Thay thế cho các tên lửa đường đạn khủng khiếp nhất thế giới R-36М2 Voyevoda mà phương Tây đặt biệt danh là “Quỷ sa tăng” (Satan) sẽ là các siêu tên lửa thế hệ 5. Tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) hạng nặng, bố trí trong giếng phóng mới đang được một trong những liên hiệp công nghiệp quốc phòng lớn nhất của Nga ở Podmoskovie (khu vực ngoại ô Moskva) phát triển. Trong lịch sử của liên hiệp này đã có những dự án tên lửa có tính đột phá nhất. Có thể tin tưởng, họ sẽ chế tạo được loại tên lửa đường đạn hạng nặng xứng đáng thay thế Voyevoda. Thời Liên Xô, từ khi nhận nhiệm vụ kỹ thuật về loại tên lửa mới cho đến khi đưa nó vào giếng phóng để trực chiến mất 8 năm. Khi được cấp kinh phí tốt và tăng cường độ nghiên cứu, tên lửa mới có thể xuất hiện trong giếng phóng giống như thời trước là sau 8 năm. Các chuyên gia NPO nhấn mạnh, các vấn đề như đã xảy ra khi chế tạo tên lửa phóng từ tàu ngầm Bulava là không thể có về nguyên tắc. Đương thời, các công trình sư Liên Xô/Nga vượt mọi đối thủ thế giới tuyệt đối về mọi mặt. Không một tên lửa chiến lược tối tân nào của Mỹ có được khả năng chiến đấu dù cho là gần gần với biến thể sơ khai đầu tiên của tên lửa hạng nặng R-36. Các giếng phóng tên lửa đường đạn hạng nặng của Nga được coi là tốt nhất thế giới. Chúng có thể bảo vệ chống mọi loại sóng xung kích và bức xạ (bức xạ và điện tử). Các tên lửa mới sẽ được che giấu tin cậy (AP). Việc phát triển loại tên lửa đường đạn mạnh nhất thế giới R-36, còn có ký hiệu 15PA14, bắt đầu vào năm 1969. Năm 1975, nó đã được nhận vào trang bị. Tiếp đó, đã thực hiện nhiều cải tiến quan trọng. Kết quả là 3 biến thể đã được đưa vào trang bị. Trong Hiệp ước START, các hệ thống tên lửa này sử dụng các tên lửa RS-20А, RS-20B, RS-20V. Theo hệ thống định danh NATO, tên lửa SS-18 Satan có 6 biến thể. Người Mỹ tính đến những cải tiến dù là nhỏ, còn Liên Xô chỉ tính những cải tiến lớn. Cái tên Satan được Mỹ đặt cho tên lửa đầu tiên R-36 (RS-20А). Người ta nói rằng, tên đó được đặt là do màu sơn đen của thân tên lửa. Tên lửa R-36 thuộc thế hệ 3. Cũng giống như R-36М, nó chỉ có ký hiệu hỗn hợp chữ-số. Chỉ có R-36М2 đưa vào trang bị cho Bộ đội Tên lửa chiến lược Liên Xô/Nga RVSN năm 1988 là được gọi tên là Voyevoda. R-36M2 đã là tên lửa thế hệ 4, mặc dù đây chỉ là biến thể hiện đại hóa rất sâu của tên lửa đầu tiên R-36. Tham gia làm việc cho dự án là cả Liên Xô, nhưng trách nhiệm chính là Ukraine, trước hết là Viện thiết kế (KB) Yuzhnoie, ở Dnepropetrovsk. Các công trình sư trưởng lần lượt là Mikhail Yangel và Vladimir Utkin. Việc chế tạo tên lửa rất khó khăn. Trong 43 lần phóng thử của lô đầu chỉ có 36 lần thành công (83,7%). Lần phóng thử đầu tiên của Voyvoda mùa xuân năm 1986 kết thúc bằng một thảm họa nghiêm trọng. Tên lửa bị nổ trên bệ, phá hủy hoàn toàn giếng phóng. Nhưng rất may là không có thiệt hại về người. Cuối cùng, Voyevoda đã trở thành tên lửa tin cậy nhất thế giới. Hạn sử dụng của tên lửa hiện được chính thức kéo dài lên đến 20, thậm chí có thể tăng hạn lên đến 25 năm. Đây là trường hợp hiếm có. Bởi vì, tên lửa thường xuyên được nạp các thành phần nhiên liệu lỏng hoạt tính mạnh và chất oxy hóa. Thế hệ mới của Voeyvoda về tính năng sẽ vượt tất cả các loại trước đó hiện có đang trực chiến. Tên lửa được bố trí trong các giếng phóng gần như bất khả xâm phạm. Chỉ có thể tiêu diệt chúng khi tên lửa hạt nhân đối phương bắn trúng chính xác trực tiếp. Còn nếu nổ cách giếng phóng Voyevoda vài trăm mét thì không có vấn đề gì. Tên lửa có thể xuất phát kể cả khi có bão bụi lửa đi kèm vụ nổ hạt nhân. Tên lửa cũng không ngán ngại bức xạ Roentgen dữ dội và các dòng neutron. Tên lửa có thể với tới hầu như mọi mục tiêu trên trái đất, với tầm bắn 11.000-16000 km tùy thuộc trọng lượng đầu đạn. Trọng lượng tối đa của phần chiến đấu tên lửa thế hệ 4 là 8.730 kg. Trong khi đó, các ICBM bố trí trong giếng phóng Minuteman III của Mỹ có tầm bắn đến 13.000 km, nhưng phần chiến đấu nặng có 1.150 kg. Kể cả ICBM mạnh nhất của Mỹ là tên lửa Trident phóng từ tàu ngầm thuộc các biến thể cuối cũng chỉ đưa đầu đạn nặng 2,8 tấn đi xa 11.000 km. Tất cả các tham số kỹ-chiến thuật của tên lửa đang thiết kế được bảo mật gắt gao, chỉ biết rằng, chúng vượt khả năng của các tên lửa Voyevoda hiện tại. So sánh tính năng 3 ICBM hàng đầu thế giới: Liên Xô đã chế tạo các loại đầu đạn khác nhau cho các biến thể và loại tên lửa Satan. Đầu đạn khủng khiếp nhất có đương lượng nổ 25 MT (1MT tương đương 1 triệu tấn TNT). Hiện nay, trực chiến chỉ có các tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có đương lượng nổ 0,75 MT. Tức là đương lượng nổ tổng cộng là 7,5 MT, quá đủ để gây tổn thất không thể khắc phục cho đối phương tại khu vực bị tấn công. Module đầu tên lửa chứa các đầu đạn có vỏ giáp bảo vệ vững chắc. Ngoài ra, nó còn mang theo nhiều mục tiêu giả để tạo cảm giác một cuộc tấn công siêu ồ ạt cho các radar của các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. Theo các chuyên gia NATO, trong điều kiện đó thì không thể phân biệt các đầu đạn thật. Ngày nay, tất cả các tên lửa đường đạn hạt nhân đều mang các mục tiêu giả. Nhưng ở tên lửa Voyevoda, người ta đã làm được mục tiêu giả có các trường vật lý giống hoàn toàn đầu đạn thật. Lực lượng RVSN thời Liên Xô đã triển khai 308 hệ thống Satan trong biên chế 5 sư đoàn tên lửa. Hiện nay, Nga còn duy trì 74 bệ phóng với tên lửa Voyevoda. Ngay cả sau khi “về hưu”, các tên lửa này vẫn tiếp tục phục vụ trong ngành dân sự. Các tên lửa R-36М rút khỏi trực chiến đã được cải hoán thành tên lửa đẩy vũ trụ thương mại Dnepr. Bằng loại tên lửa này, đã đưa lên quỹ đạo gần 40 vệ tinh nước ngoài có chức năng khác nhau. Đã có một trường hợp tên lửa vẫn hoạt động tốt sau khi trực chiến 24 năm. Năm 1991, KB Yuzhmah đã phát triển thiết kế hệ thống tên lửa thế hệ 5 R-36М3 Ikar, nhưng cuối cùng bế tắc. Hiện nay, các tên lửa hạng nặng thế hệ 5 thật sự, chứ không phải là tên lửa cải tiến tiếp, đang được Nga nghiên cứu chế tạo. Tên lửa này sẽ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất. Song cần phải nhanh chân vì từ năm 2014, các tên lửa Voyevoda dù là tin cậy những đã cũ sẽ bắt buộc phải loại biên. PM (theo RG) |
Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011
>> Khám phá siêu tên lửa thế hệ 5 của Nga
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét