Báo cáo Quốc phòng và An ninh Việt Nam của Business Monitor International do các chuyên gia ngành công nghiệp và chiến lược quốc phòng cung cấp, các nhà phân tích của các công ty quốc phòng và các hiệp hội an ninh, cơ quan chính phủ và cơ quan quản lý đưa ra … >> 7 vũ khí sát thủ của Quân đội Việt Nam >> Việt Nam sẽ có thêm 2 tàu Gepard 3.9 Hình ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam dũng mãnh Đối với quốc phòng, bất kỳ khó khăn kinh tế sẽ đặt áp lực giảm ngân sách quân sự của đất nước. Việt Nam chỉ đặt chi tiêu quốc phòng trên một tỷ lệ với GDP và vì vậy Việt Nam sẽ không thể tiếp tục tăng trưởng ngân sách quốc phòng nhanh chóng nếu nền kinh tế bắt đầu chững lại. Su-30MK2V của Việt Nam Hà Nội tuyên bố đã tăng 70% ngân sách quốc phòng trong năm 2011 (khoảng 2,5 tỷ đô la). Chính phủ chỉ ra trong tháng 11/2011 rằng sẽ tăng ngân sách quốc phòng năm 2012 khoảng 25%. Điều rõ ràng là gói tài chính sẽ là một vấn đề đau đầu lớn cho một quân đội khi bắt đầu để chuyển đổi bản thân từ một lực lượng đã có phần lỗi thời thành một quân đội hiện đại với không quân và hải quân có lực lượng mạnh có khả năng bảo vệ lãnh thổ quan trọng của đất nước. Nga là nhà cung cấp thiết bị quốc phòng chính cho Việt Nam trong một thời gian dài và mối quan hệ này được thiết lập để tiếp tục. Trong tháng 12 năm 2011, Hà Nội đã ký hợp đồng với cơ quan xuất khẩu quốc phòng của Nga Rosoboronexport mua thêm hai tàu hộ tống lớp Gepard (hai chiếc khác đã được giao). Trong tương lai Việt Nam sắp sở hữu 4 chiếc chiến hạm lớp Gepard 3.9 Hợp đồng này đạt được sau khi Nga chấp nhận bán hai chiếc sau trong số bốn tàu tuần tra lớp Svetlyak cuối cùng trong tháng Mười (2011). Hà Nội đã đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo bắt đầu giao hàng trong khoảng thời gian 2013-2016, cùng với 12 máy bay máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MK2V Tuy nhiên, không kém quan trọng là nỗ lực của Việt Nam để tìm kiếm mua sắm quốc phòng từ một phạm vi rộng lớn hơn. Hàng đã được đặt trong tháng mười năm 2011 là 4 tàu hộ vệ lớp SIGMA từ Hà Lan: Thỏa thuận này đại diện cho việc lần đầu tiên Việt Nam mua sắm vũ khí tối tân từ châu Âu, và việc lắp ráp các tàu này tại Việt Nam sẽ cung cấp bí quyết kỹ thuật quan trọng giúp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu chiến hiện đại của Việt Nam. Các xưởng đóng tàu hải quân của Việt Nam đã đạt được tiến bộ, ra mắt hai tàu chiến mới trong tháng 10 năm 2011: một tàu chiến hải quân được báo cáo là tàu lớn nhất từng được chế tạo trong nước, và một tàu tuần tra. Hình ảnh tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam đang được đóng ở Nga >> Kilo - Tàu ngầm tương lai của Hải quân Việt Nam Thương mại quốc phòng cần sớm mở cửa thị trường mới mà Việt Nam có thể mua sắm thiết bị. Trong tháng 8 /2011, Mỹ cho biết đang xem xét dỡ bỏ hạn chế về việc bán các trang thiết bị cho Việt Nam như là một phần để khẳng định lại mối quan hệ hữu nghị trên phạm vi rộng, trong khi Hà Nội đã ký kết thỏa thuận quốc phòng với Ấn Độ, Israel, Đức và Anh trong những tháng cuối năm 2011. Các mối quan hệ này sẽ không chỉ giúp Việt Nam tìm nguồn vũ khí, mà còn sẽ giúp quân đội Việt Nam đạt được một sự hiểu biết rằng làm thế nào để phát triển học thuyết cho khả năng tiên tiến mà họ đã không sử dụng trước đây. Nếu chính phủ có thể giữ cho nền kinh tế tiếp tục phát triển vào năm 2012, dự án hiện đại hóa quân đội của Việt Nam sẽ tiến hành và phát triển. Kilo 636 của Việt Nam trong tương lai Khi Việt Nam bắt tay vào quá trình tốn kém để hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình, các đối tác từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu xếp hàng với hy vọng được đảm bảo một suất của những gì có thể trở thành một thị trường công nghệ quốc phòng tăng trưởng hấp dẫn. >> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam Tuy nhiên, nhà cung cấp vũ khí truyền thống của Hà Nội đã báo hiệu rằng họ có tất cả các ý định bảo vệ thị trường của mình ở Việt Nam. Sau khi đã đồng ý cung cấp cho Việt Nam 6 tàu ngầm lớp Kilo và bán thêm máy bay chiến đấu Sukhoi, Moscow đã thông báo vào tháng 3/2012 rằng họ đã ký một thỏa thuận để cùng nhau phát triển các tên lửa chống tàu và các máy bay không người lái (UAV) với công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Chương trình tên lửa chống tàu được dự kiến sẽ để cho Việt Nam sản xuất phiên bản riêng của loại tên lửa Kh-35 Uran - một hệ thống đã được trang bị cho các tàu tên lửa Việt Nam trong biên chế. Hợp tác sản xuất UAV tiến hành giữa Công ty Irkut của Nga với Hiệp hội Hàng không Việt Nam để phát triển một UAV mini, quân đội Việt Nam sẽ sử dụng cho mục đích giám sát. Moscow đã thông báo vào tháng 3/2012 rằng họ đã ký một thỏa thuận để cùng nhau phát triển các tên lửa chống tàu và các máy bay không người lái (UAV) với công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Tuy nhiên, do sự quan tâm quốc tế trong quan hệ đối tác với Việt Nam khiến Nga gần như chắc chắn sẽ mất một số thị phần. Trong tháng 1 năm 2012, Singapore đã đồng ý hợp tác công nghiệp quốc phòng với Hà Nội. Tháng sau, công ty Rafael của Israel tiết lộ rằng nó đã được nhắm mục tiêu Việt Nam như là một khách hàng tiềm năng cho các UAV của mình, trong khi Israel Aerospace Industries (IAI) công bố vào tháng 2 rằng công ty này đã giành được một thỏa thuận 150 triệu đô la Mỹ để cung cấp vũ khí cho một khách hàng không được tiết lộ châu Á - mà các nhà phân tích suy đoán có khả năng là Việt Nam - với các hệ thống radar mới. Cũng trong tháng 2, Australia đã tổ chức khai mạc cuộc đối thoại chiến lược với chính phủ Việt Nam. Với Mỹ, đoàn đại biểu cấp cao, dẫn đầu bởi thượng nghị sĩ Joseph Lieberman và John McCain, cũng đã đến thăm Việt Nam vào đầu năm 2012 để theo đuổi các mối quan hệ gần gũi hơn. Trong khi Hoa Kỳ hiểu rằng có sự hạn chế về việc bán trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam trong tương lai gần bởi vì một số vấn đề của đất nước này, sắp tới Việt Nam có thể thuyết phục Washington khắc phục mối quan tâm của mình vì lợi ích của thương mại và quan hệ chiến lược thiết thực. Việt Nam đang muốn mua máy bay tuần tra C -295 của Châu Âu Hà Nội được hiểu là đang quan tâm để mua sắm các trang thiết bị chống tàu ngầm để giúp họ bảo vệ tốt hơn chủ quyền biển đảo mình, và máy bay tuần tra P-3 Orion của hãng Lockheed Martin là 2 ứng cử rõ ràng có thể đáp ứng yêu cầu như vậy, còn lại là C295, được chế tạo bởi công ty Airbus Military của châu Âu. Nếu các công ty quốc phòng sẵn sàng để chuyển giao bí quyết kỹ thuật cho ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam, có thể sẽ là chìa khóa để đảm bảo tiếp cận thị trường này. (Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN) |
Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012
>> Sức mạnh quốc phòng Việt Nam 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Việt Nam!
Trả lờiXóaTrong tình hình căng thẳng về Biển đông hiện nay tôi thiết nghĩ các Quan chức Chính phủ Việt Nam cần quan tâm và đầu tư hơn nữa về vũ khí và khí tài vừa là bảo vệ chính mình hơn nữa là cảnh báo với Ông hàng xóm xấu tính Trung Quốc rằng. Việt Nam tuy nhỏ bé nếu nhìn trên bản đồ thế giới nhưng ý chí và con người Việt Nam không có thua kém ai.
Trả lờiXóaTrong suy nghĩ của bản thân tôi để đối phó và răn đe hàng xóm xấu tính Trung Quốc. Tôi ước gì trong biên chế chính thức của QĐND VN có tên những loại vũ khí, khí tài.
1.HỆ THỐNG TÊN LỬA Tornado-G:
- (Tornado-G có 30 ống phóng với cỡ nòng 122 mm. Tầm bắn của Tornado-G là 100 km và chỉ cần một loạt bắn, dàn tên lửa này có thể hủy diệt hoặc gây sát thương trong phạm vi 840 km2 trong vòng 38 giây.)
2.TÀU NGẦM LỚP AKULA:
- (Akula được trang bị 20 tên lửa đạn đạo, mỗi tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân. Số vũ khí này có thể tấn công đồng thời 200 mục tiêu lớn trên mặt đất với tổng diện tích 7.000 km ²(diện tích Moscow là 1.000 km ²), ở khoảng cách 10. 000 km.
Điều này có nghĩa là tàu ngầm Akula có thể bất ngờ tiêu diệt hàng chục thành phố kiểu như New York; thổi tung một đất nước nhỏ ở châu Âu hay san bằng một nửa đất nước Afghanistan. Akula còn mạnh hơn 10 trung đoàn Topol.
Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân ОК-650ВВ (OK-650VV) công suất 190 MW và 2 tua-bin công suất 45.000 – 50.000 mã lực cùng 2 động cơ Diesel АСДГ (ASDG) công suất 800 kW.).
3.MÁY BAY SU-35:
-(Máy bay chiến đấu Su-35 được trang bị một khẩu pháo 30mm với 150 viên đạn, và có thể mang tới 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo bên ngoài. Loại máy bay chiến đấu tối tân này có thể bay 6.000 giờ với thời gian sử dụng khoảng 30 năm.).
4.XE TĂNG T-90:
-(T-90 hệ thống phòng thủ thụ động Shtora-1-7. Hệ thống này nhằm bảo vệ xe trước vũ khí chống tăng điều khiển bằng laser (đạn, bom, hỏa tiễn...) của đối phương bằng cách gây nhiễu bức xạ. Đồng thời giúp đội lái xác định và tránh các loại tên lửa chống tăng phổ biến như TOW, HOT, MILAN, M47 Dragon, hay các vũ khí điều khiển bằng laser như Maverick, Hellfire, Copperhead. Ngoài ra, nó còn có hệ thống điều khiển hỏa lực 1A45 Yrtysh, súng máy điều khiển từ xa, đạn trái phá có độ chính xác cao.
Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 125 mm, tầm bắn thẳng là 4.000 m, tầm bắn cầu vồng 10.000 m và tên lửa là 5.000 m.).
Anh ơi, những loại vũ khí anh nói ở trên như TÀU NGẦM LỚP AKULA,SU-35 ... toàn thuộc Top vũ khí khủng và siêu khủng rồi ! Nước nào cũng mơ ước, nhưng khó có thể có, kể cả có tiền đi nữa. Không cần tới TÀU NGẦM LỚP AKULA mang tên lửa hạt nhân tầm 8 > 10.000km chỉ cần có được loại tên lửa như Iskander E tầm 300Km đã đủ để thay đổi cán cân quân sự giữa 2 quốc gia hay trong khu vực nào đó !
Trả lờiXóaVới khả năng kinh tế như VN ta hiện nay thì chỉ cần các loại vũ khí như Tiêm kích Su-30KM2, Tàu tên lửa Gerpard 3.9 hay Hệ thống tên lửa S-300 và sắp tới là S-400 ... sẽ là những quả đấm thép tung vào mặt bất kỳ thằng nào dám chèn ép người VN chúng ta, cũng đủ để cho bọn chúng khiếp vía rồi :D