Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

>> Những binh đoàn bí mật của Tổng thống Mỹ


Mới đây, cuốn sách “Những lực lượng bí mật của tổng thống” do Marc Ambinder biên soạn mang tới độc giả cái nhìn cận cảnh về các binh đoàn Mỹ hùng mạnh nhất.



Với tấm lá chắn là lực lượng chủ lực của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt, Chính phủ Mỹ đang cố tình giấu nhẹm đi mọi hoạt động của các binh đoàn này.

Theo Ambinder, Tổng thống Obama và cộng sự có một sức mạnh vô hình rất lớn khiến thế giới lãng quên và xóa bỏ dù là chút ít hình ảnh những lực lượng bí mật được công khai.

Ambinder gọi những lực lượng bí mật là “thực thể sống”. Chính quyền Mỹ đã và đang chi một khoản tiền khổng lồ nhằm giữ kín chúng. Không ai có thể tin mọi hoạt động của “thực thể sống” đều thể hiện sức mạnh và nhiều âm mưu toan tính.

Dưới đây là một trong số các lực lượng như vậy:

http://nghiadx.blogspot.com
Toàn cảnh trụ sở Cục An ninh quốc gia Mỹ.

1. Lực lượng F6: Tại các đại sứ quán trên khắp thế giới, các chuyên viên phân tích thuộc NSA kết thành một mạng lưới khổng lồ, lấy thông tin từ CIA nhằm chặn đứng các dấu hiệu nguy hại với Mỹ tại các địa điểm mục tiêu.

Đây là lá bài then chốt Mỹ "cài" để theo dõi tình hình chính trị và sẵn sàng tiến hành mọi động thái quân sự. Đa phần nhân viên F6 được quản lý bởi tổ chức SCS - “đứa con cưng” của CIA và NSA.

Một khi CIA cần thăm dò hoặc đặt máy ghi âm tại văn phòng đại sứ quán nước ngoài, F6 sẽ nhận lệnh từ các chuyên viên được bố trí công tác tại đại sứ quán Mỹ, cài người và thiết bị định vị để xử lý thông tin.

2. Trung tâm điều hành các chương trình ứng dụng mặt đất (GAPO): Đặt trụ sở tại Belvoir với chuyên môn vận hành các công nghệ do thám bí mật và chương trình thu nhận thông tin phục vụ hoạt động tình báo cấp cao của quân đội.

Ambinder cho biết "đại gia tìm kiếm" Google dường như bất lực về mọi tài liệu có liên quan tới GAPO. Tuy nhiên, ông tiết lộ bản báo cáo của một cựu giám đốc GAPO cho biết trung tâm này luôn tuân thủ một tôn chỉ nghề nghiệp chặt chẽ. Ấy là "Trách nhiệm đi đôi với phát triển".

Hoạt động chính của trung tâm là quan sát mục tiêu, giữ bình ổn hơn 190 chương trình xử lý chạy cùng lúc, tiếp nhận dự án tình báo và đánh giá quân trang.

Ngân sách Nhà Trắng chi cho GAPO hàng năm lên tới trên 500 triệu USD. Riêng tư lệnh chỉ huy được tuyển chọn thông qua một ban điều hành quản lý hai chương trình quân sự hàng đầu của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt.

3. Trung tâm thử nghiệm bay thuộc Biệt đội Không quân số 3: Được biết tới với mật danh "Phi đội bay trinh sát thứ 30" nằm vùng tại khu vực 51 gần hồ Groom, căn cứ không quân Creech.

Bấy lâu nay, dư luận vẫn tưởng căn cứ thực của Biệt đội Không quân số 3 ở California, song đó thực chất chỉ là vỏ bọc. Biệt đội này huấn luyện cả nam và nữ quân nhân, đóng vai trò điều hành các trung tâm thí nghiệm quân sự tại hồ Groom theo chỉ đạo của không quân Mỹ và CIA.

Ambinder gọi đó là "miền đất hứa" nằm trong lòng khu vực 51.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái tại căn cứ không quân Creech.

Phi đội trinh sát thứ 30 tiếp tục được chia nhỏ nhằm thí nghiệm các dự án máy bay không người lái và bố trí hoạt động các cảm biến không gian, điển hình là chiếc RQ-170 đã "xới tung" Iran tháng 12/2011.

4. Phi đội trực thăng số 1 USAF: Hoạt động bằng mật danh "Mussel", lực lượng này chịu trách nhiệm thực hiện các chiến dịch tình báo "nhanh và chớp nhoáng" của không quân tại thủ đô Washington. Nơi đây chính là đầu não chi phối hoạt động các cơ quan dân vận và tình báo trên khắp thế giới của Mỹ.

Không quá khó để nhận ra sự hiện diện của các phi cơ chiến đấu UH N1 gần Washington, thậm chí hai chiếc "lơ lửng" trên bầu trờì gần căn cứ chỉ để quan sát tình hình bên dưới mặt đất.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc máy bay Boeing 757 là vũ khí tác chiến được Bộ An ninh nội địa và phi đội trực thăng số 1 USAF sử dụng.

5. Lực lượng hải quân tiếp ứng vô danh: Nằm vùng tại sông Potomac, Washington, từng gây xôn xao khi căn cứ hoàn thành năm 2003.

Có thể nói đây là một vị trí đắc địa với các khu nhà cao tầng bí ẩn, có vẻ được bảo mật an ninh rất kín kẽ. Các thành viên Hiệp hội Nghệ thuật Washington bị buộc yêu cầu giữ kín mọi hoạt động và mục tiêu quân sự nếu muốn được sống yên thân.

Một quan chức Mỹ từng khẳng định Nhà Trắng rất chú ý bao bọc nơi đây, tránh để lộ tên đơn vị hải quân đứng sau khu căn cứ cùng bất kỳ mối liên quan nào với phương thức hoạt động tình báo.

Điều này khiến Ambinder kết luận: rõ ràng một "núi" bí mật được cất giấu ngay tại Washington mà chẳng một ai biết.

6. Trung tâm Công nghệ chuyên dụng SCO: Đây là nơi giải quyết mọi vấn đề hóc búa về kỹ thuật công nghệ của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt hoặc CIA.

SCO được ủy quyền bỏ qua mọi khâu trung gian trong thí nghiệm và đưa vào vận hành các loại vũ khí chiến tranh. Nhà Trắng bí mật thành lập SCO nhằm tìm kiếm, phát triển, áp dụng, thử nghiệm và sản xuất hệ thống vũ khí chiến đấu cho toàn bộ quân đội Mỹ, nhân viên ở đây đa phần là các chuyên gia về đạn dược, súng, pháo hay xe vận chuyển.

Chính nhiều hệ thống quân sự do Mỹ công khai đều "qua tay" SCO, đơn cử như máy bay không người lái Predator được vũ trang hay hệ thống dò tìm RFID.

Trung tâm này hoạt động song song với Phi đội trực thăng số 1 USAF, được coi là "ngân hàng đen" về vũ khí chiến tranh rải rác công nghệ "kinh điển" vào các mặt trận.

Trong sơ đồ tổ chức của Lầu Năm Góc, mọi thông tin SCO phải trình báo lên Phó chánh văn phòng Bộ Quốc phòng về các hệ thống và khái niệm cao cấp.

7. Phi đội bay tác chiến đặc biệt số 227 (SOF): Đóng tại căn cứ không quân McGuire AFB, New Jersey. Thành viên thuộc SOF điều khiển 2 máy bay tác chiến FEST nhằm ứng phó trong các tình huống khẩn cấp. Một điểm đặc biệt là SOF luôn ở chế độ sẵn sàng ngay khi nhận lệnh bố trí các tình báo Mỹ cùng phái đoàn ngoại giao tới hiện trường khủng bố và khu vực chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ không quân McGuire AFB là nơi đóng quân của phi đội bay SOF.

8. Đơn vị quân đội chuyên biệt: Gần như không có thông tin gì về đơn vị này tại căn cứ quân sự Fort Bragg.

Người ta vẫn hoài nghi nơi đây chuyên đào tạo và cung cấp tình báo viên làm việc theo thời hạn cho các lực lượng quân đội đặc biệt ở Mỹ.

Ambinder chỉ ra tên Biệt đội BI - một cơ cấu được xây dựng hoàn toàn bởi các điều tra viên và người thẩm vấn là phụ nữ. BI hoạt động riêng lẻ, tập hợp tin tình báo và liên lạc với một số đơn vị ở các căn cứ quân sự khác dưới quyền chỉ đạo từ CIA.

9. Biệt đội Thí nghiệm bay số 486: Đóng trụ sở tại căn cứ không quân Eglin AFB. Một trong 6 biệt đội bay thuộc nhóm 486 luôn ở trạng thái cảnh báo quân sự trong khi tiến hành các chiến dịch đặc biệt cùng các nhiệm vụ tình báo trên toàn cầu.

Là "anh em" với 486, Biệt đội tác chiến chuyên biệt mang số hiệu 427 đào tạo đội ngũ phi công cho các chuyến bay do thám của CIA. Đây được ví như những kế hoạch "sóc bay" bí mật, diễn ra tại Eglin AFB và căn cứ không quân Pope.


http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ không quân Pope là nơi diễn ra hoạt động đào tạo đội ngũ phi công cho các chuyến bay do thám của CIA.

10. Lực lượng hỗ trợ tác chiến (MSA): Là một đơn vị tình báo mang số hiệu 17 "không được công nhận" sau khi tách ra từ quân đội và hợp nhất với một số đơn vị khác thuộc Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt vào năm 2003.

MSA nhận ngân sách hàng năm khoảng 80 triệu USD, tập hợp nhân viên tình báo hỗ trợ quân sự cho các chiến dịch tại các khu vực mà "những cái vòi bạch tuộc" của CIA tỏ ra vô dụng.

MSA liên tiếp được chỉ đạo bởi các chuyên gia, cùng với những trung khu tình báo thông qua hệ thống thông tin cảnh báo tối tân. Lực lượng này từng được CIA bố trí ngầm tại Afghanistan năm 2002 dưới tên gọi Gray Fox (Cáo xám), sau đó bị lộ và buộc phải chuyển thành Intrepid Spear (Những binh sĩ dũng cảm) năm 2005.

MSA được cho là anh em với Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt với tên gọi thân mật là "Biệt đội hành động". Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, không có thông tin nào về mật danh chính thức của lực lượng này vì MSA luôn lấy chiến thuật "thay tên đổi dạng" để bí mật hoạt động

>> Bí mật vụ thử hạt nhân lớn nhất lịch sử


Cách đây gần 50, Liên Xô khiến cả thế giới bàng hoàng bởi một vụ thử hạt nhân được ghi nhận khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.




http://nghiadx.blogspot.com
Đám mây hình nấm từ vụ nổ có độ cao tới 64km, rộng 40km. Ảnh chụp từ máy bay quan sát Tu-16.

Vụ thử có đương lượng nổ lên đến 50 megaton, một báo cáo của Mỹ cho biết vụ nổ lên đến 57 megaton, tương đương với sức nổ của khoảng từ 50-57 triệu tấn TNT. Năng lượng tỏa ra từ vụ nổ tương đương với 1,4% năng lượng một lần phát xạ của mặt trời.

Thiết kế ban đầu tạo ra một vụ nổ có đương lượng nổ lên đến 100 megaton, tuy nhiên sau đó giảm xuống khoảng 57 megaton để giảm mức độ bụi phóng xạ. Năng lượng từ vụ nổ lớn gấp 10 tổng lượng thuốc nổ được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai, bao gồm cả hai quả bom nguyên tử Little Boy và Fat Man được ném xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản.

"Nhân vật chính" của vụ nổ là Tsar- bomba, một quả bom khinh khí ba giai đoạn. Ban đầu một quả bom hạt nhân được kích nổ để tạo ra chuỗi phản ứng nhiệt hạch tiếp theo, sau đó năng lượng từ vụ nổ này tạo ra chuổi phản ứng nhiệt hạch lớn hơn nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Tsa-bomba, một kỷ lục trong kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Liên Xô.

Tsar-bomba đươc đưa đến vùng thử nghiệm bằng một chiếc Tu-95V đã được sửa đổi đặc biệt do thiếu tá Andrei Durnovtsev điều khiển cất cánh từ sân bay trên bán đảo Kola, cùng với một chiếc Tu-16 tiến hành quan sát vụ nổ. Cả 2 máy bay đều được sơn một màu trắng phản quang đặc biệt để hạn chế hư hại do bức xạ nhiệt từ vụ nổ.

Do quả bom có kích thước dài 8 mét, đường kính 2 mét, nặng đến 27 tấn, chiếc Tu-95V buộc phải bỏ bớt khoang chứa bom và các thùng nhiên liệu để có thể mang nó.

Thả từ độ cao 10,5km và có dùng một chiếc dù hãm tốc độ, để đội bay có đủ thời gian rời khỏi vùng nguy hiểm, quả bom được kích nổ lúc 11h30 ngày 30/10/1961 trên trường thử hạt nhân Mityushikha thuộc đảo Novaga Zemlya tại biển Bắc Băng Dương ở độ cao 4km so với mặt đất, 4,2 km so với mực nước biển.


http://nghiadx.blogspot.com
Tsa-bomba rời máy bay.

Sức tàn phá khủng khiếp

Đến nay, dù đã 50 năm trôi qua, nhưng vụ thử hạt nhân của Liên Xô vẫn giữ kỷ lục "bất khả xâm phạm", những thống kê từ vụ nổ vẫn khiến nhân loại rùng mình.

Mặc dù được kích nổ từ độ cao 4km, song năng lượng từ vụ nổ gây ra một cơn địa chấn lên đến 5,7 độ richter. Vụ nổ được thực hiện trên không nên phần lớn năng lượng không được chuyển thành sóng địa. Tuy nhiên, các máy móc đã ghi nhận được ảnh hưởng địa chất của vụ nổ trong lần chạy thứ ba quanh trái đất


http://nghiadx.blogspot.com
So sánh sức công phá của Tsar Bomba với những quả bom khác.


Sóng xung kích tạo ra trong không khí, san bằng mặt đất như một sân bóng với bán kính tới 55km, bán kính phá hủy lên đến 900km từ tâm vụ nổ. Thậm chí, ở Phần Lan và Thụy Điển nhiều nhà đã bị vỡ cửa kính hàng loạt do tác động của vụ nổ.

Theo đo đạc của các chuyên gia, sức nóng từ vụ nổ khiến người ở cách xa 100km có thể bị bỏng cấp độ 3. Ánh sáng phát ra từ vụ nổ có thể nhìn thấy ở khoảng cách 1.000km bất chấp trời nhiều mây, đồng thời hội tụ khí quyển gây thiệt hại ở bán kính 1.000 km. Phản ứng phân hạch trong vụ nổ tạo ra năng lương tương đương 1,4% tổng năng lượng phát ra từ mặt trời.


Video Tsa-bomba Test

Tsar Bomba là bước tiến của nhân loại trong việc chinh phục, chế ngự năng lượng hạt nhân nhưng cũng là sự thử nghiệm mang tính răn đe trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Rất may cho nhân loại chỉ có duy nhất 1 quả bom kiểu này được chế tạo.

Mặc dù hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân đã được đưa ra từ năm 1996. Song không phải tất cả các quốc gia trên thế giới đều đặt bút ký vào đó. Nhiều nước vẫn âm thầm tiến hành các công tác nghiên cứu để sở hữu loại vũ khí hủy diệt ghê gớm này. Hoạt động nghiên cứu, chế tạo chỉ chấm dứt khi nhân loại xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau, nhưng bao giờ mới đến lúc đó?

>> Sức mạnh của "thần lửa" Agni V


Hệ thống tên lửa Agni V của Ấn Độ mới đây mang trong mình các cải tiến công nghệ quan trọng nhất của Ấn Độ, hứa hẹn sẽ là quân bài chiến lược quan trọng.




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni V

Được nghiên cứu và phát triển tại Phòng Thí nghiệm các hệ thống quốc phòng tiên tiến (ASH) tại Hyderabad, Agni V có tầm bắn 5.000km. Tuy vậy với khả năng cơ động của mình, nó có thể dễ dàng tấn công các mục tiêu xa hơn con số trên.

Lấy một cuộc chiến giả định, với Thụy Điển chẳng hạn, tên lửa Agni V đặt tại Bangalore sẽ không đủ sức vượt khoảng cách 7.000km tới Stockholm nhưng nếu tên lửa được chuyển tới Amritstar, thủ đô Thụy Điển sẽ rời vào tầm khống chế.

Tương tự như vậy, thành phố xa nhất phía Bắc Trung Quốc là Harbin sẽ nằm trong tầm bắn của Agni V khi tên lửa này được triển khai tại Đông Bắc Ấn Độ. Như vậy, Agni V có thể bắn tới tất cả các châu lục, trừ châu Mỹ.

Trong kho vũ khí Ấn Độ, Agni V sẽ là tên lửa đầu tiên có thể di chuyển trên đường bộ và được bọc kín, giống như loại Đông Phong 31A khiến giới quan sát xôn xao khi Trung Quốc trình diễn trong diễu binh mừng quốc khánh 1/10/2010.

So với Agni III, Agni V sử dụng tối đa các cấu trúc composite để giảm trọng lượng đến mức thấp nhất và có thêm tầng thứ ba, vì vậy Agni V bay xa hơn được 1.500km so với đàn anh của nó.

Avinash Chander, giám đốc phòng thí nghiệm ASL giải thích: “Agni V được thiết kế để cơ động trên đường bộ”, từ nay tất cả các loại tên lửa chiến lược mặt đất của Ấn Độ đều có thể được bao bọc bằng lớp bảo vệ sử dụng trong hệ thống Agni V”.

Lớp bao bọc tên lửa được làm bởi hợp kim sắt-nickel không chứa carbon, giúp tạo ra môi trường kín bảo quản tên lửa trong nhiều năm. Lớp bao bọc sẽ hấp thụ một phần lớn lực ép từ sức đẩy 300-400 tấn sản sinh trong quá trình phóng tên lửa.

Công nghệ bao bọc tên lửa lần đầu tiên được Ấn Độ nghiên cứu cho dòng tên lửa đối hải Brahmos. Công nghệ này được phát triển hoàn chỉnh ở dòng tên lửa phóng ngầm dưới mặt biển K15 được phát triển tại Hyderabad cho tàu ngầm hạt nhân INS Arihant.

Sức mạnh khủng khiếp trong tương lai

Một trong các đột phá công nghệ tiếp theo sau thành công của Agni V là việc phát triển đầu đa đa mục tiêu độc lập (MIRV). Theo đó, Agni V sẽ được trang bị từ 3-10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có thể nhắm đến một mục tiêu độc lập cách nhau hàng trăm kilomet. Có thể đặt chế độ cho hai hoặc nhiều đầu đạn nhắm vào cùng một mục tiêu. Theo Giám đốc ASL Avinash Chander, công nghệ MIRV đã đạt được những bước tiến rất lớn trong 2 năm qua.

Tuy nhiên, công nghệ MIRV sẽ chỉ được áp dụng trên Agni V trong vòng 4-5 năm tới do cần được kiểm tra và thử nghiệm.

Công nghệ MIRV tương tự như kỹ thuật phóng nhiều vệ tinh với cùng một tên lửa đẩy, tuy nhiên đối với vệ tinh, việc phóng chệch một km so với độ cao quỹ đạo dự định vẫn được coi là thành công. Trong khi đó, khi MIRV sử dụng cho mục đích quân sự cần độ chính xác cao hơn nhiều. Mỗi đầu đạn được phóng đi sẽ phải rơi trong vòng 40 mét tính từ mục tiêu dự định. Khoảng cách 40m là đủ để một đầu đạn hạt nhân loại nhỏ có thể phát huy sức mạnh của mình.

Các nhà hoạch định chiến lược của Ấn Độ dù vẫn bảo lưu quan điểm không sử dụng vũ khí hạt nhân trước nhưng cũng đánh giá MIRV là một công nghệ không thể thiếu. Ngay cả nếu Ấn Độ bị tấn công hạt nhân phủ đầu và kho vũ khí chiến lược bị phá hủy phần lớn, chỉ cần một số tên lửa còn lại cũng đủ để trả đũa đối thủ với sức công phá cực lớn. Chỉ cần vài tên lửa Agni V là có thể đạt được năng lực tấn công ở mức yêu cầu.

Với MIRV, chỉ cần một tên lửa Ấn Độ cũng có thể vô hiệu hóa lớp phòng thủ của đối phương. Việc phát hiện và bắn hạ nhiều đầu đạn hạt nhân khó khăn hơn nhiều so với việc can thiệp vào đầu đạn duy nhất. MIRV cũng được trang bị hệ thống điện tử để làm nhiễu radar trong trường hợp đối phương tìm cách bắn hạ.

>> Điểm nhấn của cuộc tập trận hải quân Nga - Trung Quốc


Đây là lần đầu tiên cả Nga và Trung Quốc huy động số tàu chiến lớn như vậy kể cả về số lượng cũng như chủng loại, chất lượng.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm Cáp Nhĩ Tân

Ngày 22/4 Tân Hoa Xã đăng bài phân tích của Mạnh Tường Thanh, Phó phòng nghiên cứu chiến lược thuộc đại học Quốc phòng Trung Quốc chỉ ra 3 điểm nổi bật nhất của cuộc tập trận chung "Liên hợp trên biển 2012" đang diễn ra, đó là quy mô lớn, hạng mục nhiều, duyệt binh hoành tráng.

Lần diễn tập hải quân chung này, hai bên đã điều động tổng cộng 25 chiến hạm, 13 máy bay, 9 trực thăng, 2 đơn vị đặc công. Đây là lần đầu tiên cả Nga và Trung Quốc huy động số tàu chiến lớn như vậy kể cả về số lượng cũng như chủng loại, chất lượng.

Đặc biệt trong cuộc tập trận "Liên hợp trên biển 2012", Bắc Kinh điều khu trục hạm Cáp Nhĩ Tân hiện đại nhất của hải quân Trung Quốc ra kề vai sát cánh với tuần dương hạm Varyag của hải quân Nga, có thể coi hai chiến hạm này tiêu biểu cho lực lượng hải quân Moscow và Bắc Kinh hiện nay.

Hạng mục diễn tập lần này rất phong phú và thiết thực. Chủ đề tập trận là "Liên hợp phòng ngự trên biển và tác chiến bảo vệ giao thông trên biển" quyết định tính chất của cuộc tập trận này là phòng ngự.


http://nghiadx.blogspot.com
Mạnh Tường Thanh, chuyên gia phân tích quân sự đại học Quốc phòng Trung Quốc

Theo Mạnh Tường Thanh, điều này có ảnh hưởng tích cực đến việc duy trì ổn định và an ninh khu vực.

Điểm nổi bật thứ 3 mà chuyên gia này chỉ ra, các hoạt động duyệt binh trên biển, giao lưu hội thảo song phương giữa hải quân hai bên rất đáng chú ý.

Do lần diễn tập này, các chiến hạm và máy bay tham gia số lượng nhiều, chủng loại phong phú, trang bị vũ khí đầy đủ và hiện đại nên khung cảnh duyệt binh trên biển vô cùng hoành tráng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tập trận Nga - Trung "Sứ mệnh hòa bình 2005", ảnh tư liệu

Lịch sử các giai đoạn phát triển của hải quân Nga, Trung Quốc không giống nhau nên làm thế nào để 2 bên diễn tập ăn khớp, bổ sung bọc lót cho nhau để tăng cường hiệu quả hợp tác sẽ là một trong những nội dung quan trọng tiếp theo sau cuộc tập trận này.

Mặc dù giới học giả Bắc Kinh cho rằng cuộc tập trận chung Nga - Trung lần này không nhằm vào bất cứ quốc gia, đối tượng nào, nhưng quy mô và tính chất của nó khiến Tokyo và Seoul không khỏi quan ngại.

Tờ Đông Á xuất bản tại Hàn Quốc ngay từ tháng 3 năm nay đã đưa tin, chiến lược quay lại Thái Bình Dương của Mỹ cộng với hoạt động quân sự Mỹ - Nhật, Mỹ - Hàn ngày càng gia tăng khiến Bắc Kinh, Moscow không thể khoanh tay ngồi nhìn.

Cuộc tập trận "Liên hợp trên biển 2012" chính là động thái thể hiện Nga, Trung không chịu "thua kém" Mỹ ở Thái Bình Dương.

Báo Yomiuri, Nhật Bản nhận định, cuộc tập trận chung Nga - Chung này là nhằm hình thành 1 thực thể đối kháng với liên minh quân sự Nhật - Mỹ - Hàn ở Đông Á.

>> Trung Quốc đang bị kẹp chặt từ hai cánh


“Mỹ-Philippines, Mỹ-Ấn đồng thời tổ chức tập trận ở biển Đông và Ấn Độ Dương đã tạo thế tấn công gọng kìm đối với Hải quân Trung Quốc”.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Mỹ và Philippines tập trận chung trên biển Đông.

Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Hải quân Mỹ và Philippines trong tuần này “vai kề vai” tổ chức tập trận chung ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV), kéo dài đến ngày 27/4.

Giới tình báo quân sự phương Tây cho rằng, Hải quân Mỹ và Philippines triển khai diễn tập ở biển Đông lần này là để tăng cường quan hệ hợp tác quân sự song phương, hiệp đồng trang bị, đồng thời Mỹ cũng muốn đưa ra một lời cảnh báo cứng rắn với các nước ở biển Đông như Trung Quốc; còn Philippines cũng muốn thể hiện với Trung Quốc về vai trò hợp tác với Mỹ, thể hiện sức mạnh quân sự của Mỹ, Philippines trong thời điểm tình hình biển Đông căng thẳng.

Tổng thống Philippines còn công khai nói rằng, cuộc diễn tập lần này là nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu thực tế trên biển cho Hải quân Philippines và Mỹ, cùng đối mặt với các thách thức từ Trung Quốc, đồng thời thông qua diễn tập cũng giúp cho Quân đội Mỹ và Philippines tăng cường hiệp đồng sẵn sàng chiến đấu.

Cách đây một tuần, 8 tàu cá của Trung Quốc đánh bắt cá ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) đã bị tàu chiến cỡ lớn mới nhất của Philippines bao vây một cách công khai, các binh sĩ Philippines còn có ý định bắt giữ ngư dân Trung Quốc mà họ cáo buộc vi phạm.

Khi đó, Trung Quốc đã lập tức điều 3 tàu hải giám có vũ trang tới, tàu thuyền của Trung Quốc và tàu chiến của Philippines đã xảy ra cuộc đối đầu trên biển dài ngày.

http://nghiadx.blogspot.com
Lính thủy đánh bộ Mỹ-Philippinese tập trận đổ bộ tháng 10/2011.


Trong khi đó, chính quyền Philippines đặc biệt nhấn mạnh, cuộc diễn tập Mỹ-Philippines lần này ở biển Đông đã được lên kế hoạch từ sớm, là diễn tập thường lệ, không phải cố ý khiêu khích Trung Quốc, không có liên quan đến sự cố đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines.

Trung Quốc đã đưa các tàu cá về cảng biển ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, nhưng vẫn giữ lại một tàu hải giám để tiếp tục tuần tra ở vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough.

Trong bối cảnh này, Mỹ và Philippines đã tổ chức cuộc diễn tập lớn trên biển nhạy cảm, với sự tham gia của 4.500 binh sĩ Mỹ và 2.300 binh sĩ Philippines.

Địa điểm chủ yếu ở vùng biển đảo Luzon phía bắc Philippines và ở vùng biển xung yếu chiến lược kiểm soát tuyến đường trên biển Đông.

Theo các nguồn tin mới nhất, khoa mục diễn tập trên biển Đông của Hải quân Mỹ và Philippines bao gồm diễn tập sơ tán khẩn cấp nhân viên trên biển, diễn tập bắn đạn thật, diễn tập chiến đấu mô phỏng, diễn tập máy bay chiến đấu, diễn tập tàu chiến, diễn tập đột kích đổ bộ tàu nhỏ và diễn tập đột kích đổ bộ lưỡng thê ở đảo Palawan…

Chuyên gia quân sự Australia cho rằng, Mỹ và Philippines lựa chọn biển Đông để diễn tập đã phát đi tín hiệu cảnh báo nhạy cảm đối với Trung Quốc. Mỹ muốn đóng vai trò thực sự ở biển Đông, lần này Mỹ diễn tập ở biển Đông chính là muốn phát đi một tín hiệu với Trung Quốc, Mỹ sẽ phải giúp các nước có liên quan đối phó với Trung Quốc, đồng thời Mỹ cũng quan tâm đến các hoạt động quân sự của Hải quân Trung Quốc ở biển Đông.

Mỹ muốn cùng các đồng minh trong khu vực tăng cường hiện diện quân sự ở biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội liên hợp Mỹ-Ấn tập trận chung ở Ấn Độ Dương tháng 4/2012.

Mặt khác, tạp chí “Nhà ngoại giao” Nhật Bản mới tiết lộ, trong cuộc diễn tập Malabar lần thứ 16 giữa Hải quân Mỹ và Ấn Độ đang được tiến hành, Mỹ đã cử cụm chiến đấu tàu sân bay của Hạm đội 7, có tàu sân bay USS Carl Vinson, liên đội máy bay chiến đấu 17, tàu tuần dương, tàu khu trục tên lửa; còn Ấn Độ đã cử 2 tàu khu trục tên lửa, tàu hộ tống tên lửa, tàu tiếp tế viễn dương.

Cuộc diễn tập này diễn ra liên tục ở vịnh Bengal trong thời gian 10 ngày, đồng thời khoa mục diễn tập gồm tác chiến chống tàu ngầm và phòng không trên biển, tác chiến trên tàu chiến, hành động chống cướp biển, tác chiến chống tàu ngầm đặc biệt là tàu ngầm Trung Quốc. Hải quân Ấn Độ và Mỹ đã triển khai diễn tập lớn trên biển, tính chất chiến đấu thực tế rất mạnh.

Quan chức Mỹ công khai cho rằng, hiện nay ở biển Đông có cuộc diễn tập của Mỹ-Philippinese, còn ở Ấn Độ Dương có cuộc diễn tập của Mỹ-Ấn, đã tạo thành thế tấn công gọng kìm. Mỹ không thể coi thường Hải quân Trung Quốc, đồng thời cũng đang tăng cường đề phòng Hải quân Trung Quốc từ hai cánh.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Mỹ-Ấn tập trận chung ở Ấn Độ Dương.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

>> Pháo hạm Mk 38 và các biến thể


Công ty BAE Systems của Anh đã cho ra mắt các biến thể mới nhất của pháo hạm tầm xa Mk-38 được phát triển cho Hải quân Mỹ.



Tạp chí Jane's International Defence Review cho hay, tại Hội nghị chuyên đề thường niên Sea Air Space của Hải quân Mỹ (Navy League 2012) diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 4 năm 2012, công ty BAE Systems đã cho ra mắt các biến thể mới nhất của pháo hạm tầm xa Mk-38 được phát triển cho Hải quân Hoa Kỳ.

Một trong những biến thể của pháo hạm MK 38, do Boeing và BAE Systems hợp tác sản xuất đó là Mk 38 Mod 2.

Biến thể này sử dụng phần thân của Mk 38 với pháo tự động 25 mm để gắn thêm một thiết bị phát tia laser có công suất 10 kW theo thiết kế của Boeing.



http://nghiadx.blogspot.com
Pháo hạm Mk 38 Mod 2 với laser 10 kW của Boeing


Các cuộc thử nghiệm với Mk 38 Mod 2 được thực hiện tại căn cứ Không quân Mỹ Eglin vào giữa năm 2011 đã cho thấy được khả năng phá hủy ngư lôi và UAV của thiết bị laser.

Các bài kiểm tra được thực hiện theo hợp đồng của Hải quân Hoa Kỳ trong điều kiện thời tiết bất lợi đối với laser.

Đại diện của BAE Systems cho biết rằng Hải quân Mỹ muốn tiến hành kiểm tra thiết bị laser được lắp đặt trên tàu chiến.

Trong một biến thể khác của Mk38, người ta đã lắp đặt trên tháp pháo của nó một bộ bức xạ vi ba với tần số siêu cao.

Thiết bị này đã trải qua các cuộc thử nghiệm trên bãi thử Dalgrenovskom của Hải quân Mỹ và đã cho “kết quả rất tích cực", thể hiện khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn động cơ trên các tàu của đối phương.


Kết quả tương tự cũng đã nhận được khi thực hiện với tên lửa và UAV.


http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể của Mk38 với bộ bức xạ vi ba


BAE Systems tuyên bố rằng hệ thống này không gây chết người, và “bạn sẽ không cảm thấy đau ngay cả khi bạn đang ở gần nó”.

Công ty cũng đã tuyên bố rằng sẽ phát triển đầy đủ biến thể này dựa trên pháo hạm Mk 38 trong vòng 18 tháng nếu nhận được hợp đồng.

Biến thể cuối cùng mà BAE Systems ra mắt tại Hội nghị lần này đó là biến thể Mk 38 Mod 3 được phát triển cùng với công ty Rafael của Israel.

Biến thể này thuần túy chỉ là một pháo hạm chứ không có thêm bất cứ các thiết bị nào như laser hay thiết bị bức xạ siêu cao cao tần.

Tuy nhiên, khác với nguyên mẫu, Mk 38 Mod 3 có tính năng vượt trội, và hiệu suất cao hơn rất nhiều. Nó không chỉ có khả năng sử dụng đạn pháo 25 mm mà còn có thể bắn được cả đạn pháo cỡ 30 mm.

Ngoài ra, Mk 38 Mod 3 còn được trang bị súng máy 12,7 mm hoặc có thể có thêm súng máy 7,62 mm hay súng phóng lựu tự động 40 mm, giúp nó linh hoạt hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.

http://nghiadx.blogspot.com
Mk 38 Mod 3 với pháo hạm 30 mm và súng máy 12 li 7

 Khác với người anh Mk38 của nó, chỉ được trang bị pháo cỡ 25 mm với cơ số đạn khiêm tốn 165 viên, biến thể Mk 38 Mod 3 được trang bị pháo cỡ 30 mm với cơ số 420 hay pháo 25 mm với cơ số đạn 500 viên.

Thử nghiệm trên biển của biến thể này dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm 2013.

Tạp chí Jane's International Defence Review cho biết rằng, đến nay, Hải quân Hoa Kỳ có hơn 200 pháo hạm Mk38 được trang bị trên các chiến hạm của mình và có kế hoạch thay thế chúng bằng các biến thể hiện đại mà BAE Systems giới thiệu sau khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm.

>> Tìm hiểu gia đình tên lửa đạn đạo Ấn Độ


Chương trình tên lửa của Ấn Độ gồm 5 hệ thống tên lửa cốt lõi, trong đó đáng chú ý là các loại tên lửa đạn đạo: tầm gần Prihvi, tầm trung/xa Agni.




http://nghiadx.blogspot.com
So sánh tên lửa đạn đạo các loại của Ấn Độ.

Ngày 19/4, báo giới Ấn Độ đưa tin, tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-5 do nước này tự nghiên cứu chế tạo đã phóng thành công lần đầu tiên vào 8h5’.

Từ thập niên 1970, Ấn Độ đã bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo, khi đó Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã đưa ra “Chương trình phát triển tên lửa tổng hợp”, chương trình này chủ yếu nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa khác nhau thực hiện nhiều nhiệm vụ, yêu cầu cung cấp tính năng toàn diện, tổng hợp, và chú ý tính gần gũi, tính đan cài.

“Chương trình tổng hợp phát triển tên lửa” được hợp thành bởi 5 hệ thống tên lửa cốt lõi, bao gồm tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi, tên lửa đạn đạo tầm trung Agni, tên lửa đất đối không Akash, tên lửa đất đối không Trishul và tên lửa dẫn đường chống tăng Nag.

Năm 1988 và năm 1989, tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi và tên lửa đạn đạo tầm trung Agni dựa trên công nghệ trong nước của Ấn Độ đã lần lượt tiến hành thử nghiệm đầu tiên.

Tên lửa đạn đạo Prihvi là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm gần đất đối đất chi viện chiến thuật đầu tiên được Ấn Độ bắt đầu nghiên cứu chế tạo từ thập niên 1970, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu tung thâm của đối phương, tiến hành chi viện hỏa lực chiến trường.

Mục tiêu tấn công chủ yếu của nó gồm: nơi tập kết lực lượng và vũ khí trang bị, trung tâm chỉ huy chiến trường, trung tâm thông tin và các mục tiêu quan trọng khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi-2 của Ấn Độ.

Prihvi là tên lửa đạn đạo tầm gần thể lỏng đơn cực, có thể được tiến hành phóng bởi các hệ thống phóng của Lục, Hải, Không quân.

Các loại cỡ gồm: Prihvi-1 có tầm phóng 150 km chế tạo cho Lục quân; Prihvi-2 có tầm phóng 250 km chế tạo cho Không quân; Prihvi-3 có tầm phóng 450 km chế tạo cho cả Lục quân và Hải quân.

Để tăng tầm phóng cho tên lửa Prihvi, ở mức độ nhất định, Ấn Độ đã hy sinh trọng lượng đầu đạn – trọng lượng đầu đạn của tên lửa Prihvi-1 có tầm phóng gần nhất có thể lên tới 1.000 kg, còn đầu đạn của tên lửa Prihvi-3 có tầm phóng xa nhất thì giảm đáng kể.

Nhiên liệu đẩy được tên lửa Prithvi sử dụng là axit nitric bốc khói đỏ và amin hỗn hợp, nhìn vào tình hình phát triển của nhiên liệu đẩy tên lửa trên thế giới hiện nay, tên lửa chiến thuật của các nước phát triển đã không còn sử dụng loại nhiên liệu thể lỏng này nữa.

Tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm gần Prithvi là một loại tên lửa có hiệu quả đầu tiên của “Chương trình phát triển tên lửa dẫn đường tổng hợp” của Ấn Độ, nó rất được coi trọng. Trong nhiều cuộc duyệt binh, tên lửa Prihvi luôn được công khai.

Dòng tên lửa Agni

Năm 1989, tên lửa Agni kiểu trình diễn công nghệ đã tiến hành phóng thử thành công lần đầu tiên. Tên lửa này là tên lửa lưỡng cực, dài 21 m, tầm phóng tối đa 2.000 km và chưa phát triển thành hệ thống vũ khí. Năm 1995, bị sức ép của Chính phủ Mỹ, Ấn Độ tạm dừng chương trình phát triển tên lửa Agni.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni-1 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Năm 1998, Ấn Độ tiến hành thử hạt nhân thành công và bắt đầu nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-2. Trong vài năm sau đó, bên ngoài luôn coi tên lửa mẫu Agni do Ấn Độ thử năm 1989 là Agni-1.

Trên thực tế, đến năm 1999, xuất phát từ sự tính toán chính trị, Ấn Độ mới quyết định bắt đầu nghiên cứu chế tạo một loại tên lửa đạn đạo có tầm phóng đan xen giữa tên lửa Agni-2 và tên lửa Prihvi và đặt tên nó là Agni-1 để phân biệt với tên lửa mẫu Agni phóng lúc ban đầu của họ.

Agni-1 là tên lửa đạn đạo nhiên liệu đẩy thể rắn đơn cực, có tầm phóng 700-800 km, dài 15 m, đường kính 1 m, nặng 12 tấn, sử dụng hệ thống dẫn đường/kiểm soát mới, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân nặng 1.000 kg. Agni-1 được phóng theo phương thức cơ động đường sắt hoặc cơ động đường bộ, từ đó đã giảm khả năng bị tấn công trước, nâng cao rất lớn tính cơ động tác chiến.

Do áp dụng phương thức đẩy thể rắn đơn cực, vì vậy việc triển khai, phóng sẽ nhanh hơn, vì vậy nó có khả năng tấn công lần 2 hiệu quả.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni-2 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Agni-2 là tên lửa đạn đạo thể rắn lưỡng cực, dài 20 m, đường kính lưỡng cực đều là 1 m, trọng lượng phóng 16 tấn, tầm phóng tối đa 3.000 km. Tên lửa áp dụng quán tính cộng với dẫn đường của hệ thống định vị dẫn đường toàn cầu, độ chính xác khoảng 45 m.

Tên lửa này có thể phóng bằng phương thức cơ động đường sắt hoặc cơ động đường bộ, do Ấn Độ tự thiết kế, nghiên cứu chế tạo, ngoài số ít thiết bị cảm biến của hệ thống dẫn đường phải nhập khẩu từ các nước châu Âu, những bộ kiện khác đều được tự sản xuất.

Sau khi phóng thử thành công 2 lần, năm 2002, tên lửa Agni-2 bước vào giai đoạn sản xuất ban đầu với tốc độ thấp.

Tên lửa Agni-3 có tầm phóng 3500-4000 km, dài khoảng 13 m, là tên lửa đẩy thể rắn lưỡng cực. Căn cứ vào thông tin của Cục Nghiên cứu Phát triển Quốc phòng Ấn Độ, lớp thứ nhất và thứ hai của tên lửa này được chế tạo bởi vật liệu carbon tổng hợp tiên tiến, đã giảm được trọng lượng tổng thể của hệ thống, động cơ lưỡng cực cũng đã lắp vòi phun phổ quát.

Hệ thống này có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 600-1800 kg, theo dự đoán đầu đạn hạt nhân có thể lên tới 200-300 kg. Dẫn đường thiết bị đầu cuối đã sử dụng dẫn đường quang học tiên tiến hoặc dẫn đường radar chủ động, đã nâng cao độ chính xác bắn trúng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-3 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Ngày 15/11/2011, Ấn Độ bất ngờ công bố phóng thử thành công tên lửa tầm xa Agni-4. Về tên gọi, Agni-4 thuộc tên lửa dòng Agni của Ấn Độ.

Tên lửa dòng này cơ bản đều sử dụng động cơ nhiên liệu thể rắn, vì vậy thể tích tương đối nhỏ. Có phân tích cho rằng, nó đã sử dụng khung thiết kế của Agni-3. Nhưng nhìn bề ngoài, nó cơ bản bắt chước tư duy thiết kế và công nghệ có liên quan của Agni-2.

Khả năng răn đe chiến lược liên tục nâng lên

Việc nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo của Ấn Độ chủ yếu dựa vào sức mạnh công nghệ của nước này, trải qua mấy chục năm phát triển, một số loại đã có khả năng sử dụng tác chiến, trình độ công nghệ của nó cao hơn so với đa số các nước đang phát triển.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-4 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Ấn Độ phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo, trước hết chú trọng sử dụng thành quả của công nghệ không gian của họ được phát triển nhanh chóng, như lớp thứ nhất của tên lửa lưỡng cực Agni đã sử dụng phiên bản cải tiến của động cơ lớp thứ nhất “tên lửa đẩy vệ tinh”-3 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo;

thứ hai, đã phát triển công nghệ đường đạn bay thay đổi độc đáo, tên lửa Prihvi có thể bay theo nhiều đường đạn khác nhau theo lập trình sẵn, có khả năng đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tương đối mạnh; thứ ba là có thể ứng dụng tương đối nhanh các công nghệ tiên tiến như đẩy thể rắn hoàn toàn, triển khai cơ động đường bộ và đường sắt.

Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni (sau phát triển thành tên lửa tầm xa) và tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi đều có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Đặc biệt, sau khi tiến hành thử hạt nhân nhiều lần, Ấn Độ càng lấy tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa làm phương tiện mang theo quan trọng nhất của đầu đạn hạt nhân.

Đồng thời, Ấn Độ cũng dùng tên lửa đạn đạo làm lực lượng tấn công thông thường quan trọng. Tên lửa tầm gần Prihvi có thể tăng cường tấn công hỏa lực của Lục quân, hiệp đồng Lục quân và Không quân tiến hành tấn công tung thâm (chiều sâu), hoàn thành nhiệm vụ chi viện hỏa lực chiến trường.

Tên lửa tầm trung và tầm xa Agni cũng thông qua nâng cao độ chính xác bắn trúng, đổi nhiều loại đầu đạn thông thường phát triển khả năng tấn công thông thường.

http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ vừa phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5.

>> Khắc tinh của máy bay tàng hình (Kỳ 2)


Muốn đấu tranh thì trước hết phải tồn tại. Do đó, để tránh các đòn chí tử từ các chiến dịch chế áp đường không, các trạm radar thụ động được quan tâm và đề cao.

>> Khắc tinh của máy bay tàng hình (Kỳ 1)


‘Mâu’ và ‘thuẫn’ trong thời đại tàng hình

Khác với radar chủ động, radar thụ động không thể xác định được khoảng cách đến mục tiêu. Tuy nhiên, bằng việc sử dụng một ăngten rất cao để thu những sóng dài và sóng viba, nó có thể xác định nguồn của bức xạ một cách chính xác cũng như phân biệt được các mục tiêu gần.




http://nghiadx.blogspot.com
TAMARA-tiền thân của Vera-E. Ảnh: Ausairpower

Thụ động để sống sót

Hiểu rõ bất cập của việc sử dụng radar chủ động, đặc biệt khi công nghệ tàng hình được áp dụng triệt để cho máy bay chiến đấu, các nhà khoa học đã để tâm nghiên cứu radar thụ động, có khả năng thu bắt được những tín hiệu điện từ trường, dù nhỏ nhất của vật thể bay trong khi tăng khả năng sống sót cho hệ thống trinh sát radar trước chiến thuật SEAD.

Không có trạm phát nhưng sử dụng từ 3-4 trạm thu, radar thụ động đo độ chênh lệch về thời gian của các xung điện từ do mục tiêu phát ra, người ta có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu cả trên không, trên biển và đất liền.

Tổ hợp radar thụ động đầu tiên xuất hiện là KOPAC, gồm 4 cabin đặt trên xe rơ-mooc, có khả năng theo dõi từ 1-6 mục tiêu cùng lúc. Tiếp sau đó là sự ra đời của RAMONA và các biến thể. Tổ hợp này có khả năng phát hiện mục tiêu trên cạn, trên không và dưới biển bằng việc phân tích các xung điện từ ở tần số từ 0,8-18 GHz. Nó có khả năng phát hiện và theo dõi đến 20 mục tiêu trong vòng 100 độ so với trạm trung tâm của tổ hợp.

Sau đó, TAMARA ra đời đã đáp ứng được yêu cầu chiến thuật và chiến lược của hệ thống phòng không. Tổ hợp này có thể phát hiện ra máy vô tuyến định vị, tổ hợp nhận diện “bạn-thù”, máy phát vô tuyến điện, máy đo khoảng cách DME, hệ thống trao đổi thông tin chiến thuật JTIDS, máy tạo nhiễu… hoạt động ở dải tần từ 0,82-18 GHz.

Thành tựu mới nhất và hứa hẹn nhất của tổ hợp radar bị động là PSS VERA, với biến thể xuất khẩu là VERA -E. Trong báo cáo thực hiện năm 2011 của mình, Barry Watts, thuộc Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Mỹ, đã gọi VERA-E là giải pháp “đầy hứa hẹn” của công nghệ chống tàng hình.

Khắc tinh của “siêu phẩm” F-22

Theo một số nguồn tin thì Vera-E có khả năng phát hiện được cả những loại máy bay tàng hình tiên tiến như B-2, F-117 và thậm chí là cả F-22 và F-35, có thể tự động theo dõi 300 mục tiêu cùng lúc. Vậy điều gì mang lại khả năng kỳ diệu này cho Vera-E.

Tổ hợp VERA điển hình gồm 3 đài thu ESM bố trí theo hình tam giác đều (trường hợp lý tưởng), mỗi đài bao quát một vùng quạt rộng 120 độ (3 đài là 360 độ) và một đài thu trung tâm được đặt ở giữa (gồm thiết bị xử lý tín hiệu và máy thu ESM thực hiện vai trò như một đài thu thứ cấp, đồng thời cũng là trạm thu tín hiệu tổng hợp do 3 đài thứ cấp truyền về).

VERA có thể phát hiện và theo dõi các xung điện từ phát ra từ mục tiêu dựa vào phương pháp đo khoảng thời gian trễ nhận được xung. Đài thu hoạt động ở dải tần rất rộng, từ 1 - 18 Ghz và thường tận dụng các hệ thống thu phát của radar giám sát thứ cấp (SSR) như, radar trên không, radar thời tiết, hệ thống thu phát dẫn đường chiến thuật hàng không (TACAN), hệ thống dẫn đường có các thiết bị đo xa (DME), tín hiệu truyền thông số và các tín hiệu nhiễu xung do đối phương phát ra để tính toán tọa độ mục tiêu.

http://nghiadx.blogspot.com
Ăng ten trạm thu của Vera-E. Ảnh: Defence Studies

Bằng cách so sánh thời gian tới của tín hiệu thu được ở 3 xung, hệ thống có khả năng tìm ra mục tiêu (lấy giao thoa của các mặt hipeboloite tạo ra từ xung thu được để xác định khoảng cách và góc phương vị cũng như độ cao của mục tiêu; sau đó dùng phương pháp định vị “vi sai thời gian tới của tín hiệu” để xác định toạ độ mục tiêu), đồng thời gửi thông tin đó cho các đài radar hoả lực của tên lửa phòng không để tiêu diệt mục tiêu khi thích hợp.

Ngoài Czech, VERA hiện đã có mặt tại Mỹ, Estonia. Dù tỏ ra rất quan tâm đến tổ hợp này giống như Ai Cập, Malaysia, Pakistan… nhưng Trung Quốc hiện vẫn chưa được toại nguyện dưới sức ép từ Washington. Việt Nam cũng đang tiến hành thảo luận để mua tổ hợp radar thụ động này và theo giới truyền thông Czech, việc mua bán dường như không hề gặp trở ngại gì đáng kể.

Bên cạnh phương pháp dùng radar, người ta còn dùng các sensor hồng ngoại để phát hiện các dấu hiệu hồng ngoại của mục tiêu tàng hình (chủ yếu là tên lửa) ở cự li ngắn và dùng các sensor quang điện trên máy bay tiêm kích để phát hiện các phương tiện bay tàng hình.

Hiện Mỹ đã thử nghiệm hệ thống sử dụng sự hỗn tạp của các loại sóng điện từ có bước sóng dài hiện bao phủ trái đất (gọi chung là tiếng ồn điện tử) để phát hiện mục tiêu di động, thay cho các trạm radar quân sự. Hệ thống này có khả năng phát hiện những mục tiêu di động có kích thước từ 10 m2 trở lên trong phạm vi 190km. Ưu thế của hệ thống này là nó không có máy phát radar của chính mình nên không thể bị phát hiện, do đó, không lo bị đối phương đánh trả hoặc chế áp.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

>> Việt Nam có thể là nước đầu tiên mua Su-35 ?


Các quốc gia Đông Nam Á có thể trở thành khách hàng của loại máy bay chiến đấu tiên tiến Su-35 của Nga.

>> Tiêm kích Su-35s vô đối ?



Tờ “Bình luận quân sự độc lập” của Nga đưa tin, Nga sẽ không bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, mà các quốc gia Đông Nam Á có thể trở thành khách hàng của loại máy bay chiến đấu tiên tiến này.

Theo “Bình luận quân sự độc lập”, Việt Nam có thể trở thành quốc gia đầu tiên mua Su-35 của Nga. Lực lượng Không quân của Việt Nam có thể sử dụng loại máy bay chiến đấu hiện đại này để biên chế cho các phi đội chiến đấu.




http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 của Nga

 Chuyên gia phân tích quân sự Nga ông Maksim Pyatushkin cho rằng, nếu có đủ khả năng, Nga sẽ xem xét việc bán Su-35 cho các nước châu Á khác, chủ yếu là các nước Đông Nam Á.

Bởi đa số những nước này đều đang muốn hiện đại hóa hệ thống vũ khí và quan trọng là họ không có khả năng sao chép công nghệ máy bay chiến đấu.

So với Trung Quốc thì các nước Đông Nam Á đưa ra giá thấp hơn, nhưng có khả năng về bảo mật công nghệ an toàn hơn.

Việt Nam được coi là quốc gia Đông Nam Á có khả năng mua Su-35 đầu tiên.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc trích dẫn nguồn tin nói là của “Bình luận quân sự độc lập” cho biết, theo một nguồn tin giấu tên từ giới công nghiệp hàng không Nga, sắp tới Nga sẽ cung cấp cho Việt Nam bản tài liệu giới thiệu về máy bay chiến đấu Su-35 và sự khác biệt giữa máy bay Su-35 và Su-30MK.

Su-35 là máy bay chiến đấu đa năng được nâng cấp và hiện đại hóa một cách toàn diện, được cho là sử dụng công nghệ kỹ thuật của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Do đó, nếu đối đầu với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, nó sẽ tạo ra một lợi thế khác biệt lớn.

Máy bay chiến đấu Su-35 được lắp đặt 150 bộ cảm biến và ăng-ten khác nhau, có thể cung cấp các thông tin toàn diện qua hệ thống máy tính được lắp đặt trên máy bay.

Trong các dòng máy bay chiến đấu Su mà Không quân Nga đang sử dụng thì Su-35 được thiết kế bình chứa nhiên liệu lớn hơn 20%, do vậy thời gian bay của nó cũng tăng theo và có thể kiểm soát được khu vực rộng lớn hơn.

Tại phần thân của Su-35, ngoài hai tên lửa không đối không, nó còn được lắp đặt thêm hai tên lửa Kh-3, loại tên lửa chống tàu hiện đại.


>> 10 sự thật về ICBM Agni-V


19/4 là ngày đầy ý nghĩa đối với Ấn Độ bởi đất nước này đã bắn thử thành công loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Agni-V.



Agni-V là một ICBM sử dụng 3 tầng nhiên liệu đẩy, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được các nhà khoa học của Cơ quan nghiên cứu và phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ phát triển.

Dưới đây là 10 sự thật về loại tên lửa này:

1. Với sự kiện bắn thử thành công tên lửa Agni-V, Ấn Độ chính thức gia nhập câu lạc bộ các cường quốc sở hữu ICBM mà trước đó gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp. ICBM Agni-V có trọng lượng nặng tới 50 tấn và sẽ sẵn sàng sản xuất vào năm 2014 - 2015.

2. Họ tên lửa Agni, gồm Agni-V có vai trò quan trọng đối với Quân đội Ấn Độ trong việc đối mặt và duy trì cán cân sức mạnh quân sự với Trung Quốc, nhất là sau khi Bắc Kinh triển khai các loại tên lửa tầm xa của họ ở Tây Tạng.

3. Loại tên lửa này có thể tấn công toàn bộ các vùng lãnh thổ châu Á, vươn sang một phần châu Âu, châu Phi và một vùng lãnh thổ nhỏ của châu Mỹ. Do đó, sự xuất hiện của Agni-V đã làm thay đổi cuộc chơi. Agni-V sẽ làm cho cả thế giới phải kiêng nể Ấn Độ.



http://nghiadx.blogspot.com
Tầm bắn của tên lửa là hơn 5000km, bao trùm lãnh thổ Trung Quốc.


4. Một khi được phóng lên, không thể cản được sức mạnh của tên lửa này, nó di chuyển nhanh hơn một viên đạn nhưng lại mang đầu đạn hạt nhân nặng tới 1 tấn. Tên lửa có thể triển khai từ bệ phóng cỡ container, đặc biệt có thể phóng có tính cơ động cao.

5. Với tầm bắn xa tới 5.000 km, một khi được xác nhận và thông qua bởi các lực lượng quân đội sau một vài lần thử nữa, Agni-V sẽ là tên lửa bắn xa nhất của Ấn Độ.

6. Từ Agni-V, Ấn Độ sẽ hướng tới khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân. Lúc đó, uy lực của nó sẽ vô cùng ghê gớm.

7. Agni-V có thể được sửa đổi cấu hình để biến thành tên lửa mang vệ tinh cỡ nhỏ và sau đó thậm chí có thể sử dụng để bắn rơi vệ tinh của đối phương.

8. Việc phóng tên lửa chỉ được thực hiện khi có lệnh trực tiếp từ Thủ tướng chính phủ Ấn Độ. Tuy nhiên, họ hy vọng rằng loại vũ khí giết người hàng loạt này chỉ được sử dụng với mục đích "duy trì hòa bình" và không gây chiến tranh.

9. Tên lửa Agni-V có chiều dài 17 m, ba tầng nhiên liệu đẩy đều sử dụng nhiên liệu rắn. Tâng đẩy động cơ đầu tiên sẽ đưa tên lửa lên độ cao khoảng 40 km. Tầng đẩy thứ hai sẽ đẩy tên lửa lên độ cao khoảng 150 km. Tầng đẩy thứ ba sẽ đưa lên 300 km so với mặt đất. Tên lửa cuối cùng sẽ đẩy nó lên độ cao khoảng 800 km.

10. Vụ thử hôm 19/4 là lần phóng đầu tiên của tên lửa Agni-V, theo tính toán, tên lửa có thể đạt tầm xa trên 5.000 km.

Một số hình ảnh vụ phóng thử tên lửa Agni-V của Ấn Độ hôm 19/4.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Agni-V được đặt trên một bệ phóng cơ động và phóng lúc 8h5p trên đảo Wheeler.

http://nghiadx.blogspot.com
Theo dự tính ban đầu thì cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra vào hôm 18/4, tuy nhiên nó đã bị hoãn lại do thời tiết xấu.

http://nghiadx.blogspot.com
Cuộc thử nghiệm thành công đánh dấu một bước tiến dài của chương trình tên lửa Ấn Độ


http://nghiadx.blogspot.com
Agni-V được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trong lĩnh vực định vị và dẫn đường, đầu nổ và động cơ cũng có nhiều cải tiến.

http://nghiadx.blogspot.com
Hiện trong kho vũ khí của Ấn Độ có Agni-I với tầm bắn là 700 km, Agni-II với tầm bắn là 2.000 km, Agni-III và IV với tầm bắn lần lượt là 2500 và 3.500 km.

>> Nhật Bản sẽ có căn cứ quân sự tại Mỹ


Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ thiết lập một căn cứ quân sự trên lãnh thổ Mỹ để phục vụ cho hợp tác huấn luyện và tập trận giữa quân đội hai nước.





http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Nhật Bản (ảnh minh họa)

Giới truyền thông Nhật Bản mới đây đưa tin, nâng cao khả năng phòng thủ tại các quần đảo ở xa được coi là một vấn đề hết sức quan trọng đối với Nhật Bản.

Bởi vậy, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ lần đầu tiên thiết lập một căn cứ quân sự trên lãnh thổ Mỹ để phục vụ cho hợp tác huấn luyện và tập trận giữa quân đội hai nước.

Các chuyên gia cho rằng, nếu kế hoạch này được thực hiện thì hợp tác an ninh Mỹ-Nhật sẽ bước vào một giai đoạn mới, đồng thời có thể tăng cường khả năng bảo vệ các quần đảo ở xa trước những mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc.

Theo đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ thiết lập một căn cứ quân sự tại đảo Tinian, thuộc quần đảo Mariana nằm ở phía tây bắc Thái Bình Dương, phía nam lãnh thổ Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản sẽ thiết lập một căn cứ quân sự tại đảo Tinian thuộc lãnh thổ Mỹ


Nhật Bản hy vọng sẽ thuê được một phần căn cứ quân sự Mỹ để các lực lượng Hải, Lục, Không quân của nước này có thể luân phiên đóng quân tại đây.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại đảo Tinian chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện và diễn tập cùng với Mỹ, Australia và các nước lân cận.

Trước tiên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản dự kiến sẽ triển khai một số lượng nhỏ đến căn cứ Tinian. Đây sẽ trở thành căn cứ quân sự thường trú của quân đội Nhật Bản.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân, Quân đội Nhật Bản (ảnh minh họa)

Đảo Tinian tiếp giáp với đảo Guam, một trung tâm có vị trí chiến lược đối với quân đội Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật Bản trong các cuộc tập trận với quân đội Mỹ tại đây.

Trước đây, Nhật Bản đã từng xem xét việc điều quân đến căn cứ Guam của quân đội Mỹ. Nhưng Chính phủ Nhật Bản cho rằng Guam đó là hòn đảo quá nhỏ và sự lựa chọn cuối cùng là đảo Tinian.

Tờ tin tức Nhật Bản đưa tin, trước sự tăng cường mạnh mẽ, tham vọng tiến ra biển của Trung Quốc và nhưng căng thăng leo thang trên bán đảo Triêu Tiên, việc mở rộng quy mô những cuộc tập trận với quân đội Mỹ đối với Nhật Bản là hết sức cần thiết.

Cùng với đó là viêc thiết lập càng sớm càng tốt thế trận quốc phòng trên các quần đảo phía Tây Nam.

>> Tên lửa đạn đạo của TQ được chào bán ở Đông Nam Á


Tại triển lãm DSA 2012, công ty quốc phòng Trung Quốc đã đưa tới nhiều thiết kế vũ khí công nghệ cao, trong đó có cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn.



Tại triển lãm DSA 2012, công ty quốc phòng Trung Quốc đã đưa tới nhiều thiết kế vũ khí công nghệ cao, trong đó có cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

Tại triển lãm Dịch vụ Quốc phòng châu Á (DSA 2012) tổ chức từ 16-19/4/2012 tại Kuala Lumpur (Malaysia), nhiều công ty quốc phòng Trung Quốc tham dự và giới thiệu nhiều công nghệ vũ khí mới nhất của nước này.

Rầm rộ nhất là Tập đoàn Xuất nhập khẩu máy móc chính xác cao Trung Quốc (CPMIEC) đã đưa tới giới thiệu tại DSA nhiều hệ thống tên lửa, radar, UAV mới.

Về hệ thống tên lửa, CPMIEC đã táo bạo“chào hàng” hệ thống tên lửa đạn đạo đối đất tầm ngắn BP-12A – biến thể của tên lửa B611.




http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình xe mang ống phóng tên lửa đạn đạo BP-12A mà Trung Quốc thường đưa tới các triển lãm.


Theo thông tin từ công ty, BP-12A có khả năng mang đầu đạn nặng 480kg, tầm bắn 80-280km. BP-12A hoàn toàn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, không bị hạn chế bởi Hiệp ước MTCR (cấm xuất khẩu các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn 300km, đầu đạn 500kg).

Tên lửa BP-12 sử dụng để tấn công các mục tiêu quan trọng như căn cứ tên lửa, pháo binh, trung tâm liên lạc, căn cứ tập trung đông quân, cơ sở hậu cần…

Trong hành trình bay, đầu đạn và thân tên lửa BP-12 không tách rời nhau. Mỗi xe phóng hệ thống BP-12A chứa 2 quả tên lửa trong container.

Ngoài BP-12A, CPMIEC còn tiếp thị hai hệ thống tên lửa phòng không tầm trung KS-1A và hệ thống phòng không tầm xa FD-2000.

Trong đó, hệ thống KS-1A có thể tiêu diệt máy bay trong cự ly 7-50km và tên lửa hành trình từ 7-30km.

Một khẩu đội tiêu chuẩn KS-1A gồm: xe radar mạng pha bị động SJ-231, 4 xe bệ phóng (8 đạn tên lửa trên xe và 16 đạn dự trữ), xe tiếp đạn, xe phục vụ hậu cần khác.

Mỗi xe bệ giá phóng mang được 2 đạn tên lửa, có 2 biến thể xe được dùng. Một loại, 2 tên lửa treo trên hai ray phóng nghiêng. Khi bắn, động cơ tên lửa phải được khởi động trước khi ray phóng tách đạn. Biến thể còn lại, tên lửa được bảo quản trong các container.

Còn hệ thống phòng không tầm xa FD-2000, thực chất là biến thể xuất khẩu từ hệ thống HQ-9.

Theo quảng cáo, “FD-2000 có thể tấn công đồng thời nhiều mục tiêu và hoạt động trong điều kiện bị gây nhiễu điện tử mạnh”.

FD-2000 cung cấp khả năng phòng không bảo vệ cơ sở chính trị, quân sự, kinh tế quan trọng. Nó có thể kết hợp với hệ thống phòng không khác tạo thành hệ thống phòng không đa lớp bảo vệ khu vực.

Tên lửa hệ thống có thể tiêu diệt tên lửa hành trình ở cự ly 7-24km, tên lửa không đối đất (7-50km), máy bay (7-125km), bom có điều khiển và tên lửa đạn đạn chiến thuật (7-25km).

Ngoài các hệ thống tên lửa, CPMIEC còn giới thiệu hệ thống trinh sát cơ không người lái SH-1, sử dụng để trinh sát khu vực, giám sát chiến trường. UAV SH-1 có tầm bay 180km, tốc độ 90-150km/h, trần bay 5.000m.

Trên SH-1 có thể trang bị một trong hai hệ thống điện tử tùy theo từng nhiệm vụ: hệ thống quan trắc kỹ thuật số CCD hoặc camera kỹ thuật số đa quang phổ.

Một sản phẩm gây nhiều sự chú ý khác là radar đo tham số sóng duy trì HK-CL có thể đặt trên xe bánh lốp hoặc trên tàu chiến. Loại radar này cho phép đo vận tốc, quỹ đạo của đạn pháo, rocket, tên lửa, đạn gây nhiễu, UAV…

>> Tìm hiểu chiến hạm tàng hình USS Johnson của Hải quân Mỹ


Ngày 16 tháng 4 năm 2012, Hải quân Mỹ đã thông báo rằng siêu hạm DDG-1002 đã được đặt tên theo tên của Tổng thống thứ 36 của Mỹ Lyndon B. Johnson.



http://nghiadx.blogspot.com

USS Lyndon B. Johnson (DDG-1002) là một tàu khu trục tàng hình hiện đại của Hải quân Hoa Kỳ, được thiết kế như một chién hạm đa năng, tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ tấn công mặt đất.

Cùng với USS Zumwalt (DDG-100) và USS Michael A. Monsoor (DDG-1001), dự án chế tạo khu trục hạm DDG-1002 nằm trong chương trình Tàu chiến nổi Tương lai của Hải quân Hoa Kỳ. Trước đây được gọi là DD-21.

Dự án này hiện nay được đặt tên là DD(X) để phản ánh chính xác hơn mục đích của chương trình, đó là nhằm sản xuất một họ các tàu nổi có kỹ thuật tiên tiến, thay vì chỉ là một lớp tàu duy nhất.

Tàu khu trục thông thường (DD) chủ yếu thực hiện vai trò chống tàu ngầm trong khi tàu khu trục tên lửa điều khiển (DDG) là những hạm tàu nổi đa nhiệm (chống tàu ngầm, phòng không và chống tàu nổi đối phương).

Hơn những thiết giáp hạm huyền thoại của Hải quân Hoa Kỳ, DDG-1002 có khả năng mang các loại vũ khí tiên tiến, và sở hữu hệ thống động lực tích hợp hoàn toàn bằng điện.

Theo dự kiến, Mỹ sẽ đóng 32 tàu thuộc lớp tàu này tuy nhiên sự sắt giảm ngân sách quốc phòng, nên chỉ có 3 chiếc được đóng. Hải quân dự kiến mỗi tàu có trị giá gần 3,8 tỷ đôla. Nếu tính cả chi phí nghiên cứu và phát triển, thì con số này có thể lên tới 7 tỷ đôla mỗi chiếc.

Bối cảnh và ngân sách

Năm 2001, Quốc hội quyết đinh cắt giảm ngân sách các chương trình DD-21 (Tàu khu trục thế kỷ 21) xuống một nửa như là một phần của chương trình SC21. Sau đó chương trình được đổi tên là DD (X).

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm tàng hình DDG-1000

Ban đầu, Hải quân dự kiến sẽ xây dựng 32 khu trục hạm thuộc lớp này. Sau đó giảm xuống còn 24 chiếc, rồi 7 chiếc, do các chi phí cho công nghệ mới và thử nghiệm quá lớn.

Ngày 23 tháng 11 năm 2005, Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định xây dựng đồng thời 2 tàu khu trục DDG-1000 (USS Elmo Zumwalt) và DDG-1001 (USS Michael A. Monsoor):

1 tại nhà máy Ingalls của Northrop ở Pascagoula, Mississippi và 1 tại Bath Iron của General Dynamics ở Bath, Maine. Tuy nhiên lúc đó, ngân sách để xây dựng 2 con tàu này chưa được Quốc hội thông qua.

Vào cuối tháng 12 năm 2005, Hạ viện và Thượng viện đã đồng ý tiếp tục tài trợ cho chương trình. Tuy nhiên, Hạ viện Mỹ chỉ phân bổ một số tiển đủ để bắt đầu xây dựng trên một tàu khu trục của Hải quân theo kiểu “thử nghiệm công nghệ”.

Ngày 31 tháng 7 năm 2008, các quan chức Hải quân Mỹ đã đề xuất lên Quốc hội xây dựng các tàu khu trục lớp Arleigh Burke, và dường như không còn “đoái hoài” đến DDG-1000. Chỉ có hai tàu khu trục loại này được phê duyệt là sẽ xây dựng.

Giải thích cho điều này, Hải quân cho biết rằng các mối đe dọa trên thế giới đã thay đổi vì thế yêu cầu đặt ra là phải xây dựng thêm ít nhất 8 khu trục hạm Burkes, chứ không phải là DDG-1000.

http://nghiadx.blogspot.com
DDG-1000 được đóng tại nhà máy Ingalls của Northrop


Nhiều nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã bày tỏ hoài nghi về khả năng chống lại các mối đe dọa trên thế giới của Hải quân, sau khi chi tiêu chi 10 tỷ trong khoảng thời gian 13 năm vào chương trình tàu nổi được gọi là DD-21, sau đó là DD (X) và cuối cùng là DDG-1000.

Tuy nhiên, chi phí này không bao gồm chi phí cho hai tàu DDG-1000 và DDG-1001. Tư lệnh Hải quân Mỹ Gary Roughead đã khẳng định sự cần thiết phải xây dựng các tàu khu trục DDG-1000 như một hệ thống phòng thủ tên lửa để chống lại các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo hay các tên lửa chống tàu của các nhóm vũ trang như Hezbollah.

Ngày 19 tháng 8 năm 2008, thư ký Hải quân Mỹ Donald Winter báo cáo rằng chiếc khu trục hạm tàng hình tương lai thứ 3 mang số hiệu DDG-1002 sẽ được xây dựng tại công xưởng Bath Iron của General Dynamics.

Vào ngày 6 tháng 4 năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã thông qua ngân sách quốc phòng năm 2010 trong đó có việc xây dựng tối đa 3 tàu DDG-1000.

General Dynamics là công ty đã nhận được hợp đồng đóng chiếc tàu thứ 3 theo quyết định của Lầu Năm Góc. Dự kiến, tàu khu trục DDG-1000 đầu tiên sẽ có chi phí 3,5 tỷ đôla, chiếc thứ hai khoảng 2,5 tỷ đôla, và chiếc thứ 3 thậm chí còn ít hơn.

Xây dựng

Cuối năm 2005, chương trình bước vào giai đoạn thiết kế chi tiết và giai đoạn tích hợp, trong đó Raytheon là công ty có nhiệm vụ tích hợp hệ thống. Cả Northrop Grumman và General Dynamics đều đảm nhiệm phần thiết kế cơ khí và hệ thống điện tử cho con tàu.

BAE Systems của Anh nhận được hợp đồng thiết kế hệ thống vũ khí tiên tiến và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK57.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm DDG-1001 được đóng tại công xưởng Bath Iron của General Dynamics


Hầu như tất cả các nhà thầu quốc phòng lớn (bao gồm Lockheed Martin, Northrop Grumman Sperry Marine, L-3 Communications) và một số nhà thầu nhỏ khác của Mỹ đều tham gia ở một mức độ nhất định trong dự án được xem là lớn nhất của Hải quân Mỹ.

Trước đó, việc phát triển và thử nghiệm 11 mô hình Phát triển Kỹ thuật (EDM) bao gồm hệ thống vũ khí nâng cao, hệ thống phòng – chữa cháy tự động, Radar băng tần kép (X – L), hồng ngoại, tích hợp hệ thống điện tử, tích hợp hệ thống chiến đấu dưới nước, hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, hệ thống máy tính, cấu trúc Tumblehome… đã diễn ra.

Ngày 14 tháng 2 năm 2008, Iron Bath đã nhận được hợp đồng xây dựng chiếc USS Zumwalt đầu tiên DDG-1000, và Northrop Grumman đóng chiếc thứ hai USS Michael Monsoor (DDG 1001), với chi phí 1,4 tỷ đôla mỗi chiếc.

Mốc thời gian xây dựng các tàu khu trục Zumwalt từ tháng 7 năm 2008:

Tháng 10 năm 2008: bắt đầu xây dựng DDG-1000 tại Iron Bath.

Tháng 9 năm 2009: bắt đầu xây dựng DDG-1001 tại Ingalls.

Tháng 4 năm 2012: bắt đầu xây dựng DDG-1002 tại Iron Bath.

Tháng 4 năm 2013: bàn giao DDG-1000 cho Hải quân.

Tháng 5 năm 2014: bàn giao DDG-1001.

Tên và số hiệu

Trong tháng 4 năm 2006, Hải quân công bố kế hoạch đặt tên cho con tàu đầu tiên của lớp Zumwalt theo tên của Cựu Tư lệnh Hải quân Mỹ Zumwalt với số hiệu DDG-1000.

http://nghiadx.blogspot.com
DDG-1002 chính thức được mang tên USS Lyndon B. Johnson từ ngày 16 tháng 4 năm 2012


Chiếc thứ hai mang số hiệu DDG-1001 sẽ được đặt tên theo tên của cố sĩ quan hải quân Michael A. Monsoor, người đã nhận được Huân chương Danh dự trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu (GWOT) mà Hải quân công bố vào ngày 29 tháng 10 năm 2008.

Mới đây, ngày 16 tháng 4 năm 2012, Hải quân đã thông báo rằng chiếc khu trục hạm tàng hình thứ 3 mang số hiệu DDG-1002 sẽ được đặt theo tên cựu sĩ quan hải quân – Tổng thống đời thứ 36 của Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson.

Thiết kế

Mặc dù có kích thước lớn hơn 40% so với một chiếc khu trục hạm lớp Arleigh Burke nhưng độ bộc lộ radar của DDG-1002 chỉ như một chiếc thuyền đánh cá và độ ồn chỉ tương đương với những chiếc tàu ngầm lớp Los Angeles.

Cấu trúc thân kiểu tumblehome hạn chế đến mức thấp nhất sự phản xạ sóng radar và vật liệu composite giúp cho con tàu khả năng chịu lực và tàng hình tốt hơn.

Thiết kế thân tàu kiểu Tumblehome

Siêu khu trục hạm DDG-1002 có thiết kế mạnh mẽ, và rất ấn tượng. Nhìn bên ngoài, siêu hạm trông giống như một “tuyệt tác nghệ thuật” trên đại dương.

Cả con tàu là một khối thống nhất đầy chắc chắn và hầu như các trang thiết bị trên tàu chẳng hạn như hệ thống tên lửa, súng, pháo kể cả radar, hệ thống kiểm soát hỏa lực, kiểm soát bay đều được “ẩn” ở bên trong.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế thân tàu kiểu Tumblehome


Thân tàu USS Lyndon B. Johnson được thiết kế theo kiểu thân tumblehome. Kiểu thân này được đề xuất lần đầu tiên trong thiết kế tàu chiến hiện đại bởi nhà máy đóng tàu Forges et Chantiers de la Mediterranee của Pháp ở La Seyne, Toulon.

Các kiến trúc sư Hải quân Pháp tin rằng thiết kế tumblehome, mà ở đó thân tàu bị vát dần lên trên và tất nhiên cả phía dưới, mũi tàu thấp và xuôi về phía sau sẽ giúp cho tàu tăng cường khả năng đi biển qua những kênh hẹp đồng thời tăng khả năng tàng hình và tránh cho tàu bị lắc lư mạnh khi gặp phải nhưng con sóng lớn đánh vào mũi tàu.

Hệ thống vũ khí tiên tiến (AGS)

DDG-1002 được trang bị hệ thống pháo phạm cải tiến AGS 155 mm có tính năng ưu việt. Hệ thống này bao gồm pháo cỡ nòng 155 mm trang bị đạn pháo tầm xa LRLAP (Long Range Land Attack Projectile) nặng 11 kg có độ chính xác đến 50 mét. Pháo hạm có tầm bắn 83 hải lý (154 km) và cơ số đạn lên tới 750 viên.

Hệ thống nạp đạn tự động được làm mát bằng nước, cho phép nâng tốc độ bắn lên tới 10 phát/phút. Hỏa lực kết hợp từ một cặp pháo hạm trên tàu khu trục USS Lyndon B. Johnson tương đương hỏa lực tổng cộng của 18 khẩu súng trường thông thường M198.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS - Vertical Launch System)


Khu trục hạm USS Lyndon B. Johnson được trang bị một loại tổ hợp có thể phóng nhiều loại đầu đạn khác nhau mang tên thiết bị ống phóng thẳng đứng (VLS - Vertical launcher system).

VLS được trang bị cho các tàu hải quân, được đặt phía trong thân tàu, không chỉ cho phép phóng nhiều loại tên lửa khác nhau trên cùng một bệ phóng, mà còn bảo quản tốt hơn tên lửa trong môi trường biển, do vũ khí được cất giữ trong các khoang chứa kín.

http://nghiadx.blogspot.com

Các tính năng của VLS cũng giúp tiết diện phản xạ của chiếm hạm giảm đáng kể và “tàng hình” tốt hơn trước các thiết bị quan sát bằng radar cũng như các thiết bị quang ảnh của của đối phương.

Khác với các VLS trên khu trục hạm hiện đại của Nga dùng phương thức phóng nguội, các VLS trên các khu trục hạm DDG-1000 sử dụng phương thức khởi động phóng nóng.

Theo đó, tên lửa khởi động động cơ trực tiếp trong ống phóng, rồi được bắn ra khỏi bệ phóng. Phương thức này yêu cầu VLS phải có kết cấu chắc chắn và chịu được nhiệt độ cao. Ưu điểm của phương thức này là VLS có kết cấu nhỏ, nhẹ và dễ chế tạo.

Tàu khu trục DDG-1002 còn được trang bị một máy bay trực thăng chứa trong khoang, cất hạ cánh trên sàn bay ở phần thân sau của tàu.

Khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo

Trước và sau khí chiếc khu trục hạm đầu tiên DDG-1000 được chế tạo, nhiều người đã bày tỏ sự hoài nghi về khả năng đánh chặn tên lửa của siêu chiến hạm tàng hình hiện đại này.

Trong tháng 1 năm 2005, John Young, người phụ trách chương trình nghiên cứu phát triển, và thu mua của Hải quân Hoa Kỳ cho biết rằng DD (X) cần phải có hệ thống phòng không tiên tiến cùng với radar mới và khả năng sử dựng đồng thời các loại tên lửa hiện đại SM-1, SM-2, và SM-6.


Ngày 31 tháng 7 năm 2008, Phó Đô đốc Barry McCullough và Allison Stiller tuyên bố rằng DDG-1000 không thể thực hiện phòng không khu vực, cụ thể, là nó không thể sử dụng tốt các tên lửa Standard Missile-2 (SM-2), SM-3 hoặc SM-6 và không có khả năng chống tên lửa đạn đạo.

Dan Smith, giám đốc bộ phận Hệ thống phòng thủ tích hợp của Raytheon đã phản đối tuyên bố trên và cho rằng các hệ thống radar và hệ thống vũ khí về cơ bản giống như các tàu chiến khác có khả năng mang và phóng tên lửa SM-2.

“Tôi không hiểu tại sao tại sao Hải quân lại khẳng định rằng Zumwalt không có khả năng tích hợp SM-2" - Dan Smith nói.

Ngày 22 tháng 2 năm 2009, James Ace Lyons, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nói rằng công nghệ của DDG-1000 là cần thiết cho tương lai để tăng cường khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo".

Trong năm 2010, Ủy banNghiên cứu Quốc hội Mỹ báo cáo rằng các khu trục hạm DDG-1000 có thể sẽ không được sử dụng trong hệ thống phòng thủ bờ biển BMD vì nó không sử dụng hệ thống Aegis tiêu chuẩn đã được phát triển cho BMD.

Khả năng mang tên lửa

Ban đầu, DD21 được thiết kế có lượng giãn nước 16.000 tấn với khoảng 117 đến 128 ô phóng tên lửa thẳng đứng. Tuy nhiên, cuối cùng, DDG-1000 được thiết kế nhỏ hơn so với các DD21, chỉ có 80 ô phóng (cell).

http://nghiadx.blogspot.com


Tàu được trang bị 20 module phóng tên lửa MK-57, một module phóng đa năng, với thiết kế dạng module điện tử tích hợp cung cấp khả năng phóng nhiều loại tên lửa khác nhau mà không cần đòi hỏi sửa đổi về phần mềm điều khiển phóng.

Ngoài ra, các tàu khu trục lớp Zumwalt có khả năng mang nhiều tên lửa Tomahawk, tên lửa đối không RIM-162 hơn các khu trục hạm hiện có như Ticonderoga hay Arleigh Burke.

Radar băng tần kép

Do thiết kế thân tàu kiểu Tumblehome nên hầu hết các bộ phận của tàu không được bộc lộ ra bên ngoài kể cả hệ thống radar. Khác với các khu trục hạm và các tàu chiến thông thường, ở DDG-1002 ta không thấy những cột anten radar hoành tráng nhưng cũng hết sức rườm rà.

Ở DDG-1002, toàn bộ hệ thống điện tử của tàu khu trục DDG-1002 được thiết kế với công nghệ hệ thống điện tử tích hợp IPS (Integrated Power System), với khả năng tự động hóa rất cao.

AMDR là một radar tầm xa đa năng có khả năng phát hiện, theo dõi và phân biệt các mục tiêu bay như tên lửa đạn đạo.

Do có khả năng làm việc đồng thời trong cả hai 2 băng tần X và S cho nên AMDR có hiệu suất làm việc cao hơn, xác suất mất mục tiêu thấp hơn, phạm vi hoạt động lớn hơn, độ chính xác vì thế mà cũng cao hơn các radar băng tần đơn SPY-3 hà SPY-4.

Đối với hệ thống phòng không, việc nâng cao độ nhạy máy thu và tăng cường khả năng chống nhiễu của radar là vô cùng cần thiết.

Nó đảm bảo cho toàn hệ thống có thể phát hiện chính xác mục tiêu, thực hiện bám sát và tiêu diệt mục tiêu trong môi trường nhiễu tự nhiên và nhiễu nhân tạo.

Radar băng tần kép AMDR trang bị trên khu trục hạm DDG-1002 đáp ứng tốt các yêu cầu trên. AMDR có các bộ xử lý tín hiệu riêng biệt cho từng băng tần làm việc cùng với hệ thống chống nhiễu hiện đại, màn hiện sóng cảm ứng tiên tiến và đăc biệt là khả năng tự động hóa ở mức độ rất cao.

AMDR được xem là sự nhảy vọt trong công nghệ chế tạo hệ thống radar cho các khu trục hạm hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com

Hệ thống radar băng tần kép AMDR được tích hợp radar băng tần X - tìm kiếm các xác định các mục tiêu tầm xa từ giới hạn đường chân trời, cung cấp thông tin về mục tiêu, chiếu xạ mục tiêu và radar băng tần S - theo dõi, phân loại tên lửa đạn đạo và tên lửa thông thường thông qua việc đánh giá quỹ đạo bay.

Ngoài ra, AMDR còn được tích hợp hệ thống giám sát các mục tiêu bay thấp và cực thấp, xác định các mối đe dọa từ đất liền, trên biển và hệ thống phối hợp giũa hai hai băng tần X - S.

Sonar

Tàu khu trục DDG-1002 được trang bị sonar băng tần kép được điều khiển bởi một hệ thống máy tính tự động hóa cao. Hệ thống sonar này được đánh giá là vượt trội so với sonar kéo theo trên tàu DDG-51.

Tự động hóa và Mạng máy tính

Tự động hóa sẽ giúp giảm số lượng thành viên thủy thủ đoàn do đó sẽ làm giảm bớt chi phí cho con tàu.

Đạn dược, thực phẩm, và các đồ dùng khác, tất cả đều được đặt trong các thùng chứa có thể lấy ra từ kho bởi một hệ thống xử lý vận chuyển hàng hóa tự động.

Khu trục hạm DDG-1002 được trang bị các máy tính bảng đơn PPC7D hiện đại chạy trên nền LynuxWorks 'LynxOS RTOS.

http://nghiadx.blogspot.com

Thông số kỹ thuật của siêu hạm tàng hình USS Lyndon B. Johnson (DDG-1002):

Lượng giãn nước: 14.564 tấn

Dài: 180 m.

Rộng: 24,6 m.

Lượng giãn nước trung bình: 4 m.

Động cơ đẩy: 2 động cơ tuốc bin khí Rolls-Royce Marine Trent-30 công suất 105.000 mã lực.

Tốc độ: 30 hải lý.

Thủy thủ đoàn: 140 người.

Radar: Radar đa năng băng tần kép AMDR

Vũ khí:

20 × MK 57 VLS: 80 cell.

Tên lửa đối không RIM-162: 4 cell

Tên lửa chiến thuật Tomahawk: 1 cell

Tên lửa chống tàu ngầm (ASROC): 1 cell

2 × 155 mm AGS

2 × Mk 110 57 mm CIGS

Máy bay: 1máy bay trực thăng SH-60 LAMPS hoặc 1 máy bay trực thăng MH-60R, 3 UAV Fire Scout MQ-8.

Dự án tàu khu trục tương lai DDG-1002 thể hiện một lối thiết kế và quan điểm tác chiến hải quân hoàn toàn mới của Hải quân Mỹ. Siêu khu trục hạm DDG-1002 cùng với USS Zumwalt (DDG-100) và USS Michael A. Monsoor (DDG-1001) được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa hiện tại và cả tương lai.

Siêu hạm tàng hình DDG-1002 được dự định sẽ thay thế cho tàu khu trục lớp Arleigh Burke hiện có và hình thành nhóm tác chiến tương lai của Hải quân Mỹ. Mặc dù chi phí đắt đỏ, lại mới được nghiên cứu chế tạo nhưng DDG-1002 quả thực là một “siêu phẩm”, một siêu chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang