Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Phân tích quân sự

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phân tích quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phân tích quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

>> Không quân - Hải quân và bài học cho Biển Đông

Máy bay chiến đấu mang các loại tên lửa và bom, ngư lôi có điều khiển khác nhau có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền từ rất xa...

>> Bí mật tác chiến tàu ngầm Kilo trên biển Đông
>> Phương án tác chiến của lực lượng ném bom chiến lược Mỹ

Máy bay chiến đấu mang các loại tên lửa và bom, ngư lôi có điều khiển khác nhau có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền từ rất xa...

Theo một số nguồn tin quân sự nước ngoài, song song với việc nhanh chóng đưa 3 quân binh chủng là hải quân, phòng không - không quân và thông tin liên lạc tiến thẳng lên hiện đại, Việt Nam đã bắt đầu tính tới việc đặt nền móng xây dựng lực lượng không quân hải quân riêng.

Đây là một xu thế phù hợp với chiến lược phát triển lực lượng hải quân trên thế giới hiện nay, nhằm nâng cao tính chủ động trong chiến đấu và sức mạnh phòng thủ. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng cả triệu km2, nếu xây dựng được lực lượng không quân hải quân hiện đại, đủ mạnh sẽ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền tổ quốc.
Chiến thuật và nghệ thuật tác chiến hải quân

Chiến thuật bao gồm nghiên cứu, phát triển, huấn luyện và triển khai các hoạt động tác chiến: tiến công, phòng ngự, phản công, đánh chặn và tổ chức biên chế các đơn vị tham gia tác chiến.v..v.

Trong các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, chiến thuật đứng ở vị trí quan hệ phụ thuộc đối với nghệ thuật chiến dịch và chiến lược. Nghệ thuật chiến dịch xác định nhiệm vụ và hướng phát triển của chiến thuật, trên cơ sở năng lực tác chiến của các đơn vị hợp thành và các phân đội, tính chất và đặc thù các hoạt động tác chiến của các đơn vị.

Căn cứ vào thực tế yêu cầu nhiệm vụ, căn cứ vào sự phát triển của các hoạt động tác chiến cụ thể trên chiến trường, nghệ thuật tác chiến sẽ đề xuất những yêu cầu biên chế các phương tiện, bao gồm phát triển vũ khí hạt nhân, hoàn thiện và phát triển vũ khí trang bị công nghệ hiện đại, liên kết phối hợp giữa các lực lượng. Mối quan hệ giữa nghệ thuật chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trở lên đa phương, đa chiều và biến động không ngừng.

Nghệ thuật tác chiến bằng vũ khí hạt nhân và vũ khí công nghệ hiện đại cho phép các chỉ huy trưởng đơn vị, mặt trận phát huy tính độc lập, sáng tạo và nhanh chóng hoàn thành được những mục tiêu được giao trong chiến đấu. Những thành công của hoạt động tác chiến chiến thuật trên thực tế là những kết quả đặt ra của yêu cầu chiến dịch.

Đồng thời, khi các bộ tư lệnh cấp chiến lược và chiến dịch ra những đòn tấn công quyết định (hạt nhân, vũ khí công nghệ cao) mang tính chiến lược hoặc chiến dịch vào nhưng mục tiêu quan trọng như các trung tâm quân sự, kinh tế hoặc các đòn tấn công vào các cụm tập trung binh lực quan trọng của đối phương nhằm giải quyết các nhiệm vụ mang tính chiến lược sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị binh chủng hợp thành, các phân đội binh chủng thực hiện tốt nhiệm vụ cấp chiến thuật.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm phóng từ tầu tuần duyên Slam

Nhiệm vụ của chiến thuật là nghiên cứu những hoạt động có tính quy luật, tính chất và nội dung của một trận đánh, nghiên cứu phát triển phương pháp huấn luyện tác chiến và tác chiến, nghiên cứu xác định những giải pháp sử dụng vũ khí trang bị tấn công tiêu diệt, phòng ngự và bảo vệ; nghiên cứu những tính chất kỹ chiến thuật của các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị binh chủng, các đơn vị có tổ chức biên chế phối hợp quân binh chủng, xác định rõ nhiệm vụ của các đơn vị và tổ chức đội hình tác chiến khi tiến hành các trận đánh và những phương pháp liên kết phối hợp giữa các đơn vị tham gia chiến đấu.

Nghiên cứu mục đích, vai trò của hỏa lực, phát triển những tư duy mới về điều hành tác chiếc các binh đoàn, các đơn vị hợp đồng chiến đấu, tính năng và khả năng tác chiến của các đơn vị quân binh chủng liên kết phối hợp, bảo đảm hậu phương chiến trường và bảo đảm hậu cần kỹ thuật; nghiên cứu binh lực và vũ khí trang bị và những phương pháp tiến hành tác chiến của đối phương.

Các lực lượng (Lục quân) (Không quân) (Hải quân), các đơn vị hợp thành, các binh chủng (hải quân trên tầu, hải quân đánh bộ, không quân hải quân) ; các đơn vị đặc nhiệm (thực hiện nhiệm vụ đặc biệt) những đơn vị hậu cần kỹ thuật (các đơn vị bảo đảm của hậu phương hoặc công binh, kỹ thuật quân binh chủng) giao thông vận tải đường bộ và đường sắt cũng có những chiến thuật riêng biệt, nghệ thuật tác chiến các đơn vị chuyên ngành đi sâu nghiên cứu những tính chất chiến thuật, năng lực chiến đấu của các đơn vị hợp thành, các đơn vị binh chủng và các chiến hạm, các phân đội của các binh chủng (hải quân đánh bộ, không quân hải quân), các lực lượng đặc nhiệm (đặc công thủy, lính thủy đánh bộ), khả năng sử dụng các lực lượng cụ thể trong tác chiến độc lập và tác chiến hợp đồng quân chủng, binh chủng.

Những quy luật chung và những quan điểm huấn luyện tác chiến và tác chiến của các binh đoàn hợp đồng tác chiến quân binh chủng, các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị binh chủng, các phân đội độc lập và các lực lượng đặc nhiệm hình thành những cơ sở lý luận cơ bản của chiến thuật. Nghiên cứu những điều kiện đa dạng, phức tạp của chiến trường, chiến thuật không đưa ra những chiến lệ có sẵn. Chiến thuật chỉ đưa ra những quan điểm và nguyên tắc quan trọng nhất, tuân thủ theo những nguyên tắc và quan điểm chiến thuật đó, người chỉ huy ra những quyết tâm chiến đấu độc lập, năng động và sáng tạo, căn cứ vào những điều kiện thực tế của chiến trường tại thời điểm xác định.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tầu ngầm nguyên tử phóng tên lửa đạn đạo

Những thay đổi trong chiến thuật thông thường liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của công nghiệp quốc phòng, những phát minh mới về vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh, sự phát triển của chung của xã hội và trạng thái tư tưởng chính trị tinh thần và tri thức của lực lượng vũ trang, sự phát triển của tư tưởng chiến lược và nghệ thuật chiến dịch, cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang nói chung và các quân binh chủng nói riêng. Ảnh hưởng trực tiếp lên chiến thuật là con người và vũ khí trang bị.

Chiến thuật là thành phần năng động, liên tục thay đổi của nghệ thuật quân sự. Ảnh hưởng trực tiếp lên chiến thuật là tình hình phát triển và huấn luyện chiến đấu của đối phương (dự kiến), năng lực và phương thức tiến hành các hoạt động tác chiến của đối phương, vũ khí trang bị và những yếu tố quan trọng khác…. Những phương án tác chiến mới, được xây dựng trên cơ sở sử dụng vũ khí trang thiết bị hiện đại luôn luôn trong trạng thái đối kháng, mâu thuẫn với các phương thức tác chiến cũ hơn, mặc dù các phương thức tác chiến cũ đã không đáp ứng được yêu câu nhiệm vụ trong giai đoạn mơi, nhưng đã trở thành thói quen hoặc nếp suy nghĩ cũ, in sâu trong lý luận và thực tiễn chiến trường.

Chiến thuật không quân hải quân

Chiến thuật không quân hải quân, là một phần của chiến thuật lực lượng không quân, bao gồm lý luận và thực tế huấn luyện tác chiến của các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị không quân binh chủng, các phi đoàn, phi đội và máy bay tác chiến độc lập (trực thăng chiến đấu) Chiến thuật không quân hình thành và phát triển vào đầu thế kỷ 20, khi hình thành lực lượng không quân quân sự. Trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, không quân thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, tiêm kích, cường kích ném bom, căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của từng binh chủng không quân, nghệ thuật quân sự phát triển nghệ thuật tác chiến không quân.

Nghệ thuật quân sự không quân Xô Viết hình thành và phát triển vào thời gian nội chiến chống bạch vệ và can thiệp nước ngoài. Những nguyên tắc sử dụng không quân được ghi lại trong điều lệnh chiến trướng năm 1919 và các văn kiện quân sự khác. Lực lượng máy bay cường kích đánh chặn của Xô Viết phát triển năm 1926, lực lượng ném bom chiến lượng hạng nặng 1933. Không quân Xô Viết đã phát chiến nghệ thuật tác chiến không quân và phương thức sử dụng lực lượng không quân cho tác chiến các không gian chiến trường khác nhau.

Đến thời điểm đầu tiên của của cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã phát triển các phương án và kỹ thuật tác chiến độc lập và tác chiên không đoàn, tổ chức và triển khai các hoạt động phối hợp tác chiến, yểm trợ hỏa lực với Hải quân và Lục quân, đông thời tác chiến liên kết phối hợp các binh chủng của lực lượng không quân. Những lý luận và nghiên cứu thực tiễn cơ bản được thể hiện cụ thể trong điều lệnh tác chiến của binh chủng không quân tiêm kích (BUBA – 1940)

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tác chiến của phi đoàn máy bay IL2 tấn công đoàn congvoa quân sự của Đức trên vịnh Phần Lan.

Trong chiến tranh thế giới thứ II và cuộc chiến tranh vệ quốc, chiến thuật của không quân đã có sự phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Đã xây dựng hệ thống dẫn đường cho máy bay tiêm kích dến mục tiêu. Để điều hành tác chiến, không quân đã sử dụng rộng rãi các đài ra đa, sân bay dã chiễn và các trạm chỉ huy không quân gần chiến trường.

Nhiệm vụ cơ bản của không quân tiêm kích là các phi đội, phi đoàn tham gia không chiến. Một đơn vị chiến đấu nhỏ nhất cũng bao gồm 2 máy bay tiêm kích, tác chiến trong đội hình chiến đấu chung của phi đội, phi đoàn, tác chiến độc lập của một máy bay tiêm kích rất hiếm sử dụng. Sử dụng radar dẫn đường cho phép giảm thiểu rất nhiều số lượng máy bay tiêm kích bay trực chiến trên bầu trời, thay bằng phương pháp trực sẵn sàng chiến đấu trên sân bay.

Tác chiến với các máy bay đơn lẻ hoặc các phi đội nhỏ của đối phương trên địa bàn hoạt động của địch thông thường sử dụng phương pháp " đi săn tự do". Máy bay cường kích ném bom tấn công các mục tiêu trên biển, trên đất liền theo phương pháp bổ nhào với góc phóng là 25 - 30° hoặc theo phương pháp thả rơi tự do. Đội hình tác chiến cơ bản nhất là đội hình 2 máy bay 1 trước, một yểm trợ. Để tăng cường thời gian chế áp đối phương, lực lượng máy bay cường kích thường tấn công nhiều đợt các mục tiêu được giao.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tấn công của phi đoàn máy bay cường kích đánh chăn tấn công mục tiêu trong đại chiến thế giới lần thứ 2.

Trong chiến thuật tấn công bằng bom và ngư lôi của binh chủng không quân hải quân, phương thức tác chiến được áp dụng là sử dụng các đòn tấn công tập trung của các trung đoàn và phi đoàn máy bay ném bom, ngư lôi vào các mục tiêu quan trọng (các trung tâm chỉ huy, căn cứ quân sự, các chiến hạm lớn như tuần dương hạm, khu trục hạm, trong điều kiện thời tiết rất xấu và ban đêm. Các đòn tấn công theo từng đợt liên tiếp của các phi đội ( 8 – 12 máy bay ném bom), theo dây chuyền và từng chiếc máy bay ném bom. Phương án ném bom mới là tấn công bổ nhào với góc rơi là 50 - 60° từ chiều cao 2.000 đến 3.000m.

Trong chiến thuật, phương pháp trinh sát không ảnh đóng vai trò quan trọng trên chiến trường. không ảnh do máy bay trinh sát các loại thực hiện, từ trinh sát tầm cao đến trinh sát của máy bay không người lái. Không ảnh giúp cho người chỉ huy tác chiến nắm được thực địa vào thời điểm chuẩn bị tiến công, các mục tiêu trong ảnh và các mục tiêu trên bản đồ tác chiến. Đồng thời, máy bay trinh sát được che chắn và bảo vệ bởi máy bay tiêm kích.

Nửa cuối thế kỷ 20, không quân nói chung và không quân Hải quân nói riêng được trang bị các máy bay phản lực, có tốc độ cao (máy bay siêu thanh) tầm bay cao hơn, xuất hiện nhiều loại vũ khí của không quân có sức công phá và hủy diệt lớn hơn nhiều lần. Sự thay đổi phương tiện chiến tranh và vũ khí trang bị đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức tác chiến không quân và phương thức tác chiến của binh chủng không quân Hải quân, các đơn vị trực thuộc binh chủng.

Máy bay chiến đấu mang các loại tên lửa và bom, ngư lôi có điều khiển khác nhau có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền từ rất xa, không bay vào khu vực phòng không bảo vệ mục tiêu của đối phương. Trinh sát không quân cũng có những thay đổi to lớn nhờ công nghệ hiện đại, tốc độ bay rất cao và trần bay tới của máy bay cũng rất lớn. Máy bay được trang bị các thiết bị chụp ảnh ngày đêm, thiết bị radar dạng pha tìm kiếm mục tiêu rất mạnh và công suất lớn, sử dụng công nghệ tàng hình (strealth) máy bay trinh sát có thể đơn độc bay vào khu vực phòng không bảo vệ của mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ đội hình tấn công của máy bay tàng hình F117.

Chiến thuật không quân hải quân bao gồm các nhóm chiến thuật nói chung gồm:

Tiêm kích hải quân, lực lượng các đơn vị máy bay tiêm kích có căn cứ bên bờ biển, trên hạm đội hoặc tiếm kích hải quân được hỗ trợ bằng lực lượng tiếp dầu trên không.

Cường kích chống hạm, lực lượng không quân đảm nhiệm những nhiệm vụ tấn công các hạm tầu của đối phương, sử dụng ngư lôi chống tầu ngầm và tầu nổi.

Cường kích đánh chặn: Các phi đoàn có nhiệm vụ tấn công các hạm đội, các đoàn congvoa quân sự trên biển, đảm nhiệm cả 2 nhiệm vụ chống tầu và không chiến. Được trang bị tên lửa chống tầu, tên lửa không đối không, bom điều khiển laser.
Cường kích tầm xa: Là những phi đội thực hiện các nhiệm vụ tấn công tầm xa, khí liên bang phát triển hệ thống tầu sân bay, lực lượng cường kích tầm xa có thể phối hợp với máy bay ném bom chiến lược thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực chiến trường xa căn cứ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng săn ngầm KA-28 của Hải quân Nga

Máy bay trinh sát đa nhiệm (hệ thống các máy bay trực thăng trên boong tầu) có nhiệm vụ trinh sát quản lý vùng biển, tìm kiếm săn ngầm, thả bom chìm, bố trí bãi thủy lôi, đổ bộ các hải đoàn lính đặc nhiệm, chống khủng bố, biệt kích và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.v..v. Lực lượng trực thăng chiến đấu trên boong tầu tuần duyên, tuần biển thường được bố trí rất nhiều nhiệm vụ đa dạng, phức tạp. Được yểm trợ hỏa lực của chính tầu chở nó.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tác chiến của máy bay tiêm kích Mig 29.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ phi đội không quân tấn công chiến hạm bằng bom 01.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ phi đội không quân tấn công chiến hạm bằng bom 02.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ phi đội không quân tấn công chiến hạm bằng ngư lôi

Về cơ bản, chiến thuật tác chiến của không quân hải quân cũng tương tự như chiến thuật của không quân tiêm kích và cường kích của lực lượng Không quân Liên bang, nhưng được bổ sung bằng những yếu tố đặc thù của không gian chiến trường. Nếu so với chiến trường mặt đất, chiến trường mặt biển có đặc thù phức tạp hơn về thời tiết, hướng gió, khí hậu và luồng hải lưu.

Không gian chiến trường rộng mở, khó có khả năng ẩn nấp trước hệ thống trinh sát đối phương. Đồng thời, bay trên biển gặp nhiều khó khăn do khi bay thấp tránh sự truy quét của radar và phương tiện quan sát đối phương, phi công gặp tâm lý khi bay sát mặt biển, trong quá trình tiếp cận mục tiêu với tốc độ cao, phi công phải đối phó với nhiều vũ khí phòng không đa dạng, có tốc độ tấn công rất cao, từ tên lửa phòng không tầm xa, tầm gần đến các loại hỏa lực như pháo phòng không đa nòng có tốc độ bắn rất cao, được điều khiển bằng radar và quang ảnh nhiệt.

Do đó, kỹ thuật bay biển và kỹ thuật tấn công ngấn tàu là kỹ thuật chiến đấu rất phức tạp, máy bay sẽ bay sát mặt biển với độ cao 50m so với mặt nước biển, tấn công bằng ngư lôi, tên lửa và bay thoát khỏi vùng bảo vệ của mục tiêu. Trong điều kiện công nghệ hiện đại, máy bay trên boong tầu phải là máy bay tàng hình sử dụng công nghệ (stealth) mới có khả năng thực hiện tác chiến ban đêm.

Không quân hải quân tác chiến trong điều kiện chiến trường hiện đại, để chống lại các phương tiện rà quét trinh sát và theo dõi mục tiêu, tránh được các máy bay tiêm kích của đối phương và tránh được hỏa lực phòng không cần đảm bảo làm được: Thứ nhất, đó là khả năng bay đêm; thứ hai, khả năng bay sát mực nước biển, thứ ba: Các đòn tấn công phải có tầm gần để tránh được khả năng cơ động tránh đòn và sử dụng tên lửa tầm gần, tên lửa cá nhân chống máy bay.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

>> Trung Quốc tự coi mình là bá chủ châu Á?

Vì sao Trung Quốc gây hấn với hầu hết các nước láng giềng? Có lẽ vì Trung Quốc tự coi mình là bá chủ châu Á.

>> Thất bại của 054A: Sự sỉ nhục công nghiệp đóng tàu Trung Quốc


Trong thời gian qua, Trung Quốc đã gây hấn với hầu hết các nước láng giềng. Trên đất liền, Trung Quốc đột nhập sâu vào lãnh thổ Ấn Độ. Trên biển, Trung Quốc đưa tàu tiến sát các hòn đảo và bãi đá ngầm mà Philippines đang chiếm đóng, đưa một đội tàu cá “hùng hổ” tiến tới vùng biển Trường Sa và liên tục đưa tàu công vụ xâm nhập quấy rối ở vùng biển Senkaku/Điếu Ngư. 


Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc có kế hoạch tăng cường tuần tra biển và không loại trừ xung đột quân sự, trong khi giới học giả Trung Quốc đòi cả đảo Okinawa của Nhật Bản…


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao ở Trung Quốc.

Những động thái gây hấn này phản ánh chiến lược quyết đoán liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng của nhà lãnh đạo mới Tập Cận Bình. Điều này cũng cho thấy quân đội Trung Quốc là một thành tố mạnh mẽ trong chiến lược củng cố vị thế của ông Tập trên cương vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc.

Qua đó, quân đội Trung Quốc có ảnh hưởng nhiều hơn trong các tính toán chiến lược và phô trương sức mạnh ở những vùng lãnh thổ mà Trung Quốc đang tranh chấp với các nước láng giềng.

Từ nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã tỏ ra quyết đoán trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Ấn Độ; phản đối đe dọa mọi công ty dầu khí nước ngoài hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông; hành động thô bạo chống Philippines liên quan đến bãi cạn Scarborough và ráo riết trả đũa việc Nhật Bản quốc hữu hóa 3 hòn đảo trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Thế nhưng, khác với trước đây, các hành động xâm phạm lãnh thổ Ấn Độ trên đất liền diễn ra đồng thời với việc Bắc Kinh ráo riết tranh chấp biển đảo và ngang nhiên coi các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc giống như các khu tự trị Tây Tạng, Tân Cương.

Cuộc xâm nhập gần đây của quân lính Trung Quốc vào khu Ladakh là nhằm “nắn gân” quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của Ấn Độ, đồng thời nhằm thách thức việc New Delhi tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai quân đội gần biên giới.

Hành động ngang ngược này xuất phát từ việc Trung Quốc tự coi mình là bá chủ ở châu Á. Nó cũng phản ánh mức độ nghiêm trọng hơn trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Trung Quốc ngày càng có ảnh hưởng đến tính toán chiến lược và phô trương sức mạnh.

Chiến lược gây hấn với các nước láng giềng của Trung Quốc là một chiến lược phản tác dụng và gây bất lợi cho “giấc mơ Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình. Đây là một chiến lược thiển cận và khiến cho các nước láng giềng nghi ngờ về cái gọi là “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc.

Chiến lược thiển cận này đã khiến cho công sức “ve vãn láng giềng” mà Trung Quốc bỏ ra trong nhiều thập kỷ qua “đổ xuống sông, xuống biển” và dẫn đến việc thành lập các liên minh chống Trung Quốc ở trong và ngoài khu vực.

Với việc chỉ còn Pakistan và Triều Tiên là đồng minh, Trung Quốc không thể nào trở thành lãnh đạo châu Á, bất chấp tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự chiến vị trí số 1 ở châu lục này.

Vụ xâm nhập của binh lính Trung Quốc ở Ladakh sẽ khiến cho Ấn Độ buộc phải lựa chọn đứng về phía các nước chống một Trung Quốc đang ngày càng bị coi là “kẻ bắt nạt” trong khu vực, với các hành vi thiếu kiềm chế chiến lược và ngày càng thô bạo hơn.
Xét theo tất cả các khía cạnh nói trên, Trung Quốc xem ra không phải là một cường quốc thực thụ. Bắc Kinh cần phải suy nghĩ lại về chiến lược khiêu khích đang thúc đẩy các nước láng giềng tham gia liên minh dựa trên chiến lược “kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc”.

Bắc Kinh không nên chỉ đổ lỗi cho phương Tây mưu toan “kiềm chế” Trung Quốc, mà nên nhận thức được rằng chính hành động gây hấn ngày càng độc đoán của mình đang ngày càng khiến cho các nước láng giềng nghi ngờ xa lánh và càng khiến cho Trung Quốc không xứng đáng là một cường quốc có trách nhiệm trên thế giới.

(Phân tích quân sự)

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

>> Biển Đông – ‘Tử địa’ của các cường quốc hải quân

Có lẽ hải quân Hoàng gia Anh chưa thể quên bài học về việc tham chiến trên Biển Đông hồi chiến tranh thế giới thứ 2. Ngày 10/12/1941, thiết giáp hạm HMS Prince of Wales cùng với tuần dương hạm HMS Repulse của hải quân Anh vừa lần đầu tham chiến tại khu vực Đông Nam Á đã bị không quân Nhật Bản xuất phát từ một căn cứ trên đất liền đánh chìm ngay ngoài khơi bờ biển Malaysia.

>> Sức mạnh 'lá chắn thép' Bastion trấn giữ biển Đông
>> Bí mật tác chiến tàu ngầm Kilo trên biển Đông



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Thiết giáp hạm HMS Prince of Wales của hải quân Anh đã bị không quân Nhật đánh chìm trên Biển Đông năm 1941

Thất bại này cùng với hàng loạt tiền lệ khác kể từ chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay cho thấy việc tham chiến và tăng cường quốc phòng trong các vùng biển hẹp như Biển Đông có những đặc điểm hết sức riêng biệt.

Theo chuyên gia về an ninh hàng hải Ristian Atriandi Supriyanto (Học viện nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam), chính địa hình dài và hẹp của Biển Đông đang giúp các quốc gia có tiềm lực hải quân hạn chế ở Đông Nam Á có thể tự tin hơn nhiều khi đối đầu với các lực lượng hải quân mạnh như Trung Quốc, Mỹ… với điều kiện họ phải cải thiện khả năng khống chế biển từ bờ và khống chế bầu trời trên vùng biển của mình.

Theo dự đoán của công ty tư vấn hải quân AMI International có trụ sở tại Mỹ, các quốc gia Đông Nam Á sẽ chi tới 25 tỷ USD cho các trang thiết bị hải quân cho đến năm 2030. Nhưng khác với thông thường, Đông Nam Á sẽ chú trọng mua sắm các hệ thống tên lửa bờ biển, tiêm kích và tàu chiến gần bờ và tàu ngầm.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa bờ biển Bastion –P K300R của Việt Nam có thể bắn trúng tàu chiến cách bờ biển 300km

Theo ý kiến của chuyên gia Milan Vego thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, sự thiếu khoảng không vật lý và gần kề các vùng đất sẽ là trở ngại rất lớn cho các lực lượng hải quân của các nước lớn vốn chỉ quen hoạt động trên các đại dương.
Cho dù được hậu thuẫn bởi các tàu chiến cỡ lớn hay thậm chí là tàu sân bay, Biển Đông sẽ là “tử địa” của các cường quốc hải quân bởi chúng vẫn nằm trong tầm khống chế của các vũ khí từ trên bộ đồng thời nằm trong tầm hoạt động của máy bay chiến đấu trên đất liền.

Chính vì thế, một quốc gia ven Biển Đông có tiềm lực hải quân yếu thế hơn cũng có thể thách thức các siêu cường hải quân bằng cách sử dụng khả năng “không tương xứng” như thủy lôi, các khẩu đội tên lửa bờ biển và tàu ngầm.

Bằng chiến thuật này, các nước Đông Nam Á có thể dễ dàng tạo ra thách thức quyền kiểm soát biển và tiến hành các hoạt động chống xâm nhập trên biển mà không cần tăng cường nhiều trang thiết bị chiến đấu trên biển cho hải quân.

Giới chuyên gia quân sự quốc tế nhận định, trong lúc vấn đề an ninh và chủ quyền trên Biển Đông ngày càng nóng lên cùng với sự ráo riết tăng cường lực lượng hải quân của Trung Quốc, các nước duyên hải dường như đã nhận ra nguy cơ và chuẩn bị để đối mặt với thách thức này.

Các tàu ngầm đã được đưa vào biên chế của Indonesia, Singapore và Malaysia hay đã nằm trong danh sách mua sắm (chuẩn bị tiếp nhận) của hải quân Việt Nam trong khi Thái Lan và Philippines cũng đang suy ngẫm để trang bị.

Bên cạnh đó, để tận dụng ưu thế về địa hình gần bờ, không quân hải quân các nước như Indonesia, Malaysia, đặc biệt là Việt Nam đã trang bị một đội ngũ khá hùng hậu các loại tiêm kích hiện đại trong đó có cả Sukhoi Su-30. Philippines cũng bắt đầu tìm kiếm máy bay chiến đấu trong một phần kế hoạch củng cố khả năng giám sát trên không yếu kém của mình.

Để bảo vệ chủ quyền biển của mình, Việt Nam đã trang bị 2 hệ thống tên lửa bờ biển Bastion –P K300R của Nga có thể bắn trúng tàu chiến cách xa bờ biển 300km. Một số nguồn tin từ Nga cho biết, Việt Nam đang tiến hành đàm phán để mua thêm hệ thống tên lửa Bastion thứ 3 đồng thời sẽ phối hợp với Nga để phát triển một loại tên lửa hành trình mới.

Cũng có tin cho rằng, Việt Nam đang đàm phán về việc triển khai sản xuất tên lửa Yakhont tại Việt Nam song song với việc đàm phán mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ và Extra của Israel. Nếu những dự án trên được thực hiện hiệu quả, Việt Nam sẽ sở hữu tiềm lực tên lửa chống hạm hùng mạnh nhất khu vực và là nền tảng để chế tạo các loại tên lửa đối đất tầm xa, có ý nghĩa chiến lược.

Hiện BrahMos chỉ có trong trang bị của quân đội Ấn Độ với các biến thể đã có và đang phát triển trang bị cho tàu nổi, bệ phóng mặt đất, tàu ngầm, máy bay, dùng để tấn công mục tiêu mặt nước và mặt đất. Ấn Độ đang có tham vọng mua sắm và xuất khẩu hàng ngàn quả BrahMos.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam đã mua 24 tiêm kích đa năng hiện đại Sukhoi SU-30 của Nga để tăng cường năng lực phòng thủ.

Đối với Indonesia, chiến tranh thủy lôi đã được vạch ra như một yếu tố sống còn trong chiến lược hải quân của họ. Quan trọng hơn, các quốc gia ven Biển Đông cũng có thể sử dụng các hòn đảo trong khu vực này bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng để tăng cường kiểm soát đối với các vùng nước xung quanh. Việc quản lý các trạm kiểm soát và tuyến giao thông trên biển cũng là vấn đề quan trọng khi chúng đảm bảo việc tiếp cận cho các cường quốc hải quân khi di chuyển trong các vùng biển hẹp của khu vực.

Để phần nào hạn chế yếu điểm của mình, các cường quốc hải quân cần có một đội ngũ tàu hộ tống, tàu khu trục nhỏ và tàu chiến ven biển. Nếu không có sự hộ tống đầy đủ, hải quân các nước này sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi triển khai tàu tấn công đổ bộ hay tàu sân bay tại Biển Đông.

“Nhưng dù với điều kiện nào, các cường quốc hải quân cũng nên rất cẩn thận với những tham vọng của mình tại Biển Đông nếu không muốn trở thành mục tiêu tập bắn của các lực lượng hải – lục – không quân của cá quốc gia ven biển”, chuyên gia Milan Vego thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ kết luận.


(Sohoa)

>> Nga yếu thế nếu xảy ra chiến tranh với Trung Quốc?

Theo báo chí Nga nhận định, nếu xảy ra chiến tranh trên bộ, Trung Quốc sẽ có lợi thế vì nước này đang sở hữu nhiều loại vũ khí chiến lược tầm trung, có thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ Nga, trong khi Nga lại rất hạn chế về loại vũ khí tầm trung để hướng tới lãnh thổ Trung Quốc.

>> Nga không hiểu hay tại Trung Quốc nhiều chiêu ?
>> Trung Quốc: bạn hữu hay kẻ thù tiềm tàng?

Tờ Tiền phong dẫn theo báo Nga nhận định, ở nước Nga, các chuyên gia chiến lược quân sự vẫn đang lo lắng về việc Mỹ và khối quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO đang xây dựng hệ thống đánh chặn tên lửa ở Châu Âu, dù các hệ thống đó chẳng có giá trị gì về mặt tấn công và châu Âu đang hưởng những ngày tháng yên bình tính từ năm 1945, hệ thống đánh chặn tên lửa đó hoàn toàn không có khả năng ngăn chặn được những đầu đạn hạt nhân mà chỉ có giá trị phòng thủ tinh thần cho mùa hè ấm áp của châu Âu.

Mỹ nổi tiếng với hệ thống tên lửa Tomahawk, do tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn xa, nhưng tốc độ bay của chúng là cận âm, do đó, để tấn công bất cứ một mục tiêu nào sâu trong nội địa với khoảng cách xa nhât, tên lửa tomahawk cần phải bay mất 2 giờ. Đồng thời các phương tiện mang của loại vũ khí này (tàu tuần dương và tàu sân bay) không thể ngụy trang được…

Và thật kỳ lạ là không ai nhận ra rằng, ở nửa phía bên kia của lục địa Á – Âu, một quốc gia đang nỗ lực xây dựng một tiềm lực kinh tế - quân sự ngày càng mạnh hơn, hoàn toàn là lực lượng tiến công, và triển khai các lực lượng đó – một điều khá thú vị - chủ yếu trên biên giới với Liên bang Nga – đó là Trung Quốc.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ cho quân sự. Ảnh tên lửa Đông Phong của Trung Quốc.

Trung Quốc đang nổi lên là một siêu cường, với sự đầu tư mạnh mẽ cho quân sự. Nếu trong khối quân sự NATO trong 20 năm trở lại đây, cứ loại bỏ 15 xe tăng cũ sẽ thay thế 1 xe tăng mới thì ở Trung Quốc theo thực tế là một xe thay một xe. Ngoài ra, mỗi năm Trung Quốc xuất xưởng khoảng 200 xe tăng thế hệ mới (có thể là 400 – 500), số lượng 200 xe xuất xưởng mỗi năm đã hơn tổng số xe của tất cả các nước có nền công nghiệp quốc phòng phát triển cùng sản xuất (đặc biệt, ở Châu Âu cũng đã không xuất xưởng các xe tăng với số lượng lớn).

Cũng cần phải nhận xét rằng, nếu quân số phi công của Không quân Mỹ và Nga giảm xuống thì quân số phi công của Trung Quốc lại tăng lên, đồng thời, các máy bay tiêm kích của Trung Quốc cũng mới hơn rất nhiều so với Nga và Mỹ.

Tất cả những lập luận về vũ khí Trung Quốc có điểm yếu, kỹ thuật và công nghệ chưa đạt đến tầm của nền công nghệ Phương Tây và Liên bang Nga không sai.

Nhưng tất cả điều đó đều hoàn toàn không có ý nghĩa với một cuộc xung đột lên tới hàng trăm nghìn quân và hàng chục nghìn phương tiện chiến tranh hiện đại. Sự bùng nổ xung đột có thể diễn ra từ một xung đột biên giới hoặc trên biển, đòn “trừng phạt- theo cách nói của Bắc Kinh” sẽ là của các tập đoàn quân Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) dưới sự yểm trợ của vũ khí thông thường như pháo phản lực, máy bay chiến đấu, pháo binh các cỡ nòng mà số lượng lên tới hàng chục nghìn đơn vị, đồng thời với sự tham chiến của nhiều nghìn xe tăng, xe thiết giáp hiện đại mà PLA sở hữu.

Trung Quốc, như một sự phát triển tất yếu, đang nỗ lực trở thành một siêu cường duy nhất có khả năng lãnh đạo thế giới, cần có quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên trên thế giới và các vùng đất rộng lớn. Trung Quốc không đòi hỏi các vùng đất cận biên giới phải trở thành tiểu bang của họ, mà là kiểm soát và quản lý các vùng đất đó. Điều đó cũng có nghĩa là, đối phương chỉ phụ thuộc mà không thuộc địa… vì trên bản đồ thế giới, đường biên giới vẫn tồn tại như đã từng tồn tại.

Theo báo chí Nga, im lặng trước an nguy của đất nước trong giai đoạn ngày nay đồng nghĩa với việc càng làm sâu sắc thêm những vấn đề đang phát triển và sẽ càng khó khăn hơn nữa trong việc ngăn chặn một sự kiện sẽ sảy ra. Hình thái cán cân lực lượng đang ngày càng trở lên nguy hiểm đối với lợi ích chính đáng, an nguy của Liên bang Nga và không thể chấp nhận được. Nhiều kịch bản nặng nề đã xảy ra và sẽ xảy ra tính từ những năm 1960-x đến nay. Việc im lặng và nhượng bộ sẽ giống như một câu chuyện cổ tích.

Bắc Kinh đầu tư hàng tỷ USD phát triển vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh chỉ nhằm mục đích lấy lại Đài Loan. Và sau khi Đài Loan thống nhất với đại lục mà không cần chiến tranh (và điều đó, dù rất chậm cũng đang xảy ra), liệu Trung Quốc có mang toàn bộ xe tăng, tên lửa, máy bay, pháo dàn của mình dìm xuống biển Đông - Hoa Đông và chung sống hòa bình với các nước khác?
Cách đây ít ngày, hôm 6/5, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã ra báo cáo về tiềm lực quân sự của Trung Quốc năm 2013, trong đó tiết lộ Trung Quốc đang trong quá trình hiện đại hóa quân đội, đồng thời tăng cường quan hệ, trao đổi với quân đội các nước trên thế giới, trong đó có Mỹ.

Báo cáo cũng nhấn mạnh về việc phát triển ngành không gian vũ trụ của Trung Quốc, về những thành tựu trong việc nghiên cứu, phát triển máy bay tàng hình và về tiến trình phát triển tàu sân bay của Trung Quốc. Ngoài ra, một phần của báo cáo này cũng đưa ra những đánh giá về các loại vũ khí của Trung Quốc như tên lửa tầm trung và tầm ngắn, tên lửa chống tên lửa, vũ khí có khả năng vô hiệu hoá công nghệ không gian của đối thủ, vũ khí tấn công hệ thống mạng máy tính của quân đội.

Đánh giá về Hải quân Trung Quốc, báo cáo cho rằng vào năm 2014 Trung Quốc sẽ đưa vào sử dụng hệ thống tên lửa đối hải, đối đất, chống ngầm, được trang bị trên tàu khu trục lớp Lữ Dương 3 (052D). Đồng thời, Trung Quốc có kế hoạch đóng 12 tàu khu trục lớp Lữ Dương 3 (052D) để thay thế cho loại tàu khu trục lớp Lữ Đại.

Hiện nay Trung Quốc cũng đang tiếp tục đóng và nâng cấp tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Khải 2 (054A), theo kế hoạch này thì Trung Quốc sẽ đóng nhiều hơn 6 tàu loại này (hiện nay Trung Quốc có 12 tàu trong biên chế của Hải quân). Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang cho đóng loại tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Giang Đảo (056)…


(Sohoa)

>> Việt Nam - Đối thủ đáng ghờm nhất của TQ trên biển Đông

Chinese Today nhận định, trong số 5 nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là "đối thủ đáng ngại" nhất và Việt Nam là nước sẵn sàng đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông.

>> Nhìn lại chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979

Tờ Chinese Today tự xem như là phiên bản của tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc và Văn Hối - Hong Kong ở hải ngoại ngày 7/5 đăng bài phân tích với nội dung trên.

Bài báo khẳng định, trong số các bên tranh chấp trên Biển Đông, mặc dù Philippines luôn tỏ ra "cứng đầu" trước Trung Quốc khi công khai khởi kiện đường lưỡi bò phi pháp và những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng Manila sẽ không dám chủ động gây chiến với Bắc Kinh.

Sở dĩ Philippines "không dám tiến hành chiến tranh với Trung Quốc" ở Biển Đông, theo tờ báo là vì trong lịch sử Manila chưa từng phát động chiến tranh, sự chuẩn bị về mặt thực lực quốc phòng hiện nay lại quá yếu, người dân hoàn toàn lạ lẫm với chiến tranh nên dù có Mỹ chống lưng, Philippines cũng "không dám".

Nhưng Việt Nam thì hoàn toàn khác. Chinese Today cho rằng, trải qua chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh biên giới mấy chục năm liên miên, Việt Nam trở thành quốc gia "thành thục nhất Đông Nam Á" đối với chiến tranh (chống xâm lược), lực lượng quân sự hùng hậu, chuẩn bị đầy đủ, đặc biệt trong lịch sử Việt Nam từng nhiều lần bị Trung Quốc xâm lược nên ý thức cảnh giác rất cao, Chinese Today nhận định.

Không chỉ như vậy, trong những năm gần đây, theo tờ báo này Việt Nam đã không ngừng phát triển quan hệ với các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trong số 5 nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là "đối thủ đáng ngại" nhất và Việt Nam là nước sẵn sàng đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông.

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 7 (ADMM-7) tại Thủ đô của Brunei, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.

Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khẳng định Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi, có nhiều nét tương đồng, nhất là trong lịch sử chống ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc; hai nước đã và đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, giành được nhiều thành tựu quan trọng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Bộ trưởng Thường Vạn Toàn nêu rõ Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trân trọng mối quan hệ gắn bó, tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng. Bộ trưởng đánh giá cao việc Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất và thiết lập cơ chế ADMM+. Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa hai nước nói chung, quan hệ quốc phòng nói riêng lên một bước mới.

 Bộ trưởng Phùng Quang Thanh chúc mừng thành công Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, chúc mừng đồng chí Thường Vạn Toàn được cử giữ chức Ủy viên Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên Quốc vụ viện, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đại tướng bày tỏ niềm xúc động và chia sẻ trước những tổn thất lớn mà thiên tai, thảm họa gây ra đối với nhân dân một số địa phương của Trung Quốc, đặc biệt là hậu quả trận động đất xảy ra tại Tứ Xuyên tháng 4.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định: Đảng, Chính phủ, nhân dân và quân đội nhân dân Việt Nam luôn trân trọng, biết ơn sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Đảng, Chính phủ, nhân dân và quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay.

Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp và bền vững lâu dài với Trung Quốc. Việc tăng cường hợp tác, đoàn kết hữu nghị, hiểu biết tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc là nhân tố quan trọng để giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh giữa Việt Nam và Trung Quốc còn một số vấn đề tồn tại trên biển do lịch sử để lại. Hai bên cần nghiêm chỉnh tuân thủ Thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, cùng nhau giải quyết tranh chấp trên biển thông qua đàm phán hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nỗ lực thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc…

Về hợp tác quốc phòng, hai bên cần tiếp tục thúc đẩy chiến lược đối thoại quốc phòng, đẩy mạnh tiếp xúc, giao lưu, tham vấn ở các cấp để tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau; sớm triển khai đường dây nóng ở cấp Bộ Quốc phòng và cấp quân khu, Bộ đội Biên phòng; trao đổi về đào tạo học viên.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã trao cho Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thư mời thân nhân gia đình các đồng chí Trần Canh, Vi Quốc Thanh, Nguyễn Sơn và các cựu chiến binh Trung Quốc từng sang giúp đỡ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước trước đây sang thăm Việt Nam.

Bộ trưởng trân trọng mời Bộ trưởng Thường Vạn Toàn cùng phu nhân sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam và đề nghị Bộ trưởng Thường Vạn Toàn chuyển lời mời hai đồng chí Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc: Phạm Trường Long, Hứa Kỳ Lượng và các đồng chí lãnh đạo khác của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc sang thăm Việt Nam.

Bộ trưởng Thường Vạn Toàn vui vẻ nhận lời mời và sẽ sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào thời điểm thích hợp.


(Nguồn : Sohoa)

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

>> Đánh hay không đánh Iran ?

Đánh hay không đánh Iran đang là vấn đề tranh cãi giữa Mỹ và Israel. Để ngăn chặn khả năng tấn công của Israel, Mỹ đã quyết không cung cấp cho đồng minh này một thứ vũ khí bí mật là bom phá boongke.

>> Chiến tranh thế giới thứ 3 xảy ra nếu Mỹ đánh Iran
>> Israel "không hề ngán" Iran

Nhân chuyến thăm tới Israel mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Mỹ và Israel đã công bố một hợp đồng vũ khí trị giá nhiều tỷ USD. Theo đó, Mỹ sẽ bán cho Israel phiên bản tên lửa diệt radar mới nhất, máy bay tiếp nhiên liệu KC-135, các hệ thống radar tiên tiến dành cho máy bay chiến đấu cũng như một số máy bay V-22 Osprey.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố đây là các loại vũ khí mới của Mỹ và tiên tiến nhất trong khu vực. Khi được hỏi về ý nghĩa của hợp đồng này, ông Chuck Hagel đã úp mở khi khẳng định đây là thông điệp rõ ràng đối với Iran.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (trái) trong chuyến thăm Israel mới đây

Tuy nhiên, giới chuyên gia đã phát hiện ra một “khiếm khuyết” quan trọng trong hợp đồng này là sự vắng mặt của bom phá boongke.

Đây là loại vũ khí mà Israel luôn khao khát có được nhằm đảm bảo chắc thắng cho một chiến dịch quân sự chống Iran.

Mỹ hiện đang sở hữu loại bom xuyên boongke lớn nhất thế giới là GBU-57 do Boeing chế tạo. Bom dài 6,2 m, đường kính 0,8 m và nặng xấp xỉ 14 tấn. Ngoài GBU-57, Mỹ còn có sát thủ boongke nổi tiếng khác là GBU-28. Tuy nhiên, loại này chỉ nặng 2,3 tấn.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bom xuyên bê tông GBU-57 của Mỹ

Hiện không quân Mỹ sở hữu khoảng 20 quả GBU-57 và sẽ trang bị cho máy bay ném bom B-2. Mỗi chiếc B-2 có thể mang 2 quả GBU-57 để xâm nhập sâu vào bên trong lãnh thổ đối phương và tấn công các hầm ngầm sâu dưới lòng đất.

Bom GBU-57 được điều khiển bằng hệ thống GPS, đảm bảo độ chính xác tuyệt đối và có thể đánh trúng mục tiêu nằm trong boongke ở độ sâu từ 8-60 m trong lòng đất. Giới chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá đây là loại bom duy nhất có thể phá hủy các cơ sở hạt nhân của Iran vì hầu hết chúng được đặt sâu trong lòng núi đá.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bom xuyên bê tông GBU-28

Israel hiện cũng sở hữu một số loại bom xuyên bê tông, song không thể đe dọa tới các mục tiêu hạt nhân của Iran. Thiếu bom xuyên bê tông của Mỹ, các đòn tấn công đường không của Israel chỉ có khả năng gãi ngứa cho các cơ sở hạt nhân của Iran. Lựa chọn duy nhất còn lại của Israel là tấn công Iran bằng bộ binh, một lựa chọn đầy mạo hiểm và khó có tính khả thi.

Giới phân tích cho rằng Mỹ không bán cho Israel loại bom phá boongke, chìa khóa quan trọng để tấn công Iran, vì Mỹ không muốn xảy ra một cuộc chiến ở khu vực Trung Đông trong thời điểm hiện nay. Việc Israel phát động một cuộc chiến chống Iran sẽ kéo theo nhiều vấn đề đối với Mỹ cũng như các nước đồng minh của Mỹ tại Trung Đông. Khi bị dồn vào chân tường, Iran có thể sẽ tấn công trả đũa vào bất kỳ mục tiêu nào có thể và gây ra các hậu quả khôn lường.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom B-2 của Mỹ

Một lý do khác khiến Mỹ không muốn bán loại bom phá boongke cho Israel là vì Mỹ không thể bán các phương tiện mang loại bom này cho Israel. Bom phá boongke GBU-57 của Mỹ nặng gần 14 tấn. Hiện có hai loại máy bay có thể mang được loại bom này là B-52 và B-2, cả hai Israel hiện không có. Nếu bán bom GBU-57, Mỹ sẽ phải bán cả máy bay cho Israel. Trong trường hợp Israel sử dụng máy bay và bom do Mỹ bán cho để tấn công Iran, Mỹ sẽ không khỏi bị liên lụy.

Ngoài ra giới phân tích cho rằng Mỹ hiện vẫn đang “cầu giờ” để tìm kiếm một giải pháp ngoại giao. Lý do để Mỹ hy vọng là cuộc bầu cử tổng thống Iran vào tháng Sáu tới với khả năng nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ có một Tổng thống mới thay đổi theo hướng Mỹ mong muốn.

Tuy nhiên, việc Mỹ không bán bom xuyên boongke cho Israel chỉ là bước trì hoãn trước mắt. Cả Mỹ và Israel đều có những nước đi riêng nhằm chuẩn bị cho một hành động quân sự chống Iran.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Kịch bản Israel có thể không kích vào các cơ sở hạt nhân của Iran

Chuyên gia Anthony Cordesman thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington nhận định: "Thực tế, Israel đang là mối đe dọa hiện hữu nghiêm trọng hơn nhiều đối với Iran, chứ không phải Iran có thể đe dọa Israel trong tương lai gần".

Không loại trừ trường hợp Israel bất chấp áp lực từ phía Mỹ sẽ tiến hành một cuộc tấn công quân sự chống Iran. Khi đó, nhiệm vụ mà Israel phải giải quyết là hạ gục ngay lập tức khoảng 2.000 mục tiêu, bao gồm các cơ sở hạt nhân, các căn cứ quân sự và tên lửa, và các hệ thống phòng không.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
F-15I, một trong những loại vũ khí Israel có thể sử dụng để không kích Iran

Về phía Mỹ, việc nước này vẫn đang lưỡng lự trước khả năng can thiệp quân sự chống Syria cho thấy Mỹ có thể sẽ dồn toàn lực cho một cuộc chiến chống Iran trong tương lai không xa. Nhà cựu đàm phán hàng đầu của Mỹ Aaron David Miller mới đây cho rằng việc đứng ngoài cuộc khủng hoảng Syria sẽ cho ông Obama sự linh hoạt và nhiều lựa chọn hơn trong vấn đề Iran.

Giới phân tích đã cảnh báo, một khi các cơ hội đàm phán và giải pháp ngoại giao bị bỏ lỡ, một cuộc chiến tranh quy mô lớn với những hậu quả khủng khiếp nhiều khả năng sẽ nổ ra ở Trung Đông.


(DVO)

>> Nhật khiến TQ ‘rụng rời tay chân’, Châu Á lo ngại

Tại hội nghị Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 25/4/2013 đã đưa ra Tuyên bố chung có nội dung “nhấn mạnh tính phi nhân đạo của vũ khí hạt nhân, không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào”, nhưng Nhật Bản, nước duy nhất bị hại bởi vũ khí hạt nhân, đã không ký Tuyên bố này.

>> Xung đột Trung - Nhật và bài học 100 năm
>> Khi tàu khu trục Aegis Nhật Bản và "Aegis Trung Quốc" so găng
Giải thích về điều này, đại diện Chính phủ Nhật Bản là Đại sứ Mari Amano nói: “Tuy bày tỏ tán thành với tính chất phi nhân đạo của việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng việc không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào không phù hợp với chính sách bảo đảm an ninh của Nhật Bản”. Chấm hết.

Rõ ràng, những quốc gia có VKHN thì họ không bao giờ ký vào Tuyên bố này, bởi vì hoặc là vô nghĩa, không ai tin hoặc là họ phải hủy bỏ ngay toàn bộ VKHN, giữ làm gì cái đồ vô dụng, “không được dùng trong bất kỳ trường hợp nào” nhưng tốn kém và vô cùng nguy hiểm đó? Điều này có bao giờ xảy ra không? Xin thưa là không bao giờ.

Rốt cuộc, trong 74 quốc gia ký vào tuyên bố này, đương nhiên là những quốc gia không có và không có khả năng chế tạo được VKHN. Vì thế, tuyên bố của 74 quốc gia này giống như một lời “cầu xin Chúa ban phước lành” mà thôi, không hơn không kém.

Nhưng Nhật Bản thì không, dù không có VKHN. Tại sao? Có 2 lý do.

Trước hết, cho đến lúc này, khối mâu thuẩn Trung Quốc – Nhật Bản có từ quá khứ và hiện tại đã bộc lộ đỉnh điểm và không thể che giấu được nữa. Đó là sự hận thù dân tộc bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang thắng thế đẩy lên cao; đó là sự đối đầu về địa chính trị, đia quân sự và địa kinh tế không thể dung hòa bởi tham vọng quá lớn trong sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Nhật Bản, một cường quốc kinh tế, nhưng tại sao Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng, xem thường, coi như “con gà” muốn giết lúc nào thì giết để dọa “khỉ” Mỹ, trong khi hơn 30 năm nín nhịn, chờ thời, mới đuổi kịp Nhật Bản năm 2010 về GDP?

Đơn giản dễ hiểu là vì Trung Quốc có 2 thứ mà Nhật Bản không có (vì Nhật Bản dựa vào ô của Mỹ và đang bị trói buộc bởi Hiến pháp hòa bình), đó là tên lửa đạn đạo (TLĐĐ) và vũ khí hạt nhân (VKHN).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mục tiêu của tên lửa DF-21C của Trung Quốc đang nhắm tới Nhật Bản, trong khi Nhật Bản có TLĐĐ để nhắm vào Trung Quốc hay không?

Mới đây, một vị tướng Trung Quốc đe dọa sẽ sử dụng VKHN nếu “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc bị uy hiếp, trong khi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang bị Nhật Bản quản lý, là nơi xảy ra tranh chấp quyết liệt cũng được Trung Quốc cho là “lợi ích cốt lõi”…

Đành rằng trên đất Nhật Bản có căn cứ quân sự của Mỹ, nhưng khi sử dụng đòn hạt nhân hay TLĐĐ, Trung Quốc đâu có dại nhằm vào đó để buộc Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác là thực hiện đòn trả đũa. Trung Quốc sẽ nhằm vào chỗ khác trên đất Nhật Bản để Mỹ có thời gian lựa chọn mà “tính toán thiệt hơn”.

Tất cả những điều trên liệu Nhật Bản có biết cái “thiệt, hơn” trong đầu của Mỹ là gì? Và do đó có yên tâm dựa vào “ô hạt nhân” của Mỹ không?...

Với tình thế đó, việc Nhật Bản không ký vào tuyên bố “không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào” là “đừng có ngạc nhiên”.

Với tình thế đó Nhật Bản không thể ngây thơ để “xin Trung Quốc ban phước lành, đừng dùng đòn hạt nhân, tên lửa tầm xa vào đất Nhật Bản”.

Cuối cùng, Nhật Bản dù bị bại trận trong thế chiến thứ 2, nhưng là một cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới suốt hơn nửa thế kỷ qua trong khi Trung Quốc mới đuổi kịp (chỉ về tiêu chí GDP) năm 2010, cho nên Nhật Bản đang tích trữ một nội lực hùng hậu, một “thế năng” rất lớn.

Chẳng hạn như về năng lượng hạt nhân. Theo tiết lộ, kế hoạch của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản năm 1990 định ra thì đến năm 2010, Nhật sẽ cung ứng 85 tấn plutonium. Nhưng theo tính toán, lượng plutonium mà Nhật yêu cầu đến năm 2010 nhiều nhất cũng chỉ hơn 20 tấn. Như vậy, đến năm 2010 Nhật sẽ dư thừa hơn 60 tấn plutonium.

Được biết, cứ khoảng 1 tấn plutonium có thể chế tạo được 120 đầu đạn hạt nhân thì Nhật Bản có đủ nguyên liệu chế tạo ra 7200 đầu đạn hạt nhân.

Về kỹ thuật, Nhật Bản có đủ đội ngũ chuyên gia giỏi và nhân viên kỹ thuật trình độ cao, tay nghề chắc trên mọi lĩnh vực chuyên môn liên quan đến nghiên cứu chế tạo VKHN

Nhật Bản đã nghiên cứu thành công máy tính siêu cao tốc, vận hành tốc độ 600 tỉ lần/giây; với loại máy này hoàn toàn có thể mô phỏng thực thử nghiệm nổ hạt nhân giúp cho việc tiếp tục nghiên cứu chế tạo và hoàn thiện VKHN kiểu mới.

Nhật Bản nhanh chóng có thể nắm vững bí quyết vận dụng máy tính tiến hành thử nghiệm nổ hạt nhân phi giới hạn, đồng thời qua đó có thể tiến hành thử nghiệm chế tạo và cải tiến tính năng của đầu đạn VKHN mà không ai biết , không giống như Triều Tiên hay Iran.

Như vậy có thể nói việc Nhật Bản không ký vào tuyên bố “không sử dụng VKHN trong bất kỳ trường hợp nào” (lưu ý là trong khi Nhật Bản không có VKHN) với lời giải thích ngắn gọn nhưng đầy hàm ý đã gửi đến cho các quốc gia có VKHN và quốc gia đòi lăm le sử dụng VKHN, một thông điệp mà chắc rằng không ai có thể nghĩ khác đi, đó là:

“Hãy cẩn trọng với VKHN, sử dụng nó là vô nhân đạo nên đừng đem nó ra dọa nạt nhau. VKHN hay TLĐĐ đối với Nhật Bản là không thành vấn đề. Vấn đề của Nhật Bản là tuyên bố có lúc nào, bao nhiêu và sự hiện đại tiên tiến ở mức độ nào mà thôi”.

Người Mỹ sẽ làm gì? Mỹ chắc là OK, Ixrael hay Nhật Bản có gì là khác nhau với Mỹ, vả lại, đâu phải dễ dàng khống chế được Nhật Bản khi Trung Quốc càng ngày càng hung hăng.

Người dân khu vực châu Á-TBD chẳng thích thú gì việc quốc gia nào cũng sở hữu VKHN, nhưng khi có quốc gia sở hữu VKHN lại tỏ ra hung hăng, bất chấp, đe dọa giáng vào quốc gia không có VKHN thì hết sức thông cảm với Nhật Bản… tuy hết sức lo ngại.

Báo chí Trung Quốc chẳng có bình luận nào sâu vào động thái này của Nhật Bản bởi vì bình luận càng sâu khiến càng “rụng rời tay chân”. Việc ông tướng về hưu La Viện hô hào đòi LHQ “bóp chết tiềm lực hạt nhân của Nhật Bản từ trong trứng” là đã quá muộn. “Trứng” đã đủ lông đủ cánh và chỉ cần một cái nhún chân nhẹ là con đại bàng Nhật Bản tung cánh.

Vấn đề chỉ là thời gian khi nào?

Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe tuyên bố: "Chỉ trong vòng 2 năm nữa thôi, tương quan sức mạnh quân sự Trung - Nhật sẽ bị phá vỡ triệt để".

Trung Quốc có hiểu điều gì không hay là bất chấp hay là như không nghe thấy để che dấu sự hoảng hốt?

Tại sao Trung Quốc biết thực hiện sách lược “giấu mình, chờ thời”, bắt tay nhún nhường với Mỹ, Nhật Bản để “trỗi dậy” mà Nhật Bản lại không?

Thật ra, sau thất bại trong cuộc tranh thế giới lần 2, hơn ai hết Nhật Bản đã hiểu bài học về thói ngạo mạn, hung hăng, về ý muốn “mặt trời không bao giờ lặn trên đất Nhật”.

Từ những nỗi đau đầy máu và nước mắt khi bị 2 quả bom nguyên tử, nhưng người Nhật đã làm cho cả thế giới phải sững sờ khi họ biết cách để nuốt nước mắt lẫn máu vào trong trái tim câm lặng của mình để bắt tay với người Mỹ.

Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật năm 1951 đã giải phóng cho nước Nhật khỏi mọi gánh nặng chạy đua vũ trang và nước Nhật, đất nước vừa nhỏ (377.600km2) lại vừa chật chội (130 triệu dân – 2005), 4.000 hòn đảo nhưng chỉ có chưa đầy 10% đất đai có thể canh tác, tài nguyên chủ yếu là “động đất và sóng thần” có được vị trí, vai trò như bây giờ khiến thế giới ngưỡng mộ, kính trọng.

Xem ra dù đang còn non nớt nhưng Trung Quốc cũng đang cố tập tễnh đi vào con đường mà Nhật Bản đã đi, đã từng biến mình thành nạn nhân.

Tham vọng quá lớn, khả năng hạn chế, bộc lộ quá sớm Trung Quốc khó có thể vượt qua được “lời nguyền Nhật Bản”.


(Nguồn : Lê Ngọc Thống - DVO)

>> So sánh lực lượng vũ trang Nga - Mỹ

Cách đây không lâu, báo “Bình luận quân sự độc lập” của Nga đã đăng bài “So sánh lực lượng vũ trang Nga- Mỹ“ của tác giả X.Iuferev. Xin được lược dịch để bạn đọc tham khảo.

>> Chiến tranh Nga Mỹ sẽ xảy ra tại Syria?



Trong điều kiện hiện nay khó có thể hình dung là một cuộc xung đột quân sự chỉ giữa hai nước Nga - Mỹ lại có thể xảy ra. Nếu có một cuộc xung đột như vậy thì các quốc gia có chung đường biên giới cũng sẽ bị lôi kéo vào cuộc chiến.

Hơn nữa, Mỹ với tư cách là một nước thành viên NATO có thể trông đợi vào một sự hỗ trợ hoàn toàn, nếu không phải là của toàn khối, thì ít nhất cũng từ một đồng minh Châu Âu chủ chốt là nước Anh. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chúng ta hãy chỉ thử phân tích xem quân đội hai nước có gì trong tay để đối đầu nhau.

Các thông tin để so sánh đều lấy từ các nguồn công khai mà bất cứ ai cũng có thể tiếp cận được nếu muốn. Phần lớn các số liệu về số lượng các loại vũ khí và sinh lực là thuộc loại thông tin bí mật, cho nên nếu có được công bố thì thường bị chậm, chính vì thế mà các con số thực có thể ít hơn hoặc nhiều hơn số liệu được dẫn ra dưới đây.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tăng Т-90

Thứ nhất - về quân số

Có thể bắt đầu việc so sánh tiềm lực quân sự của hai cường quốc bằng so sánh dân số của hai nước. Dân số Nga đến ngày 01/01/2013 là 143.347.059 người, dân số Mỹ đến tháng 12/2012 là 314.895.000 người.

Từ các con số trên có thể thấy là trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn cầu thì Mỹ có thể huy động lực lượng nam giới khỏe mạnh cầm vũ khí nhiều hơn so với Nga.

Tiềm lực lực lượng dự bị động viên của Nga được đánh giá vào khoảng 31 triệu người, còn Mỹ là 56 triệu người (nếu tính toàn bộ nam giới từ 17 đến 49 tuổi thì không ít hơn 109 triệu người).

Tuy nhiên, cũng nên hiểu rằng dĩ nhiên là Mỹ không thể huy động toàn bộ lực lượng trên. Để duy trì một quân đội với quân số như vậy sẽ không đủ vũ khí, đạn dược, lương thực, quân trang và dịch vụ hậu cần vận tải sẽ biến thành một địa ngục thực sự.

Nếu tiến hành chiến tranh tiêu hao thì việc bù đắp tổn thất của Mỹ sẽ hiệu quả và kéo dài được hơn nhiều so với Nga. Nga cũng chưa có lực lượng dự bị chuyên nghiệp. Công việc xây dựng lực lượng dự bị động viên chuyên nghiệp hiện mới chỉ đang trong giai đoạn bắt đầu.

Quân số lực lượng vũ trang Nga có thể tăng đến 1 triệu người, trong đó số quân có trong biên chế là 70.000 người, còn khoảng 300.000 là lính nghĩa vụ. Quân đội Mỹ được chuyên nghiệp hóa hoàn toàn với quân số là 1,4 triệu người và có khoảng 1,1 đến 1,3 triệu người là lực lượng dự bị động viên hoặc quân dự bị.

Tất cả họ (lực lượng dự bị động viên và quân dự bị) đều có hợp đồng với Bộ quốc phòng, thường xuyên được tham gia các cuộc tập trận và huấn luyện tác chiến và trong trường hợp cần thiết có thể được gọi vào đội quân thường trực.

Theo học thuyết quân sự “Duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Các ưu tiên quốc phòng thế kỷ XXI“ được công bố năm 2012 thì quân đội Mỹ chỉ có thể sẵn sàng tiến hành 01 cuộc chiến tranh quy mô lớn và đồng thời kiềm chế các hành động xâm lược của đối phương ở các khu vực khác nhau trên Trái đất.

Trước đó, Mỹ cho rằng nước này có thể tiến hành đồng thời 02 cuộc chiến tranh quy mô lớn. Xuất phát từ học thuyết trên, có thể thấy trong trường hợp tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược chống Nga, Mỹ có thể sử dụng một phần lớn lực lượng vũ trang của mình.

Thứ hai - trang bị kỹ thuật của lục quân

Lực lượng xung kích chủ yếu của lục quân là xe tăng. Trong trang bị của Lục quân Mỹ đến năm 2012 có 1.963 tăng “Abrams” biến thể M1A2, trong số đó có 588 xe tăng đã hiện đại hóa theo phiên bản M1A2SEP. Ngoài ra, Mỹ còn có khoảng 2.400 tăng M1A1 và khoảng 2.385 tăng M1 đang được niêm cất.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tăng "Abrams" М1А2 biên chế Quân đội Mỹ

Loại tăng hiện đại nhất của Lục quân Nga là T-90. Tất cả có 500 xe tăng loại này với 2 phiên bản là T-90A và T-90AK hiện có trong biên chế.

Điều đó có nghĩa là, nếu chỉ tính những loại tăng hiện đại nhất thì giữa hai bên có một sự cân bằng tương đối.

Ngoài loại tăng trên, đến năm 2010 Lục quân Nga còn có 4.500 tăng T-80 với các biến thể khác nhau đã qua sửa chữa lớn (đại tu).

Hiện tại, các đơn vị và các kho bảo quản còn có khoảng 12.500 tăng T-72 nhiều biến thể khác nhau.

Như vậy, chỉ cần 1/3 tất cả các loại xe tăng nói trên được đưa vào sử dụng thì số lượng cũng đã vượt số tăng của Mỹ. Nếu tính đến việc Mỹ không thể triển khai toàn bộ số xe tăng đang có để chống Nga thì ưu thế số lượng của Nga là tuyệt đối. Tính tổng số thì ưu thế về tăng của Nga sẽ vượt Mỹ ít nhất 2,5 lần.

Trong trang bị của Lục quân Mỹ còn có khoảng 6.500 xe chiến đấu bộ binh “Bradly”, còn Nga có khoảng 700 xe chiến đấu bộ binh BMP-3, 4.500 BMP-2 và gần 8.000 BMP-1.

Nga có khoảng 4.900 xe vận tải bọc thép từ BTR-70 đến BTR-80A. Dự định đến năm 2020 tất cả các xe vận tải bọc thép sẽ được hiện đại hóa và nâng cấp lên thành BTR-82A (AM).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành МСТА-С

Bộ đội đổ bộ đường không Nga sở hữu 1.500 xe chiến đấu đổ bộ tất cả các biến thể và khoảng 700 BTR-D (xe vận tải bọc thép dành cho lính đổ bộ đường không – ND). Quân đội Mỹ sở hữu số lượng xe vận tải bọc thép lớn hơn nhiều- tới gần 16.000 chiếc.

Một trong những thành tố quyết định thắng lợi của các chiến dịch trên bộ vẫn là các đợt pháo bắn chuẩn bị. Hiện nay Lục quân Mỹ có khoảng 2.000 pháo tự hành và 1.500 pháo xe kéo.

Lục quân Nga, theo số liệu năm 2010, có hơn 6.800 pháo tự hành và 7.500 pháo xe kéo. Trong số đó có 4.600 khẩu là pháo 122 mm D-30 sẽ được đưa ra khỏi trang bị cuối năm 2013.

Ngoài ra, Nga còn có gần 3.500 dàn pháo phản lực bắn dàn, trong khi đó Lục quân Mỹ chỉ có khoảng 830 dàn pháo kiểu này.

Như vậy, về mặt lý thuyết Quân đội Nga có ưu thế về pháo tự hành so với Mỹ là 3,4 lần, pháo xe kéo là 5 lần (sẽ là 1,9 lần sau khi thanh lý pháo D-30), còn về pháo phản lực bắn dàn thì Nga hơn Mỹ 4,2 lần.

Tuy nhiên, theo biên chế trực tiếp của các lữ đoàn và các căn cứ quân sự thì trong lực quân Nga chỉ có 2.500 xe tăng. Để khẳng định điều này không khó khăn lắm và chỉ cần làm một phép tính đơn giản. Trong Lục quân Nga chỉ có 4 lữ đoàn tăng độc lập, mỗi lữ đoàn được trang bị từ 91 đến 94 tăng chiến đấu cơ bản. Lục quân Nga cũng có 30 lữ đoàn bộ binh cơ giới, mỗi lữ đoàn có 01 tiểu đoàn tăng với 41 chiếc. Các xe tăng còn lại hiện nằm tại các kho niêm cất và sửa chữa phương tiện kỹ thuật quân sự. Tình hình đối với pháo binh cũng tương tự như vậy.

Ngoài xe tăng và các loại xe thiết giáp nói trên, Lục quân 2 nước có một số lượng lớn các máy bay lên thẳng. Lục quân Mỹ có 2.700 máy bay lên thẳng chiến đấu. Lục quân Nga có ít hơn- 1.368 chiếc (ít hơn 2 lần).

Thứ ba - về không quân

Không quân Mỹ thực sự là một lực lượng đáng gờm, nếu tính theo số lượng máy bay chiến đấu thì Không quân Mỹ đứng đầu thế giới.

Trong thành phần của các đơn vị thường trực (năm 2011) lực lượng này có 144 máy bay ném bom chiến lược (66 B-1, 20 B2 và 58 B-52), 297 máy bay cường kích A-10, 1.629 máy bay tiêm kích (471 F-15, 968 F-16, 179 F-22, 11 F-35).

Cần ghi nhận rằng Mỹ là nước duy nhất trên thế giới có máy bay tiêm kích thế hệ 5 (máy bay F-22 Raptor). Ngoài ra, Hải quân Mỹ (số liệu năm 2008) cũng có 867 máy bay tiêm kích - cường kích F/A-18. Tổng cộng số lượng các máy bay chiến đấu (không tính máy bay dự trữ) – 2.937 chiếc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
F-22 Raptor

Thành phần của Không quân Nga được giữ bí mật, điều đó có nghĩa là những số liệu dẫn ra dưới đây có chỗ nào đó không chính xác. Lực lượng thường trực của Không quân Nga có 80 máy bay ném bom chiến lược (16 Tu-160, 64 Tu-95MS), 150 máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3, 241 máy bay cường kích Su-25, 164 máy bay ném bom chiến trường Su-24M và M2, 26 máy bay ném bom chiến trường Su-34.

Không quân tiêm kích có tổng cộng 953 máy bay (282 MiG-29, 252 MiG-31, 400 Su-27, 9 Su-30 và 10 Su- 35S. Tổng cộng số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Nga là 1.614 chiếc (con số tương đối). Như vậy, không quân của đối phương (Mỹ) có ưu thế gấp 2 lần về số lượng.

Tuy vậy, có một thực tế là hiện nay Không quân Nga đang tích cực hiện đại hóa và tái trang bị. Số lượng máy bay chiến đấu hiện đại sẽ nhanh chóng tăng lên, sẽ đưa vào trang bị máy bay thế hệ 5 của Nga – PAK FA (máy bay của không quân chiến trường trong tương lai).

Không những thế, nếu căn cứ vào các khả năng của mình thì Su-35S trên thực tế không thua kém gì các máy bay thế hệ 5 (của Mỹ) và Không quân Nga đã lên kế hoạch sở hữu ít nhất là 48 chiếc máy bay loại này. Đến năm 2012, một nửa sô máy bay Su-27 đã được hiện đại hóa lên phiên bản Su-27 SMZ, và về thực chất thì nó đã là một loại máy bay khác và hoàn toàn có thể tác chiến ngang ngửa với tất cả các loại máy bay thế hệ 4. Các máy bay tiêm kích- đánh chặn MiG-31 cũng đang được nhanh chóng hiện đại hóa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-35S

Ngoài những yếu tố trên, Không quân Nga còn có một con bài rất lợi hại. Các tên lửa có điều khiển lớp “không đối không” hiện có trong trang bị của Không quân Nga có cự ly bắn xa nhất so với tất cả các loại tên lửa cùng loại hiện có.

Tên lửa R-37 mà máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31BM và máy bay tiêm kích Su-27, Su-35 được trang bị có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tới 300 km! Không chỉ có vậy, Nga đang nghiên cứu chế tạo tên lửa KS-172 có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly xa hơn- đến 400 km.

Tên lửa tầm trung RVV-SD có tầm bắn 110 km. Tên lửa có điều khiển bắn trong mọi điều kiện thời tiết của Mỹ hiện đại nhất ATM-120C7 và AIM-120D chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly lần lượt là 120 và 180 km .

Su-35, Su-27 và MiG-31BM với đài rada hiện đại và các tên lửa R-37 có cự ly bắn lớn hơn bất kỳ một loại tên lửa nào cùng loại của Mỹ đã cho phép khắc phục được một cách cơ bản những nhược điểm của mình so với máy bay tiêm kích thế hệ 5 hiện đại nhất của Mỹ là F-22 Raptor có bề mặt phản xạ rada ít hơn.

Còn đối với các loại tiêm kích kiểu F-15, F-15 và F/A-18 thì các loại máy bay trên của Nga dễ dàng đối đầu mà không gặp vấn đề gì lớn.

Và cuối cùng – Lực lượng phòng không

Con bài chủ yếu của Nga trong một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra, ngoài lực lượng không quân không phải là quá yếu kém, chính là hệ thống phòng không- một lực lượng có đủ khả năng làm cho không phận Nga trở thành bất khả xâm phạm đối với lực lượng không quân của bất kỳ đối phương tiềm năng nào. Mà thiếu sự yểm trợ của không quân thì không thể tiến hành thành công bất kỳ một chiến dịch quân sự trên bộ nào để chống lại các cụm lục quân tương đối mạnh của đối phương.

Nếu tính đến việc Lục quân Mỹ trong giai đoạn đầu của chiến dịch phải tiến hành các trận đánh xa căn cứ bàn đạp và tiếp tục phát triển, nếu Mỹ không chiếm được ưu thế trên không thì chiến dịch trên đã cầm chắc thất bại.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng không S-400

Trung tâm phân tích của Úc Air Power Australia đã đưa ra một bản báo cáo, trong đó có mục so sánh Không quân chiến đấu Mỹ với các phương tiện phòng không của Nga và đã nhận xét rằng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn thì khả năng sống sót của Không quân Mỹ trên thực tế hoàn toàn bị loại trừ vì các phương tiện phòng không như các hệ thống rada và các tổ hợp tên lửa phòng không của Nga đã đạt tới đỉnh phát triển cao nhất.

Hệ thống phòng không hiện đại S-400 của Nga nhìn chung không có đối thủ và vượt trội hơn hẳn so với Patriot của Mỹ.

Bên cạnh đó, thành phần xương sống của hệ thống phòng không Nga là các tổ hợp S-300 vẫn còn khả năng trừng trị bất kỳ một đối phương tiềm năng nào. Theo các số liệu của nhiều chuyên gia Châu Âu, hệ thống phòng không của Nga có thể tiêu diệt đến 80% các máy bay bất kỳ loại nào xâm nhập không phận Nga.

Các chuyên gia Nga khiêm tốn hơn và cho rằng con số trên vào khoảng 60 đến 65%, - tuy vậy, trong bất kỳ trường hợp nào (80 % hoặc 60- 65%) thì không quân đối phương cũng đã phải chịu đựng tổn thất không thể bù đắp được và không thể nào hồi phuc lại được.

Đến năm 2010, lực lượng phòng không Nga có khoảng 2.100 tổ hợp phóng S-300 các kiểu khác nhau, 9 tiểu đoàn S-400 với 72 tổ hợp phóng và đến năm 2020 dự định sẽ triển khai 56 tiểu đoàn S-400. Ngoài ra, tại các đơn vị còn có ít nhất 22 tổ hợp phòng không tầm gần – Pantsir-S1.

Chính các hệ thống phòng không Nga với vai trò là con bài chủ chốt và là “cái ô” là lực lượng có thể bảo vệ đất nước trước các cuộc xâm lược có thể xảy ra.

Dưới cái ô của hệ thống phòng không, đến năm 2020 Nga có thể bình tĩnh đổi mới căn bản lực lượng lục quân và không quân, bổ sung vũ khí và phương tiện kỹ thuật mới cho các lực lượng này. Và như vậy, sau năm 2020 xác suất xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp giữa Nga và Mỹ (hiện giờ đang rất thấp) sẽ xuống mức gần như bằng không.


(Lê Hùng - DVO)

>> Trung Quốc: bạn hữu hay kẻ thù tiềm tàng?

Phần lớn giới quân sự và chuyên gia Nga cho rằng, việc cung cấp vũ khí Nga cho Trung Quốc chính là nối giáo cho giặc, là trợ giúp kẻ thù tiềm tàng nhất của nước Nga.

>> Nga sẽ hối tiếc khi bán tàu ngầm Amur cho Trung Quốc
>> Theo báo Nhật : Nga - Trung rút cuộc vẫn đối đầu



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích J-15

Quan hệ Nga-Trung trong lĩnh vực quân sự nhìn từ bên ngoài xem ra gần như êm ả: Bắc Kinh đặt mua vũ khí, Moskva sẵn lòng mang chúng đến. Bởi thế mà những tranh cãi lẻ tẻ xem ra quá bất ngờ đối với người không hiểu chuyện. Nhưng trong những tháng gần đây, giới hạn của những scandal xì ra bên ngoài giữa hai đối tác rõ ràng đã vượt quá mức bình thường: người ta lại một lần nữa “đột ngột” phát hiện ra rằng, đám người Trung Quốc thực dụng hóa ra đang mua vũ khí Nga là để sao chép.

Nhưng đó có phải là sự khám phá gì không?

Cuối tháng 11/2012, quân đội Trung Quốc hể hả báo tin tiêm kích trên hạm J-15 do họ tự thiết kế cuối cùng đã cất và hạ cánh được trên tàu sân bay.

Nhưng các chuyên gia không bỏ qua dịp châm chọc cay độc rằng, chiếc J-15 “nguyên bản” kia là bản sao chép-làm nhái tiêm kích trên hạm thế hệ 4 Su-33 của Nga. Lẽ ra tất cả sẽ êm ở đây. Nhưng bộ quốc phòng Trung Quốc vì quá giận dỗi với những lời bịa đặt vu cáo đã thông qua phát biểu của phát ngôn viên Geng Yansheng bỗng vội vàng tuyên bố rằng, tiêm kích trên hạm J-15 của họ, trước hết hoàn toàn không phải là bản làm nhái Su-33 của Nga và hai là, hoàn toàn vượt trội máy bay Nga về nhiều tính năng.

Điều đó đã khiến một số chuyên gia cười cợt. Những người tác thì phẫn nộ về chuyện Trung Quốc sẽ đưa ra những thành quả hoạt động của các viện thiết kế vũ khí Liên Xô mà họ trắng trợn đánh cắp thành những thiết kế mới của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

Tháng 1/2013, lại có một tin giật gân mới: báo chí Trung Quốc tung tin Bắc Kinh đã thỏa thuận được với Moskva về việc mua dây chuyển sản xuất Tu-22M3. Tu-22M3 là máy bay ném bom tầm xa mang tên lửa có cánh hình tên thay đổi mà NATO gọi là Backfire.
Người ta nói rằng, các máy bay Tu-22M3 được lắp ráp tại Trung Quốc sẽ được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc với ký hiệu Н-10, trị giá hợp đồng Tu-22M3 là 1,5 tỷ USD.

Luồng thông tin khác lại nói đến việc Nga bán một lô lớn gồm 36 Tu-22M3 trị giá 1,5 tỷ USD cho Trung Quốc, còn nước này dự định sử dụng Tu-22M3 cho nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên biển. Nếu như hợp đồng đó trở thành hiện thực, nó sẽ làm thay đổi triệt để cán cân lực lượng trên toàn chiến trường Thái Bình Dương theo hướng có lợi cho Trung Quốc bởi lẽ Tu-22M3 trước hết là phương tiện mang tên lửa hành trình lắp đầu đạn hạt nhân.

Tiếp sau là phản ứng gần như lập tức của Moskva. Quan chức đại diện chính thức của hãng xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronoexport Vyacheslav Davidenko thông qua hãng ITAR-TAS đã tuyên bố rằng, hãng của ông “không có thông tin gì về việc hai bên thảo luận chủ đề này”, “đã và đang không tiến hành bất cứ hoạt động đàm phán nào với Trung Quốc về vấn đề này”. Và nói chung, “bình luận này được đưa ra ở dạng ngoại lệ”, bởi lẽ, như lời ông Davidenko, Rosoboronoexport tuân thủ nghiêm nguyên tắc chỉ bình luận các thông tin từ các nguồn tin chính thức mà các site Trung Quốc nêu trên không thuộc số đó”. Một cách không chính thức, ông ta còn nói thêm rằng, việc xuất khẩu Tu-22M3 ra nước ngoài “về nguyên tắc là không thể bời vì các máy bay này thuộc loại vũ khí chiến lược”.

Nhưng nếu như đây chỉ là tin vịt của báo chí thì việc gì phải quảng bá nó bằng cách phủ nhận ở cấp cao đến thế? Hơn nữa khi nói rằng chưa từng có đàm phán về chủ đề này với Trung Quốc, đại diện của Rosoboronoexport rõ ràng là đã giấu giếm. Vì trước đó, đã có thông tin rò rỉ trên báo chí nói rằng, theo đề xuất của Trung Quốc, vấn đề mua bán Tu-22M3 đã được thảo luận trong những năm 1990-2000. Năm 2005, chủ đề này lại một lần nữa “bất ngờ” được dựng lên trên báo chí để thăm dò, kiểm tra phản ứng của xã hội. Rõ ràng là Trung Quốc cực kỳ muốn có các máy bay ném bom mang tên lửa này. Trong không quân “chiến lược” của họ hiện giờ chỉ có loại máy bay cực kỳ cũ lạc hậu Н-6 vốn cũng là sao chép máy bay ném bom già cỗi Tu-16 của Liên Xô.

Bản thân việc đàm phán cũng đã có thể được tiến hành không thông qua Rosoboronoexport, còn “giá trị chiến lược” của Tu-22M3 tuy đã lạc hậu nhưng chưa chắc làm phiền lòng các chính trị giá trong Điện Kremlin. Có thể dự đoán rằng, điều khiến phía Nga e ngại là mong muốn quen thuộc của Bắc Kinh mua chỉ một lô nhỏ, 3-5 chiếc, thậm chí không phải để sao chép chúng một cách vớ vẩn mà theo các chuyên gia là để kiếm được một cách rẻ tiền các công nghệ và kiến thức cho phép họ tự thiết kế các máy bay ném bom chiến lược.

Ngay từ khi thông tin về khả năng bán Ту-22М3 mới chỉ vừa được tung ra, các nhà quan sát đã không loại trừ khả năng nó được tung ra chỉ để chuẩn bị dư luận cho khả năng bán cho Trung Quốc các máy bay chiến đấu khác, ví dụ như máy bay ném bom Su-34 và/hoặc tiêm kích đa năng Su-35.
Cuối tháng 1/2013, đã có thông báo chính thức đầu tiên: trong cuộc đàm phán ở Bắc Kinh, vấn đề bán Su-35 cho Trung Quốc đã được thảo luận. Tháng 2, điều đó đang trở thành hiện thực: tại triển lãm vũ khí INDEX-2013 khi đó đang diễn ra ở Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, trưởng đoàn Nga, Phó Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự FSVTS Vyacheslav Dzirkaln đã thông báo, hiệp định liên chính phủ Nga-Trung về việc bán cho Trung Quốc một lô tiêm kích Su-35 đã được ký kết.

***


Sớm hay muộn, vũ khí Trung Quốc cũng đã nhất định bắt đầu bắn vào những người lính Xô-viết. Hoặc vào các đồng minh của Liên Xô. Điều đó đã xảy ra trong các trận đánh trên biên giới Xô-Trung, trên đảo Damansky và ở khu vực Zhalanashkol, ở đó những tên lính Trung Quốc đã bắn vào các chiến sĩ biên phòng của chúng ta từ những khẩu súng sản xuất sao chép theo giấy phép của Liên Xô. Ở Afghanistan, một tỷ lệ rất lớn vũ khí có trong tay phiến quân Afghanistan cũng mang mác Trung Quốc. Bằng những khẩu súng Trung Quốc sao chép vũ khí Liên Xô, người ta cũng đã chiến đấu chống lại các đồng minh ở châu Phi khi đó của Liên Xô là Angola, Mozambique, Ethiopia…

Trong giới quân sự và chuyên gia Nga tồn tại một luồng ý kiến phổ biến cho rằng, việc cung cấp vũ khí Nga cho Trung Quốc chính là nối giáo cho giặc, là trợ giúp kẻ thù tiềm tàng nhất của nước Nga bất luận những món tiền thu từ các hợp đồng xuất khẩu vũ khí có béo bở đến đâu.


(Nguồn : Vietnamdefence)

>> Quân cảng Cam Ranh - Quân át chủ bài của Việt Nam

Sau chuyến thăm cảng Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, cảng Cam Ranh vốn đã không chỉ một lần trở thành phần thưởng trong cuộc tranh đấu giữa các đại cường một lần nữa lại nằm trong trường nhìn của chúng ta.

>> Quân cảng Cam Ranh, điều ít biết



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Nhiều dấu hiệu chỉ ra rằng, ở hiệp đấu này của ván cờ lớn giữa Nga và Mỹ, người chiến thắng tạm thời là Nga, quốc gia đang nỗ lực đáng kể để xúc tiến lợi ích của mình trong khu vực.

Tuy nhiên, liệu nước Mỹ có từ bỏ mộng báo thù? Xuất phát từ những lợi ích quan trọng sống còn của mình, Việt Nam sẽ ứng xử thế nào? Cuối cùng, khi ầm ĩ lắng xuống, tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến an ninh của Trung Quốc?


Mỹ sẽ thực hiện những hành động ráo riết nhất để giành lấy Cam Ranh

Trên khắp châu Á và cả thế giới này, thật khó tìm được một hải cảng như Cam Ranh: trong vẻn vẹn chưa đầy 100 năm, vịnh này đã kịp nằm trong tay cả người Mỹ, cả trong tay Liên Xô. Trong thập kỷ 1960-1970, trong thời gian chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, đây là căn cứ hậu cần lớn nhất của Mỹ trong khu vực; khi người Mỹ rút quân, tại đây cũng đã thiết lập căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô. Vậy đây là hải cảng như thế nào? Tại sao nó lại có tầm quan trọng như thế?

Chúng ta hãy nhìn lên vị trí địa lý của căn cứ này. Nó nằm ở bờ biển đông nam của Việt Nam, ở chót của doi đất nhô ra Biển Đông. Ngay đối diện, đằng sau nhiều kilômet không gian biển là vịnh Subic của Philippines. Từ Cam Ranh có thể với tay là tới cả eo biển Luzon lẫn eo biển Malacca, hải cảng này nằm trên tuyến đường biển Hongkong-Singapore.

Vịnh Cam Ranh được hai bán đảo bao bọc từ hai mặt, tạo ra một vũng tàu trong và một vũng tàu ngoài tiện lợi. Vũng trong được che chắn tốt cả với gió biển lẫn những con mắt người ngoài. Các hòn đảo nằm ở phần ngoài của vũng như đảo Bình Ba tạo ra vật che chắn tiện lợi, tạo điều kiện cho phòng thủ. Ngay từ thời còn quân Mỹ đồn trú, ở Cam Ranh đã xây dựng một sân bay và một hải cảng hiện đại. Quân đội Liên Xô có mặt ở đây sau đó còn hoàn thiện hơn nữa toàn bộ cơ sở hạ tầng địa phương, biến Cam Ranh trở thành hẳn một cảng lớn có khả năng tiếp nhận cùng lúc hơn 100 quân hạm có lượng giãn nước gần 10.000 tấn, cũng như các tàu sân bay.

Liên quan đến Nga, mong muốn trở lại Cam Ranh được giải thích bởi một số lý do. Một là, Moskva cần trở lại Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương càng nhanh càng tốt để lấy lại cho mình vinh quang quá khứ khi một lần nữa trở thành cường quốc biển đích thức ở nghĩa đầy đủ của từ này.

Vị trí chiến lược của Cam Ranh và hạ tầng hoàn chỉnh có thể là sự hỗ trợ lớn cho nước Nga khi cho phép Nga bảo vệ các lợi ích địa-chiến lược của mình ở toàn vùng Đông Nam Á. Nếu như Nga thực sự khôi phục được căn cứ hải quân của mình ở đây thì đây sẽ là bước tiến quan trọng nhất trên hướng này.

Hai là, việc triển khai một đồn binh Nga tại Cam Ranh sẽ cho phép Nga hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở Nam Á. Điều chẳng còn là bí mật với ai là đa số các nước ở Đông Nam Á nghiêng về Mỹ và thiết lập sự hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên, bởi lẽ mũi nhọn của chính trị Mỹ vẫn hướng đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực sẽ chỉ có tăng lên. Bởi vậy, Moskva cho rằng, chỉ với điều kiện Nga có chỗ đứng vững chắc ở vịnh Cam Ranh, họ sẽ có lực lượng và khả năng đối kháng với Mỹ ở khu vực này.

Ba là, Nga hy vọng bằng cách trở lại Cam Ranh tạo ra cú hích mới cho sự hợp tác giữa Moskva và Hà Nội trong lĩnh vực quân sự, điều đặc biệt quan trọng nếu lưu ý đến tiềm năng hợp tác to lớn trong lĩnh vực mua bán vũ khí. Quy mô mua bán vũ khí giữa Nga và Việt Nam sẽ chỉ có tăng; có thể, trong tương lai, Việt Nam thậm chí sẽ là khách hàng lớn thứ hai của công nghiệp quốc phòng Nga, sau Ấn Độ.

Nếu nói về chuyện tại sao Mỹ muốn quay lại Cam Ranh, thì ở đây, mọi thứ còn đơn giản và rõ ràng hơn nữa. Như vậy, Mỹ sẽ không chỉ gia tăng sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực, mà còn có được khả năng kiềm chế sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Một số chuyên gia trong lĩnh vực quân sự thậm chí tuyên bố rằng, toàn bộ thực chất của việc triển khai đồn binh Mỹ ở Cam Ranh chính là bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Biển Đông và eo biển Đài Loan. Chúng ta hãy nhìn lên bản đồ. Các căn cứ quân sự Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản và Pusan, Hàn Quốc hay ở Singapore - tất cả chúng cung cấp cho Mỹ đường tiếp cận đến “các điểm nóng” ở Biển Đông, cho phép cầm giữ cả khu vực trong một nắm đấm. Tuy nhiên, Cam Ranh còn cho phép làm được nhiều hơn thế: nắm giữ căn cứ ở đây, bạn sẽ kiểm soát được tuyến đường biển then chốt nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Nếu người Mỹ giành được Cam Ranh, thì chuỗi căn cứ hải quân của họ đang kiểm soát Thái Bình Dương sẽ còn trở nên hoàn thiện hơn nữa. Bởi vậy, hiện nay, khi mà Mỹ đang khua chiêng gõ mõ om xòm về sự trở lại châu Á của mình, họ không chỉ không thể quên Cam Ranh, mà trái lại họ sẽ thực hiện những hành động ráo riết nhất để giành nó vào tay.

Nếu nói về Việt Nam, thì đối với họ, Cam Ranh là khả năng tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, là đòn bẩy tác động mà nhờ đó Hà Nội có thể bảo vệ lợi ích biển của mình. Hy vọng thu được không ít lợi ích từ liên minh với Nga, Việt Nam đồng thời tích cực ve vãn các cường quốc khác để cố gắng thu được lợi ích tối đa từ việc ký kết liên minh, lẫn từ sự hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Theo các thông tin hiện có, trong mấy năm gần đây, với sự trợ giúp của Nga, Việt Nam đã tăng cường đáng kể Hải quân và Không quân của mình; mũi dùi của chiến lược đó hiển nhiên là hướng ra Biển Đông. Trong chỉ vài năm qua, Hà Nội đã nhận được từ Moskva 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard, cũng như mua sắm 1 tiểu đoàn tên lửa bờ biển Bastion trang bị tên lửa Oniks. Chỉ trong một năm 2012, Việt Nam đã mua của Nga tổng cộng 24 máy bay tiêm kích Su-30MKV/Su-30MK2, cũng như 12 tiêm kích Su-27SK/Su-27UBK, trở thành khách hàng mua máy bay Sukhoi lớn nhất trên toàn Đông Nam Á.

Ngoài Nga, Việt Nam còn cật lực ve vãn cả Mỹ. Có tin Washington hiện tại đang suy tính khả năng nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí Mỹ cho Việt Nam. Các nhà phân tích khẳng định rằng, đây không chỉ là chuyện lợi ích từ việc bán vũ khí Mỹ: nên nhớ rằng, đối với nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Obama đã chọn đường lối “trở lại châu Á”, việc có được Cam Ranh có thể là bộ phận quan trọng nhất của chiến lược quốc gia Mỹ.

Đồng thời, tình thế đó mang lại lợi ích không chỉ có lợi cho Mỹ, mà ở ý nghĩa nào đó là lợi cả cho Việt Nam, bởi lẽ, bằng cách đó, Hà Nội có thể bảo đảm an ninh cho Cam Ranh trong bất kỳ cuộc xung đột nào ở Biển Đông.

Điều mà chúng ta có thể tin chắc là bất kể cụ thể là ai sẽ trở lại Cam Ranh, tất cả điều này sẽ chỉ làm phức tạp hơn nữa tình hình xung quanh cuộc tranh chấp ở Biển Đông bởi lẽ số lượng các yếu tố ảnh hưởng đến việc gia quyết định tăng lên chứ chưa nói đến cả cái giá lẫn sự phức tạp của các chiến dịch bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông cũng sẽ tăng lên. Việc đánh giá cả mức độ đe dọa cũng trở nên khó khăn hơn. Tất cả những điều này cần có sự chú ý sát sao nhất từ phía Trung Quốc.


(Nguồn: Wang Bin // Trung Quốc Thanh niên báo, ngày 12.4.2013, inosmi, 16.4.2013.)

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

>> Các nước châu Á tăng sức mạnh hải quân chống TQ?

Các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm tới 20% tổng chi các dự án phát triển hải quân trong vòng 20 năm tới.

Châu Á - Thái Bình Dương tập trung mạnh cho hải quân

Châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm tới 26% (tương đương với gần 200 tỷ USD) tổng chi cho các dự án hải quân trong vòng 20 năm tới nhằm đối phó với thách thức trong khu vực và đặc biệt là sự đe dọa từ Trung Quốc.

Theo Phó chủ tịch Tổ chức phân tích hải quân AMI International Bob Nugent cho hay, các dự án mới trong khu vực này sẽ gồm: 6 tàu sân bay, 2 tàu tuần dương, 42 tàu khu trục, 115 khinh hạm, 82 tàu tuần tra ven biển, 34 tàu quét mìn, 128 tàu đổ bộ, 21 tàu hậu cần, 255 tàu tuần tra và 116 tàu ngầm.

Cũng theo ông Bob Nugent, thị trường tàu tuần tra ven biển (OPV) sẽ rất sôi động, giai đoạn 2013-2030 có thể đạt mức doanh thu 4,6 tỷ USD.

“Mặc dù các tàu OPV không thể thay thế khu trục trong các hạm đội, nhưng OPV có lượng giãn nước 1.500 tấn trở lên có thể đảm nhận nhiệm vụ của tàu hộ tống và khinh hạm khi thực thi pháp luật trên biển”, ông này nói.

Hiện, các loại tàu OPV rất thịnh hành tại một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, nhưng đối với Đông Bắc Á thì ngược lại.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các nước Đông Bắc Á như Nhật, Hàn tập trung phát triển tàu chiến Aegis. Ảnh minh họa

Theo chuyên viên nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh Hàng hải (Đại học Công nghệ Nanyang Singapore) Sam Bateman thì, khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) nhắm tới chế tạo tàu khu trục Aegis, tàu đổ bộ cỡ lớn, tàu ngầm tấn công phi hạt nhân… nhằm đối phó với Hải quân Trung Quốc.

Còn theo ông Nugents quyết định về những chương trình này đã được đưa ra trước khi Hải quân Trung Quốc trở thành mối đe dọa chính. Trước đó, Nhật đã có Nga là mối đe dọa cũng như Hàn Quốc có mối đe dọa từ Triều Tiên.

Chuyên gia tới từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng Singapore Sam Batman nhận định, sự thật là tất cả các tàu chiến đấu mặt nước đều dễ bị không kích khi đi vào tầm hoạt động của các căn cứ máy bay chiến đấu.

“Câu hỏi đặt ra là có nên bỏ nhiều tiền vào lực lượng tác chiến mặt nước, nhưng điều này dường như không được các quốc gia trong khu vực châu Á quan tâm”, ông Bateman nói.

Các nhà phân tích đến từ Washington cho rằng, cuộc chạy đua trang bị hải quân ở châu Á xuất phát từ mối đe dọa ngày càng lớn từ Trung Quốc. Nhưng ông Batman cho rằng, qua xem xét tình hình một số quốc gia như Nhật Bản, Philippines thì vấn đề còn phức tạp hơn nhiều.

“Ngoài mối đe dọa từ Trung Quốc, còn có một số nguyên nhân khác bảo gồm yêu cầu hiện đại hóa quân đội, nhu cầu về tài nguyên biển để phát triển kinh tế (an ninh năng lượng) là những lý do chính khiến các quốc gia tăng cường hải quân”, ông Batman nói.

Nhật Bản quyết bảo vệ tuyến đường biển

Nhật Bản sẽ tăng cường bảo vệ các tuyến đường biển, cùng với việc ngăn chặn mối đe dọa của Trung Quốc trong tương lai đối với quần đảo Nansei kéo tài từ phía Nam Kyushu tới Đài Loan.

Trong ngân sách quốc phòng 2013-2014, Bộ Quốc phòng Nhật Bản chú trọng vào việc bảo vệ quần đảo Nanseil và các vùng biển thuộc lãnh thổ nước này.

Chuyên gia hải quân ở Đại học King’s College London Alessio Patalano nhận định: “Nhật Bản là một quốc gia biển nên việc bảo đảm an ninh hàng hải là yếu tố then chốt đối với sự ổn định của nước này”.

Theo một số nguồn tin, Nhật đã chi khoảng 720 triệu USD để đóng một tàu khu trục đa năng có lượng giãn nước 5.000 tấn nhằm cải thiện khả năng chống tàu ngầm. Loại tàu này có thể là nhằm đối phó với tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 093 của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Nhật nỗ lực duy trì, đảm bảo đủ số lượng tàu khu trục. Với ngân sách hạn chế hơn một thập kỷ, nước này đã cố kéo dài tuổi thọ 14 tàu trong bốn lớp khác nhau.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Nhật đang chế tạo thêm 2 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay. Ảnh minh họa

Ngoài ra, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) đã chi 540 triệu USD trong năm nay để chế tạo một tàu ngầm tấn công phi hạt nhân thế hệ mới. Đồng thời, họ cũng nỗ lực kéo dài tuổi thọ hạm đội tàu ngầm và tăng số lượng từ 16 lên 22 chiếc.

“Đây là một trong những tài sản quan trọng nhất của JMSDF, vì nó không chỉ cung cấp khả năng trinh sát trong nhiệm vụ tuần tra, mà còn là vũ khí “tàng hình” trong cuộc chiến thông thường”, ông Patalano nói.

Cùng với đội tàu khu trục đa năng, Nhật Bản cũng đang tích cực triển khai đóng thêm 2 tàu khu trục chở trực thăng có lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn. Có những nguồn tin cho rằng, loại tàu này có thể chuyển đổi để thích ứng với việc cất hạ cánh của máy bay tiêm kích tàng hình F-35B.

Quốc gia biển AESAN mua sắm tàu chiến, máy bay

Nhằm bảo vệ vùng biển, đảo rộng lớn, mặc dù gặp không ít khó khăn về ngân sách nhưng nhiều quốc gia biển ở Đông Nam Á cũng nỗ lực phát triển không quân, hải quân.

Năm 2011, Philippines đã thông qua một chiến lược quốc phòng mới, trong đó nhấn mạnh hợp tác an ninh trên biển với quân đội Australia.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đối phó với Trung Quốc, Philippines nỗ lực mua sắm thêm tàu chiến, máy bay. Ảnh minh họa

Nước này cũng đang đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân vốn dĩ đã rất lạc hậu. Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã quyết định chi ngân sách lên tới 60 triệu USD để mua thêm 1 tàu tuần tra và 6 trực thăng để phục vụ bảo vệ các dự án dầu khí ở Malampaya.

Năm 2012, Manila bổ sung một chương trình hiện đại hóa quân sự trị giá 900 triệu USD nhằm tân trang các khinh hạm, máy bay C-130 và trực thăng.

Philippines đang tiến gần với một hợp đồng mua tiêm kích hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc. Đây có thể là những chiến đấu cơ phản lực đầu tiên của không quân nước này sau gần 10 năm không có máy bay chiến đấu trong biên chế.

Malaysia đã ký thỏa thuận mua 6 tàu tuần tra ven biển hiện đại lớp Gowind của hãng DCNS Pháp, nhằm tăng cường lực lượng bảo vệ biển.

Singapore thì đang có toan tính mua tiêm kích tàng hình F-35 tối tân từ Mỹ để tiếp tục nâng cao sức mạnh không quân hiện đại nhất khu vực này.

Việt Nam cũng không ngừng cải thiện khả năng chiến đấu của lực lượng hải quân và không quân nhằm bảo vệ Biển Đông và các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 6 tàu ngầm phi hạt nhân tối tân Kilo Project 636. Loại tàu này được đánh giá là có độ ồn khi hoạt động rất thấp và trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Klub-S có khả năng đánh chìm tàu sân bay. Dự kiến, chiếc đầu tiên sẽ được chuyển cho Hải quân Nhân dân Việt Nam trong năm 2013.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam sẽ nhận tàu ngầm tấn công phi hạt nhân Kilo 636 trong năm nay.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký thỏa thuận với Nga mua thêm 2 khinh hạm Gepard 3.9 với một số cải tiến.

Đối với lực lượng không quân, năm 2012, phía Nga đã chuyển giao 4 tiêm kích đa năng Su-30MK2 cho Việt Nam. Với 4 chiếc này, Việt Nam đã có trong biên chế 24 tiêm kích Su-30MK2. Những chiếc máy bay có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ trên không, trên mặt đất và đặc biệt là mang được vũ khí chống tàu siêu thanh Kh-31A.

Gần đây, đại diện Tập đoàn Lockheed Martin thông tin rằng, Việt Nam có thể mua các máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3 Orion từ Mỹ.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang