Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Chiến hạm Gepard 3.9

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến hạm Gepard 3.9. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến hạm Gepard 3.9. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

>> Việt Nam sẽ có thêm 2 tàu Gepard năm 2016-2017


Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk của Nga sẽ xây dựng 2 chiến hạm Gepard 3.9 cho Việt Nam theo dự án 11661E chỉnh sửa. Việc khởi đóng chiếc thứ nhất được thực hiện vào tháng 6/2013, sau đó tiếp tục khởi đóng chiếc thứ hai.

>> So sánh Molniya Việt Nam và Houbei 022 của Trung Quốc

Tổng Giám đốc nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, ông Renat Mistakhov trả lời hãng ITAR-TASS tại Triển lãm quốc tế LIMA 2013 cho biết: "Việc khởi công đóng chiếc tàu thứ nhất của Việt Nam theo hợp đồng sẽ được thực hiện vào tháng 6/2013, sau đó sẽ tiếp tục khởi công đóng chiếc thứ hai. Thời hạn chuyển giao những chiếc tàu này cho Việt Nam dự kiến là trong năm 2016 và 2017".


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
HQ-011 và HQ-012 của Hải quân Việt Nam

Độ rẽ nước của Gepard-3.9 là 2.100 tấn, chiều dài 105m, rộng 13,7m, tầm hoạt đông ở vận tốc 10 hải lý/h khoảng 5.000 hải lý, tốc độ tối đa hơn 30 hải lý/h (hơn 56km/h), thủy thủ đoàn 103 người, thời gian tối đa cho một chuyến đi là 20 ngày đêm.

Tàu được trang bị các hệ thống tên lửa chống hạm URAL và các hệ thống tên lửa phòng không, pháo, các vũ khí chống hạm, chống ngư lôi khác. Ngoài ra, tàu cũng được trang bị các máy bay trên boong loại KA-28 hoặc KA-31. Mỗi tàu cũng có một nhà chứa đối với một máy bay loại này.


Trước đó, năm 2007, nhà máy Zelenodolsk cũng đã khởi đóng 2 tàu Gepard-3.9 khác cho Việt Nam và đã được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2011.

Tàu hộ tống thuộc dự án 11661E loại Gepard-3.9 chuyên thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm, theo dõi, chống các mục tiêu nổi, ngầm, trên không; thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu và bảo vệ khu vực kinh tế.

Cũng trong buổi triển lãm, Tổng giám đốc Nhà máy đóng tàu Vưmpel, ông Oleg Belkov thông báo rằng, chiếc đầu tiên trong 6 chiếc tàu tên lửa Molniya (Tia chớp) thuộc dự án 12418 hiện đang được xây dựng tại Việt Nam theo sự cấp phép của Nga, sẽ được bàn giao cho khách hàng vào cuối năm 2013. "Chiếc thứ hai hiện đang nằm trong xưởng và chiếc thứ ba thì đang chuẩn bị đóng".

Nhà máy đóng tàu Vưmpel đã giúp Việt Nam trong việc xây dựng hàng loạt các tàu tên lửa Moniya thuộc dự án 12418. Nhà máy sản xuất và cung cấp cho Việt Nam các bộ phận và chi tiết đồng bộ để phía Việt Nam có thể lắp ghép 06 chiếc tàu tên lửa Moniya thuộc dự án 124118 đầu tiên, phù hợp với tiến độ đã được ấn định.

Việc sản xuất các tàu này được diễn ra dưới sự giám soát kỹ thuật từ phía Cục thiết kế hàng hải Trung ương Almaz tại Saint-Peterburg và nhà máy đóng tàu Vưmpel.

Việt Nam dự định đóng tất cả 10 tàu tên lửa loại này, trong đó 06 chiếc nằm trong một hợp đồng xây dựng.

Nhà máy Vưmpel bắt đầu cung cấp các bộ phận, linh kiện cho 06 chiếc tàu này của Việt Nam từ năm 2010 trong khuôn khổ các hợp đồng và công việc này sẽ được tiếp tục cho tới năm 2016.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tên lửa Molniya.

Trong hợp đồng đóng tàu tên lửa thuộc dự án 12418 Moniya cho Việt Nam, hai bên cũng đã thỏa thuận về phương án xây dựng 4 tàu còn lại. Phương án này sẽ trở thành bản hợp đồng đầy đủ sau khi 6 chiếc tàu đầu tiên do các nhà đóng tàu Việt Nam tự đóng được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam.
Theo báo Vzgliad, Nga đang lên kế hoạch mở rộng hợp tác quân sự với Việt Nam từ đầu tháng 3/2013.

Như vậy, Việt Nam đã thể hiện sự ưu tiên đối với việc sử dụng các cảng của mình cho việc qua lại và sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển của Nga. Theo đó, thỏa thuận về vấn đề này giữa hai nước có thể sẽ được ký kết trong năm nay. Ngoài ra, Nga thực tế đang xây dựng hạm đội tàu ngầm cho Việt Nam.

"Trong năm nay, những nỗ lực chung của hai nước sẽ mở ra một trang mới trong lịch sử của Hải quân Việt Nam - đó là sự xuất hiện của hạm đội tàu ngầm". Hai bên thậm chí còn bàn về việc mở rộng đào tạo các chuyên gia cho Việt Nam trong các nhà trường quân đội của Nga.

Sau các cuộc đàm phán của Bộ trưởng Quốc phòng hai nước, thông tin Việt Nam sẽ tiếp tục mua vũ khí của Nga đã được đề cập.

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

>> Tiết lộ quá trình đào tạo Hải quân Việt Nam


Lần đầu tiên, trên trang ruvr.ru các chuyên gia Nga tiết lộ quá trình đào tạo cho sĩ quan và thủy thủ của Hải quân Việt Nam cách sử dụng các trang thiết bị vũ khí tối tân mới mua từ nước này.




http://nghiadx.blogspot.com
Gepard 3.9

Lấy ví dụ như với chiến hạm Gepard 3.9 mà Việt Nam mua, chúng tôi đã hoàn thành bản mô phỏng vào tháng 7 để tổ chức huấn luyện cho sĩ quan và thủy thủ Việt Nam trước khi chiến hạm này bàn giao tới khách hàng trước cả tháng trời, khi đó với việc được huấn luyện xong, các sĩ quan và thủy thủ Việt Nam có thể về làm chủ được thiết bị công nghệ mới ngay mà không phải mò mẫm thực tập trên chiến hạm thật nữa.
Trang web này nói rằng: Là một khách hàng tiềm năng của Nga, Việt Nam luôn đứng vững vàng trong top 10 quốc gia hàng đầu mà Nga có mối quan hệ tích cực nhất về lĩnh vực hợp tác quân sự- kỹ thuật. Nhất là về lĩnh vực Hải quân.

Trong năm 2011 này, Việt Nam đã nhận 2 tàu chiến lớp Gepard 3.9, ngoài ra Hải quân Việt Nam đã nhận được hai tàu tên lửa “Molnya”, và đã ký kết để cấp phép sản xuất ngay tại Việt Nam thêm 10 chiếc tàu loại này. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ nhận được cả 6 chiếc tàu ngầm loại diesel-điện.

Tất cả các trang thiết bị vũ khí trên đều được đóng mới hoàn toàn, với các hệ thống kiểm soát định vị, dẫn hướng và chiến đấu hiện đại nhất. Thậm chí cả những thủy thủ lão luyện giàu kinh nghiệm cũng cần qua khóa tái đào tạo, học lại để nắm vững cách sử dụng, đưa những con tàu mới vào qui trình thực hiện nhiệm vụ.

Có ý kiến cho rằng trên con tàu thực như vậy, khóa đào tạo là phương án không thành công. Khóa học kéo dài đến vài tháng, trong khi những con tàu phải làm sao đi vào hoạt động càng sớm càng tốt. Ngoài ra, một khóa đào tạo như vậy đòi hỏi khoản chi phí rất lớn.

Hơn nữa, các thiết bị trên tàu chiến và tàu ngầm bán cho Việt Nam của Nga không phải do 1 công ty sản xuất mà là sản phẩm hợp tác của nhiều công ty khác nhau, vì vậy việc huấn luyện sẽ rất mất thời gian và qua nhiều khâu đào tạo. Do đó, các chuyên gia Nga đã nghĩ ra phương án rất đặc biệt: “tiến hành đào tạo- luyện tập trên thiết bị mô phỏng”. Cơ sở chuyên sản xuất những thiết bị như vậy là Công ty Nga RET Kronstadt .

http://nghiadx.blogspot.com
Molnya biên chế Hải quân Việt Nam

Mấy năm về trước, công ty từng lắp ráp thiết bị mô phỏng đài chỉ huy dành cho một chiếc “Molnya”, rồi tiếp theo nó là tổ hợp tập luyện, mô phỏng toàn bộ hệ thống tích hợp của tàu “Molnya”. Trong kế hoạch năm tới, dự trù lắp mô phỏng thiết bị định vị và kính tiềm vọng cho tàu ngầm, do Việt Nam đặt hàng tại Nga.
Theo chuyên gia Evgeni Komrakov cho biết: “Chúng tôi làm một con tàu mô phỏng, bắt chước cấu trúc tổng thể hoặc những hệ thống riêng biệt: như đài chỉ huy, phòng liên lạc vô tuyến điện, khoang máy, hệ thống động cơ điều khiển từ xa, tổ hợp chiến đấu. Chỉ khác là trên tàu thì cần chui xuống khoang máy ở phía dưới, còn ở thiết bị tập của chúng tôi thì khoang máy là căn phòng kế bên. Việc tập huấn có thể tiến hành theo phương pháp riêng biệt từng cá nhân hoặc là trong thành phần một nhóm riêng biệt, hoặc là với toàn bộ thủy thủ đoàn.

Lấy ví dụ như với chiến hạm Gepard 3.9 mà Việt Nam mua, chúng tôi đã hoàn thành bản mô phỏng vào tháng 7 để tổ chức huấn luyện cho sĩ quan và thủy thủ Việt Nam trước khi chiến hạm này bàn giao tới khách hàng trước cả tháng trời, khi đó với việc được huấn luyện xong các sĩ quan và thủy thủ Việt Nam có thể về làm chủ được thiết bị công nghệ mới ngay mà không phải mò mẫm thực tập trên chiến hạm thật nữa.

Công ty của Nga này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm công tác ở Việt Nam. Mấy năm về trước, công ty từng lắp ráp thiết bị mô phỏng đài chỉ huy dành cho một chiếc “Molnya”, rồi tiếp theo nó là tổ hợp tập luyện, mô phỏng toàn bộ hệ thống tích hợp của tàu “Molnya”. Trong kế hoạch năm tới, dự trù lắp mô phỏng thiết bị định vị và kính tiềm vọng cho tàu ngầm, do Việt Nam đặt hàng tại Nga.

Ông Evgeni Komrakov tin chắc rằng: “Đào tạo tại thiết bị mô phỏng hoàn chỉnh là công tác hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với những con tàu mới. Thủy thủ đoàn được tập hợp từ nhiều đội khác nhau, họ chưa biết làm gì, thậm chí không thể cho phương tiện rời bến.

Còn trên con tàu mô phỏng, trong vài ba tuần lễ có thể đào tạo được thủy thủ đoàn làm trở thành những con người thành thạo công nghệ mới còn không họ sẽ mất đến vài tháng hoặc cả năm trời nếu huấn luyện- thực tập trên con tàu thật” – Tổng giám đốc Công ty RET Kronstadt cho biết thêm.

http://nghiadx.blogspot.com
"Sát thủ tàng hình" Kilo

Trong kế hoạch năm tới, dự trù lắp mô phỏng thiết bị định vị và kính tiềm vọng cho tàu ngầm, do Việt Nam đặt hàng tại Nga.
Thiết bị mô phỏng được chế tạo có tuổi thọ 15 năm. Trong khoảng thời gian này cần cải tiến, chủ yếu là kỹ thuật phần cứng và phần mềm của máy tính, để đảm bảo bắt kịp đà phát triển của công nghệ. Đây là công đoạn không phức tạp và chi phí thấp.

Từ những con tàu mô phỏng sơ khái, các chuyên gia Nga tiến hành nâng cấp mô hình con tàu huấn luyện để nó tiếp tục phục vụ, đào tạo thủy thủ đoàn và các bộ phận chiến đấu trên những hạm tàu mới do Nga sản xuất dành cho lực lượng Hải quân Việt Nam.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

>> Việt Nam sẽ có thêm 2 tàu Gepard 3.9



Việt Nam đã ký hợp đồng với Rosoboronexport để bổ sung thêm hai tàu khu trục nhỏ thuộc Dự án Gepard 3.9.

Hãng tin Interfax của Nga hôm nay cho hay Việt Nam đã ký hợp đồng với Cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport để cung cấp bổ sung thêm hai tàu khu trục nhỏ thuộc Dự án Gepard 3.9.


Interfax dẫn lời Phó Giám đốc Nhà máy Zelenodolsk Gorky Sergei Rudenko rằng nếu hai tàu Gepard đầu tiên của Việt Nam được trang bị các tên lửa hiện đại nhất hiện nay của Nga thì hai tàu tiếp theo sẽ được "trang bị thêm các thiết bị chống ngầm".

Trong vài năm qua, Việt Nam đã ký kết với Nga một số hợp đồng cung cấp các tàu nổi và tàu ngầm cho Hải quân.

Đặc biệt, trong năm 2005, Việt Nam đã mua 12 tàu thuộc dự án 12418, và bắt đầu được cấp giấy phép lắp ráp các tàu này tại Việt Nam vào mùa thu năm 2010.

Theo báo Nga trong năm 2009, Việt Nam mua 6 tàu ngầm diesel lớp Varshavyanka của Nga thuộc Dự án 636 với tổng giá trị 1,8 tỷ đôla.

Ngoài ra, trong tháng 4 năm 2011, Việt Nam đã thỏa thuận với Nga về việc cung cấp các phụ tùng thay thế và các công cụ cần thiết để bảo trì trang thiết bị hàng hải.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Hộ vệ hạm Đinh Tiên Hoàng


Trong một hợp đồng được ký kết giữa Hải quân Việt Nam và Nga năm 2008, phía Việt Nam đã đặt mua của Nga 2 chiếc tàu đa năng hạng nhẹ Gepard-3.9 để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải quân và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển.

Khi cần thiết, Gepard 3.9 có thể săn tìm, theo dõi, tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ.

Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

Hai chiếc Gepard-3.9 đã được bàn giao vào năm 2011. Chiếc đầu tiên mang tên Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và chiếc thứ hai mang tên Lý Thái Tổ (HQ-012).

Cả hai được biên chế vào Hải quân Nhân dân Việt Nam, trong đó Đinh Tiên Hoàng (xem video) được biên chế vào tháng 3/2011 còn Lý Thái Tổ được biên chế vào tháng 8/2011.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Hộ vệ hạm Lý Thái Tổ

Tính năng kỹ thuật của Gepard 3.9

Gepard 3.9 có khả năng hoạt động độc lập cũng như có thể tác chiến với cả tàu ngầm và tàu chiến, tiêu diệt các mục tiêu trên không.

Gepard 3.9 rẽ nước 2.100 tấn, dài 102,2m, rộng 13,1m, mớn nước cao 3,8m.

Tốc độ tối đa 28 hải lý/ giờ.

Tầm hoạt động 5.000 hải lý.

Độ dài của một chuyến đi: 20 ngày.

Sử dụng turbine dùng cả dầu và khí gas có thể đi 5.000 dặm mà không cần tiếp nhiên liệu.

Hệ thống vũ khí

Gepard 3.9 được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm 4 bệ phóng, mỗi bệ có 16 quả tên lửa chống tàu nổi Kh - 35E.

Một súng 76,2 mm AK-176M đặt ở mũi tùi dùng để chống mục tiêu trên mặt nước, mặt đất và máy bay tầm thấp có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15km và bay cao 11,5km.

3 tên lửa pháo phòng không cao tốc Palma-SU có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000m và bay cao 3.500m, thời gian phản ứng của hệ thống là 3,5s.

Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.

2 súng máy 30mm AK-630 M.

2 ống phóng ngư lôi 533 mm.

1 dàn 12 ống phóng rocket RBU-6000 chống ngầm.

Ngoài ra, Gepard có thể mang theo một máy bay trực thăng hải quân Ka-28 hoặc máy bay trực thăng KA-31 ở đuôi tàu có nhiệm vụ chính là chống ngầm.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

>> Việt Nam nhận chiến hạm Gepard thứ 2



Theo trang báo mạng Nga, hôm 25/7, khinh hạm Gepard 3.9 (chiến hạm Đinh Tiên Hoàng) thứ hai do nhà máy Zelenodolsk Gorky đóng đã về tới Quân cảng Cam Ranh, Việt Nam.

Chiến hạm Gepard 3.9 thứ hai này sau quá trình chạy thử nghiệm trên biển, thử nghiệm các hệ thống vũ khí và khả năng sống sót thì ngày 25/5/2011 nó được chuyển lên tàu chở hàng EIDE TRANSPORTER. Ngày 26/5, tàu vận tải đã lên đường đưa Gepard về Việt Nam.

Sau khi về tới Việt Nam, phía Nga đã tiến hành sửa đổi một vài chi tiết nội thất của con tàu theo yêu cầu của phía Việt Nam.

Theo các chuyên gia thì chiếc khinh hạm Gepard 3.9 thứ hai này rất tiện lợi và dễ dàng hơn trong việc duy trì và vận hành.

Tất cả các cơ cấu máy móc, hệ thống điện tử và vũ khí đều tương ứng theo hợp đồng đã được ký kết và phê duyệt.

Khinh hạm Gepard 3.9 được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu tàu chiến nổi, phòng không, chống ngầm (hạn chế), hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Gepard 3.9 có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội.

Gepard 3.9 có lượng giãn nước khoảng 2.100 tấn, chiều dài của tàu khoảng 102m. Theo thiết kế của nhà sản xuất thì Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam được trang bị: một pháo hạm Ak-176 cỡ nòng 76,2mm, hai pháo phòng không bắn nhanh tầm ngắn AK-630M, tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm Kh-35 Uran (8 quả), tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Palma-S.

Về tính năng chống ngầm, nhiều khả năng Gepard 3.9 sẽ phải dựa hoàn toàn vào trực thăng săn ngầm Ka-28 (có sàn đáp ở đuôi tàu, nhưng không có nhà chứa).


http://nghiadx.blogspot.com

Khinh hạm Gepard 3.9 nằm trên tàu EIDE TRANSPORTER.


http://nghiadx.blogspot.com

Khinh hạm Gepard 3.9 neo tại cảng Cam Ranh, Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com

Hai chiến hạm Gepard 3.9 tại cảng Cam Ranh, Việt Nam. Chiếc Gepard 3.9 đầu tiên của Việt Nam đánh số hiệu HQ-011 mang tên Đinh Tiên Hoàng.


Dự đoán, chiến hạm Gepard mới được đăt tên là HQ-012 Ngô Quyền.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

>> Hải quân Malaysia: 'Tên lửa hóa' hải quân



Philippines và Mỹ diễn tập hải quân chung vào cuối tháng này trên vùng biển phía tây Philippines, nhưng các quan chức quốc đảo khẳng định việc này không phải do tình hình căng thẳng trên Biển Đông, mà đã có kế hoạch từ trước.Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.


Qua 30 năm, đặc biệt trong giai đoạn 12 năm (từ 1997 – 2009), Malaysia đã hiện đại hóa các đội tàu mặt nước và tàu ngầm làm nòng cốt cho việc bảo vệ vùng biển kéo dài từ eo Malaca, nơi thông thương giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đến tận biển Sulu.

Những “quả đấm thép”

Nói tới sức mạnh của Hải quân Malaysia là nói tới bộ ba “quả đấm thép” gồm: tàu ngầm tấn công Scorpene, tàu hộ vệ tên lửa Lekiu và tàu hộ tống Laksamana.

Tháng 9/2009, sau 7 năm ký hợp đồng với Pháp, chiếc tàu ngầm đầu tiên của Malaysia đã được biên chế trong lực lượng hải quân nước này. Vũ khí chủ yếu của Scorpene là 30 tên lửa đối hạm SM-39, tầm bắn 50km, mang đầu đạn nặng 165kg. Ngoài ra, còn phải kể tới 6 ống phóng lôi cỡ 533mm với cơ số 18 quả.

Đứng đầu lực lượng các tàu chiến mặt nước của Malaysia là 2 tàu hộ vệ tên lửa Lekiu (mua của Anh), được trang bị tổ hợp tên lửa chiến thuật chống hạm Exocet MM-40 tầm bắn 70km (loại tên lửa “sáng giá” này từng lập công trong các cuộc xung đột giữa Anh – Argentina (1982), Iraq – Mỹ (1987). Để chống lại các mối nguy hiểm từ trên cao, Lekiu trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Sea Wolf 16 ống. Ngoài ra, phải kể đến pháo hạm Bofor 57mm, tầm bắn 17km, ngư lôi chống ngầm 324mm và trực thăng chống ngầm Super Lynx, có sàn đáp phía sau tàu.



Tàu ngầm Scorpene trong quá trình đóng.


Thành viên còn lại của “bộ ba” đáng gớm Hải quân Malaysia là tàu hộ tống Laksamana mua của Italy, 4 chiếc được biên chế trong giai đoạn 1997-1999. Laksamana được trang bị tên lửa hành trình đối hạm Otomat Mark 2/Toseo tầm bắn 150km (hơn hẳn tên lửa chống hạm trang bị cho Lekiu, xấp xỉ tên lửa chống hạm trang bị cho Gepard 3.9 nhưng thấp hơn Yakhont). Hệ thống phòng không trang bị cho Laksamana là tổ hợp tên lửa Albatros (tầm bắn 15km). Ngài ra, tàu còn có pháo hạm 76mm và 40mm. Có lượng giãn nước 2.000 tấn nhưng Laksamana di chuyển khá nhanh, tốc độ có thể lên tới 36 hải lý/h, tầm hoạt động của tàu khoảng 4.300km.

Bộ 3 tàu ngầm Scorpene, tàu hộ vệ Lekiu và tàu hộ tống Laksamana là hình ảnh tiêu biểu cho nỗ lực hiện đại hóa của Hải quân Malaysia trong giai đoạn 1997-2009, nhờ nền kinh tế đứng vững trong cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế 1997. Thế nhưng, quan trọng hơn cả vẫn là nền tảng của một lực lượng hải quân có bề dày xây dựng, phát triển gần 60 năm qua.

Phát triển cả chiều rộng và chiều sâu

Hải quân Malaysia được thành lập từ đầu những năm 1950 nhưng phải trải qua một giai đoạn tương đối dài (hơn 10 năm) mới được được đầu tư xứng đáng với vai trò quan trọng trong nền quốc phòng của đất nước. Từ 1952 tới 1958, Hải quân Malaysia được trang bị rất thô sơ, chỉ có 4 tàu quét mình ven bờ. Đến năm 1962, phục vụ hải quân chỉ có 2.000 người với 10 tàu tuần tiễu nhỏ, lượng giãn nước dưới 100 tấn.

Từ năm 1963, do nhận thức “Liên bang Malaysia mới thành lập, có vùng lãnh thổ rộng lớn, dân số tăng nhanh nên phát triển, mở rộng quân đội nói chung, hải quân nói riêng là điều tất yếu”, Bộ Quốc phòng nước này đã trình Quốc hội chương trình phát triển hải quân rất chi tiết để sau đó, chỉ trong vòng 3 năm, từ 1963 tới 1965, Malaysia nhanh chóng sở hữu 14 tàu tuần tiễu xa bờ tốc độ cao, 1 tàu hộ vệ Hang Tuah (nay đưa từ trực chiến sang nhiệm vụ huấn luyện)… Vào lúc đó, Malaysia được coi là có tiềm lực hải quân mạnh trong khu vực.



Chiến hạm hiện đại Lekiu của Hải quân Malaysia.


Những năm sau, Malaysia bắt đầu mua sắm thêm 2 tàu hộ tống tên lửa và nhiều tàu tuần tiễu tấn công trang bị tên lửa chống hạm nổi tiếng Exocet. Đồng thời, trong giai đoạn này, số quân nhân trong lực lượng hải quân phát triển đông đảo. Nếu năm 1973, Hải quân Malaysia có 4.800 người thì tới đầu những năm 1980, con số này là 11.000 người.

Cũng trong lộ trình xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, đủ khả năng đối phó các cuộc chiến tranh thông thường, Malaysia chi hàng trăm triệu USD đầu tư vào các căn cứ hải quân. Đồng thời, Chính phủ Malaysia thực thi nhiều chính sách phát triển công nghiệp quốc phòng. Nhà máy PSC Naval Dockyard Sdn, BhD (PSC-NDSB) tập trung đóng tàu tuần tiễu xa bờ và Hong Leony Lursssen đóng các tàu tuần tiễu cao cấp. Năm 1985, tàu tuần tiễu nội địa của Malaysia hạ thủy, tiếp đó là 12 tàu tuần giang, 6 tàu tấn công nhanh… được coi là “trái ngọt” đầu tiên của ngành đóng tàu quân sự nước này.

Hiện tại, Hải quân Malaysia có chương trình hợp tac đóng tàu hộ vệ với Anh. Trong tương lai, nước này chủ trương đóng 30 chiếc tàu tuần tiễu thế hệ mới với chi phí lên gần 2 tỷ USD. Đặc biệt, Malaysia có kế hoạch nghiên cứu và cử người học đóng tàu ngầm để tự chủ hơn trong việc trang bị vũ khí tối quan trọng của hải quân này.

Trên đà phát triển, năm 1997, Malaysia thành lập lực lượng không quân hải quân, đánh dấu một bước kiện toàn lực lượng vũ trang trên biển. Thời gian tới, Malaysia sẽ ưu tiên đầu tư hơn nữa cho không quân hải quân. Cụ thể, nước này có chương trình mua các máy bay tuần tra biển (trong giai đoạn 2011-2015).

Ngoài ra, Malaysia đang hợp tác phát triển viễn thông quân sự với Nam Phi, lập hệ thống cảnh giới biển và điều hành giao lưu ở eo biển Malacca với Canada. Có thể thấy, trong những năm gần đây, Hải quân Malaysia không ngừng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, quan tâm cả số lượng lẫn chất lượng.
Ngày nay, Hải quân Malaysia có 14.000 người, dưới Bộ Tư lệnh Hải quân có 2 vùng hải quân, 1 Bộ tư lệnh tác chiến, 4 căn cứ hải quân, đơn vị biệt kích hải quân và không quân hải quân. Số chiến hạm phục vụ trong lực lượng lên tới 160 chiếc, tất cả đều hiện đại hoặc tương đối hiện đại.

Trong số trên, có 32 tàu chiến đấu, gồm: 2 tàu ngầm, 2 tàu hộ vệ tên lửa, 10 tàu hộ tống tên lửa, 14 tàu tuần tiễu (8 chiếc trong số này là tàu tên lửa), 4 tàu quét mìn, 9 tàu phục vụ, 119 phương tiện độ bộ… và đặc biệt là, máy bay chiến đấu trong lực lượng không quân hải quân là 18 chiếc.


[BDV news]



Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> Bộ đôi 'kình ngư' trên biển Đông



Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.

Hải quân các nước ASEAN:

Trong nỗ lực hiện đại hóa phương tiện khí tài của Hải quân Nhân dân Việt Nam, khinh hạm Gepard 3.9 và tàu ngầm điện – diesel lớp Kilo được coi là xương sống của lực lượng tuần tra vào thời điểm hiện tại và tương lai gần. Bài viết ở kỳ sau sẽ giúp độc giả tìm hiểu sức mạnh của “bộ đôi” này.

Khinh hạm đa năng Gepard 3.9

Có kích thước khiêm tốn so với nhiều tàu chiến hiện đại trong khu vực, Gepard 3.9 được xếp vào lớp các khinh hạm. Thế nhưng chiến hạm này có khả năng tàng hình, tốc độ cao, hỏa lực tấn công và phòng thủ mạnh.

Được thiết kế tại Viện Thiết kế Zelenodolsk (tức Viện TsKB-340) và chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Gorky, CH Tatarstan, Liên bang Nga, Gepard 3.9 có thể đảm đương các nhiệm vụ tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực và săn tìm các mục tiêu như tàu nổi, tàu ngầm, máy bay…

Trong đó, nổi bật nhất là hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E với sức mạnh hủy diệt nằm ở tên lửa 3M24E (Kh-35E) mang đầu đạn nặng 145kg. Sử dụng hệ dẫn quán tính cho giai đoạn bay giữa và radar chủ động ở giai đoạn cuối, “cú đấm” của Uran-E có độ chính xác cao và sức mạnh đáng kể đối với các mục tiêu tàu nổi trong cự ly 130km (70 hải lý).


Chiến hạm Gepard 3.9
Chiến hạm Gepard 3.9, "con báo" trên biển khơi.

Để phòng thủ, Gepard 3.9 sử dụng 2 “lá chắn” tầm ngắn và tầm gần, đó là tổ hợp phòng không Palma (gồm tên lửa Sosna-R và pháo tự động 6 nòng AO-18KD/6K30GSh) và pháo cao tốc AK-630. Với 8 tên lửa Sosna-R có tốc độ siêu vượt âm (Mach 5), dẫn bằng laser, Palma sẽ hạ gục các mối nguy hiểm đến từ trên không xuất hiện trong cự ly 8km như tên lửa diệt hạm, máy bay, bom có điều khiển...

Nếu các tên lửa Sosna-R chưa triệt hạ hết mục tiêu, các pháo cao tốc sẽ phun ra từ họng súng “lưỡi lửa” dài cả mét với tốc độ bắn chóng mặt 10.000 phát/phút (AO-18KD/6K30GSh) hoặc 6.000 phát/phút (AK-630) để triệt hạ mục tiêu.

Ngoài ra, hệ thống vũ khí của Gepard 3.9 còn có pháo hạm đa năng AK-176M (cỡ nòng 76,2mm) có thể tấn công các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp; hệ thống rải lôi phía đuôi tàu và đặc biệt là trực thăng chống ngầm Kamov trực chiến ở bãi đáp phía sau tàu.

Nét đặc sắc trong thiết kế của Gepard 3.9 là ứng dụng công nghệ tàng hình, do đó giảm độ bộc lộ radar khiến tàu khó bị phát hiện. Thêm vào đó, là khinh hạm có tốc độ di chuyển nhanh (28 hải lý/giờ). Khi tuần tiễu trên biển, Gepard 3.9 giống như con báo đi săn, nhẹ nhàng tiếp cận mục tiêu và ra đòn hạ gục “con mồi”.

“Sát thủ vô hình” Kilo

Nếu như Gepard 3.9 đại diện cho lực lượng tuần tra mặt nước thì tàu ngầm lớp Kilo là bạn đồng hành, thực hiện các nhiệm vụ dưới mặt biển.

Biệt danh “sát thủ vô hình” của tàu ngầm lớp Kilo đến từ độ ồn thấp khi hoạt động. Điều này có được do nhà sản xuất bọc vỏ tàu bằng các tấm lợp anechoic, có khả năng dội lại và làm biến dạng tín hiệu của các sonar chuyên dò âm thanh tàu ngầm. Do đó, làm giảm tối đa khoảng cách bị phát hiện, ngay cả với các sonar thụ động.

Được Cục thiết kế hải quân Rubin, St Peterburg thiết kế, tàu ngầm Kilo đầu tiên bắt đầu phục vụ từ những năm 1980, trong vai trò trinh sát, tuần tiễu, tác chiến chống các tàu mặt nước và tàu ngầm đối phương.

Tàu ngầm này được thiết kế thành 6 khoang kín nước được ngăn cách với nhau bằng các vách ngăn nằm ngang trong một thân tàu hai lớp. Thiết kế này cho phép tăng khả năng sống sót của tàu lên rất nhiều, nó vẫn có khả năng hoạt động bình thường khi bị bắn thủng một vài khoang.



Người Mỹ gọi Kilo là "hố đen" trên biển khơi, nhưng tàu ngầm tiến công này được biết nhiều hơn với tên gọi "sát thủ vô hình".


Sức mạnh của tàu ngầm Kilo nằm ở 6 ống phóng lôi cỡ 533 mm bố trí phía trước mũi tàu. Tàu có thể mang tổng cộng 18 ngư lôi, gồm: 6 quả trong ống phóng và 12 quả ở cơ cấu nạp. Ngư lôi được điều khiển bằng máy tính, có xác suất bắn trúng đích rất cao. Với hệ thống kiểm soát bắn hiện đại, chỉ mất 2 phút là tàu ngầm Kilo có thể phóng lượt thứ nhất và sau 5 phút thì có thể phóng lượt ngư lôi thứ hai. Ngoài ra, ống phóng lôi có thể được dùng để rải lôi với cơ số lên tới 24 quả.

Vũ khí đáng sợ hơn cả của Kilo là tên lửa Club-S, có thể dễ dàng tiêu diệt các tàu chiến khác ở khoảng cách lên tới 220 km bằng đầu nổ 450 kg.

Có nhiệm vụ chính là đối phó với các mục tiêu nổi và ngầm trên biển nhưng tàu ngầm Kilo vẫn được trang bị hệ thống vũ khí phòng không mạnh, đó là tên lửa Strela-3 hoặc Igla. Đây là các tên lửa phòng không sử dụng đầu tự dẫn hồng ngoại có tầm bắn xa, 6 km với Strela-3 và 5km với Igla.

Để “nhìn thấy” các mục tiêu của đối phương, tàu ngầm Kilo được trang bị sonar MGK-400EM phát hiện các sóng âm phản xạ lại từ các tàu nổi và tàu ngầm với khoảng cách rất xa cùng với các thiết bị đối kháng điện tử, cảnh báo radar và định vị… Một khả năng đặc biệt nữa của Kilo là có thể hoạt động liên tục 45 ngày dưới biển nhờ 120 bộ ắc quy.

Đến nay, Kilo đã được Nga xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria, Iran, Ba Lan, Romania… Tuy nhiên, các tàu ngầm này thường đóng theo projekt 877EKM kiểu cũ. Ở thời điểm hiện tại, các đối tác mới của Nga được chuyển giao tàu ngầm Kilo đóng theo thiết kế của projekt 636 với nhiều ưu điểm nổi trội như thân rộng hơn, động cơ công suất lớn hơn, tốc độ vòng quay chân vịt cao hơn, khả năng tàng hình tốt hơn…

Tính năng kỹ chiến thuật của Gepard 3.9:

Chiều dài: 102,2m, chiều rộng: 13,1m, lượng giãn nước: 2.100 tấn, mớn nước: 3,8m;
Tốc độ tối đa: 28 hải lý/h; Hành trình tối đa 5.000 hải lý (với tốc độ 10 hải lý/h); Thời gian độc lập: 20 ngày đêm;

Tính năng kỹ chiến thuật của Kilo:

Chiều dài: 73,8m, chiều rộng: 9,9m, lượng giãn nước: 2.350 tấn; Lặn sâu tối đa: 300m;
Tốc độ chạy nổi tối đa 25 hải lý/h; Tốc độ chạy ngầm tối đa: 12 hải lý/h;
Hành trình chạy nổi tối đa: 12.000km với tốc độ 7 hải lý/giờ với ống thông hơi;
Hành trình chạy ngầm tối đa 640km với tốc độ 3 hải lý/h;
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang