Mỹ dùng siêu tàu sân bay lớp Ford tạo ưu thế “cách biệt thế hệ” với nước khác và thực hiện tư tưởng tác chiến hợp nhất trên không-trên biển. >> Mỹ phát triển UAV tiến công trên hạm >> "Đòn sát thủ" của Mĩ đối phó với DF-21D của Trung Quốc Phần lườn tàu của tàu sân bay USS Gerald R. Ford đã được lắp ráp Mỹ gấp rút chế tạo “siêu tàu sân bay” Tàu sân bay USS Gerald R. Ford sắp đi vào hoạt động vào năm 2015 tạo ra ưu thế áp đảo đối với tàu sân bay của các nước khác. Ngày 24/5, nhà máy đóng tàu lớn nhất của Mỹ - Newport News đã lắp ráp bộ phận cuối cùng của siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford - phần lườn tàu. Đây là một cột mốc quan trọng trong chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân mới nhất của Mỹ. Trước đó, tờ “Nhật báo phố Wall” cho rằng, tàu sân bay USS Gerald R. Ford mang theo kỳ vọng của Mỹ tiếp tục có thể giành được bá quyền hải quân nửa thế kỷ. Xét tới xu thế chiến lược Hải quân Mỹ tăng cường binh lực ở châu Á-Thái Bình Dương và xu thế phát triển tốt đẹp trong xây dựng hiện đại hóa của Hải quân Trung Quốc, tàu sân bay Trung Quốc khó tránh khỏi phải đối mặt với đối thủ mạnh – tàu sân bay lớp Ford của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Big Mac trên biển được tôn sùng Khi Tổng thống Mỹ thứ 38 còn tại nhiệm, ông nói “là Ford, chứ không phải Lincoln”. Việc này có giải thích cho rằng, “Ford” là xe gia dụng phổ biến, “Lincoln” lại là xe xa hoa. Nhưng khi đến tàu sân bay thì tình hình thay đổi, bởi vì “Lincoln” thuộc lớp Nimitz, “Ford” lại là “siêu tàu sân bay”, “Ford” đặt tên theo cựu Tổng thống Mỹ Ford, là tàu sân bay hạt nhân đa năng mới được Hải quân Mỹ đưa ra trên cơ sở đẩy nhanh chuyển đổi sang chiến tranh thông tin hóa trên biển. Tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Từ khi quân Mỹ tuyên bố bắt đầu chế tạo tàu sân bay lớp Ford đến nay, chiếc “Big Mac trên biển” trong tương lai này luôn được quan tâm. Được biết, kế hoạch chế tạo liên quan bắt đầu từ cuối thế kỷ trước đã được chuẩn bị, công tác thiết kế một số bộ kiện của nó đã bắt đầu từ năm 2000. Ngày 24/5, trang mạng “Thời báo Hải quân” Mỹ cho biết, sẽ đưa phần lườn tàu vào xưởng, tức là 80% toàn bộ công tác chế tạo tàu sân bay USS Gerald R. Ford đã hoàn thành. Hàng trăm công nhân đã chứng kiến khoảnh khắc lịch sử - lườn tàu khổng lồ của tàu sân bay được cần cẩu cỡ lớn kéo lên. Các phương truyền thông Mỹ tập trung đưa tin, đồng thời đã tự hào giới thiệu về công nghệ chế tạo tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Tàu sân bay USS Gerald R. Ford áp dụng công nghệ chế tạo mô đun hóa kiểu “xếp gỗ”, thông qua lắp ráp một loạt bộ kiện, thiết bị nhỏ ở trong nhà máy, đồng thời hoàn thành một đơn vị mô đun (modular unit) thiết bị lớn. Cần cẩu cỡ lớn có khả năng cẩu tới 900 tấn lần lượt cẩu những đơn vị mô đun này và lắp ghép chính xác trong nhà máy. Theo tiết lộ của tạp chí “Popular Mechanics” Mỹ, ở khu vực ngoài trời để đầy các tấm thép, những ống thép chất đống và mô đun thân tàu vài trăm tấn, giống như một người khổng lồ nào đó tháo tung đồ chơi ra rải lên mặt đất. Sau khi chế tạo xong tàu sân bay mới, độ cao từ mặt nước trở lên tương đương lầu cao 20 tầng, sử dụng lò phản ứng hạt nhân tích hợp công suất lớn thế hệ mới. Lò phản ứng mới không cần phải thay đổi lõi, khi được nạp đầy nhiên liệu hạt nhân, tàu sân bay USS Gerald R. Ford có thể hoạt động liên tục 20 năm, tuổi thọ sử dụng có thể đạt 50 năm. Máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye trang bị cho tàu sân bay Ford Có ưu thế mạnh trước tàu sân bay của nước khác Tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Ford dài 333 m, rộng 40,8 m, có đường băng cỡ lớn, lượng choán nước khoảng 100.000 tấn, thủy thủ đoàn từ 2.500-2.700 người, được gọi là “siêu tàu sân bay”. So với tàu sân bay lớp Nimitz, tàu sân bay lớp Ford có nhiều đổi mới, sáng tạo: khu kiểm soát, chỉ huy áp dụng kết cấu bố cục có thể thay đổi linh hoạt, tiện lợi cho lắp ráp trang bị mới; đảo tàu đã được thiết kế hoàn toàn mới, không chỉ đã tiếp nhận tư tưởng tàng hình, mà cũng đã trang bị radar song tần AN/SPY-3 vốn được thiết kế cho tàu khu trục lớp Zumwalt. Tàu sân bay này có thể mang theo 90 máy bay, gồm: máy bay chiến đấu tàng hình F-35, máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye, máy bay trực thăng MH-60R/S và máy bay chiến đấu/do thám không người lái. Tờ “Nhật báo phố Wall” cho rằng, tàu sân bay lớp Ford sẽ dùng máy phóng điện từ, thay thế cho máy phóng hơi nước, có thể phóng máy bay nhanh hơn. Còn theo tiết lộ của trang mạng “Công nghệ Hải quân” Anh, so với tàu sân bay động cơ hạt nhân hiện có, chu kỳ hoạt động của tàu sân bay lớp Ford đạt 50 năm, chi phí hoạt động tổng thể khoảng 5 tỷ USD. Đương nhiên, Hải quân Mỹ nghiên cứu phát triển và trang bị tàu sân bay lớp Ford hoàn toàn không chỉ là để tiết kiệm tiền, mà khả năng tác chiến mạnh, hiệu quả cao và toàn diện mới là điều họ coi trọng nhất. Xét tới việc tàu sân bay lớp Ford sẽ chế tạo 11 chiếc, lại là một vũ khí tác chiến tin cậy nhất của Hải quân Mỹ, trong tương lai chắc chắn sẽ hoạt động thường xuyên ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Khi đó, tàu sân bay Trung Quốc (kể cả Varyag và tàu sân bay nội địa tương lai) khó tránh khỏi phải đối mặt với chiếc “Big Mac trên biển” này. Tàu sân bay Varyag Trung Quốc. Lấy tàu sân bay Kuznetsov cùng cấp làm đối tượng tham khảo, tàu sân bay Varyag dài khoảng 302 m, rộng gần 70,5 m, lượng choán nước đầy là 67.000 tấn, thuộc tàu sân bay cỡ trung bình điển hình. So sánh các chỉ tiêu như lượng choán nước, khả năng hoạt động liên tục, khả năng mang theo và cất/hạ cánh máy bay sẽ thấy rằng, tàu sân bay cỡ trung bình như Varyag cơ bản không thể đối phó tàu sân bay lớp Ford. Bình luận viên quân sự Trung Quốc Lương Vĩnh Xuân cho rằng, Mỹ phát triển tàu sân bay lớp Ford chính là để tạo được ưu thế to lớn “khác biệt về thế hệ” trước tàu sân bay hiện có của nước khác. Sợ tên lửa và máy bay chiến đấu tàng hình Trung Quốc? Tờ “Nhật báo phố Wall” cho rằng, khi Hải quân Mỹ thiết kế kế hoạch tàu sân bay thế hệ mới và dự kiến đưa vào hoạt động năm 2015, họ không dự kiến được vấn đề này: Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo có thể chọc thủng đường băng của tàu sân bay Mỹ. Bài báo cho rằng, mấy năm trước, Mỹ còn áp dụng biện pháp cử 1 hoặc nhiều tàu sân bay ứng phó xung đột và trấn an đồng minh, cũng có thể tạo hiệu quả áp chế Trung Quốc; nhưng hiện nay, vũ khí trang bị tác chiến mạnh nhất của quân Mỹ đã đối mặt với mối đe dọa. Eric Heginbotham, nhà nghiên cứu vấn đề an ninh Đông Á của Công ty RAND Mỹ cho rằng: “Vào năm 1995 hoặc năm 2000, mối đe dọa đối với tàu sân bay còn rất nhỏ, nhưng mối đe dọa hiện nay nghiêm trọng hơn nhiều, mối đe dọa kiểu tích hợp mới cũng nổi lên”. Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc Đầu năm 2011, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông Robert Gates đến thăm Trung Quốc, Trung Quốc đã cho bay thử một loại máy bay chiến đấu tàng hình kiểu mới, mang tên J-20, một loại máy bay có thể phát động không kích các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản và Guam. Báo Trung Quốc viết rõ ràng, Hải quân Mỹ lo ngại “siêu tàu sân bay” đang khổ công nghiên cứu phát triển của họ bị tên lửa đạn đạo chống hạm và máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc làm mất tác dụng. Báo Trung Quốc cho rằng, cùng với việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, mấy năm gần đây, phương Tây ngày càng tích cực tuyên truyền về “mối đe dọa tàu ngầm”, “mối đe dọa máy bay chiến đấu tàng hình”... của Trung Quốc, và tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã trở thành mục tiêu rõ ràng. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc bị “cố ý thổi phồng”. Cục tình báo Hải quân Mỹ từng cho rằng, trong thời gian ngắn, Trung Quốc còn chưa có khả năng sử dụng có hiệu quả tên lửa chống hạm kiểu mới để tấn công tàu sân bay hoặc tàu chiến khác của Mỹ. Ngoài ra, một vài tướng lĩnh nghỉ hưu Mỹ có nghiên cứu sâu về tình hình quân sự khu vực Thái Bình Dương cũng cho rằng, hiện nay nói “kết thúc thời đại tàu sân bay” còn hơi sớm. Trong biên đội tàu sân bay Mỹ không chỉ có lực lượng hộ tống như tàu khu trục phòng không Aegis, tàu tuần dương săn ngầm và tàu ngầm hạt nhân tấn công; hơn nữa những máy có người lái và máy bay không người lái trang bị cho tàu sân bay lớp Ford có khả năng tác chiến kiểm soát trên không và tấn công đối biển rất mạnh. Máy bay chiến đấu và tên lửa của đối phương rất khó đột phá được mạng lưới phòng thủ nhiều tầng xung quanh tàu sân bay, việc tấn công tàu sân bay hoàn toàn không phải là việc dễ dàng. Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D Trung Quốc. Trang bị kỹ thuật dẫn trước tuyệt đối, tàu sân bay Ford không có đối thủ Quan chức Hải quân Mỹ cho biết, tàu sân bay lớp Ford tương tự như tàu lớp Nimitz trên một số phương diện, chẳng hạn lượng choán nước đầy khoảng 100.000 tấn, tốc độ hơn 30 hải lý/giờ (con số cụ thể còn bí mật); máy bay chiến đấu có thể tấn công mục tiêu ngoài trăm ngàn km. Nhìn bề ngoài, tàu sân bay Ford tương lai không khác nhiều lắm so với 11 tàu sân bay lớp Nimitz hiện có. Tuy nhiên, vị trí tháp tàu Ford chuyển về phía sau, thể tích cũng tương đối nhỏ, song sửa chữa rất dễ, nhân lực cần thiết cũng giảm xuống, do đó giúp cho tàu sân bay Ford có được đường băng rộng hơn. Bên trong tàu sân bay Ford được thay đổi đáng kinh ngạc. Nó có trung tâm chỉ huy được thiết kế lại, hệ thống phóng điện từ (trước đây đều là phóng hơi nước) và đường băng kiểu tăng cường, giúp máy bay chiến đấu cất cánh nhanh hơn. Tàu sân bay Ford mỗi ngày bình thường điều động máy bay có thể đạt 160 lượt chiếc, lúc cao điểm có thể lên tới 270 lượt chiếc, cao hơn nhiều so với lượng điều động 120 lượt chiếc bình thường hàng ngày và 220-240 lượt chiếc lúc cao điểm của tàu sân bay hiện có. Máy bay trực thăng MH-60R trang bị cho tàu sân bay Ford Ngoài ra, tàu sân bay Ford sẽ trang bị lượng lớn máy bay không người lái. Những máy bay này trang bị vũ khí dẫn đường chính xác, thực hiện nhiệm vụ tấn công chính xác. Tàu Ford sẽ còn áp dụng công nghệ hệ thống thông tin tác chiến tiên tiến hơn và thiết bị tự động hóa, hỗ trợ toàn diện cho khả năng tác chiến trung tâm mạng của quân Mỹ, có thể tiến hành “kết nối, liên lạc thông suốt với nhau, phối hợp hoạt động với nhau” giữa các loại vũ khí và quân chủng. Do tàu sân bay Ford phần lớn áp dụng hệ thống tự động hóa và trang bị hoạt động không cần con người điều khiển, không gian sinh hoạt cá nhân của thủy thủ đoàn sẽ tăng mạnh. Có phân tích cho rằng, Mỹ chế tạo tàu sân bay, lựa chọn vũ khí phối hợp có tư tưởng chung là đáp ứng nhu cầu tác chiến tổng hợp – đối không, đối biển, đối ngầm và đối đất. Các loại tàu sân bay của Mỹ đến nay như “cô độc cầu bại”, khó tìm kiếm được đối thủ thực sự. Trong khi đó, trong tình hình chưa có đối thủ, tàu sân bay Ford vẫn tiếp tục kiên trì đa chức năng hợp nhất trên không-trên biển, từ biển đến đất liền, cho thấy Mỹ nhất quán kiên trì tư tưởng phát triển trang bị “lấy công nghệ dẫn trước tuyệt đối để răn đe đối thủ”. Mỹ sẽ trang bị máy bay không người lái X-47B cho tàu sân bay. (Nguồn :: Báo Giáo Dục .NET) |
Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012
>> "Siêu tàu sân bay" Ford của Mỹ là để dành cho Trung Quốc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét