Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

>> Trực thăng MV-22 Osprey của Mỹ trên báo TQ

Mỹ triển khai máy bay MV-22 Osprey ở Nhật Bản là một “trọng điểm chiến lược” có thể bao trùm lên các vùng biển duyên hải của Trung Quốc.

>> Top 10 trực thăng hàng đầu thế giới (Kỳ 1)

Máy bay trực thăng kỳ lạ có thể biến hình

Tờ “Thế giới báo” Hồng Kông có bài viết cho rằng, máy bay cánh xoay MV-22 Osprey là một loại máy bay kết hợp các đặc điểm của máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng, vừa có đặc điểm tốc độ nhanh và bay tầm xa của máy bay cánh cố định, vừa có thể cất cánh, hạ cánh thẳng đứng và đứng im trên không như máy bay trực thăng.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey của Lính thủy đánh bộ Mỹ.

Máy bay này hoạt động theo nguyên lý thông qua độ lệch của cánh máy bay để điều chỉnh trạng thái bay của máy bay: khi trục cánh quạt ngang bằng, sẽ tạo lực đẩy hướng về phía trước cho máy bay; khi trục cánh dựng thẳng, sẽ đem đến cho máy bay lực nâng hướng lên trên.

MV-22 Osprey do Công ty Trực thăng Bell (Bell Helicopter Textron) và Công ty Trực thăng Boeing cùng nghiên cứu chế tạo, máy bay này được thiết kế dựa vào nhu cầu sử dụng tác chiến của 4 quân chủng gồm không, hải, lục quân và lính thủy đánh bộ của Mỹ.

Năm 1973, Công ty Trực thăng Bell đã bắt đầu nghiên cứu loại máy bay cánh xoay này, máy bay nghiên cứu cánh xoay XV-15 là mô hình ban đầu của MV-22 Osprey.

Osprey có trọng lượng cất cánh tối đa là 19.800 kg, tải trọng bên trong tối đa là 4.536 kg, có thể mang theo 24 binh sĩ chiến đấu, trọng lượng rỗng là 14.433 kg. Tốc độ tối đa có thể đạt 556 km/giờ, tốc độ tuần tra là 510 km/giờ, gấp đôi máy bay trực thăng.

Máy bay Osprey có đặc điểm lớn nhất là hành trình xa, có hành trình khoảng 3.000 km mà không cần tiếp dầu trên không, tức là có thể tự triển khai trên toàn thế giới.

Chẳng hạn, Osprey từ bờ biển phía tây nước Mỹ bay đến Hawaii chỉ cần 8 giờ, bay đến các hòn đảo ở giữa khu vực Thái Bình Dương cũng chỉ cần hơn 1 ngày, trong khi máy bay trực thăng thông thường cần ít nhất 1 tuần, máy bay này còn có thể từ Mỹ bay đến khu vực Trung Đông trong vòng 3 ngày.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay MV-22 Osprey tại Nhật Bản ngày 23/7/2012.

Vì vậy, có người giả thiết, khi nổ ra chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, nếu Mỹ sử dụng máy bay Osprey đưa một bộ phận lính thủy đánh bộ từ căn cứ quân Mỹ ở Bắc Ấn Độ Dương đến biên giới Iraq-Kuwait trong 24 giờ là có thể ngăn chặn sự xâm lược của Saddam, từ đó cứu được tính mạng của hàng nghìn người, tránh sử dụng lực lượng đa quốc gia tiêu tốn vài chục tỷ USD.

Máy bay Osprey sở dĩ có thể phát triển mạnh, còn có một lý do. Cuối thập niên 1980, do sức ép cắt giảm chi tiêu quân sự ngày càng lớn, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Cheney từng nhiều lần muốn hủy bỏ chương trình tốn kém lớn này, nhưng Quốc hội luôn từ chối.

Năm 1991, do máy bay mẫu thứ năm bị rơi vỡ khi thử nghiệm, kế hoạch này đã bị nhiều lời phản đối. Nhưng, hai phi công bình yên vô sự thoát khỏi hiểm nguy làm cho tính sống sót của máy bay này được nghiệm chứng rất tốt.

Trên thực tế, máy bay Osprey không chỉ có thể chống rơi vỡ, mà còn có thể chống đỡ vũ khí hạng nhẹ và tránh sự tấn công của tên lửa.

Nó còn là máy bay vận tải chiến thuật duy nhất có thể hoạt động trong môi trường hạt nhân, sinh hóa, hơn nữa đặc biệt thích hợp cho tác chiến trong điều kiện ác liệt, đặc biệt có thể đáp ứng nhu cầu phản ứng nhanh của Mỹ trong các cuộc xung đột khu vực phức tạp và nguy hiểm tương lai.

Vì vậy, trong ngân sách tài khóa 1992, Ủy ban Ngân sách-Quốc hội Mỹ vẫn thông qua 79 triệu USD để thực hiện kế hoạch này.

Osprey giúp Nhật Bản bảo vệ đảo Senkaku?

Nhìn vào công nghệ, máy bay Osprey là loại máy bay đầu tiên có thân máy bay hầu như toàn bộ sử dụng vật liệu composite. Nó chủ yếu áp dụng kết cấu thể rắn epoxy resin sợi carbon. Cánh máy bay kết hợp sử dụng vật liệu composite và nhôm.

Kết cấu toàn bộ máy bay chỉ sử dụng 454 kg kim loại, hơn nữa hầu hết dây buộc kim loại lắp ở mặt ngoài máy bay, dễ kiểm tra sửa chữa.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cánh xoay MV-22 Osprey tiếp dầu trên không.

Công ty Trực thăng Boeing phụ trách nghiên cứu chế tạo, chế tạo một phần thân, hệ thống điều khiển và thiết bị điện tử. Cánh máy bay, cánh xoay, hệ thống truyền lực do Công ty Trực thăng Bell phụ trách nghiên cứu chế tạo.

Hai thiết bị truyền lực phải, trái kết hợp thông qua trục điều khiển ở cánh máy bay. Khi một động cơ của máy bay xảy ra sự cố, nó có thể duy trì sự thăng bằng lực kéo cho toàn bộ máy bay, đồng thời có thể làm cho cánh xoay phụ tiếp tục xoay.

Máy bay Osprey có thể đáp ứng nhu cầu tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi 460 hải lý (852 km) của Hải quân Mỹ. Máy bay này còn có thể mang theo tên lửa và pháo, có khả năng không chiến và tấn công đối đất.

Cho nên, một đặc điểm lớn thu hút của máy bay Osprey chính là nó có rất nhiều công dụng, có thể đáp ứng nhu cầu của 32 loại nhiệm vụ, đồng thời có thể giúp tăng cường khả năng lựa chọn và tính linh hoạt cho người chỉ huy trên chiến trường.

Máy bay Osprey ít khi phải cần chi viện và không cần sân bay hoặc đường băng, cộng với việc sửa chữa đơn giản, khả năng sinh tồn mạnh, vì vậy đặc biệt thích hợp cho tiến hành các hành động tác chiến đặc biệt.

Chính do giải quyết được rất nhiều vấn đề, người Nhật Bản khôn khéo sớm đã chú ý tới Osprey, muốn nhập được loại máy bay này hoặc đưa nó tới triển khai ở Nhật Bản.

Một năm trước, phó phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Lapan từng tuyên bố cho biết, máy bay Osprey đã được chọn làm loại máy bay thay thế cho máy bay vận tải trực thăng hạng trung CH-46 ở sân bay Futenma (Okinawa) của Lính thủy đánh bộ.

Ông còn lấy ví dụ thực tế về vai trò của máy bay Osprey tại chiến trường Afghanistan, nhấn mạnh “Osprey an toàn hơn CH-46, tiếng ồn nhỏ hơn và tính năng cao hơn”.


http://nghiadx.blogspot.com

Theo giới thiệu của mạng “Japan News Network”, bán kính tác chiến của Osprey cao gấp 4 lần máy bay trực thăng được quân Mỹ sử dụng tại Nhật Bản hiện nay, có thể đạt 600 km, tốc độ cao nhất cao hơn 2 lần so với trước đây.

Một khi đảo Senkaku bị “nước khác tấn công”, sử dụng máy bay trực thăng hiện nay từ căn cứ Futenma của quân Mỹ ở Okinawa bay đến đảo Senkaku, cần 2 tiếng rưỡi, nhưng nếu sử dụng Osprey, chỉ cần 1 tiếng, số người và pháo mang theo của lực lượng tác chiến cũng nhiều hơn máy bay trực thăng hiện nay.

Một số chuyên gia quân sự Nhật Bản cho rằng, Nhật Bản hy vọng quân Mỹ triển khai máy bay Osprey ở nước này nhằm mục đích lớn nhất là để “hỗ trợ Nhật Bản phòng thủ đảo Senkaku”.

Được biết, lô 12 máy bay đầu tiên ngày 23/7 đã được vận chuyển đến tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản, bắt đầu tiến hành triển khai ở căn cứ Iwakuni. Quân Mỹ dự định trước tháng 10/2012, triển khai 24 máy bay vận tải Osprey ở căn cứ Futenma của Lính thủy đánh bộ Mỹ, thuộc tỉnh Okinawa, Nhật Bản.

Hãng Kyodo, Nhật Bản cho biết, 12 máy bay cánh xoay MV-22 Osprey đã được đưa từ cảng của căn cứ quân Mỹ San Diego của Lính thủy đánh bộ Mỹ tới căn cứ Iwakuni, Nhật Bản.

Nói về mục đích triển khai máy bay Osprey, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ K. Mel gần đây tiết lộ, việc triển khai máy bay Osprey ở Nhật Bản có một mục đích quan trọng là để hỗ trợ Nhật Bản phòng thủ đảo Senkaku.

Tờ "Tin tức Trung Quốc" dẫn lời Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, đây sẽ là lần đầu tiên máy bay Osprey được đưa đến Nhật Bản. Theo kế hoạch, sau khi đến căn cứ Iwakuni, quân Mỹ sẽ tiến hành lắp ráp và bay thử máy bay Osprey. Quân Mỹ cố gắng để cho công tác vận hành thử có thể kết thúc trong thời gian ngắn.

Mỹ nhấn mạnh, cất cánh từ Okinawa, máy bay Osprey có thể vươn tới biển Hoa Đông, Đài Loan, Philippines, điều này sẽ giúp cho sức mạnh của Lính thủy đánh bộ Mỹ tăng cường rõ rệt, có lợi cho chống lại Trung Quốc, nước có hoạt động trên biển ngày càng mạnh.

http://nghiadx.blogspot.com

Chính phủ Mỹ đặc biệt nhấn mạnh, việc triển khai lần này là nhằm đối phó với Trung Quốc, nước đang không ngừng tăng cường quân bị, thuộc “trọng điểm chiến lược, phải thực hiện thật sớm”.

Trên cơ sở chiến lược quốc phòng mới coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, quân Mỹ có ý đồ xây dựng lực lượng có khả năng cơ động rất cao, có thể nhanh chóng đến khu vực tranh chấp và thiên tai, máy bay Osprey phù hợp với mục tiêu này.

Đến tháng 3/2012, Lính thủy đánh bộ Mỹ đã triển khai 140 máy bay Osprey ở trong nước. Nếu cộng với số triển khai ở sân bay Futenma, số lượng cuối cùng sẽ đạt 360 chiếc.

Người phụ trách Lính thủy đánh bộ Mỹ cho biết, việc triển khai Osprey sẽ nâng cao rõ rệt khả năng ứng phó của lực lượng lính thủy đánh bộ tại Okinawa khi xảy ra thiên tai và tranh chấp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nhật-Mỹ có kế hoạch chính thức đưa vào sử dụng máy bay Osprey sau khi độ an toàn của nó được đảm bảo, đồng thời không thay đổi kế hoạch đưa vào sử dụng từ tháng 10/2012. Quân Mỹ còn có kế hoạch huấn luyện bay tầm thấp ở các khu vực như đảo Honshu, đảo Shikoku, đảo Kyushu của Nhật Bản. Độ an toàn của nó gây lo ngại cho dư luận Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản cho rằng, việc triển khai Osprey chỉ là sự “thay đổi trang bị”, không thuộc phạm vi “bàn bạc trước” theo quy định của “Hiệp ước Bảo đảm An ninh Nhật-Mỹ”, Nhật Bản không có quyền yêu cầu Mỹ thay đổi kế hoạch.

Cựu quan chức Mỹ cho rằng, triển khai Osprey ở Nhật Bản là để hỗ trợ Nhật Bản phòng thủ đảo Senkaku. Chuyên gia cho rằng, dù Nhật Bản có đồng ý hay không, Mỹ đều sẽ ép buộc thực hiện, vấn đề tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku nóng lên tạo thời cơ cho Mỹ triển khai.

http://nghiadx.blogspot.com

Ngày 16/7/2012, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cho biết, triển khai máy bay cánh xoay MV-22 Osprey ở Okinawa là kế hoạch của Mỹ, Chính phủ Nhật Bản không có sự lựa chọn, chỉ có thể tiếp nhận.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Lị cho rằng, Chính phủ Nhật Bản “bị ép” triển khai máy bay Osprey, thậm chí sau khi tàu vận tải mang theo 12 máy bay Osprey đã lên đường, thì Mỹ mới thông báo cho Chính phủ Nhật Bản.

1 chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho rằng, tình hình căng thẳng Trung-Nhật xung quanh vấn đề đảo Senkaku là thời điểm thuận lợi để quan hệ Nhật - Mỹ phát triển, vì thế quan chức cấp cao Mỹ mới nói, đảo Senkaku phù hợp với khoản 5 của Hiệp ước Bảo đảm An ninh Nhật-Mỹ, do đó Nhật có thể được cổ vũ rất lớn. Nếu Nhật Bản có tư duy theo hướng này thì sẽ làm cho quan hệ căng thẳng Trung-Nhật càng gia tăng.

Cựu quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ K. Mel cho rằng, Mỹ triển khai máy bay Osprey ở Nhật Bản có một mục đích quan trọng là hỗ trợ Nhật Bản phòng thủ đảo Senkaku. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng tuyên bố rõ, triển khai Osprey ở Okinawa có thể đóng góp cho phòng thủ của Nhật Bản.

Đây là một lý do dễ được chính quyền và người dân Nhật Bản chấp nhận. Mỹ đã chọn được một cơ hội rất thích hợp, làm giảm bớt thái độ chống đối của người dân Nhật Bản.

http://nghiadx.blogspot.com

Đỗ Văn Long cho rằng, Osprey có 32 nhiệm vụ tác chiến, trong đó quan trọng nhất là đột kích đổ bộ, chống tàu ngầm và đoạt đảo. Bán kính tác chiến của máy bay vận tải Osprey gấp 4 lần so với máy bay trực thăng hiện đang được quân Mỹ sử dụng ở Nhật Bản, lên tới 600 km, tốc độ tối đa cao hơn 2 lần.

Một khi đảo Senkaku bị tấn công, máy bay trực thăng của quân đồn trú Mỹ hiện nay phải mất 2 tiếng rưỡi mới bay được từ căn cứ Futenma ở Okinawa tới đảo Senkaku, nhưng máy bay vận tải Osprey chỉ cần mất 1 tiếng, hơn nữa số lượng lực lượng tác chiến gồm người và pháo sẽ nhiều hơn so với máy bay trực thăng hiện có.

Nếu Osprey triển khai ở Okinawa, cách Đài Loan 640 km, cách đảo Senkaku chỉ có 400 km, theo tốc độ bình thường, tốc độ tuần tra mỗi giờ của Osprey ít nhất hơn 400 km, một giờ có thể bay tới đảo Senkaku, nhìn vào việc triển khai, vừa có thể tiến hành phong tỏa, kiểm soát khu vực xung quanh eo biển Đài Loan, vừa có thể trực tiếp uy hiếp đảo Senkaku.

Dân Nhật phản đối kế hoạch vì sợ mất an toàn

Máy bay cánh xoay Osprey đã từng nhiều lần rơi vỡ ở Mỹ, Morocco, gây lo ngại cho người dân Okinawa. Theo các nguồn tin, từ năm 2006-2011, Osprey ít nhất có 30 sự cố chưa được công bố.

Chính vì vậy, khi Mỹ lần đầu tiên tuyên bố có kế hoạch triển khai Osprey ở căn cứ Futenma vào tháng 6/2011, ngay lập tức đã bị người dân địa phương phản đối quy mô lớn, kể cả quan chức tỉnh Okinawa.

http://nghiadx.blogspot.com

Ngày 22/7, có khoảng 1.100 người đã tổ chức biểu tình trước chính quyền thành phố Iwakuni. Ngày 5/8, tỉnh Okinawa sẽ tổ chức đại hội người dân của tỉnh để phản đối triển khai máy bay Osprey tại tỉnh này. Ngày 22/7, một quan chức tỉnh Okinawa cũng đã lên đường đến Mỹ để bày tỏ phản đối kế hoạch triển khai Osprey.

Ngày 22/7/2012, trên một kênh truyền hình Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto cam kết: “Sẽ không tiến hành bất cứ chuyến bay nào trước khi Nhật có được kết quả điều tra 2 sự cố rơi vỡ máy bay Osprey gần đây để xác nhận độ an toàn của nó”.

Trong khi đó, để giảm sự nghi ngờ của Nhật Bản về độ an toàn của Osprey, người phát ngôn Lầu Năm Góc Little nhấn mạnh, từ năm 2007, quân Mỹ triển khai máy bay Osprey ở Iraq và Afghanistan, nó “có kỷ lục bay an toàn tốt”.

Tuy nhiên, những cam kết này vẫn chưa hề xóa bỏ được thái độ chống đối của người dân Nhật Bản.

Hãng Kyodo, Nhật Bản còn cho biết, ngày 22/7, một chiếc máy bay chiến đấu F-16 của quân Mỹ ở căn cứ Misawa, Nhật Bản cũng bị rơi vỡ ở vùng biển lân cận Hokkaido, sau khi bắn ra, phi công đã được cứu.

Máy bay Osprey đã uy hiếp biển Hoa Đông

Báo chí Trung Quốc dẫn bình luận mà họ cho rằng của Đài tiếng nói nước Nga đã có bài viết cho rằng, trong tình hình leo thang tranh chấp đảo giữa Trung-Nhật, Mỹ triển khai máy bay vận tải Osprey ở Nhật Bản có thể trở thành một “nhân tố mang tính phá hoại” của quan hệ Trung-Nhật.

Mỹ đã triển khai 12 máy bay Osprey ở Iwakuni, đảo Honshu, và còn có kế hoạch triển khai 24 máy bay này ở căn cứ Futenma, Okinawa, Nhật Bản để tăng cường sự hiện diện ở Okinawa.

Sau khi Lầu Năm Góc chuyển trọng điểm chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương, họ bắt đầu tập trung thay mới trang bị quân sự tại các căn cứ quân sự ở Nhật Bản.

http://nghiadx.blogspot.com

Mỹ tăng cường lực lượng quân sự tại các hòn đảo của Nhật Bản chắc chắn sẽ khiến cho Trung Quốc bất mãn. Bởi vì, máy bay của Mỹ có thể dùng để do thám các mục tiêu, theo dõi các hoạt động trên đất liền và trên biển của Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ triển khai máy bay vận tải Osprey lại đúng vào thời điểm tranh chấp đảo, đá giữa Trung-Nhật gay gắt, đằng sau vấn đề này luôn thấy có bóng dáng của Mỹ.

Mỹ ủng hộ đồng minh, thường nhắc nhở Trung Quốc rằng: Mỹ-Nhật có ký Hiệp ước Bảo đảm An ninh. Nếu Nhật Bản bất ngờ cần viện trợ quân sự để bảo vệ chủ quyền đảo Senkaku, thì hiệp ước này lập tức có hiệu lực.

Nhưng, Trung Quốc luôn vỗ ngực, bắc loa kêu gào cho rằng, Nhật Bản chiếm đóng những hòn đảo này một cách “phi pháp” và cố gắng chứng minh rằng họ có chủ quyền đối với đảo Điếu Ngư (tức đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản).

Trong bối cảnh đó, máy bay vận tải quân sự Osprey có thể trở thành một thủ đoạn mới để gây sức ép với Trung Quốc. Mỗi chiếc máy bay này đều có thể bay hơn 700 km, vận chuyển 24 lính nhảy dù. Những hòn đảo của Trung Quốc ở biển Hoa Đông nằm trong bán kính này.

http://nghiadx.blogspot.com

Nhưng, theo chuyên gia Pavel Luzin, Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chính trị Nga cho rằng, hiện nay điều này không phải là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quan hệ Trung-Mỹ.

Luzin nói: “Điều quan trọng hơn trong quan hệ Mỹ-Trung hiện nay là vấn đề kinh tế, gồm chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ. Cho nên, bất kể là Bắc Kinh hay Washington, hiện nay đều không muốn để quan hệ hai nước xuất hiện mâu thuẫn gay gắt mới trong lĩnh vực chính trị, quân sự”.

Như vậy, quan hệ Trung-Nhật sẽ bị tác động nghiêm trọng nhất bởi việc triển khai máy bay Osprey ở Nhật Bản, tiếp theo có thể kích động mạnh “tình cảm dân tộc” ở Trung Quốc. Điều này càng nổi bật khi mà thực lực kinh tế Trung Quốc đã và đang được tăng cường.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

>> Tàu ngầm Trung Quốc : quy mô lớn nhưng dễ bị tiêu diệt

Tàu ngầm Trung Quốc phải nổi lên mặt nước hoặc thả phao thông tin mới có thể liên lạc với trung tâm chỉ huy, nên dễ bị tấn công.

>> Kịch bản Mỹ tấn công Trung Quốc bị lộ


Tờ “StrategyPage” Mỹ cho biết, Hải quân Mỹ có kế hoạch điều chỉnh nhiệm vụ của lực lượng tàu ngầm, ra sức phát triển tàu ngầm hạt nhân kiểu tấn công đất liền.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm USS Michigan tại cảng Busan, Hàn Quốc.

Loại tàu ngầm này được trang bị tên lửa hành trình và máy bay không người lái phóng ngầm, có thể áp sát vùng biển xung quanh Trung Quốc, tiến hành do thám và tấn công đối với các mục tiêu trên bờ.

Để phối hợp với chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, Hải quân Mỹ quyết định tiến hành điều chỉnh đối với nhiệm vụ của tàu ngầm hạt nhân.

Nhiệm vụ chính của chúng không còn là tập trung đề phòng hạm đội của Trung Quốc, mà là tận dụng tính tàng hình áp sát duyên hải Trung Quốc, tiến hành do thám đối với các mục tiêu trên bờ, đồng thời phát động tấn công khi cần thiết.

Do trước đây nhiệm vụ chính của lực lượng tàu ngầm quân Mỹ là tấn công tàu chiến của kẻ thù, vì vậy phần lớn tàu ngầm đều lấy ngư lôi làm hệ thống vũ khí chủ yếu.

Quân Mỹ bắt đầu từng bước đổi sang trang bị tên lửa hành trình tấn công đất liền cho những tàu ngầm này, biến chúng thành những tàu ngầm tấn công đất liền, có thể lặng lẽ ra vào duyên hải Trung Quốc,uy hiếp các mục tiêu ở ven bờ.

Trong 18 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio hiện có của quân Mỹ, đã có 4 chiếc được đổi thành tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình, mỗi chiếc mang theo 154 quả tên lửa hành trình Tomahawk có tầm phóng 1.600 km, những tên lửa phóng ngầm này có thể điều chỉnh hướng bay trong quá trình bay, bắn trúng chính xác hơn đối với các mục tiêu trên bờ.

Quân Mỹ cho rằng, hoả lực mạnh của tên lửa hành trình cộng với tính năng lặng lẽ kinh ngạc, làm cho tàu ngầm hạt nhân tấn công đất liền có thể bất ngờ gây hỗn loạn cho duyên hải của nước đối phương, phát động tấn công chí tử đối với hơn 100 mục tiêu trên đất liền có giá trị cao.

Một chức năng quan trọng khác của tàu ngầm hạt nhân tấn công đất liền là mang theo 66 lính đột kích Seal (báo biển), từ đó có thể tiến hành do thám và thâm nhập bờ biển.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân USS Florida SSGN728 tại căn cứ Diego Garcia của quân Mỹ.

3 tàu ngầm hạt nhân kiểu tấn công đất liền của quân Mỹ gồm USS Michigan, USS Ohio và USS Florida từng lần lượt xuất hiện ở căn cứ Busan, Hàn Quốc, căn cứ vịnh Subic của Philippines và căn cứ Diego Garcia ở Ấn Độ Dương.

Nhà phân tích Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Mỹ, Glaser cho rằng, những tàu ngầm hạt nhân này có thể chạy tới bất cứ vùng biển nào trên thế giới để thực hiện nhiệm vụ tấn công đất liền.

Ngoài ra, 4 tàu ngầm hạt nhân tấn công đất liền của quân Mỹ sẽ nghỉ hưu trước sau năm 2025. Hải quân Mỹ đã bắt đầu chế tạo trang bị thay thế - tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia phiên bản cải tiến trang bị hệ thống phóng tên lửa hành trình.

Nó là sự kết hợp giữa tàu ngầm hạt nhân tấn công và tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình, sẽ trở thành tàu ngầm hạt nhân tấn công đất liền thế hệ mới của quân Mỹ. Ngoài ra, trong nhiều năm qua, Hải quân Mỹ luôn bí mật nghiên cứu chế tạo máy bay không người lái phóng ngầm.

Hải quân Mỹ cho rằng, tàu ngầm hạt nhân có thể ẩn nấp, mai phục lâu dài ở vùng biển xung quanh nước thù địch. Máy bay không người lái được phóng từ dưới nước lên để tác chiến, mang tính bí mật và tính bất ngờ.

Máy bay không người lái phóng ngầm trang bị radar và hệ thống hình ảnh quang học được sử dụng cho tiến hành do thám đối với trận địa trên bờ của đối phương.

Chúng còn có thể thông qua vệ tinh đưa tin tức tình báo truyền về tàu chiến quân Mỹ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, máy bay không người lái phóng ngầm có thể quay trở về khu vực lân cận tàu ngầm hạt nhân và lặn xuống nước, tiếp tục đi qua ống phóng tên lửa quay trở vào bên trong tàu ngầm.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan lớp Ohio của Hải quân Mỹ.

Bài viết dẫn báo cáo của Lầu Năm Góc cho rằng, lực lượng tàu ngầm Trung Quốc mặc dù có quy mô lớn, hơn nữa không thiếu tàu ngầm thông thường và tàu ngầm hạt nhân tiên tiến, nhưng khi lặn ở dưới nước, tàu ngầm Trung Quốc không thể duy trì liên lạc bất cứ lúc nào với Trung tâm chỉ huy ở phía sau.

Chúng phải nổi lên mặt nước hoặc thả phao thông tin, mới có thể liên lạc với trung tâm chỉ huy, nhưng hai cách làm này sẽ khiến chúng dễ bị phát hiện và bị tấn công.

>> Chiến lược phát triển tàu ngầm hạt nhân của Hải quân các nước

Vì vậy, nhóm tàu ngầm quân Mỹ có thừa khả năng “gây sóng gió” ở vùng biển xung quanh Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân USS Ohio, Hải quân Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân USS Florida, Hải quân Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái phóng ngầm Cormorant của quân Mỹ (ý tưởng).

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái phóng ngầm Switch Blade của quân Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân 092 của Hải quân Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 của Hải quân Trung Quốc.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

>> Nhờ có KJ-2000 quân đội TQ sẽ chuyển hướng sang tác chiến tấn công?

Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 có khả năng tích hợp sức mạnh tác chiến, giúp PLA xây dựng khả năng tác chiến hệ thống, mang tính tấn công.

>> Tìm hiểu 'Thần biển' P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 cất cánh tập luyện.

Tờ “Thanh niên Trung Quốc” gần đây có bài viết cho rằng, máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, bắt đầu xuất hiện tại Lễ duyệt binh năm 2009, luôn thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận bên ngoài.

Sự quan tâm này không chỉ về tính năng kỹ chiến thuật của nó, so sánh với máy bay cảnh báo sớm cùng loại của các nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Israel, mà còn quan tâm đến vị trí, vai trò của nó trong Không quân Trung Quốc cũng như hiệu quả thực tế của nó.

Ngày 10/3/2010, tờ báo quân đội “Giải phóng quân” Trung Quốc cũng có bản tin ngắn về máy bay cảnh báo sớm KJ-2000, cho rằng loại máy bay này đã tăng cường rất lớn khả năng tác chiến hệ thống của Quân đội Trung Quốc.

Thăm dò cảnh báo sớm từ “mặt đất” đến “bầu trời”

Trung Quốc chế tạo thành công và đưa vào sử dụng máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 không chỉ đưa Trung Quốc bước lên con đường tự chủ hóa thể chế, tích hợp hóa thiết bị, đa dạng hóa công năng về công nghệ, mà còn bước lên con đường từ “lấy trên bộ làm chính” đến “kết hợp trên bộ-trên không” về cảnh báo sớm phòng không.

Điều này có ý nghĩa cột mốc thúc đẩy sự Không quân Trung Quốc chuyển đổi từ “phòng không lãnh thổ” sang “tấn công và phòng thủ đầy đủ”. - báo chí Trung Quốc tuyên truyền.

Theo báo Trung Quốc, chức năng cơ bản của KJ-2000 là cảnh báo sớm trên không. KJ-2000 trang bị radar quét mảng pha điện tử Type H/LJG-346 SAPAR do Viện 14 tại Nam Kinh phát triển; sử dụng ăng-ten hình đĩa kiểu cố định.

Radar này có thể tiến hành bám theo mục tiêu liên tục với tốc độ nhanh và tỷ lệ chính xác cao, có thể đo vẽ bản đồ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn KJ-2000 do Trung Quốc tự sản xuất.

Hơn nữa, radar của KJ-2000 có công suất mạnh, đường kính ăng-ten lớn, sử dụng máy tính tốc độ cao và công nghệ giảm tiếng ồn chuyên dụng, diện dò mục tiêu của nó có thể đạt 3600, có thể bám theo, dò tìm hàng trăm mục tiêu trên không, trên mặt đất, trên biển, dẫn đường cho hàng chục nhóm mục tiêu, khoảng cách dò tìm, độ phân giải có thể đứng vị trí dẫn đầu thế giới.

Lấy radar quét cơ giới của máy bay cảnh báo sớm E-3 làm ví dụ, ăng-ten của nó chuyển 5-6 vòng/phút, chu kỳ quét một mục tiêu khoảng 10s, xác định một mục tiêu và lập ra đường theo dõi mất 3-6 lần quét, mất 30-60s.

Trong khi đó, KJ-2000 chỉ cần vài giây, tỷ lệ thay thế số liệu tình hình trên không tương ứng vượt xa máy bay cảnh báo sớm E-3.

Do máy bay cảnh báo sớm áp dụng linh kiện chính cố định, kết cấu trang bị đơn giản mà thực dụng, hoạt động có độ tin cậy tương đối cao.

Trong ứng dụng tác chiến, hiệp đồng hoạt động với radar mặt đất tầm xa, tầm trung và tầm gần, cùng tạo nên mạng lưới cảnh báo sớm phòng không nhất thể hóa (ba chiều), bổ sung có hiệu quả cho những điểm mù dò tìm khoảng cách xa, tầng trời thấp và siêu thấp, giúp cho Không quân Trung Quốc từ mạng lưới trinh sát, cảnh báo sớm tĩnh trên bộ trước đây, đã chuyển sang mạng lưới trinh sát, cảnh báo sớm kết hợp trên không-trên bộ, kết hợp cả trạng thái tĩnh và động, đã mở rộng không gian cảnh báo sớm chiến lược, đã kéo dài thời gian cảnh báo sớm chiến lược.

Tác chiến chỉ huy từ “mặt phẳng” đến “ba chiều” - báo quân sự TQ tuyên truyền

Việc nghiên cứu chế tạo thành công và đưa vào sử dụng KJ-2000 không những giúp Trung Quốc khắc phục lỗ hổng về dò tìm cảnh báo sớm trên không trong chức năng hệ thống vũ khí trang bị, hơn nữa đã thực hiện bước nhảy từ “mặt phẳng” đến “ba chiều” về chỉ huy tác chiến phòng không.

Điều này có ý nghĩa “vạch thời đại” đối với phòng không từ “dựa trên lãnh thổ” (trong biên giới) chuyển sang “dựa trên ngoài lãnh thổ”.

http://nghiadx.blogspot.com

Nhiệm vụ tác chiến chủ yếu của KJ-2000 chính là chỉ huy trên không. Là một trang bị chỉ huy cơ động trên không, KJ-2000 có thể nắm toàn diện tình hình trên không trong phạm vi tương đối lớn, tiến hành theo dõi chiến trường, tổng hợp, xử lý, phân tích, phán đoán các loại thông tin, kịp thời cung cấp phán đoán tình hình cho chỉ huy các cấp và các lực lượng tác chiến, đồng thời chịu trách nhiệm dẫn đường cho lực lượng tác chiến đến vị trí chiến thuật có lợi, nhằm tạo điều kiện phát hiện địch trước, tấn công địch trước.

Đặc biệt là trong tác chiến đường không tầm trung và xa, thông báo tình hình theo thời gian thực và dẫn đường chỉ huy chính xác của máy bay cảnh báo sớm có vai trò quan trọng giúp lực lượng tác chiến kịp thời phát hiện mục tiêu, liên tục bám theo mục tiêu, cơ động chiến thuật chính xác, tập trung ưu thế hỏa lực.

Hệ thống trinh sát điện tử của KJ-2000 có thể dò tìm nguồn bức xạ điện tử ngoài khoảng cách dò tìm của radar dò tìm cảnh báo sớm, chặn được mục tiêu từ xa, thông qua đo đạc nhanh chóng, xử lý và so sánh các thông số về mục tiêu, nâng cao tỷ lệ chặn được mục tiêu trong điều kiện môi trường điện từ phức tạp.

Radar dò tìm cảnh báo sớm có thể dùng các phương thức làm việc khác nhau, có được các thông tin như phương vị, khoảng cách, độ cao và tốc độ của mục tiêu theo thời gian thực, tạo được sự theo dõi liên tục đối với các mục tiêu có tính chất khác nhau, loạt khác nhau.

Sau khi hệ thống tiến hành nhận biết địch-ta đối với mục tiêu, tiếp tục do hệ thống xử lý tin tức tiến hành xử lý, phân tích và tổng hợp các thông tin về mục tiêu. Thông tin được tổng hợp vừa có thể trực tiếp hiển thị ở đài kiểm soát chỉ huy của máy bay cảnh báo sớm, vừa có thể thông qua liên kết dữ liệu, dùng các cách thức như âm thanh, video, văn bản hoặc các hình thức như bản đồ tình hình tác chiến, chỉ lệnh tác chiến, phân phát cho các đài chỉ huy trên không, trên bộ hoặc trên biển, tiến hành chỉ huy, dẫn đường cho lực lượng tác chiến lục, hải, không quân tiến hành tấn công đối phương.

http://nghiadx.blogspot.com

Đồng thời, khi hệ thống thông tin bị gây nhiễu phá hoại hoặc khoảng cách thông tin đến một đơn vị tác chiến vượt phạm vi tác dụng tốt đa, thiết bị thông tin của máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 còn có thể thực hiện truyền tin trên không, để duy trì kết nối thông tin giữa chỉ huy và vũ khí. Như vậy, tác chiến phòng không có thể thực hiện được “phòng” thì có chuẩn bị trước, “công” thì trực tiếp hướng vào bộ phận quan trọng.

Khi phân tích về ảnh hưởng của KJ-2000 đối với tác chiến phòng không của Trung Quốc, một quan chức cấp cao của Không quân Mỹ cho rằng, hệ thống vũ khí trang bị của Trung Quốc đã được lấp một lỗ hổng, đem lại sự thay đổi vạch thời đại cho chỉ huy tác chiến phòng không của Trung Quốc.

Bởi vì, mặc dù chỉ trang bị 4 máy bay cảnh báo sớm KJ-2000, trong một cuộc chiến tranh cục bộ, Trung Quốc cũng có khả năng cảnh báo sớm phòng không và tác chiến chỉ huy trên toàn bộ lãnh thổ 24/24 giờ.

Theo đó, Trung Quốc có thể từ bỏ sự chỉ đạo tác chiến “dụ địch thâm nhập” được thực hiện phổ biến trước đây, chuyển sang thực hiện tác chiến ở thế tấn công. Cùng với quy mô trang bị tiếp tục mở rộng, tính năng kỹ chiến thuật tiếp tục nâng cao, kinh nghiệm sử dụng tiếp tục phong phú, quy trình tác chiến tiếp tục được tối ưu hóa, các lực lượng tiếp tục được phối hợp nhịp nhàng, không chỉ không gian tác chiến trên thế tấn công của Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng ra ngoài lãnh thổ, khả năng tác chiến thế tấn công tương ứng cũng sẽ tiếp tục phát triển theo hướng nhất thể hóa (ba chiều).

http://nghiadx.blogspot.com

Hệ thống lực lượng từ “phân tán” đến “dung hợp”

Việc nghiên cứu chế tạo thành công và triển khai sử dụng KJ-2000 không chỉ giúp cho Trung Quốc đã tăng thêm yếu tố mới vào cấu thành sức mạnh quân sự, mà còn đã thực hiện bước nhảy từ “phân tán” đến “dung hợp” trong hệ thống lực lượng.

Điều này có ý nghĩa mang tính thúc đẩy đối với việc đẩy nhanh hình thành khả năng tác chiến hệ thống dựa trên hệ thống thông tin.

KJ-2000 tích hợp trinh sát cảnh báo sớm, dẫn đường thông tin, tập hợp thông tin tình báo, chỉ huy kiểm soát thành một thể thống nhất, là nút hệ thống thông tin và đầu mối trọng yếu của chiến trường trên không, không chỉ có chức năng dò tìm cảnh báo sớm, chỉ huy kiểm soát, mà còn có nhiều chức năng tích hợp sức mạnh tác chiến.

Liên kết dữ liệu thông dụng được nó trang bị vừa có thể truyền các thông tin dò tìm, định vị, nhận biết, bám theo mục tiêu theo thời gian thực cho các bộ phận chỉ huy và vũ khí, vừa có thể thu nhận thông tin có liên quan các bộ phận chỉ huy và vũ khí trong hệ thống thông tin chiến trường, dựa vào nhu cầu của người sử dụng, sinh ra thông tin với cách thức mới, hình thức mới và nội dung mới, truyền tới người sử dụng riêng.

Sự kết nối và chia sẻ thông tin theo hình sợi (tia) này đã mở ra con đường công nghệ cho việc tích hợp sức mạnh tác chiến kiểu phân tán với các chiều hướng khác nhau vào một hệ thống tác chiến nhất thể hóa.

Chẳng hạn, KJ-2000 có thể đem thông tin nhiều loạt mục tiêu có vị trí khác nhau, độ cao khác nhau, khoảng cách khác nhau phân phán cho các phương tiện tác chiến của lục, hải, không quân ở khu vực khác nhau, không phận khác nhau, độ cao khác nhau và loại hình khác nhau, làm cho nó dựa vào chỉ thị của máy bay cảnh báo sớm, thực hiện tấn công chính xác, thực hiện được tích hợp hỏa lực, tích hợp hệ thống sức mạnh.

Trên thực tế, bất cứ quân đội nước nào trên thế giới, gồm cả Trung Quốc, từ nghiên cứu chế tạo, mua sắm, trang bị đến sử dụng thực tế máy bay cảnh báo sớm, đều sẽ xem xét dùng máy bay cảnh báo sớm để thúc đẩy sự tích hợp của toàn bộ hệ thống tác chiến, đồng thời theo đó thúc đẩy xây dựng mạng thông tin và liên kết dữ liệu, nâng cấp tổ chức chỉ huy, cải tạo vũ khí, thay đổi phương thức huấn luyện, đổi mới hình thức tác chiến.

Trong chiến dịch không kích Libya do Pháp dẫn đầu năm 2011, dưới sự quản lý và điều khiển thống nhất của máy bay cảnh báo sớm, về cơ bản đã hợp nhất được các loại vũ khí trang bị của các nước thành một chỉnh thể.

Điều này cho thấy, sở hữu KJ-2000 có chức năng tương tự, cũng có thể đóng vai trò thúc đẩy đối với việc tích hợp sức mạnh cho Quân đội Trung Quốc, đồng thời thông qua đó, kết nối các điểm biệt lập trên chiến trường truyền thống thành các nút của hệ thống.

Mà các nút hệ thống này có các loại “con mắt” giúp nó nhìn, các loại “tai” giúp nó nghe, các loại “não” giúp nó tính toán, các loại “tay” giúp nó làm, khả năng tác chiến của nó sẽ tăng lên gấp bội. Đây là ý nghĩa của sự tích hợp, tăng lên gấp bội khả năng tác chiến cho Quân đội.

Bức xạ cao, cơ động thấp tồn tại rủi ro dễ bị tấn công

Giống với máy bay cảnh báo sớm khác, KJ-2000 mặc dù áp dụng các biện pháp triển khai phía sau, yểm trợ kèm theo, nhưng về khách quan, cũng tồn tại rủi ro dễ bị tấn công. Nếu ngoại hình cơ thể lớn, thì cường độ bức xạ của radar trên máy bay sẽ cao.

Đồng thời, loại máy bay cảnh báo sớm này thường hoạt động ở độ cao tương đối cố định là 7.000-10.000 m, dễ bị phát hiện. cộng với tốc độ tuần tra chậm, tính cơ động nhỏ, không có vũ khí mang tính tấn công, khả năng phòng thủ tương đối yếu.

Nó không chỉ dễ bị đối phương dò được và gây nhiễu, mà còn dễ bị tên lửa chống bức xạ tấn công, đặc biệt là sự tấn công của tên lửa siêu thanh đang được cạnh tranh phát triển hiện nay.

http://nghiadx.blogspot.com

Ngoài ra, giống như khi Mỹ tập kích đường không Iraq năm 1991, nhà thầu Pháp đã cung cấp cho Mỹ về chi tiết kỹ thuật mạng phòng không của Iraq, cũng được cho là rủi ro trong nghiên cứu phát triển, sử dụng máy bay cảnh báo sớm.

Bởi vì, đối thủ tiềm tàng một khi lắp “cửa sau” trong hệ thống thông tin của máy bay cảnh báo sớm, hoặc thông qua đồng minh của họ dò được chi tiết công nghệ liên quan, khi cần thiết, họ sẽ thông qua “cửa sau” tiến hành phá hoại đối với máy bay cảnh báo sớm.

Cựu Tư lệnh Không quân Nga Yakovlev có một câu nói nổi tiếng: Muốn làm chủ nhân của bầu trời, bạn không chỉ cần sở hữu nhiều kiếm sắc, càng cần phải có tai mắt xa hơn. Ở đây, “kiếm sắc” là máy bay tác chiến, “tai mắt” là máy bay cảnh báo sớm.

Đạo lý chỉ có “tai thính mắt tinh” mới có thể “tay chân linh hoạt” này không phải là chỉ có tướng lĩnh Nga mới hiểu rõ. Ngay từ thập niên 1960, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bay cảnh báo sớm KJ-1, nhưng do nhiều nguyên nhân, cuối thập niên 1970 loại máy bay này đã chấm dứt phát triển.

Cuối thập niên 1990, Trung Quốc cùng với Nga, Israel đã hợp tác nghiên cứu chế tạo ra một loại máy bay cảnh báo sớm khác, nhưng do sự can thiệp nước khác, năm 2000 buộc phải chấm dứt. Như vậy, “chủ nghĩa bá quyền” hoàn toàn không muốn nước khác (Trung Quốc) “tai thính mắt tinh”.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Trên cơ sở đó, Trung Quốc mới tập trung tự nghiên cứu phát triển máy bay cảnh báo sớm KJ-2000. Báo Trung Quốc khoe khoang rằng, hững năm gần đây, ứng dụng thực tế của lực lượng tác chiến đã chứng minh, KJ-2000 không chỉ sánh ngang với máy bay cảnh báo sớm hiện có của các nước khác về tính tiên tiến của công nghệ, mà còn thúc đẩy chuyển đổi chiến lược và gia tăng gấp bội khả năng tác chiến cho Không quân Trung Quốc.

Việc cải tiến và ứng dụng thực tế trong tương lai sẽ tiếp tục khẳng định vị thế độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh phát triển vũ khí trang bị của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy tích hợp hệ thống nâng cao khả năng tác chiến cho Quân đội Trung Quốc.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

>> Tên lửa DH-10 của Trung Quốc vô dụng ở Đông Nam Á

Cơ chế dẫn đường của tên lửa hành trình đối đất DH-10 kém chính xác và không hiệu quả với địa hình khu vực Đông Nam Á.

>> Sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc


Cuộc hành trình săn lùng công nghệ tên lửa LACM

Chương trình phát triển tên lửa hành trình tấn công mặt đất (LACM) được Trung Quốc khởi xướng từ năm 1990.

Đến năm 1991, trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, 80% tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk của Mỹ đã đánh trúng mục tiêu với CEP (sai số vòng tròn bán kính) chỉ 3m. Thành tích này thúc đẩy Trung Quốc lao vào cuộc tìm kiếm công nghệ tên lửa hành trình bằng mọi giá.

Quá khó khăn để tiếp cận công nghệ của phương Tây, đích hướng cho cuộc săn lùng công nghệ này không ở đâu khác ngoài Nga.

Các báo cáo không chính thức cho biết, sự phát triển của tên lửa hành trình DH-10 có sự giúp đỡ kỹ thuật từ phía Nga và Ukraine. Bên cạnh đó, việc săn lùng các tên lửa Tomahawk bị lạc đường và không phát nổ cũng được ráo riết thực hiện.

Báo cáo của Viện 2049, một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về châu Á có trụ sở tại bang Virginia, Mỹ cho biết: Trong chiến dịch tấn công tiêu diệt Bin Laden ở Afghanistan (1998), Mỹ đã phóng đi 75 tên lửa Tomahawk và một số trong chúng đã rơi xuống mà không phát nổ. Trung Quốc đã không mấy khó khăn để có được những tên lửa “xịt” này để nghiên cứu các công nghệ liên quan.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đã có được tên lửa hành trình tấn công mặt đất DH-10 sau nhiều cuộc "săn lùng" bằng mọi giá Ảnh: Ausairpower

Báo cáo của Global Security cho biết, trong năm 1993, Trung Quốc xây dựng một trung tâm phát triển công nghệ tên lửa hành trình đối đất ở một khu vực lân cận Thượng Hải. Đến năm 1995, một số chuyên gia tên lửa từ Nga đã được tuyển dụng vào làm việc cho trung tâm này.

Báo cáo cũng cho biết, bằng cách nào đó Trung Quốc đã có được một tập tài liệu kỹ thuật liên quan đến một hệ thống tên lửa hành trình của Nga.

Một báo cáo chưa được xác nhận cho biết, trong giai đoạn 1999-2001, Ukraine xuất khẩu khoảng 18 tên lửa hành trình đối đất tầm xa Kh-55 có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân cho Trung Quốc và Iran. Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng Trung Quốc có được thiết kế của tên lửa Kh-65SE (biến thể xuất khẩu tầm ngắn của Kh-55).

Kết quả của những nỗ lực trên, sau một thời gian dài miệt mài tìm kiếm, nghiên cứu, sao chép, chế tạo, Trung Quốc đã có "đứa con lai Nga-Mỹ” là DH-10.

Tuy nhiên, tương tự như sự phát triển của các hệ thống vũ khí khác của Trung Quốc, sự phát triển, tên gọi chính thức của chương trình tên lửa LACM Trung Quốc khá mơ hồ và không rõ ràng.

Sự phát triển của chương trình này đôi khi cũng nhầm lẫn với chương trình phát triển tên lửa hành trình đối đất HN-1.

Những thông số không kiểm chứng

Tên lửa hành trình đối đất DH-10 được cho là đã triển khai hoạt động trong giai đoạn 2004-2005 cùng với việc thành lập lữ đoàn tên lửa hành trình thuộc "lực lượng nhị pháo" (cách gọi lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc) có trụ sở tại Kiến Thủy, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Báo cáo của Global Security cho biết, đến hết năm 2008, Trung Quốc đã triển khai 200-500 tên lửa hành trình đối đất DH-10.

Một biến thể khác của DH-10 là CJ-10 đã được triển khai trên máy bay ném bom chiến lược H-6M.

http://nghiadx.blogspot.com
Khả năng của những loại vũ khí "con lai" kiểu này gần như không thể kiểm chứng từ một bên thứ 3. Ảnh: Sinodefence

Tầm bắn chính xác của DH-10 cũng là con số không được kiểm chứng, ít nhất là đến thời điểm hiện tại.

Tầm bắn của tên lửa DH-10 được dự đoán từ 1.500-4.000km, tuy nhiên, nếu dựa vào kích thước, trọng lượng tên lửa thì tầm bắn của DH-10 khoảng từ 1.500-1.800km là hợp lý. Độ chính xác (tính bằng chỉ số CEP) của DH-10 được dự đoán ở mức 10m.

Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ trong tháng 3/2009 cho biết, một biến thể khác của DH-10 là CH-10 sao chép hoàn toàn từ tên lửa hành trình Kh-55 đã được phát triển. Có khoảng 250 tên lửa cùng với 20-30 bệ phóng đã được triển khai, tầm bắn của biến thể này được cho là từ 1.500-2.000km.

Trong tháng 7/2012, một số bức ảnh đăng tải trên các diễn đàn quân sự Trung Quốc cho thấy, có vẻ tên lửa DH-10 được triển khai hoạt động trên tàu khu trục Type-052C.

>> Khu trục hạm Type 052C của Hải quân Trung Quốc

Vô dụng trong khu vực Đông Nam Á

Một trong những yêu cầu quan trọng đối với tên lửa hành trình đối đất là cơ chế dẫn đường. Đây là nhân tố quyết định của bất kỳ loại vũ khí có điều khiển nào. Đối với Trung Quốc, phát triển cơ chế dẫn đường cho DH-10 là một thách thức lớn.

Để có thể tấn công chính xác các mục tiêu cách xa hàng ngàn kilomet, tên lửa đòi hỏi phải có hệ thống dẫn đường rất tinh vi và kết hợp nhiều cách dẫn đường khác nhau nhằm tăng độ chính xác.

Tên lửa DH-10 được cho là sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp giữa dẫn đường quán tính (INS), dẫn đường men theo địa hình TERCOM và GPS.

Tuy nhiên, để tên lửa có thể hoạt động với hệ thống dẫn đường men theo địa hình TERCOM thì bản đồ khu vực mục tiêu cần được lập sẵn và đưa vào bộ nhớ của tên lửa. Khi đó, radar đo độ cao của tên lửa sẽ ghi nhận các thông số về khu vực đang bay và chuyển vào một bộ nhớ nhỏ trong tên lửa để thực hiện các phép tính.

Các thông số có được sẽ được tổ chức thành một dải các phép đo tương tự như một bản đồ, bản đồ tạm này sẽ được so sánh với bản đồ đã được lưu trữ từ trước để xác đinh vị trí và hướng, những thông tin này sẽ được sử dụng để điều chỉnh đường bay của tên lửa.

http://nghiadx.blogspot.com
Sử dụng DH-10 tại ĐNA là không phù hợp và nguy cơ rất lớn đối với thường dân Ảnh:Ausairpower

Trong khi đó, Trung Quốc rất khó để lập được bản đồ địa hình đối với khu vực có địa lý phức tạp như Đông Nam Á. Trung Quốc không thể sử dụng máy bay do thám xâm nhập sâu vào bên trong không phận các quốc gia có chủ quyền để lập bản đồ mặt đất.

Hơn nữa, theo các báo cáo không chính thức, hệ thống dẫn đường chủ đạo cho tên lửa DH-10 là GPS. Tuy nhiên, việc sử dụng tín hiệu GPS dân sự để dẫn đường cho một tên lửa quân sự chắc chắn không phải là lựa chọn khả thi, vì tín hiệu GPS dân sự rất dễ bị gây nhiễu. Nếu tên lửa DH-10 dựa vào hệ thống dẫn đường này thì khả năng đe dọa của nó là không đáng kể.

Tên lửa DH-10 có thể dựa vào hệ thống dẫn đường quán tính để tìm đến mục tiêu, song đối với giải pháp này, chỉ số CEP sẽ rất lớn.

Một khả năng được đề cập đến, trong trường hợp Mỹ cắt tín hiệu GPS tại khu vực tác chiến, tên lửa DH-10 có thể dựa vào hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga để tấn công mục tiêu. Song hiện nay, tín hiệu dận sự của hệ thống GLONASS chưa được phủ sóng toàn cầu, nên mức độ tin cậy của biện pháp này không khả quan hơn so với sử dụng tín hiệu GPS dân sự.

Một phương pháp khác là sử dụng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu do Trung Quốc phát triển. Tuy nhiên, thời điểm hệ thống này đi vào hoạt động vẫn chưa được xác định, mức độ chính xác của hệ thống định vị vệ tinh này vẫn là một câu hỏi chưa thể giải đáp.

Cần nhớ lại rằng, tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk trở nên kém hiệu quả khi hoạt động tại những khu vực có địa hình hiểm trở.

75 tên lửa đã được Mỹ phóng đi trong năm 1998 nhưng không tiêu diệt được bin Laden. Một lượng lớn các tên lửa trượt mục tiêu, rơi vào các khu vực dân sự gây ra cái chết cho hàng trăm thường dân.

Vì vậy, tên lửa DH-10 hay các loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất khác của Trung Quốc mang lại cho quốc gia này khả năng răn đe quân sự đáng kể... trên lý thuyết.

(Nguồn :: BDV)

>> Kịch bản Mỹ tấn công Trung Quốc bị lộ


Các chuyên gia phân tích quân sự Mỹ đã xây dựng một kịch bản chiến tranh quy mô lớn để phản công Trung Quốc trong trường hợp bị "gây chiến" trước.

>> 'Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc'


Các chuyên gia phân tích quân sự Mỹ đã xây dựng một kịch bản chiến tranh quy mô lớn để phản công Trung Quốc trong trường hợp bị "gây chiến" trước.

Bí mật này được giữ kín trong một thời gian khá dài, nhưng nó đã được "hâm nóng" trong năm 2012 sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi quan tâm sâu sắc đến tình hình quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.

Việc rò rỉ kế hoạch tấn công Trung Quốc được cho là thông điệp gửi tới giới quân sự Trung Quốc biết "ưu thế quân sự của Mỹ là vô biên".

Kịch bản chiến tranh quy mô lớn với Trung quốc là công sức của rất nhiều các chuyên gia Lầu Năm Góc. Họ đã cộng tác cùng nhau trong gần 20 năm để xây dựng lên kế hoạch quân sự chống lại Trung Quốc, và tất nhiên là chỉ khi Trung Quốc gây chiến trước.

Để triển khai cuộc phản công, Mỹ sẽ ưu tiên “hủy diệt các hệ thống radar và hệ thống tên lửa mà Trung Quốc xây dựng để chống lại các chiến hạm của Mỹ”.

Cũng theo kế hoạch, lực lượng “tiên phong” trong những giờ đầu của cuộc chiến gồm các máy bay ném bom chiến lược tàng hình và tàu ngầm của Quân đội Mỹ.

Sau đó, sẽ là các cuộc tập kích với quy mô lớn từ biển và không mà Lầu Năm Góc gọi đó là "học thuyết không - hải chiến".

Các luận cứ ủng hộ việc lên kế hoạch kịch bản tấn công Trung Quốc là sự “thay đổi” từ phía Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Mỹ (ảnh minh họa)

Ngoài ra, các quan chức Mỹ đã nhận ra một thực tế rằng, Trung quốc đã tăng chi tiêu cho quân đội lên đến 180 tỷ USD (bằng 1/3 ngân sách Quốc phòng của Mỹ) và luận cứ cuối cùng là Trung quốc đã trở thành kẻ “gây hấn” trên Biển Đông trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, một phần kịch bản này chỉ là trò tâm lý chiến mà phía Washington muốn gây áp lực lên Bắc Kinh.

“Chúng tôi muốn gây áp lực cho các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc khi thực hiện kế hoạch dài hạn. Để triệt tiêu những ý định thách thức chúng tôi", một sĩ quan cao cấp của Hải quân Mỹ cho biết.

Theo Lầu Năm Góc, Trung Quốc đang khiêu khích. “Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc sẽ buộc phải phải phát triển các phương pháp để chống lại “các trận chiến trên biển và trên không” của Mỹ”, một sĩ quan Trung Quốc nói tại Hội nghị quốc tế ở London.

“Quân đội của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nhất thiết phải phát triển phương án phù hợp để chống lại kẻ thù tiềm năng của mình. Nhưng Trung quốc vẫn còn kém quá xa so với Mỹ và cuộc xung đột sẽ là một thảm họa”, ông Pavel Kamennov thuộc viện nghiên cứu Viễn Đông nói.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

>> Mỹ - Nhật hợp tác đối phó với Trung Quốc

Nhật-Mỹ quyết định sửa đổi “Nguyên tắc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ”, triển khai UAV Global Hawk và cùng xây dựng Guam chống Trung Quốc.

>> Mỹ, Nhật Bản, Philippines bao vây Trung Quốc



http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 3/8/2012, tại Thủ đô Washington, Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto tổ chức cuộc họp báo chung và phát biểu về vấn đề triển khai máy bay cánh xoay MV-22 Osprey.

Tờ “Japan News Network” đưa tin, ngày 3/8, tại Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tổ chức hội đàm, hai bên đồng ý sửa đổi “Nguyên tắc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ”, tăng cường khả năng cùng đối phó với Trung Quốc.

“Nguyên tắc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ” được chỉnh sửa năm 1997. Trong cuộc hội đàm, Bộ trưởng Satoshi Morimoto cho rằng, so với mười mấy năm trước, tình hình Đông Á hiện nay đã có sự thay đổi rất lớn, đặc biệt là chiến lược vươn ra đại dương của Trung Quốc trực tiếp đe dọa tới an ninh của Nhật, Mỹ, cho nên cần thiết phải tiến hành sửa “nguyên tắc”.

“Nguyên tắc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ” sửa năm 1997 chủ yếu là nhằm vào CHDCND Triều Tiên, không lấy Trung Quốc làm mục tiêu chủ yếu. Nội dung sửa đổi khi đó chủ yếu có 3 điểm:

Một khi CHDCND Triều Tiên “có sự” (có vấn đề), (1) Nhật-Mỹ tích cực hợp lực, hợp tác trong các hành động chính; (2) Nhật Bản chi viện cho các hành động của quân Mỹ; (3) Nhật-Mỹ tiến hành hợp tác trên phương diện vận chuyển vật tư quân sự.

Còn lần này, quân đội hai nước Nhật-Mỹ cho rằng, do “chiến lược biển” của Hải quân Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh, đặc biệt là tình hình căng thẳng ở khu vực biển Hoa Đông ngày càng nổi lên, không loại trừ khả năng đảo Senkaku và các hòn đảo tây nam gần Okinawa bị tấn công xâm lược, vì vậy cần phải sửa “Nguyên tắc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ” đối phó Trung Quốc, đề phòng bất trắc.


http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản quyết định sử dụng máy bay không người lái Global Hawk để theo dõi hoạt động trên biển của Trung Quốc. Trong hình là máy bay không người lái RQ-4 Block 40 Global Hawk của Không quân Mỹ, do Công ty Northrop Gumman chế tạo.

Hãng tin “Jiji news agency” Nhật Bản phân tích, Nhật-Mỹ quyết định tiến hành sửa mới “Nguyên tắc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ” là căn cứ vào tăng cường hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ nhằm vào Trung Quốc, làm rõ nội dung hợp tác.

Ngoài việc lãm rõ sự phân công về “nhiệm vụ và chia sẻ trách nhiệm”, sẽ lấy các lĩnh vực tình báo, trinh sát như giám sát biển và dò tìm tàu ngầm làm trọng điểm tăng cường hợp tác giữa hai nước.

Trong hội đàm, Panetta cho biết, để ứng phó với sự bành trướng quân sự của Trung Quốc, sẽ xem xét để căn cứ Guam của quân Mỹ trở thành căn cứ quân sự chung của quân đội hai nước Nhật-Mỹ.

>> Nhân Dân nhật báo: "Mỹ lôi kéo mối thù cũ -Việt Nam"

Hãng Kyodo Nhật Bản bình luận, do môi trường bảo đảm an ninh Đông Á đã thay đổi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đề nghị thảo luận sửa đổi “Nguyên tắc hợp tác quốc phòng”. Thời gian và nội dung sửa đổi cụ thể sẽ để sau này quyết định. Động thái này có thể là để ứng phó với sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc.

Tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản cho rằng, chính phủ Nhật-Mỹ vừa quyết định sử dụng máy bay trinh sát không người lái Global Hawk, tăng cường mức độ giám sát đối với duyên hải Nhật Bản. Đây là một trong những mắt xích của “hợp tác phòng vệ động thái” của chính phủ Nhật-Mỹ nhằm kiềm chế hoạt động trên biển của Trung Quốc.

Báo Nhật cho rằng, Mỹ triển khai máy bay không người lái Global Hawk ở Nhật Bản. Mỹ sẽ cung cấp cho Nhật Bản nhiều thông tin tình báo và số liệu do Global Hawk thu thập, giúp Nhật Bản có thể nhanh chóng phản ứng khi tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm lãnh hải.

Global Hawk có thể bay ở trên cao khoảng 20.000 m, sử dụng radar và bộ cảm biến có tính năng cao, triển khai hoạt động theo dõi và thu thập tin tức tình báo đối với tàu ngầm và tàu nổi lạ. Thời gian tự bay đạt 30 giờ trở lên, diện bao quát rộng. Tháng 12/2010, Chính phủ Nhật Bản thông qua quyết định nội các về “Kế hoạch chỉnh đốn lực lượng phòng vệ trung hạn”, bắt đầu nghiên cứu nhập máy bay không người lái.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ vừa tăng cường triển khai máy bay vận tải cất/hạ cánh thẳng đứng MV-22 Osprey (trên) và máy bay chiến đấu tàng hình F-22 (dưới) ở Nhật Bản.

(Nguồn :: Internet)

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

>> Chiến lược phát triển tàu ngầm hạt nhân của Hải quân các nước

Tàu ngầm hạt nhân là biểu tượng của nước lớn, có khả năng răn đe mạnh, nên gần đây hải quân nhiều nước trên thế giới đang đua nhau phát triển.

>> Tàu ngầm 094 - "công trình thể diện" của Trung Quốc ?


Gần đây, tần suất “tàu ngầm hạt nhân” xuất hiện trên truyền thông rất cao. Quân đội Iran mạnh mẽ công bố kế hoạch chế tạo tàu ngầm hạt nhân đầu tiên, chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Borei của Nga là Yuri Dolgoruky sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới, Anh công bố kế hoạch tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới trị giá 6,5 tỷ bảng, Hải quân Brazil tuyên bố khởi động công tác nghiên cứu phát triển và chế tạo tàu ngầm hạt nhân nội địa…


http://nghiadx.blogspot.com
Dương Căn Nguyên, chuyên viên Ủy ban tư vấn chuyên gia thông tin hóa Hải quân, nhà nghiên cứu, quân hàm đại tá, theo dõi lâu dài việc nghiên cứu thông tin hóa trang bị Hải quân. Xuất bản 7 bộ tác phẩm “Nghiên cứu tác chiến thông tin – Chiến tranh cục bộ”. Nhận được một giải Đặc biệt về thành quả nghiên cứu khoa học quân sự Trung Quốc, 4 giải Ba tiến bộ khoa học công nghệ Quân đội.

Là vũ khí trang bị trọng điểm trong chạy đua phát triển hải quân của các nước lớn trên thế giới, là loại trang bị ẩn náu dưới đại dương, xuất quỷ nhập thần, tàu ngầm hạt nhân mỗi lần xuất hiện đều gây sự chú ý rất cao.

Hiện trạng phát triển tàu ngầm hạt nhân hiện nay trên thế giới như thế nào? Có những xu thế phát triển nào trong tương lai? Dương Căn Nguyên, 1 chuyên gia hải quân Trung Quốc đã tiến hành phân tích về “sát thủ biển sâu” thần bí này.

Biểu tượng nước lớn

Công nghệ của Mỹ, Nga, Anh, Pháp tiên tiến

Dương Căn Nguyên cho rằng, gần đây, tàu ngầm hạt nhân “nóng” lên đã phản ánh triển vọng lớn trong phát triển vũ khí trang bị của các nước trên thế giới hiện nay. Từ khi Mỹ nghiên cứu chế tạo ra chiếc tàu ngầm hạt nhân Nautilus đầu tiên trên thế giới đến nay, tàu ngầm hạt nhân luôn là một từ “nóng”.

Là vũ khí trang bị trọng điểm trong chạy đua phát triển của các nước lớn trên thế giới hiện nay, tàu ngầm hạt nhân được ví von như “âm hồn biển sâu xuất quỷ nhập thần”, luôn đóng vai trò thần bí “sát thủ biển sâu”, là biểu tượng của vị thế nước lớn.

Về hiện trạng phát triển tàu ngầm hạt nhân hiện nay của một số quốc gia chủ yếu trên thế giới, Dương Căn Nguyên cho rằng, Mỹ, Nga, Anh, Pháp là những nước có công nghệ phát triển tàu ngầm hạt nhân tiên tiến trên thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo, tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay - tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ.

Mỹ là nước phát triển tàu ngầm hạt nhân sớm nhất thế giới, giữ vị trí đứng đầu trên nhiều phương diện, trình độ công nghệ luôn đứng ở vị trí dẫn đầu thế giới. Đến nay, Mỹ đã phát triển 7 lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công.

Nga (Liên Xô cũ) bắt đầu phát triển tàu ngầm hạt nhân tấn công từ thập niên 1950, khởi đầu muộn hơn một chút so với Mỹ, trước sau đã phát triển được 8 lớp với 12 loại tàu ngầm hạt nhân tấn công; tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình là một loại tàu ngầm hạt nhân riêng có của họ, nhiệm vụ tác chiến chính là dùng tên lửa chống hạm tấn công biên đội tàu sân bay của đối phương.

Tàu ngầm hạt nhân Anh đã áp dụng rất nhiều công nghệ Mỹ, trước sau đã chế tạo hơn 20 chiếc. Trong cuộc chiến tranh trên biển Malvinas giữa Anh và Argentina, tàu ngầm hạt nhân của Anh đã sử dụng ngư lôi bắn chìm tàu tuần dương ARA General Belgrano của Argentina, đã lập nên trận chiến điển hình duy nhất về việc tàu ngầm hạt nhân bắn chìm tàu tuần dương.

Pháp là nước duy nhất phát triển trước tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo, phát triển sau tàu ngầm hạt nhân tấn công. Từ thập niên 1960 đến nay, đã phát triển 3 lớp tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo.

Để thực hiện khát vọng tàu ngầm hạt nhân, về công nghệ và đào tạo thuỷ thủ, Ấn Độ chủ yếu nhờ Nga giúp đỡ. Năm 2009, chiếc tàu ngầm hạt nhân nội địa đầu tiên của Ấn Độ là Arihanta đã tổ chức lễ hạ thủy, sau đó liên tục có thông tin chạy thử.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen của Nga.

Công nghệ then chốt

“Trái tim lõi” công suất cao

Gần đây, các nước Iran, Brazil, Anh lần lượt tuyên bố có kế hoạch nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân. Trong quá trình nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân, những công nghệ then chốt cần đột phá gồm: công nghệ thiết bị động lực hạt nhân mật độ công suất cao, công nghệ cấu hình thân tàu, công nghệ giảm rung, giảm tiếng ồn, công nghệ thông tin dò tìm, công nghệ phụ tải có hiệu quả, công nghệ thiết kế, chế tạo mô-đun hoá.

>> Tàu ngầm Trung Quốc tập trung gần Vịnh Bắc Bộ

Là nguồn động lực của tàu ngầm hạt nhân (động cơ), thiết bị động lực hạt nhân mật độ công suất cao là then chốt của then chốt. Trên phương diện nghiên cứu chế tạo lò phản ứng hạt nhân cho tàu ngầm, Mỹ và Nga đã chế tạo được lò phản ứng nước áp lực, lò phản ứng làm mát bằng natri, lò phản ứng hợp kim Pb-Bi (chì-bismuth), một mặt đã giải quyết được vấn đề lắp ráp cho tàu ngầm của thiết bị động lực hạt nhân, mặt khác bắt đầu tìm kiếm nâng cao mật độ công suất của thiết bị động lực hạt nhân.

Do lò phản ứng làm mát bằng natri và lò phản ứng hợp kim Pb-Bi tồn tại vấn đề như độ hoàn thiện công nghệ và độ an toàn, Mỹ, Nga và các nước sở hữu tàu ngầm hạt nhân trên thế giới đều lựa chọn phát triển lò phản ứng nước áp lực, đồng thời chú trọng nâng cao mật độ công suất của nó, tăng tuổi thọ cho “lõi” của lò phản ứng, giống như tuổi thọ của tàu.

Ngoài ra, còn có những điểm khó khác. Tàng hình âm thanh trực tiếp liên quan đến sức sống và sức chiến đấu của tàu ngầm hạt nhân, là chỉ tiêu kỹ chiến thuật rất quan trọng. Nguồn tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân nhiều, cơ chế tiếng ồn và con đường truyền bức xạ âm thanh chấn động phức tạp.

Giảm rung, giảm tiếng ồn đều có tính phụ thuộc rất lớn vào bài trí, tính năng, kết cấu, bố trí hệ thống và phương thức chế tạo của tàu ngầm hạt nhân, phải được sắp đặt, tính toán tổng thể, đồng thời áp dụng phương pháp thiết kế tiên tiến và thử nghiệm rất nhiều mô hình, tiến hành thiết kế chi tiết hoá và nghiệm chứng đầy đủ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân lớp Oscar của Nga.

Về vũ khí tác chiến có hiệu quả của tàu ngầm hạt nhân, chuyên gia Trung Quốc cho rằng, để hoàn thành các nhiệm vụ tác chiến liên tục tăng lên, tàu ngầm hạt nhân phải trang bị vũ khí tác chiến hiệu quả và đầy đủ, phát triển các thủ đoạn kỹ thuật tương ứng cho nó.

Tên lửa đạn đạo là trang bị cốt lõi của tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Được biết, tên lửa kiểu mới được Hải quân Mỹ, Anh trang bị có tầm phóng có thể đạt tới 12.000 km, vùng biển tuần tra chiến đấu được mở rộng tới 55 triệu hải lý vuông (không phải km2, 1 hải lý = 1,852 km), có thể tấn công bất cứ nơi nào trên thế giới, đã nâng cao rõ rệt khả năng uy hiếp.

Ngư lôi là vũ khí trang bị sớm nhất của tàu ngầm hạt nhân, đến nay vẫn là một trong những vũ khí có tính tấn công và tính tự vệ chính của tàu ngầm hạt nhân. Nó vừa có thể chống hạm, vừa có thể chống tàu ngầm, đã phát huy vai trò quan trọng trong nhiều cuộc chiến tranh trên biển.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công hiện đại phổ biến trang bị tên lửa chống tàu ngầm. Những năm gần đây, công nghệ tên lửa chống hạm phát triển rất nhanh.

Trong nhiều cuộc chiến tranh cục bộ do Mỹ phát động những năm gần đây, từ chiến tranh vùng Vịnh, tấn công Bosnia-Herzegovina, Afghanistan, Sudan, Nam Tư, đến Chiến tranh Iraq, đều có sự tham chiến của tàu ngầm hạt nhân kiểu tấn công, sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk, đã tiến hành tấn công chính xác mang tính tiêu diệt đối với các mục tiêu trên đất liền, trong đó có các điểm chỉ huy kiểm soát và các mục tiêu quan trọng khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Le Triomphant của Pháp.

Xu thế tương lai

Xây dựng nền tảng thông tin cho tàu ngầm

Đại tá Trung Quốc này cho rằng, tư duy thiết kế mô-đun hoá (modularity) và mở rộng chức năng của khoang nhiệm vụ tàu ngầm hạt nhân kiểu tấn công lớp Virginia của Mỹ đã đại diện cho xu thế phát triển tương lai của tàu ngầm hạt nhân.

Thân tàu ngầm hạt nhân tương lai sau khi đã áp dụng thiết kế mô-đun hoá dưới sự hỗ trợ của công nghệ máy tính, các khoang riêng có thể lần lượt được chế tạo dựa theo mô-đun cabin (khoang tàu) khác nhau, không chỉ đã rút ngắn rất lớn chu kỳ chế tạo, nâng cao độ chính xác trong chế tạo, mà còn có thể thay đổi mô-đun cabin có chức năng khác nhau một cách nhanh chóng, tiện lợi, làm cho tàu ngầm hạt nhân hợp nên các loại tàu ngầm hạt nhân khác nhau, nhưng dựa chắc trên nền tảng cơ bản ban đầu. Hiện nay, các nước Mỹ, Anh, Pháp đã áp dụng công nghệ chế tạo mô-đun hoá tiên tiến.

Ngoài ra, xu thế phát triển tương lai của tàu ngầm hạt nhân còn có một số phương diện dưới đây:

1. Loại tàu ngầm mở rộng nhiều chức năng, đáp ứng khả năng thực hiện nhiệm vụ đa dạng hoá. Công nghệ nhiều công dụng của tàu ngầm hạt nhân Mỹ đã được phát triển đầy đủ trên cơ sở tàu ngầm hạt nhân kiểu tấn công lớp Virginia, nó có thể kiêm tấn công tàu ngầm ở biển sâu và tác chiến ở vùng biển duyên hải, đảm đương nhiều loại nhiệm vụ như chống tàu ngầm, thu thập, do thám tình báo, tác chiến điện tử, chống hạm, tác chiến đặc biệt, gài mìn bí mật và chi viện cho cụm chiến đấu tàu sân bay.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ.

2. dựa vào vật liệu thân tàu tiên tiến, tăng lớn độ sâu khi lặn. Độ sâu khi lặn của tàu ngầm có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng lớn phạm vi cơ động dưới nước, duy trì tính bí mật dưới nước của tàu và né tránh vũ khí săn ngầm của đối phương.

Hiện nay, sau khi Mỹ trải qua nghiên cứu chế tạo 3 loại thép cường độ cao, độ sâu lặn biển của tàu ngầm Mỹ có thể đạt 450-600 m. Còn Nga, sau khi trải qua nghiên cứu chế tạo 2 loại vật liệu thân tàu, độ sâu lặn biển của tàu ngầm Nga cũng có thể đạt 450-600 m.

3. Phát triển công nghệ tàng hình âm thanh, giảm có hiệu quả mức độ tiếng ồn. Áp dụng công nghệ kiểm soát tiếng ồn tiên tiến là phương hướng phát triển kiểm soát tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân tương lai.

4. Trên cơ sở phát triển công nghệ sonar (thiết bị dò sóng âm) và làm tốt hơn (ưu hoá) thiết kế tổng thể, nâng cao khả năng dò tìm sonar.

Hiện nay, hệ thống sonar đã có sự thay đổi rất lớn so với sonar ban đầu, nhưng tính năng vật lý cơ bản của nó thay đổi rất nhỏ, tính năng sonar được tăng lên chủ yếu dựa vào thiết bị điện tử tin cậy hơn và khả năng xử lý tín hiệu mạnh hơn, đồng thời tiếp tục phát triển theo phương hướng tổng hợp hoá, tự động hoá và nhất thể hoá.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân lớp Astute của Anh.

Như vậy, xu thế phát triển tương lai của tàu ngầm hạt nhân vốn bao hàm sự mở rộng về nhiệm vụ và chức năng. Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, trong tác chiến hiệp đồng tương lai, vai trò của hệ thống thông tin tàu ngầm hạt nhân sẽ ngày càng nổi bật.

Vì vậy, thiết kế một loại hệ thống thông tin tổng hợp, có thể thích ứng với nhiệm vụ mới của tàu ngầm hoặc nâng cấp có thể theo yêu cầu, là rất quan trọng. Trong điều kiện thông tin hoá, nhu cầu tính chất thao tác lẫn nhau liên tục tăng lên đã đặt ra yêu cầu trực tiếp nhất cho hệ thống tác chiến của tàu ngầm, đặc biệt là đối với hệ thống thông tin và hệ thống ăng-ten của tàu ngầm.

Thông tin thu được nhanh chóng và tin cậy là then chốt của hệ thống thông tin, cần có phương án giải quyết tổng hợp và mạng lưới hoá hơn.

Cùng với việc đang ra sức phát triển thông tin tổng hợp, liên kết dữ liệu và phao thông tin, các nước Âu-Mỹ đang không ngừng nghiên cứu và ứng dụng các phương tiện chức năng như tàu lặn/tàu ngầm không người lái, máy bay không người lái - phóng từ tàu ngầm, dựa vào thiết bị cảm biến tách rời thân tàu ngầm mẹ, tiến hành nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo, theo dõi, giám sát, thông tin và trinh sát có hiệu quả, đồng thời thực hiện tác chiến hiệp đồng giữa tàu ngầm và các vũ khí trang bị khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Vanguard của Anh.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra II của Ấn Độ, thuê của Nga.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Arihanta đầu tiên do Ấn Độ tự sản xuất.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược 094 của Hải quân Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Cụm chiến đấu tàu ngầm hạt nhân 093 Trung Quốc.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

>> Đối thủ đáng gờm của Hải quân Trung Quốc

Có đội tàu khu trục mạnh thứ hai thế giới và các hệ thống chỉ huy kiểm soát tiên tiến, Hải quân Nhật Bản quả là một đối thủ đáng gờm hơn nhiều so với các đối thủ khác của Trung Quốc ở Biển Đông.

>> Truyền thống hải quân Nhật


Trong một bài đăng trên Asia Times Online ngày 7/8, nhà báo Nhật Bản Kosuke Takahashi viết: Hai gã khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản đang chơi “một canh bạc nguy hiểm”, khi mỗi bên đều ngụ ý đang chuẩn bị sử dụng vũ lực để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền.

“Canh bạc nguy hiểm”

Trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng bành trướng ở Biển Đông, Nhật Bản đã trở nên quyết đoán hơn trong việc bảo vệ chủ quyền của nước này.


http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản không dễ bị bắt nạt ở biển Hoa Đông. Ảnh marinebuzz.com

Ngày 26/7, Thủ tướng Yoshihiko Noda tuyên bố trước Quốc hội Nhật Bản (Diet) rằng nếu cần thiết Các lực lượng phòng vệ (SDF) có thể được huy động để bảo vệ quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản, nhưng lại bị Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan tuyên bố chủ quyền.

Ngày hôm sau, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto cũng tuyên bố rằng “hành động của SDF được pháp luật đảm bảo, trong trường Lực lượng tuần duyên Nhật Bản hoặc cảnh sát biển không thể đáp ứng” và rằng việc gửi các lực lượng của SDF đến các hòn đảo không có người ở sẽ là “một biện pháp hợp lý” theo pháp luật Nhật Bản.

Hơn thế nữa, Sách Trắng quốc phòng năm 2012 của Nhật Bản, được công bố ngày 31/7, đã bày tỏ mối quan ngại ngày càng gia tăng về việc Trung Quốc gia tăng binh lực, đặc biệt là tăng cường sức mạnh hải quân.

Cùng ngày, Đại tá Cảnh Nhạn Sinh - phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc - nhanh chóng bác bỏ và nói rằng "các nhà chức trách Nhật Bản mới đây đã thực hiện một loạt những tuyên bố vô trách nhiệm liên quan đến quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) ... Bảo vệ chủ quyền của quốc gia và những lợi ích hàng hải là trách nhiệm chung của tất cả các cơ quan nhà nước bao gồm cả quân đội. Chúng tôi (quân đội Trung Quốc) sẽ làm việc chặt chẽ với các cơ quan hữu quan khác và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao”.

Những diễn biến trên là một xa rời rất lớn – và rất nghiêm trọng – nguyên tắc trước đây mà cả hai chính phủ Trung Quốc và Nhật Bản từng chia sẻ. Đó là hai bên cần hạn chế việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong vấn đề bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.

Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara cho biết chính quyền thủ đô Nhật Bản sẽ mua lại 3/5 hòn đảo của quần đảo Senkaku từ một chủ đất tư nhân. Sau đó, Thủ tướng Nhật Bản Noda cũng công bố một kế hoạch quốc hữu hóa ba hòn đảo nói trên.

>> Tranh chấp đảo với Nhật, Trung Quốc quyết tâm dùng vũ lực ?

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 7/ 7 đã tuyên bố kế hoạch quốc hữu hóa các đảo nói trên của Nhật Bản là “bất hợp pháp và không hợp lệ”. Bộ này nói rằng "chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền đối với quần đảo này (Điếu Ngư/Senkaku)”.

Đây không phải là lời nói suông. Bắc Kinh đã biến lời nói thành hành động và cử ba tàu Ngư chính đến vùng biển ngoài khơi quần đảo Senkaku mà chính phủ Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Hành động này đã khiến Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba bày tỏ sự phản đối "mạnh mẽ" với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Cách hành xử ngang ngược của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, đặc biệt với Việt Nam và Philippines, cũng khiến cho Nhật Bản phải cảnh giác.

Cuối tháng 7/2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê duyệt việc triển khai một đơn vị quân đội cấp sư đoàn đồn trú tại cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm, một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam. Không những thế, thẩm quyền của cái gọi là “thành phố Tam Sa” lại bao gồm toàn bộ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hải quân Nhật Bản hiện đại hơn

Một quan chức quân sự của Trung Quốc gần đây nói tờ Global Times - một phụ trương tiếng Anh trực thuộc “Nhân dân nhật báo”, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - rằng Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF - Hải quân Nhật Bản) mạnh hơn Hải quân Trung Quốc (PLAN). Ông này cũng cáo buộc Nhật Bản làm rùm beng về các mối đe dọa của Trung Quốc, trong khi hiện đại hóa quân đội dưới sự bảo trợ của Mỹ.

JMSDF được coi là có đội tàu khu trục mạnh thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, và có tới 6 tàu khu trục Aegis và hai tàu sân bay dùng cho máy bay trực thăng tiên tiến nhất thế giới.

Do thiếu tàu chiến được trang bị hệ thống C4I (Command, Control, Communications, Computers and Integration System), Hải quân Trung Quốc (PLAN) sẽ phải chật vật đối phó với Hải quân Nhật Bản (JMSDF). Điều này có nghĩa là nhiều khả năng, trong những năm tới, Trung Quốc sẽ mạnh bạo hơn trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, so với ở biển Hoa Đông.

Khi tranh chấp lãnh thổ châm ngòi cho chủ nghĩa dân tộc, giới chính khách và các tướng lĩnh quân đội thường lợi dụng điều này để tăng cường vị thế và chạy đua vũ trang.

Theo nhà báo Kosuke Takahashi, Nhật Bản và Trung Quốc cần tránh sa vào vòng xoáy nghi kị lẫn nhau hiện nay. Nếu không, tình hình sẽ ngày càng trở nên xấu đi và giáng một đòn nặng nề vào những cơ hội để châu Á trở thành trung tâm tăng trưởng của thế giới trong thế kỷ 21.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

>> “Hạm đội trắng” của Trung Quốc

Ẩn dưới lớp sơn màu trắng, lực lượng tàu tuần tra có trang bị vũ khí được Trung Quốc triển khai phục vụ mưu đồ chiếm đoạt biển Đông.

>> 'Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc'

Sáng nay, các đoàn tàu nằm trong số hơn 23.000 tàu cá Trung Quốc sẽ tiếp tục tràn vào biển Đông để tận lực khai thác tại khu vực này. Giới quan sát tin rằng lực lượng tàu tuần tra núp bóng dân sự của Trung Quốc sẽ tháp tùng hàng chục ngàn tàu cá trên.

Đó là vì tàu tuần tra “dân sự” đang đóng vai trò quan trọng đối với việc Bắc Kinh sử dụng tàu cá để tiến hành âm mưu xâm phạm rầm rộ trên biển Đông.

Những biến thể của hải quân

Mới đây, tạp chí Jane’s Defence Weekly vừa đăng phân tích có tựa China’s other Navies (tạm dịch là Những lực lượng hải quân khác của Trung Quốc). Theo đó, Trung Quốc hiện phát triển 5 nhóm tàu tuần tra “dân sự” để hình thành nên “hạm đội trắng” bên cạnh những hạm đội của hải quân nước này. Đó là: hải giám, ngư chính, hải cảnh, hải tuần, hải quan.

Hải giám nằm dưới quyền của Cơ quan quản lý đại dương (CMS) thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên Trung Quốc. Nhóm tàu này chủ yếu tập trung giám sát các hoạt động liên quan đến tài nguyên biển, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt. Hiện tại, CMS đang có khoảng 300 tàu, với 30 chiếc trên 1.000 tấn, cùng 10 máy bay và 4 trực thăng.

Hồi tháng 5, tờ China Daily đưa tin Trung Quốc sẽ trang bị thêm 36 tàu hải giám, với hơn 20 chiếc trên 1.000 tấn, vào năm 2013. Đến năm 2015, Bắc Kinh sẽ bàn giao thêm 16 máy bay cho CMS. Ngoài ra, cơ quan này sắp nhận thêm 54 tàu cao tốc.



http://nghiadx.blogspot.com
Hình được cho là chụp tàu Ngư chính 44601 của Trung Quốc - Ảnh: Zzofa.cn

Ngư chính trực thuộc Cục Ngư chính của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc. Theo Học viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia Nhật Bản (NIDS), Bắc Kinh hiện có khoảng 140 tàu ngư chính với 8 chiếc trên 1.000 tấn và đang từng bước trang bị vũ khí cho nhóm này.

Sắp tới, Trung Quốc sẽ bổ sung thêm nhiều tàu ngư chính rất lớn khác, ví dụ như chiếc Ngư chính 88 trọng tải đến 15.000 tấn và được trang bị vũ khí.

Hải cảnh nằm dưới quyền kiểm soát của Bộ Công an Trung Quốc và khá bí mật về các thông tin như ngân sách, trang thiết bị. Theo Jane’s Defence Weekly, Hải cảnh Trung Quốc hiện có khoảng 10.000 nhân sự cùng 500 tàu. Như các lực lượng khác, hải cảnh cũng đang được Bắc Kinh tăng cường mạnh mẽ khí tài.

Gần đây, Trung Quốc đã chuyển giao 2 tàu khu trục của hải quân để biên chế vào hải cảnh. Ngoài ra, nước này còn đang có nhiều dự án đóng mới và bổ sung tàu chiến cho lực lượng này.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Ngư chính 44601 của Trung Quốc - Ảnh: gov.cn

Hải tuần được kiểm soát bởi Cơ quan quản lý an toàn hàng hải (MSA) của Bộ Giao thông Trung Quốc. Cuối tuần trước, Tân Hoa xã đưa tin Trung Quốc vừa hạ thủy “tàu tuần tra lớn nhất” là chiếc Hải tuần 01 trọng tải 5.400 tấn.

Hiện tại, MSA đang có khoảng 200 tàu với hơn 20.000 nhân sự. Dưới bóng MSA, đội tàu hải tuần cũng được Trung Quốc sử dụng để tuần tra và kiểm tra những tàu di chuyển trên vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.

Hải quan trực thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc và cũng được xem là một lực lượng bán vũ trang. Lực lượng này hiện sở hữu khoảng 200 tàu và trong đó có một số chiếc được trang bị vũ khí.

Âm mưu lâu dài

Theo tạp chí Jane’s Defence Weekly, Trung Quốc đang ngày càng tăng cường khả năng hoạt động xa bờ cho “hạm đội trắng”. Điển hình như lực lượng tàu hải quan vốn dĩ hoạt động gần bờ nay cũng đang được bổ sung các tàu tầm xa.

Sau khi tàu ngư chính, hải giám và hải tuần “bành trướng” trên biển Đông, lực lượng hải quan được cho là sẽ sớm ra khơi, núp bóng dưới chiêu bài “tuần tra ở vùng biển chủ quyền”. Xa hơn, Bắc Kinh có thể sáp nhập các nhóm tàu trên nằm dưới quyền quản lý của một cơ quan mới.

Gần đây, thiếu tướng La Viện, Phó tổng thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc, tuyên bố Bắc Kinh có thể sớm thành lập Bộ Đại dương phụ trách kiểm soát hoạt động tại các vùng biển.

Theo đó, bộ này được lập ra trên cơ sở thống nhất 9 đơn vị hiện dưới quyền các cơ quan khác nhau như Bộ Nông nghiệp và Bộ Công an. Asahi Shimbun từng dẫn lời tướng La nói bên lề Hội nghị Chính hiệp Trung Quốc hồi tháng 3 rằng: “Liên kết nhiều cơ quan để tạo ảnh hưởng mạnh hơn và có nhiều tàu lớn hơn”.

Giới quan sát nhận định cơ quan mới sẽ đóng vai trò then chốt trong việc “bảo hộ” những hoạt động đánh bắt, khai thác nguồn lợi trên biển tại những khu vực Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Tất nhiên, biển Đông nằm trong số các khu vực này.
Vì thế, bài phân tích trên Jane’s Defence Weekly nhận định vụ căng thẳng giữa Trung Quốc với Philippines quanh bãi cạn Scarborough gần đây là cách để Bắc Kinh kiểm nghiệm khả năng ứng phó của “hạm đội trắng”. Theo đó, khi các tàu cá hay tàu dân sự của Trung Quốc “gặp khó”, Bắc Kinh sẽ sẵn sàng leo thang căng thẳng bằng cách từng bước điều động tàu được vũ trang từ thấp đến cao của “hạm đội trắng”.

Bằng cách này, Trung Quốc có thể tránh tiếng là không “quân sự hóa” dù sức mạnh đe dọa chẳng kém gì việc triển khai tàu chiến. Về lâu dài, “hạm đội trắng” có thể thay thế hải quân thực hiện mưu đồ của Bắc Kinh trong việc bành trướng ở các vùng biển.

Tàu dân sự có vũ khí hạng nặng và trực thăng tấn công

Lâu nay, Trung Quốc vẫn nhiều lần tuyên bố các lực lượng tàu tuần tra như hải giám, ngư chính đơn thuần chỉ là “dân sự”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nước này đang từng bước quân sự hóa các lực lượng tàu trên. Hồi năm ngoái, Bắc Kinh thông qua kế hoạch chi hàng trăm triệu USD để sớm trang bị thêm 13 tàu bán vũ trang cho 5 nhóm tàu thuộc “hạm đội trắng”.

Gần đây, nhiều diễn đàn mạng của nước này trưng ra nhiều hình ảnh được cho là chụp lại những tàu ngư chính có trang bị súng cỡ nòng lớn. Điển hình như các tàu: Ngư chính 310, Ngư chính 311, Ngư chính 44601, Ngư chính 44602, Ngư chính 9102… và tàu hải giám.

Theo chuyên trang quốc phòng Sinodefence.com, một trong những tàu ngư chính lớn nhất của Bắc Kinh là Ngư chính 311 vốn được chuyển đổi từ tàu hải quân lớp Dalang. Trung Quốc còn phát triển các tàu ngư chính theo hướng sẵn sàng đáp ứng thêm nhiều khả năng tác chiến. Bằng chứng là tàu Ngư chính 310 và 311 có bãi đáp trực thăng cỡ lớn kèm kho chứa 2 trực thăng Z-9, theo trang Sinodefence.com.

Trong đó, Z-9B của dòng Z-9 là loại trực thăng tấn công đa nhiệm đạt tốc độ lên đến 300 km/giờ, có tầm bay tối đa là 1.000 km và mang theo pháo cỡ nòng 23 li, ngư lôi, tên lửa đối không, tên lửa chống xe tăng… Ngoài ra, Bắc Kinh còn đang phát triển phiên bản trực thăng tấn công tàng hình WZ-19 từ dòng Z-9. Vì thế, khi các tàu ngư chính mang theo những loại trực thăng tấn công trên thì chúng sẽ có khả năng tác chiến như tàu chiến đích thực.

Bên cạnh đó, dù là lực lượng bán vũ trang nhưng Hải cảnh Trung Quốc cũng đang được bổ sung bằng những loại tàu chiến vũ trang hạng nặng. Theo một nghiên cứu của Trường Chiến tranh hải quân Mỹ, Trung Quốc đang tăng cường thêm lớp tàu 718 có vũ khí dành riêng cho lực lượng hải cảnh của nước này. Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn phát triển thêm kiểu tàu lớp 218 được xem là phương tiện đặc chủng của hải cảnh với ưu điểm là tốc độ cao, tác chiến linh hoạt.


(Nguồn :: Internet)

>> Tại sao Nhật không thoát khỏi thảm họa bom nguyên tử ?

Việc quân đội Nhật ỉm bức mật điện từ Stockholm đã gây ra tổn thất nặng nề cho Nhật Bản, nhất là các trận ném bom nguyên tử hai thành phố Hiroshima và Nagasaki.

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)


Một trong những bí ẩn trong lịch sử ngoại giao Nhật Bản là liệu Tokyo có biết Stalin đã hứa với Roosevelt và Churchill tại Hội nghị Yalta rằng, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật Bản hay không.

Theo tờ báo Sankei Shimbun của Nhật Bản, người ta đã tìm thấy trong kho lưu trữ của Anh những thông tin khẳng định, tình báo quân sự Nhật vào mùa xuân năm 1945 đã thu được thông tin về việc tại Hội nghị Yalta Stalin hứa với các nước đồng minh sẽ tham chiến chống Nhật Bản 2-3 tháng sau khi đánh bại nước Đức Hitler.

Quan điểm chính thức của Chính phủ Nhật trong một thời gian dài là “Liên Xô đã tấn công Nhật Bản một cách bất ngờ, các thỏa thuận Yalta Tokyo chỉ biết vào năm 1946”. Đa số các nhà sử học Nhật Bản cho rằng, Tokyo đã không biết quyết định của Stalin cho đến sau khi chiến tranh kết thúc và do đó, Nhật đã hy vọng đến tận giây phút cuối cùng là Moskva sẽ đóng vai trò một bên trung gian và mở cuộc đàm phán hòa bình với Mỹ. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy tình báo Nhật đã biết thỏa thuận đã đạt được tại Yalta.

Quan điểm chính thức đó của Nhật đã bị những tiết lộ của bà Yuriko Onodera, vợ của nhà tình báo nổi tiếng của Nhật, Trung tá (các nguồn khác nói là Thiếu tướng) Makoto Onodera, Tùy viên quân sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Nhật Bản ở Stockholm trong những năm chiến tranh, phủ nhận.

Trong hồi ký xuất bản vào năm 1985 của mình, bà Yuriko vốn làm nhiệm vụ nhân viên cơ yếu tại cơ quan đại diện ngoại giao Nhật, khẳng định, chính bà đã mã hóa báo cáo tình báo về nội dung những thỏa thuận mật về Nhật Bản đạt được ở Yalta, trong đó có việc Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật.

Bà Yuriko xác nhận rằng, bức điện mã có nội dung đó vào giữa tháng 2/1945 đã được gửi về Trung ương tình báo Nhật cho Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Nhật Hoàng, Trung tướng Hikosaburo Hata. Bà Yuriko nhớ lại: “Tôi đã mã hóa bức điện này với tâm trạng phiền muộn và sau đó gửi nó về Tokyo”. Người cung cấp tin cho Tùy viên quân sự Nhật là điệp viên người Ba Lan có bí danh Ivanov hoạt động ở London, Anh, nơi điệp viên này được ông Makoto Onodera phái đến để thu thập các tin tức cần thiết.


http://nghiadx.blogspot.com
Makato Onodera, Tùy viên quân sự Nhật Bản tại Stockholm, cùng các sĩ quan Đức thăm cứ điểm Fjell Festning ở Nauy, ngày 26/12/1942. Ảnh: ww2db.com

Trong bài báo của Sankei Shimbun có nêu rằng, theo các tài liệu được tìm thấy, tình báo Nhật đã nhận được tin tức về các thỏa thuận ở Yalta từ những nhân vật nằm trong “chính phủ Ba Lan lưu vong”. Đồng thời, cũng có những thông tin chỉ ra rằng, tình báo Nhật đã hợp tác với tình báo Đức để thu thập tin tức về Hội nghị Tam cường ở Yalta.

>> Bí mật siêu tên lửa tối tân của Quân đội Nga

Việc “bức điện mã của Onodera” quả thực đã về đến Tokyo đã được sĩ quan Cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu Nhật Eijo Hori và Trưởng Phòng Liên Xô của Cục Tình báo này Hayashi Saburo xác nhận. Họ cho rằng, thông tin có tầm quan trọng sống còn này đã bị Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Nhật cố tình ỉm đi. Ngoài ra, người ta cũng nêu giả thiết Bộ Tư lệnh quân đội Nhật vốn khăng khăng đòi chiến đấu bảo vệ nước Nhật “cho đến người Nhật cuối cùng” không muốn báo cáo tin Liên Xô sẽ tham chiến với giới chính trị gia cấp cao vì lo ngại điều đó sẽ củng cố quan điểm của những chính trị gia ủng hộ tìm kiếm hiệp định hòa bình với Mỹ và Anh.

http://nghiadx.blogspot.com
Nếu bức mật điện Stockholm không bị ỉm đi, chiến tranh có thể đã kết thúc sớm hơn... Trong ảnh: Phái đoàn Nhật Bản tại lễ ký văn bản đầu hàng đồng minh trên chủ lực hạm USS Missouri ngày 2/9/1945. Ảnh: battleshipoperations.bravehost.com

Tuy nhiên, với những bằng chứng hiện có, có cơ sở để cho rằng, ban lãnh đạo cao nhất của Nhật Bản mặc dù vậy vẫn đã biết cam kết tham chiến chống Nhật của Stalin sớm hơn, thậm chí ngay sau khi Hội nghị Yalta kết thúc. Một chuyện khó có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên là vào ngày 14/2/1945, chỉ hai ngày sau khi Hội nghị Yalta kết thúc, Hoàng thân Fumimaro Konoye, chính trị gia đầy thế lực của Nhật Bản, người từng ba lần đứng đầu Chính phủ Nhật, đã vội vã đệ trình Nhật Hoàng Hirohito một bản báo cáo mật hối thúc Nhật Hoàng “kết thúc chiến tranh càng nhanh càng tốt”. Nguy cơ “Liên Xô can thiệp” đã được nêu như lý do chính để Nhật Hoàng nên đưa ra quyết định đó.

Ông Konoye viết: “Thần cảm thấy thất bại của chúng ta trong cuộc chiến, đáng tiếc là không thể tránh khỏi… Mặc dù thất bại hiển nhiên sẽ gây tổn hại cho hệ thống chính trị quốc gia của chúng ta…, nhưng chỉ riêng thất bại quân sự không thôi không gây ra nguyu cơ đặc biệt đối với bản thân sự tồn tại của hệ thống nhà nước của chúng ta. Từ góc độ duy trì thể chế quốc gia, đáng lo sợ nhất không hẳn là bản thân sự thất bại trong cuộc chiến mà là cuộc cách mạng cộng sản có thể xảy ra sau thất bại.

Sau khi suy xét kỹ càng, thần đi đến kết luận rằng, tình hình trong nước và ngoài nước ở thời điểm hiện tại đang nhanh chóng đưa đất nước ta đi đến một cuộc cách mạng cộng sản… Bề ngoài, điều này thể hiện ở hoạt động bất thường của Liên Xô... Mặc dù về mặt chính thức, Liên Xô chủ trương không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước châu Âu, nhưng trong thực tế họ là can thiệp tích cực nhất trong công việc nội bộ của các nước này và đang cố gắng giành được sử ủng hộ chính trị của quần chúng cho mô hình Xô-viết. Các ý định của Liên Xô ở Đông Á cũng giống hệt như thế... Những suy nghĩ về những tình huống đó dẫn tới kết luận rằng, đang tồn tại một nguy cơ nghiêm trọng về sự can thiệp của Liên Xô vào tình hình nội bộ của Nhật Bản trong tương lai gần”.

Báo cáo này cho thấy, Konoye đã biết ý định của Liên Xô can thiệp chống Nhật Bản. Ý chính của báo cáo là Nhật bản nên đầu hàng Mỹ và Anh trước khi Liên Xô tham chiến bởi vì “công chúng ở các nước này chưa bắt dầu đòi thay đổi hệ thống chính trị của chúng ta (Nhật Bản)”.

http://nghiadx.blogspot.com
... và Nhật Bản lẽ ra đã có thể tránh được trận ném bom nguyên tử. Ảnh: Daily Mail

Ngày 15/2/1845, các nhà lãnh đạo tình báo Nhật đã báo cáo với Hội đồng Chiến tranh tối cao rằng, “Liên Xô có ý định giành cho mình quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề về tương lai Đông Á”. Họ cảnh báo rằng, vào mùa xuân năm 1945, Liên Xô có thể xé bỏ hiệp định trung lập Xô-Nhật và tham gia cùng các đồng minh trong cuộc chiến chống Nhật Bản. Hôm sau, ngoại trưởng Mamoru Shigemitsu đã tấu trình với Nhật Hoàng Hirohito về việc này: “Sự tồn tại của nước Đức quốc xã chỉ còn tính bằng ngày. Hội nghị Yalta đã tái xác nhận sự đoàn kết của Anh, Mỹ và Liên Xô”. Vị ngoại trưởng đã khuyến nghị Hirohito đừng trông cậy vào hiệp định trung lập với Liên Xô. Cựu Thủ tướng Nhật, Tướng Hideki Tojo, người cầm đầu nội các đã phát động cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, cũng cảnh báo Nhật Hoàng về khả năng Liên Xô tham chiến chống Nhật khi đánh giá khả năng đó là 50/50”.

Hoàn toàn có thể giả thiết rằng, tình báo Nhật đã biết được các điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật, trong đó có mong muốn của Moskva giành lại các vùng lãnh thổ ở Viễn Đông từng thuộc về nước Nga. Bằng chứng cho giả thiết đó là danh sách những nhượng bộ do Chính phủ Nhật soạn thảo mà Tokyo định đề xuất với Chính phủ Liên Xô để đổi lấy việc Liên Xô tuân thủ sự trung lập. Những nhượng bộ chính trong danh sách này là chuyển giao cho Liên Xô Nam Sakhalin và quần đảo Kuril.

Có bằng chứng cho thấy, thông tin họ có được về ý định của Stalin hỗ trợ đồng minh ở Đông Á làm cho Nhật Bản cực kỳ lo sợ. Ngày 15/2/1945, ngoại trưởng Nhật đã cử Tổng lãnh sự Nhật ở Cáp Nhĩ Tân, Miyakawa đến Đại sứ quán Liên Xô ở Tokyo với một sứ mệnh khẩn cấp có mục đích rõ ràng là moi thêm thông tin về Hội nghị Yalta. Mặc dù Đại sứ Liên Xô Yakov Malik nói rằng, Hội nghị Yalta đã tập trung vào các vấn đề châu Âu, điều này chẳng làm giảm bớt mấy sự lo sợ của Nhật bản.

Tôn trọng các cam kết của mình ở Yalta, Liên Xô đã nhanh chóng bắt đầu chuyển quân đến Viễn Đông. Việc đó không thoát khỏi sự chú ý của ban lãnh đạo Nhật vì họ thường xuyên nhận được tin tình báo về sự tái bố trí của Hồng quân Liên Xô. Ví dụ, vào giữa tháng 4/1945, các sĩ quan Nhật làm việc tại sứ quán Nhật ở Moskva đã báo cáo về Tokyo: “Trong những ngày 12-15, các đoàn tàu hỏa chạy theo tuyến đường sắt xuyên Siberia hàng ngày... Việc Liên Xô tham chiến chống Nhật bản là không thể tránh khỏi. Họ sẽ mất khoảng 2 tháng để vận chuyển cỡ 20 sư đoàn gì đó”. Bộ tư lệnh Đội quân Quan Đông cũng báo cáo thông tin tương tự.

Vào đầu mùa hè, tình hình cho thấy Chính phủ Nhật ngày càng khó có khả năng ngăn chặn Liên Xô tham chiến. Ngày 6/1/1945, Hội đồng Chiến tranh tối cao Nhật đã nghe một báo cáo phân tích tình hình cực kỳ bi quan: “Liên Xô đang áp dụng các biện pháp chuẩn bị cơ sở ngoại giao cho cuộc can thiệp quân sự có thể xảy ra chống Đế quốc (Nhật). Đồng thời, họ đang đẩy mạnh các công tác chuẩn bị chiến tranh ở Viễn Đông. Rất nhiều khả năng là Liên Xô sẽ khai chiến chống Nhật Bản... Liên Xô có thể tham chiến chống Nhật vào mùa hè hay mùa thu”.

Với những bằng chứng nêu trên, ý kiến cho rằng, Chính phủ Nhật không biết chi tiết của các thỏa thuận Yalta tận cho đến sau khi chiến tranh kết thúc là không thuyết phục và không được chấp nhận như một sự thật lịch sử. Những tuyên bố đó được Nhật đưa ra khi họ phát động chiến dịch đòi lại “các vùng lãnh thổ phía bắc”, tức là quần đảo Nam Kurils vốn được trao cho Liên Xô sau khi chiến tranh kết thúc.

Sẽ không phải là nói ngoa khi coi việc che giấu và đúng hơn là hủy “bức điện mã Onodera” đã định đoạt số phận của nước Nhật và dân tộc Nhật. Tờ Sankei Shimbun đã nêu ý kiến về vấn đề này của ông Ryujo Tajima, giáo sư Đại học tổng hợp Keio của Nhật Bản. Ông Ryujo Tajima cho rằng, thông tin về việc Liên Xô chuẩn bị tham chiến lẽ ra đã có thể đẩy nhanh việc chấm dứt chiến tranh. Ông nói: “Quyết định muộn màng chấm dứt chiến tranh đã dẫn đến trận ném bom nguyên tử, Liên Xô tham chiến và chiếm giữ “các vùng lãnh thổ phía bắc”. Điều đó một lần nữa đặt ra vấn đề về trách nhiệm của ban lãnh đạo tối cao của Nhật Bản lúc đó”.

(Nguồn :: BDV)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang