Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

>> Philippines gỡ bỏ các cột "chủ quyền" của Trung Quốc ở vùng Đông-Nam biển Đông



Philippines hôm nay (15/6) cho hay, hải quân nước này đã gỡ bỏ những cột trụ “nước ngoài” lắp đặt tại ba bãi đá ngầm trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông.



Người dân Manila biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm đảo


Việc tháo dỡ các cột trụ gỗ diễn ra trong tháng 5, chỉ ngay trước lúc chính phủ Philippines chính thức phản đối các vụ xâm nhập của tàu Trung Quốc ở vùng biển chủ quyền Philippines, phát ngôn viên hải quân Omar Tonsay nói.

"Đó là các cột trụ nước ngoài vì không phải do quân đội hay chính phủ của chúng tôi dựng nên. Nên chúng tôi gỡ bỏ chúng vì đó là một phần lãnh thổ Philippines”, ông Tonsay nhấn mạnh.


Hiện trạng chiếm giữ vùng quần đảo Trường Sa (bản đồ của Philippines)



Chính phủ Philippines gần đây đã cáo buộc Trung Quốc dựng cột trụ, thả phao ở vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, Tonsay nói rằng, hải quân không thể xác định ai dựng nên các cột gỗ bị gỡ bỏ trong tháng 5. Các cột trụ này đã được dựng ở Boxall Reef thuộc quần đảo Trường Sa và ở gần Amy Douglas Bank, Reed Bank. Tất cả đều ở khu vực mà cả Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.



Biển Đông, vùng biển giàu tài nguyên và có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, là nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và bốn nước Đông Nam Á gồm Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

Căng thẳng đang gia tăng ở khu vực này trong thời gian gần đây. Cả Philippines và Việt Nam đều cáo buộc Trung Quốc trở nên gây hấn hơn trong việc tuyên bố chủ quyền trong vùng biển. Trong tháng này, Philippines đã lên án Trung Quốc làm xói mòn hòa bình và ổn định tại châu Á bằng cách điều động các tàu hải quân tới gần Reed Bank để hăm dọa những bên tuyên bố chủ quyền khác, đồng thời lắp đặt cột trụ và thả phao ở vùng lân cận.

Philippines cũng không ngừng phản đối Trung Quốc về các vụ việc xảy ra từ tháng 2 – tháng 5, cáo buộc hải quân Trung Quốc bắn vào ngư dân của họ, quấy nhiễu một tàu thăm dò dầu khí Philippines.

Vì sao phải tranh chấp khi tuân thủ luật pháp quốc tế

Hôm qua (14/6), Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố, nước ông cần sự giúp đỡ từ đồng minh lâu dài là Mỹ trong chuyện tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Ông nói: "Có lẽ, sự hiện diện của Mỹ sẽ đảm bảo rằng tất cả chúng ta sẽ được hưởng tự do hàng hải và sẽ tuân theo luật pháp quốc tế".

Trong khi đó, phát biểu nhân khởi động Chương trình Năng lượng Tái tạo Quốc gia (NREP) của Bộ Năng lượng Philippines, Đại sứ Mỹ tại Philippines Harry Thomas đã khẳng định rằng, Mỹ đảm bảo ủng hộ Philippines “trong mọi vấn đề” kể cả các vấn đề về Biển Đông. Ông khẳng định: "Tôi đảm bảo với các vị rằng Mỹ sẽ sát cánh với Philippines trong tất cả các vấn đề. Mỹ và Philippines là những đồng minh chiến lược. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham vấn và hợp tác với nhau trong các vấn đề, bao gồm cả Biển Đông".

Ông Aquino tỏ ý vui mừng với phát biểu của ông Thomas. Tổng thống Philippines cũng khẳng định việc nước này có quyền tìm kiếm dầu khí trong phạm vi lãnh thổ của họ. Ông viện dẫn Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

UNCLOS quy định: "Vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển có quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế… Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do hàng hải và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Nước ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm… nhưng phải thông báo và thỏa thuận với quốc gia ven biển".

Recto Bank cách Palawan 80 hải lý và cách Trung Quốc 576 hải lý. "Vì thế, con số 576 rõ ràng lớn hơn nhiều 200. Vậy tại sao phải có tranh chấp nếu chúng tôi tuân thủ luật pháp quốc tế”, ông Aquino nói. "Họ là một siêu cường, dân số của họ gấp 10 lần dân số chúng tôi, chúng tôi không muốn đối đầu xảy ra. Và có lẽ sự hiện diện của Mỹ sẽ đảm bảo rằng tất cả chúng ta sẽ được hưởng tự do hàng hải và sẽ tuân theo luật pháp quốc tế".
[BDV news]


>> Trung Quốc và đồng minh lên án lá chắn tên lửa Mỹ



Trung Quốc và đồng minh trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải giúp Nga lên án hệ thống phòng thủ tên lửa.


6 nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzberkistan vừa ký một tuyên bố lên án hành động đơn phương xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, ngay sau khi lãnh đạo các nước gặp nhau tại Thủ đô Kazakhstan.

Các nước thành viên SCO cho rằng các hành động đơn phương xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của một quốc gia hoặc một nhóm nhỏ các quốc gia có thể làm ảnh hưởng tới sự ổn định chiến lược và an ninh quốc tế.

Ngoài Trung Quốc và Nga, SCO còn có Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan, là các nước Hồi giáo nằm trong Liên Bang Xô Viết ở Trung Á. Iran, Pakistan, Ấn Độ và Mông Cổ là bốn nước quan sát viên trong SCO.

Moscow gần đây đã tăng cường chỉ trích kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu của Mỹ và lên tiếng đòi NATO ký hiệp định đảm bảo hệ thống này sẽ không nhằm vào kho vũ khí hạt nhân của Nga.



Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu đang là mối đe dọa với Nga.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đe dọa Nga sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới nếu Moscow và Washington không thể giải quyết các tranh cãi liên quan tới hệ thống phòng thủ tên lửa.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết các thành viên SCO đã nhất trí trong việc phê phán lá chắn tên lửa và tuyên bố trên nhằm tới toàn bộ các hệ thống phòng thủ tên lửa khác không chỉ đối với châu Âu.

Theo ông Lavrov, lá chắn tên lửa ở châu Âu chỉ là một phần trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Sau châu Âu, Mỹ sẽ tiếp tục xây dựng các lá chắn tên lửa khác ở Đông Á và Nam Á.

Dù Mỹ cho biết hệ thống phòng lửa tên lửa của nước này là để giảm sự đe dọa từ Triều Tiên và Iran nhưng Nga bày tỏ sự lo ngại cho rằng mục đích thực sự là để nhắm vào kho vũ khí hạt nhân của nước này.

Phái viên của Nga ở NATO, Dmitry Rogozin phát biểu trong buổi nói chuyện ở viện nghiên cứu Royal United Services (London, Anh) ví von: "NATO cầm một khẩu súng săn gấu tới rủ gấu Nga đi săn thỏ".

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của họ chưa đủ để đối trọng với kho vũ khí hạt nhân của Nga nên nước này không có gì đáng phải lo sợ.

Phát biểu tại viện nghiên cứu Royal United Services, ông James Miller phó thứ trưởng phụ trách các chính sách của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: "Lá chắn tên lửa của Mỹ sẽ không đi theo chiều hướng chống lại Nga".

Trước đó, Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen cũng đưa ra lời đảm bảo: "Tôi có thể đảm bảo NATO sẽ không bao giờ tấn công Nga và chúng tôi tin tưởng Nga cũng sẽ hành động tương tự đối với NATO".

Xu hướng chống lại phương Tây

Nga và Trung Quốc thường đoàn kết với nhau trong việc lên tiếng phản đối sự thống trị toàn cầu của Mỹ.

Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc tuy nhiên Nga và Trung Quốc thường bảy tỏ sự phản đối với các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu trong việc ra nghị quyết bao gồm cả nỗ lực lên án cuộc đàn áp của Syria với cuộc biểu tình chống chính phủ.




Quan chức cấp cao các nước thành viên tham dự trong cuộc họp của SCO ở thủ đô Kazakhstan. Ảnh: Tân Hoa Xã


Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào phát biểu tại viện nghiên cứu Royal United Services: "Nhiệm vụ bảo vệ hòa bình toàn cầu và thúc đẩy sự phát triển chung đang ngày càng trở nên khó khăn và nặng nề".

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã có bài phát biểu chống lại phương Tây trong lễ tổng kết cuộc họp của SCO kêu gọi các thành viên của tổ chức này đoàn kết chống lại các cường quốc phương Tây. Ông nói: ""Tôi tin rằng, thông qua các hành động phối hợp, chúng ta có thể thay đổi trật tự thế giới theo chiều hướng ủng hộ hòa bình, công lý và sự thịnh vượng của người dân".

Hãng tin Nga Interfax cũng dẫn lời Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari cho biết nước này cũng đang mong muốn trở thành thành viên của khối SCO.

Tuy nhiên, một quan chức giấu tên của Nga cho biết nếu Pakistan và Ấn Độ chỉ có thể gia nhập SCO sau khi 2 nước này giải quyết được mẫu thuẫn tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước.


[BDV news]



>> Emulsion 2 - 'Tử thần' của các đường hầm bí mật



Quân đội Israel đã phát triển Emulsion 2, công cụ ngăn chặn hàng trăm đường hầm vận chuyển vũ khí từ Sinai (Ai Cập) vào Gaza.




Ở Gaza, những đường hầm không chỉ để buôn lậu hàng hóa mà còn dùng để vận chuyển vũ khí và đưa các tay súng Hamas "đi, về"


Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Quân đội Israel và EMI – một cơ sở sản xuất vật liệu nổ địa phương.

Cách chống lại hoạt động dưới hệ thống đường hầm là các lực lượng vũ trang Israel sẽ bơm vào lòng đất một hỗn hợp các hóa chất dạng lỏng, có thể tìm thấy trên thị trường. Những hóa chất này vô hại cho đến khi được pha trộn và sử dụng.

“Tất cả đều tự động. Khả năng gây hại cho binh lính là vô cùng nhỏ tuy nhiên lại phá hủy đường hầm tối đa đến mức không thể sửa chữa được” ông Maj. Isam Abu Tarif, sĩ quan trong Bộ tư lệnh Lục quân Israel nhận xét.


Phương pháp triển khai Emulsion 2 được đánh giá là mang lại hiệu quả và an toàn hơn với binh sĩ.

Theo cách thức cũ, quân nhân Israel phải vận chuyển hóa chất về phía mục tiêu, sau đó mang vào đường hầm để thực hiện nhiệm vụ. Rất nhiều binh lính đã chết trên đường hay bên trong đường hầm.

Emulsion-2 gồm môt lượng lớn hai chất nổ thành phần. Nó cho phép phá hủy nhiều đường hầm trong một lần triển khai duy nhất tại những khu vực nghi vấn.

“Phiên bản trước đây đã không phá hủy triệt để. Đối phương vẫn có thể sửa chữa xung quanh khu vực bị ảnh hưởng. Với thế hệ thứ hai này, tốt hơn hết là họ nên đào một đường hầm mới”, ông Abu Tarif nói.

Theo B'yabasha - tạp chí của Bộ tư lệnh Lục quân Israel, các mẫu thử nghiệm Emulsion 2 sẽ được gắn trên tám bánh của xe vận tải bọc thép.

Những phiên bản tương lai sẽ nhỏ hơn, thích hợp với điều kiện hoạt động khó khăn và sẽ được thiết kế để sử dụng ở những khu vực có hỏa lực đe dọa.



[BDV news]



>> Thái độ của Trung Quốc quyết định tình hình biển Đông



Đó là nhận định của ông Minxin Pei, người Mỹ gốc Hoa, sinh ra tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ông Minxin Pei là giáo sư làm việc ở Trường Cao đẳng Claremont McKenna, cố vấn cấp cao của Carnegie Endowment for International Peace, một tổ chức phi lợi nhuận tư nhân của Mỹ, chuyên thực hiện việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia và thúc đẩy các hoạt động quốc tế của Mỹ.

Dưới đây là bài phân tích của ông Minxin Pei về tình hình biển Đông, đăng trên trang Diplomat:

Trước khi có bài phát biểu nêu rõ “lợi ích quốc gia” của Mỹ tại biển Đông của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Trung Quốc được xem như là đang nắm thế thượng phong trên biển Đông sau nhiều năm chịu khó đeo đuổi chính sách “ngoại giao quyến rũ” trong khu vực.

Tuy nhiên, việc nghĩ mình đã nắm thế thượng phong đã khiến Bắc Kinh phạm phải những sai lầm ngoại giao “ngớ ngẩn”.

Sự kiện đụng chạm với tàu Hải quân Mỹ, phản đối và “thách thức” sự hiện diện của Mỹ tại châu Á, các hoạt động phá rối đối với các dự án khai thác dầu mỏ trên biển Đông, khiến Washington phải xem xét lại chiến lược của mình tại châu Á nói chung và ASEAN nói riêng.

Các nước có tranh chấp trực tiếp với Bắc Kinh về chủ quyền biển đảo cũng buộc phải xem xét lại các chính sách của mình đối với sự “leo thang” các hành động của Bắc Kinh.

Bài phát biểu của bà Hillary Clinton tại diễn đàn ARF tại Hà Nội vào tháng 7/2010 được xem là một cú “sốc” đối với Bắc Kinh. Điều đó đã góp phần làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực.

Phát biểu của Washington đã khiến các quốc gia ASEAN tự tin hơn với những tuyên bố của mình. Còn Bắc Kinh đã tự đặt mình vào thế bị cô lập trong các tranh chấp trên biển Đông.



Tự tin với sự trỗi dậy của tiềm lực quân sự, Trung Quốc đã quên chính sách "dấu mình chờ thời" mà cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình của nước này căn dặn?


Ngoài ra, cần phải kể đến phản ứng “vụng về” trong việc che đậy những mối đe dọa về sự phát triển của quân đội đối với các nước trong khu vực khiến các họ không thể không lo lắng.

Năm 2010, được xem là đỉnh điểm của những sai lầm ngoại giao của Bắc Kinh, một năm tồi tệ đối với chính sách đối ngoại của Bắc Kinh từ năm 1989 đến nay.

Để sửa chữa những sai lầm này, năm 2011, Bắc Kinh đã thúc đẩy một loạt các hoạt động ngoại giao. Thay đổi cách nhìn nhận về sự hiển diện của Mỹ tại châu Á, cải thiện quan hệ với Nhật Bản. Thế nhưng, sự căng thẳng trên biển Đông diễn ra gần đây được xem là một “nút thắt” đối với hình ảnh của Bắc Kinh trên trường quốc tế.

Trong các tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, tranh chấp Việt-Trung diễn ra căng thẳng nhất. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang ở thế yếu đối với luật pháp quốc tế. Căn cứ theo công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Bắc Kinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh các đảo và bãi đá ngầm tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có liên quan đến thềm lục địa Trung Quốc.

Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn khăng khăng tuyên bố chủ quyền của mình tại đây, Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974, và lấy đó làm cơ sở để đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Sự đòi hỏi này chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Từ đó, gây ra những sự quấy rối và phá hoại các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam cũng như các đối tác nước ngoài hợp tác với Việt Nam, cũng như các quốc gia khác trong ASEAN.

Rõ ràng, thái độ của Bắc Kinh có ý nghĩa quyết định tình hình tại đây, Bắc Kinh cần thể hiện bản lĩnh của một nước lớn, sự tôn trọng luật pháp quốc tế. Cộng đồng quốc tế đang thể hiện xu hướng ủng hộ các bên yếu hơn trong các tranh chấp biển đảo.

Trước mắt, Bắc Kinh nên tạm dừng các hoạt động tuần tra của mình trên vùng biển tranh chấp để tránh các xung đột có thể phát sinh. Cung cấp các đề xuất cụ thể với các nước trong khu vực để tránh các xung đột tương lai.

Những biện pháp nói trên cần phải được thực hiện một cách đa phương hóa để tiếp thu những sáng kiến ngoại giao từ cộng đồng quốc tế. Đó cũng là cách để khẳng định những đòi hỏi của Bắc Kinh là có cơ sở pháp lý.

Một số ý kiến tại Trung Quốc cho rằng, việc ký kết các quy tắc ứng xử là không cần thiết, đó không phải là một sự lựa chọn mang tính ràng buộc đối với Bắc Kinh. Tuy nhiên, với một quốc gia đã có ý định phát triển quân đội một cách mạnh mẽ, đã gây ra những lo lắng cho cộng đồng quốc tế, những hành động cụ thể hóa cho tuyên bố “trỗi dậy hòa bình” là điều không thể không làm để chứng minh tuyên bố của Bắc Kinh là có cơ sở và đáng tin cậy.



[BDV news]



>> Nga, Pháp nối lại đàm phán mua tàu đổ bộ Mistral



Nga và Pháp vừa ký một nghị định thư ngày 10/6 về việc Nga mua tàu đổ bộ tiến công lớp Mistral của Pháp.


Hãng thông tấn Rian của Nga dẫn lời một nguồn tin thân cận cho biết Nga và Pháp vừa ký một nghị định thư ngày 10/6 về việc Nga mua tàu đổ bộ tiến công lớp Mistral của Pháp. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là hợp đồng chính thức giữa 2 bên.

Theo Rian, 2 chiếc tàu đổ bộ lớp Mistral đầu tiên trong hợp đồng giữa Nga và Pháp được Pháp đóng với giá 1,7 tỷ USD.

Theo đó, tàu đổ bộ lớp Mistral được đóng ở Pháp sẽ trang bị hệ thống thông tin chiến thuật hải quân SENIT-9 theo tiêu chuẩn của NATO và hệ thống chỉ huy hạm đội SIC-21. Tuy nhiên, Pháp vẫn chưa đồng ý bán cho Nga giấy phép sản xuất hệ thống SENIT-9 cũng như SIC-21.



Nga tiến gần đến tàu đổ bộ lớp Mistral của Pháp.


Trước đó, chính phủ Nga phải thay thế toàn bộ đội ngũ đàm phán của mình với Pháp trong tháng 5 và bắt đầu việc đàm phán lại từ đầu.

Các chuyên gia tin rằng, các vấn đề nảy sinh trong quá trình đàm phán về hợp đồng gây tranh cãi này chỉ có thể giải quyết bằng các cuộc thỏa hiệp giữa 2 chính phủ.

Tàu đổ bộ tiến công lớp Mistral dài 199m, lượng giãn nước hơn 21.000 tấn. Mistral có khả năng chở 450 – 900 lính, 40 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 70 xe thiết giáp, 16 trực thăng hạng trung hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ, 4 tàu đổ bộ cỡ nhỏ hoặc 2 tàu đổ bộ đệm khí.



[BDV news]



Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

>> Mỹ cảnh báo châu Phi về đầu tư Trung Quốc



Hôm 10/6, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cảnh báo về sự manh nha hình thành của “chủ nghĩa thực dân mới” tại Châu Phi khi Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện tại châu lục này.



Ảnh minh họa


Đồng thời, bà cho biết, Mỹ muốn mở rộng thương mại với châu Phi bằng cách đầu tư vào khu vực. Theo bà, khác với Mỹ, Trung Quốc không thực sự quan tâm đến những lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế với châu Phi.

Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra trong chuyến công du đến 3 quốc gia Châu Phi (Zambia, Tanzania và Ethiopia) trong 5 ngày nhằm nhấn mạnh vai trò của chính quyền Tổng thống Obama trong việc đáp ứng những thách thức khác nhau của châu Phi, từ các thách thức về đại dịch HIV/AIDS cho đến an ninh lương thực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại châu lục này.

Phát biểu trên kênh truyền hình Nam Phi, bà nói: “Quan điểm của chúng tôi là, về lâu dài, đầu tư vào châu Phi cần phải bền vững và vì lợi ích của người dân tại đây.”

Bà cho biết, Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng của mình tại châu Phi. Năm 2009, Trung Quốc đã đầu từ gần 10 tỷ USD vào châu lục này. Đồng thời, thương mại giữa châu Phi và Trung Quốc cũng đã tăng mạnh khi Bắc Kinh tích cực mua dầu mỏ và các nguyên liệu thô khác để phục vụ cho nền kinh tế tăng trưởng bùng nổ của mình.

Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của châu Phi. Quan hệ thương mại Trung Quốc và châu Phi đang phát triển nhanh chóng, tăng 40% vào năm 2010, lên đến mức 126,9 tỷ USD.

Hơn một thập kỷ qua, hợp tác thương mại giữa Mỹ và các nước châu Phi vẫn ở tỉ lệ thấp, chiếm chỉ trên 1% kim ngạch xuất khẩu Mỹ và khoảng 3% kim ngạch nhập khẩu.

Mỹ vẫn được xem là nhà tài trợ hàng đầu của châu Phi với khoản đầu tư 7,6 tỷ USD trong năm 2009. Tuy nhiên, để so sánh là rất khó, bởi Trung Quốc không cung cấp thông tin chi tiết về chương trình viện trợ của mình.

Phát biểu trước các phóng viên tại Lusaka, bà Clinton cho biết, những mối quan tâm của Mỹ và Trung Quốc là không giống nhau và việc Trung Quốc ngày càng đóng vai trò lớn hơn trên thế giới sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người.

Tuy nhiên, bà cũng cho biết: “Chúng tôi đang lo ngại rằng viện trợ nước ngoài và đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi không nhất quán với tiêu chuẩn quốc tế về tính minh bạch và quản trị tốt.”

Washington lo ngại rằng, đầu tư nhanh chóng của Trung Quốc vào châu Phi, bao gồm hàng tỷ USD viện trợ phát triển không bị trói buộc bởi các yêu cầu về kinh tế và chính trị, sẽ ảnh hưởng tới các nỗ lực phát triển thành một nền kinh tế trưởng thành và minh bạch hơn trong khu vực này.

Trung Quốc đã giúp nhiều nước châu Phi thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính trong thời gian gần đây. Tổng thống Zambia Rupiah Banda cho biết quốc gia này thu hút đầu tư từ Trung Quốc trong lĩnh vực dầu mỏ và tháng 5 vừa qua nhận được 180 triệu USD tiền vay từ Trung Quốc để nâng cấp hệ thống giao thông.

Ngoại trưởng Mỹ Clinton kêu gọi các quốc gia châu Phi gỡ bỏ rào cản mậu dịch với Mỹ, đồng thời hợp lý hóa quy định và mở rộng các cơ hội tại khu vực này.

Chuyến thăm của bà Clinton tới châu Phi là dấu hiệu mới nhất cho thấy Mỹ đang ngày càng quan tâm tới nền kinh tế được dự đoán là sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong những năm tới.


[BDV news]



>> Sau Việt Nam, Philippines, TQ sẽ gây hấn với nhiều quốc gia khác?



Các chuyên gia bình luận chính trị quốc tế cho rằng, thứ nhất, mặc dù cả Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei đều bị tác động trực tiếp bởi sự bành trướng, đòi chủ quyền phi lý của Trung Quốc song không gian biển của các quốc gia nằm gần Trung Quốc nhất sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất.



Hải quân Trung Quốc (ảnh minh hoạ)

Thứ hai, là nếu Trung Quốc không cố khẳng định chủ quyền đối với các không gian biển thuộc về Philippines và Việt Nam thì những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các không gian biển của Malaysia, Indonesia và Brunei sẽ vô giá trị.

Điều này cho thấy, mặc dù Trung Quốc có thể chấp nhận thỏa hiệp đối với vùng biển ở cực Nam của yêu sách “đường lưỡi bò” thể hiện sự nhận vơ của họ cốt sao giữ cho Malaysia, Indonesia và Brunei không lên tiếng phản đối mạnh mẽ trong lúc Trung Quốc giải quyết tình hình với Philippines và Việt Nam.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng chưa chắc Trung Quốc rồi đây sẽ tự nguyện hạ giọng trong các tuyên bố chủ quyền đối với những không gian biển thuộc chủ quyền của Philippines và Việt Nam. Mặt khác, nếu như Trung Quốc đạt được ý đồ của họ đối với Philippines và Việt Nam thì chắc chắn sau đó sẽ đến lượt Malaysia, Indonesia và Brunei.

Việc Philippines gửi thư ngoại giao cho Tiểu ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc sau vụ bãi Cỏ Rong cho thấy rằng nước này đang áp dụng UNCLOS (Công ước Luật biển quốc tế của Liên Hiệp Quốc) để bảo vệ các quyền của họ ở biển Đông.

Các chuyên gia cho rằng nếu Việt Nam cũng sử dụng cơ quan pháp lý này, hai nước sẽ có một khung thông tin, hiểu biết và hợp tác chung. Ví dụ, nếu Việt Nam và Philippines có thể bày tỏ sự ủng hộ lẫn nhau qua con đường ngoại giao trong những sự cố như sự cố bãi Cỏ Rong và tàu Bình Minh 02, Viking 2 thì việc làm đó sẽ có tác dụng tốt trước dư luận quốc tế.

Biện pháp căn bản hơn là chuyên gia và nhà ngoại giao của hai nước nên tiếp xúc với những đối tác và người đồng nhiệm ở Malaysia, Brunei và Indonesia để xác định chính xác quần đảo Trường Sa gồm những gì và không gian biển của quần đảo Trường Sa thực sự là bao nhiêu.

Bằng cách này cả 5 quốc gia nói trên sẽ thống nhất và vạch rõ được đường ranh giới của những khu vực có tranh chấp và những khu vực không có tranh chấp ở biển Đông. Điều này sẽ giúp cho cả 5 nước với tư cách cá nhân và tư cách tập thể chống lại những ý đồ của Trung Quốc nhằm mở rộng tranh chấp biển Đông tới những khu vực không có tranh chấp.

Ngoài ra, về mặt đối ngoại điều này còn góp phần thuyết phục cả thế giới rằng công cuộc đi đòi công lý của cả 5 quốc gia này xứng đáng được cả thế giới ủng hộ.

Cách đây nhiều ngày, Ngoại trưởng Philippines đã lên tiếng thúc giục các quốc gia trong vùng đang có tranh chấp biển Đông hãy gia nhập Bộ luật quốc tế ngăn ngừa xung đột vũ trang và thúc đẩy các giải pháp giải quyết tranh chấp.

Theo Manila, cần một Bộ luật quốc tế bảo đảm cho mỗi quốc gia liên quan một tiếng nói bình đẳng, bất kể sức mạnh kinh tế và quân sự đến đâu và ngăn cấm mọi hành động đè bẹp luật pháp, ỷ mạnh hiếp yếu, lấn chiếm biển đảo bằng vũ lực.

Hiện nay các nước Đông Nam Á và Trung Quốc có một thỏa thuận không trói buộc là DOC nhưng Trung Quốc đã liên tục vi phạm thỏa thuận này. Mặt khác, Ngoại trưởng Philippines cũng nói rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ “là đảm bảo an toàn” cho vùng biển có tranh chấp.

Bộ trưởng quốc phòng Philipines, ông Voltaire Gazmin nhận định, Mỹ “có quyền lợi trong việc duy trì ổn định, an ninh và tự do tại tuyến hằng hải nhộn nhịp thứ nhì thế giới”. Ông cũng cho rằng sự có mặt của Mỹ có tác dụng răn đe mọi hành động bất hợp pháp ở vùng biển này.

Sau tháng 7/2011, một loạt các hội nghị quốc tế quan trọng gồm Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ được tổ chức. Các nước có tranh chấp chủ quyền biển Đông cần chủ động hơn đối với tình hình khu vực.


[Vietnamdefence news]



>> CIA lập căn cứ bí mật tại Yemen



Quan chức cấp cao CIA cho biết, CIA sẽ xây dựng một căn cứ không quân bí mật dùng để bố trí máy bay không người lái (UAV) tại vịnh Ba Tư.



UVA Reaper của Không quân Mỹ. Ảnh AFP

Theo kế hoạch, các UAV được bố trí tại căn cứ không quân mới sẽ thực hiện các nhiệm vụ chống lại các tay súng Al-Qaeda tại Yemen và khi cần thiết có thể triển khai thực hiện nhiệm vụ tại các nước khác trong khu vực. Hiện nay, vị trí bố trí căn cứ mới của Mỹ tại vịnh Nam Tư chưa được tiết lộ.

Lí do Mỹ triển khai xây dựng căn cứ đặc biệt vì quan ngại nguy cơ đến từ phía các lực lượng chống Mỹ lên nắm chính quyền tại Yemen.


Trước đó, Chính phủ Yemen hiện hành do Tổng thống Ali Saleh Abulloy đứng đầu rất tích cực hợp tác với Mỹ chống khủng bố.

Năm 2009, Yemen đã cho phép Mỹ sử dụng UAV để tấn công vào các mục tiêu có liên quan đến Al-Qaeda trên lãnh thổ Yemen.

Tuy nhiên, đầu tháng 1/2011 tại Yemen đã xảy ra các cuộc biểu tình chống chính phủ. Những người tham gia biểu tình yêu cầu Tổng thống Saleh - người nắm chính quyền Yemen suốt 30 năm qua phải từ chức.

Vào tháng 5/2011, tại Yemen đã bắt đầu xảy ra các cuộc đụng độ vũ trang giữa lực lượng nổi dậy và lực lượng ủng hộ tổng thống.

Ngày 3/6, Tổng thống Saleh đã bị thương do các vụ pháo kích vào dinh thự tổng thống tại thủ đô Sana. Ngay ngày hôm sau, Tổng thống Saleh đã được chuyển đến Arab Saudi điều trị.

Pakistan là nơi lần đầu tiên mà Mỹ sử dụng rộng rãi các UAV để chống lại lực lượng khủng bố. Kết quả của các vụ không kích bằng UAV do Mỹ tiến hành đã tiêu diệt gần 1.400 tay súng, trong đó có cả những thành phần chủ chốt của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda tại Pakistan. Tuy nhiên, các báo cáo có ghi nhận những trường hợp UAV giết nhầm thường dân, gây ra sự phẫn nộ trong dư luận Pakistan.


[BDV news]



>> Brahmos sắp có biến thể 'thần kỳ'



Cựu Tổng thống Ấn Độ APJ Abdul Kalam mời các nhà khoa học và kỹ sư Nga của liên doanh BrahMos Aerospace (*) phát triển tên lửa sử dụng lại nhiều lần.
(*) Liên doanh Nga-Ấn sản xuất tên lửa BrahMos.



Brahmos sắp có biến thể 'thần kỳ'(ảnh Internet)

Theo báo cáo của ban lãnh đạo công ty BrahMos Aerospace, tại New Delhi, ngày 13/6/2011 tổ chức cuộc họp hội đồng, trong đó sẽ thảo luận các báo cáo và đề xuất của các chuyên gia hàng đầu của Nga và Ấn Độ.

Abdul Kalam, nhà khoa học xuất chúng của Ấn Độ đã đưa ra một ý tưởng, tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos-2, không nên chỉ bay ở tốc độ siêu âm Mach 5 mà có thể có thêm khả năng quay trở về.

Theo đó, BrahMos-2 được chế tạo để sau khi tới một điểm định trước theo lộ trình, thả đầu đạn nó rồi quay trở về căn cứ, Phó Giám đốc tiếp thị liên doanh Praveen Pathak, cho biết.

Công tác nguyên cứu để tạo ra các tên lửa như vậy đã được tiến hành và “BrahMos của chúng tôi đã có đơn đặt hàng để cung cấp hệ thống này cho đến năm 2021. Trong thời gian này, một nhóm các nhà phát triển đã bắt đầu thiết kế tên lửa hành trình siêu thanh sử dụng lại”- trích bản thuyết trình ông Kalam.

“Sự phát triển của các phiên bản siêu thanh BrahMos tái sử dụng của sẽ duy trì vị trí đứng đầu của chúng tôi trong lĩnh vực này” - ông Klam nhấn mạnh.

Theo đánh giá của các chuyên gia, tên lửa mà các nhà khoa học, kỹ sư Nga-Ấn cùng nhau phát triển - là một hệ thống độc nhất và thần kỳ nhất trên thế giới.


Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy BrahMos đạt vận tốc 5,26 Mach


Hiện tại, BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất.

Tên lửa này có vận tốc Mach 2,5 đến Mach 2,8 và có quỹ đạo bay phức tạp nhằm tránh khả năng bị đánh chặn. Mẫu siêu thanh mới cũng đang được nghiên cứu và phát triển (thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy nó đạt vận tốc 5,26 Mach).

Với tốc độ cao BrahMos có thể dễ dàng đâm xuyên qua mục tiêu hơn các loại tên lửa hạng nhẹ bay dưới tốc độ âm thanh khác như tên lửa Tomahawk, Harpoon.

Với trọng lượng gấp 2 và tốc độ nhanh hơn 4 lần tên lửa Tomahawk, BrahMos có lực tác động mạnh hơn 32 lần khi đâm vào mục tiêu.

Mẫu tên lửa phóng từ tàu được gắn đầu đạn 200 kg còn mẫu phóng từ máy bay (BrahMos A) có thể đầu đạn 300 kg. Nó có động cơ hoạt động chia làm hai giai đoạn, một là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang dùng nhiên liệu lỏng đẩy phản lực để duy trì vận tốc đó trong quãng đường dài.



[BDV news]



>> Trung Quốc dựa vào 3 vũ khí để 'bất chiến tự nhiên thành'



Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển quân sự nhằm mở rộng sức mạnh vượt ra khỏi vùng biển gần.



Tiến sĩ Andrew Erickson.

BBC có bài phân tích về sức mạnh quân sự Trung Quốc, dưới đây là nội dung bài viết:

Quốc gia này vẫn đang chiếm ưu thế về hải quân trong khu vực đồng thời là một mối đe dọa đối với Hải quân Mỹ.

Tiến sĩ Andrew Erickson, chuyên gia về Trung Quốc tại Học viện Hải chiến Hoa Kỳ cho biết: “Trung Quốc không muốn là kẻ bắt đầu chiến tranh nhưng lại tìm cách phát triển quân sự để có thể “chiến thắng mà không phải chiến đấu" ("Bất chiến tự nhiên thành").

Để hiện thực hóa kế hoạch ấy, Trung Quốc đã răn đe các hành động bị coi là “đe dọa lợi ích cốt lõi” của quốc gia này thông qua việc tăng cường hệ thống quân sự biển.

Ba loại vũ khí là biểu tượng cho chiến dịch mở rộng tầm nhìn chiến lược của Trung quốc là Tên lửa DF – 21D, tàu sân bay và máy bay tàng hình.



Tầm bắn của các tên lửa đường đạn chống hạm Trung Quốc. Trong bản đồ còn có 2 đường màu đó là ranh giới chuỗi đảo thứ nhất (trong đó có đường 9 đoạn bất hợp pháp) và chuỗi đảo thứ 2 mà Trung Quốc muốn vượt qua đển tiến ra biển xa.


>> Kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ thất bại?

Các quan chức Mỹ và Giám đốc cục An ninh Quốc gia Đài Loan nói rằng Trung Quốc đã bắt đầu triển khai các tên lửa DF – 21D.

Đây là loại vũ khí tác chiến trên biển rất đáng gờm. Ở phương Tây, DF – 21D được biết đến như CSS–5. Nó được thiết kế để phóng từ mặt đất ngay trên những xe vận chuyển.

Loại tên lửa nguy hiểm này được trang bị một đầu đạn cơ động, có thể nhắm tới tàu sân bay đang di chuyển trong khoảng cách 1.500 km, vùng Tây Thái Bình Dương. Với loại tên lửa này, Trung Quốc có thể hạn chế phần nào sức mạnh của Hải quân Mỹ đồng thời ngăn chặn những âm mưu can thiệp vào Đài Loan.

Từ trước đến nay tàu sân bay được coi như là biểu tượng của sức mạnh hải quân, do vậy Trung Quốc cũng đã trang bị tàu sân bay Varyag. Chiếc tàu này sẽ thử nghiệm trên biển vào cuối năm nay.

Tàu Varyag vốn là một tài sản cũ của Liên Xô, được mua lại từ Ukraina và được trang bị lại.



So sánh kích thước tàu sân bay Trung Quốc với một số tàu sân bay khác trên thế giới. Giới quân sự Trung Quốc từng tuyên bố: "Tàu sân bay là biểu tượng của nước lớn".



Trong lần hạ thủy đầu tiên, hàng không mẫu hạm này sẽ vận chuyển máy bay tấn công J–15 Flying Shark - mẫu máy bay bị cho là nhái lại một thiết kế của Nga Su–33.

Tiến sĩ Erickson nói rằng Trung Quốc sẽ sử dụng các tàu sân bay để "lên kế hoạch giành một chút quyền lực, tạo uy tín với các cường quốc đang lên, và làm chủ các thủ tục cơ bản".

Cuối năm 2010, những hình ảnh hiếm hoi về máy bay tiêm kích tàng hình J-20 cũng được tiết lộ. Sự ra mắt của J–20, trên danh nghĩa, đã đưa Trung Quốc gia nhập hàng ngũ những nước có máy bay tàng hình.

Với thùng chứa nhiên liệu lớn, J-20 có thể đạt tầm bay xa gần 2.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Ngoài ra, máy bay này cũng có khả năng mang khối lượng lớn vũ khí cho phép tiến hành các cuộc tấn công tầm xa có sức tàn phá lớn hơn.

Chuyến bay đầu tiên của J–20 diễn ra vào cuối tháng 1/2011, ngay trước chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đến Bắc Kinh.



Ông Douglas Barie


Nhiều nhà phân tích cho rằng đây là một hành động có chủ ý của Trung Quốc chứ không đơn thuần chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Ông Douglas Barie, viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế ở London cho rằng J–20 không thể sánh được với máy ba Mỹ, bởi nước này đã có F-22 vượt xa về công nghệ tàng hình và tiết kiệm nhiên liệu.

Tuy nhiên, “Chiếc máy bay này đánh dấu tham vọng của Trung Quốc trong việc phát triển không quân và ngành công nghiệp hàng không vũ trụ”, sự ra đời của thế hệ máy bay J–20 cũng sẽ “đặt gia tăng thách thức cho sức mạnh các quốc gia khác và cả các lực lượng Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương”, ông Douglas nói thêm.


[BDV news]



>> Syria: Thất bại ám ảnh 'chiến thắng'



Điều gì đang chờ đợi chính quyền Sirya của tổng thống Asar Asad sau khi chiếm lại thành phố nổi loạn?


Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Rejip Tiyp Erdogan.

Chính phủ Sirya tuyên bố đã nhanh chóng đè bẹp cuộc nổi loạn vũ trang ở thành phố Jisr al– Sugur ở Tây Bắc đất nước. Tuy nhiên, hãy còn quá sớm để Damat có thể ăn mừng chiến thắng: Giải quyết xong vấn đề này, ban lãnh đạo đất nước có khi phải đối mặt với những vấn đề khác phức tạp hơn.

Dấu hỏi về “Chiến thắng chớp nhoáng”

Ngay sau khi các phương tiện thông tin đại chúng của chính phủ đưa rộng rãi tin gây sốc về việc chỉ trong một ngày đêm tại thành phố Jisr al– Sugur, “các băng nhóm vũ trang” đã giết hại 120 quân nhân. Dân chúng địa phương lại giải thích là những quân nhân này đã bị các lực lượng an ninh của chính quyền giết hại vì không chịu bắn vào người biểu tình.

Nhưng chính phủ đã rất kiên quyết cho biết: Có hẳn một đội quân của những tên giết người đang hoành hành trong thành phố, cần phải đối xử với chúng bằng những biện pháp thích hợp.

Chính quyền đã đưa đến gần thành phố Jisr al– Sugur hàng ngàn binh lính và sĩ quan, hàng chục xe bọc thép, pháo binh và cả máy bay lên thẳng.

Sau này dân các làng gần đó kể lại, bộ binh đã tiến vào thành phố sau khi pháo binh đã bắn phá nhiều lần. Bộ chỉ huy, không muốn thí mạng binh sĩ, đã hạ lệnh bắn tiêu diệt mọi mục tiêu đang di động. Xe tăng đã bắn vào các ngôi nhà tình nghi, xe chiến đấu bộ binh và binh sĩ nhằm vào một số ít người đang “chờ những người anh em của các đội vũ trang đến giải phóng”.

Truyền hình quốc gia đã thông báo “giải phóng hoàn toàn” thành phố ngay sau khi đưa tin “các trận đánh đẫm máu” đang diễn ra ở đây. Do đã có tin về cả một đội quân phỉ, tốc độ giải phóng thành phố nhanh như vậy chỉ có thể được giải thích hoặc bởi vì quân đội chính phủ có cả một tiểu đoàn cực kỳ thiện chiến, hoặc là do không có một sự chống cự nào. Xem ra, phương án giải thích thứ hai gần với sự thật hơn.

Thành phố Jisr al– Sugur không có người. Hầu hết dân chúng đã kịp thời rời bỏ thành phố khi hiểu những gì sẽ xảy ra. Hàng trăm thành viên các “nhóm vũ trang” cũng biến mất. Quân đội đã chiến thắng, tiến vào thành phố, nơi chỉ có một nhúm những người già bất lực và những người khuyết tật không tự đi lại được.

Thổ Nhĩ Kỳ ứng phó với làn sóng tị nạn

Trong khi quân đội đang mải chiếm thành phố, hàng ngàn dân thành phố này đang chen chúc nhau gần đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Người thì đã vượt qua đường biên một cách chính tắc (qua các cửa khẩu), những người khác không muốn xếp hàng thì đã tự vượt biên, băng qua vườn tược. Dù sao thì đến sáng ngày 13/6,Thổ Nhĩ Kỳ cho biết chỉ riêng người tị nạn có đăng ký đã là hơn 5.000.

Trong khi đó rất nhiều người tị nạn dừng lại trên đất Sirya sát biên giới, không dám bỏ lại tài sản, rời bỏ đất nước. Phía Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối cho nhập cảnh những ai mang theo ngựa, bò và dê, vì vậy quanh các lều bạt trên đất Sirya vẫn thấy các loại súc vật mà chủ chúng không muốn bỏ lại.

Nhưng ngay những người này cũng thừa nhận là sẽ vứt bỏ tất cả để chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ nếu quân đội Sirya tiến đến gần đường biên.


Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Rejip Tiyp Erdogan. Thủ tướng Rejp Tiyp Erdogan tuyên bố sẽ mở cửa biên giới cho những ai muốn chạy khỏi Syria, đồng thời kêu gọi tổng thống Sirya Basar Asad “chấm dứt sự tàn bạo” và bắt đầu các cải cách. Đối với ông Erdogan, phải nuôi ăn, lo mặc và chữa bệnh cho hàng chục ngàn người nước ngoài thật không phải là đơn giản.

Cũng phải ghi nhận cho Thổ Nhĩ Kỳ: Trong thời gian rất ngắn họ đã dựng được các lều trại gần biên giới, có đủ điện, nước, thậm chí cả hệ thống xử lý nước thải. Người tị nạn ở đây được bảo đảm hoàn toàn về dịch vụ y tế và được cấp lương thực thực phẩm. Nhưng Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ không vì thế mà vui mừng – ông muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề người tị nạn trước khi tình hình trở nên nguy kịch.

Cũng cần phải ghi nhận một điều, người Sirya vượt biên sát với mùa du lịch ở Địa Trung Hải, nơi mùa hè rất nhiều du khách đến nghỉ dưỡng. Thật không khó hình dung tình hình sẽ ra sao khi hàng ngàn người tị nạn Sirya tràn vào các khu du lịch.

Vùng đệm và những nguy cơ?

Tóm lại, Thổ Nhĩ Kỳ phải làm gì đó. Và một giải pháp nào đó xem ra đang hình thành. Tờ báo địa phương “Hurriet” viết “Nguồn tin ở bộ Ngoại giao tuyên bố, đang xem xét phương án thiết lập vùng đệm, nếu hàng trăm ngàn người tị nạn chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ”.

Ai cũng biết rõ “vùng đệm” này là gì. Người Thổ Nhĩ Kỳ từng thiết lập các vùng như vậy ở miền Bắc Iraq khi đánh nhau với những người Kurd li khai. Họ làm như thế này: Các đơn vị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua đường biên, lập trại. Sau đó, Những người dân địa phương này được chuyển từ các trại trên đất Thổ Nhĩ Kỳ sang “vùng đệm”. Tất nhiên, chuyện với người Kurd hoàn toàn khác nhưng cung cách thì vẫn như vậy, một phần lãnh thổ nước láng giềng sẽ bị chiếm đóng.


Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng sử dụng đối sách "vùng đệm" để thoát khỏi áp lực từ làn người Syria tị nạn.


Nếu ban lãnh đạo Sirya đọc báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, họ sẽ phải cân nhắc. Khôi phục quyền kiểm soát Jisr al– Sugur đương nhiên là tốt. Tuy nhiên, nếu quá trình “quét sạch bọn phỉ ra khỏi đất nước” sẽ cứ tiếp tục như thế này thì người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không chịu đựng được thêm nữa. Quân đội Sirya hoàn toàn không có cơ hội đánh lại quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, do đó, tốt hơn cả là Chính quyền Sirya hãy đừng bỏ qua tối hậu thư ẩn của Thổ Nhĩ Kỳ.

Vấn đề không đơn giản chỉ là nguy cơ. Đúng ra, chính phủ Sirya phải cân nhắc về sự đúng đắn của các biện pháp chống lại tội phạm của mình. Nếu tiêu diệt chính xác từng tên tội phạm thì ai cũng hiểu đó là việc cần thiết và có ích. Tất cả sẽ đồng ý. Nhưng nếu vì “sự quan tâm” của chính phủ của mình mà công dân cả thành phố chạy ra nước ngoài thì rõ ràng chiến lược này không phải là lý tưởng.

Có một sự khẳng định nữa cho điều này, dân thành phố đã đưa ra một hành động ngoại giao lạ kỳ. Trong văn bản được “những người con trai của Duma” ký tên, họ tuyên bố nếu cảnh sát không thay đổi cách làm việc, họ sẽ không đóng thuế và không trả tiền nước và điện, bưu điện. Sau 1 tuần, họ sẽ đóng tất cả các tài khoản trong các ngân hàng nhà nước. Một tuần tiếp theo sẽ bãi công 3 ngày và 4 ngày chỉ ở nhà. Nếu tất cả những điều này không mang lại kết quả, sẽ tuyên bố hành động không tuân theo mệnh lệnh.

Không hiểu do nguy cơ từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, hay do hành động ngoại giao của dân thành phố Duma, nhưng có gì đó đã buộc chính quyền Damat gián tiếp thừa nhận là sẽ khó giải quyết tình hình bằng xe tăng và súng máy.



Tổng thống Syria Basar Asad buộc phải điều tra hành động của giới quân sự để bảo tồn uy tín vốn bị lung lay trong thời gian qua.

Ngày 13/6 chính phủ tuyên bố cấm người anh em của tổng thống Basar Asad là chuẩn tướng Atef Najib xuất cảnh. Lệnh cấm được duy trì cho đến khi kết thúc điều tra về việc các đơn vị của viên tướng này đã sử dụng vũ lực quá mức.

Hiện chưa rõ những biện pháp trừng phạt đối với viên tướng sẽ ra sao. Các chuyên gia về Sirya đã nhiều lần nhận định là ngay trong ban lãnh đạo đất nước có cuộc đấu tranh thường xuyên giữa những người theo đường lối “cứng rắn” và “những người cải cách”. Nhóm đầu gồm đại diện tầng lớp trên của quân đội và đảng vẫn còn trong chính quyền từ thời tổng thống Hafez Asad, thân phụ của tổng thống đương nhiệm. Nhóm thứ hai gồm những người kỹ trị tương đối trẻ cùng thế hệ với Basar Asad, những người do chính ông đưa vào chính quyền.

Cuộc điều tra viên tướng có thể cho thấy lòng tin của tổng thống đối với “giới quân nhân” và các phương pháp công tác của họ đang yếu đi. Cho dù, mặt khác, cuộc điều tra có vẻ khá hình thức. Cốt lõi của kịch bản đã qua cũ: Ông vua tốt bụng bị các cận thần che dấu sự thật đã hiểu ra hết và hành động vì dân chúng.

Hiện khó đánh giá là những người ở dưới có quý trọng sự quan tâm đó không– mấy tháng gần đây uy tín của ông Asad bị lung lay nghiêm trọng. Nhưng chính thể Sirya bất luận tình hình nào cũng phải tìm ra cách giải quyết. Nếu không người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hành động, còn ở những vùng khác dân chúng sẽ không tôn trọng chính quyền nữa.


[BDV news]



Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Mỹ-Việt tập luyện hải quân chung



Báo Hong Kong cho hay Việt Nam và Hoa Kỳ chuẩn bị diễn tập chung, trong khi một thượng nghị sỹ Mỹ nói nước này cần mạnh mẽ hơn về Biển Đông.


Tàu chiến Hoa Kỳ

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post - SCMP) loan tin hoạt động chung sẽ được thực hiện vào tháng tới.

Quan chức Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ xác nhận với báo này rằng một khu trục hạm của Mỹ sẽ tới Đà Nẵng vào tháng tới nhằm tham gia hoạt động luyện tập tìm kiếm cứu hộ với Hải quân Việt Nam.

Họ cũng nói đây là việc luyện tập thường niên mà Hạm đội 7 tiến hành với các nước đồng minh trong khu vực.

Ngay cuối tháng này, cũng trong khuôn khổ hợp tác hải quân chung, hai tàu chiến của Mỹ sẽ tham gia diễn tập với Philippines ngoài khơi đảo Palawan trong Biển Đông.

Trước đó đã có tin hàng không mẫu hạm USS George Washington rời căn cứ Yokosuka hôm Chủ nhật để tham gia các cuộc tuần tra đa quốc gia ở Tây Thái Bình Dương, kể cả vùng Biển Đông.

Người phát ngôn của Hạm đội 7 Jeff Davis được SCMP dẫn lời nói các hoạt động dồn dập nói trên đã được lên lịch từ lâu và không liên quan tới tình hình căng thẳng hiện tại giữa các nước Việt Nam, Philippines và Trung Quốc.

Ông nói: "Rõ ràng là chúng tôi luôn theo dõi tình hình Biển Đông một cách cẩn trọng. Chúng tôi hy vọng rằng các tranh chấp có thể được giải quyết qua con đường ngoại giao".

Năm ngoái, Hạm đội 7 cũng đã có các hoạt động chung với Hải quân Việt Nam kéo dài một tuần, mà hai bên giải thích là để kỷ niệm 15 năm thành lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

'Lập trường quá yếu ớt'

Trong khi đó, Thượng nghị sỹ bang Virginia của Mỹ Jim Webb vừa lên tiếng kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ phải có động thái tương thích trước các hoạt động của Trung Quốc trong khu vực.

Ông Webb, nghị sỹ đảng Dân chủ và là chủ tịch tiểu ban Đông Á của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, yêu cầu các dân biểu lên án cách hành xử của Bắc Kinh trong các tranh chấp hàng hải với các nước láng giềng.

Ông phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Đối ngoại hôm thứ Hai 13/06 rằng ông đang đề xướng một dự luật lên án việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc và đòi hỏi nước này phải tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.

Ông Webb nói: "Tôi cho rằng chính phủ chúng ta giữ lập trường quá yếu ớt trong vấn đề này".

"Khi chúng ta nói rằng chính phủ Mỹ không có lập trường gì trong các vấn đề chủ quyền, thì việc không có lập trường cũng có nghĩa là tỏ lập trường rồi."

Ông thượng nghị sỹ, người sẽ không ra tiếp tục tranh cử trong cuộc bầu cử 2012, không kêu gọi Mỹ hành động can thiệp vào các tranh cãi chủ quyền nhưng đề xuất: "Chúng ta cần làm việc trong một diễn đàn đa phương để giải quyết các vấn đề này".

Việt Nam tuần trước ngỏ ý hoan nghênh "nỗ lực của cộng đồng quốc tế", trong có Hoa Kỳ, trong việc duy trì ổn định và hòa bình trong khu vực.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã lớn tiếng cảnh báo các nước thứ ba không nên can thiệp vào tình hình Biển Đông.

Một bài xã luận trên nhật báo Giải phóng quân Trung Quốc hôm thứ Ba 14/06 tuyên bố "các nước không liên quan cần lui ra".

Cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc khẳng định lại lập trường của Bắc Kinh: "Tranh chấp này phải được giải quyết một cách hòa bình thông qua tham vấn hữu nghị giữa hai bên liên quan".

"Trung Quốc cực lực phản đối bất cứ quốc gia không liên quan nào can thiệp vào tranh chấp, đồng thời phản đối việc quốc tế hóa vấn đề Nam Hải (Biển Đông)."


[Vietnamdefence news]



>> Đài Loan - khách hàng đầu tiên mua trực thăng Apache phiên bản mới nhất



Defense News dẫn lời đại diện Lực lượng Lục quân Mỹ cho biết, Đài Loan sẽ nhận 30 trực thăng phiên bản mới nhất AH-64D Block-3 Apache Longbow trong khuôn khổ hợp đồng ký kết với chính quyền Mỹ.



Trực thăng AH-64D Apache của Mỹ. (Ảnh: Wikipedia)


Theo đánh giá của Flight International, hợp đồng tỏ rõ việc duy trì chính sách ủng hộ quân sự Đài Loan của Mỹ bất chấp sự phản đối gay gắt của Bắc Kinh.

Theo tuyên bố của giám đốc dự án AH-64, đại tá Shane Openshaw, việc sản xuất trực thăng đầu tiên dành cho Lực lượng Vũ trang Đài Loan sẽ được bắt đầu vào tháng 10 trong khuôn khổ giai đoạn sản xuất quy mô nhỏ trực thăng AH-64D Block 3 Apache dành cho Lục quân Mỹ. Dự kiến, việc cung cấp tất cả trực thăng Mỹ cho Đài Loan sẽ kết thúc trong năm 2012-2013.

Chương trình mua trực thăng AH-64D Apache Block-3 được biết đến ở Đài Loan với tên gọi Sky Eagle.

Tháng 10/2008, Cơ quan hợp tác quốc phòng và an ninh (DSCA) của Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông báo lên Quốc hội Mỹ kế hoạch bán 30 trực thăng tấn công AH-64D Apache Longbow cho Đài Loan trong chương trình “Mua bán quân sự nước ngoài” trị giá 2,532 tỷ USD kèm theo vũ khí và thiết bị. Trực thăng AH-64D cần được trang bị tên lửa chống tăng AGM-114L Hellfire Longbow và tên lửa “không đối không” Stinger Block 1.

Đài Loan đã trở thành khách hàng nước ngoài chính thức đầu tiên mua trực thăng Apache phiên bản mới nhất. Tháng 10/2010, DSCA cũng thông báo lên Quốc hội việc khả năng bán cho Ả Rập Xê út 36 trực thăng AH-64D Block-3.

Trực thăng AH-64D Block-3 là phiên bản mới nhất của dòng trực thăng Apache.

Thỏa thuận máy bay trực thăng này “chắc chắn giúp tăng cường khả năng tác chiến hải quân, chống đổ bộ và tác chiến mặt đất” vào cả ban ngày lẫn ban đêm cũng như duy trì cân bằng quân sự trong khu vực.

Công ty Boeing dự định cung cấp trực thăng đầu tiên AH-64D Block-3 cho Lục quân Mỹ vào tháng 10/2011. Hiện nay, công ty đang hoàn thành việc lắp ráp 3 trực thăng đầu tiên. Đến năm 2026, Lực lượng Lục quân Mỹ có kế hoạch đưa 699 trực thăng phiên bản mới nhất vào sử dụng. Trong số này có 643 chiếc sẽ có được nhờ vào việc nâng cấp những trực thăng đang vận hành và 56 chiếc sẽ được chế tạo mới.



>> Trung Quốc cảnh báo bên ngoài tránh xa tranh chấp Biển Đông



Hãng Reuters vừa dẫn tin từ Nhật báo quân đội Trung Quốc cho biết, Trung Quốc kịch liệt phản đối sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.



http://nghiadx.blogspot.com


Bình luận đăng ở nhật báo trên nhắc lại cảnh báo của Bắc Kinh rằng, những nước khác “không liên quan” nên đứng ngoài. "Tranh chấp phải giải quyết một cách hòa bình thông qua hiệp thương hữu nghị giữa hai bên liên quan”, tờ báo nhấn mạnh. "Vì thế, Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ nước nào không liên quan tới vấn đề Biển Đông can thiệp vào tranh chấp, và phản đối quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ lên cao vào năm ngoái sau khi chính quyền Obama ra tuyên bố chính thức về quan điểm của Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định, Mỹ có lợi ích quốc gia trong giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông và ủng hộ một giải pháp tập thể.

Bắc Kinh vẫn khăng khăng theo đuổi con đường song phương để giải quyết tranh chấp. Một chiến lược mà nhiều nhà phê bình mô tả là cách “chia để trị”.

Theo hãng Reuters, bình luận trên báo Trung Quốc dường như nhằm vào bất kỳ sự dính líu nào của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông.

Hôm qua (13/6), các Thượng nghị sĩ Jim Webb và James Inhofe đã đệ trình lên Thượng viện Mỹ nghị quyết lên án các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông . Nghị quyết ủng hộ việc tiếp tục các hoạt động của lực lượng Mỹ nhằm bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông và thúc giục Mỹ tạo điều kiện cho một tiến trình đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Hãng AP hôm nay dẫn lời ông Webb, Chủ tịch Tiểu ban các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện, nói trong một hội nghị ở Washington rằng, Mỹ cần lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực và thúc đẩy các cuộc đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Ông khẳng định: “Điều này không có nghĩa là đối đầu quân sự, nhưng chúng ta cần có một tín hiệu rõ ràng”.

Trước đó, ngày 10/6, người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner đã tuyên bố. "Chúng tôi lo lắng bởi những báo cáo gần đây về tình hình Biển Đông và tin tưởng rằng, nó chỉ làm gia tăng căng thẳng, không góp phần cho hòa bình và an ninh khu vực. Chúng tôi ủng hộ một tiến trình hợp tác ngoại giao…và kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền, cả trên đất liền và trên biển, tuân thủ luật pháp quốc tế”.
Ông nhấn mạnh, Mỹ và cộng đồng quốc tế cùng chia sẻ lợi ích chung trong duy trì an ninh hàng hải ở khu vực thông qua tự do hàng hải, phát triển kinh tế và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Gần đây, cả Việt Nam và Philippines đã cáo buộc Trung Quốc hành xử gây hấn ở Biển Đông, làm căng thẳng thêm leo thang ở vùng biển vốn luôn có tranh chấp này.

Chỉ trong vòng hai tuần lễ, cụ thể vào ngày 26/5 và 9/6, các tàu Trung Quốc đã hai lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam các tàu thăm dò hoạt động trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trong khi đó, quan chức Philippines cáo buộc lực lượng Trung Quốc đã 6 lần xâm nhập vào khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền kể từ tháng 2 tới nay, và bắn vào các ngư dân Philippines trong ít nhất một vụ việc.

Trước tình hình này, ngày 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã cảnh báo rằng, có những “quan ngại ngày càng gia tăng” về hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và các vùng biển tranh chấp khác tại châu Á. Ông nói tại Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh cấp cao châu Á: “Tôi e rằng nếu không có quy tắc và phương pháp tiếp cận thống nhất để giải quyết những vấn đề này thì còn sẽ có đụng độ”.

[BDV news]



>> Lực lượng tên lửa chiến lược Nga bị đe dọa



Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga sẽ không còn duy trì được lợi thế và khả năng răn đe cũng như đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân vào năm 2015.

Cuộc hội đàm song phương giữa Bộ quốc phòng Nga và NATO đã không đạt được bất kỳ sự thống nhất nào về lá chắn tên lửa mà khối quân sự này đang xây dựng tại châu Âu.

NATO đã bác bỏ đề xuất của Moscow về xây dựng một lá chắn tên lửa chung châu Âu, cũng như từ chối đưa ra đảm bảo bằng văn bản đối với lá chắn này không đe dọa đến Nga.

Về nguyên tắc cho dù có một sự đảm bảo bằng văn bản cũng không thể cho Nga một sự tin tưởng rằng lá chắn tên lửa này không đe dọa an ninh Nga.

Mỹ và NATO có thể cung cấp các bảo lãnh nhưng đảm bảo lợi ích cốt lõi của họ vẫn là ưu tiên hàng đầu. Không có gì để đảm bảo một cuộc tấn công nhằm vào Nga sẽ không xảy ra.


Việc xây dựng lá chắn tên lửa tại châu Âu đang gây ra mối lo ngại sâu sắc cho Nga.


Trong tình hình như vậy, sự đảm bảo chỉ có thể đến từ quân đội Nga, họcó đủ khả năng để đáp trả và gây tổn thất không thể chấp nhận được cho kẽ thù hay không.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov phát biểu một cách đầy thất vọng sau cuộc hội đàm “Chúng tôi chưa nhận được một câu trả lời tích cực và rõ ràng, sự lo ngại của chúng tôi với lá chắn tên lửa này không hề giảm đi chút nào, NATO đã không quan tâm đến đề nghị của chúng tôi. NATO nhấn mạnh đến việc tạo ra 2 hệ thống phòng thủ tên lửa độc lập, nếu như vậy, đến năm 2020 hệ thống này sẽ loại bỏ khả năng của lực lượng tên lửa chiến lược Nga”.



Mỹ và NATO sẽ triển khai đến 900 tên lửa đánh chặn vào năm 2015, trong ảnh hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD.


Trong trường hợp thỏa thuận với NATO không đạt được, Nga sẽ buộc phải cải thiện khả năng của lực lượng tên lửa chiến lược của mình lên một tầm cao mới, với khả năng đột phá lá chắn tên lửa của NATO, đó là nhận định của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov.

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết, họ không đồng ý với ý kiến xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung giữa châu Âu và Nga.

Mặc dù tình hình khá bế tắc song cả hai bên đều nhất trí sẳn sàng đàm phán tiếp về vấn đề này.

Nhận định của giới chuyên môn Nga

Theo chuyên gia quân sự Constantine Sivkova, Phó Chủ tịch Học viện Chính trị Nga cho rằng: “Phát biểu của Tổng thư ký NATO Rasmussen về lá chắn tên lửa là muốn nhắc nhở Nga không nên chuẩn bị cho một cuộc chay đua vũ trang hay các hành động làm nóng thêm tình hình. Đó là sự lựa chọn của Mỹ bằng cách sử dụng một cuộc chiến tranh để làm thế giới quên đi các vấn đề về tài chính của họ và có được một sự đảm bảo an ninh”.



Lực lượng tên lửa chiến lược Nga sẽ mất khả năng răn đe và đáp trả hạt nhân nếu lá chắn tên lửa tại châu Âu được hoàn thành.


Trong khi đó giáo sư Pavel S. Zolotarev phó giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ và Canada của Viện Hàn Lâm khoa học Nga, giáo sư của Học viện Khoa học Quân sự Nga cho rằng: “Hãy nhớ rằng, nhiều lực lượng đang muốn kéo Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang quy mô lớn nhằm làm suy yếu nền kinh tế của chúng tôi.

Đáp ứng các nhu cầu trên mặt trận ngoại giao, trì hoãn việc triển khai lá chắn tên lửa, cố gắng hợp tác sâu rộng hơn với NATO. Mặc khác, Nga cần phải đặt cược vào sự phát triển của một hệ thống vũ khí hiện đại chính xác”.

Phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại nhà nước của Duma quốc gia Lev Kalashnikov cho biết: “Việc xây dựng lá chắn tên lửa sẽ được hoàn thành vào năm 2015, lúc đó Mỹ sẽ triển khai tới 900 tên lửa đánh chặn, trong đó có tới 400 tên lửa SM-3. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga, hệ thống này sẽ cho phép vô hiệu hóa khả năng đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân của lực lượng tên lửa chiến lược Nga.

Đối tượng của lá chắn tên lửa này là ai?

Rõ ràng Mỹ và NATO đang thổi phòng mối đe dọa về tên lửa từ Triều Tiên và Iran, thực tế Iran chưa có vũ khí hạt nhân, không có tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM.

Triều Tiên chỉ có hạn chế một vài tên lửa tầm trung, ngay cả khi Bình Nhưỡng và Tehran hợp tác cùng nhau để tạo ra từ 15-30 tên lửa ICBM để đe dọa Israel châu Âu và Mỹ, 2 quốc gia này cũng chẳng dại gì mà bắn các tên lửa này vào Israel hay Mỹ. Điều đó sẽ khiến họ tự tay tiêu diệt đất nước mình. Khả năng của những tên lửa này là không đủ mạnh để có thể vượt qua được lá chắn tên lửa trên các tàu khu trục Aegis của Mỹ.

Tuy nhiên, Mỹ và NATO đang dự định triển khai đến 900 tên lửa đánh chặn vào năm 2015, vậy hệ thống đánh chặn khổng lồ này sẽ nhắm vào ai? Không còn nghi ngờ gì nữa, hệ thống này được tạo ra để ngăn chặn lực lượng tên lửa chiến lược của Nga và một phần của Trung Quốc.

Đây là hệ thống đánh chặn tên lửa với khả năng cơ động rất cao. Đơn cử như hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD có khả năng kiểm soát đến một nửa khu vực của lá chắn tên lửa phức hợp này. Chúng có thể nhanh chóng được triển khai đến gần biên giới, bờ biển hoặc các căn cứ quân sự của Mỹ và đủ khả năng để can thiệp sâu vào bên trong lãnh thổ đối phương.

Ngoài ra, Mỹ liên tục trau chuốt khả năng đánh chặn của các tên lửa, tuy rằng hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD chỉ có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo ở tầm trung, nhưng các tên lửa SM-3 của hệ thống chiến đấu Aegis không ngừng được mở rộng tầm bắn và nâng cao độ chính xác.

Trong một kịch bản xấu nhất, hệ thống đánh chặn khổng lồ này đủ khả năng để vô hiệu hóa các ICBM của Nga ngay bên trong lãnh thổ để tạo điều kiện cho các tên lửa hạt nhân của họ tấn công.

Ngoài ra, cần phải xét đến khả năng to lớn từ hệ thống tên lửa hành trình tấn công chính xác như Tomahawk của Mỹ hay Storm Shadow của NATO, một cuộc tấn công đầu tiên bằng các tên lửa hành trình này có thể phá hủy một phần của hệ thống đánh chặn tên lửa của Nga.

Cho dù có đạt được sự đồng thuận với NATO hay không, Nga vẫn phải đầu tư phát triển các hệ thống vũ khí tinh vi hơn để loại bỏ mối đe dọa từ lá chắn tên lửa này.


[BDV news]



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang