Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

>> Tạp chí Quân sự châu Á đánh giá hải quân khu vực (kỳ 1)




Tạp chí Quân sự Châu Á (số ra tháng 5/2011) đã đưa ra thống kê số lượng tàu trong Hải quân các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.


Dưới đây là con số cập nhật nhất về lực lượng hải quân các nước trong khu vực:

Indonesia

Với đặc điểm nhiều đảo và sở hữu vùng biển rộng lớn. Indonesia đã xây dựng một lực lượng hải quân đông đảo, trang bị hiện đại. Quân số thường trực của Hải quân Indonesia khoảng 74.000 người với biên chế 136 tàu các loại.

Hải quân Indonesia trang bị 9 khinh hạm chủ lực gồm: 5 tàu lớp Ahmad Yani, 4 tàu lớp Fatahillah. Các tàu này đều thiết kế với tổ hợp tên lửa chống hạm Harpoon và Exocet.

Hộ vệ hạm gồm: 4 chiến hạm lớp Sigma do Hà Lan đóng (Indonesia gọi là Diponegoro) lắp tổ hợp tên lửa Exocet và 16 hộ vệ chống ngầm lớp Parchim được mua lại từ Đức.



Tàu hộ vệ lớp Sigma của Hải quân Indonesia.

Về lực lượng tàu chiến cỡ nhỏ thì Indonesia có: 4 tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Mandau, 4 tàu tuần tra lớp Kakap, 4 tàu cao tốc tuần tra lớp Singa, 4 tàu lớp Todak, 8 tàu lớp Siada, và 7 chiếc Type 35/36.

Đơn vị tàu đổ bộ của Indonesia có: 6 tàu đổ bộ tank lớp Teluk Gelimanuk, 2 tàu lớp Teluk Sirebong. Chính phủ Indonesia ký hợp đồng mua tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Makassar (2 tàu được đóng ở Hàn Quốc và 2 tàu ở Indonesia dưới dạng chuyển giao công nghệ).

Đơn vị tàu quét mìn có: 2 tàu lớp Pulau Rengat, 2 tàu T43 và 9 chiếc lớp pulau Rote.

Đơn vị tàu hỗ trợ có: 1 tàu chở dầu Arun và 1 tàu bệnh viện lớp Tanjung Dalpele.

Về tàu ngầm, hiện tại Hải quân Indonesia biên chế 2 chiếc lớp Cakra đã được Hàn Quốc nâng cấp. Indonesia từng lên kế hoạch mua tàu ngầm tấn công lớp Amur và Kilo của Nga nhưng đều bị hủy bỏ. Dù vậy, giới lãnh đạo đất nước vạn đảo vẫn bày tỏ tham vọng sở hữu 39 tàu ngầm trong tương lai.

Malaysia

Hải quân Hoàng gia Malaysia được đánh giá là một trong những lực lượng sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến nhất khu vực Đông Nam Á. Quân số thường trực có 14.000 người.

Số lượng khinh hạm chủ lực của Malaysia có: 2 tàu lớp Lekiu và 2 tàu lớp Kasturi. Ngoài ra, Malaysia còn có 4 tàu hộ vệ lớp Laksamana. (>> xem thêm)

Tàu chiến cỡ nhỏ và tàu tuần tra gồm: 6 tàu tuần tra ven biển lớp Kedah, 6 tàu SGPV (dài 99 mét, lượng giãn nước 2.200 tấn được trạng bị vũ khí tốt hơn Kedah), 4 tàu cao tốc mang tên lửa lớp Handalan, 4 tàu cao tốc tên lửa lớp Perdana, 6 tàu pháo lớp Jerong, 2 tàu cao tốc lớp Sri Tiga, 15 tàu tuần tra lớp Kris và 12 tàu CB90.




Tàu ngầm tấn công Scorpene - bước đi đầu xây dựng lực lượng tàu ngầm Hải quân Malaysia.



Tàu quét mìn có 4 tàu lớp Mahamiru. Và 3 tàu làm nhiệm vụ hỗ trợ: 1 tàu lớp Gunga Mas Lima (mang được 10 trực thăng) và 2 tàu hỗ trợ chiến đấu lớp Sri Indera Sakti.

Trong khu vực Đông Nam Á, các quốc gia có vùng biển lớn đều dành sự quan tâm đặc biệt tới việc phát triển tàu ngầm – sức mạnh đáng sợ dưới lòng biển.

Malaysia cũng không phải ngoại lệ, năm 2002 Malaysia đã ký hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene từ Pháp. Năm 2009, chiếc đầu tiên đã được chuyển giao và đi vào hoạt động.

Myanmar

Hải quân Myanmar tổ chức với lực lượng khoảng 19.000 người và 122 tàu các loại. Hầu hết các tàu chiến và tên lửa của hải quân đều được nhập từ Trung Quốc.




Tàu tuần tiễu của Mymanmar.


Đội tàu chiến đấu chủ lực tốt nhất của Hải quân Myanmar gồm: 8 tàu hộ vệ lớp Anawratha (lắp tên lửa diệt hạm C-803) và 8 tàu lớp Aung Zeya (sử dụng tổ hợp tên lửa chống hạm C-802).

Đơn vị tàu chiến cỡ nhỏ gồm: 6 tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin, 14 tàu pháo “5 Series”, 1 tàu pháo lớp Indaw, 10 tàu pháo lớp Hainan, 12 tàu tuần tiễu PGM và 3 tàu PB90.

Philippines

Hải quân Philippines sở hữu đội tàu chiến mỏng và ít hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á. Quân số thường trực có khoảng 24.000 người.

Khinh hạm chủ lực lớn nhất của Philipine là chiếc BRP Rajah Humabon, một chiếc tàu già cỗi trang bị vũ khí kiểu cũ, thích hợp cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ ven biển.

Hộ vệ hạm gồm: 2 tàu lớp Rizal và 6 tàu lớp Miguel Malval.

Tàu chiến cỡ nhỏ có: 1 tàu lớp Mariano Alvarez, 3 tàu lớp emilio Jacinto, 2 tàu lớp Emilio Aguinaldo, 22 tàu lớp Jose Andrada, 2 tàu lớp PC 394, 3 tàu lớp Conrado Yap, 8 tàu lớp Tomas batillo và 2 tàu lớp Kagitingan.



Chiến hạm "ba nhất" của Hải quân Philipines.


Hầu hết các chiến hạm của Philipines đều từng phục vụ trong Hải quân Mỹ và các nước đồng minh của Washington. Các kiểu tàu đều thiết kế pháo kiểu cũ, tốc độ bắn chậm, độ chính xác kém, tầm bắn ngắn.

Hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn vùng biển lớn, chính quyền Philipine trong những năm gần đây đã tiến hành chương trình hiện đại hóa hải quân. Philipine quyết định mua tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton từ lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ (tàu này có lượng giãn nước hơn 3.000 tấn). Ngoài ra, Philipine cũng tự thiết kế và “nhờ” Đài Loan chế tạo tàu cao tốc đa năng.

Singapore

Với nền kinh tế mạnh, Hải quân Singapore đã được chính phủ đầu tư khá nhiều tiền bạc cho việc mua sắm các thế hệ tàu mới, hiện đại nhằm bảo vệ vùng biển nước này cũng như đối phó với các mối nguy hiểm xâm phạm.

Đơn vị tàu chiến chủ lực gồm 6 khinh hạm lớp Formidable mua từ Pháp.

Lực lượng tàu chiến cỡ nhỏ có: 6 tàu lớp Victory và 11 tàu lớp Fearless (Singapore đang có kế hoạch thay thế lớp tàu này).



Khinh hạm Formidable của Singapore thiết kế với tính tự động hóa cao. Chiếc tàu có lượng giãn nước hơn 3.000 tấn nhưng thủy thủ đoàn điều khiển chỉ có 71 người.


Về tàu ngầm, Singapore mua lại các tàu đã qua sử dụng của Hà Lan gồm: 4 tàu lớp Conqueror và 2 tàu lớp Archer.

Tàu quét mìn có 4 chiếc lớp Bedok và 12 chiếc FB31-42.

Tàu đổ bộ có 4 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Endurance (lượng giãn nước 6.000 tấn) và 1 tàu đổ bộ tank lớp Perseverance.

Thái Lan

Trong khu vực Đông Nam Á, Hải quân Thái Lan có số quân thường trực đông đảo nhất lên tới 101.000 người (gồm cả Hải quân đánh bộ).

Thái Lan là nước đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm hiện tại sở hữu tàu sân bay (tàu Chakri Naruebet).

Khinh hạm chủ lực có: 2 tàu lớp Phutthayofta (mua lại từ Mỹ), 2 tàu lớp Naresuan, 4 tàu lớp Chao Praya.

Tàu hộ vệ có: 2 tàu lớp Pattanakosin, 2 tàu lớp Tapi và 3 tàu lớp Khamronsin.



Khinh hạm HTMS Naresuran do Trung Quốc đóng nhưng trang bị vũ khí của Mỹ. Tàu thiết kế cải tiến từ mẫu Type 053.


Tàu chiến đấu hạng nhẹ có: 2 tàu tuần tra ven biển lớp Pattani, 3 tàu lớp Hua Hin, 3 tàu pháo lớp Chonburi, 2 tàu cao tốc mang tên lửa lớp Rajcharit, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Prabbrorapak, 6 tàu tuần tra lớp Sattahip, 6 tàu T-991.

Tàu quét mìn có: 2 tàu lớp Lat Ya, 2 tàu lớp Bangrachan, 2 tàu lớp Bangkaew, 1 tàu lớp Thalang.

Tàu đổ bộ có: 2 tàu đổ bộ xe tăng lớp Sichang, 3 tàu đổ bộ đệm khí lớp Griffon 100TD. Thái Lan đang đặt mua 1 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Endurance.

Ngoài ra, Thái Lan có kế hoạch mua ít nhất 6 tàu ngầm Type 206A đã qua sử dụng của Đức với giá 257 triệu USD.

Trung Quốc

Tàu khu trục gồm: 4 tàu lớp Sovremenny (mua của Nga), 2 tàu lớp Shenyak (Type 051C), 2 tàu lớp Langzhou (Type 052C), 1 tàu lớp Shenzen (Type 051B), 2 tàu lớp Harbin và 13 tàu lớp Zuhai.

Khinh hạm gồm: 8 tàu lớp Jiangkai II (Type 054A), 2 tàu lớp Jiangkai I (Type 054), 14 tàu lớp Jiangwei I/II và 23 tàu lớp Jianghu I/II/III.

Tàu chiến đấu cỡ nhỏ có: 18 tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin, 5 tàu tên lửa lớp Huijan, 50 tàu tên lửa lớp Houbei, 95 tàu tuần tra lớp Hainan và 90 tàu tuần tra cao tốc Huchuan Hydrofoli.


Khinh hạm lớp Jiangkai II (Type 054A).



Tàu quét mìn có 28 tàu loại T43. Lực lượng tàu đổ bộ có: 2 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Yzhao (Type 071), 20 tàu đổ bộ tank lớp Yuting và 28 tàu đổ bộ hạng trung lớp Yudao/Yulin. Ngoài ra, Trung Quốc đóng 6 tàu chở trực thăng Type 081.

Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc có: 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Jin (Type 094), 1 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Xia (Type 092), 2 tàu ngầm tấn công lớp Shang (Type 093), 5 tàu lớp Song, 5 tàu lớp Yuan (Type 041), 10 tàu Kilo thuộc project 636), 2 tàu Kilo thuộc project 877EKM, 14 tàu lớp Minh và 8 tàu lớp Romeo (dùng cho việc huấn luyện thủy thủ).

Brunei

Hải quân Hoàng gia Brunei tổ chức nhỏ nhưng trang bị khá tốt. Nhiệm vụ chủ yếu là tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ lãnh hải quốc gia.

Lực lượng tàu chiến đấu có: 3 tàu hộ vệ mang tên lửa có điều khiển lớp Darussalam, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Waspada, 3 tàu tuần tra lớp Perwira, 4 tàu tuần tra lớp Ijhtihad.

Mặc dù, Brunei ký hợp đồng với BAE System đóng mới 3 tàu hộ vệ tên lửa lớp Nakhodam Ragam nhưng do không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đặt ra nên toàn bộ số tàu này Brunei đã từ chối nhận.

Cambodia

Hải quân Hoàng gia Cambodia trang bị khá mỏng gồm: 4 tàu tuần tiễu lớp Stenka và 5 tàu lớp Schmel.

[BDV news]


>> Ngắm những máy bay tối tân tại triển lãm hàng không Paris




Thời tiết của thủ đô Paris trong suốt 3 ngày đầu tiên của Triển lãm quốc tế hàng không và không gian lần thứ 49 diễn ra từ ngày 20 - 26/6 ở ngoại ô thủ đô Paris, Pháp không mấy thuận lợi, khiến các màn trình diễn máy bay trở nên kém hứng thú. Nhưng không vì thế mà bầu không khí của triển lãm mất đi phần sôi động.

Năm nay là lần đầu tiên trong lịch sử, sự kiện này quy tụ con số kỷ lục với 2.100 doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không tham gia triển lãm. Các nhà tổ chức hy vọng sẽ đón tiếp tổng cộng 138.000 khách tham quan là những người làm chuyên nghiệp và khoảng 200.000 người dân quan tâm đến lĩnh vực hàng không.

Chúng ta cùng ngắm một số máy bay tham gia sự kiện lớn nhất thế giới trong lĩnh vực triển lãm hàng không quốc tế này.





Sukhoi Super Jet 100 của Nga có thể chở được 98 hành khách với tầm bay xa 4.400km. Dự kiến, Superjet-100 sẽ thay thế phần lớn máy bay Тu-154 và Тu-134 cũ.



Airbus A380 – máy bay chở khách lớn nhất trên thế giới. Sải cánh máy bay đạt 80m, còn chiều dài của thân máy bay – 73m.



Airbus 380 có thể thực hiện chuyến bay với khoảng cách 15.000km không cần hạ cánh và chở được 525 hành khách bằng đường băng thông thường và khoảng 853 người trong trường hợp đặc biệt.



Airbus 380 của công ty hàng không Korean Air của Hàn Quốc thực hiện chuyến bay trình diễn tại triển lãm hàng không Paris.



Boeing 747-8 Intercontinental là máy bay chở khách dài nhất thế giới - hơn 76m.



Dassault Rafale là máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệ 4 của Pháp. Từ năm 2000, Không quân và Hải quân Pháp đã bắt đầu vận hành máy bay này.



Máy bay Rafale của hãng Dassault là một trong những ưu tiên phát triển ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Pháp.



Eurofighter Typhoon là chiến đấu cơ đa chức năng. Máy bay được cung cấp cho Không quân Đức, Italy, Tây Ban Nha và Anh



Những đặc điểm về cấu trúc của máy bay Typhoon phản ánh nỗ lực của các nhà chế tạo sử dụng những thành tựu tiên tiến nhất trong lĩnh vực chế tạo máy bay và điện tử.



Chiến đấu cơ hạng nhẹ đa chức năng thế thệ 4 F-16 Fighting Falcon do Mỹ chế tạo có được sự thành công trên thị trường vũ khí thế giới, và hiện trang bị cho quân đội 24 quốc gia trên thế giới.



Máy bay chở khách đường dài Lockheed Constellation của Mỹ được nghiên cứu và do hãng Lockheed sản xuất vào những năm 1943-1957 theo nhiều phiên bản khác nhau (dân sự và quân sự). Lockheed Constellation đã lập được một số kỷ lục. Ngày 17/4/1944, máy bay thuộc seri sản xuất đầu tiên L049 đã thực hiện chuyến bay từ Burbank, California tới Washington trong vòng 6 giờ 57 phút với vận tốc trung bình 532,5km/h.



Airbus A400M - máy bay vận tải quân sự 4 động cơ phản lực cánh quạt do Airbus Military nghiên cứu. Đầu năm 2013, Airbus Military có kế hoạch sẽ chuyển cho Không quân Pháp những chiếc A400M đầu tiên.



Máy bay Dassault Falcon 7X do công ty Dassault Aviation xuất xưởng dựa trên máy bay Falcon 900. Công ty hàng không Nga sử dụng ít nhất 2 máy bay loại này để vận chuyển những nhân vật hàng đầu của Nga. Từ ngày 31/10 đến ngày 01/11/2010, những máy bay này được sử dụng trong chuyến thăm vùng Sakhalin của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.



Chiến đấu cơ F-16 trong thời gian trình diễn tại triển lãm hàng không và không gian tại Paris hôm 24/6.

[Vitinfo news]

>> Nga phóng thử thành công tên lửa Bulava



Ngày 28/6, Nga đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm Bulava, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho hay.

Theo Đại tá Igor Konashenkov, tên lửa Bulava đã được phóng từ tàu ngầm hạt nhân Yury Dolgoruky tại Biển Trắng.

Vụ phóng thử hôm Thứ 3, vụ thứ 15 trong lịch sử phóng thử tên lửa Bulava, đã thành công "theo mọi thông số kỹ thuật," ông nói và cho biết thêm rằng tên lửa đã phóng trúng một mục tiêu được định sẵn tại bãi thử Kura ở khu vực Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông của Nga, cách địa điểm phóng khoảng 6.000 km về phía đông.

Vụ phóng thử tên lửa Bulava trước đó đã được tiến hành vào ngày 29/10/2010.

Chỉ có 7 trong 14 vụ phóng thử trước đó được chính thức công bố là thành công. Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự cho rằng một số vụ phóng thử cũng không thực sự thành công.

Bất chấp nhiều vụ phóng thử tên lửa thất bại trước đó, chính thức được cho là do lỗi sản xuất, nhưng quân đội Nga vẫn khẳng định rằng không có sự thay đổi nào đối với tên lửa Bulava và cam kết sẽ tiếp tục tiến hành thử nghiệm tên lửa này cho đến khi thành công và sẵn sàng biên chế cho Hải quân.


Một vụ phóng thử tên lửa Bulava


Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Bulava có thể mang được tới 10 đầu đạn MIRV và có tầm bắn hơn 8.000 km (5.000 dặm).

Nga có kế hoạch sẽ tiến hành ít nhất 4 vụ phóng thử tên lửa Bulava trong năm nay và sẽ triển khai loại tên lửa này trên các tàu ngầm chiến lược lớp Borey mới.

Việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava trong tương lai đã được một số nhà lập pháp và các quan chức ngành công nghiệp quốc phòng chất vấn. Họ cho rằng mọi nỗ lực cần phải được tập trung vào phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva hiện tại.

Quân đội Nga hy vọng tên lửa Bulava, cùng với các tên lửa đạn đạo trên đất liền Topol-M, sẽ trở thành lực lượng nòng cốt trong bộ ba hạt nhân chiến lược của Nga.

[Vitinfo news]


>> Azerbaijan lần đầu phô diễn sức mạnh của tổ hợp S-300PMU-2




Tại lễ diễu binh quân sự ở Baku diễn ra hôm 26/6 vào Ngày Lực lượng Vũ trang cũng như kỷ niệm 20 năm ngày độc lập của nước cộng hòa Azerbaijan, lần đầu tiên những tổ hợp tên lửa hiện đại S-300PMU-2 mua của Nga được phô diễn sức mạnh, hãng tin APA cho hay.

Theo Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế của Nga (TsAMTO), việc Nga cung cấp nhanh như vậy tổ hợp S-300PMU-2 cho Azerbaijan vì chúng đã có sẵn trong Lực lượng Vũ trang Nga, hoặc là đây là những hệ thống mới vốn được sản xuất để cung cấp cho Iran. Trong trường hợp sản xuất những tổ hợp này theo tiến độ bình thường thì việc cung cấp cho Azerbaijan (tính theo thời gian sản xuất) thì có thể được thực hiện sớm nhất vào năm 2012-2013.



Theo những thông tin không chính thức, hợp đồng cung cấp 2 tiểu đoàn S-300PMU-2 đã được ký kết vào tháng 8/2010.

Ngoài S-300, tham gia cuộc diễu binh này, riêng lực lượng không quân của Azerbaijan đã điều động 35 máy bay trực thăng, 22 phản lực cơ chiến đấu cũng nhưng máy bay ném bom để tham gia màn biểu dương lực lượng.

Theo nguồn tin không chính thức, hợp đồng cung cấp cho Azerbaijan 24 trực thăng Mi-35M đã được ký vào năm 2010.

Nếu thông báo của hãng tin APA phù hợp với thực tế, có thể cho rằng lô trực thăng đầu tiên Mi-35M được cung cấp từ kho vũ khí có sẵn của Bộ Quốc phòng Nga. Tiến độ cung cấp Mi-35M cho Azerbaijan (tính theo ngày ký hợp đồng và thời gian sản xuất) – năm 2012-2014.

Đáng lưu ý trong buổi diễu binh quân sự là lời phát biểu của Tổng thống Azebaijan Ilham Aliyev. Trong bài diễn văn của mình, ông đã nêu bật tiềm năng và sức mạnh của quân đội nước này, đồng thời tuyên bố “nếu năm 2003, ngân sách quốc phòng của nước này là 160 triệu USD thì trong năm 2010 – 2,150 tỷ USD, và trong năm nay, con số này sẽ đạt 3,3 tỷ USD”.

Theo Tổng thống Ilham Aliyev, “ngân sách quốc phòng hiện nay của Azebaijan cao hơn 50% tổng ngân sách quốc gia Armenia”.

Tổng thống Ilham Aliyev cho biết đây là cuộc duyệt binh thứ 3 kể từ khi Azerbaijan tuyên bố độc lập vào đầu những năm 1990. Trước đó, vào năm 1992 và 2008, quân đội Azerbaijan cũng đã tổ chức hai cuộc diễu binh lớn nhưng quy mô không bằng lần này. Theo báo chí quốc tế, đây là cuộc diễn binh quân sự lớn nhất, hoàng tráng nhất trong lịch sử.

[Vitinfo news]


>> Trung Quốc sửa đổi luật nghĩa vụ quân sự với mục tiêu tăng nhanh số lượng sĩ quan





Ngày 27/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã bắt đầu xem xét một dự thảo sửa đổi luật nghĩa vụ quân sự với mục đích tăng cường tuyển thêm nhiều sinh viên đại học nhằm đáp ứng chương trình hiện đại hóa quân sự của nước này.



Quân đội Trung Quốc


Dự thảo sửa đổi này được trình lên Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc lần thứ 11 đã loại bỏ một điều khoản quy định sinh viên chính quy có thể được hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Trung Quốc cần phải thu hút nhiều hơn nữa những tân binh được đào tạo tốt hơn cho các lực lượng vũ trang, theo một dự thảo sửa đổi Luật Nghĩa vụ Quân sự đã được trình lên Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 11 đang diễn ra tại Bắc Kinh.

Dự thảo sửa đổi cũng quy định rằng những tân binh đã tốt nghiệp đại học có thành tích xuất sắc trong quân đội có thể được trực tiếp thăng cấp trở thành sĩ quan phục vụ lâu dài trong quân đội.

Sinh viên đại học được gọi nhập ngũ có thể được trở lại học tập trong vòng 2 năm sau khi rời quân đội, theo bản dự thảo sửa đổi. Dự thảo sửa đổi cũng tăng tuổi nhập ngũ tối đa lên 24 tuổi.

Nghĩa vụ quân sự của Trung Quốc mang tính bắt buộc kể từ khi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc thông qua Luật Nghĩa vụ Quân sự năm 1984. Luật này quy định công dân Trung Quốc trên 18 tuổi phải có nghĩa vụ phục vụ quân đội khi có yêu cầu, ngoại trừ những người tàn tật.

Hiện tại, hầu hết binh lính mới nhập ngũ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là những người mới tốt nghiệp trung học. Luật Nghĩa vụ Quân sự này có sự lựa chọn hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với sinh viên đang theo học chính quy.

Việc xây dựng hiện đại hóa quốc phòng và các lực lượng vũ trang đòi hỏi phải có thêm ngày càng nhiều sinh viên đại học nhập ngũ, các nguồn tin thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc hồi tháng trước cho biết.

Các hệ thống vũ khí được nâng cấp và những kỹ thuật chiến tranh hiện đại đòi hỏi binh lính phải có trình độ hơn về công nghệ. Điều này đã khiến Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phải tìm cách tuyển dụng thêm tân binh từ số sinh viên tốt nghiệp đại học ngày càng gia tăng của nước này.

Từ năm 2001, Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu tuyển những sinh viên tốt nghiệp đại học. Đến cuối năm 2009, số sinh viên tốt nghiệp đại học được Quân Giải phóng Nhân dân tuyển lên đến 130.000 người.

[Vitinfo news]


Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

>> Tiếng nói chính nghĩa về chủ quyền biển đảo của Việt Nam sẽ đến với nhân dân thế giới




Thật tự hào khi thấy các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước cùng nhau hợp lực đấu tranh thành công với ý đồ của 4 nhà khoa học Trung Quốc. "Việc tuy nhỏ nhưng thể hiện sự phản ứng nhanh nhạy, kịp thời kết hợp hiệu quả giữa các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước để bảo vệ lãnh thổ của quốc gia” - TS Tô Văn Trường nhận xét.




Quần Đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị quân đội Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1974( ảnh internet )


Những tin vui xung quanh vấn đề Biển Đông từ nước ngoài liên tiếp dội về Việt Nam trong mấy ngày qua.

Nghe rằng, sáng 20-6-2011, tại Hội thảo quốc tế ở Washington với chủ đề "An ninh hàng hải tại khu vực Biển Đông”, sau khi GS Tô Hạo - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh có tham luận trình bày quan điểm và chủ trương của Trung Quốc ở Biển Đông, các học giả và chính khách quốc tế tại Hội thảo đã "chất vấn” và "chỉnh huấn” vị giáo sư nguời Trung Quốc. Đã có lúc, GS Tô Hạo phải kêu lên: "Tôi không phải là người phát ngôn của Trung Quốc”. Các học giả đều cho rằng Trung Quốc là nguyên nhân gây bất ổn trong khu vực và bản đồ đường yêu sách 9 đoạn hình chữ U của Trung Quốc là "yêu sách tham lam, thiếu căn cứ”, "không dựa trên luật pháp quốc tế”. Cách giải thích luật quốc tế của Trung Quốc làm cản trở tự do hàng hải, tạo nên cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông. "Cách hiểu của Trung Quốc về luật quốc tế sẽ làm xói mòn nguyên tắc lâu nay về tự do lưu thông hàng hải - vặn méo nó từ một khái niệm thúc đẩy đi lại mở sang một khái niệm hạn chế đi lại” (Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain). Hội thảo đã bác bỏ lập trường Trung Quốc về Biển Đông.

Đơn cử như, bà Bonner Glaser, Giám đốc Ban Trung Quốc của CSIS đã "kết tội” Trung Quốc vi phạm Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Trong bài phát biểu cuối ngày thảo luận đầu tiên (20-6), Thượng nghị sĩ John McCain chỉ rõ: "Một trong những lực lượng chính làm cho các căng thẳng trên Biển Đông trầm trọng hơn và làm cho giải pháp hòa bình của các tranh chấp này khó khăn hơn để đạt được, đó là hành vi hung hăng của Trung Quốc và việc đòi chủ quyền lãnh thổ vô căn cứ mà họ tìm cách theo đuổi”. Vị Thượng nghị sĩ Mỹ cho rằng: "Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì một cân bằng chiến lược phù hợp ở khu vực quan trọng này” nên Mỹ cần hỗ trợ các nước ASEAN tăng cường sức mạnh hải quân. Theo đó, Mỹ cần giúp ASEAN "xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên biển, để phát triển và triển

khai các hệ thống cảnh báo sớm và tàu an ninh hàng hải”. Đồng thời, Mỹ và ASEAN cần "tăng các hoạt động tập trận chung, tạo nên bức tranh về hoạt động chung ở Biển Đông để có thể đáp trả lại bất kì mối đe dọa nào”. Ông kêu gọi "ASEAN cần tạo thành một mặt trận thống nhất” vì "Trung Quốc muốn chia rẽ các nước ASEAN, để các nước đối đầu với nhau”.

Rất vui mừng khi thấy các học giả và chính khách quốc tế đã sáng suốt và dũng cảm nhìn nhận về vấn đề Biển Đông. Họ đã chỉ ra nguyên nhân thật sự của những căng thẳng ngày càng gia tăng trên Biển Đông. Họ bác bỏ lập trường Trung Quốc về Biển Đông, lên án yêu sách đường lưỡi bò phi lý tức là bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ cơ sở pháp lý về chủ quyền biển của Việt Nam.

Lại nghe, trước hàng loạt thư kiến nghị của các nhà khoa học Việt Nam về một bài báo của một nhóm tác giả người Trung Quốc, Ban Biên tập Tạp chí khoa học quốc tế về Quản lý chất thải cho biết sẽ cho đăng lời đính chính trong số tạp chí tới: "Tổng biên tập đang ưu tiên xem xét việc này và sẽ cho đăng tải trong số tới của tờ báo nói rõ bản đồ Trung Quốc được đăng tải trong bài báo là một thông tin không chính xác...”.

Chuyện rằng, sau khi bài báo với tiêu đề "Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: Một phân tích so sánh” (Municipal solid waste source- separated collection in China: A comparative analy- sis) được đăng tải (ngày 19-4-2011) trên Tạp chí Quản lý chất thải (Journal of Waste Management- Italy), các nhà khoa học Việt Nam đã có phản ứng mạnh mẽ về việc các tác giả Trung Quốc chú thích sai sự thật về bản đồ Trung Quốc có liên quan đến chủ quyền Việt Nam. Theo đó, trang số hai của bài báo (trang 1674 Tập 31, số 8 (8-2011)), các tác giả Trung Quốc đã sử dụng một ảnh minh họa thể hiện rõ đường đứt khúc hình chữ U - cái mà Trung Quốc gần đây dùng để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Sự nghiêm trọng ở chỗ, đây là lần đầu tiên đường chữ U (hay còn gọi là "đường lưỡi bò”) được vẽ một cách chính thống trên tạp chí khoa học. Bài báo thực chất chỉ để một số thành phố trong khu vực nghiên cứu thử nghiệm của Trung Quốc nhưng lại chèn đường lưỡi bò ở phía dưới. Cái đường lưỡi bò, theo GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều Bỉ) là "Không ăn nhập gì với nội dung bài báo nhưng họ cố tình qua mặt mọi người để chính thức hoá sự kiện chiếm đoạt của họ”. "Rõ ràng đây là bước đi có chủ ý của Trung Quốc lấn dần từng bước với mục đích tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế” - TS Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam nhận xét.

Qua hai sự kiện trên, chúng ta nhận thấy các nhà khoa học Việt Nam, các học giả quốc tế, các chính khách quốc tế vì tinh thần khoa học đã cùng nhau bảo vệ lẽ phải, đấu tranh với sự sai trái, góp sức cùng toàn thể dân tộc Việt Nam bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Đúng là "Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Khi giới học giả Việt Nam và quốc tế cùng lên tiếng về những "sự cố” do Trung Quốc gây ra, những hiệu quả tích cực đã nhanh chóng mang lại. Thiết nghĩ, nếu có mười, hai mươi cuộc hội thảo như cuộc hội thảo về an ninh hàng hải tại khu vực Biển Đông vừa rồi, nếu không dừng lại ở mức hàng chục mà là hàng trăm, hàng nghìn học giả và chính khách cùng lên tiếng, những hiệu quả thu được sẽ còn nhiều hơn nữa và tiếng nói chính nghĩa về chủ quyền biển đảo của Việt Nam sẽ đến với nhân dân thế giới sâu rộng hơn nữa.

[Vitinfo news]


>> An-70 đạt 6 kỷ lục thế giới




Tổ hợp kỹ thuật hàng không Antonov đã chuẩn bị để tiếp tục thử nghiệm máy bay vận tải quân sự cất cánh và hạ cánh ngắn An-70.

Thông tin trên được Chủ tịch, Giám đốc điều hành tổ hợp Antonov, Dmitry Kiva thông báo tại cuộc họp báo tại Hội chợ triển lãm Hàng không-Vũ trụ Paris 2011. “Chúng tôi và đối tác Nga đã tạo ra một máy bay vận tải quân sự Nga An-70 và bây giờ tiếp tục nâng cấp để cho phù hợp với mọi yêu cầu”, ông Kiva cho biết.

Ông cũng lưu ý rằng “trong các chuyến bay kiểm tra để cấp giấy chứng nhận, "An-70 đã lập 6 kỷ lục quốc tế và 15 kỷ lục quốc gia”.

Tháng 4/2011, trong thảo luận với các nhà lãnh đạo Antonov ở Kiev về các vấn đề của dự án chung Nga-Ucraina trong việc chế tạo máy bay vận tải quân sự An-70, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Anatoly Serdyukov cho biết sẽ đặt hàng các máy bay này. "Chúng tôi có thể mua chúng vào năm 2015-2016”, ông Serdyukov nói.

Trong thông báo, ông Kiva cho biết thêm, trong tất cả các chuyến bay thử nghiệm, máy bay đã chứng minh khả năng đáp ứng tất cả các yêu cầu. "Chúng tôi đang nâng cấp máy bay và chuẩn bị thử nghiệm tiếp. Công việc tổ chức sản xuất loạt thương mại đã bắt đầu”.



Máy bay An-70.


An-70 bắt đầu được xây dựng từ đầu những năm 1990, trong việc hợp tác công nghiệp và khoa học-kỹ thuật giữa Nga và Ukraine. Nhưng sau đó đến năm 2000 hợp tác giữa hai nước ngặp một số vấn đề ​​và trong năm 2006 Nga chính thức rút khỏi dự án.

Công việc chế tạo loại máy bay này thực sự trở lại vào tháng 8/2009, sau khi 2 bên đã thống nhất nối lại dự án và được ký kết tại triển lãm MAKS-2009. Thỏa thuận bổ sung được chấp nhận vào tháng 10/2009, để thanh toán đợt đầu tiên của 150 triệu rúp cho việc kết thúc các chuyến bay thử nghiệm An-70.

Cuối năm 2009, chỉ huy lực lượng máy bay vận tải quân sự của Không quân Nga, Trung tướng Victor Kachalkin cho rằng, máy bay An-70 “Khi đã hoàn thiện sẽ được biên chế trong quân đội Nga”.

Với 4 động cơ Propfan D-27 sản xuất bởi Antonov, máy bay có thể chở tổng trọng lượng đến 35-47 tấn hoặc 300 lính dù, khi làm công tác cứu thương sẽ chở được 200 thương binh.

An-70 là máy bay vận tải quân sự tầm trung thế hệ mới cất cánh và hạ cánh ngắn, máy bay có thể hạ cánh trên đường băng bê tông hoặc đường băng đất với chiều dài chỉ 600-700 mét. Trần bay 12.000 m, tầm bay 3.000-5.100 km với tốc độ là 700-750 km/h.

Chuyến bay đều tiên của mẫu thiết kế được thực hiện vào ngày 12/6/1994, tại Kiev, Ukraina.

[BDV news]


>> Vai trò mới của lực lượng đặc biệt SOF, Mỹ (kỳ 2)




Ngày 23-6, Tướng Gary L. North, tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ hiện đang ở thăm Philippines, nói với báo giới rằng căng thẳng chính trị xung quanh vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa không thể là cái cớ dẫn tới chiến tranh.Mỹ cho rằng, trong điều kiện hoà bình cũng như trong chiến tranh, SOF thường đảm nhiệm những nhiệm vụ sau.

>> Vai trò mới của lực lượng đặc biệt SOF, Mỹ (kỳ 1)

- Tiến hành các hoạt động trinh sát đặc biệt, hợp tác với các đồng minh và trợ giúp các quốc gia khác trong lĩnh vực tác chiến đặc biệt;- Sẵn sàng và trực tiếp can thiệp quân sự vào những khu vực khủng hoảng trên cơ sở tiến hành chiến tranh không thông thường;
- Tiến hành các hoạt động đặc biệt với sứ mệnh "nhân đạo" như: hạn chế sự phát triển của vũ khí giết người hàng loạt; chống chủ nghĩa khủng bố; hoạt động chống ma tuý (CD); chống mìn sát thương (CM); trợ giúp nhân quyền (HA)...;
- Trợ giúp an ninh (SA); khôi phục nhân sự (tìm kiếm, giải thoát con tin)...;
- Tiến hành hoạt động tâm lý, hoạt động dân sự; Hoạt động thông tin và truyền thông; Hoạt động phòng thủ đối ngoại trong nước.

Để hoàn thành sứ mệnh của mình, SOF cần có yêu cầu cao nhằm luôn thích nghi với sự gia tăng các mối đe doạ trong môi trường quốc tế phức tạp, do vậy SOF phải có: tri thức hiện đại, tốc độ cao và luôn nâng cao khả năng tác chiến.



Lực lượng tác chiến đặc biệt NAVY SEAL thuộc USSOCOM.


SOF là lực lượng chiến đấu, song như chính Mỹ xác định, chủ yếu là sử dụng nhằm can dự từ thời bình, trong các cuộc khủng hoảng và trong các điều kiện "không có chiến tranh".

Lực lượng này hiện nay được tổ chức ở tất cả các quân chủng và nằm trong các Bộ chỉ huy chiến trường theo khu vực và đều ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.

Nếu như năm 1993, quân số của USSOCOM là 35.000 người, năm 1999 tăng lên đến 46.000 người. Hiện nay quân số của USSOCOM trên 50.000 người.

Ngoài ra SOF thuộc các quân chủng và các Bộ Tư lệnh chiến trường, tuỳ thuộc vai trò và vùng trách nhiệm, mỗi đầu mối khoảng 15.000-20.000 quân, Chẳng hạn như quân số SOF của Lục quân (USASOC) là 25.600 người trong đó có 1.000 chuyên gia dân sự.

Trang bị mới cho SOF

Thực tế chiến đấu ở Afghanistan và Iraq cho thấy sự cần thiết phải cải tiến một số công nghệ và trang bị quân sự hiện đại, đồng thời cũng cho thấy tầm quan trọng của các trang bị trong giai đoạn lên kế hoạch hay sản xuất.



Binh sĩ thuộc các lực lượng tác chiến đặc biệt SOF đều trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.


Bằng chứng là những tiến bộ về công nghệ phương tiện bay không người lái hay loại máy bay Bell/ Boeing V- 22 Osprey đã được cải tiến và tầm bay cao đủ để nhảy dù cũng như trang bị hỗ trợ đổ quân có thể giúp triển khai các đơn vị SOF đến các vùng sâu vùng xa.

Ngoài ra, các phương tiện liên lạc không dây qua vệ tinh nhằm bảo đảm an toàn cho việc truyền tải dữ liệu thông tin liên lạc và hình ảnh ở khoảng cách xa, thời gian phát và nhận nhanh chóng, phải nhỏ hơn nữa, không thể bị dò tìm và khi cần thiết có thể phá hủy được.

Các máy tính có kích thước bằng lòng bàn tay chứa các phương tiện phiên dịch nhanh sẽ hỗ trợ rất nhiều các hoạt động của SOF. Ngoài ra, nhu cầu hiện tại đối với các sản phẩm công nghệ chống thiết bị nổ tự tạo (IED) cũng được nghiên cứu….

Tương tự như vậy, máy bay vận tải C- 130 Hercules và một số loại vũ khí khác tiếp tục đóng vai trò quan trọng ở Afghanistan, Iraq và các khu vực có xung đột.



Binh lích trong biệt đội nhảy dù thuộc USSOCOM.


Xu hướng phát triển của SOF

Sự nhìn nhận vai trò, nhiệm vụ của SOF phải dựa vào chất lượng hơn là chạy theo số lượng. Thêm vào đó, Bộ Quốc phòng và Lục quân Mỹ phải xem xét lại việc thành lập thêm các đơn vị SOF trong lực lượng dự bị của Lục quân.

Phân tích về Lực lượng Đặc nhiệm số 11 là đơn vị có ban tham mưu trình độ đào tạo cao nhất, có nhiều kinh nghiệm hoạt động hiệp đồng và đảm bảo nhất trong số các lãnh đạo thuộc SOF, bao gồm cả các lực lượng SOF đang hoạt động.

Tương tự như thế, nhiều nhân viên trong đội đặc nhiệm số 11 cũng đã làm việc cho CIA, Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA), Bộ ngoại giao và các cơ quan Chính phủ có liên quan đến vấn đề an ninh cũng như các cơ quan trong Quốc hội Mỹ.

Các thành viên của Lực lượng Đặc nhiệm số 11 thông thạo ngoại ngữ hơn bất cứ thành viên của cụm đặc nhiệm nào khác, lực lượng dự bị hay lực lượng cảnh vệ quốc gia. Lực lượng Đặc nhiệm số 11 có trụ sở gần Washington D.C.

Hiện nay, các nhiệm vụ huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ tác chiến của SOF của Mỹ và đồng minh đang được tiến hành ở hơn 100 nước, trong đó có Afghanistan, Iraq và một số quốc gia ở châu Phi và Colombia.


[BDV news]


>> Đài Loan hoàn thành nâng cấp máy bay Chinh-Kuo




Tập đoàn phát triển công nghiệp hàng không (AIDC) Đài Loan sẽ chuyển giao phiên bản nâng cấp của chiến đấu cơ nội địa Kinh Quốc cho Không quân Đài Loan cuối tháng 6.

Theo phương tiện truyền thông Đài Loan, Tập đoàn phát triển công nghiệp hàng không Đài Loan (AIDC) đã làm việc với không quân để nâng cấp khả năng cường kích của chiến đấu cơ F-CK-1 Kinh Quốc (Chinh-Kuo). Đài Loan sẽ nâng cấp 70 chiếc F-CK-1 với tổng chi phi lên tới 590 triệu USD.

Phát ngôn viên của AIDC cho biết buổi lễ giới thiệu được lên kế hoạch tổ chức vào hôm 30/6/2011 ở Đài Trung. Ông cũng nói thêm, trong buổi hôm đó sẽ có một chiếc máy bay được ra mắt, nhưng ông không tiết lộ giá cả cũng như tổng số máy bay được nâng cấp.



Chiến đấu cơ đa năng F-CK-1 Ching-Kuo.


F-CK-1 Ching-Kuo là kết quả của chương trình phát triển chiến đấu cơ mới nhằm thay thế cho phi đội máy bay F-104 và F-5 lỗi thời trong Không quân Đài Loan. Chiến đấu cơ đa chức năng Chinh-Kuo có sử dụng một loạt các bộ phận quan trọng do các nhà sản xuất Mỹ cung cấp (động cơ, radar, thiết bị điện tử).

F-CK-1 có khả năng mang tên lửa không đối không, không đối hạm, không đối đất, bom có điều khiển hoặc. Máy bay lắp hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cho phép đạt tốc độ tối đa 1.275km/h, tầm bay hơn 1.000km, trần bay 16.800m.


[BDV news]


>> Mỹ 'câu giờ' ở Trung Á để kiềm chế Trung Quốc




Tuy buộc phải tuyên bố bắt đầu rút quân ra khỏi Afganistan từ tháng 7.2011, thực tế Mỹ và NATO còn nhiều dự định để duy trì ảnh hưởng tại Trung Á.

Sau khi Liên Xô tan vỡ, Mỹ đã nhanh chóng nhảy vào Trung Á. Tuy buộc phải tuyên bố bắt đầu rút quân ra khỏi Afganistan từ tháng 7.2011, thực tế Mỹ và NATO còn nhiều dự định để duy trì ảnh hưởng tại khu vực này, kiềm chế các đối thủ chính trên thế giới và khu vực.

Bài viết này phân tích một số nét của chính sách đó:

Ông Jimes Appaturie, đại diện đặc biệt của Tổng thư ký NATO về các nước Nam Kavkaz và Trung Á, ngày 22/6/2011 đến thăm Dushanbe, thủ đô Tajikistan, trong 2 ngày.

Chuyển thăm của ông trùng về thời gian với vòng tham khảo ý kiến thứ ba về dự thảo hiệp định mới về hợp tác trong các vấn đề biên giới giữa Tajikistan và Nga đang diễn ra ở thủ đô nước này.

Rất ít khi có sự trùng lặp các cuộc hội đàm và thăm viếng về các vấn đề quân sự. Tuy nhiên, bộ Ngoại giao Tajikistan quả quyết với “Báo Độc lập” (Nga) rằng chuyến thăm của Jimes Appaturie là theo kế hoạch và “tình cờ trùng với việc bắt đầu vòng tham khảo ý kiến Nga– Tajikistan lần thứ ba về biên giới”.

Theo nguồn tin của “Báo Độc lập”, “Moscow và Dushanbe đã chuẩn bị ký hiệp định quy định khuôn khổ hợp tác song phương về các vấn đề biên giới, và không loại trừ là trong những ngày tới hiệp định sẽ được ký kết”.

Các cố vấn Nga, vẫn như trước đây, sẽ giúp phụ đạo và huấn luyện đội ngũ sĩ quan cấp thấp tuyển từ các quân nhân Tajikistan. Nguồn tin này cho “Báo Độc lập” biết “vấn đề đưa lính biên phòng Nga canh giữ biên giới Tajikistan – Afghanistan không được bàn đến, vì hiện Tajikistan vẫn đảm nhiệm được việc này”.

Đồng thời nguồn tin này không loại trừ “vấn đề biên giới sẽ được bàn đến trong cuộc gặp của đại diện NATO với ban lãnh đạo nước cộng hoà”. Điều này liên quan đến tình hình quân sự – chính trị ở Afghanistan, trong đó có các tỉnh phía Bắc có biên giới với Tajikistan vẫn rất căng thẳng.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Jimes Appaturie đến Tajikistan trên cương vị đại diện đặc biệt của Tổng thư ký NATO về các nước Nam Kavkaz và Trung Á từ khi ông giữ chức này tháng 12 năm ngoái.

Trước đây, vào tháng 5/2011, ông đã đến thăm Kyrgyzstan và Kazakhstan và nhận được sự đảm bảo của các nước này ủng hộ các lực lượng của liên minh Bắc Đại Tây dương (NATO) ở Afganistan.



Theo các chuyên gia Nga, Mỹ bản chất của việc "rút quân khỏi Afghanistan" là đưa quân tiến sâu vào khu vực Trung Á, phía bắc Afghanistan.


Đổi lại, quan chức Mỹ đã hứa với Astana hỗ trợ tiến hành cải cách quân đội, còn đối với Bishkek giúp củng cố đường biên giới và tiềm năng của các đơn vị biên phòng của nước này, cũng như hỗ trợ sửa chữa lớn các kho tên lửa và pháo binh của bộ Quốc phòng Kyrgyzstan.

Tajikistan mong muốn nhận được những ưu ái không kém hơn của NATO. Trước đây liên minh đã giúp Tajikistan bố trí trang bị lại cho đường biên giới với Afghanistan, củng cố các đồn biên phòng, xây dựng cầu dài 1km qua sông Pyanj, cũng như huấn luyện quân nhân ở đây phá các bãi mìn, ngăn cản vận chuyển trái phép chất ma tuý. Tất cả những việc này không phải vì những động cơ vị tha – mà bởi vì NATO chuyển hàng phi quân sự qua lãnh thổ Tajikistan sang Afghanistan. Còn từ năm 2001 Không quân Pháp đã đóng quân (5 máy bay Mirage) ở sân bay Dushanbe.

Các chuyên gia cho rằng, mong đợi hợp tác với NATO của Tajikistan không được như mong muốn – chính quyền ở Dushanbe muốn được nhiều hơn. Đó là: Khối Bắc Đại Tây dương triển khai ở đây căn cứ quân sự giống như căn cứ của họ ở nước Kyrgyzstan láng giềng, điều này có thể giúp ngân sách của chính quyền Tajikistan. Nhất là sân bay quân sự Aini đang "vô chủ" có thể dành cho các đơn vị của NATO trong khuôn khổ các chiến dịch ở Afghanistan.
Tổng thống Mỹ Barak Obama, tuy đã hứa rút quân Mỹ ra khỏi Afghanistan trước năm 2014 xem ra lại càng sa lầy ở đây.

Theo tin đài “Tiếng nói Hoa Kỳ”, đến 22/6/2011 ông Obama sẽ công bố việc rút quân Mỹ và trình bày kế hoạch chuyển giao lãnh thổ nước này cho giới quân sự Afghanistan trước năm 2014.

Trong khi đó, ông Aleksandr Knhyazev, cộng tác viên cao cấp của Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, tin rằng Mỹ và NATO sẽ không thực hiện kế hoạch rút quân ra khỏi Afganistan, mà là chuyển quân đến các tỉnh phía Bắc của nước này và tiến vào các nước Trung Á.

Ông Knhyazev nói với “Báo Độc lập”: “Theo tôi được biết, Kabul và Washington đang đàm phán về việc thiết lập các căn cứ quân sự thường xuyên của Mỹ trên lãnh thổ Afghanistan. Theo ông, Mỹ (và phần nào đó NATO) chỉ định rút khỏi miền Nam, nhưng giữ lại một số căn cứ quan trọng: Shindand trên hướng sang Iran, Kabul nhằm duy trì ảnh hưởng đối với chính quyền, Kandahar do có tầm quan trọng chiến lược.

Còn các lực lượng trên bộ chủ yếu sẽ được chuyển đến phía Bắc Afghanistan và các nước Trung Á, trước hết– đến Tajikistan và Kyrgyzstan.

Chuyên gia này nhận định, người ta tiến hành mọi việc để thực hiện kế hoạch này: không chỉ là xây dựng căn cứ rất lớn có cơ sở hạ tầng rất mạnh ở phía Bắc Afghanistan, mà cả chuẩn bị “cơ sở chính trị” đối với dư luận xã hội tại chỗ.

“Có thể nói về tổng thể, người Mỹ đang tăng cường sự hiện diện trong toàn khu vực. Có nhiều dấu hiệu, kể cả các dấu hiệu về sinh hoạt, chứng tỏ người Mỹ đến đây lâu dài.



Mỹ muốn duy trì sự đứng chân ở khu vực Trung Á để kiềm chế Nga, Iran và đặc biệt là Trung Quốc.


Ngay ở Tajikistan cũng không hiếm các trường hợp các đơn vị Mỹ đầy đủ trang bị vượt qua đưòng biên giới.

Aleksandr Knhyazev nói với “Báo Độc lập”: “Ở thành phố Batken của Kyrgyzstan đã sẵn sàng mọi thứ để triển khai căn cứ quân sự mới của Mỹ. Tôi đã tận mắt trông thấy mọi thứ và có thể xác nhận: Hoa Kỳ đang củng cố thế đứng chân ở Trung Á”.

Như vậy, có thể dự đoán rằng Washington sẽ nỗ lực triển khai các công trình, căn cứ quân sự mới ở các nước trong khu vực. Sau khi chiếm lĩnh các vị trí then chốt ở Trung Á, Mỹ sẽ thực thi nhiệm vụ nữa họ sẽ có thể cùng một lúc kiềm chế một cách có hiệu quả ba quốc gia lớn: Trung Quốc, Nga và Iran.

Mục tiêu chủ yếu của Mỹ ở đây xem ra trước hết là Trung Quốc. Điểm tựa thích hợp hơn cả là vùng Murgavski của Tajikistan có biên giới với Trung Quốc.

Aleksandr Knhyazev cho rằng “đây là địa điểm tốt nhất để đặt căn cứ trinh sát điện tử để phủ sóng một vùng lãnh thổ khá lớn”.

[BDV news]


>> Tướng Trung Quốc dọa cho Việt Nam 'một bài học'




"Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học và có thể cho Việt Nam bài học lớn hơn".





Nhà báo Nga Sergey Aphonin: Nếu ai hy vọng vào sự yếu mềm của Việt Nam thì họ nhầm


Tướng Trung Quốc phát biểu ngạo mạn

Trên đây là phát biểu ngạo mạn của Thiếu tướng Bành Quang Khiêm Phó Tổng Thư ký Ủy ban Chính sách An ninh Quốc gia, Hội Nghiên cứu Khoa học Chính sách Trung Quốc xuất hiện trên trang mạng hãng Thông tấn Bình luận Trung Quốc .

Trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng Thông tấn Bình luận Trung Quốc, Tướng Bành Quang Khiêm nói tranh chấp biển Đông tồn tại từ lâu và tình hình (biển Đông) đột nhiên căng thẳng là do Việt Nam và Philippines gần đây “liên tục khiêu khích”.

Viên tướng này nói: “Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận bài học lớn hơn”.

Ông Bành còn dùng những ngôn từ kích động rằng “nếu Việt Nam tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi dao, sớm muộn có ngày Việt Nam sẽ ngã trên lưỡi dao”.

Trước đó, báo Văn Hối, vốn được coi là tiếng nói của Bắc Kinh ở Hong Kong ngày 18/6 cũng đăng bài xã luận chỉ rõ Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị về mặt quân sự để nếu các nước liên quan khăng khăng làm theo ý mình và có hành động khiêu khích thái quá trên biển Đông thì họ sẽ bị giáng trả mạnh mẽ.

Bài xã luận của tờ Văn Hối, cộng với phát biểu vừa qua của một quan chức cao cấp phụ trách vấn đề an ninh Trung Quốc thể hiện thái độ không nhất quán của một số quan chức nước này xung quanh vấn đề biển Đông.

Trước đó, về mặt chính thức, Trung Quốc luôn cao giọng nhấn mạnh tới “hòa bình” và chỉ có một bộ phận cư dân mạng sử dụng ngôn từ mang tính chất quyết liệt như “khai chiến” trên các trang web quân sự.

Trong cuộc Đối thoại Shangri-la lần thứ 10 tại Singapore từ 3 đến 5/6, chính Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt có bài phát biểu nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc về việc phát triển hòa bình.

Trong khi ấy, trước và sau bài phát biểu của ông Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-la, các tàu của Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn, cắt cáp các tàu thăm dò Bình Minh 02 và Viking II của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, trong lúc các tàu này đang khảo sát hoặc tiến hành thăm dò địa chất tại vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Sự việc tàu Trung Quốc liên tục có hành vi gây hấn tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng gây quan ngại trong giới học giả quốc tế.

Giáo sư Carl Thayer, hiện đang công tác tại Khoa Nhân văn và Xã hội học trường ÐH New South Wales của Australia, cho rằng: “Hành động cắt dây cáp của Trung Quốc trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam vi phạm luật biển quốc tế và làm cho vùng biển này không còn an toàn như trước. Tàu Việt Nam đang làm việc trong vùng biển đặc quyền kinh tế mà Công ước về luật biển quốc tế quy định cho họ. Hành động này rõ ràng chấm dứt những gì lạc quan nhất mà Trung Quốc và ASEAN và đang thương thảo về biển Đông”.

Còn trong cuộc hội thảo về an ninh biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ hôm 21/6 vừa qua, giáo sư Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC).

Ông nhấn mạnh: “UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế”.

Cũng tại hội thảo này, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nêu đích danh Trung Quốc là nguyên nhân gây ra căng thẳng ở biển Đông đồng thời khẳng định những tuyên bố chủ quyền của nước này là “không có cơ sở nào theo luật quốc tế”.

Tại cuộc hội thảo quốc tế “Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở biển Đông” do Trung tâm Habibie của Indonesia phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ tổ chức tại Jakarta mới đây, tiến sĩ Ian Storey, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), cho rằng những vụ việc và đang xảy ra cho thấy tình hình ở biển Đông đang diễn tiến đáng quan ngại. Theo nhà nghiên cứu về an ninh hàng hải khu vực Iskander Rehman, cách hành xử của Trung Quốc “ dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật Bản và Philippines”.

Như thế, một cách khách quan nhất, chính Trung Quốc mới là bên khiến cho tình hình biển Đông trở nên căng thẳng và phát biểu trên của ông Bành Quang Khiêm càng làm sai lệch bản chất của sự việc và cho thấy phía Trung Quốc luôn sẵn sàng hăm dọa dùng vũ lực với các nước láng giềng trong khu vực.

Ngược lại, trước sau như một, Việt Nam luôn khẳng định quyết tâm và lập trường của là thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước Luật Biển cũng như Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) nhằm xây dựng khu vực biển Đông thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị và ổn định.

Tại Hội nghị lần thứ 21 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 diễn ra từ ngày 13-17/6, tại New York, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Lương Minh khẳng định việc gần đây Trung Quốc liên tục phá hoại hoạt động khảo sát bình thường do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, là những hành vi có chủ ý, được tính toán kỹ, nhằm mục đích biến các vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành khu vực tranh chấp, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm các quy định và nguyên tắc cơ bản của Công ước.

Trưởng đoàn Việt Nam cũng bác bỏ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc ở biển Đông, khẳng định đường yêu sách này hoàn toàn không có bất cứ cơ sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là theo Công ước Luật Biển.

Chia sẻ quan điểm của Việt Nam, nhiều nước ASEAN phát biểu nhấn mạnh cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Công ước Luật Biển khi tiến hành các hoạt động trên biển; đề cao sự cần thiết của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực biển Đông, thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Nhà báo Nga: Nếu ai hy vọng vào sự yếu mềm của Việt Nam thì họ nhầm

Việt Nam hiện vẫn tỏ ra bình tĩnh và kiềm chế trước các sự kiện vừa qua tại biển Đông. Tuy nhiên, sức chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó. Lịch sử nhiều lần chứng minh Việt Nam luôn biết cách đứng vững. Nếu ai đó hy vọng vào sự yếu mềm của Việt Nam thì họ nhầm, nhà báo nổi tiếng của Nga Sergey Aphonin khẳng định.

Nhà báo nổi tiếng của Nga, Sergey Aphonin trong cuộc trao đổi với phóng viên thường trú tại Moscow ngày 23/6 cho biết ông hy vọng các bên tham gia tranh chấp chủ quyền ở biển Đông sẽ ký được một Thỏa thuận giải quyết vấn đề một cách hòa bình.

Theo nhà báo Aphonin, nếu nhìn trên bản đồ thế giới thì quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa rõ ràng có liên hệ với Việt Nam. Chủ quyền của Việt Nam đối với những hòn đảo này được chứng mình từ lâu bằng nhiều bằng chứng và tư liệu khác nhau. Những hòn đảo này tự nhiên được ghi vào thành phần của hai tỉnh tương ứng của Việt Nam.

Trên thế giới, đối với nhiều thế hệ, Việt Nam từng là ngọn đuốc đấu tranh chống xâm lược, vì nền độc lập, tự do của đất nước, với sự ủng hộ của những người bạn chân chính và dư luận quốc tế. Không lẽ có ai đó đang muốn dập tắt ngọn đuốc ấy?

Từng là phóng viên thường trú của hãng thông tấn TASS và báo Sự thật Đoàn viên ở miền Bắc Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ, sau đó nhiều lần đến thăm Việt Nam trong thời bình, ông Aphonin tỏ ra khâm phục nhân dân Việt Nam - một quốc gia đang có một vị trí xứng đáng trên diễn đàn khu vực và quốc tế - trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tại Liên Hiệp Quốc và những tổ chức quốc tế khác.

Cuối cùng, nhà báo Nga khẳng định: “Việc sử dụng sức mạnh để giải quyết vấn đề lãnh thổ là hành động vô nghĩa! Cần giải quyết vấn đề một cách văn minh. Và điều quan trọng nhất là các bên cần tránh một cuộc xung đột quân sự. Điều này chỉ có lợi cho hoà bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á và toàn thế giới”.

Nước Anh cũng lo lắng về biển Đông

Theo thông tin từ Hạ viện Anh, đến ngày 24/6, có 9 nghị sĩ ký tên vào ủng hộ bản kiến nghị lên Hạ viện về tình hình căng thẳng ở biển Đông.

Chín nghị sĩ đó là: Peter Bottomley, Martin Caton, Mark Durkan, Mike Hancock, Mark Hendrick, George Howarth, John Leech, Tony Lloyd và Jim Shannon.

Trước đó, tại phiên họp sáng 16/6 của Hạ viện Anh, Hạ nghị sỹ George Howarth, Chủ tịch Nhóm nghị sỹ Anh - Việt và Hạ nghị sỹ Mark Hendrick, Chủ tịch nhóm Nghị sỹ Anh - Trung, cùng đứng tên đệ trình bản kiến nghị lên Hạ viện.

Nội dung kiến nghị nêu rõ: “Thành viên Hạ viện quan ngại về tình hình tranh chấp leo thang tại biển Đông. Chúng tôi nhận thấy có nhiều tuyên bố khác nhau về lãnh thổ ở khu vực này, đồng thời hoan nghênh tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng họ sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp”.

Hai hạ nghị sĩ cũng hoan nghênh lời kêu gọi của các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giải quyết tranh chấp thông qua những giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, Công ước LHQ về luật biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh làm tình hình trong khu vực phức tạp thêm.

Hai hạ nghị sĩ kêu gọi có các hướng tiếp cận song phương và đa phương để giải quyết những mâu thuẫn ở biển Đông một cách hòa bình và khôi phục sự ổn định trong khu vực.[BDV news]


Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

>> Căng thẳng ở Trường Sa không thể là cớ dẫn tới chiến tranh




Ngày 23-6, Tướng Gary L. North, tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ hiện đang ở thăm Philippines, nói với báo giới rằng căng thẳng chính trị xung quanh vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa không thể là cái cớ dẫn tới chiến tranh.





Tướng Gary L. North, tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương


Ông nhắc lại quan hệ hai nước dựa trên hiệp định phòng thủ chung (Mutual Defense Treaty) và nhấn mạnh rằng Mỹ luôn ủng hộ Philippines.

Về sự gia tăng căng thẳng quanh khu vực quần đảo Trường Sa tướng Gary L. North nói: "cái chính là ở chỗ các quốc gia nhận thức tham vọng của mình" Ông cho rằng "không cứ có sức mạnh quân sự là có lẽ phải"

"Quan hệ 60 năm hợp tác phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines sẽ bảo đảm cho họ có được sự bình yên phải có", tướng North tuyên bố trong buổi tiệc tối cùng ngày do đại sứ Mỹ Harry Thomas tại Philippines tổ chức tại nhà riêng để chào đón ông cùng với tổng tham mưu trưởng lực lượng không quân Philippines Eduardo Oban.

Chính quyền Philippines nhiều lần lên tiếng tố cáo Trung Quốc gây hấn tại Trường Sa.

Malaysia, Taiwan và Brunei cũng đã có những tuyên bố về chủ quyền một phần ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Về hiệp định Phòng thủ chung, North cho biết "cả hai quốc gia luôn tôn trọng cam kết và sẵn sàng đáp trả mọi khiêu khích, song tình hình căng thẳng cần phải được giải quyết hòa bình và thông qua ngoại giao dựa trên tuyên bố về ứng xử biển Đông mà các bên đã ký kết."

Ông cho biết Chính phủ Mỹ sẽ không chỉ theo dõi sát diễn biến căng thẳng giữa các nước đòi chủ quyền ở Trường Sa mà còn theo dõi diễn biến liên quan tới các hoạt động dân sự, thương mại, phát triển công nghiệp, tội phạm xuyên quốc gia như cướp biển, buôn người và đánh bắt cá bất hợp pháp ở khu vực Thái Bình Dương.

[BDV news]


>> Trung Quốc với Mỹ: Sẵn sàng nói chuyện, trừ vấn đề biển Đông




Trung Quốc muốn hội đàm với Mỹ về các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, các vấn đề kinh tế, nhân quyền... nhưng trừ vấn đề biển Đông.




Trung Quốc chối bỏ trách nhiệm là nhân tố gây bất ổn trên biển Đông.


Chối bỏ trách nhiệm

Tờ Nhân Dân Nhật báo Trung Quốc đã đăng tải bài phát biểu của Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Trương Chí Quân trước một số ý kiến của các phóng viên trong và ngoài nước về cuộc hội đàm sắp tới giữa Trung-Mỹ về các vấn đề của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo đó, Trung Quốc tiếp tục khẳng định lập trường của mình, nghĩa là, Trung Quốc không phải là tác nhân gây ra các tranh chấp hiện nay.

“Dù hiện nay, xuất hiện một số xu hướng lộn xộn trong khu vực, nhưng không phải do chúng tôi gây ra, quan điểm của chúng tôi về vấn đề này trước sau vẫn không thay đổi. Chúng tôi hy vọng các nước khác cần có thái độ kiềm chế, hành động có trách nhiệm, và xây dựng tính hợp tác theo các ban hành của chúng tôi. Nếu chúng ta có thể cùng nhau làm như vậy, các vấn đề sẽ được giải quyết một cách dễ dàng hơn. Chúng tôi không muốn các tranh chấp như vậy ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực, cũng như quan hệ giữa các nước liên quan” Thứ trưởng Quân đã cho biết như vậy.

Thứ trưởng Quân cho rằng, các nước láng giềng trong khu vực như Việt Nam, Phillippine mới chính là những nước phải chịu trách nhiệm cho những căng thẳng hiện nay trên biển Đông. Ông Quân cho biết thêm

Tuy kêu gọi các nước có thái độ kiềm chế nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lại có phát ngôn có tính răn đe khi ông này nói: "Tôi tin rằng một số nước trong khu vực hiện nay đang chơi với lửa, tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ không bị đốt cháy bởi những ngọn lửa này".

Thế nào là có trách nhiệm?

Trong suốt thời gian trả lời phỏng vấn của các phóng viên, thứ trưởng Trương Chí Quân nhắc đi nhắc lại: “Trung Quốc không phải là tác nhân gây căng thẳng trên biển Đông, các nước cần hành động có trách nhiệm”.

Không rõ ông thứ trưởng quên hay cố tình quên Trung Quốc mới chính là những người đang hành động thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế, thiếu tôn trọng tuyên bố ứng xử trên biển Đông DOC mà chính phủ nước này đã đặt bút ký với ASEAN vào năm 2002.

Phải chăng hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế theo công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển của Việt Nam, phá hoại các hoạt động hợp pháp của Việt Nam là một hành động có trách nhiệm của Trung Quốc?

Trung Quốc vẫn úp mở với dư luận thế giới về đường “lưỡi bò” chiếm 80% diện tích biển Đông. Các nước trong khu vực nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh làm rõ đòi hỏi chủ quyền của mình với đường “lưỡi bò” này. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn im hơi lặng tiếng. Đây cũng là thái độ có trách nhiệm với cộng đồng các nước trong khu vực và thế giới?

Các nước trong khu vực và dư luận thế giới nên hiểu như thế nào về các tuyên bố của Bắc Kinh?

Gạt Mỹ ra khỏi các vấn đề trên biển Đông

Sắp tới, trong cuộc hội đàm bắt đầu từ ngày 25/6 tại Honolulu, thuộc quần đảo Hawai, thứ trưởng Quân cùng trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell sẽ dẫn đầu phái đoàn 2 bên tham gia vào chương trình nghị sự về tình hình trong khu vực và các vấn đề liên quan.

Trong bài phát biểu của mình, ông Trương Chí Quân nhấn mạnh: “Trung Quốc và Mỹ cần xử lý đúng đắn các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Tây Tạng, các vấn đề kinh tế, thương mại, nhân quyền cũng như các vấn đề liên quan trong khu vực, trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lợi ích của nhau”.

Đồng thời, ông Trương Chí Quân cho biết: “Các vấn đề về biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự giữa đôi bên, tuy nhiên, phía Mỹ cho biết sẽ nêu vấn đề này ra trong chương trình. Chúng tôi tiếp tục khẳng định quan điểm của mình, chúng tôi không chịu trách nhiệm cho các căng thẳng hiện nay trên biển Đông”.

Việc sẵn sàng nói chuyện với Mỹ nhiều vấn đề nhưng trừ vấn đề biển Đông càng tỏ rõ thái độ Trung Quốc không muốn Washington can dự vào một khu vực mà Bắc Kinh đang muốn áp đặt quan điểm và chính sách chủ quyền phi lý của mình.

Như vậy, Bắc Kinh đã chủ động và cố gắng không đề cập đến các căng thẳng trên biển Đông trong hội đàm với Mỹ, qua đó, loại bỏ vai trò và sự can thiệp của nước này hòng chấm dứt nỗ lực đa phương hóa các tranh chấp trên biển Đông mà các nước ASEAN đang theo đuổi.

Nếu các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh là có cơ sở và phù hợp với luật pháp quốc tế, việc đa phương hóa các sẽ giúp cho các đòi hỏi của Trung Quốc nhanh chóng đạt được sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh liên tục phản đối đa phương hóa, điều này càng làm cho thế giới hiểu rõ những đòi hỏi chủ quyền của họ là vô căn cứ đối với luật pháp quốc tế.

[BDV news]


>> Su-30MK2, 'ông hoàng' của Không quân Việt Nam




Theo hãng tin RIA Novosti, Nga đã bắt đầu thực hiện hợp đồng cung cấp cho Việt Nam lô hàng máy bay tiêm kích Su-30MK2.




Máy bay tiêm kích Su-30MK2 là loại máy bay 2 chỗ ngồi, có thể tiếp dầu trên không.


Theo đó, 4 chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2 đầu tiên đã được chuyển giao cho Không quân Việt Nam, nằm trong hợp đồng ký năm 2009.

Xin giới thiệu với độc giả một số thông tin về chiến đấu cơ Su-30MK2.

Su-30MK2 có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không bằng tên lửa điều khiển tầm trung và tầm ngắn, tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước bằng tất cả các loại vũ khí có độ chính xác cao.

Su-30MK2 có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội trong nhiều kiểu thời tiết, có thể tác chiến trong đêm tối. Chiến đấu cơ này cũng có thể được dùng để huấn luyện các kỹ thuật bay và thủ đoạn sử dụng vũ khí tiêu diệt đường không cho phi công.


Theo đánh giá của các chuyên gia Nga, biến thể Su-30MK2 dành cho Việt Nam có nhiều cải tiến để tác chiến hỗn hợp.

Với tính năng linh hoạt có thể bổ nhào, quay tròn và dễ dàng thay đổi góc bay, Su-30MK2 có thể làm nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn và giành ưu thế trên không.

Khi thực hiện nhiệm vụ cường kích, máy bay có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên mặt đất, tiêu diệt hệ thống phòng không - radar của đối phương. Loại máy bay tiêm kích này cũng là "quả đấm" lợi hại trong nhiệm vụ tác chiến không - hải, có khả năng diệt gọn các mục tiêu trên biển.

Su-30MK2 có kết cấu khung càng chắc chắn bảo đảm độ tin cậy, có khả năng cất cánh với trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 38 tấn.



So sánh khả năng của Su-30MK2 với một số máy bay chiến đấu Mỹ về radar, động cơ, khả năng mang vũ khí.

Hệ thống điện tử hiện đại

Ở chế độ không đối không, radar của Su-30MK2 làm việc bảo đảm sục sạo các mục tiêu trên không, làm cơ sở cho các quyết định tấn công các mục tiêu bằng tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa với các hệ thống điều khiển khác nhau; sục sạo, bắt và bám các mục tiêu quan sát được bằng mắt thường trong hoạt động tác chiến tầm gần.

Ở chế độ không đối đất, radar của Su-30MK2 cho phép phát hiện mục tiêu trong nhiều điều kiện thời tiết, xác định tọa độ các mục tiêu mặt nước và mặt đất, cung cấp tọa độ cho việc điều khiển tên lửa Kh-31А, Kh-35E, Kh-59МК tấn công.



Buồng lái Su-30MK2.

Hệ thống ngắm bắn quang – điện tử của máy bay gồm thiết bị định vị quang học và hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ phi công. Thiết bị định vị quang học là khối kết hợp giữa thiết bị định vị quan sát ảnh hồng ngoại – theo dõi và thiết bị đo xa – chỉ thị mục tiêu bằng laser, được sử dụng để phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không ở bán cầu phía trước và phía sau mục tiêu theo bức xạ nhiệt, đo cự ly từ máy bay đến các mục tiêu mặt đất và trên không bằng tia laser.

Ngoài ra, nó còn được dùng để chiếu laser vào các mục tiêu mặt đất, dẫn đường cho các tên lửa không đối đất có đầu tự dẫn laser chủ động tấn công.

Vũ khí đa dạng

Vũ khí của Su-30MK2 gồm pháo tự động 30mm loại GSh-301 (150 viên), bom hoặc tên lửa được bố trí trên 12 điểm treo dưới cánh và thân.

Vũ khí tên lửa “không đối không” gồm các tên lửa có điều khiển tầm trung R-27 (R-27T1 và R-27ET1 được trang bị đầu tự dẫn nhiệt, R-27R1 và R-27ER1 được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động), tên lửa R-27P1, R-27EP1, tên lửa tầm ngắn R-73E với đầu tự dẫn hồng ngoại, tên lửa tầm trung RVV-AE với đầu tự dẫn radar chủ động.

Để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất (mặt nước), Su-30MK2 sử dụng các loại vũ khí có điều khiển và không điều khiển.

Vũ khí có điều khiển “không đối đất” bao gồm tên lửa Kh-59ME, Kh-35E và Kh-59MK, tên lửa siêu tốc tầm trung Kh-31P với đầu tự dẫn radar thụ động, tên lửa tầm ngắn Kh-29T (E) với đầu tự dẫn nhiệt hoặc Kh-29L với đầu tự dẫn laser, bom điều khiển KAB-500KP (KAB-500-OD).

Vũ khí không điều khiển bao gồm bom loại 500kg, 250kg và 100kg, bom cháy và tên rocket S-8, S-13, S-25-OFM.


Danh mục các loại vũ khí của Su-30MK2

Thông số cơ bản của Su-30MK2

Động cơ: 2xAL-31F
Dài: 21,9m; Cao: 6,4m; Sải cánh: 14,7m
Trọng lượng cát cánh tối đa 34.500 kg
Tải trọng vũ khí: 8.000kg
Dự trữ nhiên liệu: 9.720kg
Tốc độ tối đa: Mach 2
Trần bay thực tế: 17.300m


[BDV news]


Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

>> Không quân Việt Nam nhận tiếp 4 Su-30МК2




Nga đã bàn giao cho Việt Nam lô đầu tiên gồm 4 tiêm kích Su-30МК2 trưởng đoàn Rosoboronoexport tại triển lãm Le Bourget Sergei Kornev cho biết.




Su-30MK2 Flanker-G


Theo Trung tâm phân tích mua bán vũ khí thế giới TsAMTO, đây là lô máy bay đầu tiên được chuyển giao theo hợp đồng mua 8 Su-30МК2 ký đầu năm 2009 trị giá gần 400 triệu USD. Hợp đồng này không bao gồm vũ khí hàng không.

Đầu tháng 2.2010, Nga và Việt Nam đã ký hợp đồng thứ hai mua bán 12 Su-30МК2 và vũ khí hàng không, trị giá gần 1 tỷ USD. Nga sẽ bàn giao số máy bay theo hợp đồng này cho Việt Nam vào năm 2011-2012. Cũng theo hợp đồng này, Việt Nam sẽ nhận được vũ khí hàng không và phụ tùng cho cả lô máy bay này lẫn 8 Su-30МК2 đặt mua trước đó.

Việt Nam bắt đầu ráo riết mua vũ khí trang bị không quân của Nga từ giữa thập niên 1990 sau thời gian dài suy giảm hợp tác kỹ thuật quân sự song phương. Năm 1995, Việt Nam mua của Nga lô đầu tiên gồm 6 Su-27 (5 Su-27SK, 1 Su-27UBK) trị giá 150 triệu USD. Đầu năm 1997, Hà Nội mua lô thứ hai gồm 6 Su-27 (5 Su-27SK, 1 Su-27UBK).

Trong số các thương vụ thực hiện trước đó, có hợp đồng nâng cấp 2 tiêm kích MiG-21bis.

Năm 1996-1998, hãng KnAAPO và công ty Sukhoi đã nâng cấp 32 máy bay tiêm kích-bom một chỗ ngồi Su-22М4 và 2 máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi Su-22UM3. Hiện nay, 53 máy bay tiêm kích-bom Su-22М4/Su-22UM3 đang là chủ lực của lực lượng máy bay tiến công của Không quân Việt Nam.

Tháng 12.2003, Rosoboronoexport đã ký hợp đồng bán cho Việt Nam 4 Su-30МК, giao hàng năm 2004. Đây là mẫu cơ sở Su-30МК được cải tiến thích ứng các yêu cầu của Không quân Việt Nam. Tính cả giá Su-30МК kiểu cơ sở, vũ khí hàng không, phụ tùng và những cải tiến cần thiết theo yêu cầu của Việt Nam, hợp đồng trị giá gần 120 triệu USD.

Nga đang xúc tiến máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 vào thị trường Việt Nam. Xét đến việc Việt Nam mua thêm Su-30МК, công ty Sukhoi đang đàm phán xây dựng tại Việt Nam một trung tâm bảo dưỡng kỹ thuật cho các máy bay Su.



[Vietnamdefence news]


>> 'Pháo đài Brest', bản hùng ca của Hồng quân Liên Xô




Bộ phim Pháo đài Brest giúp người xem hiểu được phần nào về những ngày đầu cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
3h sáng ngày 22/6/1941, Phát xít Đức bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Liên Xô theo kế hoạch Barbarossa. Hầu hết các tập đoàn quân của Liên Xô đều bị bất ngờ trước đợt tấn công vũ bão của quân Đức với nhiều ưu thế về quân số, trang thiết bị cũng như việc không có kế hoạch phòng ngự nên phải chịu nhiều thiệt hại nằng nề.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn những chiến sĩ Hồng Quân Liên Xô càng chứng tỏ được sự kiên cường của họ bằng những trận chiến quyết tử thủ chứ không chịu đầu hàng quân xâm lược. Những chiến sĩ ở pháo đài Brest là một trong những tấm gương như thế.

Cuộc chiến của những chiến sĩ Hồng Quân Liên Xô chống lại Phát Xít Đức được thể hiện một cách xuất sắc qua bộ phim “Pháo đài Brest” của đạo diễn Nga, Alexander Kott.

Hoàn cảnh lịch sử

Với vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ Đế quốc Nga và Ba Lan, pháo đài Brest (nay thuộc Belarus) và thành phố cùng tên nằm trên đường tiến quân của Cụm Tập đoàn quân Trung Tâm của Đức. Vì vậy, pháo đài Brest bị sư đoàn bộ binh của Đức tấn công với quân số khoảng 17.000 binh lính ngay từ những giờ đầu tiên của cuộc chiến.

Trước đó, lực lượng đồn trú ở pháo đài Brest của Hồng quân chỉ có khoảng từ 3.500 binh lính của các đơn vị thuộc sư đoàn bộ binh 6 và 42, đội Biên phòng Cận vệ 17. Ngoài ra, trong pháo đài Brest còn có 300 gia đình của các quân nhân và các học viên của các trường quân sự thuộc hai Trung đoàn bộ binh 84 và 125.




Cổng vào Pháo đài Brest.
Dưới cuộc tấn công bất ngờ lúc 3h15’ sáng ngày 22/6 của pháo binh và không quân Đức theo sau đó là cuộc tấn công của bộ binh, lực lượng đồn trú của Hồng Quân ở pháo đài Brest chịu những thiệt hại nặng nề về cở sở vật chất và bị chia cắt thành những khu vực phòng thủ biệt lập.

Dù đã chịu những đòn choáng váng sau đợt tấn công ồ ạt và bất ngờ của một đối thủ hoàn toàn áp đảo về trang bị và quân số, và bị vây chặt và hoàn toàn bị cắt đứt khỏi bất cứ nguồn tiếp tế nào từ nên ngoài, lực lượng Hồng quân tại pháo đài Brest vẫn chiến đấu kiên cường và liên tục tung những đòn phản công vào đối thủ.

Kế hoạch ban đầu của Đức là làm chủ pháo đài Brest trong vòng 12 tiếng tuy bị kéo dài hơn 1 tháng. Ngày 30/6, quân Đức mới làm chủ được khu vực thành nội và đến cuối tháng 7 mới hoàn toàn làm chủ được pháo đài sau khi tiêu diệt các ổ đề kháng cuối cùng của Hồng quân.


Thiếu tá Piotr Mikhailovich Gavrilov, một trong các sỹ quan Liên Xô chỉ huy phòng thủ pháo đài Brest, trực tiếp chỉ huy khu phòng thủ Đồn Đông. Ông bị quân Đức bắt sau ngày 23/7/1941 sau khi bị thương nặng.
Trận Brest cùng với trận Moskva, trận Leningrad và trận Stalingrad được người dân Liên Xô xem là biểu tượng của sức kháng cự kiên cường trước sự tấn công của Đức quốc xã trong thế chiến thứ 2.

Ngày 8/5/1965, pháo đài Brest được phong danh hiệu Pháo đài Anh hùng theo sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô.

Với chiến tích của mình, pháo đài Brest và câu chuyện về những người anh hùng của Hồng quân đã trở thành cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật trong đó có bộ phim “Pháo đài Brest”.

Bộ phim “Pháo đài Brest”

Bộ phim “Pháo đài Brest” (tên gốc tiếng Nga là Brestskaya krepost) của đạo diễn Alexander Kott ra mắt ngày 4/11/2010 vào dịp kỷ niệm 65 năm Ngày chiến thắng (9/5/1945-9/5/2010).

Dự án phim nhận được tài trợ khoảng 7 triệu USD từ 2 nhà nước Nga và Belarus.

Theo nhà biên kịch Konstantin Vorobiov của “Pháo đài Brest”, bộ phim được thúc đẩy bằng sự thành công của bộ phim tài liệu cùng tên ra mắt năm 2006.

Brestskaya krepost được quay tại pháo đài Brest nhằm đảm bảo tính chân thực của bộ phim. Quá trình chuẩn bị cho bộ phim mất khá nhiều thời gian chủ yếu do quá trình viết kịch bản với những tranh cãi xung quanh tính chính xác so với lịch sử.

Bộ phim bắt đầu khởi quay từ tháng 6/2009 và đóng máy vào tháng 12/2009.



Poster bộ phim "Pháo đài Brest"
Phần lớn bộ phim được các nhà quay phim và diễn viên người Nga tham gia sản xuất. Điều này để làm tăng sự chân thực của bộ phim. Cư dân thành phố Brest được kêu gọi tham gia các cảnh quần chúng.

Brestskaya krepost kể về cuộc chiến ở pháo đài Brest qua lời kể của Sasha Akimov (Aleksei Kopashov thủ vai), một học viên quân nhạc 15 tuổi. Bắt đầu bằng những thước phim về cuộc sống thường nhật của quân đồn trú và gia đình họ trong pháo đài Brest cũng như cuộc hẹn câu cá lúc 3h sáng ngày 22/6/1941 của Sasha và Anhia.

Trong phim, lúc quân Đức tấn công, đã có người nghe tiếng bom rơi, pháo nổ vẫn tưởng nghĩ rằng "lại là diễn tập". Thậm chí, khi nhận ra bị tấn công rõ ràng, có sĩ quan còn kêu gọi "không để cuốn vào khiêu khích" hoặc người trông kho quân sự kiên quyết không phát vũ khí cho chiến sĩ Hồng quân vì.... "chưa có lệnh". Những chi tiết chân thực này đã khắc họa thành công sự bất ngờ của lực lượng Hồng quân đồn trú trong pháo đài Brest trước cuộc tấn công của quân Đức và cũng là bài học "Không để Tổ quốc bị bất ngờ" cho các lực lượng vũ trang.



Sau 1 đêm thức giấc, Sasha thấy mình bị ném vào 1 cuộc chiến tranh.
Sau đó, câu chuyện xoay quanh cuộc chiến đấu ở 3 cụm đề kháng chính của Hồng quân trong pháo đài Brest được chỉ huy bởi Trung đoàn trưởng Pyotr Mikhailovich Gavrilov (Aleksandr Korshunov), Chính ủy Efim Moiseevich Fomin (Pavel Derevyanko) và Chỉ huy tiền đồn 9, Andrey Mitrofanovich Kizhevatov (Andrey Merzlikin).

Bằng những hình ảnh như người thương binh liên tục quay máy phát điện bằng tay để các bác sĩ thực hiện mổ cho các thương binh hay viên sỹ quan không uống nước trong vài ngày nhưng vẫn để dành nước cho các thương, bộ phim khắc họa thành công những gian khổ, thiếu thốn mà các chiến sĩ hồng quân phải chịu đựng khi bị bao vây trong pháo đài Brest.

Qua đó, Brestskaya krepost thể hiện rõ nét sự kiên cường của những người lính Hồng quân cũng như sự mưu trí, dũng cảm của họ, không chỉ phòng thủ họ còn tổ chức những đợt phản công gây thiệt hại cho quân địch hay hình ảnh viên sĩ quan ở lại cầm chân quân địch để đồng đội rút lui.

Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Voice of Russia, đạo diễn Nga Aleksandr Kott khẳng định chủ đề của bộ phim là tái hiện tất cả những nỗi khủng khiếp mà nhân dân Liên Xô đã phải trải qua trong những ngày đầu chiến tranh: "Chính tại Brest, nơi tất cả mọi thứ thể hiện rõ nét nhất - từ hỗn loạn, kinh hoàng đến lấy lại sức mạnh và sự cứng cỏi. Phim rất kiệm lời, đây là bộ phim về trạng thái. Chúng tôi giới thiệu nhân vật trong những thời điểm đau thương bi tráng nhất trong đời họ, khi người ta cần phải lựa chọn. Ở đó có những người nhát gan trở thành mạnh mẽ, và ngược lại, có những kẻ phản bội. Những người bảo vệ pháo đài bị tản mát, họ chiến đấu mà không biết là ở bên cạnh mình, cách đó 100 m có ai đó còn sống và cũng đang chống cự".

Tương phản với hình ảnh Hồng quân, “Pháo đài Brest” cũng cho thấy sự tàn bạo của quân Phát xít khi sử dụng tù binh là người già và trẻ em để ép đối phương đầu hàng.

Bộ phim cũng thể hiện rõ những cố gắng của quân Đức trong việc đánh chiếm pháo đài bằng cách sử dụng những khẩu pháo hạng nặng, hơi ngạt, súng phun lửa, xe bọc thép và cả những trận không kích.

Bộ phim kết thúc bằng cảnh chú bé học viên Sashka Akimov năm nào nay đã già dẫn người cháu đến thăm tượng đài tưởng niệm trận chiến bảo vệ pháo đài Brest. Tại đây 2 người đã được "trở về" với pháo đài Brest những ngày trước chiến tranh. Kết thúc của phim như một lời khẳng định, những anh hùng của pháo đài Brest sẽ sống mãi trong tâm trí mọi người.

“Pháo đài Brest” nhận được lời khen của tổng thống Nga Dmitry Medvedev: “Đây là một bộ phim rất hay về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại”.

Dưới đây là một số hình ảnh trích trong bộ phim:



Cuộc phản công của Hồng quân khu vực Đồn Đông dưới sự chỉ huy của thiếu tá Pyotr Mikhailovich Gavrilov.



Chiến sĩ Hồng quân khắc lên tường dòng chữ "Thà chết không hàng" ngày 26/6/1941.

Trung úy Andrey Mitrofanovich Kizhevatov ở lại cầm chân địch cho đồng đội rút lui.

Binh lính Đức sử dụng người già, trẻ em và thương binh để ép các chiến sĩ Hồng quân đầu hàng.

Quả bom 1800kg bị không quân Đức ném xuống làm rung chuyển pháo đài Brest.

Quân Đức xử bắn Chính ủy Efim Moiseevich Fomin vì ông là người... "vừa Do Thái, vừa Cộng sản".


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang