Chỉ có bản lĩnh, trí tuệ thôi, chưa đủ. Phải hòa trộn vào đó rất nhiều máu xương mà không phải bất kỳ dân tộc nào trên thế giới cũng chấp nhận trả giá mới có thể vít cổ được “pháo đài bay” của Hoa Kỳ. >> Tên lửa S-200 : Rồng lửa canh trời của Triều Tiên Sự hủy diệt khủng khiếp mang tên “pháo đài bay” B-52 B-52 do hãng Boeing chế tạo là loại máy bay ném bom hạng nặng, tầm xa được sử dụng từ năm 1955. B-52 có tầm bay không cần tiếp nhiên liệu xa hơn bất kỳ máy bay nào khác (khoảng 8.000 km) và có thể mang tới 30 tấn bom cùng các vũ khí khác. Tốc độ lớn nhất lên tới 1.000 km/h, bán kính chiến đấu 7.210 km, tầm bay tối đa 15.000 km và trần bay tối đa 17.000 m. Trong một phi vụ oanh tạc máy bay B-52 thường đi thành nhóm ba chiếc theo đội hình mũi tên, trên độ cao 9–10 km và ném khoảng gần 100 tấn bom tương đương 138 quả bom, mỗi quả nặng 250kg với mật độ dày đặc xuống một khu vực khoảng 2,5 km². Nếu mật độ bom rơi là khoảng 130 quả trên 1 km², tức là khoảng cách trung bình giữa hai hố bom cạnh nhau là khoảng 80 mét. Với mật độ ném bom dày như vậy xác suất huỷ diệt trong bãi bom B-52 sẽ là cực cao và thử hỏi có sinh vật nào có thể tồn tại trong khu vực đó? Không quân Hoa Kỳ đã dùng B-52 để ném bom rải thảm dọn đường và B-52 đã thể hiện được sức mạnh tàn phá rất ghê gớm, đã gây ra các huỷ diệt rất lớn, gây cảm giác rất ghê sợ, hãi hùng trong hàng ngũ đối phương và những người đã từng trải qua các trận bom B-52. Không nghe tiếng máy bay, chỉ phát hiện ra máy bay B-52 rải thảm khi tiếng rít đến kinh người của hàng trăm quả bom xé gió từ trên không trung lao xuống và mặt đất như bị chao đảo rung chuyển hơn các trận động đất lớn nhất nhất đã từng. Một khu vực chừng 2,5 km² đã thành bình địa, những hố bom chi chít như mặt trăng bị các thiên thạch bắn phá. Mỹ là quốc gia khác với Trung Quốc hay khoe khoang, phô trương vũ khí, nhưng với B-52 thì ngoại lệ. Mỹ cho đó là “pháo đài bay bất khả xâm phạm” bởi tính năng kỹ chiến thuật của nó thể hiện tinh hoa khoa học hàng không của nước Mỹ không phải là chuyện chơi. Mỹ có nhiều bài học kinh nghiệm sát thực từ nhiều cuộc chiến tranh và với một lối tư duy khoa học, thực tế thì không khó để Mỹ cải tiến, củng cố B-52 hoàn thiện, tối tân hơn. Nếu như so sánh B-52 hiện nay của Mỹ và H-6 của Trung Quốc (máy bay ném bom chiến lược tầm xa, thuộc bộ ba vũ khí chiến lược) thì một trời một vực. Vì vậy, B-52 đã hơn 60 năm qua nó vẫn trường tồn, chưa có đối thủ thay thế đã chứng tỏ khả năng siêu việt của “pháo đài bay” B-52. “Pháo đài bay” B-52 của Mỹ giờ đây hiện đại hơn rất nhiều so với trước đây là điều không cần phải bàn, không ai nghi ngờ gì về điều đó. Và, liệu người Triều Tiên, thậm chí cả người Trung Hoa hợp sức có “vít cổ” được “pháo đài bay” B-52 hay không? Không bắn rơi "pháo đài bay" B-52 dù chỉ một chiếc khi chiến tranh thông thường giữa Bắc Triều Tiên với Mỹ - Hàn Quốc xảy ra thì coi như Bắc Triều Tiên bị xóa sổ hay trở về “thời kỳ đồ đá” là chắc chắn chỉ sau một tuần “rải thảm” và cũng là điều cảnh báo cho Trung Quốc. Việc củng cố tinh thần bằng các tuyên bố mạnh bạo (có thể duy ý chí) sẽ có tác dụng ngược khi đụng đầu với B-52 mà không trừng trị được nó thì ý chí suy sụp, tan rã càng nhanh vì khi đó B-52 thực sự không phải là con ngáo ộp như đã tưởng. Phản ánh tâm lý này, người Trung Hoa có câu thật chí lý: “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Bắc Triều Tiên có trong tay nhiều loại tên lửa có thừa khả năng vươn tới và vượt tầm bay của B-52. Nhưng bắn rơi được B-52 lại không phụ thuộc vào điều đó mà quyết định chủ yếu bởi khả năng đối đầu với một cuộc chiến tranh áp chế điện tử của Mỹ có hiệu quả hay không. Nếu “pháo đài bay” bị rụng thì chắc chắn chiến thắng của Mỹ-Hàn Quốc không thể dễ dàng. Trong suốt lịch sử tổn tại của mình cho đến ngày nay, B-52 đã đạt được không ít những chiến thắng quan trọng và có thể nói chỉ chiến thắng, ngoại trừ một lần thảm bại tại Việt Nam trên bầu trời của Hà Nội. Cho dù thế, không những thế giới mà ngay cả Việt Nam cũng không một ai có thể nghi ngờ sức mạnh của mối đe dọa mang tên B-52. Những tướng lĩnh, cựu chiến binh Việt Nam đã từng đối đầu với B-52…đều không bao giờ coi thường, đánh giá thấp B-52 tuy đã đánh thắng chúng. Đương nhiên, Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất cho đến ngày nay vít cổ được “pháo đài bay” B-52 của Mỹ không đơn giản như những nguyên nhân đã công khai đại chúng trên báo chí…mà còn nhiều nguyên nhân về khoa học, nghệ thuật quân sự bí mật không thể công khai. Đương nhiên, chiến thắng bằng bản lĩnh, trí tuệ thôi ư, chưa đủ. Hòa trộn trong đó là máu xương mà không phải dân tộc nào trên thế giới cũng dám chấp nhận trả giá. Liệu sẽ có một danh từ mới trong thuật ngữ quân sự là: "Bình Nhưỡng-Điện Biên Phủ trên không" hay không? Vấn đề còn tùy thuộc trước hết vào “phong độ” của “pháo đài bay”, vì “đẳng cấp” của “pháo đài bay” đã là vĩnh viễn và sau cùng là Bắc Triều Tiên có giống Việt Nam hay không. Mỹ, Nhật Bản “giật mình”, Trung Quốc “an phận” sau động thái của Bắc Triều Tiên Trong chiến tranh hay chuẩn bị cho chiến tranh, hầu như quốc gia nào cũng không muốn mình phải đối phó với nhiều hướng. Đó là nguyên tắc tối thiểu trong hoạt động quân sự. Nhưng Bắc Triều Tiên lại khác, họ tuyên bố đánh phủ đầu VKHN không những với Mỹ mà còn vào cả Nhật Bản. Điều đó có nghĩa Bắc Triều Tiên muốn một mình chọi lại 3 khi hoặc là quá mạnh để đủ sức đương đầu hoặc là có VKHN để răn đe cùng chết. Sự khác thường này chứng tỏ, không có chiến tranh xảy ra bắt đầu từ Bắc Triều Tiên, nhưng tuyên bố của Bắc Triều Tiên đã làm cho khu vực Đông Bắc Á và Tây TBD rùng rùng chuyển động. Đầu tiên, khiến Mỹ phải triển khai ở phía Tây của mình tại bang Alaska 14 hệ thống đánh chặn tên lửa với giá gần 1 tỷ USD dù rằng Mỹ “ngáp dài” khi nghe lời tuyên bố của Bắc Triều Tiên (ngạc nhiên chưa). Còn Nhật Bản, tình hình căng thẳng ở Đông Bắc Á và Senkaku là chất xúc tác mạnh làm Nhật Bản thay đổi lớn như “lột xác”. Thứ nhất là nhờ đó mà đảng dân chủ tự do (LDP) trở thành đảng cầm quyền đưa ông Shinzo Abe làm thủ tướng và chắc chắn cuộc bầu cử thượng viện Nhật Bản sắp tới đảng LDP sẽ chiếm đa số (trước đó hạ viện họ đã chiếm đa số). Thứ hai là việc sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản mà linh hồn là điều 9. Hiến pháp Nhật Bản muốn sửa đổi cần có 2 yếu tố, bên ngoài và bên trong. Yếu tố bên trong là phải cần 2/3 hạ viên, thượng viện thông qua và sau đó trưng cầu dân ý với đa số cử tri tán thành. Vấn đề này, hiện nay chủ trương của đảng LDP và thủ tướng Shinzo Abe dưới tác động của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên sẽ rất dễ dàng được toại nguyện. Yếu tố bên ngoài, quan trọng nhất là Mỹ, nhưng Mỹ luôn ủng hộ, trong khi đó (trước đây) các nước láng giềng châu Á rất e ngại và phản đối thì bây giờ cũng rất đồng lòng (Trừ Trung Quốc, họ cực lực phản đối). Như vậy, Nhật Bản sẽ trở thành một quốc gia bình thường, có một quân đội bình thường như Trung Quốc, như Việt Nam…là sự thật. “Nhật Bản đã xin lỗi đủ và đang ngẩng đầu hướng tới tương lai”. Còn với Trung Quốc: tuyên bố, hành động của Bắc Triều Tiên làm cho tình hình an ninh của Trung Quốc bị ảnh hưởng là không thể chối cãi. Trung Quốc dù có ngấm ngầm giúp Bắc Triều Tiên bao nhiêu chăng nữa cũng buộc phải biểu quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên vì nếu không thì điều gì sẽ xảy ra khi Hàn Quốc và đặc biệt là Nhật Bản cũng tuyên bố thay đổi Hiến pháp, sản xuất sở hữu VKHN để đối đầu với Bắc Triều Tiên? Hơn ai hết, Trung Quốc sẽ đánh giá rất chính xác động thái của đồng minh Bắc Triều Tiên đã thu được kết quả hay là hậu quả. Điều đáng quan tâm là với Mỹ và Nhật Bản, Bắc Triều Tiên chả là gì mà đối tượng chính của họ là Trung Quốc, và, không có gì ngạc nhiên khi Mỹ không ký với Bắc Triều Tiên một hiệp ước hòa bình. (Lê Ngọc Thống) |
Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013
>> Triều Tiên có thể vít cổ B-52 như Việt Nam?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét