Mỹ cần các thông tin tuyệt mật về tên lửa Bulava để xây dựng các phương án đánh chặn. A. Gniteyev tại phiên tòa. Ảnh: FSB Kỹ sư A. Gniteyev lãnh án 8 năm tù vì tội phản quốc. Ảnh: FSB Mỹ đã có thể sử dụng thông tin lấy được về hệ thống điều khiển siêu tên lửa Bulava của Nga để xây dựng chiến thuật đánh chặn trong quá trình hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa. Theo các nguồn tin trong các cơ quan công lực, thông tin mật về Bulava đã bị một cán bộ của Liên hiệp NPO Avtomatika bán cho “một nước lớn phương Tây”. >> Khám phá siêu tên lửa thế hệ 5 của Nga Chủ tịch Hội đồng Xã hội thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Igor Korotchenko xác nhận rằng, tin tức đã lọt vào tay CIA Mỹ. Vụ scandal bùng nổ ngay trước cuộc gặp thượng đỉnh G8 mà Thủ tướng Nga Medvedev sẽ tham dự và gặp Tổng thống Mỹ Obama thay cho Tổng thống Nga Putin. Liệu sự cố này có đặt dấu chấm hết cho dự án tên lửa tiên tiến của Nga hay không và Mỹ có thể sử dụng thông tin về “bộ não” của Bulava như thế nào để vạch kế hoạch đánh chặn tên lửa này? Tại tòa án tỉnh Sverdlovsk đã kết thúc phiên tòa xử kín xử công dân Nga Аleksandr Gniteyev, cán bộ thuộc Liên hiệp khoa học-sản xuất NPO Avtomatika mang tên viện sĩ N.A. Semikhatov, một cơ quan nghiên cứu tuyệt mật của Nga, bị buộc tội phản quốc (Điều 275 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga). Công tác điều tra vụ án này do Cục Điều tra thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga FSB tiến hành. Vụ án này được khởi tố căn cứ vào các tài liệu nghiệp vụ của Sở FSB tỉnh Sverdlovsk. Bên điều tra đã xác định được rằng, Gniteyev theo yêu cầu của các nhân viên tình báo nước ngoài đã thu thập và chuyển giao những tin tức, kể cả tin tức là bí mật nhà nước, về các nghiên cứu của Nga trong lĩnh vực chế tạo tên lửa. Tòa án tỉnh Sverdlovsk đã ra phán quyết khẳng định Gniteyev phạm tội theo Điều 275 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga (tội phản quốc) và tuyên án 8 năm tù giam chế độ nghiêm ngặt đối với bị cáo. Phó Thủ tướng Nga phụ trách công nghiệp quốc phòng Dmitri Rogozin đã bày tỏ sự bất bình đối với bản án được đưa ra. “Giá như là 80 (năm tù) thì sẽ ít hơn những kẻ muốn bán rẻ các bí mật nhà nước”, ông Rogozin viết trên Twitter. Vụ án này liên quan đến việc cung cấp thông tin về hệ thống điều khiển tên lửa chiến lược phóng từ tàu ngầm tối tân nhất của Nga Bulava. FSB không tiết lộ thông tin công nghệ tuyệt mật bị bán cho nước nào. Tuy nhiên, một nguồn tin giấu tên trong các cơ quan công lực lại tiết lộ, đó là “một nước phương Tây lớn”, nhưng không nói rõ đó là nước nào vì “sự việc có thể có sự tiếp diễn”. Nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm An ninh quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO) Vladimir Yevseyev thì cho biết, quốc gia đó chính là Mỹ. “Nếu như nói về các nước phương Tây, thì Anh không có tên lửa đường đạn của riêng mình, họ sử dụng tên lửa Mỹ Trident trên các tàu ngầm của họ. Pháp có các tên lửa, song sẽ rất khó hiểu Pháp có thể sử dụng các thông tin ra sao để đối phó (tên lửa Nga). Israel đang chế tạo các hệ thống như thế, song chúng không dùng để đánh chặn các đầu đạn dạng như Bulava. Bởi vậy nếu như nói phương Tây, thì đó chí cỏ thế là Mỹ”, ông Yevseyev nói. Theo ông Yevseyev, Mỹ không cần thông tin về Bulava để phát triển các tên lửa của họ: “Họ không đang phát triển các tên lửa mới, họ vẫn đang sử dụng những sản phẩm mà họ đã có. Đó là các tên lửa hải quân Trident II lẫn các tên lửa trên mặt đất”. Tuy nhiên, thông tin về Bulava có thể hữu dụng để đánh giá khả năng của Nga vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu. “Có các loại đầu đạn khác nhau, chúng có thể bay đơn giản theo quỹ đạo đường đạn, song cũng có thể thực hiện những động tác cơ động nhất định, động tác cơ động có thể được thực hiện cả trong vũ trụ bằng cách dừng các động cơ nào đó, cũng như khi đi vào khí quyển. Không hiểu người ta nói đến cái gì, về giai đoạn bay tích cực của tên lửa hay là nói về chính đầu đạn. Nếu nói về Bulava thì có khả năng đánh giá khả năng đánh chặn bằng các hệ thống Aegis. Đó là hệ thống điều khiển tên lửa của các tàu chiến trang bị tên lửa đánh chặn SM-3. Bởi vì, không thể loại trừ việc các tàu trang bị hệ thống này tiến vào Biển Bắc”, ông Yevseyev nêu ý kiến Sơ đồ đánh chặn tên lửa Bulava bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Ảnh: Nakanune Tây Ban Nha đã cung cấp địa điểm trú đóng cho các tàu trang bị hệ thống Aegis và chúng đang hoạt động thường xuyên ở Địa Trung Hải. “Nhưng chúng có thể tiến vào Biển Bắc để đánh chặn các tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm, chủ đề này thường xuyên được thảo luận và việc này khiến Nga cực kỳ bất bình”, ông Yevseyev bình luận. Theo lời ông, nhờ lấy được thông tin về Bulava, Mỹ có thể điều chỉnh nếu như không phải là các kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu thì là các kế hoạch hiện đại hóa vũ khí. “Chuyện này đã có thể liên quan đến việc hiện đại hóa các tên lửa đánh chặn, khi người ta triển khai các tên lửa có tốc độ cao hơn nữa. Điều đó có thể được sử dụng không phải ở các tên lửa hiện có mà ở các tên lửa đang được phát triển”, nhà phân tích này nói. Theo ông, scandal gián điệp này không kết liễu dự án phát triển tên lửa tiên tiến của Nga, song có thể làm giảm hiệu quả sử dụng tên lửa này, cũng như “gợi ra những ý nghĩ rất nghiêm trọng về vấn đề cùng hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa”. Chủ tịch Hội đồng Xã hội thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Igor Korotchenko cũng đồng tình với ý kiến của ông Yevseyev. “Rõ ràng ở đây là nói đến Mỹ mà cụ thể là CIA, vốn là cơ quan tình báo chính, tiến hành hoạt động tình báo ở Liên bang Nga, thu thập thông tin về các hệ thống tên lửa chiến lược thế hệ mới. Bulava là một trong những ưu tiên trong hoạt động của các cơ quan tình báo Mỹ. Tất cả chuyện này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc sử dụng chiến đấu các tên lửa này trong tương lai. Trong khi đó, khả năng tấn công theo nhiều phương án vào các mục tiêu tiềm tàng cho phép triệt tiêu các rủi ro có thể, liên quan đên đến việc rò rỉ thông tin vào tay Mỹ”, ông Korotchenko nói. “Ví dụ, chúng ta có thể bắn về hướng khác, không phải sang hướng Tây mà sang hướng Đông”, ông Vladimir Yevseyev nói thêm. Nguyên lý hoạt động của tên lửa Bulava. Ảnh: Nakanune Theo các chuyên gia, việc bán thông tin về Bulava không thể liên quan đến việc tiến hành các vụ thử nghiệm và dĩ nhiên không thể ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của các vụ phóng thử. “Chỉ còn cách hy vọng là tiềm năng của tên lửa sẽ cho phép giảm thiểu tối đa tổn hại tiềm tàng, và tổn hại sẽ không quá nghiêm trọng.. NPO Avtomatika đang phát triển các hệ thống điều khiển, đó thực tế là “các bộ não” của tên lửa.Tình huống này thật khó chịu bởi vì đó là các thuật toán dẫn đường, các thuật toán tách các đầu đạn”, ông Korotchenko nói. Tuy nhiên, ông cho rằng, vụ này sẽ không ảnh hưởng đến quá trình đàm phán về phòng thủ tên lửa. “Các cơ quan tình báo làm việc theo hướng thu thập các bí mật, điều đó sẽ không ảnh hưởng đến tiến trình quan hệ quốc tế ”, ông Korotchenko dự báo. Hiện Nga cũng đang phát triển tên lửa hạt nhân nhiên liệu lỏng phóng từ tàu ngầm Liner mà một số chuyên gia coi là phương án thay thế cho tên lửa đầy lận đận Bulava. Tuy nhiên, ông Vladimir Yevseyev không cho rằng, sau vụ gián điệp liên quan đến Bulava, Nga lại bất ngờ chuyển sang ưu ái tên lửa Liner. “Tên lửa Liner trù tính việc sử dụng các tàu ngầm lớp Projekt 667BDRM, còn dành cho tên lửa Bulava là lớp tài ngầm Projekt 955 Borey. Đó là các tàu ngầm và các hệ thống khác nhau. Liner là nỗ lực tăng hạn sử dụng và mở rộng khả năng của tên lửa Sineva. Nó không phải là phương án thay thế cho Bulava”, ông Yevseyev nhận định. Về mức án tù dành cho bị cáo, các chuyên gia nêu ra hai nguyên nhân: “Chúng tôi không biết khối lượng thông tin bị chuyển giao. Mức án tối đa là 20 năm. Có thể mức án đó là do hoặc là mức độ tổn thất không lớn (các tin tức cho dù có thể quan trọng nhưng lại không gây tổn hại nghiêm trọng chẳng hạn), hoặc là do anh ta ở giai đoạn nhất định đã chấp nhận hợp tác với bên điều tra”, ông Korotchenko nói. |
Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012
>> Bí mật siêu tên lửa Nga lọt vào tay ai?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét