Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Mỹ - Iran

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ - Iran. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ - Iran. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

>> Chiến tranh thế giới thứ 3 xảy ra nếu Mỹ đánh Iran

Chiến tranh thế giới thứ 3
Nếu Mỹ và các đồng minh thực sự muốn tấn công Iran thì một cuộc chiến tranh thế giới thế giới thứ 3 sẽ nổ ra.




http://nghiadx.blogspot.com
Ông Trương Triệu Trung: "Trung Quốc sẽ không để yên cho Mỹ nếu Iran bị tấn công"

Trang web chính thức của Pei Cobb Freed & Partners của Đức mới đây có bài bình luận, nếu Mỹ và các đồng minh thực sự muốn tấn công Iran thì một cuộc chiến tranh thế giới thế giới thứ 3 sẽ nổ ra.

Như vậy, “Tập đoàn phương Đông” là Trung Quốc và Nga sẽ đối đầu với “Tập đoàn phương Tây” do Mỹ dẫn đầu.

Do an ninh quốc gia của Trung Quốc liên quan chặt chẽ với Iran, Thiếu tướng Trung Quốc Trương Triệu Trung cho biết, nếu Mỹ tấn công Iran, Trung Quốc sẽ chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 3.

Năm 1999, ông Trương Triệu Trung đã từng xuất bản một cuốn sách mang tựa đề “Ai là mục tiêu tiếp theo?”. Phải chăng nếu tiến hành một cuộc tấn công Iran, thì mục tiêu tiếp theo của người Mỹ sẽ là Trung Quốc.

Theo Sina, đây không chỉ là đánh giá của riêng cá nhân ông Trương, mà là đánh giá nghiêm túc của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nếu cuộc chiến tranh thế giới có xảy ra thật thì Trung Quốc sẽ không hành động một mình, mà Nga cũng phải tham gia vào cuộc chiến này.

Trên thực tế hiện này, Trung Quốc đang áp dụng chính sách “dùng tư bản để chống lại chủ nghĩa tư bản” bằng các thủ đoạn cạnh tranh.

Trung Quốc luôn chủ động làm ăn với các nước phương Tây để tìm kiếm lợi ích tại đây, trợ giúp những đối tượng được cho là “kẻ thù” của Mỹ tại Trung Đông và châu Phi. Đồng thời cơ quan tình báo của Trung Quốc luôn tìm cách làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ tại những khu vực này.

>> Thực hư về sức mạnh tàu ngầm Trung Quốc

Hiện tại, Iran và Syria là những đồng minh quan trọng của Trung Quốc và Nga, tương lai của khu vực Trung Đông liên quan chặt chẽ đến lợi ích chiến lược của Trung Quốc và Nga.

Một cuộc chiến tranh sẽ không nổ ra trực tiếp giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc, mà cuộc chiến giữa Mỹ và Iran sẽ tạo ra tiền đề cho một cuộc chiến tranh thế giới trong tương lai.

Năm 2011, Nguyên Tham mưu trưởng Hải quân Nga, ông Victor Kravchenko cũng tuyên bố, nếu nước nào tấn công tàu chiến của Nga tại Syria, thì nước đó là tự phát động một cuộc chiến tranh và Nga sẽ có đủ khả năng để tiến hành một cuộc phản công.

Cuốc sách “Ai là mục tiêu tiếp theo?” của ông Trương được xuất bản năm 1999, cũng tại thời điểm này Mỹ đã đánh bom “nhầm” vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư.

Tuy nhiên, người Trung Quốc lại cho rằng, tuyên bố đánh bom nhầm của Mỹ chỉ là cái cớ, đó là một "phép thử chiến lược" đối với Trung Quốc.

Với sự phát triển vượt trội về sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc hiện nay, mục tiêu hàng đầu tiếp theo của Mỹ là kiềm chế bằng được Trung Quốc.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

>> Thần chiến tranh 'gõ cửa' Iran

Bất chấp các nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình, các phương tiện truyền thông phương Tây luôn dày đặc thông tin về một kế hoạch quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Tehran.



Kể từ khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Iraq và Afghanistan, hai cuộc chiến do nước này phát động đã không còn thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Trong khi đó, hầu hết mọi con mắt đang hướng tới Iran, đặc biệt khi áp lực mọi mặt kể cả quân sự của Mỹ và Israel nhằm vào Tehran gia tăng nhanh chóng. 

Một mất, một còn

Iran luôn giữ quan điểm cứng rắn trong vấn đề phát triển hạt nhân. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu, nỗ lực bành trướng phạm vi thế lực sang khu vực Trung Đông. Mỹ bắt đầu sử dụng biện pháp "cây gậy và củ cà rốt" để âm mưu xâm nhập vào khu vực này. Khi Liên Xô muốn mở rộng ảnh hưởng tại Iran thì Mỹ giúp đỡ Iran, khi Iran trở thành một cường quốc ở khu vực Trung Đông thì Mỹ lại giúp Iraq đánh Iran. Khi Iraq xâm lược Kuwat, thì Mỹ tiến công Iraq, đồng thời lại âm thầm lôi kéo Iran. Khi thực lực của Iraq bị suy yếu nặng nề rồi bị Mỹ chi phối, Mỹ lại coi Iran là cái gai trong mắt.

Trong khi đó, Iran liên tiếp phóng thử tên lửa, tiến hành các cuộc diễn tập quân sự trên mọi quy mô với nhiều khoa mục khác nhau làm cho quan hệ giữa Mỹ và Iran đã trở thành cục diện một mất, một còn. Về vấn đề hạt nhân, khi Iran không ngừng nỗ lực phát triển vũ khí này, Mỹ cũng tăng cường áp lực đối với Iran. Nhưng Iran, với đường lối cứng rắn của tổng thống Ahmadinejah, dường như nước này chưa bao giờ từ bỏ ý đồ tìm kiếm và sở hữu sức mạnh hạt nhân, đối đầu với Mỹ. Như vậy, Washington tuyệt đối không để cho Iran muốn làm gì thì làm và đây chính là điểm mấu chốt có thể dẫn tới chiến tranh liên quan tới vấn đề hạt nhân của Iran. Trên thực tế, trong 3 điểm nóng ở khu vực châu Á và Trung Đông thì nhiệt độ "vấn đề Iran" đang tăng cao.

Trải qua hơn 20 năm, Iran không ngừng nâng cao khả năng tự chủ trong nghiên cứu, phát triển vũ khí, trang bị của mình. Quân đội Iran có thể nói phần nào thoát khỏi tình trạng phải dựa dẫm vào vũ khí, trang bị nhập ngoại. Không khó để nhận ra là, trong các cuộc diễn tập được liên tiếp tổ chức của quân đội Iran mấy năm gần đây, dường như mỗi cuộc diễn tập đều thấy xuất hiện một loại vũ khí mới. Đây chính là chỗ dựa to lớn để nâng cao niềm tin và dũng khí đối đầu với phương Tây của quân đội Iran.



http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ có thể sử dụng máy bay không người lái tấn công Iran. Ảnh: AFP
"Cung đã giương?"

Lập trường của Mỹ và đồng minh, đặc biệt là Israel trong vấn đề ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân là không thể thay đổi, sử dụng vũ lực sẽ là biện pháp cuối cùng. Iran kiên trì quan điểm phát triển vũ khí hạt nhân của mình, Mỹ cũng kiên quyết ngăn cản điều đó, cả 2 bên đều không cho thấy dấu hiệu thỏa hiệp. Điều gì sẽ xảy ra khi hai bên đều kiên trì lập trường của mình, và theo giới phân tích quân sự, khả năng xảy ra xung đột quân sự hoặc chiến tranh quy mô giữa Mỹ và Iran là rất lớn. Mỹ mặc dù tính toán kỹ lưỡng việc sử dụng vũ lực đối với Iran, nhưng nếu đã "đụng binh" thì có lẽ quy mô không thể nhỏ.

Tính toán đến các yếu tố bên ngoài, nếu Mỹ và đồng minh đánh Iran, khả năng Syria phối hợp đối phó là rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu vì Syria đang bị cuốn vào trong vòng xoáy nội chiến, chính phủ Syria chỉ đủ lực để bảo vệ chính quyền của mình, khó có thể sử dụng quân đội để chi viện cho Iran. Không chỉ vậy, môi trường xung quanh Iran rất dễ để Mỹ bao vây, phong tỏa. Quan sát chung quanh Iran ta dễ dàng nhận thấy, Mỹ có thể phát động tiến công vào phía tây Iran từ các bàn đạp ở Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc có thể dùng các căn cứ ở Afghanistan và Pakistan để tiến vào từ phía đông hoặc là tiến công bằng đường biển vào phía nam.

Ngoài ra Mỹ còn có thể đổ quân vào khu vực Trung Á làm cho Iran hoàn toàn nằm trong vòng vây quân sự của Mỹ, không còn đủ chiều sâu và bề rộng không gian chiến lược để mà xoay xở, điều này làm cho Iran gần như bị cô lập với bên ngoài. Nhìn từ góc độ này, khả năng Mỹ sử dụng các biện pháp quân sự đối với Iran là cao nhất trong 3 điểm nóng quân sự nói trên.

Do Iran làm cho Mỹ có cảm giác bị uy hiếp về mặt quân sự nên khả năng Mỹ sẽ tiến công Iran theo kiểu "điểm huyệt". Thực hiện phương pháp này đạt hiệu quả cao nhất là sử dụng máy bay không người lái, tên lửa hành trình. Một mặt, Mỹ đã có rất nhiều kinh nghiệm trong sử dụng máy bay không người lái tiến công từ trên không vào các phần tử khủng bố trên chiến trường Afghanistan. Mặt khác, việc sử dụng máy bay không người lái và tên lửa hành trình có độ chính xác cao tiến công Iran có thể giúp Washington kiểm soát được mức độ khốc liệt của chiến tranh, chừa lại một lối thoát cho hành động sau này.

Trong diễn biến mới nhất, ngay trước thềm đàm phán giữa phương Tây và Iran nhằm tìm kiếm giải pháp tháo gỡ bế tắc hôm qua (23/5) Mỹ cảnh báo kế hoạch tấn công Iran đã "sẵn sàng". Đại sứ Mỹ tại Israel ông Dan Shapiro trước đó cho biết Mỹ đã sẵn sàng các kế hoạch cho khả năng tấn công quân sự nhằm vào Tehran và để ngỏ lựa chọn này. Tuyên bố trên của quan chức ngoại giao Washington được đưa ra ít ngày trước thời điểm Tehran và các cường quốc thế giới vốn nghi ngờ quốc gia Hồi giáo này đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân nối lại đàm phán.

Phát biểu trên Đài phát thanh quân đội Israel, Đại sứ Shapiro cho rằng sẽ thích hợp hơn nếu giải quyết vấn đề bằng biện pháp ngoại giao và thông qua gây áp lực, thay vì sử dụng sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh điều này không có nghĩa là biện pháp quân sự hoàn toàn không được tính đến và Mỹ đã có kế hoạch riêng, đảm bảo lựa chọn này đã sẵn sàng. Và như vậy, không ít ý kiến trong giới quan sát quốc tế cho rằng, cuộc đàm phán hôm nay là cơ hội cuối cùng để tránh khỏi một cuộc chiến mới sắp nổ ra.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

>> Quân đội Iran sẽ bị hạ gục trong ba tuần ?

Các chiến lược gia của Lầu Năm Góc ước tính rằng, chỉ cần chưa đầy một tháng là Mỹ có thể “hạ gục” quân đội Iran nếu xung đột xảy ra.



>> Binh pháp Hải quân Việt Nam (Kỳ 1)


Theo Bộ chỉ huy Trung ương Mỹ (CENTCOM), với các cuộc tấn công trên không và trên biển, Washington có thể phá hủy hoặc làm suy giảm đáng kể lực lượng vũ trang "cơ bản" của Iran trong khoảng ba tuần.

“Chúng tôi đã lên kế hoạch cho mọi tình huống và chỉ chờ quyết định cuối cùng của Tổng thống”, trung tá T.G Taylor, phát ngôn viên của CENTCOM cho hay.

Người phát ngôn này nhấn mạnh thêm: “Chúng tôi hành động theo chỉ thị của Bộ trưởng Quốc phòng và các lãnh đạo ở Washington DC. Vì vậy, bất kỳ chỉ thị nào họ đưa ra, đó là những gì chúng tôi sẽ thực hiện”.


http://nghiadx.blogspot.com
Các chiến lược gia của Lầu Năm Góc ước tính, chỉ cần chưa đầy một tháng là Mỹ có thể “hạ gục” quân đội Iran nếu xung đột xảy ra. Ảnh minh họa: RT.

Không chỉ dừng lại ở những tuyên bố hùng hồn, những tuần gần đây, quân đội Mỹ không ngừng tăng cường hiện diện quân sự gần Iran trong bối cảnh căng thẳng về vấn đề hạt nhân giữa Tehran với Washington và Tel Aviv ngày càng leo thang.

Hải quân Mỹ vừa đưa hai tàu sân bay và một số tàu dò phá mìn tới gần Iran. Không quân Mỹ gần đây cũng triển khai một số máy bay chiến đấu F-22 Raptor đến một căn cứ ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Loạt động thái này lập tức vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phía Iran. Theo họ, sự tăng cường hiện diện của quân đội Mỹ đe dọa trực tiếp đến sự ổn định của khu vực.

Tuy nhiên, bất chấp mọi phản ứng của quốc gia Hồi giáo, Mỹ còn dự tính triển khai một “căn cứ nổi” ở vịnh Pécxich. Đây là một chiếc tàu chở hàng có tên USS Ponce được chuyển đổi mục đích sử dụng thành "căn cứ bán cố định", hỗ trợ cho các chiến dịch của quân đội Mỹ. Theo kế hoạch, USS Ponce sẽ được trang bị trực thăng và tàu cao tốc.

Không chỉ vậy, Lầu Năm Góc còn tăng cường huấn luyện những binh sĩ của các nước đồng minh trong khu vực thành những đội quân tinh nhuệ. Ngoài ra, một đội biệt kích thuộc Hội đồng đặc nhiệm chung vùng Vịnh cũng có thể được điều động đến khu vực này khi tình hình căng thẳng gia tăng.

Theo giới phân tích quân sự, những kế hoạch này được vạch ra nhằm đối phó với khả năng Iran tấn công quân đội Mỹ tại vùng Vịnh hoặc viễn cảnh quốc gia Hồi giáo chặn eo biển Hormuz, tuyến đường huyết mạch để vận chuyển dầu.

Bên cạnh đó, CENTCOM cũng cho biết, khoảng 125.000 binh sĩ Mỹ cũng đã tiến sát Iran. Phần lớn trong số binh sĩ này, khoảng 90.000 người, đã được triển khai trong hoặc xung quanh Afghanistan. 20.000 binh sĩ khác được đưa đến khu vực cận Đông và khoảng từ 15.000 đến 20.000 phục vụ trên các tàu hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, theo giới chức Mỹ, các mối đe dọa quân sự chỉ là một phần trong nỗ lực gia tăng sức ép với quốc gia Hồi giáo. Washington cho hay, họ sẽ chỉ sử dụng vũ lực khi các biện pháp trừng phạt kinh tế thất bại và giờ đây, họ dồn mọi áp lực kinh tế lên Tehran.

Ngày 1/5 vừa qua, Tổng thống Obama ký một văn bản trao thêm quyền lực cho Bộ Tài chính Mỹ nhằm siết chặt các lệnh cấm vận tài chính với Iran.

Bên cạnh đó, Washington còn gây sức ép buộc các đồng minh cùng tham gia vào nỗ lực siết chặt nền kinh tế Tehran. Theo tờ Wall Street Journal, sau nhiều lần khước từ thì cuối cùng Ấn Độ cũng phải chấp thuận yêu cầu của Mỹ, theo đó, giảm ít nhất 15% lượng nhập khẩu dầu Iran trong năm tài khóa này.

Theo nguồn tin trên, Chính phủ Ấn Độ yêu cầu hai công ty gồm công ty quốc doanh Mangalore Refinery & Petrochemicals Ltd. và công ty tư nhân Essar Oil Ltd., giảm nhập khẩu dầu Iran từ nay đến tháng 3/2013 theo đề nghị của Mỹ.

Động thái trên cùng với thực tế số liệu sản lượng dầu Iran rơi xuống mức thấp nhất 20 năm, cho thấy nỗ lực cấm vận dầu Iran của Mỹ bắt đầu có hiệu quả.

Theo giới quan sát, Ấn Độ buộc phải chấp nhận yêu cầu của Mỹ bởi các cơ sở lọc dầu của Ấn Độ khó được tiếp cận nguồn vốn bằng USD và khó khăn hơn trong việc nhận được bảo hiệm vận chuyển dầu từ Iran.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

>> 'Ông trùm' tình báo Iran và cuộc chiến với Mỹ


Trong đối đầu địa chính trị giữa Mỹ và Iran, "ông trùm" tình báo Iran - Thiếu tướng Qasem Soleimani - được coi là một trong những nhân vật lãnh đạo chủ chốt


http://nghiadx.blogspot.com
Ông Qasem Soleimani.

Vào tháng 1/2012, tướng Soleimani - Chỉ huy lực lượng hải ngoại tinh nhuệ của Iran - có nhiều chuyến đi bí mật đến Damascus để gặp gỡ Tổng thống Basharal Assad của Syria.

Theo thông tin từ các quan chức Mỹ và Arập qua cuộc hội đàm với Tổng thống Syria, tướng Soleimani đồng ý tăng cường sự hỗ trợ về quân sự cho nước này và tái khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa Iran và Syria.

Mặc dù khó biết được chính xác hoạt động của người đứng đầu Cơ quan Tình báo Iran, nhưng vai trò của tướng Soleimani ở Syria là dấu hiệu mới nhất cho thấy ông nằm trong số những nhân vật quan trọng điều khiển chính sách của nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Theo giới quan chức Mỹ và Arab, Tướng Soleimani là người đề ra kế hoạch vũ trang cho chiến binh Shiite ở Iraq để quấy rối lực lượng Mỹ ở nước này trong nhiều năm qua.

Israel từng công khai lên tiếng chỉ trích lực lượng Qods đứng đằng sau một chuỗi những vụ mưu sát nhằm vào các nhà ngoại giao của Israel, và giới quan chức Mỹ cũng không ngần ngại cáo buộc chính quyền Iran, đặc biệt là Qods - lực lượng binh sĩ và gián điệp tinh nhuệ của Soleimani có sứ mạng giám sát nỗ lực trợ giúp các nhóm đối đầu với Israel, bao gồm Hezbollah và Hamas.

Tháng 10/2011, Bộ Tư pháp Mỹ buộc tội tướng Soleimani có vai trò trong mưu đồ đánh bom mưu sát Đại sứ Saudi Arabia tại một quán cà phê ở Washington D.C.

Ngoài ra, người Mỹ cũng gán cho Qods với các âm mưu đánh bom ở Thái Lan, Ấn Độ và cả Azerbaijan. Mowwafak al-Rubaie - cựu cố vấn an ninh quốc gia Iran được diện kiến Soleimani 3 lần trong những năm gần đây - nhận định Soleimani là nhà tư tưởng chiến lược sâu sắc và cũng là người sẵn sàng tử vì đạo của chính quyền Iran.

Qasem Soleimani thật sự là ai?

Giới quan chức tình báo Mỹ và Anh so sánh vị tướng này với siêu điệp viên Xô VIết hư cấu Karla trong tiểu thuyết về Chiến tranh lạnh của nhà văn John le Carré. Cả hai đều là bậc thầy chơi cờ và đều có chung mục đích là đối đầu với Washington.

Đầu năm 2008, tướng Soleimani gửi một thông điệp đến Chỉ huy các lực lượng Mỹ đóng ở Iraq lúc đó là tướng David Petraeus thông qua chính khách Ahmad Chalabi của Iraq, trong đó nhấn mạnh ông chính là người kiểm soát chính sách của Iran đối với Iraq, Liban, Gaza và Afghanistan.

Theo nhận định của giới quan chức Mỹ và Trung Đông, tướng Soleimani đảm nhận nhiều vai trò như tổ chức chiến dịch tình báo, vạch ra đường lối cho chính sách đối ngoại, chỉ huy mặt trận và cả nhiệm vụ lên kế hoạch khủng bố. Richard Clarke, chuyên gia chống khủng bố từng làm dưới thời Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush, cho rằng Soleimani đứng đằng sau mọi hoạt động bí mật của Qods Force cũng như nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Iran ra khu vực Trung Đông.

Qasem Soleimani xuất thân từ gia đình nghèo khó ở tỉnh Kerman phía đông nam Iran, nơi mà chính quyền trung ương không đọ nổi sức mạnh của các bộ tộc địa phương. Trước khi gia nhập lực lượng Vệ binh Cách mạng và sau đó là Qods, Soleimani chỉ là một công nhân xây dựng bình thường.

Trong thời gian phục vụ Qods, chàng thanh niên Soleimani chiến đấu chống bọn buôn lậu ma túy và chính quyền Taliban ở Afghanistan.

Vào cuối thập niên 1990, Soleimani nắm quyền lãnh đạo Qods sau khi gây dựng được tiếng tăm trong cuộc chiến Iran - Iraq (1980-1988) - theo Ali Alfoneh, nhà nghiên cứu về Soleimani thuộc Viện Kinh tế Mỹ ở Washington.

Nhiều tháng sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, Qasem Soleimani có tên trong danh sách những người trong Hội đồng An ninh quốc gia Tối cao Iran chủ trương hợp tác với Mỹ lật đổ chế độ Taliban.

Sau đó, các nhà ngoại giao Mỹ và Iran thường xuyên gặp nhau để bàn bạc kế hoạch đưa Hamid Karzai lên nắm quyền lực ở Afghanistan. Nhưng Soleimani chỉ hợp tác với phương Tây nếu điều đó đem lại các lợi ích cho Tehran.

Bắt đầu đối đầu

Nhưng quan hệ đồng minh mỏng manh giữa Mỹ và Iran bắt đầu sụp đổ sau khi lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu tấn công Iraq năm 2003.

Washington và Tehran cùng nhìn thấy Saddam Hussein là mối đe dọa, song cả hai có quan điểm rất khác nhau về Iraq. Iran muốn Mỹ nhanh chóng rút quân khỏi Iraq và dựng lên một chính quyền tạm thời do người Shiite và người Kurd thân Tehran lãnh đạo, song lực lượng Mỹ lại tiếp tục chiếm đóng nước này suốt 7 năm sau đó.

Đầu năm 2004, tình báo Mỹ và Iraq phát hiện những chiến binh vượt biên giới phía đông nam Iraq để vào Iran nhận sự huấn luyện của Qods và điệp viên Hezbollah.

Giới quan chức Mỹ lúc đó bộc lộ sự thất vọng khi thấy nhiều đồng minh của họ bên trong Iraq - gồm cả Tổng thống Jalal Talabani của Iraq - duy trì mối quan hệ khăng khít với tướng Qasem Soleimani.

Trong thời gian đó các đồng minh người Iraq và Hezbollah của tướng Soleimani đã xung đột trực tiếp với lực lượng Mỹ ở Iraq.

Tháng 1/2007, 4 lính Mỹ bị bắt và bị hành hình tại thành phố Karbala, miền Trung Iraq trong một chiến dịch mà Lầu Năm Góc tin là có sự phối hợp của Qods, Hezbollah và chiến binh người Iraq.

Syria, mặt trận mới của Soleimani

Trung tâm của mối xung đột gay gắt giữa Mỹ và Iran hiện nay là Syria, với Tổng thống Basharal Assad là đồng minh thân thiết nhất của Tehran.

Giới quan chức ở Washington tin rằng, một khi chế độ Assad sụp đổ thì Iran sẽ bị yếu đi một phần và mất con đường hỗ trợ vũ trang cho đồng minh ở Liban và vùng lãnh thổ Palestine.

Chính quyền Barack Obama cũng hy vọng biến động ở Syria sẽ giúp nhen nhóm lại phong trào đối kháng ở Iran vốn bị lực lượng an ninh Tehran dập tắt vào năm 2009.

Qods hiện diện từ lâu ở Damascus để vũ trang cho Hezbollah và Hamas. Qods của Qasem Soleimani cũng đang tăng cường những chuyến hàng chở vũ khí và pháo đến hỗ trợ cho chính quyền Assad. Một số vũ khí được vận chuyển vào Syria bằng máy bay Illuyshin của Qods, theo nguồn tình báo Mỹ.

Tiếp nối những người tiền nhiệm, Tổng thống Obama đang cố gắng loại bỏ sức mạnh của Qasem Soleimani để Mỹ mở rộng ảnh hưởng ra khắp khu vực Trung Đông. Bộ Tài chính Mỹ cũng đã 3 lần trừng phạt Soleimani. Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU) cũng đang tìm cách ngăn cản Qods chuyển vũ khí vào Syria.

Mới đây nhất, Bộ Tài chính Mỹ đã có biện pháp trừng phạt Công ty Hàng không Yas Air của Iran do đơn vị này cung cấp phương tiện vận chuyển vũ khí đến Syria và được coi là nằm dưới sự kiểm soát của Qods. Nhưng người phát ngôn của Yas Air tuyên bố những chuyến bay của công ty luôn tuân thủ Luật Hàng không quốc tế.

Tháng 10/2011, cựu điệp viên CIA Reuel Marc Gerecht làm chứng trước Quốc hội Mỹ rằng Qasem Soleimani có liên quan đến vụ mưu sát Đại sứ Saudi Arabia và cần bắt giữ hay giết chết người này.

Đáp lại, Tehran kêu gọi cộng đồng quốc tế và Interpol phát lệnh bắt giữ Gerecht. Hơn 200 nhà lập pháp Iran đồng ký tên vào bản tuyên bố ủng hộ tướng Qasem Soleimani. Và trên trang mạng bằng tiếng Farsi (ngôn ngữ chính thức của Iran), các nhóm Iran phát động một chiến dịch bảo vệ Qasem Soleimani với khẩu hiệu: "Tất cả chúng tôi đều là Qasem Soleimani".

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

>> "Phương Tây không cần phản ứng điên cuồng như thế!"


Đáp trả những lời lẽ vô cùng gay gắt của Mỹ và các nước EU về việc hai nước Nga - Trung bác bỏ dự thảo nghị quyết về Syria của Hội đồng Bảo an, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov chế giễu phản ứng này là "gần như điên cuồng".


Trước đó, trong chuyến thăm Bulgary, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gọi những gì mới diễn ra là một "trò hề", và cao giọng tuyên bố rằng với một Hội đồng Bảo an "què quặt" thì không còn cách nào khác là Mỹ và đồng minh phải tự tìm hướng giải quyết riêng.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton: "Những gì đã diễn ra ở HĐBA là một trò hề!" (Ảnh: BBC)


Còn Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé gọi 2 lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc là "vết nhơ đạo đức". Không kém phần nặng lời, Ngoại trưởng Anh William Hague gọi hành động này là một sự phản bội đối với người dân Syria.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Moscow, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov mỉa mai: "Những người nóng giận thì khó lòng mà sáng suốt." Ông khẳng định, những phản ứng 'cuồng loạn' này thực chất là nhằm che giấu những gì đang thực sự xảy ra ở Syria.

Theo ông, có nhiều hơn một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực tại đất nước Cộng hòa Arab này, và đó là lý do mà Nga ủng hộ các sáng kiến mà Liên đoàn Arab đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái, trong đó kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Syria bất kể nó đến từ đâu.

Ngoại trưởng Nga cũng thừa nhận nghị quyết của Hội đồng Bảo an đã bao gồm nội dung này, nhưng nhấn mạnh rằng không thể chỉ có những khẩu hiệu suông mà thiếu các bước cụ thể để thực thi nó.

"Các biện pháp được đề ra rất cụ thể, nhưng lại chỉ áp đặt cho một bên - chính phủ Syria. Chúng tôi đã yêu cầu sửa đổi một số điều để xóa bỏ sự bất công này, cũng như mô tả các bước cụ thể mà chúng tôi chờ đợi từ phía phe đối lập và cộng đồng quốc tế, liên quan đến các lực lượng vũ trang cực đoan ở Syria."

http://nghiadx.blogspot.com
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov: "Phương Tây không cần phản ứng điên cuồng như thế!"


Trong số các sửa đổi này, song song với việc yêu cầu chính phủ Syria rút quân đội và lực lượng an ninh ra khỏi các thị trấn, Nga cũng đề xuất yêu cầu các nhóm vũ trang chống đối cũng phải rút quân và chấm dứt những nỗ lực chiếm đóng của họ. Ngoài ra, Nga đề nghị tách các nhóm đối lập chính trị với các phần tử cực đoan, đồng thời từ bình diện quốc tế thuyết phục các nhóm vũ trang chấm dứt bạo lực.

Ông Lavrov cho biết, Moscow hết sức ngạc nhiên khi Hội đồng Bảo an từ chối những đóng góp sửa đổi vô cùng hợp lý này và vội vàng đưa một bản nghị quyết chưa hoàn chỉnh ra biểu quyết. Ngoại trưởng này nhấn mạnh, phía Nga đã đề nghị hoãn cuộc bỏ phiếu lại vài ngày để chờ tin tức từ chuyến thăm Damascus của ông và Giám đốc Tình báo ở nước ngoài Mikhail Fradkov ngày 7/2. Theo ông, việc từ chối chờ đợi này là một sự thiếu tôn trọng.

Ngoại trưởng Nga khẳng định, các thế lực bên ngoài đang cố gắng lật đổ chính quyền Assad và điều này chỉ dẫn đến kết quả duy nhất là số nạn nhân ngày càng tăng. "Chúng tôi đã nhiều lần thúc giục Damscus đẩy nhanh tiến độ cải cách và vẫn đang tiếp tục nỗ lực làm điều đó. Nhưng chúng ta cũng thấy rằng có những người lại mang mục đích khác, họ đang cố gắng lợi dụng diễn biến này để thay đổi chế độ."

http://nghiadx.blogspot.com
Cuộc chiến tại Homs do ai khởi xướng? (Ảnh: AP)


Ông mạnh mẽ chỉ trích, trong khi phe đối lập Syria cứ khăng khăng đòi nước ngoài can thiệp chứ không chấp nhận bất cứ sự thỏa hiệp nào với chính phủ, thì các thế lực bên ngoài lại khuyến khích các nhóm vũ trang cực đoan, bao gồm cả việc cung cấp vũ khí và tài trợ dưới nhiều hình thức. Từ đây, không khó để nhận ra rằng ai mới là người cổ vũ cho bạo lực.

Phản pháo lại điều này, đại diện Hội đồng Quốc gia Syria (SNC) của phe đối lập tuyên bố, 2 lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc là "hành động vô trách nhiệm", đồng thời cáo buộc Nga - Trung phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với tình trạng bắn giết leo thang ở quốc gia này.

Cuộc giao tranh ở thành phố Homs đang trở nên ngày càng dữ dội, tuy nhiên sự thật đằng sau đó thì chưa được tiết lộ. Phe đối lập tố cáo chính phủ Syria đã tấn công bằng vũ khí hạng nặng và nã rocket vào nhà dân, khiến không dưới 200 người thiệt mạng. Còn chính quyền Assad khẳng định chính các lực lượng vũ trang cực đoan đã cố tình kích động cuộc giao tranh đẫm máu này.

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

>> Nga và Trung Quốc có thể nhảy vào can thiệp nếu Mỹ tấn công Iran


"Để chống lại sự trừng phạt đối với Iran và nuôi dưỡng chính quyền thân Nga, Moscow có thể sẽ sẵn sàng đáp trả các hành động quân sự của Mỹ và NATO".


Ngày 8/1/2012, sĩ quan tình báo Hải quân nghỉ hưu Mỹ J.E. Dyer có bài viết cho rằng, Mỹ nếu tiến hành trừng phạt Iran rất có thể dẫn đến sự can thiệp quân sự của Trung Quốc và Nga. Nga đã bắt đầu có hành động quân sự đáp trả Mỹ và NATO, bao gồm điều tàu sân bay đến Địa Trung Hải tổ chức tập trận.

Đồng thời, một tướng lĩnh quân đội Trung Quốc cũng cho biết, Mỹ tấn công Iran sẽ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ Ba. Ngoài ra, năm 2011 Trung Quốc còn tổ chức tập trận ở Pakistan – tiếp giáp biên giới phía đông Iran, đồng thời đang tiến hành xây dựng quân sự ở phía bắc Pakistan, hơn nữa đã có khả năng tương đối điều động lực lượng tới Ấn Độ Dương.


http://nghiadx.blogspot.com
Nếu Mỹ trừng phạt Iran, Nga và Trung Quốc có thể can thiệp quân sự. Nga đã bắt đầu có các hành động quân sự đáp trả Mỹ và NATO, bao gồm điều tàu sân bay tới Địa Trung Hải tập trận. Mỹ tấn công Iran cũng có thể gây ra Chiến tranh thế giới thứ Ba.


Bài viết cho rằng, bất kể Mỹ phải chăng có ý định làm bình ổn lại tình hình Iran hay không, sự bất ổn của tình hình nước này chắc chắn sẽ có hậu quả đáng sợ không thể dự đoán. Nga và Trung Quốc đều sẽ không ngồi nhìn Iran dựa vào đối phương hoặc Mỹ.

Báo Phương Đông viết: Hai nước này muốn nuôi dưỡng Iran thành “tay sai”, từ đó chiếm vị trí nhất định ở khu vực xung quanh “ngã tư lớn” Trung Đông, châu Phi, châu Âu.

Hiện nay, Nga và Trung Quốc đã thông qua nhiều cách thức, cho biết họ không có ý định tham gia bất kỳ hành động này của Mỹ đối với Iran, cũng không có hứng thú chờ đợi Obama tái tạo cục diện thế giới cho Nga và Trung Quốc.(tổng quan sức mạnh quân sự của Iran)

Đối với Nga, nước này nằm ở phía bắc Iran, khu vực Caucasus và các nước Trung Á chính là cánh nam “láng giềng” của Nga.

Moscow rất lo ngại Mỹ phát động các chiến dịch quân sự đối với Iran, họ đã bắt đầu tập kết lực lượng ở biên giới Nga ở phía nam, sơ tán gia đình quân nhân ở các chốt quân sự khu vực Caucasus, đồng thời đã tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn ở biển Caspian, mô phỏng tình huống nguồn dầu mỏ và khí đốt của nước này bị phương Tây đe dọa quân sự.

http://nghiadx.blogspot.com
Cụm chiến đấu tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga

Hạ tầng cơ sở dầu khí biển Caspian thuộc nhiều nước, mà Nga tổ chức tập trận lần này có nghĩa là Moscow có ý xem nhẹ trừng phạt đối với Iran, cùng theo đuổi lợi ích thương mại với Iran.

Nhưng, giả thiết Nga chỉ thông qua bảo vệ hạ tầng cơ sở dầu khí của Iran để “giúp Iran” là quá hạn hẹp. Hiện nay, Nga còn đang cố gắng giảm bớt khả năng Gruzia trở thành căn cứ cho các chiến dịch quân sự của Mỹ đối với Iran, đồng thời bảo đảm cho mình có thể thông qua Gruzia cung cấp sự hỗ trợ quân sự cho quân Nga đóng ở Armenia.

Có tin cho biết, nhà lãnh đạo quân sự Nga từng phàn nàn, hành động phong tỏa một tuyến đường vận chuyển then chốt của Gruzia làm cho những nỗ lực cung cấp hỗ trợ hậu cần cho quân Nga ở Armenia của Nga đã bị cản trở.(tổng quan sức mạnh quân sự của Iran)

Vào trung tuần tháng 12/2011, Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga cho biết, Moscow lo ngại các phần tử khủng bố sẽ sẵn sàng phát động các cuộc tấn công vào Nga từ lãnh thổ Gruzia.

Ngoài ra, Nga cũng đã tăng cường cơ cấu chỉ huy cho Hạm đội Biển Đen, tăng cường trình độ sẵn sàng chiến đấu cho hạm đội này lên mức cao nhất.

http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Trung Quốc tham gia tập trận chung "Hữu nghị 2011" với Pakistan


Bài viết cho rằng, Nga đã điều lực lượng đặc biệt của Hải quân với hạt nhân là tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov”. Từ ngày 5-6/1/2012, chiếc tàu sân bay này đã tổ chức tập trận ở vùng biển Hy Lạp, sau đó còn đến cảng Tartus của Syria.

Nhìn từ góc độ của điện Kremlin, tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov” chính là lực lượng tiên phong phản đối Mỹ hành động ở biển Đen.

Đương nhiên, động thái này của Nga có ý làm rõ sự hứng thú của họ đối với các vấn đề của Syria và ủng hộ chính phủ Assad. Nhưng, từ trước năm 2007 Tổng thống Nga Putin tuyên bố Nga quay trở lại vũ đài thế giới đến nay, bên ngoài đã không còn coi thường các mục tiêu chiến lược triển khai quân sự của Nga.

Một điều cũng đáng chú ý là, tháng 9/2011, Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể do Nga đứng đầu đã tổ chức cuộc tập trận chung quy mô lớn, đã mô phỏng tình huống ngăn cản xây dựng đường ống dẫn khí ở giữa Azerbaijan và Turkmenistan.

Nếu đường ống này thực sự được xây dựng, thì người ủng hộ phía sau chỉ có thể là phương Tây. Như vậy, trong vấn đề quan tâm chiến lược, Nga đang ngày càng tính toán nhiều hơn đến lựa chọn quân sự.

Do đó để phá bỏ sự trừng phạt đối với Iran và nuôi dưỡng chính quyền thân Nga, Moscow có thể sẽ sẵn sàng đáp trả các hành động quân sự của Mỹ và NATO.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc tập trận trên biển

Bài viết cho rằng, ngoài Nga, còn có tin cho biết, một tướng lĩnh quân sự Trung Quốc từng cho rằng, nếu Mỹ tấn công Iran sẽ gây ra Chiến tranh thế giới thứ ba.

Đối với vấn đề này, Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn ở Pakistan – nước láng giềng Iran vào năm 2011, đồng thời triển khai xây dựng quân sự ở khu vực Gilgit-Baltistan, miền bắc Pakistan, hơn nữa cũng có khả năng nhất định điều động lực lượng tới Ấn Độ Dương.

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

>> "Chiến tranh vùng Vịnh lần 3" sắp xảy ra ???


"Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết", vì vậy các nước vùng Vịnh đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất xảy ra xung đột giữa Mỹ - Iran.

Tăng cường mua sắm quốc phòng

Tình hình tại eo biển Hormuz đang trở nên hết sức căng thẳng với những tuyên bố của các bên liên quan. Sau khi kết thúc cuộc tâp trận hải quân kéo dài 10 ngày, ngày 6/1/2012 Tehran thông báo sẽ tiếp tục tổ chức một cuộc tập trận mới trong tháng 2/2012.

Cùng với đó, Mỹ và Israel cũng tổ chức một cuộc tập trận phòng thủ tên lửa, diễn biến tình hình tại vùng Vịnh đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh nếu các bên liên quan không kiềm chế.



http://nghiadx.blogspot.com
Rất nhiều hệ thống vũ khí hiện đại trong đó có hệ thống đánh chặn siêu hạng THAAD (ảnh) đã có mặt tại vùng Vịnh nhằm đối phó với mối đe dọa từ Iran.


AFP dẫn lời nhà phân tích quân sự Riad Kahwaji (UAE) cho biết: Các quốc gia vùng Vịnh đang dõi theo từng bước diễn biến mối quan hệ giữa Mỹ - Iran". Bởi, một cuộc xung đột giữa phương Tây và Tehran đồng nghĩa với việc nền kinh tế các nước vùng Vịnh bị tàn phá, khủng hoảng kinh tế toàn cầu thêm trầm trọng. Nỗi quan ngại của các nước vùng Vịnh là có cơ sở khi các bên liên quan chưa cho thấy dấu hiệu nhượng bộ.

Dù vẫn hy vọng vào các biện pháp ngoại giao có thể làm dịu tình hình, song các quốc gia vùng Vịnh đã bắt đầu có những sự chuẩn bị để tăng cường khả năng phòng thủ nhằm đối phó với tình huống xấu nhất, đặc biệt là các quốc gia thân cận với phương Tây. “Không có quốc gia vùng Vịnh nào mong muốn chiến tranh xảy ra, nhưng các nước đều có những chuẩn bị cho khả năng xấu nhất”, ông Riad Kahwaji nói.

Các quốc gia vùng Vịnh đang chờ đợi diễn biến tình hình và đẩy mạnh mua sắm quốc phòng, tháng 12/2011 Saudi Arabia đã ký một thỏa thuận trị giá 29,4 tỷ USD để mua 84 máy bay chiến đấu F-15 và nâng cấp 70 máy bay phản lực khác đang có trong biên chế. Không lâu sau đó UAE cũng ký một thỏa thuận trị giá 3,84 tỷ USD để mua hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD.

Trong năm 2011, Mỹ và Saudi Arabia cũng công bố hợp đồng trị giá 1,7 tỷ USD để mua sắm thêm các hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Kuwait cũng đặt mua tới 209 tên lửa Patriot trị giá 900 triệu USD. Hiện, tập đoàn Raytheon hoàn thành việc nâng cấp radar của hệ thống phòng không Patriot cho Kuwait.

Thủ tướng Qatar, ông Sheikh Hamad bin Jassem Al-Thani cho biết, trong quá khứ các nước vùng Vịnh đã cố gắng thu hẹp khoảng cách với Tehran và sẽ góp phần vào việc tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng tại đây. “Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều không có lợi ích với một cuộc xung đột tại vùng Vịnh, sự căng thẳng giữa Mỹ và Iran là đáng lo ngại. Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc xung đột quân sự, tất cả chúng ta đều biết rằng không có người chiến thắng trong các cuộc xung đột như vậy, đặc biệt là đối với các nước vùng Vịnh”, ông nói.

Ngoài việc chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài, các quốc gia vùng Vịnh cũng đang chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa từ các cơ sở tên lửa của Iran bị nghi ngờ triển khai trong khu vực. Ông Riad Kahwaji nói: “Chúng tôi nghe nói nhiều đến các biện pháp phòng ngừa trong nhiều quốc gia nhằm đối phó với mối đe dọa bằng tên lửa từ Iran”

Muốn tránh chiến tranh cần phải hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran trong khu vực. Nhà phân tích chính trị người Kuwait Sami al-Faraj nhận định, có hai kịch bản có thể xảy ra ở vùng Vịnh. Thứ nhất: Loại bỏ hoàn toàn các biện pháp dùng đến chiến tranh trừ trường hợp bị bắt buộc phải sử dụng đến vũ lực. Thứ hai: Sự cần thiết phải chống lại việc Iran can thiệp vào Syria, Iraq, Lebanon, Yemen và Sudan nhằm thổi bùng căng thẳng giáo phái. Ông Faraj cho rằng khả năng thứ hai là mạnh mẽ hơn.

Cần lưu ý rằng Kuwait đã xây dựng các cơ sở dầu mỏ chiến lược, các trung tâm tài chính, kinh doanh gần bờ biển Iran. Cơ sở dầu mỏ chiến lược Ras Tanura của Saudi Arabia chỉ cách bờ biển Iran có 180km, trung tâm dầu mỏ chiến lược Abu Dhabi thuộc UAE chỉ cách bờ biển Iran có 220km.

Các quốc gia vùng Vịnh có nhiều lý do để lo ngại, một cuộc xung đột vũ trang giữa Mỹ-Iran sẽ là thảm họa đối với các nước này. Không ai có thể đoán được Tehran sẽ làm gì với những vũ khí mà họ đang sở hữu.

>> 3 tàu sân bay Mỹ đều có mặt tại vùng Vịnh


Ba tàu sân bay John C. Stennis, Carl Vinson và Lincoln sẽ tụ hội ở vùng Vịnh – khu vực phụ trách của Hạm đội 5 Mỹ.

Ngày 11/1, Lầu Năm Góc tuyên bố, chiếc tàu sân bay thứ hai của Mỹ là USS Carl Vinson (CVN-70) đã đến khu vực vùng Vịnh, cho rằng đây chỉ là sự điều động “thông thường”, phủ nhận có liên quan đến tình hình liên tục căng thẳng của Iran.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Carl VinsonTàu sân bay Carl Vinson của Hải quân Mỹ đã đến vùng Vịnh


Tuy nhiên, việc quân Mỹ gia tăng tập kết binh lực ở khu vực vùng Vịnh, khiến cho khu vực vùng Vịnh vốn căng thẳng tiếp tục phủ bóng chiến tranh.

Hạm đội 5 của Mỹ cho biết, cụm chiến đấu tàu sân bay USS Carl Vinson, dưới sự phối hợp của tàu tuần dương, tàu khu trục, mang theo gần 80 máy bay và trực thăng, “ngày 9/1 đến khu vực phụ trách của Hạm đội 5 Mỹ”.

Khu vực phụ trách của Hạm đội 5 Mỹ bao gồm vịnh Péc-xích, biển Hồng Hải, vịnh Oman và một phần Ấn Độ Dương.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, tàu sân bay Carl Vinson “không ở vịnh Péc-xích”, không đi qua eo biển Hormuz.

Ông nói, tàu sân bay Carl Vinson sẽ thay thế tàu sân bay John C. Stennis đang đồn trú tại khu vực này.

Kirby cho biết: “Tàu sân bay Carl Vinson được điều đến khu vực này là sự điều động thông thường, có kế hoạch lâu dài, không có bất cứ sự bất thường nào”.

Theo Kirby: “Tôi không hy vọng tạo một ấn tượng cho người khác, tức là do chúng tôi lo ngại sự việc xảy ra trong nội bộ Iran, 2 chiếc tàu sân bay này mới vội vàng tới khu vực Trung Đông. Sự tình không phải như vậy”.

“Khu vực phụ trách của Hạm đội 5 cùng lúc có sự hiện diện của 2 tàu sân bay hoàn toàn không phản ánh bất cứ quan hệ gì với Iran”. “Tình hình triển khai quân sự của khu vực này không thay đổi”.

Quan chức quân sự Mỹ cho biết, ngày 9/1, tàu sân bay Carl Vinson bắt đầu tới vịnh Ả rập, thay thế cho tàu sân bay Stennis đang quay trở về. Cuối tháng trước, tàu sân bay Stennis đã rời khỏi vịnh Péc-xích, tuần trước Iran cảnh báo nó không cần phải quay trở lại vịnh Péc-xích.

Tàu sân bay John C. Stennis dự kiến quay trở về cảng chính San Diego, nhưng Lầu Năm Góc chưa tiết lộ về thời gian.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln


Một cụm tàu sân bay khác dẫn đầu là tàu sân bay Lincoln, ngày 10/1 kết thúc chuyến thăm Thái Lan, hiện đang ở Ấn Độ Dương.

Nó sẽ cùng với tàu sân bay Carl Vinson gia nhập hành động tác chiến của khu vực chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung ương Quân đội Mỹ. Khu vực phụ trách của Bộ Tư lệnh Trung ương bắt đầu từ biển Ả rập lân cận.

Một quan chức quân sự khác cho biết: “Khu vực chiến lược của Bộ Tư lệnh Trung ương đồng thời có 2 tàu sân bay là điều rất bình thường”.

Còn một sĩ quan cho hay, 18 tháng trở lại đây, khu vực vịnh Péc-xích đồng thời có 2 tàu sân bay ít nhất đã có 2 lần.

Hiện nay chưa rõ tàu sân bay khác của Mỹ khi nào tới vịnh Péc-xích. Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ ngầm cho biết, tàu sân bay Mỹ đi qua eo biển Hormuz tới vịnh Péc-xích là một điều sớm muộn.

http://nghiadx.blogspot.com
Iran tập trận ở eo biển Hormuz


Gần đây Iran cảnh báo, nếu xuất khẩu dầu mỏ của họ bị các nước phương Tây trừng phạt, sẽ sử dụng vũ lực phong tỏa eo biển Hormuz, đồng thời cảnh báo tàu sân bay Mỹ không quay trở lại vùng biển vịnh Péc-xích.

Quân đội Mỹ cho biết, có khả năng ngăn chặn bất cứ hành động nào phong tỏa eo biển Hormuz. Ngày 10/1, Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ Jonathan Greenert thẳng thắn thừa ngận, đã sẵn sàng cho cuộc xung đột có khả năng xảy ra và hoạt động gần đây của Iran đã “khiến ông cả đêm khó ngủ”.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang