Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Mỹ - Nga đã chán nhau như thế nào

Vài ngày trước khi Putin nhậm chức tổng thống, Tổng thống Mỹ Obama gửi sứ giả của mình đến Moscow. Quan hệ giữa ông và Medvedev đang ấm áp, nên Obama muốn duy trì hơi ấm ấy.

>> Quan hệ Nga - Mỹ căng như dây đàn ?



Gương mặt của hai tổng thống trong cuộc gặp tại Ireland hồi tháng 6. Ảnh: AP


Trong khu nhà nghỉ của tổng thống Nga ở ngoại ô, tiếp chuyện cố vấn an ninh Mỹ Tom Donilon, ông Putin thay vì nói chuyện hợp tác, đã lạnh lùng mở đầu bằng câu hỏi: "Khi nào các ông bắt đầu ném bom xuống Syria?".

Lúc đó, Obama chưa hề có kế hoạch can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến dữ dội ở trái tim của Trung Đông. Nhưng Putin không tin điều đó. Dưới con mắt Putin, Mỹ chỉ muốn nhúng mũi vào những nơi chẳng can hệ gì đến họ, kích động các cuộc nổi dậy để rồi sau đó lập nên các chính quyền thân với Washington.

Cuộc gặp 16 tháng trước báo hiệu một chương mới đầy căng thẳng trong mối quan hệ Nga - Mỹ. Sự căng thẳng đó được bày ra trước công chúng trong tuần này, khi ông Obama tới St. Petersburg dự thượng đỉnh G20 do Putin làm chủ nhà, nhà báo Peter Barker của The New York Times viết khi nhìn lại một chặng đường khá dài, qua đó mối quan hệ giữa hai siêu cường ngày càng trở nên băng giá.

Mặc dù Obama không có ý định ném bom Syria hồi năm ngoái, ngày 31/8 vừa qua, ông lại tuyên bố ủng hộ hành động quân sự chống lại chính phủ Syria. Cuộc tấn công không phải để hạ bệ chính phủ của Bashar al-Assad, một đồng minh của Nga, mà là trừng phạt việc sử dụng vũ khí hóa học làm chết hàng nghìn dân thường. Putin nhận định đây là một cái cớ "hoàn toàn vô lý" để bào chữa cho sự can thiệp của Mỹ vào Syria.

Nước Nga đã quyết định cho Edwad Snowden - người mà chính phủ Mỹ coi là kẻ tội đồ, là kẻ phản bội - được cư trú ở Nga, và dẫn đến việc Obama hủy cuộc gặp riêng đã lên kế hoạch với Putin. Nhưng nguyên nhân chính dẫn đến sự băng giá không nằm ở đó, mà là ở sự khác biệt hoàn toàn về quan điểm trong vấn đề Syria.

Hăng hái tái khởi động

Câu chuyện về việc "tái khởi động" mối quan hệ với Nga mà chính quyền Obama thực thi chính là minh chứng cho thấy sự hăng hái trong nhiệm kỳ đầu của Obama chuyển thành vỡ mộng trong nhiệm kỳ hai.

Những người chỉ trích nói rằng Obama đã ngây thơ khi nghĩ rằng mình có thể tạo nên một sự nghiệp chung với Moscow. Các phụ tá của ông nói rằng thôi thì cứ thử còn hơn không làm gì, và quả thực họ đã đạt được những kết quả nhất định trong việc kiểm soát vũ khí, thương mại và quân sự.



Vẻ tươi cười của Obama và Medvedev khi gặp nhau. Ảnh: RIA Novosti.


"Đấy là chu kỳ, ban đầu thì nhiệt tình và hy vọng, nhưng sau đó những thứ này phải nhường chỗ cho hiện thực", Robert M. Gates, bộ trưởng Quốc phòng trong nhiệm kỳ đầu của Obama, bình luận.

Tháng 4/2009, Obama đã trông đợi nhiều hơn khi tới London dự cuộc họp của G-20 và có cuộc gặp đầu tiên với Medvedev, tổng thống Nga lúc bấy giờ. Cả hai đều là lãnh đạo thế hệ mới, được đào tạo về luật, không chịu gánh nặng của quá khứ, họ tự thấy mình là những người thực dụng hơn là lý tưởng. Dù ông Putin, khi đó là thủ tướng, vẫn là một nhân vật vô cùng nặng ký, Obama vẫn quyết tâm xây dựng quan hệ với Medvedev với hy vọng cuối cùng ông này sẽ xây dựng quyền lực mạnh mẽ.

Lý thuyết được các phụ tá như Donilon hay Michael McFaul, khi đó là cố vấn của tổng thống Mỹ về Nga, ủng hộ, là: vẫn có những cơ hội hợp tác giữa hai nước trong những lĩnh vực có lợi ích chung, sau sự rạn nứt vì cuộc chiến giữa Nga và Gruzia hồi năm 2008. Điều này không có nghĩa là sẽ không còn những bất đồng, nhưng hai nước đã cố tách bạch để không làm quan hệ toàn cục bị ảnh hưởng. "Đó là một cơ hội để khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn", một quan chức cấp cao của Mỹ nói.

Tuy nhiên, không phải mọi người đều quá lạc quan như vậy. Hillary Rodham Clinton, ngoại trưởng Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của Obama, ủng hộ việc hàn gắn quan hệ, và đích thân bà đã trao cái nút bấm xấu số có chữ "tái khởi động" cho đối tác Nga. Nhưng về cá nhân, bà lại có những quan điểm riêng về ông Putin. Bộ trưởng Quốc phòng Gates cũng tương tự, ông nói rằng "nên cố gắng" nhưng không nên quá lạc quan về triển vọng.

Đã quyết tâm phải xúc tiến mối quan hệ với Nga, nên khi ở London, Obama đã nêu đề xuất hai nước thương lượng về hiệp định kiểm soát vũ khí mới. Khi Obama đến Moscow hồi tháng 7 năm 2009, hai bên đã cùng thảo ra hiệp định khung về cắt giảm kho vũ khí và đạn dược hạt nhân của hai bên tới mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Hai bên cũng ký một hiệp định cho phép Mỹ chuyển quân và vũ khí tới Afghanistan qua lãnh thổ Nga, một phần của Mạng lưới Phân phối phía Bắc được mở rộng, thay thế cho các tuyến đường vận chuyển hậu cần qua Pakistan đang ngày càng bất ổn. Ông Gates nói rằng với một người là cựu chiến binh như ông, việc gửi quân đội Mỹ qua Nga là điều "không bao giờ có trong trí tưởng tượng hoang đường nhất".

Tận dụng lợi thế của mối quan hệ đã có tiến triển với Medvedev, Obama thuyết phục người Nga nên thông qua lệnh trừng phạt cứng rắn của Liên Hợp Quốc đối với Iran và hai bên cần làm mới lại thỏa thuận hợp tác về hạt nhân dân sự đã bị đình hoãn trong chiến tranh ở Gruzia. Cuối cùng, Obama đã thành công ở điểm mà những người tiền nhiệm thất bại, đó là giúp Nga gia nhập WTO sau gần 20 năm đàm phán.



Bộ trưởng Ngoại giao Nga, ông Lavrov và Mỹ, bà Clinton năm 2009. Ảnh: AFP

Thành công đáng chú ý nhất là thỏa thuận mà hai bên gọi là Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới (New START), có nội dung cắt giảm số đầu đạn chiến lược được triển khai xuống còn một phần ba và số dàn phóng tên lửa xuống còn một nửa. Nhưng thực hiện nó vất vả hơn mức Obama và các trợ lý trông đợi. "Chúng tôi nghĩ rằng START sẽ dễ dàng, chúng tôi thực sự nghĩ vậy, nhưng nó lại thành ra rất, rất khó khăn", một cựu quan chức nói.

Căng thẳng dâng cao vào tháng 3/2011, khi Obama quyết định tham gia chiến dịch liên quân không kích Libya. Đây là động thái làm Putin nổi giận, đặc biệt khi cái ban đầu gọi là chiến dịch nhân đạo chuyển thành sự thay đổi chế độ.

"Người Nga cảm thấy họ bị chơi một vố ở Libya. Họ cảm thấy như bị lừa. Lúc đó tôi nói 'thôi xong rồi', không bao giờ có sự hợp tác của họ trong tương lai nữa", cựu bộ trưởng quốc phòng Gates nói.

Mỹ nhìn tàu chiến Nga "bằng nửa con mắt"?

Chuyên gia Nga liệu có quá tự ti khi cho rằng "Hải quân Mỹ chỉ cần khoảng 20 phút để tiêu diệt tàu chiến của Nga đang hiện diện tại khu vực Địa Trung Hải"?

>> Khu trục hạm Sovremenny, "gừng già" của Hải quân Nga

Trước đó, bên lề phiên điều trần của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ về vấn đề Syria, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - Tướng Martin Dempsey tỏ ra khá kiêu ngạo khi tuyên bố: "Nga là siêu cường nếu xét dưới góc độ vũ khí hạt nhân. Còn về lĩnh vực vũ khí thông thường, tôi không xếp họ vào danh sách những nước lớn".

Trong khi đó, ngay chính bản thân Phó viện trưởng Học viện nghiên cứu các vấn đề địa chính trị của Nga, ông Konstantin Sivkov cũng đánh giá thấp tiềm lực của Hải quân Nga hiện nay: "Hải quân Mỹ chỉ cần khoảng 20 phút để tiêu diệt tàu chiến của Nga đang hiện diện tại khu vực Địa Trung Hải!".

Vậy những yếu tố nào khiến năng lực của Hải quân Nga bị đánh giá thấp như vậy?


Tàu chiến Mỹ - Nga - www.tinquansu.net
Sự chênh lệch về chất lượng giữa các tàu khu trục của Mỹ và Nga là điều không thể phủ nhận. Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke ở một đẳng cấp hoàn toàn khác so với tàu chiến Nga.

Sự lão hóa

Có một thực tế là phần lớn các trụ cột cho sức mạnh tác chiến của Hải quân Nga hiện nay đều là những tàu chiến được đóng theo công nghệ đóng tàu những thập niên 70-80. Sự lạc hậu về công nghệ có thể được bù đắp bằng việc cập nhật những hệ thống mới nhưng sự già cỗi về tuổi tác thì không gì có thể bù đắp được.

Các tàu chiến của Hải quân Nga đang đóng quân ở Địa Trung Hải đều là những lão làng của hải quân thế giới. Tàu khu trục Smetlivy được đưa vào sử dụng từ năm 1969, tàu khu trục chống ngầm Admiral Panteleyev (lớp Udaloy) đưa vào hoạt động từ năm 1990, tàu khu trục Nastoychivyy(lớp Sovremenny) đưa vào hoạt động từ năm 1992, tàu đổ bộ Alexander Shabalin hoạt động từ năm 1986, tàu đổ bộ Đô đốc Nevelsky hoạt động từ năm 1975.



Khu trục chống ngầm lớp Udaloy - www.tinquansu.net
Những tàu chiến của Nga được thiết kế thiên về một nhiệm vụ nhất định, khiến nó trở nên yếu thế khi tác chiến độc lập. Trong ảnh là tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy.

Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Moskva được đưa vào sử dụng từ năm 1976. Như vậy có thể thấy ngay rằng gánh nặng tuổi tác đang đè nặng các chiến hạm Nga tại Địa Trung Hải. Trong khi đó, với lực lượng tàu khu trục của Mỹ đang áp sát Syria, chiếc “già nhất” là USS Barry (DDG-52) được đưa vào sử dụng từ năm 1992.

Từ khi Liên Xô sụp đổ đến nay, Nga chưa có một lớp tàu khu trục nào thực sự đẳng cấp, những tàu chiến được đóng mới gần đây đều là những tàu khu trục nhỏ có lượng giãn nước dưới 4.000 tấn, chỉ phù hợp cho các nhiệm vụ phòng thủ ven biển. Xét về khía cạnh hiện đại hóa hải quân, Nga thậm chí còn thua cả Trung Quốc.

Sự chênh lệch về công nghệ

Những tàu chiến của Hải quân Nga đều được đóng theo công nghệ thập niên 70-80, so với những tàu khu trục được đóng theo công nghệ thập niên 90 của Mỹ thì sự tụt hậu về công nghệ là điều không thể tránh khỏi. Mặc khác, hệ thống điện tử luôn là điểm yếu cố hữu của Nga, luôn có một khoảng cách nhất định về độ tinh vi giữa các hệ thống điện tử của Nga và Mỹ.

Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga là những tàu chiến đầu tiên trên thế giới được trang bị loại radar mạng pha 3D AN/PSY-1 với các mảng ăng-ten được bố trí bao quát 360 độ xung quanh tàu.

Đây là một thiết kế đỉnh cao của công nghệ radar trên tàu chiến và trên thế giới không có loại có tính năng tương tự, Trung Quốc cũng đang cố gắng để tạo ra một hệ thống radar tương tự nhưng xem chừng còn rất lâu mới có thể đạt được một phần các tính năng của radar này.

Hệ thống chiến đấu Aegis - www.tinquansu.net
Hệ thống chiến đấu Aegis mang lại cho các tàu khu trục của Mỹ lợi thế tuyệt đối mà các tàu chiến Nga nằm mơ cũng không có được.

 Hệ thống chiến đấu Aegis mang lại cho các tàu khu trục của Mỹ lợi thế tuyệt đối mà các tàu chiến Nga không có được.
Điểm mạnh của radar này là sự tinh vi, nó có thể phát hiện mục tiêu cỡ quả bóng goft từ khoảng cách tới 165km, phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo ở cự ly tối đa 310km.

Tàu khu trục Nastoychivy, tuần dương hạm Moskva, tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Panteleyev cũng được trang bị radar 3D với phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 500km nhưng ăng-ten của các radar này phải quay xung quanh tàu để phát hiện mục tiêu. Như vậy, sẽ có một khoảng trống nhất định khi radar quét đủ một vòng xung quanh tàu, trong khi đó tàu chiến của Mỹ không bị hạn chế về điểm này.

Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga là những tàu chiến duy nhất trên thế giới hiện nay được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân. Aegis là viết tắt của cụm từ Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment (Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất).

Đây là hệ thống chiến đấu công nghệ cao tích hợp được thiết kế để đối với tất cả các loại mục tiêu trên biển, trên không, dưới nước, mang lại khả năng tấn công và phòng thủ toàn diện. Nói chung, Aegis là một khái niệm công nghệ phát hiện, theo dõi, tấn công mục tiêu cực kỳ phức tạp. Đến nay, Aegis vẫn là hệ thống chiến đấu có “1-0-2” trên thế giới.

Chỉ riêng ở khía cạnh này thì không một tàu chiến nào của Nga có thể so sánh được. Aegis sẽ là hệ thống chiến đấu số 1 thế giới, ít nhất là trong nhiều thập kỷ nữa.

Sự đồng bộ hóa trong tác chiến không cao

Có một hạn chế của Hải quân Nga là họ phát triển quá nhiều lớp tàu chiến với nhiệm vụ, vũ khí, hệ thống điện tử tương đối khác nhau. Ví dụ, các tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy quá thiên về nhiệm vụ chống ngầm, tàu khu trục lớp Sovremenny lại quá thiên về nhiệm vụ chống tàu mặt nước, tuần dương hạm tên lửa Moskva lại nhắm đến các tàu sân bay Mỹ.

Chiến hạm Nga - www.tinquansu.net
Mỗi tàu chiến của Nga đều có hệ thống điện tử, vũ khí, hệ thống điều khiển riêng nên khả năng tương tác giữa chúng không cao.

 Mỗi tàu chiến của Nga đều có hệ thống điện tử, vũ khí, hệ thống điều khiển riêng nên khả năng tương tác giữa chúng không cao.
Các tàu chiến Nga tỏ ra yếu thế khi hoạt động đơn lẻ nên cần phải có sự hỗ trợ của những tàu chiến khác. Trong khi đó, năng lực tấn công chủ lực của Hải quân Mỹ chỉ tập trung vào 2 lớp tàu là tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga.

Những tàu này có hệ thống điện tử, vũ khí gần như tương đồng nhau, mỗi tàu có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ cùng lúc. Hệ thống vũ khí trên tàu được thiết kế theo kiểu module, đơn cử như ống phóng MK41 có thể sử dụng để phóng tất cả các loại vũ khí, từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất, tên lửa phòng không, tên lửa chống ngầm. Chỉ có tên lửa chống hạm không thể phóng trong ống phóng thẳng đứng nên phải bố trí riêng mà thôi.

Mỗi tàu khu trục của Mỹ có thể mang theo tới 96 tên lửa các loại, tổng cộng 5 tàu khu trục có thể mang theo tới 480 tên lửa các loại. Trong khi đó, loại tàu chiến lớn nhất của Nga ở Địa Trung Hải là tuần dương hạm lớp Slava chỉ có thể mang theo tối đa 80 tên lửa các loại, những tàu khác chỉ có khả năng mang tối đa 56 tên lửa các loại và không có khả năng tấn công mặt đất.

Các tàu chiến của Mỹ khi hoạt động cùng nhau tạo nên sự tương tác nhiệm vụ rất cao, tạo nên mạng lưới tấn công và phòng thủ có chiều sâu. Trong khi đó khả năng tương tác giữa các tàu chiến Nga không cao do mỗi tàu có hệ thống điện tử và hệ thống điều khiển riêng.

Nếu các tàu chiến Mỹ dồn tên lửa vào một tàu chiến Nga thì khả năng bị đánh chìm gần như 100%, trong khi đó, nếu tàu chiến Nga dồn tên lửa vào một tàu chiến Mỹ thì những tàu khác xung quanh hoàn toàn có thể can thiệp đánh chặn do họ sử dụng chụng một hệ thống điều khiển và vũ khí.

Xét về mặt lực lượng, các tàu chiến Nga đang đồn trú tại Địa Trung Hải hoàn toàn lép vế so với lực lượng tàu khu trục Mỹ, chưa kể đến tàu sân bay và các tàu ngầm tiến công hạt nhân khác ở dưới nước. Tuy nhiên, trên đây chỉ là những so sánh mang tính lý thuyết, dựa trên các thông số kỹ thuật của tàu chiến đôi bên, bởi khi bước vào một cuộc chiến thực tế rất khó để nhận định ai sẽ thắng ai.

(Tổng hợp)

Tên lửa Trident - "vũ khí của thần biển"

Tên lửa được phóng từ tàu ngầm D5 Trident II của hải quân Mỹ là sản phẩm mới nhất của chuỗi các tên lửa loại này và được đánh giá có sức mạnh như cây đinh ba của thần biển cả Poseidon.

>> Khám phá siêu tên lửa thế hệ 5 của Nga


Tên lửa Trident II - www.tinquansu.net
Tên lửa Trident II được phóng đi từ tàu ngầm
Trong bộ ba hạt nhân của Mỹ, lực lượng tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân chiến lược đóng vai trò như lực lượng tấn công phủ đầu trong cuộc chiến hạt nhân toàn diện. Chính vì sự quan trọng này, quân đội Mỹ đã rất quan tâm và đầu từ phát triển các dòng tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm (SLBM). Tính tới thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tức là khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ đã cho ra mắt tới 6 thế hệ SLBM với “sản phẩm” mới nhất là SLBM D5 Trident II kế thừa công nghệ từ dòng SLBM trước đó với một số cách tân.

Điểm nhấn của Trident II là khả năng mang đa đầu đạn và sai số trượt mục tiêu (CEP) thấp để đảm bảo tấn công phủ đầu chính xác các mục tiêu thông thường, cũng như kiên cố (được thiết kế để chống lại các vụ nổ hạt nhân). Dòng SLBM này cũng được biết đến với độ tin cậy cao (kể từ năm 1989, đã có 143 vụ phóng thử Trident II được ghi nhận là thành công). Với nhiều ưu điểm, Trident II không chỉ nằm trong biên chế lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược Mỹ, mà còn cả trong lực lượng tên lửa chiến lược Anh.

Phiên bản phóng to của SLBM C4 với nhiều cải tiến

Xuất phát từ yêu cầu răn đe hạt nhân hải quân với Liên Xô, ngay từ năm 1956, Mỹ đã bắt tay vào phát triển vũ khí tiến công chiến lược hải quân (FBM) với sự ra mắt của các dòng SLBM Polaris (A1), Polaris (A2), Polaris (A3), Poseidon (C3) và Trident I (C4). Từ yêu cầu đáp ứng chiến lược với SLBM Sineva, hải quân Mỹ từ đầu những năm 1990 đã bắt đầu tái trang bị bằng SLBM thế hệ 6 D5 Trident II hay UGM-133 với nhiều yêu cầu kỹ-chiến thuật tiên tiến.

Trong thực tế, SLBM Trident II là phiên bản nâng cấp mang tính cách mạng của Trident I với việc nâng tầm bắn lên tới 7.360 km, nhưng lại có sức mạnh vượt trội (tương đương với SLBM Poseidon). Ngoài ra, những cải tiến mạnh về kết cấu động cơ phóng, trong đó có việc trang bị hệ thống thay đổi véc-tơ lực đẩy cho phép cải thiện đáng kể hiệu suất động cơ và cải thiện CEP khi tận dụng khả năng hồi đáp với hệ thống dẫn đường quán tính trang bị trên tên lửa.

Điểm khác biệt nữa là Trident II áp dụng sâu công nghệ vật liệu composite (graphite/epoxy) trong chế tạo. Việc này tuy làm đội giá thành, nhưng lại giúp giảm trọng lượng tên lửa. Ngoài ra, việc tăng kích thước tên lửa của D5 cũng giúp dòng SLBM này có thể mang theo các dòng đầu đạn tự dẫn thế hệ mới (MRV) MK5 có khả năng sống sót cao hơn trước lá chắn tên lửa của đối phương.



Tên lửa Trident II - www.tinquansu.net
Thành phần của 1 tên lửa Trident II
Cơ chế dẫn hướng tên lửa và giải phóng MRV khác biệt giúp SLBM D5 khắc phục được nhiều thiếu sót trên tên lửa C4 thế hệ trước.

Sức mạnh của “vũ khí trong tay thần Poseidon”

Chính thức được phát triển từ năm 1983 và bắt đầu phóng thử nghiệm từ tháng 1-1987, SLBM D5 đã vượt qua 15 vụ phóng thử (tới tháng 9-1988) với 12 lần phóng được ghi nhận là thành công. Sau khi được thiết kế để sửa đổi các thiếu sót, D5 chính thức được trang bị trên tàu ngầm hạt nhân USS Tennessee (SSBN 734) lớp Ohio từ năm 1990.

Tương tự như SLBM C4, D5 cũng có kết cấu 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn và hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp đạo hàng hình sao có hiệu chỉnh FBM. Có thông tin về việc D5 còn có thể được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS, nhưng không được kiểm chứng. Sai số CEP công khai của D5 được xác định là 90-120 m rất phù hợp để tấn công phủ đầu “phẫu thuật” vào các mục tiêu kiên cố.

Tầm bắn của D5 cũng được cải thiện nhờ kết cấu ống phụt động cơ mới đem lại hiệu năng hoạt động tăng 50% so với SLBM C4. Tầm bắn của D5 vào khoảng 4.600 hải lý, tương đương hơn 7.000 km. Đây cũng là con số hợp lý đối với các SLBM do thực tế hoạt động của tàu ngầm cơ động hơn nhiều so với bệ phóng cố định hay di động. Tàu ngầm chiến lược hoàn toàn có thể chọn vị trí phóng hợp lý nhất trên các đại dương nên không cần các dòng SLBM có tầm bắn quá lớn làm hạn chế về kích thước và trọng lượng tên lửa triển khai trên tàu.

Những cải tiến về vật liệu và thiết kế cho SLBM D5 nhẹ hơn, cấu trúc bền vững hơn để có thể mang nhiều đầu đạn hơn. Ở thiết kế cơ bản, D5 có thể mang được tới 12 đầu đạn W88 có sức công phá 475 Kiloton hoặc W76 (100 Kiloton), nhưng do yêu cầu của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START-1) với Nga, số lượng đầu đạn của D5 được giới hạn là 8. Theo Hiệp ước START Mới, số lượng này tiếp tục cắt xuống còn 4-5 đầu đạn.

Ở điều kiện tác chiến, D5 dài 13,41m, đường kính thân là 1,85m và trọng lượng khoảng 58,5 tấn. Tuy nhiên, hạn chế của D5 so với đối thủ cùng lớp SLBM Bulava của Nga là việc vẫn sử dụng ống phóng dạng thẳng đứng nên khi phóng, tàu ngầm vận chuyển phải đứng im ở độ sâu phù hợp (thường là 50m). Khi phóng, hệ thống đẩy thủy lực trong ống phóng giúp đẩy tên lửa lên mặt nước rồi mới kích hoạt động cơ chính. Nguyên tắc hoạt động của D5 cũng tương tự như các dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), SBLM nhiên liệu rắn, nhưng có cải tiến ở việc điều chỉnh được mức độ cháy của thỏi nhiên liệu giúp tên lửa hiệu chỉnh hướng tốt hơn.



Giếng phóng tên lửa SLMB D5 trên tàu ngầm hạt nhân Ohio

Hiện tại, D5 đang được trang bị trên 14 tàu ngầm nguyên tử lớp Ohio của hải quân Mỹ và 4 tàu ngầm lớp Vanguard của hải quân Anh. Do chưa có kế hoạch thay thế, Mỹ và Anh đang hợp tác kéo dài niên hạn sử dụng D5 tới năm 2042 với chương trình D5LE.

Đầu đạn hạt nhân nhiệt hạch là gì?

Phản ứng nhiệt hạch lợi dụng đặc tính ở nhiệt độ cao ở các hạt nhân của đồng vị deuterium cũng như tritium có thể dễ dàng hợp nhất thành đồng vị hydrogen và giải phóng một lượng lớn năng lượng trong quá trình này. Loại vũ khí sử dụng nguyên lý này được gọi là bom nhiệt hạch hay bom H.

Về bản chất, deuterium và tritium là hai loại khí và rất khó lưu giữ ở dạng tinh chất. Ngoài ra, chúng còn rất hiếm và không ổn định. Để phản ứng nhiệt hạch xảy ra cần cung cấp một lượng nhiệt rất lớn.

Trong thực tế, nhiên liệu của bom H là hợp chất lithium deuteride (thể rắn, trơ ở nhiệt độ thường). Bên trong một quả bom nhiệt hạch gồm một lõi phân hạch nhỏ dùng U-238 để tạo nhiệt lượng mồi phản ứng cho các khối nhiên liệu lithium deuteride . Khi được kích hoạt, khối lõi sẽ phản ứng phân hạch cung cấp nhiệt lượng để lithium phân hạch thành tritium và đồng thời phản ứng phân hạch này cũng tạo điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa deuterium và tritium giải phóng nhiệt lượng tương đương với bề mặt của mặt trời.

Với nguyên lý này, con người có thể chế tạo ra những qua bom có sức công phá hơn lớn hàng trăm nghìn Kiloton, thậm chí là tới cả trăm Megaton (triệu tấn thuốc nổ TNT). Trong thực thế, Nga đã từng cho nổ thử bom nhiệt hạch Tsas với sức công phá dự kiến là 100 Megaton, nhưng sau giảm xuống còn 50 Megaton đã tạo ra sóng chấn động chạy xung quanh trái đất 14 vòng, tạo ra nhiệt độ nung chảy mọi vật trong tầm ảnh hưởng.

Hầu hết các dòng vũ khí hạt nhân chiến lược hiện nay trên thế giới đều sử dụng cơ cấu đầu đạn nhiệt hạch.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Tên lửa Tomahawk của Mỹ sẽ "rụng như sung" ở Syria?

Thực tế thì Tomahawk quả thật là một vũ khí cực kỳ lợi hại nhưng nó cũng có không ít những điểm yếu có thể bị khuất phục. Điều quan trọng là Syria có chiến thuật gì để nhằm vào những điểm yếu này?

>> Pháo đài' Syria (kỳ 1)


SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses) tạm dịch là "áp chế phòng không đối phương" là một khái niệm chiến thuật chiến tranh hiện đại được bắt nguồn từ các phi vụ Wild Weasel săn lùng các bệ phóng tên lửa và radar của phòng không Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam.

Ngày nay, SEAD đã trở thành một chiến thuật tiêu biểu cho chiến tranh hiện đại, thắng hay thua cho bên tấn công hay bên phòng thủ phụ thuộc rất lớn vào sự thắng bại trong chiến thuật SEAD. Kinh nghiệm chiến trường khoảng hơn một thập niên trở lại đây cho thấy nếu không thể cầm cự sau chiến thuật SEAD thì khả năng bị đánh bại là gần như 100%.

Từ Kosovo, Iraq đến Libya đều bại trận sau khi không thể chống lại chiến thuật SEAD của Mỹ. SEAD ngày trước thường giới hạn trong các nhiệm vụ săn lùng các bệ phóng tên lửa, radar, các căn cứ phòng không bằng các tiêm kích trang bị vũ khí tấn công mặt đất chính xác. Nhưng ngày nay, chiến thuật SEAD trở nên đa dạng hơn với sự góp mặt của tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa.


Tàu khu trục USS Barry - http://www.tinquansu.net


Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk đã trở thành vũ khí tiêu chuẩn khai hỏa cho các cuộc tấn công quân sự trong suốt hơn một thập niên qua. Với những động thái gần đây, nhiều khả năng Mỹ và các nước đồng minh sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự chống lại chính quyền Damascus.

Vấn đề đang được dư luận quan tâm hiện nay là quân đội chính phủ Syria có trong tay những vũ khí nào có thể chống chọi lại một chiến thuật SEAD của Mỹ nhắm vào đây. Thực tế thì Tomahawk quả thật là một vũ khí cực kỳ lợi hại nhưng nó cũng có không ít những điểm yếu có thể bị khuất phục.

Điểm yếu lớn nhất của Tomahawk là tốc độ hành trình khá chậm và trong tay quân đội chính phủ Syria đang có một vũ khí cực kỳ lợi hại để “bắt thóp” điểm yếu này. Vũ khí lợi hại nhất của Syria có thể đánh chặn tên lửa hành trình Tomahawk là hệ thống phòng không tích hợp Pantsir S1.


 Pantsir S1 - http://www.tinquansu.net


Pantsir S1 là sự kết hợp giữa 2 pháo bắn siêu nhanh 2A38M 30mm, pháo này có tốc độ bắn lên đến 2500 viên/phút, phạm vi tiêu diệt mục tiêu 4km cùng 12 tên lửa đánh chặn 57E6 hoặc 57E6-E. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn được dẫn hướng bằng vô tuyến.

>> Hệ thống Pantsir-S1 nâng cấp của Nga

Radar điều khiển hỏa lực băng tần kép có khả năng phát hiện mục tiêu có diện tích phản hồi radar 2m2 ở cự ly 36km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 28km. Hệ thống điều khiển hỏa lực được bổ sung thêm kênh dẫn hướng quang-điện nhằm tăng xác xuất tiêu diệt mục tiêu.

Với 2 kênh dẫn hướng riêng biệt, hệ thống Pantsir S1 có thể tấn công 2 mục tiêu cùng lúc với số lượng mục tiêu có thể tham chiến trong 1 phút lên đến 10 mục tiêu. Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm xe KAMAZ-6560 8x8 với khả năng cơ động rất cao. Hệ thống có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu đường không nào trong phạm vi 20km với tầm cao 15km.


Buk-M2E -http://www.tinquansu.net


Theo Jane Defence Weekly, khoảng 50 hệ thống Pantsir S1 đã được đặt hàng bởi chính quyền Damascus, đây sẽ là con át chủ bài của Syria trong việc chống lại mối đe dọa từ tên lửa hành trình Tomahawk. Một hệ thống phòng không khác cực kỳ lợi hại trong việc chống lại chiến thuật SEAD của Mỹ là hệ thống phòng không tầm trung Buk (SA-11 Gadfly)

SA-11 được đánh giá là một trong những hệ thống phòng không tầm trung lợi hại nhất thế giới hiện nay. Đạn tên lửa, radar điều khiển hỏa lực đều được tích hợp trên xe bánh xích nên có khả năng cơ động rất cao.

Mỗi xe phóng mang 4 đạn tên lửa có thể tấn công đồng thời 2 mục tiêu cùng lúc với phạm vi tiêu diệt mục tiêu từ 30-50km, tầm cao từ 14-25km. Đặc biệt, hệ thống SA-11 có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật rất cao.

Theo thống kê của Jane Defence Weekly, lực lượng phòng không Syria đang sở hữu khoảng 48 hệ thống SA-11. Một hệ thống phòng không khác được đánh giá rất lợi hại trong việc đánh chặn tên lửa hành trình Tomahawk là hệ thống phòng không di động 9K33 Osa (SA-8).


Hệ thống tên lửa SA-8 - http://www.tinquansu.net

Đây là hệ thống phòng không di động tầm thấp với 6 đạn tên lửa cùng radar điều khiển hỏa lực được tích hợp trên cùng một khung gầm xe bánh lốp 9A33 6x6 bánh. Hệ thống có khả năng đánh chặn tất cả các mục tiêu đường không trong phạm vi 12km tầm cao 5km. Xác suất đánh chặn tên lửa hành trình tấn công mặt đất của SA-8 được đánh giá ở mức 60%.

Một hệ thống khác mặc dù cũ hơn nhưng cũng rất đáng gờm là hệ thống phòng không tầm trung SA-6 tiền bối của SA-11 hiện nay. SA-6 đã được vinh danh là “ba ngón tay của thần chết” trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973 giữa Israel và khối Arab.

Ngoài ra, còn rất nhiều hệ thống phòng không di động tầm thấp rất lợi hại trong việc đánh chặn tên lửa hành trình như SA-13, SA-9. Bên cạnh đó, còn rất nhiều hệ thống phòng không cũ hơn như S-200, S-125 và S-75.

Một chi tiết đáng lưu ý là phần lớn các hệ thống phòng không của Syria đều là những hệ thống di động được thiết kế theo chiến thuật “bắn-chuồn”. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc chống lại chiến thuật SEAD. Một khi các hệ thống phòng không liên tục di chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau thì việc xác định vị trí phóng trở nên rất khó khăn.

Trong khi đó, cơ chế dẫn hướng pha cuối của Tomahawk chủ yếu dựa vào GPS theo kiểu đánh tọa độ nên không có khả năng bám theo những mục tiêu di động. Tomahawk có thể đánh phá được các căn cứ quân sự của Syria nhưng rất khó có thể tiêu diệt được năng lực phòng không của Syria.

SEAD tại Syria thực sự là một thách thức lớn đối với Mỹ và các đồng minh, ngón đòn tấn công phủ đầu bằng Tomahawk vốn đã thành công rực rỡ trước đây có thể không đạt được kết quả mong muốn tại Syria. Sau thất bại của Iraq, Libya, có lẽ Damascus đã rút ra được bài học cho riêng mình, việc họ đầu tư rất nhiều vào các hệ thống phòng không di động cho thấy họ đã sẳn sàng để “tiếp chiêu” SEAD của Mỹ.

Công thức giành chiến thắng quân sự của Việt Nam dưới góc nhìn của người Nga

Biến điểm yếu thành sức mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh... nghệ thuật quân sự Việt Nam là cả một kho tàng kiến thức không chỉ cho hôm này và cả mai sau.

>> SIGMA về biển Đông - Lỗ hổng phòng không được khắc phục toàn diện


Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - http://www.tinquansu.net
Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương chính là người đầu tiên đưa sách lược chiến tranh nhân dân của Việt Nam lên tầm nghệ thuật quân sự.

Đó là nhận định của trang mạng Fraza (Nga) trong bài viết có tiêu đề: “Công thức Việt Nam: Làm thế nào để biến điểm yếu thành sức mạnh”. Bài viết đã ca ngợi nghệ thuật quân sự Việt Nam, dưới đây là nội dung chính của bài viết:

Lịch sử chiến tranh giữa quân đội Mỹ và nhân dân Việt Nam là cả một kho tàng để nghiên cứu, phân tích một cách chi tiết về chiến thuật và chiến lược. Nhưng điều gây tò mò hơn cả là tôi muốn quay trở lại các sự kiện lịch sử xa xôi của Việt Nam nhấn mạnh các nguồn gốc sâu xa hơn về chiến lược quân sự Việt Nam làm thế nào để đối đầu với các thế lực thù địch từ bên ngoài.

Chiến lược quốc phòng của Việt Nam luôn có khái niệm sử dụng lực lượng tại chỗ để đối phó và tiêu hao sinh lực địch, quân chủ lực chỉ được sử dụng trong những thời điểm quyết định để tạo nên chiến thắng. Đặc tính quan trọng của nghệ thuật quân sự Việt Nam là khả năng cơ động cao, tấn công bất ngờ khiến đối phương không kịp đối phó.

Khả năng cơ động của các lực lượng quân sự Việt Nam được thực hiện thông qua các đường hầm như một phương tiện thông tin liên lạc chiến thuật đặc biệt trên chiến trường, đặc biệt là những con đường mòn ẩn dưới những tán rừng rậm rạp. Trong trường hợp này gần như toàn bộ người dân đã tham gia vào lực lượng chống kẻ thù bằng chiến tranh du kích hay còn gọi là thế trận chiến tranh nhân dân.

Nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Việt Nam, chí ít đã hoàn thiện từ thời điểm Đại Việt chống giặc Nguyên - Mông xâm lược.

Tác giả của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Viêt Nam chính là Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo. Ông vừa là nhà quân sự tài ba vừa là nhà văn xuất chúng với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng về nghệ thuật chiến tranh, trong đó nổi tiếng nhất là cuốn Binh thư yếu lược trong đó đặt ra 3 vấn đề tối quan trọng đối với người lãnh đạo quân đội:

- Hỗ trợ, tăng cường mối đoàn kết với nhân dân

- Duy trì chiến tranh du kích để làm suy yếu kẻ thù

- Sử dụng lực lượng chính quy vào những thời điểm quyết định để giành thắng lợi cuối cùng.


Chiến tranh du kích - http://www.tinquansu.net

Dựa vào lực lượng tại chỗ để tiêu hao sinh lực địch, nghệ thuật chiến tranh du kích của Việt Nam luôn khiến binh lính Mỹ phải "sống trong sợ hãi". Ảnh tư liệu.

Đầu thế kỷ 13, dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn, Mông Cổ trở nên hùng mạnh và bắt đầu chinh phạt khu vực. Sau khi đánh bại các nước Tây Hạ, Đại Lý, quân Mông Cổ muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế gọng kìm bao vây Nam Tống.

Năm 1258, Mông Cổ huy động 3 vạn quân cùng 1,5 vạn quân của Đại Lý (tỉnh Vân Nam Trung Quốc ngày nay) tấn công Đại Việt. Trước sức mạnh hùng hậu của quân Mông, Trần Hưng Đạo đã hiến kế cho vua Trần Thái Tông rút khỏi Thăng Long thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống” để làm giảm nhuệ khí của quân giặc.

Quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long rơi vào thế “vườn không nhà trống” và bị gặp khó khăn về lương thực, nhuệ khí của binh lính cũng giảm đi nhiều vì không chạm trán được với đối thủ. 10 ngày ở trong kinh thành Thăng Long trống trải chưa biết phải làm gì thì quân nhà Trần phản công, quân Mông Cổ nhanh chóng bị đánh bại.

Đến năm 1285, Hoàng đế nhà Nguyên lúc đó là Hốt Tất Liệt tiếp tục ra lệnh chinh phạt Đại Việt với quân số đông hơn, chuẩn bị tốt hơn nhưng một lần nữa quân Nguyên bị đánh bại dưới sự chỉ huy tài tình của Trần Hưng Đạo. Đến năm 1288 quân Nguyên tiếp tục tấn công Đại Việt lần thứ 3 và cũng bị đánh bại.


Quân đội nhân đân Việt Nam - http://www.tinquansu.net
Lực lượng chủ lực sẽ được sử dụng vào những thời điểm thích hợp để giành thắng lợi cuối cùng. Ảnh tư liệu.

Có một điểm chung trong 3 lần đánh bại quân Nguyên - Mông dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo là ông không chạm trán trực tiếp với kẻ thù bằng những trận đánh quy ước. Những lần chạm trán đầu tiên với quân Nguyên - Mông của quân đội nhà Trần đều không thành công.

Trần Hưng Đạo đã nhận thấy điểm mạnh của quân Nguyên - Mông là tài cưỡi ngựa và bắn cung rất giỏi cùng với việc được trang bị áo giáp kim loại (đồng). Ông đã lựa chọn chiến thuật chiến tranh du kích , xây dựng các lực lượng kháng cự ngay tại những nơi bị quân Nguyên - Mông chiếm đóng. Các nhóm du kích sau đó sẽ kết hợp với nhau để tạo thành một lực lượng lớn hơn và họ thường xuyên duy trì liên lạc với các viên tướng dưới quyền Trần Hưng Đạo thông qua một hệ thống thông tin liên lạc bí mật.

Điều kiện địa lý Việt Nam nhiều sông ngòi, đồi núi đã làm hạn chế khả năng của binh lính Mông Cổ vốn quen thuộc với những thảo nguyên rộng lớn. Dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo các nhóm du kích liên tục thực hiện những cuộc tập kích bất ngờ vào các nhóm quân Nguyên - Mông tiêu hao sinh lực của chúng rồi nhanh chóng biến mất vào những cánh rừng rậm rạp.

Một sự tài tình khác của Trần Hưng Đạo để làm nên chiến thắng đó là xây dựng mạng lưới tình báo. Mọi hoạt động của quân Nguyên - Mông đều được theo dõi và giám sát từ xa. Trần Hưng Đạo luôn có thông tin khá chính xác và đầy đủ về đối phương.


Thế trận quốc phòng toàn dân - http://www.tinquansu.net
Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân luôn là chìa khóa thành công để Việt Nam bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền quốc gia trong suốt nhiều thế kỷ qua.

Cuối cùng đó là đánh vào điểm yếu của đối phương, với quân Nguyên - Mông lương thực luôn là điểm yếu của họ. Trong 3 lần tiến đánh Đại Việt, đội quân Nguyên - Mông đều bị Trần Hưng Đạo đánh vào điểm yếu lương thực và cuối cùng phải chịu thất bại.

Nghệ thuật quân sự Việt Nam ví như một con suối quanh co chảy qua các sườn núi tìm kiếm sự linh hoạt để đạt được kết quả cuối cùng. Sử dụng chính sức mạnh của kẻ thù và giữ nó trong sự yếu đuối, chờ đợi thời điểm thích hợp. Các nhà lãnh đạo quân sự Việt Nam luôn tìm cách che giấu lực lượng chủ lực của mình chờ đợi thời điểm thích hợp để tung ra trận đánh bất ngờ và quyết định để dành thắng lợi cuối cùng.

Lực lượng quân sự Việt Nam được ví như một con rắn nước, di chuyển một cách nhẹ nhàng và khéo léo dọc theo bờ sông, bất ngờ tung đòn tấn công đối phương sau khi vượt qua những cạm bẫy của chính mình. Sự tương đồng của các chiến thuật này có thể tìm thấy trong các môn võ truyền thống của Việt Nam và trong cuộc sống hàng ngày.

Ngay cả nền ngoại giao Viêt Nam cũng được vận dụng một cách khéo léo dựa theo nghệ thuật quân sự mà Trần Hưng Đạo đã khai sáng gần một thiên niên kỷ trước.

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

SIGMA về biển Đông - Lỗ hổng phòng không được khắc phục toàn diện

Hai tàu hộ tống tên lửa tàng hình SIGMA 9814 được trang bị hệ thống các ống phóng thẳng đứng (VLS) cho tên lửa phòng không MICA sẽ là "con át chủ bài" phòng không trên Biển Đông của Hải quân Việt Nam tương lai.

>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 2)

Sigma - http://www.tinquansu.net

Như thông tin đã đưa hôm 23/8, báo chí Hà Lan nói rằng nhà máy đóng tàu Damen của nước này đã đạt được một thỏa thuận với Hải quân Việt Nam về việc cung cấp 2 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA tối tân với giá trị lên tới nửa tỷ Euro (khoảng 667 triệu USD).

Về chương trình đóng tàu SIGMA, Damen không tiết lộ thêm chi tiết, nhưng theo đánh giá của truyền thông Hà Lan, có khả năng một trong hai tàu SIGMA đầu tiên sẽ được đóng ở Hà Lan và chiếc thứ hai sẽ được đóng ở nhà máy đóng tàu Việt Nam theo phương thức chuyển giao dây chuyền công nghệ.

Trước đây, truyền thông Hà Lan từng đưa tin Việt Nam có thể mua 4 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA, trong đó 2 chiếc được đóng ở Hà Lan và 2 chiếc đóng ở Việt Nam. Nhưng một thông tin chính thức về thương vụ mua tàu chiến SIGMA của Việt Nam (số lượng giảm còn 2 chiếc) mới chỉ được nhà máy đóng tàu Damen của Hà Lan tiết lộ vào ngày hôm qua (23/8).

Ngay lập tức, "tin vui" này đã nhận được sự quan tâm lớn của người dân Việt Nam, bởi SIGMA được đánh giá là một trong những chiến hạm trang bị những công nghệ "đỉnh cao" của Hà Lan, nó đánh dấu lần đầu tiên Hải quân Việt Nam được tiếp cận với công nghệ tàu chiến và các hệ thống vũ khí hiện đại của phương Tây.

Các thông tin về các phiên bản tàu chiến lớp SIGMA được Hà Lan xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác đều có thông số kỹ thuật đầy đủ và rõ ràng. Tuy nhiên, biến thể SIGMA mới nhất là đề án 9814 cho Hải quân Việt Nam mới chỉ được Damen "hé lộ" một phần thông số kỹ thuật với chiều dài 98m và rộng 14m. Tàu được trang bị vũ khí mạnh bao gồm một pháo bắn nhanh Oto Melara, tên lửa chống tàu và hệ thống tên lửa phòng không đặt trong các ống phóng thẳng đứng (VLS) MICA cùng các hệ thống radar, các cảm biến, hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống chỉ huy, điều khiển trên tàu do Thales phát triển.

Nhiều tờ báo Việt Nam dự đoán rằng, tên lửa chống tàu được trang bị cho SIGMA 9814 của Việt Nam có thể là tên lửa của Nga (Kh-35 Uran-E) bởi Việt Nam có truyền thống lâu dài sử dụng loại tên lửa này. Hoặc đó cũng có thể chính là biến thể của Kh-35 Uran E được liên doanh chế tạo tên lửa Nga – Việt hợp tác sản xuất mà báo chí Nga đã tiết lộ vào năm ngoái. Nhưng cũng không loại trừ khả năng nó sẽ dùng tên lửa do các nước Tây Âu chế tạo (hiện các tàu Sigma 9113 của Indonesia đang sử dụng tên lửa chống tàu Exocet của Pháp).


Đạn tên lửa của hệ thống VL MICA - http://www.tinquansu.net

Tuy nhiên, khoan nói tới vũ khí chống tàu, bởi hệ thống vũ khí đáng chú ý nhất cũng như Hải quân Việt Nam cần nhất hiện nay là tên lửa phòng không trên hạm, mà theo Damen cho biết đó là hệ thống tên lửa hạm - đối - không MICA do Tập đoàn MBDA của châu Âu phát triển. Vậy, hệ thống tên lửa phòng không MICA có khả năng gì và tầm quan trọng ra sao trong Hải quân Việt Nam?

MICA - Át chủ bài phòng không trên Biển Đông

Biến thể hệ thống tên lửa MICA cho hải quân (VL MICA) được thiết kế để tham gia các nhiệm vụ phòng không trên hạm, tiêu diệt máy bay chiến đấu, trực thăng và các phương tiện bay không người lái của đối phương. Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng của VL MICA là hệ thống này có khả năng phòng thủ rất cao khi hoạt động trong đội hình tác chiến của một hạm đội. Tất cả các mối đe dọa như tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình, bom thông minh... đều là mục tiêu đánh chặn của VL MICA.


Đạn tên lửa của hệ thống VL MICA có tầm bắn xa 25km - http://www.tinquansu.net
Mô đun VLS cho hệ thống tên lửa MICA trên tàu chiến SIGMA của Hà Lan


Hệ thống này được triển khai thành các block ống phóng thẳng đứng (VLS) trên tàu chiến và có khả năng phản ứng rất nhanh trước các mục tiêu trên không. Đạn tên lửa của hệ thống sử dụng 2 đầu dò "tinh vi" là radar xung doppler hoặc đầu dò hồng ngoại thụ động (IR&RF). Tên lửa hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên", sử dụng hệ dẫn đường quán tính trong giai đoạn giữa và liên tục cập nhật vị trí mục tiêu trong quá trình bay, tạo ra khả năng tấn công linh hoạt với hiệu suất cao.

Radar của hệ thống VL MICA có vùng phủ không gian 360 độ, phát hiện đồng thời 200 mục tiêu trên không trong cự li 80km và sau đó ra lệnh cho tên lửa tấn công trong phạm vi lên tới 25km và có thể xa hơn thế. Các thử nghiệm gần đây được Quân đội Pháp thực hiện cho thấy tên lửa MICA đạt hiệu suất đánh chặn mục tiêu mà không hệ thống tương tự nào sánh được.

VL MICA sở hữu thiết kế mô đun rất nhỏ gọn (không cần hệ thống radar bám mục tiêu, sử dụng radar giám sát không gian trên tàu thay cho radar riêng của hệ thống) cho phép dễ dàng lắp đặt lên các tàu chiến có chiều ngang lớn, trong đó có tàu chiến SIGMA 9814 của Việt Nam.

Như vậy, đánh giá một cách tổng thể, hệ thống phòng không tầm ngắn VL MICA có khả năng tấn công các tấn công tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu trên không, đảm bảo bảo vệ hạm đội tác chiến trên biển cho Hải quân Việt Nam. Tầm xa tấn công 25km tuy không lớn bằng một số hệ thống phòng không trên hạm như Shtil-1 (120km) của Nga, nhưng bù lại là khả năng đánh chặn vượt trội đối với các mục tiêu tên lửa, bom thông minh... và bảo vệ cho đội hình tàu chiến trước các mối đe dọa trên không.

Trong các hệ thống vũ khí được trang bị trên tàu chiến SIGMA 9814 sắp được đóng cho Hải quân Việt Nam, ngoài tên lửa chống hạm, pháo hạm, có thể cả ngư lôi... thì VL MICA là hệ thống vũ khí được trông đợi nhất, bởi 2 tàu chiến mạnh nhất của HQVN hiện nay là HQ-011 và HQ-012 (lớp Gepard 3.9) chỉ trang bị vũ khí thiên về chống hạm, khả năng phòng không yếu, 2 tàu Gepard thứ ba và thứ tư cũng được Nga tiết lộ là bổ sung vũ khí chống ngầm (không có thông tin về hệ thống phòng không).

Chính vì thế, một hệ thống phòng không như VL MICA được trang bị trên tàu chiến SIGMA 9814 sẽ giúp Việt Nam lấp được kẽ hở về khả năng phòng không khi tác chiến trên Biển Đông.


(Theo nguồn Quân Sự báo Soha.vn)

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Không quân mạnh nhất khu vực Đông Nam Á

Singapore là một trong các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Á và có ngân sách quốc phòng cao nhất khu vực. Do đó, không ngạc nhiên khi không quân đảo quốc sư tử được đánh giá là mạnh nhất khu vực.

>> Xu hướng mới của Hải quân Thế giới : Tàu đổ bộ kiêm tàu sân bay nhỏ


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích F-15SG của RSAF tại căn cứ không quân Mountain Home, Mỹ

Trong khu vực, Không quân Cộng hòa Singapore RSAF là lực lượng được thành lập muộn nhất. RSAF chính thức được thành lập vào ngày 1/4/1975. Tuy thành lập khá muộn nhưng với tiềm lực kinh tế hùng mạnh cùng sự hậu thuẫn của Mỹ RSAF nhanh chóng được trang bị các máy bay chiến đấu hiện đại. Các máy bay chiến đấu hiện đại nhất thời đó như F-5E, A-4 Skyhawk nhanh chóng được chuyển giao cho RSAF.

RSAF là lực lượng đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWACS, 4 “mắt thần” E-2C Hawkeye đã được chuyển giao cho RSAF vào năm 1987.

Đến năm 1991, RSAF lại được bổ sung thêm 5 chiếc Fokker-50 những chiếc máy bay này được trang bị tên lửa chống tàu AGM-84 Harpoon, mìn và ngư lôi. RSAF nghiễm nhiên trở thành lực lượng đầu tiên có khả năng tuần tra chống ngầm đường không.

Năm 1994, RSAF bắt đầu quá trình hiện đại hóa phi đội chiến đấu của mình, mở đầu là việc nâng cấp 49 chiếc F-5E/F. Những chiếc tiêm kích này được nâng cấp đáng kể về hệ thống điện tử, sau khi nâng cấp F-5E/F có khả năng sử dụng tên lửa không đối không tầm trung AIM-120AMRAAM.

Không quân mạnh nhất Đông Nam Á


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
RSAF có đến 74 chiếc tiêm kích F-16C/D block 52/52 plus đây đều là những biến thể "xịn" nhất của gia đình F-16.

Nòng cốt của RSAF là 74 chiếc tiêm kích F-16C/D trong đó có 22 chiếc F-16C block 52, 20 chiếc F-16D block 52 những chiếc F-16 này được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không hiện đại, bổ sung hệ thống dẫn hướng quán tính mới. Mở rộng tính năng sử dụng vũ khí để trang bị tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, bom thông minh JDAM, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm JSOW.

Đặc biệt RSAF có 20 chiếc F-16D block 52 plus, máy bay được bổ sung thêm thùng chứa nhiên liệu hình tứ giác ở 2 bên cánh, trang bị radar AN/APG-68, radar này có khả năng phát hiện các mục tiêu đường không ở khoách cách 296km, radar này còn có khả năng lập bản đồ mặt đất với chế độ khẩu độ tổng hợp.

Hệ thống điều áp mới cùng hệ thống mũ bay tích hợp, hệ thống ngụy trang kéo theo. Những chiếc F-16D này của RSAF rất giống với những chiếc F-16I của Israel và đây là những chiếc mạnh nhất trong gia đình F-16.

>> Cuộc đối đầu giữa F-15 Nhật Bản với J-10 Trung Quốc

RSAF bắt đầu lên kế hoạch thay thế phi đội F-5E/F vào những năm 2000, có 2 ứng viên tham gia vào chương trình là Rafale của Pháp và F-15E của Mỹ. Đầu năm 2005, Singapore thông báo F-15E đã thắng thầu, biến thể xuất khẩu cho RSAF được chỉ định là F-15SG.

F-15SG có cấu hình tương tự F-15K của Hàn Quốc nhưng được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động radar AESA AN/APG-63 V3 đưa RSAF trở thành quốc gia thứ 2 ở châu Á sau Nhật Bản và đầu tiên ở ĐNA sở hữu tiêm kích trang bị radar AESA.

Không quân mạnh nhất Đông Nam Á


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay AEW&C Gulfstream G550 CAEW. Đây là máy bay AEW&C đầu tiên của châu Á được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động.

Ngoài ra, F-15SG còn được trang bị 2 động cơ F110-GE-129 cung cấp lực đẩy có đốt sau 131kN cùng với hệ thống điện tử hàng không cực kỳ hiện đại. Những chiếc F-15SG của RSAF được đánh giá là những chiếc F-15 hiện đại nhất khu vực châu Á.

Đặc biệt hơn cả, hợp đồng mua F-15SG còn đi kèm theo rất nhiều vũ khí khủng như tên lửa không đối không tầm trung AIM-120C AMRAAM, tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X, bom thông minh GBU-38 JDAM, đặc biệt RSAF là quốc gia châu Á đầu tiên được Mỹ cho phép xuất khẩu đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW với tầm bắn vượt quá 130km.

Ngoài phi đội tiêm kích hùng mạnh, RSAF còn có phi đội hỗ trợ và chiến tranh điện tử hùng mạnh, mặc dù đã có trong biên chế 4 chiếc E-2C Hawkeye nhưng vào năm 2007 RSAF đã lên kế hoạch thay thế bằng 4 chiếc Gulfstream G550 CAEW.

Đây là những chiếc máy bay hoạt động với vai trò chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWE&C, nó được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động radar AESA EL/W-2085, RSAF tiếp tục soán ngôi đầu trong năng lực chỉ huy cảnh báo sớm trên không.

Không quân mạnh nhất Đông Nam Á

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
RSAF là quốc gia duy nhất ở ĐNA đang hoạt động phi đội trực thăng tấn công AH-64D Apache

Ngoài ra, còn có 4 chiếc KC-135 hoạt động với vai trò tiếp nhiên liệu trên không, 10 chiếc máy bay vận tải C-130B/H, 4 chiếc Fokker 50UTL dùng cho nhiệm vụ vận chuyển khách VIP.

RSAF là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á xây dựng được phi đội trực thăng tấn công đúng nghĩa với 20 chiếc AH-64D Apache Longbow.
18 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 bao gồm các biến thể CH-47D và CH-47SD, 22 chiếc trực thăng vận tải đa năng và tìm kiếm cứu nạn AS-332 Super Puma, 8 chiếc trực thăng chống ngầm S-70B Seahawk.

RSAF cũng là quốc gia duy nhất ở ĐNA hiện nay có phi đội UAV hùng mạnh bao gồm: 5 chiếc UAV trinh sát tầm trung Hermes-450, 2 chiếc UAV trinh sát tầm xa IAI Heron, 40 chiếc UAV trinh sát tầm ngắn IAI Searcher cùng 60 chiếc UAV trinh sát tầm ngắn IAI Scout đang trong dự trữ.

Không quân mạnh nhất Đông Nam Á

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
UAV trinh sát tầm xa IAI Heron của RSAF, họ là lực lượng không quân duy nhất ở ĐNA có phi đội UAV hùng hậu nhất.

Tuy RSAF có lực lượng không quân mạnh nhất khu vực nhưng do sự hạn chế về không phận nên có đến 1/3 các máy bay trong biên chế của họ phải đưa ra các cơ sở ở nước ngoài để huấn luyện. Hiện tại, RSAF có 2 căn cứ chính ở Mỹ bao gồm: Căn cứ không quân Luke, bang Arizona, ở đây có tổng cộng 14 chiếc F-16C/D .

Căn cứ không quân Mountain Home, ở đây có 10 chiếc F-15SG đang hoạt động. Căn cứ BA 120 Cazaux ở đây đang hoạt động 18 chiếc A-4SU. Ở Australia có 2 căn cứ chủ yếu để duy trì hoạt động của các trực thăng.

Tổng số máy bay trong biên chế của RSAF khoảng 442 máy bay, ngoài việc sở hữu lực lượng không quân hùng hậu, RSAF còn là lực lượng có tiêu chuẩn an toàn bay thuộc hàng cao nhất thế giới. Tương lai RSAF tiếp tục sẽ là lực lượng không quân số 1 ĐNA khi họ là một đối tác trong chương trình tiêm kích thế hệ 5 JSF F-35 với Mỹ.


>> S-300 tới Syria, Nga đau đầu, Nato mất ngủ

Tờ Russia & India report vừa đăng tải bài viết phân tích sự đe dọa của S-300 với Israel, NATO nhưng cũng đồng thời chỉ ra sự bất an của Nga khi cân nhắc chuyển giao S-300 cho Syria.

>> Bàn về sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 Việt Nam (P2)


Hệ thống tên lửa đất-đối-không S-300 mang ý nghĩa sống còn với hệ thống phòng không của Syria, tuy nhiên, Moscow luôn cảnh giác với những diễn biến phức tạp mà loại vũ khí này có thể gây ra cho Nga và Trung Đông.

Chỉ tính riêng trong năm nay, máy bay chiến đấu của Israel đã không kích Syria "đều đặn như cơm bữa", như thế không phận của Syria là một món mồi béo bở đối với họ.

Hệ thống tên lửa đất-đối-không (SAM) trong kho vũ khí của Syria đã quá già nua, không đủ sức ngăn nổi "bầy chim" Israel xâu xé, vì thế, Syria đã phải tuyệt vọng tìm kiếm hệ thống phòng không mới tiên tiến hơn là S-300.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa S-300

Những tính năng tuyệt vời của SA-2 và SA-6 được các thế hệ hậu duệ là S-300, S-400 và thậm chí S-500 tiếp tục kế thừa. Do có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới kết quả của một cuộc chiến nên hệ thống tên lửa SAM thế hệ mới được đánh giá là một loại vũ khí chiến lược.

Đó cũng là lý do khiến Israel và Mỹ kịch liệt phản đối Nga bán S-300 cho Syria và Iran.

Sức mạnh thật sự của S-300

Đứa con S-300 của gia đình SAM mang "gene" đặc biệt của tên lửa S-75 nổi tiếng, từng bắn hạ máy bay trinh thám U-2 của Mỹ trên bầu trời Liên Xô năm 1960 và làm bẽ mặt chính quyền Eisenhower.

Được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1970 để thay thế cho hệ thống tên lửa SAM thế hệ đầu tiên, S-300 là một tổ hợp tên lửa di động, hoạt động theo nguyên tắc "bắn-quên", dễ sử dụng, được thiết kế để đẩy lùi các cuộc không kích lớn. S-300 có tầm bắn từ 5-150km, radar của hệ thống có khả năng theo dõi 100 mục tiêu và bám sát chặt 12 trong số đó. Xác suất đánh chặn thành công máy bay của S-300 được phía Nga đánh giá là đạt 80-93% trong một lần khai hỏa.

Hiện nay, vẫn chưa có một loại máy bay nào có thể bay nhanh hơn tên lửa này (tốc độ di chuyển 7.200 km/h). Không những thế, các phiên bản cải tiến mới nhất của S-300 còn có thể đánh chặn máy bay chiến đấu và tên lửa bay thấp, như ở độ cao 6.000m. Ngoài ra, tia chiếu hẹp giúp radar của S-300 không dễ lộ, đồng thời cũng khó bị gây nhiễu.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
S-300PMU1 được thiết kế để đánh chặn các loại máy bay chiến đấu hiện đại, cũng như các loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, tên lửa chiến thuật và tấn công tầm ngắn.

Tuy nhiên, phải thừa nhận là S-300 không hoàn toàn "miễn dịch" với các biện pháp điện tử chống lại hoạt động của sóng vô tuyến - một lĩnh vực mà Israel vượt trội hơn hẳn. Năm 1982, máy bay chiến đấu của Israel đã phá hủy 19 tổ hợp tên lửa của Syria sau khi làm mù chúng bằng phương pháp điện tử.

Trái với những gì mà truyền thông tung hô, bản thân S-300 không thể trở thành "kẻ thay đổi cuộc chơi". Nó chỉ trở nên nguy hiểm khi được kết hợp với pháo phòng không và máy bay chiến đấu. Bằng cách chiếm ưu thế về độ cao, các hệ thống tên lửa SAM sẽ dồn máy bay địch xuống một "bẫy hỏa lực", nơi pháo phòng không và các chiến đấu cơ đang đợi sẵn.

Các quốc gia sử dụng hệ thống tên lửa SAM nhìn chung đều xây dựng mạng lưới phòng không 3 lớp, trong đó SAM dành cho phòng không tầm cao, pháo phòng không bảo vệ ở độ cao thấp hơn và các máy bay chiến đấu thì di chuyển qua lại trong khoảng không gian giữa 2 lớp. Điều này sẽ khiến đối phương tốn kém rất nhiều khi muốn xuyên thủng mạng lưới này.

Có thể kể đến chiến tích lẫy lừng của hệ thống tên lửa SAM trong một số cuộc chiến trước đây:

Chiến tranh Việt Nam:

Bài viết đánh giá rằng Việt Nam đã tổ chức được một mạng lưới phòng không tinh vi nhất và vô cùng hiệu quả trong lịch sử, với sự kết hợp của hệ thống radar cảnh giới, tiêm kích MiG, hệ thống tên lửa SAM, pháo phòng không với nhiều cỡ nòng khác nhau.
Để đối phó với các tên lửa SAM, các máy bay của Mỹ được trang bị máy phát nhiễu điện tử. Tuy nhiên, điều này làm giảm khả năng cơ động của máy bay và khiến chúng dễ bị các tiêm kích MiG tấn công.

Để tránh tên lửa SAM, các phi công phải điều khiển máy bay bổ nhào xuống tầm thấp, tuy nhiên, chiến thuật này lại khiến chúng rơi vào trận địa của pháo phòng không.

Giữa năm 1964 và 1973, pháo phòng không của Việt Nam đã bắn rơi 740 máy bay chiến đấu của Mỹ. Ngoài ra, còn bắn hạ hàng trăm trực thăng, một số máy bay F-111 và 15 máy bay ném bom chiến lược B-52. B-52 thua trận thảm hại dù sử dụng các máy gây nhiễu và có đội máy bay hộ tống hùng hậu.

Chiến tranh Arab-Israel năm 1973:

Trong cuộc chiến giữa Arab-Israel năm 1973, với sự hỗ trợ từ phía Nga, hệ thống tên lửa SA-2 và SA-6 của Arab đã được bố trí với chiến thuật hệt như Việt Nam: dồn máy bay địch xuống độ cao thấp hơn để chúng rơi vào trận địa của pháo phòng không. Phía Israel thừa nhận họ đã mất 303 máy bay. Tuy nhiên, con số này có thể còn cao hơn.
Bước ngoặt lớn cho Syria

S-300 tới Syria sẽ là một bước ngoặt vô cùng quan trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Đông, một quốc gia Arab sẽ có khả năng bắn hạ máy bay của Israel. Một tên lửa S-300 phóng đi từ Damascus sẽ thổi bay bất kỳ chiến đấu cơ nào của kẻ địch trên bầu trời Tel Aviv (Israel) trong 107 giây, khiến Israel không kịp trở tay.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov từng khẳng định rằng việc chuyển giao S-300 tới Syria có thể chặn những cái đầu nóng của phương Tây can thiệp vào Syria.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon lên tiếng cảnh báo rằng: "Quá trình chuyển giao vẫn chưa diễn ra và chúng tôi hy vọng điều đó sẽ không xảy ra. Nếu S-300 thực sự tới Syria, chúng tôi sẽ biết phải làm gì". Tuy nhiên, điều nguy hiểm cho Israel là máy bay chiến đấu của họ có thể rơi vào "bẫy hỏa lực". Trên thực tế, nỗ lực ngăn chặn hệ thống tên lửa SAM đã gây tổn hại lớn cho máy bay Mỹ và Israel 4 thập kỷ trước.

Nỗi lo của Nga

Bài viết nhận định quân đội Syria không được đào tạo bài bản, năng động và nhanh trí như người Việt Nam. Hệ thống phòng không của Syria dường như không thể ngăn chặn các cuộc tấn công từ Israel và không có gì đảm bảo họ sẽ sử dụng S-300 một cách hiệu quả.
Vì thế, Nga có lý do để lo lắng. Nếu Israel có thể phá hủy tổ hợp S-300, nó sẽ khiến cho loại vũ khí đáng sợ nhất thế giới trở nên tầm thường hơn.

"Việc chuyển giao chậm trễ là do người Nga hiểu được khả năng của Israel và không muốn kích thích một phản ứng có thể tổn hại tới Nga" - Trang Strategy Page nhận định.

Hiện tại, Nga có 2 lựa chọn: Một là đẩy mạnh đào tạo đội ngũ tên lửa của Syria trước khi chuyển giao phiên bản mới nhất, chưa giản lược của S-300.

Một lựa chọn khác là người Nga sẽ trực tiếp can thiệp vào quá trình vận hành S-300, điều này không chỉ đảm bảo lợi thế cho Syria trong cuộc xung đột, mà sự hiện diện của họ còn có thể ngăn chặn một cuộc tấn công bất ngờ từ phía Israel. Một cuộc tấn công liều lĩnh của Israel nhằm phá hủy tổ hợp tên lửa do chính người Nga vận hành sẽ thúc đẩy phản ứng mạnh từ phía Moscow, bao gồm việc tăng cường hỗ trợ cho các đồng minh Iran-Syria-Hezbollah với số lượng cực lớn.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

>> 2 Gepard 3.9 về sau của Việt Nam có thêm gì mới ?

Sau thời gian sử dụng và đánh giá, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường khả năng chống ngầm, chống hạm và phòng không cho 2 tàu Gepard 3.9 mới.

>> Bao giờ Việt Nam có bom thông minh, tên lửa hành trình?


Cổng thông tin điện tử Hải quân Trung ương dẫn lời từ phát ngôn viên của nhà máy Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Gorky của Nga tại triển lãm hải quân quốc tế IDMS 2013 cho biết: Nga sẽ bắt đầu khởi đóng cặp tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ hai cho Hải quân Việt Nam vào tháng 9 tới. Đây thực sự là một tin vui với Việt Nam.

Chiếc tàu thứ 3, 4 này được tiếp tục triển khai theo kế hoạch sau quá trình sử dụng 2 chiếc tàu Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, chúng ta cũng hi vọng rằng sẽ có những sự nâng cấp mạnh mẽ hơn nữa nhằm bổ khuyết những hạn chế mà hai chiến hạm đầu tiên gặp phải trong quá trình sử dụng.

Hãng tin Interfax dẫn lời ông Sergei Rudenko-Phó Giám đốc Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Gorky cho biết hai chiếc Gepard 3.9 mới sẽ lắp đặt vũ khí theo yêu cầu của Việt Nam. Mặc dù chưa có thông tin chính thức nhưng qua dư luận có thể thấy được xu hướng tăng cường sức mạnh là điều chắc chắn.

Tăng cường khả năng chồng ngầm

Hãng tin Interfax của Nga, dẫn lời ông Sergei Rudenko cho biết: "Nếu 2 tàu Gepard 3.9 đầu tiên của Việt Nam được trang bị các tên lửa chống tàu nổi hiện đại nhất hiện nay của Nga thì 2 tàu tiếp theo sẽ được “trang bị thêm các thiết bị chống ngầm”. Đây là cải tiến nhằm bù đắp cho lỗ hổng tác chiến của hai chiếc Gepard 3.9 đã được biên chế cho Hải quân nhân dân Việt Nam.
Vũ khí chống ngầm hiện nay của hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ bao gồm:

- 4 ống phóng ngư lôi DTA-53 533 mm (hai bệ phóng kép).
- Hệ thống phóng bom ngầm RBU-6000 12 ống chống tàu ngầm
- Hệ thống sonar MGK-335EM-03
- Hệ thống kiểm soát hỏa lực chống ngầm Purga
- Ngoài ra ở đuôi tàu còn có 1 sân cất/hạ cánh cho 1 trực thăng chống ngầm Ка-28 hoặc Ка-31.
Hiện chưa có thông tin về những cải tiến năng lực chống ngầm của Gepard 3.9 mới mà Nga đang đóng cho Việt Nam.


Hệ thống phóng bom ngầm RBU-6000
Hệ thống phóng bom ngầm RBU-6000 12 ống chống tàu ngầm

Năng lực phòng không tăng gấp bội phần

Trong khuôn khổ triển lãm IMDS-2013, lần đầu tiên Nga giới thiệu tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard 3.9 có thể được tích hợp hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1. Cụ thể, mẫu Gepard 3.9 mà Nga giới thiệu tại IMDS-2013 được trang bị hệ thống phòng không đa kênh Shtil-1, đây là biến thể hải quân của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M1.

Hệ thống được bố trí trong các ống phóng thẳng đứng với cơ số 32 đạn tên lửa. Hệ thống phòng không trên hạm tầm trung Shtil-1 sẽ thay thế cho hệ thống phòng không tích hợp Palma nhằm tăng cường khả năng phòng không trên hạm cấp biên đội tàu cho Gepard-3.9.
Điểm mạnh của hệ thống này là các cảm biến chính của nó được trang bị phía trên cột buồm cung cấp trường giám sát 360 độ và nó có thể phóng tên lửa tấn công mục tiêu từ bất kể góc phương vị nào. Mục tiêu có thể được chỉ thị bằng radar, hệ thống quang điện. Thời gian dãn cách phóng từ đạn tên lửa thứ nhất đến đạn tên lửa tiếp theo chỉ có 2 giây.

Hệ thống sử dụng đạn tên lửa 9M317ME tầm bắn tối đa đạt 50 km, độ cao tối đa 15km, tốc độ Mach 4,5; xác suất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa lên đến 90%. Hệ thống điện tử trên tàu có khả năng dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu riêng biệt.


Shtil-1
Sơ đồ minh họa bố trí hệ thống phóng và các cảm biến cùng hệ thống điều khiển hỏa lực của hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1 trên tàu chiến

Tên lửa hạm đối không 9M317ME
Tên lửa hạm đối không 9M317ME tầm bắn tối đa đạt 50 km, độ cao tối đa 15km

Shtil-1
Sơ đồ vùng hỏa lực hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1 sẽ được trang bị trên tàu lớp Gepard 3.9

Hệ thống phòng không Palma hiện được trang bị trên hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ bao gồm: pháo Kashtan-M, 2 giàn pháo 6 nòng GSh-30k, mỗi phút có thể bắn 1.000 quả đạn và 32 quả tên lửa hạm đối không 9M311 (SA-N-14) có tầm bắn 8 km, nên Gepard 3.9 chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu phòng không mang tính cứ điểm.

GSh-30k
Pháo phòng không trên tàu Đinh Tiên Hoàng với 2 giàn pháo 6 nòng GSh-30k

Còn trang chinamil của Trung Quốc trong bài phân tích về sức mạnh của hai tàu Gepard 3.9 của Việt Nam đã đưa ra thông tin: Hiện trên thế giới mới chỉ có Nga và Việt Nam sử dụng loại tàu hộ vệ tên lửa này, trang chinamil cũng tiết lộ thông tin cho rằng Bắc Kinh cũng đã có lời đề nghị Moscow được mua lại bản quyền thiết kế loại tàu này nhằm bổ sung lực lượng hộ tống cho tàu sân bay của mình nhưng không được chấp nhận. Qua đây có thể thấy Gepard 3.9 là một món hàng độc mà Trung Quốc rất thèm khát. Trang tin này cũng khẳng định 2 tàu Gepard 3.9 mới của Việt Nam sẽ được tăng cường khả năng phòng không.

Tờ CRJ của Trung Quốc cho biết thêm, Việt Nam đã tiếp tục vũ trang nâng tầm, cũng như tạo thêm tính năng cơ động tác chiến cho những chiếc Gepard 3.9 hiện tại (tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ) bằng cách tận dụng không gian còn lại ở boong trước để lắp đạt tên lửa hạm đối không phóng theo chiều thẳng đứng Klinok có tầm bắn 12 km.

Không rõ hiện tại hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có được thực hiện phương án này hay không nhưng chúng ta có thể khẳng định, năng lực phòng không Gepard 3.9 mới của Việt Nam sẽ được tăng cường mạnh mẽ.

Tăng cường khả năng chống hạm

Hiện tại, hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ được trang bị 8 tên lửa chống hạm Kh-35E (được NATO định danh là SS-N-25 “Switchblade”) một phiên bản xuất khẩu với những tính năng siêu việt nhất trong các loại tên lửa hiện nay. Phía Trung Quốc mặc dù rất thèm muốn và chi khá nhiều tiền để có loại tên lửa hạm đối hạm này nhưng các nhà sản xuất vũ khí Nga vẫn đáp lại là không.

Kh-35E có tầm bắn 130 km, độ cao hành trình cự thấp 5m trên mặt biển, tốc độ Mach 0,8. Tên lửa được ứng dụng công nghệ Sea-Skiming nhằm che mắt radar. Kh-35E có khả năng bay sát mặt nước và tạo ra một lớp được gọi là “Plasma shield” nhằm trốn tránh sự phát hiện của radar tầm xa và các hệ thống phòng thủ tầm gần của phía địch. Đó là lý do Chính phủ Nga không bao giờ cho phép xuất khẩu cho Trung Quốc. Chỉ có 4 quốc gia sở hữu loại tên lửa này là Nga, Việt Nam, Ấn Độ và Algeria.

Chỉ như vậy thôi nhưng hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đã khiến Trung Quốc e ngại và thèm muốn. Nhưng trong lớp Gepard 3.9 mới, khả năng chống hạm còn được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa.

Có thể tàu sẽ được trang bị phiên bản nâng cấp của Kh-35E là Kh-35UE với tầm bắn 260 km. Một phương án nữa là tàu được trang bị các ống phóng thẳng đứng mang tên lửa chống tàu siêu âm Kalibr-NK tương tự tàu hộ vệ tên lửa Dagestan thuộc lớp Gepard 3.9 mà Nga vừa đưa vào trang bị.

Gepard 3.9 (Project 11661K) mang tên Tatarstan (691) và Dagestan (693)
Ảnh là 2 tàu chiến Gepard 3.9 (Project 11661K) mang tên Tatarstan (691) và Dagestan (693) thuộc biên chế Hạm đội Caspian của Nga

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa hành trình chống tàu của Gepard Dagestan trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK (8 quả) đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Dagestan phóng tên lửa chống tàu Kaliber NK trong một cuộc tập trận.

Tên lửa Kaliber-NK có khả năng chiến đấu mạnh hơn nhiều so tên lửa chống tàu cận âm Kh-35E có tầm bắn khoảng 130 km của tàu Tatarstan. Tên lửa hành trình chống tàu siêu âm Kalibr-NK với tầm bắn xa tới 300 km, có khả năng tham gia tấn công các mục tiêu mặt nước ở cả ngoài phạm vi cần kiểm soát trên vùng biển.

Mặc dù chưa có thông tin cụ thể nhưng chúng ta có thể thấy, sau một thời gian thử nghiệm và đánh giá các tính năng của Gepard 3.9, Hải quân Việt Nam sẽ yêu cầu phía Nga cải tiến mạnh mẽ hơn nữa các tính năng chống ngầm, chống hạm và phòng không cho tàu Gepard 3.9 mới.

Chỉ với Gepard 3.9 cũ mà đã khiến Trung Quốc hết sức e ngại và thèm muốn thì chắc hẳn 2 tàu Gepard 3.9 mới còn khiến Trung Quốc càng mất vía hơn nữa. Hi vọng sự tăng cường này sẽ góp phần mạnh mẽ trong việc duy trì hòa bình ở biển Đông.

>> Có phải Việt Nam "dửng dưng" với Barhmos ?

BrahMos chỉ được Nga- Ấn Độ phê chuẩn bán cho 15 nước. Trung Quốc mặc dù rất thèm muốn nhưng bị từ chối còn Việt Nam tại sao lại bỏ qua cơ hội này?

>> Bao phủ biển Đông bằng hệ thống tên lửa S-300F - "điều không tưởng"

Theo khẳng định của người đứng đầu BrahMos Aerospace, chưa có hợp đồng cung cấp tên lửa BrahMos cho quốc gia thứ ba nào, điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể sẽ không mua tên lửa BrahMos hoặc chí ít là nếu mua, cũng sẽ mất ít nhất là vài năm nữa.
Tại sao Việt Nam lại bỏ qua cơ hội sở hữu một vũ khí quan trọng và đầy sức mạnh như BrahMos? Có những nguyên nhân chủ yếu như sau:

1. Ưu tiên cho vùng biển xa

Những căng thẳng ở biển Đông khiến việc tăng cường tiềm lực quân sự, nhất là lực lượng Hải quân, trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Do vậy, sở hữu tên lửa BrahMos là một động thái hết sức hợp lý, Tuy nhiên, nếu tinh ý hơn một chút trong vấn đề biển Đông, chúng ta có thể hiểu: "Vì sao Việt Nam không hay đúng hơn là chưa mua BrahMos trong tương lai gần?"

Nếu mua BrahMos hiện nay thì Việt Nam chỉ có thể mua tổ hợp tên lửa bờ với tầm bắn khoảng 300 km. Với tầm bắn này, tên lửa BrahMos chỉ phù hợp với nhiệm vụ phòng thủ bờ biển, chứ không phải là một vũ khí chuyên dụng để chống tàu trên vùng biển xa.
Các vùng biển chủ quyền có nguy cơ xảy ra xung đột của Việt Nam đều là những vùng biển xa như khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cách bờ biển trên 400 km, do vậy, BrahMos khó phát huy được hiệu quả.

Ngược lại, hệ thống phòng thủ bờ biển của Việt Nam hiện nay khá mạnh với lá chắn thép Bastion sử dụng phiên bản tên lửa Yakhont, với tính năng tương đương BrahMos cũng như nhiều hệ thống tên lửa khác như Rubezh, Redut, đảm bảo hỏa lực nhiều lớp từ xa tới gần.
Do vậy, với tiềm lực tài chính có hạn, Việt Nam sẽ ưu tiên cho việc tăng cường sức mạnh trên biển xa như đóng các tàu tên lửa Gepard 3.9, tàu tên lửa Molniya được trang bị tên lửa chống tàu khác, mua tàu ngầm Kilo 636, máy bay Su-30MK2V, máy bay tuần thám...

Vì sao Việt Nam bỏ qua "cơ hội vàng” mua tên lửa Trung Quốc thèm muốn?


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bờ biển Việt Nam được bảo vệ vững chắc với bộ ba tên lửa bờ Bastion, Redut, Rubezh

2. Tên lửa “made in Vietnam” Kh-35E

Ngày 15 tháng 2 năm 2012, theo nguồn tin ITAR-TASS, Việt Nam dưới sự giúp đỡ của Liên bang Nga sẽ triển khai dây chuyền sản xuất tên lửa chống tàu Uran. Thông báo với các phóng viên tại cuộc họp báo, Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FS MTC) Mikhail Dmitriev nhận định, tổ hợp sản xuất tên lửa Uran sẽ được triển khai theo sơ đồ, tương tự như sơ đồ sản xuất, công nghệ hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Liên bang Nga trong dự án tên lửa chống tàu BrahMos.

Bản tin ngày 15/2/2012 của hãng tin Ria Novosti dẫn lời Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FS MTC) Mikhail Dmitriev cho biết: "Chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng cơ sở tại Việt Nam để sản xuất một phiên bản của Uran Nga [SS-N-25], trong một dự án tương tự như sản xuất tên lửa BrahMos của Nga-Ấn Độ".

Kh-35 được trang bị rất nhiều trong Hải quân Việt Nam hiện nay. Các dự án như mua 4 tàu Gpard 3.9, đóng 12 tàu Molniya, tàu BPS 500, mua máy bay Su-30MK2 đều là những phương tiện trang bị Kh-35. Có thể nói rằng Kh-35 là loại tên lửa đối hải chủ lực của Việt Nam hiện nay.

Kh-35 còn có thể phát triển hơn nữa với tổ hợp Bal-E, phiên bản trên máy bay Su-30MK2, phiên bản ngụy trang Club-K.
So với Yakhont thì tên lửa Kh-35 có hiệu quả chiến đấu cao, khối lượng và kích thước nhỏ, khả năng bố trí đa dạng, giá thành lại không quá đắt.

Bên cạnh đó, còn có thông tin cho rằng, Việt Nam sẽ hợp tác với Nga để chế tạo biến thể Kh-35UE có tầm bắn tới 260 km. Như vậy với dự án sản xuất Kh-35 thì càng dễ hiểu khi Việt Nam không vội mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ.

Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa Kh-35E

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa Kh-35E tầm bắn 130 km

Vì sao Việt Nam bỏ qua “cơ hội vàng” mua tên lửa Trung Quốc thèm muốn?

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cũng có thông tin là dự án sẽ chế tạo tên lửa Kh-35UE với tầm bắn lên đến 260 km

3. Chỉ mua hàng đã được sàng lọc

Việt Nam với một tiềm lực tài chính có hạn cùng với phương châm vũ khí “quý hồ tinh bất quý hồ đa” nên thường lựa chọn những vũ khí đã chứng tỏ được hiệu quả qua quá trình sử dụng chứ không phải là những phiên bản đời đầu. Có thể thấy điều này khi Việt Nam mua S-300PMU1 chứ không phải là S-300, mua Su-30MK2 và Su-30MK2V chứ không phải là Su-30.
Với cách lựa chọn này thì Việt Nam luôn có được loại vũ khí hoàn chỉnh do được nâng cấp, cải tiến sau một thời gian dài sử dụng, từ đó tránh được những lãng phí về mặt đầu tư.

Tất nhiên, điều này cũng có hạn chế là không có được ưu thế trước đối phương về loại vũ khí mới nhất nhưng thực ra, các loại vũ khí mới đều cần một thời gian huấn luyện khá dài mới phát huy được hiệu quả nên chưa hẳn đã giành ngay ưu thế khi sử dụng.
Tuy nhiên, nguyên tắc đa dạng hóa vũ khí cũng cần được xem xét trong trường hợp này. Dựa theo xu thế đó, có thể thấy BrahMos vẫn có khả năng được Việt Nam chọn mua sau một thời gian nữa nếu như đáp ứng được tiêu chí độ tin cậy cao, giá thành phải chăng và chứng tỏ được các điều sau:

Phiên bản phóng từ máy bay Su-30MKI đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Ấn Độ dự định thử nghiệm vào năm 2014. Khi đó, có thể các Su-30MK2 của Việt Nam cũng sẽ được trang bị tên lửa loại này để tăng cường sức mạnh trên biển Đông.

Phiên bản trang bị trên tàu có thể tích hợp vào các tàu nhỏ gọn hơn mà Việt Nam sở hữu. Hiện nay tàu nhỏ nhất được trang bị BrahMos của Ấn Độ là tàu khu trục lớp Rajput INS RANVIJAY (D55) có chiều dài 147m, rộng 15,8m, mớn nước 4,8m, lượng giãn nước 4.974 tấn, mang theo 8 tên lửa BrahMos. Lượng giãn nước hơn hai lần so với tàu lớn nhất của Việt Nam là hai tàu Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ với lượng giãn nước là 2.100 tấn.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa BrahMos của Ấn Độ phóng từ MiG-29
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục lớp Rajput INS RANVIJAY (D55) phóng tên lửa BrahMos
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu lớn nhất của Việt Nam lớp Gepard 3.9 lượng giãn nước 2.100 tấn được trang bị 8 tên lửa Kh-35E.

Với các lý do trên có thể giải thích vì sao trong tương lai gần Việt Nam sẽ chưa mua tên lửa BrahMos. Hy vọng trong tương lai, Hải quân Việt Nam sẽ sở hữu nhiều loại tên lửa hiện đại hơn góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo đất nước.


>> 2 mắt thần canh đảo Senkaku của Nhật Bản

Bộ đôi “mắt thần trên không” E-767 và E-2 làm nhiệm vụ canh phòng Senkaku/Điếu Ngư đều có thể phát hiện máy bay Trung Quốc ở cự ly hàng trăm km.

>> E2D Hawkeye : Mắt thần trên không của Quân đội Mỹ
>> Tìm hiểu 'Thần biển' P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ




Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trong đó, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không E-767 của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản được nhập khẩu từ công ty Boeing IDS (Mỹ). Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất sử dụng Boeing E-767.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trong đó, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không E-767 của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản được nhập khẩu từ công ty Boeing IDS (Mỹ). Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất sử dụng Boeing E-767.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
“Trái tim” của Boeing E-767 là hệ thống radar cảnh giới 3 tham số AN/APY-2 với thiết kế anten là “đĩa tròn” được gắn trên lưng chiếc Boeing. Hệ thống radar có khả năng phát hiện mục tiêu máy bay ở tầm xa hơn 320km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc “đĩa tròn” chứa anten radar đặt trên lưng máy bay có đường kính 9,14m, nó quay với tốc độ 6 vòng/phút khi hoạt động và 0,25 vòng/phút khi radar không hoạt động. Việc vận hành hệ thống trên máy bay giao cho 8-10 sĩ quan điều khiển.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Boeing E-767 được thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở máy bay chở khách Boeing 767-200ER trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực CF6-80C2 cho phép đạt tốc độ tối đa khoảng 900km/h, tầm bay 10.000km, trần bay 12,2km. Máy bay có khả năng hoạt động liên tục 9,25 giờ trên không trong bán kính xác định.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Về phần máy bay cảnh báo sớm E-2C, hiện Nhật Bản có trong 17 chiếc loại này. Với số lượng đó, đây cũng là loại máy bay cảnh báo đông nhất trong Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Những chiếc E-2C làm nhiệm vụ cảnh báo các mối nguy hiểm trên không và cung cấp dữ liệu nhận dạng và vị trí của máy bay địch cho đơn vị tiêm kích làm nhiệm vụ đánh chặn. Nghĩa là, E-2C sẽ giúp Nhật Bản phát hiện sớm máy bay Trung Quốc tiến tới khu vực Senkaku/Điếu Ngư để lên phương án đối phó.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
E-2C được trang bị hệ thống radar AN/APS-145 với anten AN/APA-171 nằm trong “đĩa tròn” trên lưng máy bay E-2C. Anten khi hoạt động có tốc độ quay 5-6 vòng/phút.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống radar AN/APS-145 có thể theo dõi hơn 2.000 mục tiêu và chỉ huy đánh chặn 40 mục tiêu. Nó có thể phát hiện máy bay địch ở cự ly hơn 550km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
E-2C trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ bay 648km/h, tầm bay khoảng 3.000km, thời gian hoạt động liên tục trên không trong bán kính xác định là 6 giờ.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang