Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

>> Không quân, Hải quân Việt Nam trên báo Tân hoa xã

Cách đây vài ngày, trên Tân Hoa xã, một trong những tờ báo chính thống của Trung Quốc đã đăng tải một bài viết nói về “mục đích xây dựng không quân của Việt Nam”.

>> Sức mạnh quốc phòng Việt Nam 2012



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-22M của Không quân Việt Nam

Nội dung bài viết khá dài, chủ yếu phản ánh những nội dung mang tính chất suy đoán cá nhân của tác giả khi đánh giá về quá trình xây dựng và phát triển bình thường của Không quân Việt Nam hiện nay.

Bài viết này sau đó đã được nhiều trang mạng, diễn đàn khác đăng lại, đáng chú ý những trang web, diễn đàn này là nơi thường xuyên đăng tải, bình luận các vấn đề liên quan đến khả năng quân sự của Việt Nam, nhất là hải, không quân.

Dưới đây là những nội dung của bài viết được đăng tải nguyên văn trên Tân Hoa xã. Một số bình luận, đánh giá, suy đoán cá nhân, quy chụp, gây tổn hại quan hệ ngoại giao của tác giả bài viết này khi nói về sức mạnh không quân của Việt Nam và Trung Quốc đã được loại bỏ.

“Làm thế nào để tiêu diệt các mục tiêu cách bờ biển tương đối xa là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Việt Nam đã bỏ tiền mua của Nga máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 trang bị tên lửa X29 và X-31.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-27UBK của Không quân Việt Nam

Để tiến hành tuần tra trên biển, năm 2008, Việt Nam đã thành lập Cảnh sát. Lực lượng này đã được trang bị máy bay tuần tra C-212 400 mua của Công ty máy bay quân dụng Airbus.

Hiện nay, với mạng lưới phòng không nhất thể hóa, do Bộ tham mưu Không quân Việt Nam quản lý, được bố trí theo hình bậc thang, đồng thời có sự liên kết hệ thống trao đổi số liệu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU do Nga chế tạo.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Việt Nam có (*) trạm radar. Mỗi bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa đều mang tính cơ động, có thể triển khai radar ở bất cứ khu vực nào, vì vậy khó mà bị gây tổn hại.” – Tân Hoa xã viết.

“Lực lượng tên lửa đất đối không của Việt Nam sở hữu khoảng (*) quả tên lửa các loại, từ hệ thống tên lửa phòng không SA-24 đến tên lửa S-300PMU-1. Ngoài ra, lực lượng phòng không còn sở hữu nhiều pháo cao xạ, đường kính từ 23-57 mm.

Tháng 12/2003, Nga-Việt đã ký hợp đồng bán 4 máy bay chiến đấu Su-30MK2V cho Việt Nam, tổng kim ngạch 100 triệu USD, bàn giao cho Việt Nam sau 11 tháng. Sau đó, tháng 1/2009, Việt Nam tiếp tục mua 8 máy bay Su-30MK2V, trong đó 4 chiếc đã bàn giao năm 2011.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-30MK2V của Không quân Việt Nam.

5 tháng sau, Hà Nội tiếp tục mua 12 máy bay chiến đấu Su-30MK2V, dự kiến sẽ bàn giao toàn bộ vào cuối năm 2013. Tính chi phí cho máy bay, vũ khí và thiết bị mặt đất, tổng trị giá của giao dịch này đạt gần 1 tỷ USD.

Hiện nay, Không quân Việt Nam sở hữu (*) máy bay chiến đấu Su-27/Su-30, nhưng Bộ Tư lệnh Không quân có kế hoạch tham vọng hơn, sẽ xây dựng (*) trung đoàn máy bay chiến đấu Sukhoi, đồng thời dự định tăng số lượng Su-27/Su-30 lên (*) chiếc. Hà Nội hy vọng lực lượng này sẽ là lực lượng xương sống của lực lượng phòng thủ và tấn công của Không quân.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng huấn luyện EC-120 của Việt Nam.

Ngoài ra, nếu tất cả được tiến hành theo kế hoạch, Hà Nội có thể còn quan tâm tới máy bay ném bom chiến đấu Su-34 của Công ty Sukhoi, Hà Nội hy vọng máy bay hiện đại có thể thay thế cho Su-22 cũ kỹ, Su-34 sẽ chủ yếu dùng làm máy bay cường kích trên biển.” – Tân Hoa xã viết.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng EC-225S của Hải quân Việt Nam.

“Hiện nay, loại máy bay chiến đấu nhiều nhất của Không quân Việt Nam là MiG-21, nhưng chúng đều sẽ nghỉ hưu trong 5-10 năm nữa, khoảng trống này sẽ được thay thế bằng máy bay chiến đấu hạng nhẹ, như máy bay chiến đấu JAS39 Gripen của Công ty Saab-Thụy Điển, loại máy bay đã trang bị cho Không quân Thái Lan.

>> Tìm hiểu "thần biển" PC3-Orion của Mỹ có thể về Việt Nam

Đồng thời, Việt Nam còn có kế hoạch dùng máy bay Yak130 hiện đại hơn thay thế cho máy bay huấn luyện L-39 của Czech. Hiện nay, Việt Nam mong muốn mua 12 máy bay Yak130 trong thời gian từ năm 2015-2025.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay C-212-400 của Cảnh sát biển Việt Nam.

Ngoài ra, để ứng phó với các mối nguy cơ và ưu thế của bên ngoài, Việt Nam đang tính toán mua máy bay cảnh báo sớm trang bị radar tầm xa với số lượng không dưới 2 chiếc. Máy bay EC-295 được Công ty chế tạo máy bay Tây Ban Nha đưa ra cách đây không lâu là một sự lựa chọn không tồi.” – Tân Hoa xã viết.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JAS-39 Gripen do Thụy Điển chế tạo.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 do Nga chế tạo.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cảnh báo sớm EC-295 do Tây Ban Nha chế tạo.

(St)

>> Sức mạnh tên lửa đạn đạo Scud của Việt Nam

Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á trang bị tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

>> Tên lửa đạn đạo tầm gần Scud-B của Việt Nam

Theo tài liệu “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005” (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng cùng số lượng nhỏ tên lửa Scud biên chế đủ cho một lữ đoàn.

Còn theo cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1981 Việt Nam nhận được 4 bệ phóng di động cùng 25 quả đạn Scud. Các năm tiếp đó không có số liệu.

Lưu ý về cái tên Scud, đây là định danh của NATO dành cho hai dòng tên lửa đạn đạo R-11 và R-17 của Liên Xô (R-11 được NATO định danh là Scud A còn R-17 được gọi là Scud B). Trong đó, loại R-11 ra đời vào đầu những năm 1950, còn R-17 là thế hệ cải tiến thay thế R-11 ra đời năm 1958.

Loại tên lửa đạn đạo mà Việt Nam nhận viện trợ là loại R-17 (Scud B). Nhưng R-17 chỉ là một thành phần trong cả hệ thống tên lửa mà nước ta nhận. Tên đầy đủ của hệ thống này là “hệ thống tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật 9K72 Elbrus”. Đây là tên rất ít khi được biết đến trên các phương tiện truyền thông phương Tây, hầu như người ta chỉ gọi chung nó là Scud.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo R-17 (Scud B) trên bệ phóng di động 9P117 của Lữ đoàn 490 (Binh chủng Pháo binh). Nguồn: Quân đội Nhân dân

Tên lửa R-17 (Scud B) có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn. Tên lửa trang bị động cơ nhiên liệu lỏng Isayev RD-21 (thành phần nhiên liệu gồm chất cháy TM-185, chất oxy hóa AK-27I và nhiên liệu phóng TG-02).

Hệ thống dẫn đường sử dụng 3 con quay hồi chuyển cho phép đạt độ chính xác tương đối, bán kính lệch mục tiêu 450m (phương Tây cho rằng con số vào khoảng 900m).

>> Huyền thoại họ tên lửa SCUD (Kỳ 1)

R-17 thiết kế mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 5-70 kiloton, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m.

Tên lửa có khả năng đạt tầm bắn tới 270km. Các biến thể cải tiến sau này có thể tăng tầm lên 300km hoặc 500-600km.

Dù loại tên lửa dùng động cơ nhiên liệu lỏng nhưng qua cải tiến, việc bảo quản nhiên liệu trong điều kiện chiến trường kéo dài tới 6 tháng, ở điều kiện bình thường tới 19 năm.

Đạn tên lửa R-17 (Scud B) được đặt trên bệ phóng di động 9P117 Uragan dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải hạng nặng MAZ-543. Khi phóng, tên lửa sẽ được khung nâng đạn dựng thẳng đứng và bắn đi (trước đó tên lửa cần khoảng thời gian để nạp nhiên liệu phóng, nạp thông số mục tiêu).

Hiện nay, theo một số hình ảnh của báo Quân đội Nhân dân, R-17 (Scud B) cùng xe phóng được biên chế trong Lữ đoàn 490 (Binh chủng Pháo binh). Mặc dù đã qua hàng chục năm sử dụng, nhưng tên lửa vẫn được bảo quản tốt, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

>> Việt Nam sẽ mua MiG-29SMT của Nga?

Sau Algeria và Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến tiếp theo trong chuỗi những đối tác chiến lược của Moscow trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự.

>> Quân cảng Cam Ranh - Khắc tinh của đường lưỡi bò



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam sẽ mua MiG-29SMT của Nga?

Nga đang chứng tỏ rằng họ có ý định tăng cường vị trí của mình ở Đông Nam Á. Đó là kết luận của các chuyên gia sau một chuyến thăm Việt Nam gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Sau Algeria và Ấn Độ, Việt Nam đã trở thành một đối tác chiến lược tiếp theo của Moscow trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Trong tương lai rất gần, Hà Nội sẽ được cung cấp thêm các hệ thống phòng thủ bờ biển, hệ thống tên lửa phòng không, các chiến đấu cơ và tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại. Học viện Quân sự Nga cũng sẽ bắt đầu đào tạo các cán bộ quân đội cho Việt Nam.

Chuyến thăm Hà Nội của ông Shoigu có thể được coi là dấu mốc lịch sử. Ông đánh dấu sự trở lại đất nước mà Nga đã buộc phải rời khỏi trong đầu những năm 1990 sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Vào thời điểm đó, Việt Nam là một trong những đồng minh quan trọng và là đối tác trong khu vực của Liên Xô. Moscow và Hà Nội thường xuyên trao đổi hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật – quân sự. Trong đó, cảng Cam Ranh của Việt Nam đã từng là một cơ sở hậu cần kỹ thuật, một căn cứ hải quân quan trọng của Hải quân Nga bên bờ Biển Đông. Nhưng sau 25 đóng quân và hết hạn trong thỏa thuận cho thuê căn cứ được 2 bên ký kết từ năm 1979, Moscow đã rời khỏi căn cứ này do thiếu kinh phí quân sự.

Nhưng đến tháng 10/2008, một bước ngoặt lịch sử trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước đã được mở ra sau chuyến thăm tới Moscow của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, một bản ghi nhớ liên chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực này đã được ký kết đến năm 2020. Kết quả là, trong 3 năm qua, Nga và Việt Nam đã ký kết các hợp đồng cung cấp trang thiết bị quân sự, vũ khí có tổng trị giá hơn 5,5 tỷ USD.

Theo ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) đánh giá: "Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật – quân sự. Nga cung cấp cho đất nước này các tàu ngầm, tàu tên lửa, chiến đấu cơ hiện đại và cả những vũ khí hàng không. Việt Nam cũng là một đối tác quan trọng của Nga trên nhiều lĩnh vực liên quan khác. Đặc biệt, Nga đang xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam và sản xuất dầu khí ở vùng ven biển ngoài khơi nước này".

Quan trọng nhất trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật – quân sự giữa Hà Nội và Moscow là thỏa thuận cung cấp 20 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2V trị giá 1,5 tỷ USD. Những máy bay này thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới. Ngoài ra, loại máy bay huấn luyện chiến đấu mới nhất là Yak-130 của Nga cũng đang chờ đợi được tiếp nhận ở thị trường Việt Nam.

Trong danh sách vũ khí mà Việt Nam mong muốn có được từ Nga bao gồm cả loại chiến đấu cơ MiG-29SMT và một lô máy bay vận tải quân sự Il-476 với các động cơ PS-90A mới. Việc sản xuất đối với loại máy bay vận tải mới nhất này được thực hiện vào cuối năm nay tại nhà máy hàng không Aviastar ở Ulyanovsk. Thêm nữa, tập đoàn sản xuất may bay Sukhoi cũng đang đàm phán với Việt Nam để thành lập một trung tâm bảo dưỡng máy bay Su-30.

(Báo phunutoday)

>> 'Kho tên lửa cơ động' khổng lồ dưới biển Nga

Với thực lực của Cục thiết kế tàu ngầm, Hải quân Liên Xô từng cho ra đời nhiều kỷ lục như: Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đầu tiên, tàu ngầm lặn sâu nhất... Giờ đây, người Nga cũng có thể sẽ lập kỷ lục mới: tàu ngầm mang nhiều tên lửa nhất.

>> Akula - siêu tàu ngầm nguyên tử của Hải quân Nga


Cục thiết kế Trung ương trang bị hải quân Rubin - Thành phố St Petersburg tuyên bố, đã bắt tay vào nghiên cứu, thiết kế tàu ngầm động cơ hạt nhân và động cơ thông thường thế hệ thứ 5, theo yêu cầu của Tư lệnh Hải quân Nga, tàu ngầm thế hệ thứ 5 sẽ đưa vào sản xuất hàng loạt sau năm 2030.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Mỹ có thể mang tới 24 quả tên lửa đạn đạo “Trident” D5, mỗi quả có 12 đầu đạn hoặc trang bị 154 quả tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk.

Về tư duy thiết kế tàu ngầm thế hệ thứ 5, trong giới quân sự Nga xuất hiện 2 luồng tư tưởng đối lập nhau, một bên là “Thuyết tiến hóa” còn một bên là “Thuyết cách mạng”.

“Thuyết cách mạng” thì cho rằng, mẫu thử nghiệm tàu ngầm mới phải có sự liên quan mật thiết đến khái niệm tác chiến xoay quanh một mạng lưới trung tâm, tất cả các tàu ngầm thế hệ mới đều tham dự vào phương thức tác chiến lập thể trong mạng lưới này.

Cơ sở của lý luận này là từ bỏ các loại tàu ngầm cỡ lớn, chế tạo hàng loạt các loại tàu ngầm hạng trung (có lượng giãn nước từ 1500 tấn trở xuống) và cỡ nhỏ, trang bị động cơ hạt nhân phụ trợ. Tuy các tàu ngầm này có phạm vi tác chiến, tầm tấn công, khả năng hành trình liên tục kém, không có khả năng đơn độc tiến hành các nhiệm vụ lớn nhưng nếu tập hợp nhiều tàu ngầm cỡ nhỏ trong một nhóm chiến đấu, hiệu quả tác chiến của chúng sẽ vượt qua một tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo hạng nặng, mà những thiệt hại thì rất nhỏ lẻ, không ảnh hưởng nhiều đến khả năng tác chiến của toàn bộ lực lượng.

Tuy vậy, các kỹ sự thiết kế Nga thiên về thuyết thứ nhất và khẳng định, trong vòng vài chục năm tới, “Thuyết tiến hóa” vẫn là xu hướng chủ đạo trong thiết kế, chế tạo tàu ngầm.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thế hệ thứ 4 lớp Akula (971) của Nga.

Những người theo “Thuyết tiến hóa” yêu cầu phương án phát triển phải đi theo hướng từng bước hoàn thiện công nghệ tàu ngầm hiện có. Chi phí đóng tàu ngầm hiện nay cực kỳ đắt đỏ vì thế các nhà thiết kế phải giải được bài toán hạ thấp giá thành.

Phương án cơ bản được đề ra để thực hiện điều này là nâng cao tính linh hoạt trong sử dụng của tàu ngầm thế hệ thứ 5, ví dụ như hệ thống vũ khí trang bị theo kiểu Modul, có thể thay đổi khi cần thiết hoặc phát triển tàu ngầm không người lái, thậm chí là tàu ngầm tấn công không người lái.

Để giảm chiều dài và tăng đường kính thân tàu mà vẫn đảm bảo bố trí hợp lý các thiết bị, có thể tàu sẽ được thiết kế kiểu 2 thân với hệ thống động lực phản thủy lực, các hệ thống thông tin và chỉ thị mục tiêu áp dụng những thành tựu mới nhất của lí thuyết vật lý, nâng cao cực hạn trình độ tự động hóa hệ thống chỉ huy và điều khiển vũ khí của tàu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa Trident USS Nevada “SSBN-733” (dưới nước) và USS “Tennessee” SSBN-734 (trên ụ tàu) thuộc lớp Ohio.

Theo người đại diện của Bộ Tư lệnh Hải quân Nga, tàu ngầm thế hệ thứ 5 phải có tính năng thông dụng nhất, tức là phải phóng được cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Đặc trưng chủ yếu của nó là khả năng tàng hình siêu việt, độ ồn cực thấp, hệ thống chỉ huy và điều khiển vũ khí tự động hóa ở trình độ cao, lò phản ứng an toàn và trang bị số lượng cực lớn các vũ khí tấn công tầm xa, trong đó tên lửa sẽ là nét chủ đạo.

Theo tin cho biết, các hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng đa dụng thế hệ mới lắp đặt trên các tàu ngầm thế hệ thứ 5 bao gồm 20 ống phóng, có thể phóng được mọi loại tên lửa, bao gồm tên lửa chống hạm và tên lửa hành trình siêu âm.

Mỗi 1 ống phóng loại này có cơ số 4 quả tên lửa chiến thuật, chưa tính kho đạn dự trữ, hệ thống ống phóng này đã có tổng cộng 80 quả tên lửa. Chính vì vậy tàu ngầm thế hệ thứ 5 của Nga được mệnh danh là “Kho tên lửa cơ động” dưới đáy biển.

Về hệ thống ngư lôi trên tàu, hiện các chuyên gia Nga vẫn chưa ngã ngũ giữa 3 phương án, một là giữ nguyên kích cỡ ống phóng tiêu chuẩn 533mm như hiện nay, hai là tăng cường kích cỡ các ống phóng lớn hơn và giảm số lượng đi, ba là thay thế bằng các ống phóng loại nhỏ hơn để tăng thêm số lượng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thế hệ thứ 4 Yury Dolgoruky lớp Borey (955).

Quan điểm thứ hai cho rằng, tàu ngầm thế hệ thứ 5 sẽ được trang bị các loại ngư lôi hạng nặng có động cơ đẩy thì ống phóng 533mm không đảm bảo khả năng phóng đi, vì vậy phải sử dụng các hệ thống phóng lớn hơn. Ví dụ như loại ngư lôi 650mm có bộ chiến đấu nặng hơn, uy lực sát thương mạnh hơn và hệ thống tự dẫn tiên tiến hơn.

Thế nhưng, nó có trọng lượng khoảng 5 tấn, dài 11m, kích thước lớn hơn rất nhiều so với ngư lôi loại cũ, dẫn đến phải mở rộng diện tích khoang chứa ngư lôi và các thiết bị bốc dỡ, kết cấu các hệ thống phức tạp hơn nhiều và làm giảm lượng vũ khí mang theo và số lượng ống phóng.

Quan điểm thứ ba thiên về tăng số lượng ống phóng và tên lửa bảo đảm tiêu chí “hỏa lực tập trung”, tấn công ồ ạt nhiều mục tiêu khác nhau. Chính vì vậy, chỉ nên lắp đặt các ống phóng 324mm hoặc nhỏ hơn một chút là 254mm hoặc thậm chí là 127mm. Đây là quan điểm thuộc trường phái “cách mạng”, với sự thắng thế của “Thuyết tiến hóa” thì có lẽ phương án này sẽ bị loại bỏ.

Quan điểm giữ nguyên cỡ ống phóng 533mm thì cho rằng, loại ống phóng này phù hợp với mọi loại ngư lôi và có thể phóng được tất cả các loại tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm hiện nay của Nga. Nếu nâng kích cỡ ống phóng thì phải chế tạo riêng các loại tên lửa dùng cho tàu ngầm này, như vậy sẽ rất lãng phí.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Borey thử nghiệm tên lửa đạn đạo Bulava.

Hơn nữa, trong tác chiến tương lai các loại ngư lôi tầm xa hạng nặng không phải là loại vũ khí mang tính chất quyết định trên chiến trường, mà chính là các tên lửa đạn đạo, tên lửa chống hạm và đối đất tốc độ siêu âm nên kích cỡ ống phóng ngư lôi phải phục vụ cho nhiệm vụ phóng tên lửa là chủ yếu, đặc biệt là các loại tên lửa chống hạm cực kỳ phong phú của Nga.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

>> Quân cảng Cam Ranh - Khắc tinh của đường lưỡi bò

Theo chuyên gia Hiroyuki Noguchi của Nhật Bản, với địa thế độc đáo trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” Trung Quốc.

>> Quân cảng Cam Ranh, điều ít biết



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Toàn cảnh vịnh Cam Ranh.

Trung Quốc từng muốn thuê Cam Ranh

Trong bài viết mới đây trên nhật báo Sankei Express của Nhật Bản, chuyên gia bình luận chính trị Hiroyuki Noguchi đã thẳng thắn vạch ra âm mưu đen tối của Bắc Kinh khi đơn phương vẽ ra cái gọi là “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) bao trùm tới 80% diện tích Biển Đông, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, để tuyên bố chủ quyền lãnh hải của họ.

“Cái 'lưỡi bò' tham lam ấy muốn liếm sạch tài nguyên biển đi kèm với những tuyên bố chủ quyền đối với nhiều quần đảo trên Biển Đông. Đây rõ ràng là hiện tượng bất bình thường và là hành động trái với lẽ thường bởi không có bất kỳ nước nào chấp nhận hành động này của Bắc Kinh”, chuyên gia Hiroyuki Noguchi viết, “Đáng chú ý là nếu dùng một cái que xiên lưỡi bò này từ đông sang tây, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra Trung Quốc đang có ý đồ nhòm ngó hai quân cảng quan trọng là Cam Ranh của Việt Nam và Subic của Philippines”.

Thực tế là từ giữa những năm 1980 đến nửa đầu những năm 1990, Trung Quốc cũng nhiều lần ngỏ ý muốn thuê vịnh Cam Ranh, thậm chí còn hăm dọa Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam từ chối đề nghị này và tiếp tục cho Liên Xô và sau đó là hạm đội Thái Bình Dương của Nga thuê.

Sự thèm khát của Hải quân Mỹ

Hơn ai hết, người Mỹ rất hiểu sự “đắc địa” của vịnh và quân cảng Cam Ranh bởi trong chiến tranh, họ đã từng đóng quân ở đó và Washington cũng đã rất tích cực “làm lành” với Việt Nam để được trở lại Cam Ranh sớm nhất.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Truyền thông Mỹ gọi chuyến thăm cảng Cam Ranh của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hồi năm 2012 là "chuyến thăm lịch sử".

Năm 1995, Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ. Năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam. Năm 2003, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Mỹ và tàu hải quân Mỹ ghé hải cảng Việt Nam. Năm 2005, Thủ tướng Việt Nam thăm Mỹ. Năm 2006, tại cuộc Hội đàm cấp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Việt, hai nước quyết định cử sĩ quan Việt Nam sang học tập tại Mỹ.

>> Cam Ranh – đệ nhất quân cảng

Năm 2007, Mỹ sửa đổi quy chế buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) cho phép bán vũ khí không gây sát thương cho Việt Nam như radar tuần duyên và máy bay tuần tra trên không. Năm 2009, hai bên đạt thoả thuận sửa chữa tàu chiến của Hải quân Mỹ. Năm 2010, tàu sân bay của Mỹ ghé thăm một hải cảng của Việt Nam và sĩ quan quân đội Việt Nam lên thăm tàu. Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và một tàu chiến Mỹ đã ghé thăm Cam Ranh… Có thể nói, Cam Ranh đã góp phần cải thiện quan hệ Việt – Mỹ nhanh một cách đáng kinh ngạc.

Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nhấn mạnh đến mối quan hệ tốt đẹp Việt - Mỹ trước các tướng lĩnh trên tàu hậu cần của Hải quân Mỹ khi đó đang neo đậu tại vịnh Cam Ranh. Tuyên bố trên của ông Panetta là nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam tuyên bố chính thức mở cửa cảng Cam Ranh cho các tàu quân sự như tàu sân bay và tàu ngầm nước ngoài neo đậu. Năm 2012, Việt Nam cũng cho biết sẽ chấp nhận để tàu chiến Nga neo đậu ở Cam Ranh. Một khi cả Nga và Mỹ đều sửa chữa và tiếp vận ở vịnh Cam Ranh thì hiệu quả kiềm chế Trung Quốc là rất lớn.

Cam Ranh và Subic – 2 cánh kéo trên Biển Đông

Theo “gợi ý” của ông Hiroyuki Noguchi, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến USS Essex của Mỹ neo đậu tại vịnh Subic của Philippines.

Vịnh Subic từng là căn cứ lớn nhất của Hải quân Mỹ ở châu Á. Năm 1991, Philippines đã quyết định đóng cửa vịnh Subic và nhân cơ hội này, năm 1995, Trung Quốc bắt đầu tăng cường chiến lược bành trướng hải dương với việc cho xây dựng cơ sở quân sự trên đảo Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.

Giật mình trước động thái này của Bắc Kinh, Philippines đã nối lại các cuộc tập trận chung quy mô lớn với Mỹ và hoàn toàn ngả theo Mỹ. Trong năm 2011, Mỹ đã đồng ý viện trợ tăng cường trang bị cho quân đội Philippines. Chính vì thế, Bộ Quốc phòng Philippines đang tỏ ý muốn mời Mỹ nối lại hoạt động của Subic với tư cách một căn cứ quân sự. Manila cũng đang nhất trí với phương án sử dụng vịnh Subic làm nơi neo đậu, tiếp nhiên liệu và sửa chữa tàu của Hải quân Mỹ.

>> Cam Ranh của Việt Nam đang bị bao vây ?

Năm 2010, Việt Nam và Philippines đã ký bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng. Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2012, Philippines đã mạnh dạn lên tiếng tố cáo sự bành trướng trên biển của Trung Quốc khi yêu cầu Trung Quốc phải giải thích rõ những căn cứ pháp lý và mốc giới cụ thể của “đường lưỡi bò” đồng thời yêu cầu nước này phải “giải quyết một cách hoà bình” tranh chấp chủ quyền trong khu vực.

“Khi cả Hà Nội và Manila cùng tăng cường thế trận “chung chiến hào” để phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc, các cường quốc ở Thái Bình Dương như Mỹ, Nhật Bản và Australia sẽ phải tính chuyện sử dụng sao cho hiệu quả nhất cả hai quân cảng Cam Ranh và Subic trong thế trận này”, ông Hiroyuki Noguchi kết luận.

(Infonet)

>> Điểu gì xảy ra nếu vũ khí hạt nhân được khai hỏa ?

Triều Tiên có nhiều tàu ngầm, máy bay chiến đấu hơn nhưng Hàn Quốc lại sở hữu những vũ khí tinh vi, hiện đại và công nghệ phòng thủ tốt.

>> Âm mưu khai chiến hạt nhân của Mỹ đã bị phá vỡ như thế nào ?


Triều Tiên khẳng định sẽ không tuân thủ hiệp ước đình chiến để chấm dứt Chiến tranh năm 1953. Nhà cầm quyền nước này thậm chí đã cắt đứt đường dây nóng với Hàn Quốc - kênh ngoại giao duy nhất liên lạc giữa hai miền. Bình Nhưỡng còn tuyên bố các khu vực cấm bay, cấm tàu thuyền đi lại để phục vụ các cuộc diễn tập, trong đó có bắn tên lửa từ tầm gần tới tầm trung.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ảnh minh họa

Các lực lượng chiến đấu Mỹ-Hàn tiếp tục kéo dài tập trận tới cuối tháng này. 200.000 lính Hàn và 10.000 quân nhân Mỹ tham gia diễn tập trên không, biển, đất liền và hoạt động đặc nhiệm. Tờ báo chính thống của Triều Tiên, Rodong Sinmun, tuyên bố, mọi lực lượng Triều Tiên từ bộ binh, hải quân, không quân, phòng không chỉ chờ "lệnh tấn công cuối cùng".

Sau những đe dọa của Bình Nhưỡng sẽ tấn công phủ đầu bằng hạt nhân để chống lại bất kỳ kẻ xâm lược nào, Seoul đã đáp trả bằng tuyên bố mạnh mẽ nhất từ trước tới nay: “Nếu Triều Tiên tấn công Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân, thì sau đó, ý chí của Hàn Quốc và cả nhân loại sẽ khiến chính quyền Kim Jong-un biến mất khỏi trái đất".

Nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye mới nhận nhiệm sở chưa đầy một tháng. Bối cảnh hiện tại khiến bà không thể thực hiện được cam kết tranh cử là áp dụng đường lối mềm dẻo hơn với Bình Nhưỡng. Đa phần đe dọa của Triều Tiên không được hiện thực hóa, ví như lời khẳng định "đáp trả lập tức" hồi tháng trước với các biện pháp trừng phạt của LHQ.

Tuyên bố gần đây của bộ Ngoại giao Triều Tiên khẳng định: "Chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai là không tránh khỏi". Bộ này cho rằng, Bình Nhưỡng có quyền tấn công phủ đầu bằng hạt nhân và cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn đã châm ngòi cho một cuộc chiến.

Thời gian này, Bình Nhưỡng đã ít nhiều nới lỏng cho phép truyền thông nước ngoài tới Triều Tiên và để người dân được bày tỏ quan điểm. Một số hãng truyền thông nước ngoài đã mô tả tâm lý của người dân Triều Tiên trước sự bấp bênh, lo lắng về chiến tranh hay sự xâm chiếm của cường quốc nước ngoài. Một người dân ở tỉnh Yanggang của Triều Tiên cho hay: “Nhà chức trách nói khi chúng tôi có vũ khí hạt nhân, chúng tôi có thể không phải lo sợ bất kỳ ai, nhưng tôi cho rằng, dù có vũ khí hạt nhân và tuyên bố sẽ tấn công phủ đầu, thì chúng tôi có thể bị tấn công trước".

Một người dân khác bày tỏ: “Nếu chúng ta nhấn nút một vũ khí hạt nhân, thì người Mỹ có khoanh tay đứng nhìn? Trong trường hợp nào chăng nữa, nếu vũ khí hạt nhân khai hỏa, thì mọi người đều chết. Nên tôi cảm thấy không nên sử dụng chúng cho bất kỳ thứ gì".

Cho dù những người được hỏi đều giấu tên, nhưng người ta thống kê rằng, có một tỉ lệ không nhỏ dân số Triều Tiên bất an với tình trạng hiện tại. Có người ủng hộ thuyết Triều Tiên có vũ khí hạt nhân cho mục tiêu ngăn chặn, nhưng điều gì sẽ tới với 10,5 triệu dân thường ở Seoul nếu Bình Nhưỡng nỗ lực phổ biến kho hạt nhân của họ? Tương tự như vậy, 3,2 triệu sinh mạng tại Bình Nhưỡng sẽ bị tiêu diệt nếu Mỹ triển khai học thuyết phủ đầu hạt nhân.

Hiểm họa không chỉ giới hạn ở thủ đô của hai nước, xung đột trên bán đảo Triều Tiên sẽ lập tức đe dọa tính mạng 70 triệu người sống ở đó. Bất chấp những tuyên bố hùng hồn của hai miền, thì chế độ cứng rắn thời ông Lee Myung-bak - người tiền nhiệm của bà Park - đã không trả đũa khi Triều Tiên nã pháo vào hòn đảo Yeonpyeong năm 2010. Điều đó chứng tỏ sự kiềm chế sau khi cân nhắc những lợi ích của sự ổn định dù là mỏng manh.

Triều Tiên có thể không giành chiến thắng nếu gây chiến với Hàn Quốc và Mỹ. Bình Nhưỡng có lợi thế về lực lượng, nhiều tàu ngầm và máy bay chiến đấu hơn nhưng Hàn Quốc lại sở hữu những vũ khí tinh vi, hiện đại và công nghệ phòng thủ tốt.

Theo các chuyên gia quân sự, Triều Tiên sẽ phải mất nhiều năm để phát triển tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân tấn công tới tận nước Mỹ. Nhưng dĩ nhiên, họ có thể gây tổn thất cho Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Sau tất cả, nếu một cuộc chiến nổ ra, chính người dân sẽ hứng chịu những mất mát, thương vong lớn nhất.

(Vietnamnet)

>> Xu hướng và diễn biến của chiến tranh thế kỉ 21

Chiến tranh chiếm vị trí đặc biệt trong toàn bộ tiến trình các sự kiện quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất của lịch sử nhân loại.

>> Chiến tranh mạng, mối đe dọa của thế kỷ 21
>> Chống đổ bộ đường biển trong nửa đầu thế kỷ 21



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay là thành phần then chốt trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ.

Tàu sân bay là thành phần then chốt trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ.

Chỉ tính riêng trong 50 năm cuối của thế kỷ XX, đã xảy ra 260 cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang.

Trong suốt toàn bộ lịch sử nhân loại, con người chỉ sống 292 năm trong điều kiện hòa bình, nghĩa là trong 100 năm không có một tuần lễ hòa bình! Điển hình là thế kỷ XX đã kết thúc bằng hai cuộc chiến tranh đẫm máu là Chiến tranh vùng Vịnh và Chiến tranh Kosovo.

Một nghịch lý bi thảm của thế giới hiện đại trong khi các dân tộc và các quốc gia nhận thức rõ ràng họ đang sống trong một thế giới gồm các nước phụ thuộc lẫn nhau, nhưng vẫn không thể loại trừ được chiến tranh như là một phương tiện giải quyết các mâu thuẫn khác.

Mặc dù loài người đã ngăn chặn được khả năng bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ 3 trong giai đoạn chạy đua vũ trang, nhưng việc dùng vũ khí để giải quyết các tình huống xung đột vẫn là một nét đặc trưng của thời đại ngày nay. Cho nên việc nghiên cứu tính chất và đặc điểm các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự, từ đó rút ra những bài học cần thiết để phát triển chiến lược và nghệ thuật quân sự sẽ vẫn là một yêu cầu cấp thiết của thế kỷ XXI.

Từ kết quả các cuộc chiến tranh trong nửa cuối thế kỷ XX, có thể dự báo được đặc điểm chiến tranh và xung đột cục bộ trong tương lai như sau:

Thứ nhất. Trong vô vàn các nguyên nhân và mâu thuẫn về kinh tế, chính trị - xã hội dẫn tới chiến tranh và xung đột quân sự thì lợi ích của các nước lớn có trình độ phát triển cao, nhiều khi không trực tiếp tham gia vào các hành động quân sự, sẽ có tác động đáng kể nhất đến diễn biến và cục diện các cuộc chiến tranh và xung đội.

Trong thế kỷ XX, nhiều cuộc chiến tranh đã không xảy ra, hoặc đã có thể có các kết cục khác, nếu như các bên tham chiến không nhận được sự giúp đỡ về kinh tế, quân sự, chính trị của các cường quốc lớn. Bằng chứng là sự giúp đỡ của Mỹ đã dẫn đến 4 cuộc chiến tranh giữa các nước Arab và Israel, cuộc chiến tranh Israel xâm lược Liban, cuộc chiến tranh Triều Tiên (1959 – 1952), cuộc Chiến tranh vùng Vịnh (1990 – 1991). Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ muốn áp đặt lợi ích của họ lên toàn thế giới, trước hết là ở châu Âu, và họ đã gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Nam Tư (1999) và hàng loạt các cuộc xung đột quân sự ở Trung Đông.

Trong thế kỷ XXI, có thể dự báo lợi ích và mâu thuẫn giữa các nước lớn có trình độ phát triển cao sẽ làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các quốc gia và các giai cấp xã hội khác nhau, tạo tiền đề để châm ngòi chiến tranh. Còn sự giúp đỡ và tham gia trực tiếp của các nước lớn trong các hoạt động quân sự sẽ ảnh hưởng đến diễn biến và cục diện các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự

Thứ hai. Sẽ rất dễ nhận diện được kẻ xâm lược, đó thường là những kẻ chủ trương dùng sức mạnh quân sự để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh. Trong trường hợp này, cục diện cuộc chiến phụ thuộc rất lớn vào việc các nước bị xâm lược cảnh giác nhận thức rõ tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh mà ho phải tiến hành. Từ đó, các nước bị xâm lược có được sức mạnh có thể làm thay đổi diễn biến cuộc chiến về phía có lợi cho họ và giành chiến thắng trước kẻ xâm lược mạnh hơn nhiều lần. Một bài học điển hình là cuộc kháng chiến của Việt Nam trước Pháp và Mỹ.

Thứ ba. Nhân dân các bên tham chiến cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình đặc biệt nhạy cảm với các tổn thất về dân thường. Nếu trong các cuộc Chiến tranh thế giới của thế kỷ XX, thiệt hại về sinh mạng được coi là sự tất yếu, thì trong các cuộc xung đột cục bộ thế kỷ XXI, thiệt hại về sinh mạng sẽ có tác động rất mạnh mẽ đến tình hình chính trị - xã hội trong các nước tham chiến. Trong điều kiện đó, ở đâu tính chất chính nghĩa của chiến tranh được nhận thức rõ ràng thì dân chúng thà hy sinh và ủng hộ mạnh mẽ chính phủ và quân đội, sẵn sàng đứng lên chiến đấu bảo vệ lợi ích của đất nước.

Một bài học điển hình là ý chí thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân Việt Nam chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược; ý chí hy sinh đến người cuối cùng của nhân dân Nam Tư để bảo vệ chủ quyền chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của NATO. Trong trường hợp chiến tranh phi nghĩa, tổn thất về sinh mạnh trong chiến tranh có thể có tác động rất tiêu cực đối với toàn bộ xã hội. Do đó, các cuộc chiến tranh và xung đột cục bộ, chính phủ và quân đội các nước sẽ đặc biệt chú ý các biện pháp nhằm hạn chế tổn thất về sinh mạng ở mức thấp nhất.

Thứ tư. Vũ khí chính xác sẽ được sử dụng phổ cập trong các cuộc chiến tranh và xung đột cục bộ nhằm tạo hiệu quả tàn phá đến mức tối đa nhưng lại giảm đến mức thấp nhất về thiệt hại sinh mạng với dân thường. Bằng cách đó bên gây chiến có thể sẽ tránh được nỗi bất bình của dân chúng. Hoặc nếu có chiến tranh xảy ra ở trong nước thì cũng hạn chế được thiệt hại của đông đảo dân chúng không tham gia các hoạt động quân sự.

Thứ năm. Kinh nghiệm các cuộc chiến tranh thế kỷ XX chứng tỏ trong các cuộc xung đột cục bộ, các bên đều tranh thủ mọi điều kiện để lôi kéo đồng minh và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Sự ủng hộ về mặt tinh thần của các nước khác và cộng đồng quốc tế tạo sức mạnh cho các bên tham chiến. Nếu các nước hữu nghị được huy động để giúp đỡ về mặt kinh tế, chính trị - xã hội hoặc để phong tỏa đối phương thì những hành động đó có ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến và kết cục xung đột. Sự ủng hộ đó có thể được so sánh như là sự tham gia trực tiếp vào các hoạt động quân sự. Vì thế mà trong những năm gần đây, các nước đi xâm chiếm đã lợi dụng công pháp quốc tế để biện minh cho hành động xâm lược của mình. Một ví dụ điển hình là chiến dịch "Cáo sa mạc” của Mỹ.

Thứ sáu. Tất cả các cuộc chiến tranh và xung đột cục bộ trong nửa cuối thế kỷ XX đều sử dụng vũ khí thông thường. Nhưng cũng có một số vũ khí sát thương hàng loạt mà chủ yếu là vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học cũng được sử dụng. Từ đó thấy được loại vũ khí này là một phương tiện có tính chất tối hậu nhằm giải thoát khỏi tình trạng khẩn cấp khi một bên tham chiến không còn đủ lực lượng và phương tiện để tránh khỏi thảm họa về quân sự.

Vũ khí sát thương hàng loạt cũng có thể được sử dụng khi hoàn toàn tin tưởng rằng đối phương không có biện pháp trả đũa thích đáng. Nghĩa là một nước nào đó có vũ khí sát thương hàng loạt sẽ có sức mạnh kiềm chế bên xâm lược mở rộng hoặc leo thang các hành động quân sự và đồng thời kiềm chế đối phương trong việc sử dụng vũ khí tương tự. Chiến tranh hạt nhân mới trong học thuyết quân sự của Liên bang Nga là một minh chứng rõ ràng cho xu hướng này.

>> Tìm hiểu "thần biển" PC3-Orion của Mỹ có thể về Việt Nam

P-3C Orion là một trong những máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm tốt nhất thế giới hiện nay mà Việt Nam đang tiến hành đàm phán mua từ Mỹ.

>> Tìm hiểu 'Thần biển' P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ


Tuần tra hàng hải đường không và tác chiến chống ngầm là một trong những nhiệm vụ khá nặng nề đối với những quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng lớn như Việt Nam.

Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi máy bay phải có tầm hoạt động xa, trang bị nhiều thiết bị trinh sát đường không tiên tiến để phát hiện các tàu ngầm cùng hệ thống vũ khí đủ mạnh để tiêu diệt chúng.

Theo tạp chí quân sự Jane’s Defence Weekly, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán với đối tác Mỹ để mua loại sát thủ chống tàu ngầm này trang bị cho Hải quân nhân dân Việt Nam nhằm đảm bảo công tác tuần tra giám sát hàng hải trên vùng biển rộng lớn.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
P-3C Orion có chiều dài 35,6 mét, sải cánh 30,4 mét, cao 11,8 mét, trọng lượng rỗng 35 tấn, trọng lượng cất cánh 64,4 tấn, phi hành đoàn 11 người.

Một trong những máy bay hội tụ đủ các yếu tố nói trên là máy bay tuần tra hàng hải kiêm chống ngầm P-3 Orion của Hãng Lockheed Martin Mỹ. Máy bay được phát triển và đưa vào sử dụng trong Không quân Mỹ từ những năm 1960 và xuất khẩu cho nhiều quốc gia khác trên thế giới.

P-3 Orion rất dễ nhận biết bởi chiếc đuôi “quái dị” nơi chứa thiết bị phát hiện từ tính MAD do tàu ngầm di chuyển gây ra. MAD là một “từ kế” dùng để phát hiện sự xáo trội bất bình thường của từ trường trái đất do tàu ngầm di chuyển trong lòng biển gây ra.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
P-3C Orion hội tụ nhiều công nghệ đỉnh cao của thế giới trong nhiệm vụ tuần tra hàng hải và chiến tranh chống tàu ngầm, trong ảnh P-3C Orion đang thả phao định vị tàu ngầm.

Tuy nhiên, để tăng khả năng và phạm vi phát hiện tàu ngầm bằng MAD, máy bay cần phải bay ở độ cao thấp. Ngoài ra, để phục vụ cho nhiệm vụ phát hiện tàu ngầm P-3C Orion còn được trang bị các thiết bị điện tử trinh sát tiên tiến khác như: Hệ thống chiến tranh chống ngầm AN/AAR-78 , radar giám sát đa năng AN/APS-137(V).

Đây là một radar khẩu độ tổng hợp với khả năng lập bản đồ mặt đất với độ phân giải cao, radar có thể phát hiện kính tiềm vọng của tàu ngầm ở cự ly khoảng 30km, phát hiện xuồng cứu sinh ở cự ly 60km. P-3C Orion phát hiện ra tàu ngầm bằng cách đo sự biến thiên của từ trường trái đất hoặc phát hiện kính tiềm vọng, thả phao định vị âm thanh AQA-7.

Ngoài ra, P-3C còn có thể phát hiện tàu ngầm qua hệ thống giám sát điện tử ALQ-78 treo ở cánh, hệ thống này sẽ tự động phát hiện các tín hiệu radar do tàu ngầm phát ra và định vị chúng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh buồng lái hiện đại và tiện nghi của P-3C Orion nếu thương vụ này thành công sẽ mở ra một cơ hội mới trong hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Mỹ.

Đặc biệt, năm 2005 Lockheed Martin đã giới thiệu gói nâng cấp P-3C Orion block IV với nhiều tính năng ưu việt như: Trang bị hệ thống chiến tranh chống ngầm IBM Proteus AN/UYS-1, radar quét mạng pha điện tử chủ động EL/M-2022 của Israel, bổ sung hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR, hệ thống phát hiện từ trường AN/ASQ-81 nâng cấp.

Về vũ khí chống ngầm, P-3C Orion có thể mang theo ngư lôi Mark-50 hoặc Mark-46, bom sâu, mìn ở trong khoang chứa bên trong thân. Các giá treo hai bên cánh có thể trang bị tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick với tổng tải trọng vũ khí lên đến 9 tấn.

P-3C Orion được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt Allison T56-A-14 với công suất 4.600 mã lực/chiếc. Hệ thống động cơ này giúp máy bay đạt tốc độ tối đa 750km/h, tốc độ hành trình 610km/h. Máy bay có 5 thùng nhiên liệu bên trong thân và 4 thùng nhiên liệu phụ ở 2 bên cánh với tổng dung tích 34.800 lít.

Lượng nhiên liệu này đủ cho máy bay hoạt động ở cự ly 4.400km ở độ cao 8,9km hoặc 2.490km ở độ cao 1,5km cách mặt nước biển. Thời gian hoạt động liên tục lên đến 14 giờ, như vậy với một lần bay, P-3C có thể thực hiện công việc tuần tra giám sát hàng hải suốt dọc chiều dài đường bờ biển Việt Nam.

Việc đàm phán mua máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm P-3C Orion từ Mỹ có thể coi là một lựa chọn rất hợp lý trong việc đáp ứng nhiệm vụ tuần tra hàng hải và chống ngầm trong tình hình mới.

(Infonet)

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

>> Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Việt Nam (Kỳ 2)

6 tàu ngầm trang bị hệ thống tên lửa Club-S với các tên lửa tấn công mặt đất sẽ cho phép hạm đội Việt Nam giải quyết các nhiệm vụ kiềm chế chiến lược đối với đối phương tiềm tàng, còn các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P cho phép tổ chức một tiền duyên phòng ngự rộng 2000 km.

>> Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Việt Nam (Kỳ 1)
>> Viễn cảnh mới cho Không quân Việt Nam


Kỳ 2: Đỉnh điểm huy hoàng của việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam sẽ là việc xây dựng lực lượng tàu ngầm.

Về hình thức, Việt Nam bắt tay vào xây dựng binh chủng tàu ngầm từ năm 1997 khi mua sắm 2 tàu ngầm siêu nhỏ của Bắc Triều Tiên với năng lực chiến đấu đáng ngờ vì chúng không có ngư lôi và có thời gian lặn ngắn. Các tàu ngầm siêu nhỏ này chỉ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát-phá hoại hạn chế trên một vùng biển hạn chế, chẳng hạn như vịnh Bắc Bộ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu ngầm Kilo Projekt 06361 đầu tiên là HQ-182 Hà Nội và HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ về Việt Nam trong năm 2013 (TsKB Rubin)

Thực tế, Việt Nam bước vào xây dựng lực lượng tàu ngầm vào năm 2009 khi công bố ý định mua 6 tàu ngầm điện-diesel lớp Projekt 636 của Nga. Về thực chất, lớp Projekt 636 là sự hiện đại hóa sâu loại tàu ngầm Kilo vốn “phổ biến khắp thế giới. Theo các nhà thiết kế, tàu ngầm hiện đại hóa có tốc độ chạy ngầm cao hơn nhiều (đến 20 hải lý/h) do lượng giãn nước chỉ tăng nhẹ, thời gian lặn ngầm cũng tăng lên, độ ồn giảm đi và trang bị vô tuyến điện tử được cải tiến.

Điểm nổi bật của lớp Projekt 636 là sự hiện diện của hệ thống tên lửa Club-S mà tùy thuộc vào cấu hình có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất (tên lửa 3M-14E) và mục tiêu mặt nước (tên lửa 3M-54E) ở cự ly 220-300 km [ 20 ]. Tàu ngầm điện-diesel đầu tiên đã được đưa vào biên chế hạm đội Việt Nam vào mùa thu năm 2012 (Thông tin này lạ quá, có lẽ tác giả nhầm?), còn tàu cuối cùng dự kiến được đưa vào trang bị vào năm 2016.

Cùng với đó, Việt Nam cũng đã công bố việc xây dựng một căn cứ tàu ngầm. Và mặc dù vị trí xây dựng căn cứ không được tiết lộ cho báo chí công khai, nhưng chúng tôi cho rằng, đó sẽ là Cam Ranh như một điểm cách đều các vùng lãnh thổ và vùng biển phía bắc, phía đông và phía nam.

Trong số các khía cạnh khá của hoạt động hiện đại hóa Hải quân Việt Nam cần nói đến việc mua sắm vào năm 2011 2 hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P, mỗi hệ thống được trang bị 2 tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont có tầm bắn đến 300 km. Đến năm 2015, dự báo sẽ có thêm một số hệ tên lửa bờ biển cơ động loại này đưa vào trang bị [ 21 ].

Để khái quát những điều trình bày ở trên, chúng tôi sẽ kết luận rằng, hiện tại, việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam đang được thực hiện theo hướng mở rộng tiềm lực tấn công, việc đổi mới các lực lượng và phương tiện của hạm đội chỉ đi theo hướng này.


Ví dụ, việc đưa vào biên chế hạm đội Việt Nam 6 tàu ngầm trang bị hệ thống tên lửa Club-S với các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất [ 22 ], sẽ cho phép hạm đội Việt Nam giải quyết các nhiệm vụ kiềm chế chiến lược đối với đối phương tiềm tàng nhờ có khả năng tấn công lãnh thổ đối phương.

Biên chế tương lai của các tàu chiến mặt nước sẽ cho phép bảo đảm sự hiện diện thường xuyên của 2-3 tàu chiến mặt nước tại vùng biển tranh chấp Trường Sa, trong trường hợp khủng hoảng leo thang thì thành lập lực lượng dự bị để triển khai trên 2-3 hướng tác chiến.

Biên chế tương lai của lực lượng tàu ngầm sẽ cho phép bảo đảm sự hiện diện đồng thời tại các vị trí chiến đấu của 3-4 tàu ngầm. Việc trang bị tên lửa chống hạm cho các tàu ngầm này giúp tăng cường sức mạnh tiến công của các lực lượng tàu mặt nước. Không nên bỏ qua cả khả năng rải lôi ngăn chặn của các tàu ngầm, cũng như khả năng tiến hành rải lôi bí mật và có lựa chọn các vùng biển của đối phương tiềm tàng.

Sự hiện diện của các tàu ngầm có độ ồn thấp làm tăng mạnh tiềm lực chống ngầm của hạm đội Việt Nam. Điều không phải nghi ngờ là khả năng của các lực lượng tàu nổi và tàu ngầm tương lai của Việt Nam gây áp lực lên các tuyến đường giao thông hàng hải của đối phương tiềm tàng tại các eo biển chiến lược của Đông Nam Á. Với đường bờ biển trải dài 3260 km của Việt Nam, việc tập trung các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động cho phép tổ chức một tiền duyên phòng ngự rộng 2000 km.

Trong khi đó, chúng tôi cảm thấy khó coi sự hiện đại hóa của Hải quân Việt Nam là có tính tổ hợp. Chẳng hạn, điều gây nghi ngờ là vấn đề phòng không lãnh thổ, phòng không cho các chiến hạm, cho các vị trí trú đóng của hạm đội và hạ tầng hải quân [ 23 ]. Điểm yếu hiển nhiên là phòng thủ chống thủy lôi cho các vùng biển quốc gia với chỉ 6 tàu quét lôi do Liên Xô đóng và được trang bị các phương tiện quét lôi của “thời đại đó”.

Thực tế, Hải quân Việt Nam không có các phương tiện cơ động lực lượng đổ bộ đường biển như một yếu tố tăng cường cho các lực lượng đồn trú ở quần đảo Trường Sa. Họ cũng không có các phương tiện trinh sát và chỉ thị mục tiêu hướng sâu vào Biển Đông [ 24 ]. Sự thiếu vắng trên thực tế kinh nghiệm chiến đấu và các phương tiện truyền tin và chỉ huy tạo ra sự ngờ vực đối với khả năng của bộ chỉ huy Việt Nam tổ chức hiệp đồng cần thiết giữa Hải quân, Không quân và Lục quân [ 25 ].


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.comTin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Biên chế hiện tại và tương lai của Hải quân Việt Nam

Chúng ta hãy lưu ý đến các khía cạnh khác của việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam.

Ví dụ, theo thông tin báo chí Nga [ 26 ], chi phí mua sắm 6 tàu ngầm điện-diesel Projekt 636 là 1,8 tỷ USD, 2 frigate Projekt 11661E là 350 triệu USD, 2 hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P là 300 triệu USD, xây dựng căn cứ tàu ngầm - đến 2,1 tỷ USD. Tổng cộng các khoản nêu trên [ 27 ] là 4,55 tỷ USD. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2011 là 2,9 tỷ USD, còn thâm hụt cán cân ngoại thương (chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu) là 2,51 tỷ USD. Việc so sánh các con số này khiến người ta nghi ngờ cơ sở kinh tế của triển vọng hiện đại hóa Hải quân Việt Nam.

Mặt khác, một loạt phương tiện truyền thông đại chúng cũng đưa tin ý đồ của Việt Nam chuyển sang đóng tàu chiến tại các xưởng đóng tàu của mình. Ví dụ như các corvette tên lửa và tuần tra lớp Projekt 1241 và Projekt 1041.2, và thậm chí các frigate Projekt 11661E. Chúng tôi sẽ liệt các tuyên bố như vậy vào loại lạc quan quá mức.

Kinh nghiệm đóng tàu chiến của Việt Nam khá hạn chế - năm1997, Việt Nam đóng xong 2 corvette tên lửa lớp Projekt BSP-500 và một số tàu tuần tra nhỏ. Kinh nghiệm đóng tàu thực tế của Việt Nam hạn chế ở các tàu dân sự [ 28 ], còn trong số các tàu chiến, chỉ có thế nhắc đến việc đưa vào biên chế vào năm 2012 tàu đổ bộ mà thực chất là một tàu chở khách/chở hàng nhỏ [ 29 ]. Những nghi ngờ của chúng tôi được xác nhận cả bằng những thông tin trên internet nói đến khả năng nhập khẩu thêm 2 frigate lớp Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam [ 30 ].

Cũng đáng nghi ngờ, theo quan điểm của chúng tôi, là khả năng khai thác kỹ thuật và sửa chữa trình độ cao của Hải quân Việt Nam đối với các tàu mới như các tàu ngầm lớp Projekt 636М. Ở đây, chúng tôi không nói rằng, bộ đội tàu ngầm Việt Nam không có năng lực giải quyết các nhiệm vụ này mà nói đến sự thiếu vắng kinh nghiệm lịch sử của Hải quân Việt Nam trong những quá trình đó, tính phức tạp trong sửa chữa các tàu ngầm lớp này, nhất là trong các điều kiện thường ngày (không thích hợp cho việc này) ….

* * * * *


Nhưng dù sao thì cũng không có ai nghi ngờ quyền chủ quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc phát triển lực lượng hải quân của mình như một thành tố của nền quốc phòng. Chỉ có thể nêu lên sự nghi ngờ về thành công của sự hiện đại hóa này khi ta định nghĩa nó trong hiện tại như “sự mất cân bằng đầy tham vọng” và trước hết như mối đe dọa đối với nền kinh tế quốc dân [ 31 ].

Tuy nhiên, có thể chắc chắn tuyệt đối khi nói đến việc gia tăng vũ khí hải quân ở khu vực Đông Á [ 32 ]. Với sự chắc chắn tuyệt đối, cũng có thể nói đến sự can thiệp có tính kích động của các nước thứ ba vào các vấn đề của khu vực như một khía cạnh của chính trị thế giới, việc các nước tại vùng biển này sử dụng chưa đầy đủ tiềm năng ngoại giao để giải quyết hòa bình các vấn đề ở Biển Đông, sự tích tụ nguy hiểm các vấn đề này và việc chuẩn bị triệt tiêu chúng theo nguyên tắc “Si vis pacem, para bellum” (Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh).

(Theo VietnamDefence)

>> Sức mạnh thật sự của hệ thống phòng không Triều Tiên?

Mặc dù trang bị vũ khí đã lỗi thời, song hệ thống phòng không Triều Tiên vẫn có thể ‘hoàn thành’ các nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp, đó là đánh giá của Mil.eastday.com, một trang web của Trung Quốc. Vậy sức mạnh thật sự hệ thống "canh trời" của Triều Tiên mạnh tới đâu?

>> Tên lửa S-200 : Rồng lửa canh trời của Triều Tiên
>> Triều Tiên có thể vít cổ B-52 như Việt Nam? 


Quá khứ vinh quang

Bằng những vũ khí của thời Liên Xô, hệ thống phòng không Triều Tiên cũng đã làm Không lực Hoa Kỳ có những ký ức buồn.

Ngày 18/4/1990, máy bay trực trăng trinh sát hạng nhẹ OH-58B của quân đội Mỹ đã “phá vỡ” đường ranh giới quân sự hai miền Nam-Bắc (còn được biết đến là vĩ tuyến 38) và đã bị trúng đạn pháo phòng không của Quân đội Triều Tiên. Máy bay đã phải hạ cánh bắt buộc, hai phi công sống sót và bị bắt làm tù binh. Các phi công đã được trao trả sau khi có công hàm chính thức từ phía Hoa Kỳ.

Sau đó 13 năm, vào ngày 03/3/2003, máy bay trinh sát điện tử RC-135 cất cánh từ căn cứ trên lãnh thổ Nhật Bản và tiến đến cách bờ biển Triều Tiên 240 km với mục đích quan sát việc bố trí các hệ thống tên lửa của “Miền Bắc”. Ngay lập tức hai chiếc MiG-23 và một MiG-29 cất cánh đánh chặn. MiG-29 đã bay “rất sát” với máy bay do thám của đối phương, buộc RC-135 phải “bỏ chạy trong nỗi khiếp sợ” về phía Nhật Bản.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không Triều Tiên - Ảnh: Chinamil

Hệ thống phòng không "toàn Nga"

Triều Tiên là quốc gia có hệ thống phòng không rất hùng hậu với 300 bệ phóng tên lửa, bao gồm 240 SAM-2, 36 SAM-3 và 24 SAM-5 (S-200) đã từng tham chiến trên các chiến trường Trung Đông, Việt Nam, Nam Tư và được bố trí trên khắp lãnh thổ, nhất là gần khu phi quân sự và thủ đô Bình Nhưỡng.

Hệ thống phòng không SAM-2 được đưa vào Triều Tiên từ những năm 1964. SAM-2 có chiều dài 10,9 m, đường kính 0,65 m, trọng lượng 2.160 kg, tên lửa có tốc độ Mach 3, có thể phá hủy mục tiêu xa từ 13-35 km, độ cao mục tiêu từ 3-22 km. SAM-2 là một trong những vũ khí đã làm thất bại mưu toan của Mỹ ở Việt Nam. Thế nhưng, tổ hợp SAM-2 không có tính cơ động cao và cũng dễ bị “tổn thương” trong chiến tranh điện tử.

SAM-3 là hệ thống phòng không thế hệ thứ ba của Liên Xô, được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên không tầm thấp, ngoài ra cũng có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Chiều dài của SAM-3 là 5,95 m, tốc độ tối đa Mach 2, tấn công mục tiêu bay từ 20 m đến 8.000 m.

“Rồng sát thủ” S-200 là “át chủ bài” hệ thống phòng không Triều Tiên, được Liên Xô chuyển giao từ năm 1987, bố trí gần khu phi quân sự và thủ đô Bình Nhưỡng. SAM-5 có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 250-300 km và độ cao lên đến 40 km, tên lửa nặng tới 7,1 tấn, dài 10,8 m, được kết nối với 4 động cơ đẩy.

Tuy nhiên là tên lửa tầm xa nên khi mục tiêu lọt vào sau 60 km thì SAM-5 “bó tay”, mặt khác SAM-5 chỉ có thể “hạ” mục tiêu có tính cơ động không cao như máy bay ném bom chiến lược, khả năng kháng nhiễu kém. Nhưng nếu có chiến thuật, cách đánh hợp lý thì vẫn có thể bắn hạ những máy bay tối tân của đối phương.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Triều Tiên sở hữu khoảng 40 tiểu đoàn (240 bệ phóng) tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2)

Trong những năm 80 thế kỷ trước, Triều Tiên đã sản xuất hàng loạt hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) SA-7, chính là tên lửa vác vai 9K32 Strela-2 của Liên Xô. SA-7 nặng 14,5 kg, đường kính 0,72 m, trọng lượng 0,87 kg, tấn công mục tiêu tầm xa 3.400 m và độ cao 1.200 m. Đặc biệt của tên lửa này là nó tự hủy sau 14 giây nếu không trúng mục tiêu. Với thiết kế đơn giản, cho phép người lính có thể sử dụng thành thạo chỉ sau một ngày tìm hiểu.

Ngoài ra, trong biên chế của lực lượng phòng không Triều Tiên còn có MANPADS SA-16, có chiều dài 1,67 m, đường kính 0,72 m, trọng lượng 10,8 kg, tốc độ tối đa 880 m/s, có thể tấn công mục tiêu trong khoảng cách từ 600-8.000 m, độ cao mục tiêu từ 10-3500 m. MANPADS SA-16 tham chiến đầu tiên vào năm 1991 trong cuộc chiến vùng Vịnh, đã bắn hạ 8 máy bay ném bom A-10 và 4 máy bay chiến đấu đa chức năng AV-8. Chính những tổ hợp tên lửa này đã bắn rơi một số máy bay và trực thăng của Nga trong cuộc chiến tại Chechnya.

Lực lượng trên không “khủng”

Không quân quân đội Triều Tiên có 80.000 người, biên chế trong 3 trung đoàn máy bay ném bom hạng nhẹ, 6 trung đoàn máy bay ném bom và 10 trung đoàn máy bay chiến đấu.

Tổng số máy bay của không quân Triều Tiên là 1.500 máy bay các loại, trong đó 690 máy bay chiến đấu, bao gồm 80 máy bay ném bom hạng nhẹ Il-28 và Yak-28, tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ có 110 MiG-17, 130 MiG-19, 130 MiG-21, 46 tiêm kích đánh chặn MiG-23, 40 tiêm kích hiện đại thế hệ thứ 4 MiG-29 có sức mạnh tác chiến hùng mạnh, 36 máy bay ném bom Su-25 và trực thăng Mi-24.

Vũ khí chính trên các máy bay chiến đấu là tên lửa dẫn đường AA-2 (K-13), AA-7 (R-23) và AA-11 (R-60) với tổng số lượng vào khoảng 1.000 tên lửa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mig-29 - Loại tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Triều Tiên

Năm 1999, Triều Tiên mua 40 máy bay MiG-21 đã qua sữ dụng của Kazakhstan với mục chính là “tìm kiếm” phụ tùng thay thế. Khả năng vận tải đường không của Quân đội Triều Tiên “giao phó” cho 300 máy bay, bao gồm các loại An-24, IL-14, IL-18, IL-62, Tu-134 và TU-154.

Ngoài ra còn có 283 máy bay trực thăng, chủ yếu là Heu-500D, Mi-2, Mi-8, Mi-17. Hệ thống máy bay huấn luyện có tất cả 283 máy bay, cơ bản là MiG-21 và Yak-18.

Là lực lượng hùng hậu, song tính sẵn sàng và sức mạnh chiến đấu của những máy bay, vũ khí kèm theo cũng như khả năng hợp đồng tác chiến của lực lượng Không quân Triều Tiên đến đâu sẽ là một bài toán khó cho các chuyên gia quân sự nước ngoài.

>> Triều Tiên đã sai lầm khi quá trớn với Mỹ ?

Lối chơi rắn và không tương xứng của Mỹ, thái độ tức giận của Trung Quốc khiến Triều Tiên phải chùn chân và bất an. Đừng dại đùa với kẻ thực dụng như Mỹ.

>> Triều Tiên đánh bại Hàn Quốc trong vòng 3 ngày
>> Tiềm lực quân sự của CHDCND Triều Tiên
>> Chân dung Chủ tịch CHDCND Triều Tiên


Triều Tiên đang hoảng hốt, run sợ?

Không chỉ căn cứ vào những suy luận khoa học, biện chứng, mà càng ngày càng thấy có những dấu hiệu khẳng định chắc chắn rằng Triều Tiên không thể, không muốn châm ngòi cho cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

Những lời tuyên bố, những động thái của Triều Tiên khiến thế giới “lạnh gáy” lo âu, như sắp chứng kiến một cuộc chiến tranh thảm khốc sắp xảy ra, có thể không thành hiện thực.

Điều ngạc nhiên là những lời tuyên bố, động thái của Triều Tiên dọa dẫm, răn đe mang tính chất “ảo, diễn” bao nhiêu và không quá khó để kiểm chứng thì Mỹ đối phó, đáp trả với quy mô vượt trội và đặc biệt là có tính chất “thật 100%” bấy nhiêu. Mỹ không “diễn”, Mỹ đang triển khai lực lượng.

Cụ thể như đã triển khai xong 14 hệ thống phòng thủ tên lửa ở phía Tây nước Mỹ (mà Triều Tiên còn lâu mới có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bay được tới được đất Mỹ), tiếp theo điều động máy bay ném bom chiến lược B-52, tàng hình B-2, F-22.

Trong khi cuộc diễn tập hùng hậu mang tên “Đại bàng non” với Hàn Quốc đang diễn tiến, cùng với sự điều động các phương tiện vũ khí chiến lược như trên, chứng tỏ Mỹ đã lên phương án tác chiến rất rõ ràng, tỉ mỉ để sẵn sàng đè bẹp Triều Tiên tức khắc, ngay cả khi có sự can thiệp của Trung Quốc, nếu như Triều Tiên manh động.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 “rải thảm” là quá đủ với Triều Tiên, còn B-2, F-22 để làm gì nếu như không phải là để thực hiện chiến lược “tác chiến không-biển” của Mỹ nhằm đối phó với chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc, như đã từng được vạch ra để chống lại hải quân Mỹ?

Sự “dửng dưng” của Trung Quốc khi Mỹ điều động B-52, B-2, F-22 sang Nhật Bản, Đông Bắc Á không phải vì không hiểu, không biết, mà lý do của nó, về bản chất cũng giống như Malaysia trong vụ Trung Quốc ở bãi cạn James cách thành phố biển của mình 80 km.

Triều Tiên đã đưa Trung Quốc vào chỗ khó, rất khó, bởi cũng như Triều Tiên, tuyên bố mạnh mẽ, phô trương thì dễ, nhưng để đối đầu thực sự với Mỹ, cường quốc quân sự số 1 thế giới, thì không phải chuyện đùa.

Trung Quốc sẽ can thiệp khi Mỹ-Hàn và Triều Tiên nổ ra chiến tranh? Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cho Trung Quốc thấy và không ngán ngại.

Theo MissileThreat.com, 6 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Mỹ lại đóng ở Bangor, ở trạng thái trực chiến với 156 tên lửa. Tại căn cứ hải quân ở vịnh King của Mỹ có 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo ở trạng thái trực chiến cùng với 96 tên lửa.

Trong 500 đầu đạn hạt nhân có 130 đầu đạn có thể bay tới Trung Quốc trong vòng 10-15 phút. Ngoài ra còn các hệ thống phòng thủ tên lửa…tất cả, tất cả các thứ đó dùng cho Triều Tiên chẳng khác nào dùng búa tấn đập ruồi. Vậy thì để dành cho ai nếu không phải là Trung Quốc?

Chắc chắn nếu Triều Tiên manh động thì Trung Quốc sẽ không bao giờ trực tiếp can thiệp quân sự như cách đây 60 năm.

Bởi vậy, trước áp lực quân sự cực lớn của Mỹ, trước thái độ của Trung Quốc, Triều Tiên có vẻ đã bắt đầu lo ngại, nên đã sử dụng con bài cuối cùng, đó là tuyên bố vận hành trở lại nhà máy nguyên tử phục vụ cho điện năng và chế tạo bom hạt nhân.

Đây, có vẻ như là hành động “ôm bom cùng con tin chờ chết”. Nếu chiến tranh Mỹ và Triều Tiên nổ ra, dù là thông thường, thì khi nhà máy nguyên tử này nổ tung, hậu quả gây ra sẽ khủng khiếp cho khu vực, trong đó có Trung Quốc.

Triều Tiên đã buộc Trung Quốc trở thành “con tin” của mình để Mỹ phải suy nghĩ lại và Trung Quốc cũng phải làm điều gì đó.

Khi Triều Tiên muốn cải cách mở cửa, khi Triều Tiên muốn dùng VKHN để ra giá, mặc cả đổi lấy những thuận lợi của Mỹ, phương Tây cho cải cách mở cửa…thì đương nhiên Triều Tiên không muốn để xảy ra chiến tranh. Nếu chiến tranh, cơ hội cải cách, mở cửa của Triều Tiên sẽ không còn bởi đơn giản là chẳng còn gì để mà cải cách, mở cửa.

Triều Tiên dường như muốn giống với Myanma, và họ đã quá tự tin vào những thứ mình có như VKHN, tên lửa, nhưng khi thứ mình có đã không có giá trị hữu hiệu thì sẽ dẫn đến lo lắng, bất an.

Đó chính là nguyên nhân khiến Triều Tiên lo ngại, khi Mỹ ngày càng khiêu khích, thách thức Triều Tiên. Chỉ cần Triều Tiên có dấu hiệu điều động lực lượng cho chiến tranh thực sự được phát hiện là lập tức Mỹ-Hàn Quốc sẽ đánh phủ đầu như liên minh này đã tuyên bố.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 2/10/2007, bán đảo Triều Tiên chứng kiến giây phút lịch sử đầy cảm xúc: Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đi bộ qua biên giới 2 nước, rồi đi ô tô tới Bình Nhưỡng gặp lãnh đạo Kim Jong-il. Nhưng đến nay, cơn sóng chiến tranh giữa hai miền lại nguy cơ trỗi dậy.

Cơ hội nào cho thống nhất Triều Tiên?

Trên thế giới hiếm có một quốc gia nào văn minh, dân chủ, giỏi giang như dân tộc Triều Tiên mà lại bị cảnh chia lìa Nam, Bắc lâu như vậy. Đương nhiên, bán đảo Triều Tiên bị tác động lớn của thế lực nước lớn, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chính người Triều Tiên.

Cơ hội để thống nhất Triều Tiên nhanh nhất có thể là chiến tranh. Chiến tranh là huynh đệ tương tàn, nhưng, như một khối u nhức nhối muốn lành thì phải chịu đau đớn một lần để mổ. Tuy nhiên, đã là thế kỷ 21 rồi, dân tộc văn minh không ai dùng biện pháp đó mà chỉ dùng biện pháp hòa bình. Dân tộc Đức là một tấm gương cho dân tộc Triều Tiên noi theo.

Tới đây, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ giảm, và CHDCND Triều Tiên có thể sẽ có mối quan hệ khác hẳn. Quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nga và phương Tây… có thể sẽ không như trước, nếu như họ không muốn bị lệ thuộc mãi mãi vào Trung Quốc. Đó chính là ý đồ của Triều Tiên khi cố tình tuyên bố chiến tranh rầm rộ và đẩy căng thẳng lên cao.

Tuy nhiên, “giá cả” sẽ không “cao” như mong đợi.

Triều Tiên như một “cây chuyền hai” của Trung Quốc, đương nhiên vậy, vì là đồng minh thân cận của Trung Quốc. Trung Quốc đổ không biết bao nhiêu tiền của vào đó, dù như vào một thùng không đáy, không phải để chơi. Đã bao lần nhờ Triều Tiên mà Trung Quốc ghi điểm có lợi khi đàm phán với Mỹ, Nhật Bản, Nga đó sao. Điều đáng buồn là gần đây, “cây chuyền hai” này luôn luôn “nêu” quá lố để cho Mỹ ghi điểm mà thay ra sân cũng dở, để lại cũng dở.

Mỹ thì lại rất thích “cây chuyền hai” này và do đó muốn có anh ta khi trận đấu chưa ngã ngũ hay khi chưa nắm chắc phần thắng.

Cho nên, ký với Triều Tiên một hiệp ước hòa bình, với Mỹ là chưa thể.

Dù sao dư luận yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều mong muốn Triều Tiên cải cách, mở cửa, không sở hữu VKHN, độc lập, đi theo con đường mà mình đã chọn, tới một ngày nào đó sẽ cùng với Hàn Quốc thống nhất giang sơn bằng hòa bình. Thời gian có thể là 5, 10, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, nhưng so với lịch sử thì đó chỉ là một khoảnh khắc.

(Báo Đất Việt)

>> Tên lửa Club: 'Sát thủ giấu mặt' kinh hoàng của tàu chiến mặt nước

Đa năng, mạnh mẽ, độc đáo và thiên biến vạn hóa, Club-M và Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại và làm rung chuyển các nền tảng của thương mại quốc tế

>> Việt Nam sẽ mua hệ thống tên lửa Club-K
>> Xem tên lửa Club-M khai hỏa
>> Tìm hiểu sức mạnh của tên lửa Iskander


Một hệ thống tên lửa bờ biển cơ động siêu hiện đại nữa của Nga là Kalibr-M (ký hiệu xuất khẩu là Club-M). Hệ thống dùng để phòng thủ chống hạm và tăng cường bảo vệ các mục tiêu ven biển, tiêu diệt các loại mục tiêu tĩnh và ít cơ động trên mặt đất bất kể ngày đêm và thời tiết.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M mang 4-6 ống phóng chứa tên lửa


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-M (Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M)

Kalibr-M (Club-M) được hãng Morinformsystema-Agat chế tạo trên cơ sở hệ thống tên lửa Kalibr (Club) do Công ty OKB Novator phát triển vào đầu thập niên 1990.

Ngoài các biến thể đầu tiên là Kalibr-NKE (Club-N) trang bị cho tàu nổi và Kalibr-PLE (Club-S) trang bị cho tàu ngầm các loại và Kalibr-A (Club-A) trang bị cho máy bay, Morinformsystema-Agat tiếp tục phát triển thêm các biến thể Club-U (thiết kế module) dành cho tàu nổi, Club-K bố trí trong container triển khai trên trận địa bờ biển, tàu hỏa, xe tải hay tàu biển.

Mới đây, các công ty Morinformsystema-Agat, NPP radar-MMS và Ilyushin đã ký hợp đồng chế tạo biến thể Club lắp trên máy bay vận tải Il-76, có thể phóng các tên lửa của Club-K và dự kiến phóng thử lần đầu vào cuối năm 2011-năm 2012.

Hệ thống tên lửa bờ biển đa năng Kalibr-M/Club-M bao gồm: 1 xe bệ phóng; 3 xe tiếp đạn; các tên lửa hành trình 3M-54E, 3M-54E1 và 3M-14 trong các ống phóng; 1 xe bảo đảm kỹ thuật; 1 xe thông tin và điều khiển; các thiết bị bảo đảm và cất giữ tên lửa.

Được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm, bay bám mặt biển 3M-54E, tầm bắn 220 km, tên lửa chống hạm dưới âm, bay bám mặt biển 3M-54E1, tầm bắn 300 km (có khả năng làm tê liệt, thậm chí đánh chìm tàu sân bay) và tên lửa hành trình dưới âm, tấn công mặt đất chính xác cao 3M-14E, tầm bắn 275 km; với 1 hệ thống điều khiển duy nhất nên Kalibr-M (Club-M) có tính linh hoạt, hiệu quả cực kỳ cao và tính vạn năng trong sử dụng, kể cả ở chiến trường hoàn toàn trên bộ.

Vì thế, Kalibr-M (Club-M) cho phép xây dựng hệ thống phòng thủ vạn năng, đồng thời có thể sử dụng như hệ thống tấn công mặt đất ở chiến trường trên bộ thuần tuý.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M-54E (trên) và 3M-54E1 Club (okb-novator.ru)

3M-54E (SS-N-27 Sizzler) mang phần chiến đấu 200 kg, dùng để tiêu diệt tàu nổi các loại (tàu tuần dương, khu trục, đổ bộ, vận tải, tàu tên lửa cỡ nhỏ…) đơn lẻ hay trong đội hình tốp. Phần lớn đường bay, tên lửa bay với tốc độ dưới âm, khi cách mục tiêu 20 km, tên lửa đột ngột tăng tốc lên tốc độ khủng khiếp 2,9M khiến phòng không tàu địch cực kỳ khó chặn đánh. Biến thể 3М54E1 có phần chiến đấu nặng gấp đôi (400 kg) và tầm bắn xa hơn (300 km).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E (army-news)

Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E bay bám địa hình, sử dụng hệ dẫn vệ tinh GLONASS hay GPS chính xác cao và đầu tự dẫn radar chủ động, dùng để tiêu diệt các mục tiêu quân sự, hành chính, kinh tế cố định như hạ tầng công nghiệp, trung tâm phát thanh-truyền hình, các sở chỉ huy, sân bay... trên lãnh thổ đối phương.

Vũ khí chiến lược rẻ tiền Club-K

Một bước phát triển có tính cách mạng trong lĩnh vực tên lửa đối hạm và của họ tên lửa Club là hệ thống tên lửa Club-K với các tên lửa được bố trí trong một container tiêu chuẩn và cơ chế tự hoạt phóng tên lửa. Điều đó làm thay đổi tận gốc chiến thuật và chiến lược sử dụng tên lửa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên tàu chở container (army-news)

Club-K do Tập đoàn Morinformsystema-Agat phát triển, là hệ thống tên lửa lắp trong containter tàu biển và dùng để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu mặt nước và mặt đất. Club-K có thể bố trí trên bờ, tàu biển, tàu hỏa và ô tô tải.

Club-K bề ngoài trông giống như một container chở hàng tàu biển tiêu chuẩn loại 20 ft (6 m) hay 40 ft (12 m). Nhờ cách ngụy trang đó, nên hầu như không thể phát hiện Club-K cho đến khi nó được kích hoạt. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất và đặc sắc của Club-K.

Club-K gồm một bệ phóng nâng với 4 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35UE (hoặc các tên lửa Club là 3M-54KE, 3M-54KE1 và 3М-14KE) giấu kín trong container chở hàng tiêu chuẩn với kíp chiến đấu 2 người điều khiển hệ thống làm nhiệm vụ liên lạc vệ tinh và dẫn tên lửa vào mục tiêu.

Tùy chủng loại, tên lửa có tầm bắn từ 12,5-300 km, độ cao bay tiếp cận mục tiêu từ 5-10 m, trọng lượng phần chiến đấu 200-450 kg.

Hệ thống Club-K bao gồm: module phóng vạn năng USM, module điều khiển chiến đấu MBU và module cấp nguồn và bảo đảm sinh hoạt MEZh. Mỗi module được bố trí gọn trong một container tàu biển tiêu chuẩn.

Module USM chứa 4 tên lửa hành trình, trước khi phóng tên lửa được dựng thẳng đứng.

Club-K có thể phối hợp hoạt động với hệ thống định vị vệ tinh GPS và GLONASS, sau này có thể tương thích với hệ thống Beidou-2 của Trung Quốc và Galileo của châu Âu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Module chỉ huy chiến đấu MBU của Club-K (army-news)

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)

Club-K là vũ khí dùng để trang bị cho các tàu dân sự được động viên trong thời kỳ nguy cơ.

Khi xảy ra xâm lược, quốc gia duyên hải có thể nhanh chóng có được một hạm đội nhỏ để chiến đấu chống lực lượng tấn công đường biển của kẻ thù tiềm tàng.

Các container này được bố trí trên bờ biển và bảo vệ bờ biển chống các tàu đổ bộ đang lại gần, có nghĩa đây là vũ khí phòng thủ rất hiệu quả, hơn nữa giá lại rất rẻ - chỉ gần 15 triệu USD cho một hệ thống cơ bản (3 container, 4 tên lửa).

Số tiền đó nhỏ hơn hàng chục lần giá một khinh hạm hay corvette thường dùng để phòng thủ đường bờ biển.

Vì thế, các nhà thiết kế Nga gọi Club-K là “vũ khí chiến lược rẻ tiền”.

Club-K có khả năng thay thế cả các tàu chiến lẫn máy bay hải quân. Đối với những nước không giàu có với đường bờ biển dài thì đây là giải pháp lý tưởng thay thế cho việc mua sắm các vũ khí đắt tiền.

Ác mộng ám ảnh

Sự phổ biến của các tên lửa chống hạm Club, Yakhont, BrahMos, DF-21 và ngư lôi Shkval làm cho Mỹ và phương Tây rất đau đầu nghĩ kế đối phó. Theo các chuyên gia Mỹ, tên lửa Club, Yakhont, BrahMos đang làm thay đổi tư duy trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa cho hạm tàu.

Các tên lửa chống hạm SS-N-27 Sizzler (Club) khiến họ sợ hãi bởi vũ khí khủng khiếp này có tầm bắn xa, tốc độ siêu âm, thủ đoạn cơ động và tấn công tinh quái. Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria hiện đã có tên lửa Club, còn Việt Nam, Syria, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Iran cũng đã mua hoặc muốn mua các tên lửa này.

Các chuyên gia quân sự Mỹ không tin chắc các tàu chiến Mỹ có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm Club. Phó đô đốc Hải quân Mỹ Tim Keating từng tuyên bố, Mỹ không có khả năng đối phó với các tên lửa như vậy. Vì vậy, trong nhiều năm nay, hạm đội Mỹ ráo riết chuẩn bị đối phó với tên lửa Club. Mỹ đã phát triển và mua sắm bia bay siêu âm, bay bám mặt biển GQM-163A Coyote SSST để kiểm tra khả năng chống tên lửa siêu âm Club của các hệ thống phòng không hạm tàu Mỹ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K trà trộn trong hàng ngàn container tàu biển

Hệ thống tên lửa trong container Club-K cũng khiến giới quân sự phương Tây thực sự kinh hoàng. Họ cho rằng, Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại và làm rung chuyển các nền tảng của thương mại quốc tế. Họ đặt biệt danh cho Club-K là “chiếc hộp Pandora”, “sát thủ tàu sân bay” vì mối nguy hiểm chết người trong vẻ ngoài vô hại của nó.

Đặc điểm chủ yếu và đặc sắc nhất ở đây là toàn hệ thống có dạng 3 container tàu biển tiêu chuẩn 20 hay 40 ft, có thể bố trí trên mặt đất, xe tải, toa xe hỏa, các tàu biển, được ngụy trang tuyệt vời, có thể bất thần tấn công mà không hề có dấu hiệu báo trước nào. Vì thế, các tàu chiến đối phương chỉ còn biết trông cậy vào hệ thống phòng không của bản thân.

Bất cứ hệ thống trinh sát đường không và trinh sát kỹ thuật dù tinh vi đến đâu cũng bó tay, không thể phát hiện ra Cub-K trong hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn container rải khắp các hải cảng, nhà ga hay chuyên chở trên vô số tàu biển, tàu hỏa, xe tải chở container.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đối hạm Kh35E (trên, ktrv)và Kh-35UE tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)

Đối phương sẽ phải trinh sát kỹ càng hơn khi lên kế hoạch tấn công. Theo quy luật, khi tấn công, đối phương trước hết chế áp các phương tiện phòng không, sau đó mới đánh tan tành hệ thống phòng thủ bờ biển. Nhưng ở đây bên tấn công chẳng thể làm gì được khi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn và thậm chí hàng chục ngàn mục tiêu giả (các container bình thường vốn được coi là “hồng cầu của thương mại thế giới”).

Điều đó sẽ buộc các tàu sân bay phải giữ mình xa bờ hơn, nên hạn chế được tầm hoạt động của máy bay từ tàu sân bay, hoặc khi chiến dịch đổ bộ xảy ra thì một phần các container có thể mở nắp và tiễn đưa các tàu đổ bộ xuống đáy biển cùng với binh lính cùng vũ khí trang bị, tổn thất sẽ vô cùng lớn. Ba là nó cho phép giữ ở gần bờ hơn các phương tiện sát thương quan trọng nhất và lực lượng dự bị. Bởi lẽ các tàu sân bay đã đuổi ra xa thì khả năng tác động đối với bờ biển sẽ giảm mạnh.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Club-K tại triển lãm MMVS-2011 (army-news)

Thậm chí có ý kiến khẳng định rằng, nếu như vào năm 2003, Iraq có các Club-K thì Mỹ không thể tiến vào vịnh Persique được vì bất kỳ tàu hàng dân sự nào trong vùng vịnh cũng tiềm ẩn mối đe dọa đối với các tàu quân sự và hàng hóa.

Chính vì vậy, “sát thủ giấu mặt” Club-K có thể tạo ra tiềm lực nguy hiểm cho hải quân các quốc gia đối địch với phương Tây và cơ hội phổ biến tên lửa hành trình chưa từng có. Các chuyên gia Lầu Năm góc rất lo sợ khi Nga công khai chào bán hệ thống Club-K cho tất cả các nước đang có nguy cơ bị Mỹ tấn công. Họ cho rằng, Club-K có thể gây mất ổn định tình hình trên thế giới nếu được trang bị cho Venezuela và Iran.

Sự phổ biến của các vũ khí như Club-K cũng có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột quân sự bất ngờ trên các vùng biển tranh chấp.

Một vài hình ảnh trong Clip giới thiệu về hệ thống tên lửa Club của Nga :

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Club-K thiên biến vạn hóa
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang