Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa chiến dịch-chiến thuật

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa chiến dịch-chiến thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa chiến dịch-chiến thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

>> Tên lửa vượt gấp 13 lần vận tốc âm thanh



Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật của Nga đang triển khai nghiên cứu và phát triển một loại tên lửa siêu thanh mới có khả năng vượt gấp 12-13 lần vận tốc âm thanh.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết bị bay thử nghiệm siêu âm Cold của Liên Xô.


Theo tiết lộ của Thiết kế trưởng tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến lược Boris Obnosov, nhiệm vụ tiếp theo của họ trong thời gian tới sẽ là đẩy mạnh phát triển nghiên cứu và chế tạo tên lửa siêu âm.

Dự kiến, trong năm nay, tập đoàn này sẽ bắt đầu triển khai các công đoạn đầu tiên trong nghiên cứu và phát triển tên lửa siêu âm tại xưởng chế tạo vũ khí của họ tại Dubna.

Trước kia, Liên Xô cũng đã từng đưa ra dự án chế tạo tên lửa siêu âm mang động cơ phản lực-khí thuận dòng. Để phục vụ cho dự án này, vào năm 1970 Liên Xô đã nghiên cứu và chế tạo thành công một thiết bị bay thử nghiệm mang tên Cold dựa trên tổ hợp tên lửa phòng không S-200.


http://nghiadx.blogspot.com

Mô hình thiết bị bay siêu âm Cold-2 của Nga.

http://nghiadx.blogspot.com


Trong quá trình thử nghiệm bay, thiết bị bay siêu âm này đã đạt tới tốc độ 5,2 M (tương đương gần 6.000 km/h). Hiện nay, Nga lại tiếp tục thúc đẩy và phát triển dự án này với một cái tên mới là Cold-2.

Dự án Cold-2 dự kiến sẽ được triển khai nghiên cứu tại Viện chế tạo hàng không Trung ương mang tên Baranov. Sản phẩm đầu tiên của dự án này sẽ là thiết bị bay siêu âm có tên gọi Ygla.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa siêu âm là X-51A Waverider của Mỹ.

Ngoài Viện nghiên cứu Baranov, hiện nay công ty liên doanh Nga-Ấn BraMos cũng đang nghiên cứu, phát triển một loại tên lửa siêu thanh thế hệ mới có khả năng đạt tới tốc độ 6 M. Tên lửa siêu thanh mới này sẽ được phát triển dựa trên tên lửa siêu thanh BraMos hiện đang biên chế cho Không quân Nga và Không quân Ấn Độ.

Ngoài Nga, hiện nay Mỹ cũng đang chú trọng đẩy mạnh dự án nghiên cứu tên lửa và thiết bị bay siêu âm, trong đó, Mỹ đang tiến hành thử nghiệm hai mẫu tên lửa siêu âm là X-51A Waverider của Boeing và FHVT-2 của Lockheed Martin.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

FHVT-2 của Mỹ.


Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

Hệ thống tên lửa Iskander bị Trung Quốc làm nhái ?



[BDV news] Trung Quốc mới đây đã giới thiệu và đang chào bán hệ thống tên lửa mới trang bị tên lửa đường đạn M20, theo Strategypage.com.

Hệ thống này, trong đó có cấu tạo tên lửa, rất giống hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật tối tân nhất của Nga 9К720 Iskander.






Maket và các bức ảnh chụp hệ thống M20 đã được giới thiệu tại triển lãm IDEX-2011 ở Abu Dhabi.


Xe bệ phóng 9P78 (9P78E) của hệ thống Iskander dùng để cất giữ, vận chuyển, chuẩn bị và phóng 2 tên lửa 9М723К1 (ở biến thể xuất khẩu chỉ mang 1 tên lửa).

Xe bệ phóng có thể dùng khung gầm bánh lốp đặc dụng MZKT-7930 của Nhà máy đầu kéo bánh lốp Minsk (MZKT).

Xe bệ phóng có trọng lượng đầy đủ 42 tấn, tải trọng hữu ích 19 tấn, tốc độ trên đường nhựa/đường đất 70/40 km/h, dự trữ hành trình theo nhiên liệu 1.000 km, kíp xe 3 người.

Căn cứ một bức ảnh thì khung gầm của hệ thống tên lửa M-20 của Trung Quốc cũng do MZKT sản xuất.

Tên lửa 9М723К1 Iskander 1 tầng, dùng động cơ nhiên liệu rắn. Tên lửa có quỹ đạo bay giả đường đạn, được điều khiển trong suốt quá trình bay nhờ các cánh lái khí động và khí phụt.


Hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật tối tân Iskander của Nga


Tên lửa có ứng dụng công nghệ tàng hình với bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ, các lớp phủ đặc biệt, các bộ phận nhô ra có kích thước nhỏ.

Phần lớn quỹ đạo bay diễn ra ở độ cao gần 50 km. Tên lửa thực hành cơ động tích cực với quá tải khoảng 20-30 g ở giai đoạn bay đầu và cuối. Hệ dẫn kiểu hỗn hợp - quán tính ở giai đoạn đầu và giữa, quang học ở giai đoạn bay cuối nên có độ chính xác cao. Có thể sử dụng GPS/GLONASS để bổ sung cho hệ dẫn quán tính.

Hiện chưa rõ tính năng kỹ-chiến thuật của tên lửa M-20 của Trung Quốc, ngoại trừ hình dáng bên ngoài. Có một khác biệt rất rõ là tên lửa của Trung Quốc được cất giữ và phóng từ contenơ.





Thiên hạ lại nghi ngờ M20 (trên) của Trung Quốc làm nhái Iskander (dưới) của Nga



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang