Sự căng thẳng trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kéo dài hằng chục năm nay. Trong trường hợp xảy ra tình huống xung đột trên quần đảo Trường Sa, không quân cả hai phía sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thử tìm hiểu xem bên nào sẽ chiếm ưu thế trong cuộc đọ sức này. >> Biển Đông – 'Tử địa' của các cường quốc hải quân Gần đây phía Trung Quốc liên tục có những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế. Trong trường hợp xảy ra tình huống xung đột trên quần đảo Trường Sa, không quân cả hai phía sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Việc chi viện, chế áp mạnh mẽ và tức thời của lực lượng không quân có thể đảo ngược cục diện chiến sự. Nhận thức được điều này, cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều ra sức tăng cường lực lượng Không quân Hải quân. Tuy nhiên, quan điểm và tư duy về chiến thuật của mỗi nước là khác nhau. Việt Nam thua về số lượng nhưng ưu thế hơn về tác chiến biển Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng Su-27/30 của Việt Nam chỉ tập trung sức mạnh vào một số nhiệm vụ chứ không đa dạng như nguyên bản. Theo các đánh giá các chuyên gia quốc tế, trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga và không có chiếc Su-27UBK nào. Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng, ngoài ra, không quân hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2. Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Xét ở tiêu chí số lượng, Không quân Trung Quốc đang có sự áp đảo, tuy nhiên, ông Andrei Chang nhận định lợi thế không hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Các hợp đồng mua sắm tiêm kích dòng Su-27/30 giữa Trung Quốc và Việt Nam với Nga có khá nhiều điểm khác nhau, đầu tiên là phương thức thanh toán, sau đó là một số khác biệt trong thiết kế. Trong khi Trung Quốc gần như phải thanh toán 100% cho các hợp đồng mua máy bay bằng USD, các hợp đồng với Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại. Theo đó, hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Việt Nam trị giá 110 triệu USD, trong đó 70% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng hình thức trao đổi hàng hóa, Việt Nam chỉ phải trả 30% giá trị bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều quan trọng nhất, 4 chiếc Su-30MK2V được chuyển giao cho phía Việt Nam là một biến thể tương tự Su-30MKK của Trung Quốc nhưng các máy bay này lại được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, phần mềm tấn công của 4 máy bay này không được cài đặt mang tên lửa chống hạm. Không quân Việt Nam tuần tra Trường Sa Không quân Trung Quốc Có thể thấy, Việt Nam đã hy sinh khả năng đa nhiệm của Su-27SK mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ không đối không nhằm tạo nên lợi thế trước lực lượng không quân hùng hậu của đối phương. Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn. Ngoài ra, trong biên chế Không quân Việt Nam có hai chiếc Su-27PU được nhận trực tiếp từ Không quân Nga (bồi thường cho 2 chiếc Su-27SK bị rơi trên đường vận chuyển đến Việt Nam). Hai chiếc này chắc chắn có nhiều khác biệt so với các biến thể xuất khẩu. Đến năm 2008, Việt Nam tiếp tục đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V vào năm 2008, năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 vào năm 2010. Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam trong năm 2012. Các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc đều có khả năng mang tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình không đối đất Kh-29TE tầm bắn 30km. Về vũ khí không đối không, cả hai bên đều được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối không tầm trung R-27. Trong khi Trung Quốc phải nhập khẩu tên lửa R-27T/R từ Ukraine thì Việt Nam lại được nhập khẩu các tên lửa này trực tiếp từ Nga. Loại tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77 không được Nga bán cho cả hai bên. Như vậy ta có thể tạm kết luận, lợi thế về số lượng đang nằm trong tay Trung Quốc nhưng lợi thế về sự đa dạng trong lựa chọn vũ khí hiện đại lại thuộc về Việt Nam. Chỉ tập trung sức mạnh vào nhiệm vụ không đối không hoặc không đối hải có vẻ lỗi thời với xu hướng đa nhiệm của thế giới nhưng xét trên đường lối quân sự và những đối thủ tiềm tàng của Việt Nam thì đây là một lối đi hết sức đúng đắn, cho phép một số lượng máy bay khiêm tốn có thể bẽ gãy các đợt tấn công bằng đường không hay đường biển của đối phương. Lợi thế về địa lý thuộc về Việt Nam Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 - 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công Su- 22 của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu Su- 30MK2V và Su- 27SK với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Máy bay Su-30MK2 của Việt Nam có thể mang đầy đủ vũ khí và tác chiến liên tục ở Trường Sa 45 phút. Với bờ biển dài và khoảng cách tới Trường Sa chỉ 400-600 km là lợi thế rất lớn cho không quân Việt Nam Sân bay trên đảo Trường Sa (Việt Nam) Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa tuy nhiên hiện nay các loại máy bay tiêm kích Su-27SK, SU-30MK2, SU-30MK2V có thể cất hạ cánh được tại đường băng này. Mà điều này cũng không cần thiết bởi nếu để máy bay trên Trường Sa sẽ dễ bị phía Trung Quốc tìm cách vô hiệu hóa sân bay này. Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 – 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 – 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu J- 10 và J- 8D và cả Su- 30MKK và Su- 27SK của Không quân Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%. Theo tạp chí “Sức mạnh không gian Trung quốc”, tính về tổng số, PLA (Quân đội Trung Quốc) chỉ vận hành 14 máy bay tiếp dầu H-6U, mỗi chiếc chỉ mang được khoảng 17.000 kg nhiên liệu nạp (trong khi đó, chỉ riêng lực lượng Không quân Mỹ đã sở hữu hơn 500 máy bay tiếp dầu, mỗi chiếc mang được khoảng 100.000 kg nhiên liệu). Vì thế, trong khi về lý thuyết, PLA có thể tự hào với hơn 1.500 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế, chỉ có thể tiếp nhiên liệu cho 50-60 chiếc ở cùng thời điểm, giả định toàn bộ máy bay tiếp dầu H-6 hoạt động hoàn hảo. Tạp chí đặt giả thiết trong trường hợp xảy ra cuộc chiến trên không về Đài Loan, cách xa phần lớn những căn cứ của Trung Quốc hàng trăm km, chỉ có 50 máy bay chiến đấu có thể dành thời gian chiến đấu hơn vài phút trên chiến trường. Chưa kể tác chiến ở Trường Sa còn phức tạp và khó khăn hơn nhiều ở Đài Loan. Sân bay Trung Quốc xây dựng trái phép tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bị phía Việt Nam chế áp. Ngoài ra, còn một yếu tố cần lưu ý, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam và các căn cứ xuất kích của Không quân Trung Quốc ra Trường Sa đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu Su- 30MK2V của Không quân Việt Nam. Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay Su- 27SK và J- 10A của Trung Quốc, trước và sau khi tham chiến, trên đường bay đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu MiG- 21 của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG- 21 của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc nhất là khi những máy bay này trờ về đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu. Yếu tố chính nghĩa và con người thuộc về Việt Nam Nổ ra chiến sự ở Trường Sa nói chung và biển Đông nới riêng là điều không ai muốn. Về phía Việt Nam chúng ta đã có đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với Haong Sa, Trường Sa đã được công bố. Về phía quốc tế, chắc chắn không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở biển Đông, bởi đây là con đường huyết mạch của thế giới. Việc đảm bảo an ninh hàng hải là lợi ích của nhiều quốc gia trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… Hình ảnh Trung Quốc vốn đã gây ra nhiều sự e ngại cho thế giới về “hình ảnh một đất nước hòa bình” như tuyên bố của Trung Quốc. Trong lịch sử, Trung Quốc xung đột vũ trang với Nga, Ấn Độ, Việt Nam, gần đây là tranh chấp với Nhật Bản và một loạt các nước ASEAN về vấn đề biển đảo. Do đó, dư luận thế giới sẽ lên án Trung Quốc ủng hộ Việt Nam. Không quân Việt Nam huấn luyện bay đêm trên biển Tuy nhiên, lịch sử quân sự Việt Nam đã cho thấy yếu tố con người là quyết định. Ngoài việc huấn luyện về nhận thức chính trị cho nhiệm vụ của lực lượng Không quân còn cần thiết nâng cao trình độ tác chiến trên biển của Không quân Việt Nam. Chúng ta đã có kinh nghiệm khi đối đầu với không quân Mỹ, có lực lượng đông và hiện đại hơn ta nhiều lần. Những năm vừa qua, Không quân Việt Nam liên tục huấn luyện tác chiến cả ngày và đêm trên biển. Thời gian không chờ đợi Không quân Việt Nam. Một khi có sự hiện diện tàu sân bay của đối phương trên biển Đông thì lợi thế về địa lý của ta không còn nhiều. Nhưng bù lại chúng ta đã và phải có một lực lượng Không quân thiện chiến trên biển sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo đất nước. |
Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013
>> So găng Không quân Việt Nam và Không quân Trung Quốc trên Trường Sa
>> Điểm mặt vũ khí của Hải quân Châu Phi
Hải quân các nước châu Phi đang có những bước chuyển mình đáng nể để bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển. >> Những hộ vệ hạm "sừng sỏ" ở Đông Nam Á Tàng hình hạm FREMM của Hải quân Ma-rốc. Hải quân của hai trong số ba nước châu Phi đang có sự phát triển rất đáng chú ý. Lo sợ trước sức mạnh ngày càng tăng của người hàng xóm Algeria, Hải quân Ma-rốc không chỉ hiện đại hóa mà còn được tăng cường sức mạnh thông qua việc mua lại các chiến hạm lớn. Điển hình là việc đưa vào trang bị tàu khu trục nhỏ Mohamed VI thuộc dự án FREMM của Pháp với hỏa lực mạnh mẽ, điều mà trước đây Hải quân Ma-rốc chưa có được (mặc dù thực tế là các tàu khu trục nhỏ này sẽ không được lắp đặt các tên lửa hành trình). Cùng với việc mua chiến hạm tàng hình FREMM, trong năm 2011-2012, Hải quân Ma-rốc cũng đã nhận được 3 tàu hộ tống Sigma của Hà Lan. Ngoài ra, Hải quân Ma-rốc còn tiến hành nâng cấp hầu hết các tàu tuần tra của mình, trong đó có 5 chiếc Bir Anzaran do Pháp xây dựng. Vấn đề mua lại tàu ngầm cũng sẽ được xem xét. Hiện Ma-rốc đang bày tỏ sự quan tâm đến các tàu ngậm thuộc dự án 209/1200 của Đức và S1000 của Nga-Ý. Hải quân Algeria không có kế hoạch hiện đại hóa bởi vì thực tế là trong hơn ba năm qua, nước này đã nhận được 2 tàu ngầm Kilo mới (2 chiếc khác có lẽ sẽ được đặt hàng trong thời gian tới), cùng với 2 tàu ngầm Kilo gần đây được nâng cấp ở Nga, Algeria đã có một lực lượng tàu ngầm khá hùng mạnh ngang bằng hoặc thậm chí còn hơn so với các nước Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan và Đức. Hải quân Algeria đã đặt mua ba tàu kéo cứu hộ trên biển UT 515 từ nhà máy đóng tàu của Na Uy. Ngoài ra, Algeria trong năm 2011 và 2012, đã đặt mua ít nhất 2 tàu khu trục tên lửa dự án MEKO của Đức, sau đó là 2 chiếc khác của Trung Quốc, cũng như một tàu đổ bộ mang trực thăng có khả năng phòng không của Italia. Mô hình tàu ngầm S1000 của Nga-Ý. Trong khi hai nước nói trên đã và đang đầu tư mạnh mẽ cho hải quân thì biến cố “Mùa xuân Ả Rập” không cho phép Tunisia, Libya và Ai Cập cải thiện vị trí của Hải quân nước nhà trong khu vực. Hải quân Tunisia hiện nay không có nhiều cơ hội phát triển, và chỉ có lực lượng Cảnh sát biển quốc gia là nhận được hai chiếc tàu tuần tra 140 tấn, 35 mét đầu tiên trong lô 6 chiếc đặt hàng tại Ý. Từ sau cuộc nội chiến và sự can thiệp của phương Tây trong mùa xuân hè 2011, các chiến hạm và các cơ sở Hải quân Libya đã bị phá hủy một số lượng lớn nếu như không muốn nói là gần như bị phá hủy hoàn toàn. Đặc biệt, Hải quân nước này đã bị mất đi một tàu khu trục và 7 tàu tên lửa trong cuộc chiến vào năm 2011. Hải quân Ai Cập đã buộc phải từ bỏ mua 6 tàu tên lửa đã qua sử dụng từ Na Uy cùng các cơ sở nổi, sau sự sụp đổ của chế độ Mubarak. Tuy nhiên, trong năm 2013 và năm 2014, nước này sẽ nhận được 4 tàu tên lửa dự án Ambassador IV đặt mua của Hoa Kỳ trong năm 2008 và 2010. Ngoài ra, bất chấp sự phản đối từ phía Israel, việc đàm phán hợp đồng đặt mua hai tàu ngầm dự án 209 của Đức, theo nguồn tin đáng tin cậy, vẫn được tiến hành. Tàu tên lửa Ambassador IV. Các nước châu Phi bên bờ Đại Tây Dương và phía nam hoang mạc Sahara cũng đã và đang tăng cường sức mạnh Hải quân để bảo vệ dầu khí quốc gia và/hoặc nguồn lợi thủy sản, thường là với sự giúp đỡ (không quá hào phóng) của Trung Quốc, với nguồn cung tuần tra ven biển và đại dương giá rẻ để thay thế cho các tàu được mua từ Liên Xô trong những năm 70-80 của thế kỷ trước. Ghana, Nigeria, Congo, Angola và Namibia đã nhận được sự “viện trợ” từ phía Trung Quốc. Hải quân các nước Senegal, Guinea, Benin, Gabon, Cameroon thì nhận các chiến hạm từ các nước phương Tây truyền thống. Tây Ban Nha cũng đã bàn giao một số tàu tuần tra lớp Koneyera cho Mauritania, Senegal và Mozambique. Trong khi đó Pháp bàn giao hai tàu tuần tra cho Cameroon (Greb), Kenya (La Rez) và hai tàu đổ bộ cho Senegal (Saber), Djibouti (Dag). Mauritania đã nhận được một tàu tuần tra 60 mét Avkar được xây dựng bởi Trung Quốc và con tàu này đã được đưa vào hoạt động trong tháng 12 năm 2012. Tàu ngầm Kilo của Hải quân Algeria. Đặc biệt đáng chú ý Equatorial Guinea là đất nước trong 5 năm qua đã mua ít nhất 6 tàu chiến mới, bao gồm các tàu hộ tống (từ Bulgaria), hai tàu khu trục nhỏ (từ Israel), 2 tàu tuần tra và tàu đổ bộ (từ Ukraina). Hải quân Nigeria nhiều khả năng sẽ đặt mua thêm 2 tàu hộ tống dự án P18N của Trung Quốc (chiếc đầu tiên đã đặt mua trong tháng 10 năm 2012), và hai chiếc khác đã đặt hàng từ Ấn Độ trong năm ngoái. Nước này cũng đã nhận được tàu khu trục nhỏ Hamilton từng phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển Hoa Kỳ cũng như một số tàu tuần tra nhỏ từ Pháp, Israel, Malaysia, Singapore và thậm chí từ các xưởng đóng tàu trong nước. Hải quân Namibia trong năm 2012, đã tiếp nhận tàu chiến lớn nhất của mình mang tên Elephant, được xây dựng bởi Trung Quốc. Khinh hạm MEKO A200. Sau khi hiện đại hóa đáng kể hải quân của mình trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008 bằng cách mua của Đức ba tàu ngầm dự án 209/1400 và bốn tàu khu trục nhỏ dự án MEKO A200, Hải quân Nam Phi hiện tại cần phải thay thế các tàu tuần tra nhỏ Biro. Tuy nhiên, do thiếu hụt ngân sách, nước này buộc phải mở rộng hoạt động trong vài năm của ba tàu mang tên lửa cuối cùng lớp Rezhef và hiện đại hóa chúng ở một mức độ nào đó. (Nguồn : Soha) |
>> "Mắt thần" CW-100 của Việt Nam canh Biển Đông
Việt Nam được trang bị hệ thống radar giám sát bờ biển Thales CW-100 tối tân có khả năng phát hiện mục tiêu vượt ra ngoài giới hạn đường chân trời. >> Radar Rau muống Việt Nam (RV-01/Vostock-E) >> Tìm hiểu tổ hợp radar VERA-E Điểm đặc biệt của hệ thống radar này là có khả năng “xóa bỏ giới hạn đường chân trời”. Vậy giới hạn đường chân trời ở đây ảnh hưởng thế nào tới hoạt động của hệ thống radar? Giới hạn đường chân trời là gì? Minh họa giới hạn đường chân trời của radar. Giới hạn này làm cho việc giám sát bờ biển trở nên khó khăn hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc các trạm radar cảnh giới bố trí từ mặt đất sẽ không thể phát hiện được các mục tiêu di chuyển ngoài giới hạn đường chân trời này, nhất là các mục tiêu di chuyển trên mặt biển nơi mà giới hạn đường chân trời được phát huy tối đa. Giới hạn đường chân trời là điểm yếu “chí tử” của các radar giám sát và cảnh giới và điểm yếu này luôn được đối phương khai thác triệt để. Hệ thống radar giám sát biển thế hệ cũ khó phát hiện mục tiêu ngoài giới hạn đường chân trời. Ảnh minh họa Giới hạn đường chân trời sẽ phụ thuộc vào độ cao bố trí ăng ten phát sóng của radar, thông thường nếu một ăng ten đặt ở độ cao 10m thì giới hạn đường chân trời tiêu chuẩn là 13km, độ cao của ăng ten phát sóng càng cao thì giới hạn đường chân trời càng dài hơn. Các radar giám sát bờ biển theo công nghệ cũ rất khó khăn để phát hiện các tàu thuyền di chuyển ngoài giới hạn đường chân trời. Để khắc phục hạn chế này, người ta buộc phải đưa các hệ thống radar lên các đỉnh núi cao để tăng phạm vi phát hiện sớm mục tiêu, nhưng việc này cũng không thể xóa đi giới hạn đường chân trời mà các radar này gặp phải. Nhằm khắc phục điểm yếu “chết người” này của các hệ thống radar cảnh giới giám sát bờ biển, các nhà khoa học trên thế giới đã phát triển một công nghệ radar mới với khả năng truyền sóng radar đi theo chiều cong của trái đất. Loại radar này cho phép phát hiện được các mục tiêu di chuyển trên mặt biển vượt radar ngoài giới hạn đường chân trời. Và Coast Watcher 100 mà Việt Nam có trong trang bị là một trong những hệ thống radar làm được điều đó. Với radar Coast Watcher 100 thì giới hạn đường chân trời đã bị loại bỏ do sóng truyền từ ăng ten có khả năng truyền đi theo chiều cong của trái đất “Mắt thần” bảo vệ biển Việt Nam Hệ thống radar Coast Watcher 100 (CW-100) được thiết kế cho nhiệm vụ giám sát bờ biển, phát hiện sớm từ xa các tàu thuyền lạ xâm nhập vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế. Hệ thống do Tập đoàn Thales (Pháp) sản xuất và được đánh giá là một trong hệ thống radar giám biển hiện đại hàng đầu thế giới. Để vượt “giới hạn đường chân trời”, Coast Watcher 100 sử dụng sóng truyền bề mặt dựa vào sóng đất với bước sóng khoảng 10m. Công nghệ này cho phép sóng radar truyền đi theo đường cong của trái đất, đồng nghĩa với giới hạn đường chân trời trong trường hợp này bị loại bỏ. Hệ thống anten của Coast Watcher 100 thiết kế hoàn toàn từ sợi carbon nên có độ bền rất cao. Nó có thể cung cấp khả năng giám sát bờ biển 24 giờ/ngày liên tục trong 365 ngày mà không cần bảo trì. Hệ thống radar giám sát biển Coast Watcher 100 của Trung đoàn radar 451 (Vùng 4 Hải quân). Nguồn: báo Quân đội Nhân dân Radar Coast Watcher 100 hoạt động ở băng tần X, tần số 300MHz, phạm vi phát hiện mục tiêu tới 170km ở góc phương vị 90 độ. Cụ thể, nó có thể phát hiện các mục tiêu như: tàu thuyền nhỏ tàng hình có diện tích phản hồi sóng radar (RCS) 1m2 ở cự ly 45km; phát hiện máy bay tuần tra hàng hải có diện tích phản hồi radar 25m2 bay ở độ cao 170m ở cự ly 90km; tàu cá có RCS 50m2 chiều cao 3m trên mực nước biển từ cự ly 145km; tàu chiến có RCS 10.000m2, chiều cao 10m trên mực nước biển từ cự ly 170km. Việc ký hợp đồng mua hệ thống radar giám sát biển Coast Watcher 100 cho thấy Việt Nam nhạy bén trong việc mua sắm hệ thống giám sát biển tối tân để phục vụ công tác bảo vệ biển đảo tổ quốc. Ngoài ra, việc trang bị Coast Watcher cho thấy chúng ta đang từng bước mở rộng nguồn cung cấp trang thiết bị quân sự sang các nước phương Tây bên cạnh đối tác Nga truyền thống. Mới đây, trong buổi tiếp Phó Chủ tịch phụ trách phát triển quốc tế Tập đoàn Thales bà Pascale Sourisse, Đô đốc Hải quân Nhân dân Việt Nam Nguyễn Văn Hiến đã đề nghị phía Thales (Pháp) tiếp tục cử chuyên gia hỗ trợ Bộ Quốc phòng Việt Nam làm chủ công nghệ đối với các chương trình, dự án hợp tác trong thời gian sớm nhất. (Tổng hợp Báo Kiến Thức + Zing news) |
Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013
>> 'Chính sách của Việt Nam được cả thế giới ủng hộ'
Ngày 1/6, theo Đặc phái viên TTXVN, sau lễ khai mạc Hội nghị An ninh châu Á (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) lần thứ 12 tại Singapore, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự đối thoại đã trả lời phỏng vấn báo chí. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Shangri-La.
Thượng tướng trả lời về bối cảnh, ý nghĩa của Đối thoại Shangri-La cũng như quan điểm của Việt Nam về đảm bảo hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và thế giới.
- Xin Thứ trưởng cho biết bối cảnh diễn ra Đối thoại Shangri-La lần thứ 12? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Đối thoại Shangri-La (SLD) là diễn đàn đối thoại an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ra đời cách đây hơn 10 năm, dần dần trở thành diễn đàn rất có uy tín không chỉ khu vực mà cả trên thế giới về an ninh. Cho đến năm nay, SLD đã tổ chức được năm thứ 12. SLD năm nay diễn ra trong bối cảnh châu Á-Thái Bình Dương trở thành tâm điểm của thế giới, trở thành trọng điểm của các nước lớn, cũng là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Trong bối cảnh chung như vậy, trong tương lai phát triển tốt đẹp của khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng nảy sinh thách thức do cọ xát lợi ích chiến lược của nhiều quốc gia, bối cảnh đặt ra vấn đề nếu giữ được hòa bình, ổn định thì đây sẽ là khu vực phát triển, nhưng ngược lại, nếu khu vực này mất ổn định, hay để cho các thách thức, vấn đề của khu vực phát triển trở thành một nguy cơ không chỉ đe dọa các quốc gia trong khu vực, châu Á, mà còn cả các quốc gia khác trên thế giới, kể cả châu Mỹ và châu Âu. An ninh phi truyền thống, hạt nhân, an ninh biển là những vấn đề đang diễn ra trong thực tế. Bên cạnh sự hợp tác phát triển tương lai tốt đẹp thì vẫn tiềm ẩn những thách thức, nguy cơ đe dọa sự ổn định. Chính vì vậy, các chính khách, học giả, nhà quân sự, an ninh trên thế giới tập trung về đây với sự kỳ vọng lớn, quan tâm vào hai vấn đề lớn, đó là xác định những thách thức khu vực đang đối mặt và họ muốn được biết liệu có những giải pháp gì mang tính chiến lược, khu vực, thậm chí là toàn cầu để cùng nhau bảo đảm hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển, đồng thời đẩy lùi các nguy cơ mà chúng ta đã thấy. Đây cũng là lý do quan chức các nước và giới học giả chờ đợi bài phát biểu của Thủ tướng nước ta Nguyễn Tấn Dũng. Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam phát biểu tại Đối thoại Shangri-La và cũng là lần đầu tiên giới quân sự quốc phòng toàn thế giới được nghe Thủ tướng nước ta nói về vấn đề an ninh quốc phòng. - Xin Thứ trưởng đánh giá ý nghĩa của SLD với khu vực và thế giới? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Khi trong khu vực xuất hiện nguy cơ đe dọa an ninh, điều quan trọng đầu tiên là cần phải đối thoại, trong đó các bên đánh giá về tình hình an ninh khu vực, những thuận lợi, khó khăn, nguy cơ thách thức, tương lai phát triển. Đối thoại SLD qua 12 năm tổ chức đến nay đã đề cập trúng vấn đề khu vực của chúng ta, đó là mặt trái của sự phát triển là gì, mặt trái của thế giới hội nhập là gì, sự can dự của các nước lớn là gì, chỉ ra được để ngăn ngừa. Tất cả các thách thức về an ninh đều được đề cập tại diễn đàn minh bạch, thẳng thắn, nhưng với một tinh thần xây dựng. - Xin Thứ trưởng cho biết trọng tâm, điểm nhấn của bài phát biểu dẫn đề của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại khai mạc Đối thoại SLD? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Kỳ vọng ở số đông của cả khu vực, thế giới là muốn nghe đánh giá chính xác, đúng mực về tình hình an ninh khu vực, cái gì thuận lợi, khó khăn. Quan trọng hơn là phương án, vấn đề, giải pháp mang tính chiến lược khu vực, toàn cầu, khả thi để cùng nhau đẩy lùi các nguy cơ, thách thức, vun đắp cho hòa bình phát triển. Với cách nhìn của nhà nghiên cứu quốc phòng, tôi thấy bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đáp ứng 2 yêu cầu lớn đó, trước hết nêu được nét chính của tình hình khu vực một cách khách quan, chân thành, thẳng thắn và có tính xây dựng. Phân tích bài phát biểu của Thủ tướng, tôi thấy bài phát biểu đó đã làm hài lòng các nhà chiến lược trên thế giới, nó chính xác, đúng mực, không bỏ sót vấn đề nào, không phóng đại vấn đề nào. Nhưng quan trọng hơn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt đất nước ta đưa ra một thông điệp, lời kêu gọi chung tay xây dựng lòng tin chiến lược. Nếu có lòng tin chúng ta sẽ vượt qua tất cả, đấy là điểm nổi lên mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn nhấn mạnh, từ đó Thủ tướng đưa ra giải pháp cụ thể, hãy đi đến hợp tác quốc tế, trên cơ sở cơ bản là luật pháp quốc tế, đó là giá trị của thời đại, chứ không chỉ là vấn đề mang tính pháp lý. Đó là cách đối xử bình đẳng giữa các quốc gia với nhau. Tôn trọng lợi ích của nhau, tôn trọng độc lập tự chủ của nhau. Tôi cảm nhận 2 ý kiến quan trọng đó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các đại biểu lắng nghe chăm chú. Chúng ta chờ đợi bình luận của các học giả, các nước trên thế giới, nhưng qua tiếp xúc sơ bộ, tôi cảm nhận được người ta cảm thấy rõ ràng là Thủ tướng đã nêu trúng vấn đề. Bên cạnh đánh giá chung về tình hình khu vực, đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp chiến lược đầy tính xây dựng đối với tình hình an ninh khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày rõ ràng, ngắn gọn về chính sách quốc phòng của Việt Nam, qua đó một lần nữa khẳng định đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta chúng ta là độc lập tự chủ, là bạn, đối tác tin cậy với các quốc gia, tôn trọng lợi ích của các quốc gia, đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực. Đây là chính sách nhất quán của Nhà nước ta từ trước đến nay nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong bối cảnh cụ thể, đưa ra những giải pháp rất cụ thể để thấy rằng chúng ta không chỉ nói mà sẽ làm hết sức mình để đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh trong khu vực; đồng thời khẳng định làm hết sức mình để bảo vệ độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ đất nước ta. - Xin Thứ trưởng cho biết thêm về quyết định của Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: tại SLD-12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam quyết định tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong một số lĩnh vực mà Việt Nam có khả năng như công binh, quân y, quan sát viên quân sự. Việc này khẳng định, Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam mặc dù còn nhiều khó khăn, bằng khả năng của mình sẵn sàng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đây là bước tiến mới trong quá trình hội nhập của đất nước chúng ta, thể hiện Việt Nam chủ động, tích cực tham gia vào các vấn đề quốc tế. Việt Nam đương nhiên lựa chọn khả năng, lực lượng tham gia phù hợp. Với kinh nghiệm của ta trong nhiều năm chiến tranh, cũng như xây dựng đất nước, tôi tin tưởng Việt Nam sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, cần nói thêm rằng, việc này ta tham gia trên cơ sở luật pháp quốc tế, dưới ngọn cờ của Liên hợp quốc, nhưng việc tham gia ở đâu, lúc nào, lĩnh vực nào, bao nhiêu người tham gia, như thế nào là do ta quyết định. Đây là bước phát triển về hội nhập quốc tế của đất nước ta, trong đó có hội nhập quốc phòng an ninh. - Tại Đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tái khẳng định chính sách quốc phòng Việt Nam vì hòa bình, tự vệ, không liên minh quân sự với nước nào, xin Thứ trưởng phân tích điểm này? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chính sách này của Việt Nam được cả thế giới quan tâm, đồng tình ủng hộ. Khẳng định Việt Nam trước sau như một chỉ mong muốn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đóng góp cho hoà bình, ổn định khu vực, thế giới, điều này phù hợp xu thế thời đại. Thời đại hiện nay tổ chức các liên minh quân sự, hoặc xây dựng căn cứ quân sự của nước này tại một nước khác không còn là xu thế phát triển. Chính sách của ta phù hợp xu thế hiện nay. Định hướng về quốc phòng an ninh của Việt Nam là bài học đúng rút từ nhiều năm bảo vệ Tổ quốc, lấy độc lập tự chủ để bảo vệ Tổ quốc, lấy sức mạnh của mình để bảo vệ mình. Đồng thời chúng ta mong muốn có sự ủng hộ của thế giới, sức mạnh của thời đại để bảo vệ Tổ quốc nhưng chúng ta khẳng định bảo vệ bằng tự lực là chính. - Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng (Nguồn : Vietnamplus) |
>> Giải pháp tăng sức mạnh cho lưới lửa phòng không Việt Nam
Không phận Việt Nam có an toàn trước cuộc tập kích đường không của đối phương hay không phần lớn phụ thuộc vào sức mạnh của các hệ thống phòng không tầm trung. >> Tìm hiểu "Ba ngón tay Thần chết" Hạn chế của phòng không tầm trung Việt Nam Khi vũ khí công nghệ cao phổ biến hơn, các cuộc tập kích đường không ngày càng trở nên ác liệt. Lịch sử các cuộc chiến tranh gần đây cho thấy, đa phần các cuộc tập kích đường không đều tập trung ở khu vực phòng không tầm trung đến tầm thấp. Mặc dù trên thế giới có khá nhiều hệ thống phòng thủ cũng như tấn công tầm xa, nhưng đa phần những vũ khí này đóng vai trò ngăn chặn và tấn công dạng điểm nhiều hơn là đại trà. Sự thắng - thua giữa bên tập kích và bên phòng thủ thường quyết định ở khu vực phòng không tầm trung có bán kính chiến đấu dưới 100 km. Mặc dù đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn mới hiện đại hơn nhưng tên lửa phòng không tầm trung SA-3 của Việt Nam vẫn mắc phải điểm yếu là thiếu khả năng cơ động. Đối với các nước có đường lối quốc phòng lấy phòng ngự làm đầu như Việt Nam thì vai trò của phòng không tầm trung là cực kỳ quan trọng. Trong biên chế lực lượng phòng không Việt Nam hiện nay, gánh nặng phòng không tầm trung phụ thuộc vào 2 hệ thống tên lửa chủ đạo là SA-2 và SA-3. Mặc dù đã trải qua những gói nâng cấp nhằm duy trì và tăng cường sức mạnh chiến đấu nhưng thực tế những hệ thống này khó lòng đáp ứng được yêu cầu của chống tập kích đường không hiện đại. Các gói nâng cấp SA-2, SA-3 mà Việt Nam đã thực hiện chủ yếu tập trung vào nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực, cải thiện khả năng cơ động và độ chính xác của tên lửa. Tuy nhiên, có một điểm rất hạn chế của SA-2, SA-3 vẫn chưa khắc phục được là khả năng cơ động. SA-2, SA-3 gặp bất lợi khi phải đối mặt với những tên lửa hành trình tấn công mặt đất như Tomahawk trong khi đó đây lại là loại vũ khí được sử dụng đầu tiên. Buk-M2E - lời giải cho bài toán Mặc dù chúng ta đã có trong biên chế 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không di động tầm xa S-300PMU1. Tuy nhiên, 2 tiểu đoàn S-300 vẫn chưa đủ để đảm bảo sự toàn vẹn của không phận Việt Nam. Sự có mặt của hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2E sẽ khắc phục hầu hết các điểm yếu của phòng không tầm trung Việt Nam. Để bảo toàn lực lượng chiến đấu qua đó bảo vệ sự an toàn cho lực lượng phòng không Việt Nam thì khả năng cơ động có vai trò rất quan trọng. Trước đây, phía Nga đã giới thiệu gói nâng cấp S-125 Pechora 2M được trang bị trên khung gầm xe tải MZKT-8022 tương đối tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp mang tính tạm thời chứ không hoàn toàn khắc phục được hết các điểm yếu và hạn chế của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung SA-3. Mặc dù, SA-3 có khả năng tác chiến chống máy bay tương đối tốt nhưng hệ thống này vẫn chưa thực sự hiệu quả trong việc đánh chặn các loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo. Trong khi đó, đây chính là những vũ khí được sử dụng đầu tiên để đánh đòn phủ đầu. Việc tiêu diệt thành công đòn đánh phủ đầu của đối phương vừa bảo vệ được lực lượng chiến đấu vừa khiến đối phương phải nhụt chí, tạo tâm lý tốt cho những trận chiến tiếp theo. Các chiến trường Iraq, Libya đã cho thấy một điều nếu không thể chống lại đòn đánh phủ đầu bằng tên lửa hành trình thì gần như lực lượng chiến đấu đều bị tê liệt. Buk-M2E được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu trong phạm vi tác chiến của hệ thống. Một thực tế là những quốc gia này đều thiếu các hệ thống phòng không tầm trung hiện đại. Đối với phòng không tầm trung Việt Nam giải pháp hiệu quả nhất chính là đầu tư mua sắm hệ thống phòng không tầm trung hiện đại mới. Hệ thống phòng không tầm trung duy nhất trên thế giới hiện nay có thể đáp ứng được các yêu cầu tác chiến phù hợp với chiến trường Việt Nam là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung di động 9K317E Buk-M2E, NATO định danh SA-17 Grizzly. Đây là biến thể xuất khẩu của hệ thống Buk-M2 của Nga, điểm khác biệt so với biến thể của Nga là hệ thống được trang bị trên xe bánh lốp MZTK-6922 6x6 bánh. Buk-M2E được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không trong phạm vi tác chiến như (máy bay cánh cố định, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, trực thăng, UAV, tên lửa chống radar...). Ngoài ra Buk-M2E còn có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất, tàu khu trục hoạt động gần bờ biển. Điểm nổi bật của Buk-M2E là thời gian triển khai và thu hồi đội hình chiến đấu cực nhanh. Chỉ mất 5 phút để chuyển từ trạng thái hành quân sang sẳn sàng chiến đấu. Trong tác chiến phòng không hiện đại, tiêu chí “ai nhanh hơn thì thắng” luôn được đặt lên hàng đầu, đó chính là điểm mạnh của Buk-M2E. Radar điều khiển hỏa lực cùng 4 tên lửa sẳn sàng phóng đều nằm chung trên khung gầm xe, điều này tạo nên sự khác biệt của Buk-M2E so với những hệ thống khác. Radar tìm kiếm mục tiêu và radar điều khiển hỏa lực đều được trang bị an-ten mạng pha hoạt động theo từng giai đoạn, bộ vi xử lý, máy tính điều khiển kỹ thuật số giúp Buk-M2E có hiệu suất chiến đấu rất cao. Cụ thể, xác suất tiêu diệt tiêm kích F-15 từ 90-95%, tên lửa hành trình tấn công mặt đất từ 70-80%, tên lửa đạn đạo từ 60-70%, trực thăng, UAV từ 70-80%. Buk-M2E cung cấp chiếc ô bảo vệ không phận với bán kính 50 km, tầm cao 25 km. Sự có mặt của Buk-M2E sẽ khắc phục được hầu hết các điểm yếu của phòng không tầm trung Việt Nam. Mặc khác hệ thống này hoàn toàn tương thích với nền tảng cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, chỉ huy sẵn có mà không cần đầu tư thêm các hệ thống riêng biệt. Buk-M2E triển khai xen kẻ cùng với SA-2, SA-3 vừa bảo vệ được đội hình chiến đấu vừa tạo lưới lửa phòng không đa dạng tiêu diệt hiệu quả mọi mục tiêu. Mỗi tiểu đoàn Buk-M2E tiêu chuẩn bao gồm: 1 xe chỉ huy, 1 xe radar tìm kiếm và chị thị mục tiêu, 6 xe phóng tích hợp radar điều khiển hỏa lực với 24 tên lửa sẳn sàng phóng, 3 xe tiếp đạn. Đơn giá cho mỗi tiểu đoàn Buk-M2E khoảng 125 triệu USD. (Theo Infonet) |
>> S-300 ở Syria và bài học lịch sử đậm chất huyền thoại
Cuối tháng 5, những tin tức về việc Syria nhận được hệ thống phòng không S-300 từ Nga đã thu hút sự chú ý của giới phân tích quân sự thế giới. >> Pháo đài' Syria (kỳ 1) Còn nhớ, cách đây không lâu, Israel đã tiến hành không kích Trung tâm nghiên cứu tại Jamraya, ngoại ô Thủ đô Damacus vào các ngày 4 và 5/5/2013. Chiến dịch không kích của Israel toàn thắng. Hệ thống phòng không của Syria lúc đó gần như bất lực trước hoạt động quân sự của Israel. Giờ thì mọi chuyện đã khác. Thậm chí, được thiết kế là hệ thống phòng thủ, nhưng khi bố trí ở Syria, S-300 sẽ đóng vai trò của một “vũ khí tấn công” nếu chính quyền Damacus có ý định “đóng cửa” không phận Israel. S-300 được đánh giá là hệ thống phòng không đánh chặn tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Có ý kiến lạc quan cho rằng, với hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới, Tổng thống Assad đã có thể yên tâm kê cao gối mà ngủ. Thực tế thì sao? Chúng ta cũng cần nhớ rằng, mảnh đất Trung Đông nóng bỏng luôn có một kho tàng các câu chuyện lịch sử nhắc nhở các nhà lãnh đạo hai nước Israel và Syria cảnh giác đối thủ của họ. Nhân dịp hệ thống S-300 cập cảng Syria, chúng ta sẽ ôn lại hai câu chuyện mang đậm chất huyền thoại của mảnh đất này để hiểu rõ sức ép của quá khứ đang đè nặng lên vai các nhà lãnh đạo hai quốc gia đối nghịch này ở Trung Đông. Sức mạnh răn đe của siêu vũ khí Sáng ngày 5/10/1973, Ai Cập khởi động cuộc chiến chống lại nhà nước Do Thái để trả thù cho thất bại trong cuộc chiến sáu ngày (1967). Khi đó, quân đội Ai Cập cùng với Quân đội Syria đã hai mặt cùng tiến đánh Quân đội Israel, đẩy Nhà nước Do Thái vào thế “lưỡng đầu thọ địch”. Do tấn công bất ngờ, Quân đội Ai Cập và Syria đã gây tổn thất lớn cho Quân đội Israel. Theo các thống kê, phía Israel thiệt hại 3.000 binh lính và sĩ quan bị giết, hơn 900 xe tăng và khoảng 200 máy bay bị phá hủy. Thất bại nặng nề trong khoảng thời gian ngắn khiến giới lãnh đạo Israel choáng váng. Bộ trưởng Quốc phòng Israel lúc đó là ông Moshe Dayan đã ngỏ ý muốn đầu hàng. Tuy nhiên, Thủ tướng Israel, bà Golda Meir tuyên bố sẽ dùng vũ khí hạt nhân để tấn công cả Ai Cập và Syria. (Israel được cho là sở hữu kho vũ khí hạt nhân bí mật. Nước này không phủ nhận nhưng cũng không chính thức công khai về kho vũ khí hạt nhân). Khi mới xuất hiện, MiG-25 là tiêm kích có tốc độ nhanh nhất trên thế giới.
Tuyên bố của bà thủ tướng đã nhanh chóng truyền tới giới tình báo Liên Xô, đồng minh của Ai Cập và Syria. Liên Xô nhanh chóng đưa ra quyết định phải buộc Israel từ bỏ việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Thú vị là, vũ khí răn đe được lựa chọn không phải là vũ khí hạt nhân cấp chiến lược (theo lẽ thông thường) mà chỉ là một vũ khí cấp chiến thuật. Đó chính là tiêm kích MiG-25, thuộc loại có tốc độ nhanh nhất thế giới thời bấy giờ. MiG-25 có tốc độ tối đa khoảng Mach 3, gấp 3 lần tốc độ âm thanh. Trong khi đó, các máy bay tiêm kích tiến tiến thời kỳ đó mới chỉ đạt được tốc độ vượt âm thanh, hơn Mach 1.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi MiG-25 xuất kích, màn hình radar phòng không ở Thủ đô Tel Aviv của Israel xuất hiện một điểm sáng. Còi báo động vang lên. Tiêm kích Mirage của Không quân Israel được lệnh xuất kích. Sĩ quan trực chiến theo dõi trên màn hình radar thấy rằng, Mirage di chuyển song song với vật thể lạ nhưng không thể đuổi kịp. Thậm chí, khoảng cách giữa biên đội ba chiếc Mirage với chiếc máy bay lạ kia cứ tăng lên. Qua liên lạc, cả sở chỉ huy tá hỏa lên vì biết, vật thể lạ kia bay cao hơn biên đội Mirage tới gần 2km và di chuyển với tốc độ nhanh gấp đôi. Như trêu tức Không quân Israel, vật thể lạ bay trên bầu trời Tel Aviv tới vài vòng. Vụ xâm phạm không phận được báo cáo tới lãnh đạo Israel, khi đó cũng đã nhận được thư nhắc nhớ từ Liên Xô. Bị cảnh cáo bằng cả con đường quân sự lẫn ngoại giao, Israel ngậm đắng nuốt cay từ bỏ biện pháp mạnh đối với Ai Cập và Syria. May mắn cho Nhà nước Do Thái, một cầu hàng không từ Mỹ tới Israel đã được lập ra và nước này nhanh chóng nhận được viện trợ quân sự dủ để đương đầu với cuộc tấn công từ hai phía biên giới. Như vậy, Nhà nước Israel đã có sẵn bài học về việc đối đầu với siêu vũ khí. Họ buộc phải cân nhắc và điều chỉnh các chính sách thực tế để không bị “thất bại toàn tập”. Vụ trộm siêu kinh điển của Mossad Nếu ở trên nói tới bài học nhắc nhở các nhà lãnh đạo Israel về việc không được phép coi thường trọng lượng của các thông điệp đi cùng với những hệ thống vũ khí ưu việt thì bài học dưới đây nhắc nhở người Syria phải luôn cảnh giác với trí thông minh của người Do Thái và bề dày thành tích của tình báo Israel. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định cấp cho người Do Thái trên khắp thế giới một nơi trốn để họ lập quốc. Đó chính là mảnh đất xưa kia của dân tộc Do Thái - nhưng trải qua hàng nghìn năm biến thiên – nay đã trở thành nơi sinh sống lâu đời của người Arab. Lo ngại sự trội dậy của Chủ nghĩa Phục Quốc Do Thái, những người Arab ở Palestine cần một lượng vũ khí để tạo lợi thế áp đảo về quân sự, có thể làm tan biến giấc mơ về “ngày trở về” của người Do Thái. Nhưng do sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chỉ có Lebanon và Syria được phép mua vũ khí từ châu Âu. Vì vậy, nhiệm vụ tìm mua súng được thực hiện thông qua Bộ Quốc phòng Syria mà người trực tiếp thực hiện là Đại úy Apdun Adic Kerin. Ông này đã tìm đường sang Tiệp Khắc để mua 6.000 khẩu súng. Tuy nhiên, Apdun Adic Kerin không hề hay biết, bay cùng chuyến bay của ông sang châu Âu còn có thương gia mang hộ chiếu Palestine - George Alecxan Iberl - mà tên thật là Ekhut Aprien, một người đã chiến đấu để bảo vệ số phận đồng bào Do Thái trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Giống với Kerin, Aprien có nhiệm vụ thu mua súng để trang bị cho lực lượng vũ trang Israel non trẻ. Qua những trao đổi nghiệp vụ và vận động hành lang, cả Kerin lẫn Aprien lần lượt thu mua được số lượng vũ khí mà mình cần. Thế nhưng, biết nhiệm vụ của Kerin, cơ quan tình báo của người Do Thái quyết tâm ngăn cản 6.000 khẩu súng tới Syria. Để ngụy trang cho số vũ khí vừa thu mua về Trung Đông, Aprien dùng 600 tấn hành củ Italy. Ông này còn thuê một công ty vận tải Nam Tư để vận chuyển số hàng nóng trên về Israel. Và đây cũng là công ty mà Kerin nhờ vả để chuyển vũ khí về Syria. Ban đầu, tình báo Do Thái tung tin, tàu chở vũ khí mà Kerin thuê (mang tên Lino) đang chở vũ khí cho những người cộng sản Italy. Do đó, tàu này bị lưu lại cảng để điều tra. Trong lúc đó, phi công Israel đã nhân cơ hội dùng máy bay An-2 đánh chìm tàu Lino cùng với toàn bộ số vũ khí đạn dược ở trên đó. Tiếc nuối số vũ khí bị đánh chìm, phía Syria phải giải trình được với nhà chức trách Italy về nguồn gốc và mục đích mua vũ khí để trục vớt số súng bị chìm. Sau đó, một sĩ quan Syria là Đại tá Phuat Macdam thuê một hãng tàu Italy là Menara chở số súng trên về nước. Và không chỉ có người Syria tiếc số vũ khí này. Những người Do Thái biết được, số vũ khí đã được trục vớt, họ không tìm cách đánh chìm con tàu chở vũ khí nữa mà quyết định sẽ “lái “ chúng về Israel. Vì vậy, tình báo Israel đã tìm cách liên hệ và mua chuộc hãng tàu Menara. Tình báo Israel đã cài cắm hai người vào thủy thủ đoàn của con tàu. Đến khi tàu này ra khơi thì thủy thủ đoàn bị khống chế và 6.000 khẩu súng – thay vì chuyển tới Syria đã vào tay người Israel. Chiến công nẫng tay trên 6.000 khẩu súng là một trong những trang sử đầu tiên của tình báo Israel mà sau đó, ngày càng dày hơn với rất nhiều thành tích, gắn liền với cuộc xung đột, đối đầu giữa Nhà nước Do Thái và khối Arab ở Trung Đông. Đây là một bài học quá đắng nhắc người Syria, người Do Thái rất thông minh và khôn ngoan. Họ có thể không dám nhưng cũng không cần đối đầu với các hệ thống vũ khí siêu việt. Trí tuệ Do Thái sẽ hành động thay cho sức mạnh quân sự để làm suy yếu và hạ gục đối phương. (Theo Infonet) |
>> Su-27 Flanker - Quái vật biết bay của Không quân Nga
Su-27 là môt trong những tiêm kích hiện đại bậc nhất của Liên bang Xô Viết nói chung và Liên bang Nga nói riêng. Su-27 được NATO định danh là “Flanker”- kẻ tấn công sườn, nhờ vào độ linh hoạt và nhanh nhẹn hiếm có của nó. >> Su-27 ra Trường Sa >> So sánh Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc Su-27 của phi đội Hiệp sĩ Nga trong duyệt binh kỷ niệm chiến thắng năm 2008. Su-27 là loại máy bay 2 động cơ độc lập, nó cũng là một trong những dự án cuối cùng của Tập đoàn hàng không Sukhoi dưới thời Liên bang Xô Viết. Su-27 là dòng máy bay tiên kích thế hệ thứ 4 của Xô Viết và là đối thủ trực tiếp của thế hệ máy bay F-14 “TomCat”, F-15”Eagle” và thậm chí cả F-18 “Hornet”. Dựa trên nguyên mẫu Su-27, đã có một loạt các phiên bản nâng cấp và hiện đại hóa của mẫu máy bay huyền thoại này được ra đời như Su-30 (mẫu máy bay tiêm kích tấn công 2 chỗ ngồi được NATO định danh là “Flanker C”). Su-30 là một trong những mẫu tiêm kích khá mạnh của Liên bang Nga, hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, còn có một phiên bản hoạt động trên hàng không mẫu hạm là Su-33 (NATO định danh là “Flanker D” với những thiết kế tương thích và khả năng bay trên tàu sân bay. Su-33 có nhiệm vụ chính là đánh chặn và bảo vệ hạm dội trên không. Tuy nhiên, hiện đại nhất phải kể đến dòng Su-35 “Flanker E” được trang bị tối tân và hiện đại nhất trong các dòng máy bay tiêm kích tấn công thế hệ thứ 4++. Bên cạnh đó, dựa trên mẫu Su-27, đã có một loại tiêm kích tấn công mặt đất 2 chỗ ngồi song song ra đời là Su-34 “Fullback”. Đây là loại tiêm kích tấn công mặt đất đáng sợ nhất hiện nay nhờ được trang bị vũ trang khá mạnh, kết hợp khả năng bay linh hoạt và cơ động của nó. Su-27 đang mở cánh hãm tốc độ trên không. Lịch sử phát triển Năm 1968, Liên bang Xô Viết đã bắt đầu để ý đến chương trình phát triển các mẫu tiêm kích tấn công thế hệ thứ 4, để cạnh tranh với chương trình “F-X” của Không lực Hoa Kỳ, mà sản phẩm đầu tiên là F-15 “Eagle”. Các cố vấn quân sự đã đề cập khá nhiều vấn đề này với Tổng bí thư thứ nhất của Liên bang Xô Viết là Leonid Brezhnev rằng: “Với những công hiện đại như vậy được trang bị trên F-15, trong tương lai, Không lực Hoa Kỳ sẽ vượt mặt chúng ta trên bầu trời.” Ngay sau đó, Leonid Brezhnev đã đưa vấn đề này ra trong các buổi họp nội các Chính phủ và yêu cầu tăng mức chi cho quốc phòng nhằm hiện thực hóa giấc mơ về một máy bay tiêm kích mới cho Quân đội Liên Bang Xô Viết. Hội đồng bộ trưởng đã thông qua và cấp kinh phí thêm cho các dự án phục vụ quốc phòng. Tổng tham mưu trưởng Không quân Liên bang Xô Viết đã ký quyết định cho dự án máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 của Không quân Liên bang Xô Viết. Đã có 3 nhà thầu được chọn là Antonov, Mikoyan (khá nổi tiếng với các mẫu tiêm kích MiG) và cuối cùng là nhà thầu Sukhoi. Những yêu cầu của Tổng tham mưu khá khắt khe như: Su-27 thả pháo sáng đánh lừa tên lửa tầm nhiệt. - Phải là một chiếc tiêm kích hoàn hảo với khả năng chiếm ưu thế trên không. - Phải là một chiếc tiêm kích cơ động và linh hoạt nhất. Với tốc độ hoàn hảo, và yêu cầu phải là Mach 2+. - Phải có đủ khả năng mang được các loại vũ trang hạng nặng và khả năng tấn công kinh hoàng lên đối phương. Sau những yêu cầu như vậy thì các bản thiết kế của Antonov và Mikoyan không được duyệt. Chỉ có thiết kế của Sukhoi là làm vừa lòng các lãnh đạo Không quân Liên bang Xô Viết. Một lý do khác nữa là Sukhoi có những dịch vụ bảo dưỡng và chính sách về tài chính nới lỏng rất hấp dẫn. Su-30 “Flanker E”trên bầu trời Trường Sa Việt Nam. Vì thế, tập đoàn hàng không Sukhoi đã được giao phát triển chương trình Tiêm kích thế hệ thứ 4. Trước đó, đã có khá nhiều các mẫu tiêm kích ra đời cũng là thế hệ thứ 4 nhưng về khả năng thì còn khá hạn chế. Điển hình là Mig-29 của Mikoyan với 1 thiết kế khá ấn tượng và theo kiểu LPFI. >> "Anh em' của Su-27/30 Việt Nam trong khu vực Với những mẫu tiêm kích thế hệ thứ 4 và những yêu cầu về kỹ thuật đặt ra thì có 2 loại như sau: - LPFI: loại thiên về kiểu dáng và trọng lượng. Những loại tiêm kích như thế này không đáp ứng được về tầm hoạt động và vũ trang hạng nặng. Nó có kích thước nhỏ và không phù hợp với những quốc gia rộng lớn như Nga. - PTFI: loại thiên về khả năng tấn công, chiếm ưu thế và tầm hoạt động. Tiêm kích loại này có kích thước lớn, tầm hoạt động từ 2.000m trở lên và được trang bị khá nhiều loại vũ khí hạng nặng. Cuối cùng thì Sukhoi đã lấy thiết kế kiểu dáng tương tự chiếc Mig-29 nhưng có một vài sửa đổi về khung và cánh máy bay. Kiểu dáng của Mig-29 khá nhỏ gọn và phù hợp để phát triển Su-27, tuy nhiên, chiếc Su-27 lớn hơn chiếc Mig-29 nhiều để tăng cường tầm hoạt động của nó. Giá treo bom đẫn đường của Su-27. Thiết kế và kiểu dáng Như đã nói, thiết kế của Su-27 về cơ bản là giống người anh em Mig-29, tuy nhiên, nó được phát triển theo hướng PTFI. Su-27 được kì vòng trở thành đối thủ xứng tầm của các chiếc F-X từ phía Hoa Kỳ và minh chứng là những chiếc F-18 “Hornet” không thể nào đuổi kịp được Su-27 nhờ khả năng nhanh nhẹn, linh hoat và cơ động bậc nhất của mình. Mẫu đầu tiên của S-27 ra đời vào năm 1977 với tên gọi T-10, cất cánh lần đầu tiên và ngày 20-5-1977. Mẫu T-10 được trang bị 2 động cơ phản lực độc lập, tốc độ tối đa là Mach 2.5, có sải cánh dài và xiên 30 độ, cùng với đó là cánh đuôi kép. Nhờ vậy, nó tăng tốc khá nhanh và đạt đến Mach 2.5 nhanh hơn 10 giây so với những đối thủ của mình. T-10 được NATO định danh là “Flanker A”. Sau đó 1 năm, T-10S ra đời với khá nhiều nâng cấp về hệ thống radar, hệ thống quan sát và hệ thống bay mới được Sukhoi nghiên cứu phát triển. T-10S cất cánh lần đầu trên bầu trời Xô Viết vào ngày 20-4-1978, một năm sau khi chiếc T-10 cất cánh. Buồng lái của một chiếc Su-27. Su-27 là chiếc máy bay tiêm kích đầu tiên được trang bị hệ thống Fly-by-wire (FBW) do Sukhoi nghiên cứu và phát triển. Nó là một hệ thống điều khiển máy bay thông qua các màn hình kỹ thuật số, qua đó giảm bớt đi các nút điều khiển trên máy bay. Đồng thời FBW còn cung cấp 1 thiết bị thủy lực ở 2 cánh chính, cánh tà và cánh đuôi. Khi các cánh này bị tấn công, bị hở dầu do đạn hay mất khả năng điều khiển thì FBW sẽ tự động ngắt hệ thống thủy lực ở vị trí bị sự cố, sau đó sẽ ổn định thăng bằng cho chiếc tiêm kích và nó có thể duy trì độ cao trong 1 giờ đồng hồ để hạ cánh an toàn. Đây là một trong những hệ thống mới khá hiện đại được Liên bang Xô Viết phát triển. Hiện nay FBW được trang bị khá nhiều trên các loại máy bay dân dụng và cả máy bay quân sự trên thế giới. Su-27 là một trong những chiếc tiêm kích có sự linh hoạt, nhanh nhẹn và cơ động mà hiếm chiếc tiêm kích nào của Hoa Kỳ có được. Theo tính toán, khung và trần máy bay có thể chịu áp lực lên đến 10.000N tương đương với 1 chiếc xe đầu kéo hạng lớn. Do đó Su-27 có những động tác bay kỹ thuật độc đáo mà không loại tiêm kích nào có thể trình diễn được. Động tác bay Pugachev’s Cobra độc đáo Một trong số đó là động tác Pugachev’s Cobra (Hổ mang Pugachev). Với động tác này, trông Su-27 như một con rắn hổ mang đang chuẩn bị săn mồi. Pugachev’s Cobra được phi công Viktor Pugachev, một trong những phi công trình diễn kỹ thuật bậc thầy của Liên bang Xô Viết trình diễn lần đầu trong triển lãm hàng không Paris 1989. Sau cuộc trinh diễn này, người Mỹ đã phải lắc đầu ngán ngẩm khả năng quá ưu việt của Su-27. Trước đó, năm 1981, đã có một chiếc Mig-29 vượt biên và lái đến Nhật. Các kỹ sư Mỹ-Nhật đã mở tung chiếc tiêm kích và họ khám phá ra 1 bí mật lớn: Động cơ và kỹ thuật chế tạo tiêm kích của người Nga vượt quá xa người Mỹ. Đến Su-27 người Mỹ đã phải thán phục trước tài năng của người Nga về máy bay. SU-27 Flanker (Tổng hợp) |
>> Nga chuẩn bị chiến tranh 'phi tiếp xúc' thế hệ 6
Những cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ là những cuộc chiến tranh "phi tiếp xúc" với khả năng tấn công ngoài đường chân trời, khả năng sát thương mục tiêu nhỏ từ tầm tiến công lên đến hàng chục ngàn km. >> Bí mật cuộc diễn tập quân sự lớn nhất của Liên Xô năm 1979 Chiến tranh phi tiếp xúc (Hình minh họa)
Đáp trả phi đối xứng
Đây là vấn đề mà lực lượng pháo binh - tên lửa Liên bang Nga phải giải quyết trong thời gian sắp tới. Sự phát triển của vũ khí hạt nhân chiến thuật công suất nhỏ hoặc siêu nhỏ có thể trở thành sự đáp trả phi đối xứng như thế Những thay đổi đáng kể trong quan điểm về việc tiến hành các hoạt động tác chiến và vai trò của vũ khí pháo binh-tên lửa trong những hoạt động này đã diễn ra vào cuối thế kỷ XX-đầu thế kỷ XXI cùng với sự hình thành quan niệm chiến tranh mạng trung tâm. Đồng thời bộc lộ cả sự tụt hậu của nước Nga so với trình độ thế giới trong lĩnh vực này. Quan điểm của mình về thực trạng của vũ khí pháo binh-tên lửa nước nhà và các phương hướng ưu tiên phát triển lĩnh vực này được các nhà khoa học đang tích cực nghiên cứu về đề tài này trong khuôn khổ Học viện khoa học tên lửa-pháo binh Nga đệ trình. Vũ khí pháo binh-tên lửa là loại vũ khí đã có từ rất lâu của những đội quân hiện đại. Trong khoảng thời gian hơn 600 năm sự phát triển của vũ khí pháo binh-tên lửa diễn ra theo con đường tiến hóa: tăng tầm bắn, tăng uy lực của đạn dược, phát triển độ chính xác của đầu đạn khi bắn vào mục tiêu và tốc độ bắn của các hệ thống pháo. Trong khi đó thì những nguyên tắc sử dụng cơ bản loại vũ khí ấy hàng thế kỷ không thay đổi, trên thực tế ở bất cứ đâu, vẫn là tập trung hỏa lực, bắn tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất, trưng dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ hỏa lực các đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, lữ đoàn hoặc là pháo có nòng truyền thống hoặc là pháo phản lực hiện đại hơn. Câu hát nổi tiếng “trong hàng trăm nghìn đại đội pháo binh…”, tất nhiên là sự phóng đại nghệ thuật, nhưng có lẽ chỉ là để xếp hạng. Chẳng hạn,trong một cuốn sách kinh điển về lịch sử pháo binh, xuất bản năm 1953 do Mikhail Trixtiacôv làm chủ biên có dẫn ra các số liệu về số lượng pháo trên chiến trường Bôrôđinô (gần 1200 khẩu), ở tất cả các nước tham gia Thế chiến I (2.5000 khẩu) và trưng dụng để tiến công Beclin (trên 41.000 khẩu). Đồng thời lượng pháo, cối tất cả các cỡ sản xuất hàng năm ở Liên Xô đạt tới 120.000 khẩu. Sự phát triển như vũ bão sau chiến tranh của vũ khí tên lửa đã tạo ra những điều chỉnh về quan điểm đối với vai trò của vũ khí pháo binh-tên lửa trong các hoạt động tác chiến, nhưng ở tất cả các quốc gia chủ đạo các tổ hợp tên lửa được bố trí ở bất cứ đâu, có tầm bắn lớn trước hết đều được coi là phương tiện mang vũ khí hạt nhân (trừ các tố hợp tên lửa phòng không và chống hạm). Cái gọi là cuộc cách mạng thứ 5 trong lĩnh vực quân sự được các nhà phân tích Vladimir Xliptrencô và Ivan Capitanetx gắn với sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân vào năm 1945. Cuộc chạy đua vũ khí tên lửa-hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô diễn ra sau Thế chiến II đã dẫn tới sự ra đời của các lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược nước ta và việc qui định nguyên tắc đồng đẳng tương đối giữa các quốc gia. Việc khôi phục bộ ba của các lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược và duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của lá chắn tên lửa- hạt nhân chiến lược cho tới nay vẫn đang là nhiệm vụ chủ yếu của chương trình vũ trang quốc gia. Chiến tranh phi tiếp xúc Những thay đổi đáng kể về hình thức và phương pháp sử dụng vũ khí pháo binh-tên lửa đã diễn ra vào cuối thế kỷ XX cùng với sự phát triển quan niệm tiến hành các chiến dịch không-bộ, xây dựng các tổ hợp trinh sát-tiến công (trinh sát-hỏa lực). Những yêu cầu đòi hỏi chủ yếu đối với pháo binh là tích hợp được với các phương tiện trinh sát và chỉ huy tự động hóa, có khả năng triển khai/thu hồi nhanh tại các trận địa hỏa lực, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị khai hỏa nhanh, khả năng sử dụng một cách hiệu quả đạn dược có độ chính xác cao. Từ thời điểm này cũng đã bộc lộ sự tụt hậu của vũ khí pháo binh-tên lửa nước nhà so với trình độ thế giới. Nếu như thế hệ đầu tiên của các loại đạn dược đã nêu với hệ thống định hướng bán chủ động không thua kém các mẫu tương tự của nước ngoài thì đạn dược có độ chính xác cao với hệ thống định hướng tự động của chúng ta thua kém họ một cách đáng kể, cũng như thua kém cả hệ thống chỉ huy bộ đội và vũ khí tự động hóa, mà cụ thể là hệ thống chỉ huy tự động hóa của bộ đội tên lửa và pháo binh. Những thay đổi trong quan điểm về việc tiến hành các hoạt động tác chiến hiện đại (chuyển sang các cuộc chiến tranh thế hệ thứ sáu) và vai trò của bộ đội tên lửa và pháo binh trong các cuộc chiến tranh ấy đã diễn ra trên ranh giới thế kỷ XXI với sự hình thành và vận dụng vào thực tiễn quan niệm chiến tranh mạng trung tâm và việc thiết lập trong khối NATO độc quyền lãnh đạo của Mỹ. Đa số các nước Liên minh Bắc Đại tây dương, bao gồm cả Mỹ không tiến hành hiện đại hóa những hệ thống pháo binh hạng nặng như: lựu pháo tự hành trên satxi xe tăng, hệ thống pháo phản lực bắn loạt trên xe xích và các tổ hợp tên lửa của lục quân, các hệ thống súng phun lửa hạng nặng và nhiều loại vũ khí khác. Trong khi đó họ tích cực hiện đại hóa vũ khí có độ chính xác cao, xe chiến đấu bọc thép các kiểu, các hệ thống pháo có tính cơ động cao trên sàn xe bánh lốp, các phương tiện trinh sát pháo binh, liên lạc và chỉ huy tự động hóa. Các cuộc chiến tranh thế hệ thứ sáu thường được gọi là chiến tranh phi tiếp xúc, đồng thời, tất nhiên là, khác với chiến tranh tên lửa-hạt nhân thế hệ thứ năm (những cuộc chiến tranh như thế chưa từng có trong thế kỷ XX và xác suất phát sinh trong thế kỷ XXI cũng là rất nhỏ) chúng được tiến hành hoặc sẽ được tiến hành bằng vũ khí có độ chính xác cao với đạn dược phi hạt nhân. Để làm ví dụ cho cuộc chiến tranh phi tiếp xúc như thế người ta thường nêu ra chiến dịch cùa NATO ở Nam Tư (1999), nhưng nó chỉ giải quyết những nhiệm vụ hạn chế và không đặt ra mục đích tiêu diệt lực lượng vũ trang đối phương, cũng không phải nhằm kiểm soát lãnh thổ của họ. Đặc trưng hơn cả là các hoạt động quân sự của Mỹ và liên quân ở vịnh Pecxich từ năm 1991 đến năm 2013. Hiện nay Mỹ và các đồng minh đang tiến gần tới mục tiêu thay đổi cân bằng lực lượng chiến lược không phải bằng cách tăng cường vũ khí hạt nhân chiến lược và thậm chí không dựa vào việc triển khai các hệ thống chống tên lửa-có khả năng làm giảm hiệu quả đòn đáp trả (cho dù những định hướng này cũng giành được sự quan tâm khá lớn), mà thực hành tiến công tập trung, bí mật, tước khí giới đối tượng tác chiến bằng việc sử dụng vũ khí có độ chính xác cao vào các phương tiện kiềm chế hạt nhân chiến lược. Đây là một biện pháp cực kỳ đắt giá, đòi hỏi các hành động hiệp đồng của tất cả các binh chủng của lực lượng vũ trang, cụm quĩ đạo, sự phối hợp hoạt động của các hệ thống chỉ huy, trinh sát, tác chiến điện tử toàn cầu…Và giá thành riêng của các phương tiện sát thương có độ chính xác cao cũng rất đắt (giá của một tên lửa hành trình kiểu Tômahôc là hơn 1 triệu đô la, và tên lửa siêu âm tương lai có thể lên đến hàng chục triệu đô la). Chuẩn bị chiến tranh thế hệ 6 Kinh nghiệm cay đắng của Liên Xô, quyết tâm không tiếc tiền của đáp trả một cách hợp lý sáng kiến phòng thủ chiến lược của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Việc khởi công đóng các tàu sân bay tương tự như của Mỹ, cố gắng duy trì sự cân bằng về số lượng vũ khí tên lửa- hạt nhân với cả thế giới đã cho thấy rằng cách làm đó không có triển vọng. Sự đáp trả phi đối xứng phù hợp với thách thức này hay thách thức khác trong thập niên 80 thế kỷ trước đã không thể tìm được. Hiện nay, theo quan điểm của chúng tôi sự đáp trả phi đối xứng như thế có thể là phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật công suất nhỏ và siêu nhỏ của bộ đội tên lửa và pháo binh. Các công nghệ hiện đại cho phép chế tạo loại vũ khí này ở các cỡ của vũ khí pháo binh cơ bản, các tổ hợp tên lửa đa năng tương lai có độ chính xác cao và các quả đạn của các hệ thống pháo phản lực bắn loạt, đồng thời trên thực tế khả năng bọn khủng bố sử dụng loại vũ khí này, thậm chí cả trong trường hợp loại đạn dược này rơi vào tay chúng được loại trừ hoàn toàn. Khi thông qua về mặt nguyên tắc quyết định phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật nhất thiết phải công bố một cách rõ ràng là, loại vũ khí này chỉ được sử dụng để đánh trả ngoại xâm và chỉ trên lãnh thổ của nước mình. Tất nhiên, quyết định như thế sẽ tạo ra sự phê phán quyết liệt từ phía các láng giềng của LB Nga, của các nước “câu lạc bộ hạt nhân”, sự buộc tội trong việc hạ ngưỡng chiến tranh hạt nhân… Chỉ có thể có một sự đáp trả-biện pháp này là điều bắt buộc. Thậm chí việc thực hiện trọn vẹn chương trình vũ trang quốc gia-2020 và thường xuyên cải cách Các lực lượng vũ trang của nước Nga cũng sẽ không đảm bảo được cho họ khả năng tiến hành cuộc chiến tranh thế hệ thứ sáu với đối tượng tác chiến nguy hiểm nào đó. Nói một cách hình tượng, những khả năng của Các lực lượng vũ trang Liên bang Nga năm 2020 chỉ đủ để tiến hành đồng thời một vài chiến dịch chống khủng bố. Có thể đủ để “cưỡng chế hòa bình” (bắt buộc chấm dứt chiến sự) một quốc gia có đường biên giới chung với quân đội khoảng 20 ngàn người. Nhưng rõ ràng là sẽ không đủ để chiến đấu với kẻ thù ngang tầm về công nghệ nhưng trên cơ đáng kể về số lượng (quân đội của Trung Quốc là hơn 2,3 triệu người, với lực lượng dự bị động viên trên 30 triệu), hoặc với nước đang đối đầu, gần ngang bằng về quân số, nhưng trên cơ đáng kể về mặt công nghệ (quân đội Mỹ-dưới 1,5 triệu người một chút, các nước châu Âu của NATO-hơn 1,5 triệu quân nhân một chút). Tình hình kinh tế và chính trị quân sự bắt buộc nước Nga phải giải quyết nhiệm vụ mâu thuẫn 2 trong 1 là- đảm bảo kiềm chế chiến lược, có nghĩa là ở trong khuôn khổ các cuộc chiến tranh thế hệ thứ 5, đồng thời chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh tương lai, những cuộc chiến tranh thế hệ thứ 6. Vladimir Xliptrencô-người đã nhắc tới trên đây đã chỉ ra một cách rất thuyết phục là, việc sở hữu lực lượng hạt nhân chiến lược kiềm chế đã không ngăn chặn được cuộc chiến tranh nào trong nửa sau thế kỷ XX, không giúp cho nước Mỹ giành chiến thắng ở Việt Nam, và Liên Xô làm được điều tương tự ở Apganixtan, nhưng chúng tôi đề nghị điều chỉnh chút ít các kết luận được rút ra từ những sự kiện đó. Không cần phải cự tuyệt hoàn toàn với vũ khí hạt nhân và hướng tất cả mọi nỗ lực vào việc phát triển vũ khí có độ chính xác cao, công nghệ mạng, các hệ thống đối đầu thông tin và những hợp phần khác của cuộc chiến tranh thế hệ thứ 6. Hành động trong kiềm chế hạt nhân hợp lý hơn cả là chuyển sang việc chế tạo thế hệ mới vũ khí hạt nhân chiến thuật giá thành rẻ hơn, ít nguy hại hơn thậm chí trong những điều kiện của chính cuộc chiến tranh này, loại vũ khí có thể là công cụ kiềm chế không những kẻ xâm lược khu vực mà cả ở phạm vi chiến lược, bởi vì thật khó hình dung nếu không tác chiến trên bộ mà có thể đạt được mục tiêu xâm lược chống lại nước Nga. Tất nhiên bên cạnh điều này cần phải phát triển một cách tích cực nhất tất cả các công nghệ, các loại vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự và đặc chủng liên quan tới việc chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh thế hệ thứ sáu, thông qua các quyết định phù hợp về công tác tổ chức và chỉ huy. Sự phức tạp của việc thực hiện một tổ hợp biện pháp đa dạng trong khuôn khổ Các lực lượng vũ trang, và thực tế ở những qui mô của tổ hợp công nghiệp quốc phòng và nền kinh tế nước nhà nói chung, sẽ tạo ra khó khăn cho việc chuyển đổi cả bộ máy quân sự của đất nước sang những nguyên tắc mạng trung tâm xây dựng, sử dụng và phát triển các loại vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự và đặc chủng. Trong khi đó ở lĩnh vực vũ khí pháo binh-tên lửa đang có các điều kiện tiên quyết để chế tạo các mô đun trinh sát- tiến công (trinh sát- hỏa lực) thích ứng có hiệu quả cao, có khả năng hoạt động cả trong các hệ thống chỉ huy hiện có (không linh hoạt, liên kết cứng nhắc, với những khả năng hạn chế về bảo đảm thông tin-trinh sát-ví dụ như trong hệ thống chỉ huy thống nhất cấp chiến thuật), cả trong các hệ thống mạng trung tâm tương lai. Cần phải ghi nhớ rằng, trong Các lực lượng vũ trang LB Nga đến thời điểm này trên thực tế vẫn còn thiếu một quan niệm rõ ràng về việc xây dựng hệ thống vũ khí pháo binh-tên lửa, việc chuyển sang cấu trúc mới của Lục quân càng làm cho vấn đề thêm trầm trọng, đồng thời cũng tạo ra những điều kiện tiên quyết để giải quyết vấn đề này. Cụ thể đã nảy sinh việc xác định các cỡ nòng cho pháo có nòng, thành phần biên chế các cụm pháo của các đơn vị Lục quân, phạm vi cơ sở các phương tiện vận tải dành cho vũ khí tên lửa và pháo binh của Lục quân bị thu hẹp. Những vấn đề về giảm bớt các loại pháo phản lực bắn loạt, các tổ hợp chống tăng và phòng không của Lục quân, sự cần thiết và các phương hướng phát triển tiếp theo các tổ hợp tên lửa tác chiến chiến thuật, chế tạo các loại tên lửa tương lai, bao gồm cả vũ khí hạt nhân chiến thuật, công tác bảo đảm hoạt động của các đơn vị tên lửa và pháo binh Lục quân trong không gian trinh sát-thông tin thống nhất đều đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Đi đôi với việc giải quyết các vấn đề về quan niệm hoàn thiện vũ khí pháo binh-tên lửa, bao gồm cả các phương tiện hạt nhân chiến thuật kiềm chế phải dành sự quan tâm đặc biệt cho việc phát triển các hệ thống mới về mặt nguyên tắc loại vũ khí nêu trên, các hệ thống phóng đạn mới, chế tạo chúng dựa trên những nguyên tắc vật lý hoàn toàn mới, sử dụng các công nghệ nanô và mạng neuro trong việc chế tạo các tổ hợp vũ khí pháo binh-tên lửa và các phương tiện bảo đảm thông tin-trinh sát tương lai. Trong quan niệm an ninh quốc gia, Học thuyết quân sự của LB Nga và các văn kiện gốc khác của nước ta đã xác định các nhiệm vụ của nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng và trình bày những luận điểm cơ bản của chính sách kỹ thuật-quân sự. Trước hết đây là sự phát triển và hoàn thiện hệ thống vũ khí trang bị và tổ hợp công nghiệp quốc phòng, và cả sự hợp tác quân sự, bảo đảm cho việc giải quyết các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh của đất nước ở mức độ cần thiết được thống nhất về mục đích, nguồn lực và kết quả kỳ vọng. Chính trong những văn kiện này đã tuyên bố rằng, việc trang bị cho Các lực lượng vũ trang LB Nga được tiến hành chỉ bằng vũ khí không thua kém hoặc ưu việt hơn về các tính năng của mình so với các mẫu của nước ngoài. Như vậy, trong thế kỷ XXI nước Nga trong chính sách kỹ thuật-quân sự của mình đang hy vọng vào sự phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật và công nghệ của đất nước và Các lực lượng vũ trang. Trong số những phương hướng ưu tiên có nêu ra việc phát triển hoặc chế tạo các hệ thống vũ khí trang bị sau: - Vũ khí có độ chính xác cao (thông minh cao, tinh khôn) cùng với việc tạo cho nó khả năng tích hợp được với các hệ thống (tổ hợp) trinh sát-tiến công liên binh chủng; - Các lực lượng và phương tiện đối đầu thông tin; - Các hệ thống thông tin-chỉ huy cơ sở, tích hợp với các hệ thống điều khiển vũ khí và các tổ hợp phương tiện tự động hóa các cơ quan chỉ huy các cấp chiến lược, chiến lược- chiến dịch, chiến dịch, chiến dịch-chiến thuật và chiến thuật; - Các hệ thống và tổ hợp kỹ thuật- quân sự và kỹ thuật đặc chủng trên cơ sở các công nghệ của kỹ thuật rô bôt và các qui trình điều khiển thông minh; - Các hệ thống và tổ hợp vũ khí phi truyền thống; - Các phương tiện đấu tranh vũ trang kích thước nhỏ và siêu nhỏ trên cơ sở micrô vi hóa và công nghệ na nô, đặc biệt để giải quyết các nhiệm vụ trinh sát, phản gián và chỉ huy chiến đấu. Trong hội nghị Bộ Quốc phòng mở rộng ngày 27 tháng 2 năm 2013 Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã tái khẳng định tầm quan trọng hàng đầu của các phương hướng này, tách riêng nhiệm vụ chế tạo rô bôt kỹ thuật chiến đấu, trong đó có các khí tài bay không người lái. Nguyên thủ quốc gia đặc biệt nhấn mạnh rằng, “trong vòng 2 năm tới cần phải chế tạo được hệ thống nghiên cứu triển vọng và các phát minh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ quân sự”, đồng thời phải tuân thủ một cách nghiêm minh những thông số của chương trình vũ trang quốc gia đến năm 2020.
(Soha)
|
Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013
>> Việt Nam sẽ có thêm nhiều loại vũ khí mới trong tương lai gần ?
Trước tình hình an ninh chủ quyền biển đảo của Việt Nam đang căng thẳng, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chuyến thăm hữu nghị nhằm giới thiệu về vũ khí, máy bay quân sự. Tuy nhiên, Việt Nam khẳng định "không chạy đua vũ trang". >> Giương oai gần bờ Chào bán giới thiệu Tin từ Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội cho biết tuần dương hạm Pháp L’Adroit do Trung tá hải quân Luc Regnier chỉ huy ngày 27/5 sẽ đến cảng Hải Phòng bắt đầu chuyến thăm và giới thiệu với Việt Nam đến ngày 1/6. Với mục đích giới thiệu với Hải quân nhân dân Việt Nam về mẫu tàu mới cùng nhiệm vụ của nó. Là mẫu tàu thử nghiệm thuộc lớp Gowind OPV (pour Offshore Patrol Vessel), L’Adroit là một tàu tuần tra do hãng DCNS thiết kế và được dành cho Hải quân quốc gia Pháp. Chiến hạm L’Adroit của Hải quân Pháp L'Adroit được thiết kế để làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Khả năng hoạt động tác chiến của con tàu rất phong phú nhờ một hệ thống vũ khí và trang bị dành cho các nhiệm vụ tuần tra và cảnh sát biển như là : xuồng cao tốc, máy bay trực thăng, thiết bị tuần thám không người lái, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống thông tin băng thông rộng và được bảo mật, hệ thống hỗ trợ chỉ huy, buồng lái có thể quan sát được toàn cảnh 360 độ và hệ thống hạ thủy xuồng siêu nhanh. Trong thời gian chuyến thăm Việt Nam, sẽ có nhiều phái đoàn của Bộ quốc phòng, UBND TP Hải Phòng và Cảnh sát biển sẽ lên thăm tàu. Tuần dương hạm Pháp L’Adroit do Trung tá hải quân Luc Regnier chỉ huy khởi hành từ cảng Toulon (Pháp) ngày 14/1/2013 và sẽ trở về cảng này vào ngày 15/7 sau khi đã thực hiện một nhiệm vụ khéo dài tổng cộng là 6 tháng. Thời gian này, một chiếc máy bay vận tải chiến thuật CN-295 của Không quân Indonesia cũng dự kiến sẽ thực hiện đến thăm và trình diễn ở 6 nước ASEAN gồm: Việt Nam, Philippines, Brunei, Thái Lan, Myanmar và Malaysia trong thời gian từ ngày 22 đến ngày 31/5 nhằm chào bán loại máy bay vận tải này tại các Đông Nam Á. Máy bay vận tải C-295, được đặt tên là CN-295 trong biên chế của Không quân Indonesia, là loại máy bay vận tải đa năng hạng trung sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự, thông tin đăng tải trên trang web của hãng Airbus Military cho biết. Chuyến công diễn này, do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsuddien dẫn đầu, sẽ phô diễn những ưu điểm của máy bay, được cho là phù hợp nhất cho các nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo cũng như quốc phòng mà chính phủ các nước ASEAN đang cần. Thời gian qua, báo chí Nga cũng nhiều lần đánh tiếng Việt Nam sắp ký kết thêm các hợp đồng mua các trang thiết bị và vũ khí mới, tối tân của Nga để tăng cường khả năng chiến đấu cho quân đội. Giám đốc Liên bang về Hợp tác kỹ thuật - quân sự (FSMTC), ông Alexander Fomin nói với tờ Tin tức quân sự Nga hôm thứ Ba, "Nga và Việt Nam đang thảo luận về một số hợp đồng hợp tác kỹ thuật - quân sự mới. Các hợp đồng sẽ được ký kết trong tương lai gần", người đứng đầu FSMTC cho biết, ông ám chỉ tới các cuộc thảo luận về việc cung cấp trang thiết bị quân sự và vũ khí mới cho Việt Nam. Ông Fomin tiết lộ thêm rằng, phía Việt Nam đã bày tỏ tới việc quan tâm tới một số hệ thống vũ khí tiên tiến của Nga, đặc biệt là các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa của, máy bay chiến đấu, tàu ngầm, thiết bị trên tàu hải quân. Ông Fomin cũng nhấn mạnh rằng, hiện nay, các chi tiết về hợp đồng mới đang được chuẩn bị. Việt Nam không chạy đua vũ khí Hai nghiên cứu gần đây cho thấy, một cuộc chạy đua vũ khí đang diễn ra mạnh mẽ ở châu Á và người ta ngày càng có lý do để lo lắng rằng, số lượng các vụ đụng độ trong khu vực ngày một gia tăng. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Thụy Điển (SIPRI) cho thấy châu Á nhập vũ khí nhiều nhất thế giới trong năm năm gần đây 2007 - 2011. Trong năm năm 2007 - 2011, khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm 44% tổng lượng nhập khẩu vũ khí của thế giới, trong khi châu Âu chiếm 19%, Trung Đông 17%, Bắc và Nam Mỹ 11%, và châu Phi 9%. Lợi ích quốc gia của các nước châu Á đang trỗi dậy cùng với sức mạnh kinh tế và thịnh vượng đã khiến cho nhiều chính phủ trong khu vực không ngừng nỗ lực bảo vệ phạm vi ảnh hưởng của họ bằng cách rộng tay mua sắm nhiều vũ khí trang thiết bị quân sự hiện đại. Theo SIPRI, những quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong 5 năm qua tất cả đều ở châu Á, đó là: Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Hàn Quốc và Singapore. Lý do cho sự đầu tư mạnh mẽ trong mua sắm vũ khí ở châu Á mà chuyên gia của SIPRI Siemon Wezeman chỉ ra là "có khá nhiều mối đe dọa và nguy cơ ở châu Á, đó là bất đồng về lãnh thổ, là tình hình bất ổn ở hầu hết châu Á", ông chỉ ra sự mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Pakistan, những đe dọa từ Triều Tiên và các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, Hoa Đông. Tuy vậy, IISS nhấn mạnh, việc mua sắm vũ khí mới hay nâng cấp trang thiết bị quân sự không khiến cho khu vực trở nên an toàn hơn. "Mua sắm hệ thống quân sự hiện đại ở Đông Á - một khu vực thiếu những cơ chế an ninh được thiết lập lâu dài - sẽ chỉ làm gia tăng rủi ro những xung đột bất ngờ hay leo thang căng thẳng". Về phía Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhiều lần khẳng định rõ ràng: "Việt Nam đã mua sắm một số vũ khí hiện đại như máy bay chiến đấu có tính năng ưu việt hệ thống tên lửa phòng không mạnh, các tàu tuần tiễu tàu ngầm hiện đại… nhưng Việt Nam không chạy đua vũ trang, chúng ta bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp của đất nước. "Việc mua sắm vũ khí trang bị là một vấn đề hết sức bình thường, trên cơ sở khả năng kinh tế phát triển đến đâu, chúng ta mua sắm trang bị đến đó". |
>> Tìm hiểu hệ thống tên lửa đạn đạo của Mỹ
Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của Mỹ là các hệ thống liên hợp chiến lược của quân đội để bảo vệ đất nước, chống lại sự thâm nhập của các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa. >> Bí mật chiến lược Xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ (Kỳ 1) >> Tương lai của phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á Bệ phóng tên lửa PAC-3. Các tên lửa có thể bị chặn bằng các tên lửa khác (hoặc cũng có thể bằng kỹ thuật laser) ở gần bệ phóng, trong giai đoạn bay ngoài tầm khí quyển hoặc ở giai đoạn cuối. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được thiết kế và triển khai để bảo vệ lãnh thổ của Mỹ và đồng minh trước mối đe dọa tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Ban đầu, Lầu Năm góc nghiên cứu phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) để đối phó với mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, đến thế kỷ 21, hệ thống này đã chuyển trọng tâm sang phòng thủ và ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng từ một số đối thủ trong khu vực, đặc biệt là Iran và Bắc Triều Tiên. Tháng 3.2013, Lầu Năm góc tuyên bố sẽ củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa trên bờ biển phía tây của Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên ngày càng gia tăng, cùng lúc quyết định hủy bỏ giai đoạn cuối của kế hoạch triển khai tên lửa đánh chặn ở Châu Âu trong thập kỷ tới. Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) Tên lửa đạn đạo có thể được phóng từ nhiều vị trí khác nhau, như từ hầm chứa, xe cơ động, xe lửa, tàu ngầm, tàu chiến và máy bay. Tên lửa được phân chia thành bốn loại cơ bản dựa trên tầm bắn tối đa: Tầm ngắn (dưới 1.000m), tầm cận trung (1.000 - 3.000 km), tầm trung (3.000 - 5.500km); tên lửa đạn đạo liên lục địa, hoặc ICBM (hơn 5.500km). Hành trình của tên lửa đạn đạo được phân chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn tăng tốc, bắt đầu phóng và kéo dài cho đến khi kết thúc động cơ tên lửa đẩy; giai đoạn giữa- giai đoạn dài nhất- từ khi tên lửa vào quỹ đạo parabol cho tới mục tiêu; giai đoạn cuối, khi đầu đạn tên lửa được tách ra, thông thường giai đoạn này chỉ mất chưa đầy một phút thì phát nổ. Căn cứ vào các đặc điểm nêu trên của tên lửa, quân đội Mỹ đã hình thành bốn chức năng cơ bản để đối phó với một tên lửa đạn đạo thông qua hệ thống phòng thủ. Bốn chức năng cơ bản của hệ thống phòng thủ tên lửa là: Phát hiện; phân biệt (phân biệt giữa mục tiêu là tên lửa với các mục tiêu khác); điều khiển hỏa lực (xác định chính xác điểm đánh chặn); tiêu diệt (tấn công mục tiêu bằng một số loại tên lửa đánh chặn). Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống BMD trong các lần thử nghiệm còn khác nhau và các nhà phân tích quốc phòng tiếp tục nghi ngờ về khả năng tác chiến thực sự của tên lửa trong điều kiện chiến đấu thực tế. Các hệ thống phòng thủ tên lửa chính Cơ quan phòng thủ tên lửa của Mỹ (MDA) đang phát triển một số hệ thống có khả năng đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Các hệ thống này không được thiết kế để phòng thủ trước các cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn từ Nga và Trung Quốc. Tính từ năm 2002 đến nay, MDA đã chi khoảng 90 tỉ USD vào hệ thống phòng thủ tên lửa và có kế hoạch sẽ chi cho hệ thống này khoảng 8 tỉ USD/năm đến năm 2017 - tương đương khoảng 2% ngân sách quốc phòng. Mô hình phân chia giai đoạn tên lửa. Các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, cho đến nay, hầu hết công nghệ BMD vẫn chưa được minh chứng, thường chậm tiến độ, có chi phí quá lớn, khả năng tác chiến thực sự có thể còn hạn chế khi xảy ra tình huống thực tế. Trong năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lần đầu tiên yêu cầu xem xét đánh giá toàn diện về BMD, trong đó, ngoài việc nêu rõ các mối đe dọa và chiến lược phát triển, thì Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ còn phải tìm cách cải thiện các chương trình thử nghiệm, giám sát và hiệu quả chi phí đối với BMD. Chính quyền của Tổng thống Obama cũng hủy bỏ ba chương trình BMD, gồm: Phương tiện tiêu diệt đa năng (tháng 4.2009); tên lửa đánh chặn năng lượng Kinetic (tháng 5.2009) và tên lửa laser đường không (tháng 2.2012). Hiện tại, quân đội Mỹ đang sở hữu bốn chương trình BMD bao gồm: Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD); hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis; hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD); hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3). Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD) GMD là thành phần phức tạp và tốn kém nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa giai đoạn giữa bằng các tên lửa đánh chặn triển khai trên mặt đất. Cấu trúc hệ thống GMD. Tính đến mùa xuân năm 2013, quân đội Mỹ đã triển khai 30 tên lửa đánh chặn trong các hầm chứa ở căn cứ Fort Greely, bang Alaska và căn cứ Vandenberg, bang California. Đồng thời, Mỹ có kế hoạch tăng con số này lên 44 tên lửa đánh chặn vào năm 2017. MDA thông báo, cho đến nay, có 7 trong tổng số 14 lần thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn loại này. Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis Hệ thống Aegis được coi là thành phần hiệu quả nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Hệ thống Aegis thường được triển khai trên biển để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm cận trung sau khi được phóng hoặc ngay trước khi tấn công mục tiêu. Tàu chiến Mỹ thử nghiệm hệ thống Aegis. Tính đến mùa xuân năm 2013, quân đội Mỹ có 24 hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis triển khai trên các tàu chiến của lực lượng hải quân, với phần lớn biên chế hoạt động trong Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Quân đội Mỹ có kế hoạch triển khai lên đến 38 tàu lớp Aegis vào năm 2015. Tính đến tháng 2.2013, Lầu Năm góc thông báo có 24 lần thử nghiệm thành công trong tổng số 30. Hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD) THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động trên đất liền, có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm cận trung. Mỗi hệ thống tên lửa THAAD có chứa tám tên lửa đánh chặn và được bắn từ một bệ phóng gắn trên xe cơ động. Theo báo cáo thử nghiệm và đánh giá tác chiến năm 2008, Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ có ý định triển khai hệ thống THAAD “để bảo vệ các cơ sở quan trọng trên toàn thế giới”. Xe phóng hệ thống THAAD với 8 ống phóng tên lửa. Vào tháng 4.2013, Lầu Năm góc công bố kế hoạch triển khai một trong ba khẩu đội tên lửa THAAD tới Guam để bảo vệ các lực lượng Mỹ đóng trên lãnh thổ đảo Thái Bình Dương. Hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3) PAC-3 là sự kế thừa của các hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và là hệ thống phát triển hoàn thiện nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. PAC-3 được triển khai nhanh chóng trên các bệ phóng cơ động, sử dụng các bộ cảm biến để theo dõi và đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (thấp hơn so với các hệ thống THAAD). PAC-3 đã được sử dụng rất thành công trong cuộc chiến ở Iraq năm 2003. Hiện nay, các khẩu đội tên lửa PAC-3 đã được triển khai tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Afghanistan và Thổ Nhĩ Kỳ... |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)