Quân đội Trung Quốc có rất nhiều loại tên lửa phức hợp bên cạnh “cỗ máy giết người” DF-21D. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn: Harry Kazianis - Có rất nhiều bài báo viết về các tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) của Trung Quốc như DF-21D. Tuy nhiên công nghệ tên lửa hành trình có khả năng nhắm đến các mục tiêu có giá trị của Trung Quốc lại không được chú ý. Một ví dụ là tên lửa hành trình DH-10, có tầm bắn khá rộng. Ông có cho rằng loại tên lửa đó là mối đe dọa lớn hơn đối với các “hàng xóm” của Trung Quốc và của các lực lượng Mỹ nếu xung đột xảy ra? Liệu các cơ sở của Mỹ và các đồng minh có một chiến lược phòng vệ nào hay không? >> "Đòn sát thủ" của Mĩ đối phó với DF-21D của Trung Quốc Roger Cliff - Rất khó để nói hệ thống nào là mối đe dọa lớn hơn vì không thể xem xét một cách độc lập. Cả hai chỉ có hiệu quả như một phần của hệ thống. DF-21D trước hết là một mối đe dọa đối với sức mạnh vận chuyển không quân Mỹ, nhưng nó chỉ đạt được hiệu quả cao nhất khi kết với các cuộc tấn công cùng tàu ngầm, tàu mặt nước và máy bay chiến đấu. DH-10 mặt khác, là mối đe dọa đối với sức mạnh không quân trên đất liền cũng như các mục tiêu hỗn hợp khác như các cơ sở liên lạc và hậu cần nhưng chỉ có hiệu quả khi kết hợp với các tên lửa đạn đạo và chiến đấu cơ. Ví dụ, khi tấn công một căn cứ không quân, các tên lửa đạn đạo có thể sử dụng để phá hủy đường băng và các máy bay không được bảo vệ, nhưng để tiêu diệt máy bay được đặt trong các khu nhà bê tông hay các mục tiêu khác (như sở chỉ huy, các cơ sở thông tin liên lạc...) lại yêu cầu một loại vũ khí chính xác hơn với khả năng hướng thẳng vào mục tiêu, như vũ khí điều khiển chính xác bắn từ máy bay chiến đấu hay một tên lửa hành trình. Tên lửa hành trình tấn công trên đất liền có lợi thế: có tầm bắn xa hơn, an toàn và rẻ hơn so với một máy bay có người lái khi phóng vào khu vực phòng không nguy hiểm. Tất nhiên, cả DF-21D và tên lửa hành trình tấn công mặt đất đều phụ thuộc vào các cảm biến để tìm, nhận dạng và điều chỉnh địa điểm của mục tiêu; các hệ thống liên lạc để kết nối dữ liệu từ các cảm biến khác nhau và đưa ra một lệnh chỉ huy tấn công; và thêm hệ thống liên lạc để truyền lệnh và đưa dữ liệu vào khẩu đội. Các cơ sở được trang bị cẩn mật có thể là một chiến lược phòng vệ. Cơ sở như vậy có thể gồm hệ thống phòng thủ chủ động như tên lửa đất đối không và phòng thủ thụ động như các nhà kho vững chắc. Không may, một vài năm trước Bộ Quốc phòng Mỹ đã hủy chương trình SLAMRAAM, được thiết kế đặc biệt để cung cấp hệ thống phòng thủ tầm ngắn chống tên lửa hành trình. Hiện tại họ bàn về kế hoạch mua MEADS, một hệ thống phòng vệ tên lửa và phòng không di động, liên doanh với Đức và Italy. Việc xây các căn cứ kiên cố đủ mạnh để chống lại một cuộc tấn công của tên lửa hành trình, là hoàn toàn có thể dù sự đầu tư này là khá đắt đỏ. Vấn đề là, không phải căn cứ nào ở châu Á-Thái Bình Dương cũng được như vậy. Ví dụ, căn cứ Không quân Kadena, có tổng cộng 15 nhà chứa, đủ chỗ cho 30 chiến đấu cơ. Trong khi đó căn cứ Futenma, cũng ở Okinawa, lại không có nhà chứa máy bay. Ở MCAS Iwakuni, căn cứ Không quân Yokota hay Andersen cũng như vậy. Trung Quốc được đánh giá cao về năng lực tên lửa hành trình và đạn đạo? - Với sự tiến bộ của Trung Quốc trong cả lĩnh vực tên lửa hành trình và đạn đạo, dường như nước này có lợi thế tận dụng các loại tên lửa trên để răn đe nếu xung đột bắt đầu với Đài Loan, Mỹ hay một nước láng giềng. Liệu có thể cho rằng Trung Quốc đã chuyển sang chiến lược tấn công làm trọng vì có lợi thế về vũ khí tên lửa hành trình và đạn đạo? Liệu các Mỹ có lựa chọn nào để chống lại các vụ tấn công kết hợp cả tên lửa hành trình và đạn đạo? Có phải Trung Quốc đã phát triển các chiến lược và học thuyết hành động để quyết định khi nào sử dụng loại tên lửa nào? - Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc chuyển sang thế tấn công làm trọng nếu chỉ đơn giản dựa vào sự phát triển của tên lửa hành trình và đạn đạo. Quay trở lại những năm 1960 và 1970, họ có một học thuyết là “chiến tranh nhân dân”, tập trung vào phòng vệ, nhưng đến đầu những năm 1980, học thuyết của họ đã thay đổi thành “chiến tranh địa phương dưới các điều kiện hiện đại”, sau đó những năm 1990 lại biến thành “chiến tranh địa phương dưới các điều kiện công nghệ cao” và giờ đây là “chiến tranh địa phương dưới các điều kiện thông tin hóa”. Tất cả các học thuyết trên, dù đều giả định rằng Trung Quốc là nạn nhân bị các nước khác tấn công, đều nhấn mạnh vào khả năng tấn công sớm. Do năng lực quân sự của Trung Quốc được cải thiện, các lãnh đạo quân sự nước này tự tin hơn vào khả năng có thể tiến hành các hoạt động tấn công. Tuy nhiên, kết quả này là dựa trên sự phát triển trên diện rộng, chứ không chỉ dựa vào tên lửa đạn đạo và hành trình. Mỹ có nhiều lựa chọn để phòng vệ chống lại các cuộc tấn công phối hợp trên diện rộng của tên lửa đạn đạo và hành trình. Ví dụ, trong trường hợp các căn cứ không quân bị tấn công, giải pháp có thể là đặt căn cứ ở cách xa Trung Quốc, hoạt động từ nhiều sân bay đa dạng thay vì chỉ một hai hai địa điểm; xây dựng các nhà chứa máy bay vững chắc, có một đường băng dã chiến, có thể sửa chữa được và triển khai các hệ thống phòng vệ tên lửa gần sân bay. Trong trường hợp tấn công bằng tàu sân bay và tàu chiến mặt nước, các giải pháp gồm gây nhiễu âm, tapk vật cản (khói, các mảnh kim loại) để ngăn chặn tên lửa không nhắm vào tàu; và sử dụng tên lửa phòng không. Trong các trường hợp khác, không biện pháp đơn lẻ nào là đủ. Một hệ thống phòng vệ hiệu quả yêu cầu sự kết hợp của hầu hết các biện pháp mà tôi đã đề cập ở trên (cả các biện pháp chưa được đề cập đến). Trung Quốc đã phát triển một học thuyết hành động chi tiết để quyết định khi nào phóng tên lửa. Học thuyết của họ được phân loại để chúng ta không thể đánh giá một cách trực tiếp, nhưng chúng ta có thể kiểm tra các tài liệu liên quan để kết luận rằng học thuyết của họ có vẻ hợp lý. Tất nhiên, trong bất kỳ một cuộc xung đột nào, tên lửa được sử dụng khi nào và như thế nào còn phụ thuộc vào cá nhân người chỉ huy. - Công nghệ nước ngoài đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của tên lửa hành trình Trung Quốc? Nhiều nhà bình luận và viện sĩ đã nói đến vấn đề trung Quốc áp dụng công nghệ Nga. Trong lĩnh vực công nghệ tên lửa hành trình, liệu Trung Quốc có thể sản xuất loại vũ khí của riêng mình và đạt được cải tiến về công nghệ hay không? - Rất khó để đánh giá chính xác vai trò của công nghệ nước ngoài đối với sự phát triển của tên lửa hành trình. Tôi đã đọc về sự giúp đỡ của Nga, nhưng các chi tiết cụ thể không được tiết lộ. Các công nghệ chủ yếu cho tên lửa hành trình gồm động cơ phản lực nhỏ và hệ thống dẫn đường. Động cơ phản lực lớn là một vấn đề đối với Trung Quốc nhưng họ đã rất thành thạo trong việc chế tạo loại động cơ nhỏ. Rõ ràng, các khả năng xa hơn, như tầm bắn lớn hơn, cũng có thể đạt được DH-10/CJ-10 có tầm bắn 1.500-2.000 km chứng tỏ Trung Quốc không quá tệ. Vấn đề dẫn đường đã được đơn giản hóa bằng sự xuất hiện của hệ thống định vị (Trung Quốc mới hoàn thiện hệ thống Bắc Đẩu). Ngoài ra, tên lửa hành trình định vị bằng các hình ảnh có sự liên lạc với các bản đồ số. Dù trong trường hợp nào, Trung Quốc có rất nhiều kỹ sư thông minh, có thể tiếp cận công nghệ thương mại tiên tiến và có nguồn quỹ để đầu tư phát triển sản xuất trong nước. Nếu người Nga không còn gì để dạy Trung Quốc hay không sẵn sàng làm việc đó, thì tôi chắc rằng Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển công nghệ tên lửa hành trình của mình, dẫu có chậm hơn. |
Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012
>> Sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét