Thông tin Việt Nam đặt mua 4 chiến hạm SIGMA của Hà Lan đã được báo chí nước ngoài loan báo rộng rãi. Tàu cảnh sát biển DN 2000 vừa hạ thủy cũng là sản phẩm của tập đoàn đóng tàu Damen hợp tác với Việt Nam. >> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 1) Với hơn 3.200km bờ biển, vùng lãnh hải và thềm lục địa rộng hơn 1 triệu km2, bảo vệ vùng biển là một nhiệm vụ chiến lược cực kỳ quan trọng của Hải quân Việt Nam, đó cũng là nhu cầu bức thiết phải phát triển công nghiệp đóng tầu quân sự. Mô hình tầu SIGMA của Hà Lan là một mô hình tầu chiến modules cần nghiên cứu trong công nghệ đóng tầu hiện đại. Hợp tác chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ quốc phòng tiên tiến từ các cường quốc đóng tàu phương Tây là một hướng đi hết sức đúng đắn của Việt Nam. Kế hoạch này cho phép tiếp nhận các công nghệ hiện đại, đồng thời cũng tạo điều kiện đa dạng hóa nguồn cung trang bị vũ khí ngoài Nga, có thể gây bất ngờ lớn cho các kẻ thù tiềm tàng. Chiến hạm tàng hình SIGMA Cơ sở căn bản của hệ thống các lớp tầu Sigma tuần tra và hộ tống là thân tầu được thiết kế thành các module với những thành phần kỹ thuật bên trong của nó, Sigma là phương pháp cấu trúc thân tầu bằng cách tích hợp các module hình học không gian 3D. Đây là phương pháp thiết kế tầu hoàn toàn mới, nó cho phép có thể tăng chiều dài cũng như khả năng của Sigma ship lên đến bất cứ giới hạn nào. Mã số của Sigma được tính là chiều dài thân tầu. Từ đó có thể tính được các tính năng kỹ chiến thuật của tầu. Sigma 9113 là tầu dài 91m rộng 13 m, SIGMA 10513 là tầu dài 105 m và rộng 13 m. Thiết kế kiểu tầu này là phát triển từ việc thiết kế thân tầu có tốc độ cao, độ dãn nước thấp của công ty MARIN Teknikk AS từ những năm 1970x. Thông số kỹ chiến thuật lớp tầu hộ tống: Lượng giãn nước: 1,692 tấn. dài : 90.71 m (297.62 feet) Rộng : 13.02 m (42.72 feet) Ngấn nước : 3.60 m (11.81 feet) Động lực thân tầu: - Hai động cơ 2 x SEMT Pielstick 20PA6B STC cho công suất 8910 kW với hệ thống truyền động lực điều khiển lái tầu hạng nhẹ cho mỗi động cơ Geislinger BE 72/20/125N + BF 110/50/2H (hệ thống truyền động lực kết hợp thép và composte) - 4 x Máy phát điện nguồn thân xe Caterpillar 3406C TA công suất 350 kW một chiếc - 1 x Máy phát điện khẩn cấp Caterpillar 3304B công suất 105 kW - 2 x trục chân vịt với chân vịt năm cánh CP của Rolls Royce Kamewa 5 bladed CP Hộp số RENK ASL 9 2 x Hộp số Renk ASL94 với một bước vào số và ống thủy lực vào số ổn định thụ động. Tốc độ: Cực đại : 28 hải lý (52 km/h) Hải trình : 18 hải lý knots (33 km/h) Hành trình tiết kiệm nhiên liệu: 14 hải lý knots (26 km/h) Tầm xa hoạt động: Với tốc độ hải trình 18 hải lý knots (33 km/h): 3,600 Nm (6,700 km) Tốc độ hải trình tiết kiệm 14 knots (26 km/h): 4,800 Nm (8,900 km) Thủy thủ đoàn: 20, có thể tăng cường đến 80 bao gồm cả lính thủy đánh bộ hoặc đặc nhiệm Hệ thống chỉ huy tác chiến và các radar phục vụ hoạt động của tầu: Hệ thống điều khiển hỏa lực: Thales Group TACTICOS với bốn bảng điều khiển điện tử của các trắc thủ hỏa lực. Mk 3 2H. Radar tìm kiếm, trinh sát mục tiêu Thiết bị nhận dạng mục tiêu, phân biệt địch, ta: Thales TSB 2525 Mk XA (kết hợp với radar trinh sát MW08) Radar quản lý hành trình Radar quản lý hải trình: Sperry Marine BridgeMasterE ARPA Radar điều khiển hỏa lực: Ra dar theo dõi , quản lý và điều khiển hỏa lực LIROD Mk 2. Liên kết truyền dữ liệu: Hệ thống liên kết truyền thông và chia sẻ dữ liệu tác chiến và quản lý điều hành LINK Y Mk 2 datalink. Sonar: Sonar sử dụng sóng siêu âm trung tần thụ động và chủ động được gắn vào thân tầu Thales UMS 4132 Kingklip ASW Thông tin nội bộ: hệ thống thông tin liên lạc nội bộ Thales Communication's Fibre Optical Communications Network (FOCON) hoặc EID's ICCS cho phép thông tin liên lạc nội bộ của tầu và kết nối với hệ thống thông tin bên ngoài thông qua bảng kiểm soát truyền thông của hệ thống Hệ thống liên lạc vệ tinh: hệ thống Nera F series Hệ thống định vị và tính quỹ đạo hải hành. : Hệ thống tích hợp la bàn và hải đồ điện tử Raytheon Anschutz. Hệ thống ngụy trang tàng hình và tác chiến điện tử : Hệ thống Imtech UniMACs 3000 Integrated Bridge System Electronic tác chiến điện tử và điều khiển mồi bẫy ngư lôi, tên lửa: ESM: Thales DR3000 ECM: Racal Scorpion 2L Mồi bẫy: TERMA SKWS, sử dụng ống phóng DLT-12T 130mm đặt trên 2 bên boong tầu. Vũ khí trang bị: Tên lửa phòng không hạm đối không: 2 x Ống phóng 4 đạn MBDA Mistral TETRAL, bố trí phía trước và phía sau tầu. Tên lửa chống tầu : 4 x MBDA Exocet MM40 Block II Pháo hạm : Oto Melara 76 mm Phía mũi tầu 2 Pháo phòng không x 20 mm Denel Vektor G12 (Lisence copy of GIAT M693/F2) Ngư lôi: Sử dụng ngư lôi tiêu chuẩn châu Âu EuroTorp 3A 244S Mode II/MU 90 trong hai ống phóng đôi B515. Không quân: Bãi đỗ cho trực thăng chiến đấu hoặc cứu hộ bay biển, có hầm cho trực thăng. Indonesia đã sở hữu 4 tầu hộ tống loại 9113 đang hoạt động từ năm 2009 và đến tháng 8 năm 2010 đã ký hợp đống đóng mới tầu tuần biển (frigate) PKR 105 trên cơ sở SIGMA 10514 tại xưởng đóng tầu PT PAL Shipyard của Indonesia. Morocco hiện đang sở hữu 2 chiếc tầu Sigma 9813 hộ tống hạng nặng với VLS và một khinh hạm loại SIGMA 10513. Điểm ưu việt của hệ thống model tầu SIGMA trên thực tế và cấu trúc thiết kế tiên tiến. Khi đã có được công nghệ đóng tầu lớp modules, có thể tiếp tục đóng mới các loại tầu hạng nhẹ khác nhau dựa trên cơ sở các modules đã được thiết kế và tích hợp các loại vũ khí trang bị được sản xuất từ các nước khác nhau. Phần đài điều khiển tàu. Phần mũi tàu. Tên lửa chống tầu Exocet NM40. |
Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013
>> Sức mạnh của chiến hạm tàng hình SIGMA
>> Bí mật chiến lược Xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ (Kỳ 1)
Loạt bài viết của chuyên gia Lê Hùng về Bí mật chiến lược Xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ, tham khảo từ công trình của N.P. Romashkina- chuyên viên chính Trung tâm an ninh thế giới Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế Viện hàn lâm khoa học Nga, phó tiến sỹ khoa học chính trị, giáo sư Viện hàn lâm khoa học quân sự Nga đăng trên báo “ Bình luận quân sự độc lập” (Nga) và một số nguồn khác . >> Lưới lửa phòng không của Nga Cự ly bắn của các tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên: Tên lửa đạn đạo “Skud V”- 300 km, Tên lửa đạn đạo “Skud S”- 500 km, Tên lửa đạn đạo “Nodong” 1300 km, Tên lửa đạn đạo tầm trung -3200 km. Xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa (Missile Defence -MD- từ đây xin được dùng từ viết tắt MD để bạn đọc đỡ mất thời gian) bố trí theo tuyến quy mô lớn toàn cầu (trong đó có hệ thông MD ở Châu Âu mà Mỹ mới quyết định tái triển khai chỉ là một bộ phận cấu thành) được Mỹ coi là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong chính sách và chiến lược của mình, là phương tiện hiệu quả nhất để vô hiệu hóa các tên lửa đạn đạo (của đối phương), là nguồn lực quan trọng để củng cố và tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự quốc tế của Mỹ. Mỹ sẽ lãnh đạo tiến trình này và ngoài việc bảo vệ lãnh thổ nước mình trước các đòn tấn công bằng tên lửa, giới lãnh đạo nước này cũng đã chính thức tuyên bố là việc bảo vệ lực lượng của Mỹ trên lãnh thổ các nước đồng minh và đối tác trước các mối đe dọa tên lửa khu vực là một lợi ích quan trọng sống còn của Mỹ. Phòng thủ chống các mối đe dọa tên lửa Trong thập kỷ gần đây, Mỹ đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong việc thiết kế, chế tạo và triển khai các phương tiện kỹ thuật và hệ thống MD khu vực. Tuy nhiên, Bộ quốc phòng Mỹ vẫn cho rằng các phương tiện hiện có rõ ràng là chưa đủ trong bối cảnh các mối đe dọa tên lửa tại một số khu vực đang ngày càng tăng thêm. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là triển khai các tổ hợp, hệ thống MD trong tương lai gần (đến năm 2015) và tương lai dài hạn. Mối quan tâm chủ yếu được tập trung vào việc tăng số lượng các hệ thống như trên đồng thời duy trì xác suất xảy ra rủi ro kỹ thuật ở mức thấp nhất. Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ quốc phòng Mỹ quyết định mua thêm các tổ hợp và hệ thống MD đã được kiểm nghiệm qua tác chiến thực tế như tổ hợp THAAD (Terminal High Altitude Area Defense – THAAD), tên lửa chống tên lửa SM-3 thuộc hệ thống “ Aegis- MD và trạm rada AN/TPY-2. Giải pháp thứ hai cũng để thực hiện mục tiêu trên là tiếp tục hoàn thiện công nghệ. Đến thời điểm hiện tại tên lửa chống tên lửa “Standart-3” chỉ có thể phóng đi từ biển, nhưng đến năm 2015 sẽ có phiên bản mới của loại tên lửa SM-3 có thể phóng đi từ mặt đất để trang bị cho các tổ hợp “Aegis trên bờ”, điều đó sẽ tạo ra khả năng bảo vệ tốt hơn các khu vực được phân công bằng cách bố trí các tên lửa này ngay tại chính khu vực đó. Chúng sẽ tạo nên một hệ thống MD dày đặc tại các khu vực cần bảo vệ trước các tên lửa đạn đạo tầm trung của đối phương . Bộ quốc phòng Mỹ cũng đồng thời hiện đại hóa chính tên lửa chống tên lửa “Standart-3”. Đến năm 2015 sẽ có biến thể mới của “Standart-3 “là SM-3 Block IB với đầu đạn tự dẫn cải tiến nâng cao khả năng đánh chặn được đưa vào trang bị, đảm bảo tốt hơn việc nhận biết mục tiêu và mở rộng diện tích khu vực cần bảo vệ. Diện tích các khu vực được bảo vệ bởi các tên lửa chống tên lửa được triển khai cả trên biển và trên đất liền sẽ được tăng lên đáng kể bằng cách cải tiến công nghệ phóng theo các dữ liệu chỉ mục tiêu của các phương tiện thông tin từ xa. Mỹ cũng tiếp tục phát triển các hệ thống chỉ huy tác chiến và liên lạc đa năng (Command and Control, Battle Management, and Communications – C2BMC), tích hợp nhiều phương tiện thông tin khác nhau đảm bảo khả năng lập kế hoạch chiến dịch, thông báo tình huống và cảnh báo cho những người có trách nhiệm ra các quyết định ở tất cả các cấp. Sự phát triển như vậy sẽ gồm việc đưa vào sử dụng các cảm biến MD đang có và sẽ có, các phương tiện hỏa lực hiện có như THAAD, “Patriot”, các biến thể của SM-3 và GBI (Ground- Based - Interceptor). Những thiết kế mới như vậy sẽ cho phép thỏa mãn yêu cầu của các hệ thống MD ở các khu vực khác nhau và đồng thời cũng làm cho trường thông tin của Mỹ tương thích với các tổ hợp và hệ thống chống tên lửa mà Mỹ thiết kế chế tạo chung với các đồng minh và đối tác của mình. Còn một phương tiện nữa dự định sẽ triển khai nghiên cứu trước năm 2015, đó là hệ thống quang hồng ngoại điện tử lắp trên máy bay. Mục tiêu của dự án là đảm bảo đồng thời phát hiện và bám một số lượng lớn các tên lửa đạn đạo bằng các máy bay không người lái. Các máy bay này được phân công phạm vi không gian hoạt động và sẽ làm tăng đáng kể chiều sâu MD khu vực. Trong học thuyết mới của Cơ quan nghiên cứu phòng chống tên lửa của Mỹ mang tên “Đánh chặn sớm” có một nội dung nghiên cứu khả năng kỹ thuật tiêu diệt tên lửa ngay trong giai đoạn đầu (giai đoạn phóng) trên quỹ đạo bay của tên lửa bằng cách sử dụng các phương tiện hỏa lực và thông tin hiện có. Thay vì chỉ dựa vào các tên lửa chống tên lửa có kích thước lớn và tốc độ cao, các nhà nghiên cứu đề nghị giảm thời gian phản ứng của hệ thống phòng thủ chống tên lửa (gồm: thời gian truyền dữ liệu về mục tiêu, thời gian xử lý dữ liệu, thời gian ra quyết định về việc phóng tên lửa) để các phương tiện tiêu diệt tên lửa có thể đánh chặn được mục tiêu sớm hơn. Việc thực hiện học thuyết này sẽ đảm bảo việc có thể lặp lại việc bắn mục tiêu đang tấn công trong trường hợp lần đánh chặn đầu bị thất bại. Đến cuối thập kỷ này, Mỹ dự định nghiên cứu thiết kế các phương tiện hỏa lực và thông tin MD hoàn thiện hơn. Tên lửa chống tên lửa “Standart-3 “biến thể 2A (SM-3 Block IIA) sẽ có tốc độ phóng cao hơn và đầu tự dẫn hiệu quả hơn, có các tính năng kỹ- chiến thuật tốt hơn so với các biến thể SM-3 Block 1A hay biến thể SM- 1B và có khả năng mở rộng khu vực phòng thủ. Ngoài ra, Mỹ cũng xem xét cấp kinh phí để phát triển công nghệ “Bắn mục tiêu từ xa” trong tương lai trung hạn với nội dung chính là không chỉ phóng các tên lửa đánh chặn theo các số liệu từ nguồn thông tin từ xa mà còn có khả năng truyền các lệnh cho tên lửa đó từ các phương tiện thông tin khác, chứ không chỉ từ một nguồn dữ liệu duy nhất từ trạm rada trên tàu của hệ thống “Aegis”. Điều này sẽ cho phép đánh chặn được mục tiêu đang tấn công từ cự ly rất xa. Các dự án dài hạn cũng đang được thực hiện hướng tới mục tiêu là thiết lập hệ thống phương tiện quang- điện tử từ trên vũ trụ có thể bao quát được một khu vực lớn và một số lượng lớn các mục tiêu đang tấn công, đảm bảo phát hiện và bám mục tiêu trên tất cả (3) giai đoạn trên quỹ đạo bay của mục tiêu. >> Lưới phòng thủ tên lửa của Nga trong tương lai Một hệ thống như vậy sẽ làm giảm tải đáng kể cho các phương tiện thông tin trên mặt đất, cũng làm giảm đáng kể số lượng các tổ hợp và hệ thống MD cần có khi triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa nào đó. Một dụ án như vậy với tên gọi là PTSS đang được ưu tiên cấp kinh phí. Quy chuẩn sự đa dạng Nhìn chung, đặc điểm quan trọng nhất của chính sách của Mỹ hiện nay trong lĩnh vực hợp tác phòng thủ chống tên lửa khu vực là ý tưởng đưa ra được tối đa các phương án phòng thủ có thể có đối với từng trường hợp cụ thể. Căn cứ vào tính chất đặc thù về kiềm chế (hay còn được gọi là răn đe) và phòng thủ, số lượng các phương án sẽ phụ thuộc vào các đặc điểm địa lý, lịch sử và quân sự của khu vực, cũng như mức độ hợp tác (với Mỹ) và an ninh của từng nước tham gia vào chương trình phòng thủ chống tên lửa quy mô lớn của Mỹ . Khi thực hiện các chương trình MD khu vực, Mỹ có một số nguyên tắc sau: 1. Đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường cơ cấu kiềm chế khu vực trên cơ sở hợp tác chặt chẽ và chia sẻ gánh nặng tài chính giữa Mỹ và các đồng minh. Các đồng minh của Mỹ cần phải biết cách thích ứng và tham gia vào các kế hoạch (của Mỹ) và các hoạt động nhằm củng cố an ninh chung và phải có đóng góp nhất định vào việc bảo vệ các lợi ích chung. Để đối phó với các quốc gia có vũ khí hạt nhân, nội dung kiềm chế khu vực sẽ bao gồm cả thành tố hạt nhân. Vai trò của thành tố này (hạt nhân) trong cơ cấu kiềm chế khu vực có thể sẽ được giảm thiểu trong trường hợp vai trò của hệ thống phòng thủ chống tên lửa và các phương tiện chiến lược khác tăng lên. Nhìn rộng hơn, Mỹ đang tìm kiếm các cách thức mới nhằm vô hiệu hóa các mối đe dọa hạt nhân. 2. Mỹ sẽ có cách tiếp cận linh hoạt theo từng giai đoạn đối với từng khu vực, có cân nhắc những vấn đề liên quan đến các mối đe dọa khu vực, trong đó có cả quy mô và ý định của đối phương hiện thực hóa các mối đe dọa đó; các phương tiện vô hiệu hóa các mối đe dọa hiện đang có và cần phải có. Bên cạnh đó, Mỹ cũng cho rằng không nhất thiết phải bố trí ở tất cả các khu vực một cơ cấu phòng thủ chống tên lửa toàn cầu theo một mô hình duy nhất. Thay vào đó sẽ thành lập các cơ cấu khu vực hiệu quả và cân bằng giữa nhu cầu và khả năng. 3. Xuất phát từ thực tế là trong thập kỷ tới nhu cầu về các phương tiện phòng thủ chống tên lửa tại các khu vực có thể vượt quá khả năng hiện có của Mỹ, nước này sẽ chế tạo các phương tiện và hệ thống cơ động và có thể vận chuyển được. Điều đó cho phép nhanh chóng điều chuyển (các phương tiện và hệ thống đó) từ khu vực này sang khu vực khác trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. Và như vậy, chỉ riêng khả năng triển khai nhanh chóng tiềm lực phòng thủ đã có tác dụng kiềm chế (răn đe) đối phương tiềm năng ở nhiều khu vực cùng một lúc. Khi áp dụng các nguyên tắc trên tại các khu vực khác nhau, Bộ quốc phòng Mỹ sẽ căn cứ vào cơ sở hạ tầng điều hành tác chiến toàn cầu của Lực lượng vũ trang Mỹ để lựa chọn vị trí triển khai các phương tiện phòng chống tên lửa. |
Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013
>> Cách Việt Nam giữ Trường Sa ?
Giữ Trường Sa bằng tiêm kích, tàu ngầm hay tên lửa tầm xa? Câu trả lời của Đại tướng Phạm Văn Trà là bằng con người. Bờ mạnh, biển mới vững. >> 7 vũ khí sát thủ của Quân đội Việt Nam >> Sức mạnh 'lá chắn thép' Bastion trấn giữ biển Đông Tiêm kích Su-27 Ngày 15/6/2012, Trung đoàn KQ 940, Sư đoàn 372, đưa máy bay chiến đấu Su-27 từ căn cứ miền Trung ra tuần tiễu, bảo vệ Trường Sa, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Trao đổi kinh nghiệm trước giờ xuất kích Kiểm tra các thông số an toàn trước giờ bay Su-27 xuất kích Tiêm kích đánh chặn Su-27 hùng dũng lướt trên vùng trời tổ quốc Cùng với Su-27 và Su-30, để bảo vệ chủ quyền biển đảo, quân đội Việt Nam còn có tên lửa S-300PMU1, Yakhont, tương lai là BrahMos… quan trọng nhất trong số tên lửa Việt Nam hiện có là loại tên lửa được Liên Xô bán cho Việt Nam và nó đã tồn tại trong biên chế của quân đội nhân dân Việt Nam từ lâu. Hình ảnh tên lửa chống hạm hạng nặng của Việt Nam được trang bị cho tàu chiến Molniya thuộc dự án 1241. Những chiếc tàu chiến này của Việt Nam có khả năng mang 4 tên lửa chống hạm loại này. Trong khi tên lửa của Nga có thể trang bị cho tàu ngầm, tàu chiến thì tên lửa Shaddock của Việt Nam chỉ có thể phóng ở bệ phóng xe tải từ đất liền nhưng với tầm bắn là khoảng 550km thì có thể nói tên lửa Shaddock của Việt Nam có khả năng kiểm soát được toàn bộ chủ quyền biển đảo trên biển Đông. Việt Nam là 1 trong 32 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới có trang bị tên lửa đạn đạo. Trong 32 quốc gia đó có 15 quốc gia dùng tên lửa đi mua, 17 quốc gia nghiên cứu chế tạo hoặc biên chế tên lửa do nước mình tự sản xuất, trong đó có Việt Nam Hiện nay Việt Nam đã tự mình sản xuất được loại tên lửa này chiều dài tên lửa 11,7 m; nặng 4,8 tấn; đường kính 880 mm; sải cánh dài 2,6 m; tốc độ gấp 2,5 tốc độ âm thanh; tầm bắn xa nhất là 550 km. Tuy đã có trong biên chế của quân đội nhân dân Việt Nam từ rất lâu, nhưng loại tên lửa này vẫn giữ vai trò khá quan trọng trong lực lượng tên lửa của Việt Nam. Hiện nay Việt Nam vẫn chưa sản xuất được tên lửa loại này dùng cho tàu chiến và tàu ngầm nhưng đã sản xuất được loại dùng chở bằng xe đặc chủng. Hiện trong kho tên lửa của Việt Nam còn có tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion P trang bị tên lửa đối hạm siêu âm Yakhont. Cùng với máy bay, tên lửa, Hải quân Việt Nam chuẩn bị thành lập hạm đội tàu ngầm. Phía Nga đồng ý bán cho Việt Nam 6 tầu ngầm Project 636 lớp Kilo. Bản hợp đồng này có trị giá 1,8 tỷ USD. Hợp đồng này đã bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên bờ và đào tạo thủy thủ phục vụ trên tầu ngầm. Theo kế hoạch, Nga sẽ chuyển giáo cho Việt Nam 2 chiếc đầu tiên vào cuối năm 2013. Với việc thành lập hạm đội tàu ngầm sẽ đưa Hải quân Việt Nam có thêm sức mạnh đáng kể để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Cùng với việc trang bị những vũ khí hiện đại, Quân đội Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước. (Máy bay Su-30 của Không quân Việt Nam) “Hợp tác quốc phòng Việt Nam-Australia vững mạnh và sâu sắc” - Đại sứ Australia tại Việt Nam Hugh Borrowman đã khẳng định tại cuộc họp báo giới thiệu về chương trình “Kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Australia và Việt Nam” diễn ra chiều 26/2 tại Hà Nội. Tuy có vũ khí hiện đại nhưng yếu tố con người vẫn được Quân đội Việt Nam đặt lên hàng đầu. Nói về điều này, Đại tướng Phạm Văn Trà nhấn mạnh: “Giờ là lúc phải đoàn kết, tỉnh táo, chăm lo phát triển kinh tế, lo cho dân là điều quan trọng nhất. Dân có giàu thì nước mới mạnh, bờ có mạnh thì biển mới có chỗ dựa và mới tiến xa ra biển được" |
>> Các quốc gia Đông Nam Á gia tăng ngân sách quốc phòng
Theo thông tin được đăng tải trên tuần báo quân sự Jane's Defence, Chính phủ Myanmar đã quyết định trích 20,8% ngân sách quốc gia năm tài khóa 2013-2014 cho chi tiêu quốc phòng, tương đương khoảng 2 tỷ USD. >> Singapore: Đại gia vũ khí Đông Nam Á Quân đội Myanmar. Ảnh minh họa Quân đội Philippines. Ảnh Internet Tàu sân bay Chakri Naruebet của hải quân Thái Lan Chiến hạm lớp Sigma Frigate loại nhẹ (kiểu 9113) của Indonesia Tàu tuần tra lớp Kedah của Malaysia Khinh hạm tàng hình lớp La Fayette của Singapore do Pháp chế tạo Khoản ngân sách quốc trên đã được Quốc hội Myanmar hôm 19/2 thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4. Theo đánh giá của các chuyên gia, tỷ lệ cân đối giữa chi tiêu quốc phòng trên GDP của Myanmar năm 2013-2014 đã giảm so với cùng kỳ năm 2011-2012. Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng của Myanmar sẽ được bổ sung thông qua nguồn tài chính từ các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế nhờ quy chế về Quỹ quốc phòng đặc biệt. Tháng 3/2011, Quốc hội Myanmar đã thông qua đạo luật về Quỹ quốc phòng đặc biệt. Theo đó, quân đội có thể sử dụng trực tiếp nguồn tài chính từ quỹ này mà không chịu sự giám sát của Quốc hội. Nguồn thu của Quỹ Quốc phòng đặc biệt có được chủ yếu từ việc khai thác khoáng sản, nhất là các mỏ khí đốt tự nhiên. Dự kiến, tăng trưởng GDP của Myanmar từ 59 tỷ USD năm 2013 sẽ tăng lên tới 77 tỷ USD vào năm 2017, với tỷ lệ tăng trưởng hằng năm đạt khoảng 7%. Điều này có được là nhờ Myanmar tập trung phát triển khai thác các mỏ khí tự nhiên lớn của nước này. Hiện, Phương Tây vẫn đang duy trì lệnh cấm vận vũ khí với Myanmar, vì vậy quốc gia Đông Nam Á này trong vài năm qua nhập khẩu vũ khí chủ yếu từ Nga và Trung Quốc. Đáng chú ý là các hợp đồng mua 20 chiến đấu cơ Mig-29 năm 2009 với Nga và 60 máy bay huấn luyện K-8 Karakorum với Trung Quốc. Không chỉ riêng Myanmar quyết định tăng ngân sách quốc phòng trong năm tài khóa 2013–2014, mới đây Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Luân Đôn (IISS) đã công bố bảng thống kê thường niên về chi phí quốc phòng của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Theo đó, Singapore, Thái Lan và Indonesia nằm trong số 10 nước châu Á chi cho quốc phòng nhiều nhất. Trong giai đoạn 2010-2011, ngân sách quốc phòng của Thái Lan và Indonesia tăng trên dưới 5%. Con số này tại Trung Quốc là 6,8%. Dự phòng cho năm 2013, ngân sách quốc phòng của Indonesia có thể tăng đến 18%, đạt mức 8,1 tỷ USD. Philippines cũng tăng tốc: năm 2013, ngân sách quốc phòng nước này có thể lên đến 2,8 tỷ đô la, tăng 12,5% so với năm 2012. Hồi tháng 12.2012, Philippines đã thông qua một luật mới về hiện đại hóa quân đội trong 15 năm tới, trong đó ưu tiên dành cho hải quân và không quân. Theo một chuyên gia về Đông Nam Á, một trong những ngòi nổ khiến Philippines phải tăng nhanh ngân sách quốc phòng, đó chính là cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Chuyên gia này cho biết thêm, trong năm năm tới, Phlippines dự định tậu thêm nhiều khí tài, trong đó đáng chú ý là 12 máy bay chiến đấu, một tàu khu trục. Trong bối cảnh đó, các cường quốc bắt đầu tăng cường chính sách hướng về khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ngoài Mỹ, Úc cũng đã khẳng định chính sách hướng đông của mình. Một quan chức lãnh đạo quân đội Úc cho biết, quân đội nước này sẽ rút khỏi Afghanistan, khu vực đảo Salomon và Đông Timor, và dự định sẽ tăng cường hợp tác với Indonesia, Việt Nam và Thái Lan. Trang phân tích địa chính trị của nhật báo Le Monde cảnh báo: Khu vực biển biển Đông là một tuyến đường huyết mạch của giao thương hàng hải thế giới, vì thế, sự có mặt ngày càng nhiều của các tàu ngầm trong khu vực này làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực vốn đã có nhiều căng thẳng. |
Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013
>> Tiết lộ động trời : Bom sóng thần
Theo một tiết lộ chấn động mới đây, Mỹ từng hợp tác với New Zealand thử nghiệm loại bom có thể gây ra những trận sóng thần kinh hoàng. >> Bí mật vụ thử hạt nhân lớn nhất lịch sử Trận sóng thần ập vào bờ đông Nhật Bản hồi tháng 3.2011 - Ảnh: AFP Nhiều năm qua, những chương trình vũ khí tuyệt mật không ít lần khiến dư luận hãi hùng. Điển hình như kế hoạch phát triển “bom đồng tính” để khiến binh sĩ đối phương nổi lòng hươu dạ vượn với người cùng giới. Mới đây, tờ The Daily Telegraph phơi bày một dự án “động trời” của quân đội Mỹ. Đó là bom sóng thần. Thông tin này khiến dư luận không khỏi kinh hãi khi những hình ảnh thảm khốc về trận sóng thần tàn phá Nhật Bản hồi tháng 3.2011 vẫn chưa phai nhòa. Dự án Hải cẩu Dự án bom sóng thần được tiết lộ bởi ông Ray Waru, một tác giả người New Zealand vừa xuất bản quyển sách Các bí mật và kho báu. Ông đã khám phá bí mật động trời này khi lục tung kho tài liệu lịch sử của New Zealand. Theo đó, loại bom sóng thần, do Mỹ hợp tác với New Zealand nghiên cứu thông qua dự án Hải cẩu, được thiết kế để nhấn chìm một thành phố bằng cơn sóng cao 10 m. Đây là sản phẩm từ ý tưởng của sĩ quan hải quân Mỹ tên E.A.Gibson vào năm 1944. Lúc bấy giờ, sĩ quan Gibson đặc biệt lưu ý việc sóng lớn nổi lên xung quanh các hòn đảo Thái Bình Dương sau khi quân đội dùng chất nổ phá hủy các rạn san hô trong vùng. Bắt đầu từ đây, một loạt thử nghiệm được triển khai quanh New Zealand trong Thế chiến 2, nhằm đánh giá tính khả thi của bom sóng thần. Dường như việc nghiên cứu bom nguyên tử vẫn chưa thỏa mãn tham vọng của quân đội Mỹ lúc bấy giờ. Vì thế, Washington muốn sở hữu thêm một loại bom đủ sức cuốn sạch những thành phố ven biển xuống lòng đại dương. Dựa trên tình hình thời Thế chiến 2, dự án Hải cẩu nhiều khả năng được phát triển để nhằm vào Nhật Bản, vốn là một trong 3 thành viên chủ chốt của phe trục hồi đó. Theo một số hồ sơ lưu trữ, các cuộc thử nghiệm đã diễn ra tại 2 địa điểm chính. Ban đầu là gần New Caledonia, hòn đảo phía bắc New Zealand. Sau đó, việc thử nghiệm diễn ra ngoài khơi bán đảo Peninsula, cách thủ đô Auckland khoảng 48 km về hướng bắc. Tổng cộng, Mỹ và New Zealand đã kích nổ khoảng 3.700 quả bom trong hơn 1 năm tiến hành thí nghiệm. Từ các cuộc thử nghiệm, Washington kết luận rằng kích nổ cùng lúc vài quả bom, nằm xếp hàng cách bờ khoảng 8 km, được nhồi tổng cộng 2.200 tấn thuốc là đủ sức tạo một trận sóng thần lớn. Tác giả Waru đã tiết lộ điều này dựa trên các tài liệu mà ông tìm hiểu, theo tờ The Daily Telegraph. Thế nhưng, trong lúc các cuộc thử nghiệm đang diễn ra hết sức khả quan, quân đội Mỹ quyết định hủy bỏ dự án Hải cẩu vào năm 1945, trước khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, New Zealand vẫn tiếp tục theo đuổi việc nghiên cứu bom sóng thần cho đến thập niên 1950. Nga cũng từng thử ? Đến nay, nhiều người chẳng thể quên trận sóng thần năm 2011 giết chết hơn 15.000 người Nhật Bản và gây thiệt hại hàng trăm tỉ USD. Trước đó, vào năm 2004, trận sóng thần ở Ấn Độ Dương cũng lấy đi mạng sống của ít nhất 230.000 người ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan... Đó là còn chưa kể đến tổn thất về vật chất và di chứng lâu dài cho các thế hệ sau. Vì thế, nếu được hoàn tất thử nghiệm và sản xuất trên thực tế, bom sóng thần là vũ khí hủy diệt hàng đầu mà con người từng chế tạo. Ngoài Mỹ và New Zealand, Nga cũng từng ôm tham vọng chế tạo loại vũ khí phá hủy hàng loạt dựa theo sức mạnh của thiên nhiên. Trang mạng Russia & India Report từng dẫn một số thông tin cho rằng tàu ngầm hạt nhân AS-12 Losharik của Nga thực chất được thiết kế để mang theo ngư lôi nhiệt hạch T-15 với đường kính đến 1,5 m vốn có từ thời Liên Xô. Loại ngư lôi này, nếu được khai hỏa ở độ sâu 6.000 m, có thể tạo nên trận sóng thần đủ sức cuốn trôi toàn bộ bờ Đông hoặc Tây của Mỹ xuống đáy đại dương. Tuy nhiên, lâu nay, Moscow chỉ thừa nhận AS-12 Losharik là tàu lặn, phục vụ cho công tác thám hiểm Bắc Cực. Mỹ xác nhận dự án tối mật Perfect Citizen Tờ The Christian Science Monitor ngày 4.1 đưa tin Cục An ninh quốc gia (NSA) xác nhận đang tiến hành chương trình Perfect Citizen (tức Công dân hoàn hảo) với chi phí 91 triệu USD. Chương trình nhằm phát triển công nghệ bảo vệ hệ thống điện nước này và các hệ thống như cung cấp khí đốt trước các cuộc tấn công mạng. Hồi năm 2010, báo The Wall Street Journal từng tiết lộ về “Công dân hoàn hảo”. Tuy nhiên, NSA đến nay mới chính thức công bố tài liệu mật liên quan. |
>> Xung đột Trung - Nhật và bài học 100 năm
Nhiều ý kiến nhận định căng thẳng trong quan hệ Trung-Nhật thời gian qua giống như bối cảnh đã làm bùng phát cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất. >> Đại chiến Trung - Nhật : "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa" Khu vực Đông Bắc Á Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, hay ngắn gọn hơn là Thế chiến I, là một trong những cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất và gây ra hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Nhìn lại lịch sử 100 về trước, nhiều nguyên nhân làm bùng phát Thế chiến I đã được chỉ ra. Ngoài nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc thì những nguyên nhân trực tiếp được chỉ ra là liên minh quân sự, chạy đua vũ trang và chủ nghĩa dân tộc. Các nhà phân tích cho rằng những điều này dường như đang lặp lại trong bối cảnh căng thẳng ở Đông Bắc Á không ngừng gia tăng, đặc biệt là thế đối đầu giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Mỹ. Ngoài ra, nguy cơ bùng nổ xung đột liên quan tranh chấp quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền được các nhà phân tích ví với sự kiện khởi đầu cho Thế chiến I. Cách đây gần 100 năm, Thế chiến I đã bùng phát (tháng 8/1914) giữa hai phe, một bên là Khối Liên minh (Đức-Áo-Hung) với Khối Hiệp ước (Anh-Phap-Nga). Thời kỳ này, các quốc gia tìm kiếm lôi kéo thành lập các hiệp ước liên minh quân sự để tăng cường thế lực, bành trướng ảnh hưởng. Các liên minh được hình thành đã làm cho tình hình thế giới trở nên cực kỳ căng thẳng. Chỉ cần một xung đột nhỏ có thể trở thành xung đột quốc tế. Tại khu vực Đông Bắc Á hiện nay, liên minh chính trị-quân sự giữa Mỹ và một số nước trong khu vực được nhận định đang hình thành thế bao vây Trung Quốc. Chiến lược trở lại châu Á của Mỹ đang được triển khai trên thực tế. Mỹ đã lập ra một hệ thống các liên minh và các căn cứ quân sự, các đối tác chiến lược trên khắp khu vực, như Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản để đối chọi với Trung Quốc. Về vấn đề chạy đua vũ trang tại khu vực không phải bây giờ mới nóng khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba mà đã được bàn đến trong nhiều năm qua với ngân sách quốc phòng không ngừng tăng của Trung Quốc. Theo xu hướng hiện nay, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng lên mức 238,2 tỷ USD vào năm 2015 (so với 119,8 tỷ USD của năm 2011). Như vậy, tốc độ gia tăng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc trung bình mỗi năm lên tới gần 19%. Trung Quốc đang hiện đại hóa quân đội một cách rất mạnh mẽ với tham vọng thu hẹp sự chậm tiến 20 - 30 năm hiện nay. Trung Quốc đang mạnh tay chi cho các dự án phát triển các loại máy bay chiến đấu kiểu Thành Đô J-10B hoặc hiện đại hơn là J-20, tương tự F-22 của Mỹ. Tên lửa, đặc biệt là loại đối không tầm xa, cũng nằm trong diện được ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc. Bắc Kinh đang nỗ lực cải thiện các khả năng không gian cho loại tên lửa này. Về hải quân, Bắc Kinh đang tiến hành hiện đại hóa khả năng tốc độ cho các tàu chiến của Quân giải phóng nhân dân (PLA). Mục tiêu tối thượng là trang bị bằng được ít nhất một tàu sân bay thực thụ và điều này có vẻ đang được hiện thực hóa với việc đại tu chiếc Varyag mua lại của Ucraina năm 1998. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đẩy nhanh việc tự chế tạo một tàu sân bay cho hải quân. Tàu hải quân Trung Quốc Trước năng lực quốc phòng ngày càng gia tăng cũng như hành động mang tính quyết đoán của Trung Quốc đối với tranh chấp Senkaku, Nhật Bản cũng đã quyết định tăng ngân sách quốc phòng. Ngày 29/1, Nội các Nhật Bản đã phê chuẩn tổng ngân sách trị giá 92.600 tỷ yên (1.020 tỷ USD) cho tài khóa 2013. Trong số đó, ngân sách quốc lên tới 4.753,8 tỷ yên (52,5 tỷ USD), tăng 40 tỷ yên so với tài khóa 2012. Đây cũng là lần đầu tiên trong vòng 11 năm qua, Nhật Bản quyết định mở rộng chi tiêu quốc phòng. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên trong 8 năm qua, Nhật Bản cũng tăng thêm 287 quân nhân cho SDF, hiện có khoảng 228.000 người. Nhiều nước xung quanh khu vực này như Nga, Indonesia…cũng tăng ngân sách quốc phòng và đẩy mạnh mua sắm vũ khí. Tương tự như bối cảnh trước khi nổ ra Thế chiến I, chủ nghĩa dân tộc hiện cũng được nhắc tới nhiều tại Nhật Bản và Trung Quốc. Giới phân tích nhận định những nguy cơ càng nghiêm trọng và rõ nét hơn sau cuộc bầu cử hồi tháng 12/2012 ở Nhật Bản. Kết quả là một nội các mới của Nhật Bản đã được thành lập, chủ trương thi hành chính sách dân tộc thuần túy và cứng rắn, sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc. Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ "Washington Post” của Mỹ ngày 21/2 cho rằng chương trình giáo khoa mang nặng chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc đã cổ xúy tâm lý chống Nhật. Theo ông Abe, tâm lý chống Nhật bắt nguồn từ chương trình giáo dục đã cản trở quan hệ hữu nghị giữa hai nước, đồng thời hạn chế sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Một tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản dùng vòi rồng xua đuổi các tàu "lạ" xâm nhập vùng biển gần Senkaku Một trong những vấn đề nóng nhất hiện nay là nguy cơ xảy ra xung đột Trung-Nhật liên quan tới tranh chấp quần đảo Senkaku. Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại rằng một cuộc xung đột có thể nổ ra chớp nhoáng giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Việc Nhật Bản “quốc hữu hóa” các hòn đảo này, sau đó là các cuộc tập trận diễn ra liên tục của cả hai nước ở gần khu vực Senkaku càng làm tăng thêm nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột công khai. Trong trường hợp này, nước Mỹ khó có thể đứng ngoài cuộc. Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS) vừa công bố một báo cáo cho thấy Mỹ "có thể can dự trực tiếp vào một cuộc xung đột quân sự" giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan tới quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông. Báo cáo của CRS nhận định: "Trung Quốc đã gia tăng các hành động khiêu khích bằng cách điều cả tàu quân sự và tàu hải giám cũng như máy bay tới khu vực trên (Senkaku)" kể từ khi Chính phủ Nhật Bản mua một số đảo thuộc quần đảo này từ chủ sở hữu tư nhân người Nhật hồi tháng Chín. Báo cáo cũng cho rằng việc Trung Quốc chĩa rađa về phía tàu khu trục Nhật Bản ở vùng biển gần quần đảo không người nói trên "được coi là hành động leo thang đáng kể trong vụ đối đầu này". Theo đó, "Nhật Bản có nhu cầu cấp thiết tăng cường lực lượng quân đội, được gọi là Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, để tăng cường khả năng phòng vệ ở phía Tây Nam quần đảo này (Senkaku)". Ngoài ra, cũng cần phải nói thêm rằng một nguyên nhân sâu xa nữa dẫn đến tình hình căng thẳng địa chính trị và chủ nghĩa dân tộc hiện nay ở châu Á là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sâu sắc. Các cường quốc đang thổi bùng lên một cuộc chạy đua thực dân mới trên khắp thế giới để giành nguyên liệu, thị trường và nhân công rẻ... (BĐO) |
>> Bí mật tác chiến tàu ngầm Kilo trên biển Đông
Theo báo chí Nga, hai tàu ngầm lớp Kilo dự kiến được chuyển cho Việt Nam trong năm 2013. Hai tàu này đã được hạ thủy, trong đó một chiếc đang thực hiện thử nghiệm trên biển Baltic. Một tàu được mang tên Hà Nội, chiếc còn lại mang tên Hồ Chí Minh. >> Tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh hơn tàu Kilo Trung Quốc >> Con đường tầu ngầm Kilo về Việt Nam Tấn công bằng tên lửa. Theo hợp đồng công bố năm 2009, Việt Nam sẽ nhận được 6 tàu ngầm lớp Kilo. Thỏa thuận trị giá khoảng hai tỷ USD được dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Tàu ngầm diesel/điện thuộc đề án 636 lớp Kilo, mà Việt Nam đặt mua 6 chiếc, được mệnh danh là "hố đen trong đại dương" nhờ độ ồn rất nhỏ. Các chuyên gia Nga đánh giá đây là những tầu ngầm ưu việt, được trang bị vũ khí ngư lôi, thủy lôi và tên lửa. Đặc biệt, có tổ hợp tên lửa Club vô cùng lợi hại. Cũng theo các nguồn tin quân sự Nga, khả năng 2 tàu ngầm cuối cùng trong số 6 chiếc tàu ngầm Việt Nam đặt mua có thể không phải là loại Kilo 636 mà rất có thể là Amur - Một thế hệ tàu ngầm diesel/điện tân tiến hơn nhiều, được trang bị hệ thống sonar và thiết bị tác chiến điện tử đời mới nhất của Nga. Amur cũng được trang bị hệ thống VLS mang các ống phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng... Cùng với các loại vũ khí phòng thủ hiện đại khác, tàu ngầm lớp Kilo sẽ Việt Nam sẽ góp phần bảo vệ hiệu quả hơn lãnh hải và vùng biển kinh tế, các hải đảo và giàn khoan ngoài khơi. Dưới đây là bài viết của chuyên gia Nga KHQS V.Valkov về những nhiệm vụ cơ bản của tàu ngầm trong chiến tranh và xung đột khu vực, trong thời bình và thời chiến có tính chất là những hoạt động bí mật dưới lòng biển, có khả năng tấn công bất cứ lúc nào vào những mục tiêu quan trọng, có tính quyết định hoặc tiêu diệt sinh lực đối phương. Trong thời gian chiến tranh, tầu ngầm có nhiệm vụ: Tiêu diệt tầu ngầm của đối phương. Thực hiện nhiệm vụ chống ngầm bảo vệ lực lượng hải quân của mình; Tấn công tiêu diệt các cụm lực lượng hải quân đối phương, các tầu chiến đấu và các tầu vận tải; Bí mật thiết lập các trận địa mìn; Thực hiện các hoạt động trinh sát, dẫn đường cho các lực lượng của ta tiếp cận đối phương, chỉ thị mục tiêu cho các phương tiện hỏa lực; Thực hiện nhiệm vụ đổ bộ các lực lượng đặc nhiệm; Ngoài ra tàu ngầm còn đảm đương nhiệm vụ vận tải cơ sở vật chất quan trọng, vận tải các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ và sinh lực trong trường hợp đặc biệt; Cung cấp các thông tin quỹ đạo hoạt động hàng hải (Navigation), các thông số về thủy văn và khí tượng thủy văn cho căn cứ chỉ huy và các phượng tiện chiến đấu, vận tải biển; Cứu hộ các phi công chiến đấu bay biển như máy bay và trực thăng. Tầu ngầm trang bị tên lửa hạm đối đất còn có thể tấn công phá hủy các mục tiêu trên đất liền trong địa bàn của đối phương (theo một nguồn tin quân sự Nga, tàu Kilo của Việt Nam có khả năng này). Tấn công các mục tiêu hỗ trợ hạm tầu. Tìm kiếm và bí mật theo dõi các hoạt động của tầu ngầm đối phương và các cụm tầu nổi của địch; Sẵn sàng khai hỏa tiêu diệt địch khi có mệnh lệnh tác chiến vào thời điểm khởi động chiến tranh; Trực sẵn sàng chiến đấu trên tuyến phòng thủ tầu ngầm; Sẵn sàng hỗ trợ hỏa lực cho quân ta trong các cuộc xung đột vũ trang. Theo dõi và săn lùng tầu ngầm đối phương bằng sonar chủ động hoặc thụ động. Tính năng chiến thuật cơ bản của tầu ngầm Các tính năng chiến thuật của tầu ngầm là các tính năng kỹ thuật tác chiến và những tính năng kỹ thuật đặc biệt khác của tầu, những tính chất đặc trưng của tầu ngầm thể hiện khả năng thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu được giao. Tính chất cơ bản của tầu ngầm: Tính bí mật, bao gồm: Ẩn nấp, né tránh không bị phát hiện trong lòng biển; Bí mật thực hiện các hoạt động theo dõi đối phương; Có khả năng thoát khỏi sự theo dõi, truy đổi và chuyển về trạng thái bí mật hoạt động. Luồn tránh hoạt động săn ngầm của đối phương. Nhưng giải pháp thực hiện đảm bảo tính bí mật: Tổ chức chỉ huy: Thực hiện các hoạt động bí mật, không gây tiếng động trong lòng biển; Kỹ thuật: Sử dụng các giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu tối đa các trường vật lý phát ra từ tầu ngầm; Chiến thuật: Các hoạt đông cơ động tầu ngầm phải tuyệt đối chính xác, đúng và có tính toán kỹ lưỡng các khả năng có thể xảy ra. Tầu ngầm ẩn nấp dưới lớp băng Bắc cực. Bí mật cơ động ẩn nấp trong lòng biển của tầu ngầm được thực hiện bởi những giải pháp: Giảm thiệu đến mức thấp nhất tiếng ồn và những trường vật lý khác, mà thông qua các tín hiệu đó đối phương có thể phát hiện tầu ngầm; Lựa chọn độ sâu hoạt động hợp lý; Cơ động với tiếng ồn giảm nhất và tốc độ hải trình cao nhất; Tầm hoạt động xa, thời gian hoạt động lâu dưới nước; Sử dụng hệ thống truyền thông tin liên lạc bằng các đài thu phát ở chế độ chủ động hợp lý; Tàu ngầm còn có hỏa lực tấn công mạnh và sử dụng hỏa lực tấn công từ dưới nước; Có tầm quan sát xa bằng các phương tiện, thiết bị quan sát thụ động; Có khả năng tự tính toán các thông số thủy văn và khí tượng thủy văn; Sử dụng thiết bị hoa tiêu, thiết bị định vị và dẫn đường điêu luyện, có khả năng sử dụng các phương tiện ngụy trang tốt nhất. Tầu ngầm tấn công bằng ngư lôi. Trong các tính năng kỹ chiến thuật của tầu ngầm, những tính năng quan trọng nhất là: Khả năng hoạt động dưới biển sâu lâu không phải bổ xung không khí, nhiên liệu và hậu cần kỹ thuật, từ 25 đến 125 ngày. Hoạt động độc lập, không phụ thuốc quá nhiều vào sự chỉ đạo và thông tin hỗ trợ của trung tâm chỉ huy hàng hải quân sự. Có khả năng tác chiến năng động, sáng tạo với các tầu ngầm của đối phương. Có khả năng triển khai các hoạt động trinh sát bằng các phương tiện được trang bị trên tầu. Những đặc điểm hạn chế của tầu ngầm: Khó sử dụng tầu ngầm trong vùng nước nông, khó duy trì hoạt động thông tin liên lạc 2 chiều với các tầu ngầm khác, với trung tâm chỉ huy, với các lực lượng hạm tầu khác hoạt động trên biển. Không có khả năng phòng không, (trong một số trường hợp, các tầu ngầm nguyên tử có khả năng phòng không nhưng rất hạn chế - có tên lửa phòng không tầm nhiệt bắn từ dưới nước nhưng chỉ trong giới hạn rất hẹp. Vũ khí trang bị: Vũ khí trang bị trên tầu ngầm là mìn, ngư lôi chống tầu và tên lửa theo biên chế yêu cầu nhiệm vụ. Vũ khí và trang bị kỹ thuật trên tầu cho phép tầu ngầm có khả năng tấn công các tầu ngầm trên khoảng cách đến 50 hải lý. Tấn công các tầu nổi trong khoảng cách đến 300 hải lý, các tầu có thể được trang bị các vũ khí tấn công hải đối đất hành trình có tầm bắn đến 1.500 hải lý. Triển khai các hoạt động tác chiến Giai đoạn quan trọng nhất của các hoạt động tác chiến tầu ngầm là triển khai đội hình chiến đấu. Triển khai hoạt động tác chiến – Là tập hợp tất cả các hoạt động chuẩn bị và đảm bảo kỹ chiến thuật của tầu ngầm để cơ động đến khu vực trực sẵn sàng chiến đấu theo thời gian quy định và đảm bảo tuyệt đối bí mật, tầu ngầm ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Triển khai tác chiến. Triển khai hoạt động tác chiến có thể: Trên không gian chiến trường hải dương rộng lớn; Trên không gian chiến trường hẹp; Trong không gian hải dương và đội hình chiến đấu của phân đội tầu ngầm (tầu nổi). Triển khai hoạt động tác chiến: Tầu ngầm có thể triển khai các hoạt động tác chiến đơn lẻ hoặc trong biên chế của một đội tàu nhiều loại tầu khác nhau; Phân đội tầu ngầm trong các hoạt động tác chiến, cơ động trong đội hình chiến đấu hoặc hành quân; Các liên đội tầu trong đội hình tác chiến. Triển khai hoạt động tác chiến cần đảm bảo những yêu cầu: Nằm ngoài khu vực hoạt động của các tầu ngầm đối phương và nằm ngoài khu vực hoạt động của tầu ngầm bên mình; Nằm ngoài khu vực hoạt động của các hệ thống các đài quan sát, trinh sát mục tiêu cố định; Tuyến triển khai phải xa khỏi khu vực bờ biển;Tuyến triển khai các hoạt động tác chiến phải đi qua khu vực có nhiều tầu thuyền vận tải qua lại.. Tuyến triển khai tác chiến: Vật chuẩn giới hạn theo quy định của theo kế hoạch tác chiến, ở vị trí tương đương với vật chuẩn, các tầu ngầm triển khai các hoạt động tác chiến và các lực lượng bảo đảm kỹ chiến thuật khi triển khai. Tuyến kiểm soát - Bắt đầu tổ chức mối liên kết phối hợp giữa các tầu ngầm với tầu ngầm, với lực lượng đảm bảo để chống va chạm, khi các tuyến đường cơ động cắt chéo nhau và ngăm chặn khả năng các tầu ngầm tự phát hiện lẫn nhau. Có thể được gọi là tuyến báo cáo và truyền thông tin. Hoạt động tác chiến Hoạt động tác chiến của tầu ngầm chống tầu ngầm đối phương và các hạm đội tầu của đối phương được triển khai độc lập hoặc trong đội hình một đơn vị hợp thành từ các phân đội tầu khác nhau về chủng loại. 1. Hoạt động tác chiến của phân đội tầu ngầm chống ngầm phụ thuộc vào các điều kiện chiến trường khác nhau: Trong các khu vực; Trên tuyến phòng thủ chống ngầm; Trên hướng tấn công theo kế hoạch ( trên tuyến cơ động triển khai chiến đấu); Theo yêu cầu của cấp trên ( trong các khu vực có khả năng xung đột cao ( vùng tranh chấp). Thực hiện các nhiệm vụ tác chiến có thể bằng các phương pháp: Khi đang cơ động trên hải trình; Khi tầu đang dừng lại thả neo ở trạng thái dưới nước; Khi tầu đang nằm phục kích trên đáy biển. Khi tầu đang nằm ẩn nấp trên đáy bùn lỏng dưới đáy biển. Phương pháp tấn công tiêu diệt tầu ngầm đối phương: Trong các trận chiến đấu dưới biển; Tấn công bằng phục kích dưới biển. Đòn tấn công được triển khai dưới hai phương thức: Tấn công ngay tức khắc và tấn công có chuẩn bị mọi thông số kỹ chiến thuật. Hoạt động tác chiến chống tầu của cụm tầu liên hợp với tên lửa bờ biển. Triển khai mìn chống tầu. Triển khai mìn ngư lôi chống tầu ngầm. Hoạt động của ngư lôi chống tầu ngầm . 2. Các hoạt động tác chiến chống hạm đội và các cụm tầu nổi, tầu chiến và các đoàn tầu vận tải của đối phương là những hoạt động tìm kiếm tấn công bằng ngư lôi hoặc tên lửa chống tầu theo những thông tin về mục tiêu từ trung tâm điều hành tác chiến của Bộ tư lệnh tác chiến Hải quân hoặc bằng các thiết bị trinh sát của chính tầu ngầm. Phóng ngư lôi - mìn chống tầu. Những phương thức tác chiến chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu các đoàn tầu vận tải, cụm tầu chiến đấu, tầu sân bay là các trận hải chiển của các phân đội tầu ngầm và các tầu ngầm hoạt động đơn lẻ. Đó có thể là các đòn tấn công hoặc các đợt tấn công dồn dập bằng các loại vũ khí trong trang bị. Hoạt động tác chiến phòng thủ của tầu ngầm Vượt qua tuyến phòng thủ chống ngầm của đối phương: - Đi vòng qua khu vực nguy hiểm theo thông tin thu thập được của trinh sát và trung tâm chỉ huy tác chiến; - Phát hiện các phương tiện chống ngầm, tầu ngầm của đối phương, tránh né hoặc tiêu diệt tầu ngầm, phá hủy phương tiện chống ngầm vào thời gian quy định của hoạt động tác chiến. Cơ động ngụy trang che mắt địch Cơ động ngụy trang tránh sự truy đuổi của tầu ngầm. Cơ động ngụy trang che mắt địch cho phép các tầu ngầm diezen có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tác chiến hiệu quả trên không gian chiến trường rộng lớn. Cơ động ngụy trang: là sự bố trí liên kết phỗi hợp giữa các tầu ngầm, theo một quy định nhất định về góc hướng cơ động và khoảng cách với một tâm nhất định, đồng nhất với hoạt động trinh sát tìm kiếm mục tiêu, tấn công, đánh đòn quyết định vào mục tiêu, cũng như hỗ trợ lẫn nhau bảo đảm an toàn. Cơ động ngụy trang của tầu ngầm- Cụm tầu ngầm với một đội hình theo quy định, cơ động theo một quỹ đạo đồng bộ và song song với một tâm nhất định ( tâm của quỹ đạo cơ động ngụy trang. Chỉ huy trưởng cụm tầu ngầm quy định sơ đồ cơ động, Đường cơ động cơ bản và tốc độ cơ động được quy định bởi trung tâm chỉ huy hành quân. (Theo Tiền Phong ) |
>> Tàu ngầm Kilo có tính năng vượt trội các tàu ngầm AIP (1)
Hiện trên thế giới, xu hướng phát triển tàu ngầm AIP đang được ưa chuộng, các nước đua nhau mua sắm loại tàu ngầm này, thậm chí một số nước đã, đang và sắp sử dụng tàu ngầm Kilo cũng phân vân có nên theo trào lưu này, thay tàu ngầm Kilo bằng tàu ngầm AIP hay không? >> Tàu ngầm SMX-26 : Sự bổ sung hoàn hảo cho Kilo 636 Việt Nam >> Tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh hơn tàu Kilo Trung Quốc Tàu ngầm Kilo là sản phẩm ưu việt trong số các tàu ngầm thông thường trên thế giới Về tính năng kỹ thuật: Mỗi loại có ưu, nhược điểm riêng Kilo là loại tàu ngầm Diezen - điện tầm trung thuộc dự án 636 của Nga, có chiều dài 72,6m, lượng giãn nước 2300 tấn khi nổi và 3900 tấn khi lặn dưới nước. Nó sử dụng động cơ Diezen công suất 5.900hp, nó có thể đạt vận tốc 19 hải lý/h khi lặn và 11 hải lý/h khi nổi; hoạt động bình thường dưới độ sâu 300m, tối đa 350m, thủy thủ đoàn 52 người. Tàu ngầm Kilo còn được trang bị thiết bị thông tin vô tuyến tiên tiến với 2 dải sóng dài và sóng ngắn (khi lặn sử dụng sóng dài, khi nổi dùng sóng ngắn) và hệ thống thông tin vệ tinh với nhiều chế độ truyền dẫn số liệu khác nhau, cho phép tàu có nhiều sự lựa chọn về mặt thông tin liên lạc. Đánh giá mức độ ưu việt của mỗi loại tàu ngầm động cơ thông thường người ta đều xuất phát từ 5 tiêu chí cơ bản, bao gồm 3 tiêu chí tính năng kỹ thuật là: phạm vi tác chiến và khả năng hoạt động dài ngày; độ ồn, mức độ bộc lộ radar và hệ thống sonar quan trắc. 2 tiêu chí còn lại thuộc về tính năng tác chiến là hệ thống vũ khí và khả năng tác chiến đa nhiệm. Xét trên cả 5 tiêu chí thì tàu ngầm Kilo vẫn thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới. Về tiêu chí thứ nhất: Các tàu ngầm thuộc dự án nâng cấp của Ấn Độ và đóng mới của Việt Nam đều được trang bị hệ thống duy trì sự sống mới, cải thiện điều kiện sinh hoạt của thủy thủ đoàn khiến tàu có khả năng hành trình liên tục 45 ngày. Tuy Kilo có một điểm yếu so với các tàu ngầm AIP là phải nổi lên nhiều hơn để lấy dưỡng khí, nhưng nhược điểm này có thể khắc phục được bằng công nghệ ống hút khí Composite hoàn toàn không bộ lộ radar (hiện SMX-26 của Pháp dang áp dụng công nghệ này). Tàu ngầm SMX-26 có khả năng thả ống hút để lấy dưỡng khí. (Ảnh dưới: đường ống hút khí, ảnh trên: miệng ống nổi trên mặt biển) Còn về phạm vi tác chiến thì Kilo vượt trội hơn rất nhiều, nó có thể hoạt động ở tầm xa trên 10.000km, tại các vùng biển xa, nước sâu 350m. Trong khi đó, các tàu ngầm AIP đa số kích cỡ nhỏ, hoạt động ở vùng biển sâu tối đa 200m ở khu vực ven bờ. Xét trên tiêu chí về phạm vi tác chiến và khả năng hoạt động dài ngày, cả 2 loại đều có những ưu, nhược điểm riêng là sự bổ sung hoàn hảo cho nhau chứ không thể thay thế nhau được. Về độ ồn và khả năng bộc lộ radar Các tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực AIP có tác dụng giảm bộc lộ radar của bức xạ tần số âm của động cơ và độ rung chấn nên cơ bản không cần ngói cách âm. Tàu ngầm Kilo không sử dụng công nghệ đó nên được phủ ngói cách âm công nghệ mới, giảm rung chấn vỏ tàu và truyền động đến chân vịt. Độ yên tĩnh của tàu ngầm Kilo đã được khẳng định hầu như tuyệt đối, thể hiện qua biệt danh mà NATO đặt cho nó là: “Black Hole” (Hố đen). Tàu ngầm Amur của Nga là tàu ngầm AIP có tính năng tốt nhất Đối với tiêu chí thứ 3, trong số các tàu ngầm Kilo, hệ thống sonar của Algieria và Trung Quốc là kém nhất. Tàu ngầm Kilo 636MK của họ trang bị hệ thống sonar MGK 400E. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao đa chức năng và có mức độ số hóa cao hơn, tiệm cận các loại tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay. Về phương diện này, các tàu ngầm AIP thế hệ mới đương nhiên là có ưu thế hơn vì rõ ràng các tàu thuộc thế hệ sau bao giờ cũng được cung cấp những thiết bị tiên tiến nhất. SMX-26 của Pháp là tàu ngầm hàng đầu về hệ thống sonar quan trắc. Nó được trang bị hệ thống tác chiến có hiển thị hải đồ số 3 chiều, hệ thống radar và cảm biến quét địa hình dưới đáy biển, đồng thời, SMX-26 có thể rải các hệ thống cảm biến tích hợp thiết bị nhận biết địch - ta ở khoảng cách rất xa tàu để giám sát cả mặt biển và dưới nước ở phạm vi rất rộng. Đây là điều rất có lợi cho công tác đo đạc và thăm dò luồng lạch, quan trắc tàu thuyền, vạch lộ tuyến tấn công và rút lui. Tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật Tuy nhiên, những ưu điểm này cũng chỉ phát huy tốt trong điều kiện tác chiến ở các vùng nước nông, đáy biển không bằng phẳng, nhiều luồng lạch hoặc trong hiệp đồng chi viện tác chiến cho các lực lượng khác, còn trong điều kiện biển xa, nước sâu, tác chiến trong lòng biển thì ưu thế này không thật sự nổi bật. Trên 3 tiêu chí tính năng kỹ thuật, tuy có một số nhược điểm những Kilo hoàn toàn có thể có thể sánh ngang với các tàu ngầm tiên tiến nhất hiện nay với công nghệ động lực phi không khí (AIP), các tàu ngầm AIP thế hệ mới nhất như: SMX-26 và “Scorpene” của hãng DCNS - Pháp, “Amur” 1650 của Viện thiết kế Rubin - Nga, “Soryu” của Nhật, tàu ngầm kiểu 214 của công ty HDW - Đức, tàu ngầm S-80 của hãng Navantia - Tây Ban Nha cũng không thể vượt trội so với Kilo. Trong số các tàu ngầm AIP chỉ có SMX-26 là có vài điểm ưu việt hơn Kilo. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)