Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

>> Rafale tìm kiếm cơ hội tại Đông Nam Á



Dassault Aviation sẽ giới thiệu tiêm kích Rafale cho không quân Malaysia nhằm tìm kiếm cơ hội cho tiêm kích này tại thị trường ASEAN.

Hãng chế tạo máy bay Dassault Aviation của Pháp sẽ mở một văn phòng đại diện tại Kuala Lumpur, Malaysia để tham dự chương trình đấu thầu cung cấp máy bay chiến đấu cho không quân nước này.

Trước đó vào năm 1993, Dassault đã mở một văn phòng và giới thiệu tiêm kích Mirage-2000 5 cho không quân Malaysia. Tuy nhiên, sau khi thất bại trong cuộc đấu thầu, Dassault đã quyết định đóng cửa văn phòng.

Từ đó đến nay, hãng chế tạo máy bay lớn nhất của Pháp gần như im hơi lặng tiếng tại đây.



Dù được đánh giá khá cao, Rafale vẫn chưa tìm được hợp đồng xuất khẩu nào, trong ảnh Rafale đang làm nhiệm vụ tuần tra tại chiến trường Libya.


Theo thông báo mới nhất được đăng tải bởi Malay Mail, Dassault quyết định sẽ mở lại văn phòng tại Kuala Lumpur trong 1-2 tháng tới, nhằm giới thiệu tiêm kích thế hệ mới Rafale đến không quân Malaysia cũng như các nước khác trong khu vực.

Bộ Quốc phòng Malaysia đang có kế hoạch đặt hàng máy bay chiến đấu mới nhằm thay thế phi đội Mig-29 vào năm 2015.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Malaysia đã gửi đề xuất tham gia đấu thầu cho 4 công ty, Boeing với F/A-18 E/F Super Hornet, Lockheed Martin với F-16 hai nhà thầu của Mỹ, SAAB của Thụy Điển với Jas-39 Gripen, và Rosoboronexport của Nga với Su-30MKM.

Dasault không có tên trong danh sách gửi đề nghị, tuy nhiên Dassault vẫn quyết định mở văn phòng tại Malaysia với sẽ được bổ sung vào danh sách các nhà thầu.

Tư lệnh Không quân Malaysia tướng Rodzali Dowd cho biết, không quân nước này đang xem xét mua từ 12-18 máy bay chiến đấu hiện đại, nhằm đảm bảo tính thống nhất trong các hệ thống hỗ trợ và vũ khí, đào tạo liên quan, không quân sẽ sử dụng không quá 2 loại máy bay chiến đấu.

Hiện tại, Không quân Malaysia đang có trong biên chế 8 chiếc F/A-18D, được đưa vào sử dụng từ đầu năm 1990. Cùng với 18 chiếc Su-30MKM được ký kết vào năm 2003.

Theo các nhà phân tích, thời gian hoạt động của Su-30MKM sẽ lâu hơn so với F/A-18D do đó cơ hội chiến thắng của Su-30MKM cũng vì thế mà cao hơn.

Bất chấp thực tế, Su-30MKM và F/A-18 E/F Super Hornet là hai ứng cử viên nặng ký nhất. Dassault vẫn quyết định vào cuộc để tìm kiếm cơ hội cho dù là khá mong manh.

Theo dự kiến hồ sơ dự thầu sẽ được công bố ở Triển lãm Lima-2011 được tổ chức vào tháng 10/2011. Trong triển lãm lẫn này dự kiến sẽ có sự tham gia của tất cả các nhà thầu tiềm năng.

Dù Rafale được đánh giá rất cao trong các cuộc thử nghiệm nhưng loại tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Pháp vẫn "vô duyên" trên thị trường xuất khẩu.

Sau màn trình diễn khá ấn tượng tại chiến trường Libya, Dassault đang hy vọng Rafale sẽ tìm kiếm được các hợp đồng xuất khẩu.
[BDV news]





>> Mỹ, Trung: ai sụp đổ trước?



Hiện nay, một ý kiến rất phổ biến cho rằng, Mỹ sẽ sụp đổ, nếu như không phải là trong 2-3 tới thì cũng chắc chắn sau 5-10 năm.

Quả thực, Mỹ có những vấn đề to lớn: nợ nhà nước khổng lồ, kinh tế trì trệ, nạn thất nghiệp, các đối thủ cạnh tranh thế giới mạnh lên, mất vị thế bá chủ toàn cầu, khả năng đồng đô la mất vị thế đồng tiền thế giới… Nhưng trong thập niên 1930, Mỹ cũng đã có những vấn đề lớn: cuộc đại suy thoái (1929-1939), trong nước thậm chí đã xảy ra một thứ “nạn đói” mà nay người ta không thích nhớ lại. Thế chiến II đã thay đổi tất cả, Mỹ từ vị thế một trong các đại cường đã trở thành một siêu cường. Kịch bản này cũng có thể lặp lại, đúng hơn là người ta đã đang cố lặp lại.

Trung Quốc trong hai thập niên qua đã trỗi dậy nhanh, nhưng trong sự phát triển nhanh chóng này ẩn tàng mối đe dọa khủng khiếp về sự sụp đổ và suy vong cũng nhanh chóng như thế. Bắc Kinh hiện nay đang cuống cuồng tìm kiếm những con đường giải quyết những vấn đề lớn như:

- Dân cư quá đông ở các tỉnh có khí hậu thuận hòa và hạ tầng phát triển. Đó là khu vực thủ đô và các tỉnh duyên hải, trong khi đó tồn tại những sa mạc và vùng đất bỏ hoang mênh mông rộng lớn. Để làm việc đó, chính phủ Trung Quốc với tốc độ đẩy nhanh đang khai phát khu tự trị Tây Tạng, khu tự trị Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ, và Mãn Châu Lý (các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh). Bằng cách đó, họ đang cố gắng giải quyết vấn đề không gian sống.



Mật độ dân số Trung Quốc năm 2005


- Vấn đề dân tộc. Trong hình dung của nhiều người, Trung Quốc có sự đơn nhất về chủng tộc, nhưng thực ra sinh sống ở đó là gần 55 dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc có các phong tục, tập quán riêng, ngôn ngữ riêng. Bởi vậy, trong khi tiến hành thực dân hóa mạnh mẽ các khu vực Tây Tạng, Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ, Mãn Châu Lý, Bắc Kinh đồng thời muốn ngăn chặn khả năng chia rẽ đất nước theo dấu hiệu dân tộc. Các cơ quan đặc vụ Anglo-Saxon và các tổ chức tư nhân đang biết khôn khéo chơi “lá bài dân tộc”. Các phần tử cực đoan Hồi giáo, các phần tử ly khai Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ có thể trở thành công cụ đắc lực để chia rẽ Trung Quốc khi xảy ra tình trạng bất ổn kinh tế-xã hội Trung Quốc.

- Phe Anglo-Saxon có thể chơi “con bài dân chủ hóa” Trung Quốc, bởi lẽ các thế hệ trẻ dân thành thị Trung Quốc đã say mê với “những thú vui cuộc sống”. Về nguyên tắc, ở Trung Quốc đã và đang diễn ra các quá trình làm quen với “giá trị dân chủ” - năm 1997, tình dục đồng giới đã không còn bị coi là tội phạm hình sự, năm 2001, nó không còn là sự lệch lạc tâm lý, năm 2009 ở Thượng hải đã diễn ra festival đầu tiên của các thiểu số tình dục đồng giới.

Ở Trung Quốc đã hồi phục hủ tục gọi là “chim hoàng yến vàng” đã có hơn 2.000 năm tuổi. Tập quán này có cái tên đó là vì “các ông chủ” nâng niu, chăm chút những bồ nhí, nuôi dưỡng họ trong các ổ tò vò rồi đưa đi chơi bời. Nó liên quan tới sự tăng trưởng kinh tế và nạn tham nhũng trong giới quan chức, “chim hoàng yến vàng” đã trở thành dấu hiệu đặc trưng phải có đối với các nhà hoạt động đảng, quan chức và doanh nhân, tượng trưng cho địa vị của họ. Và điều đó xảy ra khi hàng triệu đàn ông trẻ không kiếm đâu ra vợ. Nếu như cuộc cách mạng tình dục bao trùm nước Nga vào đầu thập niên 1990, thì Trung Quốc bị nó tràn ngập vào những năm 2000. Và có vô số dấu hiệu như vậy.

Kịch bản thì đã được kiểm nghiệm rất tốt ở Liên Xô: “cải tổ”, “công khai” và “trình diễn chủ quyền”.

- Vấn đề “kẻ thù tứ phía”, Mỹ trong mưu toan gây mất ổn định và làm tan vỡ Trung Quốc đang sẵn lòng ủng hộ đa số các nước láng giềng của Trung Quốc. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Ấn Độ cũng vui lòng hậu thuẫn cho các quá trình này. Họ cần một nước Trung Quốc yếu ớt, bị xâu xé bởi những mâu thuẫn. Tốt hơn nữa là xảy ra cuộc nội chiến ở Trung Quốc để có thể trông cậy vào ông tướng hay tỉnh trưởng “của mình”.

Như vậy, Mỹ có thể giải quyết các khó khăn của mình bằng cách gây rắc rối ở Trung Quốc. Thế giới sẽ bị rung chuyển bởi thảm họa ở Trung Quốc và tất cả sẽ kiếm được lợi cho mình, sẽ giải quyết được các vấn đề của mình là các phần tử Hồi giáo, ly khai, dân tộc chủ nghieax, Tokyo, Đài Loan, Việt Nam (có thể giành lại quần đảo Hoàng Sa), Ấn Độ, Mỹ. Đài Loan nói chung có thể sử dụng làm “con ngựa thành T’roa" sau khi khôi phục được Quốc dân đảng toàn Trung Hoa.

Kịch bản phát động các quá trình hủy diệt ở Trung Quốc có thể là “sự sụp đổ của đồng đô la”, đồng tiền này sẽ vẫn bị kiểm soát hoàn toàn, nhưng Mỹ sẽ chuyển sang đồng amero, còn Trung Quốc sẽ bị tẽn tò với lượng dự trữ đô la khổng lồ nhất thế giới (khoảng 3.000 tỷ USD). Bắc Kinh hiểu rõ điều này nên trong những năm gần đây đang cố gắng thoát khỏi đồng đô la bằng cách đầu tư đô la vào các dự án hạ tầng trong nước, ở châu Phi, Mỹ Latinh, các nước Arab và thậm chỉ cả châu Âu.

Đây chỉ là một kịch bản. Washington đã khởi động “làn sóng” ở châu Phi, các nước thế giới Arab, Pakistan cũng lĩnh đòn. Thêm một cuộc chiến tranh thế giới đang cận kề. Kết quả của nó phe Anglo-Saxon có thể trở thành dự án thống trị trên toàn cầu.
[Vietnamdefence news]



>> 5 siêu vũ khí gây ít tổn thất phụ



Chiến thuật của quân nổi dậy ở Iraq và Afghanistan đã tạo ra sự bùng nổ công nghiệp của các loại vũ khí tấn công mục tiêu mà không gây tổn thất phụ.


Những ngày đầu không kích Libya, việc tìm kiếm và tiêu diệt các loại xe trên mặt đất khá dễ vì chúng chạy trên sa mạc trống trải. Khi chiến dịch tiếp diễn, lực lượng của Đại tá Muammar Gaddafi rúc vào gần các thành phố và các nhà dân hơn để tránh bị tấn công. Chiến thuật này ở Iraq và Afghanistan đã tạo ra sự bùng nổ công nghiệp của các loại vũ khí tấn công mục tiêu mà không gây tổn thất phụ. Dưới dây là 5 công nghệ vũ khí hiện đại nhất thuộc loại này.

Vũ khí tấn công thụ động CBU-107 PAW



Trọng lượng: 1.000 bảng (900 kg). Hiện trạng: Đang có trong trang bị


Cách tốt nhất để giảm cả tổn thất phụ và hỏa lực quân nhà bắn nhầm là dùng các hệ thống vũ khí tiên tiến, có khả năng kiềm chế uy lực của chúng trong một bán kính hẹp.

PAW (Passive Attack Weapon) - vũ khí tấn công thụ động - là loại vũ khí không chứa thuốc nổ, được thiết kế để chống các loại mục tiêu nơi mà một vụ nổ hoặc sức nóng có thể là nguy hiểm, như các kho nhiên liệu giữa những khu đông dân cư. Sau khi được thả từ máy bay, PAW phóng rải một đám mây gồm 3.700 thanh xuyên, mũi tên thép và volfram nặng từ 1 ounce đến 1 bảng, tức 28,35-450 g.

Cơn mưa thép xối xả ào xuống với tốc độ trên 600 dặm/h băm nát toàn bộ một khu vực nhỏ hơn 200 ft vuông (60 m2); đám mây vẫn tập trung vì các thanh xuyên chỉ đơn giản được thả từ một vật chứ và không nổ tung ra ngoài.

Ở Iraq, Không quân Mỹ đã sử dụng PAW để phá hủy các anten trên nóc các nhà cao tầng mà không phá hủy bản thân các tòa nhà đó.

Ở Libya, nó có thể dùng để phá hủy các chảo anten radar và khí tài liên lạc quân sự. Nhà phân tích quốc phòng John Pike, Giám đốc của GlobalSecurity.org, cho biết, PAW còn có thể dùng như vũ khí sát thương sinh lực.

Bom sát thương tập trung GBU-39B FLM



Trọng lượng: 250 bảng (112,5 kg). Hiện trạng: Có trong trang bị


Thay vì một vỏ thép phóng ra những cái mảnh chết người về tứ phía hàng trăm mét, GBU-39B FLM (Focused Lethality Munition) - bom sát thương tập trung - có vỏ bằng sợi carbon có khả năng phân hủy thành các hạt vô hại.

Ngoài ra, thuốc nổ nhồi được trộn với những hạt volfram nhỏ giảm tốc nhanh khi va chạm với không khí. Nó tạo ra một vùng phá hủy tập trung rộng chỉ vài mét vuông, với tổn hại rất nhỏ bên ngoài bán kính đó.

FLM là một biến thể của bom SDB (small diameter bomb), tức bom đường kính nhỏ, vốn được sử dụng lần đầu ở Iraq năm 2006. “Một hoặc nhiều quả bom SDB có thể phá tung một phần quan trọng của một tòa nhà, chứ không nhất thiết là cả cấu trúc”, Gary Rodenberg, Giám đốc chương trình SDB của hãng Boeing, nói. “Chẳng hạn, chỉ căn phòng điện đài hoặc một chảo anten vệ tinh tại một cơ sở thông tin liên lạc, hoặc có thể là một máy bay phản lực quân sự trong nhà chứa máy bay kiên có được cố ý bố trí lẫn trong một sân bay dân sự”.

Kích thước nhỏ cũng là một ưu thế của vũ khí này. “SDB mang lại cho các máy bay tiêm kích sự linh hoạt khủng khiếp trên chiến trường liên tục thay đổi ngày nay”, ông nói. “Mỗi một giá bom SDB trên một máy bay cho phép phi công tăng 4 lần số lượng cuộc tấn công phẫu thuật ngoại khoa mà họ có thể thực hiện trong mỗi phi vụ”.



Trọng lượng quả đạn: 33 bảng (14,85 kg). Hiện trạng: Có trong trang bị. (futureatlas.com/Flickr)


Pháo M-102

Được trang bị cho khu trục cơ cao tuổi AC-130U Spectre, pháo 105 mm M-102 điều khiển bằng radar này là vũ khí lớn nhất lắp trên máy bay.

“Các khẩu pháo là hỏa lực trực tiếp, chính xác và mang ít thuốc nổ hơnnhieeuf so với các loại bom đạn khác”, ông Pike nói.

“Chúng thích hợp để chống các lực lượng chiến trường của Libya đang bám chặt lấy các tòa nhà dân sự”.

Ban đầu được thiết kế để phá hủy các đoàn xe vận tải của Việt Nam, hệ thống đã trở thành một trong những hệ thống vũ khí chi viện hỏa lực chính xác nhất.

Hiện nay, các hệ thống phục vụ ngắm bắn đã trở nên tinh vi hơn nhiều, trong đó có hệ thống điều khiển hỏa lực số và tổ hợp các sensor tiên tiến dùng để bám các mục tiêu trên mặt đất cũng như bản thân các quả đạn - nếu các pháo thủ bắn trượt, nó sẽ cho họ biết chính xác nơi quả đạn rơi xuống và giúp họ điều chỉnh đường ngắm.


Bom gây ít tổn thất phụ nhỏ BLU-126/B LCDB



Trọng lượng: 500 bảng (227 kg). Hiện trạng: Có trong trang bị (warwillchangeawoman)


Bom gây tổn thất phụ nhỏ LCDB (Low Collateral Damage Bomb) được phát triển cho Hải quân Mỹ là bom MK-82 tiêu chuẩn cỡ 500 bảng (227 kg), song với ít thuốc nổ hơn. Thay vì gần 200 (90 kg) bảng thuốc nổ, LCDB chỉ chứa 27 bảng (12,15 kg), phần còn lại được thay thế bằng vật dằn.

Theo Hải quân Mỹ, LCDB có thể dùng để chống các máy bay đang đỗ, radar, sinh lực và xe vỏ mềm. Nó cũng có thể sử dụng với hệ dẫn chính xác bằng laser hoặc GPS.

LCDB lần đầu tiên được sử dụng ở Iraq vào năm 2007. Một lần, nó đã được sử dụng chống quân nổi dậy khi họ đang chuyển vũ khí giữa một xe sedan và một xe tải - máy bay Mỹ đã đánh trúng chiếc sedan bằng một quả LCDB và bắn trúng chiếc xe tải bằng một quả tên lửa Maverick. Trong cả 2 trường hợp, thiệt hại đều hạn chế ở phạm vi mục tiêu.

Sát thủ tý hon Switchblade



Trọng lượng: 5 bảng (2,25 kg). Hiện trạng: Mẫu chế thử


Dù là được phóng từ mặt đất hay trên không, Switchblade là một bước mới trong khả năng sát thương chính xác. Được phát triển bởi nhà cung cấp máy bay không người lái (UAV) hàng đầu AeroVironment, nó chính là một UAV chạy bằng cánh quạt với một đầu đạn và một camera truyền hình ở mũi, cho phép nhắm bắn những người ngồi trên một chiếc ô tô hay thậm chí trong một căn phòng.

Nó đem lại cái mà các nhà thiết kế gọi là “khả năng chạy vòng quanh”: Cho đến giây phút cuối, người điều khiển có thể hhủy bỏ cuộc tấn công và Switchblade có thể tiếp tục tìm tới mục tiêu khác.

Ông Pike nói rằng, một số mục tiêu không kích được lựa chọn ngay trong khi thực hiện phi vụ chứ không phải được trù hoạch từ trước.

Các loại đạn như Switchblade sẽ đưa điều đó lên một trình độ mới khi truy tìm ra các mục tiêu và kiểm tra chúng ở cự ly rất gần trước khi tấn công với độ chính xác cực cao và theo lý thuyết là với tổn thất phụ tối thiểu.
[Vietnamdefence news]



>> Tàu sân bay Trung Quốc sẽ không đi vào hải phận nước khác?



Tàu sân bay được mua từ Ukraine đang được đóng hoàn thiện và hiện đại hóa, nhưng công việc chưa hoàn tất, tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức cho hay. Như vậy, Trung Quốc đã chính thức xác nhận đóng tàu sân bay.


Tàu sân bay Thi Lang (machtres.com)


Tàu được cho là có tên Thi Lang hiện đang nằm tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Các nguồn tin giấu tên cho hay, tàu sân bay này sẽ được hạ thủy muộn nhất là vào cuối tháng 6.2011.

Theo lời trợ lý tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Tôn Kiến Quốc (Qi Jianguo), tàu sân bay này, theo chiến lược quốc gia, sẽ không đi vào hải phận các quốc gia khác.

Trước đó có tin Trung Quốc dự định sử dụng tàu sân bay hoàn toàn để huấn luyện phi công trên hạm và làm cơ sở để đóng các tàu sân bay nội địa trong tương lai.

Varyag được khởi đóng ở Nikolayev đầu thập niên 1980. Năm 1998, thông qua một công ty Macao, Trung Quốc mua lại con tàu hoàn thành 76% với giá sắt vụn 20 triệu USD với lý do giả là “làm sòng bạc nổi”. Các chuyên gia cho rằng, khi mua tàu, Trung Quốc đã ẵm được toàn bộ tài liệu thiết kế kỹ thuật con tàu. Từ năm 2002, tàu được đưa về xưởng đóng tàu ở Đại Liên.

Đầu tháng 6.2011, có tin, bên trong con tàu đã được khôi phục hoàn toàn, vỏ tàu và mặt boong cũng đã được sửa chữa, hãng đóng tàu Changxingdao Shipyard phụ trách hoàn thiện con tàu, đã lắp đặt khí tài radar, vũ khí và một số hệ thống máy tính.

Phỏng đoán, cuối năm 2011, tàu Thi Lang sẽ bắt đầu chạy thử và vào năm 2012 sẽ được nhận vào biên chế hải quân Trung Quốc.

Trong khuôn khổ chương trình tàu sân bay, yếu tố then chốt của tương lai phát triển hải quân Trung Quốc, tàu sân bay nội địa đầu tiên sẽ được hãng Changxingdao đóng.

Ở giai đoạn 1, dự kiến hoàn thành 2 tàu sân bay động lực thông thường vào năm 2015-2016, thành lập 2 cụm tàu sân bay đầu tiên vào năm 2020. Đồng thời, tiến hành phát triển tiêm kích trên hạm.
Ở giai đoạn 2, sẽ đóng 2 tàu sân bay có lượng giãn nước trung bình 65.000 tấn, sử dụng động lực hạt nhân.

Trong tương lai, hải quân Trung Quốc dự định thành lập 4 cụm tàu sân bay để triển khai ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Nhiệm vụ chính của chúng là giành ưu thế quân sự trên các vùng biển và đại dương gần, cũng như bảo vệ trên không cho các binh đoàn tàu, chi viện cho các chiến dịch đổ bộ.

Tuy vậy, Trung Quốc hiện vẫn chưa có máy bay trên hạm. Họ đang phát triển tiêm kích trên hạm J-15. Tháng 12.2009, Trung Quốc đã thử nghiệm J-15. Đây được cho là mẫu sao chép máy bay Su-33 của Nga dựa trên mẫu chế thử Т-10К mà Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 2005. Còn phía Trung Quốc khẳng định, J-15 là thiết kế cải tiến của J-11B (sao chép Su-27). J-15 đang tiến hành bay thử nghiệm và dự đoán có thể được nhận vào trang bị từ năm 2015.

Trung Quốc cũng đang xây dựng 2 trung tâm mặt đất huấn luyện phi công tàu sân bay ở các tỉnh Liêu Ninh và Thiểm Tây.
[Vietnamdefence news]



>> Tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM của Nhật Bản



Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Chu-SAM (Type-03) dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không như tên lửa có cánh tầm thấp, tên lửa đạn đạo chiến thuật - chiến dịch và chiến thuật trong mọi điều kiện thời tiết, tình hình nhiễu phức tạp ở cự ly đến 50km.

Tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM dùng để thay thế các tổ hợp Hawk trong hệ thống phòng thủ của Nhật Bản, được bắt đầu chế tạo vào năm 1990 tại Viện nghiên cứu khoa học TRDI (Technical Research and Development Institute). Đây là sản phẩm hợp tác của Cục phòng vệ Nhật Bản và "Mitsubishi Electronics Corporation", với khoản ngân sách chi cho dự án chế tạo lên đến gần 10,7 tỷ USD.

Chu-SAM được đưa vào thử nghiệm năm 2001 tại bãi thử White Sands ở bang New Mexico, Mỹ và triển khai năm 2002. Đến năm 2005, tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM được đưa vào trang bị cho Cục Phòng vệ Nhật Bản. Thành phần của tổ hợp gồm bệ phóng, xe vận chuyển - nạp, trạm điều khiển hoả lực, trạm radar đa năng.


Tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM của Nhật Bản


Tất cả các phương tiện chiến đấu của tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM được bố trí trên khung gầm xe ô tô có khả năng vượt địa hình cao (8x8). Trạm radar đa năng trang bị anten mạng pha chủ động, bảo đảm sục sạo và theo dõi đồng thời đến 100 mục tiêu trên không và cho phép đánh giá mức độ nguy hiểm.

Thông tin về tình hình trên không, thực trạng kỹ thuật của các thành phần tổ hợp và khả năng sẵn sàng phóng tên lửa được hiển thị trên màn hình bố trí tại trạm điều khiển hoả lực. Phần mềm hiện đại của tổ hợp bảo đảm cho tổ hợp tăng cường khả năng bắn, cho phép dự đoán vị trí của mục tiêu, bao gồm cả những thông tin đo vẽ địa hình sơ bộ về địa hình chiến trường và dẫn tên lửa đến điểm chạm dự tính. Tổ hợp được trang bị thiết bị kết nối liên lạc với các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm, cũng như các tàu có trang bị hệ thống vũ khí đa năng Aegis.

Trên bệ phóng có thể bố trí 6 container vận chuyển – phóng tên lửa theo giao diện góc vuông. Trước khi phóng, bệ phóng được hiệu chỉnh đặt nằm ngang với sự hỗ trợ của 4 bộ kích thuỷ lực, các container vận chuyển - phóng được đặt thẳng đứng.

Tên lửa của tổ hợp là loại tên lửa nhiên liệu rắn một tầng có điều khiển, được trang bị đầu tự dẫn vô tuyến chủ động (đầu tự dẫn của tên lửa Type 99 lớp không đối không). Trọng lượng tên lửa – 580kg, dài – 4900mm, đường kính thân – 300mm, vận tốc tối đa – 2,5M.

[Vitinfo news]



>> Mỹ 'kích' Trung Quốc gây chiến với Ấn Độ?



Để “hạ gục con rồng” Trung Quốc, Mỹ phải làm gì? Câu trả lời có thể là “mượn dao giết người”, đẩy "rồng" Bắc Kinh vào cuộc chiến hạt nhân với "hổ" New Delhi, cựu trợ lý Bộ trưởng tài chính Mỹ Paul Craig Roberts nhận định.

Theo ông Roberts, kế hoạch của Mỹ rất “thâm sâu” và được thực hiện bài bản, bí mật, lâu dài. Trước hết, Mỹ cho biệt kích tiêu diệt bin Laden. Về hình thức, rõ ràng chiến dịch này là nhằm tiêu diệt kẻ thù "không đội trời chung", giành thêm cử tri cho Tổng thống Mỹ Barack Obama trước thềm bầu cử vào năm sau...

Tuy nhiên, đặt chiến dịch trong bối cảnh giới “diều hâu” ở Mỹ liên tục kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng chiến trường sang Pakistan, nơi bị Mỹ coi là “trại tị nạn” của Taliban; thì thấy mục tiêu ẩn sâu của chiến dịch diệt bin Laden không chỉ có vậy

Theo đó, tiêu diệt bin Laden thực chất là chiến dịch nhằm vào Pakistan; là tín hiệu phát đi từ Mỹ rằng, Washington có thể tấn công Islamabad vì nước này “dám bao che” cho bin Laden trong suốt thời gian trước đó.



Mỹ mượn vụ bin Laden để đe dọa Pakistan.

Về phía Pakistan, họ đương nhiên phải "run sợ” nên ngay sau khi bin Laden bị tiêu diệt, nước này vội vàng cử Thủ tướng Yousaf Raza Gilani sang “cầu cứu” người bạn lớn là Trung Quốc. Và trong chuyến thăm Bắc Kinh, ông Gilani khẳng định hùng hồn rằng Trung Quốc là “người bạn tốt nhất, đáng tin nhất” của mình.

Đáp lại lời "cầu khẩn" của láng giềng, Trung Quốc cũng tranh thủ cơ hội để tăng cường quan hệ với Pakistan bởi họ không muốn NATO “nhảy vào” Pakistan, biến nước này thành chiến trường chống khủng bố và quan trọng hơn, binh lính Mỹ xuất hiện gần biên giới của mình.

Sau đó, Bắc Kinh tự tố giác ý định đó của mình khi công khai bày tỏ sự bất bình với việc Mỹ “đe dọa” Pakistan, kêu gọi Washington tôn trọng chủ quyền của Islamabad; thậm chí còn đe dọa rằng tấn công Pakistan là tấn công Trung Quốc.



Trung Quốc khẳng định liên minh chặt chẽ với Pakistan.

Tới đây, theo ông Roberts, có thể thấy rằng Mỹ thành công khi gián tiếp “kích” Trung Quốc can dự sâu hơn vào Pakistan. Xét từ góc độ quan hệ Pakistan-Trung Quốc, đây là điều tốt. Tuy nhiên, từ góc khác, việc Trung Quốc tăng cường liên minh với Pakistan lại làm Ấn Độ tức giận, lo sợ bởi trục Bắc Kinh-Islamabad mạnh lên đồng nghĩa với việc New Delhi bị uy hiếp.

Nhìn một cách tổng quan hơn, Mỹ biến vụ tiêu diệt bin Laden, đe dọa tấn công Pakistan thành cái cớ để đẩy Ấn Độ và Trung Quốc tiến vào vòng xoáy chạy đua vũ trang mà hậu quả cuối cùng là xung đột quân sự.

Ấn Độ và Pakistan “đổ tiền đổ của” vào lĩnh vực quốc phòng bởi họ luôn lo ngại rằng bên kia sẽ tấn công mình bất kỳ lúc nào, kể cả bằng đòn hạt nhân.

Tuy nhiên, hiện Ấn Độ vẫn yếu hơn Trung Quốc (nhất là về kinh tế và quân sự) nên trong trường hợp xảy ra xung đột, Bắc Kinh-Islamabad có thể “nuốt trôi” New Delhi; nên Washington buộc lòng phải tăng cường sức mạnh cho Ấn Độ.
Ngoài việc hy sinh lợi ích trong nhiều lĩnh vực kinh tế, cắt bớt việc làm tại Mỹ để giúp kinh tế Ấn Độ đi lên..., Mỹ còn bán cho nước này hàng loạt vũ khí hiện đại với hy vọng New Delhi mạnh hơn, tự tin hơn để cuối cùng, cảm thấy đủ sức đối đầu với Trung Quốc như ý định của Mỹ.

Cụ thể thì Nhà Trắng cho rằng, kinh tế, quân sự Trung Quốc mạnh lên khiến Bắc Kinh ngày càng cứng rắn, tự tin, hung hăng, với tay ra bên ngoài. Vậy thì tại sao New Delhi không có những chính sách, hành động tương tự khi họ mạnh lên.

Mỹ không chỉ đưa Ấn Độ ra khỏi danh sách các nước bị cấm vận về vũ khí mà còn giúp nước này phát triển vũ khí công nghệ cao và hàng không vũ trụ. Mục tiêu cuối cùng là đưa Ấn Độ vào nhóm bốn nước phát triển vũ khí mạnh nhất thế giới.

Với tính toán đó, Mỹ hy vọng hai cường quốc châu Á sẽ lao vào nhau mà hậu quả là cả hai có thể bị kiệt quệ sau xung đột bởi cả Bắc Kinh lẫn New Delhi đều có vũ khí hạt nhân, lại ở liền kề nhau.



Mỹ hy vọng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đánh nhau.


Trong viễn cảnh đó của Mỹ, khi Ấn Độ và Trung Quốc kiệt sức, chỉ còn Nga là đối thủ đáng quan tâm ở châu Á.

Và để "nhổ nốt cái gai" này, Mỹ không đợi tới khi Trung Quốc, Ấn Độ “dắt tay nhau đi xuống” mà từ lâu triển khai nhiều biện pháp tấn công Nga: liên tiếp củng cố, mở rộng chuỗi căn cứ quân sự bao vây Nga; thúc đẩy Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kết nạp thêm các thành viên từng thuộc Liên Xô, dồn ép Nga về phía Đông...

Chưa dừng lại ở việc “ngoại kích”, Mỹ còn “nội công” Nga mà điển hình là tuyên truyền văn hóa Mỹ vào quốc gia rộng nhất thế giới.

Tới nay, kế hoạch này gặt hái khá nhiều thành quả khi tạo ra được một bộ phận không nhỏ thanh niên Nga ngưỡng mộ cái được Mỹ gọi là tự do, thù gét điều mà Mỹ cáo buộc là chính quyền độc tài...

Kết quả cuối cùng sẽ là các thanh niên Nga “được Mỹ hóa” trở thành đồng minh của Washington hoặc chí ít cũng không còn ủng hộ chính quyền ở Moscow như trước.

Khi “đả bại” được Nga, Trung Quốc, Mỹ sẽ tập trung “quét dọn” Nam Mỹ. Khi đó, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez dường như chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên của Mỹ, trước khi Washington tràn vào hàng loạt quốc gia khác.



Mỹ tiếp tục triển khai lá chắn tên lửa gần Nga.

Theo ông Roberts, để tránh được “thảm họa” trên, Nga và Trung Quốc cần liên minh với nhau chặt chẽ, trấn an Ấn Độ, không để New Delhi mắc mưu của Washington; đồng thời phải kéo Đức ra khỏi NATO, làm suy yếu tổ chức này; cũng như tiếp tục bảo vệ quốc gia bị Mỹ gọi là “ma quỷ”: Iran tại Trung Đông.

Nếu không làm được vậy, Mỹ sẽ dần kiểm soát được toàn thế giới, đồng USD trở thành đơn vị tiền tệ duy nhất của hành tinh xanh và đi tới đâu cũng thấy biển hiệu gà rán KFC...
[BDV news]



>> Đang hình thành liên minh đối phó Trung Quốc



Lo ngại sự lớn mạnh và những hành động cứng rắn của Trung Quốc, nhiều láng giềng của Bắc Kinh đang dần đoàn kết lại với nhau để hình thành liên minh chống lại “gã khổng lồ” này, South China Morning Post đưa tin.

Đoàn kết vì Trung Quốc

Theo SCMP, GAPAC (viết tắt của Grouping of Asian Powers Around China - Nhóm các thế lực xung quanh Trung Quốc) đang trong giai đoạn hình thành.

Về thành viên, GAPAC gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Australia... những láng giềng lo ngại sự lớn mạnh của Trung Quốc.



Nhiều láng giềng của Bắc Kinh đang đoàn kết lại với nhau. Ảnh minh họa.


Hiện GAPAC mới trong giai đoạn “phôi thai", ở mức là một tập hợp, được gắn lại với nhau nhờ “chất keo”: “kháng cự Trung Quốc”.
Do đó, họ chưa có ban thư ký, chẳng có hiến chương mà cũng chưa có các cuộc họp thường niên, thậm chí là một phát ngôn viên.

Tuy nhiên, các kênh liên lạc, sự hợp tác bí mật giữa các thành viên đang gia tăng, tỉ lệ thuận với những nguy cơ về chiến lược, an ninh mà Trung Quốc đặt ra.

Về hình thức, các cuộc gặp của các thành viên GAPAC ít khi được thông báo rầm rộ nhưng cũng không khó để nhận ra những mối liên hệ mang tính chiến lược giữa các thành viên.

Đơn cử như hai cường quốc Nhật Bản và Ấn Độ dù cách xa địa lý, khác biệt lớn về văn hóa... đang chủ động “tán tỉnh” lẫn nhau, hợp tác với nhau trong lĩnh vực năng lượng, quốc phòng... Hay như bộ đôi Hàn Quốc - Australia đang cùng nhau truyền sinh lực cho liên minh Đông Á vốn được Washington, Tokyo và Seoul ủng hộ...

Dễ thấy hơn nữa là những gì diễn ra tại hội nghị Đối thoại Shangri-La 10 vừa diễn ra tại Singapore. Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt là “ngôi sao” của hội nghị, thu hút sự mọi “ánh đèn sân khấu” thì phía sau “tấm rèm” là hàng loạt cuộc họp không chính thức của các thành viên GAPAC mà.các phương tiện truyền thông vẫn gọi là các cuộc gặp bên lề Shangri-La, thậm chí một số còn không được đưa tin...


Hàng loạt cuộc gặp bên lề Shangri-La diễn ra. Ảnh minh họa.

Tính về “tuổi tác”, GAPAC rất non trẻ khi so với nhiều tổ chức, kể cả Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức định hình Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (liên kết các cường quốc như Trung Quốc, Mỹ, Nga...).

Tuy nhiên, xét về khả năng ra quyết định, GAPAC mạnh hơn ASEAN và dường như khối này phản ứng nhanh hơn với những diễn biến đang xảy ra. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề cần được thử thách trong thời gian tới.

Về mục tiêu, trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh chính sách ngoại giao quân sự, các thành viên GAPAC âm thầm phối hợp để chống lại nước này; giống như một quan chức an ninh Ấn Độ khẳng định: “ Chúng tôi đều hài lòng khi những quan chức như Tướng Lương Quang Liệt can dự nhiều hơn vào khu vực. Tuy nhiên, ở hậu trường, chúng tôi mới tìm thấy sự an toàn khi đoàn kết với nhau. Nói cách khác, các cường quốc châu Á xích lại gần nhau nhằm tìm đối sách với Trung Quốc”.

Cựu cố vấn cho Tổng thống Hàn Quốc là Tiến sĩ Lee Chung-min thì cho biết: “Trung Quốc đang đẩy chúng tôi lại với nhau. Bắc Kinh quá lớn để bị kiềm chế nhưng chúng tôi vẫn phải tìm cách khống chế họ. Chúng tôi phải hiểu, hỗ trợ và cân bằng với nhau”.

Tuy nhiên, GAPAC đang gặp khá nhiều khó khăn. Quan trọng nhất là việc tất cả các thành viên đều đang trong tình thế lưỡng nan trong quan hệ với Trung Quốc. Cụ thể thì mỗi thành viên đều có lợi khi Trung Quốc phát triển nhưng ngược lại, họ lo sợ chính việc Bắc Kinh lớn mạnh. Do đó, họ vừa phải ủng hộ Trung Quốc tiến lên, nhưng vẫn phải chuẩn bị để đứng lên kháng cự lại Bắc Kinh khi thấy cần thiết.

Trung Quốc đang đẩy ASEAN vào vòng tay Mỹ

Theo RUVR, với nhiều hành động cứng rắn công khai, Trung Quốc đang buộc nhiều láng giềng tìm kiếm đối trọng cân bằng. Riêng với ASEAN, Trung Quốc đang đẩy khối này vào vòng tay Mỹ.

Nguyên nhân thì có nhiều nhưng quan trọng nhất vẫn là tranh chấp ở biển Đông. Cách đây chưa lâu, Philippines gửi Liên Hiệp Quốc công hàm chính thức, khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.

Đó là phản ứng đối với hành động của Trung Quốc, bởi Bắc Kinh công bố vùng lợi ích của mình bao trùm gần như toàn bộ biển Đông có trữ lượng dầu khí dồi dào và tài nguyên sinh vật biển rất phong phú.

Manila cũng đưa ra tuyên bố do thực tế là các tàu hải quân Trung Quốc lấn át tàu của Philippinnes đang thăm dò dầu khí trong khu vực tranh chấp.

Trước đó, các nước ASEAN cố gắng giảm độ gay gắt của vấn đề. Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về cách ứng xử trong biển Đông.

Trong văn kiện quy định về sự sẵn sàng từ bỏ đối đầu và giải quyết vấn đề quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuần túy bằng con đường ngoại giao; quy nhận cần thiết hoạch định một cơ chế giải quyết tranh chấp lãnh thổ, để quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như các vùng biển xung quanh trở thành “khu vực của hòa bình và hợp tác”.

Cuộc tranh chấp xung quanh các quần đảo trên biển Đông cần và có thể giải quyết bằng nỗ lực của tất cả các thành viên hữu quan, Phó Giám đốc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế Vasily Mikheev nêu ý kiến.

Ông cho biết: “Trung Quốc và ASEAN có thỏa thuận cơ bản về cùng chung sử dụng các quần đảo này, về việc tại đây là khu vực phi hạt nhân, khu vực hòa bình và v.v... Đó là Tuyên bố về cách ứng xử ở biển Đông. Nhưng thỏa thuận này mang tính chất văn kiện khung, chỉ xác định những nguyên tắc quan hệ cơ bản. Nhiệm vụ giờ đây là ở chỗ, làm thế nào để biến thỏa thuận này thành cơ chế hành động thực tiễn, không chia rẽ mà liên kết các quốc gia lại với nhau".

"Dưới tác động tiêu cực thể hiện qua tất cả các động thái ngoại giao thời gian gần đây, tôi nghĩ rằng ban lãnh đạo các nước tuyên bố tham vọng chủ quyền với các quần đảo này cần thêm một lần nữa suy nghĩ kỹ lưỡng, có thái độ tiếp cận nghiêm túc hơn với vấn đề, làm thế nào để biến thỏa thuận khung thành những bước đi thực tế”, chuyên viên Nga nhận xét.

Tuy nhiên hiện thời Trung Quốc tỏ ra không vội gì tuân thủ tinh thần và văn bản của Tuyên bố. Các hành động cứng rắn công khai của Trung Quốc thực sự đang buộc các láng giềng phải tìm kiếm một đối trọng để cân bằng với thế lực ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.

Hôm nay, trong cuộc tìm kiếm đó, các nước ASEAN đang thể hiện sự quan tâm rằng Mỹ không chỉ duy trì mà còn tăng thêm sự hiện diện tại khu vực. Nguyện vọng đó hiển nhiên được Washington hoan nghênh.

Năm ngoái trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng nước Mỹ có “lợi ích quốc gia tới tự do hàng hải và sự tôn trọng pháp quyền quốc tế trong khu vực biển Đông”.

ASEAN hy vọng rằng đến 2012 – mốc đánh dấu 45 năm thành lập tổ chức – sẽ ký kết Quy tắc ứng xử ở biển Đông. Luật phải mang tính bắt buộc đối với tất cả các quốc gia trong khu vực. Nếu mục tiêu này trở thành hiện thực, thì biển Đông sẽ có thể trở thành một khu vực của hòa bình và hợp tác.
[BDV news]



>> Đội bay Thunderbird của Mỹ làm xiếc trên trời



Phi đội F16 Thunderbirds của Không lực Mỹ có màn trình diễn ấn tượng tại Constanta Air Show 2011 ở phi trường Mihail Kogalniceanu, Romania, hôm qua.




Hai chiếc F-16 thuộc phi đội Thunderbirds của Không quân Mỹ trình diễn màn "soi gương" trong cuộc trình diễn trên không ở phi trường Mihail Kogalniceanu, gần Constana, Romania. Ảnh: EPA.






Màn đối đầu và lao qua nhau ấn tượng của hai chiếc F-16. Ảnh: EPA.



Đây là lần thứ hai phi đội Thunderbirds của Mỹ tham gia trình diễn tại Romania. Ảnh: AFP.



Đội bay F-16 nuối đuôi nhau lao lên bầu trời. Ảnh: AP.



Màn tạo hình ấn tượng của các máy bay chiến đấu F-16. Ảnh: EPA.


Đội nhảy dù của Romania đáp xuống đất tại sân bay Kogalniceanu. Ảnh: AFP.



Một tàu lượn của Romania trình diễn khi một con chim bay qua. Ảnh: EPA.



Chiến đấu cơ MIG 21 Lancer của Không quân Romania cũng tham gia trình diễn. Ảnh: AFP.



Màn trình diễn của hai tàu lượn thuộc Air Club của Romania. Ảnh: EPA.



Hai chiến đấu cơ F16 tạo hình trái tim trên bầu trời. Ảnh: EPA.



Đội bay Thunderbirds của Không quân Mỹ trên bầu trời Romania. Ảnh: AFP.

[Vnexpress news]



>> 'Không được đơn phương sử dụng bạo lực tại biển Đông'



Tại Hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (AFR) ngày 8/6 ở Indonesia, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, với tranh chấp ở biển Đông, các bên tuyệt đối không được sử dụng bạo lực với nhau.


Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: TTXVN.

Theo TTXVN, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định, vấn đề biển Đông cần được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình đa phương, trên cơ sở tuân thủ Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển (UNCLOS 1982), thực hiện tốt Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và cố gắng tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) trong thời gian sớm nhất.

Thứ trưởng Vịnh cũng khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với các đề xuất thiết thực và mạnh mẽ của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro về việc cuối năm nay sẽ có bước tiến mới về COC và của Thủ tướng Campuchia Hunsen mong muốn COC sẽ được ký kết năm 2012 tại Campuchia, nhân kỷ niệm 10 năm DOC.

Tuy nhiên, trong khi chưa tiến tới được COC hoặc chưa thực hiện một cách đầy đủ UNCLOS 1982, thì tất cả tranh chấp, bất đồng trong vấn đề này phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tránh những hành động đơn phương, đặc biệt tuyệt đối không được sử dụng bạo lực, sử dụng các biện pháp mạnh để hành xử với nhau.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ Việt Nam cho rằng để giải quyết tốt những thách thức, trước hết tất cả các nước thành viên ARF, những nước có lợi ích ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần có trách nhiệm đầy đủ hơn, mạnh mẽ hơn đối với các thách thức về an ninh. Các nước ASEAN cần tăng cường đoàn kết, thống nhất, đặc biệt là tránh chia rẽ, tránh xung đột, để ASEAN luôn trở thành trung tâm trong các cấu trúc an ninh khu vực.

Phát biểu tại hội nghị, Trưởng đoàn Trung Quốc, trung tướng Phó tổng tham mưu trưởng Ngụy Phụng Hòa khẳng định Trung Quốc sẽ nghiêm chỉnh tuân thủ nguyên tắc hòa bình và phát triển đã cam kết với cộng đồng thế giới, cam kết tiếp tục đóng vai trò duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực. Trung Quốc ủng hộ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, ủng hộ UNCLOS 1982, song không nhất trí đưa các vấn đề song phương như tranh chấp lãnh thổ ra các diễn đàn đa phương.

Trong khi đó, Trưởng đoàn Mỹ khẳng định nước này cam kết tiếp tục mở rộng hợp tác trên cơ sở luật pháp quốc tế, đảm bảo các nước có thể tự do tiếp cận đầy đủ biển, trên không và trên đất liền, nhằm đảm bảo tự do lưu thông thương mại, hàng hóa; phản đối dùng vũ lực trong giải quyết các vấn đề tranh chấp; kêu gọi các nước tuân thủ UNCLOS 1982, tự do hàng hải và các bên tuyên bố chủ quyền thực hiện nghiêm chỉnh DOC và tiến tới COC.

Mỹ hoan nghênh ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành các cuộc họp nhóm kỹ thuật bàn về việc thực hiện DOC và tiến tới xây dựng COC đảm bảo sự ràng buộc trong thực thi các cam kết tại biển Đông, nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp ở khu vực này thông qua các biện pháp hòa bình.

Hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 8 có sự tham dự của nhiều quan chức quốc phòng cấp cao từ 23 quốc gia thành viên ARF (vắng Triều Tiên và Pakistan). Hội nghị đã tập trung trao đổi quan điểm về tình hình quốc tế và khu vực, thảo luận vấn đề điều phối giữa ARF và ADMM+ (Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các nước đối thoại).
Trong khi Hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đang diễn ra thì sáng nay (9/6) tàu thăm dò Viking II của Việt Nam hoạt động trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam đã bị tàu đánh cá của Trung Quốc (với sự yểm trợ của các tàu ngư chính) lao vào cắt cáp.

Trước đó, sáng 26/5, ba tàu hải giám của Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khi tàu Bình Minh 02 đang khảo sát địa chấn trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Ngay lập tức Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Trong bài phát biểu ngày 5/6 tại Hội nghị An ninh châu Á tổ chức ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tiếp tục đưa dẫn chứng vụ tàu Bình Minh 02. Tại cuộc gặp bên lề hội nghị với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: “Vụ việc tàu Bình Minh 02 đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân và khiến lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam lo ngại”.


[Vnexpress news]



Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

>> Hạm đội Mỹ chuẩn bị đối phó với tên lửa Club



Các chuyên gia quân đội Mỹ không tin chắc các tàu chiến Mỹ có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm Club của Nga.


Bia bay siêu âm, bay bám mặt biển GQM-163A Coyote SSST do Orbital Sciences Corporation, Launch Systems Group (Mỹ) phát triển theo hợp đồng trị giá 34 triệu USD ký ngày 29.6.2000 (Orbital.com).


Hải quân Mỹ đã đặt hàng thêm 7 bia bay siêu âm GQM-163A Coyote SSST, trị giá mỗi quả 3,9 triệu USD.

Người Mỹ đặt mua các bia bay này để kiểm tra xem các hệ thống phòng không hạm tàu của Mỹ có khả năng bảo vệ các chiến hạm trước các tên lửa siêu âm Club của Nga hay không. Hải quân Mỹ đã đặt mua tổng cộng 89 bia bay. Loại bia bay này đã được nghiên cứu chế tạo trong gần 10 năm.

GQM-163A Coyote là tên lửa có trọng lượng 800 kg, sử dụng kết hợp các động cơ phản lực dòng thẳng và động cơ tên lửa nhiên liệu rắn. Coyote có tầm phóng gần 110 km và nhờ có động cơ phản lực dòng thẳng, tên lửa có thể đạt tốc độ tối đa trên 2.600 km/h.
Coyote được phát triển để đối phó với sự phổ biến các tên lửa chống hạm siêu âm như 3M54 (còn có tên là Club, SS-N-27 Sizzler) đang được đưa vào trang bị của hải quân Algeria, Ấn Độ và Việt Nam.




GQM-163A có thể phỏng tạo chân thực một cuộc tấn công của tên lửa Club vào các chiến hạm Mỹ.

Hệ thống tên lửa Kalibr (tên xuất khẩu là Club hoặc Klub) do hãng Novator của Nga phát triển và có các biến thể Club-N, Club-U (thiết kế module) trang bị cho tàu nổi, Club-S trang bị cho tàu ngầm, Club-M là hệ thống tên lửa cơ động mặt đất và Club-K bố trí trong contenơ triển khai trên tàu hỏa, xe tải hay tàu biển.
Club sử dụng các loại tên lửa:
- Tên lửa chống hạm siêu âm, bay bám mặt biển 3M-54E, tầm bắn 200 km;
- Tên lửa chống hạm dưới âm, bay bám mặt biển 3M-54E1, tầm bắn 300 km (có khả năng làm tê liệt, thậm chí đánh chìm tàu sân bay);
- Tên lửa dưới âm tấn công mặt đất 3M-14E, tầm bắn 275 km;
- Tên lửa-ngư lôi chống ngầm siêu âm phóng từ tàu ngầm 91RE1, tầm bắn 50 km;
- Tên lửa-ngư lôi chống ngầm siêu âm phóng từ tàu ngầm 91RE2, tầm bắn 40 km.
Hệ thống tên lửa Club đang hoặc sắp được trang bị cho Hải quân Nga, Ấn Độ, Algeria và Việt Nam (trên 6 tàu ngầm lớp Kilo Projekt 636).


Ban đầu, Hải quân Mỹ dự định chỉ mua 39 quả Coyote, song loại tên lửa đầu tiên của Mỹ dùng động cơ phản lực dòng thẳng quá thành công nên người ta quyết định tăng sản lượng sản xuất và có lẽ là sẽ sử dụng công nghệ Coyote cho các tên lửa Mỹ khác.

3M54 Club có trọng lượng gần 2.000 kg, phần chiến đấu 200 kg. Biến thể chống hạm của tên lửa Club tiêu diệt mục tiêu ở tầm 300 kg. Tên lửa đạt tốc độ bay 3.000 km/h ở phút bay cuối cùng.

Club có các biến thể phóng từ mặt đất, tàu ngầm và tàu mặt nước. Tên lửa phóng từ bệ phóng mặt đất không có đoạn bứt phá siêu âm, nhưng phần chiến đấu lại nặng gấp đôi.

Giới quân sự Mỹ sợ hãi các tên lửa 3M54 do chúng có chế độ bay độc đáo. Cho đến khi cách mục tiêu 15 km, Club bay ở độ cao cực nhỏ (đến 30 m). Vì thế, rất khó phát hiện ra tên lửa từ sớm. Còn khi hệ thống phòng không tầm gần phát hiện ra nó thì Club bắt đầu tăng tốc mạnh và vượt qua 15 km cuối cùng chỉ trong vòng chưa đầy 20 s. Thủ đoạn này khiến cho phòng không hạm tàu cực kỳ khó đánh chặn tên lửa.

Sử dụng Coyote, Hải quân Mỹ hy vọng kiểm tra khả năng của các phương tiện phát hiện, điều chỉnh các hệ thống điều khiển hỏa lực và vũ khí chống tên lửa. Căn cứ kết quả thử nghiệm, họ sẽ đưa ra kết luận về khả năng của phòng không hạm tàu Mỹ đối phó với tên lửa Club.

Khiến giới quân sự Mỹ đặc biệt lo sợ là biến thể tên lửa Club-K. Các tên lửa này có thể lắp trên các contenơ trên toa xe lửa, ô tô hay trên tàu biển. Vũ khí này khi sử dụng sẽ tạo ra sự bất ngờ và buộc các quân hạm chỉ còn biết trông cậy vào hệ thống phòng không của bản thân.

[Vietnamdefence news]



>> Malaysia kí hợp đồng mua 257 xe bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ



Loại xe này, được DEFTECH sản xuất tại Malaysia, dựa vào thiết kế của xe bọc thép bánh lốp đa năng 8x8 bánh PARS của FNSS. Xe sẽ được các kỹ sư của FNSS và DEFTECH thiết kế lại nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng của Lục quân Malaysia.


Xe bọc thép PARS


“Nỗ lực này sẽ không chỉ có lợi cho Lục quân Malaysia, mà sẽ còn phát triển hơn nữa khả năng tự sản xuất tại Malaysia,” ông John Kelly, phó chủ tịch phụ trách xuất khẩu và thương mại quốc tế bộ phận Land & Armaments của BAE Systems, cho biết.

Chương trình xe bọc thép 8x8 bánh AV-8 của Malaysia bao gồm việc thiết kế, phát triển và sản xuất ở trong nước loại xe bọc thép này, cũng như hỗ trợ hậu cần hỗn hợp. FNSS sẽ hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ giúp DEFTECH sản xuất loại xe này tại Malaysia.

AV-8 sẽ là gia đình xe xe bọc thép 8x8 bánh nội địa đầu tiên của Malaysia, bao gồm 12 biến thể, sẽ được biên chế cho Lục quân Malaysia.

“Dự án này xây dựng trên mối quan hệ công nghiệp đã rất thành công với DEFTECH, đối tác công nghiệp lâu dài của chúng tôi tại Malaysia. Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ DEFTECH về chương trình đầy thách thức này và chương trình s trở thành một câu chuyện thành công khác tại Malaysia,” ông Nail Kurt, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị FNSS, cho biết.

Xe bọc thép Pars của Thổ Nhĩ Kỳ có trọng lượng đến 24,5 tấn, có thể chạy với tốc độ 100 km/h, cự ly hành trình 1.000 km, chở được 14 người. Xe có thể được trang bị 1 pháo 25 mm và 1 súng máy 7,62 mm.

FNSS và DEFTECH trước đó đã bàn giao 211 chiếc xe bọc thép chiến đấu ADNAN và 8 xe chở pháo 120mm cho Lục quân Malaysia và sẽ hoàn thành bàn giao thêm 48 chiếc ADNAN nữa theo một hợp đồng riêng biệt.
[Vitinfo news]



>> 'NATO sẽ không bao giờ tấn công Nga'



NATO tiếp tục 'hứa miệng' với Nga về việc không dùng hệ thống phòng thủ tên lửa để nhắm vào nước này.

Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen trả lời hãng tin Interfax của Nga ngày 7/6 cho biết NATO coi Nga là đối tác hơn là đối thủ. Tuy nhiên, các yêu cầu của Nga về việc NATO cam kết không dùng hệ thống phòng thủ tên lửa để nhằm vào Nga vẫn chỉ đang thảo luận trong nội bộ khối này.

“Điều quan trọng nhất là chúng ta hướng tới việc tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn bằng cách tăng cường thảo luận và trao đổi, thay vì tìm một công thức pháp lý rồi thuyết phục 29 quốc gia đồng ý và phê chuẩn”, ông Anders Fogh Rasmussen cho biết.


Ông Anders Fogh Rasmussen trả lời phỏng vấn của Interfax


Tổng thư ký NATO cũng đưa lời đảm bảo: "Tôi có thể đảm bảo NATO sẽ không bao giờ tấn công Nga và chúng tôi tin tưởng Nga cũng sẽ hành động tương tự đối với NATO".

Trả lời hãng Interfax về viễn cảnh hợp tác phòng thủ giữa Nga và NATO, ông Rasmussen cho biết NATO không muốn Nga và NATO có chung hệ thống phòng thủ tên lửa.

Bởi, "NATO không thể chia sẻ hệ thống phòng thủ của liên minh với một nước không nằm trong liên minh", ông Rasmussen phát biểu, "Tuy nhiên chúng tôi ủng hộ việc Nga và NATO phát triển 2 hệ thống phòng thủ riêng biệt nhưng có sự liên kết để chia sẻ thông tin và cảnh báo tốt hơn về những mối đe dọa".

Trong diễn biến khác, hãng thông tấn Actmedia của Romania ngày 7/6 cho biết tuần dương hạm Monterey của Mỹ vừa cập cảng Constanta nhằm triển khai dự án lá chắn tên lửa của NATO ở nước này.

Đại sứ quán Mỹ tại Romani cho biết chuyến thăm của tàu Monterey đến nước này là 1 phần trong các động thái tăng cường quan hệ đối tác với Hải quân Romani cũng như tăng cường các khả năng hợp tác ở khu vực Biển Đen.

Không những thế, tàu Monterey còn cung cấp hệ thống phòng không AEGIS, cơ sở vật chất ban đầu cho hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ được lắp đặt ở Romani trong các giai đoạn tiếp theo.


Tuần dương hạm Monterey của Mỹ cung cấp hệ thống phòng không AEGIS cho Romani. Ảnh: Rian


Romania là một trong những nước nằm gần biên giới với Nga cho phép NATO đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ của mình.

Từ lâu, Nga đã phản đối việc các thành viên NATO triển khai các cơ sở phòng thủ tên lửa gần biên giới nước này. Moscow cho rằng việc này là một mối đe dọa an ninh với Nga và phá vỡ sự cân bằng chiến lược của các lực lượng ở châu Âu.

Nga và NATO đã đồng ý hợp tác về lá chắn tên lửa trong hội nghị thượng đỉnh Nga - NATO tổ chức ở Lisbon vào tháng 11/2010. NATO khẳng định rằng nên có hai hệ thống độc lập trao đổi thông tin, trong khi Nga ủng hộ một hệ thống với khả năng tương tác toàn diện.
[BDV news]




>> Quân đội Trung Quốc phân tán sự chú ý của dư luận



Sức mạnh quân sự Trung Quốc vẫn tụt hậu 20 năm so với Mỹ, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng đây là động thái nhằm tránh sự e ngại của dư luận.

Trong bài phát biểu của mình tại Đối thoại Shangri-la 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã lên tiếng thừa nhận: Quân đội Trung Quốc còn tụt hậu đến 20 năm so với Mỹ.

“Tôi muốn nói rằng, khoảng cách giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng lớn, quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên các trang thiết bị chiến đấu chính của chúng tôi chủ yếu vẫn là các thế hệ vũ khí thứ 2. Chúng tôi không có kho vũ khí thế hệ thứ 3 đủ lớn, cũng như các hệ thống và nền tảng cơ bản. Quân đội chúng tôi mới bắt đầu bước vào cơ giới hóa chứ chưa thực sự được cơ giới hóa như quân đội Mỹ” trích dẫn bài phát biểu của Bộ trưởng Lương Quang Liệt.

Bô trưởng Lương Quang Liệt cũng thừa nhận rằng, quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về khả năng của mình. "Quân đội Trung Quốc “không tìm kiếm sự bá quyền”, sự phát triển của quân đội Trung Quốc chỉ để bảo vệ lợi ích cốt lõi và chủ quyền của mình", ông này cho biết thêm.



PLA tuy còn kém xa Mỹ, song vẫn mạnh hơn các nước trong khu vực.


Đằng sau những lời lẽ "khiêm tốn"

Đối thoại Shangri-la được tổ chức bởi Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế IISS, một tổ chức phi chính phủ chuyên tổ chức các cuộc đối thoại an ninh để quản lý các cuộc chiến tranh lạnh.

Dù Đối thoại Shangri-la đã ra đời cách đây tương đối lâu, nhưng những lần trước Trung Quốc chỉ tham dự đối thoại này một cách “hững hờ”, theo kiểu cho có lệ.

Vậy mà, tại Đối thoại Shangri-la 2011, lần đầu tiên sau 10 năm, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc dẫn đầu phái đoàn quân sự cấp cao tham dự đối thoại này. Điều đó cho thấy Bắc Kinh đã có những chuẩn bị kỹ lưỡng về ngoại giao đối với đối thoại lần này.

Phân tán sự chú ý của dự luận là điều mà Bắc Kinh muốn hướng đến tại Shangri-la 2011.



Trước thềm Shangri-La 10, Trung Quốc có nhiều hành động cứng rắn trên biển Đông.

Thời gian gần đây, dư luận quốc tế tốn không ít giấy mực để nói về quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Đặc biệt là đầu năm 2011, Trung Quốc liên tiếp trình làng các hệ thống vũ khí mới.

Mẫu thử nghiệm tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 xuất hiện và có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Tên lửa hành trình diệt tàu sân bay DF-21D cũng được cho là đã trải qua quá trình phát triển ban đầu. Tàu sân bay Thi Lang cũng đang được gấp rút hoàn thành. Cùng với đó là sự “úp mở” trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc về các mẫu thử nghiệm tiêm kích mới như J-18, J-15, khiến các nước trong khu vực không khỏi lo lắng. Chưa hết, ngay trước thềm Đối thoại Shangri-la 2011, Trung Quốc liên tiếp có các hành động "cứng rắn" trên biển Đông.

Do đó, có thể thấy bài phát biểu "khiêm tốn" của ông Lương Quang Liệt tại Shangri-La 10 không ngoài mục đích nhằm phân tán sự chú ý của dự luận.

Đúng là quân đội Trung Quốc còn kém xa so với Mỹ, nhưng vẫn mạnh hơn tất cả các nước ASEAN cộng lại. Với những gì quân đội Trung Quốc đã và đang làm ASEAN không thể không lo lắng.

Mỹ đang xem Trung Quốc là đối tượng cạnh tranh, không muốn nói là đối thủ tiềm tàng, Washington đang dành một sự ưu ái đặc biệt đối với châu Á. Tại Shangri-La 10, Mỹ đã cam kết hiện hiện mạnh mẽ và lâu dài tại châu Á, đó quả là một cản trở lớn đối với Trung Quốc. Hạ thấp năng lực của mình so với đối thủ cũng là cách để làm giảm sự tập trung của Washington đối với Bắc Kinh.

Đó vẫn là “chiêu bài” mà giới ngoại giao quân sự Trung Quốc luôn sử dụng để trấn an các nước trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn luôn có một khoảng cách nhất định giữa những tuyên bố và những hành động của quân đội đặc biệt là Hải quân Trung Quốc.

Điều đó đặt ra những hoài nghi lớn trong dư luận quốc tế, đặc biệt là các nước ASEAN. Phải chăng, nội bộ Trung Quốc không đạt được sự thống nhất hoàn toàn trong cương lĩnh hành động hay đây là những “chiêu bài” đã được chuẩn bị kỹ lưỡng theo kiểu “ném đá dò đường”, từng bước, từng bước một, nghe ngóng, quan sát thái độ của các nước trong khu vực rồi tính toán bước đi tiếp theo.

Không vội vàng, hấp tấp, Trung Quốc đang “ru ngủ” các nước trong khu vực bằng những tuyên bố của mình. Điều đó một lần nữa cho thấy giá trị của sự đoàn kết trong ASEAN vì lợi ích chung.


[BDV news]



>> Ấn Độ và Pakistan chạy đua vũ trang trên không



Các chuyên gia quân sự cho rằng, kế hoạch hiện đại hoá Không quân của Ấn Độ và các chương trình phát triển vũ trang của Pakistan có thể làm cho Nam Á nóng lên từng ngày.


Mới đây, Ấn Độ cũng đã mua 82 máy bay chiến đấu Sukhoi-30MKI của Nga, hệ thống cảnh báo sớm máy bay A-50/Phalcon của Israel, hàng chục máy bay vận tải C-130J Super Hercules và máy bay tuần tra biển tầm xa P8I của Mỹ.

Dự kiến, Không quân Ấn Độ sẽ thay các máy bay tiêm kích cũ do Liên Xô và Pháp sản xuất bằng các máy bay tiêm kích hiện đại. Kế hoạch này cũng tương tự như kế hoạch của Pakistan - loại khỏi biên chế các máy bay tiêm kích cũ của Trung Quốc, được chế tạo trên cơ sở thiết kế của Liên Xô trước đây.



Máy bay chiến đấu Su-30MKI Ấn Độ mua của Nga


Trước những động thái này của Ấn Độ, Pakistan tuyên bố sắp tới sẽ sở hữu thêm 50 máy tiêm kích JF-17 Thunder. Việc sản xuất các máy bay này được tiến hành bởi một công ty liên doanh giữa Pakistan và Trung Quốc, có trụ sở cách Islamabad 50km. Theo một nguồn tin thân cận, JF-17 mới sẽ được trang bị các thiết bị hàng không do Italy sản xuất.

Nếu so sánh về chất lượng, các thiết bị hàng không của Italy có những ưu điểm vượt trội các thiết bị tương tự của Trung Quốc, được lắp đặt trên 30 máy bay đầu tiên được trang bị trong thành phần Không quân Pakistan. Chiếc tiêm kích đầu tiên đã được sản xuất vào tháng 11/2010. Đến năm 2015, Pakistan có thể sở hữu từ 250 đến 300 chiếc máy bay tiêm kích loại này.

Ngoài ra, Pakistan đang sở hữu các máy bay tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất, trong đó có 18 biến thể cải tiến Block 52. Việc cung cấp mới được 2 bên hoàn tất vào tháng 2/2011 qua. Đến nay, Pakistan đã tiến hành hiện đại hoá 26 chiếc F-16 biến thể cũ.



Máy bay F-16 của Không quân Pakistan


Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Ahmed Mukhtar cho biết, trên nguyên tắc, Trung Quốc đã nhất trí cung cấp cho Không quân Pakistan các máy bay tiêm kích J10 – máy bay tiêm kích nòng cốt của Không quân Trung Quốc.

Theo dự kiến ban đầu, Pakistan muốn mua 36 chiếc tiêm kích J10, nhưng hợp đồng trong thương vụ này còn phải phụ thuộc vào phía Bắc Kinh. Bắc Kinh đang quan ngại nếu cung cấp các công nghệ quân sự tiên tiến cho Pakistan có thể sẽ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại với phương Tây.

Đánh giá của các chuyên gia

Cựu nhân viên khoa học thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI), ông Siemon Wezeman nói rằng, Ấn Độ muốn trở thành một cường quốc khu vực. Tham vọng này được biểu hiện rõ nhất trong việc Ấn Độ tích cực tăng cường tiềm lực quân sự nước mình.

Trong khi đó, Pakistan đang tìm mọi cách duy trì thế cân bằng có thể với người hàng xóm vốn có nhiều xích mích này.

Ông Siemon Wezeman cho biết thêm, Trung Quốc và Pakistan là mối đe doạ tiềm tàng đối với Ấn Độ. Chính vì vậy, Ấn Độ đã sẵn sàng làm tất cả để tăng cường khả năng quân sự của mình.



Đoàn quan chức quân sự Pakistan thăm Trung Quốc?

Các nhà phân tích quân sự và cựu ngoại giao cho rằng, việc Pakistan tăng cường sức mạnh cho không quân là đòn “đáp trả” trực tiếp trước kế hoạch của Ấn Độ trong việc mua 126 máy bay chiến đấu hiện đại từ phương Tây .

Theo quan điểm của các nhà phân tích Ấn Độ, việc Mỹ bán các biến thể mới nhất của F-16 cho Pakistan đã trở thành lí do quan trọng khiến cho các máy bay tiêm kích F/A-18E/F và F-16IN của Mỹ không trúng thầu trong thương vụ MMRCA (Ấn Độ) .

Với sự tương quan lực lượng như vậy, nhiều chuyên gia cho rằng trong thời gian tới, cuộc chạy đua vũ trang trên không giữa Ấn Độ và Pakistan sẽ còn quyết liệt hơn, nhất là trong bối cảnh hai nước vẫn bất đồng trong nhiều vấn đề như tranh chấp chủ quyền tại khu vực Kashmir, một số nhóm phiến quân chống Ấn Độ ấn náu tại Pakistan và hàng loạt các vấn đề khác.


[BDV news]



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang