Từ nay đến năm 2020, phương hướng khu vực chính của chính sách biển Nga là: Đại Tây Dương, Bắc Cực, Thái Bình Dương, biển Caspian... >> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1) Tân Hoa xã Trung Quốc dẫn bài viết từ “Nhật báo Phương Nam” cho rằng, Nga xứng đáng là nước có tuyến đường hàng hải phức tạp nhất. Lãnh thổ của Nga vắt ngang hai châu lục Âu-Á, phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp biển Baltic, phía tây nam giáp biển Đen, biển Azov và biển Caspian, phía đông giáp Thái Bình Dương. Nga có đặc điểm lãnh thổ vươn “vòi” tới các đại dương, đây không phải là sự ban tặng của Chúa cứu thế, mà là do người Nga giành được bằng vũ lực. Trước thế kỷ 17, Nga còn là một nước lục địa. Trong thời gian cầm quyền sau đó của các ông vua như Peter Đại đế, Ekaterina và Paul I, Nga trở thành cường quốc biển chính của thế giới. Đã làm “thông” các cửa ra biển chủ yếu ở biển Barents, biển Baltic, biển Đen và biển Nhật Bản. Trong các giai đoạn lịch sử đặc biệt, chẳng hạn thời kỳ “Cách mạng tháng Mười” và “Liên Xô giải thể”, chiến lược biển của Nga không ổn định, nhưng về lâu dài, họ chưa bao giờ từ bỏ tham vọng trở thành một cường quốc biển. Tổng quan lịch sử và hiện thực, những biểu hiện và hành động của Nga trong các vấn đề biển, chiến lược biển đằng sau đó không chỉ đáng làm bài học lịch sử để nghiên cứu, hơn nữa những nước lớn đang tìm kiếm nhiều quyền phát ngôn hơn về chiến lược biển sẽ có rất nhiều chỗ để tham khảo và học tập. Ngày 7/5, Putin tiếp tục quay trở lại làm chủ Điện Kremlin, phương hướng ưu tiên về an ninh biển của ông phải chăng như cũ? Tàu hộ tống "Yaroslav thông thái", Hải quân Nga. Chiến lược biển đã xác định đến năm 2020 Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, vắt qua hai châu lục lớn là châu Âu và châu Á, tuyến đường bờ biển kéo dài của họ từ Bắc Băng Dương kéo tới bắc Thái Bình Dương, đồng thời còn gồm cả biển Đen và biển Caspian trong lục địa. Trên thực tế, Nga vốn là một quốc gia lục địa truyền thống, trong quá trình phát triển và mở rộng của họ, đặc biệt là khi bước vào thế kỷ 17, chiến lược an ninh biển của Nga sớm coi đoạt lấy biển Baltic, biển Đen, cửa ra biển Thái Bình Dương làm mục tiêu chủ yếu. “Nếu từ bỏ xây dựng hải quân, Nga sẽ mất đi quyền phát ngôn trên sân khấu quốc tế. Chúng ta cần nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của hải quân trong hệ thống quốc phòng, làm cho hải quân triệt để kết thúc và thoát khỏi cục diện tồi tệ hiện nay”. Sau khi Putin, người được mệnh danh là “Peter đại đế thứ hai” lên cầm quyền, để thay đổi thực tế sức mạnh hải quân suy yếu do Liên Xô sụp đổ, Putin đã thực hiện một loạt biện pháp thúc đẩy. Hiện nay, Nga đã tăng cường quyền phát ngôn và khả năng hiện diện trên các đại dương. Hạm đội Biển Bắc của Nga gần đây xác nhận, Nga, Mỹ và Na Uy sẽ tổ chức diễn tập quân sự liên hợp vào tháng 8 tới tại biển Barents và biển Na Uy, bao gồm tác chiến phong tỏa trên biển, hành động tìm kiếm cứu nạn. Tháng 3/2000, Putin trở thành Tổng thống nhiệm kỳ 2 trong lịch sử Nga. “Dành cho tôi 20 năm, sẽ trả lại cho bạn một nước Nga mạnh mẽ” – Putin phát biểu những lời nói hùng hồn khi mới lên cầm quyền. Dưới sự thúc đẩy mạnh mẽ của Tổng thống Putin, Hải quân Nga đã có những bước đi quay trở lại đại dương. Dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của ông, kinh tế phát triển nhanh chóng, chính trị phát triển ổn định, giấc mơ biển cả chôn sâu trong lòng của Nga lại được đánh thức. Tàu chiến chủ lực Hạm đội Biển Đen, Hải quân Nga. “Nga chỉ có 2 người bạn là Lục quân và Hải quân” – Lời nói của Putin giống như học thuyết “hai đôi tay” của Peter đại đế. Trên phương diện thúc đẩy phát triển sức mạnh trên biển, Putin có tham vọng như Peter Đại đế. Tháng 4/2000, Nga đã công bố “Chiến lược Hải quân Liên bang Nga” (dự thảo), dự thảo này đã lần đầu tiên chính thức công nhận và sử dụng khái niệm “chiến lược hải quân”, đã đưa ra ý tưởng chiến lược to lớn hải quân cần hướng ra các đại dương trên thế giới. Năm 2000 và 2001, Nga lại lần lượt công bố các văn kiện như “Nguyên tắc chính sách hoạt động quân sự trên biển của Liên bang Nga trước năm 2010”, “Học thuyết hải dương trước năm 2020”, đã xác lập tư duy tổng thể của chiến lược an ninh biển trong thời đại Putin. Căn cứ vào học thuyết biển của Liên bang Nga, mục tiêu chính trị chủ yếu của Liên bang Nga trong lĩnh vực hoạt động biển quân sự là: thực hiện và bảo vệ lợi ích quốc gia của Liên bang Nga trên biển trên thế giới; duy trì vị thế cường quốc biển thế giới của Nga; phát triển và sử dụng có hiệu quả tiềm lực biển quân sự của Liên bang Nga. Nỗ lực vũ trang cho Hạm đội Thái Bình Dương Mùa hè năm 2007, tàu sân bay “Nguyên soái Kuznetsov” còn lại của Nga khôi phục lại nhiệm vụ cất/hạ cánh máy bay chiến đấu thường trực. Hành động này đã truyền đi một thông điệp tích cực: Hành trình xây dựng lại sức mạnh hải quân của Nga đã bắt đầu. Tuy nhiên, Putin hoàn toàn không vấp phải những góc độ cực đoan như thời kỳ Liên Xô. Mà là căn cứ vào môi trường an ninh của đất nước, bối cảnh kinh tế để có phương hướng ưu tiên cụ thể. Căn cứ vào “Học thuyết biển Nga trước năm 2020”, phương hướng khu vực chủ yếu của chính sách biển quốc gia Liên bang Nga được chia thành: Đại Tây Dương, Bắc Cực, Thái Bình Dương, biển Caspian, Ấn Độ Dương. Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Delta, Hải quân Nga. Putin xuất phát từ lợi ích chiến lược khu vực Viễn Đông, Nga coi Hạm đội Thái Bình Dương là hạm đội phát triển trọng điểm. Theo hãng RIA Novosti ngày 7/5/2012, người vừa tiếp tục trúng cử Tổng thống, Putin đã ra lệnh cho Chính phủ Nga đảm bảo sự phát triển của hải quân, đặc biệt là khu vực Viễn Đông và khu vực Bắc Cực. Putin còn yêu cầu cung cấp hệ thống vũ khí hiện đại cho các lực lượng vũ trang Nga, đến năm 2020 phải nâng mức độ hệ thống vũ khí hiện đại hóa lên 70%. Được biết, hiện nay, Hạm đội Thái Bình Dương Nga chiếm 27% binh lực Hải quân Nga. Thông qua chiến lược “Đông tiến” tích cực tìm cách tiến hành thâm nhập Thái Bình Dương, đồng thời ra sức phát triển lực lượng trên biển đặc biệt là lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển. Nga vẫn coi tàu ngầm tên lửa đạn đạo là một bộ phận quan trọng của toàn bộ hệ thống răn đe Nga. Cùng với việc thực hiện chiến lược coi trọng cả đông và tây, sức mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ tăng mạnh, hiện đã triển khai một lô tàu chiến cỡ lớn mới, trong đó có hơn 10 tàu ngầm hạt nhân chiến lược triển khai ở căn cứ bán đảo Kamchatka. Tàu tuần dương tên lửa, tàu khu trục và tàu hộ tống tập trung triển khai ở các căn cứ hải quân chính của khu vực Tân Hải, dùng để bảo vệ an toàn cho vùng biển quan trọng xung quanh và các tuyến đường eo biển có liên quan. Được biết, Nga có kế hoạch triển khai chiếc tàu sân bay lớp Mistral (tàu đổ bộ) đầu tiên (do Pháp chế tạo) cho Hạm đội Thái Bình Dương, đồng thời còn có kế hoạch triển khai nhiều tàu tuần dương lớp Slava (có biệt hiệu là “sát thủ tàu sân bay”) ở khu vực Thái Bình Dương; tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey hiện đại nhất của Nga cũng có kế hoạch triển khai ở khu vực Thái Bình Dương. Người phụ trách mạng Tình hình quân sự Trung Quốc Quách Tuyên cho rằng, Nga đồng thời duy trì tuần tra chiến lược ở Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. Điều này cũng có nghĩa là, tàu ngầm hạt nhân của Nga triển khai ở mỗi một đại dương là lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển, đều có thể xem là một điểm tấn công chiến lược. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Yuri Dolgoruky lớp Borey của Hải quân Nga. Quách Tuyên cho rằng, đối với Hải quân Nga, triển khai tàu ngầm hạt nhân là đòn sát thủ của họ. Phương tiện lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển của Nga là tàu ngầm hạt nhân. Bản chất của chiến tranh là đoạt lấy 2 loại quyền lực: quyền kiểm soát và quyền gây thiệt hại. Đại diện vũ khí của quyền kiểm soát là tàu sân bay, đại diện vũ khí của quyền gây thiệt hại là tàu ngầm hạt nhân. Đại diện cho tàu ngầm hạt nhân chính là sức mạnh của Hải quân Nga. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga chủ yếu ở Hạm đội Biển Bắc, tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội Thái Bình Dương chủ yếu là tàu ngầm hạt nhân có tính hiệu quả. Tình hình Nga tăng cường khả năng răn đe hạt nhân đối với khu vực Thái Bình Dương cho thấy họ muốn tăng cường phát triển Hạm đội Thái Bình Dương. Vương Lệ Cửu, Phòng Nghiên cứu Nga, Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hiện đại Trung Quốc cho biết, trọng tâm của thế giới dịch chuyển sang châu Á-Thái Bình Dương, sự phát triển của Siberia trở thành phương hướng quan trọng trong phát triển của Nga. Các nhà sử học Nga cũng từng nói, Nga muốn lớn mạnh, cần coi trọng phát triển Siberia-Viễn Đông. Putin thành lập “Bộ Phát triển Viễn Đông” cho thấy sự coi trọng đối với Siberia. Ngoài ra, về an ninh, Nga hiện có 4 quân khu lớn, Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Quân khu Miền Đông. Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, điều này làm cho Nga đối mặt với sức ép quân sự tương đối lớn ở Viễn Đông. Mặc dù phương diện phòng bị quân sự trước đây có sức mạnh rất lớn, nhưng trên phương diện tấn công Mỹ, đầu tư cho quân sự tương đối yếu. Cho nên, hiện nay đang ra sức gia tăng đầu tư cho phương diện này. Tàu săn ngầm cỡ lớn Shaposhnikov của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga. (Theo nguồn BÁO GIÁO DỤC.NET.VN) |
Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012
>> Trung Quốc sẽ học Nga sử dụng vũ lực ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét