Cách đây vài ngày, một số tờ báo chính thống trong nước đã đăng tải thông tin về việc Việt Nam chúng ta đang có ý định mua 4 chiếc tàu hộ tống lớp Sigma của tập đoàn đóng tàu Damen, Hà Lan. Đây là một thông tin đáng chú ý, bởi lớp tàu Sigma là một trong những chiến hạm mạnh mẽ và cực kỳ giá trị hiện nay - cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Có lẽ đây là thời điểm thích hợp để chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề thú vị xung quanh lớp tàu hộ tống này. >> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 2) Tàu hộ tống có tên tiếng Anh là Corvette, một loại tàu chiến nhỏ, cơ động và được trang bị các loại vũ khí hạng nhẹ. Trước đây tàu hộ tống thường có thiết kế nhỏ hơn so với tàu khu trục (trên 2000 tấn) và lớn hơn so với các loại tàu tuần tra và tàu tấn công nhanh chiến thuật (dưới 500 tấn). Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay các mẫu thiết kế của tàu hộ tống thường có kích thước và vai trò giống như một loại khu trục nhỏ. Tàu hộ tống hơi nước Dupleix của Pháp (1856–1887) Để hiểu được vai trò của tàu hộ tống, có lẽ chúng ta sẽ phải quay lại thời kỳ được gọc là Age of Sail (Kỷ nguyên Thuyền buồm) diễn ra từ khoảng những năm 1775 đến 1820, khi mà thương mại quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp trên biển và các lực lượng hải quân phát triển mạnh mẽ (chưa có máy bay nhé!). Ở thời điểm này, tàu hộ tống bắt đầu xuất hiện, chúng là một trong những loại tàu nhỏ được phát triển từ Sloop-of-war (Thuyền buồm chiến đấu). Vai trò chủ yếu là tuần tra ven biển, chiến đấu trong các trận đánh nhỏ, hỗ trợ các loại tàu lớn hơn hay tham gia trong những nhiệm vụ nhằm biểu dương lực lượng. Tàu hộ tống lớn nhất trong thời kỳ Age of Sail là USS Constellation, chế tạo vào năm 1855 và có chiều dài 54 mét, trang bị 24 khẩu súng. Với kích thước"khủng" trong thời điểm đó, USS Constellation được nhìn nhận như là một loại tàu khu trục nhỏ. Tàu hộ tống USS Intensity (PG-93) thuộc lớp Flower của Hoa Kỳ trong thế chiến thứ hai. Theo thời gian, kích thước và tính năng của tàu hộ tống ngày càng được mở rộng. Trong giai đoạn "tích tụ vũ khí" để chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ 2, "corvette" thường được dùng để làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống các loại tàu lớn. Tuy nhiên thiết kế của chúng vẫn chưa "đủ sức" để đi viễn dương, vũ khí quá yếu để chống lại các loại máy chiến đấu và không lý tưởng để đối đầu với tàu ngầm. Trong giai đoạn từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước cho đến nay, lực lượng hải quân hiện đại của các nước có xu hướng phát triển các loại chiến hạm nhỏ với tính linh hoạt rất cao. Tàu hộ tống thường có lượng giãn nước tiêu chuẩn từ 540 đến 2.750 tấn (lớp Sigma là 1.692 tấn), chiều dài trong khoảng 55 đến 100 mét (lớp Sigma là 90,7 mét) và được trang bị súng tầm trung và nhỏ, tên lửa đất-đối-đất, đất-đối-không và các loại vũ khí dưới nước khác. Một số còn có thể được trang bị trực thăng chống ngầm cỡ nhỏ hoặc trung bình. Tàu hộ tống ARA Gomez Roca (P-46) thuộc lớp Espora của Argentine (03/2010). Rất nhiều nước giáp biển hiện nay đã chế tạo tàu hộ tống bằng cách phát triển từ loại tàu dân sự có kích thước tương đương, sau đó mua thêm hệ thống cảm biến, vũ khí và các thiết bị khác được bán trên thị trường quốc tế - phần này chiếm khoảng 60% tổng chi phí. 2. Một số lớp tàu hộ tống điển hình Skjold - tàu chiến nhanh nhất thế giới Rất nhiều quốc gia có biển trên thế giới hiện nay đang sử dụng tàu hộ tống với các kích thước khác nhau. Trong đó ưu việt nhất hiện nay có lẽ là Skjold (Lá Chắn) của Nauy - lớp tàu hộ tống đầu tiên được sử dụng công nghệ tàng hình toàn bộ. Thực ra, Lá Chắn thuộc loại tàu tuần tra, tuy nhiên với tốc độ siêu nhanh là 60 hải lý - 111 km/h (trên mặt biển tĩnh) cùng khả năng di chuyển linh hoạt thì nó vẫn được coi là một tàu hộ tống. Tàu hộ tống lớp Skjold năm 2008. Hiện tại, Skjold được coi là tàu chiến vũ trang nhanh nhất thế giới, và chỉ chịu thua tàu tuần tra cánh ngầm không mang vũ khí của Canada là HMCS Bras d'Or với tốc độ khoảng 63 hải lý (116km/h). Về mặt kỹ thuật, Skjold có tầm hoạt động lên tới 1.300 km, được trang bị radar đa nhiệm vụ đối không lẫn đối hải, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống cảm biến quang điện và cứu hộ. Tàu hộ tống lớp Skjold "Quái hạm" Littoral Combat Ship ( LCS ) Littoral Combat Ship Là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của quân đội Hoa Kỳ trong những năm gần đây, "quái thú" này thực sự làm kẻ thù khiếp sợ bởi vẻ ngoài không giống ai và sức mạnh mà nó được trang bị. Mặc dù tốc độ không bằng Skjold, chỉ 40 hải lý (74 km/h) nhưng tầm hoạt động lại lên tới 19.000 km. LCS có thiết kế nhỏ hơn các loại khu trục tên lửa điều khiển khác của Hải Quân Hoa Kỳ và được so sánh với những lớp tàu hộ tống khác. Ngoài việc trang bị công nghệ tàng hình tiên tiến nhất hiện nay, LCS còn được xem là một chiếc hạm vận chuyển cỡ nhỏ với một sàn bay và một kho chứa, đủ để giấu 2 chiếc trực thăng hạng nặng SH-60 Seahawk, một vài máy bay không người lái, cano và 4 đơn xe bọc thép. Tất cả luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. LSC Demo Lớp tàu hộ tống Braunschweig của Đức Tàu hộ tống lớp Braunschweig K130 Braunschweig là lớp tàu hộ tống mới nhất của Đức, đôi khi còn được biết đến như là Korvette 130. Có tốc độ khá khiêm tốn so với 2 chiến hạm ở phía trên, chỉ khoảng 48 km/h và phạm vi hoạt động tối đa 7.400 km. Braunschweig được trang bị công nghệ tàng hình, đi kèm với 2 trực thăng không người lái UAV và tên lửa dẫn đường Polyphem có tầm phóng xa khoảng 60 km. Tàu hộ tống lớp Braunschweig Lớp tàu hộ tống Milgem của Thổ Nhĩ Kỳ Tàu hộ tống lớp Milgem Là một trong những nước có lực lượng hải quân mạnh nhất hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển một dự án có tên là MILGEM nhằm chế tạo ra một chiến hạm tàng hình hiện đại có khả năng chống trả tàu ngầm và làm nhiệm vụ tuần tra ở các vùng biển nông gần bờ. Hiện tại lớp tàu hộ tống Milgem vẫn đang ở trong giai đoạn chế tạo và thử nghiệm. Milgem |
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012
>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 1)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét