Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa Tomahawk

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Tomahawk. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Tomahawk. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Buk-M2E có thực sự là chỗ dựa của Syria khi đối đầu với Tomahawk

Với khả năng bắt mục tiêu bay thấp rất tốt, độ chính xác cao, tấn công đồng thời nhiều mục tiêu… Buk-M2E được xem là "át chủ bài" của Syria chống Tomahawk.

>> Tìm hiểu "Ba ngón tay Thần chết"


Tomahawk đã rất thành công trong vai trò kẻ lĩnh ấn tiên phong trong các cuộc chiến gần đây do Mỹ và đồng minh phát động. Tuy nhiên, nếu được dùng tại Syria thì loại tên lửa hành trình khét tiếng của Mỹ sẽ phải đối mặt với một hậu duệ xuất sắc của hệ thống phòng không "3 ngón tay thần chết" do Liên Xô/ Nga phát triển.

Nga đã chuyển gia số lượng lớn hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2E cho Syria trong giai đoạn 2010-2012 (có nguồn tin cho là khoảng 48 hệ thống) và sau đó lần đầu xuất hiện trong cuộc tập trận của Quân đội Syria vào năm 2012.

Hậu duệ của "3 ngón tay thần chết"

Hệ thống tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E là biến thể mới nhất trong "gia đình" họ tên lửa Buk (cây sồi). Hệ tên lửa tự hành này có khả năng tiêu diệt rất nhiều loại mục tiêu bay như máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình, đạn pháo phản lực, các loại bom...và cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước có phản xạ sóng radar.

Buk được Liên Xô chế tạo vào đầu những năm 1970 như là một sự phát triển kế thừa của tên lửa 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6 Gainful) hay còn được mệnh danh là “3ngón tay thần chết” từ sau những chiến tích lừng lẫy tại Trung Đông. Biến thể đầu tiên của hệ thống Buk là 9K37 (NATO định danh là SA-11). Đến 9K-317 “Buk-M2” là kết quả của rất nhiều lần cải tiến, nâng cấp, nó được phương Tây định danh là SA-17 Grizzly. Biến thể xuất khẩu của Buk-M2 chính là 9K-317E Buk-M2E hay còn được gọi là Ural – được bán cho Syria.


Hệ thống phòng không Buk - www.tiquansu.net
Hệ thống phòng không Buk là sự phát triển mang tính kế thừa từ 2K12 Kub (trong ảnh).

So với các hệ thống Buk trước kia, Buk-M2E đã mạnh hơn nhiều, đặc biệt về radar và tên lửa. Điều đó càng làm tăng tính “sát thủ” cho một trong những tổ hợp phòng không tầm trung hàng đầu thế giới. Việc sở hữu được nhiều tổ hợp này đã tăng cường đáng kể sức mạnh của lực lượng phòng không Syria. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện tại, khi Damascus phải đang đối diện với nguy cơ từ một cuộc tấn công đến từ Mỹ và các đồng minh Nato.

Nếu chiến tranh Syria bùng nổ thì gần như có thể chắc chắn, Mỹ sẽ lại khai hỏa tên lửa hành trình Tomahawk bên cạnh chiến thuật chế áp phòng không đối phương (SEAD) để mở màn. Trong hoàn cảnh đó, Buk-M2E có thể là vũ khí lợi hại để đánh bại Tomahawk và chiến thuật SEAD. Để trả lời câu hỏi, tại sao Buk-M2E lại có khả năng như vậy thì chúng ta cần phải tìm hiểu rõ hơn về tổ hợp này.

“Mổ xẻ” thành phần Buk-M2E

Cấu trúc đầy đủ của tổ hợp Buk-M2E gồm 2 phần: phần chiến đấu và hỗ trợ đảm bảo chiến đấu.

- Phần chiến đấu tiêu chuẩn gồm: xe chỉ huy 9S510E; một xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1-3E; một xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E; 6 xe phóng tự hành 9A317E; 6 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E và 48 đạn tên lửa 9M317.

- Phần đảm bảo chiến đầu gồm: xe trở đạn Ural-5323; xe cẩu nạp đạn 9T31M1; bảo dưỡng kỹ thuật 9V36; xe sửa chữa 9V937, 9V938, 9V894 M1-3E; xe hỗ trợ AG3-M1....


Xe chỉ huy 9S510E - www.tinquansu.net
Xe chỉ huy 9S510E.

Trong phần chiến đấu của tổ hợp, xe chỉ huy 9S510E giữ vai trò trung tâm điều phối hoạt động và liên kết các thành phần khác. 9S510E có nhiệm vụ tự động thu thập, xử lý, đánh giá và hiển thị tình báo đường không trong vùng trời trực ban cũng như trạng thái sẵn sàng chiến đấu của tổ hợp, trên cơ sở đó tổ chức quản lý chặt chẽ các mục tiêu bay để phân công và chỉ huy các xe chiến đấu trong tổ hợp tiêu diệt.

>> Kỷ nguyên 'Dân chủ Tomahawk'

Xe chỉ huy 9S510E thu thập tình báo đường không từ mạng tình báo xa và mạng tình báo nội bộ gồm xe radar trinh sát nhìn vòng 9S18M1-3E, xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa chống mục tiêu bay thấp 9S36E và các radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa trên 6 xe phóng 9A316E. Việc phân công và chỉ huy xạ kích tốp mục tiêu cho các xe phóng có thể được xe 9S510E thực hiện theo 2 phương pháp bằng tay và tự động. Xe chỉ huy cũng đóng vai trò theo dõi, đánh gia và phân tích kết quả sau khi tên lửa được khai hỏa.


Radar trinh sát mục tiêu 9S18M1E - www.tinquansu.net
Xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1E.

Xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1E là tổ hợp radar tự hành sử dụng băng sóng cm để phát hiện và chỉ thị mục tiêu cho xe chỉ huy 9S510E qua tín hiệu vô tuyến. Ăng ten của xe được thiết kế dưới dạng mảng phát xạ cưỡng bức khe phẳng, có chế độ quét không phận kết hợp giữa quét chùm điện tử và quét cơ khí. 9S18M1E có thể phát hiện các mục tiêu cách nó 160km. Radar làm việc theo chế độ quét thường xuyên hoặc luân phiên tùy vào yêu cầu nhiệm vụ.

Xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E sử dụng băng sóng cm có công dụng chính để tìm kiếm, phát hiện, bám đuổi, chiếu xạ các mục tiêu bay thấp hoặc cực thấp cho tên lửa trang bị đầu dẫn radar bán chủ động bám sát mục tiêu ở giai đoạn cuối và điều khiển tên lửa bằng lệnh hiệu chỉnh vô tuyến ở giai đoạn hành trình.

Khối ăng ten của xe được thiết kế dưới dạng mảng phát xạ cưỡng bức pha gắn trên cần nâng dài 21m, có chế độ quét chùm điện tử trên hai mặt phẳng kết hợp với việc điều chỉnh phương vị quét cơ khí.


Xe radar chiếu xạ mục tiêu 9S36E - www.tinquansu.net
Xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E.

Radar có thể cùng lúc phát hiện được 10 mục tiêu, bám sát và điều khiển tên lửa diệt 4 mục tiêu, với cự ly phát hiện 120km đối ở độ cao 3km, từ 30km tới 35km ở độ cao từ 10m tới 15m. Xe radar 9S36E vận hành theo chỉ lệnh của xe chỉ huy 9S510E qua tín hiệu vô tuyến, cự ly tối đa giữa 2 xe này là 10km.

Xe phóng tự hành 9A317E giữ vai trò cung cấp hỏa lực chính cho cả hệ thống 9K-317E. Xe được trang bị radar đa năng, thiết bị quang truyền hình, ảnh nhiệt bên cạnh thiết bị liên lạc vô tuyến để kết nối với các thành phần trong hệ thống. Bệ phóng có 2 cần phóng, mỗi cần phóng có 2 ray phóng để gắn 2 tên lửa, có thể quay để chỉnh hướng tên lửa về phía mục tiêu theo chỉ lệnh của xe chỉ huy.

Đài radar đa năng thực hiện các chức năng tìm kiếm, phát hiện, nhận diện mục tiêu, tính toán đường bắn, hiệu chỉnh tên lửa sau khi phóng, chiếu xạ hỗ trợ tên lửa bắt mục tiêu ở giai đoạn cuối. Radar đa năng trên xe phóng tự hành 9A317E sử dụng an-ten mảng cưỡng bức pha lái chùm điện tử.


9A317E - www.tinquansu.net
Xe phóng tự hành 9A317E.

Nó có khả năng phát hiện các mục tiêu có tiết diện phản xạ hiệu dụng từ 1-2m2 và bay ở độ cao 3km là trên 20km và bay ở độ cao 15m là từ 18-20 km. Radar có thể phát hiện, bắt bám đồng thời 10 mục tiêu và điều khiển tên lửa tấn công 4 mục tiêu. Kính ngắm 2 kênh ảnh nhiệt và quang truyền hình cho phép xe phóng có thể độc lập chiến đấu phòng không trong điều kiện đêm tối, khí tượng phức tạp và bị đối phương chế áp điện tử mạnh.

Thiết bị liên lạc vô tuyến dùng để nhận lệnh từ xe chỉ huy 9S510E, phát tín hiệu phòng không cũng như điều kiển trực tiếp 1-2 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E. Cự ly tối đa khi bố trí trận địa giữa xe phóng tự hành 9A317E với xe chỉ huy 9S510E là 10 km, giữa xe phóng tự hành 9A317E với xe phóng chấp hành 9A316E là 500m.

9A316E - www.tinquansu.net
Xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E.

Xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E, là xe chấp hành của xe phóng chính 9A317E, có kết cấu bệ phóng tương tự như xe chính. Ngoài 4 tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng, xe phóng chấp hành 9A316E còn mang theo 4 tên lửa dự trữ trên khay giữ ngay dưới bệ phóng để có thể tiếp đạn cho xe phóng chính ngay trong lúc tác chiến. Cự ly tối đa khi bố trí trận địa giữa xe phóng chấp hành 9A316E với xe phóng tự hành 9A317E là 500 m.

Đạn tên lửa phòng không có điều khiển 9M317E có khả năng tiêu diệt các dạng mục tiêu bay hiện đại như tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay cường kích, tiêm kích, máy bay ném bom chiến lược, trực thăng vũ trang và các loại mục tiêu phản xạ vô tuyến điện từ trên mặt đất, mặt nước.

So với đạn tên lửa của các thế hệ Buk trước, 9M317E vẫn giữ nguyên kiểu thiết kế cánh hình chữ thập, cánh lái nhỏ sau cánh nâng nhưng cánh nâng của đạn mới ngắn hơn. Đạn có chiều dài và buồng đốt lớn hơn, khối lượng 715kg, chiều dài 5,55m, đường kính thân 0,4m, sải cánh 0,86m, tốc độ tối đa của mục tiêu bị xạ kích 1.200 m/s, mức độ quá tải tối đa 24G.

Tên lửa 9M317E - www.tinquansu.net
Đạn tên lửa tầm trung 9M317E trên bệ phóng.

Đạn tên lửa 9M317E lắp khối chiến đấu nặng 70kg với bán kính diệt mục tiêu 17m. Đạn lắp đầu tự dẫn đa chế độ gồm: tự lái quán tính có hiệu chỉnh vô tuyến pha giữa và radar bán chủ động pha cuối). Đạn có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 3-50km, độ cao từ 25m tới 25km.

Trong chiến đấu, thời gian phản ứng của Buk-M2E từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 8-10 giây. Thời gian chết giữa 2 lần xạ kích liên tục là 12 giây. Cho phép tấn công các mục tiêu có vận tốc tối đa 1.100 m/giây (theo chiều bay tới), có độ quá tải lên đến 12g, số lượng mục tiêu tối đa có thể tấn công cùng một lúc là 24 mục tiêu.Tổ hợp này có thể tiêu diệt các mục tiêu bay trong pham vi từ độ cao 15m-24km, xa 45km.

Như vậy, qua một số thông số kỹ thuật, tính năng chiến của Buk-M2E, có thể thấy tên lửa Tomahawk nằm trong loại mục tiêu “yêu thích”.

Tác chiến chống Tomahawk

Nếu Tomahawk bay vào vùng hoạt động của Buk-M2E thì nó sẽ bị phát hiện muộn nhất khi cách tổ hợp này vài cục km. Vì cho dù bay thấp, tiết diện phản xạ sóng radar không lớn và sử dụng vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến nhưng nó lại phải đối mặt với hệ thống radar mạnh 9S18M1E và 9S36E chuyên dùng để phát hiện các mục tiêu bay thấp và cực thấp.

Một khi đã bị phát hiện thì rất ít cơ hội cho Tomahawk có thể tự thoát thân bằng tốc độ cận âm hoặc trần bay “sát đất” của nó. Tomahawk chỉ có thể trông chờ vào việc Buk-M2E bắn trượt hoặc hết đạn tên lửa. Nhưng xác suất tiêu diệt các loại tên lửa chỉ bằng một quả đạn duy nhất của Buk-M2E luôn trên 50%.

Tên lửa Tomahawk - www.tinquansu.net
Với Buk-M2E, nếu người Syria có chiến thuật phù hợp, tinh thần vững, kỹ năng vận hành tốt thì việc bắn hạ Tomahawk không còn là "thách thức khó nhằn".

Trong khi một tổ hợp Buk-M2E có một số lượng đạn tên lửa không hề ít. Phần chiến đấu đầy đủ có thể có tối đa 72 quả đạn tên lửa (24 quả ở các xe phóng tự hành 9A317E ) với 12 bệ phóng luôn sẵn sàng và nó có thể tấn công đồng thời nhiều tên lửa Tomahawk.

Các tổ hợp Buk đầu tiên đã được thiết kế với khả năng “hit and run” (đánh và chạy) tương tự như hệ thống S-300V cùng thời đó. Tổ hợp Buk-M2E chỉ mất vỏn vẹn 5 phút để triển khai tác chiến và rút khỏi trận địa. Ở biến thể bánh xích nó có thể di chuyển với vận tốc tối đa 65 km/h. Điều này khiến gây khó khăn cực lớn cho các vũ khí đối kháng và gần như không thể xảy ra khả năng Buk-M2E bị tấn công ngược bởi Tomahawk, một loại tên lửa chủ yếu tấn công các mục tiêu cố định (biến thể Block IV của Tomahawk có khả năng tấn công mục tiêu di động rất hạn chế).

Tổ hợp hoạt động được bất kể ngày hay đêm, trong thời tiết có nhiệt độ có thể từ -50 đến 50 độ C, độ ẩm 98 %, tốc độ gió 30m/s và ở độ cao tối đa 3.000m so với mực nước biển. Do vậy nó có thể tác chiến tốt khi các tên lửa Tomahawk được phóng chủ yếu vào ban đêm như Mỹ thường làm. Buk-M2E cũng không gặp quá nhiều khó trong việc chốt giữ và triển khai chiến đấu ở những khu vực khắc nghiệt, khó khăn nhờ khả năng “chịu khổ” cực tốt này.

Buk-M2E của Syria - www.tinquansu.net
Buk-M2E của Syria trong cuộc tập trận năm 2012.

Buk-M2E được tạo ra để chiến đấu trong điều kiện bị đối phương chế át mạnh về điện tử và hỏa lực. Vì vậy, nó sẽ vẫn lợi hại khi bị đối phương áp dụng chiến thuật SEAD.

Buk-M2E rõ ràng không chỉ là một vũ khí lợi hại chống Tomahawk mà còn góp phần tạo ra một hệ thống phòng thủ đường không mạnh mẽ cho Syria. Chúng rất nhanh gọn, khả năng chiến đấu có thể kết hợp với các hệ thống phòng không di động khác linh hoạt, bù lấp, hỗ trợ kịp thời vào các khoảng trống của hệ thống phòng không khi bị chọc thủng cũng như bảo vệ các tổ hợp phòng không chiến lược của Syria, vốn là các hệ thống cố định như S-75, S-125, S-200 (và ngay cả khi Syria có S-300 và HQ-9 thì chúng cũng cần được bảo vệ khi bị tấn công tầm thấp và dồn dập).

Tổ hợp phòng không này có thời gian khai thác nên tới 20 năm. Tên lửa 9M317E được lắp ráp nguyên khối từ nhà máy và bảo quản trong tình trạng sẵn sàng đưa vào khai thác bên trong thùng chứa tên lửa trong suốt vòng đời khai thác 10 năm mà không cần can thiệp kiểm tra kỹ thuật từ bên ngoài. Đó là sức bền quý giá với các nước có khả năng bảo dưỡng vũ khí hiện đại hạn chế như Syria.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Tên lửa Tomahawk của Mỹ sẽ "rụng như sung" ở Syria?

Thực tế thì Tomahawk quả thật là một vũ khí cực kỳ lợi hại nhưng nó cũng có không ít những điểm yếu có thể bị khuất phục. Điều quan trọng là Syria có chiến thuật gì để nhằm vào những điểm yếu này?

>> Pháo đài' Syria (kỳ 1)


SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses) tạm dịch là "áp chế phòng không đối phương" là một khái niệm chiến thuật chiến tranh hiện đại được bắt nguồn từ các phi vụ Wild Weasel săn lùng các bệ phóng tên lửa và radar của phòng không Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam.

Ngày nay, SEAD đã trở thành một chiến thuật tiêu biểu cho chiến tranh hiện đại, thắng hay thua cho bên tấn công hay bên phòng thủ phụ thuộc rất lớn vào sự thắng bại trong chiến thuật SEAD. Kinh nghiệm chiến trường khoảng hơn một thập niên trở lại đây cho thấy nếu không thể cầm cự sau chiến thuật SEAD thì khả năng bị đánh bại là gần như 100%.

Từ Kosovo, Iraq đến Libya đều bại trận sau khi không thể chống lại chiến thuật SEAD của Mỹ. SEAD ngày trước thường giới hạn trong các nhiệm vụ săn lùng các bệ phóng tên lửa, radar, các căn cứ phòng không bằng các tiêm kích trang bị vũ khí tấn công mặt đất chính xác. Nhưng ngày nay, chiến thuật SEAD trở nên đa dạng hơn với sự góp mặt của tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa.


Tàu khu trục USS Barry - http://www.tinquansu.net


Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk đã trở thành vũ khí tiêu chuẩn khai hỏa cho các cuộc tấn công quân sự trong suốt hơn một thập niên qua. Với những động thái gần đây, nhiều khả năng Mỹ và các nước đồng minh sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự chống lại chính quyền Damascus.

Vấn đề đang được dư luận quan tâm hiện nay là quân đội chính phủ Syria có trong tay những vũ khí nào có thể chống chọi lại một chiến thuật SEAD của Mỹ nhắm vào đây. Thực tế thì Tomahawk quả thật là một vũ khí cực kỳ lợi hại nhưng nó cũng có không ít những điểm yếu có thể bị khuất phục.

Điểm yếu lớn nhất của Tomahawk là tốc độ hành trình khá chậm và trong tay quân đội chính phủ Syria đang có một vũ khí cực kỳ lợi hại để “bắt thóp” điểm yếu này. Vũ khí lợi hại nhất của Syria có thể đánh chặn tên lửa hành trình Tomahawk là hệ thống phòng không tích hợp Pantsir S1.


 Pantsir S1 - http://www.tinquansu.net


Pantsir S1 là sự kết hợp giữa 2 pháo bắn siêu nhanh 2A38M 30mm, pháo này có tốc độ bắn lên đến 2500 viên/phút, phạm vi tiêu diệt mục tiêu 4km cùng 12 tên lửa đánh chặn 57E6 hoặc 57E6-E. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn được dẫn hướng bằng vô tuyến.

>> Hệ thống Pantsir-S1 nâng cấp của Nga

Radar điều khiển hỏa lực băng tần kép có khả năng phát hiện mục tiêu có diện tích phản hồi radar 2m2 ở cự ly 36km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 28km. Hệ thống điều khiển hỏa lực được bổ sung thêm kênh dẫn hướng quang-điện nhằm tăng xác xuất tiêu diệt mục tiêu.

Với 2 kênh dẫn hướng riêng biệt, hệ thống Pantsir S1 có thể tấn công 2 mục tiêu cùng lúc với số lượng mục tiêu có thể tham chiến trong 1 phút lên đến 10 mục tiêu. Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm xe KAMAZ-6560 8x8 với khả năng cơ động rất cao. Hệ thống có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu đường không nào trong phạm vi 20km với tầm cao 15km.


Buk-M2E -http://www.tinquansu.net


Theo Jane Defence Weekly, khoảng 50 hệ thống Pantsir S1 đã được đặt hàng bởi chính quyền Damascus, đây sẽ là con át chủ bài của Syria trong việc chống lại mối đe dọa từ tên lửa hành trình Tomahawk. Một hệ thống phòng không khác cực kỳ lợi hại trong việc chống lại chiến thuật SEAD của Mỹ là hệ thống phòng không tầm trung Buk (SA-11 Gadfly)

SA-11 được đánh giá là một trong những hệ thống phòng không tầm trung lợi hại nhất thế giới hiện nay. Đạn tên lửa, radar điều khiển hỏa lực đều được tích hợp trên xe bánh xích nên có khả năng cơ động rất cao.

Mỗi xe phóng mang 4 đạn tên lửa có thể tấn công đồng thời 2 mục tiêu cùng lúc với phạm vi tiêu diệt mục tiêu từ 30-50km, tầm cao từ 14-25km. Đặc biệt, hệ thống SA-11 có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật rất cao.

Theo thống kê của Jane Defence Weekly, lực lượng phòng không Syria đang sở hữu khoảng 48 hệ thống SA-11. Một hệ thống phòng không khác được đánh giá rất lợi hại trong việc đánh chặn tên lửa hành trình Tomahawk là hệ thống phòng không di động 9K33 Osa (SA-8).


Hệ thống tên lửa SA-8 - http://www.tinquansu.net

Đây là hệ thống phòng không di động tầm thấp với 6 đạn tên lửa cùng radar điều khiển hỏa lực được tích hợp trên cùng một khung gầm xe bánh lốp 9A33 6x6 bánh. Hệ thống có khả năng đánh chặn tất cả các mục tiêu đường không trong phạm vi 12km tầm cao 5km. Xác suất đánh chặn tên lửa hành trình tấn công mặt đất của SA-8 được đánh giá ở mức 60%.

Một hệ thống khác mặc dù cũ hơn nhưng cũng rất đáng gờm là hệ thống phòng không tầm trung SA-6 tiền bối của SA-11 hiện nay. SA-6 đã được vinh danh là “ba ngón tay của thần chết” trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973 giữa Israel và khối Arab.

Ngoài ra, còn rất nhiều hệ thống phòng không di động tầm thấp rất lợi hại trong việc đánh chặn tên lửa hành trình như SA-13, SA-9. Bên cạnh đó, còn rất nhiều hệ thống phòng không cũ hơn như S-200, S-125 và S-75.

Một chi tiết đáng lưu ý là phần lớn các hệ thống phòng không của Syria đều là những hệ thống di động được thiết kế theo chiến thuật “bắn-chuồn”. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc chống lại chiến thuật SEAD. Một khi các hệ thống phòng không liên tục di chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau thì việc xác định vị trí phóng trở nên rất khó khăn.

Trong khi đó, cơ chế dẫn hướng pha cuối của Tomahawk chủ yếu dựa vào GPS theo kiểu đánh tọa độ nên không có khả năng bám theo những mục tiêu di động. Tomahawk có thể đánh phá được các căn cứ quân sự của Syria nhưng rất khó có thể tiêu diệt được năng lực phòng không của Syria.

SEAD tại Syria thực sự là một thách thức lớn đối với Mỹ và các đồng minh, ngón đòn tấn công phủ đầu bằng Tomahawk vốn đã thành công rực rỡ trước đây có thể không đạt được kết quả mong muốn tại Syria. Sau thất bại của Iraq, Libya, có lẽ Damascus đã rút ra được bài học cho riêng mình, việc họ đầu tư rất nhiều vào các hệ thống phòng không di động cho thấy họ đã sẳn sàng để “tiếp chiêu” SEAD của Mỹ.

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

>> Tomahawk của Mỹ thua xa tên lửa của Nga, Trung Quốc ?

Nhắc đến các phương tiện chiến đấu "không người lái" trên không, tên lửa BGM-109 Tomahawk được cho là một trong những sản phẩm thành công nhất.

>> Kỷ nguyên 'Dân chủ Tomahawk'
>> Xem tên lửa Club-M khai hỏa
>> Sự nguy hiểm ẩn nấp trong các container



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình đối đất tầm BGM-109 Tomahawk của Mỹ


Mục quân sự trên trang mạng Sina, Trung Quốc nói rằng, theo trang mạng Công nghiệp Quốc phòng Nga, nhắc đến các phương tiện chiến đấu không người lái trên không, tên lửa BGM-109 Tomahawk được cho là một trong những sản phẩm thành công nhất. Tuy nhiên, tính năng của nó lại kém xa so với các sản phẩm tương tự được phát triển bởi Nga và Trung Quốc.

Trang mạng này nhận định, tên lửa hành trình Tomahawk là một vũ khí rất thành công với những lợi thế về độ an toàn khi sử dụng, có khả năng sống sót cao, rất khó phát hiện bằng ra đa, hay hồng ngoại và có khả năng tấn công vào các hệ thống phòng ngự dày đặc nhất.

Song loại tên lửa này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm lớn như tốc độ bay chậm và hoàn toàn không có khả năng tự phòng ngự, bởi vậy nó rất dễ bị đánh chặn khi đối phương phát hiện.

Trong những cuộc chiến tranh gần đây, quân đội Mỹ đã sử dụng tổng cộng 1.900 quả được phóng đi từ tàu và máy bay chiến đấu và đã đạt được hiệu quả khá cao.

Hiện tại, Hải quân Mỹ được trang bị khoảng 2.500-2.800 quả tên lửa hành trình, chủ yếu là tên lửa chiến thuật/Tactical Tomahawk và mới đây Hải quân Mỹ đã đặt hàng thêm 361 quả tên lửa loại này.

Tất cả tên lửa này được lắp đặt chủ yếu trên 4 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, 9 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia,3 tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf, 42 tàu ngầm lớp Los Angeles, 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga và 60 tàu khu trục lớp Arleigh Burke.

Cùng với đó, tên lửa Tactical Tomahawk cũng được trang bị trên 89 máy bay ném bom chiến lược B-52, mỗi máy bay có thể mang theo 20 quả.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa siêu thanh BrahMos và Club do Nga chế tạo

Tuy nhiên, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ cũng không phải là không có đối thủ. Một loạt các sẩn phẩm có tính năng tương tự như: tên lửa Onyx, tên lửa siêu thanh Club hay tên lửa BrahMos do Nga chế tạo.

Các tên lửa này của Nga mặc dù có phạm vi hoạt động không rộng bằng, nhưng lại chúng lại có tốc độ bay và hiệu suất mạnh mẽ hơn, các loại tàu ngầm, tàu mặt nước và máy bay chiến đấu đều có thể mang theo các loại tên lửa này.

Đặc biệt, hai loại tên lửa BrahMos và Club hiện đang được trang bị cho Hải quân nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… Nó những có thể tấn công được các mục tiêu trên mặt đất là nó còn có khả năng chống tàu ngầm rất hiệu quả.

Trang mạng Công nghiệp Quốc phòng Nga cho rằng, ngoài việc nhập khẩu từ Nga, quân đội Trung Quốc cũng đang tích cực tự nghiên cứu các loại tên lửa hành trình.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất DH-10 của Trung Quốc

Cho đến này, hai loại tên lửa hành trình siêu âm tầm xa là DH-10 và ZJ-10 do Trung Quốc chế tạo đều có những tính năng không kém, thậm chí còn hơn cả các loại tên lửa hành trình bậc nhất thế giới bây giờ với tầm bắn tối đa lên tới 2500-4000 km.

Chúng có thể được trang bị trên xe chuyên dụng hoặc các bệ phóng cố định. Chúng cũng có thể được trang bị trên các máy bay ném bom H-6M để tấn công các mục tiêu trên mặt đất.

Ngoài ra, Trung Quốc còn đang chế tạo loại tên lửa hành trình cận âm mang tên HN (cánh chim đỏ) có thể lắp đặt trên các máy bay ném bom chiến thuật JH -7, các tàu ngầm và tàu khu trục 054A.

Có thể nói trong ngắn hạn, các tên lửa hành trình do Nga và Trung Quốc chế tạo có tính năng không kém hơn so với các sản phẩm tương tự của Mỹ.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

>> 320 tên lửa hành trình Tomahawk tới gần biên giới Iran


(10/2) trong khu vực vùng Vịnh, Lầu Năm Góc đã đặt hơn 320 tên lửa Tomahawk, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bên trong lãnh thổ Iran


http://nghiadx.blogspot.com
Tomahawk

Những dữ liệu này được thu thập từ các hoạt động giám sát của Hải quân Mỹ trong khu vực. Hiện tại, trong vùng Vịnh Ba Tư và Biển Ả Rập có 2 nhóm tàu bay, dẫn đầu là tàu sân bay Carl Vinson và Abraham Lincoln.

Trong các nhóm tàu sân bay này còn có 2 tàu tuần dương mang theo 26 tên lửa hành trình, bốn tàu khu trục, có khả năng mang từ 8 đến 56 tên lửa hành trình, 2 tàu ngầm (Annapolis), mang theo 12 tên lửa hành trình, và tàu ngầm tên lửa Georgia được trang bị 154 tên lửa Tomahawks.

Đến tháng Tư, khi mà khu vực này có thêm một nhóm tàu sân bay, dẫn đầu là tàu sân bay Enterprise, cùng với tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường và ba tàu khu trục, số lượng tên lửa hành trình Tomahawk sẽ tăng lên 430 tên lửa với tầm hoạt động lên đến 1.600 km.

Trước đó, nó đã được báo cáo rằng các căn cứ quân sự Hoa Kỳ, nằm trên đảo Diego Garcia của Anh ở Ấn Độ Dương, đã được đưa đến hàng trăm bom khoan bê tông có khả năng tiêu diệt các cơ sở ngầm nằm sâu dưới lòng đất của Iran.

Tất cả điều này xảy ra đồng thời với việc Mỹ triển khai không quân, hiệp đồng tác chiến với lực lượng mặt đất và các đồng minh của mình xung quanh Iran.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga đang cố gắng để bác bỏ những tin đồn rằng Nga đang giúp Iran phát triển vũ khí hạt nhân và các phương tiện mang các loại vũ khí loại này.

Bộ Ngoại giao Nga tin rằng sự lây lan của tin đồn như vậy chỉ làm cho tình hình thêm trầm trọng.

http://nghiadx.blogspot.com
USS Enterprise

Mikhail Ulyanov, giám đốc Cục An ninh và Giải trừ quân bị Bộ Ngoại giao Nga, cho rằng những tin đồn không ngừng phát sinh xung quanh các chương trình hạt nhân Iran hoàn toàn không có cơ sở đúng đắn và chỉ mang "mục đích tuyên truyền chính trị."

Theo các nhà ngoại giao Nga, những tin đồn như vậy có thể khiến cho các các giải pháp quân sự và an ninh trong khu vực trở nên tai hại.

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Israel nói rằng họ sẽ tấn công Iran nếu các biện pháp trừng phạt kinh tế không mang lại kết quả như mong đợi. Ông cũng nhấn mạnh rằng sẽ là khó khăn để chống lại nước cộng hòa Hồi giáo, hiện đang sở hữu vũ khí hạt nhân.

Sau đó, Leon Panetta, người đứng đầu Lầu Năm Góc, cho rằng phía Israel có thể tấn công Iran trong mùa xuân năm nay.

Tomahawk là loại tên lửa tự dẫn với nhiều biến thể, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được phóng đi từ các hệ thống phóng mặt đất, tàu nổi hoặc tàu ngầm.

Tên lửa được phóng đi nhờ một động cơ khởi tốc, sau khi đạt tốc độ cần thiết, động cơ khởi tốc tách ra, động cơ hành trình phản lực mini hoạt động và đẩy tên lửa bay đi.

http://nghiadx.blogspot.com
Tomahawk

Tomahawk là loại tên lửa tầm xa, có khả năng sống còn cao, rất khó phát hiện bằng ra đa hay hồng ngoại. Các thiết bị chính bên trong bao gồm: hệ thống dẫn đường, đầu đạn (có nhiều loại theo từng phiên bản), hệ thống lái, khoang nhiên liệu và động cơ phản lực.

Tomahawk có một số biến thể như: biến thể tấn công mặt đất mang đầu đạn thông thường đơn khối TLAM-C, biến thể tấn công mặt đất mang đầu đạn chùm TLAM-D, biến thể tấn công mặt đất mang đầu đạn mang đầu đạn hạt nhân TLAM-N (chưa được sử dụng), biến thể chống hạm (TASM) và biến thể tên lửa hành trình phóng từ mặt đất (GLCM, đã bị loại bỏ).

Loại Block III TLAM được đưa vào sử dụng năm 1993 có thể bay xa hơn và sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) để tăng độ chính xác.

Block IV TLAM có sự phát triển hơn do có hệ thống so sánh ảnh kỹ thuật số về vị trí mục tiêu mà nó sẽ tấn công (DSMAC).

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

>> Pháo phòng không 'hồi sinh' (kỳ 1)


Trong tác chiến phòng không, sự xuất hiện của tên lửa gần như đưa pháo cao xạ về “dĩ vãng”. Nhưng không phải lúc nào tên lửa cũng là lựa chọn tối ưu./

Kỳ 1: "Chọc mù" radar, "bẻ gãy" cánh sóng


Trong lịch sử tác chiến đường không, pháo phòng không là phương tiện đối phó ra đời sớm nhất đáp ứng yêu cầu chống máy bay. Sự phát triển của pháo phòng không đạt tới đỉnh điểm trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai với đủ chủng loại cỡ nòng, từ pháo 23mm, 37mm, 40mm tới pháo cỡ nòng “lớn” 90mm, 100mm, 128mm, 130mm có tầm bắn xa, trần bay diệt mục tiêu cao.

Tuy nhiên, sau thế chiến hai, hàng không thế giới bước vào thời đại phản lực, những chiếc phi cơ chiến đấu có thể đạt tốc độ vượt âm, trần bay lên tới 10.000 - 20.000m. Đồng thời, sự xuất hiện của kỹ thuật tên lửa – tên lửa đối không có điều khiển đạt độ chính xác cao khiến pháo phòng không ngày càng ít được quan tâm. Thực tế kể từ những năm 1960, thế giới bắt đầu ngừng phát triển loại vũ khí này.

Điểm tựa để không quân tung hoành

Dựa dẫm vào không lực để chiếm ưu thế trong các cuộc chiến, người Mỹ tìm mọi cách để đối phó với tên lửa nói riêng và các hệ thống phòng không nói chung. Trong đó, thủ đoạn phổ biến là chế áp điện tử, dùng khí tài gây nhiễu, tên lửa chống radar. Cách thức này từng được áp dụng ở Việt Nam và dần được bổ sung, hoàn thiện sử dụng ở quy mô lớn từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991.

Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991, Không quân Mỹ và NATO đã tấn công phá hủy lực lượng phòng không Iraq nặng nề. Dù vào lúc đó, hệ thống phòng không nước này được đánh giá khá mạnh, với mạng lưới radar cảnh giới tầm xa gồm các loại P-35M (tầm hoạt động 350km), P-37 (tầm xa 250km), P-12 (tầm hoạt động 200km), P-15 (tầm hoạt động 150km).




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đối không SA-2 rời bệ phóng.


Hệ thống tên lửa phòng không bảo vệ thành phố, các căn cứ quân sự quan trọng mang tính chiến lược ở Iraq có: tên lửa tầm xa SA-2 (20 tiểu đoàn, 120 bệ phóng), SA-3 (25 tiểu đoàn, 100 bệ phóng – mỗi bệ 2-4 quả tên lửa); tên lửa tầm trung di động SA-6. Bổ trợ cho các đơn vị phòng không tầm cao, vừa tham gia bảo vệ thành phố tầm thấp, bảo vệ đơn vị bộ binh – tăng thiết giáp mặt đất là các hệ thống tên lửa phòng không cơ động cao như SA-8, SA-9, Roland, tên lửa vác vai SA-7, pháo phòng không đủ kích cỡ.

Để xuyên thủng mạng lưới dày đặc của Iraq, Mỹ và NATO tiến hành chiến dịch chế áp hệ thống phòng không đối phương quy mô lớn với sự tham gia nhiều phương tiện khí tài hiện đại nhằm phá hủy, tê liệt đài trạm radar cảnh giới tầm xa, ngăn chặn sự liên kết giữa trạm radar đó đơn vị tên lửa, pháo phòng không. Cụ thể, Mỹ sử dụng máy bay chiến đấu F-4G, F-16C, F/A-18A, mang tên lửa chống radar AGM-88 Harm lần theo sóng radar tấn công đài trạm phát sóng. Máy bay EF-111A và EA-6B trang bị hệ thống gây nhiễu điện tử tích cực. Máy bay EC-130 gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc UHF/VHF làm đơn vị phòng không Iraq không liên kết được với nhau. Ngoài ra, Mỹ còn dùng UAV BQM-74A “giả máy bay” đánh lừa, buộc tên lửa phòng không Iraq lộ diện để tên lửa AGM-88 lần theo tấn công trạm radar.

Kết quả, trong cuộc chiến, Không quân Mỹ và NATO khống chế làm chủ hoàn toàn bầu trời Iraq. Các hệ thống phòng không Iraq không thể tự bảo vệ chính mình, chưa nói tới việc bảo vệ căn cứ quân sự, đơn vị chiến đấu mặt đất. Hàng nghìn xe tăng – thiết giáp Iraq phải phơi mình trước hỏa lực từ trên không (A-10, AH-64 Apache) mà không nhận được sự hỗ trợ từ lực lượng phòng không. Ngược lại, phía Iraq bắn rơi một số máy bay Mỹ và NATO nhưng số lượng đó là quá ít ỏi.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay EA-6B phóng tên lửa chống radar AGM-88
.
Gần 10 năm sau, năm 1999, thêm một lần nữa Mỹ và NATO tiếp tục thực hiện chiến dịch chế áp điện tử tương tự ở Liên bang Nam Tư (cũ), khống chế tiêu diệt gây thiệt hại lực lượng phòng không Nam Tư vốn có nhiều nét tương đồng với Iraq. Theo thống kê của NATO, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến họ đã phá hủy 30% khẩu đội tên lửa SA-2/SA-3, 15% SA-6. Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp lúc đó tự tin rằng NATO “knoct out” 50% toàn bộ hệ thống phòng không Nam Tư.

Lần gần đây nhất, năm 2011 khi Mỹ và đồng minh thực hiện “nghị quyết của Liên Hợp Quốc thiết lập vùng cấm bay” trên lãnh thổ Libya, tiến hành chiến dịch không kích nhắm vào Quân đội của Tổng thống Gaddafi. Lực lượng phòng không Libya được xếp hàng mạnh trong khu vực hoàn toàn “im hơi lặng tiếng” để mặc cho máy bay đối phương dạo chơi trên bầu trời, các đơn vị thiết giáp không có sự hỗ trợ mặc nhiên trở thành “con mồi béo bở”. Dễ hiểu, phòng không Libya bị chế áp hoàn toàn bởi các thiết bị gây nhiễu điện tử, tên lửa chống radar, vũ khí chính xác cao. Khi lực lượng radar bị “chọc mù”, tên lửa phòng không coi như bị “bịt mắt”, không thể phát huy sức mạnh.

Tên lửa tiên phong

Trong cả ba cuộc chiến kể trên, một loại vũ khí luôn luôn được lựa chọn khai hỏa và đồng thời là nhân tố quan trọng trong các chiến dịch chế áp điện tử là tên lửa hành trình tầm xa BGM-109 Tomahawk. Đi vào phục vụ từ những năm 1980, BGM-109 thiết kế để tấn công mục tiêu cố định như hệ thống phòng không, trạm radar, căn cứ chỉ huy.


Minh họa hoạt động của tên lửa Tomahawk.

>> Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 1)
>> Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 2)

Tên lửa có khối lượng phóng 1,6 tấn, lắp đầu đạn thuốc nổ thường 450kg, trang bị hai động cơ (động cơ rocket đưa tên lửa rời bệ phóng, đạt độ cao ổn định động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy khởi động đưa tên lửa bay tới mục tiêu), tốc độ bay tốc đa 880km/h, tầm bay tùy từng biến thể từ 1.000km tới hơn 2.000km.

Tomahawk có độ chính xác cao nhờ được trang bị hệ dẫn đường tiên tiến với hệ định vị quán tính, hệ thống so sánh ảnh quang học kỹ thuật số về vị trí mục tiêu mà nó tấn công. Đặc biệt, nó có trần bay thấp (khoảng 15m) nhờ hệ thống dẫn đường đối chiếu so sánh theo biên dạng địa hình TERCOM.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình đối đất tầm xa BGM-109 Tomahawk.


Lần đầu được đưa vào thực chiến ở Iraq 1991, Mỹ đã dùng BGM-109 làm “quân tiên phong” đánh vào đài radar cảnh giới, sở chỉ huy, cơ sở thông tin liên lạc của Iraq. Theo một báo cáo tổng kết được đưa ra thì Mỹ đã phóng 297 tên lửa, trong đó có 282 tên lửa trúng đích, số còn lại rơi do trục trặc kỹ thuật và chỉ có…2 quả bị bắn rơi.

Xuyên suốt trong nhiều cuộc chiến sau này, Tomahawk luôn mở đầu trận đánh. Ở Nam Tư năm 1999, 218 tên lửa Tomahawk được phóng đi từ tàu ngầm Anh và tàu chiến Mỹ. Cuộc chiến Iraq 2003, 725 Tomahawk được bắn vào các mục tiêu ở Iraq. Còn tại cuộc chiến Libya 2011, chỉ trong ngày đầu 19/3 Mỹ - Anh phóng tới 124 quả, ngày 22/3 phóng tiếp 159 quả.

Có thể nói, BGM-109 Tomahawk thực sự trở thành kẻ thù nguy hiểm đối với hệ thống phòng không đối phương. Dù vậy, đối với bất kỳ loại vũ khí nào cũng luôn có cách khắc chế, nhược điểm của Tomahawk có tốc độ bay chậm, trần bay nằm ở tầm mà pháo phòng không phát huy tối đa hiệu quả. Đó là cơ sở để trong chiến tranh hiện đại, pháo tiếp tục có thể sánh vai bên tên lửa bảo vệ bầu trời.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

>> Brahmos sắp có biến thể 'thần kỳ'



Cựu Tổng thống Ấn Độ APJ Abdul Kalam mời các nhà khoa học và kỹ sư Nga của liên doanh BrahMos Aerospace (*) phát triển tên lửa sử dụng lại nhiều lần.
(*) Liên doanh Nga-Ấn sản xuất tên lửa BrahMos.



Brahmos sắp có biến thể 'thần kỳ'(ảnh Internet)

Theo báo cáo của ban lãnh đạo công ty BrahMos Aerospace, tại New Delhi, ngày 13/6/2011 tổ chức cuộc họp hội đồng, trong đó sẽ thảo luận các báo cáo và đề xuất của các chuyên gia hàng đầu của Nga và Ấn Độ.

Abdul Kalam, nhà khoa học xuất chúng của Ấn Độ đã đưa ra một ý tưởng, tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos-2, không nên chỉ bay ở tốc độ siêu âm Mach 5 mà có thể có thêm khả năng quay trở về.

Theo đó, BrahMos-2 được chế tạo để sau khi tới một điểm định trước theo lộ trình, thả đầu đạn nó rồi quay trở về căn cứ, Phó Giám đốc tiếp thị liên doanh Praveen Pathak, cho biết.

Công tác nguyên cứu để tạo ra các tên lửa như vậy đã được tiến hành và “BrahMos của chúng tôi đã có đơn đặt hàng để cung cấp hệ thống này cho đến năm 2021. Trong thời gian này, một nhóm các nhà phát triển đã bắt đầu thiết kế tên lửa hành trình siêu thanh sử dụng lại”- trích bản thuyết trình ông Kalam.

“Sự phát triển của các phiên bản siêu thanh BrahMos tái sử dụng của sẽ duy trì vị trí đứng đầu của chúng tôi trong lĩnh vực này” - ông Klam nhấn mạnh.

Theo đánh giá của các chuyên gia, tên lửa mà các nhà khoa học, kỹ sư Nga-Ấn cùng nhau phát triển - là một hệ thống độc nhất và thần kỳ nhất trên thế giới.


Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy BrahMos đạt vận tốc 5,26 Mach


Hiện tại, BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất.

Tên lửa này có vận tốc Mach 2,5 đến Mach 2,8 và có quỹ đạo bay phức tạp nhằm tránh khả năng bị đánh chặn. Mẫu siêu thanh mới cũng đang được nghiên cứu và phát triển (thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy nó đạt vận tốc 5,26 Mach).

Với tốc độ cao BrahMos có thể dễ dàng đâm xuyên qua mục tiêu hơn các loại tên lửa hạng nhẹ bay dưới tốc độ âm thanh khác như tên lửa Tomahawk, Harpoon.

Với trọng lượng gấp 2 và tốc độ nhanh hơn 4 lần tên lửa Tomahawk, BrahMos có lực tác động mạnh hơn 32 lần khi đâm vào mục tiêu.

Mẫu tên lửa phóng từ tàu được gắn đầu đạn 200 kg còn mẫu phóng từ máy bay (BrahMos A) có thể đầu đạn 300 kg. Nó có động cơ hoạt động chia làm hai giai đoạn, một là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang dùng nhiên liệu lỏng đẩy phản lực để duy trì vận tốc đó trong quãng đường dài.



[BDV news]



Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Lực lượng tên lửa chiến lược Nga bị đe dọa



Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga sẽ không còn duy trì được lợi thế và khả năng răn đe cũng như đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân vào năm 2015.

Cuộc hội đàm song phương giữa Bộ quốc phòng Nga và NATO đã không đạt được bất kỳ sự thống nhất nào về lá chắn tên lửa mà khối quân sự này đang xây dựng tại châu Âu.

NATO đã bác bỏ đề xuất của Moscow về xây dựng một lá chắn tên lửa chung châu Âu, cũng như từ chối đưa ra đảm bảo bằng văn bản đối với lá chắn này không đe dọa đến Nga.

Về nguyên tắc cho dù có một sự đảm bảo bằng văn bản cũng không thể cho Nga một sự tin tưởng rằng lá chắn tên lửa này không đe dọa an ninh Nga.

Mỹ và NATO có thể cung cấp các bảo lãnh nhưng đảm bảo lợi ích cốt lõi của họ vẫn là ưu tiên hàng đầu. Không có gì để đảm bảo một cuộc tấn công nhằm vào Nga sẽ không xảy ra.


Việc xây dựng lá chắn tên lửa tại châu Âu đang gây ra mối lo ngại sâu sắc cho Nga.


Trong tình hình như vậy, sự đảm bảo chỉ có thể đến từ quân đội Nga, họcó đủ khả năng để đáp trả và gây tổn thất không thể chấp nhận được cho kẽ thù hay không.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov phát biểu một cách đầy thất vọng sau cuộc hội đàm “Chúng tôi chưa nhận được một câu trả lời tích cực và rõ ràng, sự lo ngại của chúng tôi với lá chắn tên lửa này không hề giảm đi chút nào, NATO đã không quan tâm đến đề nghị của chúng tôi. NATO nhấn mạnh đến việc tạo ra 2 hệ thống phòng thủ tên lửa độc lập, nếu như vậy, đến năm 2020 hệ thống này sẽ loại bỏ khả năng của lực lượng tên lửa chiến lược Nga”.



Mỹ và NATO sẽ triển khai đến 900 tên lửa đánh chặn vào năm 2015, trong ảnh hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD.


Trong trường hợp thỏa thuận với NATO không đạt được, Nga sẽ buộc phải cải thiện khả năng của lực lượng tên lửa chiến lược của mình lên một tầm cao mới, với khả năng đột phá lá chắn tên lửa của NATO, đó là nhận định của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov.

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết, họ không đồng ý với ý kiến xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung giữa châu Âu và Nga.

Mặc dù tình hình khá bế tắc song cả hai bên đều nhất trí sẳn sàng đàm phán tiếp về vấn đề này.

Nhận định của giới chuyên môn Nga

Theo chuyên gia quân sự Constantine Sivkova, Phó Chủ tịch Học viện Chính trị Nga cho rằng: “Phát biểu của Tổng thư ký NATO Rasmussen về lá chắn tên lửa là muốn nhắc nhở Nga không nên chuẩn bị cho một cuộc chay đua vũ trang hay các hành động làm nóng thêm tình hình. Đó là sự lựa chọn của Mỹ bằng cách sử dụng một cuộc chiến tranh để làm thế giới quên đi các vấn đề về tài chính của họ và có được một sự đảm bảo an ninh”.



Lực lượng tên lửa chiến lược Nga sẽ mất khả năng răn đe và đáp trả hạt nhân nếu lá chắn tên lửa tại châu Âu được hoàn thành.


Trong khi đó giáo sư Pavel S. Zolotarev phó giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ và Canada của Viện Hàn Lâm khoa học Nga, giáo sư của Học viện Khoa học Quân sự Nga cho rằng: “Hãy nhớ rằng, nhiều lực lượng đang muốn kéo Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang quy mô lớn nhằm làm suy yếu nền kinh tế của chúng tôi.

Đáp ứng các nhu cầu trên mặt trận ngoại giao, trì hoãn việc triển khai lá chắn tên lửa, cố gắng hợp tác sâu rộng hơn với NATO. Mặc khác, Nga cần phải đặt cược vào sự phát triển của một hệ thống vũ khí hiện đại chính xác”.

Phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại nhà nước của Duma quốc gia Lev Kalashnikov cho biết: “Việc xây dựng lá chắn tên lửa sẽ được hoàn thành vào năm 2015, lúc đó Mỹ sẽ triển khai tới 900 tên lửa đánh chặn, trong đó có tới 400 tên lửa SM-3. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga, hệ thống này sẽ cho phép vô hiệu hóa khả năng đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân của lực lượng tên lửa chiến lược Nga.

Đối tượng của lá chắn tên lửa này là ai?

Rõ ràng Mỹ và NATO đang thổi phòng mối đe dọa về tên lửa từ Triều Tiên và Iran, thực tế Iran chưa có vũ khí hạt nhân, không có tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM.

Triều Tiên chỉ có hạn chế một vài tên lửa tầm trung, ngay cả khi Bình Nhưỡng và Tehran hợp tác cùng nhau để tạo ra từ 15-30 tên lửa ICBM để đe dọa Israel châu Âu và Mỹ, 2 quốc gia này cũng chẳng dại gì mà bắn các tên lửa này vào Israel hay Mỹ. Điều đó sẽ khiến họ tự tay tiêu diệt đất nước mình. Khả năng của những tên lửa này là không đủ mạnh để có thể vượt qua được lá chắn tên lửa trên các tàu khu trục Aegis của Mỹ.

Tuy nhiên, Mỹ và NATO đang dự định triển khai đến 900 tên lửa đánh chặn vào năm 2015, vậy hệ thống đánh chặn khổng lồ này sẽ nhắm vào ai? Không còn nghi ngờ gì nữa, hệ thống này được tạo ra để ngăn chặn lực lượng tên lửa chiến lược của Nga và một phần của Trung Quốc.

Đây là hệ thống đánh chặn tên lửa với khả năng cơ động rất cao. Đơn cử như hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD có khả năng kiểm soát đến một nửa khu vực của lá chắn tên lửa phức hợp này. Chúng có thể nhanh chóng được triển khai đến gần biên giới, bờ biển hoặc các căn cứ quân sự của Mỹ và đủ khả năng để can thiệp sâu vào bên trong lãnh thổ đối phương.

Ngoài ra, Mỹ liên tục trau chuốt khả năng đánh chặn của các tên lửa, tuy rằng hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD chỉ có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo ở tầm trung, nhưng các tên lửa SM-3 của hệ thống chiến đấu Aegis không ngừng được mở rộng tầm bắn và nâng cao độ chính xác.

Trong một kịch bản xấu nhất, hệ thống đánh chặn khổng lồ này đủ khả năng để vô hiệu hóa các ICBM của Nga ngay bên trong lãnh thổ để tạo điều kiện cho các tên lửa hạt nhân của họ tấn công.

Ngoài ra, cần phải xét đến khả năng to lớn từ hệ thống tên lửa hành trình tấn công chính xác như Tomahawk của Mỹ hay Storm Shadow của NATO, một cuộc tấn công đầu tiên bằng các tên lửa hành trình này có thể phá hủy một phần của hệ thống đánh chặn tên lửa của Nga.

Cho dù có đạt được sự đồng thuận với NATO hay không, Nga vẫn phải đầu tư phát triển các hệ thống vũ khí tinh vi hơn để loại bỏ mối đe dọa từ lá chắn tên lửa này.


[BDV news]



Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

>> Cách mạng khoa học trong quân sự và sự tác động đến phương thức tác chiến



Sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ vào những năm cuối của thế kỷ 20 và thập niên đầu của thế kỷ 21 đã tác động mạnh mẽ, tạo ra một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực quân sự. Các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ triệt để ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ để phát triển hàng loạt các trang bị quân sự mới, vũ khí công nghệ cao (VKCNC).




Tên lửa hành trình Tô-ma-hốc được phóng lên từ tàu nổi của Anh. Ảnh: Internet

Sự xuất hiện của các loại vũ khí “thông minh” được điều khiển từ xa, có tầm hoạt động xuyên quốc gia, có khả năng tự tìm mục tiêu với độ chính xác cao, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, được phóng đi từ ngoài vùng hỏa lực đánh trả của đối phương… trong chiến tranh vùng Vịnh-1991 được xem là sự mở đầu của kỷ nguyên chiến tranh VKCNC. Ngoài tên lửa Pa-tri-ốt, tên lửa Tô-ma-hốc là vũ khí phòng không mặt đất kiểu mới, trong chiến tranh vùng Vịnh, lần đầu tiên Mỹ cho “trình làng” loại tên lửa không đối đất Slam... Trong chiến tranh Nam Tư (1999), chiến tranh Áp-ga-ni-xtan (2001), chiến tranh I-rắc (2003) và hiện tại là cuộc chiến tranh Li-bi, các loại VKCNC, nhất là tên lửa hành trình liên tục được cải tiến. Sau cải tiến, mỗi loại tên lửa đều có những tính năng ưu việt hơn, được bổ sung thêm những đầu đạn mới, cự ly phóng xa hơn và độ chính xác cao hơn...

Đáng chú ý, trong số các tên lửa hành trình mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh I-rắc, đa số là mang đầu đạn xuyên phá các công trình ngầm, kiên cố và các phương tiện cơ giới bọc thép... Từ thế hệ tên lửa đầu tiên đến nay, đã xuất hiện nhiều loại tên lửa Tô-ma-hốc. Điển hình phải kể đến là tên lửa hành trình Tô-ma-hốc BGM-109 phóng từ tàu ngầm, tàu nổi dùng để tiến công các mục tiêu trên đất liền. Các tên lửa Tô-ma-hốc chiến thuật, mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, được cải tiến và ký hiệu từ A đến D...

Trong các cuộc chiến tranh do Mỹ và liên quân tiến hành gần đây có sự xuất hiện của tên lửa hành trình Tô-ma-hốc nâng cấp từ Block-I đến Block-IV sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS, máy thu vệ tinh có khả năng kháng nhiễu cao, đầu đạn nhẹ hơn, tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn... Mặc dù phía liên quân xác nhận mục tiêu đánh phá không nhằm vào cá nhân nào, nhưng máy bay của họ đã không kích có định vị vào các căn cứ quân sự của chính quyền Ca-đa-phi. Các loại tên lửa được sử dụng trong các cuộc không kích của NATO vào Li-bi đều sử dụng hệ thống định vị GPS. Cuộc không kích trúng nhà con trai út của ông Ca-đa-phi đêm 30-4 vừa qua có thể xem là một minh chứng…

Ngoài tên lửa, một số nước còn nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí tiến công từ xa mới có khả năng tác chiến ban đầu tốt, nhất là độ chính xác và khả năng sát thương. Điển hình như thiết bị tung rải tự động AFDS do Đức và Mỹ phối hợp sản xuất; thiết bị tung rải DWS 24/39 trên máy bay do Đức và Thụy Điển hợp tác sản xuất… Sự ra đời của nhiều loại vũ khí mới đã tạo thành một hệ vũ khí với nhiều tính năng, tác dụng khác nhau.

Sự phát triển nhanh chóng của VKCNC đã tác động làm thay đổi hẳn phương thức tác chiến. Sau chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ và một số nước đồng minh đưa ra khái niệm tác chiến mới: Tác chiến phi tiếp xúc. Khái niệm này được hiểu là: Tác chiến thoát ly tiếp xúc, đánh trả gián tiếp, bên tiến công có thể phá hủy các mục tiêu trên lãnh thổ đối phương mà không cần xâm phạm không phận và lãnh thổ của bên bị tiến công…

Qua các cuộc chiến tranh gần đây, tác chiến phi tiếp xúc đã thực sự trở thành biện pháp tác chiến chiến lược quan trọng, phổ biến và được vận dụng trong tất cả các giai đoạn chiến tranh, rõ nhất là trong giai đoạn tiến công hỏa lực. Trong tác chiến truyền thống, muốn tiêu diệt một chiếc xe tăng hoặc một khẩu pháo, một hầm ngầm… phải dội hàng chục tấn bom đạn, thì hiện nay bằng tác chiến phi tiếp xúc chỉ cần một quả tên lửa hoặc một quả đạn pháo được điều khiển với độ chính xác cao là có thể diệt gọn. Tương tự, nếu trong tác chiến truyền thống muốn phá hủy các mục tiêu chiến lược trên lãnh thổ đối phương, bên tiến công phải dùng không quân hoặc bộ binh xâm phạm không phận, lãnh thổ của đối phương. Nhưng trong tác chiến phi tiếp xúc, bằng các loại VKCNC, từ không phận, lãnh thổ của mình bên tiến công có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ của đối phương… Có thể thấy, ưu điểm nổi bật của tác chiến phi tiếp xúc là, áp dụng được nhiều thủ đoạn, tổn thất sinh lực thấp, nhờ tiến công đối phương từ xa. Mặt khác bằng tác chiến phi tiếp xúc, bên tiến công có thể thoải mái lựa chọn mục tiêu đánh phá, vì thế hiệu quả tác chiến rất cao, mà tổn thất phụ lại thấp; có thể đánh bất cứ lúc nào, trong mọi điều kiện thời tiết…

Tuy đánh trúng tất cả các mục tiêu quan trọng nhưng VKCNC vẫn có những sai số dù rất nhỏ (theo tổng kết của NATO từ 7 đến 9%). Trong cuộc chiến tranh Nam Tư năm 1999, không quân Mỹ và NATO đã tốn khá nhiều bom, đạn do oanh kích vào các mục tiêu giả, trận địa giả do Nam Tư tạo ra. Hay gần đây nhất trong cuộc chiến tranh Li-bi không dưới hai lần máy bay của liên quân không kích nhầm vào mục tiêu của lực lượng nổi dậy… Qua nghiên cứu các cuộc chiến tranh gần đây, đặc biệt là sự chống trả của Nam Tư, I-rắc; Áp-ga-ni-xtan… cho thấy phương thức tác chiến này cũng bộc lộ những hạn chế. Đáng chú ý là, tác chiến phi tiếp xúc khó đạt hiệu quả cao ở địa hình rừng núi; khó phân biệt thật giả nếu không có một hệ thống truyền tin, tình báo, trinh sát tốt, hệ thống định vị và tác chiến điện tử mạnh; các vũ khí, phương tiện tiến công phi tiếp xúc phải bay một quãng đường xa đến hàng nghìn km, tốc độ không lớn và quỹ đạo bay khá ổn định; công tác bảo đảm chiến đấu phức tạp v.v..

Khi đề cập đến giải pháp đối phó với VKCNC và tác chiến phi tiếp xúc, các quốc gia trên thế đã phân tích khá kỹ những hạn chế trên. Đặc biệt là kinh nghiệm phòng tránh, đánh trả của Nam Tư trong cuộc chiến tranh Cô-xô-vô. Bằng chủ động phòng tránh; tăng cường khả năng cơ động; thực hiện ngụy trang, nghi binh và gây nhiễu… kết hợp với tích cực đánh trả bằng màn hỏa lực dày đặc, quân đội Nam Tư đã bắn rơi hơn 40 máy bay, đánh chặn được hơn 180 tên lửa hành trình… của NATO. Khi mà các nước tiến công dựa vào VKCNC đã thay đổi phương thức tác chiến cũ bằng tác chiến phi tiếp xúc, thì các nước bị tiến công cũng phải nghiên cứu tìm phương thức tác chiến mới cho phù hợp với tình hình. Đó là quy luật tất yếu của chiến tranh.


[BDV news]



Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

>> Tên lửa Anh tấn công dinh thự của ông Gaddafi



[Vietnamdefence]Một tòa nhà trong khu dinh thự của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã bị phá hủy hoàn toàn sau các đòn không kích chính xác của liên quân, theo AFP.




Tòa nhà trong khu dịnh thự của ông M. Gaddafi bị tên lửa phá hủy (AP)

Tòa nhà bị phá hủy nằm chỉ cách nơi ông Gaddafi thường tiếp khách có 50 m.

Theo một quan chức bộ chỉ huy liên quân, tòa nhà hành chính này là trung tâm “chỉ huy và kiểm soát” quân đội của ông Gaddafi.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết, 1 tàu ngầm Anh hôm chủ nhật, 20.3 lại một lần nữa tấn công các hệ thống phòng không Libya. “Lần thứ hai, Anh phóng các tên lửa Tomahawk để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất từ 1 tàu ngầm lớp Trafalgar ở Địa Trung Hải trong khuôn khổ kế hoạch đã thống nhất của liên quân nhằm thực hiện nghị quyết (của Hội đồng Bảo an LHQ)”, - phát ngôn viên của Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh, Thiếu tướng John Lorimer nói.

Công ty truyền hình Fox News hôm 21.3 dẫn nguồn một quan chức cao cấp liên quân cho biết, 1 tàu ngầm Anh đã phóng 2 quả Tomahawk vào khu dinh thự của ông Gaddafi. Bộ Quốc phòng Anh sau đó xác nhận cuộc tấn công, song khẳng định ông Gaddafi không phải là mục tiêu tấn công mà khu dinh thự bị tấn công do tầm quan trọng của nó.

Fox News cũng đưa tin, “Mỹ đã phóng thêm 4 quả tên lửa Tomahawk vào các hệ thống phòng không Libya hôm chủ nhật. Tổng cộng đã phóng 124 tên lửa Tomahawk vào Libya từ khi bắt đầu tấn công”. Mỗi quả tên lửa có giá gần 600.000 USD.

Phát ngôn viên Bộ Chỉ huy châu Phi AFRICOM của Mỹ, thiếu tá hải quân James Stockman hôm 20.3 cho biết, tên lửa Mỹ, Anh đã đánh trúng ít nhất 20/22 mục tiêu của Libya, thiệt hại của 2 mục tiêu còn đang được đánh giá.



Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

>> Kỷ nguyên 'Dân chủ Tomahawk'



[Vietnamdefence] Libya đang là nạn nhân tiếp theo của chính sách bạo lực cường quyền dưới chiêu bài đạo đức giả hiệu. Tên lửa Tomahawk trở thành phương tiện “truyền bá, cưỡng ép dân chủ” hữu hiệu của thế giới tự do.




Libya - thêm một cuộc chiến tranh có mùi dầu lửa

Thế kỷ XVII, thời trị vì của Vua Pháp Louis XIV (1661-1715), Hồng y áo xám khét tiếng Armand Jean du Plessis de Richelieu đã hạ lệnh khắc trên tất cả khẩu đại bác đúc tại Pháp dòng chữ Ultima ratio regum (Lý lẽ cuối cùng của các ông vua).

Một thế kỷ sau, Vua Phổ Friedrich II cũng cho dập dòng chữ Ultima ratio regis (Lý lẽ cuối cùng của nhà vua) trên các khẩu đại bác của Phổ.

Đó chính là triết lý của người phương Tây trong các cuộc chiến phong kiến tương tàn ở châu Âu khi mà các vị quân chủ tranh giành đất đai, của cải và quyền lực bằng lý lẽ, ngoại giao không được phải chuyển sang dùng binh đao, phải vận dụng “lý lẽ” cuối cùng là đại bác.

Người Pháp cũng có câu ngạn ngữ: “Muốn giết chó thì bảo chó điên”, tức là muốn gia hại ai đó thì chỉ cần tạo ra cớ.

Người Mỹ vận dụng rất giỏi và linh hoạt ngạn ngữ này.

Lúc Mỹ chia cắt và xâm lược Việt Nam thì họ nói để “ngăn chặn hiểm họa cộng sản, bảo vệ thế giới tự do”. Để có cớ đưa không quân ra đánh phá miền Bắc Việt Nam, họ dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ.

Năm 1999, Mỹ và NATO không kích Nam Tư với cớ Nam Tư vi phạm nhân quyền ở Kosovo.

Sau sự kiện 11.9.2001, Mỹ dùng chiêu bài “chống khủng bố” hết đánh Afghanistan, lại đi bắt cóc người trên khắp thế giới, tra tấn, hành hạ, ngược đãi họ trong những nhà tù chính thức và bí mật; cả thế giới bó tay để Mỹ tung hoành, tác oai tác quái.

Để xâm chiếm Iraq và loại bỏ ông Saddam Hussein năm 2003, Mỹ, Anh và nhiều nước phương Tây đồng thanh quy kết Iraq phát triển vũ khí hủy diệt lớn.

Và nay, họ lại đánh Libya tơi bời với cớ bảo vệ dân lành chống lại sự đàn áp của ông Gaddafi, thúc đẩy dân chủ ở nước này.

Tóm lại, khi kẻ mạnh muốn đánh kẻ yếu thì không thiếu lý do, nếu có thật thì tốt, còn không thì có thể ngụy tạo ra vô số.

Một điều lạ là tuy Libya bị chiến tranh thông tin của báo chí phương Tây tấn công mãnh liệt, họ lại có rất ít “bằng chứng” về sự tàn bạo, dã man của chế độ Gaddafi, trái ngược hẳn với những “bằng chứng” ấn tượng và phong phú, phần nhiều là ngụy tạo ở Nam Tư.

Phương Tây chỉ cần những thông tin báo chí nghèo nàn, định kiến, ác ý và thiếu bằng cớ đó, cộng với những lời kêu cứu thê thảm của phe đối lập nổi dậy ở Benghazi là đủ cho ra lò 1 Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an LHQ, mở đường cho chiến dịch quân sự chống Libya khai diễn vào tối 19.3.2011.

Ô, thế thì vì sao mà các nhà dân chủ lại thích dùng bom với tên lửa để “dân chủ hóa” nước khác thế nhỉ?!

Mỹ và các nước phương Tây suốt ngày và ở đâu cũng “tụng kinh” dân chủ. Dân chủ đã trở thành bài học dạy đời đặc quyền của các ông thầy đạo đức này, đã trở thành thứ giáo lý, thứ tôn giáo thật sự.

Nhưng sự đời oái oăm là những “nhà truyền giáo” hiện đại có lượng từ bi hải hà này mà tấm lòng chỉ đăm đăm lo cho tương lai nhân loại và quyền lợi con người không hiểu sao lại hay dụng võ, lại hay dùng chiêu “truyền giáo bằng thanh kiếm”, hay nói một cách hình tượng và cập nhật hơn là bằng “tên lửa Tomahawk” đến thế.

Tên lửa Tomahawk đã trở thành “lý lẽ cuối cùng” của Mỹ và phương Tây trong vài chục năm trở lại đây và có lẽ còn như vậy trong nhiều năm nữa.

Nếu thế kỷ XVIII-XIX, người ta nói nhiều đến kỷ nguyên của “Ngoại giao pháo thuyền” trong quan hệ quốc tế, thì từ cuối thể kỷ XX, chúng ta chứng kiến sự ra đời một biến tướng của nó, của kỷ nguyên “Dân chủ Tomahawk”.



>> Các loại vũ khí liên quân sử dụng tấn công Libya



Tàu chiến Anh và Mỹ đã phóng hàng trăm tên lửa hành trình vào các vị trí của Libya rạng sáng 20.3 (giờ VN).

àu ngầm chạy bằng hạt nhân Anh nằm trong số các tàu lớn ở Địa Trung Hải tham gia cuộc tấn công vào các điểm phòng thủ của Gaddafi ở gần Tripoli và thành phố Misurata. Những gì vừa diễn ra là một phần của cuộc tấn công có phối hợp do Mỹ lãnh đạo, có cả sự hiện diện của tàu ngầm được trang bị tên lửa Tomahawk ở trong vùng.




Lựa chọn mục tiêu tấn công
Đêm qua, Lầu Năm Góc thông báo 112 tên lửa Tomahawk đã được bắn từ tàu khu trục và tàu ngầm của Mỹ, Anh trong Chiến dịch bình minh Odysssey.

Một phát ngôn viên của liên quân nói: "Tên lửa đã bắn trúng hơn 20 hệ thống phòng thủ tích hợp và các căn cứ quốc phòng trên bờ. Các cuộc tấn công được các đối tác trong liên minh phối hợp chặt chẽ.

Các mục tiêu được lựa chọn dựa trên những đánh giá tổng hợp rằng các điểm đó có gây ra đe dọa trực tiếp cho phi công liên minh không hoặc chính quyền Libya có sử dụng nó để gây ra đe dọa trực tiếp cho người dân Libya không.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây chỉ là giai đoạn đầu của cái gọi là chiến dịch quân sự đa giai đoạn, được vạch ra để thực thi nghị quyết của LHQ và triệt tiêu khả năng dùng vũ lực của chính quyền Libya chống lại người dân nước này".

Phát ngôn viên trên cho hay, hầu hết các địa điểm bị tấn công đều nằm bên hoặc gần bờ biển.

Các vũ khí được dùng để tấn công Libya
Tàu ngầm Anh tham gia vào chiến dịch tấn công - mật mã là Chiến dịch Ellamy, theo cách gọi của quân đội Anh, là chiếc HMS Triumph với 130 người. Tàu ngầm này có thể đem theo 30 vũ khí, gồm cả tên lửa Tomahawk và ngư lôi hạng nặng.

Hải quân Hoàng gia Anh mua 65 quả tên lửa Tomahawk với giá 1 triệu USD/quả từ doanh nghiệp quốc phòng Mỹ Raytheon Systems năm 1995.

Hai tàu khu trục Mỹ, chiếc USS Barry và Stout cũng đã được triển khai. Theo nguồn tin Lầu Năm Góc, mỗi tàu khu trục này có thể chở tới 96 tên lửa Tomahawk.

"Tổng số tên lửa Tomahawk trong kho của chúng tôi là bí mật nhưng tôi cho rằng sẽ không có chuyện thiếu vũ khí tấn công. Mối nguy lớn hơn mà chúng tôi hầu như không biết gì đó là Ai sẽ kiểm soát Libya sau khi Gaddafi bị tiêu diệt".

Hai tàu chiến, đổ bộ được cả trên cạn lẫn dưới nước là USS Ponce và Kearsarge, chở 1.600 lính thủy đánh bộ, hệ thống phòng thủ chống tên lửa và hạm đội trực thăng, hiện đã ở ngoài khơi Libya cùng với tàu hỗ trợ USS Mount Whitney.


Máy bay ném bom Tornado-GR4 của Không quân Hoàng gia Anh

Một chiếc hàng không mẫu hạm USS Enterprise được trang bị hàng chục máy bay chiến đấu, được cho là đang tới khu vực.

Khoảng 20 chiếc máy bay chiến đấu Rafale và Mirage của Pháp cũng đã tham gia giai đoạn đầu của chiến dịch. Pháp phủ nhận một máy bay của nước này bị bắn hạ. Hiện chưa rõ máy bay chiến đấu Typhoon và Tornado có giữ một vai trò đặc biệt nào trong chiến dịch ở Benghazi không dù Pháp đã nhanh chóng cho rằng họ đã thành công trong vai trò của mình.

"Đúng vậy, chúng tôi đã tiêu diệt hàng loạt xe tăng và xe bọc thép", một quan chức Pháp cho hay.

Quyết định cuối cùng nhằm phát động chiến dịch quân sự chống Libya đã được đưa ra tại một phiên họp khẩn cấp giữa các lãnh đạo thế giới ở Paris. Cùng với châu Âu và các đồng minh Bắc Mỹ, hàng loạt quốc gia Ảrập đã ký vào một thông cáo, cam kết "sẽ thực thi mọi hành động cần thiết" để đặt dấu chấm hết với những hành động vi phạm luật nhân quyền của Gaddafi.

Các nước gồm Canada, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Na Uy cũng gửi máy bay trong khi Italia đồng ý cho liên minh sử dụng các căn cứ không quân như Sigonella ở Sicily và Aviano ở phía bắc nước này làm bệ phóng cho các cuộc tấn công.


Máy bay tiêm kích Rafale rời miền Đông nước Pháp lên đường tấn công (Ảnh EPA)
Máy bay của Anh thực hiện một loạt nhiệm vụ, với RAF Tornados nhằm vào các mục tiêu trên đất liền, máy bay chiến đấu Typhoon thực hiện các chiến dịch không kích, máy bay AWACS và Sentinel R1 giúp do thám và vẽ sơ đồ mặt đất. Các máy bay này sẽ đóng ở nam Italia và chịu sự chỉ huy của quân Mỹ tại căn cứ hải quân tại Naples.

3 tàu ngầm Mỹ mang theo tên lửa Tomahawk hiện ở Địa Trung Hải sẽ oanh tạc hệ thống phòng không và các đường băng của Libya nhằm thực thi vùng cấm bay, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.

Báo hiệu cho cuộc tấn công của quốc tế nhằm vào Libya, máy bay chiến đấu Pháp đã cất cánh từ chiều khỏi căn cứ Saint-Dizier ở đông nước Pháp và khai hỏa đầu tiên.

Để cùng tấn công Libya, Canada cam kết triển khai 6 chiếc chiến đấu cơ F-18. Tây Ban Nha triển khai một tàu ngầm, một tàu khu trục nhỏ và một máy bay do thám.

Anh: Cung cấp máy bay chiến đấu Typhoon và Tornado, máy bay do thám, tàu HMS Westminster và HMS Cumberland; 1 tàu ngầm Trafalgar.

Pháp: Thực hiện sứ mệnh với ít nhất 12 máy bay chiến đấu gồm cả chiến đấu cơ Mirage và Rafale, triển khai tàu sân bay, tàu chiến.

Mỹ: Bắn tên lửa từ tàu USS Barry và USS Stout, cung cấp tàu chiến vừa tác chiến được trên bộ lẫn dưới nước, triển khai tàu chỉ huy USS Mount Whitney.

Italia: Căn cứ của NATO ở Naples được cho là trung tâm điều hành, các căn cứ khác ở Địa Trung Hải sẵn sàng hỗ trợ.

Canada: Triển khai 6 máy bay F-18 và 140 người.

Tây Ban Nha triển khai một tàu ngầm, một tàu khu trục nhỏ và một máy bay do thám


(asian-defence.blogspot.com)

>> Báo Nga bình luận về cuộc chiến chống Libya



Theo một chuyên gia, hành động tấn công quân sự do Mỹ và các nước đồng minh phát động chống lại chính quyền của Tổng thống Libya Gaddafi có thể khiến lực lượng phiến quân nổi dậy quyết định “quay cờ” gia nhập vào lực lượng quân chính phủ để đối phó với các thế lực quân sự phương Tây.

Đây là bình luận của một quan chức quân sự tại khu vực Địa Trung Hải trong khi trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Nga Ria Novosti qua điện đàm ngày 20/3.





Tên lửa Tomahawk được bắn đi từ tàu chiến.

Chuyên gia quân sự không được tiết lộ danh tính này cho biết các đợt không kích lãnh thổ Libya của quân đồng minh có lẽ sẽ không tránh khỏi việc tàn sát vào nhầm cả vào lực lượng nổi dậy.

Sự việc có thể trở thành con dao hai lưỡi, khơi nên căm phẫn ở họ. Một khi đã bị tổn hại rất có thể phe nổi dậy sẽ tham gia cùng lực lượng quân của chính phủ Libya để chiến đấu chống lực lượng quân sự nước ngoài.

Cần phải nhấn mạnh rằng, tình hình tại Libya hiện nay rất phức tạp, có nhiều đảng phái và lực lượng có mâu thuẫn về lợi ích chính trị khác nhau. Khả năng về một phong trào tập hợp lực lượng chống các thế lực nước ngoài tại đây hoàn toàn có thể xảy ra – chuyên gia này cho hay.


Một địa điểm tại Libya bị trúng đạn của quân đồng minh.

“Việc quân đội Mỹ và Pháp tấn công các địa điểm trên lãnh thổ Libya được ví như hành đồng đi trên một sợi dây vô cùng nguy hiểm mà sau đó là những hậu quả không thể đảo ngược sẽ phát sinh, buộc các bên phải tiến hành các chiến dịch tấn công và phòng thủ quy mô lớn”.

(vtc news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang