Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

>> Trung Quốc chế tạo UAV chiến lược




Trung Quốc đang phát triển một loại máy bay không người lái (UAV) tầng cao, thời gian bay dài, có thể cạnh tranh với RQ-4 Global Hawk của Mỹ.




Mô hình XIanlong tại triển lãm Chu Hải


Các bức ảnh UAV này chụp trên đường băng của tập đoàn chế tạo máy bay Thành Đô, hãng đang phát triển tiêm kích J-20, được đăng trên trang China Defense Mashup.

UAV được cho là có tên là Xianlong. Trước đó, có tin Trung Quốc chỉ có ý định thực hiện dự án UAV này mà mô hình của nó đã được trưng bày tại triển lãm hàng không Chu Hải vào tháng 11.2010.

Theo các bức ảnh thì UAV của Trung Quốc được lắp một động cơ phản lực, cánh có dạng hình tên thông thường.

Cánh đuôi ngang hình tên ngược, hơi ngắn hơn cánh nâng và nối với cánh nâng bằng các cánh con (đầu cánh).

UAV có một cánh đứng đuôi.

Hiện chưa rõ tính năng kỹ thuật của Xianlong.




Xianlong (china-defense-mashup.com)

UAV trinh sát tầng cao RQ-4 Global Hawk của Mỹ có khả năng bay với tốc độ 800 km/h và bay xa đến 24.900 km. Thời gian bay liên tục của nó là 36 giờ. Thiết bị trên khoang của Global Hawk gồm các sensor độ nét cao, các hệ thống tác chiến điện tử, tiếp phát tín hiệu và trinh sát điện tử.

[Vietnamdefence news]


>> Mỹ để lộ thông tin về kính nhìn đêm áp tròng




Chiến dịch tiêu diệt Bin Laden đã hé lộ khá nhiều công nghệ vũ khí mới của đặc nhiệm Mỹ, từ trực thăng tàng hình cho đến kính nhìn đêm áp tròng.


Công nghệ trong lĩnh vực kính nhìn đêm đã phát triển với tốc độ chóng mặt trong thập kỷ vừa qua.

Kính nhìn đêm panorama 4 mắt có thể cung cấp trường nhìn
rộng hơn hẳn kính nhìn đêm truyền thống


Hiện nay, loại kính nhìn đêm hiện đại nhất là một model góc nhìn siêu rộng sử dụng bốn ống khuếch đại ánh sáng cỡ 16 mm giúp trường nhìn có thể đạt 100 độ theo phương ngang và 40 độ theo phương dọc (trường nhìn tự nhiên của mắt người có thê đạt được là 100 độ theo phương ngang và 135 độ theo phương dọc).

Công ty sản xuất loại kính này cũng là công ty sản xuất loại mũ bay thế hệ mới dành cho các phi công lái máy bay thế hệ thứ năm F-35 của Hoa Kỳ.

Loại kính siêu hiện đại này mới được sử dụng rất hạn hẹp trong phạm vi một số lực lượng đặc nhiệm.


Kính nhìn đêm thông thường hiện trang bị cho binh lính Hoa Kỳ còn tồn tại nhiều nhược điểm như nặng nề, trường nhìn hạn chế, dung lượng pin ngắn ngủi và dễ gây khó chịu cho người dùng sau một thời gian sử dụng dài.


Tuy hiện đại hơn nhiều so với các loại kính nhìn đêm thông thường, loại kính nhìn đêm mới này vẫn khá nặng nề và cồng kềnh, hơn nữa, nó cũng chưa có khả năng cung cấp trường nhìn tự nhiên như mắt người.

Một vài nguồn tin cho rằng, trong chiến dịch tiêu diệt Bin Laden, đội đặc nhiệm số 6 của SEAL đã sử dụng một loại kính nhìn đêm hiện đại hơn nhiều lần loại nêu trên: Kính nhìn đêm sát tròng.

Loại kính này sử dụng một nam châm vĩnh cửu đất hiếm dạng gel làm từ Neodym (Nguyên tố thường sử dụng để chế tạo các nam châm siêu mạnh trong các loại loa hay tai nghe đắt tiền), sắt và Bo với vai trò tạo ra một từ trường cực mạnh hơn bất kỳ nam châm nào hiện có, và từ trường này sẽ cung cấp năng lượng cho kính nhìn đêm sát tròng dựa vào hiện tượng cảm ứng từ.

Mắt kính loại sát tròng có thể khuếch đại ánh sáng trong môi trường ánh sáng yếu tới 200%. Ngoài ra, nhờ công nghệ plasma, nó cũng loại bỏ luôn những ống kính khuếch đại ánh sáng đắt tiền và nặng nề.


Kính nhìn đêm sát tròng với khả năng cung cấp trường nhìn tự nhiên, cực kỳ gọn nhẹ, thoải mái khi sử dụng và gần như có khả năng hoạt động vô hạn sẽ khắc phục hết các điểm yếu của kính nhìn đêm truyền thống

Kính nhìn đêm sát tròng không những làm giảm gánh nặng cho binh lính (so với loại kính nhìn đêm hiện đại đang được trang bị cho binh lính Hoa Kỳ, M953 có khối lượng tới 750g) mà nó còn cung cấp trường nhìn không kém trường nhìn tự nhiên của con người.

Không những thế, nhờ tính đơn giản và hình ảnh cung cấp được giảm nhiễu tối đa, kính nhìn đêm sát tròng cũng giúp giảm những tác dụng phụ có hại sau sử dụng lên người lính.

Đặc biệt hơn nữa, loại kính nhìn đêm sát tròng này còn có thể tự sạc điện bằng các cử động chớp mắt của mí mắt, do đó, nó gần như hoàn toàn loại bỏ hạn chế thời gian hoạt động vốn chỉ dựa vào pin của các loại kính nhìn đêm hiện nay.

Dù cho chưa có thông tin trực tiếp nào từ cơ quan chức năng Hoa Kỳ xác nhận hay phủ nhận tin này, chúng ta hoàn toàn có thể tin vào sự tồn tại của loại kính nhìn đêm ưu việt này, nhất là khi trong chiến dịch tiêu diệt Bin Laden, một thành tựu khác của khoa học quân sự Hoa Kỳ cũng đã lộ ra với thế giới là chiếc trực thăng tàng hình bị rơi.

[Theo Kitup Military news]


>> Tại sao tàu sân bay Trung Quốc lỡ hẹn với đại dương?




Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc đã lỡ hẹn với chuyến đi đầu tiên của mình, tuy nhiên điều đó cũng đặt ra nhiều ẩn số.

Tàu sân bay Thi Lang tân trang lại từ tàu sân bay Varyag mua của Ukraina được khởi đóng từ thời Liên Xô. Theo phương tiện truyền thông Hong Kong, cuộc thử nghiệm đầu tiên của Thi Lang sẽ tiến hành vào ngày 1/7.

Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất chuyến thử nghiệm đầu tiên sẽ phải hoãn lại ít nhất 1 tháng nữa bởi rất nhiều các vấn đề không được công bố.

Thời gian trì hoãn dự định kéo dài đến tháng 8, và không xác định ngày cụ thể cho thử nghiệm đầu tiên.

Một quan chức giấu tên của quân đội Trung Quốc cho biết: “ Điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, bất cứ lúc nào cũng có thể được điều chỉnh, sự cần thiết phải xem xét các yếu tố như thời tiết, tình hình môi trường bên ngoài sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chuyến thử nghiệm đầu tiên”.

Như vậy, có vẻ như yếu tố ảnh hưởng tới việc thử nghiệm tàu Thi Lang là do yếu tố "thiên thời".



Tàu sân bay Thi Lang đã sẳn sàng để chạy thử hay chưa vẫn là một ẩn số.


Thi Lang đã thực sự sẵn sàng?

Nếu đánh giá tiến độ hoàn thành của tàu sân bay Thi Lang qua các bức ảnh được đăng tải tràn lan trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc. Có vẻ như Thi Lang đã được hoàn thành một cách đầy đủ nhất.

Màu sơn mới, một hệ thống radar mảng pha đa chức năng mới, các hệ thống vũ khí cũng đã được lắp đặt xong. Nhà thầu đã thu dọn các thiết bị thi công trên boong tàu, trả lại hình một con tàu sân bay đúng nghĩa.

Một hình ảnh xuất hiện trên trang Milchina cho thấy, một cột khói cao đã bốc lên từ phần ống khói của tàu sân bay. Điều này cho thấy, một động cơ mới đã được lắp đặt bên trong. Mọi thứ có vẻ đã sẳn sàng, việc thử nghiệm chỉ còn là vấn đề thời gian.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thế giới lâu nay vẫn dõi theo sự phát triển của tàu sân bay này. Thi Lang mới chỉ khoác lên mình bộ áo mới, bên trong phòng động cơ vẫn là một ẩn số.

Đó cũng chính là vấn đề nan giải nhất đối với tàu sân bay Thi Lang. Khi được mua lại từ Ukraine, tàu sân bay Varyag đã hoàn thành cơ bản, chỉ thiếu mỗi động cơ là hệ thống điện tử. Dường như, Trung Quốc chỉ cần gắn động cơ và hệ thống điện tử, Varyag có thể sẳn sàng để hoạt động ngay.

Với hệ thống điện tử, Trung Quốc có thể đủ khả năng để hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Bằng chứng là Trung Quốc đã phát triển một hệ thống radar mảng pha đa chức năng mới cho tàu sân bay Thi Lang. Cấu trúc thượng tầng của tàu sân bay phải sửa đổi để phù hợp với hệ thống radar mới này. Công việc lắp đặt đã được hoàn tất. (>> chi tiết)

Song hệ thống động lực cho một chiếc tàu khổng lồ này lại là một “điểm yếu” cố hữu của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Trung Quốc thiếu công nghệ động cơ đẩy hàng hải, không sản xuất được động cơ tuabin hơi nước hoặc động cơ tuabin khí.

Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã mua được động cơ tuabin hơi nước vốn được thiết kế dành cho tàu sân bay Varyag từ Ukraine. Nếu vậy, Thi Lang sẽ lặp lại những trục trặc bất tận giống chiếc Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga? Người Trung Quốc sẽ khắc phục các khuyết điểm của động cơ tuabin hơi nước của Ukraine như thế nào? Năng lực của tàu sân bay Thi Lang phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề này.

Một chuyên gia giấu tên của quân đội Trung Quốc trao đổi thêm với giới truyền thông Hong Kong rằng: “Thử nghiệm nếu có của Thi Lang chỉ một thử nghiệm mang tính nội bộ. Tàu sân bay vẫn chưa thực sự hoàn thành. Toàn bộ thệ thống vũ khí, thiết bị điện tử, các hệ thống liên quan sẽ mất một thời gian để có thể hoạt động thành một hệ thống tổng thể”. Theo đánh giá của chuyên gia này, tàu sân bay Thi Lang vẫn chưa sẳn sàng cho chuyến thử nghiệm đầu tiên.


Chờ thời cơ khuếch trương hình ảnh

Tuy nhiên cũng cần nhớ lại bài phát biểu của quan chức quân đội Trung Quốc giấu tên, chuyến thử nghiệm của tàu sân bay Thi Lang có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, tùy vào tình hình hiện tại. Do đó, vào thời gian này, tồn tại một giả thuyết khác được các nhà phân tích nhận định là “chờ thời cơ hợp lý hơn”.

Thực tế cho thấy rằng, gần như tất cả các hệ thống vũ khí mới mang tầm chiến lược của Trung Quốc đều xuất hiện trong các sự kiện trọng đại, mang nhiều ý nghĩa chính trị.

Đơn cử, sự xuất hiện của tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 hồi tháng 1/2011 trùng với chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đến Trung Quốc.

Trung Quốc luôn thực hiện công tác "quảng bá" cho các hệ thống vũ khí của mình rất tốt, chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Gates là một sự kiện thu hút sự chú ý của giới truyền thông thế giới. Cùng với đó một hệ thống vũ khí mới xuất hiện, càng làm cho báo giới tốn không ít giấy mực để bình phẩm. Qua đó khuếch trương hình ảnh sức mạnh quân sự Trung Quốc, cho dù giữa giới thiệu và thực tế còn một khoảng cách khá xa.

J-20 gần như hoàn toàn im lặng sau chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 1/2011. Do đó, tàu sân bay Thi Lang cũng không phải là một ngoại lệ cho “chiêu” quảng bá hình ảnh của quân đội Trung Quốc.

Có thể tàu sân bay Thi Lang đã sẵn sàng để chạy thử, nhưng nó sẽ chờ đợi một thời điểm “nổi bật” và "hiệu quả" hơn để xuất hiện. Có thể là Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp tới với vai trò là một minh chứng cho thành quả lãnh đạo của đảng này.

Cũng có thể Thi Lang sẽ bất ngờ xuất hiện trong chuyến thăm sắp tới của Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tới Trung Quốc. Sự xuất hiện của Thi Lang vừa mang tính quảng bá thành quả của công nghiệp quốc phòng vừa lặp lại thông điệp của J-20.

Tuy nhiên, nếu Thi Lang có xuất hiện trong các sự kiện trọng đại của Trung Quốc, sự xuất hiện này mang tính chất tinh thần nhiều hơn. Thi Lang vẫn còn quá nhiều vấn đề "cố hữu" cần phải khắc phục trước khi thực sự tiến ra biển lớn.

[BDV news]


>> Hải quân Myanmar: Điểm tựa tiến ra biển lớn




Myanmar xác định quân đội là chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại của chế độ và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh của đất nước.

Vì vậy, Hải quân Myanmar được đầu tư mua thêm tàu chiến và phương tiện các loại để bảo vệ bờ biển, hướng ra vịnh Adaman nhiều tài nguyên.



Tàu tuần tra tốc độ cao của Hải quân Myanmar.


Từ hỗ trợ lục quân tới tiến ra biển

Giai đoạn 1962 – 1988, do nội chiến ỏ Myanmar diễn biến phức tạp với sự xuất hiện nhiều tổ chức chính trị và vũ trang thuộc các lực lượng khác nhau nên nhiệm vụ trọng tâm của quân đội là giữ yên tình hình, dẹp bạo loạn, lục quân phát triển mạnh để giữ vai trò chính. Nên dù ra đời từ cuối những năm 1950, Hải quân Myanmar chỉ là những lực lượng nhỏ, trang bị rất hạn chế, chủ yếu làm nhiệm vụ tương trợ cho các hoạt động chống nổi dậy của các đơn vị lục quân. Lúc mới thành lập, lực lượng chỉ có 4 tàu hộ tống, một số tàu nhỏ tuần tiểu trên sông và ven bờ biển và một ít tàu vận tải nhỏ.

Sau khi ra đời năm 1988, Hội đồng khôi phục trật tự và luật pháp quốc gia (SLORC) nhanh chóng mở rộng và hiện đại hoá lực lượng vũ trang để mang lại sức mạnh thật sự cho quân đội Myanmar, trong đó có hải quân nước này.

Giai đoạn 1989 – 1991 ,quân đội Myanmar nhận được 1,4 tỷ USD để mua sắm trang bị vũ khí tương đối hiện đại từ Trung Quốc. Năm 1994, Myanmar nhận thêm 400 triệu USD cho công cuộc hiện đại hóa quân đội. Nhờ vậy, Hải quân nước này mua 6 tàu tuần tiễu lớp Hải Nam, 3 tàu hộ tống lớp Giang Hồ, 20 tàu tuần tiểu nhỏ, 1 tàu chở dầu,1 tàu tiếp tế cho kế hoạch tuần tiễu ngoài khơi và một số tàu tuần tiễu tốc độ nhanh, các trạm radar đối hải, pháo bờ biển…

Nhờ vậy, kể từ những năm 1990, nhiệm vụ mới của Hải quân Myanmar được xác định là bảo vệ vùng biển dài 1.930km, từ giáp Bangladesh đến giáp Thái Lan, hướng ra vịnh Adaman, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phát triển kinh tế trên biển Hải quân Myanmar có thường xuyên tăng cường và mở rộng canh phòng vùng biển, tuần tra chống đánh cá bất hợp pháp và bảo vệ các dàn khoan (Năm 2010, Myanmar xuất khẩu khí đốt đứng thứ 2 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với 22 công ty, đầu tư vào 30 lô trên biển và 8 mỏ trên đất liền).

Hình thành “bộ mặt toàn diện”

Sau hơn 20 năm nỗ lực phát triển, kể từ 1989 đến nay, hải quân Myanmar đã diện mạo tương đối hoàn chỉnh.

Hải quân Myanmar được tổ chức gồm các đơn vị tàu chiến mặt nước, hải quân đánh bộ, lực lượng tàu đổ bộ, phục vụ, pháo và tên lửa đối hải. Đặc biệt lực lượng trinh sát kỹ thuật hải quân rất phát triển.

Trên biển, ngoài Hải quân, biên phòng (biển) còn có lực lượng của Bộ Ngọc Trai và Nghề nghiệp nhân dân. Lực lượng này có biên chế 400 người, hơn 15 tàu tuần tiểu ven bờ, đảo rất hiện đại.



Tàu chiến Hải quân Myanmar.


Tăng cường sức mạnh cho hải quân vùng biển phía Tây, Myanmar đẩy mạnh mua sắm vũ khí trang bị, tăng cường huấn luyện diễn tập, “ đa dạng hoá” nguồn nhập từ Nga, Trung Quốc, Ucraina, Ấn Độ, Triều Tiên, Serbia, Hàn Quốc, Pakistan, Balan, Singapore. Nỗ lực hiện đại hoá các xưởng hải quân để đóng các loại tàu từ tuần tiểu đến hộ tống, hộ vệ có trang bị tên lửa.

Thời gian gần đây, Hải quân Myanmar đầu tư mua 2 tàu hộ vệ tên lửa, 3 tàu hộ tống, 6 tàu cao tốc. Tất cả đều được bị tên lửa. Dù chú trọng mua sắm để hiện đại hóa hải quân, Myanmar không lơ là việc phát triển công nghiệp đóng tàu quân sự. Ngành Ngành này đã có bước trưởng thành vượt bậc, năm 2008 đã hạ thuỷ 1 tàu hộ vệ, 5 tàu hộ tống...

C-802 tên lửa chống hạm uy lực nhất lực lượng

Hiện nay, đội tàu chiến đấu chủ lực tốt nhất của Hải quân Myanmar gồm: 8 tàu hộ vệ lớp Anawratha và 8 tàu lớp Aung Zeya (sử dụng tổ hợp tên lửa chống hạm C-802).

Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm C-802 (tên gọi biến thể xuất khẩu của YJ-82 của Trung Quốc) dài 6,3m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 715kg. Tên lửa được cấu tạo các cánh định hướng điểu khiển và cửa hút khí dành cho động cơ phản lực. C-802 sử dụng hai động cơ, khi phóng động cơ nhiên liệu rắn làm việc và đẩy vận tốc tên lửa lên tới Mach 0,9.




Tên lửa diệt hạm C-802.


Sau khi cháy hết nhiên liệu, động cơ này sẽ tách khỏi thân tên lửa, động cơ tuốc bin phản lực bắt đầu khởi động cho hành trình bay hướng tới mục tiêu. Hệ thống định vị quán tính hoạt động từ pha giữa, radar chủ động đảm nhiệm pha cuối. Tên lửa C-802 có tầm bắn xa 120km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 165kg.

Theo tạp chí Globalsecurity, tên lửa diệt hạm C-802 có diện tích phản xạ radar nhỏ, khi cách mục tiêu vài km nó sẽ hạ xuống độ cao 5-7m so với mặt nước biển, hệ thống dẫn đường chống nhiễu tốt, tàu mục tiêu khó có khả năng đánh chặn được tên lửa. Xác suất đánh trúng của C-802 là 98%.

Cơ cấu của lực lượng hải quân Myanmar gồm bộ tư lệnh hải quân dưới có 1 bộ tư lệnh kiểm soát, 5 vùng hải quân, 1 lữ đoàn tàu chiến thuật, 1 lữ đoàn hải quân đánh bộ. Các căn cứ hải quân ở Bussein, Yangon, Syriam, Moulmein Mergui, Seikyi, Sittwe.

Quân số hải quân 16.000 người (hải quân đánh bộ 1.000 người). Tàu các loại có 108 tàu trong đó có 1 tàu hộ vệ, 11 tàu hộ tống tên lửa 27 tàu tuần tiểu trên biển (có nhiều tàu trang bị tên lửa), 30 tàu tuần tiểu trên sông, 27 tàu và phương tiện đổ bộ, 12 tàu phục vụ, hậu cần.

Đơn vị tàu chiến cỡ nhỏ gồm: 6 tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin, 14 tàu pháo “5 Series”, 1 tàu pháo lớp Indaw, 10 tàu pháo lớp Hainan, 12 tàu tuần tiễu PGM và 3 tàu PB90.


[BDV news]


>> Hợp tác an ninh, quân sự Ukraine-Trung Quốc khiến Nga lo ngại




Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có chuyến công du chính thức đến Ukraine vào nửa cuối tháng 6 với nhiều chương trình liên quan đến hợp tác an ninh, quân sự.

Đây là cuộc gặp thứ hai của hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ukraine trong vòng hơn 1 năm qua. Cuộc gặp đầu tiên diễn ra vào tháng 9/2010 khi Tổng thống Ukraine Victor Yanukovich đến thăm Trung Quốc.

Trong cuộc gặp năm 2010, chủ đề được hai nhà lãnh đạo cấp cao đưa ra thảo luận là việc thực hiện dự án có liên quan đến quy trình sản xuất tên lửa chiến thuật – chiến dịch.

Phòng thiết kế “Yuzdniu” và “Yuzdmash” (Ukraine) là 2 nhà sản xuất có nhiều kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo tên lửa đạn đạo, nhưng chưa bao giờ sản xuất các tên lửa chiến thuật – chiến dịch.

Vào tháng 4/2011, Ukraine đã bắt tay chế tạo tổ hợp tên lửa Sapsan. Trên cơ sở của tổ hợp này, các chuyên gia Trung Quốc có thể phát triển các thiết kế mới. Hợp tác với Trung Quốc là một vấn đề quan trọng với Ukraine, không ngoại trừ khả năng vấn đề này được tính toán cho tương lai.



Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Victor Yanukovich hội đàm


Kết quả cụ thể các vấn đề đưa ra thảo luận trong hai cuộc gặp của 2 nguyên thủ cấp cao không được tiết lộ, cả 2 bên đã tránh đưa ra các cuộc bình luận công khai liên quan đến triển vọng hợp tác kỹ thuật quân sự cũng như hợp tác về an ninh.

Sự phát triển đối thoại giữa Trung Quốc và Ukraine, cũng như chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong không gian hậu Xô Viết làm Nga đặc biệt quan tâm. Bởi Moscow xem Trung Quốc không chỉ là thị trường đầy hứa hẹn về năng lượng mà còn là mối đe dọa tiềm năng đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Chính vì vậy, Nga coi Tuyên bố về đối tác chiến lược giữa Ukraine và Trung Quốc vừa ký kết ngày 20/6 tại Kiev là một vấn đề hết sức quan trọng.

Tuyên bố này bao gồm các điều khoản quy định cấm nước thứ 3 sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành các hoạt động xâm phạm chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của một nước khác. Đây thực sự là một điều ám chỉ cho Moscow biết rằng, Bắc Kinh đang theo sát các lợi ích kinh tế và chính trị của Nga tại Ukraine, Kazakhstan và Azerbaijan.

Ngoài ra, trong chuyến thăm vừa qua, 2 bên đã ký hợp đồng trị giá 3,5 tỷ USD để thực hiện hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho việc tổ chức giải vô địch bóng đá Euro-2012. Trong đó, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc sẽ đầu tư vốn xây dựng đường sắt kết nối sân bay quốc tế Borispol với Kiev.

Có thông tin cho rằng, Ukraine và Trung Quốc đã ký hàng loạt các hợp đồng lâu dài trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Theo đó, Trung Quốc sẽ sở hữu các hệ thống radar, các tên lửa không đối không và thủy phi cơ đổ bộ.

Bắc Kinh từng tìm kiếm khả năng sở hữu các phương tiện tương tự ở Nga. Tuy nhiên, trong giai đoạn đàm phán, ý định “mập mờ” của Trung Quốc trong việc chế tạo các radar và tên lửa khiến Nga thay đổi quan điểm. Nga cho rằng, nếu Trung Quốc có được các hệ thống trên, nước này sẽ sử dụng để chống lại Nga trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc.

Trước đó, cũng có ý tưởng để “Su-27” của Trung Quốc được trang bị động cơ “Motor Sich” của Ukraine, các chuyên gia không quân đã ủng hộ. Cũng theo đó, trên các máy bay này sẽ trang bị các loại vũ khí chiến đấu của Nga và Ukraine như tên lửa không đối không.

Ý tưởng này rất có lợi cho Ukraine, bởi trong tương lai gần, Ukraine sẽ thay các loại máy bay cũ. Đây là dự án duy nhất được nói đến trước khi ký các hợp đồng.

Các vấn đề trong "mối quan hệ tốt đẹp"

Hợp tác giữa Ukraine và Trung Quốc cũng tồn tại khá nhiều vấn đề. Trung Quốc sẽ không mua các lô hàng lớn. Bởi mục đích chính của Trung Quốc là sở hữu các công nghệ của Ukraine.

Kịch bản này có thể xảy ra như sau: Sau khi nhận các sản phẩm với số lượng hạn chế, tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ, Trung Quốc có thể bắt đầu tự sản xuất hàng loạt các sản phẩm này với thương hiệu riêng của mình. Sau đó, xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Ukraine vừa qua đã xác định hàng loạt các xu hướng địa chính trị hết sức quan trọng. Mục đích của việc Trung Quốc tích cực xâm nhập vào không gian hậu Xô Viết - sân sau của Nga là nhằm hạn chế sự hiện diện của Nga ở hướng Tây và Caucasus trong trường hợp xuất hiện xung đột Nga – Trung với mục đích sáp nhập phần lãnh thổ phía đông của Nga vào Trung Quốc.

Việc ký kết các hợp đồng trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, tiếp tục thực hiện kế hoạch hoạt động Ukraine – NATO, cũng như tiến hành các cuộc tập trận mới đây tại Biển Đen đã và đang làm giấy lên sự quan ngại của Moscow.

Như vậy, không ngoại trừ khả năng đề tài được đưa ra thảo luận trong cuộc gặp sắp tới ngày 25/6/2011 giữa Tổng thống Ukraine Victor Yanukovich và Thủ tướng Nga Vladimir Putin tại Krym sẽ là kết quả chuyến thăm Ukraine của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trọng tâm là các khía cạnh về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Ukraine và Trung Quốc.

[BDV news]


>> Việt Nam nhận tàu ngầm đầu tiên vào năm 2014




Tàu ngầm điện-diesel Projekt 636 Varshavyanka (Kilo) đầu tiên do Nga đóng sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2014.

Đại diện hãng Rosoboroexport,Oleg Azizov tiết lộ thông tin trên.

Theo ông, tất cả các tàu ngầm sẽ được chuyển giao cho khách hàng ở cấu hình chuẩn với hệ thống tên lửa Club. Hải quân Việt Nam sẽ nhận được 6 tàu ngầm Varshavyanka.

Hợp đồng đóng cho Việt Nam 6 tàu ngầm Projekt 636 được ký vào cuối năm 2009, có trị giá 1,8 tỷ USD. Hãng thực hiện hợp đồng là Admiralteisikye Verfi ở St. Petersburg.



Trước đó có tin, hãng đóng tàu Nga sẽ có thể bàn giao cho Việt Nam mỗi năm một tàu. Như vậy, việc chuyển giao các tàu ngầm Projekt 636 cho Việt Nam sẽ hoàn thành vào năm 2019.

Hiện Việt Nam chưa có hạm đội tàu ngầm và các tàu ngầm lớp Projeket 636 Kilo sẽ là những tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam.

Tháng 3/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov cho biết, Hải quân Nga sẽ giúp Việt Nam xây dựng căn cứ tàu ngầm. Không loại trừ, Nga sẽ cấp tín dụng để Việt Nam xây dựng căn cứ tàu ngầm, mua các loại tàu và xây dựng không quân hải quân.

Các tàu ngầm Projekt 636 có lượng giãn nước 3.950 tấn, có thể chạy với tốc độ đến 20 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm. Tàu được trang bị 6 ống phóng lôi 533 mm, có thể dùng để làm cả nhiệm vụ rải thủy lôi và phóng tên lửa hành trình.

[BDV news]


>> Tinh hoa hải quân thế giới trình diễn ở Nga




Triển lãm hàng hải quốc tế lần thứ 5 (IMDS-5) được khai mạc tại thành phố St. Petersburg (Nga) từ ngày 29/6.

Đây là một trong những sự kiện triển lãm hải quân quan trọng trên thế giới.

Triển lãm IMDS 2011 thu hút 400 công ty sản xuất vũ khí tới từ 29 quốc gia trên thế giới, cùng với đó là 45 đoàn đại biểu từ 29 nước.

Tập đoàn Rosoboronexport của nước chủ nhà đưa tới triển lãm khoảng 70 kiểu loại vũ khí.

Dưới đây là chùm ảnh tàu chiến, mô hình trưng bày tại IMDS-5:




Các tàu tuần tra biên giới và bờ biển do công ty Almaz Nga chế tạo được neo đậu tại thành phố cảng Saint Petersburg.




Lãnh đạo thành phố Saint Petersburg Mikhail Osievsky thăm khinh hạm trang bị tên lửa Van Amstel của Hải quân Hà Lan. Ngoài Hà Lan, một tàu của Mỹ và Đức cũng tham gia triển lãm lần này.



Tàu pháo cỡ nhỏ Volgodonsk thuộc lớp tàu Buyan (Project 21630) neo đậu trên cảng. Loại tàu này trang bị một pháo hạm A-190 100mm, hai pháo phòng không Ak-630, tên lửa đối không Igla và hệ thống pháo phản lực A-125 Grad-M cho phép hỗ trợ chiến dịch đổ bộ đường biển.



Tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Mistral do Tập đoàn DCNS Pháp đóng. Phía Nga đã chính thức ký hợp đồng mua 2 tàu này trang bị cho Hải quân. Bên cạnh Mistral, Pháp lần này cũng đưa tới mô hình tàu ngầm hạt nhân Barracuda.


Mô hình cầu tàu tại triển lãm IMDS-5.



Trong ảnh là trực thăng không người lái - bộ phận của hệ thống giám sát và kiểm tra trên không BPV-500.



Ca nô đệm khí Mirage.



Các mô hình tỉ lệ của các tập đoàn đóng tàu tại khu trưng bày LenExpo.



Hộ vệ hạm Soobrazitelny thuộc lớp tàu Steregustchiy (project 20380), nó được trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm Uran E, pháo hạm A-190 100mm, pháo khòng không Ak-630, hệ thống pháo/ tên lửa phòng không Kashtan và hệ thống chống ngư lôi Paket.



Ngư lôi điều khiển qua dây dẫn TE-2 cỡ 533mm (trái) và phương tiện vận chuyển dưới nước tự hành Sirena-UME dành cho thợ lặn trưng bày tại khu triển lãm ngoài trời.



Trực thăng vũ trang Kamov Ka-52 với cơ cấu cánh quạt đồng trục độc đáo nhất thế giới.



Khinh hạm Hamburg của Hải quân Đức tại triển lãm.



Cổng ra vào khu trưng bày trong nhà của IMDS-5.



Các vị khách tỏ ra hứng thú với những mô hình tàu chiến độc đáo. Triển lãm IMDS-5 mở cửa từ 29/6 tới 3/7.


[BDV news]


>> Nga bán 2 chiến hạm lớp Tiger cho khách hàng truyền thống




Tập đoàn đóng tàu Nga và công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport đã ký hợp đồng đóng mới và cung cấp 2 tàu hộ tống lớp Tiger (*) cho 1 khách hàng truyền thống.

Bản hợp đồng được ký kết với Algieri bên lề của hội chợ quốc phòng đại dương quốc tế IMDS-2011 đang diễn ra tại thành phố St. Peterburg.

Đây là triển lãm diễn ra 2 năm/lần với 300 công ty (30 công ty quốc tế và 270 công ty của Nga).

“Chúng tôi đã ký 2 hợp đồng với Rosoboronexport để bán 2 tàu hộ tống cho Algeria và 3 tàu hộ tống tên lửa hạng nhẹ (Molniya) cho một quốc gia nằm trong Liên bang Xô Viết trước đây”, ông Roman Trotsenko – chủ tịch của tập đoàn đóng tàu phát biểu.

Theo ông Trotsenko, những hợp đồng đã được ký kết trị giá khoảng 1,3 tỷ USD, và giới chuyên môn cho rằng nhiều thương vụ nữa sẽ tiếp tục được ký kết trước khi kết thúc hội chợ vào gày 3/7.



Tàu hộ tống lớp Tiger là một trong những chủ đề "hot" của triển lãm.


(*) Tàu hộ tống lớp Tiger, thuộc Project 20380 là biến thể xuất khẩu của Project 20382, Steregushchy. Tại IMDS-2011, Nga đang triển lãm tàu hộ tống lớp Steregushchy lần đầu tiên có tên Soobrazitelny. Tàu hộ tống hiện đại này có khả năng tiêu diệt tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu, cũng như pháo kích hỗ trợ đổ bộ tại bờ biển.

Khu vực trưng bày của hội chợ có sự góp mặt của 15 tàu chiến của hải quân Nga, 3 tàu chiến nước ngoài là: tàu khu trục FGS Hamburg của Đức, tàu khu trục HMS Van Amstel của Hà Lan và tàu khu trục USS Carr của hải quân Mỹ.

Chương trình của triển lãm bao gồm trình diễn bắn đạn thật của 10 tàu chiến, biểu diễn bay của máy bay thể thao, trực thăng và máy bay không người lái.

[BDV news]


>> Xem tên lửa Club-M khai hỏa


Tổ hợp tên lửa cơ động “Club-M” do Phòng thiết kế thử nghiệm Novator (thành phố Ekaterinburg) nghiên cứu và chế tạo.

“Club-M” dùng để tổ chức phòng thủ chống tàu, bảo vệ các mục tiêu ven bờ và tiêu diệt tất cả các mục tiêu mặt đất cố định trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết, ban ngày cũng như ban đêm.

http://nghiadx.blogspot.com
"Club-M" ra mắt tại Triển lãm năm 2006

Tổ hợp “Club-M” gồm bệ phóng tự hành (STC); xe vận chuyển – nạp (TLV); các loại tên lửa có cánh 3M-54E, 3M-54E1 và 3M14E (được lắp đặt trong container vận chuyển – phóng); xe bảo dưỡng kỹ thuật; xe liên lạc và điều khiển; thiết bị bảo đảm và bảo quản tên lửa.

STC và TLV của tổ hợp “Club-M” có thể bố trí trên khung xe BAZ-6909 (do Nhà máy sản xuất ô tô Bryansk chế tạo riêng cho các lực lượng vũ trang Nga) hoặc xe MAZ-7930 của Belarus.
STC có thể bố trí từ 4 đến 6 container vận chuyển – phóng chứa tên lửa các loại. Vận tốc cơ động tối đa của STC trên đường nhựa là 70km/h, trên đường lầy lội là 30km/h. Nguồn dự trữ nhiên liệu hành trình là 800km.

Với sự hỗ trợ của trạm radar (lắp đặt trên xe liên lạc và điều khiển), tổ hợp “Club-M” có khả năng độc lập phát hiện và theo dõi các mục tiêu mặt nước, phân loại và tiêu diệt các mục tiêu theo dõi bằng các tên lửa chống tàu 3M-54E1/3M-54E.

Radar có các kênh phát hiện chủ động và thụ động, cho phép thực hiện chiến lược phát hiện “linh hoạt” và “bí mật”. Tổ hợp có thể nhận các thông tin tác chiến từ các sở chỉ huy cấp cao, các phương tiện trinh sát và chỉ thị mục tiêu bên ngoài.


Minh họa tổ hợp "Club-M" tác chiến.

Các dòng tên lửa của “Club-M”

Tổ hợp Club M được trang bị các tên lửa chống tàu 3M-54E1/3M-54E và các tên lửa có cánh có độ chính xác cao 3M-14E.

Các loại tên lửa này được điều khiển thống nhất, bảo đảm sự hoạt động linh hoạt, hiệu quả và đa năng khi sử dụng.

Tên lửa chống tàu 3M-54E1 và 3M-54E trên thực tế có kết cấu cơ sở tương đồng và chuẩn hóa tối đa. Các loại tên lửa này được chế tạo theo sơ đồ khí động học thông thường với cánh hình thang xòe dài 3,1m.

Tên lửa 3M-54E

Khi được phóng và bay giai đoạn đầu, tên lửa 3M-54E đạt tốc độ dưới âm và khi tác chiến tên lửa sẽ tăng tốc lên tốc độ siêu âm. Đầu đạn tác chiến là loại đầu đạn xuyên.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa 3M-54E

Tầng phóng bảo đảm phóng và tăng tốc tên lửa, được trang bị động cơ nhiên liệu rắn 1 buồng.

Tầng hành trình bảo đảm tên lửa bay ở giai đoạn chính của quỹ đạo với tốc độ dưới âm, được trang bị động cơ phản lực tuabin kích cỡ nhỏ TRDD-50B (“sản phẩm 37-01E”). TRDD-50B do Phòng Thiết kế Chế tạo máy Omsk (Công ty Cổ phần mở “OMKB”) sản xuất và được chuẩn hóa đối với tất cả các dòng tên lửa của tổ hợp “Club”. TRDD-50B là động cơ phản lực tuabin 2 trục, dài 800mm, đường kính 300mm.

Tên lửa 3M-54E1

Tên lửa 3M-54E1 có 2 tầng. Việc không sử dụng tầng thứ 3 (siêu âm) cho phép trang bị cho tên lửa đầu đạn tác chiến công suất lớn hơn và nâng tầm bay của tên lửa. Nhờ kích thước ngắn, nên 3M-54E1 có thể lắp đặt trong các ống phóng ngắn.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa 3M-54E1

Hệ thống điều khiển của tên lửa 3M-54E1 được chế tạo trên cơ sở hệ thống dẫn đường tự động AB-40E do Viện nghiên cứu khoa học chế tạo thiết bị quốc gia Nga chế tạo.

Việc dẫn đường cho tên lửa ở giai đoạn cuối quỹ đạo được tiến hành với sự hỗ trợ của đầu tự dẫn radar chủ động chống nhiễu ARGS-54.

ARGS-54 do Công ty “Radar-MMS” sản xuất, có cự ly quét tối đa đến 65km. ARGS-54 có chiều dài 70cm, đường kính 42cm, trọng lượng 40kg. ARGS-54 có thể hoạt động khi sóng biển mạnh cấp 6.

Tên lửa 3M-14E

Tên lửa 3M-14E được trang bị hệ thống dẫn đường hỗn hợp. Việc điều khiển tên lửa trong quá trình bay được tiến hành hoàn toàn tự động.

Hệ thống điều khiển được chế tạo trên cơ sở hệ thống dẫn đường tự động AB-40E. Trong thành phần của hệ thống điều khiển tên lửa có thiết bị đo độ cao vô tuyến RVE-B và máy thu tín hiệu của hệ thống dẫn đường vệ tinh (GLONASS hoặc GPS).

Thiết bị đo độ cao vô tuyến bảo đảm bay cho tên lửa trong chế độ vòng tránh địa hình nhờ vào việc duy trì chính xác trần bay: trên biển – không lớn hơn 20m, trên bộ - từ 50 đến 150m (khi tiến đến mục tiêu – giảm đến 20m).


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa 3M-14E
Lộ trình bay của tên lửa được thực hiện theo các chương trình lập trình sẵn, theo các dữ liệu trinh sát về vị trí mục tiêu và các phương tiện phòng không.

Theo đó, tên lửa có khả năng vượt qua các khu vực “tiêu diệt” của của hệ thống phòng không hiện đại của đối phương. Việc hiệu chỉnh tọa độ bay của tên lửa ở khu vực hành trình được thực hiện theo các dữ liệu của các hệ thống dẫn đường vệ tinh và các hệ thống hiệu chỉnh theo địa hình.

Trong giai đoạn cuối của quỹ đạo, việc dẫn hướng tên lửa được thực hiện với sự hỗ trợ của đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-14E. Tên lửa 3M-14E được trang bị đầu đạn nổ phá công suất lớn 450kg.

[BDV news]


Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

>> Tàu hộ tống tàng hình Soobrazitelny của Hải quân Nga




Nga vừa ra mắt chiếc tàu hộ tống Soobrazitelny, thuộc lớp Steregushchy (project 20380) tại St. Peterburg.


Nga vừa ra mắt chiếc tàu hộ tống Soobrazitelny, phiên bản mới nhất của lớp Steregushchy (dự án 20380) tại Triển lãm Phòng thủ Hàng hải Quốc tế diễn ra tại St. Peterburg từ 29/6 cho đến 3/7/2011.

Tàu hộ tống thuộc project 20380 có khả năng tiêu diệt tàu nổi, tàu ngầm và máy bay của địch, đồng thời thực hiện pháo kích hỗ trợ cho các nhiệm vụ đổ bộ.

Nhờ ứng dụng công nghệ tàng hình trong thiết kế, tàu có thể hấp thụ sóng radar, giảm tín hiệu âm thanh, từ trường... giảm tối thiểu khả năng bị đối phương phát hiện.

Nga có kế hoạch sở hữu tới 30 tàu lớp này để bảo vệ khu vực bờ biển cũng như các tuyến đường vận chuyển dầu mỏ và khí đốt, đặc biệt tại biển Đen và Baltic.

Chiếc tàu hộ tống đầu tiên thuộc dự án 20380 đã được đưa biên chế trong hạm đội Baltic của Nga vào tháng 10/2008.

Mỗi tàu hộ tống loại này có lượng giãn nước là 2.000 tấn, tốc độ tối đa là 27 hải lý/giờ, và thủy thủ đoàn bao gồm 100 người.



Tàu hộ tống lớp Steregushchy tại St. Peterburg


Có khoảng 300 công ty đến từ 25 quốc gia khác nhau sẽ tham gia Triển lãm Phòng thủ Hàng hải Quốc tế (IMDS-2011) lần thứ 5.

Trong số các sản phẩm được giới thiệu tại triển lãm có 15 tàu chiến của hải quân Nga và 3 tàu chiến nước ngoài: khinh hạm FGS Hamburg của Đức, khinh hạm HMS Van Amstel của Hà Lan và khinh hạm USS Carr của hải quân Mỹ.

Chương trình triển lãm trên sẽ có các màn trình diễn bắn đạn pháo từ 10 tàu chiến và có màn biểu diễn của các phi đội tiêm kích, trực thăng và phương tiện bay không người lái (UAV).

[BDV news]


>> Trung Quốc toan tính tiến ra biển Đông với 3 mũi tiến công




Trung Quốc đang chủ trương tạo sức ép với các nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, vừa để ngỏ cánh cửa đàm phán tiến tới mục tiêu “cùng khai thác”.


Khi đó, dựa vào công nghệ lẫn tiềm lực tài chính Trung Quốc chiếm phần lớn lợi ích khai thác nguồn tài nguyên ở biển Đông.

Để thực hiện chủ trương trên, bước vào năm 2011, Trung Quốc đã triển khai thực hiện ba mũi tiến công:

Tăng cường giao lưu, giảm bớt sự can thiệp của Mỹ vào biển Đông

Sau những cọ xát căng thẳng với Mỹ tại 3 biển Hoàng Hải, Đông Hải và biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) trong năm 2010, đầu năm 2011, Trung Quốc chủ động mở cánh cửa hòa hoãn với Mỹ. Cuộc gặp thượng đỉnh Trung Quốc - Mỹ hồi tháng 1/2011 diễn ra sau chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng R.Gates tới Trung Quốc.

Qua 2 chuyến thăm liên tiếp trong tháng 5/2011, 2 bên đã thiết lập được khuôn khổ cho quan hệ mới với một số nhượng bộ lẫn nhau.

Cụ thể, Trung Quốc nhượng bộ Mỹ một số vấn đề kinh tế thương mại, bày tỏ hoan nghênh Mỹ tiếp tục phát huy vai trò ở khu vực và quyết định thành lập các cơ chế tham vấn Trung Quốc - Mỹ về các sự vụ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, trọng tâm mà Trung Quốc hướng tới là trung lập hóa Mỹ, để Mỹ không can dự vào vấn đề biển Đông. Tại đối thoại Chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung lần 3 ở Mỹ, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc gợi ý, “Trung Quốc và Mỹ sẽ cùng thống trị châu Á - Thái Bình Dương”.



Mọi nước cờ được Trung Quốc tính toán nhằm đạt mục đích tối thiểu là "cùng khai thác" trên biển Đông.


Về phía Mỹ, phát biểu của Ngoại trưởng Hilary Clinton tại Hà Nội tháng 7/2010 đánh dấu sự chuyển biến chính sách của Mỹ đối với biển Đông từ trung lập sang can dự, nhưng những tuyên bố của các quan chức ngoại giao và quân sự Mỹ ngay sau các chuyến thăm đơn phương của Trung Quốc tới Mỹ cho thấy, dường như vì lợi ích của mình, Mỹ chưa dứt khoát với lập trường trung lập.

Dùng lợi ích kinh tế chia rẽ ASEAN

Đối với ASEAN, biển Đông là vấn đề trọng đại ảnh hưởng đến tiến trình nhất thể hóa, Trung Quốc luôn duy trì lập trường: Vấn đề biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN mà là vấn đề giữa Trung Quốc và từng quốc gia tranh chấp. Trung Quốc luôn nhấn mạnh dùng cơ chế song phương để giải quyết vấn đề biển Đông, phản đối đa phương hóa và quốc tế hóa.

Bởi vì thế, Trung Quốc lợi dụng ảnh hưởng kinh tế ngày một tăng, tăng cường hợp tác kinh tế với ASEAN để đến mức độ nhất định, phát triển kinh tế của ASEAN không thể tách rời Trung Quốc. Khi đó, lợi ích kinh tế lớn có thể trở thành nguyên nhân chính khiến các nước ASEAN khó đoàn kết và gây khó dễ cho Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển Đông.

Vì vậy, ngay sau khi khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN khởi động ngày 1/1/2010, mậu dịch song phương Trung Quốc - ASEAN phát triển với tốc độ nhanh; đặc biệt trong 3 tháng đầu năm 2011, kim ngạch hai bên đạt 110 tỉ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2010.

Gia tăng hành động nhằm khuất phục các nước có tranh chấp chủ quyền biển Đông

Năm 2011, Trung Quốc gia tăng các hoạt động diễn tập quân sự, nhằm phô trương sức mạnh, răn đe các nước trong khu vực.

Đặc biệt, trong nửa đầu tháng 6/2011, Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc cũng liên tục tổ chức 6 cuộc diễn tập trên phạm vi trên không, trên biển và đất liền, với sự tham gia của các tàu quân sự, như tàu khu trục, trinh sát chống ngầm, tàu đổ bộ, tàu tuần tra, trực thăng vũ trang và các lực lượng Không quân của Hải quân, Hải quân đánh bộ..., nhằm huấn luyện thích ứng với các tình huống tác chiến trên biển.



Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự, nhằm phô trương sức mạnh, răn đe các nước trong khu vực.


Cùng với đó, Trung Quốc gia tăng các hoạt động gắn mác "dân sự" như Ngư Chính, Hải Giám, Hải tuần... để gây phức tạp tình hình trên biển Đông.

Cùng với đó, đầu tháng 3/2011, tại buổi họp báo về Kỳ họp thứ 4 Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa 11, phát ngôn viên Hội nghị Lý Triệu Tinh cho biết, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2011 là khoảng 91,5 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2010.

Ông này cũng khẳng định, Chính phủ Trung Quốc đã luôn cố gắng hạn chế chi tiêu quân sự và chi tiêu ở mức hợp lý để đảm bảo cân bằng giữa quốc phòng và phát triển kinh tế; chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc là minh bạch và mang mục đích phòng thủ; ngân sách quốc phòng năm 2011 tăng, chủ yếu dùng để hiện đại hóa trang thiết bị quân sự, huấn luyện quân sự và đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng cho quân đội, điều chỉnh mức lương, trợ cấp nhằm cải thiện đời sống cho bộ đội.

Tuy nhiên, giới quan sát lại cho rằng, trọng tâm trong việc tăng ngân sách Quốc phòng của Trung Quốc năm 2011 là phát triển lực lượng Hải quân và điều này, sẽ khiến các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc hết sức quan ngại và cho rằng, con số chi tiêu quốc phòng thực tế lớn hơn những gì được công bố.

Ngoài ra, năm 2011, Trung Quốc đã phô trương trình diễn những loại vũ khí mới hiên đại như, máy bay tàng hình thế hệ 5 J-20, máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-2000 và KJ-200, máy bay ném bom hạng nặng H-6K, tên lửa đường đạn chống hạm tiên tiến DF-21D, tàu ngầm thế hệ mới.

Đáng chú ý, ngày 6/4/2011, Trung Quốc đã công bố chuẩn bị hạ thủy tàu sân bay đầu tiên Varyag, vốn được xem là trụ cột của chính sách hiện đại hóa quân đội và tham vọng Hải quân của Trung Quốc.

Xung quanh sự kiện này, các chuyên gia phân tích quân sự quốc tế cho rằng, đối với Hải quân Trung Quốc, Tàu sân bay Varyag đóng vai trò hình mẫu giúp cho hải quân nước này tiếp thu công nghệ và học kỹ năng chế tạo hàng không mẫu hạm, là bước cần thiết để Trung Quốc đóng thêm những chiếc tàu sân bay khác một cách hoàn chỉnh hơn. Khi tàu sân bay Varyag hạ thủy, đối với các nước có chấp chủ quyền ở biển Đông, Trung Quốc có thể hăm dọa, ngăn cản một cách có hiệu quả, khiến các nước không còn dám ngang ngược, từ đó kiếm thêm ưu thế trong đàm phán tranh chấp biển đảo.

Song song với đó, Trung Quốc còn tăng cường đầu tư phát triển lực lượng tuần tra và khẩn trương chuẩn bị đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Dầu 981 vào hoạt động ở biển Đông.

Năm 2011, Trung Quốc, đẩy mạnh phát triển lực lượng tuần tra chấp pháp trên biển, đáng chú ý là sự đầu tư phát triển của lực lượng Hải giám.

Ngày 17/6, Tổng đội Hải giám quốc gia Trung Quốc cho biết, Trung Quốc có kế hoạch bổ sung 100 tàu và 5 máy bay cho lực lượng này, để thực hiện nhiệm vụ tuần tra chấp pháp bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia Trung Quốc.

Trước đó, năm 2010, Trung Quốc chế tạo được 36 tàu loại 1.000 tấn và 54 tàu tốc độ cao; cử 1.068 lượt máy bay và 13.337 lượt tàu tuần tra biển Đông...

[BDV news]


>> Tại sao Trung Quốc phát triển 'quân xanh'?




Phát ngôn viên BQP Trung Quốc, ông Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố nước này lập “quân xanh” (*) nhằm mục đích đảm bảo vững chắc an ninh mạng quân sự.


(*) Đội quân xanh trên mạng (Online Blue Army)

Tuyên bố của ông Cảnh đưa ra nhằm đáp lại những câu hỏi trong một cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc tại Bắc Kinh về việc liệu "Quân xanh" có phải là đội chuyên tấn công hệ thống mạng của những nước khác không.

Sự ra đời của “quân Xanh” nhanh chóng thu hút sự quan tâm dư luận thế giới và trở thành một chủ đề bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn quân sự.



Ông Cảnh Nhạn Sinh, phát ngôn viên của Bộ quốc phòng Trung Quốc


Dưới đây là bài đăng trên báo mạng Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, phân tích tại sao quốc gia này lại phát triển một đội quân đặc biệt chuyên về internet.

Trên thế giới hiện nay, tác chiến trên mạng không phải là hiếm. Mỹ đã từng sử dụng virus máy tính để phá hủy hệ thống phòng không của Iraq trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Sau đó, đơn vị quân sự trực tuyến của Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh ở Kosovo và Iraq. Ngoài nước Mỹ, các quốc gia Anh, Nga, Nhật và Ấn Độ cũng có các đơn vị chiến đấu tương tự.

Ý thức hệ phương Tây thường gán màu đỏ cho kẻ thù. Tuy nhiên Trung Quốc lại dùng màu xanh để ám chỉ lực lượng tấn công.

Ông Teng Jianqun, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nói rằng không nên cường điệu hóa vấn đề màu sắc của đội quân trực tuyến. “Bên xanh” và “bên đỏ” chỉ đơn thuần là cách gọi các phe đối đầu. Cái tên quân Xanh của Trung Quốc không có ý nghĩa gì đặc biệt. Hiện nay, cộng đồng quốc tế cũng không có một nguyên tắc nào về ý nghĩa của các màu sắc.

Thiếu tướng Luo Yuan, Phó tổng thư kí Học viện PLA (Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc) cho biết quân Xanh là cách gọi của binh lính chỉ những kẻ tấn công trên mạng trong các khóa huấn luyện.

Li Li – một chuyên gia quân sự tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc lưu ý “không nên so sánh các đội quân trực tuyến của Trung Quốc với các nước phương Tây. Quân Xanh đang trong giai đoạn hoàn thiện, nó mới chỉ như một tổ chức hoạt động trực tuyến chứ chưa hẳn là một đơn vị quân sự quy mô lớn”.

Giáo sư Zhang Shaozhong chỉ ra, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào internet, tuy nhiên Trung Quốc lại không có các máy chủ. Rất nhiều phần cứng của internet ở Trung Quốc là từ Mỹ. Trong trường hợp đó, Trung Quốc chỉ là “người sử dụng”, an ninh mạng quốc gia này rất yếu. Rất nhiều loại virus như “"blackmailer," "panda burning joss-sticks" và "dummycom” đang đe dọa an ninh mạng Trung Quốc.

Do đó, việc thành lập một lực lượng quân sự để đảm bảo an ninh mạng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, khi Trung Quốc xác nhận thiết lập "quân xanh", các phương tiện truyền thông phương Tây lại nghi ngờ đó là đội quân tin tặc.

Theo ông Teng Jianqun “quân xanh" không phải tin tặc. Thứ nhất, hoạt động của lực lượng này là hợp pháp, có tổ chức và hoạt động theo hướng dẫn của nhà nước. Trong khi đó hầu hết tin tặc thường hoạt động bất hợp pháp, gây ra thiệt hại. Thứ hai, quân Xanh góp phần bảo vệ an ninh quốc gia trái hẳn với tin tặc tấn công máy tính bằng virus và các thủ thuật”.

Ngoài ra ông cũng nhấn mạnh không hề có điểm chung nào giữa đội quân trực tuyến của Trung Quốc và tin tặc.

So với các nước đi trước, "quân xanh" của Trung Quốc còn một số điểm yếu. Tuy nhiên, sự ra đời của nó đã đáp ứng yêu cầu của lịch sử, thích ứng với sự thay đổi của thời đại. Cũng giống như không quân, hải quân, đội quân mạng này sẽ góp phần bảo vệ an ninh, phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Thời gian qua, tác chiến mạng, chiến tranh mạng nổi lên thành một vấn đề an ninh toàn cầu. Thế giới ghi nhận nhiều trường hợp các cuộc tấn công tin học bị nghi ngờ có mục đích chính trị: như cuộc tấn công vào các máy tính điều khiển máy ly tâm của Iran (được cho là Mỹ và Israel chủ mưu), cuộc tấn công vào hệ thống mạng quân sự của Mỹ (Trung Quốc bị cho là chủ mưu). Trong bối cảnh này, nhiều ý kiến trong giới quân sự Mỹ nhìn nhận các cuộc tấn công tin học như vậy là lời tuyên chiến và nước Mỹ cần đáp trả hành động quân sự trên thực tế để răn đe các nguy cơ đến từ mạng ảo. Và một trong đối tượng răn đe chính là Trung Quốc, dù nước này luôn phủ nhận trách nhiệm và sự liên quan đến các cuộc tấn công tin học vào nước Mỹ.


[BDV news]


>> Mỹ phát triển tàu cá mập Seabreacher X




Công ty Innespace của Mỹ mới đây đã công bố chế tạo thành công tàu cá mập Seabreacher X.


Chiếc tàu mới có hình dạng giống như một con cá mập và có tên gọi là Seabreacher X.

Seabreacher X khả năng hoạt động giống các sinh vật biển và nó có thể được điều chỉnh hướng, thay đổi góc độ nghiêng bằng vây ngực và đuôi.

Theo nhận định, chiếc tàu hiện đại này đã chinh phục được tốc độ so với các biến thể trước đó, Seabreacher X có khả năng uốn cong, cuộn, nhảy và lặn dưới nước theo từng cử động của người điều khiển.

Chiếc tàu mới và hiện đại Seabreacher X được trang bị một màn hình hiển thị và một camera ở vây lưng, khi lặn dưới nước, người điểu khiển có thể điều chỉnh hướng thông qua các hình ảnh hiển thị trên màn hình. Ngoài ra, tàu được trang bị một hệ thống âm thanh nổi và hệ thống định vị vệ tinh GPS.

Trước đây, Innespace đã chế tạo mô hình Seabreacher J có hình dáng giống cá heo. Hiện nay, Seabreacher X là sản phẩm kế thừa Seabreacher J, được trang bị động cơ Model J 260 mã lực, do đó có thể đạt vận tốc tối đa 80 km/h khi chạy trên mặt nước và 40 km/h khi lặn dưới nước.

Seabreacher X còn được trang bị một hệ thống đặc biệt ngăn nước rò rỉ vào trong khoang lái và động cơ, thuyền có khả năng lặn sâu đến 1,8 m.

Theo đơn giá của công ty, chiếc thuyền Seabreacher J có hình dạng cá heo trước đó có giá 65000 đến 85000 USD, thì nay với biến thể mới Seabreacher X có giá lên tới 93.500 USD.

Hiện, đã có một số đơn đặt hàng từ những khách hàng đến từ Hàn Quốc và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất.

Hình ảnh về Seabreacher-J và Seabreacher-X:



Công ty Innespace sẽ chỉ sản xuất với số lượng rất hạn chế.




Thuyền cá mập Seabreacher X đang tiến hành bơi thử nghiệm.




Thuyền Seabreacher X có khả năng lặn sâu đến 1,8 m.



Sở dĩ được gọi là thuyền cá mập Seabreacher X vì hình dạng bên ngoài giống cá mập.




Thuyền cá heo Seabreacher J.




Seabreacher rất phù hợp cho những chuyến du ngoạn trên sông hay trên biển.




Tùy thuộc vào công suất của động cơ, Seabreacher-J có giá
thấp hơn Seabreacher-X.




Thuyền cá heo Seabreacher J có công suất nhỏ hơn Seabreacher-X.




Seabreacher-X cũng như Seabreacher-J được bố trì chỗ ngồi cho hai người.


[BDV news]


>> Nga bất ngờ tuyên bố sẽ đóng tàu sân bay




Bắt đầu từ năm 2016, Tập đoàn đóng tàu thống nhất (OSK) Nga sẽ khởi động chương trình thiết kế và đóng tàu sân bay cho Hải quân Nga.


Thông tin trên được Tổng Giám đốc OSK, ông Roman Trotsenko khẳng định trước các phóng viên của Hãng tin Interfax. Đây là thông báo mới nhất trái ngược hoàn toàn với các tuyên bố của quan chức Nga trước đó.

Trước đây, Phó Thủ tướng Nga Sergay Ivanov cho biết, trong chương trình chế tạo mua sắm vũ khí giai đoạn 2011-2012 không có kế hoạch thiết kế và đóng tàu sân bay. Với tổng ngân sách quốc gia gần 20 tỷ rúp, Nga sẽ chú trọng vào quá trình đẩy nhanh sản xuất các loại tàu ngầm.

Cuối năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdiukov tuyên bố, Nga không có kế hoạch đóng tàu sân bay.



“Đô đốc Kuznetsov” - Tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga


Tháng 12/2010, các hãng thông tấn của Nga dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết, hiện nay Nga soạn thảo các tài liệu kỹ thuật – thiết kế để đến năm 2012 sẽ bắt đầu đóng 4 tàu sân bay mới.

Thông tin về việc Nga đang tiến hành thiết kế tàu sân bay mới xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009. Tuy nhiên, tiến độ thiết kế đang trong giai đoạn nào vẫn chưa được công bố.

Trong trang bị của Hải quân Nga hiện nay chỉ có 1 tàu sân bay duy nhất “Đô đốc Kuznetsov” được đóng theo dự án 1143.5 “Krechet” vào năm 1985. Tàu sân bay này thuộc biên chế của Hạm đội Biển Bắc, được trang bị 12 trực thăng Ka-27 và 33 máy bay tiêm kích Su-33.


>> Hải quân Brunei: Nhỏ nhưng không yếu




Nước nhỏ, dân ít nhưng thu nhập đầu người rất cao, 300.000 USD/năm nên hải quân Brunei được đầu tư rất hiện đại, được “tên lửa hóa”


Mục đích là để bảo vệ vùng biển và các giếng dầu, nguồn thu nhập chính của quốc gia.

Các “chủ lực hạm” của Hải quân Brunei

Nói đến Hải quân Brunei hiện đại là nói đến các chiến hạm Nakhoda Ragam, Waspada, Daruslam và các tàu tuần tiễu khác. Trong đó, lớp tàu hộ tên lửa Nakhoda Ragam sản xuất tại Anh với hệ thống vũ khí, thiết bị hiện đại là nòng cốt của hải quân.

Vũ khí chính của tàu lớp Nakhoda Ragam gồm tổ hợp 8 tên lửa hải đối hải MBDA Exocet MM-40 block II với tấm bắn 70km, tốc độ hành trình xấp xỉ tốc độ âm thanh. Để chống máy bay và tên lửa hành trình của đối phương, tàu được trang bị hệ thống tên lửa phòng không MBDA Seawolf sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, tấm bắn 6km, tốc độ Mach 2,5. Các tên lửa này đặt trong 16 ống phóng thẳng đứng.

Ngoài ra, tàu còn có 1 bộ pháo 76mm, 2 pháo 30mm, ngư lôi chống ngầm 324mm. Phía đuôi tàu có bãi đáp cho trực thăng hạng trung S-70B Sea Hawk. Ngoài hệ thống vũ khí hiện đại, tàu lớp Nakhoda Ragam cùng với vũ khí hiện đại, còn có tiếng động cơ cao và hệ thống chỉ huy, radar, định vị tiên tiến.



Chiến hạm Nakhoda Ragam thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu.

Dài 89,9m, rộng 12,8m, mớn nước 3,6m, lượng giãn nước 2.000 tấn, tù lớp Nakhoda Ragam có thuỷ thủ đoàn lúc tăng cường hơn 100 người, tốc độ tối đa 30 hải lý/ giờ, tầm hoạt động 9.000km.

Sau 6 năm đặt hàng, Hải quân Brunei lần lượt đưa 3 tàu lớp trên vào biên chế, trong 2 năm 2001-2002, với tên gọi là KDB Nakhoda Ragam, KDB Bendhara Sakam và KDB Jerambak.

Đầu năm 2011, Hải quân Brunei nhận thêm 1 chiếc Nakhoda Ragam mới, có nhiều cải tiến so với 3 chiếc trong biên chế, chủ yếu là hệ thống điện tử. Tàu được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu và kiểm soát bắn SCANTER 4100, hệ thống radar có độ nhạy rất cao, đặc biệt là trong điều kiện có nhiều tàu thuyền hoạt động như các cảng biển. Hệ thống điều khiển vũ khí quang-điện tử STING EO Mk.2. Hệ thống trinh sát quang- điện tử MEOS-2.

Trong các tàu tuần tiễu để bảo vệ vùng kinh tế đặc quyền 200 hải lý, nhiều tàu của Hải quân Brunei được tên lửa hoá. Đó là lớp tàu 3 chiếc lớp Waspada, mỗi tàu có 2 bệ phóng tên lửa hải đối Exocet MM-38. Thành viên mới nhất của Hải quân Brunei là 3 chiếc lớp Darussalam mua của Đức (mang tên KDB Daruslam, KDB Darulehsam và KDB Darulaman), vừa được biên chế trong năm 2011. Tàu lớp này dài 80m, rộng 13m có thể đi biển liên tục 3 tuần lễ và được trang bị tên lửa hải đối hải Exocet MM-40 và 1 pháo Bofors 57mm.

Ngoài ra, phải kể đến các lớp tàu tuần tiễu tốc độ nhanh gồm 4 chiếc lớp Ijhtihad gồm Ijhtihad, KDD Berkat, KDB Afiat.

Trưởng thành từ “vốn liếng” nhỏ bé

Hải quân Brunei thành lập ngày 14/6/1968 tại căn cứ Mata. Các tàu hải quân nước này đều mang danh hiệu KDB nghĩa là Kapal Diraja Brunei – Tàu hoàng gia Brunei.

Trong giai đoạn thành lập hải quân, Mata chỉ là một căn cứ nhỏ và các chiến hạm như như tàu lớp Perwira, pháo hạm tuần tiễu ven bờ với số lượng vỏn vẹn 3 chiếc được coi là “vốn liếng” ban đầu.

Đến giai đoạn 1979-1982, Brunei đã mua 3 tàu chiến cao tốc lớp Waspada, mỗi tàu có 12 tên lửa Exocet. Hải quân Brunei lúc đó cũng chỉ gồm 300 người.



Bộ 3 chiến hạm Nakhoda Ragam neo đậu tại một căn cứ hải quân.


Sau thời gian xây dựng, phát triển tiệm tiến, đến đầu những năm 1990, Brunei có kế hoạch phát triển hải quân mạnh mẽ, quân số tăng gấp hơn 3 lần và trang bị nâng hẳn về chất theo hướng hiện đại hoá – tên lửa hoá. Nước này mua sắm 3 tàu lớp Vigilance 1.000 tấn của Anh, để tuần tra ngoài khơi.

Trong 8 năm 2000-2007, Hải quân Brunei được chi hàng tỉ USD cho chương trình canh tân, riêng để mua 3 chiếc tàu hộ vệ tên lửa Nakhoda Ragam với công nghệ mới nhất của Anh, nước này đã chi 1,5 tỷ USD. Ngoài ra, phải kể tới dự án đổi mới toàn bộ hệ thống radar đối hải chạy dọc bờ biển.

Mục tiêu sắp tới của Brunei là xây dựng hải quân hiện đại, nâng cao khả năng tác chiến, khả năng hiệp đồng hải quân với không quân, lục quân kể cả trong thời tiết, địa hình phức tạp.

Theo kế hoạch, Hải quân Hoàng gia Brunei sẽ cho biên chế, mua và đóng thêm các tàu mới là nhằm thay thế các tàu mang tên lửa lớp Waspada và các tàu tuần tra ven biển lớp Perwira đã cũ bằng các tàu hải quân hiện đại hơn, nhằm thực hiện nhiệm vụ tuần tra và bảo vệ khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của đất nước này.

Như vậy, từ “vốn liếng” nhỏ bé ban đầu, Hải quân Brunei đã phát triển thành một lực lượng tinh gọn và hiện đại.

Hiện nay hải quân Brunei có quân số 1.000 người, biên chế thành 3 hải đoàn tàu chiến và 1 đơn vị đặc nhiệm hải quân. Tàu các loại có 20 chiếc, gồm 16 tàu chiến đấu (3 hộ vệ tên lửa, 13 tuần tiễu cao tốc ven bờ, phần lớn trang bị tên lửa Exocet.....), 4 tàu đổ bộ.

[BDV news]


>> Trung Quốc triển khai tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo 8.000km




Ngày 28/6, báo Ming Pao xuất bản ở Hồng Kông đưa tin, Trung Quốc đã triển khai một chiếc tàu ngầm diesel mới được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) có thể phóng tới tất cả các khu vực của nước Mỹ, để kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào 01/7.

Dẫn lời một nguyệt san ở Hồng Kông, báo Ming Pao cho biết chiếc tàu ngầm lớp Ching được Trung Quốc sản xuất bằng chính công nghệ của họ đang neo đậu tại một cảng ở gần Thượng Hải.


Ảnh minh họa

Chiếc tàu ngầm này có thể mang được sáu quả tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm chiến lược, mang tên "Jwirang-2", có tầm bắn 8.000km, tờ báo cho biết.

Theo các chuyên gia, chiếc tàu ngầm này có thể được chuyển đổi thành một tàu ngầm được trang bị tới 42 quả tên lửa hành trình có tầm bắn 1.500km. Có nghĩa là tàu ngầm cũng có khả năng hoạt động tại các vùng biển gần Trung Quốc.

Trung Quốc dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất thêm các tàu ngầm lớp Ching do chúng có chi phí hợp lý, các chuyên gia cho biết.

Hải quân Trung Quốc đã triển khai ba chiếc tàu ngầm lớp Ching, mỗi chiếc tại Hoàng Hải, Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Vì tàu ngầm chạy bằng diesel được cho là không gây nhiều tiếng ồn, nên Hải quân Trung Quốc đã triển khai một số lượng lớn tàu ngầm loại này tại các vùng biển gần đó, các chuyên gia cho biết thêm.

Kể từ giữa những năm 1990, Trung Quốc đã tăng cường sản xuất tàu ngầm với nỗ lực nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên biển và các tuyến đường biển ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

[BDV news]


>> Sự đối đầu giữa MiG-21 và F-4 trong chiến tranh Việt Nam




Cuộc chiến tranh ở miền Bắc Việt Nam đã trở thành cuộc đối đầu trên không lớn và bi thảm nhất sau năm 1945. Hai bên đã đưa hàng chục máy bay các loại để tham chiến. Tuy nhiên, gánh nặng chính của cuộc đối đầu trên không giữa là máy bay MiG-21 và Phatom. Tác giả Vladimir Ilyin trong bài “MiG-21 chống lại Phatom” đăng trên website Topwar.ru có đôi điều lý giải về thất bại của máy bay Mỹ trước MiG-21 của Nga trong chiến tranh tại Việt Nam.

MiG-21 kém F-4?

F-4 Phantom II (Con Ma ) là một loại máy bay tiêm kích-ném bom tầm xa siêu âm hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo vào năm 1958 trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ.

F-4B ở trên vùng trời Việt Nam. (Ảnh: Wikipedia)


Vận tốc bay tối đa của F-4 là 2.260km/h, trần bay thực tế 16.600-17.900m, tầm bay xa thực tế không có thùng dầu phụ là 2380km

F-4 được trang bị radar mạnh, cũng như vũ khí có một không hai như 4 quả tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder và 4 tên lửa AIM-7 Sparrow tầm trung gắn trên thân.

Các phiên bản nâng cấp của F-4 có khả năng mang các loại tên lửa đối không: AIM-120 AMRAAM, AAM-3, IRIS-T, Skyflash. Có đến 8.480kg (18.650 lb) vũ khí gắn trên 9 đế trên cánh và thân, bao gồm bom thông thường, bom chùm, bom dẫn đường bằng laser, rocket, tên lửa đối đất, tên lửa đối hạm, vũ khí hạt nhân.

Phantom II đã được dùng trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1996, và là máy bay tiêm kích ưu thế trên không chủ yếu cũng như là máy bay chiến đấu ném bom chính của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến trong Chiến tranh Việt Nam. F-4 cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác, và cho đến năm 2001 vẫn còn hơn 1.000 máy bay F-4 đang được sử dụng ở 11 nước trên toàn thế giới.

Đối thủ chính của Phantom trong chiến tranh Việt Nam – máy bay tiền tuyến MiG-21 cũng được chế tạo vào năm 1958. Khác với máy bay Mỹ, máy bay MiG-21 của Nga có tầm hoạt động ngắn. Tải trọng cất cánh thông thường của các biến thể được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam – dưới 8 tấn và có tầm bay xa nhỏ đáng kể - khoảng 1500km. Tuy nhiên, những đặc điểm bay còn lại của MiG-21 không hề thua kém đối thủ Mỹ: vận tốc bay tối đa – 2175-2300km/h, trần bay thực tế - 18000-19000m. Thành phần vũ khí của MiG-21 cũng yếu hơn đáng kể so với Phantom của Mỹ: - 2 (sau đó là 4) tên lửa không đối không tầm trung R-3S (Vympel K-13) tự dẫn bằng tia hồng ngoại cũng như 1 pháo 23 hoặc 30mm (trong hàng loạt biến thế không được trang bị pháo này).



Rõ ràng, MiG-21 và F-4 là những máy bay rất khác nhau, được chế tạo để thực hiện những nhiệm vụ cũng khác nhau.


Chiến tranh tạo ra những anh hùng

F-4 tham gia chiến tranh Việt Nam và là máy bay chiến đấu cuối cùng của Mỹ trong thế kỷ 20 tạo nên "Át" (phi công bắn rơi được từ 5 máy bay địch trở lên): Trong chiến tranh Việt Nam, Không quân có 1 phi công và 1 sĩ quan hệ thống vũ khí, và Hải quân có 1 phi công và 1 sĩ quan theo dõi radar (RIO: Radar Intercept Officer) đạt danh hiệu "Át".

Những chiếc F-4C của Không quân Hoa Kỳ ghi được chiến công không chiến đầu tiên trước một chiếc MiG-17 của Bắc Việt Nam vào ngày 10 tháng 7 năm 1965, sử dụng tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, một chiếc Phantom thuộc Phi đội Tiêm kích Chiến thuật 47 tạm thời bố trí tại Việt Nam đã trở thành chiếc máy bay Hoa Kỳ đầu tiên bị tên lửa đất-đối-không (SAM) bắn hạ, và vào ngày 5 tháng 10 năm 1966 một chiếc F-4C thuộc Không đoàn Tiêm kích Chiến thuật 8 trở thành chiếc máy bay phản lực Hoa Kỳ đầu tiên bị bắn hạ bởi tên lửa không-đối-không do một chiếc MiG-21 bắn ra.

Phải công nhận rằng, cuộc cạnh tranh của máy bay MiG và Phatom trên bầu trời Việt Nam đã kết thúc với thất bại hoàn toàn thuộc về phía máy bay của Mỹ: trong suốt thời gian chiến tranh từ năm 1966 đến 1972, 54 chiếc MiG-21 đã bị tiêu diệt bởi chiến đấu cơ F-4, cũng trong giai đoạn này, “20 chiếc MiG-21 đầu tiên” đã tiêu diệt được 103 chiếc Phantom. Ngoài ra, khi mất một máy bay Phatom cũng đồng nghĩa với việc 2 phi công bị chết hoặc bị bắt làm tù binh.

Vì vậy, việc máy bay MiG-21 của Nga bắn trúng F-4 của Mỹ được giải thích không phải lỗi của các nhà chế tạo mà là Mỹ thiếu chiến đấu cơ chuyên môn hóa hạng nhẹ có khả năng đối đầu ngang hàng với MiG-21 của Nga.

Kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngành chế tạo máy bay quân sự ở Mỹ cũng như ở Liên Xô. Mỹ đã đáp trả thất bại của Phantom trong những trận chiến trên không bằng việc chế tạo máy bay có tính cơ động cao thế hệ 4 – F-15, F-16 được cho là hơn hẳn MiG-21 trong những trận chiến cơ động gần.

Tuy nhiên, sau khi chiến tranh tại Việt Nam kết thúc, sự cạnh tranh giữa MiG và Phatom trên bầu trời vẫn chưa chấm dứt. MiG-21 và F-4 lại đối đầu trên kênh đào Suez, trên bầu trời Sinai, ở châu thổ sông Nile, và Syria năm 1973, ở Lebanon vào cuối thập niên 70 – đầu thập niên 80, vào những năm 80-88 của cuộc chiến tranh Iran – Iraq.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang