(Tin tổng hợp) Như vậy sau 4 năm, hợp đồng mua vũ khí với Nga sắp có kết quả. Tàu ngầm Kilo chuẩn bị về Việt Nam dự phần giữ gìn cương giới Tổ quốc >> Tàu ngầm SMX-26 : Sự bổ sung hoàn hảo cho Kilo 636 Việt Nam >> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể >> Tìm hiểu tàu ngầm tấn công lớp Kilo Nga đồng ý bán cho Việt Nam 6 tầu ngầm Project 636 lớp Kilo. Bản hợp đồng này có trị giá 1,8 tỷ USD. Hợp đồng này đã bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên bờ và đào tạo thủy thủ phục vụ trên tầu ngầm. Đây là hợp đồng vũ khí lớn thứ hai của Nga thời kỳ hậu Xô-Viết. Hợp đồng lớn nhất của Nga là cung cấp 8 tàu ngầm cho Trung Quốc. Ngày 24/04/2010, ông Vladimir Aleksandrov, tổng giám đốc Admiralteiskie Verfi (Nhà máy đóng tàu Admiralty) ở St Petersburg, thông báo là công ty của ông đã được chỉ định thực hiện hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm Project 636 lớp Kilo. Giá mỗi chiếc tàu ngầm này là 300-350 triệu đô la và tổng giá trị hợp đồng là 1,8 – 2,1 tỷ đô la. Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn (với tải trọng tối đa), hoạt động ở độ sâu trung bình là 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m. Tàu có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý (khi chạy ở tốc độ 7 hải lý/h), thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người. Vũ khí của tầu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, tên lửa chống tàu Club-S, 24 quả thủy lôi, tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla. Tàu được thiết kế với sứ mệnh chống ngầm, chống tàu nổi và chống cả máy bay tầm thấp. Ngoài ra, Kilo 636 còn có động cơ chạy êm nhất thế giới thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến lễ ký kết. Nhà máy Admiralty bắt đầu đóng chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 chiếc, trong lễ khởi công ngày 24/08/2010. Tàu ngầm này được hạ thủy ngày 28/08/2012, và trải qua một loạt thử nghiệm trên biển trước khi chuyển giao cho Việt Nam. Cho đến thời điểm hiện tại, Nga đã hạ thủy hai chiếc tàu ngầm Kilo cho Việt Nam mang tên và số hiệu lần lượt là 01339 HQ-182 Hà Nội (hạ thủy ngày 28/8/2012) và 01340 HQ-183 thành phố Hồ Chí Minh (hạ thủy ngày 28/12/2012). Bên cạnh việc bán tàu ngầm cho Việt Nam, Nga còn xây dựng cho Việt Nam một đội ngũ sĩ quan, thủy thủ để có thể vận hành những chiếc tàu ngầm này khi nó được bàn giao cho Việt Nam (Dự kiến trong năm 2013), đồng thời giúp Việt Nam xây dựng 1 căn cứ tàu ngầm hoàn chỉnh". Trong tháng 3/2010, Việt Nam chính thức yêu cầu Nga giúp đỡ xây dựng một căn cứ tàu ngầm ở vịnh Cam Ranh. Tháng 4/2012, Việt Nam giao nhiệm vụ cho Kíp tàu ngầm số 2 trước khi Kíp tàu lên đường đi học tập tại Cộng hòa Liên bang Nga. Hiện nay đã có 3 kíp học viên tàu ngầm được nhận nhiệm vụ học tập điều khiển, sử dụng làm chủ tàu ngầm lớp Kilo hiện đại này của hải quân Việt Nam. Các tàu lần lượt được đặt tên là tàu TP.HCM, tàu Hà Nội và tàu Khánh Hòa. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm các sĩ quan, thủy thủ tàu ngầm Hải quân Việt Nam đang học tập tại Trung tâm huấn luyện 125, thuộc Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS) trước khi lực lượng này đi học tập tại nước ngoài. Mặc dù thông tin về những học viên này không nhiều, nhưng Năm 2011, nhiều báo quân sự Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh các học viên Việt Nam đang được đào tạo về tàu ngầm tại Học viện Hải quân của Nga. Báo Trung Quốc dự đoán, rất có thể đây là những sĩ quan trẻ tiên phong của Việt Nam đang được đào tạo tại Nga về tàu ngầm để chuẩn bị xây dựng hạm đội tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam. Trước đó vào năm 2000, Việt Nam và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận quốc phòng, trong đó có một điều khoản liên quan đến việc hải quân Ấn Độ đào tạo thủy thủ cho Việt Nam, kể cả thủy thủ tàu ngầm. Trong tháng 10/2002, Việt Nam đã yêu cầu Ấn Độ đào tạo về tàu ngầm, nhưng bốn năm sau, Ấn Độ mới thông báo bắt đầu đào tạo các sinh viên sĩ quan và sĩ quan hải quân Việt Nam. Hiện nay, Ấn Độ đang huấn luyện các quy trình thoát hiểm ở tàu ngầm cho các thủy thủ Việt Nam. Việc Việt Nam sắp có hạm đội tầu ngầm khiến dư luận quốc tế có những phản ứng khác nhau. Theo tờ “Nhà Ngoại giao”, việc Hải quân Việt Nam sẽ được bổ sung hạm đội tàu ngầm gồm 6 chiếc Kilo mua từ Nga cho thấy, Việt Nam cũng đang theo đuổi chiến lược “chống tiếp cận” và điều này khiến Biển Đông trở thành miền đất dữ đối với bất cứ nước nào xâm phạm. Giới truyền thông Trung Quốc đã có nhiều bài bình luận về sức mạnh của Tầu ngầm Kilo sắp về biển Đông và Bắc Kinh tỏ ra lo ngại về quả đấm thép của Việt Nam. Tờ “Quân giải phóng Trung Hoa” đã đưa ra những nhận định của chuyên gia Hoàng Hải Châu thuộc Viện Nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế về “quả đấm thép” của Hải quân Việt Nam. Theo Hoàng Hải Châu phía Nga đang nỗ lực thực hiện các hợp đồng mua bán vũ khí của Việt Nam, điều này khiến nhiều nước trong đó có Trung Quốc cần phải lưu tâm. Cũng theo đánh giá của Hoàng Hải Châu, hạm đội tầu ngầm khá mạnh Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết: "Việc Việt Nam mua tàu ngầm hiện đại, tên lửa, máy bay và các khí tài kỹ thuật khác cũng chỉ là để phòng thủ, tự vệ, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước, chứ hoàn toàn không có ý định đe dọa, không có ý đồ tấn công xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh". Hiện phía Nga vừa tiến hành khởi đóng chiếc tầu ngầm Kilo thứ 5 cho đối tác Việt Nam. Với kế hoạch khởi đóng, hạ thủy, thử nghiệm và chuyển giao tàu ngầm Kilo cho Hải quân Việt Nam được đẩy nhanh hơn, rõ ràng có thể thấy, tốc độ đóng tàu cho đối tác đang được nhà máy đóng tàu Admiralty đặt ưu tiên hàng đầu. |
Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013
>> Con đường tầu ngầm Kilo về Việt Nam
Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013
>> Lời đe dọa của tướng Trung Quốc trước 1 Nhật Bản đang thay đổi
( Báo Giáo Dục Việt Nam) Thiếu tướng La Viện, một viên tướng thường xuyên có những phát ngôn đe dọa láng giềng, lần này tỏ ra đặc biệt run sợ và hoảng hốt trước một nước Nhật Bản đang thay đổi. >> Đại chiến Trung - Nhật : "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa" >> Nhật Bản sẽ tấn công Trung Quốc để đoạt lại Senkaku Nhật Bản có hạm đội hải quân mạnh nhất châu Á, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tương đương với Mỹ Bài viết xoáy sâu các luận điệu chỉ trích Nhật Bản, cho rằng Nhật Bản hiện lại đang có "khuynh hướng nguy hiểm khi thoát khỏi thể chế thời hậu chiến", “các phần tử cánh hữu Nhật muốn lật án, thoát ra khỏi sự ràng buộc của cộng đồng quốc tế, ngày càng đi xa trên con đường tái vũ trang. Liên Hợp Quốc không thể nhắm mắt làm ngơ”. La Viện tỏ ra hăng máu “can thiệp vào công việc nội bộ” của nước khác và chỉ ra khuynh hướng “lật án” của Nhật Bản chủ yếu thể hiện ở “4 vi phạm”: Căn cứ vào quy định của “Tuyên bố Postdam”: “Điều kiện của Tuyên bố Cairo phải được thực hiện, còn chủ quyền của Nhật Bản phải giới hạn ở trong đảo Honshu, Hokkaido, đảo Kyushu, Shikoku và những hòn đảo nhỏ khác do chúng ta quyết định”. Hình ảnh minh họa (nguồn: Thời báo Hoàn Cầu, TQ) Theo đó, La Viện cho rằng, Tuyên bố trên cơ bản không có quần đảo Ryukyu, không nói đến đảo Senkaku, và việc Nhật Bản đòi hỏi đảo Senkaku “ngoài giới hạn bản đồ do cộng đồng quốc tế giới hạn” cho họ là “trái pháp luật”. La Viện chốt lại: Hai văn kiện lịch sử “Tuyên bố Cairo” và “Tuyên bố Postdam” là “văn kiện pháp lý”, là căn cứ pháp lý để đồng minh chống phát xít thế giới tiến hành trừng phạt Nhật Bản. “Nhật Bản không phục thì cũng phải tuân thủ”. La Viện cho rằng, Điều 9 Hiến pháp Nhật cam kết nghiêm túc: “Không duy trì lục, hải, không quân và các lực lượng chiến tranh khác, không thừa nhận quyền giao chiến của nhà nước”. Nhưng, theo La Viện, thế lực cánh hữu ở Nhật hiện lại đang kêu gọi xây dựng “quân đội chính quy”. La Viện coi đây là “vi phạm Hiến pháp”. Thảo sát của truyền thông Nhật Bản, có 2/3 hạ nghị sĩ Nhật Bản tán thành sửa đổi các điều khoản có liên quan của Hiến pháp hòa bình, một khi Hiến pháp hòa bình thay đổi, thì hòn đá tảng “đi theo con đường phát triển hòa bình” của Nhật Bản sẽ bị “lật đổ”, ai có thể đảm bảo họ sẽ không trở thành “nơi khởi nguồn cho một cuộc chiến tranh mới”? - Tướng La Viện nhận định. Trung đoàn nhảy dù số 1 Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản vừa tổ chức diễn tập nhảy dù ở thao trường Narashino, tỉnh Chiba, Nhật Bản, có sự tham gia của 300 binh sĩ và 20 máy bay. Theo nhận định của La Viện, để có được sự tin cậy và khoan dung của cộng đồng quốc tế, Nhật Bản từng đưa ra Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, Ba nguyên tắc không sở hữu vũ khí hạt nhân và không thực hiện quyền tự vệ tập thể. Nhưng hiện nay Nhật Bản đều đang lặng lẽ “tháo bỏ” những “dây trói” này, hơn 80% các nghị sĩ được hỏi đều tán thành cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể. Đặc biệt là ông Shintaro Ishihara kêu gọi, Nhật Bản cần sở hữu vũ khí hạt nhân, đây là một “tín hiệu rất nguy hiểm”, bởi vì Nhật Bản hiện là nước sở hữu plutonium “cấp vũ khí” lớn nhất thế giới, đồng thời đã nắm chắc công nghệ lò phản ứng tái sinh (breeder reactor) và công nghệ tên lửa đẩy tiên tiến. La Viện cho rằng, cựu Thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Murayama từng nhận lỗi với nhân dân châu Á-Thái Bình Dương về những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng hiện nay các thế lực cánh hữu Nhật Bản lại “lật lọng”, thề bác bỏ các tội về chiến tranh như thảm sát Nam Kinh, nô lệ tình dục, chiến tranh vi trùng. Trung đoàn nhảy dù số 1 Nhật Bản vừa diễn tập nhảy dù tại tỉnh Chiba La Viện tỏ ra lo sợ thay cho cộng đồng quốc tế, cho rằng, đối với các hành động “thất tín” của Nhật Bản, cộng đồng quốc tế tuyệt đối không thể bàng quan; Liên Hợp Quốc càng không thể giống như Hội quốc liên trước đây, áp dụng chính sách thỏa hiệp với “chủ nghĩa quân phiệt” Nhật Bản, nếu không, chắc chắn sẽ gây ra “họa lớn”. Những việc trước đây là bài học về sau này. La Viện kêu gọi, Liên Hợp Quốc không thể thực hiện “tiêu chuẩn kép”, hơi một tí là trừng phạt, là soi mói đối với một số nước vừa và nhỏ, trong khi “làm như không thấy” về khuynh hướng hạt nhân và ý đồ tái vũ trang của Nhật Bản. Hiện nay, Liên Hợp Quốc phải áp dụng biện pháp quyết đoán để “bóp chết từ trong trứng nước” khuynh hướng sở hữu vũ khí hạt nhân và mầm mống chiến tranh của Nhật Bản. La Viện đề xuất, cần thanh sát tình hình dự trữ nguyên liệu hạt nhân và ý đồ của Nhật Bản, làm minh bạch hoàn toàn nội tình hạt nhân của họ, đây cũng là thử thách của Yukiya Amano, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế hiện nay. La Viện đưa ra lời bình luận khó chấp nhận kh cho rằng: "Liên Hợp Quốc cần đưa các phần tử cánh hữu và một số phần tử cực đoan của một số tổ chức ở Nhật Bản vào “danh sách đen” trừng phạt, liệt những tổ chức này vào bản danh sách “tổ chức khủng bố”, đóng băng tài sản nước ngoài của họ để ngăn chặn họ sử dụng những tài sản này cho chiến tranh hoặc các hành động khủng bố". Dàn máy bay F-15J của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản Với nỗi hoảng sợ về xu hướng mới ở Nhật Bản, La Viện đề xuất thêm các biện pháp ngăn chặn mới: Nhật Bản nếu muốn sửa đổi Hiến pháp hòa bình, đi theo con đường tái vũ trang, thì cộng đồng quốc tế cần tiến hành trừng phạt đối với Nhật Bản, gồm nhiều lĩnh vực như năng lượng, thương mại, vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, đồng thời “cấm Nhật Bản xuất khẩu vật tư có thể dùng để chế tạo vũ khí”, ép Nhật Bản quay trở lại “con đường phát triển hòa bình”. Với tư tưởng “lo cho thiên hạ”, La Viện cuối cùng nhắc nhở: Ngăn chặn xu hướng “hữu khuynh” ở Nhật Bản là một “thách thức về tính chính nghĩa, tính công bằng và tính quyền uy” của Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc không thể chỉ cho phép “quan huyện” Nhật Bản “phóng hỏa”, mà không cho phép “trăm họ” các nước vừa và nhỏ “đốt đèn”. Dư luận cho rằng, tình hình khu vực và thế giới nay đã khác xưa rồi, nói người thì cũng phải ngẫm mình. Ông La Viện cứ kêu gào các nước chạy đua vũ trang, gây ra chạy đua vũ trang, trong khi quên mất chính Trung Quốc đang ra sức chế tạo mọi loại vũ khí có thể, rồi thường xuyên tổ chức diễn tập quân sự để “răn đe vũ lực”, nhất là tập trung vào các mâu thuẫn, va chạm, xung đột với nhiều nước láng giềng, gây quan ngại đặc biệt cho dư luận khu vực và quốc tế. Lòng tham “đường lưỡi bò” thực sự không thể chấp nhận được, bởi vì nó đã “liếm” sát bờ biển của các nước Đông Nam Á, không cho nước khác có quyền ở thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của họ theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, chứ chưa hề nói đến một sự thực là, lịch sử Trung Quốc chứng minh rằng, họ chưa bao giờ có chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông. Các bản đồ của chính họ chứng minh rõ ràng rằng, điểm cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Có chuyên gia cho rằng, ai đang đi theo “con đường phát triển hòa bình” thì cộng đồng quốc tế đều hiểu cả; còn những người lòng tham không đáy và thường thích răn đe, “răn dạy” nên nhớ một câu rằng: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và gia tăng các hoạt động quân sự trên biển Hoa Đông, biển Đông gây lo ngại cho các nước láng giềng. Quy định mới về tác phong quân nhân của TQ Tờ Giải phóng quân Trung Quốc ngày 22/12/2012 đưa tin, tân Chủ tịch Quân ủy trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã ký ban hành Quy định 10 điểm tăng cường xây dựng tác phong quân nhân và đã ban hành xuống toàn quân để chỉnh đốn tác phong quân đội. 10 điểm quy định đối với tác phong quân nhân TQ được căn cứ vào 8 quy định của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đối với tác phong của cán bộ đảng viên và cụ thể hóa các nội dung vào quân đội nhằm cải thiện tác phong "gần dân" của sĩ quan, binh lính. Nội dung Quy định 10 điểm của ông Tập Cận Bình yêu cầu khi các sĩ quan chỉ huy đi công tác điều xe gọn nhẹ, tinh giảm tuỳ tùng, đơn giản các thủ tục tiếp đón, ít họp hành, họp ngắn, nói ít, nói ngắn, cắt giảm các việc lặt vặt, tinh giảm văn kiện, văn bản hành chính... Về vấn đề phát biểu của các quan chức chỉ huy các đơn vị, Tập Cận Bình yêu cầu phải ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ, xúc tích, mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, tránh dài dòng và lý thuyết mà không áp dụng được gì vào thực tiễn. Đối với vấn đề xuất bản sách, hồi ký hoặc đưa các vấn đề lớn, quan trọng và nhạy cảm ra công luận của các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp từ Ủy viên Quân ủy trung ương trở xuống đều phải được Quân ủy trung ương phê chuẩn, tất cả nội dung chưa qua kiểm duyệt của cơ quan này đều bị cấm. Điều đó có nghĩa các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc không được tự do phát biểu, bình luận, nhận định, đánh giá bất cứ vấn đề nào được cho là quan trọng và "nhạy cảm" nếu chưa được phép, và khi được phép rồi thì những phát biểu của họ có thể xem như quan điểm chính thống của giới chức lãnh đạo Trung Quốc. |
>> Chiến lược chống tiếp cận phiên bản Việt Nam
Phòng vệ của Việt Nam ngoài việc mua sắm, chế tạo vũ khí trang bị (VKTB) thì vấn đề quyết định nhất là xây dựng đường lối, chiến lược phòng vệ. Bởi vì có như thế mới xác định được nội dung của công tác tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí, sử dụng lực lượng. >> Chiến lược bảo vệ Biển Đông của Việt Nam >> Chiến lược 'chống tiếp cận' của Trung Quốc đã bị hóa giải Chống tiếp cận là chiến lược phòng thủ của một nước có bờ biển nhưng khả năng quân sự hạn chế, bị các nước có vũ khí, phương tiện hiện đại hơn đe dọa dùng vũ lực. Chiến lược chống tiếp cận thực chất là sự kết hợp giữa các loại vũ khí tầm xa, tầm gần, các hình thức tấn công, tác chiến phi đối xứng…nhằm mục đích không cho đối phương tiếp cận gần bờ, bảo vệ khu vực biển của mình càng rộng càng tốt. Khi một cuộc chiến tranh hiện đại, công nghệ cao luôn bắt đầu từ hướng biển với tàu ngầm, tàu nổi, tàu sân bay thì việc buộc các phương tiện đó dạt ra xa hay gây cho chúng nhiều thiệt hại là điều mà các quốc gia bị tấn công mong muốn. Chiến lược chống tiếp cận đang phát sinh rất nhiều phiên bản và Việt Nam cũng đang xây dựng một phiên bản của riêng mình, bởi thực ra Việt Nam chưa từng và có đủ điều kiện để phòng vệ theo kiểu này. Việt Nam là một đất nước có chiều dài và hẹp cho nên rất nhạy cảm bởi sự chia cắt chiến lược. Bởi vậy, đã qua rồi thời kỳ đón đợi giặc ở cửa sông, luồng lạch trong vùng nội thủy hay lãnh hải, chúng ta ngày nay phải tác chiến ngay ở vùng biển xa, tạo cho đất liền một không gian phòng thủ đủ rộng, một thời gian chuẩn bị đối phó kịp thời. Đó cũng chính là tư tưởng, mục tiêu của chiến lược chống tiếp cận của Việt Nam. Cơ sở để Việt Nam tiến hành thực hiện trước hết là lợi thế về địa lý. Hệ thống tên lửa bờ biển Bastition - lực lượng chống tiếp cận hữu hiệu (Chiến thuật bầy sói) (Mỗi tổ hợp tên lửa Bastion có thể bao gồm 36 quả tên lửa có cánh Yakhont. Các tên lửa tự dẫn siêu thanh chống tàu với đầu đạn nặng hơn 200 kg này có thể đánh trúng các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km. Mỗi tổ hợp có thể bảo vệ dải bờ biển dài hơn 600 km và giám sát vùng biển có diện tích 200 km2.) Bờ biển Việt Nam tuy dài nhưng có nhiều núi cao nhô ra biển, có hơn 3 ngàn hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một điểm tựa vững chắc triển khai lực lượng. Trường Sa là quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc có vị trí chiến lược trên biển Đông…đều là những vị trí tốt để triển khai, bố trí lực lượng. Việt Nam chủ yếu là tự vệ nên khu vực tác chiến hầu như trên không phận, hải phận và các khu vực mà Việt Nam có chủ quyền và quyền chủ quyền nên lực lượng cơ động nhanh, vũ khí phương tiện luôn chiếm ưu thế tác chiến. Máy bay SU-30MK2 có thể tác chiến trong khu vực phòng thủ mà không cần tiếp dầu, hoặc KILO, các loại tàu tấn công khác hoạt động tương đối an toàn trong tầm hoạt động của lực lượng khác. Thật ra, với lực lượng tác chiến hiện đại ít ỏi như Gerpad, KILO, SU-30… của Việt Nam, nếu như tác chiến ở biển xa, xa căn cứ hàng ngàn km thì chỉ một trận. Tàu ngầm KILO thực ra so với lực lượng tàu ngầm trong khu vực không phải là hiện đại gì cho lắm, nhưng nó tỏ ra rất nguy hiểm, khó lường bởi cách bố trí, sử dụng nó. Chẳng hạn, ở tuyến xuất phát tấn công của KILO, kể cả phục kích chống ngầm và chống tàu mặt nước thì KILO hoàn toàn chiếm ưu thế, đó là, chỉ “săn” đối phương trong khi đối phương rất khó khăn hoặc không thể “săn” lại KILO, vì muốn “săn” KILO thì buộc phải vào tầm hỏa lực của các phương tiện khác như Bastion-P. (Tên lửa Yakhon của hệ thống này với chiến thuật “bầy sói” thì tàu khu trục hiện đại nhất như của Trung Quốc Tupe 054A (mới có 4 chiếc) thì trong khoảng cách 300km với 2 quả trúng đích là Thuyền trưởng tàu phải ôm phao cứu sinh). Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết và sẽ có khoảng cách với thực tế, nhưng khoảng cách này phụ thuộc chủ yếu vào người sử dụng chúng, và, hiệu quả có khi vượt ra ngoài lý thuyết là chuyện thường xảy ra trong cách sử dụng, khai thác vũ khí của người Việt trong chiến tranh. Như vậy khả năng “áp sát”, “đánh vỗ mặt” vào Việt Nam từ hướng biển của kẻ thù bị ngăn cản, buộc chúng phải dạt ra xa, phải tính toán lại vị trí xuất phát tấn công. Cơ sở thứ hai là Việt Nam có một khung lực lượng tác chiến tầm xa cực mạnh, bao gồm những loại vũ khí phương tiện hiện đại có tầm bắn xa, chính xác, sức hủy diệt lớn. >> Chống đổ bộ đường biển trong nửa đầu thế kỷ 21 Khung lực lượng tác chiến tầm xa hiện đại kết hợp với lực lượng tác chiến tầm gần uy lực mạnh, tinh nhuệ thiện chiến là lực lượng chính yếu của chiến lược chống tiếp cận. Nhưng hoạt động hiệu quả hay không, sẽ bắt đối phương phải trả giá đắt hay không trước hết là khả năng chống trả và sống sót của đòn tác chiến điện tử áp chế phòng không của kẻ thù làm “mù và điếc” hệ thống phòng không, thông tin chỉ huy của Việt Nam để làm chủ vùng trời. Khi địch đã làm chủ vùng trời thì chiến lược chống tiếp cận bị phá sản. Trong chiến tranh hiện đại, chỉ cần có một thời gian tính bằng phút là có thể thay đổi được cục diện. Bởi vậy tạo ra một không gian, thời gian để cho hệ thống phòng không đối phó, phát hiện và đánh chặn là nhiệm vụ rất hệ trọng của chiến lược chống tiếp cận. Việt Nam đã từng đối đầu với một cuộc chiến tranh điện tử quy mô lớn do Mỹ triển khai hòng đánh sập hệ thống phòng không Việt Nam cách đây 40 năm nhưng không thể. Ngày nay, ngoại trừ Mỹ, khó có nước nào trong khu vực có đủ năng lực để tiến hành một cuộc chiến tranh điện tử, áp chế phòng không gồm áp chế mềm, áp chế cứng…như Mỹ cách đây 40 năm, trong khi Việt Nam đã thay đổi. Các hệ thống phòng không được xây dựng dưới dạng mạng lưới, qua đó, thông tin thu thập được qua radar hay trinh sát quang học thông thường đều có thể chia sẻ cho khẩu đội phòng không với tốc độ cao qua mạng lưới datalink; các tên lửa phòng không được kết nối với nhau có thể được dẫn bắn từ một hay nhiều ra đa đặt cách xa nó; xuất hiện pháo 37li cải tiến bắn bằng radar, quang học trong hệ thống phòng không tầm thấp khủng khiếp, hiệu quả năm xưa; xuất hiện những dàn tên lửa phòng không tầm xa cơ động như S-300 MPU1 bắn và di chuyển… thì việc tiêu diệt một vài hệ thống radar là có thể. Nhưng để đánh quỵ khả năng phòng không Việt Nam hòng làm chủ vùng trời của lực lượng thù địch hiện nay là không thể trong một trận, trong một tháng, trong một năm. Vì vậy cho nên chống tiếp cận để làm chủ vùng trời và làm chủ vùng trời để chống tiếp cận là tiền đề, điều kiện của nhau. Cuối cùng là, cách đánh sở trường của Việt Nam. Đó là tư tưởng quân sự “nếu những gì công nghệ không thể thì chiến thuật có thể”, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ luôn luôn khắc tinh của thói chủ quan, ngạo mạn, hiếu chiến, cậy đông, vũ khí trang bị hiện đại công nghệ cao; đó là chiến tranh du kích được phát triển lên tầm cao mới bởi vũ khí không phải như vũ khí của du kích ngày xưa; đó là…vân vân và vân vân. Chiến lược chống tiếp cận của Việt Nam xem ra rất khả thi bởi hình thành trên cơ sở xem ra cũng độc đáo và vững chắc. |
Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013
>> 4 loại vũ khí Trung Quốc làm Mỹ, Nhật “sợ hãi”
Thời báo Hoàn Cầu liệt kê 4 loại vũ khí thế hệ mới của Trung Quốc mà họ cho rằng làm Mỹ, Nhật “sợ hãi”. >> Sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc >> Tên lửa DH-10 của Trung Quốc vô dụng ở Đông Nam Á Các phương tiện truyền thông Trung Quốc nói rằng, năm 2012 Trung Quốc đã đặt dấu chấm hết cho hình ảnh sức mạnh quân sự kém cỏi và bắt đầu làm mới mình thông qua các cuộc tuần tra lãnh hải, quốc tế, diễn tập quân sự rầm rộ và giới thiệu một loạt các loại vũ khí tinh vi. Rõ ràng, Trung Quốc đang cố gắng làm cho Mỹ - Nhật hiểu rằng Trung Quốc đã trở nên giàu có và mạnh mẽ, và rằng sẽ không có một kết thúc dễ dàng nếu bất kỳ nước nào có một cuộc chiến với Trung Quốc. Thời báo Hoàn Cầu đã liệt kê ra 4 loại vũ khí mà họ cho rằng làm Mỹ - Nhật “sợ hãi”: Tên lửa Hồng Kỳ 9 Hồng Kỳ 9 (hay gọi là HQ-9) là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Viện Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc nghiên cứu sản xuất dựa trên công nghệ tên lửa Patriot (Mỹ) và S-300 (Nga). Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 được cho là có khả năng tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo). Biên chế một lữ đoàn tên lửa HQ-9 thường gồm 6 khẩu đội, mỗi khẩu đội gồm: xe điều khiển TWS-312, đài radar điều khiển hỏa lực HT-233, đài radar trinh sát Type 305B/YLC-2V, 8 xe mang ống phóng tên lửa (mỗi xe 4 đạn, tổng cộng 32 đạn/khẩu đội) cùng các thành phần xe nạp đạn, xe cung cấp điện 200kw… Trong đó, đài radar điều khiển hỏa lực mạng pha HT-233 được cho là thiết kế giống với radar 30N6E (tổ hợp S-300 của Nga). Tuy nhiên, kích thước của HT-233 được cho là nặng nề, to lớn hơn so với nguyên gốc, tuổi thọ ngắn, mức tiêu thụ điện năng lớn. Cũng có nguồn tin cho rằng, HT-233 giống với đài radar điều khiển MQM-53 của tên lửa Patriot hơn là S-300. HT-233 có khả năng phát hiện mục tiêu ở tầm 120km, theo dõi ở cự ly 90km. HT-233 có thể theo dõi đồng thời 100 mục tiêu và điều khiển 6 tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 phóng đạn tên lửa. Ngoài các thành phần radar HT-233 và Type 305B, khẩu đội HQ-9 có thể được mở rộng với việc kết hợp thêm đài radar nhìn vòng bắt thấp Type 102 và radar quét mạng pha điện tử chủ động Type 305A giúp tăng khả năng chống tên lửa đạn đạo cho HQ-9 và phát hiện máy bay tàng hình. Về phần đạn tên lửa, hệ thống HQ-9 sử dụng đạn tên lửa tương tự đạn tên lửa S-300. Đạn tên lửa có 2 tầng động cơ đẩy (tầng 1 có đường kính 700mm, tầng 2 560mm) với trọng lượng phóng 2 tấn, dài 6,8m. Tên lửa trang bị đầu đạn thuốc nổ phân mảnh 180kg, tốc độ hành trình Mach 4,2, tầm bắn 200km (chống máy bay) và 30km (chống tên lửa đạn đạo). Theo báo Hoàn Cầu, HQ-9 còn được trang bị một loại đạn tên lửa chống máy bay có tầm bắn xa tới 350km và tên lửa chuyên đánh mục tiêu bay thấp có thể phá hủy mục tiêu ở độ cao… 5m. Mặc dù các tờ báo Trung Quốc tự đánh giá rằng HQ-9 vượt trội hơn hệ thống S-300 và đã ngang tầm với hệ thống tên lửa S-400 mới nhất của Nga. Nhưng xét các mặt thông số kỹ thuật thì HQ-9 mới chỉ tạm gọi là tương đương S-300. Thậm chí, các chuyên gia Nga còn khẳng định, HQ-9 chưa thể so sánh với S-300 đời đầu chứ chưa nói tới thế hệ S-300PMU-1, S-300PMU-2. Tên lửa đạn đạo Đông Phong 41 Tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 41 (gọi tắt là DF-41, định danh phương Tây là CSS-X-10) do Viện phương tiện phóng Trung Quốc phát triển để thay thế cho loại tên lửa Đông Phong 5 (DF-5). DF-41 được cho là một sản phẩm “sao chép” công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-12 (SS-27) của Nga. DF-41 dài khoảng 21m, đường kính thân 2,25m và trọng lượng phóng 80 tấn. Xe mang ống phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 DF-41 có tải trọng 2,5 tấn mang phần chiến đấu kiểu MIRV chứa 10 đầu đạn hạt nhân cỡ 20-90-150 kiloton. Tầm bắn của tên lửa đạt 12.000km tới 15.000km, đủ khả năng bao quát mọi mục tiêu trên đất Mỹ. Hệ thống điều khiển tên lửa sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn đầu và hệ định vị toàn cầu giai đoạn cuối, bán kính lệch mục tiêu 100-500m. Theo một số nguồn tin, ngày 24/7/2012, Trung Quốc đã lần đầu bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41. Tên lửa đạn đạo Cự Lãng 2 Trên mặt đất Trung Quốc có tên lửa đạn đạo DF-41 có khả năng vươn tới Mỹ, thì ở mặt biển Trung Quốc sở hữu tên lửa phóng từ tàu ngầm Cự Lãng 2 (gọi tắt là JL-2, định danh phương Tây CSS-NX-5) đủ khả năng đe dọa Mỹ. Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-2 được thiết kế từ những năm 1970-1980, cuộc phóng thử đầu tiên thực hiện năm 2002. Phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2. JL-2 dài 13m, đường kính thân 2,25m, trọng lượng phóng 42 tấn, tải trọng 2,8 tấn. Phần chiến đấu kiểu MIRV có khả năng chứa 3-8 đầu đạn hạt nhân loại 20-90-150 kiloton. Tên lửa đạt tầm bắn tối đa 7.200km, dùng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp hệ định vị toàn cầu Bắc Đẩu cho phép đạt độ chính xác cao (bán kính lệch mục tiêu 150-300m). Theo một số nguồn tin, ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu tên lửa được trang bị hệ thống phòng vệ để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương. Hiện nay, tên lửa JL-2 được trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094. Vũ khí laser Vũ khí laser là vũ khí hủy diệt không khói, không âm thanh và không mùi thuốc súng như các loại vũ khí thông thường khác. Vũ khí laser dùng tia bức xạ điện từ tập trung năng lượng cao (gấp vài trăm triệu lần, thậm chí vài tỷ lần so với ánh nắng mặt trời) để tạo ra các tia laser khác nhau. Tuy không có đạn như vũ khí thông thường song chúng có khả năng phát ra các chùm tia laser năng lượng cao với tốc độ 300.000km/s làm nóng chảy kim loại, bốc hơi. Loại vũ khí này được sử dụng chủ yếu để tiêu diệt máy bay, tên lửa đối phương, làm biến dạng, vô hiệu hóa và phá hủy nhanh chóng các mục tiêu bằng kim loại. Với các tính năng vượt trội của loại vũ khí hủy diệt này nên trong nhiều năm trở lại đây một loạt quốc gia mà đi đầu là Mỹ đang chú trọng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng laser vào kỹ thuật quân sự. Và Trung Quốc không nằm ngoài ngoại lệ đó. Trung Quốc rất quan tâm tới phát triển vũ khí laser. Trung Quốc cũng rất quan tâm tới việc nghiên cứu và phát triển vũ khí laser như một phương tiện tấn công và phòng thủ hiện đại, hiệu quả cao. Theo nhận định của giới chuyên gia quốc tế, rất có thể Trung Quốc đã sở hữu vũ khí laser có khả năng tiêu diệt tên lửa đối phương ở tầm thấp dựa trên công nghệ kỹ thuật của Nga. Theo báo Hoàn Cầu thì nếu Trung Quốc thành công trong phát triển vũ khí laser họ có thể tấn công mục tiêu tên lửa ở cự ly tới 30.000km. |
>> Cuộc đối đầu giữa F-15 Nhật Bản với J-10 Trung Quốc
So sánh sức mạnh F-15J và J-10 thì giống như “kẻ tám lạng, người nửa cân”. Xét một cách chủ quan về hệ thống radar điều khiển hỏa lực của 2 loại máy bay thì F-15J có phần nhỉnh hơn. >> Tìm hiểu máy bay tiêm kích J-10 của Không quân Trung Quốc >> Báo Hàn Quốc bàn về khả năng máy bay J-10 Trung Quốc F-15J là máy bay tiêm kích đánh chặn “xương sống” của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF). Hiện nay, trong kho máy bay chiến đấu của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) biên chế 424 tiêm kích làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển lãnh thổ nước này. Trong đó, tiêm kích F-15J/DJ chiếm số lượng đông đảo nhất, hơn 200 chiếc. F-15J là biến thể tiêm kích đánh chặn mọi thời tiết F-15 Eagle do hãng McDonnell Douglas (Mỹ) nghiên cứu phát triển. Năm 1975, chính phủ Nhật Bản đã quyết định mua F-15J/DJ từ Mỹ nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân. Việc chế tạo F-15J/DJ do Tập đoàn Misubishi Heavy Industries thực hiện trong nước theo giấy phép sản xuất của Mỹ từ năm 1981 tới 1997. Trong đó, F-15J là tiêm kích đánh chặn chiếm ưu thế trên không còn F-15DJ là biến thể huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi. Sức mạnh F-15J F-15J là tiêm kích đánh chặn có kích thước lớn, dài 19,43m, cao 5,63m, sải cánh 13,05m, trọng lượng cất cánh tối đa 30,84 tấn. F-15J được lắp đặt hệ thống radar điều khiển hỏa lực (ở mũi máy bay) AN/APG-63(V)1 có khả năng theo dõi 14 mục tiêu và dẫn bắn 6 tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc. Ngoài hệ thống radar, F-15J trang bị các khí tài tác chiến điện tử tương tự biến thể F-15C/D của Mỹ gồm: hệ thống chế áp điện tử bên trong AN/ALQ-135, radar cảnh báo sớm AN/ALR-56. Tiêm kích đánh chặn hạng nặng F-15J. Về hệ thống vũ khí trên F-15J, máy bay được thiết kế với một pháo 20mm 6 nòng M61 Vulcan (dự trữ đạn 940 viên) trong thân dùng cho không chiến tầm cực gần, ở cự ly mà tên lửa không đối không khó phát huy hiệu quả cao nhất. Ngoài pháo trong thân, máy bay thiết kế 10 giá treo trên cánh và thân có khả năng mang được hơn 7 tấn vũ khí gồm tên lửa và bom. Ban đầu các tiêm kích F-15J đều phải sử dụng các tên lửa đối không nhập khẩu từ Mỹ. Nhưng hiện nay tất cả được thay thế bằng vũ khí do Nhật Bản tự sản xuất. F-15J có thể mang 3 loại tên lửa không đối không sau: - Tên lửa không đối không tầm ngắn AAM-3 có tầm bắn tối đa 13km, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại (tức là bám theo tín hiệu nhiệt phát ra từ miệng phụt động cơ phản lực). - Tên lửa không đối không tầm ngắn AAM-5 có tầm bắn tối đa 35km, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại. - Tên lửa không đối không tầm trung AAM-4 có tầm bắn 100-120km, lắp đầu tự dẫn radar chủ động (tức là ở khoảng cách nhất định thì radar trên tên lửa sẽ kích hoạt bám bắt và tấn công mục tiêu). Máy bay có thể mang bom thông thường Mk 82 nặng 227kg hoặc bom chùm CBU-87 nặng 430kg (chứa 202 đạn nhỏ) dùng để tấn công phương tiện chiến đấu bọc thép và mục tiêu mềm. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F100-100 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.660km/h (trần bay cao) hoặc 1.450km/h (trần bay thấp), trần bay tối đa 20.000m. “Đại bàng hay rồng mạnh hơn” Trong những ngày gần đây, F-15J thường xuyên được nhắc đến trên truyền thông thế giới vì đây là loại tiêm kích mà Nhật Bản đang sử dụng để đánh chặn các máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Và trong một động thái mới đây, chính quyền Trung Quốc tuyên bố điều tiêm kích J-10 để giám sát F-15J của quân phòng vệ. So sánh sức mạnh F-15J và J-10 thì giống như “kẻ tám lạng, người nửa cân”. Xét một cách chủ quan về hệ thống radar điều khiển hỏa lực của 2 loại máy bay thì F-15J có phần nhỉnh hơn. Sức mạnh giữa tiêm kích F-15J và J-10 khó so sánh "ai hơn ai". Trong khi radar J-10 chỉ có thể theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và dẫn bắn đồng thời 2-4 mục tiêu thì loại AN/APG-62(V) 1 của F-15J có con số tương ứng là theo dõi 16 mục tiêu, dẫn bắn 6 mục tiêu. Về khả năng mang vũ khí thì tải trọng của F-15J lớn hơn so với J-10 chỉ mang 6 tấn. Tuy nhiên, xét tính đa năng (đảm nhiệm vai trò khác nhau) thì F-15J “không có cửa” đọ sức với J-10. Khi mà J-10 mang được vũ khí không đối đất, không đối hạm chính xác cao. Dù vậy, nếu phải thực hiện các phi vụ không đối đất, không đối hải thì quân phòng vệ trên không Nhật Bản còn một “con át” khác là tiêm kích đa năng Misubishi F-2 (thiết kế dựa trên F-16 của Mỹ). Dẫu sao đây chỉ là những đánh giá mang tính chất chủ quan dựa trên thông số kỹ thuật của F-15J và J-10. Vì trong không chiến, để đánh thắng kẻ địch cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố (kinh nghiệm phi công, chiến thuật) chứ không chỉ là dựa vào thông số kỹ thuật. |
Nhãn:
Tiêm kích F-15E,
Tiêm kích J-10
Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013
>> Patriot của Mỹ có thể bị tiêu diệt trong nháy mắt
Khả năng cơ động cao, độ chính xác cải thiện, tốc độ tấn công lớn, Tochka thực sự là mối đe dọa hàng đầu của hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ đang được triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ. >> Pháo đài' Syria (kỳ 1) >> Tìm hiểu sức mạnh của tên lửa Iskander Cùng thời điểm Nhà Trắng tuyên bố, các tổ hợp tên lửa Patriot PAC-3 của họ đang được chính các binh sĩ Mỹ bắt đầu triển khai ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria để chống lại mối đe dọa tên lửa tiềm năng từ phía Damascus. Các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật được cho là có khả năng “tiêu diệt Patriot trong nháy mắt” đã được Syria triển khai làm nhiều người thực sự bất ngờ. Xuất hiện bất ngờ Các bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K79 Tochka đã bị phát hiện trong một đoạn video từ Syria, làm tăng thêm các mối lo ngại cho phương Tây khi các tổ hợp tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 của họ đang được triển khai trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Trong một video xuất hiện trên Youtube, cho thấy các hệ thống tên lửa giống như Scud và chắc chắn có thêm loại tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K79 Tochka, người Nga còn gọi là OTR-21 Tochka (viết tắt của Tactical-operational missile complex – Tổ hợp tên lửa hoạt động chiến thuật), hoặc tên gọi NATO là SS-21 Scarab. Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka (Dấu chấm hết) do Liên Xô (Nga) sản xuất, có tầm bắn cực đại 70 km và đạt độ chính xác (CEP) 150 m. Một biến thể nâng cấp của hệ thống tên lửa này được gọi là 9K79-1 Tochka-U (Scarab-B) được giới thiệu từ năm 1989, có tầm bắn cược đại 120 km và CEP 92 m. Đạn tên lửa của hệ thống Tochka-U khai hỏa. Tên lửa có thể tấn công các mục tiêu chiến thuật của đối phương, chẳng hạn như các cơ sở hậu cần, cầu, cảng, kho bãi tập kết, sân bay… Đầu đạn phân mảnh có thể được thay thế bằng đầu đạn hạt nhân, hóa học hoặc sinh học. Động cơ nhiên liệu rắn giúp tên lửa dễ dàng bảo dưỡng và triển khai. Syria được cho là đang sử dụng cả hai biến thể của loại tên lửa đạn đạo chiến thuật này. Họ nhận được hệ thống 9K79 (Scarab-A) từ Liên Xô vào năm 1983, sau đó, họ bị nghi ngờ là đã cung cấp tên lửa này cho Triều Tiên để đảo ngược thiết kế và sử dụng cho chương trình phát triển tên lửa trong nước. 9K79/9K79-1 là một hệ thống tên lửa cơ động, bao gồm các tên lửa nhiên liệu rắn 9M79 và xe mang bệ phóng tên lửa (TEL) 9P129 6x6. Nhiều loại đầu đạn khác nhau có thể được lắp đặt lên tên lửa 9M79, bao gồm đầu đạn phân mảnh HE, đầu đạn hạt nhân, hóa hoặc và vũ khí sinh học. Một đầu dò radar thụ động cũng được tích hợp lên đầu đạn tên lửa để có thể phát hiện và tiêu diệt mục tiêu. Tổ hợp tên lửa Tochka-U trên đường phố Nga. Syria được biết là có các tên lửa 9M79F (9M79-1F, 9K79-1) với đầu đạn phân mảnh 120 kg 9N123F và cũng có thể có tên lửa 9M79K (9M79-1K , 9K79-1). Trong đó tên lửa 9N123K có mang được lên tới 60 đầu đạn phụ phân mảnh 9N24. Phương tiện mang bệ phóng tên lửa 9P129 hoặc một vài biến thể sau này, được thiết kế dựa trên phương tiện vận tải 6x6 Object 5921, cũng đã được sử dụng làm xe mang tên lửa TEL 9A33 cho hệ thống tên lửa đất – đối – không 9K33 Osa (NATO gọi là SA-8 Gecko). 9P1290 đạt tốc độ di chuyển trên đường nhựa lên tới 60 km/h, có khả năng hoạt động như một phương tiện lưỡng cư, vượt sông suốt hoặc vận chuyển bằng máy bay vận tải và khả năng bảo vệ trước vũ khí sinh hóa (NBC). Một kíp vận hành hệ thống có thể triển khai và sẵn sàng phóng tên lửa trong khoảng thời gian 15 – 20 phút sau khi cơ động từ một vị trí này sang vị trí khác. Hệ thống 9K79-1 đã từng được quân đội Nga sử dụng trong cuộc chiến tranh Checnya và xung đột Gruzia – Ossetia. Tiêu diệt Patriot trong nháy mắt Trong bối cảnh các binh sĩ Mỹ đang bắt đầu triển khai các tổ hợp tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria để chống lại các mối đe dọa tên lửa từ phía Damacus. Sự hiện diện của các hệ thống tên lửa Tochka là một sự phát triển đầy “thú vị”. Bởi chắc chắn nó chính xác hơn rất nhiều so với các tổ hợp rocket 9K52 Luna-M (Frog-7) và tên lửa đạn đạo R-17/R-17M (Scub-B/Scub-C) mà Syria đang sở hữu. Tochka xuất hiện đúng thời điểm các binh sĩ Mỹ bắt đầu triển khai tên lửa Patriot ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tốc độ bay của đạn tên lửa của hệ thống Tochka vào khoảng 1,8 km/s. Tức là sẽ vẫn có thể bị tên lửa Patriot đánh chặn thành công, nhưng với một số lượng lớn tên lửa của hệ thống được phóng lên cùng lúc, sẽ không mất quá nhiều thời gian để nó có thể phá hủy hoàn toàn các tổ hợp tên lửa đánh chặn của đối phương. Ngoài ra, với khả năng mang đầu đạn sinh, hóa học, một tên lửa khi nổ trên bầu trời cũng sẽ không bị mất tác dụng, bởi hơi, khí độc… sẽ lắng xuống mặt đất và gây cho đối phương những thiệt hại nhất định. Ít ra, Tochka cũng có độ chính xác hơn rất nhiều so với tên lửa Scub và mang tới cho Syria một lựa chọn tấn công các tổ hợp Patriot ở bên kia biên giới trong trường hợp cần thiết. Các đơn vị OTR-21 thường được tổ chức thành lữ đoạn. Mỗi lữ đoàn có 18 xe phóng; mỗi xe phóng mang 2 tới 3 tên lửa. Với khả năng cơ động trên mọi loại địa hình, các tổ hợp tên lửa Tochka sẽ là lực lượng "thoắt ẩn thoắt hiện" để tấn công các tổ hợp tên lửa Patriot PAC-3 của Mỹ, Đức và Hà Lan triển khai trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Một vài hình ảnh về tổ hợp tên lửa Tochka :: |
Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013
>> Xem màn biểu diễn "Voi đi dạo" của Mỹ - Hàn
Hôm 15/12/2012 vừa qua các tiêm kích F-16 của phi đội 35, 80 thuộc đoàn tiêm kích số 8 tại căn cứ Không quân Mỹ ở Kunsan, Hàn Quốc cùng lực lượng của phi đội 4, Đoàn tiêm kích Viễn Dương số 388 của căn cứ Hill Air; Nhóm tiêm kích tấn công số 38 của Không quân Hàn Quốc đã tham gia vào một cuộc trình diễn, phô diễn sức mạnh mang tên "Voi đi dạo". >> Tên lửa xuyên lục địa Agni-5 chưa thể đe dọa Trung Quốc? Tiêm kích F-16 của phi đội 35, 80 thuộc đoàn tiêm kích số 8 tại căn cứ Không quân Mỹ ở Kunsan, Hàn Quốc cùng lực lượng của phi đội 4, Đoàn tiêm kích Viễn Dương số 388 của căn cứ Hill Air; Nhóm tiêm kích tấn công số 38 của Không quân Hàn Quốc tham gia vào cuộc trình diễn "Voi đi dạo". Tiêm kích F-16 của phi đội 35, 80 thuộc đoàn tiêm kích số 8 tại căn cứ Không quân Mỹ ở Kunsan, Hàn Quốc cùng lực lượng của phi đội 4, Đoàn tiêm kích Viễn Dương số 388 của căn cứ Hill Air; Nhóm tiêm kích tấn công số 38 của Không quân Hàn Quốc Tiêm kích F-16 của phi đội 35, 80 thuộc đoàn tiêm kích số 8 tại căn cứ Không quân Mỹ ở Kunsan, Hàn Quốc cùng lực lượng của phi đội 4, Đoàn tiêm kích Viễn Dương số 388 của căn cứ Hill Air; Nhóm tiêm kích tấn công số 38 của Không quân Hàn Quốc . Tiêm kích F-16 của phi đội 35, 80 thuộc đoàn tiêm kích số 8 tại căn cứ Không quân Mỹ ở Kunsan, Hàn Quốc cùng lực lượng của phi đội 4, Đoàn tiêm kích Viễn Dương số 388 của căn cứ Hill Air; Nhóm tiêm kích tấn công số 38 của Không quân Hàn Quốc. Máy bay vận tải tiếp dầu trên không KC-135R Stratotanker đang bơm nhiên liệu cho tiêm kích F-16 Falcon của Không quân Mỹ thuộc phi đoàn iêm kích Viễn Dương số 388 trong cuộc diễn tập chung với lực lượng của Hàn Quốc. F-16 Falcon của Không quân Mỹ Máy bay vận tải tiếp dầu trên không KC-135R Stratotanker đang bơm nhiên liệu cho tiêm kích F-16 Falcon của Không quân Mỹ thuộc phi đoàn tiêm kích Viễn Dương số 388 trong cuộc diễn tập chung với lực lượng của Hàn Quốc. F-16 Falcon của Không quân Mỹ |
Nhãn:
Tập trận Mỹ - Hàn,
Voi đi dạo
>> Kế hoạch đáp trả của Nhật bản khi bị TQ tấn công chiếm đảo
Chiến lược mới của Nhật Bản đưa ra các tình huống xấu nhất là khi bị Trung Quốc đánh chiếm phần đảo chủ quyền, đồng thời đề xuất các phương án đối phó. >> Đại chiến Trung - Nhật : "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa" Lực lượng WAiR thuộc Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản, giỏi tác chiến đổ bộ, trong năm 2012 đã nhiều lần tham gia diễn tập liên hợp với Lính thủy đánh bộ Mỹ. Ngày 1/1/2013, tờ Sankei Shimbun Nhật Bản đăng bài viết “Chính quyền Abe bắt tay xây dựng ‘Chiến lược phòng vệ tổng hợp’ hợp nhất trên bộ-trên biển-trên không”. Bài viết cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã bắt đầu bắt tay xây dựng “Chiến lược phòng vệ tổng hợp” phối hợp thống nhất giữa các lực lượng quân sự gồm Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, Lực lượng Phòng vệ Biển, Lực lượng Phòng vệ Trên không, nhằm ứng phó với tình hình mới có thể xuất hiện trong 10-20 năm tới. Mặc dù không loại trừ khả năng các nước như Nga và CHDCND Triều Tiên tiến hành tấn công Nhật Bản trong tương lai, nhưng chiến lược này chủ yếu nhằm vào Trung Quốc. Xét thấy quần đảo Senkaku thuộc tỉnh Okinawa có khả năng bị tấn công, Bộ Quốc phòng Nhật Bản hy vọng có thể tăng cường chức năng cho lực lượng Lính thủy đánh bộ, đồng thời tiếp tục nâng cao khả năng cảnh giới và giám sát. Thủ tướng Shinzo Abe đã quyết định phải sửa đổi “Đại cương kế hoạch phòng vệ”, công tác này sẽ bắt đầu triển khai toàn diện vào mùa hè năm nay (2013). Để đưa nội dung này vào đại cương mới, việc xây dựng Chiến lược phòng vệ tổng hợp sẽ kết thúc trước mùa hè. Nhật Bản đưa ra tình huống: Đảo Senkaku có khả năng bị Trung Quốc tấn công trong tương lai Trong việc đề phòng Trung Quốc, Nhật Bản đưa ra 3 tình huống: (1) Quần đảo Senkaku bị tấn công; (2) Quần đảo Senkaku và hai hòn đảo gồm Ishigaki, Miyako bị tấn công; (3) Ngoài những hòn đảo này, Đài Loan cũng bị tấn công. Chiến lược phòng vệ tổng hợp sẽ dựa trên các động thái của ba nước, trong đó có Nga, trên cơ sở phân tích tình hình an ninh châu Á trong tương lai, đề xuất phương hướng tăng cường đồng minh Nhật-Mỹ và sức mạnh phòng vệ. Về việc nhằm vào Trung Quốc, tác chiến đánh chiếm lại các hòn đảo nhỏ là điều quan trọng hàng đầu. Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ tính toán để Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có khả năng như một lực lượng Lính thủy đánh bộ, số quân đạt quy mô như Lực lượng viễn chinh lính thủy đánh bộ 31 của quân Mỹ tại Okinawa (khoảng 2.200 quân). Để tăng cường theo dõi, giám sát bình thường đối với biển Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ xem xét nhập khẩu “trang bị tầng bình lưu” có thể giúp phi thuyền cỡ lớn hoạt động và máy bay do thám không người lái. Tháng 9/2012, Trung Quốc tổ chức diễn tập quy mô lớn ở biển Hoa Đông (hình ảnh do dân mạng TQ chế) Xét thấy sức mạnh của Hải quân, Không quân Trung Quốc không ngừng được tăng cường, Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn chuẩn bị phát triển và nhập khẩu tàu ngầm kiểu mới và các loại máy bay thế hệ tiếp theo thay cho máy bay chiến đấu chủ lực F-15. Ngày 2/1/2013, tờ “Bình Quả nhật báo” Đài Loan đăng bài viết “Sức mạnh quân sự của Trung Quốc tăng cường gây sức ép đối với Nhật Bản” dẫn nguồn tin từ tờ Sankei Shimbun Nhật Bản tiết lộ, “Chiến lược phòng vệ tổng hợp” do Bộ Quốc phòng Nhật Bản đưa ra cho rằng, Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan vào năm 2021, khi đó nếu ngăn chặn thành công sự can thiệp của Mỹ, Trung Quốc sẽ có thể vượt qua chuỗi đảo thứ hai, tiến tới chi phối Tây Thái Bình Dương. Nhưng các học giả Đài Loan cho rằng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản chỉ là đưa ra tình huống xấu nhất, không có nghĩa là tương lai sẽ diễn ra như vậy, sức mạnh trên biển của Trung Quốc cũng không đủ để thách thức quân Mỹ. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, nếu đánh chiếm đảo Senkaku, Trung Quốc sẽ sử dụng 2 tàu sân bay để răn đe, gây sức ép với Nhật Bản, đồng thời sử dụng lực lượng nhảy dù và xe chiến đấu đổ bộ tiến hành tác chiến đổ bộ. Trung Quốc đã sở hữu tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh và có kế hoạch chế tạo một số tàu sân bay nội địa khác. Quan chức Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho rằng, đảo Senkaku, Ishigaki và Miyako đều thuộc cùng chiến khu, Trung Quốc sẽ sử dụng tàu khu trục lớp Lữ Châu, tàu hộ vệ lớp Giang Khải, máy bay chiến đấu J-20 phát động cuộc tấn công kiểu “gợn sóng”. Đồng thời, sau khi dùng tên lửa phá hủy trạm radar của Lực lượng Phòng vệ Trên không, “chọc mù hai mắt” của mạng phòng thủ Nhật Bản, tiếp tục nhân lúc rối loạn sử dụng lực lượng đặc nhiệm chiếm lấy sân bay Miyako và sân bay Ishigaki. Tình huống gây lo ngại nhất cho Bộ Quốc phòng Nhật Bản là khi Đảng CSTQ tròn 100 năm thành lập vào năm 2021, thì Trung Quốc có thể tiến hành các biện pháp để thống nhất Đài Loan. Do Mỹ-Nhật có thể can thiệp, Trung Quốc trước hết sẽ áp chế đảo Ishigaki và Miyako – những nơi có sân bay. Nhật Bản suy đoán, Trung Quốc sẽ đối phó với Đài Loan bằng cách phong tỏa trên biển và sử dụng tên lửa, đồng thời sử dụng lực lượng đặc nhiệm để tác chiến đổ bộ. Tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, nếu Quân đội Trung Quốc ngăn chặn được sự can thiệp của quân Mỹ, con đường hàng hải từ eo biển Bashi đến eo biển Miyako sẽ rơi vào sự kiểm soát của Trung Quốc, “đê chắn sóng” ngăn chặn Trung Quốc ra vào Thái Bình Dương của quân Mỹ sẽ mất. Trung Quốc có thể xác lập bá quyền ở biển Hoa Đông và biển Đông, vượt qua chuỗi đảo thứ hai, dần dần có thể chi phối Tây Thái Bình Dương. Giáo sư Vương Côn Nghĩa, Chủ tịch Hội nghiên cứu chiến lược Đài Loan cho rằng, Trung Quốc thực sự có thể xảy ra xung đột quy mô nhỏ với Nhật Bản ở đảo Senkaku. Nếu từ bỏ đảo Senkaku, sẽ tạo ra không gian tưởng tượng là Trung Quốc cũng “gián tiếp từ bỏ Đài Loan”, như vậy Quân đội Trung Quốc có thể có chiến tranh với Nhật Bản. Mỹ-Nhật tăng cường khả năng tác chiến liên hợp. Trong hình là máy bay chiến đấu Mỹ-Nhật Bản diễn tập quân sự liên hợp ở Guam vào ngày 15/2/2010. |
>> CASA C-295 - Mẫu máy bay có thể được bán cho Việt Nam
Hãng hàng không châu Âu Airbus vừa thử nghiệm thành công máy bay vận tải quân sự CASA C-295 với kiểu cánh gấp đầu. Trên cơ sở loại máy bay này có thể phát triển máy bay cảnh báo sớm và săn ngầm mà không ít chuyên gia cho rằng phù hợp với Việt Nam. >> >> Sức mạnh quốc phòng Việt Nam 2012 C-295 biến thể cánh gấp Theo phân tích của Flightglobal, kiểu thiết kế cánh này sẽ giúp nâng hiệu quả sử dụng nhiên liệu và khả năng điều khiển, tăng độ cao và tốc độ bay trung bình cho máy bay. Đây là chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, được thực hiện ngày 21/12/2012, song vừa mới được công bố cho báo chí. Hiện chi tiết về cấu tạo kiểu cánh mới của CASA C-295 vẫn chưa được Airbus công bố chi tiết. Theo số liệu của Airbus, kiểu cánh mới sẽ thích hợp cho máy bay khi cất cánh từ các sân bay có khí hậu nóng và cao so với mặt nước biển. Ngoài ra, thiết kế mới còn cho phép tăng tầm bay xa và giảm chi phí hoạt động cho máy bay. Theo kế hoạch, biến thể CASA C-295 cải tiến sẽ phục vụ trước hết cho việc sản xuất các máy bay cảnh báo sớm trên không C-295 AEW&C. Những chiếc máy bay cảnh báo sớm trên không trên cơ sở C-295 ra đời từ tháng 1/2012 được trang bị radar do hãng Elta của Israel sản xuất. Quá trình thử nghiệm cho thấy máy bay cảnh báo sớm trên không C-295 AEW&C có thể bay liên tục trên không trong 8 tiếng ở độ cao trung bình 6,1-7,3 km. Airbus đã bán được tổng cộng 114 chiếc C-295, trong đó có 88 chiếc đã đi vào phục vụ trên 15 quốc gia. Tại khu vực Đông Nam Á hiện có Indonesia đang sử dụng C-295M làm máy bay vận tải quân sự. Tháng 2/2012, Indonesia đặt mua tổng cộng 9 chiếc C-295M. Tháng 9 cùng năm, nước này đã nhận bàn giao 2 chiếc đầu tiên và đưa vào trang bị cho không quân với tên gọi CN-295. Máy bay vận tải quân sự CN-295 của Indonesia Mới đây, một chuyên gia quân sự Nga khi viết về không quân Việt Nam trên tờ “Bình luận quân sự độc lập” cho rằng Việt Nam sẽ mua ít nhất 2 máy bay cảnh báo sớm trên không. Theo đó, một trong những ứng cử viên là loại CASA EC-295. Thông số chung của loại máy bay C-295 là: Dài 24,5 m, sải cánh 25,81 m, cao 8,6 m. Máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa là 23.200 kg. Máy bay được trang bị 2 động cơ 2.645 mã lực mỗi bên. Tốc độ tối đa của máy bay là 576 km/h, tầm bay 4.600 km và có trần bay 9.100 m. Máy bay cần đường băng cất cánh 670 m và đường băng hạ cánh 320 m. Phi hành đoàn 2 người và phiên bản vận tải có thể chở tối đa 71 binh sĩ. |
Nhãn:
Không quân Việt Nam,
Máy bay C-295
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)