Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

>> A-50, 'Radar bay' đậm chất Nga



Thêm một lần nữa, sự so sánh vũ khí Mỹ và Nga có thêm những cuộc đấu mới, lần này là những dữ kiện về AWACS hết sức thú vị.

Lần đầu tiên, Quân đội Nga tổ chức buổi giới thiệu máy bay trinh sát cảnh báo từ xa A–50 với báo giới. Nhìn từ xa loại máy bay này rất dễ nhận ra với anten hình “cây nấm” phía trên thân. Đây là loại máy bay có chức năng và nhiệm vụ giống với các loại AWACS của Mỹ.

AWACS - Airbone Waring and Control System: Hệ thống kiểm soát và báo động đường không đặt trên máy bay; Máy bay cảnh báo và kiểm soát.

Dẫn các phóng viên đi tham quan “nội thất” A-50, đặt trong một không gian chỉ cao khoảng 5 mét, lắp đầy máy móc thiết bị, quyền chỉ huy trưởng căn cứ không quân, Đại tá Igo Plokhikh cho biết: A– 50 được dùng để phát hiện và bám các mục tiêu trên không, tàu nổi, thông báo cho các sở chỉ huy của các hệ thống chỉ huy tự động hoá của các quân chủng về tình hình trên không và trên biển. “Nó có thể được dùng để chỉ huy không quân tiêm kích và xung kích khi dẫn đường cho chúng tiếp cận các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển, đồng thời có thể được dùng làm sở chỉ huy”, Đại tá Plokhikh cho bết thêm.

A-50 sử dụng thân của chiếc máy bay vận tải quân sự Il– 76MD với phần nội thất là các hệ thống điện tử phục vụ cho việc trinh sát đường không. Trong mắt các phóng viên Nga điều gây ấn tượng với họ là các màn hình tinh thể lỏng, các máy tính điện tử mới và nhiều thiết bị khác mà ngay cả các quân nhân đi theo đoàn báo chí cũng chưa rõ là gì. “Giống như chúng tôi, họ chưa được “sờ tận tay”, một phóng viên được mời tham quan A-50 thuật lại.




Máy bay vận tải quân sự Il– 76MD được hoán cải thành máy bay cảnh báo đường không A-50.

Theo Đại tá Plokhikh, hiểu theo cách thông thường A-50 là một đài “sóng milimét” hay đơn giản là một radar được máy bay đưa lên độ cao 9.000m. Nhờ ưu thế về độ cao, “trạm radar bay” thấy hết những gì đang xảy ra trên mặt đất, mặt nước và không phận trong bán kính 800Km. Theo thiết kế, A-50 có thể phát hiện và bám đến 150 mục tiêu, đồng thời dẫn đường cho không quân tiêm kích và xung kích tiếp cận mục tiêu.

“Chúng tôi có bốn tổ hợp máy tính điện tử” – thiếu tá kỹ sư về thiết bị vô tuyến Vladimir Lyubimtxev chỉ cho phóng viên – “Mỗi tổ hợp có nhiệm vụ riêng: phát hiện, phân loại, dẫn đường đến mục tiêu”.

“Các anh có thấy trên phim Mỹ những toán máy bay tiêm kích đuổi theo một mục tiêu? Người Mỹ dùng AWACS tìm mục tiêu và chuyển dữ liệu về toạ độ của chúng sang các máy tính lắp trên máy bay tiêm kích. Máy bay tiêm kích sẽ tự đánh giá tình hình. Máy tính của chúng ta (máy bay của Nga) trên các máy bay tiêm kích yếu hơn, vì vậy, toàn bộ diễn biến của trận không chiến tiềm tàng được tính toán và lập kế hoạch trên máy bay của chúng tôi”, Thiếu tá Lyubimtxev nói và nhận xét thêm: Theo cách đánh giá hiện nay làm như vậy rất phức tạp, đổi lại mọi việc rất hệ thống, và kết quả là trận không chiến không phải là trận đánh lộn. Mỗi khâu thực hiện nhiệm vụ riêng của mình.

Tiện đà so sánh với máy bay Mỹ, một sĩ quan không quân Nga kể lại: Mấy năm trước tôi may mắn có mặt trên máy bay trinh sát Mỹ tại một căn cứ ở Đức. Đó là một chiếc “Boeing” dân dụng thông thường, được sơn màu xám của Không quân Hoa Kỳ. Bên trong nhìn như văn phòng công ty với bàn làm việc, máy tính điện tử, màn hình... Đường đi bên trong rộng rãi, nơi nghỉ của kíp trực là giường cá nhân gắn vào vách thân máy bay. “Ở ta mọi thứ khổ hạnh hơn”, vị sĩ quan này nhận xét.



A-50 bay được máy bay Su-27 hộ tống.


Thực vậy, chuyến bay của A–50 kéo dài 5 tiếng (nếu có tiếp nhiên liệu trên không thì có thể bay đến đến 7 tiếng). Suốt thời gian này tổ lái gồm 5 phi công và kỹ thuật viên, 10 sĩ quan tác chiến sẽ ngồi lì tại vị trí công tác. Trong khoang máy bay có lò nướng để hâm thức ăn. Còn nhà vệ sinh… là xô xách nước để ở phần đuôi máy bay.

– Trên máy bay mới có bố trí nhà vệ sinh không? (Một phóng viên hỏi Đại tá Plokhikh – Để làm gì? (Vị Đại tá cười đáp lời)

Trong con mắt các kỹ sư hàng không Nga, dù kém tiện nghi nhưng đáp ứng nhiều môi trường tác chiến khắc nghiệt là “át chủ bài” của A– 50. Máy bay có thể cất hạ cánh tại sân bay bất kỳ, không đòi hỏi đường băng bê tông, có đủ phương tiện để tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật và chuẩn bị cất cánh do mọi trang thiết bị cần thiết có thể được đưa đến nơi đóng quân bằng các phương tiện vận tải thông thường…

Việc chuẩn bị bay cho A–50 là cả một quy trình. Như các quân nhân giải thích cho chúng tôi, trước khi cất cánh phải làm nóng, hoặc ngược lai, làm lạnh khoang máy bay tuỳ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài. Chỉ có thể mở máy tính khi nhiệt độ trong khoang là 15 độ dương. Thế nhưng vẫn “tốt chán” so với máy bay của Mỹ, nhất là những nơi gần Bắc cực lạnh lẽo, nhiệt độ môi trường thường vào khoảng âm 40 độ.

Khi phóng viên lên khoang A– 50, mùi cồn xộc vào mũi họ. Hoá ra, “hâm nóng” máy móc thiết bị mới là nửa công việc. Còn phải chống ẩm cho thiết bị. Kết quả là cả kíp bay phải lấy chổi lông nhỏ chấm cồn quét lên các núm bật - tắt và núm ấn ở các vị trí công tác.

– Mỗi chuyến hết bao nhiêu cồn?– một phóng viên thắc mắc. – Khoảng độ 2 lít,– sĩ quan Puchkov định lượng.

Vật tư tiêu hao cho chuyến bay không phải chỉ có vậy. A– 50 tiêu thụ nhiều năng lượng điện. A-50 sử dụng động cơ máy bay vận tải A– 26 bố trí ở đuôi. Động cơ này ngốn hết 11 tấn nhiên liệu trong tổng số 60 tấn nạp cho máy bay.

Để quay anten–“cây nấm” trên thân máy bay đến tốc độ 12 vòng/phút là rất tốn kém. Nhưng điều này là cần thiết để đáp ứng yêu cầu theo dõi 150 mục tiêu rõ như trong lòng bàn tay.

– AWACS của Nga hay của Mỹ tốt hơn? – Một phóng viên hỏi đại tá Plokhikh - Người Mỹ dẫu sao cùng bám theo 600 mục tiêu, còn ta thì chỉ 150 …

– Về điện tử, nếu tin tuyên bố của họ thì đương nhiên họ hơn ta,– vị đại tá đồng tình – Nhưng cần 600 mục tiêu làm gì? Năm 2005, chúng tôi đã sang Trung Quốc tham gia diễn tập lớn. Khi đó người Trung Quốc đã cho cất cánh tại vùng có diễn tập, chắc là toàn bộ không quân của họ, màn hình sáng trắng lên vì các mục tiêu ken dày đặc trong khu vực theo dõi. (Vì vậy, 150 là đủ rồi?) Nhưng máy tính của chúng ta không chỉ cho phép quan sát những gì đang diễn ra xung quanh, mà còn cho phép chọn một vùng nhất định. Nghĩa là nơi chúng ta định sử dụng không quân tiêm kích.

Hiện nay, A– 50 là máy bay trinh sát duy nhất có thể phát hiện mục tiêu kích thước nhỏ trên nền địa hình mặt đất. Ví dụ, nó phát hiện máy bay lên thẳng ngay khi cánh quạt vừa quay, nhìn thấy máy bay lên thẳng trên nền địa hình đồi núi. Máy bay của Mỹ không làm được như vậy.

Thậm chí, theo lời các sĩ quan Nga, anten ”cây nấm” của A-50 phát hiện chính xác đuốc lửa phụt ra từ tên lửa đạn đạo xuất phát ở cự li 800Km, máy bay ném bom B–52 từ cự ly 650 Km, máy bay tiêm kích có kích thước như MiG–29 từ cự li 450 Km, còn tên lửa có cánh từ cự li 250 Km. “Hoàn toàn đủ thời gian để phát lệnh “công kích”, Đại tá Plokhikh nói, phát lệnh “công kích”. Bay theo A-50 trong một chuyến trinh sát luôn có các tiêm kích Su– 27 hộ tống.

Trong lịch sử của mình A-50 đã tham gia nhiều nhiệm vụ đặc biệt, Trong cuộc chiến “Bão táp sa mạc” hồi những năm 1990, A-50 trực chiến trên vùng trời Biển Đen. “Chúng tôi theo dõi người Mỹ đánh phá Iraq bằng tên lửa Tomahawk. Biết đâu con quay trên quả tên lửa đổi hướng, và tên lửa không nhằm vào Baghdad, mà lao về phía ta”, Đại tá Plokhikh nhớ lại.

Lần sử dụng A– 50 quan trọng thứ hai là trong chiến dịch chống khủng bố ở Chesnia. Năm 1996, nhờ A– 50, quân đội Nga phát hiện ra máy bay lên thẳng bị bọn khủng bố bắt cóc ở Stavropol. Chúng tôi đã dẫn đường cho máy bay tiêm kích và bộ đội đặc nhiệm tiếp cận nhóm khủng bố.

Hiện nay A– 50 tham gia mọi cuộc diễn tập của quân đội Nga. Một chiếc có căn cứ ở một thành phố trên bờ biển Bering, Đông bắc Liên bang Nga. Đại tá Plokhikh cho biết, A-50 còm đảm bảo hoạt động của các máy bay ném bom chiến lược của Nga trên Thái Bình Dương.
[BDV news]





>>Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói


Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.


Để bảo vệ vững chắc vùng biển Tổ quốc, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã trang bị, làm chủ hệ thống phòng thủ Bastion-P với nòng cốt là tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont.


Xe bệ phóng Bastion-P với 2 ống phóng thẳng đứng.

Sự ghê gớm của Bastion-P và Yakhont

Đúng như tên gọi “pháo đài”, Hệ thống vạn năng Bastion-P do công ty quốc phòng NPO của Nga thiết kế, chế tạo, xứng đáng là “lá chắn thép” của các quốc gia có bờ biển dài, hải phận rộng lớn nhờ sự linh hoạt và uy lực của hệ thống này.

Một tổ hợp chiến đấu Bastion-P gồm có các xe chỉ huy, bảo đảm chiến đấu và quan trọng nhất là xe bệ phóng, lắp trên khung gầm 8 bánh lốp, với 2 ống phóng tên lửa chống hạm.

Nhờ đó, Bastion-P có thể triển khai ở bất kỳ nơi nào trong lãnh thổ, để trong 5 phút là sẵn sàng phóng loại tên lửa có sức mạnh ghê gớm Yakhont, tiêu diệt các mục tiêu đe dọa an ninh từ phía biển.

Cái tên Yakhont (“Hồng ngọc”, biến thể xuất khẩu của tên lửa Onyx, “Bạch ngọc”) gợi lên vẻ đẹp danh giá nhưng đây sẽ là một vẻ đẹp ghê gớm. Bởi loại tên lửa này nặng tới 3 tấn, có thể mang đầu đạn nặng 200-250 kg.

Dù nặng nhưng nhờ động cơ phản lực dòng thẳng sử dụng nhiên liệu lỏng, Yakhont có thể đạt tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn bay, (tối đa là Mach 2,6), tạo nên uy lực công phá rất mạnh mẽ, đủ sức vô hiệu hóa mọi loại tàu chiến đang có mặt trên khắp các đại dương.

Trong một cuộc thử nghiệm, tên lửa Yakhont thể hiện khả năng tấn công chính xác của mình khi bắn trúng mục tiêu cỡ một tấm bảng đen trong lớp học. Vì vậy, giới chuyên gia quân sự đánh giá: Yakhont khiến Mỹ và đồng minh phải “dựng tóc gáy” (>> chi tiết), đẩy lùi các vũ khí tương đương của NATO xuống phía sau trong cuộc đua của các tên lửa chống hạm.

Chiến thuật thông minh

Là tên lửa chiến thuật, chiến dịch thế hệ 4, được phát triển từ cuối những năm 197, đầu những năm 1980, Yakhont được lập trình để có quỹ đạo bay phức tạp. Sau khi cất cánh, tên lửa sẽ bay cao nhằm tiết kiệm nhiên liệu (tối đa 15km).

Lúc tới gần mục tiêu, tên lửa sẽ hạ độ cao cách mực nước biển chừng 5-15m, trước khi lao vào tàu chiến đối phương và thực hiện sứ mệnh hủy diệt. Cùng với lớp vỏ đặc biệt hấp thụ sóng radar, chế độ bay này của Yakhont nhằm giảm thiểu tối đa khả năng đánh chặn của đối phương.




Minh họa chiến thuật phòng thủ bờ biển sử dụng hệ thống Bastion-P.

Tuy nhiên, để đảm bảo hoành thành nhiệm vụ với xác suất 100%, những người điều khiển Bastion-P thường sử dụng chiến thuật “bầy sói”. Khi đó, có ít nhất 3 quả tên lửa Yakhont được phóng đi, một quả sẽ bay cao, bật radar chủ động dẫn đường cho 2 quả còn lại hạ gục mục tiêu.

Không chỉ vậy, loại tên lửa này có khả năng độc lập phân cấp mức độ nguy hiểm và lựa chọn mục tiêu dựa vào dữ liệu chiến đấu rất phong phú, có thể nhận dạng tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu đổ bộ tới tàu vận tải...

Trong trường hợp đối phó với biên đội tàu chiến, sau khi tiêu diệt mục tiêu chính, những tên lửa còn lại sẽ tự động tiến công những mục tiêu khác, không để xảy ra tình trạng 2 tên lửa tấn công 1 mục tiêu cùng lúc. Do đó, khi tác chiếnm kíp chiến đấu của Bastion-P chỉ cần “bắn và quên”.

Nới rộng tầm bảo vệ

Theo tính năng kỹ chiến thuật mà nhà sản xuất công bố, hệ thống Bastion-P có tầm bắn ngoài đường chân trời, (300km, khoảng 162 hải lý). Tuy nhiên, Yakhont là một tên lửa rất linh hoạt, có nhiều biến thể cho phép triển khai trên nhiều phương tiện mang khác ngoài bệ phóng trên đất liền.

Từ lâu, Yakhont đã được thử nghiệm thành công khi phóng đi từ các tiêm kích Su-27 và “hậu duệ” là Su-30. Tháng 4/2011, Indonesia đã phóng thử thành công Yakhont từ các tàu chiến ở vịnh Zond.



Tên lửa chống hạm Yakhont có thể phóng đi từ tiêm kích đa năng Su-27/30.

Tới đây, Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa Brahmos (biến thể nội địa của Yakhont ở Ấn Độ) từ tàu ngầm vào cuối năm 2011. Do đó, nước nào sở hữu Bastion-P và Yakhont hoàn toàn có khả năng nới tầm bảo vệ hải phận của mình dựa vào các phương tiện mang.

Đặc biệt, trong trường hợp, sử dụng Su-30MK2 để mang phóng, tầm xa 300km của Yakhont hầu như không có ý nghĩa với tầm hoạt động lên tới 3.000km (1.620 hải lý) của loại tiêm kích đa năng được thiết kế để chiến đấu trên biển này.

Triển vọng trong tương lai

Từ lúc được sản xuất tới nay, tuy chưa tham chiến nhưng Yakhont và Bastion-P vẫn dành được sự tín nhiệm cao từ các bạn hàng của Nga. Có thể nói không ngoa, đây là một trong những hệ thống phòng thủ bờ biển “đắt khách” nhất thế giới.

Một loạt quốc gia đã và đang ký hợp đồng để sở hữu tên lửa và hệ thống phòng thủ bờ biển này gồm Ấn Độ, Syria, Venezula, Indonesia… Trong đó, Ấn Độ và Nga đã hợp tác phát triển biến thể của Yakhont là Brahmos (tên ghép của 2 con sông Brahmaputra và Moskva).



Trong tương lai, tên lửa Brahmos II, biến thể phát triển từ nguyên mẫu Brahmos (ảnh) sẽ có tốc độ ghê gớm hơn nữa.

Đẩy mạnh ưu điểm của Yakhont/Brahmos, Ấn Độ tìm cách nâng tốc độ tên lửa Brahmos II lên tới Mach 5, tốc độ chóng mặt trong thế giới của các tên lửa chống hạm. Còn hợp đồng với Syria liên tục bị Israel chỉ trích do lo ngại sự xuất hiện của tên lửa Yakhont sẽ làm cán cân quân sự trong khu vực.

Với các quốc gia phải đối mặt với các mối đe dọa từ hướng biển, hệ thống Bastion-P và tên lửa Yakhont là giải pháp hiệu quả, giúp giảm gánh nặng chi phí đầu từ phát triển các hạm đội tàu ngầm và tàu mặt nước. Hiện Nga đang có kế hoạch triển khai Bastion-P cùng với nhiều vũ khí hiện đại ở Kuril, quần đảo mà Nhật Bản tranh chấp với nước này.

Là nước đầu tiên sở hữu Bastion-P ở Đông Nam Á, Việt Nam có thể yên tâm giữ cho hải phận “sóng yên, biển lặng”. Nếu kế hoạch sản xuất Yakhont với sự trợ giúp của Nga tiến triển, tiềm lực phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ trở nên đáng gờm trong khu vực.

Xe bệ phóng của Bastion-P có thể đạt vận tốc tối đa 80 km/h, với dự trữ hành trình 1.000km; Thời gian độc lập trực chiến 24 giờ, nếu có thêm xe đảm bảo có thể kéo dài lên tới 30 ngày; Cơ số đạn tối đa của 1 hệ thống 36 quả, nhịp phóng 2-5 giây/quả;

Tên lửa Yakhont có chiều dài 8,9m, chiều rộng 0,9 m, trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7m; tên lửa còn có 4 cánh đuôi giúp chuyển động linh hoạt khi đang bay.
[BDV news]

>> Trung Quốc phát triển hệ thống chỉ huy tác chiến không gian



Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển Hệ thống Chỉ huy tác chiến không gian thông qua hệ thống C4ISR.

C4ISR là hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc tình báo và trinh sát.

Hệ thống này có khả năng phòng thủ trước sự tấn công trong tác chiến điện tử, đồng thời có đủ khả năng chi viện trực tiếp, duy trì hiện đại hóa hệ thống vũ khí và các loại tên lửa của Quân đội Trung Quốc.

Hệ thống này có 3 ưu điểm nổi bật:

Một là, được trang bị loại máy bay cảnh báo đường không thế hệ mới. Hiện Quân đội Trung Quốc đã trang bị máy bay cảnh báo đường không thế hệ mới cho hệ thống C4ISR.

Hai là, kết hợp với tuyến cáp quang hiện đại sẽ duy trì được an ninh thông tin liên lạc ở tốc độ cao. Hệ thống này có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của hệ thống C4ISR trong Quân đội Trung Quốc.

Do hệ thống cáp quang được đặt sâu dưới lòng đất, nên cùng lúc có thể chuyển tải các tín hiệu và cung cấp các dải tần băng thông rộng cho Quân đội Trung Quốc theo yêu cầu nhiệm vụ, góp phần tăng cường khả năng tác chiến, đối phó kịp thời với các thủ đoạn gây nhiễu điện tử.

Ba là, C4ISR sẽ nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng tên lửa tiến công của Trung Quốc.


Mô phỏng hệ thống chỉ huy tác chiến không gian.


Hiện Quân đội Trung Quốc đã có khả năng sử dụng thành thạo hệ thống mạng cáp quang dưới lòng đất kết hợp với máy tản xạ được bố trí trên tầng đối lưu để chi viện cho hoạt động tác chiến của tên lửa phòng không.

Tuy nhiên, dù phạm vi trinh sát của hệ thống radar này rất rộng, nhưng lại chịu sự tác động rất lớn của điều kiện khí hậu.

Vì vây, lực lượng tên lửa Trung Quốc rất cần sự chi viện của hệ thống thông tin điện tử từ máy tản xạ trên tầng đối lưu, để định vị chính xác mục tiêu cần tiêu diệt; khả năng tác chiến điện tử của Quân đội Tung Quốc sẽ được nâng lên một tầm cao mới.


[BDV news]



Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> Venezuela phòng bị khi nằm trong ‘tầm ngắm’ của Mỹ?



Venezuela đang đứng trước nguy cơ trở thành nạn nhân tiếp theo của “cuộc viễn chinh” toàn cầu do Mỹ tiến hành nhằm kiểm soát các khu vực khai thác dầu mỏ và khí đốt chủ chốt.

Các dự báo về tình hình biến đổi khí hậu hiện nay đang đặt Mỹ và phương Tây trước nguy cơ phải hứng chịu những mùa đông khắc nghiệt và lạnh lẽo, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Mỹ và các đồng minh ngày càng lớn.

Hơn nữa, lượng chất đốt hidrocacbon của Venezuela thậm chí ngay cả trong trường hợp khai thác với cường độ lớn vẫn đủ cho nhu cầu sử dụng từ 100-150 năm nữa. Chính vì vậy, Washington cần một “chế độ dễ chịu” hơn từ Caracas.

Tổng thống Hugo Chavez luôn có tư tưởng chống đối các tập đoàn đa quốc gia phương Tây. Trong giai đoạn 2007-2008, Venezuela đã quốc hữu hoá ngành dầu khí, luyện kim đen, công nghiệp xi măng và truyền thông di động.

Trong lĩnh vực quốc phòng, Venezuela lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị quân sự chủ yếu của Nga và Trung Quốc. Trong khi vai trò của vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế, Caracas đang tìm kiếm sự ủng hộ của Nga.

Năm 2009, Venezuela đã cho phép các doanh nghiệp của Nga khai thác khí đốt và xây dựng đường ống dẫn khí tại nước mình.



Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đang nằm trong "tầm ngắm" của Mỹ


Venezuela là một trong những quốc gia có thái độ đối đầu với Mỹ. Nước này cáo buộc Mỹ vi phạm dân chủ tự do, coi các nhà lãnh đạo các nước thuộc thế giới thứ 3 như anh em Castro (Cuba), Ahmadinejad (Iran), Gaddafi (Libya), Asaad (Syria) là những người bạn, thường xuyên chỉ trích chính sách của Mỹ.

Venezuela đang tăng cường hiện đại hoá quân đội. Theo Trung tâm mua bán vũ khí quốc tế TSAMTO, trong những năm gần đây Venezuela đã nhập khẩu của Nga nhiều loại vũ khí (24 máy bay tiêm kích Su-30, 38 trực thăng Mi-17V5, 3 Mi-26T2, 10 Mi-35M2, 100.000 súng Kalashnikov và 5.000 súng trường Dragunov) với tổng giá trị lên tới 5 tỷ USD.

Vào năm 2009, Nga đã cấp cho Venezuela khoản tín dụng trị giá 2,2 tỷ USD để mua vũ khí của Nga (92 xe tăng cớ sở T-72 và các hệ thống pháo phản lực bắn loạt Smerch). Ngoài ra, Venezuela còn mua các loại vũ khí khác: 240 xe chiến đấu bộ binh BMP-3 và xe bọc thép chở quân BTR-80A, các sở chỉ huy – quan sát đa năng 1V152, hệ thống súng cối - pháo tự hành Nona-SVK, súng cối tự hành Sani, bệ pháo phòng không Zu-23-2, xe vận tải Ural-43206 và Ural-4320. Tại Venezuela đã triển khai xây dựng nhà máy sản xuất súng trường tiến công tự động AK và nhà máy sửa chữa bảo dưỡng trực thăng.của Nga.

Năm 2010, khoản tín dụng của Nga cung cấp cho Venezuela tăng đến 4 tỷ USD. Theo lời Thủ tướng Nga V. Putin, tổng giá trị khoản tín dụng mà Nga cung cấp cho Venezuela có thể tăng lên đến 5 tỷ USD. Theo số liệu của báo La Vanguardia (Tây Ban Nha) ra ngày 15/4/2011, con số này tăng đến 11 tỷ USD.

Tổng thống Hugo Chavez tuyên bố rằng, Venezuela cần 600 xe tăng chủ lực và các hệ thống phòng không. Tháng 9/2009, ông Hugo Chevez đã tuyên bố xây dựng hệ thống phòng không tích hợp các hệ thống phòng không tầm ngắn, tầm trung và tầm xa của Nga. Nga đã cung cấp cho Venezuela các tổ hợp Tor-M1, 1.800 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla-S.

Hiện nay, Venezuela đang tiến hành đàm phán với Nga để mua lô hàng Su-35, trực thăng Mi-28N, các tổ hợp bảo vệ bờ biển cơ động, thuỷ phi cơ Be-200, các máy bay tuần tiễu hải quân trên cơ sở IL-114, tàu tuần tiễu dự án 14310 “Mirage”, tàu đổ bộ đệm khí dự án 12061 “Murena-E”, tàu ngầm phi nguyên tử động cơ điện-diezel, trực thăng huấn luyện “Ansat”. Ngoài ra, Nga còn đang đào tạo 45 quân nhân cho Venezuela tại Viện Kỹ thuật Tăng Thiết giáp Omsk.

Dường như Tổng thống Hugo Chavez đang thực hiện chính sách có tính chân lý: “Muốn hoà bình thì phải chuẩn bị cho chiến tranh”.
[BDV news]



>> LCS USS Independence được Mỹ triển khai tới Châu Á



Nhằm duy trì sự hiển diện lâu dài tại châu Á-Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc sẽ triển khai đến khu vực này loại tàu tuần duyên LCS mới, cùng với một số vũ khí công nghệ cao.

Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-la 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết, quân đội Mỹ sẽ duy trì sự hiển diện mạnh mẽ và lâu dài trên khắp châu Á-Thái Bình Dương.

Lầu Năm Góc sẽ triển khai đến khu vực này các hệ thống vũ khí công nghệ cao để bảo vệ các đồng minh và lợi ích cốt lõi của Mỹ cũng như đảm bảo tự do và an ninh hàng hải trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Washington cam kết, sự hiện diện của Mỹ tại đây không hề giảm sút như nhiều người vẫn nghĩ, quân đội Mỹ sẽ mở rộng hợp tác và chia sẽ các căn cứ với Autralia tại Ấn Độ Dương.

Theo đó, trong thời gian tới Lầu Năm Góc sẽ triển khai đến Singapore loại tàu tuần duyên LCS mới.



Tàu tuần duyên LCS USS Independence trông rất hầm hố.?


Chiến hạm loại LCS được thiết kế để hoạt động tại các vùng biển nông xung quanh Singapore, một đồng minh thân cận của Mỹ tại ASEAN. Khu vực có tuyến đường biển thương mại bận rộn nhất thế giới.

Trước mắt, Lầu Năm Góc dự định sẽ triển khai đến Singapore 1 hoặc 2 tàu LCS, nhằm đánh giá hoạt động cũng như tăng cường sự hợp tác với hải quân các nước trong khu vực thông qua các cuộc tập trận và huấn luyện thủy thủ.

Ngoài việc triển khai hoạt động tàu tuần duyên thế hệ mới đến châu Á, Bộ trưởng Gates còn nhấn mạnh, Lầu Năm Góc sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các loại máy bay trinh sát không người lái mới, cùng với các tàu chiến mới, hệ thống vũ khí không gian và các biện pháp đối phó với an ninh mạng.

Các hệ thống vũ khí công nghệ cao này sẽ tiếp tục được triển khai đến châu Á nhằm xây dựng và tăng cường năng lực phòng thủ hợp nhất liên quốc gia, đảm bảo an ninh, chủ quyền, tự do hàng hải của Mỹ cùng với các đồng minh và đối tác trong khu vực.



LCS có khả năng hoạt động như một tàu đổ bộ trực thăng mini.


Việc triển khai tàu tuần duyên cao tốc thế hệ mới LCS đến châu Á sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra và ứng phó trước các nguy cơ đối với an ninh hàng hải của Mỹ cũng như các nước đồng minh trong khu vực. Nếu không muốn nói thẳng ra là việc triển khai tàu tuần duyên LCS, cùng với hàng loạt các hệ thống vũ khí công nghệ cao là để đối phó với những thách thức mới đến từ Hải quân Trung Quốc.

LCS Littoral Combat Ship, tàu tấn công khu vực duyên hải, là một loại tàu chiến được thiết kế đặc biệt để hoạt động tại các vùng biển nông.

LCS được thiết kế với khả năng tàng hình tối ưu, trang bị hỏa lực mạnh. Đây là một biện pháp để đối phó trước các cuộc tấn công, xâm nhập theo kiểu tác chiến phi đối xứng, cũng như các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực duyên hải gần bờ.

So với tiêu chuẩn của các tàu khu trục mang tên lửa điều khiển, LCS có thiết kế nhỏ hơn, tuy nhiên đuôi tàu được thiết kế với sàn đáp và nhà chứa khá lớn cho 2 trực thăng SH-60 Seahawk hoạt động.

Đuôi tàu được thiết như một hệ thống đổ bộ mini với khả năng mang theo 4 xe chiến đấu bọc thép Stryker , hoặc xe chiến đấu bộ binh Humvee. Một hệ thống đường nối kiểu roll-on/roll-off cho phép nhanh chóng triển khai các xe chiến đấu bộ binh cho nhiệm vụ đổ bộ nhẹ.

Hệ thống vũ khí trên tàu chủ yếu cho nhiệm vụ đảm bảo an ninh ven biển, pháo hạm Mk-110 57mm, 4 súng máy caliber 50 (2 đặt phía trước, 2 đặt phía sau), 2 pháo Mk44 30mm, hệ thống phòng thủ tên lửa Evolved SeaRam được bố trí phía trên nhà chứa máy bay.

Với thiết kế 3 thân độc đáo, LCS có thể đạt tốc độ tối đa hơn 44 hải lý/giờ, tầm hoạt động 10.000 hải lý.

LCS được trang bị hệ thống điện tử hàng hải rất hiện đại, radar tìm kiếm mục tiêu 3D Sea GiRaffe, radar dẫn đường hàng hải BridgeMaster E, cảm biến chỉ thị mục tiêu quang-điện tử AN/KAX-2, hệ thống chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR.

Đặc biệt, trung tâm của LCS là hệ thống quản lý thông tin chiến đấu tích hợp ICMS được thiết kế bởi Northrop Grumman, hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp ES-3601. 4 hệ thống phóng mồi bẫy hồng ngoại Mark 36 SRBOC, hệ thống phóng mồi bẫy radar Nulka.


[BDV news]


>>Trung Quốc cấp 8 máy bay vận tải quân sự cho Venezuela



Trung Quốc đã đồng ý cung cấp cho Venezuela 8 máy bay vận tải quân sự hạng trung Y-8C (Yun8C – tương tự An-12).

Công ty sản xuất máy bay Thiểm Tây thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) đã ký hợp đồng với Tập đoàn xuất-nhập khẩu CATIC (Trung Quốc) cung cấp cho Venezuela 8 máy bay vận tải quân sự hạng trung Y-8C.

Hiện nay, tổng giá trị hợp đồng vẫn chưa được công bố. Theo các điều kiện của hợp đồng, Công ty sản xuất máy bay Thiểm Tây sẽ chuyển giao máy bay cho bên đặt hàng vào năm 2012.

Theo yêu cầu của bên đặt hàng, nhà sản xuất cần thay đổi thiết bị điện trên máy bay và vị trí bố trí bảng điều khiển để nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống tải.

Ngoài ra, nhà sản xuất bắt đầu cải tiến hàng loạt các hệ thống của máy bay, bao gồm cả thiết bị kiểm soát các tham số môi trường xung quanh, hệ thống tạo oxy, dây dẫn điện và hệ thống chiếu sáng.

Hợp đồng này kéo dài gần 2 năm. Ban đầu, Venezuela dự định mua từ 10-12 chiếc Y-8 với ý định bổ sung cho các máy bay vận tải quân sự C-130H Hercules vì Mỹ không cung cấp phụ tùng.



Máy bay vận tải quân sự Y-8 của Trung Quốc. Ảnh airliners.net


CATIC dự định tăng số lượng các nhà đặt hàng và ký các hợp đồng mới cung cấp Y-8, trong đó tập trung vào khu vực châu Mỹ La tinh.

Như vậy, Venezuela đã trở thành nhà đặt hàng máy bay vận tải quân sự Y-8 sau Sri-Lanka, Sudan, Mianma, Ai Cập, Tanzania và hàng loạt các quốc gia khác. Cho đến thời điểm này, Trung Quốc đã bán cho các nhà đặt hàng nước ngoài 25 chiếc Y-8, trong đó 13 chiếc đã được chuyển giao.

Máy bay vận tải quân sự Y-8 có thể chở được 96 người hoặc mang tải nặng 20 tấn. Nó được trang bị 4 động cơ tuabin cánh quạt, có thể tuần tiễu với vận tốc đến 670km/h, cự ly bay 5.615km.

Từ năm 2005, Không quân Venezuela đã mua 18 máy bay huấn luyện chiến đấu K-8W và 10 trạm radar phát hiện tầm xa cơ động (7 JYL-1 và 3 JY-11B) của Trung Quốc. Ngoài ra, nước này còn đang xem xét khả năng mua các máy bay tiêm kích J-10 và 7 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu K-8W bổ sung.


[BDV news]


>> 3 bước phát triển của Không quân Indonesia



Tại Triển lãm Indo Defense, Trung tướng Không quân Indonesia Asrena hé lộ với báo giới kế hoạch 3 bước phát triển Không quân của nước này.

Theo đó, kế hoạch này được chia làm 3 giai đoạn (2010-2014, 2015-2019 và 2020-2024).

Trong tương lai gần (từ nay đến năm 2014), nhiệm vụ chủ yếu của không quân Indonesia là tập trung vào việc huấn luyện và sử dụng thành thạo tất cả các loại máy bay đang có trong biên chế.

Máy bay tiêm kích F-5 vẫn sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ trong biên chế tác chiến cho đến năm 2018, sau đó sẽ được thay thế bằng các loại máy bay tiêm kích mới.

Trung tướng Asrena cho biết, hiện nay có một vài quốc gia cạnh tranh đấu thầu cung cấp máy bay tiêm kích cho Không quân Indonesia như Trung Quốc (JF-17), Thụy Điển (Saab JAS-39) và Nga (Su-35) nhưng Indonesia chưa xác định chọn nhà thầu nào vì còn phải căn cứ vào khả năng tài chính của đất nước vào thời điểm đó.



Máy bay tiêm kích F-5 vẫn sẽ tiếp tục phục vụ trong biên chế tác chiến của Không quân Indonesia đến năm 2018

Tham gia triển lãm vũ khí IndoDefense, ngoài trung tướng Asrena, còn có Nguyên soái Eris Haryanto. Ông này tuyên bố, trong thời gian tới, Không quân Indonesia sẽ nhập khẩu khoảng 6-8 chiếc máy bay tiêm kích Sukhoi, nhưng ông không cho biết thời điểm cụ thể cũng như dòng Su nào sẽ được chọn. Tháng 9/2010, Không quân Indonesia đã tiếp nhận 3 máy bay tiêm kích Su-30MK2.

Nguồn tin giấu tên từ Không quân Indonesia cho biết, theo thoả thuận khung của Nga và Indonesia, Indonesia sẽ nhận 3 máy bay tiêm kích Su-30MK2 và Su-27SKM vào năm 2009 và 2010.

Vào năm 2003, Indonesia đã ký hợp đồng mua 2 máy bay tiêm kích Su-27SK và 2 chiếc Su-30MKK của Nga (thực tế, những chiếc máy bay này cũng được xuất khẩu sang Trung Quốc).


Máy bay tiêm kích Su-30MK của Không quân Indonesia

Biến thể Su-27SKM mà Indonesia nhận vào tháng 9/2010 khác với các phiên bản khác ở chỗ Su-27SKM được thiết kế để có thể tiến công một cách chính xác vào các mục tiêu mặt đất.

Không quân Indonesia cũng đã mua tên lửa X-29T mang hệ thống dẫn đường hiện đại để sử dụng chủ yếu trên máy bay tiêm kích Su-27SKM. Tuy nhiên, đến nay, loại tên lửa này vẫn chưa một lần được đưa ra thử nghiệm. Trong số 10 chiếc Su của Không Quân Indonesia thì 8 chiếc có thể tiếp nhiên liệu từ trên không.

Indonesia sẽ không mua máy bay tiếp dầu từ trên không chuyên dụng IL-78 của Nga bởi hiện nay nước này sở hữu máy bay tiếp dầu trên không cải tiến KC-130 có khả năng tiếp nhiên liệu cho cả máy bay tiêm kích dòng Sukhoi.

Theo nguồn tin từ Không quân Indonesia, 2 chiếc Su-27 sẽ được hiện đại hóa đến chuẩn Su-27SKM, nhưng kế hoạch này chưa được xem xét. Su-27SK với vai trò là máy bay huấn luyện tác chiến, hoàn toàn đáp ứng mọi yêu cầu của không quân dù sau mỗi đợt huấn luyện, Su-27 phải được bảo dưỡng.

Ở các giai đoạn tiếp theo (2015-2019 và 2020-2024), Không quân Indonesia sẽ tập trung vào việc mua máy bay tiêm kích 2 động cơ, và công ty Sukhoi là công ty sáng giá nhất.

Theo thông báo, trong hợp đồng mua máy bay tiêm kích Su từ năm 2003, Indonesia chỉ mua máy bay mà không mua các hệ thống vũ khí. Máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Indonesia chỉ có tên lửa “không đối không” tầm ngắn và tên lửa Kh-29T.

Ở tất cả các bức ảnh chụp được về máy bay Su-27SKM và Su-30MKK/MK2 chỉ thấy có mỗi Su-27SKM là có giá treo bom không điều khiển, còn Su-30MKK/MK2 không có. Tất cả các loại máy bay tiêm kích của Không quân Indonesia đều thuộc biên chế của phi đội bay số 11.




Không quân Indonesia đã nhận 3 chiếc trực thăng tấn công Mi-35P của Nga


Không chỉ quan tâm đến máy bay tiêm kích, hiện nay, Indonesia còn là nhà đặt hàng trực thăng tấn công Mi-35P của Nga.

Cho đến thời điểm này, Indonesia đã nhận được 3 Mi-35P. Bên cạnh việc mua mới, Indonesia cũng đang xem xét và tính đến khả năng tự nghiên cứu và chế tạo máy bay trực thăng tấn công cho riêng mình.

Một trong số các mô hình máy bay trực thăng tấn công tự chế của Indonesia đã được “trình làng” tại triển lãm Indo Defense. Tuy nhiên, đây mới chỉ dừng lại ở mô hình chứ trên thực tế vẫn chưa có biến thể nào được chế tạo.


[BDV news]


>> Bộ đôi 'kình ngư' trên biển Đông



Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.

Hải quân các nước ASEAN:

Trong nỗ lực hiện đại hóa phương tiện khí tài của Hải quân Nhân dân Việt Nam, khinh hạm Gepard 3.9 và tàu ngầm điện – diesel lớp Kilo được coi là xương sống của lực lượng tuần tra vào thời điểm hiện tại và tương lai gần. Bài viết ở kỳ sau sẽ giúp độc giả tìm hiểu sức mạnh của “bộ đôi” này.

Khinh hạm đa năng Gepard 3.9

Có kích thước khiêm tốn so với nhiều tàu chiến hiện đại trong khu vực, Gepard 3.9 được xếp vào lớp các khinh hạm. Thế nhưng chiến hạm này có khả năng tàng hình, tốc độ cao, hỏa lực tấn công và phòng thủ mạnh.

Được thiết kế tại Viện Thiết kế Zelenodolsk (tức Viện TsKB-340) và chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Gorky, CH Tatarstan, Liên bang Nga, Gepard 3.9 có thể đảm đương các nhiệm vụ tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực và săn tìm các mục tiêu như tàu nổi, tàu ngầm, máy bay…

Trong đó, nổi bật nhất là hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E với sức mạnh hủy diệt nằm ở tên lửa 3M24E (Kh-35E) mang đầu đạn nặng 145kg. Sử dụng hệ dẫn quán tính cho giai đoạn bay giữa và radar chủ động ở giai đoạn cuối, “cú đấm” của Uran-E có độ chính xác cao và sức mạnh đáng kể đối với các mục tiêu tàu nổi trong cự ly 130km (70 hải lý).


Chiến hạm Gepard 3.9
Chiến hạm Gepard 3.9, "con báo" trên biển khơi.

Để phòng thủ, Gepard 3.9 sử dụng 2 “lá chắn” tầm ngắn và tầm gần, đó là tổ hợp phòng không Palma (gồm tên lửa Sosna-R và pháo tự động 6 nòng AO-18KD/6K30GSh) và pháo cao tốc AK-630. Với 8 tên lửa Sosna-R có tốc độ siêu vượt âm (Mach 5), dẫn bằng laser, Palma sẽ hạ gục các mối nguy hiểm đến từ trên không xuất hiện trong cự ly 8km như tên lửa diệt hạm, máy bay, bom có điều khiển...

Nếu các tên lửa Sosna-R chưa triệt hạ hết mục tiêu, các pháo cao tốc sẽ phun ra từ họng súng “lưỡi lửa” dài cả mét với tốc độ bắn chóng mặt 10.000 phát/phút (AO-18KD/6K30GSh) hoặc 6.000 phát/phút (AK-630) để triệt hạ mục tiêu.

Ngoài ra, hệ thống vũ khí của Gepard 3.9 còn có pháo hạm đa năng AK-176M (cỡ nòng 76,2mm) có thể tấn công các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp; hệ thống rải lôi phía đuôi tàu và đặc biệt là trực thăng chống ngầm Kamov trực chiến ở bãi đáp phía sau tàu.

Nét đặc sắc trong thiết kế của Gepard 3.9 là ứng dụng công nghệ tàng hình, do đó giảm độ bộc lộ radar khiến tàu khó bị phát hiện. Thêm vào đó, là khinh hạm có tốc độ di chuyển nhanh (28 hải lý/giờ). Khi tuần tiễu trên biển, Gepard 3.9 giống như con báo đi săn, nhẹ nhàng tiếp cận mục tiêu và ra đòn hạ gục “con mồi”.

“Sát thủ vô hình” Kilo

Nếu như Gepard 3.9 đại diện cho lực lượng tuần tra mặt nước thì tàu ngầm lớp Kilo là bạn đồng hành, thực hiện các nhiệm vụ dưới mặt biển.

Biệt danh “sát thủ vô hình” của tàu ngầm lớp Kilo đến từ độ ồn thấp khi hoạt động. Điều này có được do nhà sản xuất bọc vỏ tàu bằng các tấm lợp anechoic, có khả năng dội lại và làm biến dạng tín hiệu của các sonar chuyên dò âm thanh tàu ngầm. Do đó, làm giảm tối đa khoảng cách bị phát hiện, ngay cả với các sonar thụ động.

Được Cục thiết kế hải quân Rubin, St Peterburg thiết kế, tàu ngầm Kilo đầu tiên bắt đầu phục vụ từ những năm 1980, trong vai trò trinh sát, tuần tiễu, tác chiến chống các tàu mặt nước và tàu ngầm đối phương.

Tàu ngầm này được thiết kế thành 6 khoang kín nước được ngăn cách với nhau bằng các vách ngăn nằm ngang trong một thân tàu hai lớp. Thiết kế này cho phép tăng khả năng sống sót của tàu lên rất nhiều, nó vẫn có khả năng hoạt động bình thường khi bị bắn thủng một vài khoang.



Người Mỹ gọi Kilo là "hố đen" trên biển khơi, nhưng tàu ngầm tiến công này được biết nhiều hơn với tên gọi "sát thủ vô hình".


Sức mạnh của tàu ngầm Kilo nằm ở 6 ống phóng lôi cỡ 533 mm bố trí phía trước mũi tàu. Tàu có thể mang tổng cộng 18 ngư lôi, gồm: 6 quả trong ống phóng và 12 quả ở cơ cấu nạp. Ngư lôi được điều khiển bằng máy tính, có xác suất bắn trúng đích rất cao. Với hệ thống kiểm soát bắn hiện đại, chỉ mất 2 phút là tàu ngầm Kilo có thể phóng lượt thứ nhất và sau 5 phút thì có thể phóng lượt ngư lôi thứ hai. Ngoài ra, ống phóng lôi có thể được dùng để rải lôi với cơ số lên tới 24 quả.

Vũ khí đáng sợ hơn cả của Kilo là tên lửa Club-S, có thể dễ dàng tiêu diệt các tàu chiến khác ở khoảng cách lên tới 220 km bằng đầu nổ 450 kg.

Có nhiệm vụ chính là đối phó với các mục tiêu nổi và ngầm trên biển nhưng tàu ngầm Kilo vẫn được trang bị hệ thống vũ khí phòng không mạnh, đó là tên lửa Strela-3 hoặc Igla. Đây là các tên lửa phòng không sử dụng đầu tự dẫn hồng ngoại có tầm bắn xa, 6 km với Strela-3 và 5km với Igla.

Để “nhìn thấy” các mục tiêu của đối phương, tàu ngầm Kilo được trang bị sonar MGK-400EM phát hiện các sóng âm phản xạ lại từ các tàu nổi và tàu ngầm với khoảng cách rất xa cùng với các thiết bị đối kháng điện tử, cảnh báo radar và định vị… Một khả năng đặc biệt nữa của Kilo là có thể hoạt động liên tục 45 ngày dưới biển nhờ 120 bộ ắc quy.

Đến nay, Kilo đã được Nga xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria, Iran, Ba Lan, Romania… Tuy nhiên, các tàu ngầm này thường đóng theo projekt 877EKM kiểu cũ. Ở thời điểm hiện tại, các đối tác mới của Nga được chuyển giao tàu ngầm Kilo đóng theo thiết kế của projekt 636 với nhiều ưu điểm nổi trội như thân rộng hơn, động cơ công suất lớn hơn, tốc độ vòng quay chân vịt cao hơn, khả năng tàng hình tốt hơn…

Tính năng kỹ chiến thuật của Gepard 3.9:

Chiều dài: 102,2m, chiều rộng: 13,1m, lượng giãn nước: 2.100 tấn, mớn nước: 3,8m;
Tốc độ tối đa: 28 hải lý/h; Hành trình tối đa 5.000 hải lý (với tốc độ 10 hải lý/h); Thời gian độc lập: 20 ngày đêm;

Tính năng kỹ chiến thuật của Kilo:

Chiều dài: 73,8m, chiều rộng: 9,9m, lượng giãn nước: 2.350 tấn; Lặn sâu tối đa: 300m;
Tốc độ chạy nổi tối đa 25 hải lý/h; Tốc độ chạy ngầm tối đa: 12 hải lý/h;
Hành trình chạy nổi tối đa: 12.000km với tốc độ 7 hải lý/giờ với ống thông hơi;
Hành trình chạy ngầm tối đa 640km với tốc độ 3 hải lý/h;
[BDV news]


>> Chiến hạm Trung Quốc phải nâng cấp trước thời hạn



Hải quân Hoàng gia Thái Lan buộc phải nâng cấp 2 tàu khu trục lớp Naresuan, biến thể xuất khẩu của Type-053H2 (Trung Quốc) dù thời gian sử dụng chưa được bao lâu.

Thái Lan đã thông qua việc nâng cấp các tàu khu trục lớp Naresuan với hệ thống dữ liệu chiến đấu và điều khiển hỏa lực tiên tiến.

Hợp đồng nâng cấp 2 tàu khu trục lớp Naresuan đã được ký kết giữa Hải quân Hoàng gia Thái Lan và Tập đoàn Saab của Thụy Điển. Tổng giá trị hợp đồng nâng cấp 2 tàu khu trục lớp Naresuan khoảng 7,3 triệu USD.

Theo đó, hai tàu khu trục lớp Naresuan sẽ được trang bị hệ thống dữ liệu chiến đấu 9LV Mk4 và hệ thống điều khiển hỏa lực CEROS 200.

9LV Mk4 là hệ thống dữ liệu chiến đấu được thiết kế dành cho các tàu khu trục nhỏ, cung cấp khả năng nhận thức tình huống cao, phản ứng nhanh với nhiều mới đe dọa khác nhau.

Đáp ứng nhiều nhiệm vụ, với thiết kế dạng modun mở cho phép thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng.


Tàu khu trục Naresuan, thông số cơ bản: Dài 120 mét, rộng 13 mét, mớn nước 4,3 mét, tải trọng 2.900 tấn đầy tải.

9LV Mk4 được mệnh danh là hệ thống chỉ huy chiến đấu hải quân tương tự hệ thống chỉ huy chiến đấu C4I của Mỹ, có giao diện thân thiện, dễ dàng hòa nhập với nhiều lực lượng hải quân khác nhau.

Ngoài ra, các tàu khu trục lớp Naresuan được trang bị hệ thống liên kết dữ liệu giữa tàu chiến và máy bay, tương thích với máy bay chỉ huy và cảnh báo trên không Saab 340 đang có trong biên chế Không quân Thái Lan.

Ông Gunilla Fransson trưởng phòng kinh doanh các giải pháp an ninh quốc phòng của Saab cho biết: “Saab sẽ cung cấp hệ thống dữ liệu chiến đấu và hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cho phép tương thích giữa các đơn vị hải quân và không quân Thái Lan, đối phó hiệu quả với nhiều mục tiêu khác nhau”.

Hiện tại, Saab là nhà cung cấp chính cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan, từ các hệ thống riêng biệt của mình hoặc một bên thứ 3 và chịu trách nhiệm hợp nhất thành hệ thống tổng thể.

Đôi nét về tàu khu trục Naresuan

Tàu khu trục Naresuan là biến thể sửa đổi dành cho xuất khẩu của tàu khu trục nhỏ Type-053H2, hay còn gọi là F25T, được đóng tại Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc.

Tàu khu trục này được trang bị hệ thống vũ khí và động cơ của phương Tây gồm: 8 tên lửa chống hạm Harpoon; 8 ống phóng thắng đứng Mk41 cho tên lửa đối không, pháo hạm Mk45 127mm, 2 pháo phòng không 2 nòng 37mm ở đuôi tàu, ống phóng ngư lôi kép hạng nhẹ Mk32. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng chống ngầm S-70

Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang có trong biên chế 4 tàu khu trục biến thể của Type-053H2, 2 chiếc thuộc biến thể Typ-053H2, 2 chiếc thuộc biến thể sửa đổi F25T.

Hải quân Hoàng gia Thái Lan phàn nàn rất nhiều về chất lượng các tàu này. Hệ thống dây điện gặp phải nhiều vấn đề, hệ thống kiểm soát thiệt hại kém, hệ thống chữa cháy hoạt động không hiệu quả. Hệ thống dữ liệu chiến đấu và kiểm soát hỏa lực không đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, khiến các tàu này rất dễ bị tổn thương trong chiến đấu. Hải quân Hoàng gia Thái Lan hy vọng sau lần nâng cấp cấp này, khả năng tác chiến của các tàu khu trục lớp Naresuan sẽ được nâng cao đáng kể.


[BDV news]


>> Hải quân Trung Quốc với tham vọng vươn xa



Từ Somalia (châu Phi) đến vịnh Ba Tư hay eo biển Malacca, Bắc Kinh đang cố gắng tăng cường sự hiện diện của sức mạnh hải quân trên khắp thế giới.

Đây là bước đột phá khỏi truyền thống duy trì hạm đội chỉ để tuần tra duyên hải Trung Hoa.

Các tướng lĩnh Trung Quốc một mực khẳng định Hải quân Trung Quốc là lực lượng thuần túy để tự vệ, thế nhưng gần đây, lực lượng này đã được giao thêm nhiệm vụ phục cho các lợi ích hàng hải và kinh tế của Trung Quốc trên khắp thế giới.

“Với sự thay đổi chiến lược hải quân, chúng tôi đang chuyển từ phòng thủ bờ biển sang phòng thủ từ ngoài khơi xa”, phó tư lệnh Hạm đội Đông hải Trương Hoa Sâm trả lời phỏng vấn của Tân Hoa Xã.

Theo các chuyên gia, Hải quân Trung Quốc mỗi năm nhận được hơn 1/3 tổng ngân sách dành cho quân sự nước này. Điều này thể hiện rõ quyết tâm của Bắc Kinh muốn nắm quyền kiểm soát các tuyến hàng hải mang nhiều giá trị về sản xuất và tài nguyên.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn sự gia tăng sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, Đất Việt xin giới thiệu một số hình ảnh về lực lượng này, tổng hợp từ trang Foreign Policy:



Chiến hạm Châu Sơn hướng về vịnh Aden (Somalia) ngày 21/2/2011. Hạm đội hộ tống số 8 của hải quân Trung Quốc với hai hộ tống hạm tên lửa là Mã Yên Sơn và Ôn Châu có nhiệm vụ chống cướp biển Somalia, sẽ được tàu tiếp vận Vạn Đảo Hồ hỗ trợ.



Thủy thủ trên hộ tống hạm tên lửa Mã Yên Sơn tại cảng Manila (Philippines) tháng 4/2010. Các chuyên gia cho rằng những chiến dịch như thế này sẽ giúp cải thiện khả năng tác chiến từ xa của Trung Quốc.



Hàng không mẫu hạm Varyag được Trung Quốc mua lại từ Ukraine. Được đặt tên là Thi Lang và trang bị radar mảng pha và tên lửa hạm đối không. Giới quân sự Trung Điều đánh giá sự trang bị này giúp Thi Lang có khả năng tác chiến độc lập cao hơn các hàng không mẫu hạm Mỹ, vốn phụ thuộc chặt chẽ vào các hộ tống hạm mang tên lửa Aegis.




Hải quân đánh bộ Trung Quốc trong đợt tập trận chung với hải quân Nga ở Thanh Đảo năm 2005.




Tàu ngầm Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận năm 2005, Cuộc tập trận tại Thanh Đảo điều động 7.000 binh sĩ cùng nhiều tàu ngầm, tàu chiến và khu trục hạm.




Tháng 3/2010, tàu chiến Trung Quốc có mặt tại cảng Abu Dhabi (UAE), đánh dấu việc lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc cập cảng một nước Trung Đông.




Tàu ngầm Trung Quốc tham gia biểu dương lực lượng tại Thanh Đảo năm 2009, chỉ vài tuần sau một vụ va chạm với hải quân Mỹ. Trung Quốc đã cho xây một căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam. Từ đây tàu ngầm Trung Quốc có thể lặn sâu trong vòng 20 phút để có mặt tại biển Đông. Hải quân Mỹ luôn theo dõi chặt chẽ hoạt động của căn cứ bằng cách cử tàu ngầm tuần tra gần đảo Hải Nam. Dù không chính thức tuyên bố Hải quân Trung Quốc là đối thủ, nhưng hầu hết các tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất của Mỹ đã có mặt tại Thái Bình Dương.




Tàu chiến Trung Quốc đi qua cảng Hong Kong.



Đặc nhiệm biển Trung Quốc diễn tập chống khủng bố trên khu trục hạm Hải Khẩu, tháng 12/2008.



Tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc ở căn cứ Thanh Đảo. Trung Quốc đã mua nhiều tàu ngầm của Nga.



Tàu ngầm Trung Quốc tại Hong Kong, tháng 4/2004.


[BDV news]


>> M-70, giải pháp phi đối xứng đối phó tàu sân bay Mỹ



Không đủ lực phát triển các hàng không mẫu hạm, giới quân sự Liên Xô tính đến chuyện sử dụng các thủy phi cơ ném bom nhằm tạo thế cân bằng.

Ngày 15/8/1956, phòng thiết kế OKB Myasischev nhận quyết định của Hội đồng bộ trưởng yêu cầu thiết kế một loại thủy phi cơ mới vừa thực hiện nhiệm vụ trinh sát, vừa ném bom tầm xa.

Bối cảnh ra đời của yêu cầu đó là Hải quân Mỹ được trang bị khá nhiều hàng không mẫu hạm, năng lực tác chiến cũng vì thế mà mạnh lên rất nhiều.

Trái ngược lại, Liên Xô đang chật vật với các dự án tàu sân bay của mình. Vì vậy, thủy phi cơ được lựa chọn như là một giải pháp tình thế để vươn tầm tác chiến xa bờ. Đây cũng là cách để nhanh chóng cân bằng lực lượng với đội ngũ tác chiến không quân - hải quân hùng hậu của Mỹ.

Khả năng hạ cánh trên biển để tiếp nhiên liệu và vũ khí từ các tàu chiến sẽ cho phép các thủy phi cơ nhanh chóng trở lại chiến trường mà không cần phải quay về các căn cứ trên đất liền như các máy bay khác.


Thủy phi cơ trinh sát ném bom M-70.


Phòng thiết kế OKB đã cho ra đời bản thiết kế thủy phi cơ M-70, bản vẽ của M-70 là một mẫu máy bay cánh tam giác. M-70 có một cánh đuôi đứng và cánh ổn định nằm ngang ngay trên cánh đuôi đứng.

M-70 sử dụng 4 động cơ phản lực, 2 cái ở hai bên cánh đuôi đứng và 2 ở hai bên cánh chính. M-70 có trọng lượng cất cánh khoảng 200 tấn, tốc độ thiết kế khoảng từ 950-1700km/giờ, phạm vi hoạt động khoảng 6500-7500km, trần bay khoảng 18-22km.

M-70 có thể mang theo các thiết bị trinh sát ở sát cánh chính và thân máy bay cũng như bom ở trong khoang.

Nếu so với thủy phi cơ A-55/57, bản thiết kế của M-70 được cho là thực tế và gần với các cấu hình tiêu chuẩn hơn.

Tuy nhiên M-70 vẫn phải chịu chung số phận như A-55/57, dự án đã “chết yểu” trên giấy tờ. Bản vẽ của M-70 không được các quan chức quân đội thông qua.
[BDV news]


>> Ai "nói một đàng làm một nẻo"?



Việc tàu Hải giám của nhà nước Trung Quốc tấn công cắt cáp của Tàu Bình Minh 02 của PetroVietnam ngày 26/5/2011 đã làm dấy lên làn sóng phản đối của nhân dân Việt Nam. Báo chí đã góp phần để bạn đọc hiểu rõ thực chất vụ việc.



Bộ trưởng Quốc phòng TQ Lương Quang Liệt trước khi lên phát biểu tại Shangri-la 10 sáng 5/6

Đặc biệt, báo chí lần này đã giúp người dân chia sẻ được phần nào những phản ứng tích cực và cần thiết của lãnh đạo Việt Nam. (Thực ra, người dân có quyền đòi hỏi báo chí phải luôn làm được điều đó).

Luật Biển của mỗi quốc gia quy định đường cơ sở phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 82). Vùng nước nằm giữa đường cơ sở và đất liền được gọi là nội thủy. Tàu thuyền nước ngoài không được phép tự do đi lại trong vùng này.

Lãnh hải là vùng biển kéo dài từ đường cơ sở có bề ngang 12 hải lý. Trong vùng này nước chủ nhà toàn quyền nhưng tàu nước ngoài được tự do đi lại “không gây hại” mà không phải xin phép.

Vùng có bề ngang 12 hải lý kế tiếp là vùng tiếp giáp lãnh hải nơi nước chủ nhà vẫn thực thi luật pháp của mình đối với các hoạt động buôn lậu và nhập cư bất hợp pháp.

Vùng có bề ngang 200 hải lý kể từ đường cơ sở là vùng đặc quyền kinh tế. Tại đây nước chủ nhà có độc quyền về khai thác mọi tài nguyên thiên nhiên. Tàu bè nước ngoài được tự do đi lại, máy bay nước ngoài được tự do bay trên vùng trời tương ứng theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển.

Nếu hai nước ven biển có các vùng (lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải hay đặc quyền kinh tế) chồng lên nhau, thì họ phải thỏa thuận việc phân chia với nhau. Nếu có sự chồng lấn mà các bên chưa thống nhất việc phân chia và còn tranh chấp, thì vùng đó được gọi là vùng tranh chấp.

Tàu Bình Minh 02, khi bị tấn công, đang thăm dò địa chấn hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và là vùng không thể có tranh chấp.

Các nhà chức trách Trung Quốc luôn nói hữu nghị, hòa bình, xây dựng nhưng lời nói không đi đôi với việc làm. Liên quan đến vụ Trung Quốc tấn công tàu Bình Minh 02, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đổ lỗi cho phía Việt Nam một cách mập mờ “việc phía Việt Nam tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển do Trung Quốc quản lý đã làm tổn hại lợi ích và quyền quản lý của Trung Quốc...”.

Còn Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc biện bạch “quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra”. Lời biện bạch chỉ khẳng định tàu hải giám, một loại tàu quân sự trá hình, không thuộc biên chế của quân đội Trung Quốc, không hơn không kém.

Đúng như tướng Vịnh nói “Bộ trưởng Lương Quang Liệt phát biểu tại Shangri-La rất tầm cỡ, rất hòa hiếu, thiện chí. Chúng ta chờ những hành động cụ thể thể hiện thiện chí đó. Còn với một đất nước có một sự quản lý chặt chẽ như Trung Quốc, việc cấp dưới đi ngược lại ý kiến cấp trên là điều khó xảy ra.

Vụ tàu Bình Minh 02 nghiêm trọng ở chỗ trước đây Trung Quốc cũng đã đâm tàu và cắt cáp rồi, nhưng khu vực xảy ra là ở vùng ngoài 200 hải lý hoặc vùng tranh chấp. Còn đây là vào rất sâu vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Thứ hai, không phải tàu cá đâm tàu cá mà đây là tàu chấp pháp xử lý một tàu dân sự trong vùng biển Việt Nam. Thứ ba, đó là hành vi bạo lực”.

Đưa thông tin đủ và đúng là cách giúp mọi người nhìn ra ai là kẻ "nói một đàng làm một nẻo".

[BDV news]


>> Thứ trưởng bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh: Nếu xung đột không bên nào thắng



Vừa trở về từ Đối thoại Shangri-La, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, lại chuẩn bị chuyến công du Indonesia dự Hội nghị quốc phòng khu vực ASEAN vào ngày 7-6. Ông đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc trao đổi vào tối 06/6.



Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh trong buổi trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ ngày 6-6 sau khi trở về từ Đối thoại Shangri-LaẢnh: VIỆT DŨNG

- Ông nói: Tại Đối thoại Shangri-La, vấn đề biển Đông được dư luận quốc tế hết sức quan tâm.

Có hai lý do: Thứ nhất là lợi ích trên biển Đông ngày càng phát triển, can dự của các nước lớn vào đây ngày càng nhiều. Thứ hai, tuy cho rằng tình hình biển Đông về cơ bản là ổn định, các nước đều mong muốn hòa bình để phát triển, nhưng những sự kiện gần đây cho thấy biển Đông là khu vực không hề yên tĩnh.

Về phía nước ta đã mang đến Đối thoại Shangri-La thông điệp rất rõ ràng. Trước hết bày tỏ mong muốn biển Đông là khu vực hòa bình, ổn định, nhưng phải trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam giải quyết các vấn đề trên biển Đông bằng giải pháp hòa bình và công khai, minh bạch. Việt Nam cũng đề nghị cần phải chấm dứt, không để tái diễn các sự kiện trên biển Đông có thể dẫn đến leo thang về tranh chấp, đặc biệt có thể làm ngòi nổ cho các cuộc xung đột.

Nếu có xung đột trên biển Đông thì không bên nào thắng, thiệt hại trước hết cho các nước tham gia xung đột và ảnh hưởng đến tất cả những nước có lợi ích ở khu vực.

Trên cơ sở quan điểm chính thống như vậy, đoàn Việt Nam đã nêu sự kiện ngày 26-5 (sự kiện tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam - PV) như là một báo động cho việc không tuân thủ luật pháp quốc tế.

Quan điểm của Việt Nam là các nước có xung đột giải quyết với nhau trên tinh thần cùng lợi ích nhưng công khai, minh bạch và tôn trọng luật pháp quốc tế. Không nước nào, không thế lực nào được quyền tự đặt ra những luật lệ riêng của họ, không có nước nào được bước qua luật lệ quốc tế đã được thừa nhận hoặc là những thông lệ trong hành xử của thế giới hiện đại ngày nay.

* Với những diễn biến gần đây trên biển Đông, theo ông, đâu là giải pháp ngắn hạn và dài hạn cần thiết cho Việt Nam?

- Đối với những vấn đề cụ thể như sự kiện ngày 26-5, chúng ta phải nhìn nhận đúng bản chất trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đây là vụ việc nghiêm trọng về tính chất cũng như hệ lụy lâu dài. Việc tàu chấp pháp của nước ngoài vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam để hoạt động mang tính chất pháp luật là hiếm có trong quan hệ trên biển. Việc này vừa gây thiệt hại kinh tế cho Việt Nam, vừa là một hành động bạo lực dưới danh nghĩa dân sự.

Nếu bạo lực đó không được kiềm chế thì sẽ phát triển leo thang. Trung Quốc dựa trên cơ sở nào để có hành xử như vậy?

Nếu về luật quốc tế thì chỉ có duy nhất “đường 9 khúc” mà Trung Quốc tự đưa ra, mà theo tôi được biết chưa có nước nào hay tổ chức quốc tế nào thừa nhận và chưa có chứng lý nào khả dĩ để chứng minh. Như vậy, phải chăng Trung Quốc đang đi những bước đầu tiên để hiện thực hóa “đường 9 khúc”? Nếu vấn đề này là có thật thì rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích không chỉ Việt Nam mà nhiều nước khác.

“Điều tôi mong muốn nhất là làm sao người dân hiểu chỉ có dựa vào chính mình mới giải quyết được việc của mình, không thể dựa vào ai để giải quyết được vì đó chỉ là nhân tố bên ngoài.

Chúng ta tin rằng có thể giải quyết được trong hòa bình và vẫn giữ được chủ quyền lãnh thổ. Quá khó khăn nhưng nếu phân tích dưới góc độ lợi ích, chúng ta hi vọng. Hi vọng đó xuất phát từ sự tin tưởng vào lãnh đạo các nước lớn tính toán lợi ích chiến lược của chính họ...

Người có quyền quyết định là người lãnh đạo, nhưng người có tiếng nói lại là nhân dân. Như lời đại tướng Lê Đức Anh (nguyên chủ tịch nước - PV) nói tôi rất phục, đối tượng ta cần tuyên truyền đầu tiên chính là nhân dân ta và người dân Trung Quốc ”.

Muốn giải quyết được những vấn đề tương tự, chúng ta phải bằng chính nỗ lực, nội lực của mình và giải quyết với chính nước có vấn đề với Việt Nam, cụ thể ở đây là Trung Quốc. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta đóng cửa.

Chúng ta giải quyết trực tiếp với nước có tranh chấp, không lôi ai vào đây để cùng giải quyết, không nhờ vả ai để tạo lợi thế trong giải quyết vấn đề. Nhưng chúng ta công khai, minh bạch, ví dụ như những phát biểu tại Đối thoại Shangri-La của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sẽ làm cho cộng đồng thế giới hiểu được ai đúng, ai sai và họ sẽ phán quyết về mặt lương tâm là lẽ phải thuộc về bên nào.

Tiếp theo, chúng ta giải quyết bằng biện pháp hòa bình, và chúng ta có cơ sở để kiên trì giải pháp hòa bình trên tinh thần tăng cường đoàn kết, hữu nghị, tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Trong thế giới toàn cầu hóa, Trung Quốc cần một hình ảnh tốt đẹp để phát triển quan hệ ngoại giao, kinh tế, xã hội...

Trong không gian phát triển của Trung Quốc, phía nam là hướng tương đối ổn định, khu vực ASEAN là cửa ngõ để Trung Quốc vươn ra xa hơn. Liệu Trung Quốc có thể “cắt” cái cửa này được không, làm cho khu vực này có những quốc gia không bằng lòng với chính sách của Trung Quốc được không?

Chúng ta tin tưởng các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu được vấn đề này. Trên cơ sở nhận thức như vậy, nhưng giải pháp của chúng ta sẽ mang lại lợi ích cho chúng ta và lợi ích cho chính Trung Quốc, và có thể sẽ được hiện thực hóa trong tương lai, tất nhiên nó sẽ vô cùng lâu dài và khó khăn, nhưng phải kiên trì.

Vấn đề cần thiết nữa là chúng ta phải tăng cường sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau với Trung Quốc. Chúng ta muốn hòa bình, hòa hiếu, chỉ muốn giữ mảnh đất, vùng biển của chúng ta theo điều luật quốc tế quy định, và chúng ta cần giữ được độc lập tự chủ về đường lối.

Khi nói để bảo vệ Tổ quốc thì phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân, trong đó xây dựng tiềm lực quốc phòng là nhiệm vụ trung tâm và là nét đặc trưng. Chúng ta phải tăng cường các hoạt động đánh cá vùng biển xa, kêu gọi hợp tác đầu tư ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, hình thành lực lượng kiểm ngư, phát triển Trường Sa ngày càng tốt lên, giao lưu giữa biển đảo và bờ...

Một điểm nữa là tuyên truyền trong nhân dân. Nhân dân ta rất yêu nước, sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ Tổ quốc. Cần tuyên truyền để dân ta hiểu Công ước Luật biển 1982 là thế nào, biển Đông của chúng ta đến đâu, chúng ta phải hành xử thế nào, các nước hành xử ra sao... để mỗi người đều có tinh thần đấu tranh nhưng phải trên cơ sở luật pháp quốc tế, đấu tranh chính xác để các nước tâm phục khẩu phục, chứ không phải chỉ là những lời nói suông. Chúng ta cũng phải tuyên truyền rộng rãi để cộng đồng thế giới biết ai đúng ai sai.

Trở lại câu chuyện tại Đối thoại Shangri-La, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói:

- Có người hỏi tôi: “Ngài có thất vọng không trước phát biểu của một số nước năm trước rất cứng rắn, năm nay dịu giọng khác hẳn?”. Tôi đáp: “Tôi nhận thấy điều đó, nhưng tôi không thất vọng. Trước hết là vì chúng tôi không đặt cược vào phát biểu của các nước đó. Thứ hai, tôi nghĩ do sự kiện ngày 26-5 mới diễn ra ngay trước thềm hội nghị nên thông tin về vụ việc cũng như hệ lụy của nó chưa được hiểu đầy đủ. Tôi tin một thời gian nữa khi họ hiểu đầy đủ, họ sẽ nhắc lại vấn đề này”.

Trong thế giới mở, toàn cầu hóa hiện nay, khi có xung đột, không nước nào đứng ngoài được. Không nước nào trục lợi được cả, có chăng là trục lợi cục bộ, trục lợi tham lam. Còn nếu muốn tìm kiếm lợi ích thật sự cho đất nước mình một cách chính đáng và lâu dài thì xung đột không đem lại lợi ích cho ai cả.

Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chúng ta luôn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sức mạnh ấy là sức mạnh chính nghĩa, được thế giới thừa nhận và ngay chính nội bộ, nhân dân đất nước gây hấn với chúng ta cũng đồng tình với chính nghĩa của chúng ta. Đó là quyền lực mềm, trong thế giới ngày nay điều đó vô cùng quan trọng. Quyền lực mềm ấy chi phối mọi hành động từ chính trị, kinh tế tới văn hóa, xã hội...

Điểm cuối cùng là chúng ta cần quan tâm xây dựng quân đội tinh gọn, hiện đại. Không trang bị vũ khí có tính chất tấn công mà chỉ mang tính tự vệ. Không tham gia các liên minh quân sự. Đặc biệt không gây lo ngại cho bất kỳ quốc gia nào về đe dọa sử dụng vũ lực. Vừa rồi chúng ta mua tàu ngầm, máy bay... hoàn toàn là để phòng thủ.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Đối thoại Shangri-La nói rằng tàu ngầm của chúng tôi chỉ hoạt động ở vùng biển Việt Nam. Đó là điều rất hiếm, rất đặc sắc Việt Nam.

* Năng lực quân sự hiện nay đã đủ đáp ứng yêu cầu về phòng thủ biển Đông, thưa ông?

- Tôi xin nói ngay với tư cách chuyên gia quân sự, rằng không bao giờ là đủ đối với trang bị quân đội bất kỳ nước nào. Trang bị quốc phòng bao giờ cũng ở tình thế cần phát triển. Chúng ta trang bị vũ khí vừa đủ theo đường lối quân sự Việt Nam, cách đánh của Việt Nam. Tin rằng với sức mạnh tổng hợp như đã nói, chúng ta có thể giành chiến thắng trong mọi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

* Nhưng vấn đề là chúng ta kiểm soát toàn bộ vùng biển thuộc chủ quyền của ta ra sao để có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập và xâm nhập rất sâu vào vùng chủ quyền Việt Nam để gây hấn của tàu nước ngoài?

- Việc kiểm soát vùng biển của mọi quốc gia đều vô cùng khó khăn. Chúng ta đang cố gắng kiểm soát tốt nhất vùng biển của mình. Nhưng như sự việc ngày 26-5 vừa qua, việc lưu thông vô hại là quyền của các nước, ta không có quyền ngăn cấm, ngược lại ta còn phải bảo vệ họ. Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm là khi bắt đầu lao vào tàu Bình Minh 02 cắt cáp.

* Sự phối hợp giữa các lực lượng như hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư... như thế nào để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ an ninh an toàn cho ngư dân?

- Chủ trương của ta trong các va chạm dân sự thì các chủ thể dân sự giải quyết với nhau trên cơ sở giám sát của các cơ quan pháp luật, cơ sở luật pháp quốc tế và nước mình. Quân đội theo dõi, giám sát chặt chẽ không để vụ việc leo thang nhưng không tham gia giải quyết. Như vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 vừa rồi, ta không đưa hải quân trở thành chủ thể giải quyết. Khác nhiều nước ở chỗ ấy.

Có người hỏi tôi: sao ngư dân ta bị các nước bắt thì bị phạt tiền, xử nặng nhưng khi ngư dân họ vi phạm pháp luật, chủ quyền của ta, ta không hành xử như thế? Ngư dân các nước cũng là người lao động, là dân nghèo. Lỗi của họ chỉ là phần nhỏ. Lỗi chính là ở người quản lý họ. Nếu vi phạm mình lập biên bản, bắt viết cam kết không tái phạm, nếu tái phạm sẽ xử lý trước pháp luật. Rồi mình cung cấp dầu, nước, lương thực mời họ ra. Cái đó là truyền thống dân tộc mình.

Nếu ngư dân mình vi phạm luật pháp nước khác, mình đồng tình xử lý theo pháp luật, nhưng một điều không chấp nhận được là đối xử vô nhân đạo với ngư dân. Cắt dầu, cắt nước, cắt lương thực, tháo dỡ các phương tiện đi biển, phương tiện thông tin liên lạc... Đó là cách hành xử thô bạo, gây nguy hiểm tính mạng ngư dân. Chúng ta kiên quyết phản đối nhưng ta cũng không lấy hành động tương tự để trả đũa.

* Liệu cách hành xử của Philippines có giá trị tham khảo đối với Việt Nam: lập hồ sơ những vụ việc để đưa lên Liên Hiệp Quốc?

- Ở đây có hai câu hỏi: câu hỏi một, Philippines đưa hải quân, không quân ra, sao Việt Nam không đưa ra? Tôi nói quan trọng nhất là chúng ta đạt được mục đích, đó là mời tàu vi phạm luật pháp về. Tàu Bình Minh 02 được bảo vệ để tiếp tục khảo sát thăm dò chính ở vùng biển ấy. Và chúng ta phản ứng ở các kênh với Trung Quốc và công khai minh bạch với các nước khác để thấy đúng sai. Như vậy mục đích đạt được, không cần huy động lực lượng quân sự. Cái đó mới lâu bền, thể hiện sự kiềm chế của chúng ta, quyết tâm không để xảy ra xung đột.

Câu hỏi hai, xây dựng hồ sơ đưa lên tòa án quốc tế cũng là một lựa chọn. Nhưng xét cho cùng, Việt Nam và Trung Quốc vẫn phải giải quyết với nhau. Tòa án quốc tế đem lại chính nghĩa về mặt lương tâm, tiếng nói của cộng đồng thế giới để Trung Quốc tự nhìn nhận lại mình. Còn về thực địa, không ai “sờ” vào được. Mình không cự tuyệt lựa chọn này. Nhưng chủ trương của ta hiện nay, theo tôi là đúng đắn, chưa cần thiết tới sự lựa chọn ấy.

* Ông đánh giá thế nào về khả năng ra đời COC (Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông)?

- COC là văn kiện cần thiết cho ASEAN và Trung Quốc, được nhiều nước quan tâm để cải thiện mối quan hệ trên biển Đông. ASEAN cam kết thực hiện tốt DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông) và tiến tới COC. Như Indonesia tuyên bố cố gắng cuối năm nay có được COC. Thủ tướng Campuchia Hun Sen mong muốn năm sau kỷ niệm mười năm DOC tại Phnom Penh sẽ ký luôn COC. Hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN.5 cũng khẳng định cần khẩn trương xây dựng COC.

Tuy nhiên còn nhiều khó khăn. ASEAN và Trung Quốc chưa xác định được lộ trình tiến đến COC, còn tùy thuộc vào sự thống nhất trong ASEAN và sự đồng tình tham gia của Trung Quốc. Nhưng trước hết, việc tạo được sự đồng thuận trong ASEAN về cố gắng xây dựng COC cũng là sức mạnh để đấu tranh.

* Đã có người ví ASEAN cần như bó đũa?

- Chúng ta không thể trông chờ ASEAN đồng thuận trong mọi vấn đề. Sự can dự của các nước vào ASEAN rất khác nhau. ASEAN chọn những vấn đề chung nhất để tạo sự đồng thuận và rất may mắn trong đó có vấn đề biển Đông, vấn đề hòa bình ổn định, DOC...

Tôi rất mong có COC nhưng không coi COC là trang bị pháp lý tuyệt đối, đầy đủ để giải quyết mọi vấn đề ở biển Đông. Cái mà chúng ta chờ đợi là hành động của chính mình, giải quyết trực tiếp với những quốc gia có khác biệt, tranh chấp với chúng ta như đã đề cập. Không thể trông chờ vào một nước nào đó, một diễn đàn đa phương nào đó bởi những yếu tố này chỉ là hỗ trợ. Ngay cả Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển họ còn coi thường thì cũng không lấy gì đảm bảo COC giải quyết được vấn đề.

* Việc đầu tư nghiên cứu biển Đông, xây dựng Luật biển có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

- Chúng ta phải luật hóa, dân sự hóa, kinh tế hóa, xã hội hóa, quốc tế hóa các hoạt động kinh tế xã hội trên vùng biển của chúng ta. Cái đó là biện pháp cơ bản, lâu dài khẳng định chủ quyền của chúng ta.

* Xin cảm ơn thứ trưởng.

[Vitinfo news]


Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

>> "Đừng thách thức Việt Nam" !



Nếu thế lực nào muốn làm “phép thử” với Việt Nam bằng việc trắng trợn xâm phạm lãnh hải, táo tợn thực hiện các hành động phá hoại thì họ đã nhận được kết quả rất rõ ràng: Sự bùng nổ dữ dội của lòng yêu nước. Rõ ràng rằng mũi tên đó đã co rúm, oằn cong khi chạm phải lá chắn thép là lòng tự tôn dân tộc và tình yêu nước của người Việt Nam.

Ngày 26/5/2011, 3 tàu Hải giám của Trung Quốc ngang nhiên tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế, lô 148 Thềm lục địa Việt Nam, cắt đứt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Hành động này được ví như một "phép thử" các bên có liên quan trong vấn đề biển Đông, là mũi tên nhắm vào nhiều đích. Thế nhưng, rõ ràng rằng mũi tên đó đã co rúm, oằn cong khi chạm phải lá chắn thép là lòng tự tôn dân tộc và tình yêu nước của người Việt Nam.

Yêu hòa bình nhưng không nhu nhược!

Toan tính đến từ những kẻ chủ mưu gây bất ổn trên biển Đông vô tình hay hữu ý đã thực hiện cuộc sát hạch lòng yêu nước của người dân đất Việt. Và kết quả là chỉ trong một thời gian ngắn, chủ nghĩa yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ lan tỏa, cộng hưởng và thăng hoa một cách mạnh mẽ.



Vị trí tàu Hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm vùng biển Việt Nam.



Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm vùng biển của Việt Nam.


Điều này có thể được ghi nhận, kiểm chứng rõ ràng nhất trong hàng vạn, hàng triệu lời bình luận của các độc giả báo điện tử, các thành viên mạng xã hội tiếng Việt… trong những ngày qua ủng hộ phản ứng cương quyết, đanh thép của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhiệt tình đề xuất các giải pháp củng cố an ninh quốc phòng, thể hiện tinh thần sẵn sàng đóng góp, hy sinh cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Dân tộc Việt Nam yêu hòa bình nhưng không nhu nhược!

Trong số đó, có em học sinh dù đang miệt mài ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và đại học vẫn dành thời gian theo dõi, cập nhật thông tin về chủ quyền của đất nước;

Có cán bộ trong ngành tư pháp đề nghị Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ Tổ quốc, bởi theo ông, Việt Nam đã có Luật Công an Nhân dân, Luật Quân đội Nhân dân, Luật dân quân tự vệ... quy định rõ về quốc phòng, trật tự trị an, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... nhưng chưa hội đủ các quy định về người Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc.

Một đạo luật về Bảo vệ Tổ quốc chính là đạo luật của lòng yêu nước, là cơ sở pháp lý củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân quanh Đảng, Nhà nước trong công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ mà biết bao thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vun đắp, gìn giữ.

Nhiều người kêu gọi lập “Quỹ quốc phòng” hay “Quỹ Bảo vệ Tổ quốc” tương tự như “Tuần lễ vàng” từng có trong lịch sử kháng chiến. Sự đóng góp này sẽ giúp quân đội tiến thẳng lên hiện đại, đầu tư cho ngành công nghiệp quốc phòng, bởi muốn giữ vững nền độc lập, trước hết phải tự chủ sức mạnh quân sự. Họ tuyên bố, sẵn sàng đóng góp tháng lương, thậm chí nhiều hơn nữa cho những quỹ này.



Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: "....Hòa bình của chúng ta không phải là cầu hòa, Việt Nam không chấp nhận hòa bình lệ thuộc. Khi ta đã làm tất cả những gì có thể để gìn giữ hòa bình mà nước khác cứ muốn xâm hại lợi ích của đất nước ta thì lúc đó, thế của ta sẽ như cánh cung kéo hết, đã buông dây cung thì đó là sức mạnh vô cùng to lớn của cả dân tộc để bảo vệ Tổ quốc mình".


Cũng trong dòng suy nghĩ xây dựng và củng cố tiềm lực quốc phòng, nhiều ý kiến đề xuất Việt Nam phải tự chủ hơn nữa trong việc các hệ thống phòng thủ bờ biển, tự lực phát triển các phương tiện bay không người lái (UAV) làm nhiệm vụ tuần tra biển, phát hiện từ xa và thu thập bằng chứng về các cuộc xâm nhập trái phép… bởi đơn giản là “Không có quân đội mạnh thì không được kính trọng”.

Bằng “trái tim nóng và cái đầu lạnh”, nhiều người cũng cho rằng, bên cạnh việc bày tỏ thái độ kiên quyết, cứng rắn trước các hành động ngang ngược xâm phạm chủ quyền, Việt Nam cần phải có những tính toán dài lâu, phát triển kinh tế làm nền tảng vững chắc, đặc biệt phải khôn khéo tránh sự khiêu khích và các “bẫy chiến lược”, tận dụng được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ đất nước.

Không chỉ bằng lời nói

Nếu ai cho rằng “mạng chỉ là ảo” và những cảm xúc này chỉ là những bộc phát tức thời, na ná cách thể hiện niềm tự hào dân tộc mỗi khi đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam chiến thắng hay là thứ "phản xạ bản năng" của một dân tộc có nền độc bị đe dọa hàng ngàn năm, hãy nhớ lại những ngày cuối năm 2007.

Sau sự khiêu khích mang tên “Tam Sa”, một loạt các phong trào thanh niên được thực hiện, duy trì đến nay như một kênh tuyên truyền cho chủ quyền biển đảo, song hành cùng các hoạt động chính thức vốn có trước đó của Nhà nước.

Điển hình, các bạn trẻ trên diễn đàn Hoangsa.org đã quyên góp, ủng hộ, hỗ trợ ngư dân Lý Sơn tiếp tục truyền thống bám biển bao đời của ông cha.

Họ lặn lội tới các miền xa trên khắp đất nước, tìm đến gia đình của 74 liệt sĩ, những người đã kết thành “vòng tròn bất tử” ở Trường Sa năm 1988, để thắp nén hương tưởng nhớ, để nghe, ghi chép rồi kể lại cho bạn bè câu chuyện đậm chất sử thi về những chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam “thà hy sinh chứ không chịu mất đảo... để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng hải quân anh hùng”.


Nhóm tình nguyện Hoangsa.org tặng quà cho gia đình liệt sĩ Nguyễn Thanh Hải, hy sinh năm 1988 tại Trường Sa.


Họ còn là cầu nối giữa các học giả, các nhà nghiên cứu về biển Đông từ góc độ lịch sử, luật pháp quốc tế tới các thành viên của diễn đàn, giúp cho những ai quan tâm tới vấn đề chủ quyền có được những thông tin chính thống và đáng tin cậy nhất.

Cùng làm công việc tương tự, một nhóm các bạn trẻ lấy tên COC Radio đã thu âm và phát trên internet các bài viết có giá trị học thuật về mặt lịch sử và pháp lý liên quan đến biển Đông, của các học giả hàng đầu trong lĩnh vực như Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Từ Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt, Lê Minh Nghĩa... tới rộng rãi cư dân mạng.


Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam

Cũng những ngày cuối năm 2007 ấy, trên internet xuất hiện một bức tranh cổ động với đường nét liền mạch, tách bạch, bố cục sắp xếp có liệt kê vẽ một người người lính hải quân cầm chắc tay súng, canh cột mốc chủ quyền ở Trường Sa, với nền là toàn bộ hình ảnh 2 quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc kèm tọa độ địa lý, dưới cùng là dòng chữ Việt – Anh: “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”, như một lời tuyên bố chắc nịch với thế giới về chủ quyền không thể chối cãi của Tổ quốc.

Hướng nhìn của người lính trong hình không chính diện tạo không gian cùng hướng đến, mang lại cảm giác đồng thuận, có tính cổ vũ mà không kích động. Do đó, ngay từ khi mới xuất hiện trên internet, hình ảnh đã lan truyền mạnh mẽ trên các blog, diễn đàn và mạng xã hội.

Tâm sự với Đất Việt, tác giả bức tranh cho biết, khi cái tên “Tam Sa” được đưa ra để “khiêu khích” và “thăm dò”, trong khi đó, cộng đồng mạng chưa có nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng để đáp trả lại (những bức ảnh tìm thấy thường có dung lượng nhỏ, chất lượng thấp). Do đó, người họa sĩ trẻ quyết tâm thực hiện một bức hình để giúp cộng đồng mạng bày tỏ lòng tự tôn dân tộc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Từ tấm hình gốc vỏn vẹn 134x190 điểm ảnh (dung lượng 6,81KB), tác giả đã sắp xếp, chọn bố cục phù hợp và hoàn thành tác phẩm bằng bàn vẽ điện tử (wacom) trên nền Photoshop sau vài giờ đồng hồ. Tới nay, hình ảnh này nhiều lần xuất hiện trên các trang mạng, báo chí trong và ngoài nước, được in trên nhiều bìa sách về biển, đảo…





Bức ảnh gốc người lính hải quân bên cột chủ quyền và bức tranh phác thảo xuất hiện trên bìa sách, banner của các báo điện tử, trang tin, diễn đàn mạng.


"Đừng thách thức Việt Nam"!

Khi có dịp tới Trường Sa, phóng viên Đất Việt đã cố gắng chuyển lời chào của người họa sĩ tới người lính trong bức ảnh nhỏ được phóng tác, bởi ảnh chụp đã lâu, còn nhiệm vụ của người lính thì thường xuyên thay đổi.

Khi được hỏi về vấn đề này, Thượng tá Phạm Quang Oánh, trợ lý tuyên huấn Quân chủng Hải quân trả lời: “Chuyện đó không quá quan trọng, là người lính họ sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình bằng mọi giá. Còn hình ảnh, miễn là người Việt Nam, khoác lên mình bộ quần áo Bộ đội Cụ Hồ, tay cầm súng đứng bên cột chủ quyền đều tạo ra nguồn cảm hứng cho lòng yêu nước cho tất cả mọi người”.

Có lẽ vậy, bởi tình yêu nước, đâu chỉ là một thứ phản xạ bản năng, đây là thứ tình cảm thường trực chảy trong huyết quản, là sợi dây liên kết tinh thần bền chắc, mà mỗi người dân Việt Nam đều có thể cảm nhận, chia sẻ. Còn đối với các thế lực khiêu khích, đây là thông điệp rất rõ ràng: "Đừng thách thức Việt Nam"!
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang