Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

>> Tên lửa thế hệ mới của Mỹ có đe dọa được Trung Quốc

Trước tin Mỹ sắp đưa siêu tầu sân bay USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động từ năm 2015 để tạo ưu thế áp đảo so với các cường quốc, Trung Quốc đã tự tin tuyên bố họ không e ngại trước loại vũ khí “khủng” này...

>> Bí mật siêu tên lửa Nga lọt vào tay ai?
>> Siêu tên lửa chống tăng CKEM của Mỹ
>> Siêu tên lửa đánh chặn không đầu đạn



http://nghiadx.blogspot.com


Một giới chức cấp cao tiết lộ, Hải quân Mỹ cố gắng khám phá những bí mật về DF-21D và đưa ra những kế hoạch điều chỉnh hạm đội Thái Bình Dương nằm ngoài tầm bắn 1.500km của DF-21D. Tuy nhiên, điều này đôi khi lại mang đến sự bất lợi khi Mỹ muốn áp sát biên giới Trung Quốc hay có mặt tại những vùng đặc quyền của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com


Và một điều được cho là cần kíp nhất lúc này chính là việc bằng mọi giá phải tìm ra cách để bảo vệ siêu tầu sân bay thế hệ mới USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động mà không phải lo ngại tên lửa diệt hạm của của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Vào tháng đầu năm 2010, công ty Lockheed Martin đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên của chương trình LRASM, một chương trình phát triển vũ khí tuyệt mật của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com

Theo đó một dòng tên lửa đối hạm mới sẽ được phát triển mang tên LRASM bao gồm 2 phiên bản: LRASM-A là tên lửa hành trình tầm thấp tàng hình. Mẫu tên lửa này được thiết kế sử dụng cho máy bay.

http://nghiadx.blogspot.com

Và LRASM-B được thiết kế là tên lửa hành trình tầm cao, sử dụng 1 động cơ phản lực, có tốc độ siêu âm. Với thiết kế có tác dụng phát triển ưu tiên khả năng đẩy và phù hợp với sự trợ giúp của các bộ cảm biến cũng như các hệ thống điện tử đạo hàng để đạt được tốc độ cân bằng và khả năng tàng hình nhằm tăng khả năng tấn công hiệu quả.

http://nghiadx.blogspot.com
Mẫu thiết kế tên lửa LRASM-B

http://nghiadx.blogspot.com
Mẫu thiết kế tên lửa LRASM-A

Theo kế hoạch, quá trình phóng thử nghiệm tên lửa LRASM sẽ được tiến hành bắt đầu vào cuối năm 2012 và tới năm 2015, chúng sẽ được chuyển giao cho hải quân Mỹ cùng thời điểm tầu sân bay USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động.

http://nghiadx.blogspot.com
Mô phỏng hình ảnh thử nghiệm tên lửa LRASM tiêu diệt mục tiêu

Theo yêu cầu của hải quân Mỹ, tên lửa đối hạm LRASM thế hệ mới phải khác biệt so với các loại vũ khí hiện có, có khả năng tự dẫn cao, trang bị khả năng tìm kiếm thông minh và phát hiện mục tiêu, ít phụ thuộc vào nguồn dữ liệu từ phía ngoài và tích hợp hệ thống thông tin và dẫn đường vệ tinh (GPS).

http://nghiadx.blogspot.com

Ngoài ra, dòng tên lửa đối hạm nói trên phải phù hợp để sử dụng trong thiết bị phóng thẳng đứng Mk.41 trên các chiến hạm của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Cùng với đó, tên lửa này cũng được áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao khả năng sống sót trước hệ thống phòng không của đối phương và có xác suất đánh trúng mục tiêu cao, nhanh chóng phá vỡ mạng lưới phòng không của kẻ địch.

Từ những điều trên có thể thấy rõ ràng Mỹ luôn chủ động đi trước Trung Quốc một bước trong việc phát triển những thế hệ vũ khí hiện đại để nắm được lợi thế so sánh khi những mâu thuẫn giữa 2 quốc gia này ngày càng khó lường hơn...

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

>> So sánh Molniya Việt Nam và Houbei 022 của Trung Quốc

Tờ Thiết Huyết số ra ngày 10/6 đã có bài bình luận so sánh về tàu chiến lớp 1241 của Hải quân Nhân dân Việt Nam và chiến hạm lớp 022 của Trung Quốc…


>> Những hộ vệ hạm "sừng sỏ" ở Đông Nam Á
>> Chiến hạm Việt Nam: Tarantul I


Theo đó tờ Thiết Huyết cho biết: Hải quân Việt Nam đang sở hữu 1 số lượng kha khá các loại tàu tên lửa khá lợi hại do Liên Xô sản xuất từ những năm 80-90 của thế kỷ trước. Các tàu chiến lớp 1241 nếu phân tích các mặt về vũ khí cũng như tính năng kĩ chiến thuật thì nó khá tương đương với chiến hạm 2 thân lớp Houbei lớp 022 của Trung Quốc


http://nghiadx.blogspot.com
Molniya Việt Nam và Houbei 022 Trung Quốc

Tàu chiến lớp 1241 của Việt Nam đang Trung Quốc gọi là những chú Ong độc trên biển Đông. Tàu hộ tống tên lửa hạng nhẹ mẫu thiết kế 1241, tên gọi (Molniya) theo phân loại của NATO tầu có tên là tầu hộ tống lớp Tarantul (Tarantul class corvettes) – thiết kế các lớp tầu hộ tống mang tên lửa – khinh hạm tên lửa, các tầu hộ tống hạng nhẹ này được đóng trong các xưởng đóng tầu của Liên bang Xô viết vào những năm 1979 – 1996 và được biên chế vào lực lượng hải quân Xô viết

http://nghiadx.blogspot.com
Molniya - Hải quân Việt Nam

Type 022 là loại tàu tàng hình thế hệ mới của hải quân Trung Quốc, có khả năng tác chiến linh động và tấn công nhanh các mục tiêu cả trên không, bộ và trên biển. Tàu có đặc điểm khá vượt trội về tốc độ di chuyển, thân nhọn và được thiết kế với tiết diện mặt cắt ngang khá nhỏ, giảm thiểu sự phát hiện bằng radar của đối phương. Type 022 có chiều dài 42,6 mét, cao 12,2 mét (tính cả cột buồm), tốc độ đạt 36 dặm/h (khoảng 58 km/h)

http://nghiadx.blogspot.com

Việt Nam hiện nay sở hữu hai loại tàu lớp 1241 là 1241RE và 1241.8. Trong hệ thống vũ khí của tầu hộ tống tên lửa 1241RE được biên chế 4 tên lửa chống tầu R-15 Termit, tầu hộ tống 12411 M được biên chế 4 tên lửa chống tầu loại 3M-80 Moskit (R-270), các tên lửa chống tầu được lắp trong 2 bộ ống phóng tên lửa KT-152

http://nghiadx.blogspot.com

Tàu Type 022 được trang bị một số loại tên lửa gồm: 08 tên lửa đối hạm loại C-801/802/803. sử dụng động cơ đẩy tuabin phản lực để tầm bắn xa hơn và tầm hiệu quả đạt trên 120 km.

Tàu cũng được trang bị 02 bệ phóng với 08 tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa loại Hongniao; đây là loại tên lửa có hoặc không có đầu đạn hạt nhân, tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng và động cơ phản lực cánh quạt đẩy, có tầm hoạt động từ 600 đến 3000 km, tốc độ 0.7 – 0.8 Mach và có trọng lượng từ 1,6 – 2,5 tấn.

Ngoài ra tàu còn được trang bị các tên lửa hạm đối không FLS-1 với 12 tên lửa loại QW class MANPAD; 01 pháo hạm AO-18 loại 30 mm, hệ thống vũ khí đánh gần AK-630

http://nghiadx.blogspot.com

Những chiếc tàu chiến 1241.8 có khả năng mang 16 tên lửa chống tầu sát thủ X-35 Uran 3M24 Tên lửa phòng không vác vai Igla: 12 Hỏa lực pháo binh: 1xAK-176M 76.2 mm với cơ số 316 viên đạn pháo. 2xAK-630M1-2 30 mm với cơ số 4000 viên đạn

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm lớp 022 Trung Quốc bắn tên lửa trên biển Đông

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm lớp 1241.8 của Việt Nam bắn thử tên lửa Uran X35

http://nghiadx.blogspot.com
Quái vật 2 thân của Hải quân Trung Quốc chiến hạm lớp 022 Houbei

http://nghiadx.blogspot.com
Ong độc của Hải quân Nhân dân Việt Nam

>> Không quân Mỹ chuẩn bị tấn công Syria

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra lệnh cho không quân và hải quân Mỹ chuẩn bị một cuộc không kích hạn chế nhằm vào chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng thời áp đặt các khu vực cấm bay tại Syria.




http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-16. Ảnh matzav.com


Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra lệnh cho không quân và hải quân Mỹ chuẩn bị một cuộc không kích hạn chế nhằm vào chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng thời áp đặt các khu vực cấm bay tại Syria.

Theo các nguồn tin khu vực ngày 11/6, nhiệm vụ của lực lượng Mỹ là hủy hoại chính quyền của ông Assad và các trung tâm chỉ huy quân sự nhằm làm cho chính quyền lung lay và cản trở quân đội Syria tấn công phe nổi dậy.

Các nguồn tin tiết lộ Tổng thống Obama đã quyết định bước đi này sau những tuyên bố liên tiếp của giới chức Nga cho rằng "Moskva sẽ ủng hộ sự ra đi của ông Assad, nếu người dân Syria đồng ý với việc đó."

Mỹ mở ra hai hướng hành động: Một là, loại bỏ ông Assad bằng cách tăng cường cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy và tổ chức các lực lượng đối lập thành quân chuyên nghiệp có thể đương đầu với các đơn vị quân đội trung thành với ông Assad. Hai là, trước sức ép của cuộc không kích giới hạn của Mỹ, chọn ra một nhóm sỹ quan cấp cao sẵn sàng làm đảo chính lật đổ ông Assad, buộc ông và gia đình chấp nhận sống lưu vong. Chiến dịch của Mỹ sẽ được điều chỉnh theo diễn tiến của các sự kiện chính trị và quân sự.

Trước đó, ngày 10/6, Ngoại trưởng Anh William Hague nói: "Syria đang bên bờ vực của nội chiến, vì thế không thể loại trừ bất cứ giải pháp nào”.

Washington hiện không chắc về phản ứng của Nga vốn cực lực lên án hành động can thiệp quân sự của nước ngoài. Các quan chức Mỹ hiện cũng chưa rõ liệu Nga có chấp nhận tiến trình thay đổi chế độ ở Damascus hay không.


Về phần mình, Nga vẫn phản đối mạnh mẽ khả năng dùng vũ lực để lật đổ Tổng thống Assad. Nga và Mỹ đang mâu thuẫn gay gắt với nhau về cách thức xử lý cuộc khủng hoảng ở Syria. Trong khi Mỹ ra sức thúc ép Tổng thống Assad từ chức, thì Nga lại cho rằng việc lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad không phải là giải pháp tháo gỡ cuộc khủng hoảng ở Syria hiện nay.

Hiện tại, Nga và Trung Quốc đều cho rằng phương Tây, do Mỹ cầm đầu, đang hậu thuẫn phe nổi dậy Syria. Hai nước thành viên HĐBA LHQ có quyền phủ quyết này không muốn biến Syria thành Libya thứ hai và chỉ ra rằng việc NATO lật đổ chính phủ Libya năm ngoái không đem lại hòa bình và ổn định cho đất nước hiện đang lâm vào tình trạng hỗn loạn, chia rẽ này.

(Nguồn :: Báo Đất Việt)

>> Ý đồ cuộc tập trận chung Nhật Bản-Ấn Độ

Cuộc diễn tập quân sự liên hợp trên biển lần đầu tiên phản ánh Nhật-Ấn sẽ không khoan nhượng với bá quyền trên biển của Trung Quốc.

>> Trung Quốc–EU mạnh hơn Mỹ-Nhật?
>> Với Hải quân Nhật, TSB Trung Quốc chỉ là "quan tài sắt"



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục INS Shivalik của Hải quân Ấn Độ tham gia diễn tập quân sự liên hợp với Nhật Bản.

Thời báo hoàn cầu dẫn nguồn tin từ trang mạng “Press Trust of India” Ấn Độ cho biết, bắt đầu từ ngày 9/6, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Ấn Độ tổ chức cuộc diễn tập quân sự trên biển liên hợp lần đầu tiên tại vịnh Sagami, khu vực Kanagawa, Nhật Bản.

Hải quân Ấn Độ cho biết, họ cử 4 tàu chiến tham diễn, trong đó có tàu khu trục INS Shivalik và tàu khu trục INS Rana được trang bị tên lửa dẫn đường lớp Kashin, tàu tiếp tế và tàu hộ tống cỡ nhỏ. Còn Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có 2 tàu hộ tống (Kanji, Hatakaze-2), 1 máy bay tuần tra trên biển và 1 máy bay trực thăng tham diễn.

Theo tiết lộ của Hải quân Ấn Độ, 4 tàu chiến này đã thăm Singapore, Việt Nam, Philippines và Hàn Quốc, rồi mới đến vùng biển của Nhật Bản. Hoạt động 3 ngày tại Nhật Bản đúng vào dịp tròn 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Ấn-Nhật.

4 tàu chiến này của Hạm đội Miền Đông Ấn Độ (quản lý một vùng biển lớn ở vịnh Bengal và Ấn Độ Dương) hiện đang tiếp tục triển khai ở biển Đông và Tây Bắc Thái Bình Dương. Sau khi kết thúc diễn tập liên hợp, trước sau trung tuần tháng 6, những tàu chiến này sẽ thăm Trung Quốc và cảng Kelang của Malaysia.

Ấn Độ liên tục triển khai tàu chiến ở phía đông, phù hợp với chính sách “hướng Đông” tăng cường quan hệ quân sự với các nước trong khu vực có vị trí chiến lược rất quan trọng này.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến Ấn Độ tại cảng biển Nhật Bản.


Ngày 10/6, tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản cho biết, Hải quân Ấn Độ và Nhật Bản đã tiến hành diễn tập các khoa mục như chiến thuật hành động hạm đội, máy bay US-2 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng tiến hành diễn tập tìm kiếm cứu nạn. Bài báo ca ngợi Hải quân Ấn Độ là một lực lượng đáng tin cậy, có khả năng tốt.

Theo bài báo thì, cuộc diễn tập lần này giữa Nhật-Ấn là nhằm vào Trung Quốc. Lực lượng Hải quân Trung Quốc không ngừng lớn mạnh, đang gây sức ép với các nước láng giềng trong vấn đề đảo Senkaku và biển Đông.

Tại cuộc họp báo ngày 5/6, quan chức Nhật Bản cho biết: “Thông qua diễn tập liên hợp có thể tăng cường sự ổn định cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Ấn Độ và Trung Quốc còn tồn tại vấn đề Tây Tạng và biên giới chưa được phân định. Trung Quốc thúc đẩy chiến lược “chuỗi ngọc trai” ở các nước ven bờ Ấn Độ Dương như Pakistan, xây dựng căn cứ quân sự cho tàu chiến viễn dương, muốn thâm nhập Ấn Độ Dương.

Đối với vấn đề này, Ấn Độ tỏ ra không hài lòng, Ấn Độ đã thông qua tiến hành diễn tập liên hợp với hải quân các nước như Indonesia, Thái Lan, Singapore, Nam Phi, thông qua tăng cường hợp tác để chống lại Trung Quốc.

Đối với Nhật Bản và Ấn Độ, ngăn chặn Trung Quốc bá quyền trên biển phù hợp với lợi ích của hai nước. Đối với Nhật Bản, đây là một cơ hội để tăng cường quan hệ với Hải quân Ấn Độ, lực lượng chốt trên tuyến đường hàng hải quan trọng này; đối với Ấn Độ, tăng cường hợp tác với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, có thể cải thiện khả năng cho hải quân.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng Nhật Bản.

So với diễn tập liên hợp như chống tàu ngầm, quét mìn và phòng thủ tên lửa đạn đạo giữa Nhật-Mỹ, cuộc diễn tập liên hợp lần này giữa Ấn-Nhật chỉ ở cấp độ sơ cấp. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản không cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể, cũng khiến cho hợp tác quân sự Nhật-Ấn bị hạn chế.

Nhưng, quan chức Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho biết: “Lượng lượng Phòng vệ Biển và Hải quân Ấn Độ thông qua diễn tập liên hợp để tăng cường hợp tác, điều này vốn có ý nghĩa quan trọng”. Điều này cho thấy, Nhật Bản và Ấn Độ đều sẽ không khoan nhượng với bá quyền trên biển của Trung Quốc.

Một nội dung quan trọng của hợp tác quốc phòng Nhật-Ấn
Cuộc diễn tập lần này là nhằm thực hiện thỏa thuận đạt được giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật-Ấn vào tháng 11/2011, trên nền tảng "Tuyên bố chung hợp tác bảo đảm an ninh".

Diễn tập quân sự liên hợp Ấn-Nhật là một nội dung quan trọng trong hợp tác quốc phòng song phương. Ngoài ra, hai nước còn tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng Quốc phòng thường niên, Đối thoại chính sách quốc phòng và Đối thoại quan chức cấp cao Quân đội.

Hai nước cũng đang khởi thảo Kế hoạch hành động liên hợp quốc phòng, đồng thời cũng đang tìm kiếm khả năng thiết lập Đối thoại chiến lược đa phương, trong đó có Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra trên biển Nhật Bản.

Bắt đầu từ nửa cuối năm 2010, quan hệ hợp tác chiến lược Ấn-Nhật được cải thiện mạnh mẽ. Tháng 7/2010, hai nước đã tổ chức đối thoại cấp Thứ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng lần đầu tiên, từ là "Đối thoại 2+2".

Tháng 10/2010, Thủ tướng Ấn Độ Singh thăm Nhật Bản, hai nước đã ký Hiệp định Hợp tác Kinh tế và đã triển khai thảo luận sâu sắc về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng như đất hiếm, năng lượng hạt nhân.

Cuối tháng 10/2011, tại Tokyo, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã tổ chức vòng đối thoại chiến lược mới, ngoài tăng cường quan hệ kinh tế, còn muốn tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh song phương trong các vấn đề như biển.

Ngày 2/11/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony đã tiến hành hội đàm, đạt được thỏa thuận về tiến hành cuộc diễn tập quân sự liên hợp lần đầu tiên tổ chức vào năm nay (2012).

Ngoài ra, trong chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 12/2011, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã cùng với Thủ tướng Ấn Độ Singh thảo luận về các vấn đề hợp tác như tấn công cướp biển và bảo đảm an ninh hàng hải.

Tờ "Nhân dân nhật báo" Trung Quốc cho rằng, thông qua diễn tập quân sự, hai nước muốn tăng cường hợp tác song phương, đồng thời xây dựng quan hệ tin cậy để ngăn chặn Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc. Đặc biệt là khi Ấn Độ kiểm soát tuyến đường hàng hải quan trọng ở Ấn Độ Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Nhật Bản.

>> Vikramaditya - Tàu sân bay mang theo giấc mộng lớn của Ấn Độ

Mỹ coi Ấn Độ là “then chốt” cho chiến lược mới của họ, trong khi Ấn Độ đang muốn mở rộng ảnh hưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

>> Siêu hạm của Ấn Độ sẽ xuất hiện ở Biển Đông ?
>> Việt Nam sắp mua tàu khu trục tàng hình P28 của Ấn Độ
>> Ấn Độ 'ảo mộng' với tên lửa ?



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ.


Ngày 9/6, tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc có bài viết cho biết, tối ngày 8/6, tàu sân bay Vikramaditya mang theo giấc mơ “quân đội mạnh” của Ấn Độ đã đến biển Trắng. Hãng RIA Novosti Nga cho biết, tàu sân bay này đã tiến hành chạy thử lần đầu tiên.

Trước đó 2 ngày, Mỹ và Ấn Độ ký một hợp đồng mua sắm quân sự của Quân đội Ấn Độ trị giá 647 triệu USD, hãng Boeing Mỹ cũng chuẩn bị cung cấp 22 máy bay trực thăng Apache cho Không quân Ấn Độ, kim ngạch khoảng 1,4 tỷ USD.

Ấn-Mỹ bước vào tuần trăng mật

Ngày 5-6/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tiến hành chuyến thăm 2 ngày tới Ấn Độ. Quan chức hai nước Mỹ-Ấn cho biết, chuyến thăm này của Panetta nhằm nâng cao quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn và tăng cường hợp tác trong vấn đề Afghanistan. Panetta cũng cho biết, hợp tác an ninh Mỹ-Ấn là “then chốt” trong việc Mỹ điều chỉnh triển khai quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong 10 năm qua, hợp tác quốc phòng giữa Ấn-Mỹ được cải thiện ổn định. Chỉ trong năm 2011, Quân đội Mỹ và Ấn Độ đã tiến hành hơn 50 cuộc diễn tập quân sự quan trọng. Trong chiến lược mới do Obama công bố, Ấn Độ cũng là nước duy nhất được nhắc cụ thể là đối tác then chốt/quan trọng. Các dấu hiệu đều cho thấy, Ấn Độ đang cùng Mỹ bước vào “tuần trăng mật”.




http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng Apache của hãng Boeing, Mỹ.

Đồng thời, Ấn Độ và Nhật Bản cũng đã tăng cường hợp tác quân sự. Ngày 9-10/6, Hải quân Ấn Độ và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở vịnh Sagami, vùng biển lân cận tỉnh Kanagawa, Nhật Bản.

Ngày 30/4, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Genba thăm Ấn Độ, hai nước đã triển khai đối thoại về các lĩnh vực như chiến lược, năng lượng, kinh tế và an ninh hàng hải.

Tham vọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Đằng sau các động thái dồn dập của Ấn Độ là “giấc mộng nước lớn” của nước này. Trong mấy chục năm qua, sự phát triển kinh tế của Ấn Độ luôn không hoàn toàn được toại nguyện.

Các phong trào ly khai dân tộc và xung đột giáo phái do mâu thuẫn phức tạp về dân tộc, tôn giáo, chủng tộc gây nên đã trở thành mầm họa phía sau tham vọng “bành trướng” của Ấn Độ.

Cải cách kinh tế gần 20 năm qua giúp cho Ấn Độ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là 10 năm gần đây, Ấn Độ gia nhập hàng ngũ các nước BRIC, “giấc mộng nước lớn” của Ấn Độ đã có nền tảng kinh tế để trở thành hiện thực.

Trải qua xây dựng vài kế hoạch quốc phòng 5 năm, Quân đội Ấn Độ không ngừng phát triển mạnh mẽ, Ấn Độ đã đạt mục tiêu chiến lược của họ ở tiểu lục địa Nam Á.

Đồng thời, tình hình nội bộ Pakistan rối ren, kinh tế phát triển chậm chạp, sức mạnh quốc gia tổng hợp và sức mạnh quân sự đều ở thế bất lợi.
http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ và Mỹ tập trận chung tại vịnh Bengal ngày 7/4/2012.

Do đó, giống như tên lửa Agni được phóng thử, cùng với việc mở rộng tầm phóng, Ấn Độ cũng bắt đầu chú ý tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tâm lý quốc dân bùng lên, cộng với việc cổ xúy của truyền thông và quân đội đã như “thêm dầu vào lửa”. Trong khi trọng tâm chiến lược của Mỹ “tái cân bằng” châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ vừa kịp đã bước lên “xe đi nhờ” chiến lược của Mỹ. Là sự tính toán ở cấp độ chiến lược, Ấn Độ đang không ngừng tăng cường hợp tác với các nước Đông Á có địa lý rất xa như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Sức mạnh vẫn chưa đủ

Ấn Độ cũng đã tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Myanmar. Ấn Độ có kế hoạch đến năm 2016 hoàn thành xây dựng một con đường cao tốc nối liền Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ấn Độ hoàn toàn không hài lòng với việc làm “bá chủ” ở tiểu lục địa Nam Á, đang không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Việc xây dựng xong tuyến đường cao tốc này sẽ mở rộng vai trò ảnh hưởng của Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, trong đó có Myanmar và Việt Nam.

Ngày 6/6, tờ “Thời báo Ấn Độ” viết, sự chuyển dịch chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ có mục đích “tập trung chú ý vào Trung Quốc”, trong khi Ấn Độ sẽ trở thành một đối tác hợp tác “cố gắng” tại khu vực này của Mỹ.

Dư luận Ấn Độ gần đây luôn cho rằng, Trung Quốc là mối đe dọa tiềm tàng trong quá trình mở rộng ảnh hưởng của họ. Các phân tích cho rằng, Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ, Nhật Bản ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng có tính toán chiến lược ngăn chặn Trung Quốc.

Các chuyên gia cho rằng, bước vào thế kỷ 21, cùng với việc liên tục mở rộng lợi ích quốc gia, cùng với việc bảo đảm ưu thế chiến lược ở khu vực tiểu lục địa Nam Á và Ấn Độ Dương, Ấn Độ tích cực mở rộng ảnh hưởng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, từ anh cả Nam Á từng bước hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn.

Giấc mơ của Ấn Độ không ngừng lớn lên, nhưng sức mạnh vẫn chưa đủ. Theo báo Trung Quốc thì phải “cảnh giác, đề phòng” với “tham vọng bành trướng” của Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ đã bước vào câu lạc bộ những nước sở hữu tên lửa xuyên lục địa.


(Nguồn :: Báo Giáo Dục . Net)

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

>> "Một TQ đáng sợ" trên báo Hoàn Cầu

Những độc giả nước ngoài không khỏi lo sợ giống như ông Seong Hyon Lee - người Hàn Quốc - khi đọc tờ Thời Báo Hoàn Cầu (TBHC) của Trung Quốc.

>> Thực hư về sức mạnh tàu ngầm Trung Quốc
>>Trung Quốc sẽ học Nga sử dụng vũ lực ?



http://nghiadx.blogspot.com
Tờ Thời Báo Hoàn Cầu - phụ bản của Nhân Dân Nhật Báo - Ảnh: C.I.


Ông là một người đọc trung thành, chăm chỉ và có học đàng hoàng của tờ báo này. Ông tốt nghiệp Đại học Harvard, lại là chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu truyền thông quốc tế của Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.

Trên báo Tài Kinh mới đây, ông đã lên tiếng báo động: tại hội thảo về “ngoại giao nhân dân” và hình ảnh quốc tế của Trung Quốc một vài ngày trước đó ở Bắc Kinh, ông đã nêu rõ rằng TBHC là “một trong những kẻ thù tệ hại nhất đối với nền ngoại giao nhân dân của Trung Quốc và đã đến lúc Trung Quốc cần phải “khai tử” tờ báo này!”.

Ông cho biết rất nhiều người nước ngoài biết đến Trung Quốc, biết tiếng Hoa và đọc TBHC “rất chăm chỉ”, bởi biết rõ tờ báo phản ánh “những quan điểm bên trong” của đảng cầm quyền, nhất là khi nó lại được cầu chứng dưới nhãn hiệu của Nhân Dân Nhật Báo.

Thế nhưng, ông nhận xét: “Khi đọc, TBHC lại cho tôi cũng như phần lớn những người đọc nước ngoài khác một ấn tượng xấu về đất nước Trung Quốc. Tờ báo đang “vẽ” lên một Trung Quốc đang gặp nguy khốn, bị vây bủa tứ bề bởi những cuộc tấn công liên tiếp từ bên ngoài.

Cứ theo hình ảnh mà TBHC “vẽ” lên thì Trung Quốc đang là một đất nước bị cô lập, không có mấy bạn bè, các thiện ý của nó luôn bị giải thích sai lệch. Do vậy, nó đang phải tả xung hữu đột để “thoát ra”. Mỹ, phương Tây, các “thế lực chống Trung Quốc” và các phương tiện truyền thông nước ngoài cứ liên tục “ra đòn”...”.

Theo ông, trên TBHC, người đọc luôn bắt gặp từ “thổi phồng”. Tờ báo cáo buộc báo chí phương Tây, của Anh, của Chính phủ Mỹ luôn “thổi phồng” khía cạnh tiêu cực của các sự kiện diễn ra tại Trung Quốc! Báo chí phương Tây luôn thổi phồng “mối đe dọa của Trung Quốc”.

Có hôm tờ báo còn đăng một bài viết với tít tựa là “Hãy tỉnh táo trước làn sóng chống Trung Quốc ồ ạt do phương Tây phát động!”.


http://nghiadx.blogspot.com


Hậu quả là đối với người đọc trong nước, như ông Lee nhấn mạnh, “thế giới do TBHC “vẽ” lên là một thế giới đầy nguy hiểm và đầy những âm mưu. Bởi vậy, người đọc của tờ báo này dễ bị tiêm nhiễm một thứ “não trạng của kẻ bị vây hãm”, luôn cảnh giác với thế giới bên ngoài.

Về mặt tâm lý, từ chỗ bị lừa phỉnh như thế, những người đọc này có nguy cơ đánh mất sự tự tin. Từ chỗ liên tục bị lặn hụp trong những ngộ nhận như thế, họ sẽ lần hồi đâm ra ngờ vực và thù nghịch thế giới bên ngoài”.

Trong một bài viết trên Weibo của mạng Tân Lãng, Hồ Tích Tiến - một trong những biên tập viên của TBHC - lại khẳng định tờ báo đang giới thiệu “một đất nước Trung Quốc đích thực”! Trước “tuyên ngôn” này, Seong Hyon Lee không khỏi giật mình: “Trên thực tế đất nước Trung Quốc này lại đang xuất hiện một cách đáng sợ trong mắt người nước ngoài.

Nhiều nhà quan sát cho rằng ban lãnh đạo của tờ báo này đã chọn chiến lược tiếp thị an toàn nhất trong bối cảnh của Trung Quốc là giương cao ngọn cờ yêu nước. Khi Trung Quốc và phương Tây nay đang cọ xát với nhau về nhiều vấn đề như mô hình phát triển và các hệ thống giá trị thì việc giương cao ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của độc giả, nhờ đó tăng được số lượng phát hành và thu được nhiều quảng cáo.

Nhưng người ta lại đang tự hỏi liệu đó có phải là chủ nghĩa yêu nước đích thực hay là thứ chủ nghĩa yêu nước “giả cầy” vì mục tiêu thương mại...”.

Với mong muốn Trung Quốc sớm nhận ra nguy cơ này, ông đề nghị trong bối cảnh phát triển cực kỳ sôi động và có nhiều thay đổi của mình, “Trung Quốc cần bình tâm suy xét để phân tích tình hình một cách lý tính”.

Người đọc nước ngoài từng biết và yêu mến Trung Quốc qua Tam quốc chí, Thủy hử, Tây du ký, không khỏi “sợ” TBHC!

>> TQ cần nâng cao khả năng tác chiến của Hải quân

Tân Hoa xã có bài viết dẫn lời Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quách Bá Hùng phát biểu trong một cuộc điều tra nghiên cứu ở lực lượng Hải quân nước này . Dưới đây là toàn bộ nội dung bài phát biểu của ông Quách Bá Hùng:

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1
>> "Siêu tàu sân bay" Ford của Mỹ là để dành cho Trung Quốc



http://nghiadx.blogspot.com
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc - Quách Bá Hùng quán triệt tinh thần sẵn sàng cho "đấu tranh quân sự" cho Hải quân Trung Quốc.


“Cần phải quán triệt tinh thần chỉ thị quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cầm Đào, bám chặt vào đại cục công tác của Đảng và Nhà nước TQ, đi sâu quán triệt đường lối chính, chủ đề xây dựng quốc phòng và quân đội, lấy kiên quyết nghe Đảng chỉ huy, tuyệt đối trung thành tin cậy làm căn bản trong xây dựng quân đội, ra sức tăng cường xây dựng chính trị tư tưởng,

tiếp tục mở rộng và đi sâu chuẩn bị đấu tranh quân sự, tiếp tục khơi dậy phong trào huấn luyện quân sự, không ngừng nâng cao khả năng tác chiến trong điều kiện thông tin hóa cho Quân đội, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của TQ, bằng thành tích xuất sắc để chào mừng thắng lợi của Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Quách Bá Hùng cho rằng: “Cần luôn đặt xây dựng chính trị tư tưởng ở vị trí hàng đầu trong xây dựng Quân đội, bảo đảm kiên định phương hướng chính trị đúng đắn.

Cần kiên trì dùng hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc vũ trang cho binh sĩ, đi sâu triển khai giáo dục “quân hồn” (tinh thần của Quân đội), tiếp tục giáo dục quan điểm giá trị cốt lõi của quân nhân cách mạng đương đại, tiếp tục nắm chắc hoạt động dạy học “coi trọng chính trị, chú ý đại cục, tuân thủ kỷ luật” và hoạt động giáo dục “ca ngợi thành tựu phát triển khoa học, trung thành thực sự sứ mệnh lịch sử”, dốc sức phát triển văn hóa quân sự tiên tiến, thiết thực xây dựng chắc chắn nền tảng chính trị tư tưởng “binh sĩ giương cao ngọn cờ, nghe Đảng chỉ huy, thực hiện sứ mệnh”.

Cần kiên trì lấy xây dựng khả năng và xây dựng hiện đại làm đường lối chính, đi sâu thúc đẩy xây dựng tổ chức đảng kiểu học tập và hoạt động xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên tiên tiến, không ngừng nâng cao trình độ khoa học hóa trong xây dựng đảng của Quân đội”.


http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội Nam Hải- Hải quân Trung Quốc thường xuyên tập trận đổ bộ trên biển Đông.

Quách Bá Hùng tiếp tục nhấn mạnh: “Cần chú trọng hơn đến mở rộng và tăng cường chuẩn bị đấu tranh quân sự. Cần giáo dục đông đảo binh sĩ luôn nắm chắc chức năng căn bản và sứ mệnh thần thánh của Quân đội, xây dựng vững chắc tư tưởng “đi lính đánh trận, dẫn dắt binh lính đánh trận, chuẩn bị đánh trận”.

Cần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào nghiên cứu các vấn đề tác chiến, đẩy nhanh chuyển đổi mô hình hình thành sức chiến đấu, không ngừng tăng cường khả năng tác chiến hệ thống trên cơ sở hệ thống thông tin.

Cần đặt huấn luyện quân sự lên vị trí chiến lược để nắm chắc, không ngừng nâng cao khả năng tác chiến cho Quân đội trong điều kiện thông tin hóa. Cần nắm chắc xây dựng các công trình quan trọng và hạ tầng đồng bộ nền tảng. Cần coi trọng rất cao và làm tốt và nghiêm túc công tác sẵn sàng chiến đấu thường xuyên”.

Quách Bá Hùng tiếp tục chỉ đạo: “Cần kiên trì phương châm trị quân theo pháp luật, trị quân nghiêm khắc, bảo đảm Quân đội thống nhất tập trung cao độ và an ninh, ổn định. Cần gia tăng mức độ thực hiện chế độ pháp quy, không ngừng nâng cao trình độ chính quy hóa cho Quân đội.

Cần tăng cường mức độ làm tốt công tác ngăn ngừa các vấn đề an ninh lớn, đưa các yêu cầu về công tác an ninh, ổn định vào thực tế. Cần gia tăng mức độ nắm chắc cơ sở, xây dựng nền tảng, thúc đẩy xây dựng cơ sở tiến bộ toàn diện, thúc đẩy binh sĩ phát triển toàn diện”.
http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ 071 Tỉnh Cương Sơn của Hạm đội Nam Hải.

>> Siêu hạm của Ấn Độ sẽ xuất hiện ở Biển Đông ?

Từ chối hợp tác với Mỹ để có thể kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc ở Châu Á Thái Bình Dương. Nhưng Ấn Độ lại muốn đưa siêu chiến hạm ‘khủng’ nhất của mình gia tăng ảnh hưởng tại Biển Đông?

>> Chiến hạm Ấn Độ thăm cảng Hải Phòng
>> "Chiến tranh kiểu mới" trong mối quan hệ Trung - Ấn
>> Ấn Độ - Biển Đông, trong bàn cờ địa chính trị Đông Á



http://nghiadx.blogspot.com
Không hợp tác với Mỹ để hạn chế sức mạnh Trung Quốc nhưng Ấn Độ lại muốn tham gia tăng ảnh hưởng tại Châu Á Thái Bình Dương bằng việc định chiến chiến hạm khủng nhất của mình sớm tới Biển Đông


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tìm cách hợp tác với Ấn Độ để cùng nhau hạn chế sức mạnh Trung Quốc. Ấn Độ từ chối nói rằng họ không chia sẻ với Mỹ về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã nói đến Trung Quốc và tranh chấp xung quanh Biển Đông: ‘Phần lớn của các vùng biển chung không thể được tuyên bố độc quyền cho bất kỳ một nước hoặc một nhóm nước’.

Vì vậy, con át chủ bài của Ấn Độ trong việc đảm bảo kiểm soát và sự thống trị của mình đối với Ấn Độ Dương và khu vực châu Á-Thái Bình Dương là gì? Câu trả lời có thể là siêu chiến hạm INS Satpura.

Tàu chiến tàng hình mới nhất trong biên chế của Hải quân Ấn Độ, INS Satpura sẽ đưa Hải quân Ấn Độ lên thêm 1 tầm cao mới , Ấn Độ là một trong sáu quốc gia trên thế giới sở hữu siêu chiến hạm tàng hình hiện đại đến như vậy. ‘Tàu chiến tàng hình cho phép chúng tôi tiến gần hơn đến kẻ thù và rất khó khăn để đối phương phát hiện ra chúng tôi’, Tướng Nitin Oberoi nói.

Ngoài ra, con tàu còn có một số tính năng chưa từng có. Nó được trang bị hỏa lực mạnh để hủy diệt các mục tiêu gần, hệ thống phòng không có thể phá hủy bất cứ thứ gì trong vòng bán kính 30 km, các tên lửa đối hải Klub bắn trúng mục tiêu ngoài đường chân trời cùng với hệ thống tên lửa đánh chặn Barack.


http://nghiadx.blogspot.com

Một điều rõ ràng là: Trong khi Ấn Độ có thể không tham gia với Mỹ để chống lại Trung Quốc, nó tự phát triển cơ bắp để có thể trở thành lực lượng đảm bảo an ninh trong khu vực không thua kém gì bất cứ quốc gia nào ở Châu Á Thái Bình Dương.
Tính năng tàng hình và tăng cường hỏa lực không phải là tất cả, tốc độ của nó cũng là một lợi thế. INS Satpura là một tàu chiến lớp Shivalik dài 143 mét, tàu chiến 6.200 tấn. Nó có thể đạt tối đa tốc độ 30 hải lý (khoảng 60 km mỗi giờ).

Con tàu có thể lẻn sâu vào lãnh hải đối phương, tấn công nhanh và rút đi nhanh chóng. Tất cả mọi thứ từ động cơ đến vũ khí đều được tự động hóa hoàn toàn. Nó có thể được khởi động bằng cách nhấn nút thông qua máy vi tính, có nghĩa là nguồn nhân lực ít hơn và điều kiện làm việc tốt hơn.

Trong năm năm tới, Hải quân Ấn Độ sẽ bổ sung thêm ít nhất 46 tàu cho hạm đội của mình, nó cũng sẽ có hai tàu sân bay vào cuối năm. Tàu sân bay thứ hai của Ấn Độ, INS Vikramaditya, sẽ tham gia hạm đội này cùng với ba tàu khu trục tàng hình.

Bên cạnh INS Chakra - tàu ngầm hạt nhân - gia nhập hạm đội trong năm nay, INS Arihant - tàu ngầm hạt nhân được hỗ trợ sẽ mang tên lửa hạt nhân đang được xây dựng ở Ấn Độ sẽ thử nghiệm trên biển trong năm nay.



http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ đang vươn lên trở thành sức mạnh mới không kém gì Trung Quốc ở Châu Á - Thái Bình Dương

Hải quân cũng sẽ nhận được tàu khu trục tàng hình lớp Kolkata vào năm tới. Một điều rõ ràng là: Trong khi Ấn Độ có thể không tham gia với Mỹ để chống lại Trung Quốc, nó tự phát triển cơ bắp để có thể trở thành lực lượng đảm bảo an ninh trong khu vực không thua kém gì bất cứ quốc gia nào ở Châu Á - Thái Bình Dương.

>> Indonesia sẽ đóng tàu chiến SIGMA 10514 giống Việt Nam

BQP Indonesia đã ký với công ty đóng tàu Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding hợp đồng đóng mới một tàu khu trục nhỏ SIGMA 10514 cho Hải quân.

>> 7 vũ khí sát thủ của Quân đội Việt Nam
>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 2)


http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 05 tháng 6 năm 2012, tại thủ đô Jakarta, Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký với công ty đóng tàu Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding hợp đồng đóng một tàu khu trục nhỏ SIGMA 10514 cho Hải quân nước này theo khuôn khổ chương trình PKR (Perusak Kawal Rudal) của Indonesia.


Lễ ký kết hợp đồng giữa đại diện BQP Indonesia đã ký với công ty đóng tàu Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding tại Jakarta.
Theo hợp đồng, các bộ phận chính của tàu chiến lớp SIGMA 10514 sẽ được đóng ở nhà máy Damen Schelde ở Vlissingen, Hà Lan và nhà máy Damen Romania ở Galati, Romania, còn các bộ phận phụ của tàu chiến loại này sẽ được đóng tại nhà máy Surabaya, Indonesia.

Như vậy, công ty đóng tàu Damen Schelde Naval Shipbuilding sẽ hợp tác với công ty đóng tàu quốc gia Indonesia PT PAL để đóng chung tàu chiến lớp SIGMA 10514 trong khuôn khổ chương trình Perusak Kawal Rudal.

Dự kiến tàu sẽ được chuyển giao cho Hải quân Indonesia sau khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm vào năm 2016 và sẽ được biên chế trong hải quân Indonesia vào đầu năm 2017.

Để có được bản hợp đồng này, PT PAL đã nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ trị giá 220 triệu đô la từ phía chính phủ Indonesia.

Thỏa thuận sơ bộ để đóng mới khu trục hạm tàng hình SIGMA 10514 đã được Bộ Quốc phòng Indonesia và công ty Damen Schelde Naval Shipbuilding ký kết tháng 8 năm 2010. Theo đó, Hải quân Indonesia có kế hoạch mua 4 chiếc khinh hạm thuộc lớp tàu này.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm SIGMA 10.514

Khinh hạm tàng hình SIGMA 10.514 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 2.335 tấn, chiều dài 105m, chiều rộng 14m và mướn nước trung bình 3,7m. Tàu được trang bị hai động cơ diesel-điện (CODOE) công suất 9.240 kW/động cơ cho phép nó đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/h và tầm hoạt động lên đến 5.000 dặm khi chạy với tốc độ 18 hải lý. Mang theo 300 tấn nhiên liệu, SIGMA 10514 có thể bơi liên tục trong 20 ngày đêm với ê-kip chiến đấu 120 người.

Vũ khí trên tàu sẽ bao gồm 2 bệ phóng tên lửa chống tàu Exocet MBDA MM40 Block 2, 12 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa phòng không tầm ngắn Mika-VL, một pháo 76mm Oto Melara Super Rapid (siêu nhanh), 2 pháo một nòng tự động 20 mm, 2 pháo 375-mm Bofors, các tổ hợp ngư lôi chống tàu ngầm 324 mm cùng một máy bay trực thăng có trọng lượng lượng đến 10 tấn cất hạ cánh ở sân đáp trực thăng phía

Hệ thống radar được lắp đặt trên tàu sẽ là Thales SMART-S Mk 2.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm SIGMA 9113 (số hiệu 368) của Hải quân Indonesia

Hiện tại, Hải quân Indonesia là lực lượng duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu tàu hộ tống lớp SIGMA được mua từ Hà Lan, mà điển hình là các khinh hạm thuộc hai dự án là 9113 và 10514.

Trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2009, Damen Schelde Naval Shipbuilding đã bàn giao cho Hải quân nước này 4 khu trục hạm tàng hình SIGMA thuộc dự án 9113 (cần phân biệt với khinh hạm SIGMA thuộc dự án 10514 sau này) gồm:

KRI Diponegoro (số hiệu 365, bàn giao ngày 5 tháng 7 năm 2007), KRI Sultan Hasanuddin (số hiệu 366, bàn giao ngày 24 tháng 11 năm 2007), KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367, bàn giao ngày 18 tháng 8 năm 2008), KRI Frans Kaisiepo (số hiệu 368, bàn giao ngày 7 tháng 3 năm 2009).

Khác với khinh hạm 10514, tàu hộ tống lớp Sigma 9113 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn, dài 90,7m, rộng 13m, mướn nước 3,6m, trang bị hai động cơ diesel-điện công suất 8.900 kW/động cơ, cho phép tàu chạy với tốc độ tối đa 28 hải lý và tầm hoạt động tới 3.600 dặm khi chạy với tốc độ 18 hải lý.

Trang bị vũ khí trên tàu gồm: 4 bệ phóng tên lửa chống tàu ngầm Exocet MBDA MM40 Block 2, hai bệ phóng tên lửa phòng không có điều khiển Mistral, một pháo 76mm và hai pháo 20mm cùng các ngư lôi chống tàu ngầm. Ngoài ra, trên mặt boong có bãi cất hạ cánh cho 2 máy bay lên thẳng.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm SIGMA 9113 (số hiệu 365) của Hải quân Indonesia

Hiện nay, Hải quân Indonesia sở hữu khoảng 30 chiến hạm các loại, chủ yếu là các chiến hạm cũ được mua lại từ hải quân Hà Lan, Đông Đức cũ và tàu tuần tra cỡ nhỏ như khinh hạm lớp Van Spake, Fatahillah….

Đại đa số các chiến hạm này đều sắp đến tuổi nghỉ hưu và cần được thay thế. Hải quân Indonesia hiện rất cần thêm các chiến hạm mới để đảm bảo việc tuần tra vùng đặc quyền kinh tế, bảo vệ lãnh hải và chống cướp biển tại eo biển Malacca, trong đó các khu trục hạm SIGMA của Hà Lan là ưu tiên hàng đầu.

Mới đây, trong khuôn khổ cuộc tập trận song phương với Hoa Kỳ CARAT 2012, một trong những khinh hạm tàng hình SIGMA 9113 của Indonesia – chiếc KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367) đã có dịp được phô diễn sức mạnh của mình cùng với các tàu chiến của Mỹ trên vùng biển Java.

Dưới đây là một số hình ảnh của KRI Sultan Iskandar Muda trong cuộc tập trận CARAT 2012:

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367) và KRI Silas Papare (số hiệu 386) của Hải quân Indonesia cùng với tàu bảo vệ an ninh quốc gia USCGC Waesch (WMSL 751) của Mỹ tại vùng biển Java Muda trong cuộc tập trận chung CARAT 2012.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367) của Hải quân Indonesia cùng với các tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Vandergrift (FFG 48) của Hoa Kỳ trong cuộc tập trận chung CARAT 2012 tại vùng biển Java.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P4)

Sơ lược về những loại vũ khí trang bị hàng đầu của quân đội Nga hiện nay: Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf, máy bay ném bom chiến thuật Su-34, tên lửa đẩy hạng nặng Proton-M, tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Chabanenko.

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P1)
>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P2)
>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P3)

17. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 (mil.ru)

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf (NATO gọi là SA-21 Growler) do Liên hiệp NPO Almaz-Antei phát triển vào nửa đầu thập kỷ 2010, đưa vào trang bị quân đội Nga năm 2007.

Tiểu đoàn S-400 đầu tiên được triển khai ở thành phố Elektrostal, ngoại ô Moskva vào năm 2007, tiểu đoàn thứ hai bước vào trực chiến vào năm 2009.

Năm 2011, tại thành phố Dmitrov, tỉnh Moskva đã triển khai 2 tiểu đoàn S-400.

Đến nay, quân đội Nga đã nhận vào trang bị 5 tiểu đoàn S-400 (2,5 trung đoàn, 40 bệ phóng), 1 tiểu đoàn trong số đó triển khai ở tỉnh Kaliningrad.

Đến năm 2020, quân đội Nga dự định nhận được 56 tiểu đoàn S-400.

S-400 có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 600 km và bắn đồng thời 36 mục tiêu và dẫn đồng thời 72 tên lửa.

Tầm bắn tối đa chống mục tiêu bay là 400 km, chống tên lửa đường đạn chiến thuật là 60 km, độ cao tác chiến đến 30 km. Tốc độ mục tiêu cần diệt có thể đạt 4.800 m/s. Thời gian triển khai hệ thống từ trạng thái hành quân là không quá 10 phút, thời gian đưa vào sẵn sàng chiến đấu là không quá 5 phút.

Cuối tháng 3/2012, Bộ Quốc phòng Nga đã ký với Nhà máy chế tạo máy Avangard ở Moskva hợp đồng sản xuất tên lửa phòng không có điều khiển cho S-400. Nhà máy này sẽ cung cấp tên lửa trong vòng 3 năm. Hiện chưa rõ, quân đội Nga mua cụ thể những loại tên lửa nào.

S-400 có thể sử dụng các loại tên lửa 48N6Е, 48N6Е2 và 48N6Е3 của các hệ thống tên lửa phòng không S-300PM-1 và S-300PM-2, cũng như các tên lửa cải tiến 48N6DM. Ngoài ra, Nga đang phát triển cho S-400 các tên lửa 9М96Е và 9М96Е2, cũng như tên lửa tầm xa 40N6Е (tầm 400 km).

18. Máy bay ném bom chiến thuật Su-34

http://nghiadx.blogspot.com
Su-34 (mil.ru)

 Máy bay ném bom chiến thuật Su-34 được phát triển vào nửa cuối thập niên 1980, được cải tiến ngay ở giai đoạn tiền sản xuất loạt vào đầu thập niên 1990.

Máy bay Su-34 sản xuất loạt thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1994. Quân đội Nga bắt đầu nhận được Su-34 từ năm 2006, nhưng đến năm 2011 mới chính thức được nhận vào trang bị.

Tháng 8/2008, mặc dù chưa được nhận vào trang bị, Su-34 vẫn tham chiến ở Nam Ossertya.

Su-34 có tổ lái 2 người, có khả năng bay với tốc độ đến 1.900 km/h, tầm bay đến 4.000 km, bán kính chiến đấu 1.100 km, trần bay thực tế 17.000 m.

Máy bay được trang bị 1 pháo 30 mm GSh-301 và 12 điểm treo tên lửa có điều khiển và không điều khiển thuộc các loại không đối không và không đối diện, cũng như bom có điều khiển, bom không điều khiển và bom chùm. Su-34 có khả năng treo đến 8 tấn vũ khí.

Đến nay, Không quân Nga đã nhận được 22 chiếc Su-34. Đầu tháng 3/2012, Bộ Quốc phòng Nga đã ký với công ty Sukhoi hợp đồng mua 92 chiếc Su-34. Các máy bay này sẽ được chuyển giao trước cuối năm 2020. Bộ Quốc phòng Nga dự định trong 9 năm tới mua 124 chiếc Su-34.

19. Tên lửa đẩy Proton-M

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tải vũ trụ Proton-M (mil.ru)

Tên lửa đẩy hạng nặng Proton-M được sử dụng từ năm 2001 và đã thay thế cho tên lửa Proton-K. Giống như loại tiền nhiệm, Proton-M chỉ được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan và dùng để đưa vào vũ trụ các loại vệ tinh, kể cả vệ tinh quân sự, các khí cụ bay vũ trụ có điều khiển và không điều khiển, cũng như các trạm quỹ đạo.

Nga đã thực hiện từ Baikonur tổng cộng 63 lần phóng Proton-M, trong đó 58 lần thành công. Lần phóng đầu tiên diễn ra ngày 7/4/2001 khi Proton-M đưa lên quỹ đạo vệ tinh truyền hình Ekran-M.

Sau đó, tên lửa đã đưa vào vũ trụ các vệ tinh Intelsat, DirecTV, Ekspress và nhiều vệ tinh khác.

Lần phóng gần đây nhất cho đến hiện tại của Proton-M diễn ra hôm 17/5/2012. Khi đó, tên lửa đã đưa vệ tinh thông tin Telesat của Canada lên quỹ đạo.

Tên lửa Proton-M có thể gồm 3 hay 4 tầng, có chiều dài 58,2 m và trọng lượng phóng 705 tấn. Với cụm động cơ khởi tốc Briz-M, Proton có khả năng đưa vào vũ trụ tải trọng hữu ích nặng hơn 6 tấn. Kỷ lục là lần phóng Proton-M mang vệ tinh thông tin ViaSat của Mỹ nặng 6,74 tấn.

20. Tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Chabanenko

http://nghiadx.blogspot.com
Sát thủ tàu ngầm Đô đốc Chabanenko (mil.ru)

Tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Chabanenko được đóng theo thiết kế Projekt 1155.1 và vào biên chế Hải quân Nga vào ngày 28/1/1999. Năm 2008, tàu đã tham gia cuộc tập trận chung VENRUS 2008 với Venezuela tại vùng biển Caribe.

Từ tháng 11/2009 đến tháng 4/2010, thủy thủ đoàn của tàu này đã làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn hàng hải chống hải tặc Somalia ở vịnh Aden. Cảng nhà của tàu Đô đốc Chabanenko là Severomorsk.

Đô đốc Chabanenko có chiều dài 162,8 m và lượng giãn nước 8.900 tấn. Thủy thủ đoàn gồm 296 người, trong đó có 32 sĩ quan.

Tàu có khả năng chạy với vận tốc đến 32 hải lý/h, cự ly hành trình 3.500 hải lý và hoạt động độc lập trong vòng 30 ngày.

Tàu được trang bị hệ thống pháo 130 mm АK-130 với cơ số đạn 360 viên, các hệ thống tên lửa phòng không Kortik và Kinzhal, hệ thống chống ngầm RBU-12000, các ống phóng lôi 533 mm, các bệ phóng tên lửa chống hạm Moskit. Lực lượng máy bay trên tàu Đô đốc Chabanenko gồm 2 trực thăng (Ка-27PL và Ка-27RTs).

21. Hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U

http://nghiadx.blogspot.com
Tochka-U (mil.ru)

 Hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka được phát triển vào cuối thập niên 1960-đầu thập niên 1970 và đưa vào trang bị vào năm 1975.

Trên cơ sở Tochka, đã phát triển 2 biến thể là Tochka-U và Tochka-R, khác nhau ở hệ thống điều khiển và tên lửa. Biến thể Tochka-U với tên lửa được điều khiển trên toàn đường bay được nhận vào trang bị vào năm 1989.

Hiện nay, quân đội Nga sở hữu 160-200 hệ thống Tochka-U.

Hệ thống có thể chạy trên đường với tốc độ 60 km/h và dự trữ hành trình gần 650 km.

Tochka-U cần không quá 16 phút để chuẩn bị phóng từ trạng thái hành quân và không quá 2 phút từ trạng thái sẵn sàng.

Tùy thuộc chủng loại tên lửa sử dụng, tầm bắn của hệ thống là 70-120 km. Các tên lửa của Tochka-U có thể được trang bị phần chiến đấu phá-mảnh, chùm, hóa học và hạt nhân.

Trong lịch sử tồn tại, Tochka-U đã được sử dụng trong cả hai chiến dịch ở Chêchnya và trong chiến tranh ở Nam Ossetya.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga dự định thay thế dần Tochka-U bằng các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật mới. Đồng thời, Tochka-U cũng sẽ không được hiện đại hóa nữa.

22. Tiêm kích đa năng Su-35

Su-35 Tiêm kích đa năng Su-35 được phát triển vào nửa đầu thập niên 2010, sản xuất loạt từ năm 2011 và dự định nhận vào trang bị vào năm 2015.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích Su-35

Đến nay, Nga đã sản xuất tổng cộng 7 máy bay, trong đó có 4 chiếc sản xuất loạt. Các máy bay này đã thực hiện hơn 500 chuyến bay thử.

Su-35 là biến thể hiện đại hóa sâu của Su-27. Su-35 có khả năng đạt tốc độ đến 2.400 km/h, tầm bay 3.600 km, trọng lượng cất cánh tối đa 34,5 tấn.

Máy bay được trang bị 1 pháo hàng không GSh-30-1 cỡ 30 mm và 12 điểm treo có thể mang đến 8 tấn vũ khí.

Su-35 có thể mang các tên lửa không đối không có điều khiển tầm ngắn, trung và xa, các tên lửa không đối diện, bom có và không điều khiển.

Bộ Quốc phòng Nga đã mua sắm tổng cộng 48 chiếc Su-35, việc chuyển giao sẽ hoàn thành vào năm 2015. Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình vũ khí nhà nước Nga, dự định mua và tiếp nhận trong giai đoạn 2015-2020 thêm 48 chiếc Su-35 để sử dụng song song với các tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50 đang trong giai đoạn phát triển.

>> Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc của Lầu Năm Góc


Báo cáo hàng năm về tổng thể sức mạnh quân sự Trung Quốc của Lầu Năm Góc tháng 5/2012 được cho là sơ sài và không phong phú bằng các bản báo cáo trước.

>> "Siêu tàu sân bay" Ford của Mỹ là để dành cho Trung Quốc
>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1)




http://nghiadx.blogspot.com
Sức mạnh TQ ngày một gia tăng


Đánh giá về sự phát triển quân sự của Trung Quốc, báo cáo lưu ý, trong năm 2011, Đài Loan vẫn là đối tượng quan trọng nhất của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Trung Quốc tiếp tục gia tăng các cơ hội để tiến hành hoạt động quân sự chống lại hòn đảo này trong trường hợp Đài Bắc tuyên bố độc lập. Đồng thời, Bắc Kinh còn tìm cách ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ trong cuộc xung đột. Cùng với kế hoạch này, Quân đội Trung Quốc cũng đang từng bước tăng cường khả năng hoạt động của quân đội ở những vùng xa xôi của thế giới, báo cáo cho biết.

Việc xây dựng các lực lượng vũ trang Trung Quốc thực hiện theo yêu cầu của "Chiến tranh thông tin cục bộ" dựa trên Học thuyết gọi là "Đường lối quân sự chiến lược trong giai đoạn mới", lần đầu tiên được công bố vào năm 1993 và sửa đổi năm 2004.

Ngân sách quân sự chính thức của Trung Quốc trong giai đoạn năm 2001 - 2011 tăng trưởng với tốc độ trung bình 11,8%/năm.

Theo ước tính của Lầu Năm Góc, trong năm 2012, ngân sách quân sự Trung Quốc sẽ lên tới 106,2 tỷ USD, chi tiêu quân sự của Trung Quốc vượt quá công bố tới 30 - 100%. Ví dụ, nếu ngân sách được Trung Quốc công bố cho năm 2011 lên tới 91,5 tỷ USD, thì theo Mỹ, ước tính con số này đạt tới khoảng 120 -180 tỷ USD.

Báo cáo về Không quân PLA (PLAAF) chỉ ra, trước đây lưc lượng này chủ yếu tập trung cho việc bảo vệ lãnh thổ thì giờ đây dần chuyển đổi, và đã đạt được khả năng hoạt động tấn công và phòng thủ ở nước ngoài.

Cụ thể, Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường khả năng của máy bay vận tải quân sự để bảo vệ lợi ích quốc gia ở nước ngoài (4 chiếc máy bay vận tải IL-76 của PLAAF đã tham gia sơ tán công dân Trung Quốc từ Libya trong cuộc chiến tranh năm 2011).

Cần lưu ý, trong năm 2011, Trung Quốc đã bắt đầu triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung mới (không nêu tên). Trong số những ưu tiên khác của PLAAF được báo cáo ghi nhận, Trung Quốc đang đầu tư mạnh cho các hệ thống phòng thủ tên lửa, cũng như hệ thống cảnh báo sớm.

Báo cáo cũng đề cập đến việc trong năm 2011, PLA đã bắt đầu thực hiện một cuộc cải cách không quân quy mô lớn, đi kèm với việc giải thể các sư đoàn, trung đoàn không quân.

Tuy nhiên các kết quả thông tin này được báo cáo có vẻ như chưa được cập nhật về số lượng phân chia của các lực lượng vũ trang Trung Quốc.

Ví dụ, một bản đồ đánh giá về sự dịch chuyển "sức mạnh cốt lõi" của PLAAF cho thấy sự hiện diện của căn cứ Không quân ở Lan Châu, gồm 2 sư đoàn máy bay chiến đấu và một sư đoàn máy bay ném bom. Tấm bản đồ được biết đến khi đó ít nhất là một sư đoàn máy bay chiến đấu (số 37) đã không còn tồn tại vào cuối năm 2011.

Thay đổi tương tự, có thể được đánh giá đã xảy ra với một số các sư đoàn khác ở những khu vực khác, ví dụ như Sư đoàn không quân tiêm kích số 30 ở Thẩm Dương đã được loại bỏ, trung đoàn được triển khai theo các đội, trực thuộc căn cứ không quân Đại Liên. Thay đổi tương tự, cũng được thực hiện đối với sư đoàn không quân tiêm kích 29 ở Nam Kinh.

Về không quân, PLAAF có tổng cộng 2.120 máy bay, gồm 1.570 máy bay chiến đấu và 550 máy bay ném bom. Ngoài ra, vẫn còn có khoảng 1.450 máy bay chiến đấu lỗi thời các loại được sử dụng cho đào tạo, thử nghiệm,... Số máy bay vận tải quân sự có khoảng 300 chiếc các loại.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Type 094 được quan tâm nhất của Trung Quốc đã không được báo cáo nói chi tiết.

 Theo báo cáo, hai loại tàu ngầm mới của Hải quân Trung Quốc (PLAN) là tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSBN) lớp Thương (Shang, Type-093) đã đạt khả năng hoạt động ban đầu và trong vài năm tới, PLAN có thể được xây dựng thêm lên tới 5 tàu ngầm lớp này.

Các tác giả của bản báo cáo trên cũng cho rằng, ICBM JL-2 có tầm bắn trên 7.400 km trang bị trên SSBN Type 093 sẽ đạt được khả năng chiến đấu ban đầu trong 2 năm tới.

Tàu sân bay cũ Varyag sẽ được PLAN sử dụng chủ yếu là đào tạo và làm nền tảng thử nghiệm, đồng thời sau khi tàu sân bay này chính thức hoạt động, nó có thể được sử dụng trong phạm vi hạn chế và thực hiện các hoạt động phức tạp.

Theo bản báo cáo, tàu sân bay Varyag sẽ đạt được khả năng sẵn sàng chiến đấu thực sự sau năm 2015.

Để chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể chống lại Đài Loan, Trung Quốc quan tâm đặc biệt đến việc phát triển ngư lôi và thủy lôi.

Báo cáo của Mỹ cho rằng, Hải quân Trung Quốc đã đặt mua hơn 5 vạn quả thủy lôi, trong 10 năm qua, Hải quân Trung Quốc đang phát triển những thiết kế thủy lôi tiên tiến của họ.

Đối với các lực lượng hạt nhân chiến lược, Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ khái niệm răn đe hạn chế và gạt bỏ cách tìm kiếm tương đương với Mỹ, sản xuất ICBM trên bệ phóng cơ động nhiên liệu rắn DF-31A, và các biến thể mới của ICBM nhiên liệu lỏng DF-5A đã được cải thiện.

Số tất cả các loại ICBM của Trung Quốc được ước tính là 50-75 tên lửa, MRBM có tầm bắn từ 3.000-5.500 km là khoảng 5-20 tên lửa, MRBM tầm bắn từ 1.000-3.000 km là khoảng 75-100, tên lửa tầm ngắn (1.000 km) khoảng 1.000-1.200 quả. Ngoài ra còn có khoảng 40-55 tổ hợp tên lửa đối đất với khoảng 200-500 tên lửa có tầm bắn hơn 1.500 km.

Cũng theo báo cáo, Lục quân Trung Quốc có khoảng 1,25 triệu quân, gồm 18 quân đoàn, 18 sư đoàn bộ binh, 22 lữ đoàn, 8 sư đoàn và 6 lữ đoàn cơ giới, 9 sư đoàn và 9 lữ đoàn thiết giáp, 2 sư đoàn và 17 lữ đoàn pháo binh, 3 sư đoàn phòng không (của Không quân), 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ hải quân (thuộc Hải quân).

Tổng số các phương tiện chiến đấu đang phục vụ bao gồm 7.000 xe tăng và 8.000 hệ thống pháo. Các hạm đội với tổng số lượng 26 tàu khu trục, 53 tàu hộ tống, 48 tàu ngầm phi hạt nhân, năm tàu ngầm hạt nhân, 86 tàu tên lửa, 28 tàu chở xe cơ giới và tàu đổ bộ hạng nặng và 23 tàu đổ bộ hạng trung.

Báo cáo nhấn mạnh việc tiếp tục cải cách cơ cấu trong quân đội Trung Quốc, cũng thu hút sự chú ý đến sự gia tăng các đơn vị giám sát trong năm 2011, số lượng đơn vị hoạt động đặc biệt cũng tăng lên đáng kể.

>> Tên lửa đối trọng với pháo Triều Tiên của Hàn Quốc

Những khoản tiền lớn có thể giúp Hàn Quốc sở hữu trong tay những tên lửa "khủng" giành được ưu thế trước lực lượng pháo binh "hùng hậu" của Triều Tiên.

>> Khám phá kho tên lửa của Triều Tiên


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đường đạn Hyunmoo 2.


Quân đội Hàn Quốc muốn chi hơn 2 tỷ USD cho việc phát triển tên lửa trong vòng 5 năm tới. Điều này thể hiện rõ những nỗ lực của nước này nhằm nhanh chóng vô hiệu hóa sức răn đe của lực lượng tên lửa và pháo binh của Triều Tiên trong cuộc chiến tranh tương lai nào.

>> 6 hệ thống tên lửa đang là tiêu điểm của thế giới

Kế hoạch của Hàn Quốc là đặt mua và triển khai hơn 1.000 tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mới. Chúng sẽ nhắm vào các bệ phóng tên lửa và vị trí đặt pháo, cũng như các lực lượng và cơ sở mặt đất của Triều Tiên. Mục tiêu của sự phát triển này là làm giảm sự tàn phá đối với lãnh thổ Hàn Quốc trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Từ lâu, Triều Tiên luôn chuẩn bị sẵn sàng trước bất kỳ cuộc chiến tranh trong tương lai nào dựa vào sức mạnh uy hiếp của đạn pháo, rocket, và tên lửa xuống đối với Hàn Quốc với mục tiêu chủ yếu là Seoul. Hiện nay, có nguồn tin cho biết, Triều Tiên có khoảng 600 tên lửa đạn đạo nhằm vào Hàn Quốc.

Theo nguồn tin, hầu hết số tiền 2 tỷ USD sẽ được rót vào việc sản xuất tên lửa, và được thực hiện ngay ở Hàn Quốc.

Hàn Quốc thường giữ bí mật về các tên lửa mới tấn công mới của họ. Từ năm 2009, truyền thông Hàn Quốc mới tiết lộ về một loại tên lửa hành trình mới, có tầm bắn 1.000 km và đã bí mật được đưa vào sản xuất trong năm 2008.

Năm 2011, Seoul công khai về sự tồn tại của nhiều trong số hàng loạt tên lửa mới được phát triển trong nước. Hàn Quốc cũng công bố rộng rãi rằng họ sở hữu một tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo mới.

Tên lửa này, được báo chí Seoul gọi là Hyunmoo 3, nay đã được thay thế bởi biến thể cải tiến có tầm bắn 1.500 km, đang được triển khai dọc theo biên giới với Triều Tiên.

Nỗ lực tự thân vượt qua rào cản của đồng minh

Trong 30 năm qua, Hoa Kỳ đã ngăn cản Hàn Quốc phát triển tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm xa. Theo giải thích của người Mỹ, điều này nhằm nỗ lực ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang giữa hai miền. Để làm yên lòng đồng minh, Mỹ đảm bảo với Seoul sẽ tham chiến nếu Hàn Quốc bị miền Bắc tấn công.

Thế nhưng, Seoul không mấy tin tưởng với những lời hứa này, bằng chứng là từ những năm 1980, Hàn Quốc đã phát triển thành công một tên lửa đạn đạo tầm xa 180 km (Hyunmoo 1) và một tên lửa đạn đạo khác tầm xa dưới 300km (Hyunmoo 2). Cả hai loại tên lửa này đều dài khoảng 13 mét và nặng 4-5 tấn.

Ban đầu, do phải tuân theo cam kết chế độ MTCR (Kiểm soát công nghệ tên lửa, không phổ biến các tên lửa có tầm bắn hơn 300 km), Hyunmoo 1 và 2 được thiết kế dựa trên tên lửa phòng không Nike-Hercules của Mỹ có trong biên chế của Quân đội Hàn Quốc.

Tuy nhiên, dư luận nước này kêu gọi phá vỡ giới hạn đó để tên lửa đạn đạo từ phía Nam. có thể dễ dàng bắn phá toàn bộ lãnh thổ miền Bắc. Vì vậy, một số tên lửa đường đạn mới được tiết lộ của Hàn Quốc có thể bắn xa hơn 300 km và chỉ bị giới hạn bởi những hạn chế lập trình trong hệ dẫn của tên lửa. Trong tương lai, những phần mềm này có thể nhanh chóng được họ thay đổi.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hyunmoo 3C.

Giống tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, Hyunmoo 3 dài khoảng 6 mét, nặng 1,5 tấn, mang theo một đầu đạn khoảng 500 kg, và được phóng ra từ những vị trí bí mật (có thể xuất phát từ các ngọn đồi đối diện với Triều Tiên), những vị trí kiên cố trong hầm bê tông và cả trong những container.

Với tầm bắn 1.500 km, tên lửa cũng có thể bắn trúng mục tiêu ở cả Trung Quốc và Nga.

Năm 2011, Hàn Quốc đã di chuyển một số tên lửa chiến thuật ATACMS tới các căn cứ tên lửa gần biên giới miền Bắc.

Ngoài họ tên lửa Hyunmoo, Hàn Quốc còn sở hữu hệ thống pháo phản lực ATACMS.

Biến thể ATACMS của Hàn Quốc có tầm bắn 165 km, giúp cho họ có khả năng tiếp cận nhiều mục tiêu ở Triều Tiên hơn, nhưng không đủ tầm vươn tới Bình Nhưỡng, cách khu giới tuyến 220 km về phía bắc.

Có nguồn tin cho biết, một biến thể mới hơn của ATACMS có tầm bắn 300 km nhưng Hàn Quốc không tiết lộ bất thêm bất kỳ thông tin gì về nó.

Một số nguồn tin cho rằng, Hàn Quốc chỉ có 220 hệ thống như vậy. Trong đó, một nửa số đạn sử dụng đầu đạn không điều khiển, có tầm bắn 128 km. Những đầu đạn còn lại có kích thước nhỏ hơn, được dẫn bằng hệ thống định vị GPS, tầm bắn 165 km.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

>> Tiêm kích Việt Nam có thêm "kiếm" mới

Nga tiếp tục bàn giao cho Không quân Việt Nam một số lượng lớn các biến thể tên lửa không - đối - đất Kh-25/25M trang bị cho các chiến đấu cơ MiG-21, Su-22 và Su-27.

Việt Nam đã cải tiến tên lửa X-35 ?
>> Tên lửa đạn đạo tầm gần Scud-B của Việt Nam



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Kh-25 lắp trên Su-22

Theo báo cáo mới nhất của Tổng công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV), công ty này đã chuyển giao cho Không quân Nhân dân Việt Nam số lượng lớn các biến thể tên lửa tiên tiến Kh-25 (không nói rõ số lượng cụ thể) để trang bị cho các chiến đấu cơ thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất, mặt biển và chống radar.

Báo cáo của KTRV cho biết, các biến thể tên lửa Kh-25M mới chuyển giao cho Không quân Việt Nam gồm: Tên lửa dẫn đường bằng laser bán chủ động Kh-25ML, tên lửa dò tìm và chống radar thụ động Kh-25MP/MPU và tên lửa dẫn đường vô tuyến Kh-25MR.

Ngoài Việt Nam, các tên lửa tương tự như vậy cũng được phía Nga chuyển giao cho các khách hàng quen thuộc như Ấn Độ, Algeria và Turkmenistan.

Báo cáo cũng nhắc lại, trong năm 2009, KTRV đã chuyển giao cho Việt Nam 17 tên lửa chống tàu Kh-35 UranE (3M24E) với trị giá 767 triệu rub và năm 2010 đã tiếp tục chuyển giao thêm 16 tên lửa loại này (656 triệu rub) cùng với 8 tên lửa huấn luyện 3M24EMB trị giá 72 triệu rub.

Theo tin từ nhà cung cấp, các tên lửa Kh-25ML, Kh-25MP/MPU và Kh-25MR sẽ được trang bị cho các máy bay chiến đấu loại Su-22, MiG-21 và Su-27 đang biên chế trong Không quân Nhân dân Việt Nam.

Việc bổ sung các tên lửa mới này giúp tăng cường khả năng oanh kích mặt biển và trên đất liền của các máy bay chiến đấu đang đóng ở các căn cứ không quân phía Bắc và dọc theo vùng duyên hải để củng cố thêm sức mạnh bảo vệ, đặc biệt là chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Đặc điểm kỹ, chiến thuật

Kh-25/25M (định danh NATO là AS-10 Kerry) là tên lửa không - đối - đất hạng nhẹ do Liên Xô/Nga phát triển. Tên lửa được sản xuất với nhiều biến thể nhờ một loạt module hệ thống dẫn đường khác nhau và đạt tầm bay 10 km.

Được thiết kế bởi Zvezda-Strela, Kh-25 có thiết kế dựa trên tên lửa dẫn đường bằng laser Kh-23 (AS-7 Kerry). Đến nay, các biến thể mới của tên lửa Kh-25 tiếp tục được sử dụng phổ biến và không ngừng hiện đại hóa.

- Biến thể tên lửa Kh-25MP/MPU (AS-12 Kegler) chống radar, trong đó bản nâng cấp Kh-25MPU có các tính năng cải thiện tối ưu hóa để chống radar vượt trội, kể cả radar phòng không X-band. Kh-25MP/MPU được dẫn đường bằng đầu tự dẫn radar thụ động và có thể được bổ sung thêm cả hệ thống dẫn đường quán tính để tấn công mục tiêu, kể cả khi radar mục tiêu không phát tín hiệu (tắt máy)

>> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến

Trong khi Kh-25MP có tốc độ bay tối đa là 850 m/s (khoảng Mach 2,5), tầm bắn cực đại 60 km (ở độ cao trung bình) và 25 km (độ cao thấp), tầm bắn tối thiểu 3 km và sai số (CEP) là 5 mét thì bản nâng cấp của nó là Kh-25MPU có trọng lượng lớn hơn, lên đến 320 kg và tầm bắn cực đại giảm xuống 40 km.



http://nghiadx.blogspot.com
Những chiến đấu cơ Su-22, MiG-21 và Su-27 của Không quân Việt Nam được trang bị thêm các tên lửa tiên tiến, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời, biển đảo của tổ quốc.

- Kh-25ML là tên lửa điều khiển chiến thuật, được dẫn đường bằng đầu tự dẫn laser bán chủ động, chuyên tấn công các mục tiêu chiến thuật có kích thước nhỏ. Tên lửa có thể được phóng thẳng hoặc phóng khi máy bay bổ nhào góc -40 độ.

Tên lửa được tích hợp một thiết bị kích nổ mục tiêu khi va chạm và một đầu đạn xuyên, do đó bảo đảm tiêu diệt được cả các mục tiêu ẩn nấp sau chướng ngại vật (bê tông, xe bọc thép và các loại tương tự) và giảm được góc lia khi va chạm vào bề mặt vật cản.

Kh-25ML có tốc độ phóng cực đại là 870 m/s, tầm bắn 10 km, dùng 2 loại đầu đạn tấn công là kích nổ và xuyên nổ, đầu đạn kích nổ ra một lỗ nhỏ trên vật cản để xuyên luồng khí nóng và phá hủy mục tiêu phía sau, và loại đầu đạn xuyên nổ sẽ xuyên thủng vật cản sau đó phát nổ mục tiêu.

Kh-25ML đang được Không quân Nga sử dụng khá phổ biến và bản xuất khẩu của nó được thiết kế điều chỉnh phù hợp với các máy bay của nước ngoài. Các biến thể của Kh-25ML bao gồm Kh-25MUL dùng cho huấn luyện chiến đấu,

- Tên lửa dẫn đường vô tuyến Kh-25MR chuyên thực hiện tiến công mặt đất, mặt biển và chủ yếu được trang bị trên máy bay Su-22 của Việt Nam. Để phóng được tên lửa này, máy bay sẽ phải lắp thêm pod dẫn bắn vô tuyến Delta-NG ở bên cánh hoặc mũi.

Nga cũng đã phát triển lên các biến thể tên lửa sửa đổi là Kh-25MS/MSE và tên lửa Kh-35 dẫn đường bằng vệ tinh. Tuy nhiên Việt Nam không đặt mua các tên lửa này do thiếu hệ thống dẫn đường như vậy.

Nga và Việt Nam cũng đang hợp tác để cùng tạo ra các biến thể tên lửa tầm xa phức tạp dựa trên loại tên lửa chống tàu Kh-35 Uran, tiến tới tạo ra một tên lửa chống tàu thế hệ mới được đặt trên tàu chiến và trên đất liền.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang