Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 2)

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 2)



Quá trình phát triển của xe tăng Mỹ luôn dựa trên quan điểm ứng dụng công nghệ hiện đại nhất vào thiết kế, tạo ra tiện nghi tối đa cho kíp lái trong vận hành và chiến đấu.

>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 1)

Ngày nay, vị thế của xe tăng trên chiến trường không còn như trước, nhưng đây vẫn là lực lượng tiến công quan trọng. Trong loạt bài này, Đất Việt sẽ giới thiệu những cỗ máy từng được mệnh danh là “vua chiến trường”.

Kỳ 2: Xe tăng Mỹ tìm lại danh dự

Ngôi sao xuất hiện từ những thất bại

Từ trước tới nay, Mỹ luôn ưu tiên phát triển không quân và hải quân, do đó, lực lượng tăng – thiết giáp của nước này không được thực sự coi trọng, đặc biệt từ sau tranh thế giới thứ 2, thời điểm các vũ khí chống tăng phát triển mạnh mẽ. Điều này cũng lý giải cho thất bại của xe tăng Mỹ trước các đối thủ Nga suốt một thời gian dài. Trong cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1965, Pakistan mất hơn 100 chiếc M-48. Cuộc chiến tranh 6 ngày giữa Israel với khối Arab (năm 1967), M-48 của Jordan đã bị hạ gục đau đớn bởi những chiếc tăng cổ lỗ M-4 Sherman được nâng cấp pháo 105mm.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà lực lượng xe tăng Mỹ không có “ngôi sao”. Đầu những năm 1960, gặp phải “ác mộng” T-62 của Liên Xô, Mỹ bắt tay với Đức phát triển dự án MBT-70.

Kiểu dáng MBT-70 khá thấp (chiều cao khoảng 1,9m) đi ngược lại thiết kế truyền thống của tăng Mỹ. Điểm mới đáng ngạc nhiên ở MBT-70 là nó được trang bị pháo cỡ 152mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, thiết bị nạp đạn tự động… những kỹ thuật chưa bao giờ xuất hiện trên xe tăng Mỹ.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhiều vấn đề kỹ thuật phức tạp nảy sinh, chi phí dự án tốn nhiều hơn so với dự tính. Cuối cùng, Mỹ và Đức đã “đường ai nấy đi”. Đức tập trung phát triển dự án mới và cho ra đời xe tăng Leopard 2, còn Mỹ điều phối lại chi phí và phát triển dự án XM815. Sau này được đổi tên thành XM1 – mẫu chế thử của xe tăng chiến đấu chủ lực mang tính cách mạng M1 Abrams.

Tiện nghi và an toàn hơn xe tăng Nga

Nếu như xe tăng Nga thiết kế theo tiêu chí rẻ, bền, tốt, kíp lái được huấn luyện để sửa chữa tăng trong điều kiện cần thì xe tăng Mỹ thiết kế tích hợp thiết bị điện tử công nghệ cao, giá cả đắt đỏ, đi kèm luôn có đội hình hậu cần đông đảo. Đặc biệt, trường phái thiết kế xe tăng của Mỹ luôn đề cao khả năng sống sót của tổ lái lên hàng đầu.

M1 Abrams chính thức đi vào phục vụ trong Lục quân Mỹ từ đầu năm 1980, Xe được ứng công nghệ giáp, điện tử tiên tiến trên thế giới. Toàn thân xe và tháp pháo của M1 được bọc loại giáp phức hợp. Biến thể M1A1 sau này còn được trang bị thêm lớp giáp Uranium nghèo để tăng khả năng phòng vệ trước các vũ khí chống tăng.


http://nghiadx.blogspot.com
Bên trong xe tăng M1 Abrams.

Bên trong xe Abrams, khoang chứa đạn đặt sau tháp pháo cách biệt với khoang chiến đấu bằng lớp cửa thép. Khoang chứa đạn có hai tấm ván trên nóc, trong trường hợp đạn phát nổ thì sức nổ sẽ thổi bay các tấm ván trên nóc giải phóng toàn bộ năng lượng ra ngoài xe mà không gây ảnh hưởng cho tổ lái. Đây cũng là một trong những điểm mà các chuyên gia Phương Tây luôn đưa ra để chê xe tăng Nga (các mẫu T-54/55, T-62, T-72, T-80, T-90 thì khoang chứa đạn nằm chung với khoang chiến đấu). Mỹ cũng đưa vào M1 thiết bị phòng vệ AN/VLQ-8A “soft kill” có khả năng gây nhiễu các loại tên lửa chống tăng.

Tất cả các vị trí trên xe đều lắp các thiết bị chuyên dụng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mỗi người: trưởng xe có 6 kính quan sát bao quát 360 độ quanh xe, thiết bị quan sát hồng ngoại độc lập hoạt động cả ngày/đêm, tự động quét khu vực, tự chuyển thông tin về mục tiêu cho pháo thủ; pháo thủ có kính ngắm chính, khí tài ảnh nhiệt; lái xe quan sát qua màn hình hiển thị tình trạng nhiên liệu, điện năng, thiết bị điện tử và kính quan sát hỗ trợ thiết bị hồng ngoại.

Ngoài ra, cũng như các dòng xe tăng hiện đại, M1 Abrams lắp thiết bị đo xa laser và máy tính điều khiển hỏa lực. Loại máy tính đạn đạo trên M1 sẽ tự động tính toán phần tử bắn dựa trên những thông tin thu được từ các sensor.

Có thể nói, M1 Abram được tích hợp nhiều công nghệ điện tử tiên tiến trợ giúp tối đa cho tổ lái trong cuộc chiến tranh hiện đại cần có độ chính xác cao và tốc độ nhanh.

Từ chối mang tên lửa

Sở hữu nhiều tính năng tiên tiến nhưng M1 Abrams cũng từ chối không ít công nghệ hiện đại. Xét về sức mạnh hỏa lực, trong khi Nga luôn tìm cách phát triển vũ khí cho xe tăng thì Mỹ lại có xu hướng rút gọn. Hỏa lực của M1 Abrams là một pháo nòng trơn 120mm M256 có khả năng bắn được hầu hết các loại đạn nhưng các nhà thiết kế kiên quyết từ chối việc phóng tên lửa qua nòng pháo.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo 120mm thể hiện sức mạnh.

M1 cũng không sử dụng máy nạp đạn tự động, do đó tốc độ nạp đạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật và sức khỏe của người nạp đạn, cũng như điều kiện địa hình.

M1 Abrams sử dụng loại động cơ tuốc bin khí đa nhiên liệu cho phép một xe tăng có trọng lượng lên tới gần 70 tấn di chuyển tốc độ 67km/h. Loại động cơ này có một nhược điểm lớn là tiêu tốn quá nhiều nhiên liệu.

“Dòng tăng cuối cùng” của Mỹ?

Người ta thường thấy hình ảnh các loại xe tăng T-80, T-90 của Nga bay lên khỏi mặt đất khi vượt chướng ngại vật. Nhưng đối với M1 Abrams không có chuyện đó, bánh xích vẫn bám sát mặt đường. Tuy nhiên, thao diễn là một chuyện, chiến đấu lại là chuyện khác.

Một trong những cuộc chiến chứng minh hiệu quả của M1 Abrams là cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991. Tại đây, các sư đoàn tăng M1 của Mỹ đối đầu với các xe tăng của Quân đội tăng Iraq trang bị chủ yếu xe tăng do Liên Xô sản xuất (T-54/55, T-62, T-72). Các xe tăng M1 Abrams đã đánh bại hoàn toàn các đơn vị tăng Iraq với con số thiệt hại tối thiểu chưa từng thấy. Theo số liệu do phía Mỹ công bố, tổng kết cuộc chiến tranh vùng Vịnh, chỉ có 18 chiếc M1 Abrams bị phá hủy (9 chiếc có thể khôi phục lại). Đồng thời, cần nhớ rằng T-72 mà Iraq sử dụng chưa hẳn là biến thể tiên tiến của T-72. Vì là biến thể xuất khẩu, T-72 của Iraq vẫn dụng giáp thép truyền thống (không có giáp phản ứng nổ, pháo tăng không có khả năng phóng tên lửa qua nòng, thiết bị ngắm bắn - quan sát có nhiều hạn chế…)

Tuy “tỏa sáng” nhưng M1 Abrams có thể là dòng tăng cuối cùng của Mỹ. Theo đó, Quân đội Mỹ có dự định dừng thiết kế xe tăng mới, chỉ duy trì cải tiến xe tăng M-1 Abrams. Trong chiến tranh hiện đại, vai trò của xe tăng đang có chiều hướng suy giảm. Ngay bản thân nước Nga – quốc gia có truyền thống coi trọng sức mạnh tăng – thiết giáp – số lượng xe tăng bị cắt giảm mạnh mẽ, sau khi Liên bang Xô Viết tan vỡ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang