Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

>> Lịch sử không quân VN trên báo nước ngoài


Không quân Nhân dân Việt Nam là một bộ phận của Quân chủng PKKQ, trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời tổ quốc Việt Nam.

Tạp chí Airforce Monthly đã có bài viết về sự hình thành và phát triển của Không quân Nhân dân Việt Nam, chủ yếu tập trung vào trang bị chiến đấu cơ qua các thời kỳ.

Ra đời và phát triển

Hình thành

Ngày 3/3/1955, Bộ Quốc phòng ký quyết định số 15/QDA thành lập Ban nghiên cứu sân bay do đồng chí Đặng Tính phụ trách, nằm dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng.

Để chuẩn bị đội ngũ xây dựng lực lượng, Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng bắt đầu lựa chọn, gửi học sinh ra nước ngoài đào tạo chuẩn bị sự thành lập của Không quân Nhân dân Việt Nam.

Tháng 3/1956, đợt đầu gồm 110 người đi ra nước ngoài. Trong đó, một nhóm gồm 50 người do đồng chí Phạm Dưng phụ trách cử đi học lái tiêm kích MiG-17.

Nhóm còn lại (60 người) chia làm hai: một nhóm do đồng chí Phạm Đình Cương phụ trách đi học lái máy bay vận tải Ilyushhin Il-14 và Li-2 ở Liên Xô; nhóm còn lại do đồng chí Đào Đình Luyện chỉ huy học lái máy bay ném bom hạng nhẹ Tu-2 ở Học viện Không quân số 2 (Trường Xuân, Trung Quốc).

Sau này, đồng chí Phạm Dưng được giao nhiệm vụ phụ trách nhóm huấn luyện máy bay Li-2 và trực thăng Mi-4, đoàn tiêm kích MiG-17 giao lại cho đồng chí Đào Đình Luyện.



http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích MiG-17 là chiến đấu cơ đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam.


Ngoài chương trình đào tạo phi công, đội ngũ kỹ thuật, bảo dưỡng, dẫn đường bắt đầu tham gia khóa huấn luyện do nước bạn tổ chức.

Ngày 21/3/1958, Bộ Quốc phòng ký quyết định số 047/ND thành lập Bộ tư lệnh Không quân. Ngày 24/1/1959 thành lập Cục Không quân dựa trên Ban nghiên cứu sân bay và cục hàng không dân dụng do đồng chí Đặng Tính làm cục trưởng.

Ngày 1/5/1959, Trung đoàn Không quân vận tải đầu tiên 919 chính thức thành lập tại sân bay Gia Lâm. Trang bị chủ yếu của đoàn bay lúc đó gồm: vận tải cơ Li-2, Il-14, An-2.

Ngày 22/10/1963, Cục Không quân sát nhập Bộ tư lệnh Phòng không thành Quân chủng Phòng không – Không quân. Lực lượng khi đó của không quân gồm: trung đoàn vận tải 919 và đoàn bay huấn luyện 910.

Đơn vị máy bay chiến đấu đầu tiên của không quân là trung đoàn tiêm kích 921 (Sao Đỏ) được thành lập ngày 30/5/1963. Đơn vị được trang bị 33 máy bay tiêm kích MiG-17 và 3 máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-15UTI. Lúc này, đội ngũ và phi công đơn vị vẫn đang huấn luyện ở Mông Tự, Trung Quốc.

Thời kỳ mở rộng

Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, ngày 6/8/1964, phi công và máy bay của 921 di chuyển về nước chuẩn bị cho cuộc chiến tranh gay go ác liệt phía trước.

Giai đoạn đầu, Không quân Việt Nam chủ yếu sử dụng tiêm kích MiG-17 đánh chặn lạc hậu hơn nhiều so với máy bay Mỹ. Phải tới cuối năm 1965 Liên Xô bắt đầu viện trợ tiêm kích mạnh hơn MiG-21F-13 cho Việt Nam. Những năm tiếp theo, Việt Nam còn nhận thêm các biến thể MiG-21PF/PFM/MF.

Cùng với việc trang bị thêm máy bay, các đơn vị chiến đấu được mở rộng. Ngày 4/8/1965, Trung đoàn không quân tiêm kích 923 (đoàn Yên Thế) thành lập được trang bị máy bay MiG-17.

Ngày 24/3/1967, Quân chủng Phòng không – Không quân quyết định thành lập sư đoàn 371 với đội hình ba trung đoàn: tiêm kích 921/923 và vận tải 919.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích đánh chặn MiG-21PFM trong những năm tháng kháng chiến chống Đế quốc Mỹ.


Năm 1966, Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam một số tiêm kích J-6 nhưng mãi tới năm 1969, số máy bay này mới về tới Việt Nam. Với số J-6 này, Việt Nam thành lập trung đoàn tiêm kích 925.

Trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ (1964 – 1972), Không quân Nhân dân Việt Nam dù chỉ được trang bị hai loại tiêm kích chủ lực MiG-17, MiG-21 những đã giành hàng trăm chiến thắng trong trận đánh không đối không với Không quân, Hải quân Mỹ trang bị nhiều chủng loại máy bay hiện đại.

Đặc biệt, Không quân Nhân dân Việt Nam lập nên kỳ tích được cả thế giới ngưỡng mộ, thán phục khi ba lần hạ “đo ván” siêu pháo đài bay B52 – niềm tự hào Không quân Mỹ thời điểm đó.

Sau ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975), Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu được không ít khí tài, trang bị của quân VNCH trong tình trạng tốt, có thể sử dụng được ngay.

Riêng số máy bay thu giữ được lên tới hàng trăm chiếc gồm: tiêm kích F-5, cường kích A-37, vận tải cơ C-130/C-119/C-47, trực thăng UH-1/CH-47, trinh sát cơ...

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích hạng nhẹ F-5E của sư đoàn 372.


Với các “chiến lợi phẩm” này, trong năm 1975 Bộ tư lệnh Quân chủng quyết định thành lập trung đoàn máy bay chiến đấu 935, 937 và trung đoàn trực thăng 917, 918 sử dụng máy bay thu giữ của VNCH. Cũng trong năm này, hai sư đoàn không quân mới 372/370 cùng lúc được thành lập.

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng, hai sư đoàn 372/370 trang bị kiểu máy bay thu được của VNCH đã tham gia hỗ trợ tích cực hỏa lực mặt đất, tiêu diệt hàng nghìn tên Khơ Me đỏ cùng phương tiện cơ giới.

Hiện đại hóa và tiến thẳng lên hiện đại

Cuối những năm 1980, do thiếu phụ tùng linh kiện thay thế, các chiến đấu cơ, vận tải cơ, trực thăng thu được từ VNCH lần lượt ngừng hoạt động. Ngoài ra, Không quân Nhân dân Việt Nam đứng trước một thực tế, vũ khí trang bị do Liên Xô viện trợ (tiêm kích MiG-21, cường kích Su-22) đã lỗi thời, lạc hậu.

Trước tình hình đó, dù ngân sách quốc phòng hạn hẹp nhưng Việt Nam cố gắng nỗ lực từng bước thực hiện hiện đại hóa một phần vũ khí trang bị cho không quân, tăng cường sức chiến đấu bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Giai đoạn năm 1994-1995, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 12 chiến đấu cơ Sukhoi Su-27. Trong đó, gồm 7 chiếc biến thể chiến đấu Su-27SK và 5 biến thể huấn luyện chiến đấu Su-27UBK. Tuy nhiên, phía Nga trong chuyến bay vận chuyển 2 Su-27UBK bị tai nạn, nên họ đã đền lại 2 chiếc chiến đấu cơ Su-27PU (biến thể đời đầu Su-30).

Tiếp đến, năm 2004, Việt Nam ký hợp đồng mua 4 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2V từ Nga. Đây là loại chiến đấu cơ hiện đại, có khả năng thực hiệm nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mục tiêu trên không, trên mặt đất, trên biển. Vào thời điểm đó, Su-30MK2V là loại máy bay hiện đại nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Việt Nam.


Năm 2009, Việt Nam thỏa thuận với Nga mua 8 Su-30MK2V. Đầu năm 2010, Việt Nam ký tiếp hợp đồng mua 12 Su-30MK2V. Dự kiến, quá trình chuyển giao hoàn tất trong giai đoạn 2011-2012.

Bên cạnh việc mua sắm chiến đấu cơ thế hệ mới, trong điều kiện ngân sách chưa đủ khả năng để thay thế một cách nhanh chóng, toàn bộ máy bay thế hệ cũ. Việt Nam đã hợp tác với Ấn Độ hiện đại hóa tiêm kích đánh chặn MiG-21bis lên tiêu chuẩn Bison – gói nâng cấp cuối cùng đối với dòng tiêm kích huyền thoại này.

Đối với cường kích cánh cụp – cánh xòe Su-22. Những năm 1980, Việt Nam được Liên Xô viện trợ một số biến thể Su-22M, đưa vào biên chế trung đoàn 923 (đóng tại sân bay Sao Vàng, Thanh Hóa).

Đầu những năm 1990, Việt Nam mua thêm các biến thể Su-22M3/UM3/M4 từ một số nước ở khu vực Đông Âu. Đặc biệt, Su-22M4 là biến thể được nâng cấp mạnh, trang bị nhiều khí tài điện tử thế hệ mới. Nó có khả năng mang tên lửa – bom có điều khiển.

Huấn luyện phi công

Trở thành người phi công Không quân Nhân dân Việt Nam là ước mơ của hàng triệu thanh niên Việt Nam. Nhưng con đường đi không hề dễ, mỗi năm có khoảng 3.000 thí sinh đăng ký dự tuyển phi công lái máy bay quân sự. Tất cả phải trải qua vòng kiểm tra ngặt nghèo gồm:

- Vòng 1: khám về ngoại hình, chiều cao, cân nặng...

- Vòng 2: kiểm tra 12 bộ dây thần kinh, các loại chuyên khoa nội, ngoại, chụp, chiếu, soi…thí sinh phải ngồi ghế quay kiểm tra chức năng tiền đình. Tiếp đó, thí sinh ngồi buồng khí áp trong môi trường thiếu oxy giống như trên độ cao 300-500m.

Thông thường, chỉ khoảng 1/20 số thí sinh đăng ký vượt qua được yêu cầu trên để dự thi vào trường sĩ quan không quân. Sau đó, chỉ còn 1/3 vượt qua vòng thi chính thức thành học viên trường sĩ quan.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay huấn luyện chiến đấu L-39. Ảnh: Bùi Tuấn Khiêm


Đây mới chỉ là bước đi đầu tiên con đường đầy thử thách, trong trường học viên học 2 năm đầu lý thuyết, chính trị, rèn luyện thể lực đặc biệt. 3 năm còn lại, học viên bắt đầu tập bay từ đơn giản tới phức tạp.

Ban đầu, học viên bay huấn luyện cơ bản tại trung đoàn 920 (đoàn Cam Ranh), trang bị 18 máy bay cánh quạt Yak-52 và 10 chiếc Aerostar S A lak-52 (theo một số nguồn tin thì Việt Nam được Romania tặng năm 2009).

Nếu hoàn thành tốt khóa học này, học viên sẽ chuyển sang bay huấn luyện nâng cao tại trung đoàn 910 trang bị các máy bay phản lực Aero L-39. Vượt qua hai giai đoạn huấn luyện này, học viên sẽ tốt nghiệp và chuyển tới đơn vị chiến đấu, vận tải phù hợp. Tại đó, phi công trẻ phải trải qua huấn luyện để bay trên các máy bay khác.

>> Giải mã ngân sách quốc phòng Trung Quốc


Mới đây, Trung Quốc đã công bố ngân sách quốc phòng năm 2012 là 106,4 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2011. Dư luận tỏ ra quan ngại khi lần đầu tiên, ngân sách quốc phòng Trung Quốc vượt ngưỡng 100 tỷ USD.

Trung Quốc sử dụng khoản ngân sách khổng lồ này như thế nào, chuyên gia Richard A.Bitzinger đến từ Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam - Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore đã có bài viết đánh giá vấn đề này.


http://nghiadx.blogspot.com
Ông Richard A.Bitzinger.
Kỳ 1: Gia tăng sức mạnh cứng

Bằng việc tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng hàng năm ở mức 2 con số, đồng thời dành phần lớn cho hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D) và mua sắm trang thiết bị, rõ ràng Trung Quốc đang tìm cách có

được sức mạnh cứng (quân sự) tương xứng với sức mạnh mềm về văn hóa, ngoại giao và kinh tế. Lần đầu tiên, ngân sách quốc phòng Trung Quốc vượt ngưỡng 100 tỷ USD. Đó là chưa kể những khoản chi tiêu khác có thể có, “ngốn” hàng tỷ USD mỗi năm. Trên thế giới, ngoài Mỹ và Trung Quốc, không một quốc gia nào có ngân sách quốc phòng đạt đến ngưỡng 3 con số theo đơn vị tính bằng tỷ USD.

Tăng trung bình 13%/năm

Năm 2007, Trung Quốc vượt qua Nhật để trở thành nước chi cho ngân sách quốc phòng nhất tại châu Á. Năm 2008, Trung Quốc lại tiếp tục “vượt mặt” Anh. Theo số liệu mới công bố của Viện Nghiên cứu Hòa bình thế giới (IPRI) có trụ sở tại Stockholm (Thụy Điển), ngân sách quốc phòng năm 2012 của Trung Quốc gấp 2 lần tổng ngân sách quốc phòng của 3 nước: Vương quốc Anh, Pháp và Nga. Trong khi đó, con số này gấp hơn 3 lần tổng ngân sách quốc phòng của tất cả các nước Đông Nam Á, và gấp gần 3 lần so với Ấn Độ - một đối thủ đang nổi lên của Trung Quốc tại châu Á.

Trung Quốc cũng là nước lớn duy nhất trên thế giới vẫn tăng chi tiêu dành cho quốc phòng ở mức 2 con số gần như là hàng năm (có tính đến mức lạm phát) kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Trong 15 năm qua, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng trung bình 13%/năm. Như vậy, tính từ năm 1997 đến nay, chi tiêu quốc phòng của nước này đã tăng… 500%.

Vấn đề đặt ra là, số tiền đó đi đâu? Rõ ràng, trong suốt 15 năm qua, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đã được chi rất thoáng. Tuy nhiên, những khoản ngân sách tăng thêm rồi sẽ đổ vào đâu? Đó là điều mà nhiều người quan tâm. Giới chức Trung Quốc nhấn mạnh rằng, số tiền vượt trội trong ngân sách được dùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng cuộc sống của quân nhân, chẳng hạn như nâng lương, phụ cấp, xây mới doanh trại…

“Bánh” ngân sách được chia thế nào?

Tuy nhiên, lý giải này cũng chưa thỏa đáng. Hơn một thế kỉ qua, Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc luôn khẳng định rằng: khoảng 1/3 ngân sách được chi cho binh lính, 1/3 cho các hoạt động quân sự, và 1/3 còn lại được dung vào hoạt động R&D, mua sắm vũ khí trang thiết bị. Tỷ lệ phân bổ ngân sách này được giữ vững từ những năm 1990. Điều này đồng nghĩa với việc, bất kì một sự gia tăng nào về ngân sách quốc phòng cũng sẽ phải tuân thủ theo tỷ lệ chia như trên.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm J-20 bay thử nghiệm.


Có thể dễ dàng nhận thấy Trung Quốc tập trung ưu tiên vào hoạt động R&D và mua bán trang thiết bị quân sự. Ví dụ như năm 2007, Trung Quốc đã dành khoảng 25,6 tỷ nhân dân tệ (tương đương với gần 3 tỷ USD theo tỷ giá lúc bấy giờ). Trong khi đó, hầu hết các nước phương Tây chỉ dành khoảng 20% tổng ngân sách quốc phòng cho trang thiết bị quân sự. Nếu tỉ lệ 1/3 được giữ nguyên, thì số tiền mà PLA chi cho hoạt động R&D và mua sắm vũ khí trong năm 2012 vào khoảng 35 tỷ USD.

Ngân sách mà Trung Quốc dành để đầu tư vào trang thiết bị quân sự đã tăng hơn 10 lần trong 15 năm qua. Mức tăng này là 6 lần trong thời kỳ lạm phát. Mức tăng này đã cho phép quân đội Trung Quốc hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự và vũ khí hiện có (như máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 J-10, máy bay Su-27, các loại tàu chiến, tàu khu trục, một vài loại tàu ngầm và tàu ngầm hạt nhân).

Dấy lên mối lo ngại

Có thể ngân sách dành cho các hoạt động R&D trong năm 2012 sẽ tăng đột biến. Giả sử Trung Quốc cũng dành khoảng 5% tổng ngân sách quốc phòng cho hoạt động này, tương tự như hầu hết các nước lớn ở Tây Âu, thì số tiền đã lên đến khoảng 6 tỷ USD, hoặc thậm chí là hơn. Số tiền này sẽ được dùng để phát triển các hệ thống vũ khí mới và nghiên cứu các công nghệ mới.

Thực tế cho thấy, hiện Trung Quốc đang được hưởng lợi từ chính sách đầu tư mạnh và đúng hướng vào công tác nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí và công nghệ mới. Đó là các dự án chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5 J-20, tên lửa đạn đạo chống hạm, tàu hai thân lớp Houbei…

Ngoài nỗ lực củng cố sức mạnh quốc phòng để khẳng định vị thế cường quốc, hiển nhiên là Trung Quốc cũng có ý định tranh thủ điều này để thúc đẩy những lợi ích quốc gia. Đó là những vấn đề ở Biển Đông; bảo vệ những tuyến đường biển có vị trí chiến lược cung cấp năng lượng và trao đổi mậu dịch; gia tăng áp lực đối với Đài Loan để hòn đảo này không dám tuyên bố độc lập và cuối cùng là chấp nhận thống nhất với Trung Quốc Đại lục; ngăn chặn sự hiện diện về quân sự ngày càng gia tăng của Mỹ tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc liên tục tăng chi tiêu quốc phòng với số tiền lớn trong hơn 15 năm qua là nguyên nhân làm dấy lên mối lo ngại rằng nước này sẽ sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được cái mà họ gọi là “những mục tiêu quốc gia”.

Việc một cường quốc đang trỗi dậy như Trung Quốc phát triển các khả năng nhằm bảo vệ những lợi ích ngày càng được mở rộng là điều dễ thấy. Nói cách khác, một môi trường an ninh ôn hòa có thể giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu phát triển hòa bình. Tuy nhiên, việc gia tăng nhanh chóng những khả năng quân sự có thể làm phức tạp thêm môi trường an ninh của Trung Quốc. (theo the-diplomat.com)

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

>> Không quân Trung Quốc - Pakistan gộp lại cũng khó địch nổi Ấn Độ


Trong cuộc đối đầu với Ấn Độ có thể xảy ra, Không quân Trung Quốc có nhiều hạn chế về thế hệ máy bay, khoảng cách địa lý và yếu tố địa hình...

Ngày 7/3, tờ “Bình luận Quốc phòng Ấn Độ” có bài viết cho rằng, mặc dù số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc đã tăng lên khoảng 1687 chiếc, nhưng những máy bay chiến đấu này phần lớn là máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai và thứ ba, hơn nữa những máy bay chiến đấu này cơ bản không có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, trừ việc tham gia cuộc diễn tập chung giữa Trung Quốc-Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều quan trọng hơn là, về phương diện tác chiến đối với Ấn Độ, do biên giới Trung-Ấn cách các căn cứ bên trong nội địa tương đối xa, cộng với lượng tải đạn hiệu quả của máy bay chiến đấu rất có hạn khi hoạt động tại các sân bay ở Tây Tạng, khu vực có độ cao lớn so với mặt nước biển, cho nên khả năng tấn công thực tế của chúng có hạn.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-7 của Trung Quốc.


Bài viết cho rằng, trong thời gian chưa đến 20 năm, sức mạnh của Không quân Trung Quốc đã có sự phát triển nhanh chóng, vượt xa so với trình độ thập niên 1980.

Hơn nữa, khác với dự đoán của phương Tây, Trung Quốc sử dụng khéo léo các ảnh hưởng từ kinh tế và ngoại giao của họ, cải cách Không quân Trung Quốc thành một lực lượng không quân hiện đại.

Trung Quốc không chỉ chú trọng đến máy bay chiến đấu, mà còn nghiên cứu phát triển, chế tạo và nỗ lực sao chép thiết kế của nhiều loại vũ khí và tên lửa phóng từ máy bay, thiết kế của máy bay vận tải, máy bay trực thăng và máy bay không người lái/máy bay chiến đấu không người lái… mua từ Nga và các nước khác.

Trung Quốc có nguồn vốn đầy đủ, có thể giành được bất cứ vũ khí nào mà họ muốn có từ Nga. Tuy nhiên, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chế tạo động cơ phản lực AL-31F (cho máy bay chiến đấu Su-30) tại nước mình vẫn chưa thành công.

Song, phần lớn các nhà quan sát Trung Quốc đều tin rằng, công việc này có thể sẽ giành được thành công trong vài năm nữa. Khi đó, Trung Quốc sẽ trở thành một trong những nước tiên tiến có thể chế tạo động cơ phản lực hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vận tải Y-8 của Trung Quốc.


Theo bài báo, ngoài ra, Trung Quốc đã cải tạo thành công máy bay vận tải An-12 (Y-8) thành một loại máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW&C), đã lắp thêm động cơ mạnh hơn, cánh quạt mới và thiết bị điện tử hàng không hiện đại. Trung Quốc cũng đã tự sản xuất một loại máy bay trực thăng vũ trang – WZ-10.

Ngoài ra, Trung Quốc sở hữu khoảng 100 máy bay ném bom H-6, máy bay này đã cải tạo trên nền tảng máy bay ném bom Tu-6 kiểu cũ thập niên 1950, được lắp động cơ D-30KP mạnh hơn do Nga chế tạo. Hiện nay, H-6 được dùng để tiến hành tiếp dầu trên không, trinh sát điện tử và phóng tên lửa hành trình chống hạm trong tình hình có mối đe dọa.

Trung Quốc cũng đã bay thử máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20, đồng thời tin là có thể trang bị máy bay chiến đấu này trong vòng 10 năm tới.

Sức chiến đấu của Không quân Trung Quốc bị hạn chế do độ cao so với mặt biển và khoảng cách

Báo cáo “Cân bằng sức mạnh quân sự 2011” mới nhất của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh (IISS) cho biết, số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc từ 1653 chiếc năm 2010 tăng lên khoảng 1687 chiếc.

Hiện nay, công nghiệp hàng không Trung Quốc có khả năng mỗi năm sản xuất 40-50 máy bay chiến đấu hiện đại. Hơn nữa, Trung Quốc cũng đã giảm nhiều sự phụ thuộc vào sự hỗ trợ công nghệ của Nga.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom H-6H của Trung Quốc.


Nhưng, Không quân Trung Quốc hầu như không có kinh nghiệm tác chiến, hơn nữa ngoài việc cử vài chiếc máy bay tham gia cuộc diễn tập không quân với Thổ Nhĩ Kỳ năm 2011, Không quân Trung Quốc chưa từng tổ chức tập trận với không quân các nước khác.

Nếu coi chủng loại và kiểu cỡ (liên quan đến vũ khí, đặc biệt là tên lửa hành trình, máy bay không người lái, máy bay chiến đấu không người lái) và hệ thống trong không gian (như hệ thống định vị toàn cầu/hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GLONASS, vệ tinh do thám) là một biểu tượng, thì tình hình cho thấy, Không quân Trung Quốc tuyệt đối không thua kém không quân các nước khác trên phương diện yếu lĩnh thông hiểu cách sử dụng lực lượng không quân hiện đại.

Tuy nhiên, 1687 máy bay chiến đấu này phần lớn là máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai và thứ ba. Ngoài khoảng 144 máy bay J-10, 243 máy bay Su-27/30 và 72 máy bay JH-7A, còn lại đều là máy bay chiến đấu J-7, J-8 thế hệ cũ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu JH-7A của Trung Quốc.

Ngoài ra, liên đội hàng không của Hải quân Trung Quốc sở hữu khoảng 311 máy bay chiến đấu, trong đó bao gồm 24 máy bay chiến đấu Su-30 Flanker và 84 máy bay ném bom chiến đấu JH-7, còn lại là máy bay phiên bản thay đổi của J-7 và J-8.

Có khoảng 15 máy bay chiến đấu J-15 (phiên bản Trung Quốc của máy bay chiến đấu Su-33) sẽ được triển khai cho tàu sân bay Varyag của Hải quân Trung Quốc.

Mặc dù Không quân và Hải quân Trung Quốc có số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba tương đối lớn, thậm chí máy bay chiến đấu tiên tiến có số lượng nhiều hơn một chút, nhưng những máy bay chiến đấu này có được dùng để thực hiện nhiệm vụ truyền thống hay không vẫn còn chưa biết.

Xét thấy quan điểm “không đánh mà khuất phục được người khác” của “Binh pháp Tôn Tử” có sức ảnh hưởng rất lớn, vị thế chủ đạo của Lục quân Trung Quốc và kinh nghiệm tác chiến tương đối có hạn của Không quân Trung Quốc, việc dựa dẫm của tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc vào lực lượng tên lửa của nước này có thể sẽ cao hơn mức bình thường.

Những vũ khí có số lượng rất nhiều này có thể sẽ được dùng cho giai đoạn bắt đầu của cuộc xung đột biên giới, qua đó truyền đi quyết định chính trị của Trung Quốc và duy trì tiêu hao mức độ thấp.

http://nghiadx.blogspot.com
J-10 Trung Quốc.


Do yếu tố địa hình, cách các sân bay ở Tứ Xuyên và Vân Nam rất xa (khoảng cách từ nam Tây Tạng đến Thành Đô – Tứ Xuyên và Côn Minh – Vân Nam là 1.600 – 1.800 km), hơn nữa do tác động của độ cao so với mặt nước biển của các sân bay ở Tây Tạng, cho nên các hoạt động tác chiến của máy bay chiến đấu cất cánh từ sân bay Tây Tạng bị hạn chế. Điều này có thể sẽ buộc Trung Quốc phụ thuộc vào tên lửa thông thường.

Ngoài ra, khi máy bay Trung Quốc ngắm chuẩn các mục tiêu trong biên giới của Ấn Độ, việc thông qua không phận của Myanmar và Bangladesh cũng có vấn đề.

Nhìn vào khoảng cách thẳng tắp, thành phố Mandalay của Myanmar cách Calcutta 805 km, cách Tawang 821 km, cách Chennai 1.913 km. Hơn nữa, căn cứ ở đảo Great Coco của Myanmar chỉ có một đường băng dài 1.300 m, ở đây cách cảng Blair của Ấn Độ chỉ 284 km.

Khả năng vận tải và tiếp nhiên liệu của Không quân Trung Quốc có hạn

Bài viết cho rằng, điều này phải chăng có nghĩa là Không quân Ấn Độ không thể chống lại được đối thủ được xem là mạnh này, bảo vệ không phận của Ấn Độ? Câu trả lời là phủ định. Như đã nói ở trên, do biên giới Trung-Ấn cách các căn cứ trong nội địa tương đối xa, cộng thêm lượng tải đạn của máy bay chiến đấu bị hạn chế nghiêm trọng ở các sân bay ở Tây Tạng - khu vực có độ cao so với mặt nước biển lớn, vì vậy khả năng tấn công thực tế có hạn.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc.

Không quân Trung Quốc có vài chiếc máy bay vận tải IL-76 và 10 chiếc máy bay tiếp dầu Tu-160 được tân trang. Nhưng, hiệu suất, tình hình huấn luyện và khả năng sử dụng của những máy bay này vẫn không được chắc chắn lắm.

Nếu Hải quân Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra xung đột, Không quân Ấn Độ có thể sẽ nhận lệnh tham chiến. Xét tới hành trình của máy bay, Không quân Ấn Độ sẽ buộc phải điều động biên đội máy bay chiến đấu Su-30 có sự hỗ trợ của máy bay tiếp dầu trên không (FRA).

Theo bài báo, biên đội máy bay tiếp dầu của Không quân Trung Quốc có quy mô không đủ, huấn luyện cũng thiếu, không thể bù đắp cho những hạn chế khi hoạt động ở các sân bay có độ cao so với mặt nước biển lớn. Ngoài ra, các sân bay ở Tây Tạng rất dễ trở thành mục tiêu của Không quân Ấn Độ, vì vậy rất dễ bị tấn công.

Hiện nay, Không quân Ấn Độ có lượng máy bay chiến đấu khổng lồ và lượng nhỏ tên lửa thông thường lớp Prithvi. Biên đội máy bay chiến đấu Su-30MKI ở miền đông Ấn Độ đang từng bước cải tiến, cộng với máy bay Mirage 2000 và MiG-20, Ấn Độ có thể chống lại sự tấn công của bất cứ lực lượng nào của Không quân Trung Quốc đóng tại Ladakh và miền nam Tây Tạng.

Một khi biên đội máy bay chiến đấu Su-30MKI có đầy đủ sức mạnh, cộng với 126 máy bay chiến đấu đa dụng hạng trung và 40 máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas được Không quân Ấn Độ nhập khẩu trong tương lai, tình hình của Ấn Độ chắc chắn sẽ được cải thiện. Đến năm 2020, Không quân Ấn Độ sẽ còn có triển vọng có được máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm do Ấn-Nga hợp tác nghiên cứu chế tạo.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20


Bài báo viết, trước đây, Ấn Độ không hy vọng lắm vào việc triển khai lực lượng không quân mang tính tấn công. Ví dụ, trong thời gian chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, do sợ chiến sự leo thang, Ấn Độ không sử dụng lực lượng tác chiến của Không quân, cuối cùng đã bị thất bại.

Sau 37 năm, trong cuộc xung đột Kargil năm 1999, việc sử dụng Không quân Ấn Độ lạc hậu, hơn nữa do lo ngại chiến sự leo thang, hành động của Ấn Độ đã bị hạn chế. Vì vậy, lãnh đạo quân đội và chính trị Ấn Độ cần thiết phải chuẩn bị tốt cho việc thể hiện quyết tâm của Ấn Độ. Không có điều này, bất cứ vũ khí trang bị đắt giá nào đều vô ích.

Bài báo cho rằng, nếu Không quân Pakistan và Không quân Trung Quốc hợp tác phát động tấn công, chiến tuyến phân bổ các nguồn lực của Không quân Ấn Độ chắc chắn sẽ kéo dài. Nhưng, cho dù trong tình hình đó, Không quân Trung Quốc-Pakistan muốn giành được chiến thắng cũng không dễ dàng.

Khả năng Trung Quốc-Pakistan triển khai tấn công đồng bộ và phối hợp là rất nhỏ, nhưng Ấn Độ chắc chắn chuẩn bị tốt cho tình huống này.

Xuất phát từ các nguyên nhân, hiện nay Trung Quốc và Ấn Độ đều không thể triển khai một cuộc chiến tranh thông thường quy mô lớn.

Thứ nhất, mặc dù đối mặt với tình hình ngày càng tự tin của Pakistan, Ấn Độ cũng luôn tránh sử dụng vũ lực.

Thứ hai, đối với Trung Quốc, do gần đây Mỹ tái khẳng định lợi ích của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho nên tầm quan trọng chiến lược của Đài Loan và tranh chấp biển Đông phải lớn hơn nhiều.

Thứ ba, Trung Quốc không còn là quốc gia bị cô lập như thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Hiện nay, Trung Quốc là một nước lớn kinh tế quan trọng, có lợi ích thương mại ở các khu vực trên thế giới, chắc chắn phải duy trì hình tượng một nước lớn có trách nhiệm.

Thứ tư, việc nhập khẩu năng lượng và xuất khẩu của Trung Quốc phụ thuộc vào tuyến đường vận tải trên biển (đặc biệt là tuyến đường ở eo biển Malacca), đã làm hạn chế sự lựa chọn chiến lược của bản thân Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện nay hoàn toàn không thể loại trừ khả năng xảy ra xung đột nhỏ cục bộ ở biên giới Trung-Ấn do sự hiểu ngầm về tình hình như “Tuyến kiểm soát thực tế”.

Vì vậy, Ấn Độ cần lập tức đưa ra phản ứng quân sự/ngoại giao thận trọng, hạn chế thời gian và quy mô của cuộc xung đột nhỏ này. Đồng thời, Không quân Ấn Độ còn phải toàn lực tăng cường khả năng tự thân, đáp trả có hiệu quả và nhanh chóng đối với các đợt tấn công của Không quân Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đất đối đất chiến thuật Prithvi của Ấn Độ.


Tương lai có thể nổ ra xung đột mang tính khu vực

Bài báo cho rằng, tháng 8/2009, Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Thượng tướng Sureesh Mehta nói rằng, Ấn Độ không tiến hành “đối kháng sức mạnh” với Trung Quốc, đề nghị Ấn Độ áp dụng phương án giải quyết có hàm lượng công nghệ hơn để ứng phó với các mối đe dọa, không nên chống lại nước đang trỗi dậy Trung Quốc.

Tháng 7/2011, Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ, Trung tướng PV Naik cho rằng, quy mô của Không quân Trung Quốc gấp 3 lần Không quân Ấn Độ.

Những quan điểm này có sự khác biệt rất lớn so với quan điểm của các quan chức quân sự Ấn Độ trong thời gian 1960-1691. Đến nay, Ấn Độ và Trung Quốc đều đã khác trước rất nhiều. Tuy Trung Quốc có thái độ cứng rắn, nhưng sử dụng vũ lực thực tế lại là một chuyện khác. Hơn nữa, cho dù hành động phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu của Ấn Độ có chậm chạp thì cũng không còn bị động nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Mirage 2000-5 do Pháp sản xuất. Ấn Độ sở hữu loại máy bay này.


Bài báo viết, hiện nay, Không quân Ấn Độ đang chế tạo radar có thể mang theo hạng nhẹ, cải thiện hạ tầng cơ sở sân bay, trang bị máy bay chiến đấu mới/máy bay không người lái/máy bay chiến đấu không người lái, hơn nữa hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không mang theo trên máy bay và máy bay tiếp dầu trên không đã tăng cường rất lớn sức mạnh trên không.

Điều không may là, tất cả những vũ khí trang bị này đều mua từ nước ngoài. Công nghiệp quốc phòng chiến lược của Trung Quốc đã giành được tiến bộ kinh ngạc, nhanh chóng bước vào hàng ngũ những nước sản xuất và xuất khẩu vũ khí chính. Tuy kinh tế Ấn Độ cũng đang tăng lên, nhưng khoảng cách sức mạnh với Trung Quốc vẫn luôn nới rộng.

Cuối cùng, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ là láng giềng, điều may mắn là, Quân đội hai nước hiện vừa không xảy ra xung đột, vừa không triển khai cạnh tranh. Yếu tố địa lý vẫn sẽ phát huy vai trò quan trọng, hơn nữa có thể sẽ tạo ra xung đột trong tương lai, nhưng có thể chỉ là mang tính khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas (LCA) do Ấn Độ tự sản xuất, do Cục Phát triển Hàng không Ấn Độ (Aeronautical Development Agency) phụ trách nghiên cứu phát triển. Tejas bay thử có tốc độ Ma1. 1, bay ở độ cao 11.000 m.

>> "Huyệt chí tử" của quân đội Mỹ?


Trung Quốc chỉ cần hơn 20 tên lửa chống vệ tinh là có thể tấn công vệ tinh của Mỹ, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hoạt động quân sự của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng về vũ khí chống vệ tinh.
Tân Hoa xã đưa tin, tờ “The Washington Examiner” Mỹ ngày 8/3 có bài viết cho rằng, đồng thời với việc Chính phủ Obama coi nhẹ phát triển không gian, Trung Quốc lại đang nhanh chóng phát triển khả năng vũ trụ của mình. Tại sao Trung Quốc lại gấp rút phát triển không gian – “cao điểm cuối cùng” như vậy?

Bởi vì, họ thực sự hiểu rằng, Mỹ là một quốc gia trên thế giới phụ thuộc lớn nhất vào các thiết bị không gian như vệ tinh, phát triển công nghệ không gian sẽ có thể tạo ra mối đe dọa cho Mỹ.

Trong khi đó, đây là điều mà Tổng thống Obama, đa số nghị sĩ Quốc hội và đa số báo chí chính thống của Mỹ không ý thức được.

Vì vậy, một khi có chính phủ nước nào đó đã chiếm đóng “cao điểm cuối cùng” mà Mỹ rút đi, đồng thời quyết định tiến hành tấn công đối với các thiết bị chiến lược không gian của Mỹ, thì Mỹ có thể nhanh chóng mất đi phần lớn, thậm chí toàn bộ khả năng thông tin.

Các hoạt động như truyền đạt mệnh lệnh quân sự, do thám đối phương hoặc giao dịch tài chính cũng có thể bị tê liệt. Đây không phải là những cảnh trong tiểu thuyết viễn tưởng khoa học, mà là việc hoàn toàn có khả năng xảy ra.

http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng về vũ khí laser bắn trúng vệ tinh không gian.


Trong buổi điều trần của Ủy ban Quân sự Hạ viện, Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ronald L. Burgess cố gắng gây sự chú ý của mọi người đối với vấn đề này.

Nhưng, điều đáng tiếc là chỉ có phóng viên lâu năm quan tâm đến vấn đề an ninh quốc gia là Bill Gertz đưa tin sâu về vấn đề này; đa số báo giới tập trung chú ý vào đưa tin về buổi lễ trao giải Oscar.

Bài viết cho rằng, Burgess đã giới thiệu chi tiết về chương trình không gian của Trung Quốc, chương trình chống vệ tinh và tình hình phát triển khả năng tác chiến mạng.

Ông cho biết: “Một số chương trình không gian của Trung Quốc bề ngoài nhìn thì là chương trình dân dụng, nhưng thực tế là để tăng cường khả năng chống vệ tinh cho Trung Quốc; đồng thời cũng có thể tăng cường khả năng quân sự thông thường của Trung Quốc”.

Burgess chỉ ra, ngoài chương trình không gian mang theo con người và hoạt động thăm dò không gian, Trung Quốc cũng đã phát triển rất nhiều vệ tinh dùng cho tiến hành các hoạt động như thông tin, dẫn đường, thăm dò tài nguyên, dự báo khí tượng và tình báo, trinh sát.

Bài viết cho rằng, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công tên lửa chống vệ tinh trực tiếp lên cao, đồng thời còn phát triển vũ khí gây nhiễu điện tử và vũ khí năng lượng chùm tia; những nghiên cứu phát triển này rõ ràng là tiến hành đối với các thiết bị không gian.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc phóng vệ tinh đo vẽ bản đồ tài nguyên.


Ngoài ra, chương trình không gian mang theo con người và chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc đã nâng cao rất lớn khả năng bám theo và nhận biết vệ tinh cho Trung Quốc, hơn nữa, công nghệ thăm dò và theo dõi những mảnh vỡ không gian do Trung Quốc phát triển cũng có thể thúc đẩy sự phát triển khả năng bám theo và nhận biết vệ tinh.

Theo bài viết, Trung Quốc chỉ cần có hơn 20 tên lửa chống vệ tinh là có thể thông qua tấn công vệ tinh của Mỹ để gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hoạt động quân sự của Mỹ. Vì vậy, Tổng thống Obama và Nhà Trắng đã coi trọng đối với vấn đề này.

Tuy nhiên, chính sách không gian của Obama làm cho tác giả cảm thấy không hiểu được; bởi vì Chính phủ Mỹ hoàn toàn không gây sức ép với Trung Quốc, do đó giúp cho Trung Quốc có thể phát triển thuận lợi công nghệ không gian mà không gặp phải thách thức.

Cuối cùng, bài viết đã bày tỏ sự lo ngại rất lớn đối với sự phát triển không gian của Trung Quốc. Tuy Burgess nhận thức được điểm này và dồn hết sức mình để nhắc nhở tầng lớp cấp cao của Chính phủ Mỹ cảnh giác sự phát triển trong lĩnh vực không gian của Trung Quốc.

Nhưng, điều không may là, không có quan chức nào quan tâm đến vấn đề này; còn các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại rất coi trọng đối với vấn đề này.

Khi đa số quốc gia đang bận rộn với sự phát triển hiện tại, Trung Quốc lại tiếp tục làm quy hoạch lâu dài. Các nhà lãnh đạo của họ đã dần dần ý thức được rằng, an ninh quốc gia, an ninh kinh tế và khả năng kiểm soát không gian của họ có liên quan chặt chẽ với nhau.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí chùm tia năng lượng tương lai.

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

>> Quốc phòng Indonesia mạnh nhất khu vực ?


Indonesia đã đưa ra một kế hoạch hiện đại hóa quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng đầy tham vọng.


http://nghiadx.blogspot.com
Siêu tăng Leopard 2A6


Indonesia đã đưa ra một kế hoạch hiện đại hóa quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng đầy tham vọng và theo các nhà phân tích quân sự, nó có thể thay đổi sự cân bằng chiến lược khu vực.

Sau nhiều năm thiếu vốn, Bộ Quốc phòng Indonesia đã bắt đầu mua sắm trang thiết bị quân sự và liên doanh với các công ty nước ngoài để sản xuất vũ khí, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng, tướng Hartind Asrin cho biết.

"Bây giờ chúng tôi có tiền để mua thêm vũ khí" Asrin nói. “Năng lực quân sự của chúng tôi đủ sức để có thể thực hiện được các mục tiêu này, và chúng tôi đã bỏ xa các nước khác trong khu vực."

Trong hơn 30 năm cai trị của Tổng thống Suharto (1967 đến 1998), quân đội Indonesia đã từng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Sau khi Suharto từ chức vào năm 1998, Indonesia đã tiến hành cải cách quân sự, nhưng những nỗ lực để hiện đại hóa lại bị ràng buộc bởi nguồn ngân sách quân sự hạn hẹp do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998.

Hiện tại tăng trưởng kinh tế của Indonesia hơn 6% mỗi năm. Trong giai đoạn 2011-2014, Chính phủ có kế hoạch chi 156 nghìn tỷ rupiah (17 tỉ đôla) cho việc mua các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự như máy bay chiến đấu, tàu ngầm và xe tăng. Năm nay, Bộ quốc phòng sẽ được cấp 74 tỷ rupiah cho việc này.

"Chiến lược lớn của chúng tôi đi kèm với việc mua các thiết bị quân sự để chuyển giao công nghệ và hợp tác sản xuất," Asrin nói.

Trong những năm gần đây, Indonesia đã ký kết nhiều hợp đồng mua vũ khí với các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nga, Đức, Hàn…để phục vụ sự nghiệp hiện đại hóa Quân đội nước này.

http://nghiadx.blogspot.com
Siêu tăng Leopard 2A6


Mua 100 tăng chủ lực Leopard 2A6

Đầu năm nay, Indonesia đã xem xét khả năng mua xe tăng chủ lực Leopard 2A6 từ biên chế của quân đội Hà Lan, Jane’s Defence Weekly dẫn lời đại diện Cục Mua sắm, Bộ Quốc phòng Indonesia cho hay.

Hợp đồng có thể này dự định mua đến 100 xe tăng chủ lực mà quân đội Hà Lan loại bỏ vào tháng 5.2011 theo kế hoạch cắt giảm trang bị được chính phủ Hà Lan thông qua tháng 4.2011.

Trước đó, Indonesia đã xem xét mua lại tăng Leopard 2 của quân đội Đức hoặc mua xe tăng mới của hãng Krauss-Maffei Wegmann. Indonesia coi mua tăng chủ lực là một trong những ưu tiên chính hiện đại hóa quân đội nước này.

Mua thêm 6 máy bay Su-30MK2 của Nga

Đầu tháng 01 năm 2012, hãng Rosoboronexport Nga và Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký một hợp đồng trị giá 470 triệu đôla về việc mua 6 máy bay chiến đấu Su-30MK2.

Đây được cho là hợp đồng lớn nhất trong lịch sử hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa Nga và Indonesia. Hiện không quân Indonesia có 10 máy bay chiến đấu Su, gồm 5 chiếc Su-27SKM và 5 chiếc Su-30MK2.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích Su-30MK2


Trước đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsuddin cho biết rằng thương vụ mua vũ khí này nhằm mục đích tăng cường số lượng máy bay Sukhoi đang hoạt động của Indonesia lên thành một phi đội.

Ký với Mỹ hợp đồng cung cấp 24 tiêm kích F-16

Bộ Quốc phòng Indonesia đã yêu cầu Mỹ phục hồi, nâng cấp và chuyển giao cho Không quân Indonesia 24 máy bay F-16 C/D Block 25 và 28 động cơ F100-PW-200 hoặc động cơ F100-PW-200E.

Việc nâng cấp sẽ bao gồm những thành phần và hệ thống quan trọng của máy bay như: Máy phóng tên lửa LAU-129A/A, radar thu nhận cảnh báo ALR-69, máy vô tuyến ARC-164/186, nâng cấp hệ thống điều khiển bắn, các modun máy tính xử lý, hệ thống quản lý chiến trường điện tử ALQ-213, hệ thống đối phó điện tử ALE-47...

Đây được xem là thương vụ chuyển giao công nghệ quân sự lớn nhất trong lịch sử quan hệ Mỹ-Indonesia.

Mua 16 máy bay huấn luyện Golden Eagle

Tháng 5 năm 2011, Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký hợp đồng mua 16 máy bay huấn luyện T-50 Golden Eagle với công ty Korea Aerosapce Industries (KAI) của Hàn Quốc. Tổng trị giá của hợp đồng nêu trên đạt 400 triệu đôla. Dự kiến, việc chuyển giao các máy bay T-50 mới cho phía Indonesia sẽ hoàn thành vào năm 2013.

Trong biên chế không quân Indonesia, T-50 sẽ thay thế cho các đơn vị máy bay huấn luyện BAE Hawk Mk.53 cũ. Ngoài ra, không quân quốc gia Đông Nam Á này còn dự kiến sử dụng T-50 với vai trò chiến đấu cơ hạng nhẹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay huấn luyện Golden Eagle


Hợp đồng mua 3 tàu ngầm diesel của Hàn Quốc trị giá 1,1 tỉ đôla

Công ty đóng tàu Hàn Quốc Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) đã nhận hợp đồng đóng mới 3 tàu ngầm diesel-điện mới cho Indonesia từ Bộ Quốc phòng nước này.

Theo hãng thông tấn Yonhap, tổng giá trị của hợp đồng nói trên đạt 1,3 tỉ won (1,1 tỉ đôla) và việc chuyển giao các tàu ngầm mới cho phía Indonesia sẽ được thực hiện từ giữa năm 2018.

Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Mohammad Hidayat cho biết rằng trong tương lai chính phủ sẽ chi 30% ngân sách cho việc mua sắm vũ khí từ các nhà sản xuất trong nước.

"Công nghiệp quốc phòng có thể thu hút hơn 1.000.000 nhân lực," ông nói. "Tôi hy vọng rằng ngành công nghiệp quân sự có thể trở nên mạnh mẽ trong vòng ba năm tới."

"Tôi không nghĩ rằng đây là một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực", nhà phân tích quân sự Salim Said nhận định.

"Trong nhiều năm, quân đội Indonesia dường như đã bị thế giới “lãng quên”, bởi vì chúng tôi không có tiền, và bay giờ chúng tôi đang cố gắng để bắt kịp với xu thế trong khu vực và trên thế giới", ông nói.

“Indonesia cần nguồn thiết bị quân sự từ nhiều nước khác nhau, vì thế mà chúng tôi không muốn “trông cậy” vào một quốc gia nào như đã từng trải qua kinh nghiệm "cay đắng" của lệnh cấm vận của Hoa Kỳ về mua bán vũ khí.", Salim cho biết.

http://nghiadx.blogspot.com
http://nghiadx.blogspot.com
Indonesia đã đưa ra một kế hoạch hiện đại hóa quân đội đầy tham vọng


Năm 1999, cuộc xung đột do các toán dân quân thân Jakarta với sự hỗ trợ của quân đội Indonesia làm 1.400 người chết, và phá hủy gần 80% hạ tầng cơ sở của Đông Timor đã khiến cho những kế hoạch hiện đại hóa quân đội của nước này tan vỡ.

Mỹ và nhiều nước châu Âu đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao, kinh tế, quân sự và áp đặt lệnh cấm vận đối với nước này. Lệnh cấm vận đã làm hạn chế khả năng mua sắm các trang thiết bị quân sự và thiết bị ở thị trường bên ngoài của Indonesia.

Năm 2005, khi Chính phủ Indonesia và lãnh đạo nhóm nổi dậy “Acher tự do” ký thảo hiệp hoà bình, Mỹ đã bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho nước này.

Nhờ vậy, quân đội Indonesia có những bước tiến mạnh mẽ và vững chắc. Nhiều bản hợp đồng quân sự với nước ngoài đã được thực hiện. Indonesia đã tăng cường sức mạnh cho Quân đội nước này thông qua các bản hợp đồng cung cấp các chiến đấu cơ, máy bay trực thăng hạng nặng, chiến hạm, xe tăng… từ các cường quốc trên thế giới.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Indonesia, tướng Hartind Asrin nói rằng Indonesia với tiềm lực quân sự hùng hậu và dân số 240 triệu người sẽ không bao giờ đe dọa các quốc gia khác.

"Chúng tôi là một nước lớn, nhưng chúng tôi sẽ là bạn với tất cả," ông nói. "Láng giềng của chúng tôi sẽ cảm thấy rất hạnh phúc nếu Indonesia mạnh lên vì Indonesia luôn được xem là người lãnh đạo của khu vực Đông Nam Á."

>> Máy bay kiểu mới của Mỹ nhằm đối phó Trung Quốc


Máy bay ném bom kiểu mới của Mỹ có thể mang theo UAV, tên lửa tầm xa, siêu tàng hình, đột nhập không phận đối phương hàng nghìn km mà không cần tiếp dầu…



http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Mỹ (mạng báo chí Trung Quốc).
Với sự ra đời của chiến lược quân sự mới, để thực hiện tư tưởng “tác chiến hợp nhất không-hải quân”, các loại vũ khí quan trọng đã dần dần lộ diện.

Có một điểm rất đáng chú ý trong ngân sách chi tiêu quân sự năm 2013 đó là sẽ chi một nguồn vốn lớn cho nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom thế hệ tiếp theo.

Rất nhiều thông tin cho thấy, máy bay ném bom thế hệ mới của Mỹ sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử phát triển máy bay ném bom: phá vỡ vai trò “nặng đòn” truyền thống, kiêm thêm chức năng “sát thủ điện từ”.

Máy bay ném bom thế hệ mới của Mỹ

Công ty Northrop Grumman Mỹ phác thảo ý tưởng máy bay ném bom thế hệ mới.

“Ra đòn nặng” kiêm “sát thủ điện từ”, đơn giá sẽ không thấp hơn 550 triệu USD.

Đầu năm 2009, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates từng hủy bỏ kinh phí phát triển máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Không quân Mỹ.

Tháng 6/2010, Phó Tham mưu trưởng phụ trách tác chiến, kế hoạch và nhu cầu của Không quân Mỹ, Trung tướng Philip M. Breedlove tuyên bố: máy bay ném bom thế hệ tiếp theo đã chết.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Mỹ (mạng báo chí Trung Quốc).


Tuy nhiên, máy bay ném bom thế hệ tiếp theo tuyệt đối không phải là một truyền thuyết đối với Mỹ. Máy bay ném bom có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chiến lược hợp nhất ba lực lượng hạt nhân (tam vị nhất thể) của Mỹ.

Trong một khoảng thời gian, máy bay ném bom là phương tiện tấn công hạt nhân duy nhất, tên lửa xuyên lục địa và tên lửa phóng từ tàu ngầm đều là việc của sau này.

Nhưng rõ ràng, lực lượng máy bay ném bom của Mỹ đã tương đối lỗi thời. B-52 đã bay trên bầu trời thế giới hơn 50 năm, B-1 đã bay gần 40 năm, B-2 cũng đã bay hơn 20 năm.

Với tư cách là sự thay thế cho máy bay ném bom chiến đấu F-15E quan trọng nhất của Không quân Mỹ hiện đại, khoang đạn trong máy bay F-22 quá nhỏ, không thể trở thành một máy bay ném bom chiến đấu.

Máy bay F-35 có khoang đạn bên trong ưu hóa tấn công đối đất, tải trọng, thời gian bay trên không, hành trình, khả năng tác chiến điện tử tự vệ của nó vẫn bị hạn chế bởi không gian bên trong máy bay.

Không quân Mỹ cần máy bay ném bom thế hệ tiếp theo

Trang mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ dẫn lời Bộ trưởng Không quân Mỹ Michael Donley cho biết: “Không quân đang thực hiện chương trình máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đã kết luận về chỉ tiêu tính năng và giá thành nghiên cứu phát triển, sản xuất loại máy bay ném bom này, đồng thời có kế hoạch bắt đầu bàn giao sau năm 2020.

Căn cứ vào kế hoạch sơ bộ, Không quân sẽ trang bị 80-100 máy bay ném bom kiểu mới”.

Đồng thời, Tham mưu trưởng Không quân Norton Schwarz cho biết: “Để rút ngắn chu kỳ nghiên cứu phát triển, máy bay ném bom kiểu mới sẽ sử dụng nhiều công nghệ hiện có”.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom chiến lược B-1B của quân đội Mỹ


Tuy nhiên, điều đáng chú ý là, hai nhà lãnh đạo quân đội đều từ chối nói rõ yêu cầu tính năng do quân đội đưa ra đối với máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới. Sự giấu giếm này thu hút sự quan tâm rất lớn của báo giới.

Mạng trực tuyến Mỹ suy đoán rằng, động thái này của Không quân chắc là không muốn để những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng như Trung Quốc hoặc Nga biết được máy bay ném bom này tiên tiến thế nào, có những tính năng mới nào.

Nhưng, trang mạng này còn nắm được nhiều thông tin hơn từ những nguồn tin từ nội bộ Không quân Mỹ. Được biết, máy bay ném bom kiểu mới có thể mang theo máy bay không người lái và tên lửa tầm xa, đồng thời trang bị thiết bị cảm biến và hệ thống thông tin hiện đại.

Nó có tính năng tàng hình siêu mạnh, không cần tiếp dầu trên không vẫn có thể đột nhập không phận đối phương hàng nghìn km và quay trở về căn cứ.

Rất nhiều thông tin cho biết, máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Mỹ sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử phát triển máy bay ném bom: Đột phá vai trò “ra đòn nặng” truyền thống, kiêm thêm chức năng “sát thủ điện từ”.

Do không còn nhấn mạnh khả năng tấn công trực tiếp, máy bay ném bom thế hệ tiếp theo có thể giảm kích thước, chỉ cần kích thước như máy bay ném bom hạng trung là có thể được.

Điều này sẽ làm giảm đáng kể chi phí phát triển và triển khai, có lợi cho việc khôi phục quy mô lực lượng máy bay ném bom. Điều này có thể là điểm mấu chốt của máy bay ném bom thế hệ tiếp theo khác với B-2.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ có lượng tải đạn là 18 tấn, hành trình khoảng 10.000 km.


Ngoài ra, ăng-ten khổng lồ và công suất điện từ mạnh của máy bay ném bom thế hệ tiếp theo rất thích hợp dùng cho tác chiến điện tử.

Ăng-ten khổng lồ không chỉ thích hợp với nghe trộm, định hướng, mà còn có thể dùng để áp chế điện từ, hiệu quả còn tốt hơn hệ thống chuyên dụng ăng-ten nhỏ.

Khả năng tác chiến điện tử như vậy có thể áp chế toàn diện radar phòng không và trên máy bay, tên lửa không đối không và tên lửa phòng không của đối phương, tích hợp có hiệu quả giữa tác chiến điện tử tự vệ và tác chiến điện tử mang tính tấn công.

Thêm một điều nữa là, ở đây còn có thể bao gồm vũ khí vi ba (sóng cực ngắn), trực tiếp tiêu diệt hệ thống điện tử và radar của đối phương.

Khả năng viễn tưởng hơn là dùng cường lực năng lượng điện từ định hướng mạnh “tiêm” thông tin vào các nút (node) yếu của hệ thống mạng đối phương, gây nhiễu loạn thậm chí làm tê liệt hệ thống chỉ huy tự động hóa (C4ISR) của đối phương, hoặc làm tê liệt các công trình dân dụng quan trọng như mạng điện, đường sắt, nhà máy nước, nhà máy lọc dầu, kiểm soát giao thông đô thị.

Tính năng tuyệt vời thì giá cả sẽ cao. Được biết, Không quân Mỹ chỉ riêng năm 2013 đã bỏ ra 4 tỷ USD kinh phí nghiên cứu chế tạo loại máy bay này; trong 5 năm tới sẽ còn tiếp tục bỏ thêm hàng tỷ USD “ngân sách đen”. Đơn giá cuối cùng của máy bay sẽ không thấp hơn 550 triệu USD.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom chiến lược B-52H của Mỹ.


Vũ khí tác chiến quan trọng thực hiện tư tưởng “tác chiến hợp nhất không-hải quân”

Trong bối cảnh cắt giảm ngân sách quốc phòng, Mỹ còn muốn bỏ ra kinh phí khổng lồ cho nghiên cứu phát triển máy bay ném bom tầm xa mới, trên thực tế có liên quan tới tư tưởng “tác chiến hợp nhất không-hải quân” được đưa ra trong mấy năm gần đây và chiến lược quân sự mới vừa được công bố.

Đầu tháng 2/2012, Bộ trưởng Không quân Mỹ Michael Donley từng tuyên bố, mặc dù căn cứ vào yêu cầu cắt giảm ngân sách quốc phòng, Không quân sẽ cắt giảm gần 10.000 quân và 286 máy bay trong năm tài khóa 2013, bắt đầu từ tháng 10/2012.

Nhưng, việc làm này phải bảo đảm được cho sức chiến đấu cốt lõi không bị ảnh hưởng, trong khi đó lực lượng máy bay ném bom hiện có là một bộ phận quan trọng trong khả năng chiến đấu cốt lõi của Không quân Mỹ.

Chính trên cơ sở đó, xu thế giảm ngân sách của lực lượng máy bay ném bom tầm xa đã kéo dài 20 năm qua, đã được ngăn chặn trong năm nay, kinh phí nghiên cứu phát triển máy bay ném bom thế hệ mới sẽ được đảm bảo đầy đủ.

Lực lượng máy bay ném bom tầm xa gồm B-2A, B-1B và B-52 cũng là lực lượng chủ chính của Trung tâm Chỉ huy Tấn công Toàn cầu – Không quân Mỹ (GSC), được thành lập tháng 1/2009.

GSC phụ trách quản lý thống nhất, huấn luyện và chỉ huy lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược của Không quân Mỹ. Một học giả Mỹ cho rằng, dự tính ban đầu trong việc thành lập tổ chức này chính là bảo đảm cho Mỹ có khả năng “tiêu diệt một lần tất cả lực lượng hạt nhân tầm xa của Nga hoặc Trung Quốc”.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom siêu âm XB-70 từng được Mỹ nghiên cứu chế tạo nhưng đã từ bỏ do quá phức tạp.


Có phân tích cho rằng, sau khi chiến lược quân sự mới “quay trở lại châu Á” của Mỹ ra đời vào tháng 1/2012, Quân đội Mỹ đã đẩy nhanh rõ rệt việc điều chỉnh và bố trí lực lượng nhằm thực hiện tư tưởng “tác chiến hợp nhất không-hải quân”, mục đích trực tiếp của động thái này là áp chế sự phát triển khả năng quân sự “đối kháng khu vực” và “chống can dự” của Trung Quốc.

Với tư cách là một loại phương tiện tác chiến quan trọng thực hiện tư tưởng “tác chiến hợp nhất không-hải quân”, sau khi đưa vào biên chế, máy bay ném bom thế hệ mới của Mỹ chắc chắn sẽ giống như máy bay ném bom B-2A, B-52 được triển khai luân phiên ở căn cứ không quân Anderson-Guam, khi đó tác dụng răn đe, uy hiếp quân sự của Không quân Mỹ đối với Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục được tăng cường.

http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng máy bay ném bom tàng hình PAK-DA của Nga.

>> Không quân Trung Quốc sẽ đuổi kịp tiêu chuẩn của phương Tây?


Báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc năm 2012 đã nhấn mạnh đến tự chủ sáng tạo khoa học công nghệ, trong đó có lĩnh vực quân sự.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu JH-7 do Trung Quốc tự sản xuất.


Trong báo cáo công tác chính phủ “Lưỡng hội” năm nay (2012), đã tăng thêm 4 chữ “tự chủ sáng tạo” vào trước trình độ xây dựng vũ khí trang bị và khoa học công nghệ quốc phòng được hàng năm nhấn mạnh, tạo cho dư luận có cảm giác nó có “ý mới”.

Tân Hoa Xã viết, thực ra, từ máy bay chiến đấu J-10 thường xuyên xuất hiện ở các triển lãm hàng không quốc tế những năm gần đây cho đến máy bay chiến đấu tàng hình J-20 do Trung Quốc tự sản xuất và gây chú ý đặc biệt trên mạng hiện nay, việc “tự chủ sáng tạo” phát triển, xây dựng trang bị của Không quân Trung Quốc đã gây được “ấn tượng sâu sắc”.

Tân Hoa xã dẫn bài phỏng vấn của phóng viên mạng “Phát thanh Trung Quốc”, người trả lời phỏng vấn là đại biểu Nhân đại (Quốc hội) Trung Quốc, nguyên Bộ trưởng Bộ Trang bị Không quân Trung Quốc, Thiếu tướng Ngụy Cương.

Xung quanh nội dung “tự chủ sáng tạo” được báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc nhắc tới, tướng Ngụy Cương cho rằng, báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc lần này có một đoạn trình bày riêng về tập trung thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ.

Trong xây dựng quân đội, xây dựng vũ khí trang bị, cũng đề xuất tự chủ sáng tạo. Báo cáo đã coi sáng tạo khoa học công nghệ làm con đường tất yếu để phục hưng dân tộc, sự nhận định này là rất chính xác.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-10 do Trung Quốc tự sản xuất.


Ngụy Cương cho rằng, những gì dư luận nhìn thấy chỉ là những vũ khí trang bị có hình thù, còn sự sáng tạo khoa học công nghệ đằng sau thì không nhất định có thể nhìn thấy. Xa rời sáng tạo khoa học công nghệ thì không giành được những thành quả xây dựng vũ khí trang bị như vậy.

Ông cho rằng, những lĩnh vực của Trung Quốc bị phương Tây phong tỏa thì lại phát triển càng nhanh. Những năm gần đây, trong những thành quả xây dựng phát triển vũ khí trang bị của Không quân Trung Quốc, mọi người có thể nhìn thấy những thành quả phản ánh sự sáng tạo của toàn bộ hệ thống khoa học công nghệ của Trung Quốc.

Ngụy Cương nhấn mạnh, báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc phải tiếp tục nhấn mạnh sáng tạo, đóng vai trò thúc đẩy quan trọng đối với tiến bộ khoa học công nghệ của Trung Quốc, xây dựng vũ khí trang bị của Quân đội Trung Quốc.

Ngoài JH-7 (Phi Báo, Feibao, FBC-1), Hiêu Long (JF-17) và J-10, hiện nay còn có máy bay chiến đấu tàng hình đang được Trung Quốc phát triển, thu hút sự chú ý của dư luận.

Ngụy Cương cho rằng, đây là những thành quả tự chủ sáng tạo của Trung Quốc. Ông cho biết, J-10 đã được phát triển nhiều năm trên nền tảng J-9, không phải là sao chép, mà là tích lũy kết quả sáng tạo trong nhiều năm.

Nhiều kiểu cỡ mới ra đời cũng không phải là sao chép. Nhìn vào bề ngoài, so với các máy bay chiến đấu cùng thế hệ của các nước khác, rõ ràng là nó có sự khác biệt rất lớn.

Theo Ngụy Cương, những kiểu máy bay chiến đấu này thích hợp với tình hình quốc gia của Trung Quốc, thích hợp với nhu cầu của Quân đội Trung Quốc, hoàn toàn không phải rập khuôn kiểu máy bay của nước ngoài.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất.


Ngụy Cương nói rằng, bản thân ông hiểu rất rõ cả nhập khẩu trang bị và tự chế tạo trang bị của Trung Quốc.

Nói về tính năng tác chiến của một loại vũ khí trang bị đơn lẻ, thì có thể so sánh chiều ngang như báo giới thường làm. Nhưng đối với một quân đội, điều cần nhấn mạnh là khả năng tác chiến hệ thống, đó là khả năng tác chiến hệ thống trong điều kiện thông tin hóa.

Nếu muốn lấy các loại vũ khí trang bị khác nhau xây dựng thành một hệ thống, mà những vũ khí này mua của nước này nước kia, nhìn thì đẹp, nhưng việc xây dựng thành hệ thống và sử dụng rất khó khăn.

Đối với vũ khí trang bị nhập khẩu, Ngụy Cương cho rằng, từ bảo dưỡng, bảo trì đến khả năng tự giải quyết một số vấn đề, gồm cung cấp linh kiện hậu mãi đều sẽ tồn tại rất nhiều vấn đề.

Tỷ lệ hoàn hảo của vũ khí trang bị khó bảo đảm được, bảo dưỡng bảo trì khó khăn, linh kiện, đạn dược và hệ thống thông tin trên không đều không thông dụng – những thứ này không thể tạo thành một hệ thống vũ khí trang bị có hiệu quả.

Ngụy Cương cho rằng, việc đi theo con đường tự chủ sáng tạo là rất khó khăn, nhưng rất đáng khâm phục. Việc báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh đến sáng tạo khoa học công nghệ, tự chủ sáng tạo là rất đúng đắn.

Vì vậy, những hệ thống hiện nay của Trung Quốc có ưu thế hơn không ít quốc gia. Trung Quốc đã xây dựng hệ thống vũ khí trang bị độc đáo của mình, những năm gần đây có tiến bộ rất lớn.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển.


Ngụy Cương cho biết, trước đây các nước phát triển phương Tây coi thường sự sáng tạo khoa học công nghệ, xây dựng trang bị hệ thống vũ khí của Trung Quốc, nhưng hiện nay họ tương đối khâm phục.

Có thể nói, trước đây Trung Quốc không theo kịp họ, nhưng hiện nay, Trung Quốc tiến sát sau lưng họ. Còn có khoảng cách, nhưng không phải là khoảng cách quá lớn.

Ngụy Cương cho rằng, sáng tạo khoa học công nghệ trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng thực sự rất có ý nghĩa đối với tiến bộ xã hội, sự phát triển kinh tế quốc dân. Nhìn vào lịch sử, có rất nhiều ví dụ điển hình.

Công nghệ cao trong lĩnh vực quân sự cuối cùng đều được sử dụng cho dân dụng. Chẳng hạn như công nghệ vũ trụ, công nghệ hàng không, công nghệ vi điện tử (microelectronics), công nghệ máy tính, công nghệ hạt nhân đều từ lĩnh vực quân sự chuyển sang dân dụng.

Cụ thể hơn, vật liệu cần dùng cho máy bay dân dụng hiện nay phần lớn do máy bay quân sự đi trước. Rất nhiều linh kiện điện tử then chốt ban đầu của nó gồm công nghệ thiết kế, điều kiện thực nghiệm đều do máy bay quân sự đi trước.

Lực lượng bay thử đều được đào tạo trên máy bay quân sự, hiện nay chuyển sang bay những máy bay dân dụng. Cho nên, việc đầu tư cho quốc phòng, đầu tư nguồn nhân lực, tài chính, vật lực cho tự chủ sáng tạo nghiên cứu khoa học vũ khí trang bị là rất có giá trị.

Ngụy Cương khẳng định rằng, những đầu tư lớn cho quân sự, nhìn từ góc độ thương mại, lúc bắt đầu thì đầu tư không có lời, thường dùng cho lĩnh vực quân sự. Nhưng, sau khi có thành quả, lại chuyển hóa vào quá trình phát triển kinh tế. Về lâu dài, việc đầu tư cho lĩnh vực xây dựng vũ khí trang bị là rất có lợi.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng Z-9 của Lục quân Trung Quốc.

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

>> Chiến lược mới về tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc


Tàu ngầm hạt nhân Type 095 sẽ giảm tiếng ồn tối đa, trang bị hệ thống phóng thẳng tên lửa hành trình DH-10, có thể trang bị vào năm 2015...


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Type 095 của Hải quân Trung Quốc được dân mạng lưu truyền.


Công tác nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân Type 095 và hệ thống phóng thẳng tên lửa hành trình liên quan đã tiến hành được một thời gian tương đối dài.

Hiện nay, Viện 713 đã có khả năng nghiên cứu chế tạo thiết bị phóng thẳng cho tàu chiến mặt nước (tàu nổi), trong đó thiết bị phóng thẳng HQ16 của tàu hộ tống tên lửa 054A cũng do Viện này nghiên cứu chế tạo.

Gần đây, trang mạng quân sự Trung Quốc đã tiết lộ một thông tin bất ngờ. Theo tiết lộ của tài liệu “Công lớn, đức cao: Kỷ niệm tròn 1 năm sự qua đời của Lưu Hoa Thanh”, năm 2005 chương trình tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ ba của Trung Quốc được xác định, sử dụng công nghệ lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ ba.

Theo quan điểm này, nếu không có gì bất ngờ, tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ ba của Trung Quốc sẽ nhanh chóng vén ra bức màn bí ẩn.

Tờ “Bình luận Quốc phòng Kanwa” Canada (Kanwa Defense Review) có bài viết cho rằng, với việc trang bị tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093, tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ tiếp theo của Hải quân Trung Quốc – tàu Type 095 đã trở thành tiêu điểm quan tâm của dư luận.

Thông qua những động thái nghiên cứu phát triển vũ khí mới của Quân đội Trung Quốc những năm gần đây, đặc biệt là đặc điểm nghiên cứu phát triển tập trung coi trọng tên lửa hành trình và vũ khí tấn công của tàu sân bay, có thể phán đoán được ý tưởng thiết kế cơ bản của tàu ngầm hạt nhân Type 095.

Chuyên gia chiến lược Hải quân Mỹ Bill Gertz cho biết, tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 của Hải quân Trung Quốc chỉ chế tạo không đến 5 chiếc, sở dĩ làm như vậy là vì, Quân đội Trung Quốc đã tập trung chú ý đến tàu ngầm hạt nhân tấn công mạnh hơn lớp mới.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm tầm xa YJ-62 của Trung Quốc.


Bill Gertz cho biết, có nguồn tin đáng tin cậy cho biết, công tác thiết kế tàu ngầm hạt nhân tấn công 095 kiểu mới nhất kết thúc vào tháng 3/2007, hiện đã có 3 chiếc đưa vào chế tạo.

Trên nền tảng 093, tiếng ồn của 095 sẽ tiếp tục giảm đến mức tiếng ồn của môi trường biển (gần 90 db, hay đề-xi-ben), hơn nữa vũ khí của tàu ngầm sẽ mạnh hơn. Việc biên chế loại tàu ngầm mới này sẽ tạo ra mối đe dọa to lớn cho Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

Phương Tây phổ biến suy đoán rằng, tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 095 sẽ áp dụng tất cả các biện pháp giảm ồn mới nhất. Xét thấy công nghệ cùng loại trên cỗ máy tinh vi của Nhà máy công cụ Thẩm Dương-Trung Quốc, ngay trên tàu ngầm lớp Tống đã bắt đầu áp dụng hệ thống đẩy chân vịt 7 chèo, cho nên tàu 095 mới nhất chắc chắn sẽ áp dụng công nghệ bơm đẩy kiểu mới hơn.

Về vũ khí trang bị, tàu 095 càng có bước nhảy vọt, ngoài trang bị tên lửa chống hạm hặng nặng siêu âm YJ-62 và tên lửa chống tàu ngầm CY-3 tiên tiến hơn, sẽ còn có hệ thống phóng thẳng đứng, có thể phóng tên lửa hành trình tấn công đối đất phóng từ tàu ngầm DH-10 phiên bản cải tiến, tầm phóng của loại tên lửa này có thể đạt 2.000 km, có thể tấn công các mục tiêu tung thâm của đối phương.

Những tranh luận có liên quan đến “tàu ngầm hạt nhân Type 095 có phải phóng thẳng tên lửa hành trình tấn công đối đất hay không” là tiêu chí tối đa phân biệt tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới của Hải quân Trung Quốc với các tàu ngầm hạt nhân tấn công trước đây.

Dựa trên kinh nghiệm trước đây, đặc điểm phát triển của tàu ngầm hạt nhân tấn công của Liên Xô cũ có thể có ảnh hưởng rất lớn đối với Trung Quốc. Nhìn vào truyền thống nghiên cứu phát triển tàu ngầm hạt nhân tấn công, tăng cường khả năng tấn công tầm xa cho tên lửa hành trình của họ là tất yếu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Akula của Nga, có tiếng ồn khoảng 115-120 db.


Tư duy tàu ngầm lớp Akula và phiên bản cải tiến Akula-U của Liên Xô cũ trên thực tế gợi mở rất lớn cho Trung Quốc, trang bị tên lửa hành trình tấn công đối đất phóng ngầm SS-N-21 có tầm phóng 3.000 km, là điểm nổi bật nhất của toàn bộ tàu ngầm hạt nhân Akula-U.

Do sự lạc hậu trong nghiên cứu chế tạo hệ thống phóng thẳng đứng, Hải quân Liên Xô cũ và Nga buộc phải sử dụng ống phóng ngư lôi để phóng tên lửa hành trình tấn công đối đất phóng ngầm SS-N-21.

Tư duy phát triển của Hải quân Mỹ cũng tương đồng, 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược lớp Ohio thậm chí được cải tiến thành tàu ngầm tấn công phóng tên lửa hành trình. Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Sea Wolf và Los Angeles đều có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk.

Điều đáng chú ý là, phương thức phóng tên lửa hành trình trong tương lai đang hướng tới công nghệ phóng thẳng đứng, đây chính là mục đích chính nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ. Phía trước của vỏ tàu ngầm Virginia đã lắp đặt 8 hệ thống phóng thẳng đứng, dùng cho phóng tên lửa hành trình Tomahawk.

Trên nền tảng bối cảnh lịch sử này, tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 của Hải quân Trung Quốc chắc chắn không phải ngoại lệ, đó chính là lấy phóng tên lửa hành trình làm nhiệm vụ chính, hơn nữa khi cần thiết sẽ từ phóng ống ngư lôi dần dần quá độ sang phát triển hệ thống phóng thẳng đứng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Ohio Mỹ trang bị tên lửa hành trình.


Viện 713 của Hải quân Trung Quốc nghiên cứu chế tạo vũ khí đồng bộ cho tàu ngầm 095

Nhìn từ góc độ phóng thẳng tên lửa hành trình tấn công đối đất, tên lửa hành trình DH-10 đã công khai trưng bày, rất nhiều dấu hiệu cho thấy, tên lửa hành trình này sẽ thông dụng trong 3 quân chủng, đây cũng là mô hình cơ bản phát triển tên lửa hành trình chiến lược của Mỹ và Liên Xô cũ.

Tên lửa hành trình DH-10 phiên bản phóng từ trên không đã xuất hiện trên máy bay ném bom chiến lược H-6K, thậm chí có tin cho biết, tên lửa hành trình DH-10 của Hải quân Trung Quốc cũng đã hoàn thành công tác cải tiến, mặc dù tin này còn chưa thể xác nhận, nhưng cuối cùng sẽ cải tiến theo phương diện này, tức giống với tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula của Nga.

Đến nay, nhìn vào các bức ảnh công khai của tàu ngầm 093, hoàn toàn không phát hiện được thiết bị phóng thẳng, công nghệ này hiện còn hơi sớm đối với Trung Quốc, vì vậy mặc dù phiên bản cải tiến 093G tương lai phát triển theo hướng này, cũng có thể sử dụng ống phóng ngư lôi 533 mm để phóng tên lửa hành trình DH-10.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình tầm xa DH-10 được dân mạng Trung Quốc lưu truyền.


Đối với tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095, đột phá lớn nhất là ở hệ thống phóng thẳng đứng. Đối với lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, đây sẽ là tiến bộ vượt thời đại, nhiệm vụ có ý nghĩa phi phàm này do ai đảm đương? Bài viết của Kanwa Defense Review tiết lộ, người đi đầu công nghệ hệ thống phóng thẳng của tàu chiến mặt nước Trung Quốc là Triệu Thế Bình rất có thể trở thành ứng cử viên cuối cùng.

Triệu Thế Bình hiện là thành viên nhóm chuyên gia nghiên cứu dự báo tên lửa chiến lược Hải quân, là thành viên nhóm chuyên gia phóng ngầm tên lửa chiến lược trang bị cho Hải quân.

Từ lâu, Triệu Thế Bình đã tiến hành công tác thiết kế thiết bị phóng và nghiên cứu công nghệ phóng tên lửa từ tàu ngầm, trước sau đã tham gia công tác tân trang một thiết bị phóng tên lửa đạn đạo “tàu ngầm đối đất” (hay: tiềm đối đất) và nghiên cứu chế tạo một loại thiết bị mang theo tên lửa “tàu ngầm đối hạm” (tiềm đối hạm),

hai thế hệ thiết bị phóng tên lửa đạn đạo “tiềm đối đất” của Trung Quốc, từng làm người phụ trách kỹ thuật cải tiến thiết bị phóng tên lửa “tiềm đối đất” XX-X, phó kiến trúc sư trưởng thiết bị phóng tên lửa XX-X và người phụ trách kỹ thuật nhiều chương trình trọng điểm công nghệ phóng tên lửa của tàu chiến, hiện là người phụ trách kỹ thuật hệ thống phóng tên lửa hành trình tàu XX, thiết bị phóng thẳng tên lửa hành trình tàu XX.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phóng thẳng của tàu hộ tống 054A Hải quân Trung Quốc.


Qua những thông tin này cho thấy, công tác nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân Type 095 và hệ thống phóng thẳng tên lửa hành trình có liên quan đã tiến hành được một thời gian tương đối dài.

Hiện nay, Viện 713 đã có khả năng nghiên cứu chế tạo thiết bị phóng thẳng tàu nổi, trong đó thiết bị phóng thẳng HQ16 của tàu hộ tống tên lửa 054A cũng là do viện này nghiên cứu chế tạo.

Có thừa khả năng đối phó với tàu ngầm mới nhất của Nhật Bản?

Căn cứ vào thống kê của Hải quân Mỹ, Trung Quốc hiện có 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo, 6 chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công và 53 chiếc tàu ngầm diesel tấn công, tổng cộng có 62 chiếc. Dự kiến đến năm 2020 hoặc 2025, tổng số sẽ tăng tới 75 chiếc.

Cách đây không lâu, cơ quan tình báo Hải quân Mỹ đã đưa ra báo cáo “Hải quân Trung Quốc – Hải quân hiện đại đặc sắc Trung Quốc”, báo cáo cho biết, tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 mới nhất của Trung Quốc được cải thiện về tiếng ồn, nhưng vẫn lớn so với tàu ngầm hạt nhân tấn công Akula của Liên Xô cũ.

Tàu ngầm 095 có triển vọng trang bị cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2015, mặc dù tiếng ồn vẫn rất lớn, nhưng những tàu ngầm kiểu mới này đã tốt hơn nhiều so với tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Hán và lớp Thương trước đây.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm - Hải quân Trung Quốc.


Mọi người đều biết, tàu ngầm tấn công được coi là “người bảo vệ của tàu sân bay”. Trong cụm chiến đấu tàu sân bay của Hải quân Mỹ, tàu ngầm hạt nhân tấn công thường đảm đương nhiệm vụ cảnh giới và phòng ngự rất quan trọng, bởi vì tàu ngầm có khả năng ẩn náu khá mạnh, có thể đầu tiên phát hiện được tàu nổi và tàu ngầm của đối phương, sau đó nhanh chóng báo động cho cụm chiến đấu tàu sân bay.

Do trong tương lai Hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu tàu sân bay, lực lượng chiếm ưu thế hiện nay – lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc chắc chắn sẽ đảm đương nhiệm vụ to lớn.

Như phương Tây dự đoán, tàu ngầm hạt nhân Type 095 có nhiều hệ thống sona công suất lớn phức tạp so với tàu ngầm thông thường, có thể phát hiện ra địch trước, khai hỏa tấn công trước.

Tên lửa săn ngầm CY-3 (Trường Anh-3) kiểu mới nhất, phóng từ tàu ngầm 095, có tầm phóng xa hơn 85 km so với CY-2, tên lửa CY-3 sẽ tiếp tục áp dụng thân đạn của tên lửa hành trình chống hạm YJ (Ưng Kích) và ngư lôi săn ngầm làm đầu đạn.

Đối mặt với sự tấn công của tên lửa chống hạm tầm xa, cho dù là tàu ngầm thông thường AIP kiểu mới nhất của Hải quân Nhật Bản cũng không có hy vọng sống sót quay trở về, sử dụng động cơ AIP chỉ có tốc độ 3 hải lý/giờ, tên lửa săn ngầm thực sự là một mục tiêu bất động, cho dù khi đó hoạt động hết công suất cũng khó thoát.

Trong tương lai, tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 sẽ còn đảm đương nhiệm vụ quan trọng bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển ở Ấn Độ Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm thông thường AIP của Nhật Bản.


Nhiệm vụ giảm tiếng ồn vẫn nặng nề

Mặc dù tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 mới biên chế cho Hải quân Trung Quốc về mức độ tiếng ồn đã đạt mức tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles của Hải quân Mỹ, so với tàu ngầm lớp Virginia và Sea Wolf vẫn có khoảng cách, nhưng tàu 093 đã trang bị hệ thống sona phức tạp như tàu Sea Wolf.

Chúng gồm các hệ thống: sona kéo, sona mạn tàu, sona quanh thân tàu, có thể phóng các tên lửa chống hạm phóng ngầm YJ-83, YJ-62 và ngư lôi hạng nặng Y-6, đã áp dụng lò phản ứng hạt nhân kiểu mới, có tốc độ rất cao, đã tạo ra mối đe dọa rất lớn đối với hải quân các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản.

Một nhà nghiên cứu Trung Quốc từng cho biết, tính năng giảm tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân 093 còn chưa đạt được trình độ của tàu ngầm hạt nhân lớp Sea Wolf và tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Hải quân Mỹ, nhưng có thể tương đương tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles sau cải tiến.

Cũng có nhà phân tích dự báo, mức độ tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân lớp 093 Trung Quốc đã giảm đến mức tương đương tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga, rất có thể khoảng 110 db. Còn tín tiệu tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp 094 đã giảm đến khoảng 120 db.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Los Angeles - Hải quân Mỹ, có tiếng ồn 128 db.


Căn cứ vào quan điểm này, tính năng giảm tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp 094 còn chưa đạt tới trình độ tương tự tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Hải quân Mỹ, nhưng tương xứng với tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles.

Tuy nhiên, do thiếu nhiều thông tin hơn, rất khó đánh giá nguồn gốc của những “số liệu” và tính chất có thể so sánh.

Tạp chí “Bình luận Học viện Chiến tranh Hải quân” (Naval War College Review) Mỹ từng có bài viết cho rằng, có thể tưởng tượng, Trung Quốc đã đạt được thành quả khoa học tương đối quan trọng trên phương diện hệ thống đẩy của tàu ngầm hạt nhân.

Rất nhiều nguồn thông tin của Trung Quốc đều cho biết, Trung Quốc có được thành công trên phương diện phát triển lò phản ứng hạt nhân làm mát khí đốt ở nhiệt độ cao, nhưng thiết bị này thích hợp cho sử dụng trên tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới tiếp theo. Tiến bộ này được bên ngoài mô tả là “đột phá mang tính cách mạng”.

Có chuyên gia nói rõ là: “Lò phản ứng làm mát khí đốt ở nhiệt độ cao là công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay, thể tích của nó rất nhỏ, động lực mạnh, đồng thời tiếng ồn rất thấp – đối với tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới, đây là một hệ thống đẩy rất lý tưởng. Về điểm này, Mỹ và Nga đều còn chưa có đột phá”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 của Hải quân Trung Quốc.


Một quan điểm được các chiến lược gia phương Tây phổ biến thừa nhận là, quá trình phát triển hệ thống đẩy động cơ hạt nhân của Trung Quốc có khả năng trở thành tiêu chí tốt nhất phản ánh Trung Quốc có tham vọng trở thành một cường quốc quân sự toàn cầu thực sự hay không.

Không cần công khai đổi mới ắc-quy hay bổ sung nhiên liệu, nếu tính năng âm thanh tiên tiến và thao tác thích hợp, cho dù không tính tới khả năng chạy liên tục dưới nước, thì tàu ngầm động cơ hạt nhân vẫn là một loại vũ khí tác chiến lý tưởng, đặc biệt là tiến hành tác chiến liên tục ở các vùng biển rộng lớn.

Đối với Trung Quốc, lực lượng tàu ngầm hạt nhân sẽ trở thành một công cụ điều động lực lượng rất có hiệu quả, nó chắc chắn cũng sẽ được Quân đội Trung Quốc lựa chọn thực hiện nhiệm vụ này.

>> Mỹ, Hàn, Nhật phản ứng về kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên


Ngày 16/3, Triều Tiên đã công bố kế hoạch phóng vệ tinh vào tháng 4 tới khiến Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản có những lo ngại sâu sắc.

Ngày 16/3, sau khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thông báo kế hoạch phóng vệ tinh bằng tên lửa đẩy tầm xa trong tháng Tư tới, Mỹ cùng Hàn Quốc và Nhật Bản đã nhanh chóng có phản ứng lo ngại.


http://nghiadx.blogspot.com


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland cho rằng một vụ phóng như vậy sẽ tạo ra "mối đe dọa cho an ninh khu vực," đồng thời thể hiện sự "không nhất quán" với cam kết gần đây của Bình Nhưỡng về hạn chế, ngừng các vụ thử tên lửa tầm xa.

Theo người phát ngôn này, các Nghị quyết 1718 và 1874 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nghiêm cấm Triều Tiên thực hiện các vụ phóng có sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo.

Mỹ kêu gọi Bình Nhưỡng tuân thủ các cam kết quốc tế, trong đó có tất cả nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan và cho biết đang tham vấn với các đối tác quốc tế về phản ứng tiếp theo.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ra tuyên bố bày tỏ "lo ngại sâu sắc", cho rằng một vụ phóng vệ tinh như vậy sẽ vi phạm Nghị quyết 1874 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và "tạo ra một hành động nghiêm trọng đe dọa hòa bình, an ninh trên bán đảo Triều Tiên cũng như khu vực Đông Bắc Á."

Thông điệp từ Bộ Ngoại giao Hàn Quốc yêu cầu Bình Nhưỡng "ngừng ngay lập tức" kế hoạch trên và tuân thủ các cam kết quốc tế. Seoul nói rằng sẽ tham vấn chặt chẽ với các thành viên khác trong tiến trình đàm phán sáu bên để cố gắng ngăn ngừa vụ phóng vệ tinh.

Trong khi đó, Nhật Bản cũng yêu cầu Triều Tiên hủy bỏ kế hoạch phóng vệ tinh, nhấn mạnh bất cứ hoạt động nào như vậy cũng vi phạm luật quốc tế.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura tuyên bố: "Cho dù là vệ tinh hay tên lửa đạn đạo, đây cũng là sự vi phạm các nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc."

Theo quan chức này, vụ phóng có thể kéo lùi những nỗ lực hướng tới giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại."

Cùng ngày, Bình Nhưỡng cho biết trong khoảng thời gian từ 12-16/4 tới sẽ phóng vệ tinh ứng dụng Kwangmyongsong-3 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn tuyên bố của một phát ngôn viên Ủy ban Công nghệ Vũ trụ Triều Tiên cho hay vệ tinh do Triều Tiên tự nghiên cứu chế tạo này "sẽ được phóng về phía Nam từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Sohae đặt tại huyện Cholsan thuộc tỉnh Bắc Phyongan bằng tên lửa đẩy Unha-3."

Bình Nhưỡng nêu rõ đã lựa chọn một quỹ đạo bay an toàn để các mảnh vỡ do tên lửa đẩy Unha-3 tạo ra trong quá trình phóng không ảnh hưởng tới các nước láng giềng.

Bình Nhưỡng cũng sẽ "nghiêm chỉnh tuân thủ các các qui định quốc tế liên quan và sử dụng các vệ tinh khoa học-công nghệ vì mục đích hòa bình, đảm bảo minh bạch tối đa, qua đó góp phần thúc đẩy niềm tin của cộng đồng quốc tế và hợp tác trong lĩnh vực nghiêm cứu khoa học vũ trụ cũng như phóng vệ tinh."

Kế hoạch phóng vệ tinh trên được công bố chỉ 16 ngày sau khi Triều Tiên thông báo đồng ý ngừng các vụ thử tên lửa tầm xa, một phần trong thỏa thuận với Mỹ để dổi lấy việc Washington sẽ cung cấp 240.000 tấn viện trợ lương thực cho Bình Nhưỡng.

>> Đến lượt J-20 của Trung Quốc bị mổ xẻ


"Đến bây giờ, vẫn còn quá sớm để nói rằng Trung Quốc có khả năng chế tạo một chiếc máy bay phản lực thế hệ 5 từ đầu đến cuối".

Trong khi Bắc Kinh tự hào khi thấy hình ảnh của chiếc chiến đấu cơ tàng hình J-20 thế hệ 5 tự sản xuất rò rỉ trên mạng thì các nguồn tin ở Nga cho biết Trung Quốc vẫn tiếp tục mua động cơ phản lực quân sự và các phụ tùng thay thế của Nga. Điều đó cho thấy, quốc gia này có thể đang phải đối mặt với sự bế tắc về công nghệ.

"Đến bây giờ, vẫn còn quá sớm để nói rằng Trung Quốc có khả năng chế tạo một chiếc máy bay phản lực thế hệ 5 từ đầu đến cuối" - tờ RT dẫn lời Vasily Kashin, một nhà nghiên cứu từ Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ của Nga, cho biết.

J-20 - chiến đấu cơ thế hệ 5 của Trung Quốc



http://nghiadx.blogspot.com
J-20 do Trung Quốc tự sản xuất
J-20 (Mighty Dragon) thế hệ 5 của Trung Quốc là chương trình phát triển máy bay chiến đấu đòi hỏi phải có những bước tiến thực sự lớn.

Trong năm 2009, tướng He Weirong - Phó Tư lệnh lực lượng Không quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho rằng J-20 sẽ được biên chế vào lực lượng Không quân nước này trong khoảng từ năm 2017-2019.

J-20 đã thực hiện hơn 60 chuyến bay thử nghiệm gồm cả các màn nhào lộn trên không. Được chế tạo bởi Tổng công ty máy bay Thành Đô, đây là chiến đấu cơ hạng nặng đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất mà không cho thấy có sự sao chép công nghệ của nước ngoài. Nó trông không giống F-22 của Mỹ hay T-50 PAK-FA của Nga.

Mặc dù có ngoại hình khá đặc biệt, nhưng kỹ thuật chế tạo loại chiến đấu cơ này vẫn là một đề tài gây tranh cãi bấy lâu nay. Hiện J-20 đang sử dụng 2 động cơ phản lực AL-31F từ những chiếc Su-27 của Nga được đem vào Trung Quốc từ những năm 1980.

Trung Quốc đã cố gắng tự chế tạo động cơ cho J-20 thế hệ 2 nhưng việc bắt chước chế tạo động cơ AL-31F của họ đã không đem lại thành công như mong đợi vì chúng không đảm bảo được độ bền. Ngoài ra, một vấn đề nữa là AL-31F lại là động cơ thế hệ cũ.

http://nghiadx.blogspot.com
J-20


Mặc dù rằng Trung Quốc cố gắng bán những phiên bản máy bay bắt chước của Nga trên thị trường vũ khí quốc tế với mức giá vô cùng rẻ (giá một chiếc J-11 do Trung Quốc sản xuất chỉ có 10 triệu USD, trong khi một chiếc Su-27 của Nga cũng đã trên 30 triệu USD), nhưng quốc gia này vẫn tiếp tục mua động cơ của Nga với số lượng vượt xa sự cần thiết của việc bảo trì thường xuyên số máy bay mua từ Nga mà họ đang sử dụng.

Theo các nhà phân tích, nguyên do khiến Trung Quốc phụ thuộc vào động cơ của Nga vì quốc gia này vẫn chưa thể tự sản xuất được và ngoài Nga, không có một cường quốc vũ khí nào đồng ý bán cho Bắc Kinh bất kể thứ gì như thế.

http://nghiadx.blogspot.com
Tại sao Trung Quốc cần máy bay chiến đấu 4++ của Nga?


Tuần trước, Moscow và Bắc Kinh đồng loạt tuyên bố về việc Trung Quốc đang tìm kiếm hợp đồng mua 48 chiếc tiêm kích đa chức năng Su-35 tổng trị giá 4 tỷ USD của Nga mà giới phân tích cho rằng nguyên do chính đằng sau thương vụ mua bán lớn này chính là các động cơ.

S-35 của Nga mang động cơ mà Trung Quốc đang cần để khởi động chiếc J-20 5G Su-35 sở hữu động cơ AL-41F1C cho phép nó để đạt được tốc độ siêu thanh mà không cần có động cơ đốt sau, một tính năng cơ bản của những chiến máy bay phản lực thế hệ 5 (5G).

AL-41F1C là phiên bản tiên tiến của AL-41F1 (117C) từng được sử dụng trong quá trình thử nghiệm chiến đấu cơ thế hệ 5 của Nga

T-50 PAK-FA. Và AL-41F1C chính là thứ Trung Quốc đang cần và thèm muốn để khởi động chiếc J-20 5G của mình.

Trong năm 2010, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tới thăm Trung Quốc, Bắc Kinh đề nghị mua động cơ 117C, nhưng bị từ chối. Khi đó, Nga chỉ đồng ý bán máy bay lắp ráp và ngoài ra nhấn mạnh về việc ký kết một thỏa thuận chống bắt chước đặc biệt nhằm ngăn chặn Trung Quốc sao chép mẫu và các bộ phận của nó như đã từng xảy ra trước đây.

Yêu cầu đó của Moscow đã thành một trở ngại trong các cuộc đàm phán. Sau khi tin tức về thỏa thuận trên xuất hiện, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vội vàng lên tiếng phủ nhận.

http://nghiadx.blogspot.com
J-20 Trung Quốc trong chuyến bay thử nghiệm


"Trên thực tế, bất kỳ cuộc đàm phán nào với Trung Quốc đều luôn luôn diễn ra theo phương thức là: họ cố gắng mua rất nhiều (vũ khí) để xem xét và nhân rộng hết mức có thể. Đương nhiên, Nga nhận thức được các rủi ro như vậy và từ chối bán vũ khí với số lượng nhỏ " và Moscow biết rõ, Trung Quốc vẫn chưa thể tự thành lập được dây chuyền sản xuất các động cơ - ông Vasily Kashin, giải thích về động thái khôn ngoan của Trung Quốc để có được công nghệ của nước khác.

Con rồng Trung Quốc với động cơ của Nga

Theo dự đoán của ông Kashin, Bắc Kinh cuối cùng cũng có thể đạt được thỏa thuận mua động cơ của Nga để phục vụ cho chương trình chế tạo J-20 thế hệ mới của mình cũng như 4 loại máy bay khác mà quốc gia này sản xuất trên công nghệ "bắt chước" của Nga.

"Mua Su-35 để tháo dỡ lấy các bộ phận lắp ghép cho J-20 sẽ là một kế hoạch vô cùng tốn kém của người Trung Quốc " - ông Kashin nói.

"J-20 là một dự án kỹ thuật nguy hiểm vì nó không thể đảm bảo được rằng Trung Quốc sẽ đủ khả năng biên chế chúng vào lực lượng quốc phòng trong năm 2017 do một số dự án vũ khí đặc, bao gồm cả việc phát triển vũ khí đặc biệt và một ăng-tencủa nó vẫn chưa thể hoàn thành" - ông Kashin cho biết.

J-20 có khả năng phải bay bằng động cơ của Nga trong nhiều năm trước khi Trung Quốc có thể tự chế tạo một động cơ đáng tin cậy của riêng mình" - ông Kashin nhận định.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang