105 mm của M60) có thể thay thế bởi các chi tiết vũ khí và hậu cần của NATO. Tương tự như vũ khí lắp trên xe tăng Merkava III, nó được lắp thêm thiết bị ảnh nhiệt và hệ thống điều khiển bắn có khả năng bắn chính xác trong khi xe đang hành tiến.

Pháo 120mm được điều chỉnh phù hợp với các kích cỡ tháp pháo nhỏ hơn. Tháp pháo nâng cấp và có hệ thống bảo vệ nhằm tăng cường khả năng chịu đựng trước sự phá huỷ của các loại đạn hoả tiễn đối phương. Đạn dự trữ là 42 quả.

Ngoài pháo chính 120 mm và súng máy 12,7 mm gắn trên tháp chỉ huy (đối với các biến thể Mk II, Mk III), Sabra còn được trang bị súng máy đồng trục 7,62mm hoặc 5,56mm gắn bên ngoài, súng cối 60mm để chống máy bay và để tự vệ.

Hệ thống bảo vệ

Sabra được trang bị giáp phản ứng nổ và phòng hộ tích cực có cấu trúc mô-đun. Các mô-đun giáp này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình chiến đấu và các mối đe dọa tiềm năng.

Khi đạn, nhiên liệu phát nổ, bốc cháy, cửa phòng chống cháy nổ tự động mở, để giải phóng áp suất nổ ra ngoài. Sabra sử dụng hệ thống dập lửa tiên tiến có thể dập tắt đám cháy trong xe trong thời gian ngắn, đảm bảo an toàn cho kíp lái.

http://nghiadx.blogspot.com


Ngoài ra, xe tăng còn được trang bị 8 ống phóng lựu đạn khói ở trên tháp chỉ huy, hai bên pháo chính. Các ống phóng lựu có tác dụng tạo ra màn khói ngụy trang, giúp xe tăng có thể lẩn trốn sau khi thực hiện nhiệm vụ, làm giảm hiệu quả của các thiết bị phát hiện quang hồng, quang điện tử, hồng ngoại, laser…, góp phần bảo vệ xe tăng trước sự tấn công của đối phương.

Hệ thống điều khiển và chỉ huy hỏa lực

Các xe tăng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực điện tử Knight, được cung cấp bởi công ty El-Op Industries Ltd của Rehovot và Elbit Systems của Haifa.

Hệ thống xoay tháp pháo bằng thuỷ lực sẽ vận hành khi xạ thủ xoay tay cầm. Di chuyển tay cầm lên xuống sẽ nâng hoặc hạ pháo chính. Hệ thống xoay tháp pháo bằng thuỷ lực của xe tăng Sabra thay thế cho loại cơ khí hay vận hành bằng điện giúp cho xe tăng có tốc độ xoay pháo nhanh.

Ở bên trái bộ điều khiển hoả lực là các thiết bị điều khiển thủ công dùng cho trường hợp hệ thống thuỷ lực gặp sự cố. Ở bên phải bộ điều khiển là một thiết bị báo góc phương vị để báo cho xạ thủ biết hướng chĩa của tháp pháo so với thân xe và ở sau thiết bị này là máy tính đo lường đạn đạo.

Động cơ và hệ truyền động

Các xe tăng Sabra được trang bị động cơ diesel bốn xi-lanh 908 mã lực với hệ thống làm mát bằng không khí AVDS-1790-5A từ General Dynamics. Sabra được trang bị hệ truyền động tiên tiến giúp cho xe có tốc độ cao và khả năng vượt hào, vượt dốc, vượt vách đứng, lội ngầm tốt hơn.

http://nghiadx.blogspot.com


Siêu tăng Sabra sử dụng hệ truyền động tự động Renk 304. Sabra đường có tốc độ tối đa là 48 km/h (theo một số nguồn, tốc độ tối đa là 55 km/h) và tăng tốc 0-32 km/h trong thời gian 9,6 giây.

Dự trữ hành trình 450 km. Xe tăng có thể vượt dốc 60% và đi dốc nghiêng tới 30%, vượt qua chướng ngại vật có chiều rộng từ 2,6 m và chiều cao 0,91 mét, lặn sâu tới 1,4 m.

Với những tính năng ưu việt như hỏa lực mạnh mẽ, sức cơ động cao, khả năng chiến đấu linh hoạt, siêu tăng Sabra thật sự trở thành một phương tiện chiến đấu đáng sợ trong chiến tranh hiện đại.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang