Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tiêm kích trên hạm J-15

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích trên hạm J-15. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích trên hạm J-15. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

>> Tìm hiểu Cá mập bay J-15 của Không quân Trung Quốc

J-15 hay còn được gọi là Cá mập bay là chiếc máy bay Trung Quốc sản xuất dành riêng cho tàu sân bay Liêu Ninh. Hôm 25/11 vừa qua, chiếc J-15 đầu tiên có cuộc cất hạ cánh thành công đầu tiên trên sàn tàu Liêu Ninh.

>> Xung đột trên biển: Không quân Trung Quốc chiếm ưu thế trước Nhật Bản?
>> Tìm hiểu máy bay tiêm kích J-10 của Không quân Trung Quốc

Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang hoàn thiện từng bước trước khi đưa J-15 và sản xuất hàng loạt để trang bị cho tàu sân bay duy nhất của mình.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cá mập bay J-15 của Không quân Trung Quốc

Khó khăn trong tìm "hàng mẫu"

Dự án J-15 của Trung Quốc ra đời vào năm 2001, sau khi mua được một chiếc Su-33 của Liên Xô đã nhường lại cho Ukaraina. Trước đó, mặc dù rất muốn nhưng Trung Quốc không đủ cơ sở để phát triển dự án này khi mà Nga kiên quyết từ chối các đơn đặt hàng Su-33 của Trung Quốc sau bài học về Su-27SK.

Năm 2006, Nga từ chối một bản hợp đồng mua Su-33 của Trung Quốc khi họ yêu cầu Nga chuyển trước 2 chiếc để "đánh giá". Năm 2009, Nga một lần nữa từ chối hợp đồng mua Su-33 của Trung Quốc dù số lượng đã được nâng lên 14 chiếc. Khi đó, Nga đã yêu cầu Trung Quốc mua ít nhất 24 chiếc Su-33 nhưng không được chấp nhận.

Đây là dự án được phát triển và nghiên cứu chung bởi Viện Nghiên cứu 601 của Hải quân Trung Quốc và Tổng Cty hàng không Thẩm Dương. Năm 2005, những đồn đoán đầu tiên về chiếc máy bay này bắt đầu xuất hiện trên các trang tin, diễn đàn quân sự thế giới. Ban đầu, nhiều người cho rằng đây là một chiến đấu cơ bán tàng hình nhưng trong những bức ảnh đầu tiên xuất hiện năm 2009, các chuyên gia quân sự thế giới đã thấy ngay được hình dáng của Su-33 trong J-15.

Theo trang tin RIA của Nga, chuyến bay thử đầu tiên của J-15 được diễn ra vào 31/8/2009, một tháng trước ngày Quốc khánh thứ 60 của Trung Quốc. Qua những hình ảnh đầu tiên về Cá mập bay, các chuyên gia hàng không cho biết những hệ thống quan trọng của máy bay như điều hướng và cất hạ cánh có khả năng được được sao chép từ chiếc Su-33 Trung Quốc mua từ Ukraina.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
J-15 của Trung Quốc phát triển dành cho tàu sân bay Liêu Ninh

Vượt trội so với "cựu chiến binh"

Đại tá Igor Korotchenko, Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra lời nhận xét sau khi J-15 xuất hiện: “J-15 khó có thể đạt được những tính năng như Su-33 và có lẽ người Trung Quốc sẽ phải mua Su-33 về dùng trên tàu sân bay của mình”. Bên cạnh đó còn nhiều lời chỉ trích nữa dành cho chiếc máy bay này, ngoài chuyện có vẻ ngoài giống Su-33 nó còn bị đánh giá thấp về các khả năng chiến đấu.

Thế nhưng, Trung Quốc đã chứng minh được khả năng của mình, các hệ thống điện tử, vũ khí và radar của J-15 đều là hàng nội địa nhưng vẫn vượt trội hơn so với Su-33 của Nga.

Khi đó, các chuyên gia đem phần khung của J-15 so sánh với Su-33 còn phần sức mạnh và chức năng của nó được đánh giá ngang hàng với các máy bay F-18 của Mỹ sử dụng trên các tàu sân bay của họ. Mặc dù thành công với J-15, đạt được những tính năng vượt trội hơn so với Su-33 của Nga nhưng đáng buồn cho Trung Quốc là khi J-15 thử nghiệm thành công cũng là lúc Nga cho Su-33 về" nghỉ hưu", ngừng phục vụ trên tàu sân bay của mình.

Cuối năm 2009, Hải quân Nga đã chi hơn 1 tỉ USD để mua về 24 máy bay chiến MiG-29K, loại máy bay dành riêng cho tàu sân bay để thay thế toàn bộ Su-33 trên tàu Kuznetsov. Đây là phiên bản tàu sân bay của MiG-29, nó có chuyến bay thử đầu tiên từ 2005, 15 năm sau khi bản MiG-29 đầu tiên ra đời.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Nan giải về trái tim của "Cá mập bay"

Trong lần đầu tiên bay thử năm 2009, J-15 được trang bị các hệ thống điện tử, radar và vũ khí nội địa. Tất cả đều được nâng cấp từ dự án J-11B trước đó mà Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận sở hữu trí tuệ với Nga về hợp đồng sản xất Su-27SK. Thế nhưng điểm mấu chốt nhất và là sức mạnh của chiếc máy bay là động cơ thì J-15 vẫn chạy bằng động cơ phản lực AL-31F của Nga.

Đến tháng 7/2011, Trung Quốc tuyên bố J-15 của họ đã có thể bay bằng động cơ FWS-10H tự sản xuất, động cơ trước đây sử dụng cho J-11B. Khi đó các chuyên gia quân sự cho biết, lực đẩy tối thiểu để J-15 cất cánh là 12,8 tấn nhưng công suất tối đa của FWS-10H chỉ là 12,5 tấn.

Điều đó cho thấy có thể Trung Quốc đã thay đổi động cơ để phù hợp với máy bay hoặc ngược lại, J-15 đã bị cắt xén một vài phần để có thể bay bằng FWS-10H. Không những thay đổi về động cơ, các chuyên gia hàng không Trung Quốc còn phải nghiên cứu rất nhiều để đưa ra một số cải tiến giúp J-15 có thể cất hạ cánh thành công trên sàn của tàu sân bay Liêu Ninh như hiện nay.

Có thể kể đến là bánh xe mũi hàng đôi giúp máy bay ổn định và thăng bằng tốt trong quá trình cất hạ cánh trên sàn tàu mấp mô. Thêm vào đó móc đuôi giúp nó kết hợp với cáp hãm đà trên tàu Liêu Ninh trong khi hạ cánh. Cuối cùng là khả năng gập đôi cánh khi đang đậu để tiết kiệm diện tích khi tập hợp trên tàu sân bay.

Trước đây, các máy bay sản xuất theo hợp đồng với Nga, phải sử dụng các hệ thống bên trong của nhà cung cấp và thường không tương thích với vũ khí của Trung Quốc. J-15 có thể sử dụng tốt các vũ khí trong nước do có hệ thống tương thích, các vũ khí của nó bao gồm tên lửa PL-8, PL-12 AAMs hay tên lửa chống hạm YJ-83K, một số loại bom dẫn đường thông minh. Đây là những bước tiến khá lớn của Hải quân Trung Quốc khi sức mạnh của J-15 được đánh giá ngang hàng với F/A-18C của Mỹ.

Trung Quốc đang có kế hoạch sản xuất hàng loạt J-15 để trang bị cho Liêu Ninh trong khi hiện nay đã có 20 chiếc máy bay loại này được sản xuất, sử dụng cho công tác thử nghiệm và đào tạo phi công.

Đầu tháng 11 vừa qua, Trung Quốc cũng đã công bố những hình ảnh đầu tiên về chiếc J-15 thứ 2 của mình. Nhưng đây lại là một phiên bản 2 chỗ ngồi, trong đó phi công phụ sẽ là người đảm nhận nhiệm vụ điều khiển hệ thống vũ khí của máy bay. Nguyên lí hoạt động của phiên bản này được cho là giống với máy bay trên tàu sân bay F-15E của Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay Mỹ cũng đã cho các máy bay F-15E của mình ngừng hoạt động.


Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

>> So sánh tàu sân bay Trung Quốc và Ấn Độ



Không lâu sau khi Trung Quốc chính thức công bố các bức ảnh mới nhất về tàu sân bay Thi Lang, Ấn Độ cũng cho thấy họ nhận tàu sân bay đầu tiên của mình.


Một điều khá trùng hợp là cả hai đều hoàn thành tàu sân bay của mình bằng cách mua lại và hoán cải những chiếc tàu chiến dưới thời Liên Xô cũ.

Cụ thể, trong khi Trung Quốc mua lại tàu sân bay đang đóng dỡ Varyag, đang trùm mền tại cảng của Biển Đen chờ bán sắt vụn từ Ukraine. Còn Ấn Độ thì mua lại chiếc tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov (tuần dương hạm Baku), thuộc lớp tàu sân bay trực thăng Kiev từ hải quân Nga.

So sánh hai tàu sân bay

Đối với Varyag (Thi Lang theo cách gọi của Trung Quốc), đây là một tàu sân bay đúng nghĩa hơn. Tàu thuộc lớp Kuznetsov với các thông số cơ bản: dài: 300m, rộng: 38m, độ mớn nước: 11m, lượng giãn nước: 65.000 tấn.


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay Varyag đang được tân trang tại cảng Đại Liên, Trung Quốc.


Đây là một kiểu tàu sân bay chiến thuật. Về sức chứa, Varyag có khả năng chứa 26 máy bay chiến đấu cùng với 24 trực thăng.

Theo các thông tin được công bố trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc giời gian qua, Varyag được trang bị hệ thống hỏa lực rất mạnh mẽ, hoàn toàn có thể đem so sánh với các tàu khu trục hay tuần dương hạng nặng khác.

Nguyên bản tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov chỉ bố trí hoạt động được các máy bay trực thăng và máy bay cất hạ cánh thẳng đứng kiểu Yak-38M.

Hai đường băng được thiết kế hơi xéo so với boong tàu, với chiều dài là 160 và 180 mét. Phần boong tàu được mở rộng hơn với nguyên bản.

Để có thể sử dụng các máy bay chiến đấu cất cánh thông thường, toàn bộ hệ thống tên lửa chống hạm P-500, pháo hạm 130mm được tháo bỏ để nhường chỗ cho đường băng. Trên tàu sân bay lớp này, 2 máy bay không thể cất cánh cùng lúc, đây là một hạn chế lớn của các tàu sân bay của Nga.


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov sau khi được hoán cải và nâng cấp.


So với tàu sân bay Varyag thì tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (hay INS Vikramaditya theo cách đặt tên của Ấn Độ) “mi nhon” hơn. Thông số cơ bản như sau: Chiều dài: 283m, rộng: 31m, mớn nước 8,2m, lượng giãn nước 45.000 tấn.

Khả năng mang máy bay của INS Vikramaditya khiêm tốn hơn Thi Lang, tàu sân bay này chỉ có thể mang 16 máy bay chiến đấu Mig-29K, tối đa là 16 chiếc trực thăng Ka-28 hoặc Ka-31, bằng một nửa so với tàu sân bay của Trung Quốc.

Hệ thống vũ khí trên tàu thiên về chức năng phòng thủ với 8 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan.

Điểm mạnh của tàu sân bay INS Vikramaditya là cấu trúc thượng tầng không phải thay đổi quá nhiều. Hệ thống điện tử dựa trên hệ thống radar mảng pha đa chức năng, kết hợp với trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Ka-31AEW.

Toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện bởi các chuyên gia của Nga, những người có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này.

Với tàu sân bay Varyag, toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện tại Trung Quốc. Toàn bộ cấu trúc thượng tầng của tàu phải thiết kế lại để phù hợp với một radar mảng pha đa chức năng sản xuất trong nước.


http://nghiadx.blogspot.com

Tiêm kích trên hạm Mig-29K đã sẳn sàng hoạt động.


Nhiều ý kiến cho rằng, sẽ có sự khác biệt về chất lượng của hai tàu sân bay này.

Với tàu sân bay Varyag, hiện tại Trung Quốc chưa xác định rõ loại máy bay chiến đấu nào sẽ được trang bị trên tàu. Nguyên mẫu tiêm kích trên hạm nội địa J-15 đang trong giai đoạn phát triển, chắc chắn chưa thể triển khai.

Công tác đàm phán mua tiêm kích trên hạm Su-33 từ Nga đang gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, Ấn Độ đã xác định rõ ràng MiG-29K sẽ là chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay của họ, và mọi việc đã sẵn sàng.


http://nghiadx.blogspot.com

Tiêm kích trên hạm J-15 vẫn chỉ là mẫu thử nghiệm chưa sẳn sàng hoạt động.


Xét về công nghệ và khả năng không chiến, MiG-29K được đánh giá vượt trội so với Su-33, chính Không quân hải quân Nga đang dự định thay thế toàn bộ Su-33 trên tàu sân bay Kuznetsov bằng MiG-29K.

Kết luận, tàu sân bay Varyag hay Thi Lang của Trung Quốc có lợi thế về khả năng chuyên chở trong khi tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ lại có lợi thế về tiêm kích trên hạm.

“Kẻ tám lạng, người nữa cân”, sự xuất hiện của hai tàu sân bay này sẽ làm thay đổi đáng kể tình hình an ninh quốc phòng tại châu Á.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang