“Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ dùng vũ lực giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư, đồng thời có quyết tâm và khả năng bảo vệ tốt chủ quyền đảo Điếu Ngư”.- Doãn Trác - Thiếu tướng Trung Quốc tuyên bố. >> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 2) >> Trung Quốc bắn đạn thật nắn gân Nhật Bản Nhật Bản tăng cường khẳng định chủ quyền đối với đảo Senkaku. Mạng sina Trung Quốc dẫn nguồn tin từ tờ “Quốc tế trực tuyến” cho biết, ngày 7/7, trong thời điểm nhạy cảm của quan hệ Trung-Nhật, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố, Chính phủ Nhật Bản sẽ tiến hành nghiên cứu tổng hợp về việc mua đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư) và thực hiện “quốc hữu hóa” đảo Senkaku. Báo Trung Quốc kéo dư luận quay trở về lịch sử với những tuyên truyền khó chấp nhận cho rằng, đây cũng là thời điểm mở đầu cho cuộc xâm lược toàn diện đối với Trung Quốc của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai – tròn 75 năm biến cố cầu Lư Câu. Đối với tuyên bố của Chính phủ Nhật Bản, Trung Quốc cũng đáp trả lại bằng một lập trường cứng rắn, cho rằng “tuyệt đối không cho phép bất cứ người nào mua bán lãnh thổ của Trung Quốc”. Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản “mua đảo” hoàn toàn không phải “hài kịch”, mà là một cuộc “chiếm đoạt hòn đảo được sắp đặt dày công”, “quân đội (Trung Quốc) tuyệt đối không cho phép hành vi mua đảo Điếu Ngư được thực hiện”. Đảo Senkaku (quần đảo) nằm ở phía tây nam Nhật Bản, phía đông Phúc Kiến, Trung Quốc và đông bắc Đài Loan, có tổng diện tích khoảng 6,5 km2. Ngoài đảo Senkaku có diện tích lớn nhất, còn có đảo Kuba (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Vĩ), đảo Taishō (Trung Quốc gọi là Xích Vĩ), đảo Minami (Nam Tiểu), đảo Kita (Bắc Tiểu) và một số mỏm đá. Đại tá Lương Phương, giáo sư Ban Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã "phán" rằng: "các “mốc thời gian” thể hiện người Trung Quốc là người phát hiện sớm nhất và quản lý đảo Senkaku, nên hòn đảo này “thuộc về Trung Quốc”!? Các nghị sĩ Nhật Bản khẳng định chủ quyền đảo Senkaku. Bắt đầu từ tháng 4/2012, Thị trưởng Tokyo Shihara Jintaro đã đề xướng mua lại đảo Senkaku từ tay tư nhân người Nhật Bản. Đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức lên tiếng, chủ đạo việc mua lại hòn đảo này nhằm bảo vệ chủ quyền, nhưng Thị trưởng Tokyo thì muốn do Tokyo mua lại. Đại tá Lương Phương cho rằng, sở dĩ Nhật Bản có động thái mới này là do có một số lý do sau: Trước hết, hiện nay Trung Quốc đang ở thời kỳ cơ hội chiến lược, năm nay lại chuẩn bị tiến hành Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên sẽ không có hành động lớn. Thứ hai, trọng điểm chiến lược của Mỹ chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương tạo sự hỗ trợ rất lớn cho Nhật Bản. Năm 2010, sau khi Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra sự cố va chạm tàu, Mỹ đã không can thiệp tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku giữa Trung-Nhật, nhưng hiện nay sẽ căn cứ vào “Hiệp ước Bảo đảm An ninh Nhật-Mỹ” để tiến hành phòng thủ đảo Senkaku, điều này thúc đẩy Nhật Bản tăng cường kiểm soát đảo Senkaku. Thứ ba, hiện nay thế lực cánh hữu Nhật Bản đứng đầu là Shihara Jintaro muốn thành lập đảng mới, muốn tạo thế, nên đưa ra chủ trương mua đảo Senkaku. Báo chí, dư luận Trung Quốc tập trung mũi dùi tuyên truyền cho rằng: "việc mua đảo của Nhật Bản là “hoang đường”, “đi ngược lại đồng thuận của lãnh đạo hai nước trước đây”, “tiếp tục thu hẹp không gian chính sách trong vấn đề đảo Điếu Ngư của hai nước, tình hình phức tạp thêm trầm trọng”… Rõ ràng, ở đây, hành vi cá nhân “mua đảo” đã được nâng lên thành “hành vi quốc gia”. Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc diễn tập quân sự trên biển. Vị đại tá Trung Quốc nhấn mạnh, một khi Nhật Bản quốc hữu hóa đảo Senkaku, họ sẽ có rất nhiều hành động lớn, có thể đưa quân đến đồn trú tại đây, tạo ra thách thức rất lớn cho Trung Quốc. Bởi vì, đóng quân là hành động tuyên bố chủ quyền hiệu quả nhất, do đó chính phủ vào cuộc là một việc rất lớn. Vị đại tá này răn đe rằng, phải có thái độ nghiêm khắc, kiên quyết không để cho hành vi “mua đảo” thực hiện được. Một loạt hậu quả sau này như quan hệ Trung-Nhật xấu đi, thậm chí đối đầu quân sự, Nhật Bản đều phải gánh chịu tất cả mọi hậu quả. Báo Trung Quốc bình luận, chính quyền Nhật Bản hiện đang hữu khuynh hóa, cộng thêm kinh tế đình trệ lâu dài, cần chuyển sự bất mãn của người dân bằng nhân tố bên ngoài. Trong khi đó, Nga lại kiểm soát thực tế đối với quần đảo Nam Kuril (Nhật Bản gọi là Bốn hòn đảo Phương Bắc), đảo Senkaku trở nên “dễ dàng nhúng tay”. Thiếu tướng Doãn Trác, Ủy ban Chuyên gia Thông tin Hải quân Trung Quốc suy đoán, Nhật Bản cảm thấy rất không cân bằng với sự phát triển kinh tế tốc độ cao của Trung Quốc, muốn “dùng đảo Senkaku để chuyển hóa mâu thuẫn trong nước”. Hiện nay, GDP của Trung Quốc đã vượt Nhật Bản vươn lên vị trí thứ hai thế giới, trong khi “Nhật Bản luôn cho mình là anh cả ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, do đó Nhật Bản có trạng thái tâm lý “mất cân bằng”, hành vi mua đảo rất dễ được người dân tiếp nhận. Tướng Trung Quốc tuyên truyền rằng: Nhật Bản kiểm soát thực tế đảo Senkaku là “không tồn tại”, bởi vì “tàu ngư chính và hải giám Trung Quốc chưa bao giờ ngừng tuần tra thường xuyên đối với phạm vi lãnh hải của đảo Điếu Ngư, Trung Quốc luôn xua đuổi tàu thuyền Nhật Bản can thiệp tuần tra, mời họ nhanh chóng rời khỏi lãnh hải Trung Quốc”. Biên đội tàu chiến kiểu mới Trung Quốc. Ông này thậm chí răn đe: “Trung Quốc chưa bao giờ tuyên bố từ bỏ dùng vũ lực giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư, đồng thời có quyết tâm và khả năng bảo vệ tốt chủ quyền đảo Điếu Ngư”. Doãn Trác tuyên bố: “Hiện nay, về quân sự, chúng tôi sẽ không từ bỏ, bởi vì Nhật Bản chưa đề xuất dùng tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư. Nhưng nếu Nhật Bản dám thực hiện các hành động quân sự ở đảo Điếu Ngư, là một nước có chủ quyền, Trung Quốc chắc chắn sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ về quân sự. Hiện nay, hai bên chưa đến bước này. Thông qua chiến lược mang tính phòng ngự của chúng tôi, về quân sự chúng tôi sẽ không đi bước đầu tiên, nhưng khi thực hiện bước thứ hai, chúng tôi có quyết tâm kiên định, cũng hoàn toàn có khả năng bảo vệ chủ quyền đảo Điếu Ngư”. Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc còn cho rằng, trên thực tế, Trung Quốc và Nhật Bản đều hiểu rằng, vấn đề đảo Senkaku từ lâu không giải quyết được là do “đảo Senkaku đã trở thành công cụ để Mỹ sử dụng ly gián quan hệ Trung-Nhật”. Doãn Trác kết luận, vấn đề đảo Senkaku trở nên gay gắt đều không có lợi cho hai bên, sẽ làm xấu đi quan hệ song phương, người dân hai bên sẽ trở nên đối đầu với nhau, cuối cùng thì Mỹ trở thành “ngư ông đắc lợi”. (Nguồn :: Báo Giáo Dục VN) |
Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012
>> Tranh chấp đảo với Nhật, Trung Quốc quyết tâm dùng vũ lực ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét