Các loại tàu chiến tốc độ cao, hoạt động ở vùng biển gần bờ có nhiệm vụ chống tàu ngầm, phát hiện ngư lôi, trinh thám, thu thập tin tức tình báo, phối hợp tác chiến…
Vừa qua, hãng Reuters dẫn lời Đô đốc Jonathan Greenert, chỉ huy tác chiến Hải quân Mỹ, cho biết nước này sẽ điều “những tàu tuần duyên (LCS) mới nhất” tới đồn trú ở Singapore và trong vài năm tới có thể là Philippines, sau quyết định luân chuyển 2.500 lính thủy đánh bộ tới Darwin (Australia).
Quân bài tẩy đang dần lộ diện khi Mỹ tăng cường sử dụng các tàu chiến cỡ nhỏ, khả năng cơ động cao để án ngữ những tuyến hàng hải chiến lược ở Đông Á. Kỳ 1: Giương oai gần bờ Triển khai kế hoạch đầy tham vọng trị giá 30 tỉ đô la, hiện Hải quân Mỹ đã đưa vào biên chế 2 tàu tuần duyên thế hệ mới là USS Freedom (LCS-1) và USS Independence (LCS-2). Tàu USS Fort Worth (LCS-3) đang được đóng, và dự kiến được đưa vào biên chế năm 2012. Nhanh, ẩn, áp sát bờ Để có thể hoạt động ở vùng nước nông, kể cả là trên sông, thiết kế của tàu tuần duyên có đôi chút khác biệt. So với tàu chiến thông thường, lườn tàu tuần duyên thấp hơn, không sử dụng chân vịt và bánh lái, mà dùng ống hơi nước điều khiển để lái tàu, giúp tàu dễ dàng vào sát bờ. Với đặc thù nhiệm vụ, tốc độ của tàu tuần duyên là yếu tố được các nhà thiết kế rất quan tâm. Tàu Freedom do hãng Lockheed Martin đóng sử dụng 2 động cơ Fairbanks Morse Colt-Pielstick 16PA6B STC chạy bằng diesel. Tốc độ tối đa của tàu là hơn 74km/h. Trong khi đó, hãng General Dynamics đã sử dụng thiết kế tàu chiến 3 thân cho Independence. Sử dụng 2 turbine khí, 2 động cơ dầu diesel MTU Friedrichshafen 8000 Series, 4 động cơ phản lực nước Azimuth thruster, 4 máy phát diesel, vận tốc trung bình của Independence là 40 knot (tương đương 74 km/h). Nhưng khi cần, Independence có thể vươn lên tốc tối đa khoảng 50 knot (90 km/h), với tầm hoạt động tối đa đạt 19.000 km. Tàu tuần duyên USS Freedom (LCS-1). Cả 2 loại tàu này đều có khoang chứa máy bay lớn gấp 1,5 lần khoang chứa trên tàu chiến tiêu chuẩn. Independence có đủ chỗ cho 2 trực thăng MH-60 Seahawks, hoặc 1 chiếc trực thăng СН-53/МН-53 và 3 trực thăng không người lái UAV loại MQ-8 Fire Scout, tàu ngầm không người lái... Máy bay trên tàu có thể cất cánh trong điều kiện biển động cấp 5. Ngoài ra, tàu còn có khả năng thu-phóng xuồng máy tốc độ cao chỉ trong vòng 15 phút ở điều kiện biển động cấp 4. Để thực hiện nhiệm vụ trinh thám, thiết kế phần thân tàu của Freedom và Independence dựa theo nguyên tắc tàng hình với bề mặt phẳng và góc nghiêng lớn. Đa dạng về vũ khí LCS được coi là đối thủ “đáng gờm” trên biển một phần cũng bởi hệ thống vũ khí được trang bị trên tàu. Freedom và Independence được trang bị vũ khí giống hệt nhau. Tàu tuần duyên thường có gắn ụ pháo BAE Mk110 57mm, do hãng Bofors chế tạo dựa trên nguyên mẫu của khẩu Bofors 57 Mk3, với tốc độ bắn 220 vòng/phút, tầm xa là 17 km. Pháo Mk110 có thể sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu ngầm, nổi và trên không. Đạn pháo Mk295 gồm kíp nổ đã được lập trình, 8000 mảnh đạn làm từ vonfram và 420 gr chất nổ dẻo. Ngay trước khi được bắn ra, kíp nổ đã được lập trình sẵn trong ụ pháo. Ụ pháo được nối với hệ thống điều khiển khai hỏa, có khả năng lựa chọn mục tiêu. Với sơ đồ này, một quả đạn pháo Mk 295 có thể thay thế cho vài loại đạn khác nhau, dùng cả cho mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền. Hệ thống tên lửa đối không RIM-116. Ngoài ra, tàu còn được trang bị súng máy 12,7mm, bệ phóng tên lửa hải đối không tầm ngắn Raytheon RIM-116 để bảo vệ tàu trước những cuộc tấn công của tên lửa hành trình đối hạm. tổ hợp pháo phòng thủ tầm gần MK 15 Phalanx lắp pháo 6 nòng cỡ 20mm (tốc độ bắn 4.500 phát/phút) dùng để tiêu diệt tên lửa chống hạm, máy bay cánh cố định. LCS còn từng dự định trang bị hệ thống tên lửa "tương lai" XM501, tuy nhiên dự án này đã hủy bỏ đầu năm 2011. XM501 sử dụng 2 loại tên lửa: LAM và PAM Mk31. Câu hỏi còn để ngỏ Freedom dùng hệ thống điều khiển thông tin tác chiến COMBATSS-21, được kết nối với các thiết bị hiển thị và hệ thống vũ khí trên tàu. Các mục tiêu trên không và mặt nước được hiển thị trên màn hình nhờ trạm radar 3 phối hợp TRS-3D và trạm quang điện với kênh hồng ngoại. Để hiển thị những mục tiêu ngầm, Freedom sử dụng trạm thủy âm học đa chức năng kết hợp cùng ăng-ten và hệ thống dò mìn tự động. Để làm nhiễu radar đối phương bằng những dải tần vô tuyến điện và hồng ngoại, Freedom sử dụng trạm phát sóng SKWS do hãng Terma A/S của Đan Mạch sản xuất. Hãng General Dynamics chọn hệ thống điều khiển thông tin tác chiến ICMS với thiết kể mở của hãng Northrop Grumman để trang bị cho Independence.Trạm radar Hươu cao cổ biển (Sea Giraffe), trạm quang điện AN/KAX-2 và radar dẫn đường "Bridgemaster-E" được sử dụng để hiển thị mục tiêu nổi và truyền hiệu lệnh. Trạm tác chiến điện tử ES-3601, 3 trạm Super RBOC và 2 trạm "Nulka" sử dụng để tạo bẫy giả và làm nhiễu radar đối phương. Với những mục tiêu dưới nước, Independence dùng hệ thống dò và hiển thị ngư lôi SSTD. Dù giá thành không hề “dễ thở” (khoảng 550-600 triệu USD), nhưng đây vẫn sẽ là mẫu tàu tuần dương tương lai của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, khả năng phòng không của các tàu tuần duyên kể trên khi không có sự yểm trợ từ tàu khu trục lớp DD(X) vẫn còn là một câu hỏi bị bỏ ngỏ. |
Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012
>> Giương oai gần bờ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét