Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Ấn Độ 'ảo mộng' với tên lửa ?

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

>> Ấn Độ 'ảo mộng' với tên lửa ?


Sự hưng phấn của Ấn Độ sau vụ phóng tên lửa thành công bất ngờ bị báo Trung Quốc “dội gáo nước lạnh”.



Theo giới truyền thông Ấn Độ, với tầm bắn hơn 5.000km, tên lửa liên lục địa Agni-5 có thể bắn tới hầu hết các khu vực của Trung Quốc, kể cả khu vực bờ biển miền Đông nước này.

“Loại tên lửa này sẽ vô hiệu hoá mối đe dọa từ Trung Quốc. Vụ thử nghiệm là nỗ lực để tạo ra sự cân bằng với Trung Quốc hơn là cố gắng vượt qua họ”, Uday Bhaskar, cựu chỉ huy hải quân Ấn Độ và hiện là nhà phân tích thuộc Quỹ hàng hải quốc gia ở New Delhi nhấn mạnh.

Tờ Global Times của Trung Quốc nhận định, công nghệ tên lửa của Ấn Độ quả thực đang phát triển rất nhanh. Quốc gia này phóng thành công tên lửa Agni-4 với tầm bắn 3.500km và nay là Agni-5 có khả năng nhắm mục tiêu cách xa 5.000km.

Tuy nhiên, tờ báo Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ đang ảo tưởng về sức mạnh tên lửa của mình. Tên lửa của New Delhi chỉ có tầm bắn 5.000km trong khi khả năng của các tên lửa “mang quốc tịch” Nga, Trung Quốc, Mỹ và Pháp vượt 8.000km.


http://nghiadx.blogspot.com
Báo Trung Quốc cảnh báo về mối nguy hiểm Ấn Độ tự đặt ra cho mình sau vụ phóng tên lửa. Ảnh minh họa: CBCNews.

Theo Global Times, sức mạnh quân sự mà Ấn Độ phát triển trong thời gian qua dường như không tương xứng với tiềm lực quốc gia. New Delhi vẫn còn nghèo và cơ sở hạ tầng cũng còn lạc hậu song chính quyền cũng như người dân nước này lại cương quyết phát triển tiềm lực hạt nhân.

Trong khi đó, phương Tây cũng chọn cách phớt lờ mọi hiệp ước liên quan đến kiểm soát hạt nhân và tên lửa để ủng hộ Ấn Độ. Không chỉ vậy, phương Tây còn làm thinh trước thực tế là chi tiêu quân sự của New Delhi đã tăng tới 17% trong năm 2012 và quốc gia này một lần nữa trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới.

“Ấn Độ không nên đánh giá quá cao sức mạnh của mình. Ngay cả khi quốc gia này sở hữu tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược tại Trung Quốc thì điều đó cũng không có nghĩa là New Delhi có thể ngạo mạn giành mọi lợi thế trong các tranh chấp với Bắc Kinh. Ấn Độ nên nhớ rõ rằng, tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều. Trong tương lai gần, New Delhi sẽ không còn chút cơ hội để sánh kịp với Bắc Kinh trong cuộc đua vũ khí”, Global Times cảnh báo.

Tờ báo cũng nhấn mạnh, Ấn Độ không nên quá sùng bái giá trị của các đồng minh phương Tây cũng như lợi ích mà quốc gia này có được khi tham gia vào “cuộc chơi kìm chế Trung Quốc” của phương Tây. Nếu New Delhi đánh đồng các vụ thử tên lửa chiến lược tầm xa với khả năng răn đe Bắc Kinh thì sẽ làm gia tăng sự thù địch và đó thực sự là một “sai lầm chết người”.

Trung Quốc và Ấn Độ nên phát triển mối quan hệ thân thiết nhất có thể. Dù mục tiêu này khó có thể đạt được nhưng hai nước ít nhất cũng cần biết chịu đựng lẫn nhau và học cách cùng chung sống hòa bình.

Vị thế quốc gia mới nổi cho thấy hai nước càng nên tăng cường hợp tác trên chính trường quốc tế. Cả New Delhi và Bắc Kinh đều không nên tìm kiếm sự cân bằng quyền lực thông qua uy lực của tên lửa.

Nền địa chính trị châu Á sẽ ngày càng phụ thuộc vào bản chất của mối quan hệ Trung - Ấn. Sự hòa bình và thịnh vượng trong khu vực có vai trò tối quan trọng đối với cả hai nước. Ấn Độ và Trung Quốc cùng phải có trách nhiệm duy trì nền hòa bình và ổn định này, đồng thời cảnh giác với những mưu đồ can thiệp từ bên ngoài.



Ấn Độ đưa tin tên lửa đạn đạo Angi-5 phóng thử thành công


Global Times nhấn mạnh, Bắc Kinh hiểu được khao khát bắt kịp với Trung Quốc của Ấn Độ. Tuy nhiên, Trung Quốc, với tư cách là mục tiêu chiến lược của Ấn Độ, sẵn sàng coi New Delhi là một “đối thủ hòa bình”.

Vì những lý do lịch sử, Trung Quốc và Ấn Độ đang cảnh giác lẫn nhau. Tuy nhiên, khách quan mà nói, Bắc Kinh không dành nhiều mối quan tâm để đối phó với New Delhi, trái ngược với thái độ thù địch mà Ấn Độ dành cho Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc hy vọng Ấn Độ giữ bình tĩnh để cả hai sẽ cùng hưởng lợi.

Trong khi đó, trái ngược với những lời lẽ “răn đe” của Trung Quốc, Tổng thư ký NATO khẳng định, tổ chức này không coi Ấn Độ là một hiểm họa tên lửa, bất chấp chương trình phát triển tên lửa tối tân của nước này.

Tương tự, Washington hôm nay cũng kêu gọi các quốc gia hạt nhân kìm chế và ngừng chỉ trích Ấn Độ về vụ phóng tên lửa có tầm bắn trọn lãnh thổ Trung Quốc hay châu Âu này.

Khi được hỏi liệu tên lửa Agni-5 mà Ấn Độ vừa phóng có thể tấn công vào sâu lãnh thổ Trung Quốc không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết, Mỹ quan tâm về vụ phóng, nhưng không đề cập cụ thể về vấn đề này với Ấn Độ.

“Tôi chỉ muốn nói, chúng tôi kêu gọi các quốc gia hạt nhân kìm chế bởi Ấn Độ cũng tham gia hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân”, ông Mark Toner nhấn mạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang