Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 3)



Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp tư bản, khoa học công nghệ, kỹ thuật quân sự cũng cho phép hoàn thiện cấu trúc thân tàu chiến, hệ thống điều khiển buồm và pháo hạm.

>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 2)

Kinh nghiệm của chiến tranh Crưm 1853 – 1856 đã chứng minh sự vượt trội của tàu hơi nước so với tàu buồm trong tác chiến vận động trên biển.

Nửa cuối thế kỷ 19 Anh, Pháp, Mỹ đã chế tạo các tàu chiến hơi nước và bọc thép. Lực lượng tấn công chủ lực của hạm đội là tàu hơi nước với giáp thép và pháo binh hạng nặng. Thời kỳ này cũng bắt đầu xuất hiện tàu tuần dương, tàu rải mìn, tàu khu trục.

Sự thay đổi cơ bản hạ tầng kỹ thuật của tàu chiến đã làm thay đổi quan điểm tác chiến, đòi hỏi phải có lý luận tác chiến của các liên đội tàu bọc thép trong hải chiến.

Một sự đóng góp to lớn vào nghệ thuật tác chiến hải quân là Đô đốc G.I.Butakov với tác phẩm "Những cơ sở lý luận mới cho tác chiến của tàu hơi nước" 1863. Trong tác phẩm đã trình bầy và tổng kết những kinh nghiệm tác chiến của tàu hơi nước trong chiến tranh Crưm.

Những cơ sở lý luận cơ bản đó đã trở thành nguyên tắc tác chiến tàu hơi nước và được áp dụng trên các hạm đội toàn thế giới.

Đô đốc G.I.Butakov trên kinh nghiệm của chiến tranh Crưm lần đầu tiên đã đánh giá cao vị trí của hạm đội tàu hơi nước trong các trân đánh trên biển. Đô đốc S.O.Macarov cũng đưa ra chiến thuật sử dụng ngư lôi, vũ khí chủ đạo của tác chiến biển.

Trong tác phẩm "Nghiên cứu những vấn đề về nghệ thuật Hải chiến”, ông đã phát triển chiến thuật của tàu hơi nước bọc thép, ở đó, Makarov đã đưa ra những lý luận cơ bản về việc cần thiết liên kết phối hợp giữa ngư lôi và pháo hạm, đưa ra lý thuyết áp dụng đội hình mũi nêm nối đuôi nhau của các liên đội tàu chiến bọc thép, đưa ra nguyên tắc công phá hệ thống phòng thủ, phương pháp chống chống thủy lôi, chống tàu ngầm và hệ thống vật cản chống tàu.

Vào những năm 1890, một trong những người xây dựng lên chiến lược hải quân Tướng 2 sao chuẩn Đô đốc Hải quân Rear Admiral A. Mahan và Trung tướng Hải quân F. Colomb cố gắng xây dựng lý thuyết "Thống trị biển khơi”.

Lý thuyết được xây dựng trên cơ sở xây dựng một lực lượng hải quân áp đảo bằng các tàu tuần dương bọc thép hơi nước, sẵn sàng tiêu diệt các hạm đội tàu chiến của đối phương trong một trận đánh lớn trên biển.

Kolomb tuyên truyền rộng rãi Điều lệnh tác chiến hải quân (Vĩnh viễn và không thay đổi), áp dụng một cách máy móc phương pháp và đội hình chiến đấu của tàu buồm vào tàu chiến hơi nước, không tính đến sự phát triển của hạ tầng kỹ thuật và vũ khí trang bị hiện đại.

Điều lệnh tác chiến "thống lĩnh biển khơi” đi ngược lại sự phát triển của Hạm đội và Hải quân, không tính đến lực lượng lục quân, không tính đến toàn bộ cục diện chiến trường và kết quả của các hoạt động tác chiến trên bộ và trên biển.

Sau một thời gian dài của sự phát triển hải quân, các nhà lý luận chiến lược sau đại chiến thế giới lần thứ 2 1939 – 1945 lại quay trở lại với học thuyết "Thống trị biển khơi” của A.Mahan và Colomb với sự phát triển vượt trội về khoa học công nghệ, kỹ thuật quân sự và tiềm lực kinh tế quân sự.



Trận chiến Sicum với sự thảm bại của Hạm đội Nga hoàng trên biển Thái bình dương.


Trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 Nghệ thuật quân sự Hải quân được bổ sung kinh nghiệm tiến hành các hoạt động quân sự bảo vệ các căn cứ Hàng hải (phòng thủ Cảng Arthur).

Trong các chiến dịch này đã sử dụng các chiến hạm của hạm đội, pháo binh bờ biển, thủy lôi và ngư lôi. Sử dụng ngư lôi và thủy lôi đã chứng minh rằng, mặc dù pháo hạm vẫn đóng vai trò vũ khí chủ đạo của chiến trường, đã không còn là vũ khí duy nhất để chiến đấu với đối phương.

Cuộc chiến tranh đã làm xuất hiện các lớp chiến hạm mới như tuần dương, khu trục, tàu quét mìn và những tàu khác…đồng thời xuất hiện thêm nhiều loại ngư, thủy lôi và pháo hạm. Từ đó, hình thành cơ sở lý luận và áp dụng thực tiến kỹ chiến thuật hiệp đồng hải lực cho các trận đánh lớn trên biển với sự tham gia của các Tuần dương Thiết giáp trong trận đánh ở Tsushima, Biển Vàng (Yellow Sea), các hoạt động tác chiến của các liên đội tàu Viễn đông…

Lực lượng chủ lực quyết định chiến trường được công nhận là các thiết giáp pháo hạm hạng nặng. Kinh nghiệm chống mìn – thủy lôi đã đặt ra yêu cầu sống còn của Hải quân là phải tổ chức các hoạt động chống mìn, thủy lôi, đảm bảo hoạt động ổn định của các căn cứ hải quân bờ biển.

Để trinh sát, chiến đấu với các tàu khu trục và tác chiến trên các đường vận tải hàng hải của đối phương, ở lực lượng Hải quân các nước thường sử dụng các tàu chiến hạng nhẹ.

Tuy nhiên, học thuyết quân sự hải quân của các cường quốc biển đại dương sau chiến tranh Nga - Nhật vẫn chưa có những thay đổi lớn, vẫn là chiếm đoạt quyền thồng trị trên biển bằng những trận đánh lớn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng lực lượng hạm tàu đối phương.

Trong đại chiến thế giới lần thứ 1, các chiến hạm đa dụng được đưa vào biên chế là nhưng tàu khu trục hạng nặng, sử dụng các tàu khu trục hộ tống pháo hạm hạng nhẹ, và đặc biệt là sự áp dụng các tàu ngầm. Từ đó, tàu ngầm đã trở thành một lực lượng tác chiến độc lập của Hải quân, phát huy tác dụng ưu việt của nó là bí mật, bất ngờ và hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ chiến dịch và chiến thuật được đặt ra.

Lực lượng tác chiến tàu ngầm đã làm xuất hiện các tàu tuần tiễu và các tàu săn ngầm, đồng thời lần lượt xuất hiện các loại chiến hạm đặc thù khác như tàu sân bay, xuồng phóng lôi, các phương tiện đổ bộ của lính thủy đánh bộ.

Điểm quan trọng nhất trong tác chiến hải quân giai đoạn này là các pháo hạm đã giảm giá trị trong hải chiến. Sự phát triển của máy bay đã hình thành một binh chủng mới trong hải quân, binh chủng không quân hải quân.

Xuất hiện nghệ thuật chiến dịch hải dương

Để thực hiện học thuyết "thống trị hải dương” bằng một trận hải chiến vĩ đại đã trở thành không tưởng trong tư duy chiến lược của các chuyên gia hải quân. Nghệ thuật tác chiến Hải quân bước sang một bước phát triển mới của những hoạt động chiến đấu trên hải dương- nghệ thuật tác chiến chiến dịch hải dương.

Nghệ thuật chiến dịch Hải dương đòi hỏi những giải pháp đảm bảo: Trinh sát chiến dịch, ngụy trang, bảo vệ các chiến hạm hạng nặng trên mặt nước trong quá trình cơ động và chiến đấu trước các cuộc tấn công của tàu ngầm, cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật.

Từ những hoạt động yểm trợ tác chiến và hậu cần kỹ thut, các hoạt động tác chiến hàng ngày của hạm đội có mục tiêu quan trọng là bảo đảm điều kiện an toàn, thuận lợi cho các hoạt động tác chiến trong khu vực căn cứ hải quân, tuyến phòng thủ bờ biển và khu vực hình thành chiến sự.

Nghệ thuật quân sự hải quân Nga đã đưa ra phương pháp tác chiến hải dương trước hết phải xây dựng và chuẩn bị thế trận bằng ngư - thủy lôi và pháo hạm, đây là phương phát bắt buộc phải áp dụng đối với những lực lượng đối kháng mạnh hơn. Thế trận này đã được xây dựng trên biển Ban Tích trên tuyến đảo Nargen đến bán đảo (Porkkala Udd) với mục đích chặn cuộc đột kích của hạm đội Đức vào khu vực phía đông của Vịnh Phần Lan.

Tuyến phòng thủ bao gồm những dãy thủy lôi được đặt trước của Vịnh, và nhưng trận địa pháo bờ biển bố trí bên sườn. Hậu phương của tuyến phòng thủ triển khai tuyến chiến đấu các hải đoàn chính của hạm đội. Kinh nghiệm của chiến tranh đã khẳng định hiệu quả phòng thủ của hạm đội trong khu vực gần bờ chống lại lực lượng hải quân đối phương mạnh hơn.

Những yếu tố cấu thành của nghệ thuật quân sự hải quân Xô viết được hình thành trong cuộc chiến tranh nội chiến và cuộc chiến chống can thiệp quân sự năm 1918 – 1920, khi lực lượng Hải quân công nông Xô viết mới được thành lập đã lập tuyến phòng thủ bảo vệ Petrograd trước những cuộc đột kích từ phía biển, hỗ trợ cho các đơn vị Hồng quân bằng pháo hạm, yểm trợ hỏa lực đập tan lực lượng bạch vệ nổi loạn trong pháo đài Krastnaia Gorka và Serai Losad, tiến hành đổ bộ và triển khai chiến đấu cùng với các lực lượng trên hồ và trên sông.

Lực lượng Hải quân Xô viết phát triển mạnh nhờ những thành quả cách mạng đạt được của quá trình công nghiệp hóa XHCN. Các hạm đội Hồng quân trong 5 năm trước chiến tranh đã đóng các tàu chiến hiện đại, tàu ngầm, xây dựng lực lượng không quân hải quân và pháo binh bờ biển.

Trong giai đoạn giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới, Quân đội Xô viết đã xây dựng những cơ sở lý luận cho Nghệ thuật quân sự hải quân và đưa ra nhưng mô hình tác chiến khác nhau của Hải quân Xô viết với sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng Lục quân Hồng quân trên các hướng bên bờ biển, chiến thuật tác chiến của các binh chủng trong lực lượng, những phương thức cơ bản trong liên kết phối hợp tác chiến các lực lượng, các binh chủng trong Hải quân.

Những cơ sở lý luận tác chiến đó được ghi rõ trong chỉ thị hướng dẫn các hoạt động tác chiến trên biển, điều lệnh tác chiến của Hải quân Xô viết và những tài liệu lý luận khác, được xuất bản trước Cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

Thay đổi quan điểm sau chiến tranh thế giới 1, 2

Nghệ thuật quân sự hải quân các cường quốc biển sau chiến tranh thế giới lần thứ 1 có nhiều quan điểm, nhiều góc nhìn khác nhau về cách sử dụng Hải quân. Sức mạnh toàn năng của pháo hạm hạng nặng đã bị sụp đổ trong chiến tranh, các chuyên gia quân sự tìm kiếm các phương thức sử dụng các binh chủng trong Hải quân với các mục đích khác nhau, tìm kiếm các loại vũ khí trang bị giúp có thể duy trì sự "Thống trị trên hải dương”, học thuyết trận đánh quyết định trên đại dương, có thể thay đổi cục diện chiến trường cũng không có được ý nghĩa thực tế.

Những phương tiện chiến tranh mới, mạnh hơn và hiệu quả hơn xuất hiện đã trở thành nhu cầu làm thay đổi những quan điểm cũ của hải chiến. Trước thời điểm xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ 2, các hạm đội tiếp nhận vào biên chế các tàu sân bay, tàu tuần dương, các tàu khu trục hạng nặng, xuồng phóng ngư lôi, và không quân hải quân. Đây cũng là thời điểm xuất hiện radar và sonar.

Tuy nhiên, dù các học thuyết quân sự đã phát triển các lực lượng chiến đấu mới (không quân hải quân, tàu ngầm,…) nhưng những phương thức tác chiến mới hơn cũng không được phát triển.

Đại chiến thế giới thứ 2 1939 – 1945 với kết quả được quyết định bằng những trận đánh trên bộ, nhưng cho thấy những trận hải chiến đã vượt xa những cuộc chiến đấu trong giai đoạn trước.

Nhưng hoạt động tác chiến của Hải quân các nước tham chiến trên Thái bình dương (1941-1945) chủ yếu là tác chiến đổ bộ đường biển và chống đổ bộ đường biển, những đòn tấn công vào các hạm đội của đối phương trên đại dương, trong các căn cứ hải quân, và các cuộc chiến trên các tuyến đường vận tải biển.

Trên biển Thái bình dương đã có những cuộc chiến đấu đổ bộ của quân đội Mỹ và Austranlia lên đảo Leyte Gulf, quân đội Mỹ lên quần đảo Marshall, Marina Palluu, đảo Okinawa 1945. Khu vực Địa trung Hải với những cuộc đổ bộ của lính thủy đánh bộ lên Angery và Maroc năm 1942, Tấn công lên đảo Sicily của Itay năm 1943 và các trận đánh khác. Tổng số có 600 trận hải chiến, trong đó có 6 trận mang tính chiến lược.

Thời gian đầu của chiến tranh, hải quân các nước tham chiến như Nhật Bản, Mỹ đã tiếp nhận vào biên chế các tàu sân bay để tác chiến trên các vùng biển xa, các vùng biển kín là khu vực tác chiến của không quân hải quân có căn cứ cất cánh trên mặt đất, lực lượng không quân hải quân trên các tàu sân bay trở thành lực lượng tác chiến tiến công chủ lực của hải quân.

Những cuộc đối đầu của không quân hải quân trong các trận hải chiến lớn của chiến tranh thế giới lần thứ 2, trong quá trình trận chiến, lực lượng không quân hải quân là lực lượng chủ lực tấn công các mục tiêu quan trọng của đối phương.

Sử dụng lực lượng không quân hải quân và các tàu sân bay cho phép trận đánh diễn ra trong một không gian rộng, các cụm tàu chiến hai bên cách nhau hàng trăm dặm. Các hải đoàn tàu chiến, được sự yểm trợ từ trên không của không quân hải quân, có thể tác chiến rất hiệu quả trong vùng nước ven bờ của đối phương.

Đặc biệt hải địa hình tại khu vực Thái bình dương có nhiều các cụm quần đảo lớn, cần tiến hành những chiến dịch tác chiến hải quân dài ngày trong khu vực quần đảo, phá hoại đường giao thông vận tải của đối phương, tấn công tiêu diệt lực lượng không quân trên đảo, bao vây cô lập các căn cứ phòng thủ cho đến khi đối phương kiệt sức kháng cự và đổ bộ lực lượng lính thủy đánh bộ.



Trận chiến Trân Châu cảng với sự tấn công của không quân, hải quân, tàu ngầm cảm tử. Hải quân Nhật đã đánh thiệt hại nặng Hạm đội Thái bình dương của Hải quân Mỹ.


Trong cuộc chiến tranh vệ quốc Vĩ đại năm 1941 – 1945, trên chiến trường Liên xô - Đức, nảy sinh yêu cầu phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng không quân, hải quân và lục quân.

Các hạm đội của hải quân Xô viết đã thành công trong các chiến dịch bảo vệ các căn cứ hải quân, bảo vệ các thành phố ven biển, phối hợp với không quân và lục quân tiến hành các chiến dịch lớn trên sông và trên biển yểm trợ tiêu diệt sinh lực quân đội phát xít.

Trong các chiến dịch này, pháo hạm và pháo phòng không hạm đội đã phối hợp tốt với không quân bẻ gẫy các mũi tiến công đường không của không quân Đức. Hạm đội tiến hành các chiến dịch độc lập nhằm tiêu diệt đường vận tải của đối phương và bảo vệ đường vận tải trên biển của Hồng quân.

Những hoạt động tác chiến của hạm đội mang tính đa dạng trong sử dụng lực lượng, từ tác chiến tàu ngầm, hỏa lực pháo hạm trong phòng thủ không - biển đến đổ bộ. và đặc biệt là lực lượng không quân hải quân, trong chiến tranh đã phát triển rất mạnh mẽ để trở thành một lực lượng tác chiến độc lập.

Nghệ thuật quân sự hải quân đã có được những kinh nghiệm có giá trị chiến lượng trong các chiến dịch đổ bộ như Novorossian, Kerch-Etigen 1943 Moonsund năm 1944. Đồng thời các chiến dịch sử dụng tàu ngầm và tiến hành cuộc chiến tranh chống tàu ngầm trên biển.



Phòng thủ căn cứ hải quân Khanco ngày 2/11/1941.




Hải đồ phòng thủ căn cứ Hải quân Sevastopol.


Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, nghệ thuật quân sự cấp chiến dịch là phương thức đa dạng hóa các lực lượng tác chiến của hạm đội để tiến hành các hoạt động trên biển.

Không gian hải chiến trải rộng trên biển và đại dương, chỉ đạo bởi một hệ tư duy tác chiến duy nhất và sự chỉ huy thống nhất, có sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các cụm hải đoàn (liên kết phối hợp cấp chiến dịch) liên kết phối hợp hiệp đồng binh chủng trong các trận đánh (hiệp đồng tác chiến) đòi hỏi kỹ năng điều khiển các lực lượng tham gia tác chiến cao trong chiến dịch và các trận đánh có tính quyết định.

Ý nghĩa quan trọng trong nghệ thuật quân sự hải quân là sự chuẩn bị phải đảm bảo bí mật, trinh sát chu đáo, chi tiết, tốc độ hành tiến và cơ động nhanh, linh hoạt, chủ động chiếm lĩnh và khống chế trên không trung trong khu vực tác chiến. Đồng thời công tác tổ chức phòng thủ bảo vệ, quản lý đảm bảo hậu cần kỹ thuật cho lực lượng chiến đấu, các nhiệm vụ đặc biệt và căn cứ hậu cần kỹ thuật có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi trên chiến trường.



Hoạt động tác chiến của Hạm đội Vonga bảo vệ Stalingrad.


Lực lượng chủ lực của hạm đội được công nhận là lực lượng tàu ngầm và không quân hải quân. Nghệ thuật quân sự đã hình thành những cơ sở lý luận và thực tiễn các phương pháp, kỹ thuật tác chiến có sử dụng tàu ngầm (cụm tàu ngầm) và không quân hải quân (ngụy trang bay từ nhiều hướng khác nhau).

Với sự phát triển của radar hải quân và sonar, pháo hạm của các chiến hạm nổi hạng nặng đã nâng cao được hiệu quả hỏa lực trên biển, khả năng sử dụng hỏa lực cũng đa dạng hơn và trở thành vũ khí yểm trợ hỏa lực hiệu quả trên biển và tấn công bờ biển.

Tàu ngầm đóng vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công đặc nhiệm, nghệ thuật quân sự hải quân đã hình thành các phương pháp, kỹ thuật chiến đấu của tàu ngầm như tìm kiếm và tấn công mục tiêu trên biển, lẩn trốn đòn tấn công của không quân và các tàu săn ngầm, phục kích và tấn công các căn cứ hải quân đối phương.

Những cụm pháo hạm khổng lồ trên tàu trong hải chiến hiện đại đã mất đi ưu thế hỏa lực chủ đạo của mình trong các trận hải chiến trên biển do sự phát triển mạnh mẽ của tàu ngầm và không quân hải quân.

Mục đích sử dụng pháo hạm dần chuyển sang yểm trợ cho lục quân, tấn công các mục tiêu bờ biển và dọn đường cho đổ bộ lính thủy đánh bộ, hoặc dùng để tự vệ trước các đòn tấn công của các cụm tàu khu trục hạng nhẹ.



Chiến dịch đổ bộ lên Kren - Etigen năm 1943.


Tác chiến đổ bộ đường thủy đã hoàn thiện khả năng chiến đấu của lực lượng với sự phối hợp của lực lượng lục quân, hình thành các phương thức và kỹ thuật đổ bộ mới, kỹ chiến thuật độ bộ đánh chiến bàn đạp bờ biển, phát triển sâu với sự hiệp đồng của các binh chủng khác (thiết giáp, máy bay) và lực lượng lục quân được hoàn thiện.

Những tổng kết kinh nghiệm của chiến tranh hiện đại đã cho phép nghệ thuật quân sự hải quân rút ra kết luận: trong những khu vực hải chiến trên biển và trên đại dương. Những hoạt động tác chiến của các hạm đội có thể có những ảnh hưởng to lớn, có tính quyết định trong chiến tranh hiện đại.

[BDV news]


>> Kho vũ khí hạt nhân của Pakistan có an toàn?



Đang có những lo ngại là những kẻ Hồi giáo cực đoan, kể cả lực lượng khủng bố có thể xâm nhập vào các cơ sở hạt nhân của Pakistan .


Thế nhưng đây vẫn chưa phải là toàn bộ nỗi lo của chính quyền Pakistan. Nhưng chuyên gia của “Báo Độc lập” cho rằng không nên phóng đại sự nguy hiểm.

"Pakistan không thể bảo vệ kho vũ khí hạt nhân đang phát triển của mình chống lại các chiến binh Hồi giáo", Giáo sư Preves Hudboy giảng dạy ở các trường ĐH Tổng hợp Lahor và Islamabad, thủ đô Pakistan đã tuyên bố như vậy.



Tên lửa Hataf-2 của Pakistan


Theo ông, trong quân đội Pakistan có những người có cùng chí hướng với quân Taliban. Họ có thể giúp những kẻ cực đoan muốn trả thù cho Binladen có được nguyên liệu hạt nhân. Hơn nữa, các phần tử cực đoan đã xâm nhập vào quân đội.

Giáo sư Hudboy nói: “Chúng ta có cơ sở để lo ngại. Bởi vì các chiến binh Hồi giáo cực đoan đã tấn công vào được các công trình, căn cứ và sở chỉ huy được bảo vệ cẩn mật. Trong giới quân nhân có những kẻ có cảm tình với các chiến binh”.

Giáo sư nói tiếp: “Làm sao chứng minh được là những mục tiêu hạt nhân không phải chịu những nguy cơ bị tấn công như vậy? Tôi lo là không phải chỉ có sự xâm nhập vào các kho vũ khí hạt nhân, mà là sự xâm nhập vào các kho nguyên liệu hạt nhân”.

Theo Daily Telegraph, kho vũ khí hạt nhân của Pakistan có khoảng 120 đầu đạn, con số này còn nhiều hơn số đầu đạn của Anh và Ấn Độ.

Các chuyên gia của Mỹ chia sẻ sự lo ngại của giáo sư Hudboy. "Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ đã soạn thảo một báo cáo cho rằng khả năng những kẻ gọi là “Taliban mới” tấn công vào các mục tiêu hạt nhân đã tăng lên sau khi Binladen bị giết. Những kẻ cuồng tín muốn báo thù cho ông ta", cộng tác viên cao cấp của Trung tâm an ninh quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga Vladimia Sotnikov nói với báo Độc lập.

Sotnikov cho rằng, ảnh hưởng của ý thức hệ Hồi giáo lên đội ngũ nhân viên làm việc tại các cơ sở hạt nhân có thể là mạnh. “Và trong trường hợp đội ngũ nhân viên thông đồng với bọn khủng bố thì không thể loại trừ việc các cơ sở hạt nhân sẽ bị chiếm giữ. Vấn đề là ở chỗ những người chịu trách nhiệm về an ninh cho các phương tiện hạt nhân không thể biết được mức độ ảnh hưởng của các phần tử cực đoan đối với các nhân viên đến mức nào”, ông Sotnikov bình luận.

Trong khi đó, theo chuyên gia này, cũng không nên bi kịch hoá tình hình. Pakistan đã thiết lập 3 mức độ bảo vệ các kho vũ khí hạt nhân và phương tiện mang chúng đến mục tiêu.

Trước hết, đầu đạn được cất giữ riêng biệt với tên lửa và các phương tiện mang khác.

Thứ hai, tường rào các cơ sở được trang bị thiết bị theo dõi. Có một sự quản lý chặt chẽ đối với các tường rào.

Và thứ ba, Mỹ giúp thực hiện chương trình thanh lọc, hay là kiểm tra đội ngũ nhân viên. Cụ thể, có sử dụng máy phát hiện nói dối.

Phóng viên của tờ New York Times đã tới thăm nơi đóng quân của Phòng lập kế hoạch chiến lược, cơ quan chịu trách nhiệm về an ninh cho kho vũ khí hạt nhân của chính phủ Pakistan.

Phòng này được bố trí trên các quả đồi ở cách Islamabad không xa. Tại đây, các sĩ quan của quân đội và Tình báo liên ngành ISI sống và làm việc trong các biệt thự nhỏ xung quanh có thảm cỏ được cắt tỉa cẩn thận.

Viên tướng chỉ huy phòng đã nói với phóng viên: “Một khi chúng tôi đã có thể chế tạo được bom hạt nhân và phương tiện mang chúng đến mục tiêu, anh có thể yên tâm là chúng tôi đủ khả năng bảo đảm an ninh cho chúng”.

Theo viên tướng này, có khoảng 2.000 người có kiến thức về cơ sở hạ tầng hạt nhân của Pakistan. Tất cả họ được quản lý chặt chẽ. Hoa Kỳ đã tiêu tốn gần 100 triệu USD để huấn luyện đội ngũ nhân viên của nước đồng minh cách giữ gìn cẩn mật các đầu đạn, ngòi nổ và tên lửa. Đây là việc tương đối không phức tạp lắm, một cán bộ đã nghỉ hưu của chính quyền Washington đã nói với phóng viên. Nhưng sẽ khó khăn hơn rất nhiều nếu muốn theo dõi xem các phòng thí nghiệm đã tạo ra bao nhiêu nguyên liệu hạt nhân. Và là hoàn toàn không thể việc ngăn cản một kỹ sư nào đó có khả năng tiếp cận quá trình làm giàu Uranium hoặc những bí mật khác chuyển giao chúng cho những kẻ cực đoan.

Đó là những lo ngại của người Mỹ. Còn đối với các tướng lĩnh Pakistan lo không chỉ việc đề phòng các chiến binh tấn công. Họ còn phải lo đối phó với cuộc tấn công của Mỹ. Không phải vô cớ mà các chỉ huy quân đội Pakistan cho rằng trong trường hợp đất nước của họ xảy ra mất ổn định, đặc nhiệm Mỹ ở Afganistan sẽ thực hiện cuộc hành quân nhằm vô hiệu hoá kho vũ khí hạt nhân của Pakistan.

[BDV news]


>> 'Bức màn sắt' bên bờ biển của Nga



Tổ hợp tên lửa bờ biển “Vũ hội-E” do Phòng thiết kế chế tạo máy (Moscow) sản xuất theo đơn đặt hàng của Hải quân Nga.


Mục đích Hải quân Nga đặt hàng chế tạo “Vũ hội-E” là để thay tổ hợp tên lửa bờ biển đã quá lạc hậu “Rubez” đang biên chế.

Từ khi ra đời, “Vũ hội-E” đã trải qua nhiều các cuộc thử nghiệm thành công, đặc biệt cuộc thử nghiệm quốc gia vào tháng 9/2004.

Theo một số nguồn tin, tổ hợp này đã được đưa vào trang bị cho hải quân Nga năm 2008.


"Vũ hội-E" thử nghiệm trên chiến trường năm 2004


“Vũ hội-E” dùng để kiểm soát lãnh hải và các vùng eo biển, bảo vệ các căn cứ hải quân, các công trình và cơ sở hạ tầng ven bờ, bảo vệ các khu vực ven biển trước sự xâm nhập từ hướng biển của đối phương.

Tổ hợp bảo đảm khả năng sử dụng trong các điều kiện khí tượng đơn giản và phức tạp ban ngày lẫn ban đêm, tự động dẫn hướng sau khi phóng, đặc biệt trong điều kiện bị đối phương chế áp hoả lực và sử dụng các phương tiện chế áp vô tuyến điện.



Mô hình "Vũ hội-E" tại Triển lãm năm 2009


Tổ hợp tên lửa bờ biển “Vũ hội-E” là hệ thống cơ động, được bố trí trên cơ sở khung xe MAZ 7930, tương tự khung xe của hệ thống tên lửa phòng không S-300P.

Hệ thống gồm 2 sở chỉ huy điều khiển và liên lạc cơ động, 4 bệ phóng tự hành, các tên lửa đối hạm loại Kh-35E (3М-24E) được lắp đặt trong container vận chuyển – phóng.

Sở chỉ huy bảo đảm trinh sát mục tiêu, chỉ thị mục tiêu và phân bố tối ưu giữa các bệ phóng.

Các kênh xử lý tín hiệu radar chủ động và thụ động của tổ hợp cho phép thực hiện chiến phát hiện mục tiêu một cách linh hoạt, trong đó có cả các mục tiêu bí mật.

Ngoài ra, nó còn có thể bí mật sục sạo, phân loại và bám các mục tiêu mặt nước ngay cả trong điều kiện nhiễu chủ động và thụ động.



Xe vận chuyển - phóng


Bệ phóng và xe vận chuyển - phóng có thể được bố trí ở trận địa bí mật ở cự ly cách xa bờ biển.

Vị trí chiến đấu của tổ hợp dù bố trí cách xa bờ biển và có thể bị bị nhiễu bởi các chướng ngại vật tự nhiên hoặc nhân tạo trên hướng bắn nhưng tổ hợp vẫn không bị hạn chế và giảm khả năng.

Tên lửa có thể bắn riêng lẻ hoặc theo loạt từ bất kỳ bệ phóng nào. Tổ hợp có khả năng nhận các thông tin tác chiến từ các sở chỉ huy khác và các phương tiện trinh sát, chỉ thị mục tiêu bên ngoài.

Số lượng tên lửa khi bắn loạt có thể lên tới 32 quả. Nhờ vậy, 1 loạt bắn có khả năng bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ trước sự tấn công tổng lực của các đội tàu, lực lượng đổ bộ bờ biển của đối phương.


Tên lửa Kh-35E có thể bắn riêng lẻ hoặc theo loạt từ bất kỳ bệ phóng nào

Xe vận chuyển – phóng thuộc thành phần của tổ hợp cho phép tiến hành các bắn loạt tiếp theo chỉ trong khoảng thời gian từ 30-40 phút.

Hệ thống điều khiển các phương tiện tác chiến của tổ hợp thực hiện nhiệm vụ nhờ việc sử dụng các phương pháp truyền tất cả các loại thông tin bằng kỹ thuật số, sử dụng hệ thống liên lạc tự động, xử lý thông tin, bảo mật thông tin.

Tổ hợp được trang bị thiết bị nhìn đêm, thiết bị dẫn đường, thiết bị kết nối trắc địa và định hướng. Nhờ vậy, tổ hợp luôn bảo đảm thay đổi một cách nhanh chóng vị trí phóng sau khi hoàn thành các nhiệm vụ tác chiến, cũng như tiến hành cơ động đến vùng tác chiến mới. Thời gian triển khai tổ hợp đến vị trí mới 10 phút.

Hệ thống phòng thủ bờ biển “Vũ hội-E” với nòng cốt là tên lửa đối hạm đa năng Kh-35E (3M-24E) nếu được tích hợp trên các tàu tuần tiễu hoạt động gần bờ và các phương tiện đường không có khả năng bảo đảm giải quyết các nhiệm vụ chiến thuật - chiến dịch trong khi lại tiết kiệm tối thiểu về mặt kinh tế.

Hiện nay, “Vũ hội-E” đã được sản xuất hàng loạt, có nhiều tiềm năng cải tiến và bổ sung phát triển đạt hiệu quả hơn.

Các đặc tính kỹ - chiến thuật

Cự ly tiêu diệt: đến 120km
Cự ly bố trí cách bờ biển: 10km
Số lượng tên lửa bố trí trong mỗi bệ phóng tự hành và xe vận chuyển phóng: 8 quả
Thời gian bắn loạt mới: không quá 3 giây
Vận tốc cơ động tối đa: 60 km/h (đường nhựa), 20 km/h (đường lầy lội)
Trọng lượng tên lửa: 620kg
Tổng số cơ số đạn tác chiến: đến 64 tên lửa
Nguồn nhiên liệu dữ trữ hành trình: không ít hơn 850 lít

[BDV news]


>> Nga tăng thời gian vận hành của tổ hợp tên lửa thuộc SMF



Phát ngôn viên chính thức của Lực lượng Tên lửa Chiến lược (SMF) của Nga Sergei Shorin tuyên bố với các nhà báo hôm 04/7 rằng, hơn 80% tổ hợp tên lửa trong SMF đang trực chiến sẽ được kéo dài thời gian vận hành lên gấp 3 lần.

“Hơn 80% tổ hợp tên lửa tham gia trực chiến sẽ được kéo dài thời giạn vận hành lâu hơn từ 2,5 đến 3 lần hiện nay”, ông Shorin cho biết theo kết qủa phiên họp ủy ban quân sự của SMF diễn ra vào thứ Bảy tuần trước.


(Ảnh RIA)

Ông cho hay, mỗi năm, số lượng bệ phóng của các tổ hợp tên lửa mới trong các đơn vị đều tăng lên. Năm 2011, binh đoàn tên lửa Teikov (vùng Ivanov) đã đưa trung đoàn tên lửa đầu tiên được trang bị tổ hợp tên lửa Yars vào trực chiến. Việc tái trang bị tổ hợp tên lửa Topol-M cho trung đoàn tên lửa tiếp theo tại binh đoàn Tatishev, vùng Saratov đang được tiếp tục.

Theo kết qủa phiên họp của ủy ban quân sự SMF, lãnh đạo SMF được chỉ thị chọn ra phương hướng riêng để chỉ huy và tổ chức vận hành những tổ hợp tên lửa chiến đấu nói riêng và vũ khí, trang thiết bị quân sự nói chung cũng như thiết lập việc kiểm soát nghiêm ngặt việc bắt đầu đưa vũ khí và trang thiết bị quân sự vào vận hành trong SMF – những loại vũ khí được sản xuất theo đơn đặt hàng quốc gia và cung cấp cho SMF.

Theo Báo điện tử Dân trí, kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga hiện được chiếm lĩnh bởi ba “ông lớn”, đó là: Lực lượng tên lửa chiến lược, Lực lượng Hải quân chiến lược và Lực lượng Không quân chiến lược.

Lực lượng tên lửa chiến lược (SMF) là một trong 4 đơn vị chủ chốt cấu thành nên Các Lực lượng Hạt nhân Chiến lược của Liên bang Nga, lực lượng chính sở hữu các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động và cố định trên mặt đất và các đầu đạn hạt nhân. SMF luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, được coi là “nhân tố” quan trọng trong học thuyết quân sự Nga.

Là một quân chủng riêng biệt của các Lực lượng Vũ trang Nga, ngay từ khi được thành lập vào ngày 17/12/1959, SMF đã không ngừng lớn mạnh về cả số lượng cũng như chất lượng, ngày càng nâng cao khả năng tác chiến của các tổ hợp tên lửa góp phần quan trọng tạo nên thế cân bằng hạt nhân giữa Liên xô và Mỹ trong những năm 70 của thế kỷ trước.

Hiện tại, chiến lược phát triển dài hạn của SMF là chú trọng tăng số lượng các tổ hợp tên lửa cơ động và đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa Topol-M hiện đại có khả năng xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ.

Lực lượng Tên lửa Chiến lược bao gồm 3 tập đoàn quân tên lửa: Tập đoàn quân tên lửa phòng vệ số 27 đóng tại Vladimir, Tập đoàn quân tên lửa số 31 (Orenburg), Tập đoàn quân tên lửa phòng vệ số 33 (Omsk). Tập đoàn quân tên lửa số 53 (Chita) đã bị giải thể vào năm 2002.

[Vitinfo news]


>> Bảy kỳ quan bị lãng quên của Liên Xô



Mỗi quốc gia đều có những bí mật riêng, đặc biệt là khi nó có liên quan đến chiến tranh. Liên Xô trước đây và nước Nga cũng không phải là một ngoại lệ. Dưới đây là “7 kỳ quan bị lãng quên của Liên Xô”.

1. Balaklava - căn cứ tàu ngầm dưới lòng đất, Ukraine

Căn cứ tàu ngầm ở thành phố nhỏ Balaklava, bán đảo Crimea, Ukraine là một trong những cơ sở quân sự lớn nhất bị lãng quên sau khi Liên Xô tan rã. Căn cứ này đã được xây dựng giữa những năm 1957 và 1961. Nó được thiết kế để trở thành một bến cảng an toàn - nơi quân đội có thể sửa chữa và nâng cấp tàu ngầm.




Nằm trong những tảng đá trong vịnh của Balaklava, những chiếc tàu ngầm có thể vào căn cứ từ 2 đường. Mất khoảng 4 năm để phát triển cơ sở hạ tầng ở dưới ngọn đồi. Ở dưới mặt đất là một không gian có thể chứa hơn 7 tàu ngầm.

Căn cứ này chứa đựng nhiều hơn chỉ là những chiếc tàu ngầm. Cạnh những đường hầm là các nhà kho đồ sộ được thiết kế để cất giữ vũ khí nguyên tử, tên lửa, ngư lôi, pháo, và những loại đạn dược khác.

Căn cứ này vẫn hoạt động ở Balaklava cho đến năm 1993 và vẫn trong vòng bí mật tới thời điểm đó – ngay cả sau sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Giữa năm 1991 và 1993 thì quá trình ngưng sử dụng diễn ra, trong thời gian này các đầu đạn, ngư lôi, pháo, và tàu ngầm được đưa khỏi căn cứ.

Từ khi chiếc tàu ngầm cuối cùng rời khỏi thì căn cứ vào năm 1995 thì căn cứ này được mở cửa để tham quan, cho người ta lần đầu tiên có một cái nhìn lướt qua về những hệ thống kênh đào, nhà kho, và quá trình hoạt động đã từng tồn tại ở trong ngọn đồi. ngày nay, những gì còn lại của các nhà máy trở thành viện bảo tàn – một sự nhắc nhở cho chúng ta rằng những chính phủ trên thế giới đã làm tốt như thế nào trong việc giữ gìn những bí mật rất lớn.

2. Hầm tên lửa Kekava, Latvia




Nằm cách không xa thủ đô Latvia, những “tàn dư của tổ hợp căn cứ tên lửa Dvina vẫn còn đó. Được xây dựng từ năm 1964, tổ hợp này bao gồm 4 hầm phóng tên lửa có chiều sâu khoảng 35m cùng cả một hệ thống hầm ngầm sâu dưới mặt đất. Phần lớn những phòng ngầm nằm sâu dưới đất giờ đây đã được bịt lại. Khách du lịch được khuyến cáo không nên tới đây do vẫn tồn tại mối nguy hiểm từ những nhiên liệu tên lửa độc hại.

3. Hệ thống máy xúc khổng lồ, Nga

Trước năm 1993, mỏ phốt pho Lopatin là một trong những cơ sở chiến lược, nơi khai thác chủ yếu loại khoáng sản cần thiết nhất ngành sản xuất nông nghiệp của Liên Xô với những chiếc máy xúc khổng lồ.




Với sự xuất hiện của mô hình kinh tế thị trường, khu mỏ bị bỏ hoang cùng với những chiếc máy xúc khủng lồ đã trở thành địa điểm hành hương của khách du lịch. Tại mỏ phốt pho nằm cách không xa Voskresensk, khách du lịch sẽ bắt gặp rất nhiều những vật thú vị - những mẫu máy xúc khổng lồ và những hóa thạch thời tiền sử. Sau đó một thời gian, những kiệt tác khổng lồ trên cũng bị gỡ bỏ hết làm sắt vụn từ năm 2006. Dù vậy, khu mỏ với phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp vẫn là địa điểm du lịch phổ biến.

3. Hệ thống radar Duga, Ukraine

Công trình khổng lồ gồm chủ yếu là sắt thép này được xây dựng từ năm 1985 nhằm phát hiện những vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa đã bị bỏ hoang chỉ sau chưa đầy một năm hoạt động.




Do những chiếc anten khổng lồ có độ cao tới 150m trên đòi hỏi rất nhiều năng lượng điện, nên chúng được lắp đặt ngay sát vị trí nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Chính vì vậy, chúng đã kết thúc công việc của mình ngay sau sự cố tại nhà máy điện nguyên tử này. Hiện tại, khu vực trên đang là một địa điểm thu hút những khách du lịch mạo hiểm, nhưng cũng chỉ có vài người dám trèo lên những cột anten cao tới 150m này.

4. Thành phố khai thác dầu trên biển, Ajerbaidjan

Ngay từ những năm 40 của thế kỷ XX, trước đòi hỏi về nhu cầu dầu mỏ cho công nghiệp, Liên Xô đã cho xây dựng một cơ sở khai thác dầu quy mô trên biển Caspian (nằm cách bán đảo Apseron 42km về phía Đông). Vào thời kỳ hoàn kim, ở vùng biển mở cách Baku 110km, ký túc xá cao 10 tầng, trạm phát điện, bệnh viện, nhà văn hóa, nhà máy sản xuất bánh mỳ và thậm chí cả một phân xưởng sản xuất nước chanh cũng đã được xây dựng.




Tuy nhiên, những mỏ dầu mới phát hiện tại Siberia đã khiến cho việc khai thác dầu tại đây trở nên tốn kém hơn nhiều, khiến cả thành phố dần trở nên hoang phế. Hiện nay, đây là nơi sinh sống của khoảng 2.000 người.

6. Máy gia tốc hạt khổng lồ, Nga

Vào cuối những năm 80 thế kỷ trước, Liên Xô quyết định kiến thiết một máy gia tốc hạt khổng lồ phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Máy được đặt trong một hệ thống đường hầm khép kín hình tròn dài 21km, nằm ở độ sâu 60m dưới mặt đất.




Công trình này chưa được đưa vào sử dụng thì biến động chính trị xảy ra. Khu đường hầm này giờ đây chỉ là nơi dạo chơi của những khách du lịch ham mê khám phá.

7. Trạm nghiên cứu tầng điện ly, Ukraine

Không lâu trước khi Liên Xô tan rã, một trạm nghiên cứu tầng điện ly nằm ngay gần thành phố Kharkov, tại Ukraine đã được xây dựng. Trạm nghiên cứu đặc biệt trên đã được hoàn tất với vai trò hoạt động tương tự như các công trình của dự án HAARP quy mô của người Mỹ tại Alaska.




Trạm này bao gồm cả một vài cánh đồng lắp đặt anten rộng lớn, trong đó có một anten parabol khổng lồ đường kính lên tới 25m, có thể phát ra công suất 25 megawatt. Tuy nhiên, khi được giao lại cho nhà nước Ukraine non trẻ cũng như thiết bị khoa học quá đắt đỏ, vai trò của trạm này không còn được chính phủ Ukraine quan tâm, khiến nó gần như không còn hoạt động kể từ đó đến nay. Và tất nhiên nó đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch.

[Vitinfo news]


>> Ấn Độ thử nghiệm vũ khí trên xe tăng Arjun Mk-II



Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã bắt tay vào thử nghiệm từng phần các bộ phận sẽ được nâng cấp trên xe tăng Arjun Mk II của nước này.

Theo phát ngôn viên của DRDO, dù đến nửa cuối năm 2012, xe tăng Arjun Mk-II biến thể nâng cấp mới được đánh giá, nhưng các hệ thống vũ khí và điện tử riêng biệt trên xe tăng này đã được bắt đầu thử nghiệm từ bây giờ.

Các nâng cấp của xe tăng Arjun lên chuẩn Mk-II bao gồm 93 cải tiến, trong đó có 13 cải tiến lớn. Rất nhiều nâng cấp trong số này có sự hợp tác của Ấn Độ và nước ngoài.



Xe tăng Arjun được Ấn Độ công bố có khả năng hành quân và độ bền bỉ vượt trội so với T-90S Bishma nhập khẩu của Nga. Tuy nhiên, giá thành cao là lý do Arjun chỉ chiếm một phần nhỏ trong lực lượng xe tăng Ấn Độ.


Các nâng cấp này bao gồm:

- Thay thế động cơ MTU838Ka-501 đang sử dụng bằng động cơ V12 QSK-38 38.000 phân khối, làm mát bằng chất lỏng của Hoa Kỳ. Động cơ mới tuy chỉ có kích thước chỉ bằng 2/3 động cơ cũ nhưng có công suất tới 1.500 mã lực (động cơ xe tăng Arjun hiện nay chỉ có công suất 1.400 mã lực).

- Thay thế thiết bị truyền động RENK RK-304A trên xe bằng thiết bị mới của Pháp có tên là SESM ESM-500 với 5 số tiến và 2 số lùi.

- Giảm thể tích chiếm dụng của các thiết bị điện tử đồng thời thay thế thiết bị thông tin liên lạc bằng loại hiện đại hơn.

- Nâng cấp hệ thống pháo chính 120 mm để có thể bắn tên lửa tiêu diệt các mục tiêu tầm xa, thậm chí có thể sử dụng tên lửa đa năng để bắn hạ các loại trực thăng săn xe tăng.

- Nâng cấp hệ thống kính ngắm đêm góc rộng cho trưởng xe, đồng thời thêm khả năng tự động bắt bám mục tiêu cho thiết bị quan sát, giúp tăng độ chính xác khi bắn mục tiêu di chuyển.

- Lắp đặt thêm giáp phản ứng nổ (ERA) thế hệ mới có khả năng chống đạn thanh xuyên (APFSDS)

- Nâng cấp hệ thống điều hòa nhiệt độ giúp tăng hiệu quả chiến đấu trong thời tiết của Ấn Độ

Nhờ tất cả các nâng cấp này, kích cỡ của xe Arjun sẽ giảm đáng kể, làm giảm khả năng phát hiện của xe tăng đối phương trên chiến trường, đồng thời, khối lượng xe tăng cũng giảm từ 58,5 tấn xuống còn khoảng 55 tấn.



Xe tăng Arjun được phát triển trong thời gian rất dài (37 năm) nên nhiều bộ phận đã lỗi thời và cần thiết phải nâng cấp để phù hợp với chiến trường hiện đại.


Để tiến hành các nâng cấp này, DRDO cho biết: Cơ quan nghiên cứu và phát triển xe cộ chiến đấu (CVRDE) trực thuộc DRDO đã hợp tác với Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Israel IMI và công ty Elbit System.

Trong đó, IMI sẽ giúp đỡ Ấn Độ các nâng cấp nhằm tăng khả năng cơ động của Arjun như thiết kế lại tháp pháo và thânh xe còn Elbit System sẽ đảm nhận phần nâng cấp hỏa lực và các thiết bị bảo vệ.

Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ sản xuất 124 xe tăng Arjun lên chuẩn Mk-II chia làm hai giai đoạn với tổng chi phí khoảng 1,1 tỷ USD.

Giai đoạn 1, họ sẽ sản xuất 45 chiếc với 56 mục cải tiến, bao gồm khả năng phóng tên lửa từ nòng pháo và lắp đặt thiết bị nhìn đêm góc rộng cho trưởng xe.

Giai đoạn 2, 79 chiếc còn lại sẽ được xuất xưởng với đầy đủ 93 mục cải tiến. 30 chiếc xe tăng đầu tiên của giai đoạn 2 dự tính sẽ được xuất xưởng vào khoảng cuối năm 2013 tới đầu năm 2014.

Tính năng kỹ chiến thuật của xe tăng Arjun đang biên chế trong Quân đội Ấn Độ:

Khối lượng: 58,5 tấn; Kích cỡ: dài 10,64 mét, rộng: 3,86 mét, cao: 2,32 mét;
Động cơ: MTU V10 1.400 mã lực;
Tốc độ tối đa: 72 km/h trên đường và 40 km/h trên địa hình không bằng phẳng
Dự trữ hành trình: 450 km; Vũ khí: Một pháo nòng xoắn 120 mm, một súng máy phòng không 12,7 mm;
và một súng máy đồng trục 7,62 mm; Giáp: Composite đa lớp có tên Kamchan; Tổ lái: 4 người;
Giá thành: 3,8 triệu USD

[BDV news]


>> Những dự án tình báo tối mật của Mỹ được tiết lộ (kỳ 2)




Tác giả Annie Jacobsen đã tiết lộ rất nhiều dự án tối mật của Mỹ trong cuốn sách có tựa đề ‘Khu vực 51 – Lịch sử chưa bị kiểm duyệt của cơ sở quân sự tối mật của Mỹ’. Dưới đây là 10 dự án trong số đó.



6. Hoạt động Ánh sáng ban mai




Đây là một hoạt động bí mật khác nhằm làm sạch các chất phóng xạ, nhưng chúng không phải là vật liệu phóng xạ của Mỹ, mà là của Nga. Vào ngày 18/9/1977, Liên Xô đã cho ra mắt Cosmos 954 – một vệ tinh gián điệp chạy bằng năng lượng. Vệ tinh này dài 46 foot và nặng 4 tấn. Sau vài tháng khai trương, Mỹ biết rằng vệ tinh này có vấn đề.

Tháng 12/1977, các nhà phân tích xác định Cosmos 954 đang trượt ra khỏi quỹ đạo và sẽ rơi xuống Trái đất nếu Liên Xô không can thiệp. Họ cũng xác định rằng nếu Liên Xô không giành lại quyền kiểm soát vệ tinh thì nó sẽ lại trở lại khí quyển và rơi xuống một nơi nào đó ở Bắc Mỹ. Dưới sự thúc ép của Cục quản lý Carter yêu cầu Liên Xô tiết lộ chính xác cái gì đang ở trên vệ tinh này, họ đã thừa nhận nó đang mang 110 pound uranium làm giàu cấp độ cao.

Theo chỉ đạo của CIA, Chính phủ Mỹ quyết định không công bố thông tin này. CIA biết một vệ tinh mang một lò phản ứng hạt nhân sẽ rơi xuống một nơi nào đó ở Bắc Phi, nhưng họ cho rằng ‘tiết lộ gây sốc này sẽ khiến dư luận có những phản ứng không thể lường trước được’. Vì thế, sự thật vẫn ở trong bóng tối.

7. Kiwi





Vào những năm 60, Mỹ đang trên đường lên Mặt Trăng. Song có một sự thật ít ai biết, đó là ở Khu vực 21 (một địa điểm tối mật ngang với Khu vực 51), các nhà khoa học NASA và AEC đang ấp ủ một tham vọng lớn hơn nhiều. Đó là một chuyến đi lên Sao Hỏa trên một tên lửa hoạt động bằng hạt nhân. Cái này được gọi là dự án Ứng dụng Tên lửa động cơ hạt nhân (NERVA). Cao 16 tầng, tên lửa Orion sẽ đưa 150 người lên Sao Hỏa chỉ trong 124 ngày.

Sau đó, các nhà khoa học Los Alamos đã quyết định rằng họ muốn biết điều gì sẽ xảy ra nếu họ mất kiểm soát một trong những động cơ hạt nhân và nếu nó phát nổ. Kiwi sinh ra từ đó. Kiwi là một thử nghiệm cố tình thổi một trong những động cơ/lò phản ứng lên. Ngày 12/1/1965, một động cơ tên lửa hạt nhân có tên là Kiwi đã được phép để nóng quá mức. Ở nhiệt độ 4.000 độ C, lò phản ứng nổ, nhiên liệu phóng xạ bắn lên trời, phát ra đủ các màu của cầu vồng. Vụ nổ này thổi 100 pound nhiên liệu phóng xạ đi xa khoảng ¼ dặm và lên cao 2.6000 foot. Cuối cùng, gió đã thổi các đám mây phóng xạ về phía Tây, đi qua Los Angeles và ra biển.

Mặc dù thử nghiệm này được coi là một cuộc kiểm tra độ an toàn, song việc phát tán quá nhiều phóng xạ vào khí quyển có thể đã vi phạm Hiệp ước cấm thử nghiệm có giới hạn vào năm 1963.

8. Dự án Kempster-Lacroix





Trong quá trình phát triển máy bay tàng hình đầu tiên của Mỹ được gọi là ‘Oxcart’, tất cả những cách thức của công nghệ mới này được tạo ra ở Khu vực 51 để làm cho máy bay vô hình với radar. Tuy nhiên, khi Tổng thống Kennedy giao cho Oxcart nhiệm vụ bay giám sát Cuba để tìm ra những tên lửa hạt nhân đang được bí mật cài đặt ở nước này bởi Liên Xô, thì nó vẫn chưa sẵn sàng để hoạt động. Các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học đã nỗ lực gấp đôi, nhưng cuối cùng vẫn quyết định Oxcart vẫn chưa đủ khả năng tàng hình.

Dự án Kemper-Lacroix là một giải pháp được đưa ra. Ở Khu vực 51, các nhà khoa học đã đưa ra ý tưởng gắn 2 khẩu súng điện tử khổng lồ, mỗi khẩu gắn vào một bên của máy bay. Những khẩu súng này sẽ bắn ra một đám mây ion các hạt tích điện rộng 25 foot phía trước máy bay. Đám mây ion này sẽ hấp thụ sóng radar đi lên từ mặt đất, tăng khả năng tàng hình của nó.

9. Dự án Teak và Orange




Có lẽ đây điều sai lầm, ác ý và nguy hiểm nhất trong số tất cả những vụ nổ hạt nhân khí quyển của Mỹ. Dự án Teak và Orange vượt ra khỏi giới hạn của những câu chuyện khoa học viễn tưởng về các nhà nghiên cứu điên rồ và những thử nghiệm ngớ ngẩn của họ dẫn tới sự hủy diệt hành tinh.

Teak và Orange là 2 thiết bị hạt nhân 3,8 megaton được phát nổ trên Trái Đất, phía trên bầu khí quyển ở Johnston Atoll – 750 dặm về phía tây Hawaii.

Teak được phát nổ ở 50 dặm và Orange ở 28 dặm trên bầu khí quyển. Mục đích của những cuộc thử nghiệm này là cung cấp cho Mỹ một thước đo để xác định xem Liên Xô có làm những điều tương tự hay không (cho nổ một thiết bị hạt nhân trên bầu khí quyển Trái Đất). Những vụ nổ này đã đốt cháy võng mạc của bất cứ sinh vật sống nào trong bán kính 225 dặm. Bất cứ động vật nào nhìn lên bầu trời khi vụ nổ xảy ra mà không có kính bảo hộ đều bị mù.

Trong số này có những con khỉ và thỏ đang trong một chiếc máy bay bay gần đó. Chúng bị khóa đầu vào những thiết bị buộc chúng phải nhìn vào vụ nổ. Từ khu vực Guam tới Wake Island hay Maui, bầu trời màu xanh chuyển sang màu đỏ, trắng và xám. Sóng phát thanh ở một bộ phận lớn của Thái Bình Dương đều không hoạt động được.

Một trong những kĩ sư tiến hành thử nghiệm này phát biểu một câu ớn lạnh: “Gần như chúng tôi đã thổi một lỗ thủng trên tầng ozone”. Thực ra, trước cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng có thể nó sẽ gây ra một lỗ thủng trên tầng ozone, song Teak và Orange vẫn bất chấp lời cảnh báo này.

10. Hoạt động Argus




Những cuộc thử nghiệm hạt nhân ở độ cao lớn hơn cũng được tiến hành dưới cái tên là Hoạt động Argus. Những tên lửa đầu đạn hạt nhân lần đầu tiên được phóng ra từ các con tàu như một phần của Argus.

Vào ngày 27, 30/8 và 6/9/1950, những đầu đạn hạt nhân đã được phóng vào không gian bởi tên lửa X-17 từ boong của một tàu chiến Mỹ neo ngoài khơi Nam Phi. Những tên lửa này đã đi 300 dặm vào không gian. Lý do cho những cuộc thử nghiệm hạt nhân này ở ngoài không gian? Một nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng việc cho phát nổ những quả bom hạt nhân trong từ trường Trái Đất (nhưng trên bầu khí quyển Trái Đất) có thể tạo ra xung điện tử, làm cho ICBM của Nga không hoạt động. Mặc dù xung từ trường được tạo ra bởi những vụ nổ hạt nhân, song xung này không đủ lớn để tác động tới ICBM. Cuối cùng thì dự án này cũng là một thử nghiệm nguy hiểm và vô ích.

[Bee news]


Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

>> Những dự án tình báo tối mật của Mỹ được tiết lộ (kỳ 1)




Cuốn sách nói về lịch sử ‘Khu vực 51’ của tác giả Annie Jacobsen đã tiết lộ một loạt dự án tình báo tối mật mà các nhà khoa học, quân đội và các cơ quan tình báo Mỹ tiến hành. Song đó chỉ là một trong số nhỏ những sự thật mà chúng ta được biết, còn có những việc diễn ra ở Khu vực 51 mà chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết.


Annie Jacobsen là nhà báo người Mỹ chuyên viết về tài chính, kinh tế và khủng bố cho nhiều tạp chí quốc tế, đặc biệt là tờ Los Angeles Times.

Cuốn sách xuất bản năm 2011 của bà viết về Khu vực 51 - một căn cứ quân sự bí mật của Mỹ nằm trên hoang mạc Nevada. Theo lời đồn đại thì đây chính là nơi có “căn phòng xanh”. Tại đây không chỉ bảo quản xác ướp của những người ngoài hành tinh mà còn lưu giữ những mảnh vỡ của chiếc “đĩa bay” đã rơi xuống vùng Roswell vào năm 1947. Cuốn sách này nhận được nhiều lời bình luận trái chiều từ các tờ báo và các chuyên gia.

1. Dự án hạt nhục đậu khấu



Dự án hạt nhục đậu khấu có ý nghĩa rất quan trọng vì nó là một dự án tối mật để cho ra đời cơ sở huấn luyện của Lực lượng Không quân Mỹ Nevada Test and Training Range (NTTR). Trước khi thử nghiệm các thiết bị nguyên tử trên đất Mỹ, bom hạt nhân được kiểm tra ở Thái Bình Dương tại nơi được gọi là Căn cứ Chứng minh Thái Bình Dương.

Trong khi dự án này cung cấp cho nước Mỹ một khu vực rộng lớn và hẻo lánh để thử nghiệm những thiết bị nguyên tử tối mật thì nó cũng tiêu tốn một lượng kinh phí đáng kinh ngạc. Tổng thống đã ủy quyền cho dự án hạt nhục đậu khấu xác định một địa điểm như vậy. Địa điểm lý tưởng chính là khu vực sa mạc hoang vắng. Khu vực này cũng có lợi thế để xây dựng một đường băng gần đó.

Địa điểm được chọn ở Nevada đã trở thành một vùng đất được Chính phủ Mỹ kiểm soát, rộng 687 dặm vuông, và ngày nay chúng ta biết tới nó với cái tên Khu thử nghiệm Nevada (trong đó Khu vực 51 là nổi tiếng nhất và bí mật nhất).

2. Dự án chim ưng



Dự án này bắt đầu vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước và liên quan tới một số cuộc thử nghiệm máy bay được kiểm soát từ xa đầu tiên mà sau đó trở thành những chiếc máy bay không người lái Predator đang hoạt động ở Trung Đông ngày nay. Đó là một chiếc máy bay điều khiển từ xa 6 chân được thiết kế để trông giống một con đại bàng hoặc chim ó. Nó có một chiếc camera ở mũi cùng bộ phận cảm biến và thiết bị giám sát điện tử.

Dự án này được tiến hành với mục đích điều tra một chiếc tàu thủy bí ẩn của Liên Xô đang được tiến hành thử nghiệm (bằng vệ tinh trinh sát) trên biển Caspian (sau đó có biệt danh là Quái vật Caspian). Song một tài liệu của Anh đã tiết lộ cái từng là mục tiêu của máy bay Chim ưng thực ra là một thiết bị nâng thân tàu của Liên Xô được gọi là Ekranopian.

Máy bay Chim ưng được thiết kế để theo dõi mục tiêu nhờ những đường dây thông tin được thiết lập ở nước ngoài và được phóng ra từ một tàu ngầm. Máy bay Chim ưng đã được xây dựng và kiểm tra, song cuối cùng CIA đã hủy bỏ chương trình này.

3. Dự án máy bay cánh chim và sâu bọ






Giống như dự án Chim ưng, đây là một nỗ lực khác của CIA nhằm bắt chước các loài động vật này trong việc phát triển máy bay điều khiển từ xa. Dự án máy bay cánh chim có liên quan tới một chiếc máy bay được thiết kế trông giống một con quạ có khả năng hạ cánh xuống gờ cửa sổ và chụp hình những gì đang diễn ra bên trong tòa nhà. Dự án sâu bọ cũng lấy ý tưởng này nhưng thiết kế giống một loài vật nhỏ hơn – đó là chuồn chuồn. Máy bay sâu bọ là một chiếc màu xanh lá cây có thể vỗ cánh, được trang bị những động cơ khí thu nhỏ.
Không hài lòng với việc bắt chước các loài động vật, CIA còn sử dụng động vật thật để làm công việc giám sát, trong đó có chim bồ câu được gắn camera ở cổ. Không may là những con chim quá mệt với sức nặng của camera và đã quay trở lại căn cứ của CIA bằng chân chứ không phải bằng cánh vì chúng mệt đến nỗi không thể bay nổi. Dự án này bị phá sản.

Song có lẽ dự án kì quặc nhất là Acoustic Kitty, trong đó họ đặt những thiết bị âm thanh vào những con mèo nhà. Dự án này cũng phá sản khi những chú mèo đi lạc quá xa để tìm thức ăn và một con còn bị ô tô cán chết.

4. Dự án 57



Đây là một bài kiểm tra độ an toàn được tiến hành tại Khu thử nghiệm Nevada để mô phỏng những gì sẽ xảy ra nếu một chiếc máy bay chở bom nguyên tử bị rơi và phát tán chất phóng xạ vào môi trường. Với cách này, Dự án 57 đã trở thành cuộc thử nghiệm ‘bom bẩn’ đầu tiên của Mỹ. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng vụ nổ của những chất nổ cường độ cao xung quanh một đầu đạn hạt nhân sẽ phát tán plutonium vào môi trường. Tuy nhiên, họ không biết bao nhiêu plutonium đã bị phát tán và nó đã lan ra bao xa…

Quân đội và CIA cảm thấy cuộc thử nghiệm này là cần thiết vì ngày càng nhiều máy bay mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ. Sớm hay muộn thì một tai nạn máy bay cũng sẽ xảy ra khi nó đang chở những vũ khí chết người này.

5. Dự án Freezelove





Đây không hoàn toàn là một dự án mà là một nhiệm vụ. Vào ngày 21/1/1968, một đám cháy bắt đầu bùng lên trên một máy bay ném bom B52G trong quá trình tiến hành một nhiệm vụ bí mật ở Greenland. Hầu hết phi hành đoàn đều nhảy dù và chiếc máy bay rơi xuống những tảng băng. Ít nhất 3 quả bom nguyên tử trên máy bay đã phát nổ.

Tai nạn này khiến phóng xạ plutonium, tritium and uranium lan ra trên diện rộng. Lúc đó, CIA và quân đội Mỹ đã có Dự án 57 thực sự trong tay. Vụ nổ đã làm băng tan chảy và ít nhất một quả bom nguyên tử rơi xuống Vịnh North Star. Mỹ đã cố gắng khôi phục quả bom nhưng không thành công.

[Bee news]


>> PT-91M của Malaysia, 'ông vua' tăng mới ở Đông Nam Á




Malaysia thành lập trung đoàn tăng PT-91M đầu tiên từ năm 2008, và trở thành quốc gia có lực lượng tăng hiện đại nhất trong khu vực cùng với Singapore.


Chương trình phát triển PT-91 bắt đầu từ năm 1991 với nhiệm vụ hiện đại hóa dòng xe tăng T-72 xuất khẩu của Liên Xô biên chế trong quân đội Ba Lan. Mục tiêu của Ba Lan khi đó là nâng cấp T-72 thành một chiếc xe tăng hiện đại hơn với hệ thống hỏa lực mới và động cơ mạnh mẽ hơn những chiếc xe tăng mà người Nga đã xuất khẩu cho họ. Biến thể nâng cấp này được đặt tên là PT-91 Twardy.

Biến thể PT-91 mà Malaysia đặt hàng có tên là PT-91M Pendekar, được trang bị pháo chính 125mm, động cơ S-1000 có công suất 1.000 mã lực, hệ thống điều khiển hỏa lực của Pháp, trang bị thiết bị thông tin liên lạc và hệ thống truyền động hiện đại.

Hiện nay quân đội Malaysia có 48 chiếc PT-91M biên chế trong trong một trung đoàn tăng (trong đó có thêm 6 xe bảo đảm kỹ thuật WZT-4 (WZT-91M), 5 xe tăng bắc cầu PMC Leguan (PMC-91M), 3 xe công binh MID-M (MID-91M), 1 xe tăng tập lái SJ-09, cùng phụ tùng, thiết bị huấn luyện, trong đó có thiết bị huấn luyện pháo thủ Beskid-2, giá điều khiển hỏa lực SJ-08 và hệ thống huấn luyện kíp xe sử dụng hệ thống nạp đạn pháo). Tổng trị giá hợp đồng là gần 1,4 tỷ Ringit (380 triệu USD), hợp đồng được kí từ năm 2002 và chuyển giao năm 2008.




PT-91M duyệt binh ở Malaysia.


Về cơ bản, chiếc PT-91 Twardy được phát triển, nâng cấp dựa trên xe tăng T-72M1 nhưng đã được Ba Lan cải thiện độ tin cậy bằng cách tăng cường hỏa lực, độ an toàn cho tổ lái và tính cơ động cao. Trong khi đó, xe vẫn giữ thiết kế khung thấp nổi tiếng của dòng xe tăng Liên Xô.

Về hỏa lực, PT-91 có một khẩu pháo 125mm với hệ thống nạp đạn tự động và 42 viên đạn dự trữ, tốc độ bắn là 10-12 phát/phút, một khẩu súng máy đồng trục 7,62mm và một khẩu súng máy phòng không 12,7mm.

Về khả năng bảo vệ, PT-91 sử dụng giáp phản ứng nổ Erawa phát triển bởi Viện kỹ thuật quân sự Ba Lan giúp bảo vệ xe tăng khỏi các loại tên lửa chống tăng và RPG. Nó được cho rằng bảo vệ tốt hơn so với loại ERA Kontakt-1 của Nga ở chỗ các khe giữa các viên gạch ERA khít hơn.






Giáp ERA với các viên gạch rất khít nhau trên PT-91M


Bên cạnh đó là hệ thống chống tia laser mà đối phương sử dụng trong các loại kính ngắm theo dõi và dẫn đường cho tên lửa chống tăng (ATGM) chiếu vào xe.

Khi phát hiện bị chiếu tia laser, xe sẽ kích hoạt đạn khói có trong 24 hộp ở hai bên thành xe một cách tự động, hoặc trưởng xe có thể tự kích hoạt đạn khói bằng tay ở bên nào tùy ý.

Các thiết bị ngắm của pháo thủ và trưởng xe đều có khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm, hệ thống ổn định điện - thủy lực của pháo chính giúp cho xe tăng có thể bắn trúng mục tiêu với sai số thấp nhất.

Chi tiết hơn, ta có thể tìm hiểu hai vị trí quan trọng nhất này như sau:

Vị trí của pháo thủ với hệ thống ổn định với kính ngắm nhiệt ảnh sử dụng ban đêm, máy đo xa laser đảm bảo pháo thủ có thể phát hiện, theo dõi, phân biệt địch - ta và khai hỏa chính xác trong điều kiện tác chiến ngày/đêm.



PT-91M hứa hẹn sẽ là tương lai huy hoàng của lực lượng xe tăng Malaysia.


Vị trí của trưởng xe có kính ngắm toàn cảnh có thể quan sát tốt cả ngày lẫn đêm độc lập với góc quay của tháp pháo.


Kết hợp với pháo thủ, trưởng xe có thể quan sát toàn thể chiến trường và chỉ huy kíp xe tiêu diệt nhiều mục tiêu khác nhau.

Ngoài ra khi cần trưởng xe có thể trực tiếp sử dụng pháo chính mà không cần thay đổi vị trí. Máy tính đường đạn cung cấp khả năng sử dụng 6 loại đạn dưới sự điều khiển của pháo thủ hay trưởng xe.

PT-91 có thể đạt tốc độ tối đa 60km/h nhưng cũng có thể vận động với tốc độ 7km/h, rất hữu hiệu khi đi tuần tra cùng bộ binh. Ngoài ra nó có thể lội nước sâu 2m và 5m (kèm với ống thông hơi).


[BDV news]


>> Tàu quân sự Mỹ thăm cảng Vladivostok của Nga




Tàu khu trục của Mỹ bắt đầu chuyến thăm cảng Vladivostok của Nga từ ngày 2/7. Đây là một dấu hiệu thể hiện mối quan hệ đang “ấm dần” của hai cường quốc quân sự.


“Chuyến thăm của tàu USS Ford (FFG-54) – tàu khu trục lớp Oliver Perry diễn ra trùng với lễ kỷ niệm 151 năm thành lập thành phố Vladivostok vào ngày 2/7 và quốc khánh Mỹ vào ngày 4/7”, người phát ngôn của phái đoàn Mỹ tại Viễn Đông cho biết.


Tàu khu trục USS Ford có chuyến thăm tới Vladivostok từ ngày 2/7 tới 5/7.


Chuyến thăm kéo dài từ ngày 2-5/7, thủy thủ đoàn của Mỹ sẽ giao lưu với binh lính thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Nga và tham gia vào nhiều hoạt động thể thao và văn hóa. Thủy thủ của tàu USS Ford cũng tổ chức khám và chẩn đoán bệnh cho trẻ em Nga ngay trên tàu khu trục này.

Những chuyến thăm và giao lưu của hải quân Nga và Mỹ trong thời gian qua đã chứng tỏ sự ấm lên trong quan hệ của hai cường quốc.


Tàu mang tên lửa Varyag thăm cảng San Francisco hồi năm 2010.


Năm 2010, tàu phóng tên lửa Varyag của Nga cũng đã tới cảng San Francisco và trở thành tàu chiến đầu tiên của Nga tới thành phố này sau 147 năm.

Cùng lúc đó, một tàu quét ngư lôi và tàu khu trục Mỹ cũng tổ chức ăn mừng ngày thành lập hải quân Nga tại Vladivostok.

Theo kế hoạch, nhiều tàu chiến của Mỹ sẽ tiếp tục tới thành phố cảng Murmansk và Vladivostok của Nga trong năm 2011.

[BDV news]


>> Trung Quốc xem xét gọi sinh viên nhập ngũ




Nhằm hiện đại hóa quân đội, Trung Quốc đang xem xét dự thảo luật cho phép quân đội nước này gọi sinh viên đại học thực hiện nghĩa vụ quân sự.


Cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc vừa xem xét một dự thảo sửa đổi luật nghĩa vụ quân sự nước này với mục đích tuyển thêm nhiều sinh viên cao đẳng và các trường dạy nghề.

Bản dự thảo sửa đổi luật nghĩa vụ quân sự vừa được trình lên Ủy ban thường vụ, Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 11 cho phép quân đội Trung Quốc gọi những sinh viên đang theo học chương trình toàn thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng như nâng độ tuổi tối đa để thực hiện nghĩa vụ quân sự lên 24.

Theo bản dự thảo, mục đích của việc sửa đổi lần đầu tiên luật nghĩa vụ quân sự (kể từ năm 1984) của Trung Quốc nhằm tuyển thêm những thành phần có nền tảng kiến thức tốt vào quân đội.

Những sinh viên sau quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự có thể tiếp tục học tiếp chương trình đang theo học. Ngoài ra, một số sinh viên có thành tích xuất sắc trong thời gian rèn luyện ở quân đội có thể được trực tiếp thăng cấp thành nhân viên công vụ trong quân đội.



Công cuộc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc cần nhiều binh lính có hiểu biết về công nghệ.


Luật nghĩa vụ quân sự của Trung Quốc có tính chất bắt buộc với tất cả công dân Trung Quốc trên 18 tuổi.

Theo bộ luật được thông qua từ năm 1984, tất cả công dân Trung Quốc trên 18 tuổi phải phục vụ trong quân đội khi được yêu cầu, ngoại trừ những người tàn tật.

Hiện nay, hầu hết các tân binh của quân đội Trung Quốc (PLA) đều là học sinh tốt nghiệp trung học.

Theo nguồn tin từ Bộ quốc phòng Trung Quốc, việc hiện đại hóa xây dựng lực lượng quốc phòng cần nhiều sinh viên đại học vì việc nâng cấp hệ thống vũ khí cũng như kỹ thuật chiến tranh hiện đại đòi hỏi những người lính có nhiều hiểu biết về công nghệ.

PLA bắt đầu tuyển các sinh viên tốt nghiệp đại học vào từ năm 2001. Đến cuối năm 2009, số lượng binh sĩ đã tốt nghiệp đại học của PLA lên đến 130.000 binh sĩ.

[BDV news]


>> Mỹ có thể nâng cấp F-16 cho Đài Loan




Hôm 3/7, một nhà lập pháp Đài Loan tiết lộ Mỹ sẽ giúp Đài Loan nâng cấp máy bay F-16A/B hiện tại hơn là việc cho phép Đài Loan mua F-16C/D tiên tiến.

Theo các chuyên gia phân tích, thì việc chuyển sang hình thức nâng cấp F-16A/B sẽ tốt hơn là Mỹ bán F-16C/D hiện đại cho Đài Loan chắc chắn sẽ gặp phải phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc.

“Đây là thỏa thuận mang tính thỏa hiệp,” ông Lâm Ngọc Phương, thành viên của Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Đài Loan nói. Ông Lâm cũng là người mà trong hai năm qua đã tới Mỹ để thảo luận các vấn đề mua bán vũ khí.

Chính quyền Đài Loan liên tục đề nghị với phía Mỹ đề nghị bán chiến đấu cơ đa năng F-16C/D tiên tiến nhằm đối phó với sức mạnh quân sự Trung Quốc tăng một cách nhanh chóng.

Nhưng việc này chắc chắn gây ra sự tức giận đối với Trung Quốc, điển hành là vụ việc tháng 1/2010 khi chính quyền Obama tuyên bố cung cấp gói vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD gồm: hệ thống tên lửa Patriot, trực thăng Black Hawk và chiến đấu cơ F-16. Điều này ngay lập tức làm cho chính quyền Trung Quốc giận dữ.



Chiến đấu cơ F-16A/B gói 20 của Đài Loan rất có thể sẽ được Mỹ nâng cấp lên chuẩn mới.


Trong tháng trước, các nhà lập pháp Mỹ cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền của Tổng thống Obama thông qua việc bán F-16 cho Đài Loan. Đồng thời, họ cũng cáo buộc chính quyền ngày càng hy sinh lợi ích đồng minh để "vuốt ve" Trung Quốc.

“Dự kiến, chính phủ Mỹ sẽ đưa ra quyết định chính thức về việc này trong vòng vài tháng tới. Chính quyền Tổng thống Obama chắc chắn không muốn thấy hợp đồng mua bán vũ khí này trở thành vấn đề trong cuộc vận động tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2,” ông Lâm cho biết.

Hôm 30/6, Đài Loan chính thức giới thiệu biến thể nâng cấp mới của chiến đấu cơ nội địa Kinh Quốc F-CK-1. Đây là cứu cánh tạm thời cho Đài Loan trong điều kiện F-16C/D có thể không bao giờ được Mỹ đáp ứng.

Kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên làm Tổng thống Đài Loan năm 2008 thì mối quan hệ Trung – Đài cải thiện khá nhiều. Mặc dù vây, chính quyền Đài Loan vẫn nhiều lần "nài nỉ" Mỹ bán F-16 với lý do là tăng cường khả năng phòng thủ của hòn đảo này.

Hiện nay, Không quân Đài Loan đang sở hữu khoảng 145 chiếc F-16A/B gói 20. Biến thể F-16 này tích hợp radar xung – doppler AN/APG-66, lắp động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F100-PW-200.

Hệ thống vũ khí của F-16A/B gói 20 có thể mang tên lửa chống radar AGM-45 hoặc AGM-88, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon. Hệ thống điện tử của F-16A/B gói 20 dành cho Đài Loan mạnh hơn, tốt hơn các gói 1/5/15 thuộc biến thể F-16A/B.

[BDV news]


>> Thổ Nhĩ Kỳ giới thiệu tháp pháo điều khiển từ xa




Công ty quốc phòng FNSS (Savunma Sislemlery and Aselsan) lần đầu tiên giới thiệu trước công chúng sản phẩm tháp pháo điều khiển từ xa (RCT - Remote Control Turret).



Loại vũ khí mới có thể lắp đặt trên nhiều loại xe thiết giáp khác nhau có tên là Claw.

Mẫu thử hoàn thiện đầu tiên của hệ thống đã được hoàn thiện vào nửa đầu năm 2011 và đã được giới thiệu lần đầu tại triển lãm quốc phòng IDEF tổ chức tại Istambul vào tháng 5/2011.

Hệ thống tháp pháo điều khiển từ xa này có thể dễ dàng lắp đặt lên rất nhiều loại xe thiết giáp bánh xích hoặc bánh hơi loại mới cũng như lắp đặt trên các loại xe thiết giáp cũ dành cho những nước có nhu cầu nâng cấp hỏa lực cho các loại phương tiện chiến đấu sẵn có của mình.

Mẫu thử của Claw được vũ trang với tháp pháo KBA cỡ nòng 25 mm do công ty Rheinmetall sản xuất.

Khẩu pháo này có thể được nạp đồng thời hai loại đạn khác nhau từ hai cửa nạp đạn riêng biệt với cơ số 80 viên đạn mỗi loại. Pháo KBA có thể đạt tốc độ bắn tối đa 600 phát/phút và có thể bắn ở nhiều chế độ khác nhau như phát một hay bắn theo loạt ngắn.

Ngoài ra, trên tháp pháo còn lắp đặt thêm một đại liên đồng trục MG3 7,62 mm với cơ số 200 viên đạn nạp sẵn. Cả 2 vũ khí của Claw đều được bắn qua hệ thống điều khiển điện tử trong xe.

Tính năng ưu việt của hệ thống vũ khí trang bị trên Claw là tổ lái có thể nạp lại đạn cho cả pháo 25 mm và súng máy đồng trục trong khi ngồi trong lớp giáp bảo vệ dày của thân xe.



Pháo KBA 25 mm lắp trên Claw có khả năng bắn hai loại đạn khác nhau cùng lúc với tốc độ bắn tối đa 600 viên/phút

Hai bên tháp pháo được trang bị bốn ống phóng lựu đạn cỡ nòng 76 mm mỗi bên. Tuy nhiên hệ thống này dễ dàng được thay thế bằng các cỡ nòng phóng lựu khác như cỡ 81 mm của Nga hay 66 mm của Hoa Kỳ.

Hệ thống quay của tháp pháo hoạt động bằng động cơ điện có khả năng quay 360 độ và nâng hạ tháp pháo từ -10 độ tới 50 độ.

Hệ thống ngắm quang học và điều khiển bắn (FCS) của tháp pháo được phát triển bới Aselsan và đặt phía trái tháp pháo. Đồng thời, trên tháp pháo còn lắp đặt hệ thống trinh sát khí tượng có khả năng cung cấp trực tiếp cho máy tính đường đạn bên trong FCS giúp tháp pháo có khả năng vận hành hiệu quả trong điều kiện thời tiết xấu.

Hệ thống ngắm quang điện tử cân bằng hai trục của Claw bao gồm một camera hồng ngoại hoạt động ở dải bước sóng 8 - 12 µm, một camera quan sát ban ngày và một máy đo xa bằng laser.

Pháo KBA trên tháp pháo được điều khiển trực tiếp bằng hệ thống ngắm quang này cùng hệ thống theo dõi mục tiêu tự động giúp tăng đáng kể xác suất bắn trúng phát đầu của tháp pháo.

Ngoài ra, một phiên bản khác của Claw còn cung cấp một hệ thống ngắm độc lập bổ sung cho trưởng xe để tăng khả năng tìm diệt mục tiêu.



Claw được lắp đặt trên xe thiết giáp ACV-S Akinci trong triển lãm vũ khí IDEF diễn ra tại Istambul tháng 5/2011.


Vũ khí được điều khiển bởi pháo thủ trong thân xe qua hệ thống điều khiển bắn trang bị các màn hình tinh thể lỏng và cần điều khiển. Các màn hình này cung cấp hình ảnh từ các camera từ hệ thống trinh sát cũng như các camera gắn quanh thân xe.

Lớp giáp của hệ thống Claw được làm từ nhôm hàn với các tấm gia cố bằng thép giúp nó đạt tiêu chuẩn chống đạn STANAG 4569 cấp 2, nếu nâng cấp có thể đạt đến cấp 3.

Tổng khối lượng của cả hệ thống tháp pháo Claw chỉ có 1.700 kg khiến nó có thể dễ dàng lắp trên rất nhiều loại xe thiết giáp mà không làm tăng khối lượng xe quá nhiều, ảnh hưởng đến tốc độ hay khả năng mang binh lính của xe.

Hiện tại, trong triển lãm IDEF, mẫu thử Claw được lắp đặt trên xe thiết giáp bánh xích ACV-S cũng được sản xuất tại công ty FNSS. Công tác bắn thử nghiệm chiến trường của nó sẽ được tiến hành trên các thân xe ACV-S và Pars 6x6 bánh hơi vào nửa cuối năm 2011.

Trong tương lai khi đi vào sản xuất, Claw có thể được lắp đặt các loại pháo lớn hơn như MK-44, M-242 hay Mauser 30 mm với khả năng bắn các loại đạn hẹn giờ phát nổ (đạn văng mảnh có khả năng nổ ở cự ly định sẵn để tiêu diệt các mục tiêu dưới chiến hào hay sau vật cản).


Xe thiết giáp Pars 8x8 nằm trong số 257 xe thiết giáp Thỗ Nhĩ Kỳ bán cho Malaysia có thể được lắp đặt tháp pháo điều khiển tự động Claw


Dự tính khách hàng đầu tiên của hệ thống vũ khí này sẽ là Malaysia.

Trong những năm tới, Malaysia sẽ mua một số xe thiết giáp bánh xích ACV-S và thiết giáp bánh hơi Pars 8x8 trang bị cả hệ thống tháp pháo điều khiển từ xa Claw.

Hệ thống tiêu chuẩn chống đạn cho xe thiết giáp STANAG-4569 là hệ thống tiêu chuẩn được NATO đặt ra cho khả năng bảo vệ của xe thiết giáp đối với người bên trong.
Khả năng bảo vệ đạn đạo cấp II: Vỏ giáp có khả năng cản đạn 7,62 x 39 mm AP - xuyên giáp ( đạn AK-47, RPD ...) bắn ở khoảng cách 30 mét.
Khả năng bảo vệ đạn đạo cấp III :Vỏ giáp có khả năng cản đạn 7,62 x 51 mm AP - xuyên giáp ( đạn súng bắn tỉa M-21, Galatz..) bắn ở khoảng cách 30 mét.


[BDV news]


Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

>> Tàu quân sự Mỹ thăm cảng Vladivostok của Nga




Tàu khu trục của Mỹ bắt đầu chuyến thăm cảng Vladivostok của Nga từ ngày 2/7. Đây là một dấu hiệu thể hiện mối quan hệ đang “ấm dần” của hai cường quốc quân sự.


“Chuyến thăm của tàu USS Ford (FFG-54) – tàu khu trục lớp Oliver Perry diễn ra trùng với lễ kỷ niệm 151 năm thành lập thành phố Vladivostok vào ngày 2/7 và quốc khánh Mỹ vào ngày 4/7”, người phát ngôn của phái đoàn Mỹ tại Viễn Đông cho biết.


Tàu khu trục USS Ford có chuyến thăm tới Vladivostok từ ngày 2/7 tới 5/7.


Chuyến thăm kéo dài từ ngày 2-5/7, thủy thủ đoàn của Mỹ sẽ giao lưu với binh lính thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Nga và tham gia vào nhiều hoạt động thể thao và văn hóa. Thủy thủ của tàu USS Ford cũng tổ chức khám và chẩn đoán bệnh cho trẻ em Nga ngay trên tàu khu trục này.

Những chuyến thăm và giao lưu của hải quân Nga và Mỹ trong thời gian qua đã chứng tỏ sự ấm lên trong quan hệ của hai cường quốc.


Tàu mang tên lửa Varyag thăm cảng San Francisco hồi năm 2010.


Năm 2010, tàu phóng tên lửa Varyag của Nga cũng đã tới cảng San Francisco và trở thành tàu chiến đầu tiên của Nga tới thành phố này sau 147 năm.

Cùng lúc đó, một tàu quét ngư lôi và tàu khu trục Mỹ cũng tổ chức ăn mừng ngày thành lập hải quân Nga tại Vladivostok.

Theo kế hoạch, nhiều tàu chiến của Mỹ sẽ tiếp tục tới thành phố cảng Murmansk và Vladivostok của Nga trong năm 2011.

[BDV news]


>> Hé lộ những vũ khí hiện đại của Hải quân Nga




Hải quân Nga đã và đang nỗ lực nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự của Moscow tại các vùng biển chiến lược trên thế giới. Lực lượng này đã trang bị cho mình một kho tàng vũ khí tối tân khiến họ có thể tự tin sẵn sàng đối mặt với bất kỳ một thế lực thù địch nào.

Đội tàu ngầm của Hải quân Nga

Hải quân Nga vừa chính thức ra mắt “con át chủ bài” của đội tàu ngầm tấn công chiến lược, tàu ngầm nguyên tử đa năng hiện đại nhất Severodvinsk vào ngày 7 tháng 5 nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Chiến thắng phát xít. Là phiên bản đầu tiên của serie tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen thuộc Dự án 855, Severodvinsk được xưởng đóng tàu Sevmash của Nga nghiên cứu, thiết kế, chế tạo từ năm 1993. Con tàu mơ ước này dự kiến hoàn thành vào năm 1998. Tuy nhiên, sự thiếu hụt về tài chính khiến dự án đầy tham vọng trên phải hoãn lại đến tận năm 2001 mới được khởi động lại.

Severodvinsk là loại tàu ngầm đa năng đầu tiên của Hải quân Nga, có thể đồng thời tiến hành giải quyết hàng loạt các nhiệm vụ khác nhau, có khả năng bắn một lúc nhiều tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân và có thể hạ gục bất cứ mục tiêu dưới nước, trên mặt biển, trên bộ và thậm chí là cả trên không nào của đối phương. Severodvinsk được xác định là loại tàu ngầm đa năng chủ lực của Hải quân Nga trong thế kỷ XXI.



Vũ khí trang bị cho loại tàu ngầm hiện đại này gồm 24 tên lửa hành trình siêu âm, 8 ống phóng ngư lôi tự dẫn đa năng hoạt động sâu và các tên lửa đối hạm như SS-N-16 Stallion. Bên cạnh đó, Severodvinsk còn được ứng dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ của Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga để có thể vượt qua cả các lớp tàu ngầm nguyên tử hiện đại nhất thế giới hiện nay về độ ồn và khả năng bí mật khi hoạt động. Tàu có khả năng hoạt động ở độ sâu tối đa 600m, tốc độ hoạt động 31 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 90 người, trong đó có 32 sỹ quan.

Hiện nay, Severodvinsk vẫn chưa có biến thể nào tương tự trên thế giới và cũng là loại tàu ngầm hiện đại nhất của Nga, có thể sánh với tàu ngầm nguyên tử đa năng lớp Seawolf và Virginia của Mỹ. Tuy nhiên, Severodvinsk được đánh giá có khả năng ứng dụng cao hơn, sử dụng để thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến hơn, tốc độ nhanh hơn và hiệu quả tấn công cũng cao hơn.

Tàu ngầm nguyên tử hiện đại này chính thức hạ thủy vào ngày 7 tháng 5 năm 2010 và được chuyển giao cho Hạm đội Biển Bắc của Hải quân Nga vào cuối năm 2010. Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Vladimir Vysotsky cho hay, việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân tấn công và mang tên lửa đạn đạo thế hệ mới là ưu tiên hàng đầu của hải quân nước này. Năm 2009, Nga khởi công chế tạo một tàu ngầm thứ hai thuộc chuỗi này với nhiều thiết bị và vũ khí hiện đại hơn.

Theo chương trình trang bị quốc phòng Nga giai đoạn 2007-2015, Hải quân Nga sẽ tiếp nhận nhiều tàu ngầm và chiến hạm mới, trong đó có 5 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược Bulava, Project 955 Borey, 6 tàu ngầm 677 Lada, 3 tàu hộ vệ Project 22350 và 5 chiến hạm cỡ vừa Project 20380 Igor Dygalo.

Nga tăng cường trang bị vũ khí hạt nhân trên các tàu ngầm đa chức năng

Tàu ngầm là một trong những phương tiện hiện đại nhất thế giới hiện nay góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia và đẩy lùi mọi nguy cơ đe dọa.

Củng cố và tăng cường tiềm lực cho hải quân là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược quốc phòng của Nga, đặc biệt là trong giai đoạn các mối nguy cơ an ninh ngày càng gia tăng và mở rộng trên nhiều khu vực lãnh hải quốc tế và khu vực, đặc biệt là nguy cơ khủng bố và cướp biển. Bên cạnh việc chú trọng nghiên cứu, chế tạo, cải tạo các loại tàu nổi mặt nước, Hải quân Nga cũng tập trung đầu tư khá nhiều cho tàu ngầm các lớp khác nhau, từ phi nguyên tử đến nguyên tử, từ mang vũ khí thông thường đến vũ khí hạt nhân.

Với nỗ lực đó, cho tới thời điểm này, Hải quân Nga cũng đã sở hữu một số lượng không nhỏ tàu ngầm lớn nhỏ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.





Tàu ngầm nguyên tử dự án 971 PTM: Tàu có chiều dài 110,3m, rộng 13,6m, lượng mớn nước trung bình 9,7m, lượng choán nước bình thường 8.140m3, tối đa 12.770m3, tầm hoạt động sâu tối đa 600 m, tầm hoạt động ngầm 520m, tốc độ hành trình tối đa 33 hải lý/giờ, tốc độ hoạt động nổi trên mặt nước 11,6 hải lý/giờ, khả năng hoạt động liên tục dưới nước trong vòng 100 ngày đêm, kíp lái 73 người. Tàu ngầm loại này được trang bị tổ hợp ngư lôi- tên lửa bao gồm: 4 thiết bị phóng ngư lôi cỡ 533mm và 4 ống phóng 650mm với cơ số đạn hơn 40 đơn vị, trong đó có 28 đơn vị cỡ 533mm. Tàu ngầm sử dụng tên lửa hành trình Granat, tên lửa ngầm và tên lửa-ngư lôi, ngư lôi và mìn trôi. Ngoài ra, tàu còn có thể được trang bị cả các loại mìn thông thường.

Tàu ngầm nguyên tử dự án 671 PTM: Nhờ được trang bị tên lửa hành trình chiến lược cỡ nhỏ Granat có tầm bắn xa tối đa 3.000km nên tàu có khả năng giải quyết hàng loạt các nhiệm vụ cả trong các cuộc chiến thông thường lẫn chiến tranh hạt nhân. Do đặc tính kỹ thuật của tên lửa hành trình Granat không khác nhiều so với ngư lôi tiêu chuẩn nên nó có thể sử dụng ngay ống phóng ngư lôi cỡ 533mm trang bị trên tàu.

Tàu ngầm nguyên tử hạng nặng mang tên lửa dự án 941: Đây là loại tàu ngầm nguyên tử lớn nhất trên thế giới hiện nay. Nó có tốc độ hoạt động trên mặt nước là 12 hải lý/giờ, dưới nước là 25 hải lý/giờ, có khả năng hoạt động ở độ sâu 400m, hoạt động liên tục dưới nước trong vòng 180 ngày đêm, kíp lái 160 người. Tàu có lượng choán nước trên mặt nước 23.200tấn, dưới nước là 48.000tấn, dài 172m, rộng 23,3m, lượng mớn nước trung bình 11m. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, 22 ngư lôi 53-65K và ngư lôi-tên lửa, mìn-ngư lôi, 20 tên lửa đạn đạo P-39 (PCM-52) cùng 8 tổ hợp tên lửa phòng không Ygla.

Tuần dương hạm ngầm chiến lược mang tên lửa: Đây là loại tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa đạn đạo được sử dụng để tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu công nghiệp- quốc phòng quan trọng có ý nghĩa chiến lược của đối phương. Hiện nay, trong biên chế của Hải quân Nga đang sở hữu tàu ngầm nguyên tử chiến lược thế hệ thứ 2: 667 BDR Kalmar và 667 BDRM Delphin cùng tàu ngầm nguyên tử chiến lược hiện đại thế hệ thứ tư: 955 Borey.

Tàu ngầm diesel-điện: Đây là loại tàu ngầm trang bị động cơ diesel để chạy trên mặt nước và động cơ điện để hoạt động ngầm dưới nước. Chiếc tàu ngầm diesel-điện đầu tiên đã được nghiên cứu, chế tạo vào đầu thế kỷ XX.

Trong tương lai, lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển của Nga vẫn được duy trì trong thành phần "bộ ba" hạt nhân của các lực lượng vũ trang Nga, song vai trò của vũ khí hạt nhân chiến thuật trên các tàu ngầm nguyên tử đa chức năng sẽ được tăng cường. Đó là tuyên bố của Phó Đô đốc Ô-lếch Bua-xép, Phó Tham mưu trưởng Binh chủng Hải quân Nga.

Tháng 12 năm 2007, Quân đội Nga vừa cho hạ thủy chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ tư. Đây là lần đầu tiên trong 17 năm qua, hải quân nước này đón nhận loại tàu ngầm thế hệ mới.

Nghi thức đập chai rượu để hạ thủy chiếc Yury Dolgoruky, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey tại nhà máy Sevmash, thuộc khu vực miền Bắc Arkhangelsk của Nga. Nó sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo Bulava cải tiến từ hỏa tiễn Topol-M. Đây là tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ tư của Nga. Các công nhân của nhà máy đóng tàu ngầm Sevmash tham dự lễ hạ thủy cùng Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Sergei Ivanov. Ông cho biết, Yury Dolgoruky là thế hệ tàu ngầm hạt nhân mới đầu tiên của Nga trong 17 năm qua. Chiếc tàu ngầm này sẽ chạy thử trên biển và lắp đặt đầy đủ các loại vũ khí ngay sau đó và được biên chế vào Hải quân Nga.

Tàu ngầm Yury Dolgoruky có chiều dài 170 mét, đường kính thân khoảng 13 mét và tốc độ chạy khi lặn là 29 hải lý/h. Tàu có thể mang tối đa 16 quả tên lửa đạn đạo. Ngoài chiếc Yury Dolgoruky đã được hạ thủy, hai chiếc tàu ngầm khác cùng lớp Borey mang tên Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh cũng đang được đóng tại nhà máy Sevmash. Chiếc thứ tư cũng đã có trong kế hoạch sản xuất

Chế tạo tàu ngầm hạt nhân chiến lược và đa chức năng thế hệ thứ tư là hướng ưu tiên trong phát triển sức mạnh Lực lượng Hải quân Nga, Tổng Tư lệnh Lực lượng Hải quân Nga, Đô đốc Vladimir Vysotsky phát biểu với RIA. Ông nói: "Hiện nay, Nga có đủ khả năng tài chính để đảm bảo việc chế tạo một nhóm tàu ngầm tên lửa chiến lược thế hệ mới". Ông cho biết trong thời gian sớm nhất tàu ngầm hạt nhân lớp đầu tiên Project 955 Yuri Dolgoruky được trang bị tên lửa đạn đạo Bulava-M mới sẽ gia nhập Hạm đội phương Bắc.

Đô đốc nói: "Việc chế tạo seri tàu ngầm thuộc dự án này đang được thực hiện". Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch đưa vào "biên chế" hải quân tàu ngầm hạt nhân đa chức năng đầu tiên Project 885 Severodvinsk. Ông nói: "Tàu ngầm dự án 677 mới (St. Petersburg và Lada) được trang bị vũ khí tên lửa và ngư lôi mới đang trải qua các cuộc thử nghiệm quốc gia".Trước năm 2010, Hải quân Nga đã đóng 3 chiếc tàu ngầm diesel Project 677 St. Petersburg. Hải quân Nga cần tất cả 40 tàu ngầm phi hạt nhân. Nga có kế hoạch chế tạo 8 tàu ngầm thế hệ Borei (Gió Bắc Cực) vào năm 2017 với mong muốn đây sẽ là hạt nhân của sức mạnh Hải quân nước Nga.

Hải quân Nga đối phó tên lửa Mỹ

Tháng 1 năm 2010, tên lửa Patriot của Mỹ đã được chuyển đến phía Bắc Ba Lan, chỉ cách biên giới Nga 100km. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Bogdan Klich cho biết quyết định triển khai tên lửa đến thành phố Morag, gần biên giới với Nga, là do điều kiện thực tế chứ không mang tính chính trị.

"Ở Morag, chúng tôi có thể mang lại những điều kiện tốt hơn cho binh sĩ Mỹ cũng như căn cứ kỹ thuật tốt nhất cho các thiết bị này", RIA Novosti dẫn lời ông Klich. Trước đó các tên lửa này được triển khai ở thủ đô Warsaw.





Washington và Warsaw ký Thỏa thuận quy chế lực lượng (SOFA) hồi tháng 12 năm 2009, mở đường cho Mỹ triển khai quân trên đất Ba Lan. Theo quy chế đó, các binh sĩ Mỹ sẽ điều khiển tên lửa Patriot khi chúng được đưa vào hệ thống an ninh quốc gia của Ba Lan. Những tên lửa Patriot nói trên là một phần trong hệ thống mà Tổng thống Mỹ Barack Obama đề xuất nhằm thay thế lá chắn phòng thủ mà người tiền nhiệm George Bush theo đuổi. Nga vẫn phản đối kế hoạch triển khai 10 tên lửa đánh chặn tầm xa ở Ba Lan và một trạm radar ở Czech. Moscow cho rằng đó là mối đe dọa trực tiếp về an ninh đối với Nga. Hạm đội Baltic của Hải quân Nga sẽ trang bị thêm vũ khí chính xác để đáp lại kế hoạch triển khai tên lửa Patriot của Mỹ sát biên giới nước này.

RIA Novosti dẫn nguồn tin hải quân cấp cao của Nga cho biết: "Lực lượng trên bộ, dưới nước và trên không của hạm đội Baltic sẽ được tăng cường sức mạnh". Ông cũng cho biết thêm các tàu chiến mới được trang bị tên lửa hành trình chính xác cũng sẽ tham gia hạm đội.

Những vũ khí hiện đại tối tân trong kho tàng vũ khí của Hải quân Nga đã giúp cho quân đội Nga có được sự tự tin và dũng mãnh trong công cuộc bảo vệ đất nước khỏi những thế lực tấn công.

[Vitinfo news]


>> Tại sao Ấn Độ và Mỹ mua trực thăng Nga?




Sau Mỹ, Ấn Độ đã ký kết hợp đồng mua 80 trực thăng Mi-17 V5 của Nga, bên lề cuộc triển lãm hàng không quốc tế Paris diễn ra ở Le Bourget, Pháp. Các chuyên gia quan tâm và đã đưa ra những lý giải đối với lựa chọn trên của Mỹ và Ấn Độ.

RIA Novosti cho biết giá trị hợp đồng trực thăng giữa Nga và Ấn Độ không được tiết lộ. Trưởng đoàn đại diện của Tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronoexport tại triển lãm, ông Sergey Kornev khẳng định Ấn Độ sẽ được cung cấp những trực thăng Mi-17 đã được cải tiến hơn nữa.

Trước đó, Rosoboronexport và tư lệnh lục quân Mỹ đã ký hợp đồng mua bán máy bay vận tải quân sự Mi-17 V5 cho không lực 21 của Afghanistan vào ngày 26/5, trị giá hợp đồng là 367,5 triệu USD. Nga và Mỹ cũng đã thống nhất sẽ xây dựng một cơ sở bảo trì trực thăng tại Afghanistan. Thời gian cung cấp lô đầu tiên được ấn định vào tháng 10/2011. Số còn lại sẽ được chuyển vào năm 2012.


Trực thăng Mi-17 của Nga


“Hợp đồng này là dự án hợp đầu tiên trong lịch sử quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự Nga – Mỹ”, Phó Giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga Vyacheslav Dzirkalin cho hay.

Theo ông, trong hợp đồng này, người Mỹ hoàn toàn thực dụng vì binh lính Afghanistan có nhiều kinh nghiệm vận hành trực thăng Liên Xô.

Trực thăng Mi-17 là phiên bản nâng cấp từ trực thăng Mi-8. Mi-17 hiện là loại máy bay lên thẳng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới nhờ những cải tiến dễ điều khiển so với những máy bay do châu Âu sản xuất. Nga đã sản xuất được hơn 11.000 máy bay Mi-8 và Mi-17, bán được cho 80 nước. Những trực thăng đầu tiên đã được dùng thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu tại cuộc chiến ở Afghanistan vào thập niên 80.

“Trong cuộc chiến này, trực thăng Mi-17 đã thể hiện rất tốt. Mi-17 đã thực hiện xuất sắc các chuyến bay và hạ cánh trong điều kiện núi cao, người ta đã sử dụng chúng để vận chuyển phi công, lính đổ bộ sau các chiến dịch đặc biệt, chở hàng hóa”, phi công bậc 1, Valery Kalashnikov của Nga kể với hãng tin RIA Novosti.

Tư lệnh Không quân Afghanistan, tướng Abdul Wahab Wardak, khẳng định: “Mi-17 thích hợp với các điều kiện của Afghanistan hơn bất kỳ loại trực thăng nào khác, hơn nữa phi công của chúng tôi cũng quen sử dụng chúng. Chúng tôi đã sử dụng các trực thăng này từ những năm 1980. Chính tôi đã được học lái Mi-17 tại Liên Xô, vì vậy, tôi biết tôi đang nói gì”.

Phó Giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga Vyacheslav Dzirkalin cho rằng, Mi-17 là mẫu trực thăng phù hợp nhất đối với yêu cầu của Mỹ. Nhiệm vụ của trực thăng tuy khác nhau, nhưng cơ bản là chở binh lính, hàng hóa, đảm bảo an toàn cho các chuyến bay và cho lực lượng hành quân dưới mặt đất. Các bạn cũng biết những con đường ở Afghanistan là như thế nào rồi, vì thế trực thăng được dùng là chính.

Mi-17V-5 là biến thể của Mi-8, có trọng lượng cất cánh tối đa 13 tấn, chiều dài 25m, tốc độ hành trình 230km/h (tối đa 300 km/h), có thể chở 36 lính, hoặc 4 tấn hàng trong khoang và 4,5 tấn treo bên ngoài trong bán kính 750km. Mi-17V-5 là trực thăng thích hợp nhất cho điều kiện núi cao, nhiệt độ lên xuống nhiều, và có tính năng bay cao tốt hơn nhiều các trực thăng tương tự khác. Mi-17V-5 có thể dùng cho nhiều nhiệm vụ, chủ yếu là chở quân và hàng hóa.

[BDV news]


>> Đức bán 200 tăng chiến đấu Leopard cho Ả-rập Xê-út




Đức có kế hoạch sẽ bán 200 chiếc xe tăng chiến đấu Leopard cho Ả-rập Xê-út sau hàng thập kỉ cấm bán những vũ khí hạng nặng cho vương quốc Vùng Vịnh này, tạp chí Der Spiegel của Đức hôm 02/7 đưa tin.

Hội đồng An ninh Liên bang Đức đã phê chuẩn thương vụ trị giá hàng tỷ USD này từ tuần trước, tuần báo Der Spiegel cho biết nhưng không dẫn nguồn tin.


Xe tăng chiến đấu Leopard của Đức


Theo tạp chí Der Spiegel, các quan chức Ả-rập Xê-út đã đàm phán với chi nhánh của Tập đoàn công nghiệp quốc phòng General Dynamics của Mỹ tại Tây Ban Nha về việc mua phiên bản xe tăng Leopard của họ, tuy nhiên, phần lớn đơn hàng này sẽ thuộc về các công ty của Đức là Kraus-Maffei và Rheinmetall.

Theo các thỏa thuận đã được chính phủ Đức công bố, Ả-rập Xê-út sẽ nhận 200 xe tăng Leopard 2A7+ thế hệ mới nhất, phiên bản nâng cấp của xe tăng chiến đấu lần đầu được công ty Krauss-Maffei Wegmann (KMW) của Đức giới thiệu năm 2010.

Kể từ những năm 1980, Đức đã cấm bán xe tăng Leopard 2 hiện đại cho Ả-rập Xê-út do lo ngại loại vũ khí này có thể được sử dụng để tấn công Israel.

Ả-rập Xê-út cũng đang đàm phán với các công ty Mỹ để mua vũ khí trị giá gần 60 tỷ USD, bao gồm 84 chiếc máy bay chiến đấu F-15 và 178 chiếc máy bay trực thăng chiến đấu.

Thương vụ này diễn ra vào thời điểm khi Riyadh đang bị trỉ chích công khai về sự can thiệp quân sự của họ tại các nước láng giềng Bahrain và Yemen.

Năm 2010, quân đội Ả-rập Xê-út đã tiến hành cuộc tấn công quân sự toàn diện đối với các tay súng Houthi tại tỉnh Sa’ada ở miền bắc Yemen. Tháng 3/2011, Ả-rập Xê-út đã triển khai quân đội tới Bahrain để giúp quân đội chính phủ dẹp các cuộc biểu tình đang lan rộng trên toàn quốc.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang