Theo khẳng định của các nhà phân tích quân sự, trong thời gian rất gần, Trung Quốc có thể bắt đầu triển khai tên lửa đường đạn chống hạm DF-21, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động trên biển. Thực hư chuyện đó thế nào? >> 'Nhị pháo' Trung Quốc >> Đông Phong thổi bạt “ngôi” bá chủ? Người ta cho rằng, việc sử dụng các tên lửa đường đạn này sẽ cho phép các tàu sân bay mặc dù các cụm tàu sân bay tiến công sở hữu các phương tiện phòng không và phòng thủ tên lửa khác nhau. Điều đó sẽ giúp Trung Quốc tăng cường đáng kể ảnh hưởng của hạm đội của họ đối với chiến trường biển giáp với bờ biển Trung Quốc, đe dọa nghiêm trọng (ít ra là ở chiển trường này) đối với Hải quân Mỹ mà sức mạnh vốn dựa vào trước hết “các sân bay nổi”. Các vấn đề còn tồn tại Lịch sử sử dụng tên lửa chống tàu đối phương bắt đầu không phải trong thế kỷ trước mà sớm hơn nhiều. Và ở đây, người Nga thể hiện là những người sáng tạo đi đầu. Năm 1834-1838, nhà quân sự và sáng chế Nga K. A. Shilder đã nghiên cứu khả năng sử dụng tên lửa chiến đấu trong hạm đội và đề nghị phóng tên lửa từ tàu ngầm. Việc đóng một tàu ngầm kim loại do Shilder thiết kế dạng đinh tán đã được bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 5.1834 ở Peterburg, tại Nhà máy đúc Aleksandrovsky. Tàu này chính là để tấn công bằng các tên lửa sử dụng thuốc súng vào tàu địch đang bỏ neo, cũng như các đoàn tàu địch đang đi qua các eo biển. Những nghiên cứu và thử nghiệm đầu tiên với tên lửa đường đạn có điều khiển có thể sử dụng vào nhiệm vụ chống hạm đã được tiến hành ở Liên Xô trong thập niên 1960-1970, cũng với nguyên nhân mà vì thế Trung Quốc đang làm. Nhưng lúc đó, tên lửa R-27K của Liên Xô mới chỉ được khai thác thử nghiệm và không được nhận vào trang bị. Tuy nhiên, thời thế thay đổi, nhưng các vấn đề vẫn còn đó. Đồng thời, theo các chuyên gia nước ngoài, công nghệ hiện đại cho phép chế tạo đầu đạn của tên lửa đường đạn với hệ tự dẫn radar hay hồng ngoại để bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu lớn di động dạng như tàu sân bay hay tàu chiến có lượng giãn nước lớn khác. Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới? Dựa trên thông tin của tình báo Mỹ và phỏng đoán của các nhà phân tích Lầu Năm góc, báo chí đưa tin, Trung Quốc có thể đang phát triển một vũ khí chống hạm hoàn toàn mới. Theo Viện Hải quân Mỹ (The United States Naval Institute, một tổ chức phi chính phủ), thông tin về vũ khí này đã được đăng tải trên một ấn phẩm chuyên ngành của Trung Quốc mà các chuyên gia Mỹ coi là nguồn tin khá tin cậy. Sau đó, bản dịch và mô tả chi tiết hơn về hệ thống tên lửa này xuất hiện trên cổng thông tin điện tử hải quân Information Dissemination. Tính năng cơ bản của các loại tên lửa đường đạn chống hạm của Liên Xô và Trung Quốc : Đó là các tên lửa đường đạn dùng để tiêu diệt tàu nổi, trước hết là tàu sân bay. Vũ khí mới có cái tên ước lệ là Ship Ballistic Missile (ASBM). Người ta phỏng đoán, Trung Quốc đang phát triển ASBM dựa trên tên lửa tầm trung DF-21 (Dong Feng 21, CSS-5) tầm bắn gần 1.500 km. Hệ thống tên lửa đường đạn với tên lửa chiến lược DF-21 bắt đầu được nhận vào trang bị của quân đội Trung Quốc từ năm 1991. Hiện nay, tên lửa cơ động, hai tầng, cỡ nhỏ DF-21A đang thay thế DF-3 tại các căn cứ tên lửa Tianshui, Tonghua, Lianxiwang, nơi triển khai gần 50 tên lửa này. Từ đó, chúng có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm ở miền bắc Ấn Độ, nằm trên lãnh thổ các nước Trung Á, cũng như Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Trên cơ sở DF-21, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo tên lửa tầm trung mới DF-21X có tầm bắn 3.000 km, mà hệ thống điều khiển của nó được cho là có sử dụng công nghệ GPS để nâng cao độ chính xác. Trung Quốc sẽ mất gần 10 năm để phát triển tên lửa này, đương lượng nổ của đầu đạn trên tên lửa sẽ là 90 kT. ASBM được trang bị hệ dẫn phức tạp với đầu tự dẫn radar và lọc mục tiêu giai đoạn cuối giống như hệ thống điều khiển trên tên lửa đường đạn Pershing II của Mỹ. Tuy nhiên, các tên lửa này đã bị loại khỏi trang bị quân đội Mỹ và tiêu hủy theo Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung và tầm ngắn vào cuối thập kỷ 1980. Trong khi, hệ thống tự dẫn của Pershing II dùng để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố trên mặt đất với độ chính xác đến 30 m và việc dẫn tên lửa được tiến hành bằng cách so sánh với các bức ảnh radar địa hình chuẩn. Độ chính xác đó buộc đối phương phải suy tính về khả năng bảo vệ của các sở chỉ huy của mình. Trong hệ tự dẫn radar phỏng đoán của ASBM của Trung Quốc, các mục tiêu chính được chọn để tiêu diệt là các mục tiêu di động trên biển như tàu chiến cỡ lớn và tàu sân bay. Nhiệm vụ này không kém phần khó khăn so với nhiệm vụ đặt ra cho tên lửa Pershing II. Bởi vậy, chắc chắn hệ tự dẫn của các tên lửa dựa trên DF-21 sẽ giống hơn với đầu tự dẫn (máy ngắm radar) của các tên lửa hành trình chống hạm, hơn nữa, một số loại tên lửa hành trình chống hạm lại có tốc độ siêu âm cao có thể sánh với tốc độ bay của đầu đạn tên lửa đường đạn tầm trung. Các tên lửa đường đạn phóng từ máy bay AGM-69 SRAM (Mỹ) và Kh-15 (Nga) là các ví dụ điển hình của tên lửa tầm trung không đối diện với hệ dẫn quán tính. Biến thể chống hạm Kh-15S được trang bị đầu tự dẫn radar giai đoạn cuối. Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của loại vũ khí như ASBM có thể tăng cường đáng kể khả năng bảo vệ Hoa lục từ hướng biển. Bằng cách loại trừ nguy cơ xuất hiện các binh đoàn tàu nổi của đối phương ở ngay biên giới Trung Quốc, ASBM có khả làm thay đổi triệt để tính chất tác chiến ở các vùng biển gần, cũng như triển vọng phát triển và các chương trình đóng tàu sân bay hiện có. Không có phương án thay thế? Nhận định trên đang gây tranh cãi bởi vì các nghiên cứu khoa học nhằm tìm kiếm các phương tiện tác chiến tin cậy chống các cụm tàu sân bay tiến công của Mỹ được tiến hành ở Liên Xô đã không dẫn đến những kết quả căn bản. Và xem ra đến nay vẫn chưa tìm ra phương án thay thế cho khái niệm chỉ rõ đối thủ chủ yếu tàu sân bay chính là tàu sân bay. Hải quân Liên Xô trước đây đã rất chú ý giải quyết vấn đề này và nhiệm vụ chống tàu sân bay đã là nhiệm vụ quan trọng thứ hai sau nhiệm vụ chiến lược là tấn công hạt nhân vào các mục tiêu trên bờ và tiêu diệt các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn của đối phương tiềm tàng. Theo nhiều chuyên gia, đối với các lực lượng Hải quân Liên Xô hoạt động trên đại dương thế giới và trên bầu trời đại dương, nhiệm vụ tác chiến chống tàu sân bay Mỹ là nhiệm vụ số 1. Nhằm mục đích đó, ngoài các tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình, các tàu tuần dương tên lửa và máy bay hải quân mang tên lửa, Liên Xô huy động cả Không quân tầm xa (không quân chiến lược). ASBM là vũ khí chủ lực trong chiến lược tác chiến phi đối xứng chống Hải quân Mỹ Theo thông tin báo chí, ASBM có thể bay xa gần 1.800-2.000 km. Tên lửa vượt qua quãng đường này trong 12 phút. Vào giữa năm 2011, báo China Daily (Trung Quốc) đã đăng một tin ngắn dựa trên bình luận của tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức. Tin này viết rằng, tầm bắn của tên lửa đường đạn chống hạm dựa trên “các công nghệ cách mạng” DF-21D là 2.700 km. Điều đó sẽ cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát các khu vực có khả năng xảy ra đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington do những bất đồng về số phận tương lai của Đài Loan. Theo phỏng đoán của các nhà phân tích, nhờ khả năng năng lượng và kích thước của một tên lửa hai tầng, 15 tấn, tên lửa sẽ có thể mang đầu đạn thông thường nặng gần 500 kg uy lực đủ mạnh để gây tổn hại nghiêm trọng cho các tàu nổi cỡ lớn, kể cả tàu sân bay. Các chuyên gia đơn lẻ phỏng đoán rằng, ASBM có khả năng đánh chìm thậm chí tàu sân bay lớn nhất của Mỹ từ quả đạn đầu. Biến thể tiêu chuẩn của DF-21 được trang bị một đầu đạn hạt nhân 300 kT. Cũng có phỏng đoán cho rằng, tên lửa đường đạn chống hạm của Trung Quốc sẽ được dẫn tới mục tiêu bằng các vệ tinh, các hệ thống radar hay nhận thông tin về mục tiêu từ các máy bay không người lái. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện chưa có hệ thống vệ tinh định vị có khả năng hoạt động đầy đủ của riêng mình. Hệ thống vệ tinh định vị BeiDou-2 đến ngày 2.12.2011 chỉ có 6 trong 30 vệ tinh định vị mà nó cần, còn BeiDou-1 chỉ gồm 3 vệ tinh định vị. Dĩ nhiên là Trung Quốc đừng mong sử dụng hệ thống GPS của Mỹ một khi xung đột với Mỹ (còn nước nào ngoài Mỹ có hạm đội tàu sân bay mà để tiêu diệt nó phải cần đến loại vũ khí mạnh như vậy). Trong khi đó, Trung Quốc có thể tận dụng hệ thống định vị VLONASS của Nga mà gần đây đang được tăng cường đáng kể và đang được xúc tiến ra thị trường thế giới, hay hệ thống Beidou của họ. Hiện nay, được biết, Trung Quốc đang phát triển một trạm radar ngoài đường chân trời, có thể phát hiện tàu lớn dạng tàu sân bay ở cự ly đến 3.000 km và sử dụng các thông tin này để dẫn tên lửa. Các radar tương tự đã được Mỹ và Liên Xô sử dụng để phát hiện các máy bay ném bom hạng nặng và các vụ phóng tên lửa đường đạn xuyên lục đại. Hiện nay, các kiểu radar ngoài đường chân trời có trong trang bị của Nga, Mỹ, Trung Quốc và Australia. Các radar ngoài đường chân trời đời sau này được thiết kế làm nhiệm vụ kiểm soát tình hình trên mặt biển. Ở đây có thể nhắc đến radar mặt sóng ngoài đường chân trời triển khai trên bờ biển Podsolnukh-E dải sóng ngắn, dùng để sử dụng trong các hệ thống bờ biển kiểm soát tình hình mặt nước và trên không trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của quốc gia ven biển. Radar này do công ty NPK NIIDAR của Nga chế tạo. Các đài radar mới do Trung Quốc sản xuất có lẽ có thể được sử dụng để tác chiến chống tàu sân bay Mỹ cùng với các tên lửa chống hạm DF-21. Có lẽ tên lửa đường đạn chống hạm ASBM có độ bộc lộ thấp (công nghệ tàng hình) đối với radar và có khả năng cơ động cao, khiến đối phương khó có thể dự đoán quỹ đạo bay của nó. Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, Trung Quốc có thể đã tiến hành thử nghiệm ASBM vào năm 2005-2006. Điều vẫn còn chưa hoàn toàn rõ là biến thể chống hạm của DF-21, nếu quả thực nó tồn tại, chứ không phải là một “tin vịt” nữa, tiến bộ đến mức nào về khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động trên biển. Cũng chưa rõ là các nhà khoa học và công trình sư Trung Quốc đã chế tạo được đầu tự dẫn cỡ nhỏ có những tính năng độc đáo cho đầu đạn của ASBM và hệ thống điều khiển đầu đạn cơ động theo lệnh của đầu tự dẫn này hay chưa. Ngay vào đầu thập kỷ 1980, để tiêu diệt các binh đoàn tàu sân bay và tàu đổ bộ lớn của kẻ thù tiềm tàng trên các tuyến tiếp cận bờ biển phần châu Âu của Liên Xô và các nước khối Hiệp ước Varsava, trên cơ sở tên lửa đường đạn tầm trung 15Zh45 của hệ thống tên lửa cơ động Pioner và các hệ thống chỉ thị mục tiêu của Hải quân Liên Xô hệ thống trinh sát vũ trụ và chỉ thị mục tiêu trên biển (MKRTs ) Legenda và hệ thống radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu trên biển MRSTs-1 Uspekh, Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva (MIT) đã nghiên cứu phát triển hệ thống trinh sát-tiến công bờ biển (RUS). Dự án này đã bị đình chỉ vào giữa những năm 1980 do chi phí nghiên cứu chế tạo lớn và do việc đàm phán thủ tiêu tên lửa tầm trung. Về mặt chủng loại, ASBM của Trung Quốc tương tự dự án phát triển tên lửa này của Liên Xô. Điều gì sẽ xảy ra với các tên lửa đường đạn chống hạm thì thời gian sẽ cho ta thấy… * Nguyên gốc: Thực hư tên lửa đường đạn chống tàu sân bay (Nguồn: Aleksandr Karpenko // VPK, N.9(426), 7.3.12.) |
Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012
>> Tên lửa chống tàu sân bay DF-21 có thực sự đáng sợ ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét