Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Pakistan

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Pakistan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pakistan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

>> Mỹ 'kích' Trung Quốc gây chiến với Ấn Độ?



Để “hạ gục con rồng” Trung Quốc, Mỹ phải làm gì? Câu trả lời có thể là “mượn dao giết người”, đẩy "rồng" Bắc Kinh vào cuộc chiến hạt nhân với "hổ" New Delhi, cựu trợ lý Bộ trưởng tài chính Mỹ Paul Craig Roberts nhận định.

Theo ông Roberts, kế hoạch của Mỹ rất “thâm sâu” và được thực hiện bài bản, bí mật, lâu dài. Trước hết, Mỹ cho biệt kích tiêu diệt bin Laden. Về hình thức, rõ ràng chiến dịch này là nhằm tiêu diệt kẻ thù "không đội trời chung", giành thêm cử tri cho Tổng thống Mỹ Barack Obama trước thềm bầu cử vào năm sau...

Tuy nhiên, đặt chiến dịch trong bối cảnh giới “diều hâu” ở Mỹ liên tục kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng chiến trường sang Pakistan, nơi bị Mỹ coi là “trại tị nạn” của Taliban; thì thấy mục tiêu ẩn sâu của chiến dịch diệt bin Laden không chỉ có vậy

Theo đó, tiêu diệt bin Laden thực chất là chiến dịch nhằm vào Pakistan; là tín hiệu phát đi từ Mỹ rằng, Washington có thể tấn công Islamabad vì nước này “dám bao che” cho bin Laden trong suốt thời gian trước đó.



Mỹ mượn vụ bin Laden để đe dọa Pakistan.

Về phía Pakistan, họ đương nhiên phải "run sợ” nên ngay sau khi bin Laden bị tiêu diệt, nước này vội vàng cử Thủ tướng Yousaf Raza Gilani sang “cầu cứu” người bạn lớn là Trung Quốc. Và trong chuyến thăm Bắc Kinh, ông Gilani khẳng định hùng hồn rằng Trung Quốc là “người bạn tốt nhất, đáng tin nhất” của mình.

Đáp lại lời "cầu khẩn" của láng giềng, Trung Quốc cũng tranh thủ cơ hội để tăng cường quan hệ với Pakistan bởi họ không muốn NATO “nhảy vào” Pakistan, biến nước này thành chiến trường chống khủng bố và quan trọng hơn, binh lính Mỹ xuất hiện gần biên giới của mình.

Sau đó, Bắc Kinh tự tố giác ý định đó của mình khi công khai bày tỏ sự bất bình với việc Mỹ “đe dọa” Pakistan, kêu gọi Washington tôn trọng chủ quyền của Islamabad; thậm chí còn đe dọa rằng tấn công Pakistan là tấn công Trung Quốc.



Trung Quốc khẳng định liên minh chặt chẽ với Pakistan.

Tới đây, theo ông Roberts, có thể thấy rằng Mỹ thành công khi gián tiếp “kích” Trung Quốc can dự sâu hơn vào Pakistan. Xét từ góc độ quan hệ Pakistan-Trung Quốc, đây là điều tốt. Tuy nhiên, từ góc khác, việc Trung Quốc tăng cường liên minh với Pakistan lại làm Ấn Độ tức giận, lo sợ bởi trục Bắc Kinh-Islamabad mạnh lên đồng nghĩa với việc New Delhi bị uy hiếp.

Nhìn một cách tổng quan hơn, Mỹ biến vụ tiêu diệt bin Laden, đe dọa tấn công Pakistan thành cái cớ để đẩy Ấn Độ và Trung Quốc tiến vào vòng xoáy chạy đua vũ trang mà hậu quả cuối cùng là xung đột quân sự.

Ấn Độ và Pakistan “đổ tiền đổ của” vào lĩnh vực quốc phòng bởi họ luôn lo ngại rằng bên kia sẽ tấn công mình bất kỳ lúc nào, kể cả bằng đòn hạt nhân.

Tuy nhiên, hiện Ấn Độ vẫn yếu hơn Trung Quốc (nhất là về kinh tế và quân sự) nên trong trường hợp xảy ra xung đột, Bắc Kinh-Islamabad có thể “nuốt trôi” New Delhi; nên Washington buộc lòng phải tăng cường sức mạnh cho Ấn Độ.
Ngoài việc hy sinh lợi ích trong nhiều lĩnh vực kinh tế, cắt bớt việc làm tại Mỹ để giúp kinh tế Ấn Độ đi lên..., Mỹ còn bán cho nước này hàng loạt vũ khí hiện đại với hy vọng New Delhi mạnh hơn, tự tin hơn để cuối cùng, cảm thấy đủ sức đối đầu với Trung Quốc như ý định của Mỹ.

Cụ thể thì Nhà Trắng cho rằng, kinh tế, quân sự Trung Quốc mạnh lên khiến Bắc Kinh ngày càng cứng rắn, tự tin, hung hăng, với tay ra bên ngoài. Vậy thì tại sao New Delhi không có những chính sách, hành động tương tự khi họ mạnh lên.

Mỹ không chỉ đưa Ấn Độ ra khỏi danh sách các nước bị cấm vận về vũ khí mà còn giúp nước này phát triển vũ khí công nghệ cao và hàng không vũ trụ. Mục tiêu cuối cùng là đưa Ấn Độ vào nhóm bốn nước phát triển vũ khí mạnh nhất thế giới.

Với tính toán đó, Mỹ hy vọng hai cường quốc châu Á sẽ lao vào nhau mà hậu quả là cả hai có thể bị kiệt quệ sau xung đột bởi cả Bắc Kinh lẫn New Delhi đều có vũ khí hạt nhân, lại ở liền kề nhau.



Mỹ hy vọng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đánh nhau.


Trong viễn cảnh đó của Mỹ, khi Ấn Độ và Trung Quốc kiệt sức, chỉ còn Nga là đối thủ đáng quan tâm ở châu Á.

Và để "nhổ nốt cái gai" này, Mỹ không đợi tới khi Trung Quốc, Ấn Độ “dắt tay nhau đi xuống” mà từ lâu triển khai nhiều biện pháp tấn công Nga: liên tiếp củng cố, mở rộng chuỗi căn cứ quân sự bao vây Nga; thúc đẩy Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kết nạp thêm các thành viên từng thuộc Liên Xô, dồn ép Nga về phía Đông...

Chưa dừng lại ở việc “ngoại kích”, Mỹ còn “nội công” Nga mà điển hình là tuyên truyền văn hóa Mỹ vào quốc gia rộng nhất thế giới.

Tới nay, kế hoạch này gặt hái khá nhiều thành quả khi tạo ra được một bộ phận không nhỏ thanh niên Nga ngưỡng mộ cái được Mỹ gọi là tự do, thù gét điều mà Mỹ cáo buộc là chính quyền độc tài...

Kết quả cuối cùng sẽ là các thanh niên Nga “được Mỹ hóa” trở thành đồng minh của Washington hoặc chí ít cũng không còn ủng hộ chính quyền ở Moscow như trước.

Khi “đả bại” được Nga, Trung Quốc, Mỹ sẽ tập trung “quét dọn” Nam Mỹ. Khi đó, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez dường như chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên của Mỹ, trước khi Washington tràn vào hàng loạt quốc gia khác.



Mỹ tiếp tục triển khai lá chắn tên lửa gần Nga.

Theo ông Roberts, để tránh được “thảm họa” trên, Nga và Trung Quốc cần liên minh với nhau chặt chẽ, trấn an Ấn Độ, không để New Delhi mắc mưu của Washington; đồng thời phải kéo Đức ra khỏi NATO, làm suy yếu tổ chức này; cũng như tiếp tục bảo vệ quốc gia bị Mỹ gọi là “ma quỷ”: Iran tại Trung Đông.

Nếu không làm được vậy, Mỹ sẽ dần kiểm soát được toàn thế giới, đồng USD trở thành đơn vị tiền tệ duy nhất của hành tinh xanh và đi tới đâu cũng thấy biển hiệu gà rán KFC...
[BDV news]



Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

>> Đầu tư cho hải quân Ấn Độ vượt Trung Quốc



Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trong đầu tư tài chính nhằm hiện đại hóa cho lực lượng hải quân.

Theo đó trong vòng 20 năm tới, Ấn Độ sẽ chi tiêu khoảng 46,96 tỷ USD cho việc hiện đại hóa lực lượng hải quân. Đóng mới 101 tàu chiến, bao gồm các tàu khu trục tàng hình hiện đại, tàu đổ bộ thế hệ mới và tàu ngầm hạt nhân chiến lược.

Với tốc độ hiện đại hóa như vậy, Hải quân Ấn Độ nhiều khả năng sẽ vượt mặt Hải quân Trung Quốc trong khoảng 20 năm tới.

Nhận định này được đưa ra bởi phó chủ tịch Cơ quan phân tích quốc tế AMI Bob Nugent.



Ấn Độ sẽ dẫn đầu châu Á trong đầu tư cho hải quân 20 năm tới.


Trong một cuộc họp báo xung quanh triển lãm IMDEX Asia 2011, theo đó khoản đầu tư cho hải quân của Trung Quốc trong vòng 20 năm tới khoảng 23,99 tỷ USD để đóng mới 113 tàu chiến.

Như vậy khoản đầu tư cho hải quân của Ấn Độ gấp 2 lần của Trung Quốc, trong các khoản đầu tư lớn, có các chương trình đóng mới tàu sây bay và tàu ngầm hạt nhân chiến lược tương tự như Trung Quốc.

Ngoài các tàu chiến được đóng mới từ các nhà máy đóng tàu trong nước, Ấn Độ còn đặt hàng đóng mới tàu chiến từ nước ngoài chủ yếu từ Nga.



Tàu khu trục tàng hình Project 11356 của Ấn Độ được đóng mới tại Nga.


Các chuyên gia lưu ý là, không gian của các nhà máy đóng tàu Ấn Độ khá chật hẹp và gần như đã được sử dụng hết. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và kế hoạch giao tàu cho quân đội. Mặt bằng không đủ các nhà máy sẽ khó lòng mà mở rộng và tăng tốc độ sản xuất.

Hiện tại, chương trình tàu ngầm tấn công lớp Scorpene không thể tăng tốc độ và tiến độ giao hàng vì không còn không gian để sản xuất bổ sung.

Theo nhận định của AMI, kinh phí cung cấp cho Hải quân Ấn Độ chiếm đến 27,8% tổng mức đầu tư cho hải quân của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chi phí cho hải quân của Trung Quốc và Ấn Độ gấp nhiều lần kinh phí mà Nga đầu tư cho hải quân.

Sự đầu tư lớn của Ấn Độ và Trung Quốc đã đẩy khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào một cuộc chạy đua trên biển.

Ngoài hai nước trên, một loạt các nước khác cũng dự kiến những khoản đầu tư khổng lồ cho hải quân đáng chú ý là: Đài Loan 16 tỷ USD, Australia 14 tỷ USD, Indonesia 7 tỷ USD, Pakistan 2,85 tỷ USD, Singapone 1,74 tỷ USD.

Trong vòng 20 năm tới, châu Á tiếp tục dẫn đầu thế giới về số lượng và tốc độ đóng mới tàu chiến. Dự kiến trong 3 năm tới sẽ có khoảng 340 chiếc tàu chiến được đóng mới.

[BDV news]


Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

>> Công nghệ trực thăng Mỹ vô giá trị



Các quan chức ngoại giao của Trung Quốc và Pakistan đã lên tiếng bác bỏ tin đồn hai nước này đang hợp tác với nhau để chia sẽ xác máy bay trực thăng của Mỹ bị rơi.

Trước đó đã có những đồn đoán rằng, Trung Quốc đang xúc tiến các hoạt động với Pakistan để thu lại xác của chiếc máy bay trực thăng tàng hình mà Mỹ đã sử dụng trong chiến dịch tiêu diệt bin Laden tại Pakistan.

Theo đó, một trong số hai chiếc trực thăng phục vụ chiến dich đột kích tiêu diệt bin Laden đã bị bắn trúng và rơi xuống đất. Trước khi rút khỏi đây lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã cho nổ bom phá hủy chiếc trực thăng này. Tuy nhiên, phần đuôi và một số bộ phận khác của máy bay vẫn còn sót lại ở chiến địa.



Phần đuôi của chiếc trực thăng này chứa nhiều điều bí ẩn.


Chiếc máy bay bí ẩn mà Mỹ sử dụng trong chiến dịch này khiến giới kỹ thuật quân sự rất tò mò bởi một số ý kiến cho rằng, chính nhờ loại trực thăng này mà lực lượng đặc nhiệm SEAL tiếp cận khu trú ẩn của bin Laden như vào chỗ không người.

Phần đuôi còn lại của chiếc trực thăng bị rơi hé lộ thiết kế chưa từng được nhìn thấy trước đó. Không chỉ Trung Quốc, nhiều nước khác đều quan tâm điều này.

Nhiều ý kiến cho rằng, với "truyền thống tình báo công nghiệp" và mối quan hệ tốt đẹp với Pakistan, Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội hơn ai hết trong việc tìm hiểu chiếc trực thăng bí ẩn này.

Trước những thông tin nói trên, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Khương Du tuyên bố: “Những thông tin nói trên nghe có vẻ vô lý”, và thẳng thừng bác bỏ.

Một nguồn tin quân sự giấu tên của Trung Quốc đã nói với Thời báo Hoàn Cầu rằng, Trung Quốc chưa bao giờ yêu cầu Pakistan chia sẻ thông tin về xác của chiếc trực thăng nói trên.

Nguồn tin này cũng nhấn mạnh rằng, đây là một động thái của giới truyền thông phương Tây nhằm kích động xung đột ngoại giao giữa Bắc Kinh và Islamabad.



Không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước khác cũng quan tâm tìm hiểu chiếc trực thăng bí ẩn này.

Trong khi đó đại sứ Pakistan tại Mỹ, ông Husain Haqqani trao đổi với CNN rằng: “Pakistan sẽ không chia sẻ bất kỳ công nghệ nào”.

Các mảnh vỡ sót lại của chiếc trực thăng bí ẩn được giới chức Pakistan thu giữ, sau khi lực lượng Mỹ rút khỏi khu trú ẩn của bin Laden.

Trong khi đó một nguồn tin quân sự giấu tên của Pakistan nói với ABC News rằng, phía Mỹ đã yêu cầu Pakistan trả lại phần còn lại của chiếc trực thăng này. Tuy nhiên phía Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm. Vị quan chức quân sự giấu tên của Pakistan cho biết “Chúng tôi có thể cho họ (người Trung Quốc) một cái nhìn về phần còn lại của chiếc trực thăng này”

Các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, rất khó để có thể tìm hiểu được nhiều công nghệ từ đống đổ nát này bởi vụ nổ làm biến dạng đặc tính của các vật liệu.



Ông Zhang Zhaozhong.

Zhang Zhaozhong một chuyên gia tại Học viện quốc phòng PLA trao đổi với Thời báo Hoàn Cầu rằng: “Pakistan có quyền bảo quản, trưng bày, nghiên cứu về xác của chiếc trực thăng và đó có thể coi là bằng chứng cho cuộc đột kích”.

Li Daguang một chuyên gia quân sự khác tại Học viện quốc phòng PLA tự tin tuyên bố rằng: “Công nghệ tàng hình không còn là điều bí mật đối với một số quốc gia đặc biệt là Trung Quốc, vốn đã phát triển được công nghệ tàng hình và sử dụng nó trong các máy bay chiến đấu tàng hình của mình”.

Ông Li cho biết thêm: “Công nghệ trong đống đổ nát là vô giá trị, hơn nữa các thiết bị quan trọng đã bị phá hủy trước khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ rút đi”.

Dù các nhà ngoại giao có tuyên bố như thế nào đi nữa, thực hư của vấn đề này ra sao, thực tế lịch sử đã ghi nhận không ít trường hợp các hệ thống vũ khí mới được phát triển dựa trên việc tìm hiểu những đống đổ nát.
[BDV news]


Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

>> ‘Phương án B’ tiêu diệt bin Laden



Quan chức cao cấp Mỹ tiết lộ, đã có hai nhóm chuyên gia dự phòng trong chiến dịch tiêu diệt bin Laden.

Theo đó, một nhóm để chôn bin Laden nếu bị giết, và nhóm thứ hai gồm có luật sư, nhân viên lấy cung và phiên dịch trong trường hợp bắt sống. Nhóm thứ hai có mặt trên tàu sân bay Carl Vinson, đậu trên Biển Bắc Arab.

Khoảng 10 ngày trước cuộc tiến công, Obama đã có buổi tổng duyệt kế hoạch và yêu cầu các sỹ quan chuẩn bị một lực lượng đủ lớn để rút êm mếu các lực lượng của Pakistan xuất hiện và cố tình can thiệp vào cuộc tấn công.

Theo sự chỉ đạo này, Mỹ cử thêm hai trực thăng và một lực lượng quân dự bị sau khi đã cử hai trực thăng đa năng Black Hawk để chở lực lượng đặc nhiệm tiến công.

Quyết định tăng quân đến Pakistan của ông Obama cho thấy tổng thống sẵn sàng chấp nhận một cuộc đụng đầu quân sự với đồng minh thân cận để bảo đảm thành công cho chiến dịch tiêu diệt thủ lĩnh al-Qaeda.

Một quan chức cấp cao chính phủ Mỹ nói: “Họ nhận mệnh lệnh bằng mọi cách phải tránh bất kỳ cuộc đối đầu nào. Nhưng nếu họ buộc phải bắn trả để rút lui thì họ được phép làm như vậy”.

Nếu không xảy ra cuộc đối đầu trực diện với quân Pakistan, một trực thăng đã được điều tham gia sẽ cứu giúp chiếc Black Hawk chở đội đặc nhiệm nếu gặp nạn do hạ cánh gấp.




Trong khi đó các máy bay trinh sát và giám sát của Mỹ tiếp tục theo dõi và nghe ngóng những phản ứng của lực lượng cảnh sát và quân đội Pakistan đối với cuộc đột nhập. Điều này quyết định thời gian đội đặc nhiệm có thể ở lại trên mặt đất bao lâu để tìm kiếm và thu gom các ổ đĩa cứng, USB và các tài liệu khác.

Một kế hoạch dự phòng khác cũng được vạch ra nếu xảy trạm trán giữa lực lượng hai bên. Khi đó các quan chức cấp cao Mỹ, kể cả Đô đốc Mike Mullen, sẽ liên hệ với các người đồng cấp của Pakistan để tránh một cuộc xung đột vũ trang.

Quá trình vạch kế hoạch này cho thấy mức độ tin tưởng chính phủ Pakistan của Mỹ thấp đến mức nào. Trước đó Mỹ cũng đã bác bỏ đề nghị cho người Pakistan tham gia vào vụ tấn công.

Từ khi cuộc đột kích xảy ra, quan hệ song phương Mỹ - Pakistan trở nên căng thẳng hơn. Nhà Trắng chính thức xác nhận không có kế hoạch Obama thăm Islamabad trong năm 2011, tuy nhiên chỉ ra một số phát triển tích cực gần đây.

Một trong những cố gắng để hàn gắn mối quan hệ song phương bị rạn nứt, ông Leon E. Panetta sẽ sớm gặp người đồng cấp Pakistan, Trung tướng Ahmad Shuja Pasha, trưởng ISI để “tìm cách thúc đẩy quan hệ trong cuộc chiến chung chống al-Qaeda".
[BDV news]


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

>> Mỹ đột kích chỉ huy Al-Qaeda



Phi cơ không người lái của Mỹ hôm qua tấn công nhằm tiêu diệt một chỉ huy cao cấp của Al-Qaeda tại Yemen nhưng bất thành, chỉ ít ngày sau vụ biệt kích bắn chết trùm tổ chức khủng bố này là Bin Laden.





Anwar al-Awlaki đang chỉ huy chi nhánh của al Qaeda trên bán đảo Ảrập. Ảnh: AP.


BBC dẫn lời Bộ Quốc phòng Yemen cho biết, máy bay Mỹ bắn tên lửa vào một chiếc xe hơi chở hai người đàn ông tại tỉnh Shabwa. Giới chức Mỹ thì tiết lộ với kênh truyền hình CBS rằng mục đích của vụ oanh kích là tiêu diệt Anwar al-Awlaki, một trong những thủ lĩnh có ảnh hưởng nhất trong Al-Qaeda.

Nhưng cảnh sát Yemen xác định al-Awlaki không ngồi trong chiếc xe. Hai người đàn ông thiệt mạng vì tên lửa bắn là anh em ruột và đều là chỉ huy cấp trung của mạng lưới Al-Qaeda. Các nguồn tin khác cho biết, máy bay không người lái bắn 3 tên lửa vào chiếc xe của al-Awlaki ngày 5/5, nhưng không trúng. Sau đó ông ta đổi xe cho hai anh em và họ đã bị giết trong cuộc tấn công hôm qua.

Hồi tháng 5/2010, máy bay Mỹ từng bắn vài quả tên lửa vào một xe hơi vì tưởng al-Awlaki ngồi trong đó, song người thiệt mạng là một phái viên của tổng thống Yemen. Tháng 9 cùng năm, Ngoại trưởng Yemen tuyên bố những vụ tấn công bằng phi cơ không người lái của Mỹ sẽ không được phép thực hiện nữa.

Anwar al-Awlaki sinh tại Mỹ là một giáo sĩ cấp tiến người Yemen được coi là "gian ác" hơn cả trùm khủng bố Osama bin Laden mới bị tiêu diệt. Hiện ông ta đứng đầu chi nhánh Al-Qaeda trên bán đảo Ảrập và là chi nhánh thực hiện nhiều vụ khủng bố nhất của Al-Qaeda.

Trước đó vài ngày, biệt kích Mỹ đã âm thầm từ Afghanistan sang đột kích khu nhà tại thị trấn Abbottabad của Pakistan, tiêu diệt Osama bin Laden, mà không thông báo cho giới chức nước chủ nhà. Sau đó Mỹ đưa xác Bin Laden ra biển Ảrập để thuỷ táng và không cho công bố các bức ảnh liên quan. Vụ đột kích đang gây chia rẽ mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Pakistan.


[BDV news]


Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

>> Bin Laden bị giết vì 'low tech'



Lực lượng đặc nhiệm Mỹ cho rằng, việc xa lánh công nghệ cao đã dẫn đến kết cục bi thảm của Osama Bin Laden.



Trong thế giới hiện đại, khi mà điện thoại và internet là một phần không thể thiếu của bất cứ ai thì bin Laden lại đi ngược lại xu hướng này, quyết định tránh xa tất cả các thiết bị truyền thông công nghệ cao. Thậm chí, việc liên lạc của Osama Bin Laden với thế giới bên ngoài đều thông qua những người đưa thư truyền thống.

Phía Mỹ cho rằng, chính điều này đã dẫn đến sự thất bại của bin Laden. Bởi lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã lần theo những người đưa thư và đã tìm ra nơi trú ẩn của Osama Bin Laden.

Một khía cạnh khác, những người đưa thư dù có trung thành đến mấy thì cũng rất khó lòng mà che giấu thông tin trước các “độc chiêu” của CIA.

Nhiều năm truy đuổi Osama Bin Laden, Mỹ cho rằng ông ta luôn sống trong các điều kiện khó khăn và thiếu thốn. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại, Bin Laden sống trong các biệt thự sang trọng nằm sâu bên trong các căn cứ ở Pakistan và Afghanistan.




Ảnh chụp vệ tinh khu biệt thự của bin Laden.


Các ngôi biệt thự này đều không có bất kỳ phương tiện truyền thông nào liên lạc với bên ngoài, chính điều này đã tố cáo ông ta. Sự vắng mặt của các thiết bị truyền thông trong một ngôi biệt thự sang trọng như vậy là cả một sự bất thường đối với tình báo Mỹ.

Tại nơi ấn nấp trong những ngày cuối đời của bin Laden, đội đặc nhiệm SEAL không tìm thấy điện thoại hay phương tiện truyền tín hiệu internet.

Trong khi Osama Bin Laden từ chối và xa rời các thiết bị công nghệ cao, thì phía Mỹ lại dùng tất cả những thiết bị công nghệ cao tinh vi nhất để tìm kiếm và theo dõi.

Ngày 2/5, Lầu Năm Góc đã công bố các bức ảnh vệ tinh chụp nơi ẩn náu của Osama Bin Laden. Các bức ảnh cung cấp một cách chi tiết sơ đồ xung quanh, chiều cao chính xác của các bức tường, cách bố trí an ninh. Trong khi đó lực lượng bảo vệ của Osama Bin Laden hoàn toàn không hay biết gì về việc bị lọt vào tầm ngắm. Khi biết thì đã quá muộn.

Tân Giám đốc CIA Leon Panetta cho biết: “Chúng tôi đã vận dụng đầy đủ khả năng của chúng ta, thu thập thông tin tình báo từ cả hai phương thức. Từ con người và từ máy móc kỹ thuật cao, cùng với những phân tích khắt khe nhất của các chuyên gia hàng đầu”.


Mỹ sử dụng tất cả các thiết bị hiện đại nhất để tìm kiếm và theo dõi bin Laden và các thành viên trong tổ chức Al Qeada.


Trong khi đó, một số nhà phân tích đặt ra giả thuyết: Nếu Osama Bin Laden cũng sử dụng các thiết bị truyền thông công nghệ cao, thì khả năng Mỹ tiêu diệt được ông ta là bao nhiêu.

Nếu lực lượng của bin Laden cũng sử dụng các thiết bị truyền thông công nghệ cao, hoàn toàn có thể tạo ra các mục tiêu giả để đánh lừa các phương tiện giám sát công nghệ cao của Mỹ.

Việc sử dụng các thiết bị truyền thông công nghệ cao cũng giúp cho việc phát hiện ra vị trí của mình đang nằm trong tầm ngắm. Các phương tiện liện lạc bằng vô tuyến có thể thông báo kịp thời một khi mục tiêu bị lộ. Các thiết bị giám sát công nghệ cao như camera quan sát ngày/đêm, cảm biến phát hiện chuyển động hoàn toàn có thể phát hiện sớm bất kỳ sự xâm nhập trái phép.

Song tất cả các thiết bị trên đều vắng mặt trong các khu trú ẩn của Osama Bin Laden, ông ta chỉ tin tưởng vào con người.

Đúng là điều này đã giúp cho Osama Bin Laden lẩn trốn trong gần một thập kỷ qua, đó có thể gọi là một thành công. Song đó cũng là một thất bại, khi bin Laden không có các phương tiện để đối phó lại các thiết bị giám sát công nghệ cao của Mỹ.

[BDV news]


Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

>> Mật danh Geronimo



Mật danh của chiến dịch truy sát trùm khủng bố Osama bin Laden chính là tên của một thủ lĩnh da đỏ từng khiến chính giới Mỹ đau đầu trong thế kỷ 19.





Thủ lĩnh người da đỏ Geronimo. Ảnh: National Archives.


Geronimo là tên một chiến binh da đỏ thuộc bộ lạc Apache - bao gồm những người từng sống ở phía tây nam nước Mỹ và phía bắc Mexico. Cái tên này nổi tiếng trong lịch sử Mỹ và gợi lên hình ảnh miền Tây hoang dã của nước này trong dĩ vãng.

Trong một bức ảnh được biết đến nhiều nhất về Geronimo chụp năm 1887, người xem thấy ông ném một cái nhìn đầy thách thức vào ống kính khi hai bàn tay nắm chặt khẩu súng trường. Đó là một chiến binh không hề biết tới cảm giác sợ hãi, người đã lãnh đạo một nhóm chiến binh Apache chống lại người da trắng.

Trùm khủng bố Osama bin Laden bị lính đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt tại Pakistan vào tối 30/4. Cụm từ mà người chỉ huy nhóm biệt kích hô lên sau khi đã tiêu diệt được Bin Laden là “Geronimo EKIA”. EKIA được viết tắt của cụm từ Enemy Killed In Action, nghĩa là kẻ thù bị tiêu diệt trong lúc giao chiến.

Nhưng giới chức Mỹ không đưa ra lời giải thích về việc tại sao họ đặt tên chiến dịch truy sát Osama bin Laden là Geronimo và có thể họ sẽ không bao giờ đưa ra lý giải.

Trong khi đó, nỗ lực săn đuổi thủ lĩnh của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda đã gắn liền với hình ảnh chiến binh Geronimo trong quá khứ ngay từ năm 2001. Tổng thống George W Bush khi đó tuyên bố Mỹ sẽ bắt được Bin Laden dù “còn sống hay đã chết”. Hình ảnh trùm khủng bố khiến người ta liên tưởng tới một chiến binh da đỏ thời xưa và khu vực biên giới Pakistan là miền tây hoang dã.

Theo BBC, Osama bin Laden vốn được gọi là “Geronimo của thế kỷ 21, người tìm mọi cách để trốn tránh lính Mỹ ở một nơi nào đó trong dãy núi khô cằn giống như dãy núi Sierra Madre ở miền tây nước Mỹ”. Sierra Madre là nơi mà Geronimo cùng đội quân thổ dân của ông trú ngụ để lẩn tránh lính da trắng trong suốt một thời gian dài cuối thế kỷ 19.

Vào năm 2001, khi nói tới việc lực lượng Mỹ truy bắt Osama bin Laden trong những khu vực núi non có nhiều bộ lạc của Afghanistan, Allan R Millet, một đại tá thủy quân lục chiến đã nghỉ hưu, nói: “Việc đó giống như bắn nhiều tên lửa vào Geronimo. Họ có thể bắt vài chiến binh Apache, nhưng tình hình chẳng thay đổi”.

Geronimo chào đời vào năm 1829 tại bang New Mexico ngày nay. Là một trong những thủ lĩnh của bộ tộc thổ dân Apache, ông thừa hưởng tinh thần chống lại sự tâm xâm lấn đất đai của người da trắng tới từ châu Âu. Ông trở thành huyền thoại nhờ lòng can đảm vô song và những cuộc chiến đẫm máu.

Vị thủ lĩnh bộ lạc Apache bắt đầu nổi tiếng từ khi ông chống lại các cuộc tấn công của lính người Mexico. Một đội quân Mexico giết nhiều người thân trong gia đình Geromino khi họ đột kích làng mà ông sống. Từ đó Geronimo thề rằng ông sẽ tiêu diệt lính Mexico mỗi khi thấy họ.

Ý thức được khả năng chiến đấu xuất sắc của Geronimo, năm 1872 chính phủ Mỹ đưa ông và vài trăm người Apache vào một khu bảo tồn thuộc bang Arizona. Bốn năm sau, Geronimo cùng một đoàn người chạy ra khỏi khu bảo tồn và trốn vào dãy núi Sierra Madre, thuộc bang California ngày nay. Tại đây họ tấn công tất cả những người da trắng vô tình đi ngang qua.

Chính phủ Mỹ tuyên bố Geronimo là kẻ phản bội. Trong một thập kỷ sau đó, Geronimo đồng ý trở lại khu bảo tồn nhiều lần. Nhưng mục đích chính của ông trong những lần quay lại là thuyết phục những người Apache trong khu bảo tồn theo ông vào núi chiến đấu.

Mai phục trong các hang và hai bên những con đường lên núi, đội quân thổ dân Apache do Geronimo chỉ huy đã giết chết khoảng 5.000 lính Mỹ trước khi vị thủ lĩnh này bị giết vào năm 1886. Lính Mỹ tìm ra nơi ẩn náu của Geronimo nhờ theo dõi những chiến binh làm nhiệm vụ trinh sát và đưa tin của ông.

Tuy nhiên, mặc dù Geronimo từng được coi là kẻ thù của nước Mỹ, tên của ông lại được đặt cho hai đơn vị đặc nhiệm của nước này. Đó là tiểu đoàn lính dù số 1 thuộc trung đoàn 509 và tiểu đoàn lính dù số 501. Tên bộ tộc Apache của ông cũng được đặt cho loại trực thăng chiến đấu phổ biến bậc nhất của quân đội Mỹ.

Chiến dịch lùng diệt Osama bin Laden ngày nay mang nhiều chi tiết giống vụ hạ sát thủ lĩnh thổ dân Geronimo hơn một thế kỷ trước, nên việc chiến dịch mang mật danh này cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nhiều người gốc thổ dân tại Mỹ đang phản đối quân đội dùng Geronimo làm mật danh điệp vụ tấn công trùm khủng bố.

[Vnexpres news]


>> Obama theo dõi vụ Bin Laden như thế nào



Những tiến bộ trong công nghệ quân sự giúp Tổng thống Barack Obama cùng các quan chức cao cấp Mỹ không bỏ lỡ giây nào trong điệp vụ tiêu diệt trùm mạng khủng bố Al-Qaeda, từ khoảng cách xa nhiều nghìn km.



Tập trung đông đủ tại Phòng tình huống nằm sâu bên trong Nhà Trắng, ông Obama cùng những phụ tá thân cận nhất theo dõi toàn bộ vụ tấn công tại Pakistan gần như theo "thời gian thực". Các thông tin thuyết minh cho chiến dịch được đích thân giám đốc CIA thực hiện.

Nhóm biệt kích SEAL của hải quân Mỹ sử dụng những máy quay nhỏ gắn trên mũ, để truyền hình ảnh vụ tấn công về trung tâm chỉ huy của tổng thống Mỹ tại Washington và trụ sở Cục tình báo trung ương (CIA) tại Virginia. Khi họ rời các máy bay trực thăng để đột kích ngôi nhà của Bin Laden, các camera tối tân cũng bắt đầu hoạt động.




Toàn bộ quá trình hình ảnh được truyền từ thị trấn Abbotabad ở Pakistan về Phòng Tình huống ở Nhà Trắng để Tổng thống Obama có thể theo dõi. Đồ họa: Telegraph


Các hình ảnh được truyền đi từ những máy quay này tới đơn vị xử lý đặt trên một trong những chiếc trực thăng tham gia chiến dịch, khi ấy đang lượn vòng bên trên khu nhà của kẻ trùm sò Al-Qaeda. Sau đó, hình ảnh được truyền từ đây lên một vệ tinh của Mỹ, trước khi được đưa về Washington và Virginia.

Công nghệ truyền dẫn hình ảnh được phát triển cho mục đích quân sự vào năm 2008 này, hoạt động tương tự như cách mà Skype sử dụng cho hệ thống điện thoại Internet rất phổ biến hiện nay. Một phiên bản bảo mật cao của công nghệ này được Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt Mỹ (USSOCOM) mua lại để sử dụng trong nhiều điệp vụ và cuộc tấn công tối mật ở Afghanistan.

Ban đầu, người ta cho rằng Tổng thống Obama theo dõi được các hình ảnh trực tiếp truyền về từ Pakistan. Tuy nhiên, Giám đốc CIA Leon Panetta sau đó xác nhận rằng có một độ trễ nhỏ trong việc truyền hình ảnh, và điều này góp phần làm tăng sự căng thẳng tại Phòng Tình huống ở Nhà Trắng và trụ sở CIA.

"Khi nhóm biệt kích bắt đầu tấn công khu nhà của Bin Laden, có một khoảng thời gian chừng 20 tới 25 phút chúng tôi thực sự không biết chính xác điều gì đang xảy ra ở đó. Đó là những giây phút căng thẳng vì phải chờ đợi thông tin. Nhưng cuối cùng Đô đốc William McRaven đã liên lạc và cho biết rằng ông nhận được mật danh Geronimo truyền đi từ nhóm biệt kích", giám đốc CIA kể lại.

Khi những người tại Nhà Trắng và trụ sở CIA được xem những hình ảnh chậm hơn ít phút so với những gì thực tế xảy ra qua các màn hình lớn, một không khí căng thẳng và hồi hộp bao trùm. Tổng thống Obama ngồi gần màn hình, với một bộ đồ bình thường và đôi mắt chăm chú theo dõi mọi diễn biến. Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton thậm chí còn hồi hộp hơn, khi đưa tay lên che nửa mặt trong suốt thời gian xem những hình ảnh được truyền về từ một nơi cách xa tới hơn 11.000 km.

Giám đốc CIA Panetta bình luận trực tiếp chiến dịch tiêu diệt bin Laden từ tổng hành dinh tại Langley, Virginia. Ông sử dụng mật danh Geronimo để chỉ trùm khủng bố. Khi Bin Laden bị tiêu diệt với một viên đạn găm vào phía trên mắt trái, Panetta xác nhận "Geronimo EKIA", có nghĩa là "Geronimo, kẻ thù vừa bị tiêu diệt trong khi kháng cự".


Tổng thống Obama và những người thân cận theo dõi các hình ảnh được truyền về từ Pakistan. Ảnh: Telegraph


Sau khi chiến dịch hoàn tất, việc Tổng thống Obama trực tiếp theo dõi từng diễn biến tại Pakistan từ Nhà Trắng mới được báo chí loan báo. Thực tế là để có 40 phút tấn công chóng vánh và hiệu quả, người Mỹ đã phải chuẩn bị vô cùng công phu.

Nhóm biệt kích SEAL của hải quân Mỹ nhận được lệnh bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc tấn công bất ngờ để lùng bắt một mục tiêu mang mật danh Geronimo (theo tên chiến binh thổ dân Mỹ huyền thoại). Họ thậm chí đã tiến hành hai cuộc tập dượt với một hình nộm giống hệt Bin Laden trong một căn cứ quân sự.

Tổng cộng có 79 lính biệt kích SEAL tinh nhuệ nhất được điều động tham gia điệp vụ tại Pakistan, cùng với 4 trực thăng, trong đó có hai chiếc làm nhiệm vụ hỗ trợ. Nhóm biệt kích trú tại một căn cứ của Mỹ tại Jalalabad, Afghanistan, và chỉ vượt qua biên giới để vào Pakistan vào buổi tối theo giờ địa phương.

Cuộc đột kích chóng vánh đã tiêu diệt trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden cùng một số người khác làm nhiệm vụ bảo vệ y. Trong một phát biểu sau khi vụ tấn công kết thúc, Tổng thống Mỹ Obama nói: "Công lý đã được thực thi". Để có được câu nói ngắn gọn này, Mỹ đã sử dụng những công nghệ tối tân nhất hiện nay và hơn một thập kỷ kiên trì theo dấu Osama bin Laden.

[Vnexpress news]


>> Tranh cãi quanh lễ tang của Bin Laden



Một nghi thức tang lễ theo truyền thống Hồi giáo đã được tổ chức trên biển Arab dành cho Osama Bin Laden.



Tang lễ được tổ chức trên tàu sân bay USS Carl Vinson, 24 giờ đồng hồ sau khi thi thể của Bin Laden được tìm thấy và xác nhận sau một chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm Mỹ.

Một quan chức của Lầu Năm Góc cho biết “ Tang lễ diễn ra lúc 1h10 và kết thúc vào lúc 2h (giờ địa phương)”.

Tang lễ của Bin Laden diễn ra đúng theo nghi thức truyền thống của người Hồi giáo, thi thể của Bin Laden được tắm rửa sạch sẽ và đặt trong một chiếc quan tài màu trắng rất nặng.

Quan chức nọ cho biết thêm: “Thi thể của Bin Laden được đặt trong quan tài, một sỹ quan quân đội đọc bài diễn văn đã được dịch ra tiếng Arab bởi một người bản xứ”.

Sau khi kết thúc bài diễn văn, quan tài chứa thi thể của Bin Laden được thả xuống biển và chìm xuống đáy đại dương.

Theo quan điểm của Lầu Năm Góc, các trùm khủng bố sau khi chết đều được chôn cất trên biển.




Tang lễ của Bin Laden được tổ chức trên tàu sân bay USS Carl Vinson.


Các quan chức của CIA và Lầu Năm Góc đảm bảo rằng thi thể được tìm thấy chính là của Osama Bin Laden. Việc phân tích và so sánh hình ảnh cho ra kết quả 95%, một đại diện của CIA cho biết.

Việc phân tích DNA cũng cho kết quả 100% trùng khớp với DNA của các thành viên trong gia đình Bin Laden.

Ngoài ra, một quan chức khác của CIA cho biết thêm, cái chết của Bin Laden đã được xác nhận bởi vợ của ông ta, khi lực lượng đặc nhiệm đang tiến hành cuộc tấn công vào cở sở trú ẩn của Bin Laden.

Theo một số nhà phân tích, việc tang lễ của Bin Laden được tổ chức trên biển và quan tài của ông ta được dìm xuống đáy biển nhằm tránh chiến hữu của ông ta tiến hành các hoạt động chống phá.

Phải chăng, tang lễ được tổ chức theo nghi lễ Hồi giáo là một ân huệ cuối cùng mà Lầu Năm Góc dành cho kẻ một thời từng sát cánh cùng CIA trong các hoạt động chống phá Liên Xô trong những năm chiến tranh lạnh.

Tại sao bin Laden lại được mai tang ngoài biển?
Theo New York Times, ngay từ khi bắt đầu ra lệnh tấn công vào nơi trú ẩn của Osama bin Laden thì các quan chức Nhà Trắng đã quyết định sẽ chôn xác của trùm khủng bố ngoài biển nếu giết được.

Lý do là vì Nhà Trắng sợ rằng nếu tiến hành mai táng tại đất liền thì mộ của Bin Laden có thể trở thành điện thờ hay địa điểm hành hương của những tín đồ Hồi giáo cực đoan. Akbar Ahmed, giáo sư chuyên nghiên cứu về đạo Hồi tại đại học Mỹ cho biết: “Trong văn hóa đạo Hồi thì hệ thống điện thờ được xem là hết sức linh thiêng. Lịch sử Hồi giáo đã cho thấy các điện thờ có thể trở thành nơi thu hút sự giận dữ. Điện thờ chính là nơi đặt nền tảng cho các lãnh tụ tôn giáo gây dựng quyền lực. Nên nếu Osama bin Laden được chôn cất tại Pakistan thì những kẻ cuồng tín có thể coi đó như một địa điểm hành hương, đặc biệt là những kẻ không được giáo dục. Và như thế ‘huyền thoại’ về bin Laden vẫn sẽ được tiếp tục".

Tuy vậy, giáo sư Ahmed cũng cho rằng việc an táng bin Laden ở một địa điểm bí mật ngoài biển cũng có thể làm gia tăng sự giận giữ, cũng như tiếp tục gây nên tranh cãi rằng đúng là bin Laden đã chết hay chưa. “Ai cũng muốn tận mắt nhìn thấy xác của bin Laden. Nếu như những việc này được thực hiện trong bóng tối thì điều đó càng làm dấy lên những câu hỏi.

”Điều đó cũng đã lý giải tại sao các quan chức chính phủ Mỹ đã nhấn mạnh rằng bin Laden dù được hải táng, nhưng tuân theo đúng các nghi lễ của đạo Hồi. Việc an táng được thực hiện theo đúng giới luật nghiêm nhặt của đạo Hồi,” John O.Brennan, người đứng đầu cơ quan chống khủng bố của Mỹ nói, đồng thời cho biết thêm các quan chức Mỹ đã tham khảo rất nhiều từ các chuyên gia về đạo Hồi.

Ông Brennan cũng tiết lộ rằng các quan chức Mỹ cũng đã liên hệ với một quốc gia giấu tên để chôn cất bin Laden, song quốc gia đó đã từ chối. Trong khi đó, theo luật Hồi giáo thì xác chết cần phải được mai táng trong vòng 24 giờ sau khi qua đời. Thế nên việc hải táng là giải pháp hợp lý nhất.

Ông Brennan cho biết CIA đã so sánh mẫu ADN của bin Laden với mẫu ADN của rất nhiều thành viên trong gia đình của y, qua đó xác định “100%” rằng kẻ bị giết đúng là trùm khủng bố. Ngoài ra, các đặc vụ CIA cũng tiến hành so sánh xác chết với các tấm ảnh đã biết về bin Laden căn cứ qua giải phẫu và nhân tướng học. “Chúng tôi hiểu rằng công chúng sẽ đòi hỏi được nhìn thấy xác bin Laden, nhưng chúng tôi rất tin tưởng vào kết quả của mình”, Brennan cho biết.

Ông Brennen cũng nói rằng các quan chức Nhà Trắng vẫn chưa quyết định có công bố hình ảnh xác của bin Laden hay không, bởi họ sợ rằng những hình ảnh đó có thể sẽ thổi bùng ngọn lửa phẫn nộ từ thế giới Hồi giáo cũng như phong trào jihad.

Học giả Hồi giáo lên án việc Bin Laden bị hải táng
Các học giả Hồi giáo ngày 2/5 cho rằng việc Bin Laden bị hải táng đã vi phạm truyền thống của người Hồi giáo và điều này có thể kích động thêm những lời kêu gọi phiến quân tiến hành các vụ tấn công trả đũa nhằm vào các mục tiêu của Mỹ.

Ông Ahmed al-Tayeb, một thủ lĩnh Hồi giáo của nhà thờ al-Azhar ở Cairo cho biết việc hải táng Bin Laden đã đi ngược lại các nguyên tắc của luật pháp Hồi giáo, các giá trị tôn giáo và quy tắc nhân đạo.

Một giáo sỹ tại Lebanon, ông Omar Bakri Mohammed, nói: "Người Mỹ muốn làm nhục người Hồi giáo thông qua việc hải táng, tôi không cho rằng điều này nằm trong lợi ích của chính quyền Mỹ."

Một giáo sỹ Hồi giáo nổi tiếng của Dubai Mohammed al-Qubaisi cho hay: "Họ có thể nói họ an táng ông ấy ở biển nhưng không thể nói họ đã làm theo phong tục của người Hồi giáo. "Ông cho biết, nếu gia đình Bin Laden không muốn ông ấy, điều này rất bình thường trong đạo Hồi, họ có thể đào một cái huyệt ở bất cứ đâu, kể cả ở ngoài đảo xa. Hải táng là được phép với người Hồi giáo trong những hoàn cảnh đặc biệt, nhưng trường hợp này không nằm trong số những hoàn cảnh đặc biệt đó.


[BDV news]


Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

>> Osama bin Laden, những lần "chết giả"



Kể từ sau sự kiện 11/9/200 khi Trung tâm thương mại thế giới tại New York bị khủng bố đánh sập cướp đi sinh mạng của gần 3.000 người, Bin Laden là cái tên luôn nằm ở dòng đầu tiên trong danh sách những kẻ khủng bố nguy hiểm nhất do FBI phát hành và truy nã ráo riết.



Phần thưởng 25 triệu đô la Chính phủ Mỹ dành để trao cho cá nhân hoặc tổ chức nào đó cung cấp thông tin để bắt giữ Osama đến nay vẫn còn để ngỏ. Nơi trú ẩn của Bin Laden vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn cho tới ngày 1/5/2011, tờ The New York Times đưa tin Osama bin Laden thực sự đã bị tiêu diệt trong một đợt truy kích của quân đội Mỹ gần Islamabad ở Pakistan.

ADN thi thể của người chết đã được đối chiếu với ADN của em gái hắn và được khẳng định đúng là của Bin Laden.



Bin Laden thực sự còn sống hay đã chết?


Tuy nhiên, thế giới thông tin này bằng sự thận trọng bởi đây không phải là lần đầu tuyên bố như vậy được đưa ra bởi nơi trú ẩn thực sự của Osama vẫn chưa được biết chính xác. Rất nhiều phương tiện truyền thông đã đưa các tin tức khác nhau liên quan đến những tin đồn khác nhau về nơi trú ẩn của hắn, và các bằng chứng cáo buộc cái chết giả của Bin Laden.

Những cái chết giả
Thông tin đầu tiên về nơi trú ẩn của Osam xuất hiện tháng 12 năm 2001 và đến nay đã thay đổi rất nhiều địa điểm khác nhau, nhưng được biết nơi trú ẩn chính của hắn vẫn là khu vực núi non nằm giữa biên giới Afghanistan và Pakistan.

Tin Osama chết giả lần đầu tiên được phát hành hồi tháng 12/2001 bởi các quan chức Pakistan trích dẫn lời một lãnh đạo Taliban được cho là đã tham gia đám tang của Osama rằng Bin Laden đã chết vì viêm phổi mà không được chạy chữa trong lúc chạy trốn. Thi thể hắn đã được chôn cất tại vùng núi ở phía đông nam Afghanistan. Tuy nhiên, những kẻ che giấu hắn vẫn im lặng và sau đó không lâu, người ta lại thấy hình của hắn xuất hiện trong một đoạn video được gửi lên mạng internet.

Nhưng nhiều người vẫn tin rằng Obama thực sự đã bị chết trong năm 2001 và các đoạn băng video sau này là các bằng chứng giả.

Tháng 7 năm 2002, CNN trích dẫn lời Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai cho rằng Osama bin Laden "có thể đã chết" sau nhiều tháng không thể thu thập được tin tức gì về hắn. Ông Karzai cho rằng Osama có thể đã chết hoặc bị thương nặng ở đâu đó.

Tháng 12 năm 2007, trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện vài tháng trước khi chết, bà Bhutto đã vô tình thừa nhận rằngOsama bin Laden đã chết và "một người đàn ông đã giết chết Osama bin Laden".

Các hoạt động khủng bố điển hình
Ngày 8 tháng 11 năm 1990, FBI đã đột kích nhà của El Sayyid Nosair ở New Jersey, một thành viên al-Qaeda đã phát hiện rất nhiều bằng chứng về âm mưu khủng bố, bao gồm cả kế hoạch cho nổ tung tòa nhà chọc trời thành phố New York, đánh dấu sự phát hiện đầu tiên về âm mưu khủng bố của al-Qaeda bên ngoài các nước Hồi giáo.

Bin Laden tiếp tục lên tiếng công khai chống lại chính phủ Ả Rập đã chứa chấp quân đội Mỹ và hắn đã bị trục xuất. Hắn sống lưu vong ở Sudan, vào năm 1992, nhờ có thỏa thuận với Ali Mohamed.

Những năm 1990, al-Qaeda dưới sự lãnh đạo của bin Laden đã tổ chức các cuộc thánh chiến tại Algeria, Ai Cập và Afghanistan, trong đó nổi tiếng nhất là vụ "thảm sát Luxor" ngày 17/11/1997 khiến 62 dân thường thiệt mạng.

Năm 1997, Liên minh Bắc đe dọa tàn phá Jalalabad và Bin Laden đã từ bỏ Nazim Jihad chuyển các hoạt động về Tarnak Farms ở phía Nam. Nỗ lực của hắn được đền đáp bằng cuộc tấn công thành phố Mazar-e-Sharif ở Afghanistan bằng cách gửi hàng trăm chiến binh Ả Rập giúp Taliban sát hại 5.000-6.000 người Hazaras.

Ngày 11/9/2001, khi một nhóm không tặc gần như cùng một lúc cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boeing đang trên đường bay nội địa trong nước Mỹ. Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, Thành phố New York – mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng 2 giời, 2 tòa tháp đổ sập khiến 2.974 người thiệt mạng, 24 người mất tích và 19 tên không tặc tử vong.


[Bee news]


Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

>> Quan hệ đồng minh Mỹ - Pakistan đến hồi kết?



[BDV news] Ngày 11/4, Pakistan đã yêu cầu Mỹ cắt giảm mạnh số nhân viên CIA và đặc vụ hoạt động ở nước này.

Đồng thời, Islamabad đòi Mỹ chấm dứt các cuộc không kích bằng máy bay không người lái.

AFP dẫn lời một quan chức Pakistan cho biết chính Tổng tư lệnh Quân đội Pakistan Ashfaq Kayani đã đưa ra đề nghị trên.

Cụ thể, ông Kayani yêu cầu Mỹ cắt giảm 25-40% số binh sĩ thuộc Lực lượng Chiến dịch Đặc biệt Mỹ, hiện làm nhiệm vụ huấn luyện tại vùng tây bắc Pakistan, vốn là địa bàn hoạt động của Taliban và Al Qaeda.

Ông Kayani đặt ra giới hạn tối đa 120 binh sĩ đặc nhiệm được phép hoạt động tại Pakistan, đồng thời yêu cầu Mỹ chấm dứt những hoạt động ngầm của CIA và các lực lượng liên quan.

Như vậy tổng số nhân viên CIA, nhân viên hợp đồng và đặc vụ Mỹ phải rời Pakistan vào khoảng 350 người.



Raymond Davis bị bắt giữ tháng 1-2011.


Quan chức Pakistan nói ông Kayani cũng muốn Mỹ chấm dứt các vụ không kích quân du kích bằng máy bay không người lá” hoặc ít nhất là giới hạn đến mức tối đa, sau khi than phiền rằng Chính quyền Obama đã để các vụ không kích loại này vượt khỏi tầm kiểm soát.

Yêu cầu trên của Pakistan được đưa ra giữa lúc Giám đốc Cơ quan Tình báo Liên ngành Pakistan (ISI), tướng Ahmed Shuja Pasha hội đàm với Giám đốc CIA Leon Panetta tại Washington.

ISI yêu cầu phía CIA cung cấp toàn bộ lý lịch, nhân thân của các nhân viên tình báo đang hoạt động tại Pakistan cũng như báo trước tất cả những vụ không kích bằng máy bay không người lái.

Tờ New York Times bình luận, đề nghị này của phía Pakistan cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang trên bờ vực sụp đổ, theo sau hàng loạt tranh cãi quanh vụ nhân viên CIA Raymond Davis bắn chết 2 người Pakistan tại Lahore hồi tháng 1/2011.

Ban đầu CIA không thừa nhận Davis là nhân viên CIA. Mãi đến khi Pakistan đã bắt giữ và kết tội giết người đối với Davis thì CIA mới vào cuộc, buộc Pakistan phải thả người này sau hàng loạt cuộc đàm phán bí mật.

Vụ Davis và yêu cầu mới nhất của Pakistan là bằng chứng nữa cho thấy cả chính phủ và người dân Pakistan đang mất dần kiên nhẫn với sự hiện diện của Quân đội Mỹ.

Người dân Pakistan, vốn cho rằng lực lượng an ninh Mỹ đang hoạt động tự do quá mức, lại càng giận dữ hơn trước phản ứng thờ ơ của các quan chức Mỹ trong vụ Davis.

Còn chính quyền Pakistan gần đây bắt đầu nghi ngờ rằng mục đích thực sự của Mỹ tại Pakistan là nhằm vô hiệu hóa kho vũ khí hạt nhân của nước này.

Ngược lại, CIA cũng không mấy tin tưởng ISI vì cho rằng Taliban và các nhóm Hồi giáo vũ trang hoạt động ở khu vực biên giới giáp Afghanistan chính là “sản phẩm” của ISI và được cơ quan tình báo này bí mật hỗ trợ.



Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Ấn Độ chế tạo máy bay không người lái tấn công



[BDV news] Tiến sĩ Prahlad cho biết, Ấn Độ đang chế tạo máy bay không người lái tấn công có khả năng thực hiện các vụ tấn công bằng tên lửa và bom.

Ông Prahlad là Giám đốc chương trình hàng không của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO).

Dự án được mang tên máy bay không người lái nghiên cứu tự động (Autonomous Unmanned Research Aircraft, AURA).

“Sau khi chi 500 triệu Rupee đầu tiên (tương đương 11 triệu USD), một nhóm chuyên gia có trình độ cao, gồm 15-18 nhà khoa học đã bắt đầu thiết kế sơ bộ máy bay không người lái (UAV)”, Tiến sĩ Prahlad cho biết.



UAV cảm tử Harpy Ân Độ mua của Israel.


Theo lời tiến sĩ, UAV mới của Ấn Độ sẽ được trang bị máy tính, hệ thống liên lạc, radar điều khiển hỏa lực, hệ thống nhận biết “địch ta”, hệ thống cảnh báo đụng độ trên không.

Các UAV của Ấn Độ sẽ nặng khoảng 15 tấn và có thể bay cao hơn 9km để tiến hành các vụ tấn công bằng phương tiện tiêu diệt chính xác cao.

Ông Prahlada giải thích, khác với UAV “Predator” mà Mỹ sử dụng tại Afghanistan, thiết kế theo sơ đồ “máy bay”, UAV của Ấn Độ sẽ được thiết kế theo sơ đồ "cánh bay".

DRDO có kế hoạch thiết kế UAV tấn công đầu tiên chủ yếu dựa trên công nghệ mà Ấn Độ tự chủ phát triển. Những tư vấn hoặc sự hợp tác từ nước ngoài có thể chỉ cần đến trong lĩnh vực “tàng hình” đối với radar, cất cánh tự động và hạ cánh ở cự ly ngắn.

Không quân Ấn Độ đang sử dụng các UAV trinh sát Searcher-II và Heron, cũng như các UAV cảm tử Harpy và Harop của Israel



Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

>> Pakistan hợp tác với Trung Quốc chế tạo tàu ngầm



[BDV news]Hiện Hải quân Pakistan không ngừng tăng cường sức mạnh của mình nhằm đối trọng với Hải quân Ấn Độ.


Theo thời báo Hindu, gần đây Pakistan tỏ ra rất thân thiện với Trung Quốc và nhập khẩu nhiều máy bay chiến đấu của Bắc Kinh. Hiện nay Pakistan còn nhập khẩu 6 tàu ngầm tiên tiến nhất của Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển.

Ngày 14/3, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan đã phê chuẩn kế hoạch nhập khẩu 6 tàu ngầm từ Trung Quốc, đồng thời bày tỏ mong muốn tiến hành một cuộc đàm phán với Bắc Kinh.

Bộ trưởng Bộ Truyền thông của Pakistan sau cuộc họp với Trung Quốc tuyên bố với giới báo chí rằng, Bắc Kinh đã đồng ý xuất khẩu sang Pakistan 6 tàu ngầm hiện đại và Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan sẽ hội đàm với phía Trung Quốc.

Đồng thời, ông còn nhấn mạnh rằng, do kế hoạch đang trong giai đoạn chuẩn bị nên các tình tiết không được tiết lộ.



Tàu ngầm lớp Agosta của Pakistan được nhập khẩu từ Pháp.


Theo báo cáo của hãng thông tấn Pakistan, Bộ Quốc phòng Pakistan có kế hoạch mua từ Trung Quốc 6 tàu ngầm đồng thời cũng yêu cầu phía Trung Quốc kết hợp chế tạo động cơ tàu ngầm thông thường. Báo cáo cũng cho biết,tàu ngầm tiên tiến sẽ được trang bị hệ thống động cơ AIP (*)

(*) Air-Independent propulsion: Động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập. Không khí để sử dụng cho động cơ được cung cấp qua một nguồn phụ trợ, không sử dụng ống thông hơi như các tàu ngầm cũ. Nguồn phụ trợ để tạo ra không khí dựa trên các phản ứng hóa học, thông qua các tế bào nhiên liệu chứa oxy hóa lỏng, hoặc sử dụng phản ứng hạt nhân.

Bộ Quốc phòng Pakistan cho biết, số lượng tàu ngầm và các tàu chiến đấu khác chưa đủ để phục vục nhu cầu của Pakistan. Do đó, Hải quân nước này phải đối mặt với sự “mất cân bằng quân sự” một cách nghiêm trọng.

Pakistan hiện có 5 tàu ngầm Diesel và 3 tàu ngầm loại nhỏ. Trong đó, có 3 tàu ngầm lớp SSK được nhập khẩu từ Đức, ngoài ra còn có 2 tàu ngầm gần giống với tàu ngầm lớp Agosta của Pháp.

Islamabad hy vọng việc sử dụng kĩ thuật tiên tiến AIP sẽ có thể cạnh tranh cùng với Hải quân Ấn Độ trên Ấn Độ Dương. Theo kế hoạch, năm 2013 Pakistan sẽ chế tạo được tàu ngầm lớp Scorpene, trang bị hệ thống AIP.

Quân đội Pakistan yêu cầu 6 tàu ngầm sử dụng động cơ AIP của Trung Quốc phải có khả năng "tác chiến trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và trong môi trường có nhiều mối đe dọa", thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ khác nhau và cũng có khả năng phóng ngư lôi, tên lửa.

Quân đội Pakistan sẽ sớm giao dịch với Công ty Công nghiệp tàu thủy Trung Quốc để ký kết hợp tác phát triển sản xuất tàu ngầm và dự thảo các thỏa thuận liên quan khác. Pakistan hy vọng 4 tàu ngầm được chế tạo tại Trung Quốc, 2 chiếc còn lại sẽ được chế tạo tại Pakistan.


Kế hoạch mua 36 máy bay J-10 của Pakistan chính thức được triển khai.


Pakistan và Trung Quốc có những kế hoạch hợp tác phát triển kĩ thuật quân sự bí mật, Trung Quốc là quốc gia cung cấp phần lớn các loại vũ khí cho Islamabad.

Hiện nay, Hải quân Pakistan đã chính thức tiếp nhận tàu hộ vệ lớp F-22P do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất, phía Trung Quốc còn bày tỏ mong muốn giúp đỡ Hải quân Pakistan chế tạo 2 tàu ngầm phóng tên lửa khác.

Mối quan hệ quân sự giữa Bắc Kinh và Islamabad còn phải kể tới hợp đồng mua 36 máy bay chiến đấu J-10 vừa được chính thức được triển khai. Các hợp đồng này có trị giá lên tới 140.000.000 USD.

Ngoài ra, Pakistan cũng có kế hoạch nhập khẩu nhiều loại máy bay chiến đấu khác từ Trung Quốc. Điển hình trong các thương vụ hợp tác phát triển máy bay chiến đấu JF-17.



Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

>> Chương trình hạt nhân Iran tiến thoái lưỡng nan



[BDV news] Theo Mark Fitzpatrick của viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Iran đang bước “chậm chạp” trong quá trình chế tạo vũ khí nguyên tử và quốc gia hồi giáo này cần khoảng 2 năm nữa để đạt mục tiêu đó.

“Iran đã có thể đẩy nhanh quá trình hơn nữa. Họ đã bắt đầu dự án này từ cách đây 25 năm. Thời điểm đầu tiên Iran bắt đầu chương trình làm giàu hạt nhân là năm 1985”, Mark Fitzpatrick nói.

Trong báo cáo “Đánh giá khả năng sở hữu vũ khí sinh hóa và hạt nhân của Iran”, Mark Fitzpatrick so sánh chương trình này của Iran với chương trình phát triển hạt nhân của Pakistan. Pakistan hoàn thành chương trình phát triển vũ khí hạt nhân trong vòng 11 năm.



Nhà máy điện hạt nhân Bushehr của Iran.

Tuy nhiên, ông Mark Fitzpatrick cũng cho rằng Iran chưa thực sự “quyết tâm” phát triển bom nguyên tử. “Tới nay thì họ vẫn chưa hạ quyết tâm cao độ vì vậy vẫn còn thời gian dành cho đối thoại”, ông Fitzpatrick là cựu nhân viên của bộ ngoại giao Mỹ.
Iran "lưỡng lự" vì trở ngại?
Cuối năm ngoái, ngoại trưởng Israel Moshe Yaalon đã công bố vài trở ngại đã làm chậm chương trình làm giàu hạt nhân của Iran.

Một trong số đó là virus máy tính, loại sâu Stuxnet đã lây nhiễm vào các máy ly tâm làm giàu Uranium của Iran. Nhiều thông tin cho rằng sâu Stuxnet được Israel và Mỹ tạo ra để phá hoại chương trình làm giàu Uranium của Iran. Tờ New York Times đã công bố thông tin cho rằng cơ quan tình báo Mỹ và Israel đã cộng tác để phát triển loại virus này.

“Stuxnet đã khiến cho một số máy li tâm ngưng hoạt động. Tuy nhiên, nó không thành công vì sau đó các máy li tâm này đã hoạt động trở lại”, ông Fitzpatrick nói.

Lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chương trình phát triển hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này. Tên lửa đạn đạo Sajil 2 có khra năng trang bị đầu đạn hạt nhân cũng cần ít nhất 2 năm nữa mới có thể đi vào hoạt động.

Báo cáo của Mark Fitzpatrick cũng chỉ ra rằng những quá trình nỗ lực liên tục trong suốt 25 năm qua của Iran khiến cho cộng đồng quốc tế không thể tin vào mục tiêu sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Iran đã chịu 4 lệnh cấm vận từ Liên Hiệp Quốc vì từ chối ngừng quá trình làm giàu hạt nhân. Mỹ cùng nhiều quốc gia phương tây đã cáo buộc Iran đang phát triển bom hạt nhân. Theo một nghị sĩ, thì quan chức tình báo Mỹ kết luận rằng Iran “đang quyết tâm hơn” trong phát triển vũ khí hạt nhân.

“Tôi không thể tiết lộ chi tiết, tuy nhiên rõ ràng là họ đang tiếp tục quyết tâm chế tạo vũ khí hạt nhân”, nghị sĩ độc lập Joe Lieberman – chủ tịch hội đồng nghị sĩ phụ trách an ninh nội địa Mỹ nói với hãng tin AFP.


Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

>> Trung Quốc trình làng pháo tự hành SH-1 tầm 53 km



[VietnamDefence news]Tập đoàn công nghiệp Hoa Bác NORINCO (Trung Quốc) đã lần đầu giới thiệu pháo tự hành sản xuất loạt SH-1 155 mm, theo Jane’s Defence Weekly.



Pháo tự hành SH-1

Hệ thống được trang bị pháo 155 mm nòng dài 52 lần cỡ, lắp trên khung gầm xe tải bánh lốp cải tiến việt dã cao 6x6.

Kíp chiến đấu gồm 5 người, ngồi trong cabin bọc giáp, trang bị 1 súng máy 12,7 mm để tự vệ và bắn máy bay bay thấp, tốc độ chậm.

SH-1 có trọng lượng chiến đấu 22 tấn, tốc độ tối đa 90 km/h. Pháo 155 mm có góc tầm tối đa 70 độ, bố trí ở đuôi khung gầm, được trang bị bộ dẫn động điện để quay hướng/tầm, cũng như cơ cấu tiếp đạn để tăng tốc độ bắn và giảm tải cho kíp xe.

Tầm bắn của SH-1 phụ thuộc vào sự kết hợp đạn/liều phóng thay đổi, nhưng theo NORINCO, khi bắn đạn phản lực tích cực ERFB-BB-RA (extended-range, full-bore, base-bleed, rocket-assisted), tầm bắn tối đa có thể đạt 53 km. Cơ số đạn trên xe là 20 phát bắn.

Ngoài các đạn 155 mm tiêu chuẩn, SH-1 còn có thể bắn các tên lửa chính xác cao 155 mm dẫn bằng laser do NORINCO phát triển.

Hệ thống pháo tự hành này được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hóa. Mỗi pháo đều được trang bị 1 máy tính tọa độ tự động và 1 thiết bị tính phần tử bắn tự động với máy tính sơ tốc đạn.

Theo thông tin không chính thức, SH-1 được phát triển từ năm 2002 và nay đã hoàn thành. SH-1 đang có trong trang bị của ít nhất một khách hàng nước ngoài, dự đoán là quân đội Pakistan.

Hiện nay, NORINCO đang chào bán cả một họ các hệ pháo tự hành bánh lốp, có chi phí khai thác, bảo dưỡng thấp hơn, có sức cơ động chiến lược cao hơn so với các pháo tự hành bánh xích. Ngoài SH-1, họ này bao gồm SH-2 122 mm và SH-4 105 mm.


Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

>> Myanmar – thị trường vũ khí tiềm năng nhất Đông Nam Á?



Với tốc độ tăng ngân sách quốc phòng như hiện nay, cộng với việc triển khai dân chủ trong bộ máy chính quyền, Myanmar có thể trở thành một trong những thị trường vũ khí tiềm năng nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Theo tiết lộ của Trung tâm phân tích thương vụ vũ khí thế giới TSAMTO, trong tổng ngân khố quốc gia năm 2011 trị giá 7,6 nghìn tỷ kyat thì Myanmar đã quyết định sẽ chi 1,8 nghìn tỷ kyat (2 tỷ USD) cho quốc phòng, tương đương 23,6%, trong đó chi cho lực lượng an ninh khoảng 99,5 tỷ kyat (110 triệu USD – 1,3% ngân khố quốc gia).






Thông tin về ngân sách quốc gia của Myanmar trong suốt một thời gian dài không tiết lộ ra bên ngoài mà chỉ một vài năm trở lại đây mới bắt đầu hé lộ. Được biết, tổng chi phí cho quốc phòng của Myanmar trong năm 2009 là 1,5 tỷ USD tương đương 3,6% tổng thu nhập quốc nội GDP. Chính quyền Myanmar trong suốt một thời gian dài do tập đoàn quân phiệt lãnh đạo. Vào tháng 11/2010, Myanmar đã tiến hành bầu cử Nghị viện và vào ngày 4/2 vừa qua đã lựa chọn ra Tổng thống mới. Tổng thống Myanmar hiện nay là nguyên Thủ tướng Myanmar, tướng nghỉ hưu Thein Sein – Chủ tịch Đảng cầm quyền liên minh đoàn kết và phát triển (USDP).

Theo nhận định của các chuyên gia TSAMTO, chính việc tăng ngân sách quốc phòng và thực thi dân chủ trong bộ máy chính quyền nên trong thời gian tới Myanmar có thể sẽ trở thành thị trường vũ khí tiềm năng nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Không quân Myanmar hiện nay đang triển khai thực hiện mua đồng thời 20 máy bay tiêm kích Mig-29 của Nga với tổng trị giá gần 570 triệu USD và 50-60 chiếc máy bay UTS/UBS K-8 Karakorum của Trung Quốc với giá gần 700 triệu USD.

Đây là hai hợp đồng quân sự có trị giá lớn nhất hiện nay. Cả hai hợp đồng này đã được các bên ký kết vào cuối năm 2009. Tuy nhiên, chưa rõ hiện hợp đồng này đã được triển khai tới đâu và bao giờ Myanmar sẽ nhận được máy bay theo ký kết.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay đang đặt ra cho Chính phủ và Bộ Quốc phòng Myanmar là cần thiết phải nâng cấp và cải tiến vũ khí trang bị cho cả Hải, Lục và Không quân để bảo đảm khả năng phòng thủ đất nước ở mức cần thiết.

Xuất phát từ yêu cầu này, trong thời gian tới Myanmar có khả năng sẽ là nhà đặt hàng lớn các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự bởi vì công nghiệp quốc phòng của Myanmar hiện nay chưa đủ khả năng tự cung cấp cho quân đội nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp vũ khí từ bên ngoài.

Trên thị trường vũ khí của Myanmar hiện nay, Nga và Trung Quốc vẫn nổi lên là hai nhà cung cấp chính và chủ yếu. Rất có thể trong thời gian tới sẽ có thêm các nhà cung cấp mới như Ukraina, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Serbia, tiếp nữa là Hàn Quốc, Pakistan, Ba Lan và Singapore.

Liên minh châu Âu EU ngay từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh (1991) đã áp lệnh bao vây, cấm vận cung cấp vũ khí, đạn dược và huấn luyện, đào tạo binh lính cho quân đội Myanmar.

Đến năm 1993 Mỹ là quốc gia đầu tiên cung cấp vũ khí cho Myanmar. Tuy nhiên vào tháng 6/2010 Hạ viện Mỹ lại tiếp tục gia hạn thêm lệnh bao vây, cấm vận vũ khí đối với Myanmar.

Liên quan đến kết quả bầu cử Nghị viện và người đứng đầu nhà nước mới ở Myanmar lên nắm quyền, các chuyên gia phân tích nhận định, không loại trừ khả năng Mỹ sẽ tái xem xét khả năng rỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Myanmar.

Theo số liệu thống kê không đầy đủ, từ năm 1988 số binh lính trong quân đội Myanmar đã tăng lên gấp đôi và hiện nay đang có khoảng 406.000 quân

(Armstrade news )

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

>> Ấn Độ đề phòng Trung Quốc trong năm 2014?



Ngày 15/2, nguồn tin giấu tên từ BQP Ấn Độ cho biết, các chuyên gia nước này tỏ ra lo ngại và cảnh báo Trung Quốc sẽ tấn công Ấn Độ vào năm 2014.


Theo các chuyên gia Ấn Độ, mục đích thực sự của cuộc tấn công là để chuyển hướng chú ý của những người bất đồng chính kiến trong nước khỏi các vấn đề về tài chính, đe doạ đến sự cầm quyền của Đảng Cộng Sản ở Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Trung Quốc mong muốn đảm bảo thị uy quyền lực tối cao ở khu vực châu Á. Bởi, Bắc Kinh ngày càng lo lắng về sự hợp tác quân sự thân mật giữa Ấn Độ và Mỹ.

Quân đội Ấn Độ đang phụ thuộc vào mua sắm vũ khí của Nga, sau đó là Israel, nhưng cuối cùng Mỹ mới là nguồn cung quan trọng nhất cho việc mua sắm trang bị quân sự của Ấn Độ.

Trung Quốc lo ngại rằng các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, và nhiều quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bởi lẽ, không ít thì nhiều, các quốc gia này có một số xung đột lợi ích với Trung Quốc, đặc biệt là Ấn Độ.



Bản đồ khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Ngân sách quân sự của Trung Quốc chính thức được thông báo là khoảng 78 tỷ USD nhưng theo dự đoán của chính phủ Mỹ thì có thể tới 150 tỷ USD. Nhưng điều quan trọng hơn cả là giống Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang không ngừng xây dựng và hiện đại hóa quân đội. Điều này được Ấn Độ coi là vấn đề sống còn.

Trong nhiều năm qua, mối đe doạ từ Trung Quốc đã leo lên mức có khả năng xảy ra xung đột đối với Ấn Độ, do Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền khu vực Arunachal Pradesh. Ấn Độ từng yêu cầu Trung Quốc và Pakistan chấm dứt ngay lập tức sự chiếm đóng lãnh thổ bất hợp pháp.

Vấn đề biên giới khu vực Kashmir và Tây Tạng đã được tiến hành đàm phán nhiều vòng. Nhưng bên cạnh đó, Ấn Độ đã bắt đầu cải thiện cơ sở hạ tầng dọc theo biên giới với Trung Quốc và đang xây dựng nhiều tuyến đường bộ và các sân bay mới.

Đồng thời, New Delhi không ngừng tăng cường binh lính và mua sắm vũ khí trang bị trên tuyến biên giới này. Chính quyền Ấn Độ cũng đã lên tiếng bày tỏ mối quan ngại của mình đối với chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc ngày càng tăng.

Ấn Độ còn yêu cầu minh bạch trong lĩnh vực hợp tác hạt nhân giữa Trung Quốc với Pakistan. Mới đây, thông tin cho rằng Trung Quốc và Pakistan gần đây đã ký kết một hiệp định chung, theo đó Trung Quốc sẽ xây dựng 4 lò phản ứng hạt nhân tại Khushabin thuộc tỉnh Punjab của Pakistan.
(The times of India)

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

>> Trung Quốc hoàn thành nâng cấp tàu hộ vệ lớp 053



Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến trình chế tạo tàu hộ vệ tên lửa lớp 053 nhằm trang bị cho lực lượng PLAN.

Theo báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đã hoàn tất việc nâng cấp đối với 6 tàu hộ vệ lớp 053 và các tàu này có thể phục vụ Hải quân Trung Quốc tối thiểu là 10 năm.

Tàu hộ vệ lớp 053 được Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu chế tạo từ những năm 1990, 6 tàu hộ vệ lớp 053H1G được nghiên cứu chế tạo trong 20 năm, trên thực tế Trung Quốc chế tạo thành tàu hộ vệ tên lửa 2.500 tấn mô phỏng theo tàu hộ vệ lớp Riga 1.400 tấn của Nga, được trang bị 3 pháo 100mm, ngư lôi, và các hệ thống điện tử hiện đại khác.

Trong hợp đồng cách đây 4 năm giữa Trung Quốc và Pakistan, Trung Quốc cam kết cung cấp cho Pakistan 3 tàu hộ vệ tên lửa F-22P, hiện nay một tàu vẫn trong quá trình chế tạo. F-22P là biến thể của tàu hộ vệ tên lửa lớp 053H3 Giang Vệ-II. Phía Pakistan cho rằng loại tàu này rất phù hợp với Hải quân của mình, do đó đã tiếp tục kí hợp đồng mua thêm 4 tàu loại này.

Loại hình mới nhất gọi là F-22, chủ yếu được xuất khẩu sang Pakistan còn nguyên mẫu dùng trong nước, tàu hộ vệ lớp 053 được Trung Quốc sử dụng vào nhiệm vụ tuần tra bờ biển.


Tàu hộ vệ F-22P được Trung Quốc xuất khẩu sang Pakistan.

Mỗi một tàu F-22P có giá là 200 triệu USD, F-22P được có thể so sánh với tàu chiến LCS của Mỹ, là tàu có nhiều trang thiết bị hiện đại và được trang bị hệ thống phòng không tự động. Tuy nhiên trị giá mỗi chiếc LCS khoảng 600 triệu USD.

Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo loại tàu hộ vệ mới lớp 054 có lượng giãn nước 4.000 tấn dựa trên tàu lớp 053. Tàu 054 được thiết kế dựa trên các tàu của phương tây. Hiện nay Trung Quốc chế tạo được 12 tàu lớp 054 trong đó 10 tàu đạt tiêu chuẩn cấp cao được coi là lớp 054A.

Thông số kĩ thuật của tàu F-22P:

- Chiều dài 123m, lượng giãn nước 2.500 tấn.

- Hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn FM-90N có cự li phóng 8,6km;

- 4 quả tên lửa chống tàu C-802S có cự li phóng 180km;

- 3 quả ngư lôi chống tàu ngầm ET-52C; 6 quả tên lửa chống tàu ngầm RDC-32;

- Pháo 76mm, đuôi tàu được trang bị 2 khẩu pháo 30mm, và một số máy bay trực thăng.

- Tổng số người được biên chế trên tàu là 202 người, Vận tốc cao nhất đạt 52km/h.


(Xinhua news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang