Ngày 28/5, tờ Tân Hoa Xã có bài viết điểm danh 7 vũ khí sát thủ của quân đội Việt Nam: tàu chiến lớp Sigma, máy bay Su-30MK2, tàu chiến P28, chiến hạm Gepard 3.9, tàu ngầm Kilo 636, tên lửa S-300, tên lửa Bastion P. >> Chuyên gia Nga đánh giá sức mạnh Hải quân Việt Nam Tàu chiến lớp Sigma của Hà Lan Gần đây nhiều tờ báo Quân sự nước ngoài đã đưa tin về việc Việt Nam có ý định mua 4 tàu hộ tống tàng hình hết sức hiện đại của Hà Lan. Theo đó, Việt Nam và Hà Lan đã thống nhất về đơn giá của 4 tàu hộ tống tàng hình lớp Sigma, mỗi chiếc tàu loại này được Hà Lan bán cho Việt Nam với giá 1 tỉ USD/1 chiếc( Đây là một cái giá khá "mềm" Vũ khí sát thủ đầu tiên của Việt Nam chiến hạm Sigma: Không biết Việt Nam chọn loại tàu hộ tống Sigma nào vì có tới 4 loại khác nhau? Ví như tàu nhỏ nhất của chiến hạm lớp Sigma là các tàu tuần tra ven biển có thể dài tới 50m và rộng khoảng 9m còn các tàu lớn hơn có thể dài tới 150m, rộng 50m. Nhưng chúng tôi cho rằng Việt Nam sẽ mua chiến hạm lớp Sigma Frigate loại nhẹ (kiểu 9113) giống của Indonesia với chiều dài gần 91 mét, chiều rộng 13 mét,độ mớn nước 3,60 mét và lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn. Tàu có vận tốc tối đa 28 hải lý/giờ, nếu chạy với vận tốc 18 hải lý/h tàu có tầm hoạt động tới 4000 hải lý (khoảng 7.500 km), Tò Tân Hoa Xã cho biết. Tàu chiến lớp Sigma của Hà Lan Khả năng tác chiến của tàu hộ tống lớp Sigma cũng khá mạnh, trang bị vũ khí gồm 4 bệ phóng tên lửa chống hạm MM40 Block 2; 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn có điều khiển Mistral có tầm bắn 5,3km, mang đầu đạn 2,95kg, sử dụng công nghệ dẫn đường hồng ngoại, một khẩu pháo Otto - Mei Lata 76mm; hai đại bác 20mm cùng ống phóng ngư lôi loại nhẹ MU-90 chống tàu ngầm Sát thủ thứ 2: Su-30MK2, Không quân Việt Nam được trang bị một trong những dòng máy bay Su-27/30 hiện đại nhất trong khu vực ASEAN Tờ Tân Hoa Xã cho biết: Việt Nam sẽ có khoảng 24 chiếc Su-30 cho đến năm 2013 và sẽ tiếp tục đặt hàng thêm Nguồn tin cũng gián tiếp chỉ rõ rằng Việt Nam cần bổ sung thêm máy bay Su-30. Hiện nay, Không quân Việt Nam có 120 chiếc máy bay Su-22 và hơn 100 chiếc MiG-21. Vì vậy, với 20 chiếc Su-30MK2 (đã nhận 4 chiếc), 4 chiếc Su-30MKV và 12 chiếc Su-27SK/UBK (có nguồn nói là 36 chiếc) là chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu "tiến thẳng lên hiện đại" của Không quân Việt Nam. Tờ Tân Hoa Xã cho biết Ấn Độ và Việt Nam đang thỏa thuận để xuất khẩu sang Việt Nam 6 tàu khu trục tàng hình P28 hiện đại Hình ảnh những chiếc chiến hạm tàng hình hiện đại P28 tại xưởng đóng tàu của Ấn Độ Vũ khí sát thủ thứ tư: chiến hạm Gerpard 3.9 Chiến hạm Gepard 3.9 Việt Nam trước khi về nước Cận cảnh chiến hạm Gepard của Việt Nam ở cảng Cam Ranh, Việt Nam hiện nay có 2 chiến hạm Gepard là Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ nhưng có thông tin Việt Nam sẽ tiếp tục đặt hàng thêm 2 chiếc nữa Sát thủ thứ 5: tàu ngầm Kilo 636 Tàu ngầm Kilo Việt Nam đã ký hợp đồng mua của LB Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo 636, Hợp đồng mua tàu ngầm với trị giá lên tới 1,8 tỉ USD sẽ bao gồm việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trên bờ và đào tạo các thủy thủ phục vụ trên tàu ngầm. Đây sẽ là hợp đồng mua tàu ngầm lớn thứ hai mà Nga nhận được kể từ thời Xô-viết. Hợp đồng lớn nhất của Nga là hợp đồng bán 8 tàu ngầm cho Trung Quốc. Tàu ngầm lớp Kilo (Loại 636) được xem là một trong những loại tàu ngầm chạy êm nhất thế giới. Loại tàu ngầm này được thiết kế riêng cho các chiến dịch chống tàu và chống tàu ngầm ở những vùng nước tương đối nông. Vũ khí thứ 6: Tên lửa S-300 Tổ hợp tên lửa lửa phòng không S-300 PMU1 có khả năng vượt địa hình phức tạp, đường xấu, lầy lội, vượt hào rãnh có độ rộng đến 2,5 m, độ chênh cao mặt đường đến 60 cm. Số lượng mục tiêu được bám sát và bắn cùng lúc là 6 mục tiêu. Số lượng tên lửa được điều khiển cùng lúc là 12 tên lửa. Thời gian chuyển từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại dưới 5 phút; từ trạng thái trực ban sang chiến đấu 40 giây và nhiều tính năng hiện đại khác. Giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU1 từ 120-150 triệu USD, giá một quả tên lửa là 1 triệu USD Sát thủ thứ 7: tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P Tổ hợp tên lửa Bastion-P Tổ hợp K300P Bastion-P gồm: 4 xe chở bệ phóng tự hành K340P SPU, mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa, 1 tới 2 xe điều khiển K380P MBU có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD,Tầm bắn hiệu quả tối đa: Hành trình cao thấp hỗn hợp: tới 300km Hành trình toàn thấp: 120km Độ cao: Hành trình cao thấp hỗn hợp (pha phóng/pha cuối): 14,000m/10-15m Hành trình toàn thấp: không quá 10-15m Tốc độ tối đa: Hành trình cao thấp hỗn hợp (pha phóng/pha cuối): 750m/s / 680m/s Hành trình toàn thấp: 680m/s Trọng lượng: Đạn tên lửa chờ phóng: 3.000 kg Ống phóng dạng kín đã chứa đạn: 3.900 kg Kích thước ống phóng: Dài: 8.900mm Đường kính: 710mm Đầu đạn: 200kg Giãn cách phóng giữa các tên lửa khi bắn loạt: 2,5 giây Cự ly tự phát hiện mục tiêu bằng ra-đa của đạn tên lửa: 50 km Hạn sử dụng của đạn tên lửa trong ống phóng: 3 năm Giá bán ước tính: Tên lửa Yakhont: 3 triệu USD Toàn bộ hệ thống (với 12 xe mang phóng, 24 tên lửa):125 triệu USD |
Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012
>> 7 vũ khí sát thủ của Quân đội Việt Nam
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét